Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÍ VIỆT HƢƠNG
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÁI NGUYÊN- 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÍ VIỆT HƢƠNG
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: T.S LÊ VĂN TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN- 2009
181 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Địa danh huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên I
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các kí hiệu
Danh mục các mô hình, bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tư liệu và cách xử lí tư liệu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA
DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
1.2. Cơ sở lí thuyết về địa danh
1.2.1. Định nghĩa địa danh
1.2.2. Phân loại địa danh
1.2.3. Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận
của đề tài
1.3. Vấn đề tƣ liệu về địa bàn, địa danh huyện Định Hoá
1.3.1. Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện
Định Hoá
1.3.1.1. Đặc điểm địa lí
1.3.1.2. Dân cư và văn hoá
1.3.1.3. Ngôn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên II
1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá
1.3.2.1. Kết quả thu thập địa danh
1.3.2.2. Kết quả phân loại địa danh
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1. Những đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.1. Mô hình cấu tạo địa danh
2.1.1.1. Vài nét khái quát
2.1.1.2. Mô hình cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.2. Vấn đề thành tố chung
2.1.2.1. Kết quả thu thập và phân loại
2.1.2.2. Cấu tạo của thành tố chung
2.1.2.3. Khả năng chuyển hoá của thành tố chung
2.1.3. Địa danh
2.1.3.1. Số lượng yếu tố cấu tạo địa danh
2.1.3.2. Các kiểu cấu tạo địa danh
2.1.3.3. Các phương thức cấu tạo địa danh
2.2. Đặc điểm ý nghĩa địa danh huyện Định Hoá
2.2.1. Ý nghĩa địa danh và phương pháp xác định ý nghĩa
2.2.1.1. Vấn đề ý nghĩa địa danh
2.2.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh
2.2.2. Những đặc điểm chính về ý nghĩa của các yếu tố trong địa
danh huyện Định Hoá
2.2.2.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố được thể hiện
qua nguồn gốc ngôn ngữ
2.2.2.2. Các yếu tố trong địa danh Định Hoá phản ánh tính
đa dạng loại hình các đối tượng địa lí và mang tính
cảnh quan rõ nét
2.2.3. Phân loại ý nghĩa địa danh
2.2.3.1. Nhóm địa danh không có nghĩa
2.2.3.2. Nhóm địa danh có nghĩa
2.2.3.3. Nhóm địa danh chưa rõ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên III
2.3. So sánh địa danh hành chính huyện Định Hóa với địa danh
hành chính một số địa phƣơng thuộc khu vực vùng núi Đông
Bắc Bắc Bộ
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ TRONG ĐỊA DANH
HUYỆN ĐỊNH HOÁ
3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá
3.1.1. Khái niệm văn hoá
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
3.2. Đặc trƣng văn hoá thể hiện trong địa danh
3.2.1. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua thành tố ngôn ngữ
3.2.2. Sự thể hiện các tồn tại của văn hoá trong địa danh
3.2.2.1. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá
vật thể
3.2.2.2. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi
vật thê
3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh
3.2.3.1. Phương diện văn hoá sinh hoạt
3.2.3.2. Phương diện văn hoá sản xuất
3.2.3.3. Phương diện văn hoá vũ trang
3.3. Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN
THƢ MỤC THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên IV
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
1. Quy ƣớc về cách viết tắt địa danh các xã, thị trấn
- CC: thị trấn Chợ Chu
- BC: xã Bảo Cường
- BL: xã Bảo Linh
- BT: xã Bình Thành
- BY: xã Bình Yên
- BN: xã Bộc Nhiêu
- ĐM: xã Điềm Mặc
- ĐB: xã Định Biên
- KP: xã Kim Phượng
- KS: xã Kim Sơn
- LV: xã Lam Vỹ
- LT: xã Linh Thông
- PĐ: xã Phú Đình
- Phú T: xã Phú Tiến
- Phượng T: xã Phượng Tiến
- PC: xã Phúc Chu
- QK: xã Quy Kỳ
- SP: xã Sơn Phú
- TD: xã Tân Dương
- TT: xã Tân Thịnh
- TĐ: xã Thanh Định
- TH: xã Trung Hội
- TL: xã Trung Lương
2. Qui ƣớc về cách viết tắt các loại hình địa danh
- CTGT: địa danh các công trình giao thông
- CTXD: địa danh các công trình xây dựng
- CTNT: địa danh các công trình nhân tạo
- ĐHTN: địa danh địa hình tự nhiên
- ĐVDC: đơn vị dân cư
- VĐN: vùng đất nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên V
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
1. Danh mục các biểu bảng
Bảng 1.1. Thành phần dân tộc huyện Định Hoá
Bảng 1.2. Kết quả thu thập địa danh huyện Định Hoá
Bảng 1.3. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không
tự nhiên
Bảng 1.4. Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
Bảng 2.1. Kết quả thu thập và phân loại thành tố chung theo loại hình
Bảng 2.2. Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung
Bảng 2.3. Xu hướng chuyển hoá thành tố chung vào địa danh
Bảng 2.4. Thống kê địa danh theo số lượng yếu tố
Bảng 2.5. Thống kê cấu tạo địa danh theo loại hình
Bảng 2.6. Thống kê các địa danh theo phương thức cấu tạo mới
Bảng 2.7. Thống kê các địa danh theo phương thức chuyển hoá
2. Danh mục các mô hình, sơ đồ
Mô hình 2.1. Cấu trúc phức thể địa danh huyện Định hoá
Sơ đồ 1.1. Phân loại địa danh huyện Định Hoá theo đối tượng
Sơ đồ 1.2. Phân loại địa danh huyện Định Hoá theo ngữ nguyên
Sơ đồ 1.3. Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Cái tên này có ý nghĩa gì? Tại sao lại gọi tên như vậy?” đó là những
câu hỏi mà mỗi con người thường đặt ra khi đứng trước một địa danh. Từ xa
xưa, con người đã tìm cách lí giải về địa danh qua các truyện cổ tích, truyền
thuyết. Người Tày có truyền thuyết nổi tiếng “Truyền thuyết Pú Lương Quân”
để lí giải những địa danh trên địa bàn của mình. Để giải thích tại sao lại có
“Rằng Cáy” (núi Ổ Gà), “Lậu Pết” (núi Chuồng Vịt) họ kể rằng:
Từ khi ruộng đất trở nên màu mỡ hơn, thóc lúa thừa thãi
đến nỗi mọc thành núi, Báo Luông thấy số thóc thừa có thể đem
nuôi súc vật để ăn thịt, vì bây giờ thú rừng ngày càng khó săn bắt
hơn. Chàng liền vào rừng bắt được mấy chục con gà rừng đem về
nuôi ở núi Rằng Cáy. Gà được ăn thóc con nào cũng mượt lông,
béo tốt lâu dần cũng quen không thể rời bỏ người được nữa. Báo
Luông lại bắt thêm ngan vịt, ngỗng trời về nuôi. Vịt lúc đầu đem
nuôi ở núi Lậu Pết [ , tr. 21].
Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại nghiên cứu địa danh đã trở thành
một môn khoa học là bộ phận của khoa danh học cùng với Tộc danh và Nhân danh.
Nghiên cứu địa danh giúp soi sáng nhiều mặt cho cách ngành khác của
khoa học ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phương ngữ học. Không
những thế, địa danh còn có tính bảo lưu mạnh mẽ, địa danh vẫn có thể tồn tại
mặc dù đối tượng mà nó định danh không còn nữa. Các nhà nghiên cứu đã gọi
dịa danh là những “hoá thạch”, những “trầm tích” để ta lần mở lại quá khứ.
Có thể coi địa danh học là mảnh đất màu mỡ luôn hứa hẹn cho người nghiên
cứu những phát hiện bất ngờ, thú vị.
Địa danh không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ mà còn của
nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, văn hóa. Không thể hiểu đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
địa danh nếu không sử dụng những tri thức về ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong địa
danh không chỉ có ngôn ngữ. Địa danh còn phản ánh những đặc điểm văn hoá,
lịch sử, tâm lí, tín ngưỡng của con người, địa bàn tạo ra nó. Nghiên cứu địa danh
có thể giúp ta phác hoạ bức tranh toàn cảnh về một vùng miền, sự giao thoa, tiếp
xúc, ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử, địa lí…
Huyện Định Hoá là địa phương có đặc điểm về ngôn ngữ, lịch sử, văn
hoá tương đồng với nhiều địa phương ở vùng núi phía Đông Bắc nước ta.
Nghiên cứu địa danh Định Hoá giúp ta có cái nhìn khá toàn diện về đặc điểm
địa danh ở vùng núi phía Đông Bắc. Định Hoá là vùng núi còn nhiều khó
khăn, giao thông đi lại khó khăn tính bảo lưu trong địa danh càng mạnh mẽ
hơn. Địa danh trở thành di sản mà tổ tiên để lại cho các tộc người ở đây, được
họ trân trọng, bảo lưu. Chính vì vậy, nghiên cứu địa danh Định Hoá hứa hẹn
phát hiện mới. Đặc biệt, Định Hoá là vùng chiến khu, “Thủ đô gió ngàn”
trong kháng chiến chống Pháp. Nghiên cứu địa danh Định Hoá có ý nghĩa
nhiều mặt về văn hoá, lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề địa danh Định Hoá chưa
được quan tâm, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt
về địa danh Định Hoá.
Vì những vấn đề được đề cập ở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên” cho luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thu thập, khảo sát hệ thống địa danh trên phạm vi địa
bàn huyện Định Hoá luận văn hướng đến 3 mục đích sau:
- Chỉ ra được những đặc điểm chính của địa danh huyện Định Hoá
- Cố gắng làm sáng tỏ những nét đặc thù về một số phương diện của
địa danh Định Hoá như: nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa.
- Tìm hiểu và đưa ra được một số đặc trưng văn hóa thông qua biểu
hiện của mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lí và ngôn ngữ khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng và phạm vị nghiên cứu như sau:
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những địa danh thuộc
huyện Định Hoá bao gồm cả địa danh tự nhiên, hành chính và nhân tạo.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá
gồm 1 thị trấn Chợ Chu và 23 xã (Bình Yên, Trung Hội, Bình Thành, Điềm
Mặc, Phú Đình, Bảo Linh, Định Biên, Trung Lương, Thanh Định, Sơn Phú,
Kim Sơn, Tân Dương, Phú Tiến, Tân Thịnh, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Quy Kỳ,
Kim Phượng, Đồng Thịnh, Linh Thông, Phúc Chu, Bảo Cường, Bộc Nhiêu).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu chính sau đây: Phương pháp điền dã, phương pháp thống kê định lượng,
phương pháp điều tra qua an két trong việc thu thập tư liệu địa danh. Phương
pháp quy nạp, phương pháp phân tích diễn dịch, phương pháp so sánh đối
chiếu và trong chừng mực nhất định có sử dụng phương pháp so sánh lịch sử
trong nghiên cứu, phân loại
5. Tƣ liệu và cách xử lí tƣ liệu
Thu thập địa danh là trình tập hợp địa danh của một đối tượng cũng
như nguồn gốc và sự biến đổi của chúng. Địa danh có thể đã được lưu lại trên
văn tự nhưng cũng có thể còn tồn tại trên thực địa. Thu thập địa danh chúng
tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Các sách báo viết về huyện Định Hoá [21], [31], [36].
- Các bản đồ: Bản đồ Châu Định thời Gia Long, bản đồ hành chính
huyện Định Hoá năm 2008
- Các số liệu, bảng biểu, quy hoạch tổng thể của địa phương [33], [34], [35].
- Tư liệu ghi nhận từ các chuyến đi điền dã
- Những bài báo viết về địa phương
- Kết quả thu được từ điều tra bằng anket
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
Trong đó, những tư liệu là các số liệu, bảng biểu, thống kê hành chính
của địa phương là tư liệu chính thống và quan trọng nhất. Bên cạnh đó, từ liệu
thu được từ điều tra bằng anket cũng rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế có
rất nhiều địa danh chưa được lưu bằng văn tự mà vẫn tồn tại trên thực địa
những người nắm rõ những địa danh này chỉ có thể là những chủ nhân của các
địa danh đó chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra địa danh (Phụ lục 2). Chúng
tôi đã thực hiện điều tra trên đối tượng là học sinh các trường THPT trên địa
bàn huyện Định Hoá với số lượng là 1000 em. Kết quả thu được là một khối
lượng địa danh lớn và những lí giải của các em về những địa danh này.
Phương pháp điều tra địa danh bằng ankét không những giúp thu được lượng
địa danh phong phú mà còn có ý nghĩa nhân văn lớn hơn là giúp đối tượng
được điều tra quan tâm đến địa danh trên địa bàn mình sống nói riêng và
những giá trị lịch sử, văn hoá, địa lí tồn tại quanh mình nói chung.
Từ những cứ liệu thu thập được chúng tôi đã tiến hành xử lí cứ liệu
theo mẫu ở phụ lục 3. Mẫu xử lí cứ liệu này nhằm cung cấp những thông tin
về: loại hình, nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, vị trí tồn tại hiện nay của địa danh.
Dựa trên kết quả xử lí cứ liệu chúng tôi tiến hành thống kê lập các sơ đồ, bảng
biểu, quy ra tỉ lệ phân trăm đối với từng nhóm đối tượng theo các tiêu chí cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung lí thuyết về nghiên cứu địa
danh đối với một vùng miền có sự cộng cư, đan xen của nhiều dân tộc, mà ở
đó ngôn ngữ, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc vừa bảo toàn một cách trọn vẹn
song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn: tư liệu và kết quả sẽ đóng góp cho xây dựng một
công trình về địa danh tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Đông Bắc Việt
Nam nói chung. Bên cạnh đó đề tài còn đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, văn
hoá và công tác hoạch định hành chính của huyện Định Hoá nói riêng, tỉnh
Thái Nguyên nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu luận và phần kết luận luận văn có kết cầu 3 chương
như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết và tƣ liệu về địa bàn địa danh huyện
Định Hoá
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về lí thuyết như khái niệm
địa danh, phân loại địa danh. Đồng thời cung cấp những vấn đề cơ bản về địa
bàn Định Hoá về mảnh đất con người nơi đây, những tư liệu này sẽ góp phần
lí giải địa danh huyện Định Hoá. Bên cạnh đó, chương 1 còn tổng hợp phân
loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể cung cấp cái nhìn khái quát về địa danh
huyện Định Hoá
- Chương 2: Đặc điểm địa danh huyện Định Hoá
Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm cơ bản của địa
danh huyện Định Hoá về mặt cấu tạo, ý nghĩa. Ngoài ra, chúng tôi còn so
sánh địa danh đơn vị dân cư của huyện Định Hoá với địa danh một số địa
phương trong khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ nhằm khắc sâu thêm
những đặc điểm đã phân tích về địa danh huyện Định Hoá, hơn nữa, là cung
cấp một cái nhìn khái quát về đặc điểm địa danh hành chính ở khu vực vùng
núi Đông Bắc Bắc Bộ
- Chương 3: Một vài đặc trƣng ngôn ngữ - văn hoá trong địa danh
huyện Định Hoá
Chương này chúng tôi trình bày những sự thể hiện của văn hoá huyện
Định Hoá trong địa danh, các dạng tồn tại, các phương diện của văn hoá mà
địa danh phản ánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU
VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1.1.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Nghiên cứu địa danh trên thế giới có lịch sử từ rất lâu đời, thời điểm con
người bắt đầu quan tâm đến địa danh có thể kể từ giai đoạn đầu công nguyên.
Ở giai đoạn này người ta mới dừng lại ở sưu tầm địa danh. Những cuốn sách
sưu tầm địa danh nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến: “Hán Thư” của Ban Cố
đời Đông Hán (32-92) có 4000 địa danh; “Thuỷ Kính Chú” của Lê Đạo Nguyên
thời Bắc Nguỵ có 20.000 địa danh; “Thánh Kinh” của Thiên Chúa giáo sưu
tầm được rất nhiều địa danh cuốn II-IV của Ptolemy có 8100 địa danh.
Thế kỉ XIX-XX địa danh bắt đầu được nghiên cứu dưới ánh sáng của
khoa học hiện đại. Các công trình có tính lí luận cao có thể nhắc tới như: “Địa
lí học từ nguyên” (T.A.Gison); “Từ và các đặc điểm hay sự minh hoạ có tính
nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học” (Issac Taylor); “Địa danh
học” (JJ. Egli); “Địa danh học” (J W Nagh)…
Thế kỉ XX các công trình nghiên cứu về địa danh học nở rộ với các
tên tuổi lớn như: A. Duzat (Nguồn gốc và sự phát triển địa danh); E.M Murzaev
(Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học); A.I. Popov (Bàn về địa
danh học đồng đại); A.V.Superanskaja (Địa danh học là gì).
Tóm lại, địa danh học trên thế giới đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài,
những thành tựu của địa danh học đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, dân tộc học. Ngược lại, từ quá
trình nghiên cứu địa danh các nhà nghiên cứu đã thấy được sự liên hệ mật
thiết giữa các ngành này. Những thành tựu nghiên cứu địa danh trên thế giới
tác động sâu sắc tới vấn đề nghiên cứu địa danh ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Địa danh ở Việt Nam đã được nhắc tới ban đầu là trong các cuốn sách
lịch sử hay văn học. Trong các cuốn sách này, khi nói về cương vực các tác
giả đồng thời kể đến địa danh, như vậy, địa danh chỉ là tiện mà nhắc đến chứ
chưa phải là đối tượng nghiên cứu. Trường hợp này có thể kể đến các cuốn
sách như: Việt sử lược, Đại Việt Sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương
mục, Đại Nam thực lục. Ngoài ra, nước ta còn có một số cuốn địa chí đã chú ý
tới sưu tầm và lí giải địa danh như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Lịch triều hiến
chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam nhất thống chí (Triều Nguyễn).
Các cuốn sách này đã lí giải một số địa danh nhưng chủ yếu là bằng giải thích
từ nguyên hoặc theo các truyền thuyết, truyện cổ.
Thời điểm nghiên cứu địa danh thực sự phát triển ở Việt Nam là cuối
thế kỉ XIX đầu XX. Hàng loạt những bài viết, công trình nghiên cứu về địa
danh đã ra đời đó là:
- Việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc (1967), Nước Văn Lang qua
tài liệu ngôn ngữ (1969) của tác giả Hoàng Thị Châu
- Những thay đổi về địa lí hành chính trong thời kì Pháp thuộc (1972)
của Vũ Văn Tỉnh.
- Phương pháp vân dụng địa danh học trong nghiên cứu địa lí học,
lịch sử cổ đại Việt Nam (1984) của Định Văn Nhật.
- Bàn về tên làng Việt Nam (1982) của Thái Hoàng.
- Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm.
Đặc biệt, bài báo “Thử bàn về địa danh Việt Nam” của Trần Thanh
Tâm đã đặt ra những vấn đề cơ bản của nghiên cứu địa danh, bài viết là sự
định hướng và gợi ý cho người nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả đã lưu ý
người đọc về những địa danh nhỏ nhưng có sức chứa thông tin lớn
“Những tên đất chỉ địa điểm nhỏ (với nhũng từ cơ bản) những nơi thiết thân
với đời sống sơ khai bước đầu của con người ra đời sớm nhất và sống dai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
dẳng nhất trong mọi xã hội, mọi địa phương) [25, tr. 61]. Đây cũng là vấn đề
chúng tôi chú ý trong luận văn này.
Với hướng tiếp cận địa danh từ góc độ địa lí văn hoá, Nguyễn Văn Âu
trong “Địa danh Việt Nam” đã lí giải thuyết phục nhiều địa danh trên đất nước
ta. Qua công trình của mình, tác giả đã chứng minh một điều rằng không thể
giải thích địa danh nếu không nắm vững những đặc điểm về địa lí, lịch sử,
văn hoá. Tuy nhiên, tác giả cũng không phủ nhận rằng cần quan tâm tới ngôn
ngữ đặc biệt là tới thành tố chung trong địa danh.
Công trình “Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh” của tác
giả Lê Trung Hoa đã đặt nền móng cho lí thuyết nghiên cứu địa danh ở Việt
Nam. Lê Trung Hoa đã đưa ra cách phân loại địa danh theo hai tiêu chí. Theo
đối tượng (tự nhiên, không tự nhiên) và theo nguồn gốc. Cách phân loại này
thể hiện được nhiều ưu điểm và được nhiều nhà nghiên cứu địa danh vân
dụng có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, vấn đề địa danh nhận được sự quan tâm
của nhiều tác giả trong số đó có các luận án như: Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng (Nguyễn Kiên Trường - 2000); Nghiên cứu địa danh
Quảng Trị (Từ Thu Mai - 2003); Những đặc điểm chính của địa danh Đắc
Lắc (Trần Văn Dũng - 2005). Một số luận văn thạc sĩ như: Khảo sát địa danh
quận ba Đình - Hà Nội (Phạm Thị Thu Trang), Địa danh hành chính tỉnh Bắc
Kạn (Hà Thị Hồng)… Các công trình này lấy đối tượng ở những vùng miền
khác nhau nhưng có thể thấy được sự thống nhất của các tác giả trong cách
hiểu địa danh, phân loại địa danh, hướng tiếp cận địa danh theo hướng đồng
đại và từ góc độ ngôn ngữ văn hoá.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu địa danh ở
Việt Nam cho thấy sự phát triển của bộ môn này cũng như sức hấp dẫn của
địa danh học. Những nghiên cứu kể trên là những gợi ý cho quá trình nghiên
cứu của chúng tôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Địa danh huyện Định Hoá đã được nhắc tới trong những sách địa chí
cổ. Trong “Đại Việt địa dư toàn biên” của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu khi
ghi chép về tỉnh Thái Nguyên ở giai đoạn lịch sử trước khi lập quốc có viết
“Phủ Thái Nguyên lĩnh 11 huyện là: phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ,
Vĩnh Thông, Tuyên Hoá, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hoá, Thái
Nguyên” [21, tr.49]. Như vậy, cái tên Định Hoá chưa xuất hiện ở giai đoạn
trước lập quốc. Đến đời Tiền Lê, tác giả viết “Thái Nguyên thừa tuyên 3 phủ,
8 huyện, 7 châu là: phủ Phú Bình 7 huyện, 2 châu (…) Định Hoá châu (46 xã,
27 trang)” [21, tr. 160]. Cái tên Định Hoá bắt đầu được xuất hiện là một địa
danh hành chính châu thuộc phủ Phú Bình, Thái Nguyên thừa tuyên.
Trong “Đại Nam nhất thống chí”, Định Hoá được ghi chép khá chi tiết
về cương vực, sự thay đổi tên gọi hành chính
Châu Định: đông tây cách nhau 72 dặm, nam bắc cách
nhau 93 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm,
phía tây đến địa giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 126 dặm,
phía nam đến địa giới châu Thông Hoá 47 dặm. Xưa là đất bộ Vũ
Định thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hoá, đời Lê gọi là châu
Tuyên Hoá, sau đổi là châu Định Hoá, thuộc phủ Phú Bình do
phiên thần họ Ma nối đời quản trị, bản triều đầu đời Gia Long vẫn
như thế, năm Minh Mệnh thứ tư đổi tên hiện nay, năm thứ 16 đổi do
phủ kiêm ti. Lãnh 9 tổng, 36 xã thôn trang [18, tr. 150]
Địa danh Định Hoá nằm trong tình hình chung về nghiên cứu địa danh
của nước ta đó là mới dừng lại ở sưu tập, nêu vài nét về cương vực, sự thay
đổi tên gọi.
Năm 2004 viện dân tộc học cho xuất bản cuốn “Dân cư, dân tộc tỉnh
Thái Nguyên (Dư địa chí Thái Nguyên)”. Trong cuốn sách này, các tác giả đề
cập đến nhiều vấn đề về sinh hoạt, lối sống, đặc điểm cư trú, đặc trưng văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và Định Hoá nói
riêng. Tuy không nhắc nhiều đến địa danh nhưng cuốn sách đã cung cấp
những tri thức về lịch sử, thói quen cư trú, đặc trưng văn hoá các tộc người
trên địa bàn giúp ta có thể lí giải các địa danh. Đồng thời, cuốn sách cũng là
nền tảng quan trọng để tìm hiểu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ văn hoá.
Năm 2008, trong năm du lịch Thái Nguyên về với thủ đô gió ngàn, sở
Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên cho xuất bản cuốn sách “Thái
Nguyên đất và người”. Cuốn sách là sự tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả
về mảnh đất và con người Thái Nguyên. Những trang viết về huyện Định Hoá
chiếm số lượng đáng kể. Các bài viết đã tìm hiểu một số địa danh gắn liền với
phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp như: nhà tù Chợ Chu,
Làng Quặng, ATK, xóm Bảo Biên, xóm Bàn Cờ, thác Khuôn Tát. Tuy chủ
yếu xem xét địa danh dưới góc độ lịch sử nhưng các bài viết kể trên là tư liệu
quý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
Ngoài ra, địa danh Định Hoá còn được đề cập đến trong một số đề tài
nghiên cứu về lịch sử, văn hoá như: lịch sử ruộng đất huyện Định Hoá, lễ hội
Lồng Tồng ở huyện Định Hoá, trong một số các tác phẩm văn học của các trí
thức dân tộc trên địa bàn huyện.
Tóm lại, địa danh Định Hoá mới được tìm hiểu ở mức độ sưu tầm một
vài địa danh đơn lẻ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của một công trình
nghiên cứu chuyên biệt.Do vậy, chúng tôi lựa chọn địa danh định Hoá là đối
tượng để thực hiện luận văn thạc sĩ
1.2 CƠ Sở LÍ THUYếT Về ĐịA DANH
1.2.1. Định nghĩa địa danh
Địa danh là một khái niệm tưởng như không khó hiểu nhưng lại rất
khó để có thể có một định nghĩa thống nhất. Năm 1974 Trần Thanh Tâm
trong bài báo “Thử bàn về địa danh Việt Nam”, bài viết mở đầu cho phong
trào nghiên cứu địa danh ở Việt Nam có đưa ra cách hiểu địa danh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
“Địa danh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tên đất các địa
phương, các dân tộc ở các mặt từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của
nó” [24, tr. 61]. Cách hiểu theo lối chiết tự như vậy còn đơn giản và chưa chỉ
ra được bản chất của địa danh. Nguyễn Văn Âu lại định nghĩa bằng cách dịch
từ tiếng Hi Lạp: “Thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hi Lạp: Topos (là địa
phương) và Onoma (là tên gọi). Do đó có thể định nghĩa địa danh học (Toponymic)
là môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lí các địa phương” [2, tr. 5].
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Nga A.V Superanskaja trong cuốn
“Địa danh là gì” đã đưa ra những tiêu chí để nhận diện địa danh như sau:
Những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên
hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất , từ những
vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ
nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi. Khác
với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên:
tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó (núi, sông,
thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể [22, tr. 13].
A.V.Superanskaja đã chỉ ra hai tiêu chí để phân biệt địa danh với
những vật thể thông thường khác: Thứ nhất, địa danh là những vật thể tự
nhiên hay nhân tạo nhưng khi chúng tồn tại với tư cách địa danh người ta
không quan tâm tới cấu tạo, hình dáng, chức năng…của vật thể đó mà quan
tâm tới “sự định vị của chúng trên bề mặt trái đất” tức là một mục tiêu địa lí
có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Thứ hai, địa danh có cấu tạo gồm hai bộ
phận tên chung để xếp loại chúng vào hệ thống khái niệm và tên riêng. Từ
tiêu chí trên, A.V Superanskaja định nghĩa “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên
riêng của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [Dẫn
theo 29, tr. 21].
Định nghĩa của Superanskaja phù hợp với cách tiếp cận của đề tài do đó
chúng tôi chấp nhận quan điểm của nhà nghiên cứu người Nga A. V Superanskaja.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
Chúng tôi sẽ đưa vào hệ thống địa danh những đối tượng đáp ứng hai tiêu chí
mà A.V Superanskaja đưa ra đồng thời bổ sung thêm tiêu chí ý nghĩa mà
Phạm Thị Thu Trang trong luận văn “Khảo sát địa danh quận Ba Đình- Hà
Nội” đã nêu. Tóm lại, đối tượng là địa danh cần thoả mãn ba tiêu chí:
- Đối tượng được định danh là những đối tượng địa lí có vị trí xác
định trên bề mặt trái đất.
- Địa danh có cấu tạo gồm hai bộ phận, tên chung để xếp vào hệ
thống khái niệm, địa danh chỉ là phần tên riêng đứng sau tên chung.
- Về mặt ý nghĩa, địa danh phải có tính lí do, phải giải thích được
nguyên nhân đặt tên cho đối tượng và đặc biệt phải chỉ rõ dấu ấn riêng biệt
của nó so với vùng miền khác.
1.2.2. Phân loại địa danh.
Địa danh là một hệ thống trong đó các yếu tố có mối quan hệ chuyển
hoá lẫn nhau cũng như có mối liên hệ chặt chẽ với những yếu tố làm cơ sở
cho sự hình thành địa danh. Để tìm hiểu những đặc điểm chính của một hệ
thống địa danh cần có sự phân chia một cách hợp lí phản ánh đúng bản chất
của đối tượng. Nghiên cứu địa danh các nhà địa danh học đã đưa ra những
cách phân loại khác nhau.
Ở Việt Nam Trần Thanh Tâm là người đầu tiên đề xuất cách phân loại
hệ thống địa danh. Địa danh được tác giả chia làm 6 loại như sau:
1, Loại đặt theo địa hình và đặc điểm (Gồm 4 nhóm: Nhóm tên đất đặt
theo nước, suối, ao, hồ, sông ngòi; Nhóm đặt theo cây cối, rừng rú, vườn
tược; Nhóm đặt theo gò, đống, đồi, núi; Nhóm đặt theo hình dáng, màu sắc,
âm thanh).
2, Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian.
3, Loại đặt theo tín ngưỡng tôn giáo, lịch sử.
4, Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
5, Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
6, Loại đặt theo sinh hoạt xã hội (Gồm 3 nhóm: Nhóm quân sự; Nhóm
hành chính; Nhóm văn hoá, xã hội) [24, tr. 66-69].
Nguyễn Văn Âu trong “Địa danh Việt Nam” đưa ra cách phân loại cụ
thể, chi tiết hơn dựa trên sự phân biệt đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế, xã
hội. Hệ thống địa danh được chia làm 3 cấp độ từ khái quát đến cụ thể. Cấp
loại có hai loại là địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội. Cấp kiểu địa
danh có 7 kiểu:
- Thuỷ danh
- Sơn danh
- Lâm danh
- Làng xã
- Huyện thị
- Tỉnh, thành phố
- Quốc gia
Cấp độ cuối cùng của sự phân chia là dạng địa danh gồm 11 dạng:
- Sông ngòi
- Hồ đầm
- Đồi núi
- Hải đảo
- Rừng rú
- Truông trảng
- Làng xã
- Huyện quận
- Tỉnh
- Thành phố
- Quốc gia [2, tr. 30-33]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Cách phân loại của Trần Thanh Tâm và Nguyễn Văn Âu đều dựa trên đối
tượng tuy nhiên kết quả phân loại còn phức tạp, chưa bao quát đầy đủ đối tượng.
Dựa vào chính bản thân đối tượng để phân loại địa danh cũng là cách làm
của một số nhà địa danh học Xô Viết. G.P Smolicnaja và M.V.Gorbanevskij
chia địa danh làm 4 loại
1, Phương danh (tên các đại phương).
2, Sơn danh (tên núi, đồi, gò).
3, Phố danh.
4, Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, vũng).
Một số nhà nghiên cứu địa danh Phương Tây lại phân loại địa danh
dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ. A.Dauzat phân chia làm 4 loại
1, Vấn đề những cơ sở tiền Ấn Âu.
2, Các danh từ tiền La Tinh về nước trong thuỷ danh học.
3, Các từ nguyên Gô Loa- La Mã.
4, Địa danh học Gô Loa- La Mã của vùng Anuvergne và Ve Lay.
Charles Rostaing cũng trình bày các chương trong cuốn sách của mình
theo sự phân biệt về ngữ nguyên gồm 11 chương
1, Những cơ sở tiền Ấn Âu.
2, Các lớp tiền Xen tích.
3, Lớp Gô Loa.
4, Những phạm vi Gô Loa - La Mã.
5, Các sự hình thành La Mã.
6, Những đóng góp của tiếng Giéc Manh.
7, Các hình thức thời phong kiến.
8, Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo.
9, Những hình thái hiện đại.
10, Các địa danh và tên đường phố.
11, Tên sông và núi. [Dẫn theo 11, tr. 22-29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
A.V.Superanskaja dựa vào tiêu chí tự nh._.iên hay nhân tạo để phân loại
địa danh ra làm hai loại lớn, đồng thời chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hai
loại địa danh này:
Mặc dù số lượng các đối tượng địa lí là khổng lồ, nhưng
toàn bộ sự phong phú đa dạng của chúng đều có thể quy chung về
một số loại không nhiều. Trước hết đó là những vật thể tự nhiên và
những vật thể do con người bằng cách này hay cách khác tạo ra.
Loại đầu tiên tạo ra một cái nền tự nhiên đặc biệt cho loại thứ hai,
bởi vì chúng đã tồn tại trên bề mặt trái đất từ khi chưa có sự can
thiệp của con người [22, tr. 13].
Tiếp đó tác giả lại chia địa danh ra làm 4 loại địa danh:
“Tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên” [22, tr. 33].
“Tên gọi các công trình do con người xây dựng” [22, tr. 40].
“ Tên gọi của những địa điểm dân cư” [22, tr. 44].
“Tên gọi các công trình nội đô” [22, tr. 47].
Lê Trung Hoa trong “Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa
danh” đã vận dụng cả hai tiêu chí đối tượng và ngữ nguyên để phân chia hệ
thống địa danh.
1, Căn cứ đối tượng với tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên địa danh
được chia làm 4 loại
- Địa danh chỉ địa hình tự nhiên
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng
- Địa danh hành chính
- Địa danh vùng
2, Căn cứ vào ngữ nguyên địa danh gồm có các loại:
- Địa danh thuần Việt
- Địa danh Hán Việt
- Địa danh gốc Pháp
- Địa danh gốc Khơ me
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
Như vậy quả thực sự phức tạp trong hệ thống địa danh đã khiến cho
các tác giả, các nhà nghiên cứu khó mà có được một sự nhất quán trong quan
niệm và phân loại dịa danh dẫu rằng xét cho cùng thì vẫn có sự đúng đắn
trong quan niệm của mỗi tác giả. Hiển nhiên, khi chúng tôi nghiên cứu một
địa danh cụ thể như địa danh ở huyện Định Hoá, cần phải có những tiêu chí
nhận diện cũng như những phương pháp nghiên cứu khách quan, tối ưu
nhất. Ở đây, như đã nêu chúng tôi dựa vào quan điểm của các tác giả
A.V.Superanskaja và Phạm Thị Thu Trang để nhận diện địa danh, vận dụng
nguyên tắc và phương pháp của Lê Trung Hoa khi phân loại địa danh.
* Áp dụng tiêu chí nhận diện dịa danh chúng tôi đã thu thập được một
danh sách gồm 1506 địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá (Xem phụ lục 5).
* Vận dụng nguyên tắc và phương pháp của Lê Trung Hoa hệ thống
địa danh huyện Định Hoá được chúng tôi phân chia thành hai loại: Loại dựa
trên đối tượng và loại dựa trên ngữ nguyên như sau:
1. Loại dựa trên đối tượng
Sơ đồ 1.1: Phân loại địa danh theo đối tƣợng
Như vậy, khi phân loại địa danh huyện Định Hóa theo đối tượng, sẽ có
địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên. Tương ứng với tiêu chí địa danh
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HÓA THEO ĐỐI TƯỢNG
Địa hình
tự nhiên
Công trình
giao thông
Vùng đất
nhỏ
Thuỷ
danh
Sơn
danh
Công trình
nhân tạo
Đơn vị
dân cư
Công trình
xây dựng
Địa danh
tự nhiên
Địa danh
không tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
tự nhiên, là loại hình địa hình tự nhiên (ĐHTN) gồm ba tiểu loại sơn danh,
thủy danh và vùng đất nhỏ. Tương ứng với tiêu chí địa danh không tự nhiên là
hai loại hình đơn vị dân cư (ĐVDC) và công trình nhân tạo (CTNT), các tiểu
loại của hai loại hình này là xã, phường… công trình giao thông và công trình
xây dựng. Điểm phân chia cuối cùng theo tiêu chí này là các loại địa danh
được tập hợp thành một nhóm do có chung một danh từ chung chỉ loại. Ví dụ
địa danh ao là nhóm các địa danh có chung một danh từ chung là “ao”
Địa danh ao: ao Bảy Bung
ao Chí Đường
ao dong
ao giếng lấp (…)
2. Loại dựa trên ngữ nguyên
Sơ đồ 1.2: Phân loại địa danh theo ngữ nguyên
Địa danh huyện Định Hóa phân theo ngữ nguyên gồm 5 nhóm địa
danh: nhóm địa danh Thuần Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc thuần
Việt); nhóm địa danh Hán Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Hán
Việt); nhóm địa danh Tày Nùng (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Tày
Nùng); nhóm địa danh hỗn hợp (do sự kết hợp của 3 loại trên tạo thành hoặc
do địa danh kết hợp với số, chữ cái, tên người), nhóm địa danh chưa xác định
nguồn gốc (địa danh là tên riêng của người, dân tộc).
1.2.3. Các phƣơng diện nghiên cứu địa danh và hƣớng tiếp cận
của đề tài
Địa danh là đối tương nghiên cứu của nhiều ngành khoa học được tiếp
cận từ nhiều phương diện khác nhau. Lịch sử địa danh học nghiên cứu quá
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HÓA THEO NGỮ NGUYÊN
Hán Việt Thuần Việt Tày Nùng Hỗn Hợp
Chưa xác định
nguồn gốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
trình hình thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố địa danh
trong mối quan hệ với các tộc người. Địa lí địa danh học nghiên cứu sự phân
bố địa danh, sự liên quan giữa phân bố địa danh với các vùng, các đối tượng
không gian địa lí. Đối chiếu địa danh học là sự đối sánh để tìm ra những nét
tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này,
đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính
chất nhân học trong địa danh. Đồng thời, địa danh cũng là một ngành nghiên
cứu của ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ học truyền thống gồm ba bộ phận: ngữ âm học, từ vựng
học, ngữ pháp học. Trong từ vựng có một ngành nhỏ là danh xưng học. Danh
xưng học nghiên cứu về tên người (nhân danh học), tên các thiên thể, nhãn
mác, bảng biểu (Hiệu danh học), tên các đối tương địa lí (địa danh học).
Trong địa danh học lại có các ngành nhỏ hơn là sơn danh học, thuỷ danh học,
phố danh học, phương danh học.
Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học được xác định như sau:
Sơ đồ 1.3: Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
Sơn danh học Phương danh học
Hiệu danh học Địa danh học Nhân danh học
Danh xưng học
Phố danh học Thủy danh học
Ngôn ngữ học
Ngữ âm học Từ vựng học Ngữ pháp học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Từ việc xác định vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học như trên, có
thể thấy địa danh thuộc lĩnh vực từ vựng học và cần được nghiên cứu theo
những phương pháp nghiên cứu định danh nói chung. Theo tác giả Nguyễn
Đức Tồn việc khảo sát định danh nói chung cần khảo sát 3 thông số:
1, Nguồn gốc các định danh: định danh có thể theo cách
sáng tạo mới hoặc vay mượn từ ngôn ngữ khác, theo nguồn gốc có
thể chia thành định danh thuần Việt và định danh vay mượn
2, Kiểu ngữ nghĩa: Có thể phân loại nghĩa định danh là trực
tiếp hay gián tiếp, nghĩa rộng hay nghĩa hẹp
3, Cách thức biểu thị: cần tìm hiểu đó là cách biểu thị hoà kết
hay phân tích, mức độ tính rõ lí do, cách chọn đặc trưng [29, tr. 202].
Như vậy ngôn ngữ học nghiên cứu địa danh về cấu tạo, nguồn gốc
ngôn ngữ, ý nghĩa.
Như đã trình bày, nghiên cứu địa danh cần được tiếp cận ở phương
diện ngôn ngữ kết hợp với tri thức của khoa học liên ngành. Đứng trước một
hệ thống địa danh, người nghiên cứu cần làm rõ những vấn đề: nguồn gốc;
ngữ nghĩa; mô hình địa danh; các phương thức định danh; sự nảy sinh, lan
toả, phân bố của địa danh qua không gian, thời gian; chuẩn hoá địa danh.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trong luận văn chúng tôi tiếp cận
hệ thống địa danh huyện Định Hoá theo những hướng sau:
Luận văn tiếp cận hệ thống địa danh Định Hoá chủ yếu theo hướng
đồng đại xem địa danh như một lát cắt, một hệ thống tĩnh để tìm hiểu các đặc
điểm về nguồn gốc ngôn ngữ, cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ý
nghĩa. Trong một số phần chúng tôi chú ý đến hướng lịch đại để tìm hiểu
những đặc điểm chung nhất về sự biến đổi của hệ thống địa danh. Hệ thống
địa danh huyện Định Hoá còn được xem xét từ góc độ đặc trưng văn hoá tức
là tìm hiểu sự phản ánh những đặc trưng văn hoá vào trong địa danh cũng
như hệ thống địa danh đã phản ánh những đặc trưng văn hoá như thế nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
Với những hướng tiếp cận linh hoạt như vậy chúng tôi hi vọng có thể làm rõ
được những đặc trưng của hệ thống địa danh huyện Định Hoá cũng như bức
tranh văn hoá của vùng đất này.
1.3. VẤN ĐỀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH HUYỆN
ĐỊNH HOÁ
1.3.1. Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện
Định Hoá
Nghiên cứu địa danh cần sử dụng tri thức tổng hợp của các ngành
ngôn ngữ, lịch sử, địa lí, văn hoá… Một địa danh bao giờ cũng có phần “vỏ”
là các đơn vị của ngôn ngữ, được tạo thành từ những quy luật ngôn ngữ (từ,
cụm từ thậm chí là ngữ) nhưng bao hàm bên trong nó là những đặc điểm địa
lí, tâm lí, tín ngưỡng, văn hoá của người tạo ra nó. Trong mục này, chúng tôi
trình bày những vấn đề về địa lí, lịch sử, dân cư, văn hoá, ngôn ngữ làm cơ sở
cho việc hiểu và lí giải địa danh trong các phần sau của luận văn.
1.3.1.1. Đặc điểm địa lí
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây- Tây Bắc của
tỉnh Thái Nguyên, được giới hạn ở toạ độ địa lí từ 105,29 đến 103,43 độ kinh
đông; 21,45 đến 22,30 độ vĩ bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50
Km theo quốc lộ 3.
Vị trí địa lí: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (Tỉnh Bắc Kạn), phía Nam
giáp hai huyện Đại Từ và Phú Lương (Tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp
hyện Bạch Thông (Tỉnh Bắc Kạn), phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện
Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang)
Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã (Linh Thông, Lam Vĩ,
Quy Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh, Trung Lương, Trung
Hội, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Điềm Mặc, Bình Thành, Phú Đình, Định
Biên, Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng Thịnh, Tân Dương, Bảo
Cường, Bình Yên) và một thị trấn là Chợ Chu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
Tổng diện tích đất tự nhiên của Định Hoá là 322,72 Km2 chiếm
14,76% diện tích đất tự nhiên Thái Nguyên và xếp thứ ba toàn tỉnh.
Địa hình huện Định Hoá chia làm hai vùng: Vùng núi cao bao gồm địa
bàn các xã ở phía bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim
Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh). Trong vùng này có các dãy núi chạy
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn. Trong đó, có dãy núi đá vôi
thuộc phần cuối của cánh cung Sông Gâm kéo dài từ phía Bắc qua trung tâm
huyện tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã
Trung Hội. Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200 đến 400m, địa bàn này có
nhiều rừng già, suối nhỏ, đất canh tác ít, cư dân thưa thớt. Tiếp theo là vùng
núi thấp gồm địa bàn thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội,
Phượng Tiến, Bộc Nhiêu. Vùng Núi Này có độ cao trung bình từ 50 đến
200m, độ dốc nhỏ, nhiều rừng già và những cánh đồng màu mỡ.
Trên địa bàn huyện tuy có nhiều sông suối nhưng đều là sông suối
nhỏ. Ba hệ thống sông lớn trên địa bàn là sông Chợ Chu, sông Cầu, sông
Công. Sông Chợ Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các xã
phía tây và phía bắc huyện Định Hoá. Đoạn sông chảy qua địa bàn xã Tân
Dương có chiều rộng lớn nhất. Từ xã Tân Dương sông Chợ Chu chảy qua địa
bàn xã Yên Ninh (Huyện Phú Lương) hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ
Mới (Tỉnh Bắc Kạn). Sông Công bắt nguồn từ xã Thanh Định chảy qua các xã
Bình Yên hợp lưu với sông Cầu tại xã Thuận Thành.
Do chảy qua nhiều xã là hợp lưu của nhiều con suối và do giao thông
đi lại khó khăn nên những con sông này có nhiều tên gọi khác nhau ứng với
nhiều địa phương mà nó chảy qua. Ví dụ như sông Chợ Chu có đoạn gọi là
suối Chao, suối Múc.
Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh
quan đặc trưng của Định Hoá là sự phân chia thành các khu nhỏ. Ứng với mỗi
khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
bên bờ suối. Chính do đặc điểm này nên địa danh bản, cánh đồng, đồi, suối,
khe rất phổ biến phổ biến khi tìm hiểu địa danh huyện Định Hoá. Những địa
danh này thường gắn liền với nhau và nhiều khi là chung phần địa danh chỉ khác
từ chung chỉ loại. VD: rừng Pác Máng, xóm Pác Máng, đồng Pác Máng. Những
địa danh bản, cánh đồng, rừng, khe, suối gắn bó thiết thân với mỗi người dân.
Họ nhận lại nó từ cha ông, trân trọng tự hào về nó mặc dù nhiều khi cũng không
hiểu được ý nghĩa. Vì điều này nên những địa danh nói trên có tính bền vững
rất cao và sẽ được chúng tôi quan tâm lí giải trong luận văn. Đó chính là những
chiếc chìa khoá để ta lần mở lại quá khứ lịch sử, tâm lí, tín ngưỡng, văn hoá
của những con người đã tạo ra chúng, những chủ nhân của vùng đất này.
1.3.1.2. Lịch sử hành chính
Trong “Đại - Nam nhất thống chí” có ghi chép về sự hình thành Định
Hoá như sau:
Châu Định: đông tây cách nhau 72 dặm, nam bắc cách
nhau 93 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm,
phía tây đến địa giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 126 dặm,
phía nam đến địa giới huyện Văn Lãng 46 dặm, phía bắc đến địa
giới châu Thông Hoá 47 dặm. Xưa là đất bộ Vũ Định, thời thuộc
Minh gọi là huyện Tuyên Hoá, đời Lê gọi là châu Tuyên Hoá, sau
đổi làm châu Định Hoấ, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma
nối đời quản trị, bản triều đầu đời Gia Long vẫn như thế, năm Minh
Mệnh thứ tư đổi tên hiện nay, năm thứ 16 đổi do phủ kiêm ti. Lãnh
9 tổng, 36 thôn, xã, trang) [18, tr. 150] .
Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm
1438 huyện Định Hoá đổi thành châu Định Hoá thuộc phủ Phú Bình trong số
9 huyện châu. Định Hoá lúc đó có 40 xã, 12 trang. Châu Định Hoá tồn tại suốt
thời Lê Sơ (1428-1527), qua các thời nhà Mạc (1527- 1532), Lê Trung Hưng
(1533-1778), Tây Sơn (1778-1802) đến thời nhà Nguyễn (1802-1945).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 châu Định Hoá có 9 tổng: An
Ninh, Thanh Hồng, Khuynh Quỳ, Định Biên Thượng, Định Biên Trung, định
Biên Hạ, Phượng Vĩ Thượng, Phượng Vĩ Trung, Phượng Vĩ Hạ
Sau ngày nhân dân các dân tộc Định Hoá giành được chính quyền
cách mạng (26\3\1945) châu Định Hoá đổi thành phủ Ngô Quyền. Tháng 6
năm 1945 đổi thành phủ Vạn Thắng. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành
công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời phủ Vạn Thắng đổi thành châu
Định Hoá. Theo sắc lệnh số 148/52 ngày 25/3/1948 của chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà châu Định Hoá được đổi lại thành huyện Định Hoá.
1.3.1.3. Dân cư và văn hoá
Tổng dân số Định Hoá là 88019 người với 9 dân tộc sinh sống là: Tày,
Kinh, Cao Lan - San Chí, Nùng, Dao, Hoa, Sán Dìu, Mông, Mường. Số lượng
và tỉ lệ dân số theo thành phần dân tộc của huyện Định Hoá như sau:
Bảng 1.1: Thành phần dân tộc huyện Định Hoá
STT Dân tộc Dân số Tỷ lệ %
1 Tày 43331 49,2
2 Kinh 30657 34,8
3 Cao Lan-San Chí 8008 9,1
4 Nùng 2878 2,0
5 Hoa 1237 1,4
6 Sán Dìu 77 0,09
7 Mông 36 0,06
8 Mường 48 0,05
Nhận xét: Với bảng thống kê trên, dường như người Tày (chiếm tỷ lệ
xấp xỉ 50% và là dân tộc có số dân đông nhất huyện) là những chủ nhân đầu
tiên của vùng đất này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
Tiếp đến là người Kinh, có số lượng 30.657 người, chiếm tỷ lệ xấp xỉ
35% dân số toàn huyện. Hiển nhiên đây là hai bộ phận có ảnh hưởng lớn nhất
đến địa danh huyện Định Hóa.
Các dân tộc trên huyện Định Hoá cư trú xen kẽ nhau định cư lâu đời,
cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và bảo vệ quê hương.
Trong cộng đồng cư dân Định Hoá có một bộ phận dân bản địa sinh sống từ
rất lâu đời, một bộ phận khác là từ các tỉnh thiên cư đến sinh sống hoặc lên
tản cư trong kháng chiến rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp. Ngoài ra còn có bộ phận
từ đồng bằng lên theo tiếng gọi của Đảng để xây dựng vùng kinh tế mới trong
những năm 60 của thế kỉ XX. Mỗi dân tộc huyện Định Hoá có đặc điểm cư
trú, phong tục tập quán riêng cùng tồn tại, đan xen tạo nên bức tranh dân cư
văn hoá của Định Hoá.
* Dân tộc Tày: Dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định
Hoá. Người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất
huyện. Trước đây dưới thời phong kiến dòng họ Ma, một dòng họ lớn của
người Tày được triều đình phong kiến phong là phiên thần đời đời cai trị. Có
những xã của huyện Định Hoá người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông,
Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên.
Người Tày Định Hoá có nền sản xuất nông nghiệp khá phát triển họ
chủ yếu trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn… Địa điểm canh tác
của họ thường là những cánh đồng nhỏ màu mỡ nằm hai bên bờ suối. Tên các
cánh đồng đó thường được bắt đầu bằng từ “nà” như Nà Chằm, Nà Luông, Nà
Phai… Ngoài ra họ còn phát nương trồng lúa nương, ngô nương.
Người dân tộc Tày rất coi trọng khâu chọn đất làm nhà ở. Theo sách
“Dân cư, dân tộc tỉnh Thái Nguyên” tập quán tín ngưỡng của người Tày trong
việc chọn nhà ở như sau:
Trước hết là phải xem hướng của miếng đất làm nhà. Theo
tập quán hướng trước mặt của ngôi nhà không nhất thiết phải là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
hướng đông, tây, nam hay bắc. Vấn đề chủ yếu là phụ thuộc vào địa
hình và cảnh quan địa lí trong vùng hay xung quanh nơi sẽ xây nhà.
Nếu quanh có nhiều đồi núi cao, thấp trông như rồng cuốn hoặc có
dải núi đồi võng xuống là rất tốt bởi ngườii ta coi đó là nơi đựng
của cải gia chủ dựng nhà theo hướng ấy sẽ làm ăn phát đạt.
Trường hợp xung quanh có sông suối bao bọc hay có ngọn núi,
triền đồi mà phía trước giống hình người an toạ nhìn thẳng vào nhà
cũng là hướng tốt, sinh sống ở đó sẽ bình yên mãi mãi, con cháu
đông đúc, chăn nuôi phát triển [35, tr. 52].
Do quan niệm về cách chọn chỗ ở như vậy nên nơi cư trú của người
Tày rất dễ nhận biết. Sau khi chọn được mảnh đất tốt dần dần số lượng cư dân
đông lên tạo thành “bản”. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ
láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Bản thường
được đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở
đó. Các bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng
rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc. Ranh giới giữa các bản thường được xác
định bằng đường phân thuỷ, eo núi, sông suối hoặc đường sá. Quy mô các bản
vừa và nhỏ mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình. Mỗi bản thường
sống mật tập hay rải rác thường có nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc
lập nhưng đều hướng ra cánh đồng hoặc con đường chạy qua. Các tên gọi bản
thường được đệm từ “nà” (ruộng), “pác” (cửa), “khuổi” (suối). Vd: Nà Loòng,
Nà Poọc, Pác Máng, Pác Cáp.
Người Tày Định Hoá có nền văn hoá riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
Họ quan niệm cũ trụ được chia làm ba tầng: Trời, đất, nước. Ngoài ra còn có
hai thế giới là thế giới con người và thế giới của thánh thần, ma quỷ. Ma quỷ
được người Tày gọi là “phỉ”. Đặc biệt họ quan niệm có vị thần tốt bụng luôn
giúp đỡ con người đó là “pụt” (bụt). Mỗi bản người Tày đều có miếu thờ thổ
Công ở đầu bản. Miếu Thổ Công thường được làm sơ sài dưới gốc cây đa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
Thổ Công là vị thần trong tín ngưỡng của người Tày đóng vai trò trông nom
lãnh thổ của bản, không cho ma quỷ xâm phạm đất đai và phù hộ cho dân bản
làm ăn thịnh vượng. Ở những bản lớn người Tày cũng có đình làng. Một số
ngôi đình lớn và nổi tiếng ở Định Hoá là Làng Quặng, Tồng Quằng, Chà
Linh, Linh Chà.
Cư dân Tày ở Định Hoá có rất nhiều ngày lễ tết trong năm. Ngoài
những ngày lễ tết của cả nước họ còn có những ngày lễ riêng. Trong những
ngày lễ này ngoài lễ mặn là thịt gà, thịt lợn, họ còn làm nhiều loại bánh đặc
trưng của dân tộc mình như: Tết Thanh Minh (mùng 3 tháng 3) làm xôi đỏ
đen cúng tổ tiên, Lễ cầu được mùa (mùng 5 tháng 5) làm bánh gio, Lễ Thổ
Công (mùng 2 tháng 6), Lễ cầu mùa(14 tháng 7) làm bánh dợm, Tết mừng
cơm mới (mùng 10 tháng 10) làm bánh dày. Dân tộc Tày còn có lễ hội lớn sau
tết Nguyên Đán là lễ hội Lồng Tồng được tổ chức chung với dân tộc Nùng.
Vai trò và dấu ấn văn hoá của dân tộc Tày thể hiện đậm nét trong địa
danh huyện Định Hoá.
* Dân tộc Kinh: Là dân tộc có dân số đứng thứ hai ở Định Hoá chiếm
34,8%. Người Kinh đến cư tại Định Hoá theo nhiều con đường khác nhau:
những quan lại được triều đình phong kiến cử lên làm quan mang theo gia đình,
dòng tộc. Một bộ phận đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, thời Pháp thuộc bộ
phận những người làm công cho các công sở của thực dân Pháp, trong kháng
chiến chống Phápnhững người lên Việt Bắc rồi ở lại đây. Đặc biệt là trong
những năm 60 một lượng người Việt không nhỏ ở các tỉnh đồng bằng: Thái
Bình, Nam Định, Hải Hưng lên khai hoang theo chính sách kinh tế mới.
Người Kinh chủ yếu cư trú ở thị trấn Chợ Chu và ven các con đường.
Họ sống tập trung thành các làng một tập quán lâu đời của người Việt. Bên
cạnh đó còn có bộ phận người Việt sống xen kẽ với người Tày, Nùng và các
dân tộc khác. Do đó đã diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các dân tộc với dân tộc Kinh. Biểu hiện ảnh hưởng của người Kinh với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
dân tộc khác thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ và trang phục. Trong khi đó người
Kinh cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng không ít của văn hoá các dân tộc khác.
Nhiều từ trong tiếng Tày đã đi vào tiếng Kinh một cách tự nhiên, được người
Kinh sử dụng ví dụ như người Kinh Định Hoá vẫn dùng từ “nản” thay cho đá,
„chằm” thay cho lầy lội. Về điều này người Tày có câu thành ngữ “Keo già
hoá Thổ” tức là người Kinh ở với người dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao
lâu cũng mang những đặc điểm như người dân tộc họ ở gần.
* Dân tộc Nùng: Chiếm 3,3% dân số toàn huyện. Người Nùng vốn là
một trong bốn dòng họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên gọi chính thức vào
thế kỉ 15. Những người Nùng sinh sống trước kia ở nước ta đã hoà vào dân
tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam
khoảng 200 năm nay. Người Nùng Định Hoá định cư lâu đời ở đây, một số họ
từ Tuyên Quang sang hoặc Bắc Kạn chuyển đến.
Người Nùng có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá với người Tày họ
cũng sống tập trung thành từng bản trên triền núi, triền sông. Đời sống vật chất
của người Nùng Định Hoá rất giản dị, đạm bạc. Họ ở nhà sàn, ăn cơm tẻ với
những thực phẩm thông thường như măng, rau rừng, thú rừng. Ngày lễ tết họ
làm nhiều loại bánh như bánh chưng dài, bánh khảo, bánh gio, bánh dày và giết
lợn, gà để cúng tế tổ tiên. Người Nùng có tục lệ không cúng giỗ người chết
mà chỉ làm sinh nhật khi còn sống. Trang phục người Nùng giản dị, kín đáo.
* Dân tộc Hoa: Chiếm 1,4% dân số toàn huỵên. Dân tộc Hoa tập
trung đông nhất ở huyện Định Hoá chiếm 48,89% số người Hoa trong tỉnh
Thái Nguyên. Một số xã cố đông người Hoa sinh sống đó là: Kim Phượng, thị
trấn Chợ Chu, Bảo Cường, Tân Dương, Kim Sơn. Những người Hoa có mặt ở
Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. họ là lưu dân có nguồn gốc từ các
tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Tổ tiên của một bộ phận trong
số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh. Một bộ phận
khác là hậu duệ của những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
chống lại nhà Thanh bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. “Thái Bình Thiên
Quốc” là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân hai tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây Trung Quốc. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại thủ lĩnh Ngô Côn kéo tàn
quân tràn sang phía bắc nước ta. Ngô Côn chết phó tướng là Lường Tam Kỳ
kéo 1 nghìn tàn quân lên vùng Định Hoá gọi là quân “cờ vàng”. Lường Tam
Kỳ thấy địa thế khu vực Chợ Chu hiểm yếu nên đã chiếm đất xây dựng căn
cứ. Lường Tam Kỳ cùng quân đội đã đánh tan cuộc tấn công của nhà Thanh
và của thực dân Pháp lên Định Hoá. Năm 1890 Lường Tam Kỳ kí giao ước
với thực dân Pháp, đến năm 1924 Lường Tam Kỳ chết khởi nghĩa cũng tan rã.
Người Hoa ở Định Hoá còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền
thống của dân tộc. Tại Chợ Chu họ đã xây dựng đền Quan Đế thờ Quan Công.
Sách “Dân cư, dân tộc Tỉnh Thái Nguyên” có viết:
Theo kí ức của nhân dân, đó là một ngôi đền 3 gian,
tương đối lớn, trong chính điện có một bức tượng Quan Công ngồi
trên ngai, hai bên tả hữu có Quan Bình và Châu Sương mang
gươm đứng hầu. Đó cũng là mô típ chung trong cụm tượng
thường thấy ở những ngôi đền thờ Quan Vân Trường. Lễ hội đền
Quan Đế được tổ chức vào ngày 13 tháng năm Âm lịch - tương
truyền đó là ngày mất của đức Quan Vân Trường - và diễn ra
trong 3 ngày [35, tr. 262].
Ngoài các dân tộc kể trên Định Hoá còn có: Cao Lan- San Chí, Mông,
Dao, Sán Dìu. Người Cao Lan- San Chí thường sống sâu trong bản, sản xuất
nông nghiệp là chính cuộc sống tương đối định cư. Người Dao, người Mông
chiếm số lượng nhỏ và thường sống du canh, du cư ở khu vực núi cao do đó
không có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu địa danh.
Tóm lại, Định Hoá là bức tranh đa màu sắc về dân tộc và văn hoá
nhưng vẫn hoà hợp, thống nhất. Nghiên cứu địa danh Định Hoá sẽ giúp ta làm
rõ mối quan hệ, ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
1.3.1.4 Ngôn ngữ
Huyện Định Hoá có 8 dân tộc thuộc các ngữ hệ sau:
* Ngữ hệ Tày – Thái có dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay (Cao Lan - San Chí).
* Ngữ hệ Việt Mường có 2 dân tộc là Việt và Mường.
* Ngữ hệ Hán có Hoa, Sán Dìu.
Ngữ hệ Mông Miền có Mông, Dao.
Trong ngôn ngữ Định Hoá ngữ hệ Tày - Thái đóng vai trò quan trọng.
Tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ được sử dụng phổ biến trong các bản người Tày. Do
vốn từ Tày Nùng hạn chế nhất là để gọi tên những khái niệm mới, những
thuật ngữ khoa học nên xảy ra hiện tượng vay mượn tiếng Việt. Ngoài ra do
tiếng Tày không có thanh điệu nên hiện tượng biến âm xảy ra rất phổ biến,
VD: na, nà, nạ đều có nghĩa là ruộng.
1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá
1.3.2.1. Kết quả thu thập địa danh
Dựa trên phạm vi, nguyên tắc và tiêu chí thu thập chúng tôi đã thu
thập được 1506 địa danh phân bố theo không gian ở tất cả 24 xã thị trấn trên
địa bàn huyện Định Hoá. Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Kết quả thu thập địa danh huyện Định Hoá
TT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Địa hình tự nhiên 896 59,5
2 Đơn vị dân cư 433 28,8
3 Công trình nhân tạo 177 12,3
Cộng 1506 100
1.3.2.2. Kết quả phân loại địa danh
a. Phân loại theo tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên
a1. Địa danh tự nhiên: Tổng số địa danh tự nhiên thu được là 896
(59,1%). Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
- Sơn danh là 364 (24,2%) VD: đèo De (PĐ), đồi Ao Giời (BN), dốc
Cây Hu (QK), núi Hồng (PĐ), rừng Hùng Vĩ (BC).
- Thuỷ danh là 269 địa danh (17,9%) VD: ao Cá Bác Hồ (TD), đầm
Coóc (BN), mương Sót (TL), suối Bắt Ba (KS), khe Gọ Mọ (PT).
- Vùng đất nhỏ là 263 địa danh (17%) VD: khu ATK, vùng Chúng,
đồng Vượng (BN), bãi Đình (TĐ), ruộng Nà Nhậu (ĐB)
a2. Địa danh không tự nhiên: Tổng số địa danh thu được là 610 (40,8%)
- Địa danh ĐVDC có 433 địa danh (28,6%). địa danh ĐVDC chủ yếu
là những địa danh có tự thời phong kiến 395 địa danh (26%) VD: bản A Nhì
(BBL), làng Bầng (ĐT), thôn Phố (BT). Địa danh do chính quyền hành
chính đặt chỉ có 38 địa danh (2,6%) VD: huyện Định Hoá , phố Hợp Thành,
xã Phú Tiến.
- CTNT có 177 địa danh (12,3%). Trong đó, CTGT là 109 (7,2%),
VD: đường 135, tỉnh lộ 268, cầu Tà Mà (BC).
- CTXD có 68 địa danh (5%), VD: chợ Cầu Miếu (BL), đình
Coóng (LT).
Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên được
thể hiện trong bảng
Bảng 1.3: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên
Tiêu
chí
Loại hình Số lƣợng % Tổng
Tự
nhiên
ĐHTN
Sơn danh 364
896
24,2
59,1 Thuỷ danh 269 17,9
Vùng đất nhỏ 263 17
Không
tự
nhiên
ĐVDC
Có từ thời phong kiến 395
433
26
28,6
Chính quyền hành chính đặt 38 2,6
CTNT
CTGT 109
177
7,2
12,2
CTXD 68 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
Nhận xét: Với kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/không
tự nhiên, có thể nhận thấy: Địa danh với địa hình tự nhiên bao gồm sơn danh,
thủy danh và vùng đất nhỏ có số lượng nhiều nhất (896 địa danh chiếm xấp xỉ
60%). Địa danh không tự nhiên bao gồm đơn vị dân cư và công trình nhân tạo
có số lượng ít hơn hẳn (433 địa danh/28,6% và 177 địa danh/12,2%). Kết quả
phân loại này phản ánh trung thực hiện thực tình hình địa danh huyện Định
Hóa, đó là sự gắn kết tự nhiên giữa những con người cư trú lâu đời nhất với
thiên nhiên nơi đây.
b. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ.
Địa danh huyện Định Hoá phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ có 5
nhóm: Thuần Việt, Tày Nùng, Hán Việt, hỗn hợp, chưa xác định nguồn gốc.
b1. Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Thuần Việt
Kết quả thu được 330 địa danh (21,9%) trong đó:
- ĐHTN có 198 địa danh (13,1%) yếu tố thuần Việt xuất hiện nhiều ở
loại địa danh dốc (VD: dốc Thầy (BN), dốc Đỏ (BC), dốc Trâu (BC)…), địa
danh đồi (VD: đồi Ao Giời (BN), đồi Cát Trắng (TD), đồi Cửa Gió (TĐ)…),
địa danh hang (VD: hang Dơi (KP), hang Hùm (PT), hang Mỏ Vịt (LT)…)
- ĐVDC có 78 địa danh (5.17%) chủ yếu tập trung ở tên làng (VD:
làng Bèn (ĐT), làng Đúc (TT), làng Hoèn (PC)…)
- CTNT có 54 địa danh (3.63%) (VD: chợ Cây Đa (CC), cầu Gốc
Sung (BC)…)
Với 21.9 địa danh có nguồn gốc thuần Việt thu được ta có cơ sở để
khảng định vai trò quan trọng của người Việt ở huyện Định Hoá.
b2. Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Tày Nùng.
Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng thu được là 656 địa danh (43.5%)
trong đó:
- Loại hình ĐHTN có nguồn gốc Tày Nùng có số lượng rất lớn 493
địa danh (32.74%). Đặc biệt những loại địa danh gắn liền với đời sống sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
hoạt cộng đồng dân tộc Tày Nùng như khe nước, rừng cây, ao cá, ruộng lúa
chủ yếu có nguồn gốc Tày Nùng, chúng lập thành những nhóm địa danh như:
địa danh rừng “khau” (VD: Khau Chạng (Phượng T), Khau Cuống (ĐM),
Khau Dáo (TD)…); địa danh ao “Thẩm” (VD: Thẩm Pủ (BY), Thẩm Poọc
(Phú T), Thẩm Teng (ĐM)…), địa danh khe “Khuổi” (VD: Khuổi Pìa (PC),
Khuổi Thâm (BL), Khuổi Mùa (TT)…); địa danh ruộng “nà” (VD: Nà Laì
(CC), Nà Loòng (BL), Nà Mòn (SP)…).
- Loại hình địa danh ĐVDC có 122 địa danh (8.1%) tập._.
Roòng
Khoa
Điềm Mặc 65 Um
Thanh
định
31 Sông Chu Tân Thịnh 66 Vằng Chương Định Biên
32 Tà Ma Bảo Cường 67 Vàng Bá
Kim
Phượng
33 Tang Kim Sơn 68 Thác Bẩy Tầng Phú Đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147
34 Thìn Trung Lương 69 Chín Tầng
Bình
Thành
35 Thanh Niên Bình thành 70 Lầm
Đồng
Thịnh
8. Thác
TT Địa danh Vị trí tồn tại
1 Bẩy Tầng Phú Đình
2 Chín Tầng Lam Vỹ
9. Vực
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn
tại (xã, thị
trấn)
1 Bà Nghi Bình Thành 10 Thẳm Làn Bảo Cường
2 Đá Hằng Định Biên 11 Thằng Tây Tân Thịnh
3 Đại Linh Thông 12 Thổ Công Định Biên
4 Mụ Linh Thông0 13 Thuỷ Điện
Kim
Phượng
5 Mới Linh Thông 14 Tuông Khơi Định Biên
6 Nà Nghè Định Biên 15 Vằng Cắm Linh Thông
7
Nạn Tân
Dương
Tân dương 16 Vằng Chương Định Biên
8 Ông Cà Định Biên 17 Vàng Khương Tân Dương
9 Sót Trung Lương 18 Vàng Làng Tân Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 148
10. Bến
1 Chùa
Tân
Dương
II. Vùng đất nhỏ phi dân cư
1. Ruộng
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
1 Nà Ang Phú Đình 55 Nà Chú Bảo Linh
2 Nà Bá Phú Đình 56 Nà Choọc Bảo Linh
3 Nà Bản Quy Kỳ 57 Nà Choóc Bảo Linh
4 Nà Bán Sơn Phú 58 Nà Choóng Tân dương
5 Nà Bắp Tân Dương 59 Nà Chòng Linh thông
6 Nà Bọ Sơn Phú 60 Nà Chượn Chợ Chu
7 Nà Bộc Bảo Linh 61 Nà Cụ Bảo Linh
8 Nà Bốc Thanh định 62 Nà Cướm Tân Dương
9 Nà Bo Tân Dương 63 Nà Dài Quy Kỳ
10 Nà Búng Linh Thông 64 Nà Dáo Quy Kỳ
11 Nà Búng Tân dương 65 Nà Diểng Lam Vỹ
12 NÀ Cạn Trung Lương 66 Nà Doọc Lam Vỹ
13 Nà Cáo Tân Dương 67 Nà Điếm Chợ Chu
14 Nà Cây Bảo Cường 68 Nà Đình Tân Thịnh
15 Nà Cai Tân Dương 69 Nà Đúc Tân Thịnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149
16 Nà Cau Phượng Tiến 70 Nà Gạ bộc Nhiêu
17 Nà Cỏi Bộc Nhiêu 71 Nà Già Đồng Thịnh
18 Nà Cốc Sẩu Tân Dương 72 Nà Goắt Sơn Phú
19 Nà Chà Bộc Nhiêu 73 Nà Goại Bộc Nhiêu
20 Nà Chà Bảo Cường 74 Nà Goọng Bộc Nhiêu
21 Nà Chà Bảo Linh 65 Nà Ẻ Bình Yên
22 Nà Chà Đồng Thịnh 76 Nà Hon Bình Yên
23 NÀ Chao Linh Thông 77 Nà Hóp Điềm Mặc
24 Nà Chè Thanh Định 78 Nà Hấu Bảo Cường
25 Nà Chiêng Thanh Định 79 Nà Khoác Trung Lương
26 Nà khun Quy Kỳ 80 Nà Nghiệu Trung Lương
27 Nà Kẻng Sơn Phú 81 Nà Nhậu Bảo Linh
28 Nà lác Bình Thành 82 Nà Ngoà Bảo Linh
29 Nà Lài Chợ Chu 83 Nà Ngòi Bảo Linh
30 Nà Lài Thanh định 84 Nà Ngược Bộc Nhiêu
31 Nà Lài Sơn Phú 85 Nà Ngược Bộc Nhiêu
32 Nà lào Linh Thông 86 Nà Pái Bộc Nhiêu
33 Nà Lào Sơn Phú 87 Nà Pạc Phú đình
34 Nà Lầng Linh Thông 88 Nà Pàng Thanh Định
35 Nà lạng Chợ Chu 89 Nà Pến Tân Dương
36 Nà lốc Bảo Cường 90 Nà Pống Phúc Chu
37 Nà Lom Phúc Chu 91 Nà Pụt Phúc Chu
38 Nà Loòng Bảo Linh 92 Nà Phai Định Biên
39 Nà Luông Phượng Tiến 93 Nà Quàn Phượng Tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 150
40 Nà Luổng Thanh định 94 Nà Tà Phượng Tiến
41 Nà Lụ Thanh định 95 Nà Táng Thanh Định
42 Nà Lìa Lam Vỹ 96 Nà Tào Thanh Định
43 Nà Mạ Quy Kỳ 97 Nà Tầm Phú Tiến
44 Nà Mả Thanh Định 98 Nà Thoi Phúc Chu
45 Nà mao Thanh Định 99 Nà Thoóc Phú Đình
46 Nà Meng Đồng Thịnh 100 Nà Thoi Phú Đình
47 Nà Mi Bộc Nhiêu 101 Nà Tỉn Bộc Nhiêu
48 Nà Mò Phúc Chu 102 Nà Tều Trung Lương
49 Nà Móc Bộc Nhiêu 103 Nà Tụng Phượng Tiến
50 Nà Mòn Sơn Phú 104 Nà Và Phượng Tiến
51 Nà Mụ Phúc Chu 105 Nà Vạ Phượng Tiến
52 Nà Vai Phú Đình 106 Nà Vai Trung Hội
53 Nà Vai Định Biên 107 Nà Vuông Phú Tiến
108 Nà Vỡ Bộc Nhiêu
2. Đồng
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
1 Đồng Ẩn Bảo Cường 70 Thẩm Làn Tân Dương
2 Âu CHợ Chu 71 Thẩm Lăm Sơn Phú
3 Bành định Biên 72 Thẩm Lụm Phú Tiến
4 Bản Căng Quy Kỳ 73 Thẩm Trung Sơn Phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 151
5 Bản Chiêu Linh Thông 74 Thẩm Xa Sơn Phú
6 bản Tạo Quy Kỳ 75 Thí Điểm Kim Phượng
7 Bảo Biên Bảo Linh 76 Thổ Công Kim Phượng
8 Bãi Bằng Linh Thông 77 Thủ Công Đồng Thịnh
9 Bãi Soi Tân Dương 78 Trại Kim Phượng
10 Bắc Trào Bình Thành 79 Chà Định Biên
11 Bỏ Phú Tiến 80 Chàng Kim Phượng
12 Bót Bình Thành 81 Chạng Cha Tân Thịnh
13 Bốc Bộc Nhiêu 82 Chào Chợ Chu
14 Bậc Thang Sơn Phú 83 Cháy Phú Tiến
15 Bẩy Kim Phượng 84 Chằm Tân Dương
16 Bến định Biên 85 Chằm Định Biên
17 Bến Chùa Tân Dương 86 Chằm Định Biên
18 Cà Kim Phượng 87 Chằm Khang Định Biên
19 Cây Gạo Bình Thành 88 Chằm Quân Chợ Chu
20 Cây Gạo Phú Đình 89 Chấu Soản Chợ Chu
21 Cây Trám Phượng Tiến 90 Chua Kim Sơn
22 Cỏ Vang Lam Vỹ 91 Chúa Phượng Tiến
23 Cóc Sơn Phú 92 Cùn định Biên
24 Cốc Ca Kim Sơn 93 Cửa Tân Dương
25 Cốc Tăng Tân Dương 94 Cửa Đình Định Biên
26 Cống Phượng Tiến 95 Diều Đồng Thịnh
27 Hàng Sơn Phú 96 Du Nghệ Định Biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 152
28 Héo Tân Thịnh 97 Đa Bình Thành
29 Hoàng Bảo Cường 98 Đình Kim Sơn
30 Hoàng Phú Đình 99 Đin Đeng Bảo Cường
31 Khán Linh Thông 100 Ém Định Biên
32 Khảng Lam Vỹ 101 Gốc đa Quy Kỳ
33 Khai Hoang Thanh định 102 Gốc Hồng Bình Thành
34 Khau Liềng Bảo Linh 103 Gốc Thông Kim Phượng
35 Khấp định Biên 104 Giếng Phượng Tiến
36 Khấu Mấu Phú Tiến 105 Lợi A Phượng Tiến
37 Khuổi Kim Sơn 106 Lợi B Đồng Thịnh
38 Khướu Kim Phượng 107 Lớn Tân Thịnh
39 Lác Kim Phượng 108 Mái Kim Sơn
40 Làn Lam Vỹ 109 Manh Bảo Cường
41 Làng Cỏ Trung Hội 110 Mị Trung hội
42 Làng Chủng Trung Hội 111 Mịt Linh Thông
43 Làng Quyên Lam Vỹ 112 Mo Bảo Cường
44 Làng Nập Bình Thành 113 Mục Bảo Linh
45 Lập Sơn Phú 114 Muồng Phú Đình
46 Lẹng Kim Sơn 115 Năm Tấn Định Biên
47 Lếch Phượng Tiến 116 Ngô Đồng Thịnh
48 Liều Đồng Thịnh 117 Ngọn Linh Thông
49 Lốc Định Biên 118 Nghịu Bộc Nhiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 153
50 lốc Tân Thịnh 119 Nham Kim Sơn
51 Luống Thanh định 120 Nước Vua Linh Thông
52 Lợi Phượng Tiến 121 Ỏ Chợ Chu
53 Quang Lam Vỹ 122 Pa Dứa Định Biên
54 Quánh Linh Thông 123 Pa Khảng Bộc Nhiêu
55 Rộc Bình Thành 124 Pa Lái Định Biên
56 Rừng Sơn Phú 125 Pài Kim Sơn
57 Sìn Đồng Thịnh 126 Pắp Sơn Phú
58 Soi Đồng Thịnh 127 Phẩy Quy Kỳ
59 Sự thật Quy Kỳ 128 Pheo Tân thịnh
60 Tầm Phú Đình 129 Phúng Trung hội
61 Tâm Kim Sơn 130 Quán Vuông Lam Vỹ
62 Tân Thịnh Tân Thịnh 131 Trìu Phú đình
63 Tân tiến Tân Dương 132 Trung Tâm Chợ Chu
64 Tem Trung hội 133 Trường học định Biên
65 Tình Tân Thịnh 134 Trước đảng Tân Dương
66 Tham Kha Linh Thông 135 Tuông Mơ Chọ CHu
67 Thâm đa Định Biên 136 Ướt Bộc Nhiêu
68 Thâm Quốc Kim Sơn 137 Vượng đồng Thịnh
69 Thẩm Hút Trung hội 138 Xoan Định Biên
3. Bãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 154
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
1 Đình Thanh Định 9 Khau Diều Định Biên
2 Đình Coóng Linh Thông 10 Khuổi Chai Tân Thịnh
3 Đồng Đưa Thanh Định 11 Khuổi Vìn Tân Thịnh
4 Đồng Bén Định Biên 12 Nạ Pháng Trung Hội
5 Đồng Mon Định Biên 13
Sân Kho Làng
Quyền
Lam Vĩ
6 Ba Xã Lam Vĩ 14 Thầm Thần Thanh Định
7 Cháy Phú Đình 15 Trại Bò Thanh Định
8 Cửa Đình Định Biên
4. Khu
1 Khu ATK
5. Vùng
1 Vùng Chúng
B. Đơn vị dân cư
I Đơn vị dân cư có từ thời chính quyền phong kiến
1. Làng
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã)
1 Làng Bầng Đồng Thịnh 18 Luông Bình Thành
2 Bẩy Tân Dương 19 Mạ Bảo Cường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 155
3 Bèn Đồng Thịnh 20 Mố Trung HỘi
4 Chùa 1 Bảo Cường 21 Mới Phú Đình
5 Chùa 2 Bảo Cường 22 Mới Phúc Chu
6 Cỏ Lam Vỹ 23 Mới Bảo Cường
7 Chủng Trung Hội 24 Nập Bình Thành
8 Dạ Tân Thịnh 25 Ngoã Tân Thịnh
9 Đầm Bình Thành 26 Pháng Bình Thành
10 Đúc Tân Thịnh 27 Phẩy Sơn Phú
11 Giản Lam Vỹ 28 Quàn Tân Thịnh
12 Gày Phúc Chu 29 Quặng Định Biên
13 Hà Trung Hội 30 Quặng A Định Biên
14 Há Lam Vỹ 31 Quặng B định Biên
15 Hoèn Phúc Chu 32 Quyền Lam Vỹ
16 Huống Lam Vỹ 33 Vẹ Định Biên
17 Lải Tân Thịnh 34 Vầy Trung Hội
2. Bản
TT Địa danh Vị trí tồn tại (xã) TT Địa danh
Vị trí
tồn tại
(xã)
1 Bản 1 Tân Dương 178 Tương
Thanh
Định
2 2 Tân Dương 179 Tràng
Thanh
Định
3 3 Tân Dương 180 Trung kiên
Trung
Hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156
4 4 Tân Dương 181 Trung Tâm Sơn Phú
5 5A Tân Dương 182 Trường
Chợ
Chu
6 5B Tân Dương 183 Bắc 4
Điềm
Mặc
7 6 Tân Dương 184 Bình Định 1
Trung
Lương
8 7 Tân Dướng 185 Bình Định 2
Trung
Lương
9 A Nhì 1 Bảo Linh 186 Bình Nguyên 1
Điềm
Mặc
10 A Nhì 2 Bảo Linh 187 Bình nguyên 2
Điềm
Mặc
11 An Thịnh 1 Đồng Thịnh 188 Bình Nguyên 3
Điềm
Mặc
12 An Thịnh 2 Đồng Thịnh 189 Bồ Kết
Đồng
Thịnh
13 Bãi Á 1 Chợ Chu 190 Bục 1
Bộc
Nhiêu
14 Bãi Á 2 Chợ Chu 191 bục 2
Bộc
Nhiêu
15 Bãi Á 3 Chợ Chu 192 Bục 3
Bộc
Nhiêu
16 Bãi Đá Trung Hội 193 Bục 4
Bộc
Nhiêu
17 Bãi Hội Bảo Cường 194 Búc 1
Đồng
Thịnh
18 Bãi Lềnh Bảo Cường 195 Búc 2
Đông
Thịnh
19 Bắc Chẩu Điềm Mặc 196 Cà Đơ Lam Vỹ
20 Bảo Biên 1 Bảo Linh 197 Cái Thanh Xuân
Thanh
Định
21 Bảo Biên 2 Bảo Linh 198 Cái Thanh Trung
Thanh
Định
22 Bảo Hoa 1 Bảo Linh 199 Cam Phước
Kim
Phượng
23 Bảo Hoa 2 Bảo Linh 200 Cáu Lam Vỹ
24 Bắc 1 Điềm Mặc 201 Cắm xưởng
Bảo
Cường
25 Bắc 2 Điềm Mặc 202 Cầu đỏ
Trung
hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 157
26 Bắc 3 Điềm Mặc 203 Cây Coóc
BÌnh
Thành
27 Chiêu Thanh Định 204 Cây Hồng Sơn Phú
28 Chiến sĩ Bình Thành 205 Cây Thị
Bình
Thành
29 Chú 1 Bộc Nhiêu 206 Cọ Quy Kỳ
30 Chú 2 Bộc Nhiêu 207 Chang
Linh
Thông
31 Chú 3 Bộc Nhiêu 208 Chia
Thanh
Định
32 Chú 4 Bộc Nhiêu 209 Đèo Tọt 2
Đồng
Thịnh
33 Chúng Thanh Định 210 Độc Lập
Phúc
Chu
34 Co Quân Đồng Thịnh 211 Đồn
Bình
Thành
35 Cỏ Bánh Thanh Định 212 Đồng Đình
Đồng
Thịnh
36 Coóc Thanh Định 213 Đồng hoàng
Phú
Đình
37 Cốc Lùng Bảo Cường 124 Đồng Thanh
Bình
Thành
38 Cốc Móc Linh Thông 215 Đồng Ban
Phú
Đình
39 Cốc Ngận Lam Vỹ 216 Đồng Bo
Đồng
Thịnh
40 Cút Thanh Định 217 Đồng Chẩn
Phú
Đình
41 Dạo 1 Bộc Nhiêu 218 Đồng Chùa
Chợ
Chu
42 Dạo 2 Bộc Nhiêu 219 Đồng Chua
Thanh
định
43
Duyên Phú
1
Phú Đình 220 Đồng Chủng
Phú
Đình
44
Duyên Phú
2
Phú Đình 221 đồng Củm Quy Kỳ
45 Dốc Trâu Chợ Chu 222 Đồng Dọ
Phúc
Chu
46 Đa Kim Phượng 223 Đồng Danh
Bình
Thành
47 Đăng Mò Quy Kỳ 224 Đồng Đan
Định
Biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 158
48 Đình Phượng Tiến 225 Đồng Đình
Bình
Thành
49 Đình Định Biên 226 Đồng Đình
Tân
Thịnh
50 Đèo De Phú Đình 227 Đồng Giắng
Phú
Đình
51 Đèo Muồng Bảo Linh 228 Đồng Hẩu Quy Kỳ
52 Đèo Tọt 1 Đồng Thịnh 229 Đồng Kè
Phúc
Chu
53 Đồng Lá 2 Điềm Mặc 230 Đồng Keng Lam Vỹ
54 Đồng Lá 3 Điềm Mặc 231 Đồng Khiếu
Tân
Thịnh
55 Đồng Lá 4 Điềm Mặc 232 Đồng Kiệu
Phú
Đình
56 Đồng Làn Đồng Thịnh 233 đồng Kền Lam Vỹ
57 Đồng Màn Bảo Cường 234 Đồng Lá1
Điềm
Mặc
58 Đồng Mon Trung hội 235 Giáo III Sơn Phú
59 Đồng Mòn Đồng Thịnh 236 Giáo IV Sơn Phú
60
Đồng
Muồng
Tân Thịnh 237 Hát Mấy
Tân
Thịnh
61 Đồng Nghè Kim Phượng 238 Hoàng Hanh
Trung
Hội
62
Đồng
Phương
Đồng Thịnh 238 Hồ Sen
Chợ
Chu
63 Đồng Rằm Điềm Mặc 240 Hồng Hoàng
Trung
Lương
64 Đồng Tô Bình Thành 241 Hồng Lương
Trung
lương
65 Đồng Tốc Thanh Định 242 Hồng La 1 Sơn Phú
66 Đồng Tấm Phú Đình 243 Hồng LA 2 Sơn Phú
67 Đồng Tủm Bảo Cường 244 Hồng Thái 1
Bình
Thành
68 Đồng Uẩn Bình yên 245 Hồng Thái 2
Bình
Thành
69 Đồng Vang Tân Thịnh 246 Hồng Tiến
Trung
Lương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 159
70
Đồng Vinh
1
Điềm Mặc 247 Héo
Phượng
Tiến
71
Đồng Vinh
2
Điềm Mặc 248 Hin I Quy Kỳ
72
Đồng Vinh
3
Điềm Mặc 249 Hin II Quy Kỳ
73
Đồng Vinh
4
Điềm Mặc 250 Hin III Quy Kỳ
74
Đồng
Vượng
Bình Thành 251 Hoà
Kim
Phượng
75 Gốc hồng Quy Kỳ 251 Hội Tiến
Bộc
Nhiêu
76 Gốc Thông Định Biên 253 Hùng Lập
Thanh
Định
77 Giáo I Sơn Phú 254 Hợp Thành
Phượng
Tiến
78 Giáo II Sơn Phú 255 Hợp Thành
Chợ
Chu
79 Khau Lầu Định Biên 256 Keo En
Thanh
Định
80 Khau Viềng Kim Phượng 257 Kết
Kim
Phượng
81 Khảu Rị Thanh Định 258 Khang Hạ
Phúc
Chu
82
Khảu
Cuộng
Thanh Định 259 Khau Diều
Định
Biên
83 Khấu Bảo Bảo Cường 269 Khau Lang
Tân
Thịnh
84 Khuân Câm Quy Kỳ 261 Kèn
Thanh
Định
85 Khuôn Tát Quy Kỳ 262 Là I
Bình
Thành
86 Khuân Ca Đồng Thịnh 263 Là II
Bình
Thành
87 Khuân Nhà Quy Kỳ 264 Lác I
Kim
Phượng
88
Khuân
Nghè
Thanh Định 265 Lác II
Kim
Phượng
89 Khuổi Chao Bảo Linh 266 Lai
Trung
Hội
90 KHuổi Lừa Bình Thành 267 Lanh
Kim
Phượng
91 Khuổi Tát Phú Đình 268 Lương Bình 1 Sơn Phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 160
92 Kim Tân 1 Kim Sơn 269 Lương Bình 2 Sơn Phú
93 Kim Tân 2 Kim Sơn 270 Lạc Nhiêu
Bộc
Nhiêu
94 Kim Tân 3 Kim Sơn 271 Lải Tràn
Bảo
Linh
95 Kim Tân 4 Kim Sơn 272 Lê Lợi
Trung
Lương
96 Kim Tân 5 Kim Sơn 273 Màn
Tân
Thịnh
97 Kim Tân 6 Kim Sơn 274 Mới
Kim
Phượng
98 Kim Tân 7 Kim Sơn 275 Minh Tiến
Bộc
Nhiêu
99 Kim Tân 8 Kim Sơn 276 Mấu
Phượng
Tiến
100 Kim Tiến 1 Kim Sơn 277 Nà Á
Phượng
Tiến
101 Kim Tiến 2 Kim Sơn 278 Nà Áng Quy Kỳ
102 Kim Tiến 3 Kim Sơn 279 Nà Bó
Kim
Phượng
103 Kim Tiến 4 Kim Sơn 280 Nà Chà
Đồng
Thịnh
104 Kim Tiến 5 Kim Sơn 281 Nà Chú
Linh
Thông
105 Nà Lá Linh Thông 282 Nà De
Phúc
Chu
106 Nà Lai Bảo Cường 283 Nà Dọ
Định
Biên
107 Nà Lang Phượng Tiến 284 NÀ Đin Lam Vỹ
108 Nà Làng Kim Phượng 285 Nà Kéo Quy Kỳ
109 Nà Linh Bảo Cường 286 Nà Khao
Trung
Hội
110 Nà Lẹng Đồng Thịnh 287 NẠ Á
Chợ
Chu
111 Nà Lèo Tân Thịnh 288 Nạ Co
Điềm
Mặc
112 Nà Lom Phúc Chu 289 Nạ Chía
Thanh
Định
113 Nà Loòng Kim Phượng 290 Nạ Chúa
Tân
Thịnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 161
114 Nà Mạ Thnah Định 291 Nạ Họ
Thanh
Định
115 Nà Mộc Bình Yên 292 Nạ Liền
Phượng
Tiến
116 NÀ Mùi Phú Đình 293 Nạ Mao
Thanh
Định
117 Nà Mòn Quy Kỳ 294 Nạ Mực
Bình
Thành
118 Nà Mị Linh Thông 295 Nạ Pục
Bình
Yên
119 Nà Pẻn Kim Phượng 296 Nạ Què
Phượng
Tiến
120 Nà Poọc Phượng Tiến 297 Nạ Riệng
Bình
Yên
121 Nà Rọ Quy Kỳ 298 Nong Nia
Định
Biên
122 Nà Rao Bình Thành 299 Noóng
Linh
Thông
123 Nà Tác Bình Yên 300 Nam Cơ
Kim
Phượng
124 Nà Tấc Lam Vỹ 301 Pác Cáp Quy Kỳ
125 Nà To Định Biên 302 Pán
Tân
Thịnh
126 Nà Tiếm Lam Vỹ 303 Pài Trận
Thanh
Định
127 Nà Toán Lam Vỹ 304 Pải
Phượng
Tiến
128 Nà Trạng Thanh Định 305 Pắc Cập
Tân
Thịnh
129 Nản Dưới Chợ Chu 306 Pắc Máng
Định
Biên
130 Nản Trên Chợ Chu 307 Pa Goải
Phượng
Tiến
131 Phú Hội II Sơn Phú 308 Pa Trò
Phượng
Tiến
132 Phú Ninh I Phú Đình 309 Pấu Quy Kỳ
133 Phú Ninh II Phú Đình 310 Piềng
Tân
Dương
134
Phú Ninh
III
Phú Đình 311 Phú Hà
Phú
Đình
135 Phúc Thành Chợ Chu 312 Phú Hội I Sơn Phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 162
136 Phỉnh Phượng Tiến 313 Sơn Tiến
Bình
Thành
137
Quán
Vuông I
Trung Hội 314 Sơ nVinh I Sơn Phú
138
Quán
Vuông II
Trung Hội 315 Sơn Vinh II Sơn Phú
139
Quán
Vuông III
Trung Hội 316 Song Thái I
Điềm
Mặc
140
Quán
Vuông IV
Trung hội 317 Song Thái II
Điềm
Mặc
141 Quan Lang Phú đình 318 Song Thái III
Điềm
mặc
142
Quang
Trung
Trung Lương 319 Sự Thật Quy Kỳ
143 Quỳnh Hội Trung Hội 320 Tân Hợp Quy Kỳ
144 Quyên Điềm Mặc 321 Tân Phương
Thanh
Định
145 Rịn 1 Bộc Nhiêu 322 Tân Thái
Linh
Thông
146 Rịn 2 Bộc Nhiêu 323 Tân Thanh
Bảo
Cường
147 Rịn 3 Bộc Nhiêu 324 Tân Tiến
Trung
Hội
148 Ru Nghệ 1 Đồng Thịnh 325 Tân Tiến
Trung
lương
149 Ru Nghệ 2 Đồng Thịnh 326 Tân Trào
Linh
Thông
150 Rèo Cái Bình Yên 327 Tân Vàng
Linh
Thông
151 Sơn Đầu 1 Sơn Phú 328 Tân Vinh
Trung
Lương
152 Sơn đầu 2 Sơn Phú 329 Tả
Thanh
định
153 Sơn Động Sơn PHú 330 Tổ
Phượng
Tiến
154
Sơn Thắng
1
Sơn Phú 331 Thái Trung Quy Kỳ
155
Sơn Thắng
2
Sơn Phú 332 Thâm Kết Lam Vỹ
156
Sơn Thắng
3
Sơn Phú 333 Thâm Pục Lam Vỹ
157
Thanh
Cường
Bảo Cường 334 Thâm Tắng
Định
Biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 163
158 Thẩm Chè Bộc Nhiêu 335 Thâm Trung Sơn Phú
159
Thẩm Doọc
1
Điềm Mặc 336 Thâm Tý
Bảo
Cường
160
Thẩm Doọc
2
Điềm Mặc 337 Thàn Mát
Bình
Thành
161 Thẩm Kè Bình Yên 338 Thanh Bần
Bình
Thành
162 Thẩm Quàn Trung Lương 339 Trường Sơn Sơn Phú
163 Thẩm Quẩn Thanh Định 340 Vả
Thanh
Định
164 Thẩm Rộc Bình Yên 341 Văn Nhiêu
Bộc
Nhiêu
165 Thẩm Tang Trung Lương 342 Văn Phú Sơn Phú
166 Thẩm Thia Thanh Định 343 Văn Lương 1
Trung
Lương
167 Thẩm Vậy Bình Yên 344 Văn Lương 2
Trung
lương
168 Thẩm Yên Tân Thịnh 345 Vân Nhiêu
Bộc
Nhiêu
169 Thịnh Mỹ I Tân Thịnh 346 Vèn
Linh
Thông
170 Thịnh Mỹ II Tân Thịnh 347 Việt Nhiêu
Bộc
Nhiêu
171
Thịnh Mỹ
III
Tân Thịnh 348 Vũ Hồng 1
Bình
Thành
172 Thoi Bảo Linh 349 Vũ Hồng 2
Bình
Thành
173 Tiếp Tế Linh Thông 350 Vũ Quý Sơn Phú
174 Tiến Điềm Mặc 351 Vườn Rau
Chợ
Chu
175 Tỉn Keo Phú đình 352 Yên Hoà I
Bình
Yên
176 Tồng Lam Vỹ 353 Yên Hoà II
Bình
Yên
177 Túc Duyên QuyKỳ 354 Yên Thông
Bình
Yên
3. Thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 164
TT Địa danh
Vị trí tồn atại
(xã)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã)
1 1 Linh Thông 7 7 Linh Thông
2 2 Linh Thông 8 8 LinhThông
3 3 Linh Thông 9 9 Linh Thông
4 4 Linh Thông 10 10 Linh Thông
5 5 Linh Thông 11 Phố Bình Thành
6 6 Linh Thông
II. Địa danh do chính quyền hành chính đặt
1. Huyện
1
Huyện
Định Hoá
2. Xã
TT Địa danh
Vị trí tồn
tại (huyện)
TT Địa danh
Vị trí tồn
tại (huyện
1 Bảo Linh Định Hoá 12 Phú Tiến Định Hoá
2 Bình Thành Định Hoá 13 Phúc Chu Định Hoá
3 Bình Yên Định Hoá 14 Phượng Tiến Định Hoá
4 Bộc Nhiêu Định Hoá 15 Quy Kỳ Định Hoá
5 Điềm Mặc Định Hoá 16 Sơn Phú Định Hoá
6 Định Biên Định Hoá 17 Tân Dương Định Hoá
7 Kim Phượng Định Hoá 18 Tân Thịnh Định Hoá
8 Kim Sơn Định Hoá 19 Thanh Định Định Hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 165
9 Lam Vỹ Định Hoá 20 Trung Hội Định Hoá
10 Linh Thông Định Hoá 21 Trung Lương Định Hoá
11 Phú Đình Định Hoá
3. Thị trấn
1
Thị trấn
Chợ Chu
4. Phố
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(thị trấn)
TT Địa danh Vị trí tồn tại (thị trấn)
1 Phố Đoàn Kết
Thị trấn Chợ
Chu
5 Tân Lập Chợ Chu
2 Hoà Bình Chợ Chu 6 Tân Thành Chợ Chu
3 Hợp Thành Chợ Chu 7 Thống Nhất Chợ Chu
4 Mới Chợ Chu 8 Trung Kiên Chợ Chu
C. Công trình nhân tạo
I. Công trình giao thông
1.Tỉnh lộ
1 268
2. Đường
1 135
3. Ngã ba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 166
TT Địa danh
Vị trí tồn tại (xã,
thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại (xã, thị
trấn)
1 Bản Chang Linh Thông 18 Lương Thực Chợ Chu
1 Bảo Hoà Bảo Linh 19 Lê Lợi Trung Lương
2 Bảo Cường Bảo Cường 20 Nà Chát Linh thông
3 Bình Nguyên Điềm Mặc 21 Nà Do Phúc Chu
4 Bình Thành Bình Thành 22 Nà To Định Biên
5 Cai Quế Quy Ky 23 Nhà Thờ Bình thành
6 Công đồng Bộc nhiêu 24 Ông Thợi Tân Thịnh
7 Chợ Chu Điềm mặc 25 Pác ho Thanh Định
8 Đá Bay Bình yên 26 Quán Nguyên Trung Hội
9 Đèo Muồng Bảo Linh 27 Quán Vuông Bảo Linh
10 Đông Hoài Chợ Chu 28 Tràn Điềm Mặc
11 Gốc bàng Kim Phượng 29 Trường Trinh Phú Đình
12 Gốc Thông Định Biên 30 Trung Tâm Trung Lương
13 Hoà Bình Trung Lương 31 Tịch Lam Vỹ
14 Kéo Cày Linh Thông 32 Uỷ Ban lam Vỹ Bình thành
15 Khẩu Đưa Phú Đình 33 Xóm Chợ Bộc Nhiêu
16 Khẩu Cái Thanh Định 34 Xóm đình Thanh Định
17 Khẩu Cuộng Thanh Định
4. Cầu
1 Ba Toa Chợ Chu 37 Gốc Sung Bảo Cường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 167
2 Bản Giáo Sơn Phú 38 Hiền Thanh Định
3 Bản Lại Linh Thông 39 Khẩu Cuộng Định Biên
4 Bản Vả Phúc Chu 40 Khuổi Tát Bảo Linh
5 Bảo Cường Bảo Cường 41 Lải Tràn Định Biên
6 Bảo Hoà Bảo Linh 42 Loòng Cướm Phúc Chu
7 Bảo Hoà Bảo Linh 43 Loòng Pàu Phúc Chu
8 Cây Coóc Bình Thành 44 Máng Phượng Tiến
9 Cốc Lạo Bộc Nhiêu 45 Móng Chợ Chu
10 Chợ Lập Bình Thành 46 Mới Bảo Linh
11 Dốc Đỏ Bộc Nhiêu 47 Miếu Phú Tiến
12 Đạc Trung Lương 48 Mười Một Định Biên
13 Đen Bảo Cường 49 Nà Chương Thanh định
14 Đèo Tọt Phú đình 50 Nà chèn Định Biên
15 Đình Bộc Nhiêu 51 Nà Lạc Phượng Tiến
16 Đỏ Trung Hội 52 Nà Loòng Linh Thông
17 Đồng Khán Linh Thông 53 Nà Lồm Linh Thông
18 Đồng Mịt Trung Hội 54 Nà Quân Thanh định
19 Đồng Nghịu Linh Thông 55 Nạ Goọng Phượng Tiến
20 Gốc Đa Bộc Nhiêu 56 Nạ Nàng Lam Vỹ
21 Gốc Găng Chợ Chu 57 Nghịu Bình Thành
22 Gốc Hồng Phượng Tiến 58 Ông Thụ Thanh định
23 Gốc Nhọi Tân Thịnh 59 Pài Hận Kim Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 168
24 Gốc Phát Định Biên 60 Phai Đá Thanh Định
25 Gốc Sung Bình Thành 61 Phải Lễ Phú Tiến
26 Quản Thơ Bình Thành 62 Phố Ngữ Bảo Linh
27 Quỳnh Hội Trung Hội 63 Thẩm Lùa Bình Thành
28 Quang Bình Yên 64 Tràn đồng Vượng Tân Thịnh
29 Sắt Bộc Nhiêu 65 Tràn Tân Thịnh Phú đình
30 Số 7 Quy Kỳ 66 Trắng Bảo Cường
31 Suối Lếch Phúc Chu 67 Trắng Tân Thịnh
32 Tà Hon Tân dương 68 Treo Bình Thành
33 Tà Ma Bảo Cường 69 Treo Đồng Đình Kim Phượng
34 Tà Mò Linh Thông 70 Treo Nà Bó Bảo Cường
35 Tân Thái Kim Phượng 71 Treo Làng Mạ Trung Lương
36 Tỉn Keo Phú Đình 72 Trước Bảo Cường
II Công trình xây dựng
1. Chợ
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh
Vị tria tồn
tại (xã, thị
trấn)
1 Cầu Miếu Bảo Linh 5 Gốc Thông Định Biên
2 Cây đa Đồng Thịnh 6 Quán Vuông Trung hội
3 Chùa Bộc Nhiêu 7 Quán Vuông Định Biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169
4 Chu
Thị trấn Chợ
Chu
8 Ba cát Quy Kỳ
2.Cống
1 Ba Lòng
Quy
Kỳ
3. Đập
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
1 Đập Ông Ngân Điềm Mặc 12 Hồng Vân Thanh định
2 Ông Tiến Sơn Phú 13 Phai Tán Quy Kỳ
3 Ông Thông Quy Kỳ 14 Phai Thành Định Biên
4 Coóng Khoang Quy Kỳ 15 Quan Bình Thành
5 Phai Co Bây Quy Kỳ 16 Sồ Sồ đồng Thịnh
6 Phai đá Kim Sơn 17 Thác Lầm Định Biên
7 Phai Kem Tân Thịnh 18 Tràn Đồng Thịnh
8 Phai Mả Thanh Định 19 Tràn Sơn Phú
9 Phai Mặn Linh Thông 20 Vai Bảo Cường
10 Phai na Lại Phú Tiến 21 Vai Thanh định
11 Phai Riệng Thanh định
4. Trận địa
1 BMB
Sơn
Phú
5. Di tích lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 170
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
TT Địa danh Vị tría hiện nay
1 Di tích lịch sử Báo sự thật, Quy Kỳ 13
HọcViện Chính Trị Quốc
Gia
Thanh định
2 Bộ Tổng Tham Mưu Kim Phượng 14 Khẩu Quắc Phú đình
3 Bưu chính viễn thông Bình Thành 15 Khuôn Tát
4 Cục quân nhu sơn tiến Bình Thành 16 Lán Tỉn Keo Điềm Mặc
5 Đồng đình Trung Lương 17 Lán Trường Chinh Trung Hội
6 Hầm Đại Tướng Võ nguyên Giáp 18 Làng Mố Định Biên
7 Hầm Bác Giáp 19 Làng Qặng Bình Yên
8 Hầm Bộ Y tế Trung Lương 20 Mật Mã Định Biên
9 Hầm Năm Cửa Định Biên 21 Nguyễn Chí Thanh Điềm Mặc
10 Hội Nhà Báo Điềm Mặc 22 Phụng Hiển Điềm Mặc
11 Hội LHPN Điềm Mặc 23 Tổng Bộ Việt Minh Định Biên
12 Hoàng Quốc Việt Điềm Mặc 24 Thâm Tắng Bộc Nhiêu-
1483 HoàngVăn Thái Phượng Tiến 25 Trụ Sở Bộ Quốc Phòng
6. Khu danh thắng
1 Khuôn Tát
Định
Biên
2 Chùa Hang
Bộc
Nhiêu-
7. Nhà tù
1 Chợ Chu
Chợ
Chu
8. Đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 171
TT Địa danh
Vị trí tồn tại (xã,
thị trấn)
TT Địa danh
Vị trí tồn tại
(xã, thị trấn)
1
Đình Chà
Linh
Định Biên 5 Nà Chà Bộc Nhiêu
2 Coóng Định Biên 6 Tám Mái Trung Lương
3 Làng Quặng Định Biên 7 Tồng Quằng Tân Dương
4 Linh Chà Bình Thành
Phụ lục 6. Địa danh hành chính huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) và
huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng)
Phụ lục 6a. Địa danh hành chính huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
TT Đơn vị xã, thị trấn Thôn, bản, xóm, tổ dân phố thuộc xã, thị
trân
1 Yên Đổ Khe Thương, Gốc Vải, Đồng Chùa, Làng,
Kẻm, Thanh Thế, Hin, Khe Nác, Gia
Trống, Cây Khế, Đá Mài, An Thắng, Ao
Then, Thượng, Trung, Trào,
2 Tức Tranh Đồng Danh
Cây Thị, Thâm Giăng, Khe Xiêm, đồng
Hút, Quýêt Tiến, Quyết Thắng, Minh Hợp,
Đập Tràn, Khe Cốc Tân Thái, Bãi Bằng,
Tân Khê, Đạn Khê, Thác Dài, Gốc Gạo,
Gốc Sim, Ngoài Tranh, Đồng Tiến, Đồng
Tâm, Đồng Lương, Gốc Cọ, Gốc Mít,
Đồng Lòng
3 Hợp Thành Khuôn Lân, Mon, Mới, Mãn Quang, Quyết
Tiến, Phú Thành, Kết Thành, Tiến Thành,
Bo Chè, Tiến Bộ
4 Phủ Lý Đồng Rôm, Na Biểu, Na Dau, Khe Ván,
đồng Chợ, Suối Đạo, Đồng Cháy
5 Vô Tranh Thống Nhất 1, Thống Nhất 2, Thống Nhất
3, Thống Nhất 4, Toàn Thắng, Liên Hồng
1, Liên Hồng 2, Liên Hồng 3, Liên Hồng 4,
Liên hồng 5, Liên hỒng 6, Liên Hồng 7,
Liên Hồng 8, Trung 1, Trung 2, Trung 3,
Trung 4, Bình Long, Cầu Bình1, Cầu Bình
2, Tân Bình 1, Tân Bình 2, Tân Bình 3, Tân
Bình 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 172
5 Phú Đô Nà Sang, Phú Thọ, Phú Đô 1, Phú đô 2, Vu
1, Vu 2, Núi Phật, Phú Bắc, Pháng 1, Pháng
2, Pháng 3, Mới, A Cống, Cốc Lùng, Khe
Vàng1, Khe Vàng 2, Khe Vàng 3, Phú Nam
1, Phú Nam 2, Phú Nam 3, Phú Nam 4, Phú
Nam 5, Phú Nam 6, Phú Nam 7, Phú Nam
8
6 Phấn Mễ Phú Yên, Cọ 1, Cọ 2, Bầu 1, Bầu 2, Hin,
Phú Sơn, Giang 1, Giang 2, Hái Hoa 1, Hái
Hoa 2, Lân 1, Lân 2, Bò 1, Bò 2, Bún 1,
Bún 2, Mai, Mỹ Khánh, Tân Hoà, Trò, Dộc
Mấu 1, Dộc Mâú 2
7 Yên Trạch Nông, Đồng Quốc, Khau Đu, Đin Đeng,
Bài Kinh, Na Hiên, bản Cái, Na Pháng,
Khuôn Lặng, Khuôn Cướm, Na Mẩy, Héo
8 Phủ Lý Tân Chính, Khuôn Rây, Na Men, Eng,
Hiệp Hoà
9 Yên Lạc Ó, đầu, Yên Thịnh, Hang Leo, Đồng Xiền,
Đồng Mỏ, Lớn, Phân Bơi,Cầu Đá, Mương
Gằng, Cây Thị, Ao Lác, Tiên Thông, Na
Mụ, Viên Tân, Kim Lan, Đồng Bòng, Yên
Thuỷ 1, Yên Thuỷ 2, Yên Thuỷ 3, Yên
Thuỷ 4, Yên Thuỷ 5
10 Ôn Lương Đầm Rum, Khau Lai, Thâm Đông, Cây
Thị, Na Pặng, Xuân Trường, Na Tủn, Thâm
Trung, Cái
11 Đu Cầu Trắng, Thái An, Thác Lở, Thọ Lâm,
Lê Hồng phong, Dương Tự Minh
12 Sơn Cẩm Cao Sơn 1, Cao Sơn 2, Cao Sơn 3, Cao Sơn
4, Cao Sơn 5, Cao Sơn 6, Cao Sơn 7, 6, 7,
8, Bến Giềng, Sơn Cẩm, Dương Tự Minh,
Đồng Xe, Quang Trung 1, Quang Trung 2,
Táo 1, Táo 2, Thanh Trà 1, Thanh Trà 2,
Hiệp Lực
13 Động đạt Đá Vôi, Đồng Tâm, Khe Nác, Đồng Niêng,
Ao Trám, Cộng Hoà, Đồng Chằm, Đuổm,
Ao Sen, Đồng Nội, Vườn Thông, Lê, Mạ,
Cây Thị, Càu Lân, Ngòi, Cây Hồng 1, Cây
Hồng 2, Thảo, đồng Nghè 1, đồng Nghè 2,
Cây Châm, Tân Lập
14 Cổ Lũng Đồi Chè, Đường Goòng, Cổ Luũng, Cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 173
thị, Đông, Phan, Bờ Đậu, Tân Long, Ngói,
9, Dộc Cọ, Cây Lán, Đồng Sang, Nam Sơn,
Bãi Nha,Bá Sơn, Cổng Đồn
15 Giang Tiên Giang Tiên, Giang Trung, Giang Khánh,
Giang Bình, Giang Tân, Giang Nam, Giang
Long
16 Yên Ninh Đồng Danh, Ba Họ, Suối Bén, Đồng Phủ 1,
Đồng Phủ 2, Đồng kem 1, Đồng Kem 2,
Bằng Ninh, Làng Muông , Khe Khoang, Ba
Luồng, Suối Bốc, Đồng Đình, Yên Phú,
Suối Hang, Bắc Bé,
17 Mới, Mãn Quang, Quyết Tiến, Phú Thành,
Kết Thành, Tiến Bộ, Bo Chè
Phụ lục 6b. Địa danh hành chính huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng
TT Xã, thị trấn Thôn, bản, xóm, tổ dân phố thuộc xã, thị trấn
1 Vĩnh Quang Nà Mạ, Nà Luông, Nà Chiêm, Tại, Thín, Ngần,
Đức Chính 1, Đức Chính 2, Đức Chính 3, Đức
Chính 4
2 Nam Tuấn Na Diểu, Nà Cháu, Nà Rị, Nà Khá, Nà Hoài,
Đồng Láng, Khau lềm, Cốc Lùng, Pác Muồng,
Pác Pan, Văn Thụ, Vò Phiêng, Vô Sả, Vô
KHuốt, Háng Hoá, Tạng Cái, Chỏ Siêu, Bó
Báng, Roỏng Nầng
3 Đức Long Na Pảng, Nà đuốc, Nà Dào, Nà Niền, Nà mỏ, Nà
Coóc, nà Hoàng, Nà Loá, Nà Gọn, Nà Loòng,
Chang, Khau Khang, Khau Huổng, Khau Lì,
Khau Gạm, Khuổi Ghẹn, Cốc Phát, Cốc Lùng,
Pác Nà, Phjạ Gào, Phjạ Tráng, Thua Cay, Thắc
Thây, Bằng Hà 1, Bằng hà 2, Bằng hà 3
4 Hoàng Tung Nà Riềm, nà Nâm, Giài, Tấn,Chạp, KHuổi Bó,
Bến đò, Kế Nông, Bó Lếch, Hoà Lịch
5 Nguyễn Huệ Nà Danh, Khau Chang, An Lại, Cống Am, Cảnh
BiệnA, Cảnh Biện B, Củm Cuối
6 Chu Trinh Nà Bon, Nà Coóc, Nà Khau, Lũng Lừa, Héc
Chang, Héc Nưa, Má Chang, Má Nưa, Nà
Chang, Nà Tẩu, Nà Dìa, Nứn, Cốc Giằng, Bó
Giời
7 Dân Chủ Nà Nhừ, Nà Sẳng, Nà Mèo, Nà Đán,v Nà Phjạ,
Sỉnh, Mạ, Dủa, Lũng là, Khuổi Bốc, Hoá,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 174
Chang, Pác Bó, Lũng Lìu, Danh Sĩ, Minh Sáng,
Mỏ Sắt, Hoằng Súm, Roòng An, Phjắc Cát, Kéo
Thin, Bó Nình
8 Nước Hai Hoằng Bó 1, Hoằng Bó 2, B1, B2, A, Nông Lâm,
Dã Hương, Khu Giữa 1, Khu Giữa 2, Khu Giữa
3
9 Hồng Việt Giàng, Nà Pài, Nà Mè, Nà Ky, Lũng Phầy, Lam
Sơn 1, Lam Sơn 2, Lam Sơn 3, Vò Rài, Đoỏng
Chỉa, Mã Quan A, MãQuan B, De Đoóng, Vò
Ấu
10 Bế Triều Nà Mò, Nà Bưa, Nà Sa, Nà Gường, Sẩy, Đông
Viảo, Khau Hoa, Khau Coi, Pác Gà, Khau Lừa,
Chông Mu, Lăng Phjạ, Vò Đáo, AN Phú
11 Bình Long Nà Bát, Nà Giảo, Séng, Lũng Chung, Cốc lại,
Pác Kéo, Pác Gậy,Pác Com, Thua Cay, Thanh
Lầy, Đỏng Kỉnh, Ảng giàng, Thái Cường Dẻ
Đoóng, Đức Bình, Bó Rỏm
12 Lê Chung Nà Mẫn, Nà Mười, Nà Tổng, Nà Pín, Nà Đin,
Roỏng Nưa, Roỏng Chang
13 Trương
Lương
Nà Ngần, Nà Thán, Nà Mừa, Nà Quang, Chân,
Viểng, Tổng Hoáng, Sam Luồng, Giang Lâm,
Kéo Tằn
14 Ngũ Lão Nà Mẫn, Nà Tú, Gủn, Máp, Khuổi Quân, Khuổi
Hoi, Khuổi Hân, Khuổi Lừa, Pác Bó, Cò Peo
15 Bạch đằng Nà Roác 1, Nà Roác 2, Nà Roác 3, nà Kéo, nà
Tú, Nà Luông, Sẳng, KHuổi Kép, Pác Nà, Đầu
Cầu, Phiêng Lừa, Bốc Thượng 1, Bốc Thượng 2,
16 Bình Dương Nà Hoan, nà Niều, Nà Vương, Nà Phụng, KHuổi
Rỳ, Khuổi lày, Thỉn Tẳng
17 Hà Trì Nà Mùi, Nà Lại
18 Công Trừng Hà Thín, Cốc Phăng
19 Hưng Đạo Hồng Quang 1, Hồng Quang 2, Hồng Quang 3,
Hồng Quang 4, Hồng Quang 5, Hồng Quang 6,
Nam Phong 1, Nam Phong 2, Nam Phong 3,
Nam Phong 4, Nam Phong 5, Nam Phong 6,
Ngọc Quyến 1,Ngọc Quyến 2, Ngọc Quyến 3,
Ngọc Quyến 4
20 Đức Xuân Nộc Phjây, Ca Rài
21 Hồng Nam Nà Tổng, KHuổi Linh, Kuổi Sang, Khuổi Ấu,
Bằng Giang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9001.pdf