1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------
PHAN VĂN KIẾN
DIEÄN MAÏO KINH TEÁ AN GIANG
TRONG CAÙC THEÁ KYÛ XVII - XX
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRẦN THỊ THANH THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Cách đây hơn
209 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
300 năm, khi người Việt đặt chân đến vùng này, về cơ bản, đây là một
vùng đất hoang vu chưa được khai phá, sình lầy, sông rạch chằng chịt, cây rừng rậm
rạp, với hàng nghìn trâu rừng tụ họp. Nhưng không đầy ba thế kỷ sau, An Giang trở
thành một vùng đất trù phú, một vựa lúa lớn của cả nước. Việc dựng lại diện mạo kinh
tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu sự
phát triển kinh tế An Giang ngày nay.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dưới sự lãnh đaọ của Đảng Cộng sản Việt
Nam, kinh tế An Giang đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, nhất là sản lượng
lương thực trong những năm gần đây luôn luôn đứng đầu cả nước. Tìm hiểu kinh tế An
Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng, giúp cho địa phương vạch ra
những chính sách, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tình hình
kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần không nhỏ trong việc nhận thức lại
quá khứ, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển kinh tế của
vùng. Một hệ thống đề tài về kinh tế của mỗi tỉnh trong các thế kỷ XVII - XX vẫn là
mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Mặt khác, đề tài này còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương,
con người An Giang cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường
trong chống giặc ngoại xâm; từ đó có thái độ và trách nhiệm trong việc góp phần xây
dựng quê hương An Giang giàu đẹp.
3
Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh lịch sử về kinh tế An Giang trong
các thế kỷ XVII - XX, tập trung nghiên cứu tất cả các mặt hoạt động kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận
tải. Qua đó, thấy được những biến đổi của kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII -
XX. Trên cơ sở nghiên cứu các mặt hoạt động của kinh tế An Giang, tác giả rút ra được
một số đặc điểm cơ bản về kinh tế An Giang. Tìm ra thế mạnh của kinh tế An Giang,
góp phần vào việc hoạch định chính sách kinh tế của tỉnh. Đồng thời nêu được những
tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng của chúng đến đời sống nhân dân
An Giang trong các thế kỷ XVII - XX, từ đó có những kiến nghị cho việc phát triển
kinh tế An Giang trong giai đoạn hiện nay.
Tôi sinh ra, lớn lên và công tác tại An Giang, việc nghiên cứu kinh tế An
Giang trong các thế kỷ XVII - XX sẽ giúp tôi giảng dạy tốt lịch sử địa phương, cũng
như việc biên soạn tài liệu dạy học lịch sử địa phương An Giang cho các trường phổ
thông hiện nay. Việc nghiên cứu này còn góp phần bổ sung nguồn tư liệu tham khảo
cho giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương An Giang.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chủ đề của luận văn là Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII -
XX. Tác giả đi sâu tìm hiểu các hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công
nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải, cũng như những tác động của
những hoạt động đó tới đời sống nhân dân An Giang trong bốn thế kỷ qua.
Về không gian, vùng đất An Giang từ thời chúa Nguyễn cho đến khi thực dân
Pháp chiếm Nam Kỳ có địa giới rất rộng, bao gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang,
Sóc Trăng, một phần Đồng Tháp và Bạc Liêu ngày nay. Luận văn chỉ nghiên cứu
những vấn đề lịch sử thuộc phạm vi không gian địa giới tỉnh An Giang ngày nay. Khi
4
giới hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả có tính đến sự thay đổi về địa giới hành chính qua
các thời kỳ lịch sử.
Về thời gian, luận văn giới hạn trong các thế kỷ XVII - XX. Cụ thể là từ năm
1620, là năm vua Chân Lạp Chey Chetta II xin cưới công nương Ngọc Vạn, con của
chúa Nguyễn Phúc Nguyên, từ đây, vua Chân Lạp tạo điều kiện thuận lợi cho người
Việt đến khai phá đất đai và định cư sinh sống ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có An
Giang; và đến năm 2000, là năm kết thúc thế kỷ XX, bước sang kỷ nguyên mới, cũng
là năm An Giang đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội sau hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài “Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII -
XX”, tác giả kế thừa nghiêm túc và có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây liên
quan đến đề tài, bao gồm các nội dung về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố
con người và các nhân tố khác có tác động đến kinh tế An Giang. Trước hết là những
công trình được ghi chép của nhà Nguyễn.
Quyển Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1783) được viết vào khoảng
năm 1776, thời điểm đang diễn ra cuộc khẩn hoang, mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Do
vậy, tác phẩm có những tư liệu quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên, những biến
động kinh tế và chính trị vùng sông Tiền, sông Hậu nói riêng, vùng đất Nam Bộ nói
chung.
Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) được
viết vào thời vua Gia Long (1802 - 1820). Đây là quyển địa phương chí đầu tiên đề cập
một cách khái quát về địa giới, khí hậu, vùng đất, con người, sản vật, núi sông, phong
tục và tình hình kinh tế vùng đất Nam Bộ nói chung, trong đó có vùng đất An Giang
nói riêng ở các thế kỷ XVIII - XIX.
5
Bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, được vua Minh Mạng
cho biên soạn vào năm 1821, gồm hai phần : Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép giai
đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần
(1777); Đại Nam thực lục chính biên ghi chép Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục
lại quyền lực (1777) đến năm vua Đồng Khánh mất (1889). Đây là bộ tư liệu ghi chép
khá đầy đủ về vùng đất An Giang trong các thế kỷ XVII - XIX trên các phương diện
kinh tế, chính trị, xã hội. Ngoài ra, Đại Nam thực lục còn khắc hoạ đậm nét về xã hội
Việt Nam từ 1858 đến năm 1867, trong đó có vùng đất An Giang.
Trong Quốc triều chánh biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, có
đoạn miêu tả công việc đào kênh làm thuỷ lợi, công cuộc khẩn hoang lập đồn điền và
sơ lược về sở hữu đất đai của một số làng thuộc vùng đất An Giang trước khi thực dân
Pháp chiếm An Giang vào năm 1867.
Địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh được lập năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng, gồm
484 tập. Trong đó, Địa bạ An Giang có 43 tập bao gồm An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng
và một phần tỉnh Đồng Tháp. Đây là tài liệu miêu tả sinh động, chính xác về các đơn vị
hành chính, các loại đất đai, tình hình phân bố ruộng đất, thuế, cơ cấu cây trồng và các
vấn đề xã hội khác ở tỉnh An Giang trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
Bộ sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, được biên
soạn vào năm Tự Đức thứ 29 (1875) và hoàn thành vào khoảng năm 1881. Trong tập
Thượng của bộ sách có nhiều ghi chép về tình hình môi trường tự nhiên, kinh tế An
Giang thế kỷ XIX. Đây là tư liệu quý khái quát phần nào bức tranh về tự nhiên, kinh tế
An Giang dưới triều Nguyễn.
Như vậy, thư tịch cổ viết về kinh tế An Giang khá phong phú, nhưng còn rời rạc
và đan xen với nhiều sự kiện khác. Cho đến nay, việc nghiên cứu vùng đất An Giang
trong các thế kỷ XVII - XIX nói chung, kinh tế An Giang nói riêng vẫn còn thiếu, rất
cần tài liệu nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách hoàn chỉnh, có hệ thống về kinh
6
tế An Giang. Do đó, các tư liệu trên vẫn là nguồn chính cho việc tham khảo và đối
chiếu trong quá trình nghiên cứu.
Trong thời thực dân Pháp cai trị và trở lại xâm lược (1867 - 1954) có một số
sách địa phương chí về tỉnh Long Xuyên, tỉnh Châu Đốc do người Pháp biên soạn như:
Đặc khảo về tỉnh Châu Đốc (năm 1902), Đặc khảo về tỉnh Long Xuyên (năm 1905),
Các tỉnh Nam Kỳ - Long Xuyên (năm 1907), Địa phương chí tỉnh Long Xuyên năm
1953, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc năm 1953,... đề cập các mặt hành chính, kinh tế,
văn hoá, xã hội. Đồng thời, năm 1941, công trình khai hoang ở An Giang đã được nhắc
đến trong bài viết Mảnh sử liệu việc khai hoang ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn của tác
giả Tiên Đàm (Báo Tri Tân, số 21).
Thời kỳ 1954 - 1975 có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Bộ, vùng đất An
Giang hoặc có đề cập đến kinh tế An Giang được công bố.
Dưới chính quyền Sài Gòn, Ban nghiên cứu Toà hành chính An Giang còn cho
biên soạn các quyển địa phương chí như : Địa phương chỉ tỉnh Long Xuyên 1956, Địa
phương chí tỉnh Châu Đốc 1956, Địa phương chí An Giang 1959, Địa phương chí An
Giang 1961, Địa phương chí An Giang 1963, Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Địa
phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Địa phương chí tỉnh An Giang 1973,… đã đề cập một
cách tổng quát về lịch sử, danh lam thắng cảnh, điều kiện tự nhiên, hành chính, kinh tế,
văn hoá, xã hội của tỉnh.
Quyển Tân Châu xưa của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh được biên soạn
vào năm 1964 đã đề cập đến một phần đất An Giang. Đây là loại sách chuyên khảo viết
về nơi định cư sinh sống sớm nhất của người Việt ở An Giang, sự quản lý của chúa
Nguyễn ở vùng đất mới tiếp quản này. Ngoài ra, tác giả còn trình bày diện mạo vùng
đất Tân Châu từ 1757 - 1965 qua các mặt kinh tế, địa phận, văn hoá, tín ngưỡng,....
Tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang được viết vào những năm
1970. Tác phẩm này viết về quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam dưới thời các
7
chúa Nguyễn, quá trình xác lập chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có đề cập đến
tình hình các mặt ở vùng đất An Giang.
Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn
Hầu được xuất bản năm 1973. Tác giả viết về công trình đào kênh, mở đường, khẩn
hoang lập làng ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối thời vua Gia Long
đầu thời vua Minh Mạng.
Quyển Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm 1973, cũng
đã cung cấp những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung,
An Giang nói riêng vào thế kỷ XVIII - XIX.
Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam của Nguyễn Văn Luận
xuất bản năm 1973. Tác giả đề cập đến quá trình lịch sử, sinh hoạt kinh tế và đời sống
văn hoá - xã hội của người Chăm ở An Giang trước năm 1975.
Quyển Người Việt gốc Miên của Lê Hương xuất bản 1969, đã miêu tả sinh
động về sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hoá, giáo dục và kinh tế của người Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trong đó có sinh hoạt kinh tế của người Khmer
An Giang.
Ngoài ra, trong tác phẩm Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn
đề đất đai, thiên nhiên, phong thổ, phong tục, tập quán của vùng đất Nam Bộ và công
cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam.
Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long
và An Giang, với những vấn đề sâu hơn.
Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã góp
phần tìm hiểu sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, trong đó có An Giang.
Các tác giả đã khái quát quá trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức
sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về mặt xã hội, .…
8
Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản 1984. Đây
là quyển sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hoá, giáo dục,
y tế An Giang trong các thế kỷ XVIII - XX.
Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác giả
đã đề cập đến những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hoà hợp vào
lãnh thổ nước ta đến thời Pháp thuộc.
Quyển Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình,
Lê Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990 đã nghiên cứu về các tộc người đang
sinh sống trên mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt
trong sinh hoạt về mặt kinh tế - xã hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này.
Tác phẩm Về dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long xuất bản năm 1991 đã đề
cập khá chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống
ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng.
Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh
của Nguyễn Đình Đầu được xuất bản năm 1992. Tác phẩm cung cấp những tư liệu quý
về quá trình khai hoang lập ấp, chế độ công điền công thổ ở An Giang từ khi lưu dân
người Việt có mặt cho đến khi Pháp xâm chiếm vùng này vào năm 1867.
Quyển Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của
Huỳnh Lứa xuất bản năm 2000. Tác giả có đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh
thổ, khai hoang lập ấp, công cuộc đào kênh, các hoạt động kinh tế ở An Giang trong
hai thế kỷ XVIII - XIX.
Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và
phát triển do Nguyễn Công Bình chủ biên, Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm
biên soạn năm 1992, Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ
biên.
9
Ngoài ra, các bài viết trong các Kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và
Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX do Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành
vùng đất An Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An
Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An Giang đã phối hợp với Viện
Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức,... ; các bài viết trên các báo
chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến kinh tế An Giang.
Những nội dung vừa được đề cập ở trên chưa có tính hệ thống, chưa có tính
liên tục, chưa được đi sâu, trong đó có kinh tế. Nhìn chung, cho đến nay chưa có công
trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Kinh tế An Giang từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.
Như vậy, chủ đề này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho giới nghiên cứu.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi nghiêm túc kế thừa không chỉ tư
liệu mà cả về lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tư liệu
bao gồm : sách, báo, tạp chí có ở Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa học Tổng
hợp, Thư viện Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện An Giang, Thư
viện Cần Thơ. Bên cạnh đó còn có các bản báo cáo, tập địa chí được lưu trữ tại Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Cục Thống kê tỉnh An
Giang, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II; các luận văn cao học và phó tiến sĩ lưu lại tại
Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa học Tổng hợp.
Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về
kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX.
10
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
logic : Đây là những phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn. Trong đó, phương
pháp lịch sử đóng vai trò chủ đạo.
Phương pháp hệ thống hoá : Hệ thống lại những vấn đề được viết tản mạn, rải
rác trong các tư liệu và nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến kinh tế An
Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Phương pháp hệ thống hoá là cơ sở để trình bày
những nội dung trong luận văn.
Phương pháp so sánh : Dùng phương pháp này để đối chiếu kinh tế An Giang
ở các vùng địa phương trong tỉnh hoặc với các tỉnh khác trong vùng.
Phương pháp liên ngành : Trong quá trình thực hiện đề tài, kết hợp chủ yếu
các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khác nhau như địa lý,
kinh tế, thống kê,…
Phương pháp khảo sát điền dã : Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những người
trồng lúa ở Long Kiến, nghề mộc ở Long Điền A (huyện Chợ Mới), nghề dệt ở huyện
Tân Châu, nghề gốm ở huyện Tri Tôn, nghề đá ở Núi Sập, nghề sản xuất gạch ngói ở
huyện Châu Thành, làm mắm ở thị xã Châu Đốc,… Đồng thời còn thu thập tài liệu
điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế An Giang trong bốn thế kỷ đã qua.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm phong phú khối lượng tư liệu liên
quan đến tiến trình phát triển kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Nguồn tư
liệu này được bổ sung vào tư liệu nghiên cứu kinh tế Nam Bộ nói chung.
Luận văn còn đóng góp một số kết luận cụ thể về những thuận lợi và khó khăn
của kinh tế An Giang trong bốn thế kỷ đã qua, rút ra những đặc điểm cơ bản kinh tế An
11
Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Từ đó có những đề xuất và giải pháp nhằm phát
triển kinh tế An Giang trong giai đoạn hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 207 trang, trong đó phần mở đầu 10 trang, nội dung chính 168
trang, kết luận 10 trang, tài liệu tham khảo 7 trang, phụ lục 12 trang. Luận văn được
chia làm 3 chương.
Chương 1 : Môi trường tự nhiên - điều kiện cơ bản của diện mạo kinh tế An Giang.
Chương 2 : Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX.
Chương 3 : Cư dân An Giang - chủ thể làm nên diện mạo kinh tế An Giang.
12
Chương 1 : MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN - ĐIỀU KIỆN
CƠ BẢN CỦA DIỆN MẠO KINH TẾ AN GIANG
1.1. Vị trí, địa hình
1.1.1. Vị trí
An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long,
nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và có một phần diện tích nằm trong vùng Tứ giác Long
Xuyên. Mặt khác, An Giang còn là một tỉnh biên giới vừa có đồng bằng, vừa có đồi
núi, có nhiều tôn giáo và thành phần dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm sinh sống.
Tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 3.406,23 km2, dân số năm 2006 là
2.218.403 người [10, tr.19], đứng đầu các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và đứng
thứ 6 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố. Tỉnh An Giang có 11 huyện, thị, thành phố trực
thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và các huyện Châu Thành, Châu
Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; với 154
xã, phường, thị trấn.
Phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 104
km, phía đông giáp với tỉnh Đồng Tháp 107,628 km, phía nam và đông nam giáp với
thành phố Cần Thơ 44,734 km, phía tây nam giáp với tỉnh Kiên Giang 69,789 km.
Chiều dài nhất của tỉnh An Giang theo hướng Bắc - Nam là 86 km và hướng Đông -
Tây là 87,2 km, nơi hẹp nhất ở phía bắc là 20 km.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, nằm liền kề với thành phố Cần Thơ, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 190 km. An Giang có hệ thống giao thông thuỷ bộ rất thuận
lợi. Quốc lộ 91 nối liền với quốc lộ 2 của Vương quốc Campuchia qua cửa khẩu quốc
tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên); Tỉnh lộ 956 với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế
13
Khánh Bình (huyện An Phú); sông Hậu, sông Tiền và mạng lưới kênh rạch là những
tuyến giao thông thủy quốc tế quan trọng nối tỉnh An Giang với các tỉnh ở Đồng bằng
sông Cửu Long và Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (huyện Tân Châu).
Đây là điều kiện thuận lợi để An Giang phát triển và hội nhập kinh tế với các tỉnh trong
khu vực, với nước ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á.
1.1.2. Địa hình
An Giang có địa hình thấp dần từ biên giới Việt Nam - Campuchia xuống đến
lộ Cái Sắn và từ bờ sông Tiền qua đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang. An Giang có 2 dạng
địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.
Địa hình đồng bằng chiếm 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, có 2 loại chính
đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.
Đồng bằng phù sa là do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hàng năm, rất
bằng phẳng và có nhiều dạng. Dạng cồn bãi (còn gọi là cù lao), ở giữa cao và thấp dần
sang hai bên như “cù lao Mỹ Hoà Hưng, cù lao Tiên, cồn Phó Ba (thành phố Long
Xuyên), Bà Hoà (huyện Châu Thành), Bình Thuỷ, Khánh Hoà (huyện Châu Phú), Vĩnh
Trường (huyện An Phú) trên sông Hậu; và cù lao Giêng (huyện Chợ Mới), cù lao Tây,
cù lao Ma, Cái Vừng (huyện Tân Châu) trên sông Tiền” [79, tr.104]. Dạng lòng chảo,
địa hình ở hai bên bờ sông cao hơn, thấp dần vào trong đồng ruộng, đó là khu vực giữa
sông Tiền và sông Hậu, rõ nét nhất là huyện Phú Tân, vì nơi đây có ba mặt sông bao
bọc. Dạng hơi nghiêng, ở phía hữu ngạn sông Hậu thuộc vùng trũng Tứ giác Long
Xuyên, địa hình cao ở gần bờ sông Hậu rồi thấp dần vào trong đồng ruộng cho đến tận
ranh giới tỉnh Kiên Giang. Dạng gợn sóng là một dạng phụ nằm trong khu vực dạng
lòng chảo, được hình thành do sự kết nối đan xen các bãi bồi ven các sông nhánh và
các rạch tự nhiên đã bị phù sa sông bồi lấp, tập trung chủ yếu ở cù lao Vĩnh Trường
(huyện An Phú), các xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Xương của huyện Tân Châu.
14
Đồng bằng phù sa ở An Giang ngày nay có nhiều thay đổi so với cách đây
hơn 200 năm, những cánh đồng tràm mênh mông với vô số đàn ong xây tổ làm mật,
những cánh đồng um tùm, đầy lau sậy hoang vu xưa kia, nay đã được khai thác hết để
trồng lúa và cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày, từ một vụ đến hai,
ba vụ mỗi năm. Đồng bằng còn bị chia cắt bởi hệ thống kênh đào, các tuyến giao thông
đường bộ và các khu dân cư tập trung đông đúc.
Đồng bằng ven núi tập trung chủ yếu quanh các chân núi ở 2 huyện Tri Tôn,
Tịnh Biên. Dạng đồng bằng này có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau, nhưng
ở mỗi bậc thang thì khá bằng phẳng, không có độ nghiêng; chênh lệch độ cao giữa các
bậc thang không lớn. Cách đây hơn 200 năm, trên những cánh đồng này là những thảm
thực vật phủ xanh với nhiều chủng loài. Nhưng ngày nay được khai phá hết để trồng
lúa, hoa màu và cây ăn quả, dẫn đến nguy cơ bị xói mòn dần và sa mạc hóa, đòi hỏi
việc đa dạng hóa cây trồng, nhất là cây ăn quả.
Địa hình đồi núi thấp chiếm 13% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở 3
huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn; có hàng chục ngọn núi khá lớn, nhỏ, cao, thấp
khác nhau. Đồi núi An Giang chia làm 2 dạng chính : dạng núi cao và dốc, dạng núi
thấp và thoải. Dạng núi cao và dốc như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài,… Dạng núi thấp
và thoải, phần lớn các núi thấp nằm liền hoặc nằm kề các núi lớn như núi Nam Qui, Sà
Lon, núi Đất,…
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết trước năm 1820 ghi
chép về đồi núi ở An Giang gồm 19 núi, đó là : núi Thụy Sơn, núi Bảo Sơn (thuộc cụm
núi Sập huyện Thoại sơn ngày nay), núi Ba Thê, núi Tà Chiếu, núi Trà Nghinh (thuộc
cụm núi Ba Thê huyện Thoại Sơn ngày nay), núi Tượng Sơn, núi Cà Âm, núi Nam Sư,
núi Khê Lạp, núi Toái Sơn, núi Tà Biệt, núi Ba Xui, núi Ngật Sum, núi Nam Vi, núi
Đài Tốn, núi Chân Sum, núi Sâm Đăng, núi Đại Bà Đê và núi Tiểu Bà Đê (phần lớn
các núi này nằm trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ngày nay [17, tr.49-52].
Tuy nhiên, sách Đại Nam nhất thống chí biên soạn hoàn thành vào năm 1882 đã đề cập
15
đến danh từ Thất Sơn, Bảy Núi và ghi bổ sung thêm 4 núi là Tô Sơn, Ốc Nhẫm, Tà
Biệt và Nhân Hòa.
Ngoài núi Sập, núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn), núi Sam (thị xã Châu Đốc),
An Giang còn có một dãy núi nằm nối đuôi nhau chạy dài giáp vùng biên giới Việt
Nam - Campuchia, gọi là Bảy Núi hoặc Thất Sơn, với 7 núi chính : núi Nước (Thủy
Đài Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Dài (Ngọa Long
Sơn), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Năm Giếng (Ngũ Hồ
Sơn). Trong đó, một số núi khá lớn như núi Dài, núi Cô Tô có độ cao trên 500 mét và
núi có đỉnh cao nhất là núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) 705 mét. Theo Gia định thành thông
chí, đồi núi An Giang được mô tả : “Vách dốc ngậm mây, suối cong tắm ngọc, có
những thứ giáng hương, tốc hương; cây cối um tùm, chim muông béo tốt” [17, tr.50].
Còn Đại Nam nhất thống chí ghi lại núi Sập : “Cách sông Thụy Hà 18 dặm rưỡi về
phía tây, cao 30 trượng, chu vi 3 dặm, ba ngọn núi chồng chất, cây cối xanh um, cấm
chặt cây” [60, tr.195]; hay núi Nam Vi “ ở cách huyện Hà Dương 8 dặm về phía tây
nam, cao 30 trượng, chu vi hơn 8 dặm, cây cối um tùm, cấm chặt cây, khe sâu cỏ rậm,
rất nhiều hươu nai hổ báo” [60, tr.196].
Theo Địa chí An Giang (năm 2000), tỉnh An Giang có 37 núi :
TT Tên núi Độ cao
(mét)
Chu vi
(mét)
Vị trí núi
(xã, huyện)
1 Núi Sập 85 3800 Thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn
2 Núi Nhỏ 76 2200 Thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn
3 Núi Bà 55 280 Thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn
4 Núi Cậu 34 240 Thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn
5 Núi Ba Thê 221 4220 Thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn
6 Núi Nhỏ 63 700 Thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn
7 Núi Tượng 60 970 Xã Vọng Đông, Thoại Sơn
8 Núi Trọi 21 400 Xã Vọng Đông, Thoại Sơn
16
9 Núi Chóc 19 550 Xã Vọng Đông, Thoại Sơn
10 Núi Nổi 10 320 Xã Phú Hữu, huyện An Phú
11 Núi Sam (Học Lãnh Sơn) 228 5200 Núi Sam, thị xã Châu Đốc
12 Phú Cường (Bạch Hổ Sơn) 282 9500 An Nông, huyện Tịnh Biên
13 Núi Dài (Ngũ Hồ Sơn) 265 8751 An Phú, huyện Tịnh Biên
14 Núi Két (Anh Vũ Sơn) 266 5250 Thới Sơn, huyện Tịnh Biên
15 Núi Rô 149 2250 An Cư, huyện Tịnh Biên
16 Núi Trà Sư (Kỳ Lân Sơn) 146 1750 Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên
17 Núi Bà Vải 146 1400 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên
18 Núi Đất Lớn 120 2120 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên
19 Núi Bà Đắt 103 1075 Văn Giáo, huyện Tịnh Biên
20 Núi Cậu 100 1900 Thị trấn Tịnh Biên, Tịnh Biên
21 Núi Đất Nhỏ 80 450 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên
22 Núi Mo Tấu 80 270 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên
23 Núi Chùa 60 380 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên
24 Núi Tà Nung 59 1450 Thị trấn Tịnh Biên, Tịnh Biên
25 Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) 705 28600 An Hảo, huyện Tịnh Biên
26 Núi Bà Đội 261 6075 Tân Lợi, huyện Tịnh Biên
27 Núi Nam Qui 213 8875 Châu Lăng, huyện Tri Tôn
28 Núi Bà Khẹt 129 1380 Chi Lăng, huyện Tịnh Biên
29 Núi Tà Lọt 69 870 Châu Lăng, huyện Tri Tôn
30 Núi Ba Xoài 58 550 An Cư, huyện Tịnh Biên
31 Núi Cà Lanh 41 1225 An Hảo, huyện Tịnh Biên
32 Núi Dài (Ngọa Long Sơn) 554 21625 Lê Trì, huyện Tri Tôn
33 Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) 145 3825 Ba Chúc, huyện Tri Tôn
34 Núi Sà Lon 102 2325 Lương Phi, huyện Tri Tôn
35 Núi Nước (Thủy Đài Sơn) 54 1070 Ba Chúc, huyện Tri Tôn
36 Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) 614 14375 Cô Tô, huyện Tri Tôn
17
37 Núi Tà Pạ 102 10225 An Tức, huyện Tri Tôn
Nguồn : [79, tr.107]
Tóm lại, do môi trường sinh thái có nhiều biến đổi hơn 200 năm qua, từ chỗ
rừng rậm rạp, khe suối có nhiều nước đến chỗ rừng cạn kiệt và các khe suối khô như
hiện nay, địa hình đồi núi ở An Giang có nhiều thay đổi. Các hoạt động khai thác đá
xây dựng trong suốt nhiều năm qua ở núi Sam, núi Sập, núi Cô Tô,…. đã khoét sâu vào
chân núi, sườn núi, làm cho hình dạng của các núi này thay đổi, mất vẻ đẹp tự nhiên và
tác động xấu đến môi trường xung quanh. Những năm gần đây, An Giang có nhiều
biện pháp tích cực để khắc phục thực trạng trên bằng cách đình chỉ mọi hoạt động khai
thác đá, cát tại núi Sam, núi Sập; trồng cây gây rừng trên các đồi núi, xây dựng các hồ
chứa nước,… trên vùng đồi núi Tri Tôn và Tịnh Biên.
Khác với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang là tỉnh không chỉ có
địa hình đồng bằng mà còn có đồi núi. Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, do
phù sa bồi đắp hàng năm. Đất ở đây rất thích hợp cho việc trồng lúa và hoa màu. Còn
đất ở địa hình đồi núi thì thích hợp với việc trồng cây ăn quả và trồng rừng. Ngoài ra,
đồi núi An Giang không chỉ là thắng cảnh đẹp mà còn là nguồn tài nguyên lớn về
khoáng sản, cây công nghiệp, là nơi có nhiều loại cây thuốc quí. Đá núi Sập, núi Sam,
núi Cô Tô,… được dùng trong xây dựng và dụng cụ gia đình trong và ngoài tỉnh. Địa
hình đồi núi An Giang còn là bức tường thành chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên giới
Tây Nam của Tổ quốc.
1.2. Sông, rạch, kênh và hồ
1.2.1. Sông
An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông. Sông Mê Kông bắt
nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), chảy theo hướng nam qua các nước Trung Quốc,
Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Khi vào địa phận nước ta, sông Mê
18
Kông chia làm hai nhánh : nhánh ở phía đông gọi là sông Tiền và nhánh ở phía tây gọi
là sông Hậu.
Sông Tiền chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Vĩnh Long và đổ ra Biển Đông bằng 6
cửa : Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Đoạn chảy qua
địa phận tỉnh An Giang dài khoảng 80 km, chiều rộng phía trên Vàm Nao lớn hơn
1.000 mét và phía dưới Vàm Nao từ 800 - 1.100 mét [74, tr.15]; độ sâu trung bình
khoảng 20 mét và có nơi sâu khoảng 45 mét như tại khu vực thị trấn Tân Châu. Trịnh
Hoài Đức đã ghi lại lợi ích của sông này : “…nước ngọt rưới nhuần bừa ruộng mạ,
được thóc kể cả trăm lần…; ngòi rạch thì đầy rẫy cá tôm cua lươn, nhà tự đi bắt lấy để
ăn” [17, tr.52]. Ngày nay, sông Tiền còn là ranh giới của 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp.
Sông Tiền là trục giao thông thuỷ quan trọng, tàu thuỷ có thể chạy từ thành phố Hồ Chí
Minh trên tuyến sông này lên đến Phnôm Pênh và ngược lại; là nguồn cung cấp nước
tưới và phù sa cho các cánh đồng ở huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Bên cạnh đó,
sông Tiên còn có nhiệm vụ tải lũ và cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho tỉnh An Giang.
Sông Hậu chảy song song với sông Tiền qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần
Thơ và đổ ra Biển Đông bằng 3 cửa là Định An, Bát Xắc, Tranh Đề. Đoạn chảy qua
tỉnh An Giang dài gần 101 km, trong đó chảy qua hai trung tâm đô thị lớn của tỉnh :
thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc; chiều rộng phía trên sông Vàm Nao từ 500 -
900 mét, còn phía dưới Vàm Nao từ 800 - 1.200 mét; độ sâu trung bình khoảng 13 mét
và có nơi sâu khoảng 45 mét như tại khu vực cửa đổ vào sông Vàm Nao. Sông Hậu là
trục giao thông thuỷ xuyên suốt trung tâm của tỉnh từ thượng nguồn về hạ lưu; là
nguồn cung cấp nước tưới, phù sa hầu hết đất đai sản xuất ở vùng trũng bờ tây sông
Hậu (vùng Tứ giác Long Xuyên) bằng hệ thống kênh mương. Bên cạnh đó, sông Hậu
còn cung cấp nguồn thuỷ sản chủ yếu của tỉnh An Giang.
Sông Vàm Nao là con sông nối liền giữa sông Tiền và sông Hậu, chảy ven
giữa thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Hòa (huyện Phú Tân) và xã Kiến An, Mỹ Hội Đông
(huyện Chợ Mới). Trước kia, người Việt gọi là kênh Vàm Nao bởi “còn hẹp, cạn, bãi
19
bùn. Hai bên bờ cây cối um tùm, cảnh vật sầm uất tối tăm, không ngớt vang lên những
âm thanh rừng rú… Bây giờ những ngọn cây tre rừng hay những cành cây lớn hai bên
bờ sông giao tiếp nhau, người có thể leo lên đu qua được. Lòng sông không sâu, rong,
cỏ, nhất là lục bình từ thượng nguồn đổ xuống tấp vào, cá tôm theo đó dựa vào đây
sinh sống. Do đó các loài cá lớn như cá sấu, cá mập, cá đao, rắn,… nom theo bắt mồi”
[27, tr.18]. Vào đầu thế kỷ XIX, sách Gia Định._. thành thông chí ghi về con sông này :
“Cửa trên ở phía nam sông Tiền Giang rộng 8 tầm, sâu 2 tầm, chảy về phía nam 75
dặm rưỡi, đến cửa dưới hợp với sông Hậu, bờ tây có sở thủ ngự, ven sông dân Kinh
khai khẩn ruộng vườn, rừng rậm ở phía sau là sóc, sách của dân Cao Mên” [17, tr.57].
Trải qua thời gian, bờ dưới, phía Chợ Mới bị nước từ thượng lưu chảy xuống mạnh
(nhất là mùa lũ) làm cho đất đứt chân, lở sụp từng mảng lớn. Mặt khác, nước tràn ồ
sang hữu ngạn thành những con sóng khổng lồ, nước chảy xiết và xoáy cuộn tròn đã
làm đánh đắm nhiều thuyền bè qua lại nơi đây. Cứ lâu ngày, đất càng bị sụp lở nhiều
hơn, sông rộng lớn ra, từ đó “kinh Vàm Nao” được người ta gọi là “sông Vàm Nao”.
Ngày nay, sông Vàm Nao rộng lớn rất nhiều so với thế kỷ XVIII, chiều dài
của sông trên 6 km, rộng khoảng 700 mét, sâu khoảng 17 mét, có tác dụng làm cân
bằng dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu đoạn dưới Vàm Nao. Nhờ vậy, sông Vàm
Nao hiền hoà hơn xưa, tàu bè tấp nập qua lại suốt ngày đêm, dưới sông không còn cá
sấu; dọc hai bên bờ sông dân cư đông đúc, các cánh đồng lúa và vườn cây ăn quả
quanh năm tươi tốt.
Sông Bình Di và sông Châu Đốc, tại thị trấn Long Bình (huyện An Phú), sông
Hậu chia hai nhánh, nhánh hữu hẹp hơn gọi là sông Bình Di dài 10 km. Sông Bình Di
chảy đến Vĩnh Hội Đông rồi gặp sông Tà Keo và sông Châu Đốc. Từ ngã ba này, sông
Châu Đốc chảy dài cho đến thị xã Châu Đốc thì hội tụ với sông Hậu, dài 18 km, rộng
bình quân 150 mét, sâu trung bình 7 mét (có chỗ sâu 25 mét).
Những con sông trên đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế của
nhân dân An Giang trong các thế kỷ qua, nhất là cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông
20
nghiệp, thức ăn cá, tôm, cua, ốc,… và điều hoà khí hậu. Đồng thời, nó có một vị trí
quan trọng trong hệ thống giao thông đường thuỷ, tạo mối giao lưu văn hoá giữa các
vùng trong và ngoài vùng đất An Giang. Mặt khác, chế độ thủy văn ở An Giang phụ
thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Kông, hằng năm đều phải ngập lụt 1 - 2,5
mét. Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng rất lớn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
vùng đất An Giang.
1.2.2. Rạch
Bên cạnh các con sông lớn, trên địa bàn An Giang còn có một hệ thống rạch tự
nhiên. Theo Địa chí An Giang ghi : “Trải qua thời gian dài, một số rạch bị phù sa sông
Tiền và sông Hậu chảy vào bồi đắp lâu ngày thành ruộng, một số được con người đào
cải tạo thành các con kênh thẳng, nên số còn lại hiện nay không nhiều. Những rạch lớn
ở An Giang hiện có là Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân), Ông Chưởng,
Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), rạch Long Xuyên (thành phố Long Xuyên), Chắc
Cà Đao, Mặc Cần Dưng (Châu Thành) và rạch Cần Thảo (Châu Phú)” [79, tr.115].
Rạch Ông Chưởng có hình uốn khúc như một con rồng, là con rạch góp phần
điều tiết nước từ sông Tiền chảy qua sông Hậu. Năm 1700, khi quan quân đóng tại Chợ
Mới ngày nay, Nguyễn Hữu Cảnh quyết định: “Cho quân sĩ vét sâu, khơi rộng thêm
nhánh sông Tiền rẽ ngang xuống sông Hậu, từ vàm Thủ Ngự Hùng Sai đến vàm Cái
Hố” (tức rạch Ông Chưởng ngày nay) [25, tr.106]. Sông sâu, lòng rộng thuyền bè đi lại
dễ dàng, nhất là dòng nước ngọt quý giá cho con người và trồng trọt. Theo Gia Định
thành thông chí, sở dĩ rạch có tên Ông Chưởng là do “…phía tây bờ sông ở cửa trên có
miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Công (tức Nguyễn Hữu Cảnh),
đó là để dân cư nhớ ơn ông là người đầu dẹp nước Cao Mên để mở mang đất ấy mà
làm miếu để thờ,…; lấy tên ông để đặt tên sông, là muốn cho người đời nghĩ đến công
ơn ông mà không quên được” [17, tr.57].
21
Vào những năm giữa thế kỷ XIX, rạch Ông Chưởng được sách Đại Nam
nhất thống chí ghi lại như sau : “Cửa trên của sông rộng 4 trượng, sâu 8 thước, phía
trước có bãi nhỏ cũng gọi theo tên sông, cách đạo Đông Khẩu cũ chừng 90 dặm về phía
tây, chảy về phía nam 60 dặm rưỡi đến cửa dưới của sông vào sông Hậu Giang” [60,
tr.201]. Ngày nay, rạch Ông Chưởng có độ rộng rất nhiều so với trước, rạch có chiều
dài 20 km, độ rộng khoảng 100 mét, sâu hơn 8 mét. Con rạch này là tuyến giao thông
đường thuỷ rất quan trọng nối sông Tiền với sông Hậu, tàu thuyền qua lại tấp nập suốt
ngày đêm; là trục nước tưới tiêu chính cho những cánh đồng lúa và hoa màu của huyện
Chợ Mới. Hai bên bờ con rạch dân cư ở rất đông đúc.
Rạch Long Xuyên là con rạch lớn nhất so với các con rạch khác ở An Giang.
Rạch bắt nguồn từ sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, chảy theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam, nối với kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn), đi qua núi Sập
rồi nối với sông Kiên đổ ra cửa biển Rạch Giá.
Do lòng rạch cạn, tàu bè chỉ có thể qua lại được vào mùa nước lớn, năm 1902,
thực dân Pháp tiến hành cải tạo rạch Long Xuyên, “chiều rộng từ 30 mét lên 50 mét,
chiều sâu từ 3,5 mét lên 5 mét” [30, tr.32]. Con rạch được cải tạo đã đem lại thuận lợi
về mặt giao thông, tàu bè có thể qua lại quanh năm; mặt khác, việc cải tạo con rạch này
còn góp phần tăng lượng nước tưới dồi dào hơn trước cho các cánh đồng ruộng.
Ngày nay, con rạch này có độ rộng khoảng 100 mét, sâu 8 mét, trở thành
tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối sông Hậu với biển Rạch Giá, và là một
trong những con rạch cung cấp nước tưới tiêu cho các cánh đồng ruộng của vùng Tứ
giác Long Xuyên.
Rạch Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới) có chiều dài 14 km, nối sông Tiền
(xã Hội An) với sông Hậu (Vàm Cống). Đại Nam nhất thống chí ghi lại con rạch này :
“Cách huyện Vĩnh An 55 dặm về phía tây bắc, lại có tên nữa là kênh Thương Thuyền,
thượng lưu rộng 1 dặm rưỡi, sâu 19 trượng, cửa sông đối diện với bãi Tùng Sơn và bãi
22
Doanh Châu, nước chảy về phía nam 55 dặm rưỡi đến chỗ ngã ba, lại chảy về phía nam
24 dặm rưỡi đến sông Cường Thành, đổ vào sông Hậu Giang” [60, tr.201-202]. Rạch
Cái Tàu Thượng không chỉ cung cấp nước tưới cho những cánh đồng lúa, hoa màu mà
còn là ranh giới giữa hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Rạch Cái Đầm thuộc huyện Phú Tân, dài 9 km, rộng 50 mét, ăn thông với
kênh Thần Nông từ xã Phú Vĩnh huyện Tân Châu.
Rạch Cái Tắc, vàm tại thị trấn Phú Mỹ có chiều dài 9 km, rộng 30 mét, ăn qua
xã Hiệp Xương (huyện Phú Tân).
Rạch Chắc Cà Đao (huyện Châu Thành) dài 20 km, rộng 30 mét nối từ sông
Hậu đến kênh Bốn Tổng và rạch Long Xuyên, nhận nước từ sông Hậu chảy vào các
cánh đồng vùng Tứ giác Long Xuyên, thông với các kênh rạch khác trong vùng.
Rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú) dài 20 km, rộng 30 mét, nhận nước từ
sông Hậu chảy vào các cánh đồng thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, thông với các kênh
rạch khác trong vùng.
1.2.3. Kênh
An Giang có khoảng 21 kênh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, Vĩnh An, Trà
Sư, Thần Nông, Vàm Xáng, Tri Tôn, Ba Thê, Mặc Cần Dưng, Kênh Mới,…
Kênh Thoại Hà
Năm 1817, khi làm Trấn thủ Vĩnh Thanh, Nguyễn Văn Thoại chú ý đến việc
khai hoang vùng đất An Giang và thấy được việc giao thông thương mại ở vùng đất
này gặp nhiều khó khăn, “ngòi sông nhỏ bùn lầy, cây cỏ đầy lấp, thuyền bè không đi lại
đươc” [17, tr.59] nên mọi trao đổi hàng hoá giữa sông Hậu và vùng duyên hải Hà Tiên
đều phải đi vòng qua đường biển. Ông nghĩ đến việc đào kênh và kiến nghị lên vua.
Năm 1818, ông được vua Gia Long giáng chỉ cho đào kênh Đông Xuyên -
Rạch Giá. Kênh đào theo lạch nước cũ, nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch dài theo
hướng tây nam ngang qua chân núi Sập, tiếp với sông Kiên, đổ ra biển Tây tại cửa
23
Rạch Giá. Số nhân công lên đến 1.500 người, đào hơn 1 tháng là xong. Kênh dài
12.410 tầm, rộng 20 tầm, “luôn luôn ghe thuyền qua lại tiện lợi” [23, tr.171]. Công việc
hoàn tất, Nguyễn Văn Thoại cho vẽ “hoạ đồ” và lên sớ tâu vua. Vua Gia Long khen, ra
lệnh lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà và ban tên núi Sập là Thoại Sơn để
biểu dương công trạng của quan Trấn thủ.
Việc đào kênh Thoại Hà ngay từ đầu chỉ nhằm phục vụ giao thông, quốc
phòng. Nói đúng hơn là nhằm cho việc tiện liên lạc đồn binh giữa Long Xuyên và Rạch
Giá. Nhưng về sau, kênh Thoại Hà trở thành nơi thu hút dân chúng đến định cư, lập
nghiệp. Trải qua nhiều lần cải tạo, kênh Thoại Hà rộng lớn hơn. Ngày nay, kênh Thoại
Hà không những cung cấp nước tưới, phù sa bồi đắp cho vùng Tứ giác Long Xuyên,
mà còn là con đường giao thông thủy vận chuyển hàng hóa rất quan trọng nối thành
phố Long Xuyên với Rạch Giá.
Kênh Vĩnh Tế
Năm 1816, khi thành Châu Đốc vừa đắp xong, Trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu
Phước Tường tâu lên, vua Gia Long xem địa đồ xứ Châu Đốc rồi truyền cho các thị
thần rằng : “Xứ nầy nếu mở đàng lũy thông với Hà Tiên, thời nông thương đều lợi cả;
ngày sau dân ở càng đông, đất mở càng rộng, sẽ trở thành một trấn to” [62, tr.129].
Nhưng vua chưa ra lệnh đào ngay, vì vùng đất mới khai mở, nhân dân còn nhiều cơ
cực, bắt dân làm xâu khổ sở sợ lòng dân không yên.
Song, vua Gia Long rất chú ý đến vùng đất biên giới An Giang từ Châu Đốc
đến Hà Tiên giáp với Chân Lạp (Campuchia), là vùng đất có vị trí chiến lược quan
trọng ở biên giới Tây Nam nước ta. Địa hình vừa có núi có sông, vừa có đồng bằng,
dân cư thưa thớt và đường liên lạc Hà Tiên - Châu Đốc gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm
giải quyết nhu cầu quốc phòng lúc bấy giờ, theo đề nghị của Nguyễn Văn Thoại,
“tháng 9 năm Kỷ Mão, vua truyền cho Gia Định thành lo việc đào kênh và quan Trấn
24
thủ Nguyễn Văn Thoại được lệnh chỉ huy dân binh tiến đến Châu Đốc để khởi công
vào ngày rằm tháng chạp” [79, tr.117].
Trước khi đào kênh, vua Gia Long ra chỉ dụ cho Thống chế Thoại Ngọc Hầu
Nguyễn Văn Thoại, cùng với Chưởng cơ Tuyên Quan hầu Phan Văn Tuyên huy động
dân binh khắp Vĩnh Thanh, mỗi phiên 5.000 người, thêm 500 binh đồn Uy Viễn (Vĩnh
Long). Chiêu Thuỳ nước Cao Miên là Tôn La A Toàn Phù tức Nguyễn Văn Tồn huy
động dân quân người Khmer, mỗi phiên 5.000 người. Kênh Vĩnh Tế được khởi công
vào ngày 15 tháng 12 năm 1819.
Kênh được đào chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, “ trừ Náo Khẩu 4.075
tầm (khoảng 10 km) không phải đào thêm công, thực lực phải đào là 26.279 tầm (67
km), lường tính công đất, khó dễ, sức người nặng nhẹ, lấy từ cửa hào cho đến Náo
Khẩu, đất khô cứng có 7.575 tầm (19 km) thì chia cho dân Kinh làm, đất bùn ẩm
18.740 tầm (47 km) thì chia cho dân Cao Mên; bề ngang sông 15 tầm (38 mét), sâu 6
thước (2,798 mét), nhà nước cấp cho mỗi người tiền 6 quan, gạo 1 phương (tương
đương 1 giạ)” [17, tr.58]. Đến ngày 15 tháng 3 năm 1820, kênh đào xong giai đoạn 1.
Sau thời gian không tiến hành được, tháng 10 năm 1822, vua Minh Mạng ra
lệnh cho Tổng đốc Gia Định tiếp tục bắt dân đinh ở các đồn Uy Viễn, Vĩnh Thanh,
Định Tường. Số người lên đến 39.000 người Việt và 16.000 người Khmer, chia làm 3
phiên. Trong đợt này, ngoài sự chỉ huy của Nguyễn Văn Thoại và Phan Văn Tuyên,
còn có Trần Công Lại. Đến tháng 3 năm sau, do hạn hán công việc bị đình lại.
Tháng 2 năm 1824, triều đình Nguyễn huy động thêm Phó Tổng trấn Vĩnh
Thanh là Trần Văn Năng huy động số dân binh 25.000 người, trong đó có người
Khmer, làm việc suốt ngày đêm. Tháng 5 năm 1824, kênh đào xong, “dài 205 dặm rưỡi
(91 km), rộng 7 trượng 5 thước (25 mét), sâu 6 thước (3 mét)” [23, tr.181-187]. Tổng
số người huy động lên đến 80.000 người kể cả người Việt và người Khmer.
25
Sau khi đào xong, vua Minh Mạng ghi công, như bia Vĩnh Tế ghi lại : “Lại hạ
cố vợ thần là Châu Thị Tế, rằng có đức dầy trong vòng lễ giáo, bên trong biết giúp đỡ
chồng, một lòng chân thành bền chặt, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi
Sam là núi Vĩnh Tế … Đất đặt tên cho họ, núi đặt tên cho người” (Bia Vĩnh Tế).
Về lợi ích của kênh Vĩnh Tế, sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn
ghi : “Từ đấy đường sông mới thông, việc biên phòng và việc buôn bán được hưởng
mối lợi vô cùng” [60, tr.207]. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), triều đình cho lệnh đúc
Cửu Đỉnh (9 đỉnh đồng lớn ở sân Thái Miếu nhằm thể hiện uy vũ của nhà vua và để ghi
tác các công trình lớn ở nước ta lúc bấy giờ, trong đó trên Cao đỉnh có chạm hình kênh
Vĩnh Tế.
Kênh Vĩnh Tế là một công trình thuỷ lợi lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ. Lúc
đầu, mục đích của việc đào kênh là phục vụ giao thông, quốc phòng. Triều Nguyễn
thấy cần thiết phải tìm một con đường thủy, tiện lợi cho việc di chuyển, đi lại, giao
dịch, thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển lúa gạo hàng hóa. Bên cạnh đó, kênh
Vĩnh Tế còn có mục đích quân sự quốc phòng. Hà Tiên - Châu Đốc là vùng đất biên
cương Tây Nam của Tổ quốc mà kẻ thù xung quanh thường xuyên dòm ngó, để làm
bàn đạp thôn tính vùng đất phía Nam. Kênh Vĩnh Tế hình thành là đường chuyển quân
quan trọng khi hữu sự và trở thành tuyến phòng thủ quốc phòng chắc chắn canh giữ
vùng biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, sự ra đời của kênh Vĩnh Tế đã phát sinh ra những
lợi ích mới nhưng lại rất to lớn và quan trọng có ảnh hưởng đặc biệt lâu dài tới ngày
nay. Đó là “sản xuất nông nghiệp thêm nhiều thuận lợi. Nó góp phần làm giảm áp lực
lũ lụt tàn phá đồng bằng, đưa được một phần lũ thoát ra biển phía Tây, tiêu đỡ úng lụt
cho vùng Tứ giác Long Xuyên” [63, tr.67]. Mặt khác, kênh Vĩnh Tế còn đưa nước ngọt
từ sông Hậu vào tháo chua rửa mặn, cải tạo đất đai, cung cấp phù sa cho đồng ruộng,
vừa là trục tưới tiêu có vai trò quyết định trong việc khẩn hoang ruộng đất của vùng Tứ
giác Long Xuyên và vùng đồi núi An Giang.
Kênh Vĩnh An
26
Năm 1843, triều Nguyễn cho đào con kênh Vĩnh An lấy nước từ sông Tiền bổ
sung cho sông Hậu và tạo trục giao thông thuận lợi giữa hai trung tâm Tân Châu và
Châu Đốc, thông nối các vị trí quân sự và kinh tế chiến lược của biên cương từ Hà Tiên
qua Châu Đốc đến Tân Châu. Theo Sơn Nam : “Dân phu đào kênh từ Vĩnh Long đến,
hiệp với An Giang. Kênh đào gấp, lúc này chiến sự giữa ta và Xiêm đang hồi căng
thẳng, nhằm đưa chiến thuyền từ sông Tiền qua sông Hậu, hoặc ngược lại được nhanh
chóng hơn” [46, tr.186-187]. Kênh Vĩnh An đào trong 3 năm thì xong, dài 17 km, rộng
30 mét, sâu 6 mét. Kênh đào xong, các thuyền to nhỏ qua lại tấp nập. Nhưng do cửa đổ
của kênh vào sông Hậu đúng chỗ giáp nước nên dòng chảy rất yếu, làm cho phù sa ứ
đọng và bồi đắp lòng kênh. Sau vài chục năm, vào mùa nước lớn thì thuyền bè có thể
qua lại được, còn vào mùa khô thì kênh trở nên cạn. Song, kênh Vĩnh An là nguồn
nước tưới tiêu cho các cánh đồng thuộc xã Châu Phong, Lê Chánh, Phú Vĩnh, Long
Phú của huyện Tân Châu.
Kênh Trà Sư
Kênh Trà Sư được đào trong khoảng thời gian 1830 - 1850, dựa trên cơ sở
khai thông con rạch nhỏ có sẵn chạy từ cầu Trà Sư (nằm trên lộ Châu Đốc đi thị trấn
Nhà Bàng) đến cầu Sắt 13 (nằm trên Lộ tẻ Mặc Cần Dưng đi Tri Tôn), với chiều dài 23
km và độ sâu trên 2 mét. Kênh đào với mục đích ngăn lũ núi, thau chua rửa phèn và
dẫn nước lũ phù sa từ sông Hậu vào để phục vụ khai thác các cánh đồng hoang hoá
thuộc khu vực Thới Sơn - Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) lúc bấy giờ.
Việc đào các con kênh dưới triều Nguyễn không những thuận lợi giao thông
thương mại, an ninh quốc phòng vùng biên cương, khai phá các vùng hoang hoá mà
còn là cơ sở qui dân lập ấp, dân số và sản xuất lúa gạo của An Giang tăng lên.
Kênh Thần Nông
Năm 1882, Pháp cho phóng tuyến đào kênh Thần Nông đi suốt dọc giữa
huyện Phú Tân hiện nay, bắt đầu từ xã Phú Vĩnh (huyện Tân Châu) nối liền kênh Vĩnh
27
An kéo dài đến rạch Cái Đầm đi qua các xã Long Phú, Phú Vĩnh (huyện Tân Châu),
Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hòa Lạc, Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân). Kênh
được đào nhằm mục đích tiêu nước vào mùa mưa và lấy nước tưới vào mùa khô cho
toàn huyện Phú Tân ngày nay. Kênh có chiều dài 25 km, rộng 6 mét và sâu 3 mét.
Kênh Vàm Xáng
Để khắc phục nhược điểm bị bồi lắng ở kênh Vĩnh An, từ năm 1914 đến 1918,
thực dân Pháp cho đào kênh Vàm Xáng cách kênh Vĩnh An 4 km về thượng lưu, lấy
nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, đồng thời tạo ra trục giao thông thuỷ nối liền
giữa Tân Châu và Châu Đốc thay cho kênh Vĩnh An. Ban đầu kênh dài 9 km, rộng 30
mét và sâu 6 mét. Do có cửa đổ nước sông Hậu ở vị trí thuận lợi về thế nước và địa
hình tạo ra được độ dốc có dòng chảy lớn, đến nay kênh có độ rộng trên 100 mét và sâu
trên 20 mét.
Như vậy, sau sông Vàm Nao, kênh Vàm Xáng trở thành tuyến kênh quan
trọng trong việc điều hoà lượng nước từ sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, tạo lập trục
giao thông thuỷ nối liền hai sông này nên tàu thuyền lớn nhỏ qua lại nơi đây một cách
dễ dàng quanh năm suốt tháng.
Kênh Mặc Cần Dưng
Để làm tăng giá trị của vùng đất hoang hóa, nhất là vùng đất rộng lớn ở Tứ
giác Long Xuyên, chính quyền thực dân Pháp cho đào kênh Mặc Cần Dưng (nay thuộc
huyện Châu Thành) vào năm 1922. Kênh có chiều dài 42,2 km, rộng 20 mét, sâu 4 mét.
Con kênh này được đào sâu vào vùng hoang hóa của tổng Định Thành (quận Châu
Thành) tạo ra những vùng canh tác mới ở xã Bình Hòa, An Hòa, Cần Đăng, Vĩnh
Hanh.
Kênh Cái Sắn
Kênh được đào bằng xáng bắt đầu từ năm 1922 đến năm 1923 thì hoàn thành.
Con kênh có chiều dài 55,8 km, rộng 30 mét, sâu 4 mét. Đây là con kênh được đào dài
28
nhất của tỉnh Long Xuyên lúc bấy giờ. Con kênh này hoàn thành có tác dụng tạo ra
vùng canh tác mới của 2 tổng Định Phước (quận Châu Thành) và Định Mỹ (quận Thốt
Nốt). Ngày nay, kênh Cái Sắn không chỉ cung cấp nước tưới tiêu, phù sa cho các cánh
đồng, mà còn là trục giao thông đường thủy quan trọng nối liền sông Hậu với biển (qua
tỉnh Kiên Giang).
Tiếp đó, từ năm 1918 - 1930, thực dân Pháp cho đào các kênh Tám Ngàn, kênh
Tri Tôn, kênh Ba Thê nhằm mục đích khai phá vùng đất hoang hoá bờ trong sông Hậu
(vùng Tứ giác Long Xuyên). Điều này chứng tỏ rằng, Pháp quyết tâm khai thác vùng
đất còn hoang hoá ở An Giang. Bên cạnh đó, trong suốt 10 năm (1910 - 1920), thực
dân Pháp còn cho đào nhiều kênh phụ, làm nhiệm vụ dẫn nước sâu vào các cánh đồng :
Tên các kênh phụ Chiều dài (km) Rộng (mét) Sâu (mét)
Tân Đức
Cà Mau
Cái Gút
Cà Dao
Bà Chiêu
Cái Sao
Bo Bo
Trà Bông
Núi Sập
Ba Thê
Bùng Binh
Long Hồ
Cái Soài
Cái Dầu
Cột Buồm
6,0
11,0
10,0
9,7
9,0
5,0
7,4
14,0
2,0
12,0
2,3
4,0
3,0
2,0
1,3
10
8
8
5
5
3
10
8
10
10
10
8
8
5
8
1,5
2,0
2,0
2,0
2,0
1,5
2,0
3,0
3,0
3,0
3,0
1,5
3,0
2,0
1,5
Nguồn : [90, tr.17]
29
Từ năm 1931 - 1945, thực dân Pháp tiếp tục dự án phát triển thuỷ lợi trong
vùng trũng Tứ giác Long Xuyên gồm nạo vét và mở rộng kênh Mặc Cần Dưng; nạo vét
và đào thông nối kênh Tám Ngàn, kênh Tri Tôn và kênh Ba Thê với kênh Mặc Cần
Dưng và với sông Hậu; đào thêm kênh Đào, kênh Cần Thảo, kênh Bốn Tổng. Song dự
án này không hoàn thành theo đúng kế hoạch, mãi đến năm 1942 mới nạo vét được
kênh Tri Tôn kéo dài đến kênh Mặc Cần Dưng đến sông Hậu, đào xong kênh Đào,
kênh Cần Thảo và kênh Bốn Tổng.
Từ năm 1957 đến năm 1960, dưới thời chính quyền Sài Gòn, trên địa bàn An
Giang đào thêm được Kênh Mới nối kênh Vĩnh Tế với kênh Tám Ngàn tại Lò Gạch, là
trục kênh tạo nguồn chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế vào vùng Bắc Hà Tiên.
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước 1975, chính quyền cho
đào thêm kênh T15 để nối kênh Cần Thảo với kênh Mạc Cần Dưng tại cầu Sắt 15 và
kéo dài đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang, kênh 10 Châu Phú, kênh núi Chóc Năng Gù,
kênh Bảy Xã, kênh Cà Mâu, kênh Kátambong …, đồng thời tiến hành nạo vét, mở rộng
hoặc kéo dài tất cả các trục kênh tạo nguồn có trước năm 1975, để đáp ứng yêu cầu
ngày càng gia tăng của sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, giao thông và
phân bố dân cư.
Sau những trận lũ lớn liên tục từ năm 1994 - 1996, đáp ứng yêu cầu chống lũ,
hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây được hình thành, trong đó có trục kênh T4, T5,
T6 chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ vào kênh Rạch Giá -
Hà Tiên nhằm để thoát lũ ra biển Tây. Với công trình này, vấn đề lũ, ngập lụt, mặn và
chua phèn của vùng Tứ giác Long Xuyên cơ bản được giải quyết; nhờ vậy mà sản xuất
được hai, ba vụ lúa mỗi năm, nâng cao năng suất sản xuất.
Nhìn chung, sau gần 200 năm phát triển, tính đến giữa năm 1999, hệ thống
kênh trên địa bàn An Giang có tổng chiều dài 5.171 km, gấp 3 lần so với trước năm
1975. Mạng lưới kênh rạch ở An Giang phân bố tương đối đồng đều, kết hợp với các
30
sông chính tạo ra mạng lưới giao thông thủy hoàn chỉnh. Với hệ thống sông, rạch và
kênh chằng chịt, địa hình An Giang lại thấp, hai bên bờ sông lớn không có đê bao ngăn
lũ, lại ở vị trí đầu nguồn nên hằng năm khi mùa mưa đến, lũ sông Mê kông đổ về, An
Giang là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long bị úng lụt nặng nề nhất.
Nhưng mặt khác, lũ cũng mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển nông nghiệp. Lũ về
làm ngập hầu hết diện tích đất đai của tỉnh, khi lũ rút đi thì đất được thau chua, rửa
phèn, đồng ruộng được bồi đắp phù sa, thêm chất đạm cho lúa, hoa màu phát triển, ao,
hồ, đầm lầy có thêm nguồn thuỷ sản.
1.2.4. Hồ
Hồ ở An Giang có 2 loại : hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. Hồ tự nhiên gồm có hồ
Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ (huyện An Phú), hồ Nguyễn Du (thành
phố Long Xuyên). Nguồn nước hồ Búng Bình Thiên Lớn và Bính Bình Thiên Nhỏ là
do sông Hậu và sông Bình Di cung cấp. Vào mùa khô, diện tích mặt hồ Búng Bình
Thiên Lớn là 193 ha, độ sâu trung bình 6 mét; còn Búng Bình Thiên Nhỏ là 10 ha, sâu
5 mét. Bên cạnh cung cấp nguồn thủy sản tự nhiên, trong tương lai 2 hồ này sẽ là nơi
tham quan du lịch của tỉnh. Còn hồ Nguyễn Du được hình thành từ một nhánh của sông
Hậu kéo dài 1.500 mét. Hiện nay, hồ có chiều dài 350 mét, độ rộng 50 mét. Hồ Nguyễn
Du là một nơi vui chơi giải trí, còn là thắng cảnh đẹp góp phần cải tạo môi trường sinh
thái của thành phố Long Xuyên.
Hồ nhân tạo được xây dựng ở vùng đồi núi Tri Tôn, Tịnh Biên vào những năm
1986 đến 1994 như hồ Soài So (huyện Tri Tôn), Ô Tức Xa, Cây Đuốc, An Hảo (huyện
Tịnh Biên), nhằm mục đích cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và phần cải tạo môi
trường vùng đất vốn thường xảy ra hạn kiệt. Bên cạnh đó, các hồ này còn cung cấp
nước tưới cho hàng trăm ha cây hoa màu, phục vụ cho công tác trồng rừng phủ kín đồi
trọc, phòng chống cháy rừng và tạo ra điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh.
1.3. Khí hậu, thuỷ văn
31
1.3.1. Khí hậu
Cũng giống như các tỉnh ở Nam Bộ, An Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm khá cao và ổn định từ 26 - 28 C, nhiệt độ trung
bình tháng cao nhất là 29,5 C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24 C. Biên độ
nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào
tháng 4, dao động trong khoảng 36 - 38 C; nhiệt độ thấp nhất trong năm thường xuất
hiện vào tháng 12, chưa có năm nào xuống dưới 18 C.
0
0 0
0
0
Khí hậu ở An Giang chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4,
có gió mùa đông bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa, thiếu nước trầm trọng cho cây trồng
và sinh hoạt, việc canh tác gặp nhiều trở ngại. Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, có
gió tây nam, mưa nhiều, chiếm đến 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất vào
tháng 8, 9 và 10.
Do An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền của Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng
của gió bão, bão ở đây thường xuất hiện vào cuối mùa nên tốc độ không mạnh, phạm
vi hoạt động nhỏ, ít gây ra tác hại lớn. Lượng mưa trung bình ở An Giang hàng năm từ
1.400 - 1.500mm. Thường lượng mưa lớn vào mùa mưa lại trùng vào mùa nước lũ của
sông Mê Kông dồn về hạ lưu, do đó tạo nên tình trạng ngập lụt ở An Giang, chi phối
nhiều hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Nói chung, khí hậu ở An Giang tương đối ôn hòa, dễ chịu, nắng nhiều, mưa
trung bình, ít thiên tai, thời tiết ít thất thường, hầu như không có bão và sương mù xảy
ra. Đây là những thuận lợi cơ bản cho việc trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản và
các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, An
Giang cần có những giải pháp đối phó với việc thiếu nước vào mùa khô, lũ vào mùa
mưa để tận dụng các nguồn lợi to lớn của lũ mang lại như bồi đắp phù sa, nguồn lợi
thủy sản, mà vẫn sống chung với lũ.
1.3.2. Thuỷ văn
32
An Giang nằm vào vị trí trung tâm của hạ lưu sông Mê Kông, lại có hệ thống
sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, do đó bị tác động rất lớn của quá trình thuỷ văn.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5, lượng mưa ít, mực nước sông hạ thấp dần.
Tháng 4 là tháng có mực nước thấp nhất, làm cho tình hình khô cạn tự nhiên ở các
cánh đồng trở nên căng thẳng, thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt, thậm
chí đất đai bị nứt nẻ do hạn hán, việc canh tác gặp nhiều trở ngại. Chính vì vậy, việc
mở rộng diện tích trồng lúa cao sản, diện tích trồng lúa 2, 3 vụ/năm thời gian qua cũng
gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Mùa lũ bắt đầu vào tháng 6 đến tháng 11, từ tháng 8 đến
tháng 10 là giai đoạn cao của con lũ và hình thành “mùa nước nổi” với mực nước cao
thấp hằng năm khác nhau. Năm 1904, “mực nước cao nhất là 4 thước 14. Các nhà lá
ngập lụt trên 2 thước và dân chúng sống trên gác phải trổ nóc nhà làm cửa ra vào. Tại
tỉnh lỵ, chỉ lưu thông bằng thuyền bè. Mười chín năm sau, năm 1923, tỉnh Long Xuyên
phải trải qua một mùa lũ tàn khốc nữa. Lần này mực nước chỉ thấp hơn mực nước năm
1904 là 34 phân” [51, tr.24].
Ở thế kỷ XX vừa qua, lũ lớn nhất xảy ra ở An Giang vào năm 1961, với mực
nước đỉnh lũ tại Tân Châu là 5,11 mét và nhỏ nhất vào năm 1998 là 2,81 mét. Tuy
chênh lệch nhau không lớn, nhưng do địa hình An Giang khá bằng phẳng và lại là tỉnh
nằm đầu nguồn sông Cửu Long nên hậu quả tàn phá của lũ lớn gây ra cho An Giang rất
nặng nề. Thiệt hại của lũ lớn năm 1961 được chính quyền Sài Gòn ghi lại “chết 68
người; 4.491 nhà sập và nhà ngập hư; 82.437 mẫu ruộng lúa, 169 mẫu hoa màu và 188
mẫu vườn cây ăn trái bị hư hại nặng; 6.554 con gia súc bị chết; 295,135 km đường lộ
và 125 cầu bị phá huỷ” [83, tr.31] hay trận lũ năm 1996, “trên địa bàn An Giang có 37
người chết, các thiệt hại về cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội lên tới hơn 400 tỷ đồng, đó
là chưa kể thiệt hại về môi trường sinh thái” [79, tr,137].
Những năm lũ lớn, nước trong đồng rút muộn làm cho thời vụ xuống giống
đông xuân phải lùi lại dẫn đến thời vụ xuống giống hè thu cũng chậm trễ, do đó vào
cuối vụ rất dễ bị ngập lụt bởi lũ đầu mùa. Ngược lại, những năm lũ nhỏ thì trước đây
33
lúa mùa có năng suất thấp do nước ngập lũ nông và thời gian ngập lụt không đủ kéo dài
theo yêu cầu sinh lý của cây lúa nổi.
Sau năm 1975, nhân dân cùng với chính quyền địa phương thực hiện nhiều
công trình thủy lợi nhằm hạn chế tác hại của lũ lụt gây ra, dần dần tiến tới “sống chung
với lũ” một cách chủ động.
Song song với những thiệt hại do lũ gây ra, mùa lũ ở An Giang cũng có những
mặt tích cực. Nó đem lại một khối lượng thuỷ sản thiên nhiên khổng lồ với đầy đủ các
loại tôm, cá…, đặc biệt đã mang lại một lượng phù sa làm cho đất thêm màu mỡ.
1.4. Địa chất, khoáng sản và thổ nhưỡng
1.4.1. Địa chất
Cấu tạo địa chất ở An Giang gồm tầng đất đỏ hoặc xám, tầng sét và tầng bùn.
Tầng đất đỏ hoặc xám được hình thành trong điều kiện trầm tích của phù sa
sông Cửu Long hiện nay, nằm trên cùng. Nơi nào thế đất cao thì nơi đó có tầng đất đỏ
dày, cũng có nơi tầng đất này bị bóc mòn gần hết do hiện tượng xói mòn. Tầng đất này
chiếm bộ phận nổi của địa hình.
Tiếp theo tầng đất đỏ là tầng đất sét lam, có bề dày đều đặn, bình quân từ 1,8 -
2,2 mét. Tầng lớp này chứa nhiều gốc Sulphát là nhân tố chủ yếu phát sinh làm hóa
chua đất. Đặc tính của đất tầng sét lam là ngăn thấm rất tốt.
Dưới tầng sét lam là tầng bùn có biên độ cở hạt rất rộng từ sỏi, cát đến hạt bột
và sét, nhưng nó có đặc tính chung là ở dạng bùn, có tính chất phân ly trong nước rất rõ
rệt. Tầng bùn rất mềm yếu và thấm nước mạnh. Bề dày tầng bùn thay đổi rất nhiều từ
vài mét đến vài chục mét.
1.4.2. Khoáng sản
Vùng đất An Giang rất phong phú về khoáng sản, chia làm các nhóm sau :
34
- Nhóm vật liệu xây dựng gồm đá xây dựng, cát sông, sét gạch ngói. Đá xây
dựng dùng để trải đường, đá xây, đổ bê tông. Đá xây dựng có hai nhóm đá : loại đá
granit, trữ lượng ước tính 11 triệu m3, được phân bố ở núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội
(huyện Tịnh Biên), núi Sập, núi Ba Thê nhỏ, núi Tượng, núi Chóc, núi Trọi (huyện
Thoại Sơn), núi Cô Tô (huyện Tri Tôn); loại đá phun trào, chủ yếu ở núi Dài (thuộc xã
Châu Lăng, Tri Tôn), núi Phú Cường, núi Sà Lon, trữ lượng ước tính 28,6 triệu m3.
Cát xây dựng có 2 loại cát núi và cát sông. Cát núi nằm theo triền hoặc trong
các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc xã An Cư, Thới Sơn (huyện Tịnh Biên); hiện
nay việc khai thác cát núi ở An Giang còn ít vì nhu cầu sử dụng chưa cao lắm. Cát sông
nằm ở sông Tiền và sông Hậu với tổng sản lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối.
Đất sét gạch ngói : các vùng đất nông nghiệp ở huyện Châu Thành, Châu Phú
đều thích hợp cho việc sản xuất gạch ngói. Chỉ cần khai thác ở lớp đất bề mặt có bề
dày 0,2 - 0,3 mét là có thể cung cấp cho hơn 400 nhà máy sản xuất gạch ngói lớn nhỏ
trong toàn tỉnh, trữ lượng ước tính 40 triệu m3. Đất sét ở An Giang dùng làm gạch ống,
gạch thẻ, ngói lợp, gạch tàu.
- Nhóm vật liệu trang trí gồm đá ốp lát, đá aplite. Đá ốp lát chủ yếu là các
nhóm đá granite, granodiorite, rhyolite có nhiều màu sắc rất được ưa chuộng trong
trang trí cao cấp. Còn đá aplite ở An Giang được khai thác để cung cấp cho nhà máy
sản xuất gạch ceramic Đồng Tâm và một số nhà máy khác ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Than bùn được phân bố chủ yếu ở khu vực Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên, trữ lượng ước tính khoảng 16,4 triệu tấn. Các mỏ than bùn An Giang
được phân bố chủ yếu ở các xã Núi Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, An Tức,
Vĩnh Gia thuộc huyện Tri Tôn. Ngoài sử dụng làm chất đốt, than bùn An Giang có
thành phần rất phù hợp cho việc chế biến phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và axit humic.
35
- Mỏ vỏ sò được hình thành trong vùng các cửa sông, được phân bố thành
những khối với bề mặt ._. thuộc vào khí hậu và thời tiết nên năng suất thấp. Sau khi chiếm An Giang, thực
dân Pháp rất chú ý đến việc phát triển nông nghiệp. Chính quyền thuộc địa bước đầu
thực hiện tập trung ruộng đất bằng chính sách cướp đất của nông dân, xây dựng cơ sở
hạ tầng, giao thông vận tải, nạo vét kênh rạch, xây dựng cầu tàu, mở rộng chợ búa, giao
lưu hàng hóa,... Đặc biệt với sự có mặt của cây lúa nổi, diện tích canh tác ở An Giang
tăng lên nhanh chóng và tốc độ khai hoang lập đồn điền cũng diễn ra mạnh mẽ. Năm
1899, ở Long Xuyên còn 210.558,71 ha đất hoang, chiếm 80,6% diện tích toàn tỉnh, thì
đến năm 1929 diện tích đất hoang chỉ còn 67.590,3 ha chiếm 25,8%. Ở Châu Đốc cũng
vậy, diện tích đất hoang giảm đáng kể. Xuất phát từ yêu cầu thị trường, thực dân Pháp
đã biến Long Xuyên - Châu Đốc thành vùng chuyên sản xuất lúa gạo. Diện tích trồng
lúa chiếm gần hết diện tích canh tác. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
độc canh cây lúa trong suốt thời Pháp thuộc. Từ năm 1954 - 1975, diện tích khai hoang
ở An Giang không đạt được nhiều kết quả, An Giang còn 19.844.57 ha bỏ hoang, tập
trung ở vùng Châu Đốc do công tác dẫn thủy nhập điền chưa được đầu tư. Tuy nhiên,
sản lượng giai đoạn tiếp tục tăng, nhờ sự xuất hiện giống lúa Thần Nông cao sản ngắn
ngày với năng suất 5 tấn/ha, gấp 3 - 4 lần năng suất cây lúa nổi. Diện tích trồng lúa nổi
ngày càng thu hẹp, nhường chỗ cho giống lúa Thần Nông. Từ năm 1975 - 2000, An
182
Giang cùng với cả nước bước sang thời kỳ mới, cả nước độc lập, thống nhất, tiến hành
xây dựng đất nước. Trong 10 năm đầu (1975 - 1985), cũng như các tỉnh trong cả nước,
An Giang đã mắc một số sai lầm và vướng mắc, gặp nhiều khó khăn tưởng chừng
không thể vượt qua khỏi. Nhưng từ năm 1986 trở đi, trên đà phát triển chung của đất
nước, An Giang tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực An Giang luôn luôn dẫn đầu cả nước. An
Giang đã nổi bật lên như một trong những điển hình thành công về việc vận dụng chính
sách ruộng đất, phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế hộ nông dân, tháo gỡ và cỏi trói lực
lượng sản xuất, khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên. An Giang đã nêu nhiều bài học
lớn cho cả nước trên con đường đổi mới. Tuy nhiên, do cây lúa vẫn là cây trồng độc
canh trong sản xuất nông nghiệp nên còn ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân; gặp
những năm mất mùa hoặc rớt giá, đời sống nông dân An Giang gặp rất nhiều khó khăn.
Về thủ công nghiệp : Ở An Giang từ lâu đã xuất hiện và tồn tại từ thế hệ này
sang thế hệ khác những nghề thủ công và hình thành những làng nghề thủ công truyền
thống như nghề mộc và chạm khắc gỗ, nghề tằm tơ, dệt vải, đóng ghe xuồng, làm gạch
ngói, nấu rượu, nghề rèn, nghề cưa xẻ gỗ, làm đường thốt nốt, làm gốm, nghề đá thủ
công, nghề đan lát, nghề vẽ tranh trên kính,... Các sản phẩm thủ công này có loại rất
độc đáo và nổi tiếng trong cả nước như tằm tơ Tân Châu, chạm khắc gỗ ở Chợ Mới.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thời gian, do sản phẩm làm ra có tính chất thủ công truyền
thống nên dần dần nhiều mặt hàng không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại
được sản xuất bằng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến hoặc du nhập ồ ạt từ nước ngoài
vào, trong tình hình đó một số nghề thủ công nghiệp ở An Giang bị mai một dần.
Nhiều làng nghề và các mặt hàng nổi tiếng đã không còn nữa, điển hình là tơ lụa Tân
Châu.
Về công nghiệp : Dưới thời Pháp thuộc, công nghiệp An Giang còn rất nhỏ bé,
mang dáng dấp của những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được cơ giới hóa một số
khâu như công nghiệp xay xát lúa gạo, khai thác đá, sản xuất nước đá và chưng cất
183
rượu đóng chai. Đến chính quyền Sài Gòn (1954 - 1975), công nghiệp An Giang có
bước phát triển, do Nhà nước lập ra các Trung tâm khuếch trương kỹ nghệ và Trung
tâm khuếch trương tiểu công nghệ để hỗ trợ cho các công thương kỹ nghệ gia về vốn,
kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Số lượng nhà máy xay lúa, nhà máy nước đá,
xưởng nước mắm,... tăng lên nhanh chóng và nhiều nhà máy lớn ra đời như nhà máy
chế biến thức ăn gia súc ở Mỹ Thới có công suất lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long, nhà máy chế biến rác ở Bình Đức,... Từ năm 1975- 2000, các ngành công nghiệp
mũi nhọn ở An Giang là công nghiệp xay xát chế biến gạo xuất khẩu, công nghiệp chế
biến nông thủy sản đông lạnh xuất khẩu, công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất vật liệu
xây dựng. Ngoài ra còn có công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến gỗ lâm sản, công
nghiệp dệt, may,... Tuy có bước phát triển nhưng tốc độ còn chậm. Giá trị thương mại
của sản phẩm còn rất thấp do chủ yếu mới qua khâu sơ chế. Trình độ kỹ thuật sản xuất
và công nghệ của nhiều ngành công nghiệp còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, năng suất lao
động còn thấp. Tỉnh chưa hình thành được các khu công nghiệp tập trung. Đó là những
hạn chế lớn của công nghiệp An Giang so với các tỉnh trong nước.
Về ngành thủy sản : Đặc điểm khí hậu thủy văn An Giang rất thuận lợi cho
việc phát triển tài nguyên thủy sản. Tuy nhiên, dưới triều Nguyễn và chính quyền thực
dân Pháp, ngành ngư nghiệp ít được quan tâm. Hoạt động ngư nghiệp trong thời kỳ này
chủ yếu mang tính chất tự phát của ngư dân và phần lớn là đánh bắt khai thác nguồn lợi
thủy sản thiên nhiên. Dưới chính quyền Sài Gòn, ngành ngư nghiệp mới được chú
trọng, thông qua việc thành lập Trại thực nghiệm và ương giống đặt tại Mỹ Thới nhằm
mục đích huấn luyện nông dân về kỹ thuật, giống, lưới, thức ăn, kỹ thuật xây ao,…
Việc khai thác thủy sản trong thời kỳ này chủ yếu dưới 2 dạng là đánh bắt và nuôi
trồng. Đến năm 1978, khi nghề nuôi cá ổn định thì chiến tranh biên giới Tây Nam và lũ
lụt xảy ra đã làm suy giảm nghề nuôi trồng thủy sản An Giang. Từ năm 1980 - 2000,
tình hình biên giới ổn định, ngành thủy sản ở An Giang được phục hồi và phát triển,
song cũng có những bước thăng trầm do biến động giá cả thị trường và con giống.
184
Về thương nghiệp : Vào đầu thế kỷ XIX việc đẩy mạnh di dân khai hoang lập
làng, phát triển sản xuất ở An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa.
Suốt ba phần tư thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn, việc thực hiện chính sách “trọng nông
ức thương”, “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt” đã dẫn đến thái độ của Nhà nước là coi
thường nghề buôn. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động thương nghiệp ở An Giang rất
hạn chế. Các trung tâm thương mại chưa hình thành. Hàng hóa sản xuất theo thời vụ
chủ yếu là nông thổ sản để tiêu dùng tại chỗ hoặc trao đổi với các vùng lân cận, tầng
lớp thương nhân chuyên nghiệp xuất hiện chưa nhiều, đa số là những người buôn bán
nhỏ lấy công làm lời. Trong thời Pháp thuộc, thị trường An Giang được nối liền với
một số nước trên thế giới thông qua hệ thống giao thông ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Các thương gia người Hoa, người Pháp ưa chuộng một số mặt hàng như tơ tằm, gạo, cá
khô. Hàng hóa được vận chuyển qua Campuchia hoặc lên Sài Gòn. Ở An Giang, ngoài
2 trung tâm thương mại lớn là chợ Long Xuyên và Châu Đốc, nhiều chợ mới dọc trên
các tuyến giao thông thủy bộ được thành lập, các chợ cũ dưới triều Nguyễn được mở
rộng và nâng cấp. Thương nhân người Hoa, người Pháp giữ vai trò quan trọng trong
hoạt động thương nghiệp ở An Giang. Dưới chính quyền Sài Gòn, thương mại An
Giang phát triển nhanh chóng, chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ dồi dào từ bên ngoài
vào. Chợ Long Xuyên và Châu Đốc trở thành 2 trung tâm buôn bán sầm uất. Tuy
nhiên, thực chất nền kinh tế miền Nam bấy giờ nói chung, An Giang nói riêng là một
nền kinh tế hàng hóa kém phát triển, hoàn toàn lệ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ. Sau
năm 1975, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã góp phần kìm hãm sự phát
triển thương mại ở An Giang. Hoạt động xuất nhập khẩu hầu như không đáng kể. Đến
năm 1986, khi công cuộc đổi mới bắt đầu, nền sản xuất hàng hóa dần dần được khôi
phục. Phát triển mạnh mẽ nhất là lĩnh vực nông nghiệp, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm vai trò chủ đạo trong việc thu mua
chế biến xuất khẩu gạo, rau quả đông lạnh,…
185
Về giao thông vận tải : Khi đến An Giang khai hoang lập ấp, lưu dân đã dựa
vào các bờ sông, kênh, rạch để cất nhà ở, đường đi lại công cộng chưa được hình thành
phổ biến. Việc di chuyển giao dịch chủ yếu bằng đường thủy trên các sông, kênh, rạch.
Khi Pháp đặt chân tới An Giang, để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa, đã buộc
phải đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo ra sự biến đổi quan trọng trong hệ thống giao thông ở An
Giang. Số lượng các cây cầu được xây dựng tăng lên đáng kể, hàng loạt các con đường
liên tỉnh, liên quận được xây dựng, số lượng các phương tiện vận chuyển người và
hàng hoá cũng tăng cao. Sự phát triển trong giao thông vận tải đã làm cho Long Xuyên
- Châu Đốc nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của Pháp ở Nam
Kỳ; nhằm mục đích duy nhất là chiếm đoạt được nhiều lợi nhuận, biến Long Xuyên -
Châu Đốc thành nơi chuyên sản xuất lúa gạo để xuất khẩu. Dưới chính quyền Sài Gòn,
bên cạnh việc đào thêm các kênh mương, một số con đường mới được xây dựng, cùng
với hệ thống cầu, cống được duy tu, sửa chữa nhằm phục vận chuyển hàng hóa và đi lại
của người dân. Sau năm 1975, hệ thống giao thông đường bộ được tiếp quản từ chế độ
cũ để lại xuống cấp nghiêm trọng, hư hại do lũ lụt và chiến tranh tàn phá. Khi tiến hành
công cuộc đổi mới (1986), tỉnh tập trung nguồn lực cho đầu tư xây dựng “đường, điện,
nước”; đến năm 2000, hệ thống giao thông đường bộ cơ bản đảm bảo yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, nhiều con đường được xây dựng mới. Trải qua ba thế kỷ, hệ
thống giao thông ngày càng phát triển mạnh, song vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
giao thông đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
bởi những năm lũ lớn thì hệ thống giao thông xuống cấp nghiêm trọng và hằng năm
đều phải duy tu và sửa chữa.
2. Về cư dân An Giang
Dù xuất thân từ nhiều hạng người của chế độ phong kiến, phải chịu nhiều áp
bức, phải lưu tán ‘‘tha phương cầu thực’’, dù là những kẻ phạm tội lưu đày, những kẻ
giang hồ, những người lính của chúa Nguyễn,... nhưng những lưu dân đầu tiên của
vùng đất mới An Giang này luôn ý thức rõ mình là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.
186
Biểu hiện rõ của ý thức này là ngay từ thời kỳ đầu mở đất, lớp người ấy đã nêu cao
truyền thống bất khuất của dân tộc trong việc bảo vệ biên giới của Tổ quốc, truyền
thống chống áp bức cường quyền của nông dân Việt Nam. Trận chiến tiêu diệt quân
Xiêm trên sông Vàm Nao 1833 là một minh chứng hùng hồn về truyền thống đánh giặc
kiên cường, quyết tâm bảo vệ phần lãnh thổ mới được khai phá. Cuộc khởi nghĩa Thất
Sơn (1841 - 1842) của nông dân An Giang chống lại bọn quan lại, địa chủ áp bức nông
dân đã khiến quan quân triều Nguyễn khó khăn lắm mới dập tắt được. Truyền thống đó
còn được nhân lên từ khi thực dân Pháp xâm chiếm An Giang đến khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời vào năm 1930. Ngay sau khi chúng chiếm được An Giang thì đã vấp
phải cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 – 1873) của Trần Văn Thành, làm cho Pháp
‘‘mất ăn, mất ngủ’’. Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX của Ngô
Lợi, Phan Xích Long,... dù thất bại nhưng đã góp phần tô đậm thêm truyền thống yêu
nước, quyết bảo vệ vùng đất mới An Giang, bảo vệ những thành quả lao động từ nhiều
đời của cư dân An Giang. Truyền thống ấy được nhân lên nhiều lần khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời và Đảng bộ An Giang được thành lập đã lãnh đạo nhân dân giành
được độc lập qua cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, cũng như bảo vệ biên giới Tây
Nam của Tổ quốc.
Chính những cư dân An Giang, trải qua nhiều thế kỷ với nhiều đời lao động
khó nhọc và tranh đấu kiên cường, là chủ nhân của vùng đất này, là chủ thể làm nên
diện mạo kinh tế An Giang, làm nên bức tranh lịch sử phong phú sinh động về cuộc
sống của con người trên vùng đất giàu tiềm năng An Giang nhưng cũng đầy thách thức.
3. Những thuận lợi và khó khăn của môi trường tự nhiên tác động đến quá trình phát
triển kinh tế vùng đất An Giang trong các thế kỷ qua.
Thuận lợi : Về vị trí địa lý kinh tế, An Giang là tỉnh nằm ở phía tây nam của
nước Việt Nam, có hệ thống các đường giao thông thủy bộ thuận tiện nối với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long và Vương quốc Campuchia nên rất thuận lợi trong việc phát
triển một nền kinh tế thị trường đa dạng cho tỉnh và mở rộng giao lưu kinh tế với bên
187
ngoài. An Giang còn là tỉnh có những đặc trưng riêng biệt, vừa có đồng bằng, vừa có
rừng núi, có nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên phong phú, nên An Giang có thể
cung cấp vật liệu xây dựng quan trọng cho cả đồng bằng Nam Bộ, đồng thời góp phần
quan trọng trong việc duy trì môi trường sinh thái ổn định và phát triển kinh tế du lịch.
Sông Tiền và sông Hậu, cùng với các con sông, kênh, rạch tạo ra mạng lưới giao thông
thủy rất thuận tiện, đồng thời là nguồn cung cấp thủy sản cho con người, phù sa bồi
đắp hằng năm cho các cánh đồng ở An Giang.
Về tài nguyên thiên nhiên, phần lớn đất đai An Giang rất màu mỡ, độ thích
nghi khá rộng, phù hợp với việc trồng lúa và nhiều loại cây lương thực khác. Vùng núi
An Giang thích nghi cho việc chăn nuôi bò, dê,…
Khó khăn : An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, hằng năm đều bị ngập
lũ kéo dài trên 3 tháng, theo chu kỳ khoảng 4 - 5 năm có một con lũ lớn làm thiệt hại
tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở dân cư,… Vào các năm 1904, 1923, 1961,
1978, 2000,…đã xảy ra nạn đói do lũ lụt hoành hành.
4. Việc phục dựng lại diện mạo kinh tế An Giang trong bốn thế kỷ qua có thể cho thấy
một số vấn đề được phản ánh từ lịch sử, là những bài học kinh nghiệm cần thiết cho
việc phát triển kinh tế An Giang trong hiện tại và tương lai. Đó là những vấn đề sau :
Một là, cần khai thác sử dụng tối ưu tài nguyên nước, đồng thời hạn chế đến
mức thấp nhất tác hại do lũ lụt gây ra.
Sông Tiền, sông Hậu cùng với hệ thống các con sông và kênh rạch đã tạo ra
một mạng lưới giao thông thủy rất thuận tiện, đồng thời là nguồn cung cấp nước ngọt
quý giá cho sản xuất và đời sống của hàng triệu con người. Cần phát triển tốt hệ thống
thủy lợi để đảm bảo trong mùa khô vẫn có nước tưới cho cây trồng. Trong mùa lũ, do
nước lũ vẫn đem lại nhiều lợi ích to lớn về lượng phù sa bồi đắp và nguồn thủy sản
khổng lồ nên một mặt cần phải có phương án ‘‘sống chung với lũ’’, khai thác triệt để
những mặt tích cực của lũ, mặt khác, để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách
188
ổn định và bền vững, cần ra sức đối phó và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do lũ gây
ra bằng cách bố trí mùa vụ sản xuất theo chiều hướng né lũ.
Hai là, cần hạn chế độc canh cây lúa; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi,
ngành nghề theo hướng có lợi cho sản xuất và nông dân; tăng cường thâm canh, tăng
năng suất; xây dựng mô hình nông nghiệp chuyên canh và nền nông nghiệp toàn diện;
phát triển chăn nuôi và thủy sản tạo nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến.
Cần đẩy mạnh, phát triển nền nông nghiệp mang tính chất hàng hóa, hướng
đến thị trường trong và ngoài nước nhằm góp phần xoá bỏ tình trạng kinh tế tiểu nông
và góp phần làm cho nông thôn và nông dân giàu lên.
Cần gắn kết phát triển sản xuất nông nghiệp với thủy lợi và giao thông thủy
bằng việc triển khai đào các con kênh lớn. Đồng thời, chú trọng đến việc thiết lập
những công trình thủy lợi nhỏ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và tình hình
canh tác ở các địa phương ở An Giang.
Cần kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của nông dân An Giang
trong việc tìm ra các giống lúa thích hợp với thổ nhưỡng và địa hình, cũng như lai tạo
giống cho năng suất và chất lượng cao.
Ba là, trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, Nhà nước cần có chính
sách duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống ở địa phương,
trên cơ sở từng bước công nghiệp hóa và đổi mới thiết bị công nghệ, đa dạng hóa các
mẫu mã thích nghi với thị trường.
Bốn là, để làm đầu tàu thúc đẩy công nghiệp phát triển và thu hút đầu tư, cần
xây dựng các khu công nghiệp tập trung; phát triển kinh tế công nghiệp trên cơ sở gắn
công nghiệp với các ngành nghề vốn là thế mạnh của địa phương; tổ chức khai thác tài
nguyên một cách hợp lý.
189
Năm là, tăng cường quản lý nguồn thủy sản thiên nhiên để khai thác đánh bắt
một cách tối ưu; để tạo bước phát triển phải đa dạng hóa các loại vật nuôi trong nuôi
trồng thuỷ sản.
Sáu là, trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, xây dựng kinh tế An
Giang trong các thế kỷ qua, người nông dân An Giang đóng vai trò chủ yếu trong mọi
hoạt động sản xuất. Các thành phần dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm luôn đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh với thiên nhiên, phát triển sản xuất và sinh hoạt đời
sống. Đặc biệt là trước sự tàn lụi của một số nghề truyền thống như tằm tơ, dệt thổ
cẩm, đồ gốm thì chính người Khmer, Chăm đã cố gắng duy trì và bảo vệ các nghề
truyền thống đó. Ngày nay, khi đề ra đường lối phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta
quan tâm đến con người, chăm lo con người, phát huy khả năng sáng tạo, kỹ năng nghề
nghiệp của mỗi con người bởi từng thành phần dân tộc sinh sống ở tỉnh An Giang đều
có trình độ và tay nghề riêng trong hoạt động kinh tế của mình.
Hiện nay, với việc tổ chức, quản lý, đầu tư, hoạch định phương hướng phát
triển kinh tế An Giang một cách đúng đắn của địa phương; với điều kiện thuận lợi của
một vùng đất giàu tiềm năng và việc rút ra những bài học quí giá từ quá khứ, chính
quyền và nhân dân An Giang nhất định sẽ xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn do Đảng Cộng
sản Việt Nam đề ra.
190
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan An (2002), ‘‘Một vài nghề thủ công của người Khmer ở Bảy Núi, An Giang’’,
Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thế Anh (1970), Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb
Lửa Thiêng, Sài Gòn.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang
1927 - 1954, tập 1, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang xuất bản.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang
1954 - 1975, tập 2, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang xuất bản.
5. Ban Khoa giáo Tỉnh ủy An Giang (1982), ‘‘Đặc điểm về kinh tế và xã hội của tỉnh
An Giang’’, Một số vấn đề khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Trần Văn Bính (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Nam Bộ thực trạng và những vấn
đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
191
7. Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới (1995),
Đồng bằng sông Cửu Long- nghiên cứu phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
8. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Niên giám thống kê tỉnh An Giang
1999, Cục Thống kê An Giang xuất bản.
9. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Niên giám thống kê tỉnh An Giang
1986 - 1990, Cục Thống kê An Giang xuất bản.
10. Cục Thổng kê An Giang (2007), Thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2006.
11. Di tích lịch sử - văn hoá An Giang (2001), Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh An Giang
xuất bản.
12. Nguyễn Văn Diệu (2000),‘‘Vấn đề dân tộc ở An Giang trong quá trình hình thành
và phát triển’’, Kỷ yếu hội thảo Lịch sử hình thành vùng đất An Giang, Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường An Giang xuất bản.
13. Đảng uỷ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang (2001), Lực lượng vũ trang nhân
dân An Giang 30 năm kháng chiến (1954 - 1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân
dân.
14. Nguyễn Đình Đầu (1995), Địa bạ triều Nguyễn : An Giang, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
15. Nguyễn Đình Đầu (1995), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập
ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
16. Lê Quý Đôn (1994), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Đỗ Mậu Khương và Nguyễn
Ngọc Tỉnh dịch, Nxb Giáo dục.
18. Mạc Đường (1991), “Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”, Vấn
đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Mạc Đường (1982), “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu
Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (3), tr 34-43.
192
20. Đỗ Quang Giao (1974), Đất địa và nông nghiệp Việt Nam Cộng hoà, Nxb Trương
Vĩnh Ký, Sài Gòn.
21. Trần Văn Giàu (1982), “Mấy đặc tính của nông dân đồng bằng sông Cửu Long -
Đồng Nai”, Một số vấn đề về khoa học xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 197-206.
22. Bùi Thị Thu Hà (2002), “Đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ XVII - XIX với sự ra
đời các tôn giáo địa phương vào thế kỷ XIX”, Kỷ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam
Trung Bộ những vấn đề lịch sử XVII - XIX, Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh,
tr 249 - 254.
23. Nguyễn Văn Hầu (1999), Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá vùng Hậu
Giang, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Văn Hầu (1970), “Sự thôn tính và khai thác đất Tầm Phong Long”, Tập
san Sử Địa, (19, 20), tr 2-24 .
25. Như hiên Nguyễn Ngọc Hiền (1999), Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công
cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Nguyễn Hữu Hiệp (2007), An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng bán sơn địa,
Nxb Phương Đông.
27. Nguyễn Hữu Hiệp (1993), Sông núi quê nhà, Hội Văn học Nghệ thuật An Giang
xuất bản.
28. Nguyễn Hữu Hiệp (2002), ‘‘Nghề tơ lụa ở An Giang’’, Xóm nghề và nghề thủ công
truyền thống Nam Bộ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
29. Lê Kim Hoàng (2002), Mấy nét về kinh tế thị trường ở miền Tây từ thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XX”, Hội thảo kỷ yếu Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề
lịch sử thế kỷ XVII - XIX, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr 66 - 80.
30. Võ Thị Hồng (1997), Tình hình kinh tế An Giang thời Pháp thuộc (1867 - 1929),
Luận án phó tiến sĩ khoa học Lịch sử, Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ
Chí Minh.
193
31. Phạm Bích Hợp (1999), Làng Hòa Hảo xưa và nay, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Sài Gòn.
33. Trần Xuân Kiêm (1992), Nghề nông Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Kiềm, Huỳnh Minh (2003), Tân Châu xưa, Nxb Thanh Niên.
35. Thái Văn Kiểm (1960), Đất Việt trời Nam, Nxb Nguồn Sống, Sài Gòn.
36. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -
1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
37. Phạm Khánh (2001), Đồng bằng sông Cửu Long - Lịch sử và lũ lụt, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
38. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18,
Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
39. Trần Hồng Liên (1999), “Nhà lớn của dòng họ Lê với công cuộc khẩn hoang ở
Châu Đốc”, Tạp chí Xưa và Nay, (62B), tr 32 - 33.
40. Mỹ Linh (1992), ‘‘Nghề vẽ tranh trên kính ở một cù lao’’, Tạp chí Văn hóa Văn
nghệ (5), tr 47 - 48.
41. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam,
Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên xuất bản, Sài Gòn.
42. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
43. Huỳnh Lứa (1984), “Quá trình khai phá vùng Đồng Nai -Cửu Long và sự hình
thành một số tính cách, nếp sống và tập quán của người nông dân Nam Bộ”,
Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long, Viện Văn hóa xuất bản.
44. Trần Thị Thu Lương, Võ Thành Phương (1991), Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -
1873), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
45. Sơn Nam (2004), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
46. Sơn Nam (2004), Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang, Nxb Trẻ, thành
phố Hồ Chí Minh.
194
47. Sơn Nam (2005), Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và người Sài Gòn, Nxb Trẻ, thành
phố Hồ Chí Minh.
48. Người Long Xuyên, An Giang xưa và nay, Sài Gòn.
49. Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955 - 1975, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
50. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Trần Thanh Phương (1984), Những trang về An Giang, Hội Văn nghệ An Giang
xuất bản.
52. Võ Thành Phương (2004), Tìm hiểu An Giang xưa, Văn nghệ An Giang xuất bản.
53. Võ Thành Phương (1994), “Địa giới An Giang xưa và nay”, Chuyên san Giáo dục
Đào tạo An Giang, (14), tr 37-44).
54. Châu Đạt Quan (1973), Chân Lạp phong thổ ký, Lê Hương dịch, Sài Gòn.
55. Ngô Quang (2005), “Việc khai thác ruộng đất An Giang dưới thời thực dân Pháp”,
Tạp chí Văn hoá Lịch sử An Giang, (13), tr 24 - 26.
56. Ngô Quang (2005), “Khai phá đất An Giang thời kỳ 1954 - 2000”, Tạp chí Văn
hoá Lịch sử An Giang, (18), tr 9 - 11.
57. Nguyễn Phan Quang (2004), Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 1860 - 1945, Nxb Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh.
58. Nguyễn Phan Quang (2001), “Thêm một số tư liệu về nghề thủ công truyền thống ở
Nam Bộ thời Pháp thuộc (1867-1945)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (3), tr81-91.
59. Dương Kinh Quốc (1981), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1898), Nxb
Giáo dục, Hà Nôi.
60. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 5, người dịch
Phạm Trọng Điềm, Nxb Thuận Hoá, Huế.
61. Quốc sử quán triều Nguyễn (1978), Đại Nam thực lục, tập 24, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
195
62. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chánh biên toát yếu, Nxb Thuận
Hoá.
63. Trương Thị Minh Sâm (1999), “Kênh Vĩnh Tế - điểm tựa lịch sử của chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo khoa
học Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường An
Giang xuất bản.
64. Dật Sĩ, Nguyễn Văn Hầu (1972), Thất Sơn mầu nhiệm, Từ Tâm xuất bản, Sài Gòn.
65. Sở Văn hoá và Thông tin An Giang (1988), Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 -
1980), An Giang.
66. Lê Văn Sỹ (2006), “Những cống hiến trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng của An
Tây mưư lược tướng công Doãn Uẩn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (1), tr 13-117.
67. Mai Văn Tạo (1997), “Thăm trầm quê lụa Tân Châu”, Tạp chí Xưa và Nay, (46B),
tr 41 - 42.
68. Lâm Tâm (1993), Người Hoa An Giang, Chi hội Văn nghệ dân gian An Giang và
Hội Văn nghệ Châu Đốc xuất bản.
69. Trần Nam Tiến (2003),“Những cột mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của chí sĩ yêu nước Nguyễn Quang Diêu”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Nhà
nho yêu nước Nguyễn Quang Diêu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp xuất
bản.
70. Tỉnh uỷ An Giang (2005), An Giang 30 năm xây dựng và phát triển.
71. Chu Thiên (1963), “Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, (56), tr 45 - 63.
72. Lê Thông (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 6, Nxb Giáo dục..
73. Nguyễn Ngọc Thuỷ (2004), Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1867, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh.
196
74. Bùi Đạt Trâm (1985), Đặc điểm thủy văn tỉnh An Giang, Ủy bản khoa học kỹ thuật
xuất bản.
75. Tôn Nữ Quỳnh Trân (chủ biên) (2003), Nghề dệt Chăm truyền thống, Nxb Trẻ,
thành phố Hồ Chí Minh.
76. Trần Trọng Trí (2005) “Phan Văn Vàng với cây lúa ở An Giang”, Tạp chí Văn hoá
Lịch sử An Giang, (20), tr 32 - 33.
77. Phạm Việt Trung (2007), “Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và số phận kẻ gây
chiến”, Tạp chí Văn hoá Lịch sử An Giang, (32), tr 23, 26 - 27.
78. Phạm Ngọc Tường (2002), “Nghề vẽ tranh kiếng tại Nam Bộ”, Xóm nghề và nghề
thủ công truyền thống Nam Bộ, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
79. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang (2003), Địa chí An Giang, Lưu hành nội bộ.
80. Việt Nam Cộng hoà (1956), Địa phương chí tỉnh Long Xuyên 1956, Sài Gòn.
81. Việt Nam Cộng hoà (1956), Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1956, Sài Gòn.
82. Việt Nam Cộng hoà (1961), Địa phương chí tỉnh An Giang 1961, Sài Gòn.
83. Việt Nam Cộng hoà (1963), Địa phương chí tỉnh An Giang 1963, Sài Gòn.
84. Việt Nam Cộng hoà (1967), Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Sài Gòn.
85. Việt Nam Cộng hoà (1968), Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Sài Gòn.
86. Việt Nam Cộng hoà (1973), Địa phương chí tỉnh An Giang 1973, Sài Gòn.
87. Việt Nam Cộng hoà, Địa phương chí xã Châu Phong (quận Châu Phú).
Tiếng Pháp
88. Monographie de la province de Châu Đốc - 1902.
89. Monographie de la province de Long Xuyên - 1905.
90. Monographie de la province de Long Xuyên - 1929.
91. Monographie de la province de Long Xuyên - 1953.
92. Monographie de la province de Châu Đốc - 1953.
197
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : BẢN ĐỒ
198
PL 1.1. Bản đồ An Giang vào giữa thế kỷ XIX
Nguồn : [53, tr.40]
199
PL 1.2. Bản đồ tỉnh Châu Đốc thời Pháp thuộc
[3, tr.34]Nguồn :
200
PL 1.3. Bản đồ tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc
[3, tr.41]Nguồn :
201
PL 1.4. Bản đồ tỉnh An Giang 1957 - 1964
[79, tr.45]Nguồn :
202
PL 1.5. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang năm 2000
[4, tr.4]Nguồn :
PHỤ LỤC 2 : HÌNH ẢNH
203
PL 2.1. Cấy lúa của người Khmer trên đồng ruộng An Giang
[Phan Văn Kiến]Nguồn :
PL 2.2. Đồng lúa An Giang
[79, tr.428]Nguồn :
204
PL 2.3 : Nghề mộc ở Long Điền A, huyện Chợ Mới PL 2.4 : Phụ nữ Chăm dệt vải
[70, tr.57] Nguồn : [79, tr.476] Nguồn :
PL 2.5 : Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Khmer An Giang
[70, tr.53] Nguồn :
205
PL 2.6 : X ưởng xe tơ ở quê lụa Tân Châu
[79, tr.80] Nguồn :
PL 2.7 : Chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở An Giang
[79, tr.492] Nguồn :
206
PL 2.8 : Làng nuôi cá bè Châu Đốc
[70, tr.84] Nguồn :
PL 2.9 : Chợ Mỹ Phước - chợ trung tâm của tỉnh Long Xuyên năm 1929
[79, tr.521]Nguồn :
207
PL 2.10 : Chợ gia súc Núi Sam
[82, tr.50]Nguồn :
PL 2.11 : Chợ nổi Long Xuyên
[70, tr.290] Nguồn :
208
PL 2.12 : Chợ Châu Đốc năm 2000
[70, tr.348] Nguồn :
PL 2.13 : Cầu Quay (nay là cầu Nguyễn Trung Trực, thành phố Long Xuyên)
[79, tr.34]Nguồn :
209
PL 2.14 : Cầu Henry (nay là cầu Hoàng Diệu, thành phố Long Xuyên)
[79, tr.34]Nguồn :
PL 2.15 : Cầu Hoàng Diệu (Thành phố Long Xuyên)
Nguồn : [70, tr.289]
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7078.pdf