Điều kiện & khả năng phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Lời mở đầu Cách đây không lâu, khoảng một vài năm về trước, công chúng Việt Nam nói chung và giới đầu tư nói riêng mới chỉ biết hoạt động của thị trường chứng khoán, của các công ty đầu tư chứng khoán ở Việt Nam như là một điều gì đó rất mới mẻ, xa lạ. Người dân Việt Nam chỉ biết đến các loại hình đầu tư thuần tuý như gửi tiết kiệm, mua công trái, hay đầu tư vào vàng hoặc ngoại tệ, bất động sản...Nhưng từ khi TTCK VN ra đời (20/7/2000) đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của nền tài chính Việt N

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Điều kiện & khả năng phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am, nâng tầm hoạt động của thị trường tài chính VN lên tầm cao mới. Có thể nói vai trò của TTCK là rất to lớn trong việc góp phần tạo lập một kênh huy động vốn trung dài hạn cho các đối tượng có nhu cầu đồng thời mở ra hàng loạt cánh cửa đầu tư hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp từ người già đến trẻ, từ cá nhân đến tổ chức. Và giai đoạn đầu thành lập của TTCK VN cũng đúng như vậy. Người dân Việt Nam đã bắt đầu làm quen với loại hình đầu tư mới mẻ này và đã tham gia một cách nhiệt tình. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy qua hơn 2 năm hoạt động TTCK VN mới chỉ hoạt động ở mức độ nhỏ lẻ, số lượng tài khoản không nhiều (khoảng12000 tài khoản được mở ở các công ty chứng khoán), đặc biệt là những tài khoản này chủ yếu là của các nhà đầu tư cá nhân và đầu tư theo lối ngắn hạn, chạy theo phong trào. Các định chế đầu tư có tổ chức chỉ lác đác trên thị trường. Thị trường CK vẫn được người ta gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế nhưng đối với Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động nó không mang ý nghĩa đó. Có những giai đoạn giá cổ phiếu tăng cao liên tục và có giai đoạn (như là giai đoạn hiện nay) thì thị trường xuống dốc không phanh. Nguyên nhân lý giải hiện tượng trên có rất nhiều nhưng có một lý do phải kể đến là nhà đầu tư thiếu một tầm nhìn chiến lược. Mà điều này hay có được ở các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư CK. Sự vắng bóng của các QĐTCK trên TTCK VN hiện nay phải chăng do môi trường đầu tư không hấp dẫn, có nhiều yếu tố rào cản do các QĐTCK không thể tham gia thị trường. Các cơ quan chuyên trách nhà nước đã đề cập nhiều đến vấn đề phát triển và ổn định thị trường, tạo điều kiện cho mọi đối tượng tham gia vào TTCK một cách dễ dàng. Và vấn đề này cũng không thoát khỏi tầm nhìn của những người quan tâm. Là một sinh viên thuộc khối nghành kinh tế quan tâm đến sự phát triển của thị trường đặc biệt là thị trường CKVN, tôi đặc biệt coi việc hình thành và phát triển các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu là các QĐTCK như là một nhân tố góp phần phát triển TTCK VN, vậy để hình thành và phát triển QĐTCK ở VN trong giai đoạn hiện nay cần những điều kiện gì và khả năng phát triển đến đâu? Tập đề án môn học với nội dung: “Điều kiện và khả năng phát triển các QĐTCK ở VN trong giai đoạn hiện nay” sẽ trình bày rõ nội dung câu hỏi. Với khả năng còn hạn chế và lĩnh vực đề cập chưa sâu nên tập đề án chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu các điều kiện và khả năng cho việc hình thành và phát triển các QĐTCK tại VN. Hướng nghiên cứu chủ đạo sẽ tập trung vào vấn đề tìm kiếm và đưa ra giải pháp góp phần hình thành các điều kiện và khả năng cho QĐTCK ra đời ở VN. Thực tế đây là một đề tài khó nên khả năng bản thân không thể nào đề cập hết mọi vấn đề. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và những tham luận quý báu từ phía các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn cô Trần Mai Hoa, và từ phía bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Chương I Những vấn đề cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán I. Khái niệm, phân loại và vai trò của QĐTCK. 1. Khái niệm QĐTCK. Vào những năm cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trên đất nước Mỹ các nhà đầu tư chứng khoán thực hiện công cuộc đầu tư của mình một cách riêng rẽ, độc lập. Họ vẫn có suy nghĩ trong đầu mình rằng: tự ta làm ta ăn. Nhưng không may cho họ là món ăn của họ ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mỗi nhà đầu tư không thể nào tự mình bỏ sức lực và tiền của ra để tiến hành đầu tư liền vào một lúc nhiều miếng bánh to lớn và ngon lành đó. Họ liền nghĩ ra một cách là tập hợp tất cả những ai có cùng nhu cầu và mong muốn hưởng vị ngon của chiếc bánh lại, tập trung sức lực và tiền của của nhiều nhà đầu tư rồi uỷ thác cho một bộ phận có chuyên môn và trình độ để đầu tư số tiền đó vào những chiếc bánh hứa hẹn đem lại vị ngon trong một phạm vi rủi ro nhất định. Và QĐTCK ra đời từ đó. QĐTCK là một phương tiện đầu tư tập thể tập hợp tiền của nhiều nhà đầu tư khác nhau và uỷ thác số tiền đó cho công ty quản lý quỹ tiến hành đầu tư vào các loại chứng khoán . Tại Việt Nam theo quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/98 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ thì: “QĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ”. Như vậy, qua hai định nghĩa ta có thể thấy một số đặc điểm của QĐTCK: Thứ nhất , QĐTCK vừa là nhà phát hành chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư) vừa là nhà đầu tư chứng khoán (mua chứng khoán của các công ty khác). Thứ hai, mặc dù QĐTCK là một loại hình DN TC-NH nhưng thuộc nhóm định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, có đặc trưng khác các định chế tài chính khác ở chỗ nó chuyên môn hoá trong đầu tư tức chuyên kinh doanh vốn trung và dài hạn. Thứ ba, tham gia vào QĐTCK có ba loại chủ thể đó là nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ Ngân hàng giám sát Quỹ ĐTCK Người đầu tư Người đầu tư Người đầu tư Do tính chất huy động vốn để tiến hành đầu tư của các quỹ mà QĐTCK được phân chia ra làm nhiền loại khác nhau. Phần này sẽ được trình bày ở mục phân loại QĐTCK. 2. Phân loại QĐTCK. 2.1. Phân loại theo nguồn vốn huy động. Khi QĐTCK được thành lập, nó có thể thu hút vốn bằng cách phát hành chứng chỉ một cách rộng rãi ra công chúng hoặc chỉ phát hành riêng lẻ cho nhóm nhà đầu tư và tương ứng với cách phát hành đó có QĐTCK tập thể và QĐTCK tư nhân. 2.1.1. QĐTCK tập thể (Public fund). QĐTCK tập thể huy đồng vốn bằng cách phát hành chứng chỉ của quỹ một cách rộng rãi ra công chúng. Đặc điểm của quỹ này là có số lượng nhà đầu tư khá lớn nhưng ít hiểu biết về CK và TTCK. Quỹ đầu tư tập thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ những phương tiện đầu tư đa dạng, giảm thiểu rủi ro nhờ nó có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, với chi phí thấp. Trong quỹ đầu tư tập thể ta có thể chia ra làm nhiều loại khác nhau tuỳ tiêu chí lựa chọn. 2.1.1.1. Theo cơ cấu tổ chức và điều hành. QĐTCK được chia làm hai loại: QĐTCK dạng công ty và QĐTCK dạng tín thác. QĐTCK dạng công ty (Corporate fund): là một pháp nhân (tức là một công ty) có cơ cấu tổ chức gồm cơ quan quyền lực cao nhất của quỹ là ĐHCĐ gồm các cổ đông của quỹ. Họ tiến hành bầu ra cơ quan điều hành cho quỹ là HĐQT quỹ. Các cổ đông chính là nhà đầu tư góp vốn vào quỹ. Quỹ có cơ cấu hoạt động gồm các tổ chức: công ty quản lý quỹ và ngân hàng bảo quản. Công ty quản lý quỹ do HĐQT lựa chọn và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý. Ngân hàng bảo quản có nhiệm vụ giữ và bảo quản tài sản cho quỹ, tiến hành giao nhận các chứng khoán cho quỹ. Ngoài ra tham gia vào QĐTCK dạng công ty còn có các đại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành chính. Mô hình quỹ đầu tư dạng công ty thường áp dụng chủ yếu ở nước có TTCK phát triển. QĐTCK dạng tín thác (Trust fund): không giống quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ đầu tư tín thác không phải là một pháp nhân, nó chỉ là một tập hợp vốn do các nhà đầu tư đóng góp. Tham gia vào quỹ có 3 bên: công ty quản lý quỹ, NH giám sát bảo quản và nhà đầu tư. ở đây thể hiện điểm khác biệt là công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành huy động vốn và thực hiện đầu tư theo những mục tiêu định trước. Ta có thể thấy một số điểm khác nhau giữa mô hình QĐTCK dạng công ty và dạng tín thác thông qua bảng sau. Đặc điểm QĐTCK dạng công ty QĐTCK dạng tín thác Tính chất pháp lý Là một pháp nhân. Không là pháp nhân. Người điều hành HĐQT điều hành và chọn công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ. Nhà đầu tư Là cổ đông của quỹ. Là người thụ hưởng kết quả từ hoạt động đầu tư của quỹ. 2.1.1.2. Theo cơ cấu huy động vốn. Do cách thức huy động vốn khác nhau nên QĐTCK được chia làm quỹ mở và quỹ đóng. QĐTCK dạng mở (Open-end fund hay Mutual fund-quỹ hỗ tương). Theo khoản 3 điều 3 của quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo QĐ 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 thì: “QĐTCK mở là QĐTCK trong đó người đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ”. Thông qua khái niệm trên ta có thể hiểu QĐTCK mở sẽ trực tiếp thực hiện việc mua bán cổ phiếu/chứng chỉ của chính quỹ mình cho nhà đầu tư. Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu/chứng chỉ ra công chúng và khi nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn thì quỹ trực tiếp tiến hành mua lại cổ phiếu/chứng chỉ của nhà đầu tư. Do tính chất liên tục phát hành và mua lại nên giá cổ phiếu/chứng chỉ của quỹ gắn trực tiếp với giá trị tài sản thuần của quỹ (NAV). Cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ không được giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng với quỹ hoặc đại lý của quỹ, và giá cả của nó không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà phụ thuộc vào giá trị tài sản ròng của quỹ tại thời điểm mua bán. QĐTCK dạng đóng (Closed-end fund). Là QĐTCK trong đó người đầu tư không được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt động hay giải thể (Khoản 2 điều 3 quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ). Trong ĐTCK dạng đóng, cổ phiếu/chứng chỉ của quỹ chỉ được phát hành một lần với số lượng nhất định cho nhà đầu tư. Quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại mà cổ phiếu/chứng chỉ của quỹ sau khi phát hành lần đầu được giao dịch trên thị trường thứ cấp giống như các cổ phiếu của các công ty niêm yết khác. Nhà đầu tư sẽ thực hiện mua bán cổ phiếu/chứng chỉ quỹ trên thị trường thứ cấp thông qua môi giới. Do đó, khác với cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của QĐTCK mở, cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của QĐTCK đóng luôn tách biệt khỏi giá trị tài sản thuần của quỹ và giá của nó do cung cầu thị trường quyết định. Sự khác nhau giữa QĐTCK dạng đóng và QĐTCK dạng mở được thể hiện ở nhiều khía cạnh thông qua bảng sau: Đặc điểm QĐTCK mở QĐTCK đóng 1. Số lượng cổ phiếu lưu hành Số lượng luôn thay đổi, chỉ phát hành cổ phiếu thường. Số lượng cố định, phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. 2. Chào bán ra công chúng Liên tục. Một lần. 3. Việc mua laị của quỹ Có mua lại. Không mua lại. 4.Địa điểm mua, bán cổ phiếu quỹ Nhà đầu tư mua bán cổ phiếu trực tiếp từ quỹ, nhà bảo lãnh hoặc nhà kinh doanh, môi giới chứng khoán. Nhà đầu tư mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung và phi tập trung. 5. Mối quan hệ giữa giá mua với giá trị tài sản ròng Giá cổ phiếu phụ thuộc chặt chẽ vào giá trị tài sản thuần của quỹ. Giá cổ phiếu phụ thuộc quan hệ cung-cầu không phụ thuộc giá trị tài sản ròng. 6. Chi phí giao dịch Được cộng vào GTTS ròng. Trả cho trung gian. 7. Tính ổn định của quỹ Cơ cấu vốn luôn thay đổi. Cơ cấu vốn cố định. 8. Chính sách đầu tư Đầu tư vào các công cụ tài chính có tính thanh khoản cao. Đầu tư vào dự án mang tính chất dài hạn. 2.1.2. QĐTCK tư nhân (Private Fund). Không giống QĐTCK tập thể, QĐTCK tư nhân huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường là các thể nhân, định chế tài chính lớn hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Họ đầu tư lượng vốn lớn vào quỹ và thường khống chế hoạt động của quỹ. Nhà quản lý quỹ thường tham gia kiểm soát các hoạt động của công ty nhận đầu tư dưới hình thức thành viên HĐQT, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng lớn đến thành viên HĐQT. Công ty quản lý quỹ do các nhà đầu tư thuê về để quản lý và điều hành quỹ. Tuỳ vào chiến lược kinh doanh và chính sách đầu tư mà QĐTCK tư nhân có thể là quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro (Hedge Fund) hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund). 2.1.2.1. QĐTCK phòng ngừa rủi ro hay còn gọi là quỹ đầu tư phòng hộ giá (Hedge Fund). Quỹ này huy động vốn chủ yếu để kinh doanh chứng khoán, mặc dù mang tên là quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro nhưng danh mục đầu tư của quỹ lại chủ yếu tập trung vào các công cụ phái sinh (Hợp đồng Option, Future, Forward...) mang tính đầu tư đầu cơ cao. Hình thức kinh doanh của quỹ là thực hiện mua bán song hành (Arbitrage), sử dụng đòn bẩy tài chính (Margin account) ... Quỹ đầu tư phòng ngùa rủi ro được tổ chức dưới dạng công ty hợp danh hữu hạn tức trong quỹ có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên hữu hạn. Những người đứng ra lập quỹ gọi là thành viên hợp danh (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Còn những người góp vốn là thành viên hữu hạn, họ chỉ góp vốn vào quỹ chứ không tham gia điều hành các hoạt động của quỹ. Các QĐTCK phòng ngừa rủi ro rất ít khi được biết đến do nó không được quảng bá rộng rãi ra công chúng. 2.1.2.2. QĐTCK mạo hiểm (Venture Capital Fund): Hay còn gọi là quỹ vốn mạo hiểm do các ngân hàng đầu tư cung cấp và bảo trợ tổ chức. Quỹ huy động tiền từ các chủ thể khác nhau chủ yếu là những người giầu có, những tập đoàn kinh doanh lớn và một số định chế tài chính đầu tư khác. Quỹ được đặt dưới sự quản lý của các tổ chức chuyên môn quản lý đầu tư. Quỹ vốn mạo hiểm được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn, gồm hai loại thành viên: thành viên tổng quát và thành viên trách nhiệm hữu hạn. Những người vận động lập quỹ gọi là thành viên tổng quát (Genaral Partners) gồm các nhà quản lý, điều hành việc đầu tư của quỹ. Những thành viên trách nhiệm hữu hạn là các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm, các gia đình giầu có và những người có đầu óc và bản lĩnh đầu tư. Hình thức đầu tư của quỹ vốn mạo hiểm thường là tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án mới khởi sự, các công ty non trẻ có tiềm năng phát triển và thường là các công ty chưa có cổ phiếu niêm yết trên TTCK. Không những đầu tư trực tiếp, quỹ vốn mạo hiểm còn tham gia vào quản lý hoạt động công ty mình đầu tư, cung cấp các dịch vụ tư vấn.... nhằm tăng tốc độ phát triển công ty mình đầu tư từ đó tiến tới đưa công ty ra niêm yết trên TTCK. Và cách duy nhất có hiệu quả để quỹ vốn mạo hiểm thực hiện thoát vốn đầu tư của mình khỏi công ty nhận đầu tư đó là bán cổ phiếu mình đang nắm giữ trên TTCK. 2.2. Phân loại theo chính sách đầu tư. Dựa vào tiêu chí này ta có thể chia QĐTCK ra làm nhiều loại. Do các công cụ tài chính ngày càng đa dạng về chủng loại và tính chất nên mỗi quỹ được thành lập sẽ lựa chọn những công cụ đầu tư thích hợp với chiến lược hoạt động của quỹ, đảm bảo mục tiêu đầu tư đã đề ra. Có thể kể ra một số loại quỹ đầu tư sau đây. 2.2.1. QĐTCK vốn: Là quỹ đầu tư phần lớn vốn tài sản của quỹ vào cổ phiếu. Tuy nhiên khi đầu tư vào cổ phiếu, mỗi quỹ lại có một mục tiêu riêng. Quỹ đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thực hiện đầu tư nhằm tìm kiếm mức lãi vốn cao nhất từ một danh mục đầu tư do các loại cổ phiếu tăng trưởng cấu thành. Các khoản cổ tức và thu nhập và lợi nhuận hiện tại không phải là yếu tố quyết định. Trong quỹ cổ phiều tăng trưởng, nó coi trọng vấn đề liệu các khoản cổ tức và thu nhập có được tái đầu tư vào quỹ hay không? Khác với quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, quỹ đầu tư cổ phiếu giá trị lại coi trọng vấn đề cổ tức và thu nhập được phân bổ bao nhiêu cho nhà đầu tư. Danh mục đầu tư của quỹ này gồm các loại cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức cao và chi trả thường xuyên cho cổ đông. 2.2.2. QĐTCK có thu nhập cố định. Các quỹ này chuyên đầu tư vào các công cụ nợ có thu nhập cố định như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hối phiếu...Mức rủi ro của quỹ khá thấp phù hợp cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm mức lợi suất trên trung bình mà không phải chịu nhiều rủi ro. 2.2.3. QĐTCK cân bằng. Quỹ này đầu tư vào một danh mục gồm cả cổ phiếu và trái phiếu kết hợp nhằm vừa bảo toàn vốn đầu tư ban đầu, trả các khoản thu nhập hiện tại và tăng trưởng vốn lâu dài. Các nhà đầu tư vào quỹ này là những nhà đầu tư bảo thủ, những người vừa muốn nhận được các khoản thu nhập liên tục vừa muốn khoản vốn của mình tăng trưởng lâu dài. 2.2.4. QĐTCK gia đình. Là quỹ của các quỹ. Nó bao gồm rất nhiều quỹ con tiến hành đầu tư vào nhiều nghành kinh tế khác nhau. Mỗi quỹ con là một định chế độc lập và được quản lý tách rời với những mục tiêu đầu tư riêng. Nhà đầu tư khi tham gia vào QĐTCK gia đình sẽ có nhiều cơ hội đầu tư khác nhau do họ được quyền chuyển đổi việc đầu tư từ quỹ con này sang quỹ con khác trong cùng quỹ gia đình. Việc phân loại trên là dựa vào các tiêu thức khác nhau để phân loại. Mỗi tiêu thức sẽ có những loại QĐTCK riêng. Tuy nhiên trên thực tế các QĐTCK khi thành lập có thể kết hợp hai hay nhiều tiêu thức với nhau. Một QĐTCK dạng công ty hay QĐTCK dạng tín thác có thể là quỹ dạng đóng hoặc quỹ dạng mở, đồng thời nó có thể là QĐTCK vốn hoặc QĐTCK có thu nhập cố định... 3. Vai trò của QĐTCK. Một trong những định chế tài chính bậc cao của TTCKTC đó là QĐTCK. Mặc dù tuổi đời của QĐTCK không thể dài bằng tuổi đời của các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, các ngân hàng ....Nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của các QĐTCK đối với hoạt động của TTCKTC nói riêng cũng như TTCKTC nói chung. Vai trò đó thể hiện ở một số điểm sau. 3.1. Vai trò của QĐTCK đối với nhà đầu tư. 3.1.1. QĐTCK có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa người mua và người bán trứng khoán với nhau, làm cho cung cầu được gặp nhau liên tục. Như ta đã biết các GDCK đặc biệt mang tính rủi ro cao và rất phức tạp cho nên hầu hết các cuộc GDCK đều được tiến hành thông qua các trung gian tài chính trên thị trường . Các trung gian tài chính đó có thể là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty môi giới và các QĐTCK. Bản thân các trung gian tài chính nói chung và QĐTCK nói riêng vừa là nhà đầu tư chứng khoán (mua chứng khoán của các tổ chức phát hành) vừa là nhà phát hành chứng khoán (phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc các công cụ nợ...). Họ là “máng dẫn” cho dòng vốn tài chính lưu thông một cách trôi chảy trên thị trường. 3.1.2. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của QĐTCK, họ được hưởng lợi nhờ tính đa dạng hoá danh mục đầu tư của quỹ. Nhờ đó mà giảm thiểu và phân tán được rủi ro. Thực tế việc đa dạng hoá đầu tư là nguyên tắc đầu tư “ăn chắc mặc bền” nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro. Trên TTCK đã lưu truyền câu ngạn ngữ nổi tiếng mà bất cứ ai tham gia vào TTCK đều biết đó là “Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Nhưng làm thế nào để một nhà đầu tư cá thể với số vốn hạn hẹp vừa muốn đầu tư vào TTCK một cách hiệu quả vừa đạt mục tiêu phân tán giảm thiểu rủi ro? Họ chỉ có thể đầu tư thông qua các QĐTCK. Ví dụ đơn cử: Một cá nhân khi tự mình tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam muốn đa dạng hoá đầu tư thì ít nhất anh ta phải sở hữu trên 10 loại chứng khoán khác nhau. Giả sử giá mỗi cổ phiếu là 20000 VND thì giao dịch cho một lô 100 cổ phiếu là 2000.000 VND. Để sở hữu 10 loại cổ phiếu, mỗi loại một lô thì nhà đầu tư phải tự bỏ ra 20.000.000 VND.Số tiền này đối với người dân Việt Nam vẫn còn là quá lớn. Do đó hầu hết các cá nhân không đủ sức để tự đầu tư, và điều này chỉ có thể thực hiện được khi họ tham gia vào QĐTCK. 3.1.3. Nhờ việc nhà đầu tư chứng khoán đầu tư vào QĐTCK mà khi họ cần tiền họ có thể rút vốn khỏi quỹ một cách nhanh chóng. Do các cổ phiếu hay chứng chỉ đầu tư họ nắm giữ có độ lưu hoạt rất cao, nó có thể được giao dịch ngay trực tiếp giữa nhà đầu tư với quỹ hay giao dịch trên TTCK. Các QĐTCK luôn có lượng tài sản lưu hoạt sẵn sàng quy đổi thành tiền để trả cho nhà đầu tư và do đó việc thoát vốn chậm của nhà đầu tư gần như là không có. Việc đầu tư vào QĐTCK không những giúp cá nhân đầu tư có thể rút tiền mặt vào bất cứ lúc nào mà còn giúp họ có thể tự do yêu cầu chuyển đổi sang một quỹ khác có mục tiêu đầu tư phù hợp hơn. 3.1.4. QĐTCK còn giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí GD. Một người tự tiến hành đầu tư, đa dạng hoá được danh mục đầu tư và quản lý được danh mục vẫn gặp một trở lực lớn là chi phí đầu tư quá cao. QĐTCK dựa vào ưu thế giao dịch với số lượng lớn nên được ưu đãi về phí giao dịch. Và nhờ lượng phí giao dịch thấp nên đẩy kết quả đầu tư lên cao đáng kể. 3.1.5. Không những tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư, các QĐTCK khi hình thành đều rất dễ tiếp cận. QĐTCK dành cho nhiều nhà đầu tư nên nó luôn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ tham gia vào giao dịch. Các quỹ đầu tư luôn quảng bá thông tin của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đặc điểm đầu tư của quỹ và để thu hút nhà đầu tư, các QĐTCK đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực và hình thành rất nhiều loại hình quỹ linh hoạt và dễ dàng chuyển đổi cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cùng lúc có thể đầu tư vào nhiều quỹ hoặc vào một quỹ thích hợp . 3.1.6. QĐTCK còn có vai trò giúp cho nhà đầu tư tránh được nhà môi giới xấu, cung cấp cho nhà đầu tư các dịch vụ tài chính mới đông thời phổ cập đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư, phát huy nội lực của nhà đầu tư. Nhờ vào đội ngũ nhân viên quản lý quỹ một cách chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm, QĐTCK đòi hỏi tính khắt khe trong hoạt động kinh doanh nhất là chọn cho mình một công ty môi giới. Có những quỹ đầu tư còn lập riêng cho mình một bộ phận tự tiến hành kinh doanh. Ngoài việc tiến hành kinh doanh thu lợi nhuận, QĐTCK còn muốn gia tăng tối đa khoản lợi nhuận của khách hàng thông qua các dịch vụ tự động tái đầu tư phần thu nhập được chia cho người đầu tư, dịch vụ kiểm tra tài khoản, tự động nạp thêm hay rút tiền từ tài khoản khách hàng. Đối với người đầu tư vào quỹ, phần lớn đều không được trang bị kiến thức kỹ năng đầu tư do đó họ chỉ có thể tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng và chiến lược khoa học thông qua QĐTCK .Và nhờ đó vai trò phổ cập đầu tư chứng khoán của các quỹ đầu tư được thể hiện giúp cho các nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua quỹ trở nên an toàn hơn. 3.2. Vai trò của QĐTCK đối với các doang nghiệp. Vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đó là tiền vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều cách: vay ngân hàng, xin cấp ngân sách, xin tài trợ, cổ phần hoá...Một cách huy động vốn khá hiệu quả là huy động thông qua TTCK mà điển hình là thông qua QĐTCK. Sở dĩ vậy bởi QĐTCK có vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp. 3.2.1. QĐTCK cung cấp vốn cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin. Doanh nghiệp huy động vốn qua QĐTCK sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với huy động qua các hình thức khác. Các quỹ đầu tư thường đầu tư một lượng vốn nhất định vào doanh nghiệp tạo tính ổn định của nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các QĐTCK còn cung cấp thông tin tin cậy về thị trường, về xu hướng kinh doanh. Quỹ còn là nơi đánh giá hiệu quả các dự án, qua đó giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính khả thi của các dự án đầu tư. 3.2.2. Nhờ việc giảm chi phí phát hành cổ phiếu khi doanh nghiệp bán cổ phần cho QĐTCK mà quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp được thúc đẩy nhanh hơn. Các công ty cổ phần khi cổ phần hoá có thể bán cổ phiếu của mình cho nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức. Thông qua bán cổ phiếu cho các tổ chức như các ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng thương mại....doanh nghiệp sẽ chịu mức phí GD cao hơn là thông qua bán cổ phiếu cho các QĐTCK. Do đó, QĐTCK có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp và góp phần hình thành phát triểnTTCK. 3.3. Vai trò của QĐTCK đối với nền kinh tế. 3.3.1. Các QĐTCK giúp tạo thêm hàng hoá cho TTCK thông qua phát hành cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư. QĐTCK vừa đóng vai trò là nhà đầu tư chứng khoán, vừa đóng vai trò là nhà phát hành chứng khoán. Vai trò nhà đầu tư chứng khoán thể hiện ở việc sử dụng nguồn vốn huy động được đem đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau. Còn vai trò nhà phát hành chứng khoán thể hiện: để huy động được vốn đem đi đầu tư, quỹ phát hành các cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ rộng rãi ra công chúng, từ đó thu hút sự tham gia của nhà đầu tư tạo thêm kênh hàng hoá cho TTCK. 3.3.2. Nhờ việc QĐTCK dùng tiền của mình để đầu tư vào TTCK mà cầu đầu tư trên thị trường được đẩy lên. Các QĐTCK nhờ có ưu thế về lượng vốn huy động lớn nên khi tham gia vào TTCK, nó là một khách hàng tiềm năng của thị trường. QĐTCK giúp cho việc huy động vốn của doang nghiệp trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. 3.3.3. Không chỉ tạo thêm hàng hoá cho TTCK và kích thích đầu tư, QĐTCK còn tạo ra một nguồn vốn dài hạn và ổn định cho các doanh nghiệp từ đó tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế. Do đặc tính của QĐTCK là đầu tư vào các công cụ trên TTCK có tính chất dài hạn và do chiến lược đầu tư dài hạn của quỹ đầu tư nên đã góp phần tăng cường khả năng huy động những nguồn vốn dài hạn và ổn định, giảm mức độ phụ thuộc của người sử dụng vốn vào các nguồn tài chính có độ biến động cao, ví dụ như nguồn tín dụng ngắn hạn do hệ thống ngân hàng cung cấp. 3.3.4. Các QĐTCK không những có vai trò đối với nội bộ nền kinh tế mà nó còn tăng cường khả năng huy động vốn nước ngoài. Một quốc gia nếu mở cửa cho thị trường nước ngoài đầu tư trực tiếp ngay trong giai đoạn đầu thì sẽ phát sinh rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực như giành quyền kiểm soát công ty, sự rối loạn trên TTCK do sự dịch chuyển đột biến các nguồn tài chính. Do đó để cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK qua các QĐTCK có thể giảm thiểu được những tiêu cực nói trên. 3.3.5. Ngoài ra, một vai trò cũng rất quan trọng nữa của QĐTCK đó là vai trò của các quỹ đầu tư nước ngoài đối với thị trường trong nước. Các QĐTCK này một mặt thu hút lượng vốn đầu tư từ bên ngoài chuyển vào đầu tư trong nước, mặt khác nó tạo ra sự đa dạng các đối tượng tham gia TTCK, làm cho luồng vốn trên thị trường chu chuyển nhanh hơn. Thông qua hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài các quỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, phân tích và đầu tư chứng khoán. II. Quá trình hình thành và phát triển QĐTCK trên thế giới. Lịch sử hình thành và phát triển của QĐTCK gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TTCK. Các QĐTCK ra đời đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường đó là quy mô của TTCK ngày càng mở rộng cả về chiều rộng cả về chiều sâu. Ngày càng có nhiều TTCK mới được hình thành trên thế giới, ngày càng có nhiều công ty niêm yết trên TTCK trong nội địa và ở nước ngoài. Theo đó là sự phát triển một cách mạnh mẽ của các công cụ tài chính. Do đó QĐTCK ra đời đáp ứng các nhu cầu về vốn cũng như kênh tiêu thụ cho thị trường. Nguồn gốc cho sự ra đời của các quỹ đầu tư xuất phát từ việc vua William đệ nhất của Hà Lan cho thành lập quỹ đầu tư tín thác được coi là đầu tiên vào năm 1882 tại Brussels Bỉ để tiến hành đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào các khoản vay có lãi suất cao của chính phủ. Các quỹ đầu tư tương tự cũng ra đời vào năm 1890 tại Anh và Scotland. Và đến năm 1893 quỹ tín thác tài sản cá nhân Boston dạng đóng ra đời đầu tiên tại Mỹ. Gần đây sự ra đời và phát triển của các QĐTCK đã diễn ra một cách nhanh chóng trên các TTCK thế giới. Ví dụ ở Mỹ, vào năm 1999 có khoảng 82,8 triệu cá nhân thuộc 48,4 triệu gia đình đã đầu tư trung bình mỗi người khoảng 5500 $ vào các quỹ QĐTCK. Khoản tiền này chiếm trên 81% tổng giá trị tài sản của các quỹ QĐTCK. Cũng tại Mỹ năm 1999 trong tổng giá trị 505 tỷ $ đầu tư mới của các cá nhân vào TSTC có tới 327 tỷ $ được đầu tư thông qua các QĐTCK (chiếm 65%). Sự phát triển của các QĐTCK ngày càng mở rộng cả về quy mô và loại hình. Đầu thế kỷ 20 đặc biệt là những năm 20 QĐTCK dạng đóng ra đời và phát triển mạnh mẽ. Sau đó phát triển cao hơn thành các quỹ đầu tư dạng mở. QĐTCK dạng mở đầu tiên được thành lập tại Mỹ năm1924 và đến nay có thể nói nó chiếm ưu thế về quy mô và số lượng quỹ. Quỹ đầu tư dạng mở là mô hình phổ biến nhất và được áp dụng ở hầu hết các nước. Điều này được thể hiện qua bảng tổng tài sản và tốc độ tăng tài sản của các QĐTCK mở ở các nước. Bảng số liệu: Về tổng tài sản của các QĐTCK mở ở một số nước. (Đơn vị: tỷ $) STTCK QG 1990 1994 %94/90 ±94/90 1 Australia 29,4 44,1 15 14,7 2 Canada 21,5 97,6 453,9 76,1 3 Pháp 378,8 531,1 140,2 152,3 4 Đức 145,5 253,4 174,2 107,9 5 Hồng Kông 18,3 32,5 177,6 14,2 6 Nhật 353,5 466,9 132,1 113,4 7 Anh 91,5 135,2 147,7 43,7 8 Mỹ 1766,9 2161,4 202,6 1094,5 9 Các nước khác 250,4 759,6 303,3 509,2 Tổng cộng 2355,5 4481,8 190,3 2126,3 (Nguồn:Securities and futures commission HK 97). Ngoài sự phát triển của QĐTCK dạng mở, một trong những loại hình đầu tư đóng vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới hoạt động và thành lập trong lĩnh vực công nghệ, đó là quỹ đầu tư mạo hiểm. Theo công ty Price Waterhouse Cooper, tổng giá trị các khoản đầu tư mạo hiểm tại Mỹ năm 1998 là 14,2 tỷ $, và năm 1999 lên 35,6 tỷ $ (tăng 15%). Số công ty nhận đầu tư tăng 41% từ 2849 công ty năm 1998 lên 4006 công ty năm 1999. Đến quý I và quý II năm 2000 tổng vốn đầu tư mạo hiểm tăng lên đến 17,8 tỷ $ và 17,2 tỷ $, tức mỗi tuần có hơn 1 tỷ $ được rót vào các dự án mạo hiểm tại Mỹ,trong đó phần lớn (khoảng 86%) dành cho các công ty công nghệ. Còn tại châu Âu, đầu tư mạo hiểm vào các ngành công nghiệp đạt mức kỷ lục hơn 6 tỷ $ trong năm 98, tăng 46% so với năm 97. Tổng cộng có 5514 dự án đầu tư vào 4636 công ty trong năm 98. Tại các quốc gia có TTCK mới nổi như Singapore, quỹ đầu tư mạo hiểm khá phát triển. Đến nay đã có 82 quỹ đầu tư mạo hiểm với tổng số vốn lên tới 8,8 tỷ $ Singapore(5,28 tỷ $), đã thực hiện 341 khoản đầu tư trị giá 921 triệu $ Singapore trong đó 17% giành cho 40 công ty của Singapore. Và phần phần lớn các công ty trong số 40 công ty này hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Một loại hình quỹ khác hoạt động khá sôi nổi nhất là tại châu Âu đó là quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, “ngành công nghiệp” quỹ phòng ngừa rủi ro hiện tại có lượng tài sản trị giá khhoảng 600 tỷ $ với gần 6000 quỹ và mỗi tháng lại có thêm hàng tỷ $ đổ vào các quỹ này. III. Các nhân tố và khả năng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển QĐTCK. QĐTCK để ra đời tồn tại và phát triển được dù có ở đâu chăng nữa cũng đều chịu tác nhân chi phối và ảnh hưởng. Các tác nhân đó có thể là những yếu tố pháp lý, những yếu tố môi trường hay chính khả năng nội bộ của công ty. 1. Yếu tố pháp lý. Bất kỳ hoạt động nào khi được tiến hành đều chịu sự chi phối của các chế tài đó là luật pháp và các quy định khác có liên quan. Các QG đặt ra luật pháp nhằm một mặt đảm bảo cho hoạt động thống nhất, tạo sự công bằng và ổn định cho các đối tượng một mặt nhằm hạn chế mọi tiêu cực có thể xảy ra như hoạt động tự do vô tổ chức gây thiệt hại cho người khác. Cưỡng chế mọi người phải sống và làm việc theo luật pháp. QĐTCK ngay từ khi ra đời đã phải hoạt độ._.ng trong một khuôn khổ luật pháp nói chung. Ngoài ra còn có các khung pháp lý riêng cho hoạt động của QĐTCK. Các quỹ này hoạt động vừa phải theo sự điều chỉnh của pháp luật chuyên nghành vừa tuân thủ định hướng của hệ thống pháp luật chung. Sự hình thành và phát triển của các QĐTCK có thuận lợi hay không một phần lớn chịu ảnh hưởng của các quy định của pháp luật. Ví dụ như ở Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Hoa Kỳ (SEC), đây là cơ quan điều hành mọi hoạt động của TTCK và các đối tượng tham gia kể cả QĐTCK. Khi các QĐTCK được thành lập đều phải có sự cho phép của SEC và hoạt động theo những mục tiêu định hướng mà SEC đề ra. 2. Yếu tố môi trường. Không một hoạt động nào lại có thể hoạt động được một cách độc lập và xung quanh nó không có gì liên quan. Các QĐTCK khi ra đời đã nằm ngay trong một môi trường đó là môi trường kinh tế. Nếu không có TTCK, không có các công ty niêm yết, không có các nhà đầu tư... thì QĐTCK sẽ hoạt động ở đâu, với ai và như thế nào? Giữa QĐTCK và các yếu tố trên luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau: TTCK là nơi cho QĐTCK hoạt động, các công ty niêm yết là đối tượng đầu tư của quỹ còn nhà đầu tư là khách hàng của quỹ. Môi trường kinh tế không chỉ bó gọn trong phạm vi hẹp mà nó còn bao gồm mọi hoạt động kinh tế nói chung không riêng trong lĩnh vực chứng khoán. Các hoạt động này không những chỉ ở trong nước mới có ảnh hưởng mà cả ở nước ngoài. Các QĐTCK hoạt động trong môi trường kinh doanh rộng lớn nhưng cũng rất trọng tâm. Nó chỉ tham gia vào hoạt động của TTCK. Mỗi đất nước không chỉ có một nền kinh tế riêng mà nó còn có một thể chế chính trị riêng. Thể chế chính trị ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và từ đó QĐTCK cũng nằm trong mục tiêu này. Môi trường chính trị XHCN hướng tới sự ổn định công bằng phát triển bền vững do đó QĐTCK không thể hoạt động chệch mục tiêu này. Hay trong môi trường TBCN vấn đề đảm bảo hiệu quả đặt lên hàng đầu tạo sự hoạt động tự do thoải mái cho mọi đối tượng. Các yếu tố về văn hoá xã hội có thể coi nó như một phần xúc tác ảnh hưởng đến hoạt động của các QĐTCK. 3. Không chỉ yếu tố ngoại vi mới ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển QĐTCK. Một phần rất quan trọng trong quyết định sự hoạt động hiệu quả và thành bại của công ty đó là khả năng nội bộ của doanh nghiệp. QĐTCK khi hình thành phải chuẩn bị cho mình đầy đủ mọi yếu tố bên trong như nguồn nhân lực cho quỹ, quy mô vốn huy động và hoạt động hay xây dựng chiến lược đầu tư. Có thể nói không một đơn vị kinh tế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh lại không chuẩn bị cho mình một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm sản xuất quản lý kinh doanh. QĐTCK cũng vậy, một ban quản trị quỹ tốt được điều hành đúng nguyên tắc và linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Các nhân viên có kiến thức chuyên sâu và am hiểu mọi lĩnh vực và làm việc có đạo đức sẽ tạo cho doanh nghiệp một uy tín tốt và hiệu quả hoạt động cao. Công việc đầu tư của quỹ hoàn toàn dựa trên sự tính toán của trí tuệ do đó QĐTCK muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có một đội ngũ nguồn nhân lực trí tuệ cao và phải biết xây dựng cho quỹ một chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và định hướng của mình cũng như của nền kinh tế. Chiến lược đầu tư vạch ra những công việc phải làm cho quỹ như nên đầu tư vào công cụ gì? Khối ngành sản xuất kinh doanh nào? Tỷ trọng đầu tư cho mỗi khối ngành là bao nhiêu? Thời gian nắm giữ chúng? Tuy nhiên trong chiến lược cũng cần phải có một sự linh hoạt cho phù hợp với từng thời kỳ kinh tế. Mỗi chiến lược đầu tư sẽ xác định rõ một khối lượng vốn cần huy động là bao nhiêu và từ thành phần đầu tư nào. Ngoài ra số lượng vốn còn phụ thuộc loại hình của quỹ. Nếu như với chiến lược thâm nhập thị trường giành thị phần thì quỹ có thể huy động một lượng vốn khá lớn để tiến hành đầu tư. Nếu một QG có lịch sử hình thành và phát triển TTCK non trẻ, số công ty CPH không nhiều, quy mô vốn của các CTCP không lớn thì buộc các quỹ đầu tư khi đầu tư vào nước đó chỉ có thể lựa chọn các dự án liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Như vậy, không thể phủ nhận rằng yếu tố nội bộ công ty là không quan trọng. Nó thậm chí còn có vai trò to lớn và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một QĐTCK dù nằm trong môi trường vĩ mô thuận lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nếu không có một ban quản trị tốt, một chiến lược đầu tư đúng đắn thì dù hoạt động thế nào cũng không thể tồn tại và phát triển được. Chương II Điều kiện và khả năng phát triển QĐTCK ở VN trong giai đoạn hiện nay Khái quát chung về hoạt động CủA TTCK Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam. Lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã kéo dài suốt hơn 4000 năm. Qua mỗi giai đoạn lịch sử nhất định các hình thái kinh tế dần được hình thành và phát triển từ thấp đến cao. Qua vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã có những bước chuyển biến kinh tế được coi là có ý nghĩa giúp Việt Nam vươn lên phát triển đó là việc chấm dứt hẳn nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, đặt bước chân đầu tiên vào ngưỡng cửa cơ chế thị trường vào năm 1986. Và từ đó một cơ chế mới được xác lập: cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện cơ chế kinh tế mới đòi hỏi phải phát triển thêm nhiều loại thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Từ những thị trường tiền tệ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn đến thị trường tài chính phát triển cao là TTCK cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Có thể nói TTCK là thị trường phát triển cao nhất do nhiều đặc tính hữu ích của nó. Và ở Việt Nam ta, đứa con tinh tuý nhất của nền kinh tế đã ra đời vào ngày 20/7/2000 đánh dấu mốc lịch sử phát triển của thị trường Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại và có ý nghĩa, nó là kết quả của cả quá trình thai nghén trong nhiều năm. Từ cơ sở đầu tiên cho nó ra đời đó là quá trình CPH các DNNN diễn ra từ năm 1990 và đến nay đã có trên 970 công ty cổ phần đang hoạt động làm ăn có hiệu quả tạo nguồn hàng dồi dào cho TTCK. Cho đến hành lang pháp lý đó là sự ban hành hai nghị định quan trọng. Thứ nhất là nghị định 64/2002/NĐCP ngày 19/06/02 về chuyển DNNN thành CTCP. Và thứ hai là nghị định 48/98/NĐCP ngày 11/07/1998 về CK và TTCK. Hai nghị định này là xương sống cho sự tồn tại và phát triển của TTCK. Không chỉ có vậy, kèm theo đó là hàng loạt các thông tư hướng dẫn nghị định và các quy chế có liên quan trong đó có quyết định 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ. Một TTCK hoạt động trong một khuôn khổ pháp luật và một nguồn hàng hoá tiềm năng, cho đến nay sau hơn hai năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có 19 công ty tham gia niêm yết và 27 loại TP lưu hành trên TTCK với tổng giá trị CK niêm yết xấp xỉ 4000 tỷ đồng bao gồm cả CP và TP. Tổng khối lượng các loại CK được đưa vào niêm yết là hơn 1 triệu chứng khoán. Chỉ số chứng khoán VN-index xuất phát điểm là 100 ngày 20/07/2000 đến nay đã đạt 177,25 điểm vào phiên dao dịch ngày thứ Sáu 01/11/2002. Mức cao nhất đạt được của VN-index ngày 25/06/01 với đỉnh điểm 571,04 điểm. Đã có 9 CTCK được thành lập và hoạt động. Quy mô TTCK VN mặc dù còn nhỏ bé so với TTCK các nước khác (thông qua bảng số liệu so sánh dưới đây) nhưng theo định hướng của CP và UBCKNN, TTCK Việt Nam sẽ phát triển từng bước từ thấp đến cao ban đầu là TTGDCK dần tiến tới hình thành SGDCK. Phát triển TTCK tập trung đi liền phát triển thị trường GD phi tập trung (OTC) hoặc thị trường bảng II dành cho các công ty nhỏ. Số lượng công ty niêm yết không chỉ dừng ở mức đếm trên ngón tay mà sẽ tăng lên khoảng vài trăm công ty tham gia trên TTCK. Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường trong những năm tới dự kiến sẽ đạt 300.000 nhà đầu tư trong đó đặc biệt chú trọng đến lượng nhà đầu tư là các tổ chức và phần lớn là các QĐTCK. Cho đến nay ở Việt Nam mới hình thành TTGDCK TPHCM. Dự kiến sắp tới UBCKNN sẽ cho thành lập thêm một thị trường ở Hà Nội đó là bảng II đáp ứng nhu cầu cho các công ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết trên TTCK bảng I. Ngoài quá trình tạo cung hàng hoá cho thị trường như đẩy nhanh tiến độ CPH không chỉ các doanh nghiệp Nhà nước mà còn đối với cả các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, việc tạo cầu đáp ứng thị trường cũng đang được gấp rút tiến hành. Lượng cầu thị trường không chỉ xoay quanh các nhà đầu tư cá nhân mà đang chú trọng tập trung vào nhà đầu tư là tổ chức đặc biệt là các QĐTCK. UBCKNN đã có quyết định 05/98/QĐ-UBCK3 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ và có thể coi đây là khung sườn cơ bản cho các QĐTCK ra đời và hoạt động trên TTCK Việt Nam. Bảng: Quy mô một số TTCK trong khu vực năm 1993. 1 Karachi 11.602.000.000 7.090.000 2 Jakata 32.953.000.000 32.200.000 3 Thái Lan 130.510.000.000 334.360.000 4 Kualalumpur 380.328.000 591.000.000 5 Hàn Quốc 139.420.000.000 814.270.000 STT Sở giao dịch CK. Tổng giá trị CK (USD). Doanh số giao dịch bình quân/ngày (USD). 6 Thượng Hải & Thâm Quyến 40.567.000.000 166.9000.000 (Nguồn :Tạp chí tài chính, số chuyên đề chứng khoán, năm 1998). 2. Tình hình hoạt động của các QĐTCK tại Việt Nam. Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK Việt Nam đã được Chính phủ xúc tiến từ năm 1994. Những năm sau đó các VBPL liên quan đến CK và TTCK dần được ban hành như Nghị định 48/1998/QĐ UBCK3 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ. Mặc dù hành lang pháp lý đã được ban hành nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có một QĐTCK cũng như công ty quản lý quỹ nào ở Việt Nam được thành lập. Tuy nhiên đã có một số quỹ đầu tư trong nước tồn tại dưới dạng quỹ hỗ trợ đầu tư QG, quỹ đầu tư phát triển đô thị (gồm các quỹ ĐTPT HCM, Bình Định, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai và Đồng Tháp. Các quỹ này chủ yếu huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu hoặc huy động vốn qua TTCK. Nó có thể tham gia hoạt động thị trường vốn như kinh doanh chứng khoán, môi giới CK và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật về CK và kinh doanh CK. Ngoài ra các quỹ ĐTPT có thể thành lập QĐTCK tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán. Hiện có nhiều lý do khác nhau để giải thích cho sự vắng bóng của các QĐTPT trên TTCK. Chẳng hạn, các quỹ này do không sử dụng hết VĐT, vốn đóng góp khác nên chưa có nhu cầu huy động thêm vốn từ TTCK hoặc nếu có nhu cầu thì lại chưa xác định rõ chủ thể phát hành do khó khăn về cấu trúc tổ chức quỹ. Có quỹ tham gia mua cổ phiếu của các DN CPH nhưng mức độ không nhiều.Mặt khác, hầu hết người Việt Nam đều không biết và không hiểu gì về CK và TTCK do đó số lượng người đầu tư vào TTCK không nhiều. Và TTCK Việt Nam mới thành lập có quá ít công ty tham gia niêm yết trên TTGDCK, thị trường luôn xuất hiện tình trạng thiếu hàng nên QĐTCK không có “đất sống”. Một lý do nữa là các nhà đầu tư chứng khoán muốn tự mình đầu tư hưởng lợi chứ không muốn chia sẻ lợi nhuận với công ty quản lý quỹ bởi họ thấy TTCK Việt Nam hay hoạt động chưa có gì phức tạp. Họ tham gia đầu tư vào TTCK chỉ đơn thuần là mua cổ phiếu rồi chờ lên giá để hưởng chênh lệch. Như vậy tương lai cho các QĐTCK Việt Nam thành lập vẫn còn mập mờ phía trước. Tình hình trên mới xét yếu tố trong nước. Trong khi Việt Nam đang dần mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới thì không thể không xét đến sự tham gia của các QĐTCK nước ngoài. Vậy hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu QĐTCK nước ngoài đang hoạt động? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời từ thực tế hoạt động của các QĐTCK nước ngoài tại Việt Nam. Các QĐT nước ngoài đặt chân sớm nhất vào Việt Nam từ năm 1991 với sự trình diện đầu tiên của “Viêt Nam Fund Limited”. Những năm sau đó, các quỹ đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng được thành lập nhằm chớp cơ hội tại thị trường mới mẻ. Có gần 400 triệu USD đã được 6 quỹ đầu tư nước ngoài: Lazard Viet Nam Fund (Pháp); Beta VietNam Fund (Anh); VietNam Frontier Fund (Mỹ-Pháp); Templeten VietNam Oppturnities Fund (Mỹ); VietNam Fund (Singapore) và VietNam Enterprise Investment Ltd (do công ty Dragon Capital-Singapore quản lý) mang vào thị trường vốn với tham vọng trở thành người kiến tạo thị trường tài chính trực tiếp taị Việt Nam. Tất cả các QĐT nói trên đều là những quỹ đầu tư chuyên nghiệp, được điều hành bởi những quản trị viên xuất sắc (trong đó có cả các quản trị viên Việt Nam nổi tiếng trong giới đầu tư quốc tế), hầu hết các QĐT đều đầu tư vào Việt Nam theo mô hình quỹ vốn mạo hiểm đóng, và đầu tư trực tiếp vào các dự án. Sở dĩ vậy là do nhiều lý do nhưng chính yếu là do khi quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo lối đầu tư tài chính, tức đầu tư gián tiếp thông qua nắm giữ cổ phiếu, thì còn gặp không ít cản trở. Đó là lượng công ty cổ phần hoá còn ít và khi họ đầu tư vào công ty cổ phần thì luôn bị coi là người lạ và bị các quản trị viên e dè sợ thôn tính. Do đó thay vì tỷ lệ đầu tư thông lệ 18% vốn vào các dự án mới như nguyên tắc đầu tư quốc tế thì 6 quỹ đầu tư tại Việt Nam phải dốc tới 70% vốn vào các dự án mới có nhiều rủi ro. Các dự án mà các quỹ đầu tư nhắm tới là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty 100% vốn nước ngoài. Chỉ có quỹ đầu tư Dragon Capital là đầu tư vào một số cổ phiếu của các công ty trong nước đang niêm yết trên TTCK như công ty cổ phần cơ điện lành (REE), công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (Canfoco), công ty CP sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafoco), công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) và công ty sản xuất & xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex). Số lượng các quỹ đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong những năm trước khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Sau đó số quỹ giảm dần. Năm 1991 có một quỹ, đến năm 1995 tăng lên đến 8 quỹ và từ năm 1996 đến năm 1998 giảm xuống còn 5 quỹ. Hiện nay lượng quỹ đầu tư trên thị trường giảm xuống còn 4 quỹ và mới đây có thêm qũy đầu tư Mekong Enterprise Fund thuộc đảo Cayman và Wareham Group Ltd (WGL) do Diagon Capital quản lý khai trương hoạt động tại Việt Nam. Bảng :Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 1991 1995 1998 2000** Số quỹ hoạt động 1 8 5 4 Số vốn quản lý (triệu $) 10 303 275 Số công ty thuộc danh mục 1 56* 51 Vốn huy động mới 10 53 0 46 Nguồn: Wiliam Scheela và Nguyễn Văn Định. *: Số liệu năm 1996. **: Báo cáo tổng kết hoạt động các quý năm 2000. Từ khi quỹ đầu tiên bắt đầu vào Việt Nam, số vốn huy động cao nhất là 30 triệu $. Số tiền này được đầu tư vào 56 công ty năm 1996. Tới năm 1998 số công ty thuộc danh mục giảm xuống còn 51 và đến năm 2000 số công ty thuộc danh mục đầu tư là 46 công ty. Về cơ cấu vốn huy động, có tới 82% được huy động từ ngoài châu á, không có phần nào vốn đầu tư của các quỹ được huy động ở Việt Nam. Sau đây là bảng tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam (Bảng ngang). Trong quá trình hoạt động, các quỹ đầu tư nước ngoài đều gặp khó khăn, vốn huy động và giá chứng chỉ quỹ đầu tư đều giảm. Có duy nhất Dragon Capital (Việt Nam Enterprise Investment Ltd) là quỹ thành công nhất tại Việt Nam, nó đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và thu được nhiều thành quả nhất định. Vốn huy động của quỹ tăng từ 16,5 triệu $ lên 21,87 triệu $ trong tháng 8/2000 và tính đến thời điểm 10/2002 số vốn mà quỹ huy động đã lên đến 65 triệu $ và 52 triệu $ đã được đầu tư vào 30 doanh nghiệp tại Việt Nam dưới hình thức góp vốn mua cổ phần, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp trong nước (chiếm đến 80%). Theo ông Dominic Scriven, GĐ quỹ Dragon Capital, trong thời gian tới đối tượng mà quỹ nhắm tới cũng vẫn là các doanh nghiệp trong nước gồm các doanh nghiệp nghiệp cổ phần các loại và cả những Công ty TNHH có ý định chuyển thành công ty cổ phần. Lĩnh vực chú trong đầu tư của quỹ là tài chính-ngân hàng, hàng tiêu dùngtrong nước, sản xuất nông lâm-hải sản, tin học và cơ sở hạ tầng. Để giải thích cho những kết quả không như mong muốn của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có một số lý do sau: Thứ nhất, hành lang pháp luật của Việt Nam không theo kịp nhịp đập thị trường. Các quỹ đầu tư chứng khoán có tầm nhìn xa trông rộng về phía thị trường Việt Nam nhưng lại không có sự hậu thuẫn đầy đủ từ phía Nhà nước. Thiếu điều kiện này cộng thêm sự dè chừng khi họ ở vị thế của những đối tác nước ngoài đã khiến các quỹ đầu tư này không thể tiếp cận đến những cơ hội đầu tư thuận lợi. Giới hạn của luật đầu tư nước ngoài và gần đây nhất là luật doanh nghiệp chỉ cho phép các đối tác nước ngoài nắm giữ tối đa 30% cổ phiếu của một tổ chức phát hành làm cho tác động của các quỹ đầu tư với các đối tác hoàn toàn không đủ mạnh. Khi nghị định 48/98 về chứng khoán và TTCK và kèm theo đó có quyết định 05/1998/QĐ-UBCK3 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ ra đời thì mặc dù có quy định về hoạt động của QĐTCK song khi áp dụng quyết định này vào quỹ đầu tư nước ngoài lại vướng phải một số bất cập: chẳng hạn, khoản 1 điều 3 của quy chế nêu rõ: “QĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ” hay khoản 2 điều 14 quy định “công ty quản lý không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, và không được đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành” và khoản 3 điều 14 của quy chế quy định : “công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do mình quản lý mua quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc một công ty không niêm yết”. Nếu áp dụng những điều này trong điều kiện hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ, thì tỷ lệ vốn mà QĐT đầu tư vào một doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn của quỹ là quá thấp. Mặt khác do tỷ lệ thấp nên buộc quỹ phải đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau làm cho chi phí quản lý tăng lên dẫn đến hầu hết các quỹ đều không có lãi. Lý do thứ hai đó là quan ngại của Chính phủ về những rủi ro do hình thức đầu tư gián tiếp mang laị mang lại cho nền tài chính quốc gia sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Chẳng hạn, ở Thái Lan, năm 1997 đầu tư gián tiếp nước ngoài chiếm tới 80% vốn đầu tư trực tiếp. Còn ở Việt Nam vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài hiện chiếm chưa đến 0,5% vốn đầu tư trực tiếp. Việt Nam cần có khoảng 3 đến 6 tỷ USD (10-20% FDI) vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thì sẽ tạo sự sôi động cho TTCK và khi đó nhiều QĐTCK nhất định sẽ tham gia thị trường. Thứ ba, lỗi cũng không hoàn toàn từ phía bên ngoài , chiến lược hoạt động thời gian đầu của các quỹ đầu tư dã có nhiều điểm không tương hợp với môi trường kinh tế Việt Nam. Hầu hết các quỹ chỉ tập trung tìm kiếm các dự án quy mô vốn lớn, trong thực tế vốn trung bình của doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng chục tỷ đồng. Ngoài ra do đòi hỏi khắt khe về tỷ suất lợi nhuận nên trong thời gian đầu các quỹ đã tự trói buộc thị trường đầu tư của chính mình. Những khó khăn trên cộng với nhiều khó khăn khác đã làm 2 trong số 6 quỹ ban đầu không đủ kiên nhẫn để đi hết chặng đường. Lazard &Templeton đã quyết định rút vốn khỏi Việt Nam. Còn lại 4 quỹ đầu tư nước ngoài đến nay vẫn còn tồn tại và hoạt động. Hy vọng ở tương lai không xa các quỹ sẽ dần lấy lại được vị thế của mình và chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin vào điều đó khi mà trên TTCK Việt Nam ngày càng có nhiều công ty cổ phần tham gia niêm yết cổ phiếu và các nhà đầu tư ngày càng quan tâm TTCK hơn. 3. Sự cần thiết phải phát triển các QĐTCK ở Việt Nam. Việt Nam đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học công nghệ và tri thức, do đó đòi hỏi Việt Nam phải phát triển cho kịp xu thế thời đại. Đầu tư cho phát triển chiều sâu, mũi nhọn tập trung chất xám trong những lĩnh vực ngành nghề then chốt là xu hướng chính. Muốn vậy phải có lượng vốn đầu tư, đặc biệt là VĐT dài hạn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và thành phần kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn khối lượng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rơi vào tình trạng bị hạn chế tiếp cận với các luồng VĐT, kể cả luồng vốn cổ phần cũng như vốn vay dài hạn từ phía ngân hàng. Một hướng giải quyết vấn đề này là thành lập các QĐTCK cung cấp vốn cho các doanh nghiệp , đồng thời tạo kênh thông tin liên chiều giữa doanh nghiệp và thị trường. Mặt khác quá trình CPH DNNN và phát triển TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước phát triển hoàn thiện. Với gần 1000 DNNN đã CPH và TTCK Việt Nam đã có 19 công ty tham gia niêm yết thì chưa thể nói là nhiều.Lượng nhà đầu tư trên TTCK chủ yếu vẫn là nhà đầu tư cá nhân có xu hướng đầu tư ngắn hạn trong khi đó thị trường vẫn vắng bóng các nhà đầu tư có tổ chức. Để kích cầu TTCK và kích cầu đầu tư cho nền kinh tế cần thiết phải thành lập các QĐTCK do nó giúp ổn định và phát triển thị trường thông qua lối đầu tư dài hạn có tính toán cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra QĐTCK còn kiến tạo nên hàng hoá cho thị trường giúp nhà đầu tư có thêm nhiều kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn hơn và tính thanh khoản cao, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và do vậy vừa ổn định phát triển thị trường, vừa thu hút thêm nhiều nhà đầu tư . Những phân tích ở trên đã cho thấy trong giai đoạn hiện nay và sắp tới cần thiết phải thành lập các QĐTCK tại Việt Nam. Nó là sản phẩm tất yếu của quá trình kết tinh các điều kiện, vai trò , các yếu tố chi phối cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên nhìn lại các QĐTCK đã thành lập tại Việt Nam ta có thể thấy rõ một điều là tất cả đều là QĐTCK nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và chỉ có quỹ VEIL là hoạt động có hiệu quả. Tại sao vậy? QĐTCK đã có nhưng đó là quỹ của nước ngoài mà quỹ nước ngoài lại có một số bất lợi về cơ cấu như cơ cấu nguồn nhân lực : quỹ nước ngoài sử dụng phần lớn NNL là người nước ngoài có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư nhưng bị hạn chế trong tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam và không có mối quan hệ rộng ở nội địa. Mặt khác quỹ huy động vốn chủ yếu là ngoại tệ do đó chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Thứ ba, họ chỉ được phép nắm giữ phần thiểu số cổ phiếu của các công ty trong nước (tối đa 30%) và không có quyền kiểm soát cao. Trong khi đó QĐTCK nội địa lại có khả năng tồn tại và phát triển cao hơn. Nó có thể huy động vốn nội tệ (và như thế tránh rủi ro tỷ giá), không bị hạn chế quy mô đầu tư vốn cổ phần hoặc các chức vụ có liên quan tới kiểm soát công ty nhận đầu tư. Đội ngũ chuyên gia người Việt Nam làm việc sẽ tạo ra một mối quan hệ rộng và khả năng giám sát hiệu quả hơn. Như vậy sự cần thiết là phải thành lập các QĐTCK tại Việt Nam. Vấn đề còn lại ở chỗ lộ trình cho nó thành lập và để cho nó ra đời và hoạt động được cần phải hội tụ những điều kiện và khả năng gì? II. Những điều kiện và khả năng phát triển QĐTCK trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam 1. Điều kiện phát triển QĐTCK trong hoàn cảnh Việt Nam. Điều kiện tầm vĩ mô. 1.1.1. Các QĐTCK muốn phát triển trong một môi trường kinh tế nhiều thành phần trước hết phải có một hành lang pháp lý cho nó hoạt động. Vào năm 1994 Việt Nam đã sôt sắng chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK nhưng phải mất 4 năm sau đó khung pháp lý chung về chứng khoán và TTCK mới ra đời. Đó là việc ban hành nghị định 48/1998 /NĐCP về chứng khoán và TTCK ngày 11/7/98. Có thể coi đây là văn bản đầu tiên định hướng cho TTCK Việt Nam và các thành phần liên quan đến TTCK trong đó có hẳn chương V nói về QĐTCK và công ty quản lý quỹ. Ban hành tiếp sau nghị định là một số thông tư, quyết định hướng dẫn cho nghị định. Liên quan đến QĐTCK và công ty quản lý quỹ có quyết định 05/98/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/98 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và công ty quản lý quỹ. Như vậy nhìn chung các QĐTCK muốn ra đời và hoạt động tại Việt Nam đã có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Các văn bản này là khung sườn, là chiếc xương sống xuyên suốt mọi vấn đề liên quan đến TTCK. Và chúng càng rõ ràng chi tiết bao nhiêu thì hoạt động của TTCK nói chung cũng như riêng QĐTCK càng được đảm bảo ổn định và phát triển bền vững. Để tạo điều kiện hơn nữa về khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển QĐTCK UBCKNN đã nghiên cứu bản dự thảo NĐ thay thế NĐ 48/98 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong bản dự thảo đề cập đến sửa đổi một số điều về QĐTCK theo hướng càng rộng mở hơn như bổ sung loại hình “QĐTCK không phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng” có lượng nhà đầu tư không nhiều, chủ yếu là các nhà đầu tư lớn có tổ chức và kinh nghiệm. Các điều kiện thành lập quỹ được quy định đơn giản và cụ thể hơn như chỉ có quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ ra công chúng mới phải xin phép UBCKNN cho thành lập. Còn QĐTCK không phát hành chứng chỉ ra công chúng thì chỉ cần đăng ký thành lập với UBCKN. Các nội dung liên quan đến quỹ đầu tư nước ngoài, công ty quản lý quỹ nước ngoài cũng được dự thảo quy định chi tiết hơn. Các giao dịch về chứng khoán đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam . Tới nay bản dự thảo đã được bộ tư pháp thẩm định và đang chờ TTg CP ký ban hành. Hy vọng không lâu sau các điều kiện về hành lang pháp lý mới sẽ được chỉnh sửa theo hướng ngày càng rộng mở và chặt chẽ. 1.1.2. Không giống như phần lớn các TTCK tồn tại ở các nước Tư bản, TTCK Việt Nam ra đời trong nền kinh tế nhiều thành phần theo đình hướng XHCN. Hướng tồn tại và phát triển cho TTCK ở Việt Nam là đi từ thấp đến cao phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế đất nước từng thời kỳ. Trong thời gian đầu khi mới tiến hành CPH, lượng CTCP còn ít do đó kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động trong các CTCP cũng như kinh nghiệm quản lý và điều hành các CTCP của các cơ quan hữu trách, các ban ngành liên quan chưa nhiều. TTCK lúc này hình thành nhằm định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp. Đối với các DN đã tiến hành CPH thì tiến tới đăng ký niêm yết trên TTCK, các công ty đang trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu sẽ thấy được lợi ích có được từ việc tham gia TTCK và từ đó có định hướng hoạt động cụ thể cho mình. Ngoài ra một lợi ích thiết thực hơn nữa khi định hướng hoạt động cho TTCK Việt Nam đó là tạo thêm kênh hàng hoá trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo một môi trường hấp dẫn cho sự tham gia của các định chế tài chính như các ngân hàng ,công ty bảo hiểm, và đặc biệt là các QĐTCK. TTCK Việt Nam đã ra đời nhưng cần đẩy mạnh hoạt động hơn nữa. Trong điều kiện tình hình thị trường bất ổn định như hiện nay cần phải có sự can thiệp kịp thời của các cơ quan ban ngành liên quan nhằm vực dậy thị trường. Ta không thể nói chỉ QĐTCK mới có vai trò kích cầu thị trường được, chính TTCK cũng tác động trở lại, nó là điều kiện cần cho QĐTCK hoạt động, điều kiện này có tốt thì QĐTCK mới hoạt động tốt được. 1.1.3. Một trong những điều kiện nữa cho QĐTCK hình thành và phát triển đó là quy mô hoạt động của các doanh nghiệp đủ lớn đảm bảo kích thích hoạt động đầu tư vốn của các QĐTCK. Do đặc điểm của QĐTCK là đầu tư tài chính theo lối đầu tư gián tiếp thông qua các công cụ tài chính như CP,TP...do đó nếu không có các công cụ tài chính này thì QĐTCK không thể hoạt động được. QĐTCK hình thành vốn góp từ nhiều nhà đầu tư, đối tượng tham gia đầu tư vào quỹ là khá lớn do vậy lượng quỹ sử dụng để đem đi đầu tư không phải là nhỏ. Quỹ thường tìm kiếm các đối tượng đầu tư là các công ty lớn , có quy mô và thâm liên hoạt động lâu dài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam đã thành lập và sẽ thành lập phải có một quy mô vốn tương đối lớn mới đủ điều kiện kích thích các QĐTCK hoạt động và phát triển. Một lượng hàng hoá dồi dào cả về số lượng và chủng loại lẫn chủng loại sẽ nguồn hành phong phú cho các QĐTCK lựa chọn đầu tư. Quy mô các doanh nghiệp này càng lớn bao nhiêu thì hàng hoá cho thị trường càng nhiều bấy nhiêu và từ đó các QĐTCK sẽ có nhiều cơ hội phát triển. 1.1.4. Quá trình CPH tại Việt Nam đã diễn ra từ đâu những năm 90.Có thể nói các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chuển thành công ty cổ phần đã tạo ra một cơ chế quản lý mới cho các doanh nghiệp và ngoài ra nó còn tạo thêm cho thị trường các công cụ tài chính mới. Chính các công cụ này như đã nhắc ở phần trước, là nguồn hàng chính yếu cho các QĐTCK. Do vậy đi liền với sự ra đời và hình thành TTCK thì tức là cũng phải có sự ra đời và hình thành các công ty cổ phần và ở phần lớn các nước, hai yếu tố này luôn đi liền nhau. Tại Việt Nam,vào thời điểm TTCK ra đời đã có trên 460 CTCP được thành lập (nguồn: báo ĐTCK số 39-1/9/2000). Số lượng này so với gần 6000 doanh nghiệp nhà nước hiện tại đang hoạt động thì chưa phải là nhiều nhưng so thời gian lúc đó thì lượng công ty cổ phần cũng là khá lớn đối với quy mô TTCK Việt Nam. Có thể xem xét một số khía cạnh về quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam: ngay đầu những năm 1990 Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương và định hướng chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang mô hình quản lý mới đó là các công ty cổ phần. Nhiều năm sau đó quá trình cổ phần hoá diễn ra một cách ì ạch do chưa có một khung pháp lý nào hướng dẫn cho sự ra đời và hoạt động của công ty cổ phần . Mãi đến năm 1998 Chính phủ mới ban hanh Nghị định 44/1998 /NĐCP về chuyển DNNN thành CTCP, và từ đó đến nay các doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành CPH đều phải theo những định hướng của NĐ này. Tuy nhiên cũng cần phải thấy một điều rằng mặc dù đã có các văn bản pháp luật điều tiết nhưng cũng vướng phải không ít bất cập khi tiến hành CPH các DNNN . Ví dụ như khi tiến hành CPH thì rất khó trong việc xác định giá trị doanh nghiệp do chưa có quy định cụ thể, hay khó khăn trong việc bán cổ phần cho người lao động, hoặc những trường hợp ban giám đốc không muốn doanh nghiệp mình tiến hành cổ phần hoá vì sợ mất chức mất quyền....Vì vậy đòi hỏi phải chấn chỉnh hơn nữa công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra còn phải tiến tới quá trình CPH các thành phần kinh tế khác. Theo định hướng phát triển kinh tế chung thì định hướng tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tiên thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sau đó mới dần tiến đến cổ phần hoá các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Điều này vừa thể hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước vừa đảm bảo quá trình cổ phần hoá đi lên một mạch từ thấp đến cao theo định hướng chung trong phát triển TTCK Việt Nam và khi quá trình CPH diễn ra một cách thuận lợi thì sẽ tạo một lượng hàng hoá dồi dào cho TTCK, kích thích hoạt động của các QĐTCK. 1.1.5. Một trong những điều kiện khác cũng không thể t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0825.doc
Tài liệu liên quan