TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nơi thực tập
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NINH SƠN
Đề tài
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ: Thư ký Tóa án THÁI THỊ THÙY DUNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s NGÔ THIÊN VÂN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG DUY
MÃ SỐ SV: 1523801010224
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HỌC LỚP: D15LUTP02
NIÊN KHÓA: 2015-2019
Bình Dương, năm 2019
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚ
37 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh sơn, tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG DẪN
Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập
Nội dung báo cáo
Kết quả đợt thực tập:
Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập:
Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:
Điểm đạt:
Điểm số
Điểm chữ:
...ngày ..tháng năm
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo này là công trình nghiên cứu độc lập của mình với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn tại Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn. Những thông tin, dữ liệu đưa ra trong báo cáo được thống kê từ các nguồn cụ thể như đã trích dẫn. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân xin đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là Th.s Ngô Thiên Vân. Người giảng viên đã tận tình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ tôi trong báo cáo lần này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cơ quan công an huyện Ninh Sơn, Ủy ban nhân dân Huyện Ninh Sơn, Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn và đặc biệt là cán bộ hướng dẫn của mình là Thư ký tòa án Thái Thị Thùy Dung đã hướng dẫn chu đáo cũng như hỗ trợ cho tôi trong việc thống kê, tổng hợp số liệu thực tế trên địa bàn.
Tác giả
Hoàng Duy
DANH MỤC TỪ VIẾT VẮT
Bộ luật hình sự
BLHS
Trộm cắp tài sản
TCTS
UBND
UBND
TAND
TAND
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Thực trạng của Tình hình tội phạm 11
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu của Tình hình tội phạm theo số vụ trong giai đoạn 2014 – 2018 13
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo trong giai đoạn 2014 – 2018 13
Biểu đồ 3.1. Động thái của Tình hình tội phạm theo số vụ 14
Biểu đồ 3.2. Động thái của Tình hình tội phạm theo số bị cáo 15
Biểu đồ 4. Thiệt hại của Tình hình tội phạm 16
Biểu đồ 5. Nghề nghiệp của người phạm tội trộm cắp tài sản năm 2018 19
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Huyện Ninh Sơn là một trong những huyện được thành lập từ khi tái lập tỉnh Ninh Thuận từ tỉnh Thuận Hải cũ. Qua quá trình hình thành về phát triển từ năm 1982, từ một huyện miền núi khó khăn về gần như mọi mặt. Huyện Ninh Sơn trong những năm vừa qua đã có những bước chuyển mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trưởng, đường lối mà Đảng và nhà Nước đã đề ra. Những năm gần đây với sự thu hút một số doanh nghiệp về chế biến thực phẩm, công nghiệp may mặc, đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế trên địa bàn huyện, không còn quá phụ thuộc vào nông nghiệp như trước đây. Phần nào đó cải thiện cuộc sống vốn cơ cực của người dân địa phương.
Với sự phát triển đó không những đem lại mặt tích cực đó mà nó cũng kéo theo là tình hình các tệ nạn xã hội cũng như tình hình tội phạm phát triển theo. Trên địa bàn từ năm 1982 đến nay, tình hình tội phạm tại đây có những diễn biến phức tạp. Diễn biến của tình hình tội phạm đi cùng sự phát triển của xã hội. Nhưng xuất hiện nhiều hơn cả là tội phạm xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tội phạm xâm phạm về sở hữu và tội phạm về ma túy. Trong đó đặc biệt là tội phạm xâm phạm về sỡ hữu, tuy chỉ là loại tội phạm xâm phạm tới quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng thực tế trên địa bàn huyện loại tội phạm này diễn ra cực kỳ phổ biến và không những gây tách động đến tình hình tội phạm mà còn ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Trong tình hình đó, với những tìm hiểu ban đầu tác giả đã nhận thấy tội phạm TCTS là loại tội phạm có độ phổ biến nhất trong tình hình tội phạm tại huyện Ninh Sơn. Với cơ cấu khoảng 25,6% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trong tình hình tội phạm trên toàn huyện Thống kê Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn
. Tội phạm TCTS có tầm ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đối với tình hình tội phạm chung tại đây khi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người dân. Mặc dù đã có những thời gian mà loại tội phạm này với các công tác đấu tranh, phòng chống của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân đã tương đối được kiểm soát. Nhưng nó vần tiềm tài những nguy cơ bộc phát trở lại. Cụ thể như năm 2016 được người dân địa phương gọi đây là “Năm của siêu trộm” khi mà có hàng loại vụ TCTS diễn ra trên địa bàn huyện với mức độ nguy hiểm cao. Ví dụ: Vụ trộm tại Nhà thờ Quảng Thuận với thiệt hại về tài sản là hơn 300.000.000 đồng, vụ trộm tiệm vàng Kim Tùng Giao của băng trộm chuyên nghiệp từ Đồng Nai với tài sản bị chiếm đoạt là khoảng 40 cây vàng và nhiều tài sản giá trị khác,
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2015) vừa mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thì Điều 173 quy định Tội phạm TCTS có một vài sự thay đổi so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về hình phạt, một số tình tiết, . Tuy nhiên trên mặt thực tiễn áp dụng BLHS năm 2015 vẫn còn gặp khác nhiều với vướng mắc, hạn chế nhất định như: BLHS năm 2015 vẫn chưa đưa ra được khái niệm hay nói cách khác là mô tả hành vi nào là “Trộm cắp tài sản”; một số bấp cập khi áp dụng các tình tiết theo quy định của pháp luật như là: “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm”, “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Và với tình hình đó, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng các tình tiết này.
Với tư cách là một người con sinh ra và lớn lên tại đây Tác giả nhận thấy mình có trách nhiệm cần làm gì đó để giảm thiểu tình trạng này góp phần giúp đỡ cho sự phát triển của quê nhà. Đứng trước tình hình đó cùng với sự hỗ trợ của Thạc sĩ Ngô Thiên Vân là giảng viên hướng dẫn và Thư ký TAND huyện Ninh Sơn Thái Thị Thùy Dung là cán bộ hướng dẫn đã thôi thúc tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu về tình hình tội phạm TCTS.
Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” cho kỳ thực tập lần này. Qua đó nghiên cứu đưa ra được khái niệm cơ bản của tội phạm TCTS, có nhìn nhận từ thực tiễn việc áp dụng BLHS năm 2015 và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với loại tội phạm này cho không những riêng trên địa bàn huyện Ninh Sơn mà còn cho cả trên cả nước nhằm giảm đi về số lượng cũng như thiệt hại mà tội phạm TCTS gây ra cho xã hội.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn từ việc nghiên cứu tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện Ninh Sơn từ năm 2014 đến năm 2018, đề tài thể hiện rõ tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện qua đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm TCTS về mặt lập pháp cũng như về mặt thực tiễn áp dụng tại huyện Ninh Sơn nói riêng và các địa bàn khác nói chung.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiện cứu: là tình hình tội phạm TCTS nói riêng và tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Ninh Sơn. Ngoài ra tác giả còn nguyên cứu về các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các quan điểm lập pháp về tội phạm TCTS.
Phạm vị nghiên cứu:
Về nội dung, đề tài được nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ của tội phạm học, luật hình sự.
Về không gian, đề tài được nghiên cứu và khảo sát trong phạm vi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Về thời gian, đề tài được nghiên cứu với số liệu thực tiễn của TAND huyện Ninh Sơn từ năm 2014 đến năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp chuyên ngành của nghiên cứu pháp luật và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. Trong đó có thể kể đến như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và so sách pháp luật, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,
Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục thì nội dung của đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Khát quát chung về tội phạm trộm cắp tài sản
Chương 2: Tình hình tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 đến năm 2018
Chương 3: Đánh giá và kiến nghị công tác phòng ngừa đối với tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản
Căn cứ theo Điều 32 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyền sở hữu là một quyền của công dân được ghi nhận và quyền sở hữu được pháp luật bảo hộ. Để bảo hộ, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp được sử dụng như là các biện pháp về dân sự. Nhưng biện pháp nghiêm khắc hơn cả là sử dụng pháp luật hình sự. Pháp luật nước ta đã hình sự hóa các hành vi nguy hại cho xã hội xâm phạm đến sở hữu, hơn thế nữa còn quy định về các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người thực hiện loại tội phạm này. Trong số các loại tội phạm xâm phạm sở hữu phải kể đến “Trộm cắp tài sản”. Một loại tội phạm có độ phổ biến cao ở khắp nơi trên cả nước hiện nay.
Điểm qua lịch sử thì pháp luật hình sự nước ta đã có những ghi nhận về tội phạm này từ rất sớm. Ở thời phong kiến, tội phạm TCTS được ghi nhận trong nhiều quy phạm luật hình sự thời bấy giờ. Điển hình trong “Bộ luật Hồng Đức” một bộ luật được xem là đỉnh cao của thành tựu lập pháp Việt Nam thời phong kiến. Tội phạm TCTS là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao trong các tội phạm xảy ra trong xã hội phong kiến. Sự đánh giá này được thể hiện tại quy định về hình phạt đối với người phạm tội TCTS và cách thức sắp xếp vị trí của các quy định của tội TCTS trong các quy định về tội phạm Quốc triều hình luật, Luật hình triều Lê, Luật Hồng Đức, Nxb. Chính trị quốc gia (2005).
. Theo sự thay đổi của xã hội pháp luật hình sự cũng có nhiều thay đổi về quy định tội phạm TCTS và được ghi nhận trước khi BLHS năm 1985 ra đời. Cụ thể là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào năm 1970. Trên tinh thần kế thừa hai pháp lệnh trên BLHS năm 1985 của nước ta cũng đã quy định loại tội phạm này tại hai chương: Chương IV – Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và Chương VI – Các tội xâm phạm sở hữu của công dân. Tại gia đoạn này, TCTS được quy định tại hai điều luật khác nhau căn cứ trên loại tài sản mà hành vi trộm cắp xâm phạm đến. Còn tại BLHS năm 1999, với sự thay đổi của các chính sách bình đẳng trong xã hội giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu thì tội phậm xâm phạm sở hữu chỉ còn được quy định trong Chương XIV – Các tội xâm phạm sở hữu. Và trên cơ sở lấy BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 làm nền tảng, thì BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng có một vài thay đổi. Thay đổi lớn nhất đó là các dấu hiệu định tội khi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng. Cụ thể là thay thế dấu hiệu “Gây hậu quả nghiệm trọng” bằng dấu hiệu “Gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; cụ thể hóa dấu hiệu “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” bằng cách liệt kê các tội phạm mang tính chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS năm 2015. Ngoài ra còn thêm các dấu hiệu đó là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với bị hại. Mặc dù qua quá trình hình thành có nhiều sự phát triển và hoàn thiện nhưng pháp luật hình sự nước ta chưa có một khái niệm cụ thể “Trộm cắp tài sản” là như thế nào?
Theo Điều 235 BLHS Nhật bản, TCTS được quy định như sau: “Bất cứ ai đánh cắp tài sản của người khác sẽ bị xét xử với tội trộm cắp tài sản và bị trừng phạt với hình phạt không quá mười năm tù.” The Criminal Code of Japan (Bộ luật hình sự Nhật bản), www.archive.org.
Tương tự như pháp luật Việt Nam, pháp luật hình sự Nhật Bản cũng chưa có khái niệm cụ thể về TCTS. Còn tại Khoản 1 Điều 158 của BLHS Liên Bang Nga quy định: “Trộm cắp tài sản nghĩa là bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác” Trường đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà nội.
. Theo khái niệm này thì TCTS có hai dấu hiệu rõ ràng là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác và hành vi này được thực hiện bí mật.
Trên thực tiễn áp dụng các quy phạm hình sự cũng như khoa học pháp lý tại nước ta có thể đưa ra khái niệm như sau: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định” TS Trần Thị Quang Vinh, Tập bài giảng Luật hình sự, 2018.
. Có thể thấy khái niệm này khá tương đồng với BLHS Liên bang Nga. Dấu hiệu định tội của tội phạm này gồm có hai dấu hiệu:
Thứ nhất, đây là một hành vi chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác. Có thể hiểu đang trong sự quản lý của người khác là đang trong sự quản lý của chủ sỡ hữu hoặc của người quản lý hợp pháp.
Thứ hai, Hành vi chiếm đoạt tài sản này là một hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản. Lén lút chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản một các bí mật đối với người quản lý tài sản.
Và để thỏa mãn cấu thành tội phạm thì hành vi này còn phải thỏa mãn các trường hợp luật quy định về giá trị tài sản, loại tài sản xâm phạm, nhân thân người phạm tội hay gây hậu quả xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Dấu hiệu pháp lý của Tội phạm trộm cắp tài sản
Tội phạm TCTS là loại tội phạm khá phổ biến xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác về tài sản. Loại tội này mang những dấu hiệu pháp lý đặc trưng theo quy định của pháp luật hình sự. Những dấu hiệu này được thể hiện cụ thể tại Điều 173 BLHS năm 2015 như sau:
Khách thể của tội phạm trộm cắp tài sản
Với cái tên “trộm cắp tài sản” thì có thể thấy rõ khách thể chính mà loại tội phạm này xâm phạm đó chính là quyền sở hữu về tài sản của cơ quan, tố chức cá nhân. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền sở hữu tài sản là một trong các quyền được nhà nước và pháp luật bảo hộ. Theo Luật dân sự Việt Nam, quyền sỡ hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, và quyền sử dụng. Khi tội phạm TCTS xâm phạm đến quyền chiếm hữu về tài sản thì cũng đồng thời xâm phạm đến quyền định đoạt và quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu.
Có thể thấy đối tượng của loại tội phạm này là tài sản. Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Tài sản vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Ngoài ra, tài sản còn được phân thành hai loại là động sản và bất động sản. Theo Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015, bất động sản là đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải bất động sản. Như vậy những tài sản mà tội phạm này xâm phạm cụ thể là: vật, tiền, giấy tờ có giá. Trong trườn hợp phân chia tài sản theo động sản và bất động sản thì đối tượng tác động hiện nay của tội phạm TCTS là động sản. Trên thực tế cho thấy, đối tượng tác động của tội phạm này thường là các tài sản hợp pháp của chủ sở hữu. Ngoài ra, tội phạm TCTS theo pháp luật hình sự Việt Nam không chỉ nhằm bảo vệ quyền sở hữu mà còn để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vì vậy trong một số trường hợp đặc biệt, tài sản bất hợp pháp vẫn là đối tượng tác động của loại tội phạm này. Đó là các tài sản mà chủ sở hữu có được thông qua các hành vi vi phạm pháp luật như: đánh bạc, buôn bán ma túy, Người chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp vẫn bị truy cứu trách nhiệm về hành vi TCTS của mình.
Mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản
Tội phạm TCTS là một tội cấu thành vật chất. Vì vật mặt khách quan của tội phạm TCTS gồm đây đủ: Hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra mặt khách quan còn có một số điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện,
Thứ nhất, Hành vi khách quan của tội phạm TCTS, đây được xem là biểu hiện cơ bản nhất của mặt khách quan. Hành vi khách quan mà tội phạm TCTS thể hiện là hành vi bí mật lấy đi tài sản của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Bí mật ở đây có nghĩa là người phạm tội có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình. Trong một số trường hợp, người phạm tội chỉ che giấu hành vi phạm tội của mình đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản nhưng lại để cho người khác thấy hành vi phạm tội của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai, Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là những thiệt hại mà tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra cho khách thể của tội phạm. Ở tội phạm TCTS, hậu quả mà nó gây ra là những thiệt hại về tài sản. Và hậu quả về tài sản do hành vi này gây ra có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên, nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải thỏa mãn các yếu tố khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015. Cụ thể là tình tiết đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật. Có thể thấy hậu quả mà tội phạm trộm cắp này gây ra không những là thiệt hại về tài sản mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an trên địa bàn, và gây hoang mang cho người dân địa phương.
Thứ ba, Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong mặt khách quan của tội phạm TCTS cần phải chứng minh hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút là nguyên nhân dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho quyền sở hữu của chủ sở hữu. Trong mối quan hệ nhân quả của mặt khách quan của tội phạm TCTS thì hậu quả thiệt hại về tài sản chính là kết quả thể hiện trên thực tế của hành vi TCTS.
Chủ thể của tội phạm trộm cắp tài sản
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay thì pháp nhân không thể là chủ thể của tội phạm TCTS. Vì vậy chỉ có con người mới là chủ thể của loại tội phạm này. Nhưng không phải ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm TCTS. Họ phải đủ các điểu kiện mà pháp luật hình sự quy định đó là: có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi.
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thấy hành vi của mình là nguy hại cho xã hội và đủ năng lực để điều khiển việc thực hiện hành vi đó. Người phạm tội TCTS khi thực hiện hành vi đó, họ nhận thức được rằng nó sẽ tước đoạt đi quyền sở hữu của người khác, gây ra các thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu.
Để có được năng lực trách nhiệm hình sự một người phải trải qua quá trình sinh ra, phát triển về mặt thể chất, trí tuệ cùng với đó là sự giáo dục cũng như những tích lũy kinh nghiệm sống của bản thân khi tới một độ tuổi nhất định. Trải qua quá trình đó thì một người mới có thể nhận thức được thế nào là chuẩn mực xã hội và hình thành năng lực trách nhiệm hình sự để điển khiển hành vi của mình sao phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Còn theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những trường hợp mà Pháp luật hình sự có quy định khác. Ngoài ra người từ đủ 14 tuổi cho đến dưới 16 cũng sẽ là chủ thể của tội phạm này khi phạm tội với trường hợp đó là tội phạm rất nguy hiểm, tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
Đây là hai điều kiện về chủ thể của tội phạm TCTS. Chủ thể của loại tội phạm này là chủ thể bình thường, chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi khi thực hiện hành vi TCTS sẽ trở thành chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan của tội phạm trộm cắp tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện diễn biến tâm lý của người phạm tội, được đặc trưng bằng dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích phạm tội Nguyễn Thanh Phương, Đấu tranh phòng choóng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ, Tp. Hồ Chí Minh (2009).
.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi loại tội phạm, với trường hợp tội phạm TCTS thì lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội khi thực hiện hành vi TCTS họ nhận thức rõ ràng về hành vi của mình gây nguy hại cho xã hội. Và họ mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Về động cơ và mục đích, thì đây không phải là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này. Nhưng nó lại có mối quan hệ chắc chẽ với dấu hiệu lỗi. Động cơ phạm tội là yếu tố thúc đẩy việc thực hiện hành vi người phạm tội. Còn mục đích được hiểu là cái mong muốn đạt được của người phạm tội khi thực hiện hành vi đặt ra trong ý thức của họ. Tuy không là dấu hiệu bắt buộc nhưng trên thực tế hai dấu hiệu này là cơ sở cho việc là rõ trong nhiều vấn đề khác của tội phạm. Ví dụ như trong việc quyết định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Như vậy, Tội phạm TCTS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với mong muốn chiếm đoạt được tài sản mặc dù nhận thực được sự sai trái của hành vi. Và gây hậu quả là xâm phạm đến quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hình phạt
Về phần hình phạt thì BLHS năm 2015 có sự thay đổi so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (gọi tắt là BLHS năm 1999) theo hướng giảm nhẹ đi. Với bốn khung hình phạt chính và một hình phạt bổ sung. BLHS năm 2015 quy định về hình phạt cho tội phạm TCTS như sau:
Khung thứ nhất, đây là khung cơ bản có mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi mà người phạm tội đáp ứng đủ các dấu hiệu định tội theo Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015. Các tình tiết định tội khi giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng cũng có sự thay đổi so với BLHS năm 1999 cụ thể là tình tiết “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” được thay đổi theo hướng liệt kê, cụ thể hóa các loại tội phạm chiếm đoạt tài sản; tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng” được thay bằng tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; thêm vào đó là hai tình tiết “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” và “Tài sản là di vật, cổ vật”.
Khung thứ hai, tăng nặng so với khung cơ bản với mức phạt là từ 2 năm đến dưới 7 năm tù. Với các tình tiết tặng nặng tại Khoản 2:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Khung thứ ba, có mức phạt từ 7 năm đến 15 năm tù. Theo quy định của Khoản 3:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung thứ tư, có mức phạt từ 12 năm đến 20 năm tù. Quy định tại khoản 4 đã có sự thay đổi lớn so với BLHS năm 1999 khi bỏ đi hình phạt tù chung thân. Các tình tiết định khung như sau:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
Ngoài ra người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung được quy định theo Khoản 5 là hình thức phạt tiền. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng. Hình phạt này là một hình phạt phù hợp với tình chung hình của tội phạm xâm phạm sở hữu và đối với riêng tội phạm TCTS, nó có tính chất giáo dục riêng và phòng ngừa chung cho xã hội.
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018
Tình hình Tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận Từ năm 2014 đến năm 2018
Trong giai đoạn 2014 – 2018, tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện có những diễn biến phức tạp, ảnh hướng sâu rộng đến tình hình tội phạm chung cũng như tình hình an ninh trật tự của huyện Ninh Sơn. Các thông số của tình hình tội phạm về thực trạng, cơ cấu, động thái và thiệt hại sẽ phản ánh một cách đầy đủ bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm TCTS tại Ninh Sơn.
Thực trạng của tình hình tội phạm
Căn cứ vào việc thống kê tại TAND huyện Ninh Sơn, biểu đồ dưới đây thể hiện một cách rõ ràng thực trạng của tình hình tội phạm TCTS trong giai đoạn 2014 – 2018:
Nhìn chung về thực trạng tội phạm TCTS có những diễn biến phức tạp trong đó có giai đoạn tăng nhẹ, tăng đột biến và giảm. Có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ, cụ thể:
Giai đoạn tăng từ năm 2014 – 2016, giai đoạn này cả về số vụ cũng như số bị cáo đều có chiều hướng tăng, với đỉnh điểm là năm 2016. Năm 2014 đưa ra xét xử 11 vụ với 20 bị cáo. Năm 2015 đưa ra xét xử 13 vụ với 21 bị cáo. Trong giai đoạn 2014 – 2015, kể cả số vụ và số bị cáo đều có sự tăng. Số vụ tăng 18,2%, về số bị cáo tăng 5% so với năm 2014. Còn trong năm 2016, có 25 vụ với 34 bị cáo, tăng 92,3% về số vụ và 61,9% về số bị cáo so với 2015. Có thể thấy đây là một tỷ lệ tăng đột biến khi về số vụ tăng gần gấp 2 lần, về số bị cáo tăng hơn 1,5 lần.
Giai đoạn giảm từ 2016 – 2018, tình hình tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện dường như phần nào được kiểm soát nên đã có xu hướng giảm trong ba năm này. Năm 2017, với số vụ là 14 vụ giảm 44% so với năm 2016, số bị cáo là 21 bị cáo giảm 38,2% so với năm 2016. Với đỉnh điểm năm 2016, công tác phòng ngừa của cơ quan chức năng cũng như người dân được nâng cao và đã có những tác dụng tích cực một cách rõ rệt. Năm 2018 chỉ có sự giảm nhẹ giảm 7,1% về số vụ và tăng nhẹ về số bị cáo là 4,5%.
Với thực trạng này, Chỉ số tội phạm TCTS trên 10.000 dân tại địa bàn huyện Ninh Sơn trong giai đoạn 2014 - 2018:
Với: 76 là số vụ trộm cắp tài sản diễn ra trên địa bàn huyện Ninh Sơn
83569 là số dân sinh sống trên địa bàn huyện Ninh Sơn
Qua chỉ số này khi so sánh với các huyện khác trong tỉnh. Thực trạng tội phạm trộm cắp của huyện Ninh Sơn còn khá cao đứng vị trí thứ 3 trong 7 huyện và thành phố nhưng có chỉ số gần bằng vị trí thứ 2 của huyện Ninh Hải, chỉ số của huyện Ninh Hải và thành phố Phan Rang lần lượt là 9,2 và 11,8 Báo cáo tổng kết ngành Tòa án tỉnh Ninh Thuận năm 2018.
.
Cơ cấu của tình hình tội phạm
Thông số cơ cấu của tình hình tội phạm sẽ cho tỷ trọng trong thành phần của tổng thể tình hình tội phạm chung. Qua đó phản ảnh đầy đủ về mức độ phổ biến, tính chất nguy hiểm, tầm ảnh hưởng của tội phạm này cũng như thành phần của người phạm tội. Tỷ lệ tội phạm TCTS trên địa bản huyện Ninh Sơn trong những năm qua luôn chiếm tỷ cao trong tình hình tội phạm chung.
Trong giai đoạn 2014 – 2018, tội phạm TCTS chiểm tỷ lệ khá cao trong tình hình tội phạm chung trên toàn huyện. Với tỷ lệ 25,6% thì loại tội phạm này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tội phạm. Qua tỷ lệ này có thể thấy đây là loại tội phạm có sự ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Ninh Sơn. Không những thế nó còn có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nơi đây.
Tội phạm TCTS thường do các đối tượng có không công việc làm ổn định, chưa được qua đào tạo về nghề nghiệp. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ về trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội TCTS:
Cụ thể từ năm 2014 đến năm 2018, trong tổng số 118 bị cáo phạm tội TCTS thì chỉ có 7 bị cáo đã tốt nghiệp trung học phổ thông và qua đào tạo về nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ 6%. Số bị cáo không biết chữ là 22,9% và 71,1% là số bị cáo biết chữ nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Với tỷ lệ học vấn như trên có thể thấy các bị cáo thường là có đối tượng thất nghiệp hoặc có các công việc không ổn định như làm thuê, phục vụ, Vì có tới 94% các bị cáo chưa qua đào tạo nghề nghiệp.
Động thái của tình hình tội phạm
Động thái là một thông số thể hiện sự diễn biến của tình hình tội phạm. Qua quá trình nghiên cứu thông số này sẽ cho ta cái nhìn tổng thể về quá trình thay đổi của tội phạm trộm cắp tài sản. Đánh giá được các công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân trong những năm vừa qua. Trên cơ sở thống kê số liệu từ TAND huyện Ninh Sơn, hai biểu đồ dưới đây là thể hiện sự tăng, giảm qua tỷ lệ phần trăm của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh Sơn trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Biểu đồ 3.1 thể hiện động thái của tình hình tội phạm theo số vụ, còn tại Biểu đồ 3.2 thể hiện động thái tình hình tội phạm theo số bị cáo.
Với điểm mốc là năm 2014, có thể thấy diễn biến chung tình hình tội phạm trộm cắp tài sản đều có xu hướng tăng so với mốc 2014.
Năm 2015 thì số vụ tăng 18.2% so với năm 2014 là hai vụ với mốc 11 vụ ở năm 2014. Tỷ lệ tăng này là khá cao so với một số loại tội phạm khác đang có xu hướng giảm trên địa bàn huyện như: tội phạm về ma túy hay mại dâm.
Năm 2016 với cái tên gọi là “Năm của siêu trộm” thì tỷ lệ tăng là 127,3% về số vụ TCTS, tăng từ 11 vụ tăng lên 25 vụ, tăng hơn 2 lần về số vụ. Một con số đang để chúng ta quan ngại về sự bộc phát này. Sự bộc phát này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trên thực tế. Cụ thể là năm 2016 là nền nông nghiệp gần như không mang lại thu nhập cho người dân địa phương khi các cây trồng chính trên địa bàn đều mất mùa cho năng suất không cao như: mía, mì, dưa, vì gặp phải thời tiết không thuận lợi. Nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó mắt trắng từ mùa màng.
Năm 2017 vẫn là tỷ lệ tăng cao nhưng không còn mất kiểm soát như “Năm của siêu trộm”. Với sự quan tâm của chính quyền định phương về các chính sách cải thiện nền kinh tế cũng như sự nổ lực của của lực lượng chức năng và người dân địa phương thì tình hình tội phạm TCTS phần nào được kiểm soát với tỷ lệ tăng so với năm 2014 là 27,3%.
Năm 2018 vẫn có tỷ lệ tăng so với mốc nhưng tỷ lệ tăng này vẫn đang có xu hướng giảm so với tỷ lệ tăng của năm 2016, năm 2017 là 18,2%. Chỉ tăng 2 vụ so với mốc 11 vụ ở năm 2014.
Tương tự như diễn biến về số vụ thì số bị cáo cũng có xu hướng tăng so với năm 2014. Nhưng tỷ lệ không tăng cao như tỷ lệ tăng của số vụ. Cụ thể năm 2015, tỷ lệ tăng là 5% là 21 bị cáo so với 20 bị cáo ở năm 2014. Năm 2016, tương tự như sự bốc phát về số vụ thì tỷ lệ tăng về số bị cáo cũng lên đến 70% là 34 bị cáo so với 20 bị ở năm 2014. Năm 2017, tỷ lệ tăng chóng mặt này của năm 2016 đã được kiểm soát khi chỉ còn tăng 5% so với mốc 2014. Riêng năm 2018 tuy tỷ lệ tăng về số vụ thấp hơn so với năm 2017 nhưng về số bị cáo thì tỷ lệ tăng này lại cao hơn là 10 so với năm 2014. Điều này thể hiện một thực trạng là tội phạm TCTS trên địa bàn trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tinh_hinh_toi_pham_trom_cap_tai_san_tren_dia_ban_huye.doc