Tài liệu Diễn biến số lượng sâu hại chính (cuốn lá nhỏ và đục thân hai chấm) và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến vụ xuân năm 2008 tại Chương Mỹ, Hà Tây: ... Ebook Diễn biến số lượng sâu hại chính (cuốn lá nhỏ và đục thân hai chấm) và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến vụ xuân năm 2008 tại Chương Mỹ, Hà Tây
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Diễn biến số lượng sâu hại chính (cuốn lá nhỏ và đục thân hai chấm) và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến vụ xuân năm 2008 tại Chương Mỹ, Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp Hµ NéI
------------------
trÇn HIÕU
DiÔn biÕn sè lîng s©u h¹i chÝnh (cuèn l¸ nhá vµ ®ôc th©n hai chÊm) vµ thiªn ®Þch cña chóng trong hÖ thèng th©m canh lóa c¶i tiÕn vô xu©n n¨m 2008 t¹i Ch¬ng Mü, Hµ T©y
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt
M· sè: 60.62.10
Ngêi híng dÉn khoa häc: gs.ts. nguyÔn v¨n ®Ünh
Hµ Néi - 2008
LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam ®oan r»ng: Sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo.
T«i xin cam ®oan mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
T¸c gi¶ luËn v¨n
TrÇn HiÕu
LỜI CẢM ƠN
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n:
Ban Gi¸m hiÖu Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, khoa Sau ®¹i häc, khoa N«ng häc, bé m«n C«n trïng.
Hoµn thµnh luËn v¨n nµy t«i xin bµy tá lßng c¶m ¬n ch©n thµnh s©u s¾c ®Õn:
GS.TS NguyÔn V¨n §Ünh - Bé m«n C«n trïng - Khoa N«ng häc - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi;
C¸c thÇy c« gi¸o, c¸n bé c«ng nh©n viªn thuéc Bé m«n C«n trïng - Khoa N«ng häc - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi;
C¸c L·nh ®¹o Chi Côc B¶o vÖ thùc vËt tØnh Hµ T©y, Tr¹m B¶o vÖ thùc vËt huyÖn Ch¬ng Mü, Uû Ban nh©n d©n x· Thuþ H¬ng;
TËp thÓ c¸c gia ®×nh x· viªn x· Thuþ H¬ng.
§Ó hoµn thµnh luËn v¨n nµy, t«i cßn nhËn ®îc sù ®éng viªn khÝch lÖ cña nh÷ng ngêi th©n trong gia ®×nh vµ b¹n bÌ. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n nh÷ng t×nh c¶m cao quý ®ã.
Tác giả luận văn
Trần Hiếu
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thành phần sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 45
Bảng 2: Thành phần thiên địch của sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa xuân 2008 49
tại Chương Mỹ - Hà Tây 49
Bảng 3: Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên nền phân bón theo SRI 52
và theo nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 52
Bảng 4: Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng SRI 54
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 54
Bảng 5: Diễn biến sâu non CLN bị ký sinh trên ruộng SRI 56
và ruộng nông dân vụ xuân hè 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 56
Bảng 6: Tỷ lệ các loài sâu đục thân lúa vụ xuân tại Chương Mỹ - Hà Tây vụ xuân 2008 58
Bảng 7: Diễn biến tỉ lệ dảnh héo, bông bạc trên nền phân bón theo SRI 60
và nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 60
Bảng 8: Diễn biến tỉ lệ dảnh héo/bông bạc trên ruộng SRI 62
và của nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 62
Bảng 9: Tỷ lệ trứng sâu đục thân lúa hai chấm bị ký sinh 64
Bảng 10: Diễn biến mật độ nhện lớn BMAT trên ruộng SRI 66
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 66
Bảng 11: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 68
Bảng 12: Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng ứng dụng SRI 70
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 70
Bảng 13: Diễn biến mật độ bọ cánh cộc trên ruộng ứng dụng SRI 72
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 72
Bảng 14: Hạch toán hiệu quả kinh tế ruộng ứng dụng SRI và ruộng nôngdân (1000đ/ha) 74
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Một số hình ảnh về ruộng SRI 43
Hình 2: Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên nền phân bón 53
theo SRI và theo nông dân 53
Hình 3: Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng SRI 55
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 55
Hình 4: Tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ bị ký sinh trên ruộng SRI 57
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 57
Hình 5: Tỷ lệ các loài sâu đục thân hại lúa tại Chương Mỹ - Hà Tây 59
vụ xuân 2008 59
Hình 6: Diễn biến tỉ lệ dảnh héo, bông bạc trên nền phân bón 61
theo SRI và nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 61
Hình 7: Diễn biến tỉ lệ dảnh héo/bông bạc trên ruộng SRI 63
và của nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 63
Hình 8: Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa 67
ở Chương Mỹ - Hà Tây vụ xuân 2008 67
Hình 9: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và nông dân 69
vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 69
Hình 10: Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng ứng dụng SRI 71
và ruộng nông dân 71
Hình 11: Diễn biến mật độ bọ cánh cộc trên ruộng ứng dụng SRI 73
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây 73
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực quan trọng số một ở Việt Nam và các nước Châu Á. Tuy nhiên trong những năm qua sản xuất lúa gạo nước ta còn nhiều bất cập. Chi phí cho giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, năng lượng cho nước tưới còn quá cao. Bởi vậy giá thành sản xuất lúa gạo nước ta được đánh giá là cao nhất khu vực. Với tập quán cấy quá dầy, cấy nhiều dảnh trong một khóm, việc lạm dụng phân bón vô cơ đặc biệt là phân đạm, bón không cân đối giữa phân đạm với phân lân và kali, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và không theo nguyên tắc bốn đúng làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế, tăng nguy cơ bùng phát dịch hại, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Trong nhiều thập kỷ tới lúa vẫn là cây lương thực quan trọng. Tuy nhiên sức ép của việc giảm diện tích đòi hỏi đẩy mạnh năng suất sẽ dẫn tới canh tác thái quá, tạo ra nguy cơ ngày càng cao sự bùng phát dịch hại và ô nhiễm môi trường. Sản xuất lúa gạo trong những năm tới vừa phải tăng năng suất vừa phải có hiệu quả bền vững.
Trong thâm canh tăng năng suất lúa đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho nông dân nhưng chủ yếu tập trung vào giống mà chưa chú trọng vào kỹ thuật canh tác. Việc sản xuất không dựa trên cơ sở sinh lý sinh thái cây lúa đã dẫn đến hiệu quả sản suất lúa không cao và kém bễn vững.
Để giải quyết các bất cập trên, từ năm 2003 đến nay Cục Bảo vệ thực vật, chương trình IPM quốc gia, kết hợp với các nhà khoa học của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế cùng nông dân và cán bộ bảo vệ thực vật của 12 tỉnh phía Bắc đã triển khai nhiều nghiên cứu: "Thực nghiệm đồng ruộng có sự tham gia của nông dân". Nội dung chính của chương trình là: "Quản lý dinh dưỡng cây lúa và áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI".
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến là sự tăng cường tính ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp, đề cao nguyên tắc trồng cây khoẻ, kết hợp các biện pháp canh tác, quản lý dinh dưỡng, quản lý nước và kỹ thuật gieo cấy. Cụ thể: gieo mạ thưa, cấy mạ non, cấy 1 dảnh trên khóm, bón phân theo giai đoạn sinh trưởng và mầu sắc lá của cây, rút kiệt nước một số giai đoạn, phòng trừ sâu bệnh theo phân tích hệ sinh thái.
Một số địa phương đi đầu trong việc áp dụng SRI là Hà Tây, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định... Năm 2005 hệ thống thâm canh lúa cải tiến được áp dụng trên quy mô 2 đến 5 ha trên một điểm tại 14 tỉnh trên cả nước, năm 2006 có 17 tỉnh với 3450 nông dân tham gia. Năm 2007 mô hình ứng dụng trên diện rộng từ 5 đến 100 ha đã được triển khai ở nhiều huyện của Hà Tây [2].
Hệ thống thâm canh lúa cả tiến bước đầu cho kết quả: lượng thóc giống giảm 70% so với ruộng của nông dân, lượng phân đạm giảm 20% đến 25%, năng suất tăng bình quân từ 9% đến 15%. Do cây lúa khoẻ nên khả năng kháng sâu bệnh tốt làm giảm lượng thuốc phòng chống sâu bệnh, một số mô hình đã không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh lúa vẫn cho năng suất cao và chất lượng tốt [3].
Kết quả bước đầu ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến cho thấy hệ thống kỹ thuật này thực sự có ý nghĩa trong canh tác lúa bền vững. Để góp phần đạt được ý nghĩa khoa học của hệ thống thâm canh lúa cải tiến, được sự nhất trí của bộ môn côn trùng Trường Đại hoc Nông Nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tây chúng tôi thực hiện đề tài: “Diễn biến số lượng sâu hại chính (cuốn lá nhỏ và đục thân hai chấm) và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến vụ xuân năm 2008 tại Chương Mỹ, Hà Tây".
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Nắm được hiện trạng tập đoàn sâu hại lúa, diễn biến mật độ của 2 loài sâu hại lúa chính (Cnaphalocrosis medinalis Guene, Scirpophaga incertulas Walker), và thiên địch của chúng trên lúa thâm canh cải tiến tại huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, để bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế, sinh thái của nền thâm canh lúa cải tiến.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định tập đoàn sâu hại lúa và thiên địch của chúng trên nền thâm canh cải tiến, so sánh với tập đoàn sâu hại lúa trên nền thâm canh thông thường.
- Theo dõi diễn biến số lượng sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas Waiker, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Cnaphalocrosis medinalis Guene và nhện lớn bắt mồi tổng số, bọ cánh cộc (Paederus fuscipes), bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr), tỉ lệ chứng sâu cuốn lá nhỏ, trứng sâu đục thân hai chấm bị ký sinh trên lúa thâm canh cải tiến, so sánh với nền thâm canh thông thường.
- Đánh giá năng suất lúa trên nền thâm canh cải tiến.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa trên nền thâm canh cải tiến.
- Đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường, hiệu quả sinh thái của nền thâm canh lúa cải tiến.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài cung cấp những dẫn liệu về diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphancrocis medinalis Guenee, sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas Waiker và một số thiên địch của sâu hại lúa trên nền thâm canh cải tiến.
Đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học góp phần đề xuất quy trình thâm canh tổng hợp lúa phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ nông dân ở Hà Tây và tiến tới đề xuất quy trình thâm canh lúa các vùng sinh thái lúa phía Bắc hiệu quả cao và bền vững.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thực hiện đề tài tại những vùng trồng lúa có kiến thức thâm canh còn hạn chế như bón nhiều đạm, bón phân chưa đúng lúc và không cân đối, phun thuốc trừ sâu nhiều và chưa thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng nên kết quả góp phần giúp nông dân nhận thức tốt hơn trong việc quản lý dinh dưỡng và nắm rõ về hệ sinh thái đồng ruộng để lựa chọn cho mình biện pháp kỹ thuật tốt nhất. Qua điều tra hệ sinh thái cùng nông dân hiểu rõ mối quan hệ giữa cây trồng - môi trường sinh thái - dịch hại để quản lý sâu hại và thực hiện chăm sóc cho cây trồng tốt nhất, giảm chi phí bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, năng lượng cho tưới nước cũng như giảm lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo hiệu quả về năng suất, chất lượng, đặc biệt là đạt được sự an toàn cho sức khoẻ, môi trường và cộng đồng.
Qua việc thử nghiệm về mật độ cấy, chế độ nước, bón phân, phòng chống sâu hại và sử dụng thuốc BVTV để xác định rõ những ưu nhược điểm của các biện kỹ thuật của nông dân áp dụng, khắc phục những nhược điểm đó bằng áp dụng những biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phí, giảm độc hại cho môi trường và sức khoẻ mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu chung là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giữ môi trường trong sạch, cân bằng sinh thái, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Đề tài đi sâu nghiên cứu diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm và thiên địch của chúng góp phần tích cực cho công tác dự tính dự báo, cũng như công tác chỉ đạo bảo vệ thực vật của tỉnh Hà Tây.
Áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến góp phần đào tạo người nông dân trở thành chuyên gia có kỹ năng xây dựng và thực hiện quy trình thâm canh lúa phù hợp với điều kiện cụ thể, nhất là việc sử dụng phân bón, điều tiết nước, chọn mật độ cấy phù hợp khi cấy mạ non... Áp dụng hệ thâm canh lúa cải tiến là giải pháp kỹ thuật để thực hiện nội dung "Ba giảm ba tăng" và cùng là giải pháp tốt nhất để hướng tới một nền thâm canh lúa hiệu quả và bền vững.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Châu Á nhiệt đới là vùng trồng lúa quan trọng nhất thế giới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vài chục năm trở lại đây đã đưa năng suất vùng này lên đỉnh cao chưa từng thấy. Trong điều kiện thâm canh, bón nhiều phân hoá học đặc biệt là phân đạm vấn đề sâu hại lúa trở lên trầm trọng. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là trung tâm phát sinh cây lúa, có lịch sử trồng lúa lâu đời, địa hình rừng núi phân cách, kéo dài, mùa vụ nối tiếp nhau liên tục đã tạo cho Việt Nam hệ thực vật phong phú và đa đạng, đặc biệt là côn trùng nông nghiệp.
Theo Trần Huy Thọ, thiệt hại do sâu hại lúa gây ra lớn nhất ở Châu Á (31,5%). Ở Việt Nam sâu hại gây thất thu 10% sản lượng, có một số nơi không cho thu hoạch [50]. Trong khi chúng ta nỗ lực tăng năng suất lúa gạo thì tổn thất do sâu hại gây ra còn quá lớn.
Từ sau cuộc cạch mạng xanh sâu hại lúa có những thay đổi lớn. Cuộc cách mạng đã tăng mùa vụ gieo trồng, thuỷ lợi, phân bón, thay đổi kỹ thuật canh tác, các giống lúa mới năng suất cao, cây thấp, bông to, bản lá to, xanh đậm, đẻ khoẻ, chịu phân... nhiều loài sâu hại trước đây là thứ yếu nay trở thành chủ yếu như bọ trĩ, sâu đục thân lúa hai chấm, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ… Cùng với việc nhập nội các giống lúa mới, giải quyết thuỷ lợi, tăng cường phân hoá học, sử dụng thuốc hoá học thiếu hiểu biết của người nông dân đã làm cho sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm và rầy nâu vài chục năm trở lại đây bùng phát về số lượng và gây hại trên toàn quốc. Theo thống kê của cục Bảo vệ thực vật năm 1997 cả nước gieo cấy được 7 triệu ha lúa, diện tích nhiễm sâu đục thân là 657.120 ha, diện tích nhiễm nặng là 75.240 ha, diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 906.360 ha, diện tích nhiễm nặng là 29.860 ha.
Tại miền Trung, từ năm 1989 đến 1990 sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và phá hại thành dịch trên diện rộng. Cao điểm diện tích bị hại lên đến 90.000 ha chiếm 70% diện tích. Năm 1997 sâu cuốn lá nhỏ gây hại hầu hết các tỉnh từ Thừa thiên trở ra mật độ lứa đầu lên tới 40 - 50 con/m2, lứa sau tới 200 -300 con/m2, trung bình làm giảm sản lượng 20 - 30%. Năm 2003 tổng diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 1.235.540 ha, năm 2004 tổng diện tích nhiễn sâu cuốn lá nhỏ là 602.501 ha. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trên toàn quốc năm 2004 giảm 50% so với năm 2003 song diện tích lúa đông xuân bị nhiễm là 216944 ha tăng 3,2 lần so với năm 2003, diện tích nhiễm nặng là 94.843 ha tăng 1,5 lần so với năm 2003. Năm 2004 diện tích mất trắng do sâu cuốn lá gây ra khoảng 500 ha tập trung chủ yếu ở Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình [19].
Sâu đục thân hai chấm trở thành dịch hại chủ yếu từ khi vụ lúa chiêm bị thay thế bởi vụ lúa xuân, đặc biệt khi lúa xuân muộn chiếm ưu thế sâu đục thân lúa hai chấm đã trở thành dịch hại thường xuyên liên tục trên toàn quốc. Năm 1997 diện tích nhiễm sâu đục thân hai chấm trên toàn quốc là 65.7120 ha, trong đó Miền Bắc là 301.670 ha diện tích bị giảm năng suất trên 70% là 35 ha. Năm 2003 tổng diện tích nhiễm sâu đục thân là 350.070 ha diện tích nhiễm nặng là 25.055 ha. Năm 2004 tổng diện tích nhiễm sâu đục thân hai chấm là 107.360 ha, diện tích nhiễm nặng là 12.901 ha, diện tích bị bông bạc trên 70% là 845 ha, diện tích nhiễm nặng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc [19]. Những giống lúa mới có năng suất cao, phiến lá to, xanh đậm, ưa phân đạm, đẻ nhánh khoẻ, năng suất cao là những giống mẫn cảm với sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân hai lúa chấm.
Sâu hại lúa là một mắt xích trong mạng lưới thức ăn trên đồng ruộng sâu hại luôn có kẻ thù tự nhiên khống chế. Các loài nhện lớn bắt mồi, côn trùng bắt mồi và các loài ký sinh có vai trò to lớn trong việc thiết lập cân bằng sinh học trên đồng ruộng. Những công bố nghiên cứu về các loài thiên địch này còn hạn chế. Việc sử dụng thuốc hoá học thiếu hiểu biết của nông dân trong công tác bảo vệ thực vật đã làm ảnh hưởng xấu tới quần thể các loài thiên địch trên đồng ruộng ruộng.
Để hạn chế tác hại của sâu, xu hướng ngày nay trong sản xuất nông nghiệp thế giới bắt đầu từ thập kỷ 80 là xây dựng hệ thống “Nông nghiệp bền vững”. Trong đó biện pháp phòng trừ tổng hợp đóng vai trò quan trọng. Phòng trừ tổng hợp là biện pháp điều khiển quần thể sinh vật trong hệ sinh thái, áp dụng quan điểm sinh thái vào việc phòng chống sâu bệnh với mục đích là hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế, do đó phòng trừ tổng hợp là một hệ thống các biện pháp (sinh học, hoá học, canh tác, giống chống chịu...), các biện pháp này kết hợp với nhau một cách hài hoà, hợp lý sẽ ít tốn kém song phải phù hợp với đặc điểm về môi trường, trình độ hiểu biết và khả năng kinh tế của nông dân.
Từ những cơ sở khoa học trên với mục đích tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ sinh lý, sinh thái giữa cây lúa – các yếu tố sinh thái - sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm - thiên địch của chúng trên đồng ruộng để từ đó đề xuất một số cải tiến trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm nhằm làm giảm thiệt hại do chúng gây ra góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đưa ngành nông nghiệp nước nhà tiến tới một nền nông nghiệp an toàn và bền vững, góp phần đảm bảo chương trình an ninh lương thực quốc gia.
2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1. Nghiên cứu sâu đục thân lúa hai chấm ở nước ngoài
2.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần sâu đục thân hai chấm
Theo Pathak (1975), trên thế giới đã phát hiện được 24 loài sâu đục thân lúa. Trong đó, ở châu Phi có 4 loài gồm Chilo agamemnon Blez., Chilo zacconius Blez., Maliarpha separatella (Rog.) và Sesamia calamistis (Hamp.). Ở Châu Mỹ đã ghi nhận được 6 loài sâu đục thân lúa gồm Chilo loftini (Dyar), Chilo plejadellus (Zink.), Diatraea saccharalis (Fabr.), Elasmopalpus lignosellus (Zell.), Rupela albinella (Cramer) và Zeadiatraea lineolata (Walk.). Lúa ở châu Úc đã phát hiện có 2 loài sâu đục thân gây hại là Niphadoses palleucus Com. và Phragmatiphila sp. Tại các nước châu Á có số loài sâu đục thân lúa đã phát hiện được nhiều nhất, đạt tới 9 loài. Đó là các loài Ancylolomia chrysographella Koll., Chilo auricilius (Dudg.), Chilo partellus (Swin.), Chilo polychrysus (Meyr.), Chilo suppressalis (Walk.), Niphadoses gilviberbis (Zell.), Tryporyza incertulas (Walk.), Scirpophaga innotata (Walk.), Sesamia inferens (Walk.) [90]. Riêng vùng trồng lúa Đông Nam Á có 7 loài sâu đục thân sau: Ancylolomia chrysographella Koll., Chilo auricilius (Dudg.), Chilo polychrysus (Meyr.), Chilo suppressalis (Walk.), Scirpophaga incertulas (Walk.), Scirpophaga innotata (Walk.), Sesamia inferens (Walk.) (Pathak, 1975; Reissig et al., 1986) [90], [91].
2.2.1.2. Phân bố của sâu đục thân lúa hai chấm
Theo Pathak (1975), sâu đục thân lúa hai chấm chỉ có phân bố ở vùng trồng lúa châu Á [90]. Đến nay đã ghi nhận sâu đục thân lúa hai chấm có ở các nước như Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Campuchia, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Nhật Bản, Pakistan, Philippine, SriLanka, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam (Dale, 1994) [71].
Nghiên cứupham vi ký chủ của sâu đục thân lúa hai chấm
Sâu đục thân lúa hai chấm Tryporyza incertulas trức đây được coi là loài đơn thực , chuyên tính trên cây lúa Oryza sativa L. Nhưng nững nghiên cứu của Zaheruhhexen và Prakasa Rao cho thấy các loài lúa dại Orya rufipogon, O. nivara, O. latifolia, O.glaberrima và loài cỏ Leptochloa panicoides là những ký chủ phụ của sâu được thân lúa hai chấm.
2.2.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân lúa hai chấm
Sâu đục thân lúa hai chấm thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera. Vòng đời có 4 pha phát dục là pha trứng, pha sâu non, pha nhộng và pha trưởng thành.
Trứng được đẻ thành ổ ở gần ngọn lá lúa, được bao phủ bằng lớp lông màu nâu vàng da cam có ở đốt cuối phần bụng của trưởng thành cái. Thời gian phát dục của pha trứng biến động từ 5 ngày đến 8 ngày (Dale, 1994; Reissig et al., 1986) [71], [91].
Sâu non có 5 tuổi (Dale, 1994; Reissig et al., 1986) [71], [91]. Theo Pathak (1969), sâu non đục thân lúa hai chấm có 4 - 7 tuổi. Nuôi trong điều kiện 23 - 290C, hầu hết sâu non có 5 tuổi và nuôi trong điều kiện 29 - 350C sâu non chỉ có 4 tuổi. Trong điều kiện thức ăn hạn chế và ở các cá thể qua đông thì thường có nhiều tuổi hơn [90]. Sâu non tuổi 1 khi mới nở có chiều dài 1,5 mm, thân màu vàng nhạt, phát tán rất mạnh. Sâu non tuổi 5 thành thục có chiều dài cơ thể khoảng 25 mm màu trắng hơi vàng. Thời gian phát dục của pha sâu non kéo dài khoảng từ 30 ngày (Dale, 1994; Reissig et al., 1986) [71], [91] đến 35 - 46 ngày.
Nhộng mới có màu sáng nhạt, sau đó có màu nâu tối hơn. Nhộng làm trong một kén mỏng màu trắng. Trước khi hóa nhộng, sâu non tuổi cuối đã đục một lỗ ở thân cây lúa để trưởng thành vũ hóa chui ra. Thời gian phát dục của pha nhộng khoảng 6 - 10 ngày, nếu thời tiết lạnh có thể dài hơn (Dale, 1994; Grist et al., 1969; Reissig et al., 1986) [71], [91].
Trưởng thành loài sâu đục thân lúa hai chấm có biểu hiện lưỡng hình sinh dục. Trưởng thành cái có kích thước lớn hơn trưởng thành đực. Cánh trước của trưởng thành cái có màu nâu vàng sáng và một chấm đen rõ ràng ở giữa cánh. Cuối bụng của trưởng thành cái có túm lông vàng. Trưởng thành đực có màu hơi vàng. Chấm đen trên giữa cánh trước không rõ ràng (Dale, 1994) [71]. Trưởng thành chỉ giao phối 1 lần. Đẻ trứng từ đêm thứ 5 kể từ khi vũ hóa, mỗi đêm đẻ 1 ổ trứng (Pathak, 1969) [90].
Để hoàn thành một vòng đời, sâu đục thân lúa hai chấm cần 46 - 54 ngày (Dale, 1994; Reissig et al., 1986) [71], [91].
Trưởng thành cái sâu đục thân lúa hai chấm có thể đẻ được 100 - 200 trứng [90]. Theo Dale (1994) cho rằng một trưởng thành cái đẻ được lượng trứng ít hơn, chỉ là 100 - 150 trứng [71]. Theo Reissig et al. (1986) cho rằng một trưởng thành cái đẻ được 200 - 300 trứng [91].
Theo Dale (1994), trưởng thành đực và trưởng thành cái loài sâu đục thân lúa hai chấm có tuổi thọ không giống nhau. Trưởng thành đực của loài sâu đục thân lúa hai chấm thường có tuổi thọ (4,5 - 8,6 ngày) ngắn hơn tuổi thọ của trưởng thành cái (5,3 - 8,8 ngày) [71].
2.2.1.5. Nghiên cứu về thiên đich của sâu đục thân lúa
Các loài sâu đục thân lúa bị trên dưới 100 loài thiên địch tấn công, trong đó chủ yếu là các ký sinh (Yasumatsu, 1964) [101]. Số lượng loài thiên địch của các sâu đục thân lúa đã phát hiện được ở Philippine và Thái Lan tương ứng là 40 và 37 loài. Sâu đục thân năm vạch Chilo suppressalis và sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas ở trên thế giới (tương ứng) đã ghi nhận được 73 và 56 loài ký sinh. Con số này ở Ấn Độ tương ứng là 19 và 56 loài; ở Philippine là 21 và 17 loài. Trung Quốc nếu tính cả các loài bắt mồi và gây bệnh thì sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas có 113 loài thiên địch, (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 2002) [36].
* Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu đục thân lúa
Số loài thiên địch có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu đục thân lúa ở Thái Lan là 10 - 13 loài, ở đảo Luzon (Philippine) là 18 loài, chung cho vùng Đông Nam Á là 15 loài. (Kamran et al., 1969; Napompeth, 1990; Ooi et al., 1994; Reissig et al., 1986; Shepard et al., 1991; Tirawat, 1982) [79], [87], [89], [91], [96], [99].
Các loài ký sinh trứng được đánh giá là quan trọng nhất trong hạn chế số lượng nhóm sâu đục thân lúa. Đó là các loài thuộc giống Telenomus (họ Scelionidae), Tetrastichus (họ Eulophidae) và Trichogramma (họ Trichogrammatidae) (Ooi et al., 1994) [89]. Ở Philippine, tỷ lệ trứng đục thân lúa hai chấm (Scirpophaga incertulas Waiker) bị ký sinh đạt trên 60%. Tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế, tỷ lệ trứng sâu đục thân lúa hai chấm bị các loài ong Tetrastichus sp., Telenomus spp. và Trichogramma spp. ký sinh với tỷ lệ tương ứng là 84, 42 và 24% (Kim et al., 1986; Sherpard et al., 1986) [80], [95].
Các loài ký sinh nhộng, ký sinh sâu non và vi sinh vật gây bệnh có thể gây chết tới 58% nhóm sâu đục thân lúa ở vùng Warangal của Ấn Độ. Các loài ong Bracon onukii và Bracon chinensis là những ký sinh quan trọng ở pha sâu non của sâu đục thân lúa tại Nhật Bản. Chúng có thể gây chết 20 - 30% nhóm sâu đục thân lúa, có khi tới trên 50%. Ong Cotesia flavipes là ký sinh sâu non quan trọng ở Ấn Độ, ong Cotesia chilonis là ký sinh sâu non quan trọng ở Nhật Bản. Các loài này có thể gây chết khoảng 35% sâu non sâu đục thân lúa thuộc giống Chilo ở Ấn Độ và Nhật Bản. Tại Ấn Độ, vào thời điểm sau cấy 40-50 ngày, sâu đục thân lúa hai chấm T. incertulas bị chết do ký sinh tự nhiên đạt khoảng 56% và hơn. Tỷ lệ này có khi đạt tối đa tới 100% vào thời điểm cây lúa được 100 ngày sau cấy (Subba Rao et al., 1983; Yasumatsu, 1964) [97], [101].
Các loài bắt mồi cũng có vai trò khá quan trọng trong tiêu diệt các pha phát dục khác nhau của nhóm sâu đục thân lúa. Loài muồm muỗm nhỏ Conocephalus longipennis có thể tiêu diệt được 65% trứng sâu đục thân lúa hai chấm. Một cá thể của loài muồm muỗm nhỏ C. longipennis có thể tiêu diệt được 8 ổ trứng sâu đục thân lúa hai chấm trong 3 ngày. Nhện sói vân hình đinh ba Pardosa pseudoannulata một ngày có thể tiêu diệt hàng trăm sâu non của sâu đục thân lúa, đồng thời nó cũng có khả năng tấn công pha trưởng thành của các loài sâu đục thân lúa.
2.2.1.6. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm ở nước ngoài.
* Các biện pháp canh tác
Thời vụ sớm với các giống lúa chín sớm có thể tránh được sự gây hại bởi lứa 2 của sâu đục thân lúa hai chấm Tryporyza incertulas (Chiu, 1980) [69].
Luân canh: Luân canh lúa với cây trồng khác được khuyến cáo để trừ sâu đục thân lúa hai chấm (Chelliah, 1985; Litsinger, 1994; Oka, 1979; Reissig et al., 1986) [84], [88], [91]. Luân canh cây lúa với cây ngô, cây lúa mì thì lại làm tăng mật độ quần thể của sâu đục thân thuộc các giống Diatraea, Chilo và Sesamia (Litsinger, 1994) [84].
Làm ngập nước ruộng vào mùa xuân ở vùng Quảng Châu (Trung Quốc) có hiệu quả diệt trừ sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas (Chiu, 1980) [69].
Bón phân: Cây lúa được bón nhiều phân đạm sẽ hấp dẫn trưởng thành cái loài sâu đục thân lúa hai chấm đến đẻ trứng. (Litsinger, 1994; Oka, 1979; Reissig et al., 1986; Yu,1980; Zhang et al., 1995) [84], [88], [91], [102], [103].
Bón phân chứa silica, kali sẽ làm tăng tính chống chịu sâu đục thân của cây lúa. (Dale, 1994; Litsinger, 1994) [71], [84].
Sử dụng giống lúa kháng sâu hại: Đây là biện pháp dễ sử dụng hơn cả nhất là đối với nông dân vùng nhiệt đới châu Á có diện tích canh tác không lớn và tiềm năng kinh tế có hạn (Heinrichs et al., 1981) [74].
Nghiên cứu biện pháp sinh học: Việc nhập nội một số ký sinh để trừ sâu hại lúa được tiến hành ở Ấn Độ, Hawaii, Malaysia, Philippine, Nhật Bản. Ong đen mắt đỏ Trichogramma japonicum được nhập nội về Philippine để trừ sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas và về Ấn Độ để trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo auricilius. Ở Đảo Andama (Ấn Độ) đã nghiên cứu dùng ong mắt đỏ Trichogramma sp. để trừ sâu đục thân lúa hai chấm S.incertulas cho kết quả tốt. Thiệt hại do sâu đục thân lúa hai chấm giảm còn 1,6% ở nơi dùng ong mắt đỏ, trong khi đó ở đối chứng tỷ lệ này đạt cao hơn và là 10,3%.
Biện pháp sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu hại lúa cũng được nghiên cứu nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ để trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân. Tại Karnataka (Ấn Độ) đã nghiên cứu thả ong mắt đỏ màu đen Trichogramma japonicum định kỳ một tuần một lần để trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân lúa hai chấm (Misra et al., 1994) [85].
Biện pháp hóa học
Heinrichs và CTV (1981) khuyến cáo cần dựa vào kết quả theo dõi bẫy đèn để xác định thời điểm phun thuốc trừ một số sâu hại lúa, trong đó có sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas. Kumar (1995) và Yu (1980) đã khuyến cáo thời điểm phun thuốc đúng để trừ sâu đục thân lúa hai chấm là 1 - 2 ngày trước đỉnh cao sâu non nở rộ [81], [102].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ ở nước ngoài
2.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ
Kết quả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ của W.H. Reissig, E.A. Heinrichs, J.A.Litsinger, K.Moondy [100] cho thấy ở Châu Á có bốn loài: Cnaphalocrocis medinalis Guenee, Marasmia (Susumia) exgua Butler, Marasmia patnalis Bredley và Marasmia Ruralis Walker. Cả bốn loài này đều thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) và phân bố ở hầu hết các vùng trồng lúa trên thế giới.
2.2.1.2. Nghiên cứu sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi phân bố rất rộng. Sâu cuốn lá nhỏ tập trung nhiều nhất ở Châu Á, tất cả các nước Châu Á đều xuất hiện loài sâu hại này. Sự phân bố bốn loài cuốn lá nhỏ được phát hiện như sau [100]:
Loài C.medinalis Guenee phân bố chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và các nước thuộc bán đảo Thái Bình Dương, chủ yếu lá ở các nước Đông Nam Á.
Loài Marasmia exigua Butler phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Nephan, Banglades, Malaysia, Triều Tiên, Nhật Bản.
Loài Marasmia patnalis Bredley Phân bố ở Philippine, Malaysia và một phần Indonesia.
Loài Marasmia runalis Walker phân bố hẹp chỉ có ở Phinippine và một vùng nhỏ của malaysia.
Theo J.A. Litsinger, B.L. Canapi và cộng tác viên 1987 [76], từ khi gieo trồng các giống lúa chịu thâm canh, cho năng suất cao thì hai loài C.medinalis và Marasmia patnalis I gây hại chủ yếu.
Loài C.medinalis phân bố rộng, điển hình có Trung Quốc, Ấn Độ, Apganixtan, Thái Lan, Bănglađét, Butan, Brunay, Philippin, Singapore, Malaysia, Indonesia... Ở châu Đại Đương sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở quần đảo Xamoa, đảo Carolin, Xolomon, Úc.... Như vậy sâu cuốn lá nhỏ phân bố chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam châu Á, thuộc những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cũng là nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới [66].
2. 2. 2. 3. Nghiên cứu phạn vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
Ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ là cây lúa (Oryza sativa L.) ngoài ra còn có một số cây trồng khác thuộc họ hoà thảo như ngô, lúa miến, cỏ lộng vực và một số họ khác như khoai lang, bông, dâu, cỏ môi, cỏ lá tre... [65], [66], [64].
2. 2. 2. 4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái sâu cuốn lá nhỏ
Các pha phát dục của sâu cuốn lá nhỏ đã được Barrion cùng cộng sự (1991) [104] công bố như sau:
- Trứng được đẻ thành từng quả rải rác hoặc thành cụm từ 3 - 8 trứng ở mặt dưới lá lúa, trong 24 giờ trứng thành thục dài 0,93 mm màu vàng sáng, hình ovan, mặt bụng phẳng, mặt trên gồ lên ở đoạn giữa.
- Sâu non mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu đậm hoặc đen sau chuyển sang màu trắng xám hoặc vàng sáng, trên cơ thể có nhiều lông ngắn. Tuổi 1 cơ thể nhỏ dài 2 mm rộng 0,2 mm; tuổi 2 dài 4,4 mm rộng 0,68 mm; tuổi 3 dài 7 mm rộng 1,2 mm; tuổi 4 cơ thể mập mạp dài 9 - 10 mm rộng 0,68 mm; tuổi 5 đầu nâu sáng, cơ thể được bao phủ bởi các lông cứng màu nâu nhạt, sâu đẫy sức dài 16 mm rộng 1,8 mm, cuối tuổi 5 sâu non nhả tơ tạo kén trong tổ cũ, cơ thể chuyển màu vàng nhạt, nằm im từ 24 - 48 giờ, giai đoạn tiền nhộng chuyển sang màu nâu sáng.
- Nhộng nằm ở trong tổ cuốn, màu sắc chuyển từ nâu sáng thành nâu đỏ, nhộng có chiều dài 9 - 12 mm, rộng 1,6 - 3 mm, nhộng có các rãnh sinh dục rõ ở đốt bụng thứ 8, con đực là đốt bụng thứ 9.
- Trưởng thành có màu nâu vàng, vân mép cánh rộng màu nâu đậm, có 3 vân ngang hình lượn sóng ở cánh trước, vân trong và vân ngoài là vân liền, vân giữa là vân cụt, sải cánh dài ._.17 - 20 mm, con đực có túm lông màu nâu nhạt hoặc trắng xám sắp xếp trên mạch C của cánh trước.
2. 2. 2. 5. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ
Thông thường sâu non cuốn lá nhỏ trải qua 5 tuổi, thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Giai đoạn lúa đẻ nhánh ở nhiệt độ 250C thời gian sâu non là 15,5 - 16,5 ngày, sâu non sống trên lá lúa giai đoạn làm đòng thời gian phát dục là 18,5 - 20,5 ngày, thời gian nhộng là 5,3 ngày ở nhiệt độ 300C, 5,8 ngày ở nhiệt độ 270C và 7,6 ngày ở nhiệt độ 250C. Ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau thì con đực thường sống lâu hơn con cái (Wada va Kobayashi, 1980 ) [65].
Chang và cộng sự (1981) [65] cho rằng loài sâu hại này xuất hiện và gây hại ở phía Bắc Trung Quốc từ mùa xuân đến đầu mùa hè, còn ở vùng Tây nam chúng qua đông và bắt đầu vào mùa thu. Sức đẻ trứng trung bình là 153 trứng /con cái. Sâu cuốn lá nhỏ rất phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở Trung Quốc, giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ ngắn lại khi nhiệt độ cao. Sau khi qua đông hoạt động sinh sản của con cái trở lại bình thường. Có 5 lứa sâu trong 1 năm. Vào tháng 8 và tháng 9 quần thể sâu hại tạm ngừng sinh trưởng, ngài sống từ 4 - 7 ngày. Theo nghiên cứu của Hirao (1982) [75] tại Trung Quốc thì sự bùng phát dịch của sâu cuốn lá nhỏ gây ra vào các năm 1967, 1970, 1971, 1974 và 1981.
Ở Philippin, Barrion và cộng sự (1987, 1991), Mun Y.D (1982) [64], [63], [86] thời gian từ trứng đến trưởng thành là 25 - 52 ngày. Trong đó thời gian trứng là 3 - 6 ngày, sâu non là 15 - 36 ngày, nhộng là 6 - 9 ngày.
2..2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
Sử dụng quá nhiều lượng phân bón sẽ làm tăng mật độ của sâu cuốn lá nhỏ đặc biệt là phân đạm. Bón phân kali với liều lượng hợp lý có tác dụng làm giảm thiệt hại của sâu cuốn lá nhỏ. Theo nghiên cưu của Phaliwal (1979) [65], với thí nghiệm phân bón ở các công thức thí nghiệm là 30, 60, 90, 120 và 150 kg N/ha nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ lá hại với chiều tăng của phân đạm. Kết quả cho thấy nhóm lúa ngắn ngày từ 110 – 120 ngày có tỷ lệ lá hại tăng theo chiều tăng của lượng đạm được bón.
Theo Saroja và raju (1981) [93], phương pháp bón phân cho lúa cũng ảnh hưởng tới mật độ sâu cuốn lá nhỏ và tỉ lệ hại, các công thức bón lót đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng hơn sau đó mới bón thúc. Trong cách bón thúc thì cách vo viên dúi gốc có tỷ lệ lá hại cao hơn cả.
Những ruộng gieo cấy có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao hơn ruộng có mật độ gieo cấy thưa. Than gamuthu (1982) tiến hành một thí nghiệm tại Ấn Độ, ruộng được bón với mức 75 kg N/ha và mật độ gieo cấy là: 10x15; 15x20. Sau 55 ngày gieo cấy tiến hành điều tra tổng số lá hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên các ô tương ứng là 36%, 12% lá hại [98].
Các giống lúa mới được lai tạo có năng suất cao, đẻ khoẻ, chịu phân thu hút nhiều trưởng thành đến đẻ trứng hơn và có mật độ sâu cao hơn các giống khác. Ở vùng Đông Nam Á chưa có giống nào chống chịu được sâu cuốn lá nhỏ [98].
Dyck (1978) [72], Shen và Lu (1984) [94] cho biết sản lượng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại vào giai đoạn lúa trỗ, mức thiệt hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và hại nhẹ nhất ở giai đoạn lúa chín sữa.
2.2.2.7. Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ
Ở Trung Quốc có 30 loài ong kí sinh trong đó loài có khả năng kí sinh cao nhất là Apanteles cypris và Elasmus sp [65]. Các tác giả Chen và Chin (1983) [68] cho thấy có 25 loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có 21 loài là ong kí sinh, 2 loài là nhện ăn thịt và 2 loài nấm gây bệnh. Ong Trichogramma chilonis và Apanteles cypris có mặt thường xuyên trên đồng ruộng và là những loài giữ vai trò chủ yếu trong việc khống chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ.
Ở Philippin người ta phát hiện có nhiều loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ như nhện Lycosa, Oxyopes, Tetragnatha sp và 6 loài kiến, những loài kiến này 1 giờ có thể diệt từ 4 - 10 sâu non cuốn lá nhỏ [63].
W.H.Reissing và cộng sự (1986) [91] cho biết trên đồng ruộng vùng nhiệt đới các kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hoạt động rất tích cực, chúng tấn công sâu cuốn lá nhỏ ở tất cả các pha phát dục.
Theo Vincens (1920) [65] thì kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò giữ cho chủng quần của sâu cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây hại mà tại đó không cần sử dụng biện pháp phòng trừ. Tác giả H.C.Copel, J.W.Mestins (1977) [70] kết luận các loài côn trùng kí sinh, côn trùng bắt mồi và nhện ăn thịt có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh sinh học.
2.2.2.8. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
* Biện pháp sử dụng giống kháng: Những giống lúa được gọi là kháng với sâu cuốn lá nhỏ chỉ thể hiện tính kháng trong từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tại Ấn Độ người ta khảo nghiệm 384 giống lúa đối với sâu cuốn lá nhỏ ở hai địa phương Gurdaspur và Kapurthala. Kết quả nhận được 15 giống kháng ở Gurdaspur và 2 giống kháng ở Kapurthala, nhưng chỉ có một giống kháng chung cho cả 2 địa phương trên, đó là giống IET.7776 Jaswant và Dhaliwai (1983) [65]. Việc bố trí tỷ lệ hợp lý các giống kháng sâu cuốn lá nhỏ là một giải pháp nhằm giảm áp lực sâu cuốn lá nhỏ đồng thời tăng tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng nhằm hạn chế thiệt hại do loài sâu này gây ra. Đây là một biện pháp chủ động, an toàn sinh thái và nên thực hiện trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu cuốn lá nhỏ Pathak M.D [90].
* Biện pháp canh tác: Mật độ cấy cũng có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát. Việc bố trí thời vụ gieo cấy cũng có ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, nếu bố trí cấy thời vụ sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu cuốn lá gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị ảnh hưởng của lứa sâu này [65].
* Biện pháp sinh học
Tại Quảng Đông Trung Quốc loài ong Trichogramma japonicum Aslimead đã được sử dụng để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ, làm giảm tỷ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng. Lượng ong thả là 15 vạn con/ha nếu mật độ là 5 trứng/khóm, có thể thả liên tục 3 - 4 lần cách nhau 1 - 2 ngày. Ong Apanteles cypris cũng là loài ong kí sinh chuyên tính trên sâu non tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc. Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đã làm tăng tỷ lệ kí sinh tới 15 - 25% (Theo Hu va Chen, 1987 ) [65].
Tại Nhật Bản loài Trathala flavoobitalis có thể giết chết sâu non từ 34 -54% trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7, tính trung bình suốt vụ tỷ lệ này là 12%. Có 2 loài ong kí sinh là Itoplectis narganyae và Brachymeria excarinata kí sinh nhộng vào cuối tháng 10, tỷ lệ kí sinh là 11 - 31% [64].
Tại Philippin có 83 loài bắt mồi ăn thịt, 55 loài kí sinh và 6 loài nấm tấn công các giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ. Tuy nhiên các loài bắt mồi ăn thịt là quan trọng nhất. Những loài bắt mồi ăn thịt thuộc giống Grylidae gồm Metioche và Anaxipha ăn trứng và Ophionea spp ăn sâu non. Các loài kí sinh quan trọng gồm Copidosomopsis nacoleiae, Cotesia angustibasis, Cardiochiles philippinensis và Macrocentrus cnaphalocrocis, trong suốt mùa mưa nếu lượng mưa vừa phải thì quần thể nấm Zoophthora radicans có thể tiêu diệt toàn bộ quần thể sâu non (Barrion và cộng sự, 1991) [64].
* Biện pháp hoá học
Theo Endo và cộng sự (1987) nông dân sử dụng tới 40% số lần phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ, trong điều kiện nghiên cứu khi nông dân không phun giai đoạn đầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15 - 30% và tiết kiệm được chi phí thuốc trừ sâu.
Ngày nay xu hướng sử dụng những thuốc trừ sâu có phổ hẹp ít hoặc không ảnh hưởng đến thiên địch và các loài sinh vật khác. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc được chú trọng. Theo nghiên cứu của Saxenna và cộng sự (1980) dầu hạt Neem được sử dụng có hiệu quả để trừ sâu cuốn lá nhỏ.
2.3. Nghiên cứu ở trong nước
2.3.1. Nghiên cứu sâu đục thân lúa trong nước.
2.3.1.1. Thành phần sâu đục thân lúa
Ở Việt Nam đã ghi nhận được 8 loài sâu đục thân lúa. Chúng thuộc 2 họ thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera), đó là họ Pyralidae (7 loài) và Noctuidae (1 loài) gồm các loài Ancylolomia chrysographella Koll., sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo polychrysus (Meyr.), sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis (Walk.), sâu đục thân 5 vạch Chilo sp., sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilotraea auricilia Dudg., sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas (Walk.), sâu đục thân lúa bướm trắng Scripophaga innotata (Walk.) và sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens (Walk.) (Viện Bảo vệ thực vật, 1976, 1999) [58], [59].
Trong các loài trên thì sâu đục thân lúa hai chấm phổ biến hơn cả. Việc gieo trồng rộng rãi các giống lúa mới đã càng làm gia tăng tác hại của sâu đục thân lúa hai chấm (Nguyễn Mạnh Chinh, 1977; Trương Quốc Tùng, 1977) [9], [56].
2.3.1.2. Phân bố của sâu đục thân lúa hai chấm
Sâu đục thân lúa hai chấm đã được ghi nhận có mặt ở 44 tỉnh trong cả nước, từ miền núi đến đồng bằng đến các tỉnh ven biển (Phạm Văn Lầm, 2000) [35].
2.3.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân lúa hai chấm
Thời gian phát dục của pha trứng, tuỳ theo điều kiện nhiệt độ khi thí nghiệm, biến động từ 6,2 - 20,4 ngày. Sâu non có 5 tuổi. Thời gian phát dục của pha sâu non từ 27,5 ngày đến 73,5 ngày. Thời gian phát dục của pha nhộng từ 6,6 ngày đến 27 ngày. Thời gian của pha trưởng thành biến động từ 1 ngày đến 12 ngày (Vũ Đình Ninh, 1974) [39], [43].
Vòng đời của sâu đục thân hai chấm biến động từ 68 đến 98 ngày. Thí nghiệm tại Trạm BVTV vùng Khu 4 năm 1967 - 1968 ở điều kiện nhiệt độ 18,6 - 250C sâu đục thân hai chấm có thời gian vòng đời từ 46 đến 82 ngày (Vũ Đình Ninh, 1974) [39]. Nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20 - 280C, ẩm độ 75 - 80%, thời gian vòng đời của sâu đục thân hai chấm trung bình là 41,5 - 115,9 ngày (Phạm Bình Quyền, 1976) [43].
Mỗi trưởng thành cái có thể đẻ từ 1 - 5 ổ trứng. Những theo dõi ở Trạm BVTV vùng đồng bằng Bắc Bộ cho thấy số quả trứng trung bình trong một ổ giao động từ 43,0-108,4 trứng (Hồ Khắc Tín, 1982) [53].
Trưởng thành sâu đục thân lúa hai chấm có thể sống được 2 - 6 ngày (Hồ Khắc Tín, 1982) [53].
Sâu đục thân lúa hai chấm một năm thường phát sinh 6 - 7 lứa (Nguyễn Mạnh Chinh, 1977; Phạm Bình Quyền, 1976; Mai Thọ Trung, 1979; Trương Quốc Tùng, 1980) [9],[43], [54], [56].
* Tập tính hoạt động của sâu đục thân lúa hai chấm
Trưởng thành đục thân lúa hai chấm vũ hóa và hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong khóm lúa. Ngay trong đêm vũ hóa chúng có thể giao phối. Hoạt động giao phối mạnh nhất sau 9 giời tối (Hồ Khắc Tín, 1982) [53].
Trưởng thành cái thích đẻ trứng trên ruộng lúa xanh non rập rạp. Ổ trứng thường được đẻ ở mút ngọn lá lúa. Sâu non mới nở phát tán bằng cách bò lên ngọn lá và nhả tơ nhờ gió đưa sang cây lúa khác hoặc bò trực tiếp sang dảnh lúa kề gần ( Hồ Khắc Tín, 1982) [53].
2.3.1.4. Thiên địch của sâu đục thân lúa
Phạm Bình Quyền (1972) [41] đã phát hiện được 12 loài ký sinh sâu đục thân lúa hai chấm ở miền Bắc Việt Nam. Phạm Văn Lầm (2000) [35] đã tổng hợp được 415 loài thiên địch của sâu hại lúa. Con số này đến năm 2002 đã tăng lên 461 loài. Trong đó, đã phát hiện được 39 loài thiên địch của các loài sâu đục thân lúa ở nước ta, gồm 32 loài ký sinh và 7 loài bắt mồi ăn thịt. Tập hợp thiên địch của sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas phong phú nhất, gồm 28 loài. (Vũ Quang Côn, 1986 [10], Phạm Văn Lầm, 2002) [36]).
Trong số các loài thiên địch đã phát hiện được của nhóm sâu đục thân lúa có khoảng 10 loài phổ biến. Trong đó có 8 loài là ký sinh và 2 loài là bắt mồi. Các loài Amauromorpha accepta schoenobii Vier., Exoryza schoenobii Wilk., Metoposisyrops pyralidis Rhich., Telenomus dignus Gah., Temelucha philippinensis Ashm., Tetrastichus schoenobii Ferr., Trichogramma japonicum Ashm., Tropobracon schoenobii (Vier.) là ký sinh và Pardosa pseudoanuulata (Boe. et Str.), Oxyopes javanus là loài bắt mồi (Phạm Văn Lầm, 2002) [36].
Trên trứng sâu đục thân lúa hai chấm đã ghi nhận được 7 loài ký sinh. Trong đó có 3 loài rất phổ biến là ong đen mắt đỏ Trichogramma japonium, ong xanh ăn trứng Tetrastichus schoenobii và ong đen Telenomus dignus.
Tỷ lệ quả trứng bị ký sinh tăng dần từ 17,4% ở lứa 1 vào tháng 3 đến 72,5% và hơn ở lứa 6 vào tháng 10 - 11 (Vũ Quang Côn, 1986 [10], Hà Quang Hùng, 1984 [23], [26], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983, [29], Bình Quyền và CTV, 1973 [42]).
Ong xanh ăn trứng T. schoenobii đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt trứng đục thân lúa hai chấm ở vụ mùa tại phía Bắc. Loài ong này thường xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 12 trên mạ mùa, lúa mùa, mạ chiêm. Tỷ lệ trứng đục thân bị ong T. schoenobii tiêu diệt đạt từ vài phần trăm đến hơn 90% vào đợt trứng cuối vụ mùa ở phía Bắc. Loài ong này có vai trò lớn trong điều hoà số lượng sâu đục thân lúa hai chấm lứa 5 và lứa 6 (Vũ Quang Côn, 1986 [10], Hà Quang Hùng, 1984, 1999 [23], [82], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983 [29], Bình Quyền và CTV, 1973 [42]). Ong đen Telenomus dignus là một ký sinh trứng quan trọng của sâu đục thân lúa hai chấm. Nó phát sinh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt phát sinh nhiều trong thời gian lứa 2, 3, 4 của sâu đục thân lúa hai chấm. Ong đen có thể tiêu diệt từ vài phần trăm đến 30 - 40%, đôi khi tới 60% quả trứng trong ổ trứng sâu đục thân lúa hai chấm (Vũ Quang Côn, 1986, [10], Hà Quang Hùng, 1984, 1986 [23], [26], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983, 1999 [29], [82], Bình Quyền và CTV, 1973 [42]).
Ong đen mắt đỏ T. japonicum là một loài ký sinh trứng rất quan trọng trên đồng luá. Nó ký sinh trứng nhiều loài sâu hại lúa. Ong đen mắt đỏ xuất hiện quanh năm trên đồng lúa. Nó có thể tiêu diệt từ vài phần trăm đến trên dưới 30% quả trứng trong ổ trứng sâu đục thân lúa hai chấm. Trứng sâu đục thân năm vạch bị ong đen mắt đỏ T. japonicum ký sinh khoảng 30 - 50%, có khi tới 80% (Vũ Quang Côn, 1986, 1999 [10], [82], Hà Quang Hùng, 1984, [23], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983, 1989 [29], [82], Bình Quyền và CTV, 1973 [42]).
Ong kén trắng Exoryza schoenobii xuất hiện thường xuyên trên đồng lúa. Sâu non của sâu đục thân lúa hai chấm và đục thân năm vạch đầu nâu bị ký sinh bởi ong kén trắng E. schoenobii với tỷ lệ trung bình 25 - 30%, có khi đạt hơn 40% (Vũ Quang Côn, 1986 [10], Hà Quang Hùng, 1984, 1986 [23], [26], Phạm Văn Lầm và CTV, 1983, 1999 [42], [82] Bình Quyền và CTV, 1973 [42]).
2.3.1.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa ở Việt Nam
Biện pháp canh tác
Các biện pháp canh tác trừ sâu đục thân lúa đã được tổng kết là: cày lật đất ngay sau thu hoạch để diệt nhộng sâu đục thân trong gốc rạ; luân canh lúa nước với cây trồng cạn; gieo cấy thời vụ sớm thích hợp với từng địa phương; dùng giống ngắn ngày và giống cực sớm trong vụ mùa để tránh sâu đục thân. Vùng đồng bằng sông Hồng, lúa đông xuân trỗ bông vào đầu tháng 5, lúa mùa trỗ bông vào đầu tháng 9 hầu như không bị sâu đục thân gây hại nặng. (Phạm Văn Lầm, 1999, 2006 [34], [37]).
Biện pháp sinh học
Những nghiên cứu biện pháp sinh học trừ sâu đục thân lúa ở nước ta hầu như chưa được quan tâm. Năm 1995, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga đã đánh giá tính mẫn cảm của sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas đối với các chế phẩm từ vi khuẩn Bt trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm, chỉ có 3 trong 15 chế phẩm Bt có hiệu lực đạt 82,3 - 87,5% đối với sâu đục thân lúa hai chấm. Đó là các chế phẩm Bikol, Dipel và Bitoxibacillin
Biện pháp hóa học
Các thuốc hóa học được khuyến cáo dùng trên lúa trừ các sâu đục thân lúa là Padan 95 SP, Regent 800WG, Oncol 5G,... (Nguyễn Trường Thành, 1999, v.v...) [46].
Theo các nghiên cứu thì việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu đục thân lúa hai chấm ở các giai đoạn lúa đẻ nhánh, đòng già và bắt đầu trỗ chỉ tiến hành khi mật độ ổ trứng của nó đạt ngưỡng tương ứng là 1,0 - 1,5; 0,3 - 0,4 và 0,5 - 0,7 ổ trứng/m2 (Nguyễn Trường Thành, 1999) [46].
2.3.2. Nghiên cứu trong nước về sâu cuốn lá nhỏ
2.3.2.1. Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của Viện Bảo vệ thưc vật (1976) [59], thì sâu cuốn lá nhỏ phân bố ở hầu hết tất cả các vùng trồng lúa trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển đến vùng núi cao. Tuy nhiên thời gian phát sinh và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở mỗi vùng địa lý có sự khác nhau điều này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, chủ yếu là ôn, ẩm độ của môi trường cũng như điều kiện và tập quán canh tác của mỗi địa phương. Nhìn chung các tỉnh vùng ven biển sâu cuốn lá nhỏ thường có thời gian phát sinh sớm và mức độ gây hại cao hơn các nơi khác (Báo cáo tổng kết Cục Bảo vệ thực vật, 2002, 2005) [16], [14]. Các tỉnh miền Bắc trong mấy năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ phân bố rộng chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ven biển như: Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh…, diện tích nhiễm ở mỗi vụ lên đến hàng trăm nghìn ha, mật độ sâu non nơi cao nên tới trên 500 con/m2. Các tỉnh vùng đồng bằng miền núi sâu cuốn lá nhỏ có diện phân bố và mức độ gây hại thường nhẹ hơn.
2.3.2.2. Tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
Trên đồng ruộng sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn đòng – trỗ. Theo Đỗ Xuân Bành và cộng tác viên (1990) [1] cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15 - 0,18%, giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng là 0,7 - 0,8%, giai đoạn đòng già - trỗ là 1,15 - 1,2% nhưng giai đoạn này ít xảy ra vì lúc này lá đòng đã cứng, sâu không cuốn tổ được. Theo Nguyễn Văn Hành [21] cho biết nếu bông lúa có một lá bị hại năng suất giảm 3,7%, 2 lá bị hại thì năng suất giảm 6%, 3 lá hại năng suất giảm 15%, 4 lá hại năng suất giảm 33%, trường hợp chỉ có lá đòng bị hại, các lá khác còn nguyên thì năng suất giảm 20 - 30% sản lượng. Theo Nguyễn Trường Thành [45] thì trên giống CR203 nếu có 20 - 30% số lá hại sẽ làm giảm năng suất từ 1,9 - 2,3%, giống Nếp cái hoa vàng có tỷ lệ gây hại như trên thì năng suất giảm từ 4,2 - 5,2%.
Đánh giá thiệt hại của sâu cuốn lá nhỏ đối với cây lúa có rất nhiều tác giả nhận định giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng là nguồn thức ăn thích hợp với sâu cuốn lá nhỏ [1].
Qua nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng – trỗ, chính vì vậy các giai đoạn này rất hấp dẫn đối với trưởng thành cuốn lá nhỏ đến đẻ trứng. Tuy nhiên tác hại của sâu cuốn lá nhỏ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất là giai đoạn lúa làm đòng – trỗ do lúc này cây lúa không còn khả năng đền bù. Giai đoạn này nếu cây lúa bị hại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt và gié lúa, số hạt ít, bông ngắn, trọng lượng nghìn hạt giảm, tỷ lệ lép cao hoặc gây hiện tượng lúa trỗ nghẹn đòng dẫn đến năng suất lúa giảm.
Năm 1990 - 1991 dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên cả nước, năm 2001 sâu cuốn lá nhỏ gây hại 855.000 ha lúa ở các tỉnh phía Bắc, diện tích nhiễm và nhiễm nặng do sâu cuốn lá nhỏ liên tục tăng và tăng ở mức cao, từ năm 1999 đến năm 2003 là cao nhất trong cả nước lên tới 938.643 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là 182.950 ha, diện tích mất trắng là 272 ha, năm 2002 diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở các tỉnh miền Bắc là 748.904 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 270.362 ha [16].
Riêng vụ mùa 2003 sâu cuốn lá nhỏ có mật độ rất cao, diện phân bố rộng, diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở 26 tỉnh phía Bắc lên tới 412.146 ha, nặng 226.754 ha, năm 2005 diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại có xu hướng giảm hơn năm trước. Vụ xuân 2006 sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức bình thường nhưng có diện tích nhiễm và mật độ sâu cao hơn vụ xuân năm trước [17], [18].
2.3.2.3. Nghiên cứu về kí chủ sâu cuốn lá nhỏ.
Vũ Quang Côn (1987) [11] đã tiến hành điều tra sự phân bố mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên một số cây cỏ dại trong thời gian chưa có lúa ngoài đồng, kết quả cho thấy: cỏ môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh là 0,01%, cỏ bấc là 10,95%, cỏ lá tre là 6,04%, cỏ lồng vực là 1,73%, cỏ mần trầu là 1%. Theo Trần Văn Rao (1982) [44] thì sâu cuốn lá nhỏ qua đông chủ yếu trên các cây cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng kể. Sự có mặt của sâu cuốn lá nhỏ trên một số kí chủ như sau: lúa chét là 1,3%, cỏ mần trầu là 53,2%, cỏ gà nước là 19,2%, cỏ lồng vực cạn là 13,8%, cỏ trứng ếch là 12,5%. Theo Trần Huy Thọ (1983) [50] thì sâu cuốn lá nhỏ sống trên tất cả các cây cỏ như cỏ mần trầu, cỏ gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch.
2.3.2.4. Nghiên cứu thành phần sâu cuốn lá nhỏ
Vùng Gia Lâm - Hà Nội đã xác định được thành phần sâu cuốn lá nhỏ có 2 loài gây hại chính đó là Cnaphalacrocis medinalis va Marasmia exigua. Trong mấy năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, đặc biệt là trên cây lúa thì kết quả cũng chỉ thu được một loài đó là loài Cnaphalacrocis medinalis.
2.3.2.5. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ
Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ vũ hoá cả ban ngày và ban đêm nhưng tỷ lệ bướm cuốn lá nhỏ vũ hoá vào ban ngày chiếm tỷ lệ 3/4 tổng số, giờ bướm vũ hoá rộ nhất vào 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 sáng và buổi chiều từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30. Ban ngày trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ẩn nấp trong các khóm lúa, bờ cỏ, ban đêm mới bay ra hoạt động. Bướm đực hoạt động bay tích cực hơn bướm cái, tìm bướm cái để giao phối. Bướm đực có thể tiến hành giao phối sau vũ hoá từ 1 - 2 giờ, do vậy khi vợt trưởng thành cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng thường gặp tỷ lệ bướm đực cao hơn bướm cái [40], [38], [21].
Thời gian giao phối có thể tiến hành từ 2 - 4 giờ. Trong suốt thời gian sống bướm cái chỉ giao phối có 1 lần. Bướm cuốn lá nhỏ có xu tính với ánh sáng đèn. Thời gian sống của trưởng thành là từ 4 - 10 ngày [38]. Theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ thực vật thì thời gian đó là 2 - 6 ngày [17] hoặc 3 - 5 ngày (Cẩm Phong) [40], sau ngừng ăn 2 - 3 ngày bướm mới chết.
Bướm cuốn lá nhỏ thường tập trung trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dầy, khóm lúa mập mạp và màu sắc xanh non, đây là đặc điểm mang tính chọn lọc bảo đảm cho sự tồn tại của thế hệ sau. Sau khi vũ hoá được 1 - 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng, trứng đẻ rải rác từng quả ở mặt dưới lá, thường 1 lá có 1 trứng song cũng có khi 2 - 3 quả trứng /lá. Theo Hà Quang Hùng [24] tỷ lệ trứng đẻ mặt trên lá là 19,2%, mặt dưới là 80,8%, mỗi bướm cái đẻ trung bình là 50 quả trứng [24].
Theo Nguyễn văn Hành [21] ở nhiệt độ 27 - 290C và ẩm độ từ 85 - 90% lượng trứng đẻ trung bình 1 bướm cái là trên dưới 100 quả trứng. Khi theo dõi khả năng đẻ trứng của bướm cuốn lá nhỏ, Trần Huy Thọ nhận định nếu cho bướm ăn thêm nước đường hoặc mật ong pha loãng 5 - 10% thì lượng trứng đẻ tăng rõ rệt.
Vụ xuân thời gian đẻ trứng từ 5 - 8 ngày, vụ mùa từ 3 - 5 ngày. Lượng trứng đẻ giảm dần theo số lứa trong năm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm cho bướm ăn bằng nước đường pha loãng ở nhiệt độ 220C, ẩm độ 90% thì trung bình mỗi bướm cái đẻ khoảng 374 quả và ở nhiệt độ khoảng 300C, ẩm độ 78% bướm chỉ đẻ có 80 trứng. Do vậy ở điều kiện nhiệt độ trung bình của vụ chiêm xuân là 23 - 240C, ẩm độ từ 85 - 90% là thích hợp cho bướm cuốn lá nhỏ đẻ trứng hơn so với vụ mùa có nhiệt độ trung bình là 27 - 280C.
Bướm cuốn lá nhỏ đẻ trứng mang tính chon lọc rõ rệt, những ruộng xanh tốt, rậm rạp thường hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng. Giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa cũng quyết định đến khả năng đẻ trứng nhiều hay ít của trưởng thành. Theo Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989) [22] thì có khoảng 50,7% lượng sâu non trên các trà lúa thời kì đẻ rộ, 35,2% trên trà lúa làm đòng đến trỗ và 14% ở các giai đoạn sinh trưởng khác của cây lúa.
Trứng sâu cuốn lá nhỏ hình bầu dục, dài 0,7 - 0,8 mm, rộng 0,39 - 0,45 mm, trong quá trình phát dục trứng thay đổi màu sắc từ màu trắng kem đến màu vàng nhạt, bề mặt trứng có vân hình mạng lưới [21], nhiệt độ và ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành trong điều kiện thí nghiệm với nhiệt độ 26,30C, ẩm độ xấp xỉ 80% thì thời gian trứng nở là 4 ngày.
Theo Cục Bảo vệ thực vật thì thời gian trứng nở là 3 - 4 ngày [14]. Màu sắc, kích thước sâu non thay đổi tuỳ theo độ tuổi, lúc mới nở sâu non có màu vàng nhạt sau trở thành màu xanh nhạt và tuổi cuối có màu xanh vàng, chiều dài cơ thể sâu thay đổi từ 1,5 - 19 mm (Nguyễn Văn Hành, 1988; Vũ Quang Côn, 1985; Chu Cẩm Phong, 1985) [21], [44]. Thời gian phát dục của sâu non thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ôn ẩm độ môi trường của từng vùng sinh thái, từng năm. Nhìn chung thời gian phát dục của sâu non là 13,14 ngày đến 19,20 ngày. Theo nghiên cứu của Cục bảo vệ thực vật [15] thời gian sâu non là từ 18 - 25 ngày.
Sâu non mới nở hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng bò khắp nơi trên khóm lúa sau đó chui vào nõn lá hoặc tổ cũ ăn lớp thịt lá, sau một thời gian thường là tuổi 2 sâu bò lên ngọn lá nhả tơ cuốn 2 mép lá lại với nhau khâu thành bao, sâu nằm trong bao ăn biểu bì lá, khi ăn hết biểu bì sâu lại tiếp tục khâu bao lá dọc suốt 2/3 chiều dài lá, tuổi càng lớn sức ăn càng khoẻ, khi ăn hết thức ăn chúng chuyển sang lá khác tiếp tục tạo bao lá mới để gây hại, sâu di chuyển vào lúc trời râm mát. Trong suốt thời kì sâu non chúng có thể phá từ 4 - 6 lá [21]. Theo Hồ Khắc Tín, 1982 [53] số lượng lá bị hại là từ 4 - 9 lá trên một sâu non. Theo Nguyễn Trường Thành một đời sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ 3,2 - 6,2 lá ứng với 12 - 15 cm2, cây lúa bị hại nặng sẽ tăng tỷ lệ lép và giảm số hạt/bông [48].
Sâu non khi đẫy sức chuyển sang màu vàng hồng chui ra khỏi tổ tìm vị trí hoá nhộng, sâu nhả tơ cắn đứt 2 mép lá khâu thành bao kín để hoá nhộng trong đó hoặc bò xuống dưới khóm lúa hoá nhộng trong bẹ lá, đôi khi chúng hoá nhộng ngay trong bao cũ [53]. Thời gian để hoàn thành giai đoạn nhộng phụ thuộc chặt chẽ vào ẩm độ môi trường, thời gian này có thể kéo dài từ 4 - 11 ngày, trung bình 6 ngày [21]. Nhiệt độ từ 25 - 280C, ẩm độ 80 - 85%, thời gian nhộng là 6 ngày; nhiệt độ 22 - 240C, ẩm độ 70-80%, thời gian nhộng là 7 ngày, nếu nhiệt độ dưới 200C thì thời gian nhộng kéo dài 11 - 12 ngày.
Sự sinh trưởng, phát dục, sinh sản của sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Với sâu cuốn lá nhỏ là động vật biến nhiệt thì sự phụ thuộc này càng chặt chẽ và hầu như sự tăng giảm số lượng quần thể của sâu cuốn lá nhỏ đều có liên quan đến sự thay đổi thời tiết khí hậu nơi chúng sinh sống.
Theo Nguyễn Văn Hành [21] sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi nhiệt độ hoạt động là 10 - 320C. Trên dưới ngưỡng này mọi hoạt động của sâu đều bị ức chế nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Yếu tố ẩm độ và lượng mưa là những yếu tố quyết định đến khả năng gia tăng mật độ sâu cuốn lá nhỏ. Ẩm độ từ 85 - 88% là cực thuận cho sâu sinh trưởng và phát triển.
Nhiệt độ và ẩm độ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian hoàn thành các giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ từ đó quyết định vòng đời dài hay ngắn, tạo nên số lứa nhiều hay ít trong năm. Do vậy ở mỗi địa phương để dự tính dự báo thời gian phát sinh, diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phải căn cứ vào điều kiện thời tiết từng vùng, từng vụ, từng năm và giai đoạn sinh trưởng phát triển của lúa để kịp thời có những dự báo chính xác thời điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ mới đạt hiệu quả cao. Tuy số lượng trứng sâu cuốn lá nhỏ được đẻ ra nhiều, nhưng tỷ lệ trứng nở lại phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ môi trường, ở điều kiện nhiệt độ 23,4 - 24,80C, ẩm độ từ 90 – 92%, tỷ lệ ngày mưa là 28,6 – 63,4% thì tỷ lệ trứng nở biến động từ 71 – 90% [49].
Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón, mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có ảnh hưởng đến quy luật phát sinh sâu cuốn lá nhỏ. Theo Nguyễn Văn Hành và Trần Huy Thọ [45] thì ruộng bón nhiều đạm, bón lai rai thì thường bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng, đó là do ruộng có nền phân bón cao hơn, cây lúa xanh tốt, lá mềm, hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng do đó mật độ sâu non ở ruộng này thường cao hơn các ruộng khác.
Nền phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành. Theo Nguyễn Thị Thắng [49] cho thấy khả năng đẻ trứng của một trưởng thành cái ở ruộng có nền thâm canh cao gấp 2,7 lần, tỷ lệ trứng nở gấp 1,7 lần so với nền thâm canh trung bình vào giai đoạn lúa đẻ nhánh. Còn giai đoạn lúa làm đòng thì khả năng đẻ trứng gấp 1,74 lần và tỷ lệ trứng nở gấp 1,85 lần. Ngoài ra phân lân và kali còn làm tăng tính chống chịu của lúa đối với sâu cuốn lá nhỏ.
Thời vụ gieo cấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ [15], thời vụ gieo cấy tập trung, cấy gọn đúng thời vụ cũng có tác dụng hạn chế tác hại của sâu cuốn lá nhỏ.
2.3.2.6. Nghiên cứu về thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ
Theo Phạm Văn Lầm ở nước ta qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy đã phát hiện 344 loài thiên địch sâu hại lúa, trong đó 199 loài bắt mồi ăn thịt chiếm 57,8% tổng số loài ăn thịt và 137 loài côn trùng kí sinh chiếm 39,8% còn lại là nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại, riêng đối với thiên địch sâu cuốn lá nhỏ đã phát hiện tới 47 loài có 9 loài nhện lớn bắt mồi ăn thịt [32].
Theo nghiên cứu của Vũ Quang Côn [12] thì trong nhóm thiên địch sâu cuốn lá nhỏ ong kí sinh có tới 34 loài trong đó có 23 loài kí sinh bậc 1; 8 loài kí sinh bậc 2, hiệu quả kí sinh chung đạt 15 - 30%. Kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng [27] cho thấy ở địa bàn Hà Nội sâu cuốn lá nhỏ có 27 loài kí sinh và bắt mồi ăn thịt cả 3 pha trứng, sâu non, nhộng.
Theo Phạm Văn Lầm, 1992 [31] cho biết trứng cuốn lá nhỏ chủ yếu kí sinh do ong Trichogramma Japonicum sau đó đến Trichogramma chilonis. Pha sâu non cuốn lá nhỏ có tới 4 loài kí sinh đó là: ong đen to Cardiahiles sp, tỷ lệ kí sinh đạt 48 - 58%, ong nâu đen Goniozus japonicus tỷ lệ kí sinh là 51,4% và ong kén trắng đơn Apenteles cypris Nixon là 53%. Loài Apenteles cypris Nixon là một trong những loài ong kí sinh chuyên tính rất quan trọng của sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ kí sinh đạt 30%.
Vụ mùa năm 1993 tỷ lệ kí sinh sâu non cuốn lá nhỏ của tập hợp các loài ong kí sinh cao nhất đạt 87,6%. Theo Phạm Văn Lầm đỉnh cao kí sinh không phụ thuộc vào mật độ sâu cuốn lá nhỏ mà tuỳ thuộc vào từng thời điểm trong các tháng. Pha nhộng sâu cuốn lá nhỏ có 5 loài ong cự kí sinh, tỷ lệ nhộng kí sinh là 27,5% ở vụ xuân và 20% ở vụ mùa [30].
Ngoài lực lượng kí sinh như nhiều._. khống chế số lượng sâu hại trên đồng ruộng. Kết quả điều tra diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi được trình bày trên bảng 10.
Kết quả điều tra diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa SRI và ruộng nông dân cho thấy, nhện lớn xuất hiện sớm trên tất cả các công thức thí nghiệm. Trên ruộng nông dân mật độ nhện đầu vụ cao hơn trên các ruộng SRI, nhưng tới cuối vụ mật độ nhện trên các ruộng SRI đều cao hơn ruộng nông dân.
Bảng 10: Diễn biến mật độ nhện lớn BMAT trên ruộng SRI
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Ngày
điều tra
GĐ sinh trưởng
Ruộng SRI
Ruộng N.D
11 khóm/m2
16 khóm/m2
25 khóm/m2
32 khóm/m2
50 khóm/m2
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
15/3
Đẻ nhánh
0,25
0,00
0,51
0,56
0,45
22/3
Đẻ nhánh
0,51
0,25
0,50
1,56
1,80
29/3
Đẻ nhánh rộ
0,51
0,51
1,10
1,35
1,98
05/4
Đẻ nhánh rộ
0,76
0,75
1,58
2,15
2,00
12/4
Đẻ nhánh rộ
1,01
1,01
1,23
2,00
1,56
19/4
Cuối đẻ nhánh
0,76
0,92
1,45
2,16
1,95
26/4
Đứng cái
1,27
1,56
1,79
2,32
1,78
03/5
Đòng non
2,52
1,55
2,32
2,56
2,11
10/5
Đòng non
1,03
1,95
2,16
1,55
2,14
17/5
Đòng già
1,77
1,52
1,65
1,81
1,54
24/5
Đòng trỗ
2,03
1,77
1,32
1,45
1,68
31/5
Trỗ
2,79
2,28
2,16
2,43
1,95
07/6
Chín sữa
2,53
2,79
2,65
2,87
2,00
14/6
Chín sáp
2,28
2,65
2,69
2,15
1,92
T.Bình
1,43±0,04
1,39±0,03
1,65±0,06
1,92±0,05
1,78±0,04
Ghi chú: BMAT - Bắt mồi ăn thịt
Mật độ nhện lớn bắt mồi tăng dần từ đầu vụ tới cuối vụ, mật độ cao nhất khi lúa chín sữa. Mật độ cấy 32 khóm/m2, 1dảnh/khóm có mật độ nhện lớn trung bình cả vụ cao nhất đạt 1,92±0,05 con/m2. Mật độ thấp nhất trong toàn vụ thuộc về mật độ cấy 11 khóm/m2, 1 dảnh/khóm.
Hình 8: Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa
ở Chương Mỹ - Hà Tây vụ xuân 2008
Kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ nhện lớn trong các công thức cấy và chăm bón theo SRI và nông dân không có sự khác nhau.
Tuy diễn biến mật độ nhện lớn trên ruộng nông dân và ruộng SRI không có sự khác nhau những thâm canh lúa theo SRI vẫn thể hiện được ưu việt hơn hẳn thân canh lúa theo cách truyền thống của nông dân vì trên ruộng SRI mật độ sâu hại rất thấp, trên ruộng nông dân mật độ sâu (cuốn lá nhỏ, đục thân) thường xuyên cao hơn, đặc biệt giai đoạn đòng, trỗ đã gây hại đến năng suất kinh tế, ruộng SRI với mật độ nhện lớn như vậy đã cân bằng mật độ sâu hại, giúp hệ sinh thái ruộng lúa cân bằng.
4.15. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và ruông nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Bọ rùa đỏ
: Micraspis discolor Fabr
Họ
: Coccinellidae
Bộ
: Coleoptera
Kết quả điều tra diễn biến mật độ bọ rùa đỏ được trình bày trên bảng 11.
Bảng 11: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Ngày
điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Ruộng SRI
Ruộng N.D
11 khóm/m2
16 khóm/m2
25 khóm/m2
32 khóm/m2
50 khóm/m2
MĐ (con/m2)
MĐ (con/m2)
MĐ (con/m2)
MĐ (con/m2)
MĐ (con/m2)
15/3
Đẻ nhánh
0,00
0,00
0,00
0,56
0,00
22/3
Đẻ nhánh
0,00
1,20
1,60
1,56
0,51
29/3
Đẻ nhánh rộ
0,51
1,37
1,85
2,00
0,23
05/4
Đẻ nhánh rộ
1,01
1,76
1,58
2,33
1,12
12/4
Đẻ nhánh rộ
1,52
0,96
2,11
2,15
1,11
19/4
Cuối đẻ
1,01
1,62
2,51
2,35
1,35
26/4
Đứng cái
1,67
2,35
2,49
2,55
1,00
03/5
Đòng non
2,53
2,15
1,68
1,98
1,88
10/5
Đòng non
2,03
1,76
1,55
1,87
1,15
17/5
Đòng già
1,10
1,52
2,67
2,55
1,81
24/5
Đòng-trỗ
2,15
3,26
4,42
4,34
2,26
31/5
Trỗ
4,31
5,11
5,35
4,63
2,18
07/6
Chín sữa
5,23
5,82
5,26
5,01
2,35
14/6
Chín sáp
5,22
5,82
5,13
4,97
2,89
T.Bình
2,02
2,48
2,73
2,78
1,42
Ghi chú: MĐ: Mật độ
N.D: Nông dân
Hình 9: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng SRI và nông dân
vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Kết quả điều tra cho thấy bọ rùa đỏ xuất hiện thường xuyên, liên tục trên đồng ruộng. Trên hầu hết các công thức diễn biến mật độ Bọ rùa đỏ có hai cao điểm mật độ, lần một vào giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng non, lần hai vào giai đoạn chín sáp. Mật độ bọ rùa đỏ ở giai đoạn chín sáp cao hơn hẳn giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng non, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật gia tăng số lượng của sinh vật cũng như sự gia tăng số lựơng vật chủ và con mồi.
Mật độ bọ rùa đỏ trung bình toàn vụ cao nhất đạt 2,78 con/m2, trên mật độ cấy 25 khóm/m2 và 32 khóm/m2, 1 dảnh/khóm, thấp nhất trên ruộng nông dân đạt 1,42 con/m2. Giai đoạn lúa trỗ - chín sáp mật độ bọ rùa đỏ cao nhất đạt 5,82 con/m2 trên ruộng SRI mật độ cấy 16 khóm/m2 và 25 khóm/m2, giai đoạn này mật độ thiên địch cao đặc biệt quan trọng trong cân bằng số lượng sâu hại vì cuối vụ sâu hại thường gia tăng về số lượng đồng thời cuối vụ là giai đoạn cây lúa dễ bị tổn thất năng suất và chất lượng.
Kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng nông đân thấp hơn hẳn trên các ruộng SRI.
4.16. Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Bọ ba khoang
: Ophionae indica Thunberg
Họ
: Carabidae
Bộ
: Coleoptera
Cùng với việc điều tra diễn biến mật độ bọ rùa đỏ, chúng tôi cũng tiến hành theo dõi diễn biến mật độ của bọ ba khoang trên cả ruộng SRI và ruộng nông dân. Kết quả theo dõi được tổng hợp trong bảng 12.
Bảng 12: Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng ứng dụng SRI
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Ngày
điều tra
GĐ sinh trưởng
Ruộng SRI
Ruộng N.D
11 khóm/m2
16 khóm/m2
25 khóm/m2
32 khóm/m2
50 khóm/m2
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
15/3
Đẻ nhánh
0,55
0,00
0,67
0,56
1,00
22/3
Đẻ nhánh
0,58
0,76
0,77
0,55
1,60
29/3
Đẻ nhánh rộ
1,00
1,17
1,98
1,98
1,03
05/4
Đẻ nhánh rộ
1,11
0,85
1,54
2,33
0,94
12/4
Đẻ nhánh rộ
1,25
0,69
2,00
3,00
1,11
19/4
Cuối đẻ nhánh
1,01
1,25
1,79
2,87
1,78
26/4
Đứng cái
1,65
1,11
1,67
1,98
1,77
03/5
Đòng non
1,02
2,18
1,55
1,77
1,66
10/5
Đòng non
2,03
1,55
1,78
2,15
1,00
17/5
Đòng già
1,77
1,57
2,11
3,21
2,85
24/5
Đòng già - trỗ
1,76
2,55
2,65
3,22
2,36
31/5
Trỗ
2,22
2,65
3,00
3,31
2,15
07/6
Chín sữa
2,03
2,81
3,33
3,22
2,15
14/6
Chín sáp
2,00
2,70
3,29
3,18
2,28
T.Bình
1,43
1,56
2,01
2,38
1,69
Hình 10: Diễn biến mật độ bọ ba khoang trên ruộng ứng dụng SRI
và ruộng nông dân
Qua bảng 12 cho thấy trên tất cả các công thức mật độ cấy, bọ ba khoang xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng, trong đó ở ruộng cấy theo mật độ SRI mật độ trung bình bọ ba khoang cao hơn ở ruộng cấy theo mật độ truyền thống của nông dân. Ở giai đoạn từ đòng non đến chín sáp, mật độ bọ ba khoang ở các ruộng đều cao hơn hẳn so với đầu vụ. Điều này giúp giảm mật độ sâu hại giai đoạn giữa đến cuối vụ, giai đoạn mà cây lúa dễ bị tổn thất nhất về năng suất và chất lượng. Tính trung bình toàn vụ mật độ bọ ba khoang cao nhất đạt 2,37con/m2 trên mật độ cấy 32 khóm/m2, thấp nhất là 1,32 con/m2 trên mật độ cấy 50 khóm/m2.
4.17. Diễn biến mật độ bộ cánh cộc trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Bọ cánh cộc cũng là đối tượng thiên địch được quan tâm và xuất hiện khá phổ biến trên ruộng lúa. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng tiến hành theo dõi diễn biến mật độ bọ cánh cộc trên cả ruộng ứng dụng SRI và ruộng nông dân. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 13.
Bảng 13: Diễn biến mật độ bọ cánh cộc trên ruộng ứng dụng SRI
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Ngày điều tra
GĐ sinh trưởng
11 khóm/m2
16 khóm/m2
25 khóm/m2
32 khóm/m2
50 khóm/m2
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
MĐ (c/m2)
15/3
Đẻ nhánh
0,00
0,00
0,00
0,56
0,00
22/3
Đẻ nhánh
0,00
1,12
0,17
1,39
1,90
29/3
Đẻ nhánh rộ
0,46
0,89
1,36
2,46
2,00
05/4
Đẻ nhánh rộ
0,76
1,67
1,00
1,79
2,56
12/4
Đẻ nhánh rộ
1,01
0,66
2,00
2,35
2,00
19/4
Cuối đẻ nhánh
0,76
1,01
1,85
2,00
1,01
26/4
Đứng cái
1,01
1,77
2,00
1,87
1,77
03/5
Đòng non
2,28
2,32
1,86
1,88
2,03
10/5
Đòng non
1,77
1,54
1,66
2,55
2,00
17/5
Đòng già
3,00
2,55
3,11
3,10
1,77
24/5
Đòng trỗ
4,05
4,81
4,58
3,66
2,04
31/5
Trỗ
3,87
4,55
4,43
4,82
2,00
07/6
Chín sữa
4,05
4,82
4,82
4,96
3,55
14/6
Chín sáp
4,05
4,61
4,80
4,68
3,55
T.Bình
1,93
2,31
2,40
2,72
2,01
Cũng như bọ rùa đỏ, diễn biến mật độ bọ cánh cộc có hai cao điểm mật độ, lần một vào giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng non, lần hai vào giai đoạn trỗ - chín sáp. Mật độ bọ cánh cộc ở giai đoạn trỗ - chín sáp cao hơn hẳn giai đoạn cuối đẻ nhánh - đòng non.
Mật độ bọ cánh cộc trung bình toàn vụ cao nhất đạt 2,72 con/m2, trên mật độ cấy 32 khóm/m2, 1 dảnh/khóm, thấp nhất trên ruộng cấy theo mật độ 11 khóm/m2 đạt 1,93 con/m2. Tuy nhiên xét riêng ở giai đoạn lúa trỗ - chín sáp thì mật độ bọ cánh cộc ở ruộng cấy theo các công thức mật độ của SRI dao động từ 3,87 - 4,96 con/m2 đều cao hơn ở ruộng cấy theo mật độ của nông dân là 2 - 3,55 con/m2. Giai đoạn lúa trỗ - chín sáp mật độ bọ cánh cộc cao nhất đạt 4,96 con/m2 trên ruộng SRI mật độ cấy 32 khóm/m2.
Hình 11: Diễn biến mật độ bọ cánh cộc trên ruộng ứng dụng SRI
và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
4.18. Hạch toán hiệu quả kinh tế ruộng ứng dụng SRI và ruộng nông dân vụ xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây
Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa các công thức ứng dụng SRI và ruộng nông dân tại Chương Mỹ - Hà Tây vụ xuân 2008 được trình bày ở bảng 14.
Qua bảng 14 cho thấy sau khi trừ các chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công... thì thu nhập ở ruộng nông dân thấp hơn ở ruộng ứng dụng SRI.
Bảng 14: Hạch toán hiệu quả kinh tế ruộng ứng dụng SRI và ruộng nông dân (1000đ/ha)
Chỉ tiêu
11 dảnh/m2
16 dảnh/m2
25 dảnh/m2
32 dảnh/m2
50 khóm/m2
1
Chi phí chung
5922,2
5922,2
5922,2
5922,2
5922,2
Làm đất
Thuỷ lợi
SRI dùng ít nước nhưng vẫn phải nộp đủ thuỷ lợi phí
Thu hoạch
2
Chi phí riêng
Công làm mạ
27,8
41,9
45,8
55,55
150,3
Phân bón
3005,37
3005,37
3005,37
3005,37
3951,18
Thuốc BVTV
0
0
0
0
270,85
Giống
22,2
41,7
55,6
83,3
277,3
Công cấy, làm cỏ, bón phân
416,6
555,5
694,4
833,3
1111,1
3
Tổng chi phí
9394,17
9566,47
9723,37
9899,72
11682,93
4
Tổng thu
28932,6545
29551,837
31036,22
28931,74
25742,0468
5
NSuất
7056,745
7207,765
7569,809
7056,523
6278,548
6
Lãi thuần
19538,4845
19985,367
21312,85
19032,02
14059,1168
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Thành phần sâu hại lúa tại Chương Mỹ - Hà Tây vụ xuân 2008 gồm 15 loài thuộc 9 họ, 6 bộ côn trùng, trong đó bộ cánh vảy Lepidoptera chiếm nhiều nhất với 8 loài. Hai loài sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee và sâu đục thân bướm hai chấm Scirpophaga incertulas Walker được xác định là đối tượng gây hại chính. Có 23 loài kẻ thù tự nhiên thuộc 14 họ, 6 bộ côn trùng, trong đó các loài nhện, bọ rùa đỏ, bọ ba khoang và bọ cánh cộc là những loài xuất hiện phổ biến, mật độ tăng dần từ đầu đến cuối vụ.
2. Trên nền phân bón theo tập quán nông dân, mật độ C. medinalis cao nhất vào giai đoạn lúa trỗ (cuối tháng 5) là 21,68 con/m2, tỷ lệ hại 2,65%; còn trên ruộng bón theo nền phân SRI, C. medinalis xuất hiện muộn, mật độ thấp và không có sự phân lứa rõ ràng, mật độ cao nhất chỉ là 1,12 con/m2, tỷ lệ hại 1,11%.
3. Với mật độ cấy từ 11 - 32 khóm/m2, 1 dảnh/khóm thì trên ruộng ứng dụng SRI C. medinalis xuất hiện muộn hơn và có mật độ thấp hơn hẳn so với ruộng cấy theo mật độ truyền thống (50 khóm/m2). Mật độ C. medinalis trên ruộng SRI trong toàn vụ dao động từ 0 - 5,7 con/m2, trong khi đó ở ruộng nông dân mật độ này lên tới 23,5 con/m2.
4. Trên lúa xuân 2008 tại Chương Mỹ - Hà Tây có 4 loài sâu đục thân là Scirpophaga incertulas, Sesamia inferens, Chilo suppressalis, Chilotraea auricilaus, trong đó loài Scirpophaga incertulas xuất hiện sớm và gây hại phổ biến nhất, chiếm tới 87,5%.
5. Tỷ lệ dảnh héo, bông bạc trên nền phân bón theo nông dân là cao hơn trên nền phân bón theo SRI. Ở ruộng bón phân theo SRI, tỷ lệ dảnh héo, bông bạc chỉ có 1 cao điểm là vào giai đoạn đẻ nhánh rộ 0,56 dảnh héo/m2. Trong khi đó ở ruộng bón phân theo nông dân có 2 cao điểm là giai đoạn đẻ nhánh 5,1 dảnh héo/m2 và giai đoạn đòng già - trỗ bông 20,01 dảnh héo/m2.
6. Trên ruộng cấy theo các mật độ của SRI, không có cao điểm dảnh héo bông bạc rõ ràng, chỉ dao động từ 0,31 - 0,53 dảnh héo/m2. Ở ruộng cấy theo mật độ của nông dân có 2 cao điểm, một lần khi lúa đang đẻ nhánh rộ là 3,04 dảnh héo/m2, tỷ lệ hại 0,65%, và khi lúa chín sáp là 4,81 bông bạc/m2, tỷ lệ hại 1,89%.
7. Trên ruộng SRI, mật độ của 4 loài thiên địch phổ biến trên lúa nhìn chung là cao hơn trên ruộng nông dân. Ở thời kì đầu vụ mật độ thiên địch ở ruộng nông dân có cao hơn ruộng SRI một chút, nhưng đến những giai đoạn xung yếu của cây lúa và đến cuối vụ thì mật độ thiên địch ở ruộng SRI lại cao hơn hẳn so với ở ruộng nông dân.
8. Với kỹ thuật cấy thưa, nhỏ thì ở ruộng SRI lúa có khả năng đẻ nhánh rất mạnh, cùng với tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nên số bông/m2 vẫn cao hơn ruộng nông dân. Từ đó dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế ở ruộng SRI là cao hơn năng suất ở ruộng nông dân.
5.2. Đề nghị
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có chỉ thị số 24/2006/CT-BVTV ngày 7/4/2006 về việc tăng cường triển khai chương trình "3 giảm, 3 tăng". Mô hình thâm canh lúa tổng hợp SRI có thể nói là biện pháp kỹ thuật chủ đạo áp dụng cho chương trình "3 giảm, 3 tăng" (giảm lượng giống, giảm phân đạm và giảm thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng phẩm chất và tăng thu nhập). Ngoài ra thực hiện chương trình còn bảo vệ được môi trường và sức khoẻ cộng đồng, chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các tỉnh thành ứng dụng mô hình thâm canh lúa tổng hợp SRI trên các diện tích lúa đại trà, đẩy mạnh công tác khuyến nông tuyên truyền để người nông dân thấy được và hiểu rõ hơn về hiệu quả của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến, từ đó ứng dụng vào sản xuất.
tµi liÖu tham kh¶o
Tµi liÖu tiÕng ViÖt
§ç Xu©n Bµnh vµ CTV (1990), “KÕt qu¶ kh¶o s¸t s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa ë TiÒn Giang”, T¹p trÝ BVTV, Sè 3, 03/1990, tr. 13-16.
Th¸i B¾c, "Mét sè kÕt qu¶ nghiªn cøu ph¬ng ph¸p phßng trõ tæng hîp s©u h¹i lóa", th«ng tin BVT sè 24/1976.
§Æng ThÞ B×nh, TrÇn Huy Thä, Vò ThÞ Sø, Phan ThÞ Liªn, Viªn BVTV, "Mét sè kÕt qu¶ thùc nghiÖm Trõ s©u CLN-Cnaphanocrosis medinalis trªn ruéng n«ng d©n n¨m 1993". T¹p chÝ BVTV sè 4/1994.
Chi côc BVTV Hµ T©y (2007), " B¸o c¸o kÕt qu¶ m« h×nh céng ®ång øng dông SRI t¹i hîp t¸c x· §¹i NghÜa huyÖn Mü §øc vô mïa 2007". tµi liÖu néi bé.
Chi côc BVTV H¶i Phßng (1989), "§¸nh gi¸ s©u ®ôc th©n lóa vô mïa 1988 ë H¶i Phßng", Th«ng tin BVTV, 1, tr. 13-18.
Chi côc BVTV H¶i Phßng (2003), "Phßng trõ s©u ®ôc th©n 2 chÊm vô mïa n¨m 2002 t¹i H¶i Phßng", T¹p chÝ BVTV, 4, tr. 36-41.
Chi côc BVTV Th¸i B×nh (1989), "Nh÷ng nguyªn nh©n vµ bµi häc kinh nghiÖm chØ ®¹o phßng trõ s©u ®ôc th©n lóa vô mïa 1988 ë Th¸i B×nh", Th«ng tin BVTV, 2, tr. 47-50.
TrÇn §×nh ChiÕn (1993), “T×m hiÓu thµnh phÇn c«n trïng b¾t måi vµ ¶nh hëng cña thuèc trõ s©u ®Õn diÔn biÕn thµnh phÇn c«n trïng b¾t måi trªn lóa Gia L©m, Hµ Néi”, KÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc cña khoa trång trät 1991-1992, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
NguyÔn M¹nh Chinh (1977), "Tæng kÕt 15 n¨m theo dâi qui luËt ph¸t sinh ph¸t triÓn cña s©u ®ôc th©n lóa ë vïng Cæ LÔ (Hµ Nam Ninh 1960-1974)", Th«ng tin BVTV, 2, tr. 16-25.
Vò Quang C«n (1986), "§Æc ®iÓm t¹o thµnh c¸c hÖ thèng “VËt chñ-ký sinh” ë c¸c loµi bím h¹i lóa", Th«ng b¸o khoa häc, ViÖn KHVN, tËp 1: 55-62.
Vò Quang C«n (1987), “Vµi dÉn liÖu vÒ nhãm c¸c loµi s©u cuèn l¸ lóa”, Th«ng tin b¶o vÖ thùc vËt, Sè 2, tr. 47-50.
Vò Quang C«n (1989), “C¸c lo¹i ký sinh vµ hiÖu qu¶ cña chóng trong viÖc h¹n chÕ sè lîng s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa”, T¹p chÝ BVTV, sè 3, tr. 156-161.
Côc BVTV (1984), B¸o c¸o tæng kÕt c«ng t¸c BVTV 1981-1983, B¸o c¸o tæng kÕt ngµnh, Côc BVTV.
Côc BVTV (2002), B¸o c¸o t×nh h×nh ph¸t sinh g©y h¹i cña s©u bÖnh h¹i lóa n¨m 2002, B¸o c¸o chuyªn ngµnh, Côc BVTV.
Côc BVTV (2003), QuyÕt ®Þnh sè 82/Q§ BNN ngµy 04/09/2003, Ph¬ng ph¸p ®iÒu tra ph¸t hiÖn s©u bÖnh h¹i c©y trång, Côc BVTV.
Côc BVTV (2005), B¸o c¸o tæng kÕt c«ng t¸c BVTV n¨m 2005 toµn quèc, B¸o c¸o chuyªn ngµnh, Côc BVTV.
Côc BVTV (2005), " B¸o c¸o tæng kÕt c«ng t¸c BVTV 2003-2005", b¸o c¸o chuyªn ngµnh.
Côc BVTV (2006), "B¸o c¸o tæng kÕt c«ng t¸c BVTV 2006", b¸o c¸o chuyªn ngµnh.
Côc BVTV (2007), "T×nh h×nh ph¸t sinh g©y h¹i s©u bÖnh trªn mét sè c©y trång chÝnh vµ c«ng t¸c chØ ®¹o phßng trõ", t¹p chÝ BVTV sè 1/2005.
Côc BVTV 2007, " B¸o c¸o kÕt qu¶ øng dông hÖ thèng th©n canh lóa SRI ë mét sè tØnh phÝa b¾c" B¸o c¸o chuyªn ngµnh 9/2007.
NguyÔn V¨n Hµnh (1988), S©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa ë mét sè tØnh phÝa B¾c vµ biÖn ph¸p phßng trõ chóng, LuËn ¸n phã tiÕn sÜ, ViÖn KHKT N«ng nghiÖp ViÖt Nam, Hµ Néi.
NguyÔn V¨n Hµnh, TrÇn Huy Thä (1989), “ KÕt qu¶ nghiªn cøu vÒ s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa c¸c tØnh phÝa b¾c”. KÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc ViÖn BVTV 1979-1989, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Hµ Quang Hïng (1984), Thµnh phÇn ong ký sinh trøng s©u h¹i lóa vïng Hµ Néi: ®Æc tÝnh sinh häc, sinh th¸i häc cña mét sè loµi cã triÓn väng, Tãm t¾t luËn ¸n PTS, Hµ Néi.
Hµ Quang Hïng (1985), “§Æc ®iÓm sinh vËt häc, sinh th¸i häc cña s©u cuèn l¸ nhá ë VÜnh Phó”, B¸o c¸o khoa häc 1985, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Hµ Quang Hïng (1986), “Ong kÝ sinh trøng s©u h¹i lóa vïng Hµ Néi”. T¹p chÝ Khoa häc kü thuËt N«ng nghiÖp, Sè 5/1986, tr. 26-33.
Hµ Quang Hïng (1986), "Ong ký sinh trøng s©u h¹i lóa vïng Hµ Néi", T¹p chÝ Khoa häc kü thuËt N«ng nghiÖp, Sè 8/1986, tr 359-362.
Hµ Quang Hïng (1998), Phßng trõ tæng hîp s©u bÖnh h¹i c©y trång n«ng nghiÖp (IPM), NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
NguyÔn §øc Khiªm (2004), Gi¸o tr×nh c«n trïng N«ng nghiÖp, TËp 2, NXB N«ng nghiÖp Hµ Néi.
Ph¹m V¨n LÇm, NguyÔn ThÞ Thµnh (1983), "KÕt qu¶ ®iÒu tra c«n trïng ký sinh vµ ¨n thÞt trªn ruéng lóa trong 2 n¨m 1981-1982", Th«ng tin BVTV, 3:20-31.
Ph¹m V¨n LÇm (1989), “Mét sè kÕt qu¶ ®iÒu tra vÒ c«n trïng kÝ sinh vµ ¨n thÞt trªn lóa”, KÕt qu¶ nghiªn cøu cña ViÖn BVTV 1979-1989, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Ph¹m V¨n LÇm (1992), “Mét sè dÉn liÖu vÒ ong kÐn tr¾ng ký sinh, s©u non bé c¸nh vÈy h¹i lóa”, T¹p chÝ BVTV, Sè 2, tr. 10-13.
Ph¹m V¨n LÇm, Bïi H¶i S¬n, TrÇn ThÞ Hêng (1993). “DiÔn biÕn sè lîng nhÖn lín b¾t måi trªn ruéng lóa vïng Tõ Liªm, Hµ Néi”, T¹p chÝ B¶o vÖ thùc vËt, Sè 5, tr. 6-9.
Ph¹m V¨n LÇm, Bïi H¶i S¬n (1994), “¶nh hëng cña mét vµi lo¹i thuèc ho¸ häc trõ s©u phæ t¸c dông réng ®Õn nhãm thiªn ®Þch b¾t måi trªn ruéng lóa”, T¹p chÝ BVTV, Sè 6/1994, tr. 7-12.
Ph¹m V¨n LÇm (1999), BiÖn ph¸p canh t¸c phßng chèng s©u bÖnh vµ cá d¹i trong n«ng nghiÖp (t¸i b¶n lÇn thø nhÊt cã söa ch÷a bæ sung), Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 80 tr.
Ph¹m V¨n LÇm (2000), Danh lôc c¸c loµi s©u h¹i lóa vµ thiªn ®Þch cña chóng ë ViÖt Nam, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi,190 tr.
Ph¹m V¨n LÇm (2002), Nghiªn cøu biÖn ph¸p sinh häc trõ s©u h¹i lóa, s¸ch: C©y lóa ViÖt Nam thÕ kû 20 (chñ biªn NguyÔn V¨n LuËt), tËp II, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi, tr.: 321-375.
Ph¹m V¨n LÇm (2006), C¸c biÖn ph¸p phßng chèng dÞch h¹i c©y trång n«ng nghiÖp, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 280 tr.
Lª ThÞ Thanh Mü (2004), Nghiªn cøu mét sè ®Æc tÝnh sinh vËt häc, sinh th¸i häc cña s©u cuèn l¸ nhá trªn lóa lai vµ biÖn ph¸p phßng chèng, LuËn v¨n th¹c sÜ N«ng nghiÖp, §¹i häc N«ng nghiÖp I, Hµ Néi.
Vò §×nh Ninh (1974), "Vµi nhËn xÐt vÒ qui luËt biÕn ®éng cña s©u ®ôc th©n lóa trong vô chiªm xu©n vµ vô mïa", Th«ng tin BVTV, 16, tr. 17-26.
Chu CÈm Phong, Vò Quang C«n (1985), “Chu tr×nh ph¸t triÓn cña s©u cuèn l¸ nhá vµ ký chñ cña nã ë miÒn B¾c ViÖt Nam”, T¹p chÝ BVTV, Sè 1/1985, tr. 11-15.
Ph¹m B×nh QuyÒn (1972), "Ong ký sinh s©u ®ôc th©n lóa hai chÊm (Tryporyza incertulas Walker) ë miÒn B¾c ViÖt Nam", §¹i häc Tæng hîp, Th«ng b¸o KH sinh vËt häc, 6: 3-11.
Ph¹m B×nh QuyÒn, NguyÔn Anh DiÖp (1973), "DÉn liÖu vÒ ong ký sinh s©u ®ôc th©n lóa hai chÊm vµ triÓn väng sö dông chóng trong phßng trõ sinh häc", T¹p chÝ KHKT N«ng nghiÖp, 7: 494-498.
Ph¹m B×nh QuyÒn (1976), "S©u ®ôc th©n lóa hai chÊm (Tryporyza incertulas Walker) vµ biÖn ph¸p phßng trõ tæng hîp", T¹p chÝ KHKT N«ng nghiÖp, 2, tr. 88-96.
TrÇn V¨n Rao (1982), B¸o c¸o tæng kÕt chuyªn ®Ò kh¶o s¸t s©u cuèn l¸ nhá n¨m 1978-1982 cña tr¹m BVTV vïng ®ång b»ng B¾c bé, B¸o c¸o chuyªn ngµnh, Côc BVTV.
NguyÔn Trêng Thµnh, NguyÔn V¨n Thµnh, TrÇn Huy Thä (1986), “KÕt qu¶ nghiªn cøu t¸c h¹i vµ ngìng phßng trõ s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa”, T¹p trÝ BVTV, Sè 6/1986, tr. 211-214.
NguyÔn Trêng Thµnh (1999), Nghiªn cøu sö dông hîp lý thuèc hãa häc phßng trõ mét sè s©u chÝnh h¹i lóa vïng ®ång b»ng s«ng Hång trªn c¬ së x¸c ®Þnh møc ®é g©y h¹i vµ ngìng kinh tÕ, Tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ n«ng nghiÖp, Hµ Néi.
NguyÔn Trêng Thµnh (2002), “Kh¶ n¨ng phôc håi quÇn thÓ c©y lóa ®èi víi sù g©y h¹i cña s©u cuèn l¸ nhá”, T¹p chÝ BVTV, Sè 4/2002, tr. 27-31.
NguyÔn Trêng Thµnh (2003), “¶nh hëng cña s©u cuèn l¸ nhá ®Õn n¨ng suÊt lóa ë ViÖt Nam vµ øng dông”, T¹p chÝ BVTV, Sè 190, tr. 12-18.
NguyÔn ThÞ Th¾ng (1993), Tæng kÕt chuyªn ®Ò s©u cuèn l¸ nhá hµng n¨m 1988-1993, B¸o c¸o chuyªn ngµnh, Côc BVTV.
TrÇn Huy Thä (1983), “Mét sè kÕt qu¶ nghiªn cøu vÒ s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa”, T¹p chÝ BVTV, Sè 3/1983, tr. 49-53.
TrÇn Huy Thä vµ céng t¸c viªn (1996), “KÕt qu¶ nghiªn cøu vÒ thiªn ®Þch cña rÇy n©u, s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa trong c¸c n¨m 1991-1995”, TuyÓn tËp c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu BVTV 1990-1995 cña ViÖn BVTV, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi, tr. 165-171.
NguyÔn C«ng ThuËt (1996), Phßng trõ tæng hîp s©u bÖnh h¹i c©y trång nghiªn cøu vµ øng dông, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Hå Kh¾c TÝn (1982), Gi¸o tr×nh c«n trïng n«ng nghiÖp, Bé N«ng nghiÖp, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi, tr. 38-52.
Mai Thä Trung (1979), "§Æt bÉy ®Ìn ®ît bím thø 5-6 cña s©u ®ôc th©n lóa hai chÊm (Tryporyza incertulas Walker) ®Ó b¶o vÖ lóa mïa ë Hµ Nam Ninh”, T¹p chÝ KHKT N«ng nghiÖp, 7: 408-413.
NguyÔn ViÕt Tïng (1993), “Nghiªn cøu bíc ®Çu vÒ nhÖn lín b¾t måi trªn ruéng lóa vïng Gia L©m, Hµ Néi”, KÕt qu¶ nghiªn cøu Khoa trång trät 1991-1992, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Tr¬ng Quèc Tïng (1977), "NhËn xÐt vÒ thµnh phÇn s©u ®ôc th©n lóa trong ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt míi ë VÜnh Phó”, T¹p chÝ KHKT N«ng nghiÖp, 9: 659-662.
Tr¬ng Quèc Tïng (1980), "Mét sè nhËn xÐt vÒ qui luËt ph¸t sinh cña s©u ®ôc th©n lóa bím 2 chÊm trong ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt míi ë VÜnh Phó”, T¹p chÝ KHKT N«ng nghiÖp, 3: 140-147.
ViÖn B¶o vÖ thùc vËt (1976), KÕt qu¶ ®iÒu tra c«n trïng 1967-1968, Nxb N«ng th«n, Hµ Néi, tr. 426-430.
ViÖn BVTV (1976), KÕt qu¶ ®iÒu tra c«n trïng c¬ b¶n 1967-1978 vµ 1977-1979, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
ViÖn B¶o vÖ thùc vËt (1999), KÕt qu¶ ®iÒu tra c«n trïng vµ bÖnh c©y ë c¸c tØnh miÒn Nam 1977-1979, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi, tr.170-172.
Tµi liÖu tiÕng Anh
Alam M..Z. (1964), “Recent progress in rice reseach in Pakistan”, Proceedings of a Symposium on Tropical Agricultural Reseachs, 19-24 July 1964, Tropical Agricultural Reseach Centrer, Ministry of Agricultural and Forestry, Tokyo, pp.123 - 134.
Barrion A.T., J.A. Litsinger (1980), “Ants a natural enemy of leaffolde larvae in dry land rice”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol. 5, pp. 22-23.
Barrion A.T., J.A. Litsinger, E.B. Medina, R. M. Aguda (1991), “The rice Cnaphalocrocis medinalis Guenee leaf folder complex in the Philippines”, Taxonomy, Bionomics and Control, Philippines, No. 8, pp. 87-107.
CABI (1999), Crop protection Compendium, http//www.cabi.org/.
Cabi 2005, §Üa CD.
Catling H.D., Z.Islam, B. Alam (1983), “Egg parasitism of the yellow rice borer”, Scirpophaga incertulas (Lep: Pyralidae) in Bangladesh deepwater rice. Entomophaga, 28 (3) 227-239.
Chen C.C., S.F. Chiu (1983), “A survey of natural enemics of rice leaf foder in Taiwan”, Journal of Agricultural Research of China, Vol. 32, pp. 286-291.
Chiu. S.F. (1980), Integrated control of rice insect pests in China, Rice improvement in China and other Asian countries, IRRI and CAAS, Los Banos, Laguna, Philippines: 239-250.
Coppel. H.C., J.W. Mertins (1977), Biological insect pest suppression, New York Express, USA, pp. 428.
Dale D. (1994), Insect pests of the rice plant-Their biology and ecology, Biology and management of rice insects (ed. by Heinrichs), IRRI, Wiley Eastern Limited, New Delhi:363-485.
Dyck V.A. (1978), Economic thresholds in rice (Paper prevent at the a short course on integrated pest control for irrigated rice in Southand Asia), International Rice Reseach Intistute, Philippines.
Gonzales J.C. (1974), Resistance to the rice leaf folder Cnaphalocrocis medinalis Guenee, The rice varieties Univercity, Los Banos, Philippines, pp. 104.
Heinrichs E.A., V.A. Dyck, R.C. Saxena, J.A. Litsinger (1981), Development of rice insect pest management systems for the Tropics, Proc. Symp. 9 Inter. Con. Plant Prot., Washington, Aug. 5-11, 1979, vol.2, pp.463-466.
Hirao J. (1982), The Japan Pesticide Information, Tokyo Exp. No. 41, pp. 14-17.
J.A. Lisinger, B.L. Canapi, I.P. Bangdong. C.G. Deta Crus, R.F. Apostol," Rice croploss from insect pest in Wetland and ®rylan enviroment of Asia with emphasis on Phillipine 1987.
Jaswant Singh (1984), “Effect of nitrogen on leaf folder Cnaphalocrocis medinalis guenee in rice”, Journal of Reseach Fujab Agricultural University, Vol. 21, pp. 629- 630.
Kamran M. A., E. S. Raros (1969), “Insect parasites in the Natural control of species of rice stem borers on Luzon Island, Philippines”. Annals of the Ento. Society of America, vol. 62 )(4): 797-801.
Kim H.S., E.A. Heinrichs, P. Mylvuganam (1986), “Egg parasism of Scirpophaga incertulas Walker (Lep.: Pyralidae) by Hymenopterons parasitoids in IRRI rice fiesds”, Korean J. Plant Prot., 25: 37-40.
Kiritani K. (1979), “Pest management in rice”, Ann. Rev. Entomol., 24: 279-312.
Kumar H. (1995), Varietal resistance, population dynamics and timing insecticidal application with peak oviposition by Scirpophaga incertulas (Walker) (Lepidoptera: Pyralidae) on rice, Anuals of Applied Biology, 127(2), pp.221-228.
Lam, Pham Van (1999), Strategies of using predacious insects and spiders for controlling rice pests in Vietnam. Proced. of the 2nd joint workshop in Agronomy, 27-29 July, 1999, HAU-JICA-ERCB Project Office. HaNoi: 85-90.
Liang G.W., G.H. Luo, C.F. Li (1984), “Effect of fertilizer application on the aldult and egg density of the rice leaf folder Guang dong Agricultural science”, Journal of Agricultural Research of China, No. 2, pp. 34-35.
Litsinger J.A. (1994), “Cultural, mechanical, and physical control of rice insects”, Biology and management of rice insects (ed. by Heinrichs), IRRI, Wiley Eastern Limited, New Delhi, pp.549-584.
Misra R.P., L. Arasumallaiah, K. Ravi, M.C. Diwakar (1994), Integrated pest management approach for rice – a case study in Karnataka. Plant Prot. Bulletin 46(1), pp.6-10.
Mun Y.D (1982), “Short notes on the biology and natural enemies of Cnaphalocrocis medinalis Guenee” MAPPS New letter, Vol. 6, pp. 4-5.
Napompeth B. (1990), Use of natural enemies to control agricultural pests in Thailand, The use of natural enemies to control agricutural pests, FFTC Book series No 40, Taipei, Taiwan, pp. 8-29.
Oka I.N. (1979), Cultural control of the brown planthopper, Brown Planthopper: threat to rice production in Asia, IRRI, Los Banos, Philippine, pp. 357-369.
Ooi P.A.C., B.M. Shepard (1994), Predators and parasitoids of rice insect pests, Biology and management of rice insects (ed. by Heinrichs), IRRI, Wiley Eastern Limited, pp. 585-612.
Pathak M.D., Z.R. Khan (1994), Insect Pests of Rice in Malina (Philippines) International Rice Reseach Instistute, pp. 89.
Reissig W. H., E.A. Heinrichs, A.T. Barrion (1986), “Illustrated guide to integrated pest management in rice intropical Asia”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Losbanos Laguna, Philippines, Vol. 3, pp. 119-127.
Reissig W.H., E.A. Heinrichs, J.A. Litsinger, K. Moody, L. Fiedler, J.W. Mew, A.T. Barrion (1986), Illustrated guide to integrated pest manamgement in rice in Tropical Asia, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines, 411pp.
Saroja R., N. Raju (1981), “Effect of method of nitrogen application on the in cidence of rice leaf folder”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Losbanos Laguna, Philippines, Vol. 6, pp. 15.
Shen C. Y., Z. C. Lu (1984), Yield loss of rice caused by the rice leaf folder and the Shold of Economic in jury Acta Entomologica Sinica, Vol. 27, pp. 388-391.
Shepard B.M., G.S. Arida (1986), “Parasitism and predation of yellow stem borer, Scirpophaga incertulas (Walker) (Lep.: Pyralidae) eggs in transplanted and direct-seeded rice”, J. Entomol. Sci. 21: 26-32.
Shepard B.M., P.A.C Ooi (1991), Techniques for evaluating predators and parasitoids in rice, Rice Insects: Management strategies (Ed. by Heinrichs, Miller) Springer Verlag, New York: 197-214.
Subba Rao C., N. Venugopal, S.A. Razvi (1983), “Parasitism, a key factor in checking rice pest population”, Entomon. 8: 97-100.
Thangamuthu G. S, C. Murugesan, S. Subramanian (1982), “Effect of spacing on leaf folder Cnaphalocrocis medinalis Guenee infestation in rice”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol. 7, pp. 21.
Tirawat C. (1982), Rice insect pests in Thailand, Paper presented at the workshop in applied plant protection service, Bangkhen, Bangkok, August 2-28, 22 pp.
W.H. Rissig, E.A. Heinrich, J.A. Lisinger, K. Moondy, "Illustrated Guide to intergrated Pest managermant in rice tropical asia" IRRI 1985, pp 121-127.
Yasumatsu K. (1964), The possible control of rice stem borers by the use of natural enemies, The major insect pests of the rice plant, The IRRI proc. of a symposium at the IRRI, Sept., 1964, The Johns Hopkins Press, Baltimore: 431-442.
Yu L. (1980), Studies on the control of the yellow rice stem borer, Rice improvement in China and other Asian countries, IRRI and CAAS, Los Banos, Laguna, Philippines: 157-171.
Zhang G.E., C.T. Lu, X.C. Shen, W.X. Wang (1995), “The synthesized ecological effect of rice density and nitrogen fertilizer on the occurrence of main rice pests”, Acta Phytophylacica Sinica, 22(1), pp.38-44.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc