Đề tài Xây dựng mô hình dự đoán khả năng chịu lực của cầu trục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 50 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA CẦU TRỤC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lớp: TS. Đoàn Văn Tú Phạm Thành Long Cao Thị Ngọc Tứ Đào Ngọc Cương MXD K59 MXD K60 Tóm tắt: Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) phân tích khả năng chịu lực của kết cấu thép các thiết bị máy nâng nói chung và cầu trục nói riêng đóng vai trò cần thiết trong việc tính toán, thiết k

pdf9 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình dự đoán khả năng chịu lực của cầu trục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế. Việc đưa ra được kích thước hình học hợp lý của kết cấu thép cầu trục giúp tiết kiệm chi phí vật liệu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cần thiết về khả năng chịu lực của kết cấu và làm việc của thiết bị. Trên cơ sở lý thuyết PTHH, đề tài xây dựng mô hình cầu trục dạng code trên phần mềm ANSYS APDL để mô phỏng và xác định nội lực, ứng suất của kết cấu cầu trục. Kết quả mô phỏng được xác nhận với phương pháp tính toán truyền thống bằng lý thuyết sức bền vật liệu. Trên cơ sở mô hình xây dựng, phân tích đa tham số hình học kích thước mặt cắt dầm chủ đã được thực hiện để xác định quy luật ảnh hưởng của chúng đến ứng suất. Mô hình xây dựng được giúp tham số hóa các thông số đầu vào, giảm thời gian tính toán, tối ưu hóa mặt cắt dầm chủ, giảm chi phí và phục vụ tính toán thiết kế cầu trục tại Việt Nam. Từ khóa: cầu trục, kết cấu thép, phần tử hữu hạn, khả năng chịu lực, ANSYS APDL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, việc sử dụng và ứng dụng phần mềm vào mô phỏng chế tạo, phân tích chi tiết đã được sử dụng từ lâu bởi vì mức độ tiện lợi và độ chuẩn xác. Trong các lĩnh vực thực tế có yêu cầu cao về các chi tiết, đòi hỏi mức độ chuẩn xác và sai số nhỏ như: máy xây dựng, công nghiệp chế tạo máy, thiết bị hàng không, y tế. để đáp ứng được điều đó thì trong ngành kỹ thuật hiện nay các phần mềm được thường xuyên sử dụng để mô phỏng, tính toán kết cấu phổ biến như SOLIDWORKS, INVENTOR, ABAQUS, ANSYS. Trong phạm vi của đề tài, nhóm tác giả sử dụng phần mềm ANSYS ADPL (Ansys Parametric Design Language) được viết dựa trên phương pháp PTHH để mô phỏng, tính toán nội lực, ứng suất, biến dạng của cầu trục – là một thiết bị nâng sử dụng hết sức phổ biến trong công nghiệp sản xuất. Đây là một phần mềm dùng để mô phỏng, tính toán thiết TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 51 kế công nghiệp, trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật: kết cấu, nhiệt, dòng chảy, điện, điện từ, tương tác giữa các môi trường, giữa các hệ vật lý. Thiết bị nâng nói chung đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xây dựng ở Việt Nam. Cầu trục là thiết bị dùng để xếp dỡ hàng hóa phục vụ sản xuất trong các nhà máy công nghiệp và các xưởng chế tạo, sửa chữa góp phần giải phóng sức lao động, tăng nhanh năng suất lao động và đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản suất. Chính vì vậy, việc làm chủ công nghệ để sản xuất trong nước là cần thiết. Do đó, việc hoàn thiện tính toán thiết kế để đưa ra kết cấu hợp lý mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, kinh tế cần được nghiên cứu. Sử dụng phương pháp PTHH phân tích khả năng chịu lực của kết cấu thép các thiết bị máy nâng nói chung và cầu trục nói riêng đóng vai trò cần thiết trong việc tính toán, thiết kế. Việc đưa ra được kích thước hình học hợp lý của kết cấu thép cầu trục giúp tiết kiệm chi phí vật liệu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cần thiết về khả năng chịu lực của kết cấu và làm việc của thiết bị. Trên cơ sở lý thuyết PTHH, đề tài xây dựng mô hình cầu trục dạng code trên phần mềm ANSYS APDL để mô phỏng và xác định nội lực, ứng suất của kết cấu cầu trục. Kết quả mô phỏng được xác nhận với phương pháp tính toán truyền thống bằng lý thuyết sức bền vật liệu. Trên cơ sở mô hình xây dựng, phân tích đa tham số hình học kích thước mặt cắt dầm chủ đã được thực hiện để xác định quy luật ảnh hưởng của chúng đến ứng suất. Mô hình xây dựng được giúp tham số hóa các thông số đầu vào, giảm thời gian tính toán, tối ưu hóa mặt cắt dầm chủ, giảm chi phí và phục vụ tính toán thiết kế cầu trục tại Việt Nam. 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 1.1. Tính toán kết cấu thép cầu trục theo lý thuyết sức bền vật liệu 1.1.1. Mô tả kết cấu cầu trục Hình 1. Cầu trục 1 dầm và cầu trục 2 dầm 1,2-Dầm đầu; 3-Dầm chủ; 4-Pa lăng hoặc xe con mang hàng; 5-Động cơ di chuyển cầu trục TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 52 Có 2 loại cầu trục 1 dầm và cầu trục 2 dầm như hình 1. Trong phạm vi đề tài, sẽ tập trung nghiên cứu về cầu trục 1 dầm có thông số kỹ thuật: Tải trọng nâng Q = 5 (T), khẩu độ L = 10 (m), chiều cao nâng H = 6 (m). 1.1.2. Tính toán kết cấu thép dầm chủ và dầm đầu theo lý thuyết sức bền vật liệu và kết cấu thép máy xây dựng – xếp dỡ a) Đường lối tính toán chung Đường lối tính toán kết cấu thép máy xây dựng nói chung và kết cấu thép cầu trục như sau: - Bước 1: Xác định và lựa chọn sơ đồ tính (từ kết cấu thực tế, tình hình chịu lực và liên kết thực tế đề xuất sơ đồ đơn giản phù hợp để tính toán thuận tiện) - Bước 2: Xác định được tải trọng tác dụng lên kết cấu và các trường hợp tổ hợp tải trọng tính toán - Bước 3: Xác định mặt cắt của kết cấu (kích thước, vật liệu) - Bước 4: Xác định nội lực, ứng suất của kết cấu - Bước 5: Kiểm tra mặt cắt theo điều kiện độ bền, độ cứng, ổn định (tổng thể và cục bộ), mối ghép (hàn, bu lông) b) Kết quả thu được Theo tài liệu [1], để xác định kết cấu thép cầu trục 1 dầm nghiên cứu, tách dầm chủ và dầm đầu, tính rời rạc 2 kết cấu này với sơ đồ tính dạng dầm giản đơn, với trường hợp tính cụ thể: - Dầm chủ chịu lực tác dụng giữa dầm do Pa lăng cùng hàng nâng lớn nhất, trọng lượng bản thân và lực quán tính ngang khi phanh cơ cấu di chuyển cầu trục - Dầm đầu chịu lực lớn nhất khi Pa lăng nằm lệch một phía trên dầm chủ (cách 0,6 mét so với dầm đầu gần nhất), tải trọng tác dụng lên gồm Pa lăng cùng hàng nâng lớn nhất, trọng lượng dầm chủ, trọng lượng dầm đầu, lực quán tính khi phanh Pa lăng. Ngoài ra, kích thước mặt cắt của dầm chủ và dầm đầu cũng được xác định theo tài liệu [1] và kết hợp lý thuyết sức bền vật liệu khi dầm chịu uốn theo tài liệu [3], kết quả về lực cắt và mô men uốn thu được như hình 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 53 Hình 2. Biểu đồ nội lực và mặt cắt đã xác định 1.2. Tính toán kết cấu thép dầm chủ và dầm đầu theo phương pháp PTHH 1.2.1. Theo lý thuyết PTHH Các bước giải bài toán phần tử dầm: Bước 1: Rời rạc hóa kết cấu Bước 2: Thiết lập ma trận độ cứng phần tử Bước 3: Ghép nối phần tử để tìm ma trận độ cứng tổng thể đã kể tới điều kiện biên Bước 4: Thiết lập vector tải phần tử và vector tải tổng thể đã áp điều kiện biên Bước 5: Giải hệ phương trình tổng thể Bước 6: Xác định chuyển vị nút các phần tử, phản lực, nội lực, biến dạng và ứng suất TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 54 1.2.2. Áp dụng phần mềm ANSYS APDL a. Giới thiệu phần mềm ANSYS APDL ANSYS sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, có thể giải quyết nhiều dạng bài toán với các vật liệu khác nhau và điều kiện biên khác nhau. Gốc các bài toán này là hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng, phương trình toán lý.... có thể xét đến độ tin cậy và tối ưu của bài toàn. ANSYS APDL có 2 phương thức làm việc chính là dùng trực tiếp các công cụ trên giao diện hoặc sử dụng các Code để thực hiện các câu lệnh. Việc sử dụng Code trên ANSYS APDL là công cụ để tham số hóa mô phỏng bài toán, nhờ đó dễ dàng thay đổi các dữ liệu đầu vào của bài toán và thu được kết quả nhanh chóng. b. Các bước thực hiện trên phần mềm trên code Chương trình code trên ANSYS APDL được xây dựng theo thứ tự các bước như sau: - Đặt tên cho bài toán, định nghĩa kiểu phần tử, thuộc tính vật liệu, mặt cắt - Xây dựng mô hình - Gán mặt cắt, phần tử, chia lưới phần tử - Đặt điều kiện biên, đặt lực, chọn loại phân tích - Giải - Khai thác và xử lý kết quả. c. Kết quả mô phỏng số thu được Đề tài đã thực hiện xây dựng 3 mô hình tính toán khả năng làm việc của cầu trục là: riêng dầm chủ, riêng dầm đầu và mô hình cả dầm chủ cùng dầm đầu. Các kết quả mô phỏng như biến dạng, chuyển vị, phản lực, lực cắt, mô men uốn và ứng suất của mô hình thu được trên hình 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 55 Hình 3. Kết quả mô phỏng từ mô hình dầm chủ, dầm đầu, khung không gian dạng code trên ANSYS APDL 1.3. So sánh kết quả tính toán giữa phương pháp sức bền vật liệu và ANSYS APDL Để xác nhận tính đúng đắn của mô hình tính trên code của ANSYS APDL, đề tài đã so sánh cả 3 trường hợp tính giữa phương pháp tính tay và phương pháp mô phỏng. Theo kết quả so sánh, về cơ bản các giá trị đều sai lệch dưới 3% trừ trường hợp chuyển vị của mô hình không gian cầu trục, điều này chứng tỏ kết quả tính trên ANSYS chính xác và mô hình được xác nhận trong trường hợp tính này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 56 Bảng 1. So sánh kết quả mô phỏng và tính tay theo sức bền vật liệu 1.4. Phân tích đa tham số kích thước mặt cắt dầm chủ Trên cơ sở mô hình code khung không gian, có thể dễ dàng thay đổi các thông số đầu vào về vật liệu và hình học của dầm chủ cũng như dầm đầu. Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện biến đổi các thông số hình học của mặt cắt dầm chủ để xét ảnh hưởng của các thông số này đến ứng suất của kết cấu. Từ đó đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu thiết kế. Bảng 2. Miền khảo sát của các tham số mặt cắt Xét mô hình khung không gian kết cấu thép cầu trục, cho biến đổi giá trị 1 trong 4 thông số h, b, c, b khi các thông số còn lại giữ nguyên ta mối quan hệ giữa chúng với ứng suất như hình 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 57 Hình 4. Mối quan hệ giữa bh → , b → , c → , b → và tổ hợp đề xuất mặt cắt Trong mục này nhóm tác giả muốn trình bày phương pháp nghiên cứu biến đổi đa tham số để hướng đến mục đích tối ưu mặt cắt theo điều kiện độ bền trên cơ sở mô hình dự đoán đã được xây dựng trên ANSYS APDL.Như vậy, có thể xem xét thay đổi đồng thởi các thông số mặt cắt h, b, c, b để xét sự biến đổi của ứng suất từ đó đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu dầm chủ. Trong trường hợp này đồng thời giảm các thông số xuống nhỏ nhất trong trường hợp xét sẽ có kết quả ứng suất như trong bảng của hình 4, nhỏ hơn ứng suất cho phép là [] = 160 (N/mm2). Sự phân bố ứng suất trên mặt cắt giữa dầm chủ thu được từ mô hình trên ANSYS APDL trong hình 4. 3. KẾT LUẬN Qua toàn bộ công trình nghiên cứu ở trên, nhóm NCKH đã thu được các kết quả sau: Tìm hiểu tổng quan về thiết bị nâng công nghiệp và Cầu trục Tính toán kết cấu thép cầu trục bằng phương pháp SBVL và Kết cấu thép Máy xây dựng – xếp dỡ. Tìm hiểu khái quát chung về phương pháp phần tử hữu hạn và giải bài toán kết cấu bằng phần tử dầm. 250 300 350 400 450 500 75 80 85 90 95 100 105 110 115 Chieu cao mat cat h b (mm) hoac Chieu rong mat cat b (mm) U ng s ua t S ig m a (N /m m 2) Sigma-h b Sigma-b 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 86 88 90 92 94 96 98 Chieu day ban canh delta c (mm) hoac Chieu day ban bung delta b (mm) U ng s ua t S ig m a (N /m m 2) Sigma-delta c Sigma-delta b TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 58 Ứng dụng được phần mềm ANSYS APDL mô phỏng phân tích khả năng làm việc của kết cấu bằng code dễ dàng tham số hóa thông số hình học của mặt cắt dầm chủ, dầm đầu. Thiết lập code các mô hình tính toán dầm chủ, dầm đầu tách rời và mô hình khung không gian khi để nguyên kết cấu dầm chủ gắn liền dầm đầu. So sánh các kết quả tính tay và kết quả thu được trên phần mềm với sai lệch cho phép. Phân tích đa tham số và biến đổi các thông số hình học của dầm chủ để phân tích ảnh hưởng của các thông số này đến khả năng chịu lực của kết cấu thép cầu trục 1 dầm trên mô hình dự đoán đã xây dựng trên ANSYS APDL. Khuyến nghị: - Ứng dụng phương pháp nghiên cứu cho các thiết bị khác như cầu trục 2 dầm, cồng trục 2 dầm, cần trục tháp - Phân tích đa tham số trong trường hợp biến đổi nhiều tham số hơn - Ứng dụng các mô hình thay thế và mô hình giảm bậc để dự đoán khả năng làm việc của kết cấu và tối ưu thời gian tính trên phần MATLAB. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa - Kết cấu thép máy xây dựng – xếp dỡ, NXB Giao Thông Vận Tải - Hà Nội - 1996. [2]. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa, Lê Thiện Thành - Máy trục vận chuyển, NXB Giao Thông Vận Tải - Hà Nội - 2000. [3]. Vũ Đình Lai, Nguyễn Xuân Lựu, Bùi Đình Nghi, Sức bền vật liệu- NXB Giao thông vận tải, Hà nội, 2007 [4]. Vũ Quốc Anh, Phạm Thanh Hoan - Tính toán kết cấu bằng phần mềm ANSYS, NXB Xây dựng - Hà Nội - 2006 [5]. Erdogan Madenci, Ibrahim Guven. The Finite Element Method and Applications in Engineering Using ANSY [6]. Tiêu chuẩn Việt nam, Thiết bị nâng: Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật - TCVN4244:2005 [7]. Nguyễn Văn Vịnh, Đoàn Văn Tú, Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Ansys trong tính toán kết cấu thép cần trục tháp theo mẫu JTL65C4. Tạp chí Bộ GTVT, 08 (2014)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_xay_dung_mo_hinh_du_doan_kha_nang_chiu_luc_cua_cau_tr.pdf
Tài liệu liên quan