-------------o0o------------
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ
Đề tài
Tìm hiểu về HTML5, CSS3, thiết kế website tin tức
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
MSV:
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2020
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, công nghệ dành cho thiết bị laptop, máy tính bảng, di động ngày càng phát triển. Nếu như trước đây, người dùng phải dùng chiếc máy tính để bàn cồng kềnh cùng trình duyệt web IE (Internet Explorer) để lướt web, thì giờ đây với máy tính xách tay (laptop), điện thoại
63 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Tìm hiểu về HTML5, CSS3, thiết kế website tin tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông minh (Smartphone) cùng rất nhiều trình duyệt khác (Firefox, Opera, Google Chrome,) người dùng có thể dễ dàng lướt “net” ở bất kì nơi đâu. Tuy nhiên với các thiết bị, trình duyệt web khác nhau, nội dung hiển thị trên màn hình sẽ khác nhau. Chẳng hạn trên máy tính có thể xem các trang web này rất tốt, nhưng trên điện thoại thông minh thì giao diện và cấu trúc trang bị xáo trộn. Hay có thể xem phim rất tốt với Google Chrome nhưng với Opera, IE, Firefox thì không. Vậy giải pháp nào để người dùng có thể sử dụng bất kỳ trình duyệt trên bất kỳ thiết bị nào cũng có thể xem được đầy đủ, trọn vẹn nội dung, thông tin trên Internet.
HTML5 là sản phẩm của sự phát triển tiếp theo của HTML, đó là viết tắt của thuật ngữ ngôn ngữ web Hyper Text Markup Language, là định dạng cốt lõi hầu hết website hiện nay.
HTML5 cho phép phát triển, lập trình web tạo ra các trang web có những tính ưu việt hơn. Không những vậy, HTML5 còn đem đến cho người dùng những trải nghiệm về tốc độ truy cập web nhanh hơn, tốt hơn, tài nguyên phong phú hơn.
HTML5 và CSS3 cũng làm cho các ứng dụng web và các trang web hấp dẫn hơn. HTML5 có các tính năng mới được thêm vào giúp cho công việc xây dựng ứng dụng web dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ như nhiều màu sắc hơn và hỗ trợ đường cong, việc làm mờ, góc tròn (thay vì ép buộc các nhà thiết kế web sử dụng các hình ảnh để tạo ra các góc tròn) và dĩ nhiên là cả việc lưu trữ offline. Tất cả những điểu này làm một trang Web trở nên dễ nhìn hơn, bắt mắt hơn và làm cho mọi thứ trở nên sát với những gì mà nhà thiết kế tưởng tượng trong đầu hơn.
Ngoài ra, HTML5 và CSS3 sẽ giúp các nhà thiết kế Web dễ dàng hơn trong việc tạo ra các hiêu ứng động và các trò chơi tương tác mà không cần dùng đến Flash. Một số ví dụ về những người dùng có thể làm với HTML5, CSS3 và một số ít hỗ trợ từ JavaScript. Thiết kế Shack cũng có một ví dụ hiệu ứng động CSS3 khác. Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn cho Flash nhưng HTML5 và CSS3 sẽ có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực này.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HTML5, CSS3
1.1 HTML
1.1.1 Định nghĩa về HTML
HTML (HyperText Markup Language) là một loại ngôn ngữ dùng để mô tả hiển thị các trang web.
Nhiều người nhầm tưởng HTML là ngôn ngữ lập trình nhưng thực sự không phải như vậy, nó là một ngôn ngữ đánh dấu
Một ngôn ngữ đánh dấu là một bộ các thẻ đánh dấu
Để có thể miêu tả trang web ta cần đánh dấu các thẻ HTML
1.1.2 Thành phần của HTML
Các dạng thẻ HTML
Thẻ HTML dùng để viết lên những thành tố HTML
Thẻ HTML được bao quanh bởi hai dấu lớn hơn nhỏ hơn
Những thẻ HTML thường có một cặp giống nhau như và
Thẻ thứ nhất là mở thẻ đầu và thẻ thứ hai là thẻ kết thú
Dòng chữ ở giữa hai thẻ bắt đầu và kết thúc là nội dung
Những thẻ HTML không phân biệt in hoa và viết thường. Ví dụ dạng và đều như nhau
Thành phần HTML
Thành phần của HTML bắt đầu với thẻ
Nội dung của nó là web design resources
Thành phần của HTML kết thúc với thẻ
Mục đích của thẻ là để xác định một thành phần của HTML phải được thể hiện dưới dạng in đậm
Phần này bắt đầu bằng thẻ bắt đầu và kết thúc bằng . Mục đích của thẻ là xác định thành phần của HTML bao gồm nội dung của tài liệu
Các thuộc tính của thẻ HTML
Những thẻ HTML đều có những thuộc tính riêng. Những thuộc tính này cung cấp thông tin về thành phần HTML của trang web. Tag này xác định thành phần thân trang HTML: . Với một thuộc tính thêm vào là bgcolor, có thể báo cho chương trình duyệt biết rằng màu nền của trang này là màu màu xanh, giống như sau: hoặc (#01F701 là giá trị hex của màu). Thẻ này sẽ định dạng bảng HTML: với một thuộc tính đường viền
Thuộc tính luôn luôn đi kèm một cặp như name/value: name = “value” (tên = “giá trị”) thuộc tính luôn luôn được thêm vào thẻ mở đầu của thành phần HTML. Dấu ngoặc kép, “green” hoặc ‘green’
Giá trị thuộc tính nên được đặt trong dấu trích dẫn “ và ”. Kiểu ngoặc kép như vậy thì phổ biến hơn, tuy nhiên kiểu đơn như ‘ và ’ cũng có thể được dùng. Ví dụ tronng một vài trường hợp đặc biệt hiếm, ví dụ như giá trị thuộc tính đã mang dấu ngoặc kép rồi, thì việc sử dụng ngoặc đơn là cần thiết.
Ví dụ : Name = ‘Lap “trinh” web’
1.1.3 Cấu trúc cơ bản của HTML
Một tài liệu HTML luôn được gói trong cặp tag và
Cặp tag và sẽ là nơi mô tả những gì có thể nhìn thấy của trang.
=> Như vậy, một trang web viết bằng html sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:
Ngoài phần body còn có phần head, được viết bởi cặp tag và . Nếu sử dụng cặp tag này, bắt buộc phải viết them một cặp tag nữa đó là và . Giữa và là tên của trang web được hiển thị phía trên
cùng của menubar.
=> Như vậy, một trang web với lúc này sẽ có cấu trúc như sau:
1.1.4 Các thẻ cơ bản trong HTML
Một tài liệu HTML được tạo nên từ các cặp thẻ html
Thẻ được bắt đầu bằng dấu
Tên thẻ nằm giữa cặp dấu
Ví dụ: tức là đang khai báo thẻ a
Cặp thẻ được tạo nên từ thẻ mở và thẻ đóng
Ví dụ: trong đó là thẻ mở, là thẻ đóng
Nội dung của thẻ sẽ được nằm giữa thẻ đóng và thẻ mở
Cũng có một số thẻ chỉ có thẻ mở mà không có thẻ đóng.
Ví dụ: , ,
Những thẻ quan trọng nhất trong HTML là những thẻ xác định Headings, đoạn văn và xuống dòng
Các thẻ tiêu đề (Headings)
Thường được sử dụng để thế hiện cho tiêu đề của bài viết, bản tin hay các mục nhấn mạnh
Bao gồm các thẻ từ đến
Font chữ của nội dung trong các thẻ giảm từ đến
Đây là headings
.
HTML sẽ tự động thêm một dòng trắng trước và sau mỗi heading
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Đoạn văn bản trong html (HTML Paragraphs)
Nội dung văn bản được thể hiện trong cặp thẻ
Đây là đoạn văn bản
.
HTML sẽ tự động thêm một dòng trắng trước và sau mỗi heading
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Liên kết (HTML Links)
HTML sử dụng thẻ (Anchor) để tạo đường liên kết đến một tài liệu khác. Thẻ anchor có thể liên kết đến bất cứ một tài nguyên nào trên internet, chúng có thể là một trang HTML, một tấm hình, một file nhạc, một bộ phim,
Cú pháp để tạo một thẻ anchor
na la
Thẻ được sử dụng để tạo một điểm neo và liên kết bắt đầu từ đó, thuộc tính href được sử dụng để chỉ ra tài liệu sẽ được liên kết đến, và chữ na xuất hiện ở giữa hai tag sẽ được hiển thị dưới dạng siêu liên kết
Ta dùng cặp thẻ để làm công việc liên kết các trang web với nhau
Thuộc tính của thẻ gồm:
href: qui định địa chỉ mà url trỏ tới
target: qui định liên kết sẽ được mở ra ở đâu
_blank: cửa sổ mới
_self: trang hiện tại
Với thuộc tính này, có thể xác định liên kết đến tài liệu khác sẽ được mở ra ở
đâu. Dòng code dưới đây sẽ mở tài liệu được liên kết trong một cửa sổ trình duyệt mới.
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Nhấn vào “Go to google page” trang google được mở ra trên một cửa sổ mới
Xuống dòng (HTML Line Breaks)
Thẻ được sử dụng khi muốn kết thúc một dòng nhưng lại không muốn bắt đầu một đoạn văn bản khác. Thẻ sẽ tạo ra một lần xuống dòng khi viết nó. Xin chàoCác bạn, thẻ là một thẻ trống nó không cần thẻ đóng dạng .
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Non-breaking space
Ký tự được dùng nhiều nhất trong HTML có lẽ là nbsp (non-breaking space). Thường thì HTML cắt bớt khoảng trống trong chữ.
Ví dụ: Nếu viết 10 chỗ trống trong text thì HTML sẽ loại bỏ 9 trong số đó. Để thêm khoảng trống vào chữ phải sử dụng ký tự đặc biệt là  .
Bảng HTML và thuộc tính đường biên
Với HTML cũng có thể tạo bảng cho trang web.
Bảng được định dạng bởi thẻ . Một bảng được chia ra làm nhiều hàng với nhiều thẻ , mỗi hàng được chia ra làm nhiều cột dữ liệu với thẻ . Chữ td là chữ viết tắt của “table data”, là nội dung của cột dữ liệu có thể bao gồm chữ, hình ảnh, danh sách, đoạn vắn, form và bảng,
Nếu không thiết lập đường biên cho bảng thì bảng sẽ được hiển thị mà không có đường biên. Đôi khi nó hữu dụng nhưng thường thỉ bảng có đường biên.
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Thẻ table
Tag
Mô tả
Vẽ bảng
Hàng đầu của bảng
Hàng trong bảng
Ô trong hàng
Nhãn của bảng
Nhóm các cột
Định các thuộc tính của cột
Hàng đầu bảng
Thân của bảng
Hàng cuối bảng
HTML form và trường nhập dữ liệu
HTML form được sử dụng để chọn những dữ liệu nhập vào khác nhau của người dùng
Form
Một form là vùng mà nó bao gồm những thành phần của form. Thành phần của form là những thành phần cho phép người dùng có thể điền thông tin như là trường chữ, menu thả xuống, nút radio và các hộp kiểm vào một form
Một form được xác định bởi thẻ
Nhập liệu
Thẻ form được sử dụng nhiều nhất là thẻ . Loại dữ liệu nhập vào sẽ được xác định bởi thuộc tính của nó. Những trường nhập liệu được sử dụng nhiều nhất được giải thích ở đây.
Text field
Text field được sử dụng khi đánh chữ, số, vào một form
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Note: Khi form thì bị ẩn đi. Hơn nữa trên hầu hết các trình duyệt trường text được mặc định là 20 ký tự
Nút radio
Nút radio được sử dụng muốn người dùng chọn một trong những lựa chọn đưa ra
Note: Chỉ có một lựa chọn được chọn
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Hộp kiểm
Hộp kiểm được sử dụng khi người dùng có thể chọn nhiều lựa chọn hơn
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Thuộc tính hoạt động của form và nút Submit. Khi người dùng nhấp chuột vào nút “Submit”, nội dung của form đó sẽ được gửi đến một tin khác. Thuộc tính hoạt động của form xác định tên của file mà nó sẽ gửi nội dung đến. Tệp tin đó được xác định trong thuộc tính hoạt động của form và thường thì nó sẽ có những hành động với dữ liệu mà nó nhận được.
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Khi gõ tên vào trường chữ ở trên và nhấp vào Submit, nó sẽ gửi thông tin đó vào một trang gọi là “form.html”. Trang đó sẽ cho thấy dữ liệu nhận được.
HTML images ( Hình ảnh )
Với HTML có thể hiện hình ảnh trong tài liệu
Trong HTML, hình ảnh được xác định bởi thẻ . Để hiển thị một hình trên trang web, cần phải sử dụng thuộc tính src. Src là chữ viết tắt của source. Giá trị của thuộc tinhsrc là địa chỉ URL của hình ảnh muốn hiển thị trên trang web.
Thuộc tính của thẻ gồm:
src: chỉ ra đường dẫn file ảnh
alt: để mô tả nội dung sẽ hiển thị khi đường dẫn tới file ảnh không tồn tại
title = “Tiêu đề” : nội dung hiển thị khi đưa trỏ chuột lên hình.
width, height: độ rộng và độ cao của file được tính bằng excel, nếu không có width và height thì mặc định sẽ lấy kích thước gốc của file
Cú pháp để xác định một tấm hình:
Trình duyệt sẽ hiển thị hình ảnh nơi mà có thẻ image được chen trong tài liệu. Nếu muốn thêm thẻ image vào giữa một đoạn văn, trình duyệt sẽ hiển thị đoạn
văn thứ nhất trước sau đó đến hình ảnh và sau cùng là đoạn văn thứ 2.
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
HTML Background
Một background đẹp có thể làm cho trang nhìn đẹp mắt hơn.
Backgrounds
Thẻ có hai thuộc tính có thể chọn loại background cho mình
Background có thể là một màu hoặc là một tấm hình
Bgcolor
Thuộc tính bgcolor thiết lập hình nền một màu. Giá trị của thuộc tính này
là hệ số hexadecimal, một giá trị màu RGB hoặc một tên màu
Dòng code trên cùng thiết lập hình nền thành màu đen
Background
- Thuộc tính background thiết lập một tấm hình nền. Giá trị của thuộc tính này là địa chỉ URL của tấm hình muốn sử dụng. Nếu một tấm hình nhỏ hơn so với cửa sổ trình duyệt, tấm hình đó sẽ tự nhân lên đến khi nào nó che phủ hết cửa sổ trình duyệt
Các thẻ định dạng text (HTML Text Formatting)
(bold): Chữ In đậm
(Underline): Chữ gạch chân
(italic): Chữ in nghiêng
(Big): Chữ lớn hơn
(Subscrip) Chỉ số dưới. VD: H2O
(Superscript): Chỉ số trên. VD: x2y
In đậm ( nhấn mạnh )
(emphasized): Chữ in nghiêng ( nhấn mạnh hơn )
Ví dụ:
Kết quả hiển thị trong cửa sổ trình duyệt:
Lời chú thích trong HTML
Thẻ chú thích được sử dụng để thêm lời chú thích trong mã nguồn của HTML. Một dòng chú thích sẽ được bỏ qua bởi trình duyệt. Có thể sử dụng chú thích để giải thích về code, để su này có phải quay lại chỉnh sửa gì thì cũng dễ nhớ hơn.
1.2 CSS
1.2.1 Định nghĩa về CSS
CSS (Cascading Style Sheets) : là kiểu thiết kế sử dụng nhiều lớp định dạng chồng lên nhau. CSS được tooe chức World Wide Web (W3C) giới thiệu vào năm 1996. Cách đơn giản nhất để hiểu CSS là hãy coi nó như một phần mở rộng của HTML để giúp đơn giản hóa và cải tiến việc thiết kế cho các trang web.
CSS tiết kiệm rất nhiều công việc. Nó có thể kiểm soát bố cục của nhiều trang web cùng một lúc.
Với CSS, bạn có thể kiểm soát màu sắc, phông chữ, kích thước của văn bản, khoảng cách giữa các phần tử, cách các phần tử được định vị và bố trí, hình nền hoặc màu nền sẽ được sử dụng, các màn hình khác nhau cho các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau, và nhiều hơn nữa!
1.2.2 Cấu trúc của CSS
Cấu trúc của một CSS đơn giản như sau:
Vùng chọn{
Thuộc tính : giá trị ;
Thuộc tính : giá trị ;
}
Ví dụ:
1.2.2.1 Cách khai báo CSS
Khai báo trong cặp thẻ head
Ví dụ:
Khai báo ngay trên các element của HTML
Ví dụ:
Khai báo bằng cách nhúng file CSS vào HTML
Ví dụ:
+ Bên HTML
+ Bên CSS
Một số thuộc tính CSS thường được sử dụng
- Color : xác định màu văn bản sẽ được sử dụng
- Font – family: xác định phông chữ sẽ được sử dụng
- Font – size: xác định kích thước văn bản sẽ được sử dụng
- Border: xác định đường viền xung quanh phần tử HTML
- Padding: xác định một khoảng đệm (khoảng trắng) giữa văn bản và đường viền
- Margin: xác định lề (khoảng trắng) bên ngoài đường viền
Ví dụ:
1.2.3 Ưu điểm của CSS
- CSS có thể tách riêng phần định dạng ra khỏi nội dung một trang web, do đó sẽ rất thuật tiện khi muốn thay đổi giao diện của một trang web.
- CSS là một sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình thiết kế một website bởi vì nó cho phép nhà thiết kế kiểm soát toàn bộ giao diện, kiểu cách và sự sắp dặt của nhiều trang hay nhiều đối tượng một lần định nghĩa. Để thay đổi tổng thể hay nhiều đối tượng có cùng Style, chỉ cần thay đổi Style đó và lập tức tất cả các thành phần áp dụng Style đó sẽ thay đổi theo. Nó tiết kiệm công sức rất nhiều.
- Do định nghĩa các Style có thể được tách riêng ra khỏi nội dung của trang web, chúng được các trình duyệt load một lần và sử dụng cho nhiều lần, do đó giúp các trang web nhẹ hơn và chạy nhanh hơn.
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ NỔI BẬT CỦA HTML5 VÀ CSS3
2.1 HTML5
Khả năng tương thích: HTML5 vẫn giữ lại các cú pháp truyền thống trước đây, và nếu một vài tính năng mới nào đó của HTML5 chưa được trình duyệt hỗ trợ thì nó phải có một cơ chế fall back để render trong các trình duyệt cũ. Đương nhiên là, HTML5 không thể xóa bỏ tất cả những gì đã có suốt hơn 20 năm chỉ trong một ngày. Mặc dù điều này cũng không đồng nghĩa với việc HTML5 hỗ trợ tất cả các trình duyệt, nhưng nếu bạn có một trình duyệt đủ cũ để không tương thích với HTML5, có lẽ đã đến lúc bạn nâng cấp trình duyệt mới.
Tính tiện dụng: đặt người dùng lên hàng đầu nên cú pháp của HTML5 khá thoải mái (dù chưa được chặt chẽ như XHTML), thiết kế hỗ trợ sẵn bảo mật, và sự tách biệt giữa phần nội dung và trình bày ngày càng thể hiện rõ: công việc định dạng hầu hết do CSS đảm nhiệm, HTML5 không còn hỗ trợ phần lớn các chức năng định dạng trong các phiên bản HTML trước đây.
Khả năng hoạt động xuyên suốt giữa các trình duyệt: HTML5 cung cấp các khai báo đơn giản hơn và một API mạnh mẽ.
So với các phiên bản trước, đặc tả HTML5 dài hơn đáng kể nhằm chi tiết hóa mọi hành vi để đảm bảo chúng thống nhất giữa các trình duyệt khác nhau.
Khả năng truy xuất rộng rãi: HTML5 mang lại sự hỗ trợ tốt hơn cho các ngôn ngữ và cho người khuyết tật, đồng thời cũng có thể hoạt động trên các thiết bị và nền tảng khác nhau.
Điểm đặc trưng đầu tiên của một ngôn ngữ đánh dấu (markup language) là các thẻ. Và ở mặt này thì HTML5 được bổ sung rất nhiều cái mới, từ các thẻ tổ chức nội dung (article, aside, title) đến các thẻ hỗ trợ tương tác và multimedia (video, audio).
Trong HTML5 cũng xuất hiện một khái niệm gọi là semantic markup, tức là các thẻ có mang ngữ nghĩa. Các thẻ này ra đời từ việc khảo sát các trang web và nhận diện một số thói quen đặt tên phổ biến (một số phần của trang web thường luôn được đặt một cái tên như “header”, “footer”, “nav”). Ngoài sự rõ ràng, sử dụng các semantic markup còn có thể đem lại lợi thế khi các công cụ tìm kiếm trong tương lai tận dụng chúng để phân loại kết quả.
Bên cạnh đó, thẻ của HTML5 cũng được xem là một cải tiến lớn. Giờ đây với Form 2.0 (một cách gọi form trong HTML5), tất cả những chức năng mà bạn cần (định dạng, validate data) đã được xây dựng trực tiếp vào trong HTML. Bạn không còn cần đến Ajax, Flash hay các công nghệ hỗ trợ để làm công việc này nữa!
Không chỉ dừng lại ở các tag, HTML5 bao gồm một tập các API hấp dẫn. Vài API thú vị có thể kể đến như:
+ Canvas
+ Geolocation
+ WebSocket
+ Web Storage
+ WebWorkers
Các tính năng video của HTML5: cho phép đơn giản hoá việc thêm một video
vào trang Web đã được nhận được nhiều sự chú ý, không những thế HTML5 còn có nhiều tính năng làm nó trở nên tuyệt vời đối với người sử dụng cũng như các nhà phát triển web. Video và hiệu ứng Flash.
+ HTML5 sẽ cho phép bạn xem video mà không cần sử dụng một plugin như Flash hoặc Silverlight.
+ Những lợi ích lớn với tính năng video của HTML5
Nó là miễn phí và không cần cài plug-in Adobe Flash Player.
Flash có thể làm chậm 1 phần máy tính của bạn
Nó chỉ là một trong nhiều phần mềm đang chạy và chiếm tài
nguyên hệ thống.
HTML5 có một số mục tiêu để phân biệt nó với HTML: HTML 5 vẫn giữ cho mình những cấu trúc cơ bản như HTML nhưng bên cạnh đó bổ sung thêm các tập lệnh mới, kết hợp với CSS3, tạo ra phân khung cho trang. Có những câu lệnh trong HTML sẽ không được dùng trong HTML 5.
Bên cạnh đó HTML5 còn có khả năng hỗ trợ người lập trình như lập trình API (Application Programming Interface) và DOM (Document Object Model – Trong HTML đã được ứng dụng).
Các Ưu điểm của HTML5 cho lập trình viên
HTML5 muốn lập trình viên có nhiều hơn sự linh hoạt trong việc thiết kế website và có rất nhiều cải tiến mạnh mẽ đáng để nhắc đến như sau:
Persistent error handling
Hầu hết các trình duyệt đều hỗ trợ parse cho những cấu trúc không chính xác của HTML code, nhưng nhiều năm về trước, không có chuẩn nào để xử lý việc này. Có nghĩa là lập trình viên khi gặp trình duyệt mới phải tự kiểm tra HTML trên các trình duyệt để đảm bảo lỗi có thể được xử lý bởi nhiều kiến trúc khác nhau. Vì vậy, sự đồng nhất về khả năng xử lý lỗi của HTML5 là một khác biệt và lợi thế rất lớn trong vấn đề này. Sự tối ưu trong thuật toán parsing được dùng trên HTML5 là một lợi thế không thể đếm được. Thống kê cho thấy gần 90% website có thể có lỗi về coding cho nên việc xử lý những lỗi như vậy là rấ quan trọng. Hơn nữa, quản lý lỗi cũng tiết kiệm được chi phí và thời gian cho lập trình viên.
Cải thiện ngữ nghĩa cho elements
Để cải thiện lỗi code, To enhance code insinuation, một số cải tiến đã được thực thiện cho vai trò ngữ nghĩa của một số elements đã có sẵn. Section, article, nav và header là những element mới đã thay thế hầu hết các element div cũ, và việc này cũng giúp ích rất nhiều cho việc quét lỗi, vì nó đỡ phức tạp hơn nhiều.
Tăng tính tương thích cho ứng dụng web
Một trong số các mục đích chính của HTML5 là cho phép trình duyệt xử lý như là một nền tảng ứng dụng. Website trong quá khứ ít phức tạp hơn nhưng qua thời gian, đòi hỏi cũng tăng lênh. HTML5 cho phép lập trình viên tăng quyền quản trị của hiệu năng website. Trong quá khứ, lập trình viên phải dùng rất nhiều phương thức khác nhau vì hạn chế về công nghệ phía server và browser extension chưa có. Bây giờ, với HTML5, không cần phải sử dụng JS hoặc Flash để chạy nữa (như đã từng phải làm với HTML4) vì các element hiện diện trong HTML5 đã có khả năng thực thi tất cả chức năng.
Dựng web mobile dễ dàng hơn
Kể cả bây giờ, tạo một phiên bản mobile cho website cũng có thể khiến lập trình viên đau đầu. Nhân khẩu của việc sở hữu điện thoại di động đã bùng nổ trong thập kỷ qua, tạo nên một nhu cầu thực sự cho việc nâng cấp chuẩn HTML. Người dùng cuối muốn có thể truy cập web bất kỳ lúc nào với bất kỳ thiết bị nào, cho nên việc có một website responsive là cần thiết. HTML5 hỗ trợ rất nhiều cho di động, vì có thể phục vụ cho các thiết bị điện tử này.
Canvas element
Một tính năng được nhắc đến nhiều nhất của HTML là element . Tag độc nhất này đã gây ra ảnh hưởng lớn cho Adobe Flash. Kể cả khi có rất nhiều website vẫn sử dụng Flash, HTML5 vẫn khiến cho nhiều người yêu thích hơn, tin hay không, Flash sẽ sớm trở nên lỗi thời.
Sử dụng canvas element, lập trình viên có thể vẽ đồ họa sử dụng nhiều màu và hình dạng khác nhau chỉ bằng cách dùng script (ví dụ: JavaScript). Cũng cần biết là canvas chỉ là graphic container để định nghĩa hình ảnh, một script cần phải được thực thi. Ví dụ khi mà JavaScript được dùng chung với canvas là:
var c = document.getElementById(“TestCanvas”);
var context = c.getContext(“2d”);
context.fillStyle = “#FF0000”;
context.fillRect(0,0,140,75);
The Menu element
Element mới thêm là và là thành phần tương tác được, chuyên dùng nhưng không hay được bàn đến trong cộng đồng lập trình viên. Tuy nhiên, những element này có thể được dùng để đảm bảo khả năng tương tác của web.
tag được dùng để đại diện cho lệnh menu trong mobile hoặc desktop application vì tính đơn giản. Cách dùng có thể là:
Hello!
Data Attributes có thể được tùy chỉnh
Bạn có thể thêm attributes tùy ý trước khi có HTML5, nhưng rất khó, ví dụ, trong HTML4, custom attributes sẽ đôi khi làm tắt trang của bạn hoàn toàn, và chúng có thể thường gây xung đột dữ liệu. Dữ liệu data-* attribute trong HTML5 đã khắc phục được việc này. Có rất nhiều cách dùng cho attribute này, nhưng cái chính là làm nơi chưa thông tin của các elements khác nhau. Bây giờ, custom data có thể được thêm vào, nó cũng giúp lập trình viên tăng cơ hội tạo một trang web tương tác tốt và hiệu quả cao mà không cần phải tìm hiểu về server hoặc call Ajax.
Tạm biệt cookies
Local storage là một nâng cấp cực lớn của HTML5. Trong những ngày trước-HTML5, nếu lập trình viên muốn lưu bất kỳ thông tin nào, họ phải tạo cookies. Cookies có thể lưu một vài loại dữ liệu (chưa kể, mọi người ghét chúng) và điều này làm localstorage trở nên có nhiều lợi thế hơn so với HTML5. localStorage object là một phần của global windows namespace và có thể được truy cập bất kỳ đâu nếu muốn qua scripts.
Một số trình duyệt có hỗ trợ HTML 5: Firefox, Chrome, Safari, Opera Microsoft cũng đã dc công bố là sẽ đưa HTML 5 vào trong sản phẩm mới IE 9 của mình. HTML 5 sẽ là ngôn ngữ nền tảng web trong tương lai gần .
Một phiên bản mới của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tốt hơn, và HTML5 là một minh chứng tốt nhất. Với mỗi năm trôi qua, lập trình viên sẽ càng cái thiện, tận dụng ưu thế của HTML5. Hơn nữa, social media cũng được trông đợi sẽ làm thay đổi hơn nữa ngôn ngữ này.
Khi làn sóng thay đổi tấn công nhiều lập trình viên trên thế giới, có thể thấy được sự tích hợp HTML5 sẽ ngày càng nhay. Để tối ưu hiệu suất của những trình duyệt tân tiến ngày nay, hãy sử dụng HTML5 sớm nhất có thể.
2.2 CSS3
CSS3 là phiên bản mới nhất của Thuộc tính CSS. Thuật ngữ CSS3 không chỉ là một tham chiếu đến các tính năng mới trong CSS, mà là cấp độ thứ 3 trong tiến trình của Thuộc tính CSS. CSS3 chứa tất cả mọi thứ có trong CSS2.1 (phiên bản trước). Nó cũng bổ sung các tính năng mới để giúp các nhà phát triển giải quyết một số vấn đề mà không cần đánh dấu phi ngữ nghĩa, tập lệnh phức tạp hoặc hình ảnh bổ sung.
Thay đổi lớn nhất hiện của CSS3 là việc giới thiệu các mô-đun. Ưu điểm của các mô-đun là cho phép thuộc tính được hoàn thành và phê duyệt nhanh hơn vì các phân đoạn được hoàn thành và được phê duyệt theo từng khối.
Các tính năng được bao gồm trong CSS3 bao gồm hỗ trợ cho các bộ chọn bổ sung, đổ bóng, góc tròn, nhiều hình nền, hình động, độ trong suốt... Nó chứa “thuộc tính CSS” (đã được chia thành các phần nhỏ hơn). Ngoài ra còn có các mô-đun mới được thêm vào. Một số mô-đun quan trọng nhất trong CSS3 là:
Bộ chọn
Mô hình hộp
Hình nền và đường viền
Giá trị hình ảnh và nội dung thay thế
Hiệu ứng văn bản
Chuyển đổi 2D / 3D
Ảnh động
Bố cục nhiều cột
Giao diện người dùng
Hầu hết các thuộc tính CSS3 mới được triển khai trong các trình duyệt mới.
Multiple background
CSS3 cho phép bạn áp dụng nhiều hình nền lên một phần tử (element). Tương tự như việc áp dụng đổ bóng , bạn có thể dùng tất cả các thuộc tính như background-image, background-repeat, background-position và background-size. Cách khai báo nhiều hình nền cách nhau bởi dấu phẩy
Ví dụ:
+ Đổ bóng
+ Cách khai báo nhiều hình nền cách nhau bởi dấu phẩy
Selectors
CSS3 selectors cho phép bạn chọn các phần tử HTML dễ dàng hơn. Cách chọn của CSS3 không những giúp bạn tiết kiệm thời gian viết CSS, giảm dung lượng file mà còn giúp cho mã HTML dễ nhìn hơn.
Các pseudo-classes mới cho phép bạn chọn một nhóm các phần tử hoặc phần tử tiêng biệt nào đó (trước đây phải dùng javascript để làm việc này). Dưới đây là một số pseudo-classes mới
first-of-type: Chọn phần tử đầu tiên của thẻ nào đó
last-child: Chỉ chọn phần tử cuối cùng
nth-child(n): chọn phần tử thứ n
not(e): chọn tất cả trừ phần tử e
Resize
Với CSS3 bạn có thể thay đổi kích thước phần tử với thuộc tính resize. Với đoạn mã sau, bạn sẽ thấy dưới cùng bên phải của thẻ div#ntuts xuất hiện một hình tam giác nhỏ để thay đổi kích thước:
div#ntuts {
resize: both;
}
Font
Nếu ở CSS2 bạn bị hạn chế với các font như Arial, Verdana , Tahoma vì phần lớn các máy tính có các font này thì ở CSS3 bạn có thể sử dụng bất kỳ font nào bạn muốn. Font sẽ được lấy từ một địa chỉ nào đó trên internet.
Ví dụ:
@font-face {
font-family: VNIThufap2;
src: url('
}
h1 {
font-family: VNIThufap2;
font-size: 3.2em;
letter-spacing: 1px;
text-align: center;
}
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN WEBSITE TIN TỨC
3.1 Website là gì?
WEBSITE (Tạm dịch là "Trang mạng"), còn gọi là trang web, là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v.. WEBSITE chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online trên đường truyền World Wide của Internet. Website được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland.
Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức
HTTP hoặc HTTPS. WEBSITE có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động). WEBSITE có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails...).
Hiện nay, để một website có thể vận hành trên môi trường Word Wide, cần bắt buộc có 3 phần chính:
Tên miền (là tên riêng và duy nhất của website).
Hosting (là các máy chủ chứa các tệp tin nguồn).
Source code (là các tệp tin html, xhtml,.. hoặc một bộ code/cms)
Website được tương tác và hiển thị đến với người dùng thông qua các phần mềm gọi là "Trình duyệt web" với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Website được tạo nên bởi các nhà thiết kế web (website developer).
Ngày nay, thuật ngữ website được sử dụng rất phổ thông, người người, nhà nhà đều có thể truy cập một website ở bất kì đâu có kết nối internet hoặc có kết nối sóng di động. Với các doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên tương tác với cộng đồng online thì website là công cụ tốt nhất và duy nhất giúp họ quảng bá hình ảnh, sản phẩm, thông tin,.. của mình. Và từ đó các dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp ra đời nhằm đáp ứng điều đó.
3.2 Quy trình thiết kế một Website
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế website chuyên nghiệp là thu thập thông tin. Mọi người thường có câu là “garbage in, garbage out”, tức là đầu vào như thế nào thì đầu ra như thế đấy. Vì vậy, nếu như bạn không thu thập đầy đủ và chính xác thông tin trước khi bắt đầu thiết kế website thì website của bạn có khả năng đi chệch hướng với những mục tiêu, yêu cầu ban đầu. Để có thể thu thập thông tin hiệu quả, bạn hãy xác định những vấn đề sau: Mục tiêu của việc thiết kế website là gì? Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Nội dung nào bạn muốn hướng đến và lấy làm trọng tâm cho website của mình? Hãy trả lời những câu hỏi trên trước khi bắt đầu thiết kế một website chuyên nghiệp.
Bước 2: Lập kế hoạch
Sau khi tiến hành bước thứ nhất, bạn hãy hệ thống những thông tin mình có được lại với nhau và lập một kế hoạch thiết kế website thật chi tiết. Hãy bắt đầu từ việc phác thảo sơ đồ cho website của mình. Sau đó, bạn hãy liệt kê tất cả những chủ đề chính, chủ đề phụ, những trang chính, trang phụ sẽ xuất hiện trên website. Tiếp theo, hãy xác định nội dung cụ thể cho từng trang. Điều này sẽ giúp bạn có thể đi từ tổng quát đến chi tiết mà không bỏ sót bất kỳ yếu tố nào. Tuy nhiên, dù bản đồ website của bạn có như thế nào thì hãy nhớ rằng trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên hàng đầu. Bạn phải đảm bảo các thiết kế trên website có thể giúp người dùng cảm thấy thuận tiện và dễ dàng nhất khi truy cập, tìm kiếm thông tin. Đừng thiết kế website cho riêng bạn mà hãy thiết kế website cho người dùng của mình.
Hãy lập kế hoạch trước khi bắt đầu thiết kế website
Bước 3: Thiết kế
Giai đoạn thứ ba trong quy trình 6 bước chính là thiết kế. Hãy bắt tay thiết kế giao diện cho website của bạn. Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý một số điều sau. Đầu tiên, hãy xác định xem đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Giao diện website dành cho các bạn trẻ chắc chắn sẽ khác hẳn so với một website dành cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Tiếp theo, bạn cần đảm bảo rằng các thiết kế trên website phải thống nhất với bộ nhận diện thương hiệu của công ty. Màu sắc, logo hay slogan của công ty bạn như thế nào thì website cũng phải thể hiện tương ứng như thế đó. Cuối cùng, bạn nên yêu cầu nhân viên thiết kế website của bạn đưa ra ít nhất 3 mẫu thiết kế khác nhau dựa trên những ý tưởng đã có. Điều này sẽ giúp bạn và mọi người trong công ty có thể so sánh và đánh giá chính xác hơn về những ý tưởng dành cho website của mình. Từ đó, bạn có thể lựa ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tim_hieu_ve_html5_css3_thiet_ke_website_tin_tuc.docx