Đề tài Sử dụng bột rong mơ (sargasum spp.) trong thức ăn cho lợn lai Pidu X ly từ 35 – 70 ngày tuổi

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG VĂN CHỈNH SỬ DỤNG BỘT RONG MƠ (SARGASUM SPP.) TRONG THỨC ĂN CHO LỢN LAI PiDu x LY TỪ 35 – 70 NGÀY TUỔI Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Việt Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của bản thân tôi, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ n

pdf73 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Sử dụng bột rong mơ (sargasum spp.) trong thức ăn cho lợn lai Pidu X ly từ 35 – 70 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn gốc và tác giả. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Văn Chỉnh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, lời động viên, giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Việt Phương, người thầy đã hướng dẫn khoa học cho tôi suốt chặng đường, thầy đã dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi thực hiện, hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Dinh dưỡng – thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, công nhân viên tại Trại chăn nuôi lợn công nghiệp Ứng Hòa thuộc Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Văn Chỉnh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii Trích yêu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract ................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính câp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Tổng quan về rong mơ ........................................................................................ 3 2.1.1. Đặc điểm sinh học của rong Mơ ......................................................................... 3 2.1.2. Thời gian sinh trưởng theo mùa vụ..................................................................... 4 2.1.3. Cấu trúc quần thể, vùng tập trung phân bố và vấn đề nuôi trồng, thu hoạch của rong Mơ vùng bờ biển Việt Nam ...................................................... 5 2.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ.................................... 6 2.1.5. Rong Mơ và các nghiên cứu ứng dụng ............................................................... 7 2.2. Một số đặc điểm sinh lý của lợn con và các yếu tố ảnh hưởng .......................... 8 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................................... 8 2.2.2. Khả năng điều tiết thân nhiệt ............................................................................ 10 2.2.3. Đặc điêm sinh lý tiêu hóa ................................................................................. 11 2.2.4. Các giai đoạn khủng hoảng ở lợn con .............................................................. 15 2.2.5. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con .......................................................................... 16 2.2.6. Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con ....................................... 18 2.3. Một số giải pháp nâng cao năng suất lợn con sau cai sữa ............................. 19 2.3.1. Cho lợn con bú sữa đầu .................................................................................... 19 2.3.2. Tập ăn sớm cho lợn con .................................................................................... 19 2.3.3. Đa dạng hoá khẩu phần .................................................................................... 20 2.3.4. Chế biến thức ăn theo các phương pháp thích hợp ........................................... 20 2.3.5. Tăng mật độ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần .......................................... 20 2.3.6. Tạo môi trường sống phù hợp .......................................................................... 20 2.3.7. Chuyển đổi thức ăn từ từ .................................................................................. 21 iii 2.3.8. Cung cấp các chất bổ sung trong thức ăn của lợn ............................................ 21 2.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn đang sinh trưởng ................................................ 21 Phần 3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu .............................................................. 27 3.1. Vật liệu ............................................................................................................. 27 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................................ 27 3.3. Nội dung ........................................................................................................... 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27 3.4.1. Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ khai thác từ vùng biển các tỉnh miền Trung ............................................................. 27 3.4.2. Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................... 28 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 29 3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................................... 29 3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 31 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 32 4.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong mơ ............................ 32 4.2. Hiệu quả sử dụng bột rong mơ trong khẩu phần thức ăn của lợn con .............. 35 4.2.1. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm .......................................................... 35 4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần thí nghiệm .................................... 39 4.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn qua các tuần thí nghiệm ................................... 42 4.2.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn các lô thí nghiêm qua các tuần tuổi .............. 44 4.2.5. Tỷ lệ tiêu chảy lợn thí nghiệm qua các tuần ..................................................... 46 4.2.6. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm qua các tuần ............................................. 47 4.2.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................. 49 4.2.8. Hiệu quả của việc bổ sung bột rong Mơ trong khẩu phần ................................ 51 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 53 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 53 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 53 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54 Phụ lục .......................................................................................................................... 58 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ADG Tăng trọng/con/ngày Ca Canxi CP Protein thô Cs. Cộng sự Cu Đồng ĐC Đối chứng FCR Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Fe Sắt KP Khẩu phần LW Trọng lượng thấp MW Trọng lượng trung bình HW Trọng lượng cao Mn Mangan SD Độ lệch chuẩn TĂ Thức ăn TN1, TN2, TN3 Thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 TT Tăng trọng Zn Kẽm v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ ......................... 5 Bảng 2.2. Tăng trọng (g/ngày) theo khối lượng cai sữa .............................................. 10 Bảng 2.3. Nhiệt độ thân nhiệt lợn con từ sơ sinh tới cai sữa: ..................................... 10 Bảng 2.4. Nhiệt độ phù hợp cho lơn qua các tuần tuổi ............................................... 11 Bảng 2.5. Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa lợn con .................................................. 12 Bảng 2.6. So sánh giá trị nuôi dưỡng của các nguồn protein khác nhau..................... 14 Bảng 2.7. Nhu cầu năng lượng của lợn đang sinh trưởng ........................................... 22 Bảng 2.8. Nhu cầu acid amin của lợn đang sinh trưởng ............................................. 23 Bảng 2.9. Cơ sở để ước tính nhu cầu năng lượng và protein cho lợn sinh trưởng ..... 24 Bảng 2.10. Đáp ứng của lợn giai đoạn 50-100kg đối với vitamin B * khẩu phần ........ 24 Bảng 2.11. Tác dụng của đồng sulphate đến tăng trưởng và FCR của lợn 7-15kg ...... 25 Bảng 2.12. Tác dụng của bổ sung Cu* và Cu kết hợp kháng sinh ................................ 26 Bảng 3.1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm ............................................................................ 28 Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm ......... 31 Bảng 4.1. Thành phần hóa học của bột rong Mơ (n=3) .............................................. 32 Bảng 4.2. Hàm lượng các axit amin trong bột rong Mơ (n=2) ................................... 34 Bảng 4.3. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm (kg) ............................................. 37 Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần thí nghiệm (g/con/ngày) ......... 40 Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của lợn qua các tuần thí nghiệm (%) ...................... 43 Bảng 4.6. Lượng thức ăn thu nhận của lợn qua các tuần tuổi ( kg/con/ngày) ............. 45 Bảng 4.7. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn trong thí nghiệm .................................................... 46 Bảng 4.8. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần thí nghiệm .................................................... 48 Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng, FCR (kg TĂ/kg tăng trọng) ..................... 50 Bảng 4.10. Hiệu quả của bổ sung bột rong Mơ ............................................................. 51 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Rong Mơ trên biển .......................................................................................... 3 Hình 2.2. Khai thác rong Mơ .......................................................................................... 3 Hình 2.3. Đường cong sinh trưởng của lợn Yorkshire từ sơ sinh-21 ngày tuổi ............ 9 Hình 4.1. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm ....................................................... 38 Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần thí nghiệm ............................... 41 Hình 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn toàn thí nghiệm ............................................. 41 Hình 4.4. Sinh trưởng tương đối .................................................................................. 44 Hình 4.5. Tỷ lệ tiêu chảy (%) của lợn thí nghiệm ......................................................... 47 Hình 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của lợn các lô thí nghiệm .................................................... 48 Hình 4.7 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng FCR ............................................................. 51 Hình 4.8. So sánh hiệu quả giữa các lô thí nghiệm ..................................................... 52 vii TRÍCH YÊU LUẬN VĂN Tên tác giả: Hoàng Văn Chỉnh Tên Luận văn: Sử dụng bột rong Mơ (Sargasum spp.) trong thức ăn cho lợn lai (PiDu x LY) từ 35 – 70 ngày tuổi. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung bột rong Mơ trong khẩu phần tới khả năng sinh trưởng của lợn từ 35-70 ngày tuổi. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có 2 nội dung chính - Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ. - Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn với các mức bổ sung 2%; 4% và 6% bột rong Mơ trong khẩu phần. Vật liệu - 120 lợn ngoại lai PiDu x LY từ 35-70 ngày tuổi. - Thức ăn hỗn hợp do Công ty Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương sản xuất. - Bột rong Mơ khai thác từ vùng biển Nha trang-Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu  Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ - Độ ẩm: theo TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999). - Hàm lượng protein thô: theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005). - Hàm lượng lipit thô: theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999). - Hàm lượng xơ thô: theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). - Hàm lượng tro thô: theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) - Hàm lượng canxi: theo TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985) - Hàm lượng photpho: TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998) - Hàm lượng khoáng vi lượng (Fe; Cu; Mn; Zn) phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. (AAS02; AAS09; AAS10; AAS11). - Hàm lượng axit amin: theo phương pháp HPLC-H.HD.QT.046. viii  Khả năng sinh trưởng của lợn trong thí nghiệm - Theo dõi các chỉ tiêu: - Tỷ lệ nuôi sống (%); - Tỷ lệ tiêu chảy; - Khối lượng cơ thể qua các tuần thí nghiệm (kg); - Sinh trưởng tương đối (%); - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày); - Thức ăn thu nhận (kgTĂ/con/ngày); - Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TĂ/kg tăng khối lượng cơ thể); Kết quả chính và thảo luận - Hàm lượng protein và lipit thô trong bột rong Mơ khá thấp (4,03 và 0,1%), hàm lượng vi khoáng rất cao (Fe – 535,15ppm; Cu – 3,65 ppm; Mn – 181,79ppm và Zn – 20,88ppm). - Ở mức bổ sung 4% bột rong Mơ trong khẩu phần lợn có tốc độ sinh trưởng cao nhất đạt 455,10g/con/ngày, khối lượng cuối kỳ đạt trung bình 24,86kg/con. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Hoang Van Chinh Thesis title: Using algae powder (Sargasum spp.) in feed for pigs PiDu x LY from 35 to 70 days old. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Educational organization:Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Evaluate the effectiveness of the addition of algae powder (Sargassum spp.) in the diet to the growth of pigs from the age of 35-70 days old. Materials and Methods Four main subjects: - Determination of the chemical composition and nutritional value of Sargassum spp. powder. - Assess the growth of pigs with the addition of 2% ; 4 % and 6 % in the diet of Sargassum spp. powder. Materials - 120 the pigs (PiDu x LY) from 35 to 70 days old. - Feed by Thai Duong Join Stock Company production. - The algae powder harvested from Nha Trang-Khanh Hoa’s sea area. Stydy methods  Chemical composition and nutritional value of algae powder Mo - Moisture: use TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999). - Crude protein: TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005). - Crude fat: TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999). - Crude fiber: TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). - Mineral total: TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002). - Calcium: TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985) - Phosphorus: TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998). - Trace minerals (Fe; Cu; Mn; Zn): analyzed by means of atomic absorption spectrometry .(AAS02; AAS09; AAS10; AAS11). x - Amino acids: HPLC-H.HD.QT.046  Ability to growing pigs in experiments Subscribe indicators - Survival rate( %) - Rate of diarrhea (%) - Body weight over the week experiment (kg) - Growth relative (%) - Absolute growth (g/day) - Feed intake (kg/day) - FCR Main results and conclusions - The analysis results showed that the chemical composition Sargassum spp. powder crude protein and crude lipid is low (4,03% of protein-lipid-and 0,1%). However, the total mineral content of the Sargassum spp. again relatively high (35,36%). In particular, the levels of the trace mineral elements are very high (Fe- 535,15ppm; Cu- 3,65ppm; Mn and Zn was 20,88;m 181,79 ppm). - Weight pig in science fair experiment with additional 4% Sargassum spp. powder at 70 days of age have the highest weight (24,86kg), increase of 0,88kg compared with the control group (23,98kg). xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CÂP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống lâu đời ở nước ta. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh về sản xuất lượng thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng và chất lượng đàn đều tăng. Năm 2011 cả nước có 27,8 triệu con, đến năm 2013 con số này là 26,3 triệu con, nguyên nhân do giá lợn hơi giảm, chi phí con giống, thức ăn tăng cao. Sản lượng thịt năm 2011 là 3,2 triệu tấn, năm 2013 tuy tổng đàn giảm nhưng sản lượng thịt vẫn đạt 3,3 triệu tấn (Trung tâm Tin học và thống kê, 2011, 2013). Đối với chăn nuôi lợn, giá thành thức ăn chiếm khoảng 65-70% giá sản xuất 1kg thịt hơi. Nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc trong nước còn thiếu, nhập ngoại với giá cao. Trong những năm gần đây, dưới áp lực về nguyên liệu đã làm tăng sự quan tâm của các nhà khoa học và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi về nguồn nguyên liệu tiềm năng trong nước. Ngành chăn nuôi nước ta hàng năm mất một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu các loại nguyên liệu thô, thức ăn bổ sung, chất phụ gia để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm. Việt nam có bờ biển dài hơn 3.260 km với sự phân bố phong phú các loại rong biển. Trong các loài rong đó, rong Mơ (Sargassum spp.) là thành phần loài rong phong phú nhất, chúng phân bố trên khắp các vùng biển từ Quảng Ninh dọc theo bờ biển đến Khánh Hòa, Ninh Thuận và vịnh Thái Lan. Rong Mơ ước tính có sản lượng tự nhiên cao nhất, đạt 35.000 tấn khô hàng năm và tiềm năng phát triển nuôi trồng còn rất lớn. Rong Mơ với nguồn sản lượng lớn và giá trị dinh dưỡng cao là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho ngành thức ăn chăn nuôi. Rong Mơ hiện nay sau khi được cư dân ven biển thu về việc sử dụng còn hạn chế và rất đơn giản, một lượng nhỏ làm thực phẩm cho người, thức ăn tươi cho động vật, phơi khô rồi bán ở dạng thô, giá trị kinh tế rất thấp. Do chưa có nhiều nghiên cứu về rong Mơ, thông tin chưa có nhiều dẫn đến việc lãng phí và sử dụng chưa hiệu quả nguồn lợi tự nhiên to lớn này. Việc đưa rong Mơ vào làm nguồn nguyên liệu mang lại lợi ích kinh tế cho người dân vùng ven biển trong việc khai thác, nuôi trồng, chế biến nguồn lợi rong Mơ. 1 Sử dụng thành công rong Mơ trong thức ăn chăn nuôi có các ưu điểm sau: Rong Mơ rất giàu vitamin nhóm B, vitamin C, niacine, carotenid: vitamin có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng trọng. Đặc biệt giàu khoáng như Ca, Na, Mg, K, các khoáng vi lượng thiết yếu cho cơ thể I, Fe, Co, Cu, Mn.....với hàm lượng rất cao, thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng. Để giúp sớm đưa rong Mơ thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi chúng tôi tiến hành đề tài: “Sử dụng bột rong Mơ (Sargasum spp.) trong thức ăn cho lợn lai (PiDu x LY) từ 35 – 70 ngày tuổi”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được khả năng và hiệu quả sử dụng bột rong Mơ làm thức ăn trong chăn nuôi lợn con. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ RONG MƠ 2.1.1. Đặc điểm sinh học của rong Mơ Rong Mơ là giống tảo lớn (macroalgae), thuộc bộ rong đuôi ngựa (Faucales), ngành rong nâu, họ rong Mơ (Sargassaceae). Rong Mơ sinh trưởng ở những vùng biển ấm , trên nền đá vôi, san hô chết, nơi sóng mạnh và nước trong, ven các đảo. Sự phân bố rong Mơ rộng khắp ở các vùng biển nước ta kéo dài từ vùng biển Quảng Ninh – Kiên Giang. Mực nước ưa có độ sâu từ 2- 4m, độ mặn 0 3 khoảng 3-3,2%o, nhiệt độ từ 25-30 C, sinh khối theo đám khoảng 2-4kg/m , có một số vùng biển thuận lợi như Nha Trang có thể đạt tới 7kg/m3. Hình 2.1. Rong Mơ trên biển Hình 2.2. Khai thác rong Mơ Rong Mơ mọc thành bụi lớn, cao 40-60cm hoặc hơn, màu nâu ô liu, vàng đến nâu. Thân chính dạng trục dài từ 0,7-1,2m, có nhiều mấu lỗi nhỏ nhưng có khi mọc dài đến một vài mét bao gồm một chân bám, một bộ cuống dài phân nhánh và bộ lá mang theo các túi sinh dục (noãn, phấn). Nơi một số loài mọc ra nhiều túi khí hình cầu giúp cây đứng thẳng nhờ đó bộ lá dễ dàng quang hợp. Nơi một số loài khác có thân khá nhám để bấu vào nhau nhằm giữ cho cây khỏi bị cuốn trôi nơi dòng chảy mạnh. Nhánh chính trụ dẹp, các nhánh thứ cấp trụ tròn, dài 5-6cm, mọc theo kiểu lông chim không theo quy luật về hai phía của nhánh chính, trên đó mọc ra nhiều chùm nhánh bên nhỏ, ngắn. Lá hình bầu dục dài hay dạng kim lớn, số lượng nhiều, đặc biệt là phần ở gốc; thường chia nhánh, dài 3,5-6,5cm, rộng 3 3-8mm; mép nhẵn hay có răng cưa, đôi khi có răng cưa kép, có ổ lông, có gân giữa. Túi khí hình cầu hay hình bầu dục tròn, đường kính 2-3mm, có cuống hình trục, dài 3-8mm. Rong Mơ là loài có kích thước cá thể lớn và trữ lượng cao nhất trong các loài rong biển Việt Nam. Rong Mơ mọc trên tất cả các loài vật bám cứng, trên các vách đá dốc đứng, các bãi đá tảng, các vùng có đá ngầm hay rạn san hô ngầm, nhưng thích nghi nhất là trên vật bám đá san hô. Trên các bờ đá dốc đứng, chúng phân bố thành đai hẹp ở dưới mức triều thấp đến sâu khoảng 0,5 m. Ở các bờ biển đá tảng nằm trên nền cát hay đá cuội, chúng mọc thành quần thể dày, phân bố tương đối đều, mật độ khi rong trưởng thành có thể đạt 10 cá thể/dm2, cho nên vào mùa phát triển của chúng rất ít các loài rong biển khác có thể mọc chen được vào trong quần thể rong này. Đa số các loài rong đều thích mọc nơi có sóng mạnh. Ở các đảo, bờ phía Đông chúng mọc dày và phong phú hơn bờ phía Tây. Ở các bãi đá hướng ra biển khơi, chúng phát triển mạnh và sinh lượng cao hơn nhiều so với các bãi rong trong các vũng, vịnh yên sóng. Các bãi rong trên bờ biển dốc, thềm san hô chết, đá vôi đóng vai trò quan trọng trong nguồn lợi của rong Mơ, nhiều vùng rộng 30 – 50 ha hay hàng trăm ha, kéo dài vài chục km, thường gặp ở ven biển miền Trung, nhất là từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. 2.1.2. Thời gian sinh trưởng theo mùa vụ Mùa vụ rong Mơ có sự sai khác chút ít tùy thuộc từng loài, nơi phân bố, tùy các điều kiện môi trường sống, nhưng nhìn chung qui luật về mùa vụ khá rõ rệt. Chúng tăng trưởng rất mạnh từ tháng 2 đến tháng 3, đa số các loài có kích thước tối đa vào tháng 3, 4 và hình thành các cơ quan sinh sản, sau đó sẽ bị sóng nhổ tấp vào bờ và tàn lụi. Đến tháng 7 hầu hết các loài rong đều trơ trụi. Một số loài mọc lên cao hoặc phân bố lên cao (vùng triều thấp) như: Sargassum mcclurei, Sargassum polystum phát triển và tàn lụi sớm (tháng 4). Trong khi đó các loài mọc vùng dưới triều như Sargassum binderi, Sargassum microcystum mọc chậm hơn, đến tháng 6, 7 đôi nơi vẫn còn các quần thể rong này. Một vài loài thích nghi trong các vũng, vịnh yên sóng có thể tồn tại và phát triển tốt vào tháng 7 như Sargassum polycystum và Sargassum longicaulis. Rong trưởng thành và phóng thích giao tử vào các tháng 3, 4, 5, vào thời điểm này, kích thước của rong đạt đến tối đa và sinh lượng cao nhất. Các đặc điểm này rất quan trọng, phù hợp và có lợi cho việc khai thác nguồn lợi từ tháng 4 4 trở đi. Việc khai thác đúng mùa vụ hoàn toàn có khả năng bảo vệ nguồn giống tự nhiên, giúp cho rong tái phát triển lại vào mùa sau. Ngoài ra việc khai thác bằng cách cắt cách gốc rong từ 10cm giúp cho một số nhánh còn sót lại vẫn tiếp tục phát triển tạo ra các cơ quan sinh sản. Các bãi rong Mơ mọc trên thềm san hô chết có diện tích rộng lớn, mật độ dày, sinh lượng cao (trên 12kg rong tươi/m2) rất quan trọng với nguồn lợi, tìm thấy ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Các bãi rong rộng lớn nằm gần trục giao thông rất thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển. Sản lượng hàng năm ước tính có thể đạt 10.000 tấn rong tươi. 2.1.3. Cấu trúc quần thể, vùng tập trung phân bố và vấn đề nuôi trồng, thu hoạch của rong Mơ vùng bờ biển Việt Nam Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (1997), nhiều nơi,rong hình thành nên những thảm rong dày đặc, rất nhiều bãi có diện tích 30-50ha, một số bãi có diện tích lên tới 100ha, kéo dài hàng chục km như ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sinh lượng rong trung bình đạt 7kg tươi/m2. Tại vùng Hòn Chồng (Nha Trang – Khánh Hòa), 15.000 tấn rong khô/năm. Cũng theo nghiên cứu của ông, trong thời gian trưởng thành của rong, có tới 10 cá thể/dm2. Bảng 2.1. Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ Diện tích Năng suất sinh Mùa vụ Các địa danh (m2) lượng (kg/m2) (tháng) Quảng Nam – Đà Nẵng 190.000 2 – 7 3-4-5 Bình Định 42.750 2,5 3-4-5 Khánh Hòa 2.000.000 5,5 3-4-5 Ninh Thuận 1.500.000 7 3-4-5 Nguồn: Nguyễn Hữu Đại (1997) Các vùng có khả năng khai thác lớn nhất nguồn lợi rong Mơ tự nhiên theo thứ tự là: Khánh Hòa (Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Văn Phong – Hòn Khói), Bình Định (Qui Nhơn – Phù Mỹ), Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Rong Mơ phân bố dọc bờ biển nước ta, khu vực miền Trung và phía Nam, rong Mơ tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang. 5 Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong Mơ mọc cao nhất, tổng diện tích lên đến 2.000.000m2, sinh lượng khá cao có thể lên tới hơn 5,5 kg/m2, trữ lượng có thể khai thác hàng năm ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi. Theo kết quả khảo sát của Bùi Minh Lý (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang) cho thấy rong Mơ là loài chiếm ưu thế nhất ở các khu vực với trữ lượng chiếm 98% tổng trữ lượng của các bãi rong, mật độ cây trung bình 43,8 ± 20,2 cây/m2 và sinh lượng trung bình đạt 456 ± 64,2g khô/m2. Diện tích phân bố rong Mơ tại Khánh Hòa ước tính là 1.167,33 ha, trữ lượng 7.302,12 tấn khô/năm, tập trung ở 4 khu vực chính: Vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Số lượng loài ưu thế tạo nên sinh lượng lớn ở các điểm khảo sát là 21 loài. Trong đó có loài Sagarssum mcclurei có tần suất xuất hiện cao trên 95%, thường thấy ở phần lớn các bãi triều ven bờ với độ sâu từ 1 đến 6m. 2.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ Rong Mơ chứa 10-15% muối vô cơ (trong đó có nhiều iod 0,05-0,25%, asen, kali), 0,2-0,6% lipid, 5-15% protein và rất nhiều algin hay acid alginic. Hàm lượng protein trong rong Mơ không cao, chỉ từ 5-15% so với trọng lượng khô. Lượng protein này không chỉ phụ thuộc vào loài mà còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của cá thể, điều kiện sống của rong, cách phơi sấy, bảo quản rong nguyên liệu. Rong Mơ chứa 17 loại axit amin thiết yếu. Vì vậy protein của rong Mơ có tính dinh dưỡng cao hơn các protein của các cây trồng trên cạn. Hàm lượng lipid chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chất hữu cơ khác có trong rong. Rong Mơ có tới 28 loại axit béo chủ yếu là axit palmitic, axit linoleic, axit oleic với khoảng 0,2-0,6% so với trọng lượng khô. Thành phần quan trọng nhất trong rong là các gluxit, gồm nhóm monosaccaride và polysaccaride. Nhóm monosaccarride gồm các đường đơn với tỷ lệ khác nhau như mannitol, galactose, manose, xylose... nhóm polysaccaride gồm có alginat, laminaran, fucoidan, cellulose...trong đó thành phần hoá học quan trọng nhất là alginat. Laminarin chiếm 10-15%, có khi tới 43%; fucoidan chiếm khoảng 4%, có khi tới 20%. Dạng chủ yếu của alginat trong rong là các sợi calci và magie alginat không tan, giúp tạo độ rắn chắc cho tế bào. Phần nhầy vô định hình bao quanh dạng sợi chủ yếu là alginat tan trong nước hoặc fucoidan. Hàm lượng alginat trong rong chiếm khoảng 19-44%. So với hàm lượng của các loài rong nâu trên thế giới thì hàm lượng này của rong Mơ Việt Nam khá cao. 6 Các chất khoáng có mặt trong rong với tỷ lệ tùy thuộc vào từng loài , nơi phân bố và giai đoạn phát triển. Tổng lượng khoáng theo trọng lượng khô dao động từ 20-40%. Ngoài các nguyên tố phổ biến như K, Na, Ca, Mg.., rong Mơ Việt Nam cũng có khả năng tích tụ nguyên tố stronti khá cao. Hàm lượng iod khoảng 0,05-0,25%. Ngoài ra còn có chất diệp lục và một số chất khác. Giá trị dinh dưỡng của rong Mơ là cung cấp đầy đủ các khoáng chất đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, các acid amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin, các carbohydrate đặc trưng và các hoạt chất sinh học có lợi cho cơ thể, đồng thời có khả năng phòng và trị bệnh. Theo số liệu nghiên cứu của Nhật Bản trong rong Mơ có chứa các vitamin sau đây (miligam %): tiền vitamin A (caroten)-1.1; A – 622; B1 – 0.53; B2 – 0.41; acid nicotin- 1.6; acid folic – 0.14; B12 – 0.0033 và ascorbic – 28. Rong Mơ có hàm lượng lipid rất thấp (ít hơn 2%). Nhưng acid licozopentae khá cao tới 20 ÷ 25% tổng số lượng các acid béo, trong rong biển còn tìm thấy nhiều fucosterol và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Tro...ên trunh bình. Nếu ở mức thấp con vật khó tiêu thụ được nhiều thức ăn, bất lợi về hiệu quả sử dụng thức ăn (mật độ năng lượng thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng thấp).  Nhu cầu protein Nhu cầu về protein và các acid amin là quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt công nghiệp với các giống cao sản có khả năng sản xuất lớn. Việc đáp ứng nhu cầu của giống để phát huy hết tiềm năng di truyền đang là bài toán cho tất cả các nhà khoa học về dinh dưỡng. Cân bằng acid amin trong khẩu phần để nâng cao hiệu quả sử dụng protein là vấn đề vô cùng quan trọng, do việc hấp thu các protein phụ thuộc lớn vào nồng độ các acid amin. trong thức ăn. Việc cân bằng acid amin theo nguyên tắc lấy lysine là 100%, các acid amin còn lại lấy theo % của lysine. 22 Bảng 2.8. Nhu cầu acid amin của lợn đang sinh trưởng Khối lượng cơ thể (kg) 03-05 05-10 10-20 20-50 50-80 80-120 Protein thô (%) 26 23,7 20,9 18 15,5 13,2 Arginine 0,59 0,54 0,46 0,37 0,27 0,19 Histidine 0,48 0,43 0,36 0,3 0,24 0,19 Isoleusine 0,83 0,73 0,63 0,51 0,12 0,33 Leusine 1,5 1,32 1,12 0,9 0,71 0,54 Lysine 1,5 1,35 1,15 0,95 0,75 0,6 Methionine 0,4 0,35 0,3 0,25 0,2 0,16 Methionine + 0,86 0,76 0,65 0,51 0,44 0,35 Cysteine Phenylalanine 0,9 0,8 0,68 0,55 0,44 0,34 Phenylalanine + 1,41 1,25 1,06 0,87 0,7 0,55 Tyrosine Threonine 0,98 0,86 0,74 0,61 0,51 0,41 Tryptophane 0,27 0,24 0,21 0,17 0,14 0,11 Valine 1,04 0,92 0,79 0,64 0,52 0,4 Nguồn: NRC (1998) Có 2 loại acid amin (quan điểm sinh lý học): - Acid amin thay thế được: là các loại acid amin mà cơ thể tự tổng hợp được từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian khác. - Acid amin không thay thế: là các acid amin rất cần cho sự phát triển bình thường của cơ thể động vật nhưng cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được, chúng cần phải được cung cấp thường xuyên qua thức ăn. Người ta cho rằng theo khuyến cáo của NRC-1998 chỉ có giá trị trong điều kiện thí nghiệm thông thường và không được xem xét đến tiềm năng sinh trưởng và tình trạng môi trường của con vật. Phương pháp phân tích nguyên tố hay phương pháp mô hình hóa ra đời khắc phục được những hạn chế này. Theo phương pháp phân tích nguyên tố, Noblet (2001) đã đưa ra các phương trình để ước tính nhu cầu năng lượng và protein cho lợn sinh trưởng Bảng 2.9. Kết quả nghiên cứu bổ sung 5 vitamin nhóm B trên lợn siêu nạc cho thấy ADG, FCR và tỷ lệ nạc thân thịt đã cải thiện rõ rệt khi mức vitamin nhóm B tăng lên tới 270% mức khuyến cáo của NRC-1998. Theo công bố kết quả nghiên cứu của Lindemann et al.,1999 thì các dòng lợn có tỷ lệ nạc cao đã có đáp ứng mạnh với việc bổ sung vitamin nhóm B. 23 Bảng 2.9. Cơ sở để ước tính nhu cầu năng lượng và protein cho lợn sinh trưởng Nhu cầu Năng lượng (ME) Duy trì MEm= 1 MJ/kg BW0,06 Tích lũy protein 23,8/0,06 = 40 KJ ME/g protein Tích lũy mỡ 39,5/0,80 = 49 ME/g lipid Tăng nạc 12-14 Kj/g nạc tăng Tăng mỡ 40 Kj/g mỡ tăng Protein (lysine tiêu hóa) Duy trì 36 mg/kg BW0,65 Sản xuất Protein tăng x 0,0705/0,65 Tổng 18 g/kg protein tăng Nguồn: Noblet (2001) Bảng 2.10. Đáp ứng của lợn giai đoạn 50-100kg đối với vitamin B * khẩu phần Vitamin B khẩu phần (% NRC) (1998) 70 170 270 470 870 Tăng trọng g/ngày 870 904 940 930 914 FCR 2,87 2,88 2,79 2,88 2,90 Độ dày cơ thăn (mm) 52,9 57,4 58,8 57,8 58,2 Tỷ lệ nạc 52,9 53,2 53,6 53,7 53,3 Nguồn: Lindeman et al., 1999; J. Anim. Sci.77 (suppl. 1): 58 *Vitamin B gồm: niacin, pantothenic acid, riboflavin, B12 và folic acid 24 + Về khoáng chất Các khoáng đại lượng như Ca, P, Mg, Na... và các khoáng vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn... cần được bổ sung và cung cấp đầy đủ theo khuyến cáo của bộ tiêu chuẩn sử dụng mà ở đây chúng tôi đề cập đến là tiêu chuẩn NRC-1998. Một số lưu ý khi sử dụng theo tiêu chuẩn khuyến cáo này: . Phospho (P): khẩu phần cần đảm bảo lượng phospho hữu dụng chứ không phải phospho tổng số. Phospho nguồn từ các loại thực vật như hạt ngũ cốc, phụ phẩm thường ở dạng muối của acid phytic, ở dạng này con vật không thể sử dụng do cơ thể không có men phytase. Để khắc phục điều này người ta sử dụng phospho vô cơ như Dicalcium phosphatse (DCP)...song một vấn đề khác xảy ra là ô nhiễm nguồn nước, môi trường do lượng phospho không được sử dụng hết bị con vật đào thải trực tiếp ra môi trường. Một hướng đi tiên tiến và mới hơn trong ngành chăn nuôi lợn công nghiệp là bổ sung chế phẩm enzym ngoại sinh phytase, enzym này nâng cao khả năng hấp thụ phospho hữu cơ từ nguồn thực vật. . Đồng (Cu) và Kẽm (Zn) Đối với lợn con cai sữa, bổ sung đồng sulphate có tác dụng cải thiện tăng trưởng. Các thí nghiệm bổ sung đồng và kháng sinh trên lợn cho thấy chúng có tác dụng hiệp đồng. Bảng 2.11. Tác dụng của đồng sulphate đến tăng trưởng và FCR của lợn 7-15kg Bổ sung Cu (ppm) % Cải thiện 0 250 ADG g/ngày 231 281 24,0 FCR kgTA/TT 2,04 1,86 9,7 Nguồn: R. D. Coffey (1991) Việc bổ sung đồng cho lơn cai sữa thường kết hợp với bổ sung kẽm (ở dạng kẽm oxit). Đồng có tác dụng như kháng sinh còn kẽm có tác dụng tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa tiêu chảy, chú ý mức bổ sung ở các mức độ tuổi khác nhau là không giống nhau. 25 Bảng 2.12. Tác dụng của bổ sung Cu* và Cu kết hợp kháng sinh Kháng sinh - + - + Đồng sulfate + - + + ADG g/ngày 256 297 306 337 TA thu nhận g/ngày 535 576 585 630 FCR 2,10 1,95 1,91 1,84 Nguồn: R. D. Coffey (1991) *Mức bổ sung đồng: 250ppm +Về nước uống: Nước uống là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nhu cầu nước của lợn. Khi thiếu nước lợn có những biểu hiện như: giảm thu nhận thức ăn, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, ỉa chảy, tập trung ở vòi nước, bị kích thích, giảm khối lượng cơ thể và có thể chết nếu thiếu nước trầm trọng. Cần đàm bảo cung câp nước uống đàm bảo về sinh và liên tục. Lợn ở khoảng 7-25kg nước ở vòi cần có tốc độ dòng chảy từ 1,5-2 l/phút, đảm bảo lượng nước uống vào hàng ngày tối thiểu bằng 1,3 lần lượng thức ăn khô ăn vào (Whittemore’s Science and Practice of Pig Production, 3rd Ed., 2006). 26 PHẦN 3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU Nghiên cứu được thực hiện trên 120 lợn con 35 ngày tuổi thuộc giống ngoại lai PiDu x LY. Nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp do Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương sản xuất. Bột rong Mơ khai thác từ vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa. 3.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 6 – 2015 đến 6 – 2016, Phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa chăn nuôi – Học viện nông nghiệp Việt Nam. Địa điểm: trại chăn nuôi lợn công nghiệp Ứng hòa – Hà nội, thuộc Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương. 3.3. NỘI DUNG - Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ. - Đánh giá hiệu quả sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần của lợn con từ 35 – 70 ngày tuổi. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ khai thác từ vùng biển các tỉnh miền Trung Lấy mẫu bột rong Mơ được sản xuất từ rong tươi khai thác được từ tự nhiên trong mùa thu hoạch rong vào tháng 6 đến tháng 7 tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa, Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 4325: 2007. Tại phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu thu thập được để đánh giá thành phần, giá trị dinh dưỡng với các chỉ tiêu sau: + Độ ẩm: sử dụng TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of moisture and other volatile matter content). + Hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) - Phương pháp Kjeldahl (Animal feeding stuffs – Determination of nitrogen content and calculation of crude protein content – Part 1: Kjeldahl method). 27 + Hàm lượng lipit: theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of fat content). + Hàm lượng xơ thô: theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000), Phương pháp có lọc trung gian (Animal feeding stuffs – Determination of crude fibre content – Method with intermediate filtration). + Hàm lượng tro thô: theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) (Animal feeding stuffs – Determination of crude ash). + Hàm lượng canxi: theo TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985), Phương pháp chuẩn độ (Animal feeding stuffs – Determination of calcium content – Part 1: Titrimetric method). + Hàm lượng phospho: theo TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998), Phương pháp quang phổ (Animal feeding stuffs – Determination of phosphorus content – Spectrometric method). + Hàm lượng khoáng vi lượng Fe, Cu, Zn, Mn được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. (AAS02; AAS09; AAS10; AAS11). + Hàm lượng các axit amin được phân tích theo: HPLC-H.HD.QT.046. 3.4.2. Thiết kế thí nghiệm Một trăm hai mươi lợn 35 ngày tuổi được sắp xếp ngẫu nhiên vào bốn nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 lợn, mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần (tổng số lợn thí nghiệm của 3 lần lặp lại là 120 con), Sơ đồ thí nghiệm như sau. Bảng 3.1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2 TN3 Số lợn thí nghiệm 30 (10x3) 30 (10x3) 30 (10x3) 30 (10x3) Giống lợn Lợn lai PiDu x LY Ngày tuổi 35 Số lần lặp lại 3 3 3 3 Thức ăn Giá trị dinh dưỡng theo TCVN 1547: 2007 Bột rong Mơ trong thức 0 2 4 6 ăn (%) 28 Lợn chia 4 lô đồng đều về số lượng và khối lượng, các điều kiện nuôi dưỡng giống nhau. Lợn được nuôi trên chuồng nền xi măng, có bể tắm cuối chuồng, cùng dãy chuồng và được cho ăn 4 bữa 1 ngày, theo qui trình kỹ thuật chăn nuôi của Tập đoàn Thái Dương, chỉ khác nhau ở thức ăn của các lô, trong đó có 1 lô đối chứng (ĐC) không sử dụng bột rong Mơ trong thức ăn, 3 lô còn lại là các lô thí nghiệm (TN), bột rong biển được đưa vào thức ăn với tỷ lệ lần lượt là 2%, 4% và 6%. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm. Bảng 3.2. 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi + Tỷ lệ nuôi sống (%); + Tỷ lệ tiêu chảy + Khối lượng cơ thể qua các tuần thí nghiệm (kg); + Sinh trưởng tương đối (%); + Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày); + Thức ăn thu nhận (kgTĂ/con/ngày); + Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TĂ/kg tăng khối lượng cơ thể); 3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu  Tỷ lệ nuôi sống (%): hàng ngày ghi chép số con chết và số con còn lại trong từng lô. Số con sống đến cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số con bắt đầu  Tỷ lệ tiêu chảy: hàng ngày theo dõi số lợn tiêu chảy, số ngày điều trị khỏi tiêu chảy. Số ngày con tiêu chảy (ngày) Tỷ lệ tiêu chảy (%) = x 100 Số ngày con nuôi (ngày)  Khối lượng cơ thể qua các tuần thí nghiệm (kg): cân khối lượng từng cá thể lợn trong các lô sau mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, lợn được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng cân đông hồ có độ chính xác ± 0,01kg. 29  Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Cân khối lượng lợn của các lô hàng tuần. (P2 – P1) A = x 1000 T2 – T1 Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày); P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm T1 (kg); P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm T2 (kg); T1, T2: Thời điểm cân lần trước và lần sau (ngày).  Sinh trưởng tương đối (%): Cân khối lượng lợn con của các lô thí nghiệm hàng tuần. P2 – P1 R (%) = x 100 (P2 + P1)/2 Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%); P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm trước (kg); P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm sau (kg).  Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (g/con/ngày): Hàng ngày vào 1 giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn cho lợn ăn, Đúng giờ đó ngày hôm sau, vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng đem cân lại và phân tích hàm lượng vật chất khô, Lượng thức ăn thu nhận (LTATN) hàng ngày được tính theo công thức: Lượng thức ăn cho vào (kg) – Lượng thức ăn còn thừa (kg) TĂTN = x 1000 Tổng số lợn con (con) x Số ngày nuôi (ngày)  Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) hay tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn tăng trong giai đoạn thí nghiệm, Lượng thức ăn sử dụng (kg) Hiệu quả sử dụng thức ăn = Tăng khối lượng (kg) 30 Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2 TN3 NLTĐ (kcal/kg) 3182 3176 3175 3180 Protein thô (%) 17,72 17,85 17,78 17,63 Xơ thô (%) 3,06 3,02 3,05 3,09 Khoáng TS 4,37 4,54 4,69 5,01 Ca (%) 1,00 1,00 0,99 0,98 P (%) 0,49 0,50 0,50 0,49 Lysine (%) 1,20 1,23 1,22 1,21 Methionine 0,37 0,38 0,37 0,36 Methionine+ 0,67 0,69 0,69 0,68 Cystein(%) Giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm được ước tính theo công thức sau: (Bo Gohl, 1992). ME (Kcal/kg) = 5,01X1 + 8,93X2 + 3,44X3 + 4,08X4 X1-X4 lần lượt là protein tiêu hóa, chất béo tiêu hóa, xơ tiêu hóa và chất chiết không Nito tiêu hóa tính bằng g/kg thức ăn. Bột rong Mơ được thu mua từ ngư dân ven biển, sấy khô trong phòng sấy tại khoa Chăn nuôi, sau đó được nghiền mịn, đóng bao có lót nilon khâu kín chuyển xuống nhà máy sản xuất thức ăn. Giá thành bột rong Mơ khi đưa vào sản xuất là 7.000vnđ/kg. 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được thu thập trên bảng tính Excel (Microsof Excel, 2010) và được xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 17. Thí nghiệm tuân theo mô hình thống kê một nhân tố ANOVA, so sánh cặp đôi theo phương pháp Tukey. . 31 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BỘT RONG MƠ Để xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và làm cơ sở cho việc xây dựng khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy mẫu bột rong Mơ được khai thác và sản xuất từ vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 6-7 năm 2015, tiến hành phân tích. Kết quả thu được trong bảng sau:  Thành phần hóa học của bột rong Mơ Bảng 4.1. Thành phần hóa học của bột rong Mơ (n=3) Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng Độ ẩm % 12,72 Protein thô (CP) % 4,03 Lipit thô % 0,10 Xơ thô % 12,52 Khoáng tổng số (KTS) % 35,36 NaCl % 7,65 Ca % 2,01 P % 0,10 Fe Ppm 535,15 Cu Ppm 3,65 Zn Ppm 181,79 Mn Ppm 20,88 Kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy độ ẩm của bột rong Mơ là 12,72 là độ ẩm đạt tiêu chuẩn hầu hết các loại nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên hàm lượng phân tích muối có kết quả tương đối cao (7,65%) cũng là một trở ngại khi muốn sử dụng bột rong Mơ với mức cao. Hàm lượng protein thô và lipit thô trong rong mơ tương đối thấp, theo kết quả phân tích hàm lượng lần lượt là 4,03% và 0,1%. Theo Đặng Thị Diễm Hồng và cs. (2007), rong Mơ loại Sargassum mcclurei khai thác tại Bãi Tiên – Nha Trang có hàm lượng protein và lipit thô lần lượt là 7,6% trong chất khô thì kết 32 quả của chúng tôi thu được là thấp hơn. Hầu hết các loại rong thuộc ngành rong nâu có hàm lượng protein không cao. Theo Nguyễn Hữu Đại (1997) hàm lượng protein trong S. tenerrimum cao nhất 22,14%, S. congkinhii từ 13,8 – 15,95% và S. mcclurei ở mức thấp hơn (11,35%). Cũng theo tác giả, khi phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau thì hàm lượng protein cũng thay đổi. Một nghiên cứu gần đây nhất của Badrinathan et al. (2011) cho thấy trong S. microcystum có hàm lượng protein chỉ đạt 3,6%. Theo Rioux et al. (2007), rong Mơ S. longicruris có hàm lượng protein khá cao (27,7 ± 1,5%). Tương tự, Giang and Chen (2010) đã cho biết rong mơ lưỡi liềm S. hemiphyllum var. chinense có hàm lượng protein đạt đến 9,1%. Theo kết quả công bố của Viện Chăn nuôi quốc gia (2011) thì hàm lượng protein thô và lipit thô trong bột rong Mơ lần lượt là 5,9 và 0,4% thì kết quả của chúng tôi là thấp hơn. Tuy nhiên thành phần hóa học, dinh dưỡng của các loài thực vật phụ thuộc nhiều vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển, giá trị dinh dưỡng của chúng giảm dần khi già đi. Rong Mơ là nguồn lợi tự nhiên giúp cân bằng hệ sinh thái biển, vì vậy không được khai thác rong Mơ khi còn non để đảm bảo khả năng tái tạo của chúng, chỉ khai thác sau khi rong đã phóng noãn. Rong trong thí nghiệm được thu hoạch vào thời điểm tháng 6-7, có lẽ vì vậy mà hàm lượng các chất dinh dưỡng đã giảm dần. Kết quả phân tích thu được cho thấy hàm lượng khoáng tổng số trong rong Mơ khá cao, đạt 35,36%, trong đó hàm lượng caxi là 2,01%, cao gấp khoảng 2,5 lần trong bột thân lá đậu tương (0,87%). Đây là ưu điểm để sủ dụng bột rong Mơ cho gia súc đang giai đoạn non, sinh trưởng, gia cầm đẻ trứng, vật nuôi trong giai đoạn tiết sữa có nhu cầu canxi cao. Hàm lượng một số khoáng vi lượng như sắt, đồng, kẽm, mangan trong rong biển rất cao so với các loài thực vật trên can, hàm lượng sắt đạt mức 535,15 ppm. So với bột cỏ alfalfa có hàm lượng protein thô tới 17% thì hàm lượng này chỉ là 480ppm. Hàm lượng mangan của bột rong Mơ là 181,79 ppm so với bột cỏ alfalfa (30ppm). Như vậy có thể coi đây là nguồn bổ sung vi khoáng lí tưởngcho vật nuôi nếu sử dụng trong khẩu phẩn ăn. Ngoài ra với 12,52% xơ thô chúng được xếp vào chung nhóm với các loại bột cỏ khác như bột lá keo dậu, đậu stylo, bột lá sắn, Viện Chăn nuôi quốc gia (2011). 33  Hàm lượng các axit amin trong bột rong Mơ Để xác định hàm lượng các axit amin trong bột rong Mơ chúng tôi tiến hành định lượng 17 loại axit amin theo phương pháp “Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)”. Kết quả thu được ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Hàm lượng các axit amin trong bột rong Mơ (n=2) Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng Lysine % 0,17 Methionine % 0,05 Leucine % 0,30 L-leucine % 0,21 Phenylalanine % 0,25 Valine % 0,26 Threonine % 0,28 Glycine % 0,22 Glutamic axit % 0,25 Histidine % 0,10 Arginine % 0,17 Serine % 2,44 Alanine % 0,19 Proline % 0,19 Cysteine % 0,08 Tyrosine % 0,14 Aspartic axit % 0,40 Từ kết quả từ bảng 4.1 cho thấy do hàm lượng protein thô trong bột rong Mơ khá thấp (4,03%) nên hàm lượng axit amin đa phần cũng khá thấp. Hàm lượng serine trong bột rong Mơ là 2,44%, đây là chỉ số rất cao. Theo NRC (1994) bột cỏ alfalfa 17% protein thô thì hàm lượng serine chỉ là 0,72%, hàm lượng serine trong rong Mơ cao gấp 3 lần. Serine là axit amin cần thiết với gia súc nuôi thịt đang ở giai đoạn non, sinh trưởng mạnh. Hàm lượng methionine trong bột rong Mơ khá thấp, chỉ đạt 0,05%, so với bột cỏ alfalfa 17% protein thô (0,24%) thì chỉ số này thấp hơn khoảng 5 lần 34 Vê hàm lượng lysine, kết quả phân tích cho thấy thấp hơn khoảng 4 lần so với hàm lượng lysine có trong bột cỏ alfalfa (0,17%)NRC (1994). Tuy nhiên hàm lượng protein trong đó cũng gấp khoảng 4 lần bột rong Mơ nên tỷ lệ lysine/protein là tương đương nhau. 4.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘT RONG MƠ TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN CỦA LỢN CON 4.2.1. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm Trong đề tài này chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc bổ sung bột rong Mơ trong khẩu phẩn thức ăn cho lợn con từ 35-70 ngày tuổi. Giai đoạn sau cai sữa là giai đoạn khủng hoảng của lợn con, chính vì vậy chúng tôi tiến hành chọn thời điểm 35 ngày là để bỏ qua giai đoạn stress này nhằm kết quả thí nghiệm được khách quan hơn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể lợn con như giống,, lứa tuổi, tính biệt, chăm sóc, nuôi dưỡng,... trong đó thức ăn là yếu tố rất quan trong ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng cơ thể lợn. Chất lượng thức ăn, thành phần dinh dưỡng khác nhau sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn. Để đánh giá tốc độ sinh trưởng của lợn con chúng tôi đã tiến hành cân xác định khối lượng lợn con tại các thời điểm bắt đầu thí nghiệm (35), 42, 49, 56, 63 và kết thúc thí nghiệm (70) ngày tuổi. Khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, điều này phù hợp theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc, tuy nhiên tốc độ tăng trọng là không đều giữa các lô. Kết quả cân khối lượng lợn thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.3. Kết quả bảng 4.3 cho thấy khối lượng lợn ở các lô khi bắt đầu thí nghiệm là đồng đều: lô đối chứng (ĐC) là 8,99kg; lô thí nghiệm 1 (TN1) là 8,95 kg; lô thí nghiệm 2 (TN2) là 8,94kg; lô thí nghiệm 3 (TN3) là 8,98kg/con. Theo kết quả của Nguyễn Ngọc Phục và Trịnh Hồng Sơn (2006), khối lượng lợn tại 35 ngày tuổi là 9,02kg, như vậy so với khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm của chúng tôi từ 8,94 đến 8,99kg là tương đương. Điều này cho thấy đàn lợn lựa chọn thí nghiệm phát triển hoàn toàn bình thường, đảm bảo đưa vào thí nghiệm. 35 Kết quả khối lượng trung bình lợn sau tuần đầu bắt đầu ăn thức ăn thí nghiệm thu được như sau: lô đối chứng 11,53kg/con; TN1 đạt 11,54kg/con; khối lượng lợn thí nghiệm 2 là 11,80kg và TN3 là 11,43 kg/con. Như vậy sau tuần đầu thí nghiệm kết quả cho thấy ở TN2 với mức bổ sung 4% bột rong Mơ lợn đạt khối lượng cao nhất và thấp nhất là 11,43kg ở TN3 ( bổ sung 6% bột rong Mơ). Ở lô đối chứng khối lượng lợn là 11,53kg, tuy nhiên về mặt thống kê là không có sự sai khác. Ở tuần thí nghiệm thứ 2, đã có sự sai khác về khối lượng và có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Cụ thể khối lượng lợn ở TN2 với mức bổ sung 4% bột rong Mơ vẫn đạt kết quả cao nhất (14,82kg). Mức bổ sung 6% vẫn cho kết quả khối lượng lợn thấp nhất 14,26kg, mức bổ sung 2% so với lô đối chứng có chêch lệch về khối lượng (14,35 và 14,50kg) nhưng giống nhau về mặt ý nghĩa thống kê. Ở tuần thí nghiệm 3 và 4, lợn ở lô TN2 luôn cho thấy khả năng tăng khối lượng của lợn thí nghiệm là tốt nhất, lần lượt là 17,81 và 21,47kg/con, cao hơn lô đối chứng lần lượt là 0,47kg và 0,90kg/con. Mức bổ sung 2% cho kết quả khối lượng tương đương so với lô đối chứng, không có sai khác. Ở lô TN3, so với lô ĐC (17,34 và 20,57kg) khối lượng lợn có xu hướng thấp hơn lần lượt là 17,01 và 20,37kg. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), khối lượng lợn 60ngày/con của tổ hợp lai Pi x LY đạt 19,72kg/con. Kết quả của Nguyễn Thị Thu Hòa (2009) của tổ hợp lại PiDu x LY cho biết khối lượng lợn ở 60 ngày tuổi đạt 20,64kg. Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết khối lượng lợn trung bình ở 60 ngày tuổi của công thức lai L x Y là 19kg. Gerasimov (1997) cho biết tổ hợp lai ba giống D x (Poltawa Meat x Russian LW) đạt khối lượng 60 ngày/con là 17,6kg. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết tổ hợp lai (PixDu)x(LxY) với tuổi 60,82 ngày có khối lượng là 20,18kg. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho thấy tổ hợp lai (PixDu)xF1(LxY) ở 61,20 ngày có khối lượng là 22,15kg. 36 Bảng 4.3. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm (kg) ĐC TN1 TN2 TN3 Tuần TN n X ± SD Cv (%) n X ± SD Cv (%) n X ± SD Cv (%) n X ± SD Cv (%) - 30 8,99 ± 0,33 3,62 30 8,95 ± 0,29 3,19 30 8,94 ± 0,32 3,61 30 8,98 ± 0,33 3,65 1 28 11,53 ± 0,76 6,63 29 11,54 ± 0,56 4,87 29 11,80 ± 0,51 4,34 28 11,43 ± 0,47 4,12 2 27 14,50ab ± 0,70 4,81 27 14,35b ± 0,67 4,64 28 14,82a ± 0,50 3,33 28 14,26b ± 0,45 3,14 3 26 17,34b ± 0,80 4,60 27 17,13b ± 0,53 3,07 28 17,81a ± 0,49 2,73 28 17,01b ± 0,50 2,92 4 26 20,57b ± 0,93 4,51 27 20,67b ± 0,79 3,83 28 21,47a ± 0,58 2,72 27 20,37b ± 0,65 3,19 5 26 23,98bc ± 0,71 2,97 27 24,29b ± 0,69 2,82 28 24,86a ± 0,57 2,28 27 23,82c ± 0,60 2,50 Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang những chữ cái khác nhau thì khác nhau về mặt thống kê (P<0,05) 37 So sánh với các nghiên cứu trên kết quả thí nghiệm khối lượng lợn tại 63 ngày tuổi của chúng tôi với mức bổ sung 4% bột rong Mơ là 21,47kg/con, như vậy kết quả này là tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Thu Hòa, cao hơn kết quả của tỏ hợp lai 3 máu của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự. Đến tuần kết thúc thí nghiệm, khối lượng lợn giữa các lô sự sai khác có ý nghĩa. Khối lượng trung bình lợn ở các lô ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là: 23,98kg; 24,29kg; 24,86kg; 23,82kg/con.Với mức bổ sung 4% bột rong Mơ mang lại kết quả tốt nhất với mức khối lượng cao nhất, tăng 0,88kg so với lô đối chứng. Mức bổ sung 2% ở thí nghiêm 1 cũng có kết quả cải thiện hơn so với lô đối chứng, tăng 0,31kg/con. Trong khi đó với mức bổ sung 6% và lô đối chứng lại không có sự sai khác về mặt thống kê, tuy nhiên có vẻ với mức bổ sung này sự tăng trưởng của lợn có phần bị ảnh hưởng với giá trị trung bình khối lượng thấp hơn 0,16kg/con. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LxY) với đực Landrace, Pietrain Austrian, Pietrain Belgium ở 10 tuần tuổi có khối lượng 29,00; 29,80; 28,90 kg (Magowan et al., 2009). Như vậy kết quả khối lượng lợn tại 70 ngày tuổi theo kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn. Sự tăng trưởng về khối lượng thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.1. Hình 4.1. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm Từ Hình 4.1 ta có thể thấy trong các tuần đầu của thí nghiệm, các đường thể hiện sự sinh trưởng sát vào nhau chưa thể hiện sự sai khác, qua các tuần tiếp theo 38 các đường này có xu hướng tách nhau ra, đáng chú ý là đường thể hiện thí nghiệm 2 đã tách xa các lô thí nghiệm còn lại. Tất cả các lô đều sinh trưởng phù hợp với quy luật sinh trương của gia súc. Từ những kết quả thu được chúng tôi có nhận xét: Sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần ăn đã có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực đến khối lượng cơ thể lợn, với mức bổ sung 4% làm cho khối lượng sống của lợn đạt cao nhất. 4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần thí nghiệm Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng của gia súc trong một đơn vị thời gian. Trong thí nghiệm này sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được xác đinh qua đơn vị thời gian là 7 ngày. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.4: Ở tuần đầu tiên của thí nghiệm, kết quả thu về cho thấy sự tăng trưởng mạnh nhất ở lô thí nghiệm 2 (bổ sung 4% bột rong Mơ), mức sinh trưởng tăng ở 410, 20 g/con/ngày. Bổ sung 2% bột rong Mơ trong khẩu phần ăn mức tăng trọng là 368,8g/con/ngày.. Không có sự sai khác ở các lô bổ sung 2 và 6% bột rong Mơ trong khẩu phẩn so với lô đối chứng. Có sự sai khác giữa lô thí nghiệm 2 với lô đối chứng và lô thí nghiệm 3, tuy nhiên sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuần thứ 2 và 3 của thí nghiệm sinh trưởng tuyệt đối của lợn trong các lô thí nghiệm vẫn thể hiện tốt nhất ở mức bổ sung 4% bột rong Mơ lần lượt qua các tuần là 430,6 và 427,06g/con/ngày. So với lô đối chứng thì lần lượt là 424,73 và 410,99 g/con/ngày. Sang tới tuần thứ 4 của thí nghiêm hay lúc 62 ngày tuổi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có sự khác biệt rõ rết rất có ý nghĩa. Với mức bổ sung 4% bột rong Mơ trong khẩu phần, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đạt 523g/con/ngày. Ở mức 2% chỉ số này là 517,5g/con/ngày, mức 6% là 492,6g/con/ngày, trong khi đó ở lô đôi chứng chỉ đạt 487,36g/con/ngày. Từ kết quả này cho thấy bổ sung bột rong Mơ ở mức 4% mang lại hiệu quả cao nhất. Milligan et al., (2002) cho biết lợn Yorkshire giai đoạn 28-67 ngày có sinh trưởng tuyệt đối là 415g/con/ngày. Theo Gondret et al., (2005) sinh trưởng của lợn giai đoạn 27-67 ngày là 558g/con/ngày. 39 Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần thí nghiệm (g/con/ngày) ĐC TN1 TN2 TN3 Tuần TN X ± SD Cv (%) X ± SD Cv (%) X ± SD Cv (%) X ± SD Cv (%) 1 362,60b ± 78,50 21,64 368,80ab ± 63,50 17,22 410,20a ± 56,10 13,67 350,30b ± 54,4 15,53 2 424,73 ± 34,89 8,21 402,12 ± 46,16 11,48 430,60 ± 54,30 12,60 403,70 ± 31,60 7,83 3 410,99 ± 49,21 11,97 397,40 ± 66,2 16,66 427,04 ± 52,65 12,33 393,65 ± 33,70 8,56 4 456,00b ± 65,10 14,28 504,80ab ± 93,6 18,54 523,00a ± 66,60 12,73 479,89ab ± 49,53 10,32 5 487,36 ± 65,10 14,28 517,50 ± 109,5 21,15 484,70 ± 79,40 16,38 492,60 ± 66,70 13,54 TB 428,35c 438,10b 455,10a 424,02c Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang những chữ cái khác nhau thì khác nhau về mặt thống kê (P<0,05) 40 Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần thí nghiệm (g/con/ngày) Tổng kết toàn giai đoạn thí nghiệm chúng tôi tính được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình của toàn xác lô, thể hiện rõ hơn qua Hình 4.3. Hình 4.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn toàn thí nghiệm (g/con/ngày) 41 Như vậy trong nghiên cứu này kết quả của chúng tôi là phù hợp với công bố của Milligan và thâp hơn kết quả của Gondret. Ở tuần cuối của thí nghiệm, sinh trưởng tất cả các lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng, tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê. Hình 4.2 thể hiện sinh trưởng tuyệt đối của lợn trong các lô thí nghiệm cho thấy sinh trưởng tuyệt đối có xu hướng tăng dần từ 35-70 ngày tuổi. điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của gia súc giai đoạn non đang sinh trưởng. Lê Hoàng Thế (2008) cho biết lợn lai (Y x LY) từ 28-56 ngày tuổi có sinh trưởng tuyệt đối là 411g/con/ngày. So với tiêu chuẩn NRC (1998) lợn giai đoạn 15-25 kg có tốc độ sinh trưởng là 350-400 g/con/ngày. Như vậy so với các kết quả trên thì kết quả của chúng tôi là phù hợp. 4.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn qua các tuần thí nghiệm Sinh trưởng tương đối tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể ở thời điểm khảo sát sau so với thời điểm khảo sát trước. Sinh trưởng tương đối thể hiện tốc độ lớn của đàn lợn thí nghiệm. Bảng 4.5 cho thấy sinh trưởng tương đối của lợn trong toàn giai đoạn thí nghiệm 35 -70 ngày tuổi tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển không đồng đều. Tốc độ sinh trưởng của của lợn tại các lô thí nghiêm cao nhất ở các tuần đầu thí nghiệm và giảm dần ở các tuần sau. Tuần đầu thí nghiệm tốc độ sinh trưởng tương đối cao nhất ở mức bổ sung 4% bột rong Mơ 27,65%, tiếp đến là mức bổ sung 2% là 25,12%. Mức bổ sung 6% và lô đối chứng lần lượt là 24,0% và 24,59%, không quan sát thấy sự sai khác về mặt thống kê. Chỉ quan sát thấy sự sai khác giữa thí nghiệm 2 và các thí nghiệm còn lại (P<0,05). Ở tuần thí nghiệm thứ 2 và 3, không có sự sai khác về tăng sinh trưởng tương đối giữa các lô thí nghiệm. Tuần thí nghiệm thứ 4, mức bổ sung 2 và 4% bột rong Mơ cho kết quả tương tự nhau, không có sự sai khác lần lượt là 18,66 và 18,64%. Quan sát thấy có sự sai khác giữa lô thí nghiệm với lô đối chứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_su_dung_bot_rong_mo_sargasum_spp_trong_thuc_an_cho_lo.pdf
Tài liệu liên quan