Lời nói Đầu
Các nước công nghiệp mới “ NICs ” ở Đông á và Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) trong vài thập kỷ qua được thế giới suy tôn là những “ con Rồng”, “ con Hổ ” một biểu tượng huyền thoại về sự phát triển kinh tế thị trường theo hướng mở cửa, tự do hoá và toàn cầu hoá, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ được mệnh danh là “cơn bão tài chính tiền tệ” đã nổ ra, mà xuất phát điểm là sự kiện chính phủ Thái Lan sau nhiều tháng chèo chống
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Diễn biến, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và giải pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đành chịu thua cuộc, chính thức thả nổi đồng Bath vào ngày 2 tháng 7 năm 1997. Tiếp theo cơn bão này đã nhanh chóng lan sang các nước: Philipine, Inđônexia, Malaisia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, làm rung chuyển nền kinh tế và khiến nền kinh tế của các nước lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn và không chỉ vậy, còn làm xáo trộn thị trường chứng khoán, tại các trung tâm tài chính lớn của thế giới như: Hong Kong, Tokyo, New York, London, Amstecdam, Frankfurk. Sau thời gian không lâu, cuộc khủng hoảng không còn là cuộc khủng hoảng Đông - Nam á nữa mà được gọi là cuộc khủng hoảng Châu á. Năm 1998 tiếp tục phát tác sang Nga rồi sang Mỹ La Tinh, kéo theo sự giảm sút kinh tế toàn cầu. Tuy gần đây thị trường tài chính tiền tệ đã có dấu hiệu hồi phục đáng mừng, nhưng cơn bão vẫn chưa thực sự chấm dứt, đang còn là mối lo lắng của nhiều quốc gia và giới tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân quan trọng làm kinh tế thế giới năm 1998 tăng trưởng chậm lại.
“ Cơn bão tài chính tiền tệ Châu á ” là sự kiện lớn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà lãnh đạo, các nhà quản lý và các học giả tham gia nghiên cứu,phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp đối với mỗi quốc gia. Trong phạm đề án này, phần nào đề cập đến những diễn biến, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, những giải pháp nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nước ta.
Phần i
Diễn biến cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ châu á
02/07/97: Đồng Bath Thái Lan được thả nổi và giảm giá khoảng 20% so với đồng Đô la Mỹ (từ 24,7 Bath/USD xuống 29Bath/USD), nợ nước ngoài của Thái Lan đã lên tới 87 tỷ USD, nhiều Công ty của Thái Lan nhanh chóng lâm vào tình trạng phá sản, một số Ngân hàng và Công ty phải đóng cửa hoặc sát nhập.
11/07/97: Đồng Peso Philippine được thả nổi, sụt giá 10% (từ 26,4 xuống 29 Peso/USD) và cũng từ đó trở đi đồng Peso dường như được thả nổi theo làn sóng thị trường.
14/07/97: Đồng Ringgit Malaixia được thả nổi
17/07/97: Philippine xin giúp đỡ khẩn cấp của IMF (1 tỷ USD)
18/07/97: Đồng Dollar Singapore rớt giá thấp nhất trong ba năm qua
21/07/97: Đồng Rubiah của Indonexia bị giảm giá 6,8% (từ 2,48 xuống 2,46R/USD)
25/07/97: Thủ tướng Malaixia buộc tội Georger Soros âm mưu chính trị can thiệp vào nội bộ ASEAN
05/08/97: Chương trình giúp đỡ của IMF cho Thái Lan vay 17,2 tỷ USD
14/08/97: Sau gần 20 ngày (từ 21/07 đến 14/8) Đồng Rubiah của Indonexia được thả nổi, bỏ biên độ giao động hạn chế được áp dụng từ trước đến nay so với USD và đồng Rubiah được tiếp tục giảm thêm 5,6% xuống chỉ còn 2,82% R/USD
15/08/97: Đồng Dollar Hong Kong bị tác động, Lãi xuất của Ngân hàng trung ương Hồng Kông tăng từ 8 - 15% một ngày
18/08/97: Hai đồng tiền mạnh khác ở Đông Nam á là đồng đôla Singapore (SGD) và đồng Ringit Malaixia cũng giảm mạnh theo các đồng tiền khu vực: đồng SGD đã giảm 6,4% so với ngày 01/7 (từ 1,43xuống 1,52 SGD/USD; đồng Ringit giảm gần 11% (từ 2,51 xuống 2,75 Ringit/USD)
29/08/97: Các thị trường chứng khoán Đông Nam á rớt giá: Indonexia 6,86%, Philippine 8,4%, Hong Kong 5%
04/09/97: Thông báo hoãn việc thực hiện các công trình lớn của Malaixia, tăng cường kiểm soát thị trường tài chính
22/09/97: Tập đoàn sản xuất ô tô thứ ba Hàn Quốc bị phá sản
08/10/97: Đồng Rubiah của Indonexia bị mất giá mạnh, thị trường chứng khoán Djakarta sụt 50% giá trị so với tháng 8, IMF cho vay 33 tỷ USD
21/10/97: Thái Lan biểu tình đòi thủ tướng Chavalit Yang Chaiyudh từ chức, các thành viên nội các nộp đơn từ chức mở đường cho việc xắp sếp lại chính phủ
23/10/97: Sụt giá thị trường chứng khoán Hong Kong, tiếp theo là phố U-uôn (Wall street) và các thị trường chứng khoán Châu Âu
10/11/97: 16 Ngân hàng Indonexia đóng cửa
03/11/97: Sanyo Securities công ty môi giới thứ 7 Nhật Bản phá sản
05/11/97: Sóng gió đã thực sự nổi lên trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, Công ty chứng khoán lớn thứ 7 (Sanyo Securities) đã phải công bố phá sản. thị trường chứng khoán Tokyo bị chấn động, chỉ số Nikei giảm 4,2% - Đây là mức thấp nhất trong 2 năm qua
17/11/97: Đồng Won Hàn Quốc sụt dưới mức 1000won/USD, IMF phải can thiệp
22/11/97: Yamaichi công ty tín phiếu thứ 4 Nhật Bản phá sản. Nhật trải qua khó khăn tài chính lớn nhất sau năm 1945
24/11/97: Công ty chứng khoán lớn thứ 4 (Yamaichi) ở Nhật cũng đã buộc phải công bố phá sản, đây là vụ phá sản tồi tệ nhất ở Nhật kể từ sau thế chiến thứ hai. Giá cổ phiểu của Yamaichi giảm từ 500 Yên (tháng 01/97) xuống 59 Yên (giữa tháng 11/97). Sự phá sản trên đã làm đồng Yên Nhật giảm giá mạnh từ 120 (đầu tháng 11/97) xuống 131 Yên/USD (giữa tháng 12/97)
03/12/97: IMF cho Hàn Quốc vay 57 tỷ USD
12/97: 56 cơ sở tài chính của Thái Lan đóng cửa
17/12/97: Kế hoạch phục hồi kinh tế Nhật Bản với ngân sách 15 tỷ USD
22/12/97: Chỉ số Nikei sụt giảm mạnh (15000 điểm so với 40000 điểm năm 1989)
23/12/97: 1 USD = 2000 Won Hàn Quốc, Hàn Quốc xin giúp đỡ quốc tế
31/12/97: Các thị trường chứng khoán HongKong, Djakarta, Bangkok giảm giá trị 200 tỷ USD
08/01/98: Thị trường chứng khoán Djakarta giảm 12% trong một buổi
22/01/98: Hai ngày sau khi tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ 7 của tổng thống Suharto đồng Rubiah mất 50% giá trị trong một đêm
28/01/98: 13 Ngân hàng trong số các chủ nợ của Hàn Quốc đồng ý gia hạn thêm cho 40 tỷ USD nợ của nước này
Trong một nền kinh tế mở và ngày càng mang tính toàn cầu hoá cao, mặc dù không có lý do trực tiếp, nào để các nhà đầu tư bán cổ phiếu ra trên các thị trường chứng khoán Châu Âu và Bắc Mỹ nhưng với nỗ lực nhằm bảo vệ lợi nhuận đã thu được, nhiều người đã chọn việc bán cổ phiếu ra để mua trái phiếu Chính phủ, nơi được coi là an toàn hơn khi thị trường chứng khoán biến động mạnh. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giá cổ phiếu sụt giảm trên hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Và vào những ngày cuối tháng 10/97, sóng gió đã thực sự nổi lên trên thị trường chứng khoán khắp thế giới. Trong khi đó, các nhà chính trị và kinh tế gia phương Tây đều cố gắng nhấn mạnh là không có lý do gì để thị trường phải sụp đổ. Bộ trưởng tài chính Mỹ, đã tìm cách chấn an các nhà đầu tư đừng nên hoảng hốt, bởi lẽ từ năm 1995 đến nay, nền kinh tế Mỹ luôn tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, trong tương lai sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Còn đối với nền kinh tế các nước EU đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á đã xảy ra và kéo dài gần 6 tháng qua đồng thời sẽ không thể chấm dứt trong thời gian ngắn tiếp theo. Cơn chấn động đã bắt đầu nổ ra ở thị trường chứng khoán Hồng Kông và đã nhanh chóng tác động đến thị trường chứng khoán toàn thế giới.
Khủng hoảng không chỉ dừng lại trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mà đã lan sang nhiều ngành kinh tế khác và lan sang cả lĩnh vực chính trị xã hội. Từ khi nổ ra khủng hoảng người ta tính rằng ở Thái Lan có ít nhất 119.000 công nhân trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, dệt, xây dựng... mất việc làm, nhiều nhà máy phải cắt giảm 25-30% lương. ở Indonesia khoảng 1,3 triệu người mất việc làm, Chính phủ phải đưa ra “chương trình đột xuất” để tạo việc làm với thu nhập thấp cho công nhân thất nghiệp như nạo vét kênh, mương, tôn cao đê, thông cống rãnh. Khoảng 125 nhà máy ở Nhật đóng cửa đã làm cho 52.000 người mất việc làm, khủng hoảng làm cho 16.000 người trong ngành tài chính và 40.000 người trong ngành lâm nghiệp thất nghiệp. Tại Malaixia khoảng 1 triệu công nhân nước ngoài (trong tổng số 2 triệu) đã phải cạnh tranh gay gắt với công nhân địa phương để giữ chỗ làm việc trong các ngành: xây dựng, công nghiệp nặng, khách sạn... Ngày 12/01/98 Malaixia thông báo sẽ bố trí lại làm việc cho ít nhất 600.000 công nhân các trang trại và 200.000 công nhân chế tạo là người nước ngoài vừa bị thất nghiệp để không làm cho việc thiếu hụt lao động trầm trọng thêm. Thái Lan thông báo có thể sa thải công nhân nước ngoài và gửi họ về nước. Hàn Quốc cũng đã nghiên cứu việc sa thải 270.000 công nhân nước ngoài.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á cũng là nguyên nhân của các cuộc biểu tình ở Thái Lan, Indonexia, Hàn Quốc và cũng là nguyên nhân làm thay đổi nội các ở các nước Thái Lan và Hàn Quốc.
Dưới đây là một số số liệu minh hoạ về khủng hoảng tiền tệ ở Châu á:
Biểu 1: Tỷ giá hối đoái các đồng tiền trong khu vực so với đồng Đô la Mỹ:
Đồng tiền – Tên nước
Tỷ giá ngày 15/12/97
Tỷ lệ giảm giá so với 01/7/97
Rubiah – Indonexia
5,100
- 52,50 %
Bath – Thailan
45,120
- 42,00 %
Won – Hàn Quốc
17,500
- 48,00 %
Ringit – Malaixia
3,797
- 33,50 %
Peso – Philippine
37,550
- 30,00 %
Dollar – Đài Loan
32,321
- 14,00 %
Dollar – Singapore
1,652
- 13,50 %
Dollar – Hồng Kông
7,750
-0.05 %
(Nguồn số liệu được khai thác từ tin của hãng Dow Jones)
Biểu 2: Diễn biến các đồng tiền Châu á năm 1997
6/97
7/97
8/97
9/97
10/97
11/97
12/97
SGD/USD
1,44
1,45
1,49
1,46
1,53
1,58
1,65
Bath/USD
25,89
30,23
32,44
36,04
37,06
39,26
44,46
Rubiah/USD
2.470
2.550
2.760
3.020
3.560
3.460
4.840
Ringgit/USD
2,15
2,57
2,73
3,00
3,22
3,39
3,78
Peso/USD
26,37
27,54
29,96
32,75
34,78
34,46
37,92
HKD/USD
7,74
7,75
7,74
7,74
7,74
7,73
7,75
Won/USD
888,30
890,70
894,90
911,80
918,80
1.031
1.540
TWD/USD
27,85
27,45
28,70
28,61
29,34
31,55
32,40
(Số liệu trên được khai thác hàng ngày từ tin của hãngDow Jones và tính bình quân tháng theo phương pháp bình quân số học)
Biểu 3: Diễn biến các đồng tiền Châu á năm 1998
1/98
2/98
3/98
4/98
5/98
6/98
SGD/USD
1,760
1,652
1,619
1,603
1,637
1,645
Bath/USD
52,710
45,940
40,550
38,450
38,560
42,760
Peso/USD
42,910
40,176
39,037
38,300
39,220
40,330
Rubiah/USD
8.875
9.005
9.605
7.750
10.258
13.678
TWD/USD
34,610
32,750
32,350
32,990
33,490
34,570
Won/USD
1.685
1.650
1.466
1.386
1.394
1.397
HKD/USD
7,740
7,740
7,740
7,750
7,750
7,750
Diễn biến các đồng tiền Châu á (Tiếp)
7/98
8/98
9/98
10/98
11/98
12/98
SGD/USD
1,71
1,74
1,73
1,64
1,63
1,65
Bath/USD
41,43
41,820
40,85
38.37
36.71
36.35
Peso/USD
41,78
43,05
34,70
42,88
39,39
38,86
Rubiah/USD
14.520
12.760
11.500
8.850
8.010
7.850
TWD/USD
34.35
34.68
34.57
33.04
32.55
32.38
Won/USD
1.243
1.325
1.373
1.344
1.287
1.212
HKD/USD
7,75
7,74
7,75
7,75
7,74
7,75
Những biện pháp khắc phục khủng hoảng hữu hiệu của mỗi chính phủ. Sự trợ giúp của IMF đối với một số nước khủng hoảng cùng những điều kiện ràng buộc nhất định về kinh tế, xã hội; cùng với việc bán ra 500 – 600 triệu USD một ngày 2/2/1998 của các Nhà đầu cơ đã làm cho các đồng tiền khủng hoảng lên giá trở lại. Tốc độ lên giá nhanh hơn tốc độ trượt giá như bảng sau đây cho thấy:
Đồng tiền
Mất giá tháng 7 (so với USD)
% -giá
Lên giá
% +giá
Thời gian
Bath Thailan
Peso Philippine
Ringgit Malaixia
Dollar Singapore
Rubiah Indonexia
25,5 xuống 55,5
26,5 xuống 44
2,55 xuống 4,69
1,42 xuống 1,785
2450 xuống 14000
118
66
84
26
470
55,5 lên 46,3
44 lên 35,9
4,7 lên 3,6
1,8 lên 1,62
14000 lên 7625
20
22
6
35
10
10 ngày
15 ngày
19 ngày
18 ngày
25 ngày
(Nguồn: IMF, International Financial Statistics)
Các đồng tiền hiện đang lên giá, cuộc khủng hoảng đã có dấu hiệu đáng mừng. Song thực tế “cơn bão” vẫn chưa thực sự chấm dứt.
Phần ii
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và những giải pháp nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế nước ta
I/ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Qua tìm hiểu tôi thấy rằng có ba nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khủng hoảng:
Nhóm nguyên nhân tức thời, đột biến, tác động trực tiếp gây ra khủng hoảng
Nhóm nguyên nhân diễn ra từ từ do có sự tồn đọng lâu dài của những vấn đề nan giải hay có thể gọi là nguyên nhân ủ bệnh lâu dài, không được giải quyết kịp thời gây ra khủng hoảng
Nhóm nguyên nhân là sự bất cập không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi đổi mới tại những thời điểm bước ngoặt, chuyển giai đoạn sang những thời kỳ phát triển cao hơn
1/ Nhóm nguyên nhân tức thời đột biến bao gồm tình trạng vỡ nợ, thâm hụt tài chính qua mức, đầu cơ tiền tệ mạnh và sự mất cân đối lớn giữa cung cầu nội tệ và ngoại tệ. Mỗi nguyên nhân đều là tác nhân mạnh nhưng nguy hiểm hơn cả là sự cộng hưởng cùng một lúc của chúng làm ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng làm cho các nước Đông và Đông Nam á bắt đầu từ sự kiện Thái Lan không kiểm soát được đồng tiền của mình.
Nợ chồng chất quá cao đến mức không trả nổi và thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức cho phép là ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng ở nhiều nước. Theo tính toán của IMF thì nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai của một nước lớn hơn 5%/GDP tức là nền kinh tế nước đó đang đứng trước nguy cơ phá sản. Qua thống kê trong bảng dưới đây ta thấy ngòi nổ khủng hoảng ở Thái Lan là do thâm hụ cán cân thanh toán vãng lai, nợ nước ngoài cao; tại Hàn Quốc là do nợ nước ngoài quá lớn so với tiềm năng kinh tế.
Thailan
Malaixia
Indonexia
Philippine
Hàn Quốc
Thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (%/GDP, 1996)
8
6,5
3,8
4,3
5
Nợ Ngân hàng nước ngoài (%GDP, 6/1997)
47
30
36
17
25
Nợ ngắn hạn
(% của dự trữ ngoại tệ)
170
75
180
85
340
Tổng dư nợ ngân hàng (%GDP, cuối 1996)
110
100
57
54
155
Trong bối cảnh khi nợ đã chồng chất quá cao đến mức không trả nổi và thâm hụt tài khoản vãng lai vượt mức giới hạn cho phép, biện pháp mua tiền của nhà tỷ phú Mỹ Geoger Soros đã phá vỡ sự ổn định mỏng manh cuối cùng của đồng tiền nội địa với chế độ ổn định tỷ giá kéo dài hơn một thập kỷ từ đầu năm 1980. Và không chỉ có nhà tỷ phú Geoger Soros đầu cơ, theo thống kê ở Mỹ có khoảng 2300 quỹ tín dụng với tổng giá trị tài sản xấp xỉ 100 tỷ tham gia đầu cơ, ngoài G.Soros còn các nhà đầu cơ khác như Tiger, Orbics, Mumar Panthenr và Jaguat... Trong tháng 5 và tháng 6 lượng tiền đầu cơ ước khoảng 10 - 15 tỷ USD.
Những diễn biến trên xảy ra vào thời điểm mà cung và cầu về các đồng tiền ngoại tệ mạnh nhất là Đô la Mỹ và các đồng tiền địa phương rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng: Cầu về ngoại tệ tăng lên rất cao để thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng số cung rất thấp do thiếu hụt lớn trong tài khoản vãng lai và do cạn nguồn dự trữ ngoại hối, trong khi cầu về các đồng tiền địa phương thấp, nhưng số cung thì cao, bởi qua nhiều năm liên tục tăng in tiền mặt cung cấp ra thị trường.
2/ Nguyên nhân bao trùm trong những nguyên nhân tồn đọng lâu ngày là nền kinh tế tăng trưởng nhanh đồng thời cũng ủ bệnh hiểm nghèo không lường trước được. Nhiều ý kiến cho rằng đây là những nền kinh tế “bong bóng” lớn nhanh nhưng có nhiều điểm xung yếu, dễ nổ dễ vỡ, và thực tế đã vỡ tại khâu yếu nhất là hệ thống tài chính tiền tệ do chậm điều chỉnh sửa đổi kịp thời.
Những căn bệnh đó là duy trì chế độ tỷ giá gần như cố định qúa lâu, tình trạng nợ đọng, để kéo dài và ngày càng tăng tình trạng thiếu hụt tài khoản vãng lai, đầu tư quá mức trong một số lĩnh vực như bất động sản và một số ngành xuất khẩu đang mất dần sức cạnh tranh và mất dần thị trường như ngành dệt, điện tử...
Nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quá cao, nền kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường được huy động tối đa trong một thời kỳ dài nên đã mệt mỏi và kiệt sức.
Thái Lan: bình quân 81-90 tăng trưởng 7,9%, 90-95 tăng trưởng 8.5%, 1995 tăng trưởng 8,7%, 1996 tăng trưởng 6,7%.
Singapore: từ 1990 -1996 tăng trưởng 8,5% mỗi năm, gấp 3 lần tốc độ của nước Mỹ thành tích này được xem như là một phép lạ. Phép là này là do sự vắt kiệt chứ không phải sự sáng tạo.
Malaixia: Tăng tốc độ phát triển trung bình từ 6% thập kỷ 80 lên 8% thập kỷ 90...
Tốc độ tăng đã bị chậm lại do khủng hoảng và năm 1998 khó có thể phục hồi theo dự đoán ban đầu của các học giả thuộc phái lạc quan. Cụ thể:
(Đơn vị: %)
Tên nước
1996
1997
Dự đoán 1998
Singapore
Malaixia
Indonexia
Hàn Quốc
Philippine
Thailan
Nhật bản
7,0
8,4
7,8
7,1
4,8
6,7
3,6
7,0
7,0
6,6
5,7
4,5
0,3
0,8
5,0
3,5
3,0
3,0
2,9
-2,0
0,7
(Nguồn: Salomom Smith Barne Forecasts)
Việc duy trì giá cố định quá lâu đã làm cho chế độ ổn định đồng Bath từ chỗ có lợi đến chỗ bất lợi cho nền kinh tế Thái lan. Điều này đã thể hiện rõ trong quá trình thực hiện tỷ giá của Thái lan từ thập kỷ 80 đến nay. Để kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Thái lan đã ổn định tỷ giá. Một chính sách bao giờ cũng có cái lợi và cái hại trước mắt cũng như lâu dài. Tỷ giá cố định của đồng Bath so với đô la Mỹ đã có lợi cho Thái lan khi đồng Bath cũng mất giá cùng chiều với đồng đô la Mỹ tính đến năm 1995, bắt đầu không có lợi cho Thái lan từ khi hai đồng tiền mất giá và lên giá nghịch chiều từ năm 1995 đến nay.
Như ở trên đã trình bày nợ đọng và thâm hụt lớn tài khoản vãng lai không những là nguyên nhân tức thời mà còn là nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, trong đó Thái lan là một ví dụ điển hình. Nợ của Thái lan tăng lên sau các năm như sau: 40,6% GDP năm 1993, 43,3% GDP năm 1994, 49,5% GDP năm 1995, 52,4% GDP năm 1996. Nợ nước ngoài “khó đòi” vượt quá mức cho phép 33 tỷ USD. Tổng số cho vay của 15 ngân hàng và 91 công ty tài chính chiếm 35% GDP. Phần nợ nước ngoài của Thái lan là nợ ngắn hạn và nợ thương mại. Cuối năm 1996 Thái lan nợ 70,2 tỷ USD, trong đó 65% là nợ đến hạn phải trả trong vòng 1 năm. Đến tháng 7 năm 1997 khi công bố thả nổi đồng Bath Thái lan đã nợ hơn 85 tỷ USD trong khi dự trữ ngoại tệ thấp chỉ có 33,3 tỷ USD. Và đến thời điểm 11/1997 nợ tăng lên 89 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ giảm xuống còn 30 tỷ USD. Philippine ở thời điểm đó nợ 41 tỷ USD. Năm 1996 Indonexia nợ 109,3 tỷ USD, chiếm 48,4% GDP. Malaixia nợ 36,4 tỷ USD chiếm 38,5% GDP. Đối với Hàn quốc gánh nặng nợ nước ngoài lên đến 200 tỷ USD, trong đó 85 tỷ USD là nợ ngắn hạn và 20% là các khoản nợ đến hạn trong vòng một tháng. Cùng với nợ, thiếu hụt tài khoản vãng lai cũng là yếu tố gây khủng hoảng.
Mất cân đối trong đầu tư và tiêu dùng quá mức cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế không cân đối, một số ngành đầu tư vốn lớn nhưng không hiệu quả. Phần lớn các nước Đông Nam á đều gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, một yếu tố ảnh hưởng khá quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, chính phủ đầu tư nhiều tiền cho các công trình công cộng với thời gian xây dựng lâu dài; Do công tác quy hoạch, dự báo không tốt nên với mục đích chạy theo lợi nhuận trước mắt, đã dẫn đến tình cạnh tranh hỗn độn, đổ xô đầu tư vào kinh doanh bất động sản, địa ốc, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí...và không điều chỉnh kịp khi mất thị trường, hoặc giảm khả năng cạnh tranh. Do đó đã dẫn đến cung vượt cầu và nhiều nhà kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ cùng với các ngân hàng cho vay đầu tư lâm vào tình trạng nợ đọng, khó đòi. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước với đồng thời quá nhiều tham vọng, vốn đầu tư có hạn nhưng lại chia ra quá nhiều dự án, vì thế nhiều dự án kéo dài, dở dang, chậm phát huy hiệu quả. Điển hình là ở Thái Lan nhiều ngân hàng đã bỏ ra 30% vốn tín dụng cho vay vào ngành nhà đất, khiến ngành này phát triển một cách mù quáng, nhiều cao ốc mọc lên dẫn đến cung vượt cầu. Kết quả là phần lớn các ngân hàng và công ty tài chính đều gặp khó khăn. Do lo lắng về việc các ngân hàng này bị phá sản sẽ mất ổn định kinh tế, chính trị nên chính phủ Thái lan đã chấp nhận việc bỏ tiền ra để cứu các ngân hàng và công ty tài chính. Năm 1996 chính phủ Thái lan đã bỏ ra 6 tỷ USD để cứu ngân hàng thương mại Băngkok, 16 công ty tài chính bị khê đọng vốn vào tháng 6 năm 1997 chính phủ đã phải chi 6,7 tỷ USD để xoa dịu sự phẫn nộ của người gửi tiền. Các nước Philippine, Malaixia, Indonexia cũng cùng chung tình trạng là cung vượt quá cầu về nhà đất, và họ cũng trong tình trạng nợ đọng, khó đòi như ở Thái lan.
Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng đều hướng vào chến lược đầu tư sản xuất hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu nên chủ yếu đầu tư và các ngành sử dụng nhiều lao động nhờ lợi thế sức lao động giá rẻ như ngành dệt, may, lắp ráp điện tử... Những ngành này thời gian qua đã gặp khó khăn lớn do phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc và một số nước đang phát triển khác. Trong khi đầu tư vẫn tiếp tục tăng trong khi thị trường có xu hướng giảm. Sự tăng lên về khả năng cung ứng hàng hoá đòi hỏi phải tăng lên về cung ứng tiền tệ, trong khi cầu đối với cả hai loại sản phẩm này đều đã gây ra tình trạng mất cân đối cung cầu, yếu tố nhạy cảm của thị trường tài chính. Nhịp độ gia tăng xuất khẩu của các nước ASEAN đã giảm từ 20% năm 1995 xuống 10% năm 1996. Xuất khẩu bị giảm là do:
Đồng yên Nhật giảm 35% giá so với USD kể từ tháng 4/95 đã làm tăng sức cạnh tranh của hàng Nhật, trong khi các nước ASEAN ổn định tỷ giá nên đã hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá. Đồng thời còn có chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá các nước ASEAN giảm, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, dệt, da giầy...
Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm điện tử - ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của các nước này không tăng như dự kiến. Hàng điện tử chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP và kim ngạch xuất khẩu năm 1996 các nước ASEAN:(Nguồn Thời Báo Kinh Tế VN)
Tên nước
%/GDP
%/Kim ngạch xuất khẩu
Singapore
Philippine
Malaixia
Thailan
14,6
1,0
6,1
3,6
66,5
32,9
30,5
18,8
Việc buôn bán nội bộ các nước ASEAN lớn (chiếm tỷ trọng 35%) trong kim ngạch xuất nhập khẩu nên một nước bị khủng hoảng đã nhanh chóng gây ảnh hưởng tới các nước khác.
Về việc tiêu dùng do cố định tỷ giá và chính sách thuế chưa phù hợp nên giá cả của một số sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu tương đối dẻ, trong lúc thu nhập của người dân tăng cao do nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất là sản phẩm xăng dầu, và sản phẩm đầu vào cho nông nghiệp. Giờ đây khi khủng hoảng nổ ra Chính phủ trả đồng tiền về giá trị thực của nó nên giá cả tăng lên cùng lúc với thu nhập giảm xuống chính là nguyên nhân của các cuộc biểu tình của dân chúng tại Thái Lan, Hàn Quốc, Indonexia...
3/ Nhóm nguyên nhân bao gồm sự bất cập không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi đổi mới tại những thời điểm bước ngoặt, chuyển giai đoạn sang những thời kỳ phát triển cao hơn.
Mỗi quốc gia trong quá trình phát triển của mình luôn đòi hỏi ngày càng đổi mới đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như chuyển thành nền kinh tế công nghiệp mới ở Thái Lan, Indonexia, Malaixia... hay chuyển thành nền kinh tế phát triển như ở Hàn Quốc từ giữa những năm 90. ở những bước chuyển giai đoạn này các nền kinh tế muốn phát triển liên tục đòi hỏi phải có những chuyển đổi lớn về cơ cấu và thể chế mà trong thực tiễn các nước hầu hết đều chậm thực hiện hoặc chưa thực hiện. Chính cựu tổng thống Hàn quốc ông Kim Dang Sam trước khi dời chức đã thừa nhận rằng: khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở Hàn quốc còn có nguyên nhân thiếu quyết tâm cải cách và chậm cải cách, do vậy đã không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thay đổi ở trong nước cũng như ngoài nước. Các chính phủ chậm đổi mới, nạn tham nhũng, hối lộ diễn ra ở hầu hết các nước khủng hoảng, có ý kiến cho rằng khu vực Đông, Đông Nam á là khu vực có mối quan hệ “gầm bàn”, nhiều quan chức trong chính phủ lo thu vén cá nhân, chưa đặt lợi ích quốc gia lên trên. Những bất cập về thể chế và cơ cấu, những chậm chạp trong cải cách đã khiến các nền kinh tế này không chuyển kịp trong điều chỉnh đầu tư, tái phân bố nguồn lực, và điều hành nền kinh tế theo phương pháp mới phù hợp với giai đoạn phát triển cao hơn. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho cuộc khủng hoảng không chỉ dừng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mà còn lan sang nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác, kể cả hệ thống quản lý của chính phủ.
Theo dõi diễn biến của cuộc khủng khoảng, tìm hiểu các nguyên nhân và giải pháp khắc phục của mỗi quốc gia, ban đầu nhiều học giả phái lạc quan cho rằng đây chỉ là “một vết xước nhỏ của những cơ thể cường tráng, đang phát triển”. Nhưng đến nay nhiều ý kiến lại đánh giá rằng cuộc khủng hoảng có thể còn trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng ở Mexico năm 1994-1995, do đó có thể kéo dài vài ba năm nữa. Thậm chí có ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng báo hiệu sự sụp đổ những quan niệm về sự thần kỳ của những “con rồng”, và cần phải xem xét lại nhận định “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu á - Thái Bình dương”.
ii. những giải pháp nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế nước ta:
1/ Vì sao nước ta không bị khủng hoảng?
Việt nam nằm trong khu vực đang xảy ra khủng hoảng tài chính qua các phân tích nguyên nhân ở trên thấy rằng các căm bệnh dẫn tới khủng hoảng đều có ở Việt nam:
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh thấp đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư quá nhiều vào bất động sản (khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà hàng, đất đai...) ở lĩnh vực này cung đã vượt quá cầu.
Hệ thống Ngân hàng yếu kém dẫn tới nhiều thất thoát, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao (19,3% tại các ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào cuối năm 1997), ngân sách bội chi năm 1997 là 3,5%/GDP, gấp 3 lần năm 1996.
Cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt, nợ nước ngoài gia tăng, tỷ giá hối đoái được giữ gần như cố định trong 3 năm 1994-19996 ở mức xấp xỉ 11000 ĐVN/USD...
Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao: năm 1995 là 9,5%, năm 1996 là 9,3%, năm 1997 là 9%, dự kiến năm 98 ở mức 8,7%.
Nạn tham nhũng, hối lộ và không thực thi pháp luật vẫn chưa được khắc phục.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt nam không xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ là do:
+ khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy tại các nước trong khu vực là do thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai nhưng ở Việt nam có may mắn hơn là thâm hụt này được bù đắp bởi vốn vay dài hạn (chủ yếu từ nguồn ODA và FDI), thay vì nợ ngắn hạn. Trong tổng số FDI đầu tư vào Việt nam thì khoảng 30% là vốn cổ phần (kể cả vốn góp của Việt nam mà chủ yếu là đất đai), phần còn lại 70% là nợ dài hạn từ các công ty mẹ hoặc từ các nguồn khác được các công ty mẹ bảo lãnh.
+ Việt nam chưa có thị trường vốn kể cả ở hai kênh: thị trường chứng khoán và các định chế tài chính tín dụng (chủ yếu cho vay vốn trung và dài hạn theo kế hoạch); đồng Việt nam chưa được tự do chuyển đổi nên khó xảy ra đầu cơ thông qua buôn tiền (tỷ trọng giao dịch trên thị trường “chợ đen” rất nhỏ vì bất hợp pháp; Nhà nước có chính sách quản lý ngoại hối khá chặt chẽ và quy định tất cả các loại lãi suất; Khi khủng hoảng xảy ra tại các nước trong khu vực, Việt nam đã sớm từng bước trả lại cho đồng tiền giá trị thực của nó. Tuy nhiên theo tính toán của nhiều chuyên gia thì tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt nam thông báo ngày 16/02/1998 là 11.800 ĐVN/USD hiện chưa phản ánh đúng giá trị tiền Việt nam mà phải ở mức cao hơn (kể cả khung cho phép dao động 10% đối với các Ngân hàng thương mại là 12.980 ĐVN/USD). Tỷ giá hối đoái thực của Việt nam, sau khi đã tính toán sự chênh lệch lạm phát giữa Việt nam và Mỹ tăng khoảng 36% trong 10 năm qua. Tỷ giá cân đối sức mua đồng tiền (Purchashing Power Parity) của Việt nam hiện nay khoảng 15.200 ĐVN/USD. (Xem đồ thị minh hoạ số 2 ). Chính phủ Việt nam chủ trương thay đổi quan hệ tỷ giá linh hoạt với giao động hình sin nhưng với xu hướng tăng dần tới giá trị thực của đồng tiền.
2/ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến nền kinh tế Việt nam:
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: tốc độ tăng trưởng của Việt nam đạt được như vài năm qua do sự đóng góp lớn lao của khu vực sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng đến nay đã có dấu hiệu chững lại, năm 1996 tổng số vốn đầu tư đã cấp phép xây dựng tại Việt nam là 9,2 tỷ USD, năm 1997 tụt xuống còn 5,5 tỷ USD. Điều dáng lưu ý là khoảng 70% đầu tư nước ngoài vào nước ta chủ yếu từ các nước Châu á như Nhật bản Hàn quốc, Đài loan, Singapore, Hồng kông, Thái lan, Malaixia, Trung quốc, ấn độ, Philippine...Đến nay nhiều nước trong số này đã lâm vào khủng hoảng nên vấn đề đầu tư trực tiếp vào nước ta đã giảm. Sự suy giảm này ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp Việt nam đặc biệt là các doanh nghiệp cung ứng vật tư, nguyên liệu và dịch vụ cho khu vực này bao gồm cả dịch vụ tài chính, du lịch, tư vấn đầu tư xây dựng và vận chuyển, cho thuê: nhà, văn phòng, xe...
Đầu tư trong nước: do tỷ giá hối đoái tăng, lãi xuất tăng thị trường tiêu thụ diễn biến phức tạp và rất khó dự đoán nên các doanh nghiệp rất dè dặt khi vay vốn để đầu tư và các ngân hàng cũng ngại cho vay sợ khó thu hồi vốn nên kết quả cuối cùng là các quyết định đầu tư dễ được chấp nhận là các phương án có độ rủi ro thấp và vì vậy hiêụ quả cũng thấp. Các phương án có hiệu quả cao gắn liền với độ rủi ro lớn thường không được chấp nhận. Do vậy hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế sẽ bị giảm xuống, tăng trưởng kinh tế vì thế mà thấp hơn tiềm năng,
Xuất khẩu một trong những nhân tố quan trọng góp phần đưa nước ta phát triển cao như hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn, hàng xuất khẩu của nước ta không những bị cạnh trạnh gay gắt về chất lượng (điểm yếu nhất của ta) mà hiện nay còn có khó khăn gấp bội về giá cả. Do đồng tiền các nước trong khu vực bị mất giá tạo thuận lợi cho xuất khẩu, họ có thể linh hoạt giảm giá (mà vẫn thu lãi nội tệ) đẩy hàng Việt nam ra để chiếm lĩnh thị trường, hoặc chúng ta cũng phải giảm giá theo.
Theo Bộ Thương mại giá hàng Việt nam xuất khẩu giảm mạnh: cao su giảm 450 - 480 USD/tấn, dầu thô giảm 20 - 30 USD/tấn, hạt điều 60 -70 USD/tấn... Xuất khẩu hàng điện tử cũng gặp khó khăn cho đến cuối tháng 2/98 hai công ty điện tử lớn ở TP Hồ Chí Minh là JVC Việt nam và SONY Việt nam chưa xuất khẩu được lô hàng nào; Ước tính 6 tháng cuối năm 1997 nước ta thiệt hại 500 triệu USD do giá hàng xuất khẩu giảm.
Sản xuất trong nước vốn đã có khó khăn nên nay do tỷ giá thay đổi hàng ngoại tràn vào nhiều với giá rẻ đã gây tình trạng đình đốn trong sản xuất, khả năng thanh toán nợ của ngân hàng giảm sút.
Cán cân thương mại tuy có cải thiện nhưng vẫn nhập siêu mức độ lớn năm 1997 là 2,39 tỷ USD, cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao khoảng 6%/GDP (1,5 - 1,7 tỷ USD).
Những ảnh hưởng khác như: lao động xuất khẩu của Việt nam tại các nước khủng hoảng thất nghiệp về nước, công ty mẹ ở các nước gặp khó khăn nên các công ty con đầu tư ở Việt nam cũng ảnh hưởng, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam có hiện tượng sa thải bớt công nhân đặc biệt là các công trình đang ở g._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34575.doc