Đề tài Phương pháp sử dụng và khai thác tranh minh họa trong môn ngữ văn lớp 6

PHỤ LỤC Trang Phụ lục 01 Phần I: Mở đầu 02 1. Đặt vấn đề 02 2. Mục đích nghiên cứu 03 3. Đối tượng nghiên cứu 03 4. Khách thể nghiên cứu 03 5. Phương pháp nghiên cứu 03 6. Thời gian nghiên cứu 03 Phần II: Nội dung 04 1. Khái quát về tranh minh họa 04 2. Căn cứ đề tài 04 3. Giải pháp 05 a. Cách 1-dùng tranh minh họa để giới thiệu bài 07 b. Cách 2-sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản 09 c. Cách 3-Sử dụng tranh minh hoạ để củng cố, luyện tập phát triển tư duy 1

doc16 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Phương pháp sử dụng và khai thác tranh minh họa trong môn ngữ văn lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 4. Kết quả thực hiện đề tài 13 Phần III: Kết luận 15 Phần IV: Kiến nghị, đề xuất 15 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Trong trường học ngoài môn Giáo dục công dân thì Ngữ Văn cũng là môn học rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu không học môn Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu không học môn Văn thì làm sao HS hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học Văn chính là cách học làm người. Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.   Tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng giáo viên (GV) và cả học sinh (HS) xem nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều GV cứ cho HS học rập khuôn những bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là trong lớp học các HS làm bài văn viết nhiều đoạn văn giống nhau. Ai cũng biết văn chương là cảm xúc của mỗi người nên đâu có ai giống ai. Văn mà chép của người khác lấy làm của mình thì người ta gọi là đạo văn. Đạo văn là ăn cắp tri thức, tư tưởng của người khác. Lẽ ra GV chỉ nên cho HS đọc các bài văn mẫu với hình thức tham khảo để giúp các em học hỏi cách hành văn. Sau đó HS tự làm theo cảm xúc của mình. Dù văn không hay nhưng vẫn là thành quả của HS còn hơn là sao chép của người khác. Có một lý do nữa khiến cho HS ngày nay xem nhẹ môn Văn vì các em nghĩ học giỏi môn Văn khó chọn ngầnh nghề sau này. Đa số các HS thường tập trung học các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa với suy nghĩ rằng học giỏi các môn này dễ thi vào trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có thời giờ đâu để đọc truyện, đọc văn.   Muốn giỏi văn thì HS phải siêng đọc nhưng HS bây giờ lại rất lười đọc văn thơ. Nhiều em HS bậc học trung học cơ sở khi vào thư viện nhà trường rất hiếm khi mượn các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các em chỉ chăm chú vào các loại truyện tranh. Đọc truyện tranh chỉ là hình thức giải trí mà hầu như không có lợi gì cho việc học môn Văn. Đó là chưa muốn nói các loại truyện tranh có nội dung xấu như đấm đá, bạo lực chỉ góp phần làm tổn hại tâm hồn non nớt của HS, dễ gây cho HS sự hung hăng như các nhân vật trong truyện.   Môn Văn là một môn học rất quan trọng vì dù sau này HS có theo ngầnh nghề nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc. Nếu một người có trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc đọc mãi chẳng hiểu ý họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.   Qua những phân tích trên cho thấy rõ ràng môn Văn có một giá trị đích thực trong nhà trường. Vì vậy GV cần giải thích cho HS hiểu giá trị này nhằm làm cho HS yêu thích môn học. Học tốt môn Văn, tâm hồn HS như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Khi đó, HS sẽ biết sống thế nào cho tốt như các nhân vật chính diện và cố gắng tránh xa các thói hư, tật xấu của các nhân vật phản diện trong các tác phẩm văn học. Đứng trước thực tại đó, tôi cũng như các đồng nghiệp luôn trăn trở với câu hỏi “Làm thế nào để học sinh yêu thích và biết cách học Ngữ văn?”. Qua thời gian tìm hiểu các tài liệu và bằng kinh nghiệm bản thân cho thấy vai trò của kênh hình rất quan trọng trong các tiết dạy, góp phần nâng cao tỷ lệ hiểu bài (chiếm 40% tỷ lệ hiểu bài) và vận dụng kiến thức của học sinh. Do đó người giáo viên phải đổi mới phương pháp truyền đạt và khai thác tranh minh hoạ (trong và ngoài sách giáo khoa) trong quá trình giảng dạy. Từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Phương pháp sử dụng và khai thác tranh minh họa trong môn ngữ văn lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao tỷ lệ hiểu bài và vận dụng kiến thức bằng cách sử dụng tranh ảnh minh họa trong dạy học Ngữ văn lớp 6. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tranh ảnh minh họa trong môn Ngữ văn lớp 6. 4. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 6 tại trường PTDTBT THCS Măng Cành. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu bằng tài liệu và sưu tầm. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp phản biệt (có đối chứng) 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Khái quát về tranh minh họa: Tranh minh hoạ ở đây là gì? tranh minh hoạ là hệ thống hình ảnh, biểu tượng minh họa, ảnh chụp...có tác dung minh họa cho nội dung của văn bản, giúp người đọc cảm thụ sâu sắc về tác phẩm hơn. Số lượng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa ngữ văn ở chương trình Ngữ văn THCS còn ít. Các hình ảnh được phát thảo theo cốt truyện chính hoặc một phần nội dung của tác phẩm văn học, tạo ra sự hài hòa-gần gũi giữa hai bộ môn Ngữ văn và Mỹ thuật. Góp phần minh họa, tăng thêm cảm nhận và tạo động lực, hứng thú cho các em học sinh. 2. Căn cứ đề tài: Những căn cứ để thực hiện đề tài: - Thứ nhất: Căn cứ vào độ tuổi, khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi, khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi, học sinh lớp 6 ở độ tuổi 12, độ tuổi chuyển giao từ nhi đồng sang thiếu niên; tư duy của các em còn non nớt, tâm lý chưa ổn định, bột phát; Các em còn nhiều bỡ ngỡ với kiến thức mới nên khả năng tập trung hạn chế, đặc biệt là tư duy trừu tượng cho chưa hoàn chỉnh. Do đó, giáo viên phải nắm bắt được tâm sinh lý của các em; thường xuyên sử dụng các hình ảnh trực quan vào tiết dạy; giải thích các ngữ nghĩa để phát triển tư duy trừu tượng, kích thích sự hứng thú và nâng cao tỷ lệ hiểu bài. - Thứ hai: Qua nhiều lần cải biên sách giáo khoa môn Ngữ văn, các tác giả đã bổ sung thêm các hình ảnh minh họa vô cùng phong phú, đa dạng. Điều đó chứng tỏ các nhà nghiên cứu và viết sách đã rất chú trọng việc dạy học ngữ văn 6 theo hình ảnh. So với hệ thống tranh minh hoạ ở lớp 7, 8, 9 thì hệ thống tranh minh hoạ ở lớp 6 gấp đôi về số lượng. Trung bình mỗi bài ngữ văn có ít nhất một hình ảnh minh họa (có thể là tranh vẽ hoặc ảnh chụp). Dưới đây là bản thống kê hệ thống hình ảnh minh hoạ trong sách ngữ văn THCS: STT Lớp Số tranh minh họa Số bài ngữ văn Tỷ lệ tranh minh họa/bài học Ghi chú 1 6 CN 34 34 100% 2 7 CN 21 35 60,0% 3 8 CN 14 29 48,2% 4 9 16 41 39,0% Tổng 85 139 61,1% - Thứ ba: Chương trình tập làm văn 6 đi sâu vào hai phương thức biểu đạt chính là tự sự và miêu tả. Để giúp các em nắm vững được hai phương thức đó, ngữ văn 6 đã đưa các văn bản thuộc thể loại truyện: truyện dân gian (Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) hoặc truyện ngắn hiện đại (đoạn trích) và thơ, lựa chọn những văn bản nổi bật nhất, tiêu biểu nhất. Đối tượng phản ánh của những văn bản ngữ văn đó là các nhân vật (trong truyện cổ tích hoặc truyện hiện đại), các phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ của đất nước. Hình ảnh cuộc sống lao động khẩn trương, hồ hởi của nhân dân, những biểu tượng đẹp về con người, những hiện tương, sự vật gần gũi quen thuộc với các em...tất cả những cái đó đều dễ hiểu và dễ thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc của hội họa. Lợi thế của ngữ văn 6 là nội dung gắn với hình ảnh hoặc biểu tượng. - Thứ tư: Cách cảm thụ của học sinh lớp 6 mang tính đơn giản, cảm tính. Các em cảm thụ về tác phẩm, về nhân vật không phải bằng sự chiêm nghiệm, sự suy ngẫm sâu sắc mà bằng tình cảm giản dị, trong sáng, chân thành. Các em thích các nhân vật hiền lành,tốt bụng, tài giỏi, ghét các nhân vật độc ác, xấu xa. Trong tưởng tượng của các em, các nhân vật tốt bao giờ cũng đẹp như Sơn Tinh, Lang Liêu, Thánh Gióng, Sọ Dừa, Thạch Sanh... còn các nhân vật đại diện cho cái ác bao giờ cũng xấu như: Thủy Tinh, Lý Thông, Mụ vợ ông lão đánh cá...và đã được các họa sĩ thể hiện các nhân vật theo đúng xu hướng. Qua các tranh minh họa không chỉ giúp các em nắm vững nội dung cơ bản của tác phẩm mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Như vậy căn cứ vào các cơ sở trên, đề tài sẽ trình bày các giải pháp tháo gỡ một số khó khăn đối với người dạy và học ngữ văn 6 hiện nay, như: học sinh không hứng thú, mất tập trung trong giờ học và chất lượng học môn ngữ văn thấp; giáo viên gặp nhiều hạn chế khi trình bày; vận dụng kiến thúc đã học vào thực tiễn. 3. Giải pháp Văn học là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Bằng ngôn ngữ và qua những ấn tượng, cảm giác ngôn ngữ mang đến (hình ảnh minh họa), các văn bản có khả năng tái hiện một cách sinh động, gợi cảm, cụ thể một hiện thực khách quan. Qua nội dung văn bản và hình ảnh minh họa, học sinh có thể tái hiện rất sinh động các nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ: qua tranh ảnh, học sinh dễ dàng nhận thấy một chú Dế Mèn thanh niên, cường tráng, tính cách có nhiều thói xấu nhưng cũng có những nét đáng yêu. Từ đó, hình thành thái độ của học sinh với nhân vật Dế Mèn: phê phán Dế Mèn ở một số thói quen như hung hăng, hống hách, sốc nổi, trân trọng Dế Mèn ở những nét tính cách đáng yêu: chịu khó, yêu lao động, ưa độc lập, biết nhận ra lỗi lầm và biết lập công chuộc tội; Hoặc qua hình ảnh cô bé Kiều Phương đang vẽ, học sinh không chỉ biết được những nét đáng yêu của cô bé: nghịch ngợm, ưa lục lọi và có khả năng hội họa mà còn cảm được ý nghĩa xâu xa của tác phẩm, không phải bằng tài năng mà chính tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được người anh. Từ đó, các em có thể rút ra những thái độ sống với những người xung quanh. Các văn bản trong chương trình ngữ văn 6 đều được chọn lọc rất kỹ, các tác phẩm thường là đại diện tiêu biểu cho một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nổi bậc, đặc sắc. Nó giúp học sinh nhận thức cuộc sống, đưa đến những bài học, những suy tưởng, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm con người. Những điều này phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống, tri thức, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân...do vậy tiếp nhận văn là một hệ thống mở và kết quả tiếp nhận văn bản ở mỗi học sinh có thể khác nhau thậm chí có nhiều mới lạ chưa hẳn trùng hợp với dụ kiến của giáo viên. Dạy văn bản thực chất là giúp học sinh học hỏi và vận dụng ý nghĩa tác phẩm vào đời sống trong mình. Chính vì thế giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để phát huy khả năng khám phá, cảm thụ và phân tích văn bản tích cực của học sinh (một trong những biểu hiện của tính cá thể hóa và sáng tạo tiếp nhận văn bản). Căn cứ vào những đặc thù riêng của bộ môn văn, khi khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản, giáo viên biết khéo léo vận dụng giáo dục trực quan thì giờ học sẽ sinh động và đạt hiệu quả cao, học sinh có ấn tượng sâu đậm với nhân vật, với tác phẩm. Do đó vấn đề ở đây là khai thác và sử dụng hệ thống kênh hình như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn công tác, qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp chúng ta có thể nhận thấy có khi cùng một bài dạy, cùng sử dụng một đồ dùng dạy học song hiệu quả và chất lượng của mỗi giáo viên lại khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào kiến thức, khả năng sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học hợp lý của mỗi giáo viên. Nhiều giáo viên văn cho học sinh quan sát tranh minh họa vào cuối buổi học và đặt câu hỏi: Bức tranh này gắn với nội dung nào trong tác phẩm? Bức tranh miêu tả cảnh gì? thể hiện giáo viên đã có ý thức giảng dạy theo phương pháp mới nhưng cách vận dụng chưa triệt để, sáng tạo và hợp lý. Nếu nhiều giờ dạy, giờ nào giáo viên cũng cho học sinh quan sát tranh minh họa vào cuối buổi thì phần nội dung kiến thức của bài qua tranh còn hời hợt, mang tình chiếu lệ, cách đưa hình ảnh vào khai thác đó trở thành thói quen thì sẽ tạo ra sự nhàm chán đối với học sinh. Học sinh sẽ giảm hứng thú khi học văn. Vậy dạy một bài ngữ văn có tranh minh họa, tùy vào từng bài, người giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa vào các bước khác nhau trong một giờ học, một tranh minh họa có thể được sử dụng nhiều làn trong bài giảng. Làm sao cho mỗi lần quan sát học sinh lại khám phá, phát hiện ra cái mới mà các lần quan sát trước chưa thấy. Qua tranh vẽ và hệ thống ngôn từ trong tác phẩm giúp học sinh nắm vững nội dung tác phẩm, hiểu được nhân vật và phát triển tư duy ở một tâm cao mới là đưa ra những cảm nhận của bản thân về hình ảnh minh họa đó. Có 3 cách để đưa tranh minh họa vào bài giảng: - Cách 1: dùng tranh minh họa để giới thiệu bài - Cách 2: dùng tranh minh họa để khai thác, phân tích nội dung tác phẩm. - Cách 3: dùng tranh minh họa để củng cổ luyện tập và phát triển tư duy. a. Cách 1-dùng tranh minh họa để giới thiệu bài: Hình ảnh đưa vào giới thiệu bài phải nói khái quát nội dung toàn bộ tác phẩm, đoạn trích, chứa đựng hình ảnh chủ đạo tư tưởng của tác phẩm. Thường là tác phẩm có một tranh minh họa, hình ảnh minh họa có tính chất biểu tượng cho văn bản, đó là hình ảnh tương đối gần gũi, quen thuộc với học sinh. Hình ảnh minh họa đó phải đưa ra vấn đề chính để dẫn dắt giới thiệu bài tạo sự chú ý, tập trung của học sinh vào vấn đề giáo viên vừa nêu, tạo sự hưng phấn, kích thích tư duy thích tìm tòi của học sinh. Sau khi giới thiệu xong phải cất hình ảnh minh họa ngay,hướng học sinh chú ý vào vấn đề khác. Các văn bản chương trình ngữ văn 6 có thể dùng hình ảnh để giới thiệu vào bài như: “Con Rồng Cháu Tiên”, “Bánh Chưng Bánh Giày”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Sông Nước Cà Mau”, “Vượt Thác”; “Lao Xao”... Ví dụ: Khi dạy truyền thuyết “Bánh Chưng Bánh Giày” có nhiều tranh minh họa (do công ty thiết bị cung cấp), giáo viên chọn một hình ảnh mang tính chất tập trung nhất nội dung của toàn văn bản, cụ thể là: cảnh làm bánh chưng bánh Giày. Dựa vào cảnh làm bánh Chưng bánh Giày, giáo viên có thể giới thiệu: đây là hình ảnh rất quen thuộc đối với người Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về. Đó là cảnh làm bánh chưng hoặc bánh Giày ngày tết, tục làm bánh chưng bánh Giày ngày tết của người Việt Nam đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử thời đại của vua hùng và vẫn được nhân dân ta gìn giữ cho đến ngày nay. Phong tục đó là nét văn hóa mang tính bản sắc truyền thống của người Việt Nam, nó góp phần tạo hương vị độc đáo cho ngày tết cổ truyền của dân tộc và đưa thêm 2 câu thơ để nhấn mạnh: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh” Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu truyền thuyết: “Bánh chưng bánh Giày” để biết vì sao có tục làm bánh chưng, bánh Giày ngày tết và ý nghĩa của phong tục đó với người Việt Nam. Hoặc khi dạy truyền thuyết: “Sự Tích Hồ Gươm”, giáo viên chọn một ảnh chụp Tháp Rùa-Hồ Gươm và giới thiệu: đây là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Nằm giữa trung tâm thành phố, Hồ Gươm như một lẵng hoa đẹp giữa lòng thủ đô. Giữa hồ có một ngọn tháp được xây dựng vào thế kỷ XIX gọi là tháp Rùa-một biểu tượng quen thuộc của người Hà Nội. Tháp Rùa-Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, bền vững đầy tự hào của Hà Nội bởi nó không chỉ là một cảnh quan đẹp của thành phố mà nó còn gắn với một truyền thuyết lịch sử hào hùng oanh liệt của dân tộc ta trong thời kỳ chống giặc Minh xâm lược. Để biết vì sao có tên gọi Hồ Gươm chúng ta hãy cùng theo dõi tìm hiểu qua truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Hay khi dạy về văn bản nhật dụng bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” giáo viên đưa ảnh chụp cầu Long Biên và giới thiệu: đây là cầu Long Biên-nếu quan sát về bề ngoài ta thấy đây là cây cầu sắt bình thường, đơn giản cũ kĩ so với các cây cầu hiện đại khác như cầu Thăng Long, cầu Chương Dương cùng bắc qua sông Hồng, nhưng lùi về hơn 100 năm về trước thì đây là cây cầu sắt đầu tiên ở Việt Nam. Hơn một thế kỉ đã qua, cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao sự kiện hào hùng, bi tráng của nhân dân Hà Nội, giờ đây nó đã rút về vị trí khiêm nhường so với cây cầu hiện đại khác cùng bắc qua sông Hồng, nhưng nó đã trở thành một nhân chứng lịch sử. Vậy muốn biết cầu Long Biên đã chứng kiến và ghi dấu những sự kiện hào hùng, anh dũng đau thương nào của thủ đô Hà Nội chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử”. Trên đây là cách sử dụng tranh minh hoạ để dẫn vào bài. Nếu thực hiện tốt thì đây là cách dẫn dắt bài mang tính tích hợp và tích cực nhất. Nó tạo ấn tượng, gây chú ý cho học sinh tạo hiệu quả cao cho giờ ngữ văn b. Cách 2: sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản. Đây là phương pháp dạy học tích cực nhất, với phương pháp này, giáo viên đã cụ thể hóa văn bản bằng hình ảnh. Tạo nên tác động trực tiếp, mạnh mẽ và tư duy học sinh, từ hình ảnh học sinh có thể hình thành những nhận xét, cảm nhận, đánh giá, phát hiện, tình cảm nhanh hơn so với cách dùng ngôn ngữ khô khan. Nhưng đây là phương pháp khó, nó đòi hỏi tính sáng tạo kiến thức tốt, tay nghề vững vàng của giáo viên dạy. Giáo viên cần phải linh hoạt uyển chuyển dẫn dắt học sinh theo định hướng của mình. Ta có thể sung dụng ở các nội dung sau: b.1. Sử dụng tranh minh hoạ để kể (tóm tắt) nội dung văn bản tự sự Tình huống này được sử dụng cho các bài văn tự sự và truyện dân gian. Các truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) thường có nhiều tranh minh họa (có thể có từ 3 đến 4 tranh minh họa cho một truyện). Mỗi tranh minh họa đánh dấu một mốc sự kiện trong cuộc đời của nhân vật chính. Ví dụ: truyện Thạch Sanh có tranh minh họa về các sự kiện, mốc trong cuộc phiêu lưu của nhân vật: Mốc 1. Thạch Sanh và Lý Thông kết nghĩa anh em. Mốc 2. Thạch Sanh chém Chằn tinh. Mốc 3. Thạch Sanh chém Đại bàng. Mốc 4. Thạch Sanh dùng cây đàn và liêu cơm thần để cảm hóa giặc. Cách sử dụng: treo lần lượt các tranh theo trình tự của truyện, yêu cầu học sinh kể lại văn bản, các hình ảnh đó sẽ dẫn dắt học sinh kể lại được nội dung câu chuyện không sai sót. Khi kể lại được tác phẩm là học sinh đã nắm được nội dung của văn bản, rèn luyện cách kể một văn bản đã học bằng lời của mình. b.2. Sử dụng tranh minh hoạ để học sinh miêu tả theo tranh: Cách này giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát,diễn đạt hình ảnh bằng ngôn từ góp phần củng cố thêm kỹ năng miêu tả cho học sinh. Phương pháp này sử dụng tốt đối với học sinh khá, giỏi. Khi yêu cầu học sinh miêu tả theo tranh, giáo viên càn chú ý bức tranh đưa ra phải minh họa cho nội dung chính của văn bản, hình ảnh trung tâm của tác phẩm. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Thánh Gióng”, trong sách giáo khoa có 3 tranh minh họa: Tranh 1. Gióng ra trận đánh giặc (Ngữ văn 6 tập 1-Trang 20) Tranh 2. Tranh minh họa của nguyễn Tư nghiêm (Ngữ văn 6 tập 1-Trang 20) Tranh 3. Ảnh chụp hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ V-2000 (Ngữ văn 6 tập 1 trang 23) Tranh minh họa do công ty thiết bị giáo dục cung cấp gồm có 2 bức: Một bức vẽ Gióng ra trận đánh giặc, một bức vẽ Gióng bay về trời. Trong các tranh minh họa thể hiện cảnh Gióng ra trận là hình ảnh trung tâm, tập trung toàn bộ nội dung tư tưởng của toàn văn bản. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi có tình chất gợi ý, định hướng cho việc phân tích và nhận xét như: Cảnh Gióng ra trận miêu tả như thế nào? Tư thế đánh giặc của Gióng nói lên điều gì? Học sinh có thể dựa vào các câu hỏi đó để miêu tả. câu trả lời của học sinh phải đạt được những ý sau: Bức tranh miêu tả cảnh Gióng ra trận rất oai phong lẫm liệt: Trang phục của Gióng là trang phục của lính triều đình thời bấy giờ ra trận đánh giặc: Đầu đội nón, chân quần xà cạp, ngồi trên mình ngựa, tay cầm vũ khí. Ngựa sắt phi như bay, mồm phun ra những luồng lửa bỏng rát thiêu cháy quân thù; Gióng cưỡi ngựa phi thẳng đến chỗ quân thù, dùng tre giáng cho chúng những đòn dũng mãnh; Hình ảnh quân xâm lược: đứa ngồi trên lưng ngựa, đứa ngã ngựa, đứa cầm giáo mác, đứa tay không. Tất cả đều ở tư thế kinh hoàng, hoảng loạn, không tránh được những đòn sấm sét; Tư thế và sức mạnh của Gióng biểu tượng cho tư thế, sức mạnh của dân tộc Việt nam.... Nếu thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên đã bám sát nội dung bài dạy, tập trung ở các chi tiết hình ảnh trọng tâm, thực hiện tốt hai phương châm của phương pháp dạy-học theo phương pháp mới: tích cực hóa hoạt động của học sinh và tích hợp giữa hai bộ môn hội họa và văn học, tập làm văn và ngữ văn. b.3. Sử dụng tranh minh hoạ để đánh giá, nhận xét, tổng hợp Mục đích sử dụng phương pháp này là kết hợp giữa tranh minh họa và nội dung văn bản đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, đặc trưng của những chi tiết, hình ảnh trong văn bản, nổi bật giá trị về nội dung tư tưởng của tác phẩm. Phương pháp này được sử dụng nối tiếp sau khi đã thực hiện phương pháp miêu tả theo tranh. Những câu hỏi này thường có tính chất tổng hợp cho chi tiết đưa ra miêu tả ở các câu hỏi trước. Ví dụ: Chúng ta đang tìm hiểu về hình ảnh Gióng ra trận, miêu tả lại những chi tiết thể hiện tư thế, sức mạnh của Gióng khi ra trận. Do đó giáo viên có thể đặt câu hỏi: Qua hình ảnh Gióng ra trận và những chi tiết miêu tả tư thế Gióng ra trận? Tư thế đó được kết tinh từ những sức mạnh gì? Nó có biểu tượng ý nghĩa như thế nào? Qua phần miêu tả ở trên, học sinh có thể rút ra tư thế Thánh Gióng ra trận như: tư thế oai phong lẫm liệt, đường hoàng dũng mãnh; sức mạnh đã được kết tinh từ sự ấp ủ, nuôi nấng của nhân dân, từ tinh thần đoàn kết, sự chắt chiu tần tảo của nhân dân, từ tinh thần yêu nước, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Học sinh có thể suy ra: sức mạnh của thánh Gióng là sức mạnh tổng hợp giữa sức mạnh của tổ tiên thần thánh (Sự ra đời thần kỳ) sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa kỹ thuật. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, là biểu tượng của lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Như vậy: khi đưa ra những nhận xét đánh giá, học sinh dễ dàng nêu được giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm, giá trị của hình ảnh biểu tượng, giúp các em cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật. Hình thành nên tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào về nhân vật và yêu thích bộ môn văn. c. Cách 3-sử dụng tranh minh hoạ để củng cố, luyện tập phát triển tư duy Yêu cầu của phương pháp này là để củng cố, luyện tập sau khi đã hoàn thành bước phân tích văn bản, góp phần luyện tập vẫn có sự nâng cao phát triển tư duy. Đối với cách này, những câu hỏi nhằm mục đích cho học sinh đối chiếu so sánh với những cái đã biết để củng cố và rút ra những nhận xét mới để phát triển tư duy ở bậc cao hơn. Ví dụ: sau khi học xong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” học sinh đã nắm vững nội dung ý nghĩa cơ bản của truyện, như: ca ngợi tình chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV; tác phẩm cũng nhằm giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiến, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. Giáo viên có thể gợi mở những câu hỏi sau: Qua hình ảnh minh họa, em hãy cho biết Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào? Câu hỏi này đối với học sinh không khó, bởi trong phần phân tích văn bản giáo viên đã đưa ra, đặt câu hỏi này lại ở phần luyện tập có tính chất củng cố kiến thức, hướng sự tập trung của học sinh về vấn đề nêu ra trong câu hỏi để pháp triển cao hơn. Với câu hỏi trên, dựa vào tranh minh họa học sinh có thể dễ dàng trả lời: Lê Lợi nhận được gươm thần rất kỳ lạ, lưỡi gươm ở dưới sông, chuôi gươm ở trên cây trong rừng, cả hai ở hai địa điểm khác nhau, thời điểm khác nhau nhưng khớp lại thấy vừa như in. Căn cứ vào những điều học sinh đã trả lời đặt tiếp câu hỏi: vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp cả chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc? Câu hỏi này khó vì nếu chỉ dựa vào các chi tiết trong văn bản không thể đáp ứng được, học sinh phải suy nghĩ dựa trên cơ sở đã biết. Học sinh đã biết ý nghĩa của việc Long Quân cho mượn gươm, chi tiết lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng đã nói lên ý nghĩa khả năng cứu nước ở khắp nơi, từ miền sông nước đến vùng rừng núi, miền ngược, miền xuôi cùng đánh giặc. Các bộ phận của gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó nói lên nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng. Thanh gươm Lê lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. Câu hỏi tiếp theo để học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tác phẩm: Ý nghĩa của việc nhận gươm ở Thanh Hóa và trả gươm ở Hồ gươm-Thăng Long? Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi thế nào? Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh về hai địa danh gắn với các thời kỳ kháng chiến và việc mượn-trả gươm ở hai địa danh khác nhau mang ý nghĩa cấp thiết. Điều đó thể hiện tư tưởng hòa bình của dân tộc, nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa Thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giới hạn. Bởi nó không nói hết được thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa, ý nguyện xây dựng và phát triển đất nước. Việc trả gươm, phải diễn ra ở Hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long-thủ đô của cả nước mới thể hiện hết ý nghĩa đó và tinh thần cảnh giác của nhân dân. Hoặc phần luyện tập của văn bản cũng có thể áp dụng phương pháp này. Giáo viên có thể dùng tranh minh họa trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng” về cảnh mụ vợ ông lão đánh cá đang ngồi trước các máng lợn sứt mẻ để đặt câu hỏi: Bức tranh minh họa cảnh kết thúc tác phẩm cho chúng ta suy nghĩ gì về hình phạt cá vàng dành cho mụ vợ?. Ở phần trước học sinh đã biết mụ vợ bị trừng phạt vì lòng tham và sự bội bạc của mình với chồng và ân nhân. Các em có thể đưa ra cách đánh giá về kết thúc này. Đó là sự trừng phạt nặng hay nhẹ? Học sinh có thể tìm được câu trả lời qua suy luận từ nội dung đã biết, như: đây là sự trừng phạt đích đáng đối với nhân vật này. Cá vàng không chỉ lấy lại những cái gì nó đã cho mà còn lấy nhiều hơn thế. Mở đầu câu chuyện mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó mà chưa hề nếm trải sung sướng, giàu sang, còn ở kết thúc câu chuyện, sau khi mụ vợ đã được sống qua tột đỉnh giàu sang danh vọng mà phải trở lại cảnh nghèo khó ban đầu, điều đó chẳng dễ chút nào. Như vậy ở phần luyện tập không chỉ củng cố mà học sinh còn phát triển tư duy làm sâu sắc thêm cho kiến thức đã tiếp thu được ở phần phân tích. 4. Kết quả thực hiện đề tài: Nhờ vận dụng đề tài, các tiết dạy trở lên phong phú, sinh động, vừa kết hợp dạy theo tranh minh họa với phương pháp dạy học đã giúp cho học sinh hoạt động tư duy liên tục, nắm bắt được khái niệm thể loại, thông tin về tác giả và nghệ thuật tác phẩm. Kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 6 qua các học kì I trong năm học 2015-2016: Năm học Tổng học sinh lớp 6 được đánh giá Học lực học sinh Ghi chú Giỏi Khá Trung bình Yếu 2014-2015 2015-2016 So sánh tăng giảm PHẦN III-KẾT LUẬN Qua quá trình áp dụng đề tài vào việc dạy-học ngữ văn 6 đã đem đến những kết quả hết sức lạc quan. Đề tài này có thể phổ biến rộng rãi và áp dụng cho tất cả giáo viên đang dạy ngữ văn, khi vận dụng đề tài này, người giáo viên đã tận dụng lợi thế để tiến hành đổi mới phương pháp dạy-học văn theo đúng đặc trưng môn học. Kinh nghiệm được rút ra: trong mọi tình huống người giáo viên luôn là người đạo diễn, dẫn dắt không sa đà để rơi vào tình huống bị học sinh dẫn dắt; nếu người giáo viên không chuẩn bị bài soạn chu đáo, một kiến thức vững vàng, một khả năng linh hoạt xử lý mọi tình huống thì sẽ không thành công trong việc sử dụng đề tài này. Phải kiên trì, bền bỉ, biết rút ra bài học từ những thất bại và phải yêu nghề, mến trẻ thì mới có thể tạo cho chúng ta nghị lực, niềm tin để thành công. PHẦN IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để thực hiện triệt để đồ dùng dạy học vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự ủng hộ của học sinh. Mỗi giáo viên, nhà trường phải tự trang bị cho mình thiết bị dạy học, bổ sung làm mới đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và sách tham khảo. Mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy phù hợp với năng lực, trình độ của mình vừa phù hợp với xu hướng đổi mới hiện nay. Nên tăng cường các buổi dự giờ thăm lớp ở những trường điển hình để giáo viên học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình. Măng Cành, ngày....tháng.....năm 2016 Người Viết Nguyễn Thị Hoài Tâm ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỐNG CHẤM ĐỀ TÀI KHOA HỌC TRƯỜNG PTDTBT THCS MĂNG CÀNH .......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_phuong_phap_su_dung_va_khai_thac_tranh_minh_hoa_trong.doc
Tài liệu liên quan