TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THỊ NGỌC HOA
Sinh viên thực hiện : VŨ THỊ HUỆ
Lớp : 1605QLNA
Mã SV : 1605QLNA026
Hà Nội,201
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài,nhờ sự hướng dẫn của cô Vũ Ngọc Hoa giảng viên phòng Quản lí đào tạo trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội tôi đã hoàn thành đ
39 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đề tài Văn hóa ẩm thực của dân tộc thái ở huyện Quan hóa, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Vũ Ngọc Hoa đã theo sát,hướng dẫ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Quan Hóa,cùng toàn thể bà con người Thái ở huyện Quan Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát và khai thác những tài liệu liên quan đến đề tài.
Do thời gian giới hạn nên đề tài còn nhiều thiếu xót.Rất mong được sự góp ý của các quý thầy cô để bài nghiên cứu của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện công trình với tên đề tài “Văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa,tỉnh Thanh Hóa”.Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua và chưa được công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào.Nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong đề tài thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà nội, ngày 15 tháng 1 năm 2018
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.54 dân tộc anh em là 54 bản sắc văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên,kinh tế,phong tục tập quán và xã hội cho nên đã hình thành các nền văn hóa khác nhau.
Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện qua phong tục tập quán,trang phục,nhà ở,lễ hội...và một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là văn hóa ẩm thực.Ăn uống là nhu cầu đàu tiên và thiết yếu nhằm duy trì sự sống cho con người.Từ xa xưa ông cha ta đã các câu nói “học ăn học nói,học gói học mở”,”ăn trông nồi,ngồi trông hướng” để nói về nền văn hóa ẩm thực của nước ta.Ăn uống không đơn thuần là duy trì sự sống cho con người mà nó còn được coi là văn hóa,văn hóa ẩm thực.Theo Giáo Sư Trần Quốc Vượng thì “cách ăn uống là cách sống,là bản sắc văn hóa hay truyền thống ẩm thực là một sự thực văn hóa của đất nước Việt Nam”[9,406]
Việc ăn uống hằng ngày và các món ăn trong những dịp lễ tạo nên nét bản sắc văn hóa riêng đối với các vùng miền trên khắp Tổ Quốc,ăn uống là nơi con người thể hiện mình.Mỗi dân tộc khác nhau lại có cách chế biến,cách tổ chức bữa ăn và đặc sản khác nhau tạo nên nét riêng và đặc trưng của dân tộc mình.
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ẩm thực.Nhưng hầu hết các công trình đó còn khá rộng,kết quả đã đề cập đến văn hóa ẩm thực của Việt Nam hoặc các tỉnh như Hải Phòng,Hòa Bình,Sơn La..Mà chưa có công trình nào đi sâu vào việc ngiên cứu văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa,tỉnh Thanh Hóa.Vì vậy,tôi nghiên cứu đề tài này nhằm quảng bá các món ăn đặc sản và truyền thống của người Thái, đồng thời góp phần vào việc phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa,đặc biệt là văn hóa ẩm thực.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Văn hóa ẩm thực đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm,đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái ở Quan Sơn-Hòa Bình,Nguyễn Công Lý,2010,cấp trường,trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng [7].Công trình chỉ ra cách chế biến,bảo quản những món ăn truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đồng thời nhằm quảng bá nét bản sắc văn hóa đặc sắc của người dân ở đây nhằm đưa Mai Châu trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch Quốc Tế.
Giáo trình văn hóa ẩm thực, tác giả Thạc Sĩ Nguyễn Nguyệt Cầm,nhà xuất bản Hà Nội,xuất bản năm 2008 [2],cho thấy rất rõ những vấn đề chung của văn hóa ẩm thực,vai trò của văn hóa ẩm thực đối với kinh doanh nhà hàng,tập quán và khẩu vị ăn uống...
Tác phẩm Bước đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam của tác giả Phan Văn Hoài,xuất bản năm 2006,nhà xuất bản khoa học xã hội [5]Trong tác phẩm này tác giả đã khái quát tương đối đầy đủ về khái niệm ăn uống,tập quán ăn uống,sự giao lưu trong ăn uống của người Việt Nam với các nước như Trung Quốc,Pháp một cách toàn diện và phác họa rõ nét một bức tranh truyền thống đày màu sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Năm 2005, nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa ( Hà Nội) đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Từ điển món ăn cổ truyền Việt Nam do hai tác giả Hùynh Thị Dung Nguyễn Thu Hà và biên soạn với quan điểm “ văn hóa ẩm thực phương Đông nói chung và văn hóa ẩm thực Việt nam nói riêng đã đi vào máu thịt, tâm hồn của mỗi người chúng ta, nền văn hóa đó rất riêng biệt không lẫn với bất cứ nền văn hóa nào trên Thế giới” [4,5]. Tác giả đã liệt kê, miêu tả và hướng dẫn cách làm (cho khỏang 500 món ăn Việt mà bếp Việt có khả năng thực hiện. Bếp Việt sử dụng các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và được bày biện cách ăn theo phong tục và tập quán cổ truyền. Cuốn sách còn chú ý đến các “ đặc sản của địa phương” như chả rươi của vùng Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, chả Phù chúc chay xứ Huế, chả Quế Hà nội, bánh cuốn Thanh trì Hà nội, bánh Bó mứt xứ Huế, Ba khía chiên ở đồng bằng sông Cửu long, chè củ mỡ tía của Nam bộ, chè hạnh nhân, chè đậu xanh trứng gà của người dân Nam bộ, bánh gừng Tiên phước (Quảng Nam)
Lịch sử vấn đề cho thấy tuy có rất nhiều đề tài,tác phẩm viết về phong tục tập quán hay các món ăn và các chế biến và tổ chức ăn uống của người Thái nói riêng và của Việt Nam nói chung nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa và những giá trị tốt đẹp về văn hóa ẩm thực trước những đổi mới đất nước như hiện nay của họ.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại đồ ăn,thức uống và cách chế biến đồ ăn,thức uống của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu là văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 1999 đến nay
Phạm vi không gian: Dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
4.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu những nét chung và nét riêng về phong tục tập quán của các dân tộc khác so với dân tộc Thái ở Quan Hóa.Đồng thời quảng bá các món ăn truyền thống đặc sắc của dân tộc và giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa ăn uống của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
5.Nhiệm Vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa,khái quát hóa cơ sở lý thuyết về văn hóa ẩm thực.Mô tả phân tích về văn hóa ẩm thực truyền thống nhằm sưu tầm các món ăn,đồ uống,các cách ứng xử trong ăn uồng và giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống,góp phần bảo lưu và phát triển văn hóa ẩm thực của người Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa.
6.Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi dùng phương pháp thu thập và xử lý tài tài liệu đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài.Từ phương pháp thu thập thông tin tư liệu từ nhiều nguồn,nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến đề tài nghiên cứu tôi đã xử lý và chọn lọc để có những kết luận cần thiết,ngắn gọn.
Phương pháp thống kê,phân tích,so sánh tổng hợp để làm nổi bật nét bản sắc văn hóa ẩm thực của người Thái ở Quan Hóa.
Phương pháp phỏng vấn những người cao tuổi, các cô, các bác, các chị em người Thái, về cách tổ chức bữa ăn, cách chế biến món ăn và học hỏi một số kinh nghiệm, cách làm một số đồ ăn uống của đồng bào. Bản thân cũng được tham gia quan sát, làm trực tiếp trong quá trình chế biến thức ăn, tham gia ăn uống cùng với các gia đình và được “kiểm định” lại nững gì thu thập được bằng thính giác, thị giác, vị giác,
Ngoài ra,để thu thập nguồn tài liệu thực địa tôi đã tiến hành những cuộc thực tế để quan sát,ghi chép...
7.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu,tài liệu tham khảo,đề tài nghiên cứu gồm có chương 1,chương 2,chương 3
Chương 1:Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
Chương 2:Thực trạng văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
Chương 3:Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA DÂN TỘC THÁI Ở QUAN HÓA-THANH HÓA
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Văn hóa
Từ những góc độ,khía cạnh nghiên cứu khác nhau nên mỗi người có những khái niệm về văn hóa khác nhau
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh Người viết:”Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết,đạo đức,pháp luật,khoa học,tôn giáo,văn học,nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,ăn,ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1,229-230].Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại,hoặc chỉ đề cập đến những lĩnh vực tinh thần,trong văn học nghệ thuật,hoặc những lĩnh vực giáo dục phản ánh trình độ học vấn..Trên thực tế văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng sự sinh tồn và mục đích sống của con người.
Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau:”Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[8]
Tác giả Nguyễn Ngọc khôi cho rằng văn hóa là “một tổng thể các sáng tạo vật chất và không vật chất của cộng đồng người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng người khác,những sáng tạo mà có với họ hay với phần đông của họ một ý nghĩa riêng xuất phát từ lịch sử đã qua hay hiện hành của họ mà các cộng đồng khác không chia sẻ”[ 6,15]
Trong đề tài này tôi sử dụng định nghĩa của tác giả Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
1.1.2 Văn hóa ẩm thực
Mỗi vùng miền khác nhau có những món ăn cách chế biến khác nhau để tạo ra nét đặc trung cho nền văn hóa ẩm thực của mình.Ẩm thực vốn là từ Hán Việt “ẩm” có nghĩa là uống,”thực có nghĩa là ăn.Ẩm thực nói tóm ại là chỉ hoạt động ăn uống của con người.
Anthenlme Brillat Savarin tác giả của cuốn”Phân tích khẩu vị” cho rằng:”Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn nuôi sống họ lại còn cho họ mùi khoái lạc với các món ăn ngon”[10,15].Đó là phần thưởng của tạo hóa ban cho con người,mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều có những phong cách ẩm thực và những đặc thù nhất định.Ăn uống đã vượt lên sự thỏa mãn đói khát và duy trì sự sống của con người để trở thành giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc và hấp dẫn.
1.2. Đặc trưng của văn hóa
1.2.1 tính hệ thống
Đặc trưng này giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hoá, phát hiện ra các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
1.2.2 Tính giá trị
Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thƣớc đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hoá, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia 11 thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Tính giá trị của văn hoá ẩm thực bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất mà ăn uống đem lại là cách cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chúng ta đã làm hao tổn do lao động. Khi đời sống người dân còn thấp thì việc “ăn lấy no” được mọi người quan tâm hàng đầu, chƣa nghĩ đến nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” vì điều kiện thực tế chưa cho phép. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời không chỉ mong đƣợc “ăn no mặc ấm” mà chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp”. Ăn uống giờ đây không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần. Món ăn không những phải đủ chất mà còn phải hợp khẩu vị, phải nhìn ngon mắt nữa.
1.2.3 Tính nhân sinh
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá nhƣ một hiện tƣợng xã hội với các giá trị tự nhiên. Do mang tính nhân sinh, văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Tính nhân sinh của văn hoá ẩm thực được thể hiện ở tình đoàn kết dân tộc, sự đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn, ở việc “nhường cơm sẻ áo”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
1.2.4 Tính lịch sử
Văn hoá bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình và tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo nên văn hoá một bề dày, một chiều sâu. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thốngvăn hoá. Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tự của văn hoá. Nhờ nó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách con người. Từ chức năng giáo dục,văn hoá có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nó là một thứ gien xã truyền phẩm chất con ngƣời lại cho các thế hệ mai sau.
1.3 Khái quát về dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
1.3.1 Vài nét về Quan Hóa-Thanh Hóa
1.3.1.1Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Quan Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa. Huyện có diện tích tự nhiên là 996.17 km² với dân số: 42.474 người. phía tây giáp huyện Mường Lát cùng tỉnh và có một đoạn biên giới với Lào khoảng 4,8 km.
Phía bắc giáp hai huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La và Mai Châu của tỉnh Hòa Bình
Phía đông giáp huyện Bá Thước
Phía nam giáp huyện Quan Sơn đều cùng tỉnh Thanh Hóa
Địa hình
Huyện Quan Hóa có địa hình núi cao, độ dốc lớn,hiểm trở,mạng lưới sông suối dày đặc và bị chia cắt bởi 2 con sông lớn là sông Mã và sông Luồng cùng các sông suối nhỏ tạo thành nhiều tiểu vùng độc lập,.
Cửa ngõ của huyện có độ cao trung bình thấp hơn tiểu vùng khác,địa hình khu vực lòng chảo được bao xung quanh là các dãy núi đá vôi dựng đứng.
Tiểu vùng cụm tuyến sông Mã gồm 8 xã: Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Lệ, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Thành, Thành Sơn và Trung Sơn nằm về phía Bắc chạy theo dọc sông Mã và quố lộ 15A, tuyến đường Vạn Mai-Trung Sơn với địa hình núi cao,hiểm trở rất khó trong việc đi lại.
Tiểu vùng cụm tuyến sông Luồng gồm 6 xã: Nam Xuân,Nam Tiến,Nam Động,Thiên Phủ,Hiền Chung và Hiền Kiệt chạy dọc theo sông Luồng và đường tỉnh lộ 250 nằm về phía Tây của huyện.Tiểu vùng bị ngăn cách với tuyến sông Mã bởi dãy núi Pù Hu
Khí hậu
Quan hóa nằm trong vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa,có khí hậu lục địa bốn mùa rõ rệt.Tổng nhiệt độ khoảng 8000 độ c/năm,lượng mưa dao động từ 1600-1900mm tùy theo từng vùng.Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào đầu tháng 1 hoặc tháng 12,từ tháng 1 đến tháng 3 thường có mưa phùn,độ ẩm trung bình các tháng này từ 85-95%,các tháng 5 đến tháng 10 độ ẩm thấp đi gió Lào khô nóng gây ra hạn hán ở nhiều nơi.Hàng năm lượng bốc hơi trên 600 mm,bốc hơi cao nhất vào các tháng 5 đến tháng 8.
Đất đai
Huyện Quan Hóa có các loại đất sau:
Đất vàng đỏ phát triển trên đá biến chất và đá sét,diện tích 65260 ha,chiếm 68,80%,phát triển trên phiến thạch sét,sa thạch,có tầng dày từ 1 đến 1,5m
Đất đỏ vàng phát triển trên đất macma axit,diện tích 13755ha,chiếm 14,5%,loại đất này phát triển trên đá mẹ có tầng dày từ 1 đến 1,5m.
Đất mùn vàng đỏ trên núi,diện tích 1030ha,chiếm 1,86%,đất này có rừng che phủ ẩm ướt,tỷ lệ mùn cao.
Đất phù sa sông suối,diện tích 200ha,chiếm o,20%.Phân bố rải rác 18 xã trong toàn huyện,loại đất này thích hợp với cây lúa,cây hoa màu.
1.3.1.2 Điều kiện về dân cư,kinh tế-xã hội
Dân cư
Dân số : Toàn huyện có 10.762 hộ với 47.335 người, gồm 5 dân tộc anh em sinh sống: Dân tộc Thái chiếm 65,61%; Dân tộc Mường chiếm 24,48%; Dân tộc Kinh chiếm 8,97%; Dân tộc H, Mông chiếm 0,82% và Dân tộc Hoa 0,12%.
Mật độ dân số bình quân khoảng 46,3 người/km2.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,95%.Quan Hóa có 1 thị trấn và 17 xã.
Kinh tế-xã hội
Quan Hóa là 01 trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trong những năm qua an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới, lãnh thổ tương đối ổn định.
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang.
Cây công nghiệp gồm có: chè, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Cây lâm sản : xoan, keo, luồng.
Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: Sản xuất đũa, bột giấy, vôi.
Có nhà máy thủy điện Hồi Xuân và Thủy điện Trung Sơn đang được xây dựng. Thủy điện Hồi Xuân có công suất 102 MW, khởi công 2010, dự kiến hoàn thành 2016. Thủy điện Trung Sơn có công 260 MW với 4 tổ máy, khởi công tháng 11/2012, Vào hồi 18 giờ 5 phút ngày 29/4/2017, tổ máy số 3 của Nhà máy Thủy điện Trung Sơn tại xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá đã chính thức phát điện và hoà điện thành công vào lưới điện Quốc gia. Như vậy, tổ máy số 3 của Nhà máy Thủy điện Trung Sơn được phát điện hòa lưới chỉ sau hơn 1 tháng kể từ khi phát điện tổ máy số 2.
Quan Hóa là huyện có 05 dân tộc cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này đều có những nét văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời, đã được hình thành và phát triển qua hàng trăm năm vỡ đất lập bản, lập làng. Chính những nét đặc trưng của văn hoá đã cấu kết trong cộng đồng dân cư, tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đóng góp cho kho tàng văn hóa của cả nước. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất Quan Hóa đều đóng góp những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể thực sự tiêu biểu. Trên cơ sở những di sản này, trong những năm qua ngành Văn hóa của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng để vừa khơi dậy việc bảo tồn ngay chính trong cộng đồng dân tộc, vừa khảo cứu để hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học của các di sản này.
Quan Hóa là một huyện với năm dân tộc anh em sinh sống. Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thể hiện trong đời sống tinh thần khá rõ nét. Đó là những quan niệm và cách giải thích về vũ trụ, các nghi lễ như: Thờ cúng tổ tiên, cúng chữa bệnh, cưới hỏi,các món ăn đồ uống...Đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện đã tạo dựng được một kho tàng dân ca, dân vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu khặp của người Thái, .....Về lễ hội, có nhiều sắc thái văn hoá rất đặc trưng và đa dạng, tiêu biểu là lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu mưa.
1.3.2 Dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa
1.3.2.1Tên gọi và nguồn gốc tộc người Thái
Người Thái là một trong bảy dân tộc thiểu số có số dân đông trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Người Thái bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành gồm nhiều nhóm khác nhau. Với giới hạn bài thi hết chuyên ngành, chúng ta chỉ đi qua, tìm hiểu đôi nét về tên gọi và sự phân chia thành hai ngành Thái Trắng - Thái Đen ở Việt Nam. Trong lịch sử, người Thái ở Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, từng thời điểm, biến cố lịch sử mà có tên gọi khác nhau.
Ở Việt Nam người Thái tự gọi mình là Phủ Táy hay Khăm Táy. Tay, Táy đều có nghĩa là người hay con người. Phủ, Khăm đều có nghĩa là dân tộc. Phủ Tay hay Khăm Tay đều mang nghĩa nhấn mạnh về cộng đồng hay dân tộc người. Trong bày danh mục các dân tộc Việt Nam, từ Thái là từ chỉ dân tộc người chính thức và cư trú ở Tây Bắc (trung tâm Mường Thanh, Điện Biên) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An) Chúng ta phải nói thêm rằng từ Thái là một từ gốc Hán Việt (với nghĩa Tự do hay Người Tự do – Thái Lan) và do người Việt gọi. Hiện nay trong giới khoa học tồn tại nhiều cơ sở phân chia hai ngành Thái Trắng (Táy Khao), Thái Đen (Táy Đăm): Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do màu da. Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do trang phục (Thái Trắng ưa mặc trang phục trắng, Thái Đen ưa mặc trang phục đen).Thái Trắng – Thái Đen màu da không có sự khác biệt rõ ràng, và trang phục ở một số vùng cũng không có sự đồng nhất như người Thái Trắng ở một số nơi vẫn mặc đồ đen khi làm lễ cúng tổ tiên. Sự phân chia gắn liền với cơ cấu lưỡng phân, lưỡng hợp của thiết chế công xã thị tộc.
Giới học giả Việt Nam cho rằng có khả năng người Thái Việt Nam cũng chia thành hai ngành Trắng, Đen: Những nghiên cứu và giải thích về sự phân chia hai ngành Thái Trắng –Thái Đen cùng với truyền thuyết người Thái coi Mường Thanh là trung tâm người Thái cổ (Điện Biên Phủ) của các nhà khoa học giúp chúng ta đi đến một số nhận xét: Vùng Tây Bắc Việt Nam từ rất lâu đã có mặt các bộ lạc người Thái cổ, với sự phân chia thành hai nửa Trắng và Đen, chính là hai bào tộc cổ. Sự phân chia đó thuộc phạm trù xã hội liên quan đến cơ chế của chế độ công xã thị tộc, có liên quan đến giai đoạn lịch sử nguyên thuỷ của vùng này. Có bộ phận bản địa, nó đón những bộ phận di cư từ Vân Nam-Trung Quốc di cư vào làm cho bộ phận người Thái tăng lên rất đông. Chế độ công xã thị tộc tan rã, các bộ phận Thái bước vào giai đoạn có giai cấp, tên gọi bào tộc Trắng-Đen vẫn tồn tại (ban đầu tồn tại trong ý thức, đến lúc nào đó tồn tại trong tiềm thức và dần dần tồn tại trong vô thức của các thế hệ sau) Địa bàn trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ là địa bàn cư trú lâu đời của cá dân tộc thuộc ngữ hệ Việt-Mường, Môn_Khơme mà còn là nơi sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày Thái. Nói như vậy tổ tiên của người Tày-Thái hiện nay cũng là cư dân bản địa-tổ tiên người Tày Đáy cũng có thể là cư dân bản địa Việt Nam.
1.3.2.2 Dân số ,địa bàn cư trú
Dân số trên cả nước: 1.550.423 người (Tổng cục Thống kê năm 2009), là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam.
Dân số người Thái trên địa bàn huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa: Cộng đồng người Thái có hơn 47.335 người , chiếm 65,61% dân số toàn huyện.
Địa bàn cư trú: Người Thái có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An.
1.3.2.3 Ngôn ngữ , chữ viết, trang phục
Ngôn ngữ : Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.
Chữ viết: Chữ Thái ở Việt Nam là loại chữ cổ và hiện nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từ tổ tiên người Thái để lại. Người Thái ở Việt Nam sống rải rác tại nhiều địa phương, nên chữ viết cũng dùng trong phạm vi từng địa phương, chưa được thống nhất và chưa được cải tiến.Tiếng Thái giàu thanh điệu, vùng phát triển cao nhất là 6 thanh thường và 2 thanh tắc (như tiếng Thái đen Việt Nam). Hai thanh tắc phát âm rõ thanh sắc và thanh nặng (gần như tiếng Việt). Trong số các thanh có thể phân thành hai nhóm cao và thấp hoặc có thể gọi là nhẹ và nặng, từ đó, sáng tạo ra 2 tổ phụ âm cao và phụ âm thấp. Sáng tạo lớn nhất trong bộ chữ của người Thái là tìm ra cách ghi, phân biệt rõ ràng và có quy tắc các thanh trong ngôn ngữ của mình.Theo các nhà Thái học Việt Nam, do tiếng Thái bao gồm nhiều thổ ngữ, phương ngữ, nên theo dòng lịch sử, người Thái có tới 8 bộ kí tự: 2 bộ của ngành Thái đen: 1 bộ được dùng phổ biến nhất ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, 1 bộ dùng ở miền Tây Thanh Hoá; 4 bộ thuộc ngành Thái trắng, tại các địa phương: Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu); Mường Lay (Điện Biên); Phù Yên (Sơn La) và 1 bộ tại các địa phương: Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình); 1 bộ chữ Thái Quỳ Châu (Nghệ An) và 1 bộ mang tên Lai Pao ở Tương Dương (Nghệ An). Tuy nhiên, tại 7 tỉnh có người Thái đều công nhận họ chỉ có một bộ chữ duy nhất, khác nhau ở một vài ký hiệu riêng của từng địa phương, ghi theo âm của địa phương mình.
Trang phục: Trang phục nam của người Thái đơn giản, ít chứa đựng sắc thái riêng. Đây cũng là đặc trưng nổi bật góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm giới tính của trang phục nam. Theo truyền thống, áo nam thường do các mẹ, vợ cắt may. Muốn cắt may áo nam, người phụ nữ trong gia đình lấy 2 mảnh vải gập đôi lại thành chiều dài của áo, sau đó họ can nẹp trước, lượn đường nách, ghép tay áo khâu đường nách, sau cùng khoét, ghép cổ vai áo. Quanh cổ áo được lót một miếng vải hình tròn bên trong cho phẳng, bền, đẹp. Nẹp áo, cổ áo được khâu đột cho cứng. Các chỗ khác như ống tay, sườn, nách áo được khâu vắt cho mềm. Quần là một kết cấu gồm 2 ống vải tách ra ở phần dưới, chung nhau ở phần trên có tác dụng che phần nửa dưới cơ thể từ bụng xuống 2 chân. Muốn cắt quần thì người phụ nữ Thái xếp các miếng vải lên nhau rồi cắt lượn ống, đũng, cạp quần. Sau đó tiến hành khâu nối ống, đũng (khâu vắt), cạp (khâu đột) lại. Quần cơ bản thường chỉ có màu chàm. Khăn của nam giới chỉ đơn giản là một miếng vải được nhuộm chàm đen.
Trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ Thái thường mặc những chiếc váy đơn giản, gọn gàng, bạc màu, thậm chí đã cũ để lao động. Váy mặc trong lao động được may ngắn hơn, hoặc vận lên cạp nhiều lần cho gọn gàng, tránh bị ướt khi vấy bùn hoặc vướng vào cây cỏ trên nương. Phụ nữ nhóm Tày Dọ thường mặc váy kín, hình ống được làm bằng 4 mảnh vải ghép lại. Váy chia làm 3 phần là cạp váy, thân váy, chân váy có màu chàm đen, hoa văn thêu đơn giản hoặc không thêu ở chân váy. Còn với phụ nữ nhóm Tày Mươi về hình dáng, cấu tạo váy giống váy của phụ nữ nhóm Tày Dọ, nhưng được chia làm 2 phần là cạp váy, thân váy màu đen, hoa văn rải khắp váy, đậm ở chân váy. Những hoa văn này cũng được thêu đơn giản.
Khăn đội đầu cũng được thêu đơn giản, thường thêu ở 2 đầu khăn, được đội theo cách là quàng qua trước trán rồi vắt chéo hai đầu khăn ra phía sau, thắt 2 đầu khăn lại ở phía sau gáy cho gọn gàng, chắc chắn để tránh bị tuột hoặc rơi ra.
Áo xẻ vai chui đầu, tay áo dài chắp ở khuỷu, cúc áo ở giữa thường được làm bằng nhựa, may bằng vải sợi bông, được nhuộm chủ yếu là màu xanh hoặc đen.
Thắt lưng thường dài 1,5m, rộng 25cm làm bằng vải bông, có màu xanh, đỏ hoặc trắng.
1.3.2.4.Phong tục tập quán, tín ngưỡng
Ăn: Đề nếp là lương thực truyền thống. Trên mâm ăn không thể thiếu món chéo. Họ có những món độc đáo như nặm pịa, món nộm, nhúng (lạp, cỏi), ướp muối, làm mắm từ thịt cá tươi. Đặc biệt là các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy... Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi... hay uống rượu cần, hút thuốc lào.
Ở: Bản người Thái thường gồm 50 nóc nhà sàn. Nhà sàn người Thái đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút. Nhà người Thái trắng gần với nhà người Tày-Nùng. Ở Thanh Hóa, Nghệ An, nhà người Thái có 4 mái Mỗi nhà người Thái thường có hai bếp, một bếp để tiếp khách, sưởi ấm, một bếp khác để nấu cơm.
Phương tiện vận chuyển: Người Thái vận chuyển bằng gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.
Hôn nhân: Nam nữ tự do tìm hiểu, lựa chọn. Trước, người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua 2 bước cơ bản là cưới lên (đong khửn) và cưới xuống (đong lông).
Tang ma: Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".
Lễ hội: Người Thái có nhiều lễ hội như: Lễ cầu mùa, cầu mưa, hoa Ban, Hạn Khuống, Kin Pa Then, xang khan, xên bane, xên mường, xíp xí, xòe chiêng..
Tín ngưỡng: Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Người Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Bản Mường có cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột.
1.3.2.5.Đặc điểm kinh tế- văn hóa
Đặc điểm kinh tế: Người Thái đã trồng lúa nước với hệ thống thuỷ lợi nông nghiệp vùng thung lũng độc đáo. Đồng bào trồng bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Đồng bào chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm, ngoài ra còn đánh bắt cá, đan lát, làm gốm bằng tay
Đời sống văn hóa: Đồng bào có nhiều tác phẩm văn học bằng chữ Thái (ca dao, tục ngữ, Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao). Người Thái thích ca hát, đặc biệt là khặp tày. (Ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp.. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng.
1.4 Tiểu kết
Khái niệm văn hóa rất rộng lớn,từ những góc độ,khía cạnh nghiên cứu khác nhau nên mỗi người có những khái niệm về văn hóa khác nhau.VĂn hóa có những đặc trưng riêng tạo nên sự đặc sắc, nét riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam.
Qua việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_van_hoa_am_thuc_cua_dan_toc_thai_o_huyen_quan_hoa_tin.doc