BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------o0o------------------------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
ĐỀ TÀI:NGHIÊN CƢ́ U VỀ MẠNG LƢỚI VẠN VẬT KẾT NỐI
INTERNET (INTERNET OF THINGS) VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
TẠI THỊ TRƢỜNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: ThS Vũ Thị Thúy Hằng
Hà Nội, 05/2017
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
79 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 5
2. MỤC TIÊU VÀ NHIÊṂ VU ̣ NGHIÊN CỨU ............................................................ 7
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 8
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 9
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 9
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ INTERNET VẠN VẬT TRONG
VÀ NGOÀI NƢỚC ....................................................................................................... 10
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT
KẾT NỐI ....................................................................................................................... 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG LƢỚI VẠN VẬT KẾT NỐI INTERNET
....................................................................................................................................... 25
1.1.CUỘC CÁCH MẠNG INTERNET VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 4.0 ................ 25
1.2.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA INTERNET VẠN VẬT ............................... 30
1.2.1.Khái niệm ............................................................................................................. 30
1.2.2.Đặc điểm của Internet vạn vật .............................................................................. 31
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET VẠN VẬT .................................................. 31
1.3.1. Tiềm năng phát triển của Internet vạn vật trên thế giới ...................................... 31
1.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ IoT trên thế giới ......................................................... 34
1.4. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG INTERNET VẠN VẬT ............... 35
1.5. CÁC YÊU CẦU CỦA MỘT HỆ THỐNG INTERNET VẠN VẬT ..................... 39
1.6. BẢO MẬT TRONG INTERNET VẠN VẬT ....................................................... 40
CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CỦA INTERNET VẠN
VẬT TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH DOANH ....................................................... 44
2.1. NHỮNG XU HƢỚNG CÔNG NGHỆ MỚI .......................................................... 44
2.1.1. Công nghệ tƣơng tác thực tế và Công nghệ thực tế ảo ....................................... 44
2.1.2. Máy học .............................................................................................................. 44
2
2.1.3. Tự động hóa ......................................................................................................... 44
2.1.4. Thuần hóa Big Data ............................................................................................. 44
2.1.5. Tích hợp vật chất hữu hình-kỹ thuật số ............................................................... 45
2.1.6. Tất cả mọi thứ theo yêu cầu ................................................................................ 45
2.2. ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG GIAO THÔNG VÀ VẬN
CHUYỂN ....................................................................................................................... 45
2.3. ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE ........ 48
2.4. INTERNET VẠN VẬT VÀ MÔI TRƢỜNG THÔNG MINH ............................. 48
2.4.1. Thành phố thông minh (Smart City) ................................................................... 48
2.4.2. Internet vạn vật và công nghệ "Nhà thông minh" (IoT and Smart home tech) ... 50
2.4.3.Văn phòng làm việc thông minh .......................................................................... 52
2.4.4.Bảo tàng thông minh ............................................................................................ 53
2.4.5.Bệnh viện thông minh .......................................................................................... 55
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ........................................................................ 57
3.1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TẠI VIỆT NAM ................. 57
3.2. CƠ HỘI VÀ LỢI ÍCH KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG
TMĐT VIỆT NAM ....................................................................................................... 58
3.2.1. Cơ hội cho ngành bán lẻ ...................................................................................... 58
3.2.2. Thanh toán điện tử nhanh chóng thông qua nhiều thiết bị kết nối internet ......... 61
3.2.3. Khả năng quản lý thông tin cá nhân .................................................................... 61
3.2.4. Tiết kiệm thời gian thử đồ offline ....................................................................... 62
3.2.5.Phát triển các dịch vụ trực tuyến .......................................................................... 65
3.3. THÁCH THỨC VÀ TRỞ NGẠI KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT
TRONG TMĐT VIỆT NAM ......................................................................................... 66
3.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT CHO
DOANH NGHIỆP TMĐT VIỆT NAM ........................................................................ 67
3.4.1. Định hƣớng cho Internet vạn vật cho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ........ 67
3.4.2. Giải pháp ứng dụng Internet vạn vật cho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam .. 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC......................................................................................................................77
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 3G Third-generation Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba
Technology
2 4G Four-generation Technology Công nghệ truyền thông thế hệ thứ tƣ
3 AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
4 AR Augmented Reality Công nghệ tƣơng tác thực tế
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 CSDL Cơ sở dữ liệu
7 ĐTDĐ Điện thoại di động
8 ESL Electronic Shelf Label Bảng giá điện tử
9 IoT Internet of Things Internet vạn vật
10 IP Internet Protocol Giao thức internet
11 IPS Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ internet
12 FIR Four Industry Revolution Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
13 NFC Near Công nghệ giao tiếp tầm ngắn
14 OCR Optical character recognition Nhận dạng ký tự quang học
15 RFID Radio Frequency Công nghệ nhận dạng đối tƣợng bằng
Identification sóng vô tuyến
16 RW Read write Thẻ đọc-ghi
17 QR Quick response Mã phản ứng nhanh
18 TMDĐ Thƣơng mại di động
19 TMĐT Thƣơng mại điện tử
20 Watermark Kỹ thuật đánh dấu hình ảnh
21 VIA Hiệp hội Internet Việt Nam
22 VR Virtual Reality Công nghệ thực tế ảo
23 WORM Write once, read many Thẻ ghi một lần, đọc nhiều lần
24 ZigBee Chuẩn giao tiếp không dây khoảng
cách ngắn
4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số Tên bảng Trang
1.1 Thống kê chi phí mà khách hàng đã bỏ ra để hòa mạng IoT vào năm 34
2014, 11/2015 và dự báo 2016, 2020
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số Tên hình vẽ, sơ đồ Trang
1.1 Bốn cuộc cách mạng công nghiệp 26
1.2 Các mô hình kinh doanh và giải pháp sáng tạo mới trong tƣơng lai 27
1.3 Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 28
1.4 Doanh thu của IoT tới 2020 (dự kiến) 32
1.5 Số lƣợng thiết bị kết nối toàn cầu từ năm 2002 đến 2020 32
1.6 Xu hƣớng IoT giai đoạn 2017 -2025 33
1.7 Các nhà cung cấp dịch vụ IoT trên thế giới 34
1.8 Mô hình hoạt động của M2M 37
1.9 Lộ trình phát triển của IoT 38
2.1 Mô hình ứng dụng IoT cho giao thông thông minh 46
2.2 Mô hình thành phố thông minh 49
2.3 Mô hình xã hội thông minh 50
2.4 Mô hình nhà thông minh 51
2.5 IoT mở rộng 52
2.6 Mô phỏng tổng quan về hệ thống bảo tàng tƣơng tác thông minh 54
tại thành phố Hồ Chí Minh
2.7 Tầm quan trọng của EMR trong quản lý bệnh viện 55
3.1 IoT trong bán lẻ 60
3.2 Giới thiệu nguyên lý hoạt động của gƣơng thông minh 63
3.3 Tích hợp gƣơng thông minh trong cửa hàng bán lẻ 64
3.4 Mô hình hệ sinh thái CNTT-TT 67
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo báo cáo tháng 6/2015 của McKinsey về Internet vạn vật (Internet of
Things - IoT), có tên là Mapping the value beyond the hype - định ra các giá trị
Internet của vạn vật.Internet vạn vật là một mạng lƣới của nhiều thiết bị giao tiếp với
nhau mà không có sự tham gia của con ngƣời. Sự giao tiếp giữa các thiết bị chủ yếu
liên quan đến việc thu thập và xử lý dữ liệu để các thiết bị có thể tự đƣa ra quyết định
và hành động phù hợp. Vì thế nên nó mới đƣợc gọi là: Internet of Things. Mọi đối
tƣợng trong mạng lƣới đƣợc đánh dấu thông qua nhiều công nghệ nhƣ công nghệ nhận
dạng bằng sóng tần vô tuyến (RFID), công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC), mã vạch,
mã phản ứng nhanh (QR), kỹ thuật đánh dấu hình ảnh (watermark)Việc kết nối này
đƣợc thực hiện qua wifi, mạng viễn thông băng rộng 3G, 4G, bluetooth, chuẩn giao
tiếp không dây khoảng cách ngắn (ZigBee), hồng ngoại
Trong biểu đồ Gartner Hype Cycle 2015, IoT cũng đƣợc đánh giá là công nghệ
đột phá nhất và có nhiều cơ hội nhất trong vòng 5 năm tới. Theo dự báo của nhiều
chuyên gia, đến năm 2020, hơn 30.000 tỷ thiết bị thông minh gồm đồ gia dụng nhƣ
máy giặt, tivi, máy tínhsẽ đƣợc kết nối với nhau nhờ Internet và đƣợc điều khiển
nhờ điện thoại di động. Internet vạn vật có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xã hội
hiện đại. Theo dự đoán, IoT có tiềm năng ảnh hƣởng tới mọi mặt của đời sống xã hội
và hƣớng tới doanh thu lên tới hàng chục ngàn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025. Năng
lực lớn nhất của IoT là khả năng biến dữ liệu thành hành động không cần tới những
thực thể đứng giữa (nhƣ con ngƣời). Trong lĩnh vực đô thị, các thành phố của Mỹ, Hà
Lan, Singapore hiện đang dẫn đầu trong việc tạo ra các phiên bản mới của đô thị thông
minh sử dụng IoT. Chính phủ Đức đã đƣa ra tầm nhìn về IoT: “Industrie 4.0”, lấy cảm
hứng từ Industrie 4.0. Chính phủ Phần Lan đã công bố một báo cáo nghiên cứu và tầm
nhìn 2020, trong đó Phần Lan sẽ trở thành thung lũng Silicon của IoT - một môi
trƣờng linh hoạt với các quy định, hệ thống thuế, giáo dục và cơ sở hạ tầng hỗ trợ các
mô hình kinh doanh mới của công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tại Mỹ, sự kiện tháng
1/2014 Google sáp nhập Nest - công ty chuyên làm về IoT cho nhà thông minh - với
mức giá hơn 3 tỷ USD đánh dấu sự chín muồi về thƣơng mại của IoT tại thị trƣờng lớn
nhất thế giới này. Sau đó Google cùng Qualcom, Cisco sáng lập ra liên minh AllSeen -
một liên minh theo chuẩn nguồn mở cung cấp tiêu chuẩn và nền tảng cho IoT - với
6
mục tiêu ban đầu tập trung vào IoT trong nhà thông minh. Với tham vọng lớn hơn,
Intel, Samsung, Google, IBM, GE cũng đã thiết lập nên liên minh OIC và IIC nguồn
mở để đƣa ra các chuẩn kết nối IoT với một cách tiếp cận rộng hơn cho các ứng dụng
trong xã hội, công nghiệp, nhà thông minh và đặc biệt cho tích hợp liên hệ thống IoT.
Hiện nay, ngay tại châu Á, nhiều nền kinh tế đã có những chiến lƣợc, kế hoạch để tiến
sâu vào IoT. Trong đó cần kể đến kế hoạch trở thành đất nƣớc thông minh của
Singapore, kế hoạch tổng thể phát triển IoT của Malaysia và hệ sinh thái các doanh
nghiệp IoT tại Đài Loan và Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, giống nhƣ các làn sóng công nghệ khác, độ trễ dẫn chúng ta tới
tình trạng chỉ biết về một làn sóng khi nó đã lên tới đỉnh và dần phát triển chuyên
nghiệp. Một loạt hội thảo tại Việt Nam về IoT vào quý III năm 2015 là minh chứng
cho điều này. Việc này vừa có điểm mạnh, vừa có điểm yếu; điểm mạnh là chúng ta
tƣơng đối an toàn trong ứng dụng công nghệ mới, nhƣng điểm yếu là có thể chúng ta
sẽ chậm chân trong việc tham gia chuỗi giá trị của làn sóng công nghệ này. Đại diện
Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, mục tiêu đến hết năm 2017, Việt Nam có
10% các hoạt động đời sống xã hội đƣợc đƣa lên Internet, tạo sự gần gũi, thân thiện
của Internet với đời sống; đóng góp tích cực vào việc hình thành hệ sinh thái Internet
của vạn vật ở Việt Nam với nòng cốt là các doanh nghiệp viễn thông, thƣơng mại điện
tử (TMĐT), phần cứng và phần mềm, ứng dụng liên quan IoT.
Ngoài ra, VIA cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, có 50-60% hộ gia đình và cá
nhân có Internet băng rộng; đồng thời, thúc đẩy việc đƣa ứng dụng Internet vào đời
sống xã hội, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ công...Xu
hƣớng này cũng sẽ đem lại cơ hội chƣa từng có cho các doanh nghiệp Việt Nam từ các
ngành dịch vụ, nhà sản xuất thiết bị thông minh, đến các doanh nghiệp viễn thông,
công nghệ thông tin, TMĐT... Một vài năm gần đây, các giải pháp IoT đã xuất hiện tại
Việt Nam nhƣ giải pháp nhà thông minh của Bkav (các thiết bị trong ngôi nhà nhƣ ti
vi, máy điều hòa, nồi cơm điện... đƣợc kết nối để chủ nhân có thể điều khiển từ xa qua
mạng internet hoặc điện thoại), giao thông thông minh (mọi thiết bị trên đƣờng nhƣ
đèn giao thông, đèn đƣờng đều có cảm biến để điều khiển tự động từ xa qua kết nối
internet theo lƣu lƣợng và mật độ giao thông)
Với TMĐT, tác giả nhận diện, mạng lƣới này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn
cho doanh nghiệp và khách hàng nhƣ cơ hội đƣợc cầm nắm và trải nghiệm sản phẩm
7
trên tay, đƣợc bảo mật trong thanh toán điện tử nhờ công nghệ thực tế ảo và công nghệ
ghi hình 3D (hologram). Khả năng quản lý thông tin, nhƣ ghi chú thực phẩm ƣa thích
tự động gửi đơn hàng đến siêu thị, theo dõi thói quen mua hàng của ngƣời dùng tại
một cửa hàng, quản lý năng lƣợng, hành trình trong chuỗi cung ứng, tiết kiệm thời
gian thử đồ cho khách hàng qua Gƣơng thông minh. Hay ngƣời bán và ngƣời mua
cũng có thể gặp nhau trực tiếp qua kính Gear VR. Thậm chí, các nhà hàng cũng có thể
cung cấp các video thực tế ảo cho khách hàng đến tham quan và chọn bàn trƣớc khi
đếnNhờ đó, sự e ngại khi không đƣợc sờ, cầm nắm và nhìn trực tiếp sản phẩm, dịch
vụ của ngƣời mua trên mạng sẽ không còn nữa. Sự kết nối này có ý nghĩa rất lớn về
hiệu quả và sự tự động hóa. Khi sử dụng đúng cách, nó sẽ giải phóng rất nhiều thời
gian và trở ngại. Tuy nhiên, khi phát triển IoT, vấn đề bảo mật dữ liệu, an ninh thông
tin và quyền riêng tƣ là vô cùng quan trọng. Việc giao tiếp giữa các thiết bị là rất tốt và
hoàn hảo cho đến khi một ai đó xâm nhập vào hệ thống và chiếm quyền điều khiển
một thiết bị cho mục đích xấu. Sẽ không có gì to tát khi thiết bị đó chỉ là một bộ điều
khiển nhiệt độ trong một ngôi nhà, nhƣng khi mất kiểm soát quyền điều khiển giao
thông của toàn bộ thành phố thì đúng là một thảm họa. Hoặc đôi khi cácthiết bị sẽ gặp
trục trặc. Chúng ta đều biết rằng tất cả phần cứng và phần mềm đều có lỗi tiềm ẩn, và
đôi khi những lỗi này khá nguy hại. Đối với Internet vạn vật, lỗi thu thập dữ liệu và sai
sót trong xử lý dữ liệu có thể gây ra những sai lệch nghiêm trọng.
Do đó, nghiên cứu mạng lƣới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things) và
các ứng dụng của nó trong cuộc sống nói chung và trong TMĐT nói riêng là vô cùng
cần thiết trong giai đoạn này. Trong đề tài của mình, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về
cơ sở lý luận, các thành phần cơ bản, các thiết bị phổ biến và mô hình hoạt động của
mạng lƣới Internet vạn vật. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành nghiên cứu thực tiễn ứng
dụng của mạng lƣới này trong cuộc sống nói chung và tại thị trƣờng TMĐT Việt Nam
nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ điện tử, marketing trực tuyến, giải trí, du
lịch trực tuyến để đề xuất mô hình ứng dụng phù hợp trong giai đoạn hiện tại, giúp cho
doanh nghiệp vừa tận dụng mọi lợi ích của IoT để đổi mới, sáng tạo, vừa giảm thiểu và
tiên lƣợng trƣớc các rủi ro.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIÊṂ VU ̣ NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu nghiên cứu:Nghiên cứu khả năng ứng dụng Internet vaṇ vâṭ taị thi ̣
trƣờng TMĐT Viêṭ Nam.
8
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống một số lý thuyết vềInternet vạn vật.
- Đúc rút các bài học kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng Internet vạn vật.
- Nhận diện lợi ích, hạn chế, cơ hội, thách thức, điều kiện ứng dụng và các ứng
dụng phổ biến của Internet vạn vật trong TMĐT.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận dữ liệu
- Sử dụng internet để thu thập nội dung cơ bản về Internet vạn vật, cũng nhƣ
bài học kinh nghiệm ứng dụng của các nƣớc tiên tiến.
- Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp để tiếp cận thông tin về đề tài
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập tài nguyên số, truy cập mở về nhiệm
vụ khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước trên cơ sở ứng dụng Dữ liệu lớn và
Internet vạn vật (BigData, Internet of things)” do Cục thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, nhằm tìm hiểu thực tiễn ứng dụng
Internet vạn vật với hoạt động thiết lập, truy cập mở tài nguyên số.
- Sử dụng các cuộc khảo sát trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến và truyền thống
để tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp TMĐT Việt
Nam chƣa, đã, đang hoặc sẽ ứng dụng Internet vạn vật trong hoạt động kinh doanh của
mình, nhằm định hƣớng mô hình ứng dụng phù hợp nhất.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: quan sát, phỏng vấn trực tiếp, qua
điện thoại, qua internet.
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát là phƣơng pháp tri giác có mục đích, có kế
hoạch một sự kiện, hiện tƣợng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con ngƣời) trong
những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc
trƣng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tƣợng đó.
+Ý nghĩa của phƣơng pháp là: Quan sát là phƣơng thức cơ bản để nhận thứcsự
vật. Quan sát sử dụng một trong hai trƣờng hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu: đặt giả
thuyết kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho ngƣời nghiên cứu những tài liệu
cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học
những giá trị thực sự.
9
Trong đề tài của mình, phƣơng pháp quan sát đƣợc áp dụng đối với các mục có
liên quan tới ứng dụng và xu hƣớng của Internet vạn vật.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp dùng hệ
thống câu hỏi miệng nhằm thu đƣợc những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ
của ngƣời đƣợc phỏng vấn với sự kiện hay vấn đề đƣợc hỏi. Có 3 hình thức phỏng vấn
chính là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua email.
Trong đề tài của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn qua email là
chủ đạo và phƣơng pháp này đƣợc áp dụng đối với các mục có liên quan tới khả năng
ứng dụng của Internet vạn vật trong TMĐT cũng nhƣ cơ hội và trở ngại khi phát triển
lĩnh vực này tại các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam.
* Phương pháp thu thập dữ liệuthứ cấp:
- Nguồn nội bộ trong các doanh nghiệp (phòng kế hoạch, phòng công nghệ,
phòng TMĐT,..)
- Tài liệu đã xuất bản: ấn phẩm, tạp chí, đặc san
- Các công ty nghiên cứu, niên giám thống kê, nguồn dữ liệu thƣơng mại
- Internet
* Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Sử dụng phƣơng pháp cân đối, quy nạp, so sánh, diễn giảiđể phân tích định
tính.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 8 tháng từ 1/8/2016 đến 31/3/2017.
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu tổng quan về Internet vạn vật nhƣ quá
trình phát triển của công nghệ, ƣu và nhƣợc điểm, phƣơng thức hoạt động, các thành
phần cơ bản và tìm hiểu khả năng ứng dụng Internet vạn vật trong cuộc sống và trong
TMĐT.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Internet vạn vật và khả năng ứng dụng Internet vạn
vật trong các doanh nghiệp TMĐT.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài tóm tắt đề tài, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh
mục hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chƣơng chính là:
10
Chƣơng 1: Cơ sở lý luậnvề mạng lƣới vạn vật kết nối Internet
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực tiễn ứng dụng của Internet vạn vật trong cuộc sống
và kinh doanh
Chƣơng 3: Thực trạng ứng dụng Internet vạn vật trong thƣơng mại điện tử Việt
Nam
6.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ INTERNET VẠN VẬT
TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
6.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ngoài nƣớc
Về những ấn phẩm đã xuất bản ngoài nƣớc, có một số bài báo, bản tin viết về
Internet vạn vật, cụ thể nhƣ sau:
[1] European technology Platform on Smart Systems Integration (EpoSS)
(2008), Internet of things in 2020: A roadmap for the future.
- Tóm tắt nội dung: Diễn đàn Công nghệ trên các hệ thống thông minh tích hợp
(EPoSS) chứng minh rằng công nghệ RFID có thể cung cấp giá trị gia tăng để tích hợp
hệ thống thông minh trong hậu cần và nhiều ngành công nghiệp khác. Vào thời điểm
này, trên Diễn đàn, khái niệm “Internet of things” chƣa đƣợc định nghĩa, các chuyên
gia vẫn tranh luận gay gắt về mặt học thuật. Tuy nhiên, EpoSS đã nhận ra rằng Internet
vạn vật là kết quả của việc dịch chuyển từ hệ thống đến các dịch vụ dựa trên phần
mềm, từ thẻ RFID thụ động sang các thẻ hoạt động RFID chủ động và cảm biến không
dây, từ xác định thời gian thực thông qua cảm giác và phản ứng, từ tiếp xúc riêng tƣ
đến việc bảo vệ để tin tƣởng. Diễn đàn tập trung thảo luận 3 nội dung sau:
+ Công nghệ: xu hƣớng công nghệ diện rộng, các vấn đề riêng tƣ và bảo mật,
các thiết bị thông minh phổ biến.
+ Các ứng dụng: trong bán lẻ (nhấn mạnh sự thay thế mã vạch, các thiết bị
thông minh có thể tự động lƣu trữ thông tin và cung cấp hàng chính xác thời gian, tăng
hiệu quả trong quản lý chất lƣợng), trong hậu cần, trong thực phẩm, trong y tế, chăm
sóc sức khỏe, trong giao thông, nhà thông minh.
+ Các vấn đề xã hội: tác động tới môi trƣờng (ô nhiễm, ngăn ngừa thảm họa),
luật pháp cho con ngƣời trong giai đoạn Internet vạn vật.
[2] Dirk Slama, Frank Puhlmann, Jim Morrish, Rishi M Bhatnagar(2015),
Enterprise IoT: Strategies and Best Practices for Connected Products and Services,
11
Published by O‟Reilly Media, Inc.,1005 Gravenstein Highway North, Sebastopol, CA
95472.
- Tóm tắt nội dung: Cuốn sách này bao gồm 10 chƣơng, đƣợc chia thành 3 phần
chính: Phần 1 là nghiên cứu các ứng dụng điển hình của IoT nhƣ năng lƣợng thông
minh, xe kết nối, sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, thành phố thông minh. Phần 2 là
xác định chiến lƣợc IoT, chuẩn bị, lập kế hoạch và thực hiện dự án IOT. Phần 3 là
nghiên cứu chi tiết của IIC trong những dự án đầu tiên theo mạng lƣới IoT. Cụ thể nhƣ
sau:
+ Chƣơng 1. Giới thiệu tổng quan và tầm nhìn đến năm 2020 sẽ có 50 tỉ thiết bị
kết nối trên toàn cầu.
+ Chƣơng 2. Giới thiệu các thuật ngữ chính trong IoT.
+ Chƣơng 3. Giới thiệu năng lƣợng mới (smart energy).
+ Chƣơng 4. Giới thiệu các sản phẩm tích hợp, mô hình doanh nghiệp, hoạt
động bán hàng/marketing mới, ngành công nghiệp 4.0 và các nghiên cứu điển hình tại
các nhà máy thông minh, thiết bị theo dõi thông minh.
+ Chƣơng 5. Giới thiệu công nghệ lái xe tự động (connected vehicle).
+ Chƣơng 6. Giới thiệu thành phố thông minh (smart city) và các nghiên cứu tại
thành phố thông minh Chicago, Rio de Janeiro, Stockholm, Boston, Hong Kong.
+ Chƣơng 7. Nhận diện cơ hội cho IoT và xây dựng nền tảng để phát triển chiến
lƣợc IoT.
+ Chƣơng 8. Đánh giá chu kỳ sống cho một giải pháp IoT từ lập kế hoạch, xây
dựng, triển khai.
+ Chƣơng 9, 10: Giới thiệu mô hình IoT.
[3] Du Jin - Wuhan Textile University (2011), Application of Internet of Things
in Electronic Commerce, International Journal of Digital Content Technology and
Applications (JDCTA), Volume6, Number8, May 2012, p222-p230.
- Tóm tắt nội dung: Bài báo tập trung giới thiệu các ứng dụng của Internet vạn
vật trong TMĐT. Tác giả khẳng định Internet vạn vật giúp cải thiện chất lƣợng của
hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ TMĐT. Đồng thời, nhấn mạnh các
khái niệm về Internet vạn vật nhƣ công cụ/ứng dụng không tƣởng của các thiết bị kết
nối thông minh cùng với internet tạo ra một hƣớng phát triển mới cho TMĐT trong
tƣơng lai. Trong bài viết của mình, tác giả cũng đƣa ra một số ứng dụng của RFID, và
12
coi đây là công nghệ chủ chốt của Internet vạn vật. Trong phần 2, tác giả giới thiệu
những quan điểm đổi mới trong quản lý hàng hóa, chuỗi cung ứng, giao dịch và các
mô hình kinh doanh, thiết bị công nghệ liên quan. Trong phần 3, tác giả nhấn mạnh sẽ
có nhiều đổi mới nói chung, sự đổi mới của quản lý hàng hóa, sự đổi mới của trao đổi,
hậu cần và cách để ngăn chặn hàng nhái.
[4] Gubbi, Jayavardhana Buyya, RajkumarMarusic, Slaven Palaniswami,
Marimuthu (2014), Internet of Things (IoT): a vision, architectural elements and
future directions
Bài báo này trình bày về tầm nhìn công nghệ điện toán đám mây – thành phần
của IoT trên toàn thế giới. Công nghệ này có thể điều khiển IoT trong tƣơng lai gần,
xây dựng dựa trên công nghệ đám mây cá nhân và công cộng và sự hội tụ của cảm
biến không dây. Trong bài viết này, các tác giả đƣa ra cách hiểu về IoT là sự kết nối
của máy móc và thiết bị thông qua internet. Trong IoT, thiết bị đƣợc kiểm soát và điều
khiển bởi các thiết bị không dây. Theo dự báo của IDC thì tới năm 2020, có hơn 212 tỷ
thiết bị IoT.
[5] Herve Chabanne Pascal Urien and Jean-Ferdinand Susini (2011), RFID and
the Internet of Things
Cuốn sách gồm 5 phần, 9 chƣơng. Trong đó, nội dung của các phần là giới thiệu
RFID (thành phần của sóng tần vô tuyến RFID, cơ chế giao tiếp), ứng dụng của RFID,
bảo mật trong RFID, mạng lƣới EPC, nguyên lý hoạt động của IoT (giới thiệu, hệ
thống, một số ứng dụng trên nền tảng dịch vụ RFID và phần mềm SUN Java RFID)
6.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở trong nƣớc
Về những ấn phẩm đã xuất bản trong nƣớc, có một số đề tài nghiên cứu khoa
học, luận văn thạc sỹ, bài báo, bản tin viết về Internet vạn vật, cụ thể nhƣ sau:
[1] Viện nghiên cứu công nghệ FPT - Đại học FPT (2011), Internet of Things,
Bản tin công nghệ, Số 04 – Quý 2, Trang 6-8.
Tóm tắt nội dung: Bài viết giới thiệu sự phát triển của Internet of Things trên
thế giới. Từ đó khẳng định Internet of Things (IoT) là mô hình mạng lƣới các vật thể
đƣợc đặt tên, sao cho mỗi vật thể có duy nhất một tên không trùng với vật thể khác,
kết nối trao đổi thông tin với nhau tƣơng tự nhƣ giữa các máy tính trong mạng lƣới
internet. Bài viết cũng đề cập tới một trong các nền tảng trao đổi thông tin của IoT là
dựa trên mạng điện thoại không dây và công nghệ RFID. Từ đó IoT đã đƣợc triển khai
13
xây dựng “nhà thông minh” hay “thành phố thông minh”. Với doanh nghiệp, IoT có
tiềm năng tạo ra trải nghiệm ngƣời dùng mới, thuận tiện, tự nhiên và hiệu quả hơn cho
ngƣời mua. Ví dụ, sản phẩm giầy Nike+ chứa cảm biến ghi lại hành trình luyện tập sức
khỏe, gửi dữ liệu lên Ipod và Internet, từ đó có thể tự động vào Facebook, Tweeter để
cập nhật thông tin. Hoặc ngƣời dùng Androif@Home đã hình dung ra viễn cảnh các
thiết bị kết nối với IoT thu thập dữ liệu cá nhân của ngƣời dùng và đƣa ra gợi ý thông
tin trong dịch vụ tìm kiếm của Google sát nhất với nhu cầu. Tuy nhiên, khi phát triển
các ứng dụng nhƣ trên, tác giả cũng nhấn mạnh, bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng
tƣ và ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời là những vấn đề mà xã hội cần giải quyết.
[2] Đặng Duy An (2013), Luận văn thạc sỹ khoa học máy tính Một số công
nghệ truyền thông trong mạng cảm biến không dây, ứng dụng vào xây dựng mô hình
ngôi nhà thông minh, Đại học công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái
Nguyên.
Tóm tắt nội dung: Đây là đề tài thiên về công nghệ và kỹ thuật. Tác giả giới
thiệu về Internet vạn vật (Internet of things), Web của mọi thứ (Web of things) và
mạng cảm biến không dây (WSNs). Mạng lƣới này sẽ cho phép mọi thiết bị nhƣ máy
tính, máy in, thiết bị cầm tay, điện thoạicó khả năng kết nối, truyền thông, thông báo
tình trạng (hết hàng, hết thực phẩm trong tủ lạnh, hạn sử dụng) và điều khiển nhƣ
các máy tính qua mạng IP dựa trên nền web. Tác giả cũng khẳng định đây là hƣớng
phát triển đầy triển vọng cho mạng Internet trong việc tích hợp các mạng thông tin
khác nhau trên cùng một nền tảng IP thống nhất, trong đó mạng cảm biến không dây là
hệ thống rất đƣợc quan tâm.
[3] Báo điện tử Iotvietnam.vn (2015), Nghiên cứu gì về IoT, xuất bản ngày
15/12/2015
Tóm tắt nội dung: Bài viết giới thiệu về sự ra đời của IoT, bắt nguồn từ ý tƣởng
của Ashton là kết nối tất cả mọi vật tồn tại trong đời sống sinh hạt hàng ngày của con
ngƣời vào mạng internet. Với doanh nghiệp, tác giả cũng đề cập vấn đề đạo đức thông
tin là nghiên cứu quan trọng đầu tiên liên quan đến IoT. Các doanh nghiệp thời đại
CNTT hƣởng lợi trực tiếp từ việc sở hữu và thu thập thông tin từ ngƣời dùng, kể cả
những thông tin riêng rƣ. Về yếu tố kỹ thuật, nghiên cứu cho IoT là cần xác định đƣợc
tần số vô tuyến (RFID), nghiên cứu khắc phục va chạm và nhiễu các nút thông tin, an
ninh mạng,..Về ứng dụng, IoT chia lĩnh vực ứng dụng thành bốn nhóm chính là nhóm
14
giao thông vận tải và hậu cần, nhóm chăm sóc sức khỏe, nhóm môi trƣờng thông minh
(nhà ở, văn phòng, nhà máy) và nhóm cá nhân, xã hội. Về mặt khả thi, ứng dụng của
IoT có thể chia thành hai nhóm là nhóm hiện hữu và nhóm tƣơng lai. Các ứng dụng
hiện hữu là những ứng dụng phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật sẵn có, các ứng
dụng tƣơng lai là những ứng dụng mang tính viễn cảnh mà khoa học kỹ thuật hiện tại
chƣa đủ khả năng thực hiện.
[4] Cục thông tin Khoa học và...dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo ra Internet của vạn vật. Nhận dạng
vô tuyến (RFID), cảm biến (sensor) có dây và không dây, in 3D, điện toán đám
mây(cloud computing), các robot có kết nối, phần mềm có khả năng tự kết nối và
tƣơng tác qua mạng, phân tích dữ liệu lớn (big data) là các công nghệ nền tảng của
thời kỳ Internet vạn vật(Internet of things – IoT). Các giải pháp thế giới kết
nối (connected world) thông minh và Internet vạn vật đang và sẽ ngày càng chi phối và
thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực điều hành, quản trị quốc gia, trong mọi ngành của nền
kinh tế và trong cuôc̣ sống. Nói một cách khác, IoT sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, các mô
hình kinh doanh và giải pháp sáng tạo mới trong tƣơng lai (hình 1.2).
Hình 1.2. Các mô hình kinh doanh và giải pháp sáng tạo mới trong tƣơng lai
Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Đối với ngƣời tiêu dùng, nhiều thiết bị, ứng dụng và dịch vụ cải tiến thông
minh sẽ làm tăng tiện nghi và an toàn trong cuộc sống nhƣ ô tô lái tự động, nhà thông
minh, thành phố thông minh với hệ thống điều hành giao thông và bãi đậu xe thông
minh, hệ thống thông tin thông minh hay các giải pháp cảnh báo và chống ngập lụt có
kết hợp điều chỉnh tự động, các biện pháp phát hiện nguy cơ và cảnh báo về an ninh do
sử dụng camera và phân tích dữ liệu kết nối thông minh cùng hàng loạt ứng dụng khác
28
đáp ứng nhu cầu trong giao dịch, y tế, giải trí Song song đó, một số ứng dụng, dịch
vụ và mô hình kinh doanh hay ngành nghề không còn phù hợp sẽ bị loại bỏ với tốc độ
nhanh hơn trƣớc đây.
Hình 1.3: Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0
Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Một trong những thay đổi quan trọng bậc nhất trong thời kỳ IoT là Industry 4.0
– cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (1). Industry 4.0 đang và sẽ tạo những tác
động quan trọng vào nền kinh tế của tất cả các nƣớc và trên toàn cầu. Với Industry 4.0,
các thiết bị và một phần hay toàn thể dây chuyền sản xuất ở một nhà máy tại một địa
điểm hay nhiều địa điểm trên toàn cầu của một hay nhiều công ty đƣợc kết nối với
nhau thông qua các cảm biến đƣợc kết nối với Internet. Bên cạnh đó, mỗi món hàng
trong sản xuất sẽ có một địa chỉ để đƣợc nhận dạng, kết nối với máy móc và dây
chuyền sản xuất thông qua Internet. Do đó, máy móc, thiết bị sản xuất, hàng hóa đang
đƣợc sản xuất và những ngƣời làm việc (công nhân, kỹ thuật viên và quản lý) sẽ đƣợc
kết nối và liên tục tƣơng tác để tự kiểm tra và tự điều chỉnh nhằm liên tục nâng cao
hiệu quả, tăng năng suất và chất lƣợng trong sản xuất (hình 1.3). Các thông tin nêu
trên sẽ đƣợc liên tục cập nhật, lƣu trữ và phân tích.
Với ứng dụng Industry 4.0, các đơn hàng và hàng hóa có khả năng tự xếp đặt
địa điểm, quy trình và thời gian sản xuất để tối ƣu hóa giá thành, chất lƣợng và thời
điểm cũng nhƣ phƣơng thức giao hàng đến ngƣời đặt hàng. Mặt khác, các dữ liệu sẽ là
thông tin đầu vào quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới
29
với các thiết kế và nguyên liệu cũng nhƣ quy trình sản xuất mới phù hợp với các mong
muốn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng của khách hàng về nhu cầu sử dụng,
kỹ thuật, mẫu mã, chất lƣợng, thời gian giao hàng và giá tiền.
- Nhóm 3: Sinh học:Công nghệ này sẽ giúp chúng ta có khả năng tùy biến cơ
thể bằng cách sửa lại DNA. Đặt những vấn đề đạo đức qua một bên, sinh học tổng hợp
sẽ phát triển hơn nữa, những tiến bộ này sẽ không chỉ tác động sâu và ngay tức thì về y
học mà còn về nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Dự đoán những sản phẩm xuất hiện vào năm 2025: Theo báo cáo của Diễn
đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9 năm 2015 đã xác định 21 sản phẩm công nghệ sẽ
định hình tƣơng lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối:
- 10% dân số mặc quần áo kết nối với internet.
- 90% dân số có thể lƣu trữ dữ liệu không giới hạn, miễn phí (kèm quảng cáo).
- 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với internet.
- Dƣợc sĩ robot.
- 10% mắt kính kết nối với internet.
- 80% ngƣời dân hiện diện số trên internet.
- Chiếc ô-tô đầu tiên đƣợc sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D.
- Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.
- Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào ngƣời đầu tiên đƣợc thƣơng mại hóa.
- 5% sản phẩm tiêu dùng đƣợc sản xuất bằng công nghệ in 3D.
- 90% dân số dùng điện thoại thông minh.
- 90% dân số thƣờng xuyên truy cập internet.
- 10% xe chạy trên đƣờng là xe không ngƣời lái.
- Cấy ghép đầu tiên gan làm bằng công nghệ in 3D.
- 30% việc kiểm toán ở công ty đƣợc thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.
- Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain5.
- Hơn 50% lƣợng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng.
5Blockchain, thƣờng đƣợc mô tả nhƣ là một “đầu mối phân phối”, là một giao thức an toàn trong đó
một mạng các máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch trƣớc khi đƣợc lƣu trữ và chấp thuận. Công
nghệ làm cơ sở cho blockchain tạo ra sự tin tƣởng bằng cách cho phép những ngƣời không biết nhau
(về căn bản không thể tintƣởng) cộng tác với nhau mà không cần phải thông qua một nhà chức trách
trung tâm trung lập – nghĩa là một ngƣời ủy thác hoặc đầu mối trung tâm. Về bản chất, blockchain là
giao thức có khả năng chia sẻ, lập trình, mã hóa an toàn do đó trở nên đáng tin cậy bởi không có bất kì
ngƣời dùng nào có thể điều khiển đƣợc và có thể đƣợc kiểm tra bởi tất cả mọi ngƣời.
30
- Những chuyến đi du lịch hay công tác thực hiện qua các phƣơng tiện chia sẻ
nhiều so với các phƣơng tiện cá nhân.
- Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 ngƣời không có đèn giao thông.
- 10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu đƣợc lƣu trữ trên blockchain.
- Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên đƣợc sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty.
Dù chƣa thể dự đoán hết các khả năng biến đổi nhƣng viễn cảnh của Industry
4.0 sẽ có những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng trong toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên
cứu, phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng. Ngƣời lao động tại các
nhà máy trong thời kỳ Industry 4.0 sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và
trong một môi trƣờng làm việc hay cách tổ chức không còn giống nhƣ hiện nay.
Và nhƣ thế, một số ngành nghề sẽ đƣợc thay đổi về chƣơng trình đào tạo hoặc
sẽ đƣợc thay thế do thay đổi của phân công sản xuất tại từng công ty, từng quốc gia,
khu vực và toàn cầu.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA INTERNET VẠN VẬT
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm Internet vạn vật (Internet of Things) đƣợc đƣa ra vào năm 1999 bởi
6
Kevin Ashton , nhằm để chỉ các đối tƣợng có thể đƣợc nhận biết cũng nhƣ sự tồn tại
của chúng. Ông nhìn nhận đƣợc tiềm năng của xu hƣớng này, lúc mà các rào cản giới
hạn Internet, khoa học công nghệ dần đƣợc khai phá.
Theo Wikipedia:Internet of Things (IoT) là một kịch bản của thế giới, khi mà
mỗi đồ vật, mỗi con ngƣời đƣợc cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có
khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần
đến sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời với ngƣời, hay ngƣời với máy tính. IoT đã phát
triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet.Theo
đó, ta có thể hiểu IoT là mọi vật đều có thể kết nối với nhau qua Internet, ngƣời dùng
có thể kiểm soát đồ vật của mình qua một thiết bị thông minh nhƣ máy tính, máy tính
bảng hay điện thoại thông minh.
Theo howstuffworks.com, Internet of things hay còn đƣơc̣ biết đến với cái tên
Internet of Everything (IoE), là tập hợp của tất cả các thiết bị có thể kết nối với các
trang web, cho phép thu thâp̣ , gƣ̉ i và xƣ̉ lý thông tin ở mô i trƣờng xung quanh chúng .
6Kevin Ashton là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các
quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phƣơng thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng nhƣ một
số loại cảm biến khác.
31
Các thiết bị này đƣợc tích hợp với các bộ cảm biến , bô ̣xƣ̉ lý của máy tính và nhƣ̃ng
phần mềm có thể tƣơng tác với nhau . Các nhà khoa học gọi chúng là những thiết bị
“đƣơc̣ kết nối” hay nhƣ̃ng thiết bi ̣“thông minh”. Dƣ̃ liêụ tƣ̀ nhƣ̃ng thiết bi ̣thông minh
đƣơc̣ truyền tới các thiết bi ̣khác taọ thành môṭ quá trình đƣơc̣ goị là M 2M (machine-
to-machine).
1.2.2. Đặc điểm của Internet vạn vật
Internet vạn vật có những đặc điểm cơ bản sau:
– Tính kết nối liên thông (interconnectivity): với IoT, bất cứ điều gì cũng có thể
kết nối với nhau thông qua mạng lƣới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.
– Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp
các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn nhƣ bảo vệ sự riêng tƣ và nhất quán
giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp đƣợc dịch vụ này, cả công nghệ
phần cứng và phần mềm sẽ phải thay đổi.
– Tính không đồng nhất: các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có
phần cứng và mạng khác nhau. Các thiết bị giữa các mạng có thể tƣơng tác với nhau
nhờ vào sự liên kết.
– Thay đổi linh hoạt: tình trạng của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và
thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị, tốc độ và số lƣợng thiết bị có thể tự động
thay đổi.
– Quy mô lớn: Sẽ có một lƣợng rất lớn các thiết bị đƣợc quản lý và giao tiếp
với nhau. Số lƣợng này lớn hơn nhiều số lƣợng máy tính kết nối Internet hiện nay.
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET VẠN VẬT
1.3.1. Tiềm năng phát triển của Internet vạn vật trên thế giới
Khái niệm internet kết nối vạn vật lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1999. Nhƣng
phải hơn 10 năm sau, thế giới mới nhận thấy ảnh hƣởng ngày càng sâu, rộng của xu
hƣớng này. Sau hội nghị thế giới về CNTT lần thứ 4 diễn ra tại Pháp năm 2014, chủ đề
Internet vạn vật mới thực sự phổ biến trên thế giới. Và khibắt đầu ra mắt các dịch vụ
vào năm 2010, doanh thu toàn cầu củaInternet of Things đã đạt đƣợc hơn 7,4 tỷ đô la,
với hơn 887 giao dịch. Đa dạng các lĩnh vực từ tự động, chăm sóc sức khoẻ, đến bảo
hiểm và ngành công nghiệp nặng, IoT đã và đang biến đổi toàn bộ các ngành công
nghiệp trên toàn cầu.
32
Theo IDC, tính đến hết năm 2016, cả thế giới đã có 28,4 tỷ thiết bị bao gồm
máy vi tính, máy có dây và truyền thông qua Internet, thiết bị cảm biến theo dõi, giám
sát hoặc cung cấp dữ liệu cho những thứ có liên quan.Trong đó, khách hàng cá nhân
chiếm phần lớn (60%) thiết bị kết nối IoT, phần còn lại thuộc về khách hàng doanh
nghiệp. Điều này cho thấy ngƣời dùng cá nhân có nhu cầu rất cao trong việc sử dụng
công nghệ để nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ
tăng lên gần gấp đôi, có 4 tỷ ngƣời kết nối với nhau, doanh thu đạt 4.000 tỷ USD, có
hơn 25 triệu ứng dụng, hơn 25 tỷ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh, 50.000 tỷ
Gigabytes dữ liệu.
Hình 1.4. Doanh thu của IoT tới 2020 (dự kiến)
Nguồn : IDC
Hình 1.5 . Số lƣợng thiết bị kết nối toàn cầu từ năm 2002 đến 2020
Nguồn:
33
Hình 1.6. Xu hƣớng IoT giai đoạn 2017 -2025
Nguồn: IoT.telefonica.com
Khi phát triển IoT, có thể nói chi phí là rào cản lớn nhất bởi lẽ cách duy nhất để
các thiết bị IoT có thể giao tiếp với nhau là khi có một động lực kinh tế đủ mạnh khiến
các nhà sản xuất đồng ý chia sẻ quyền điều khiển cũng nhƣ dữ liệu mà các thiết bị mà
họ thu thập đƣợc.
Thống kê mới đây của Gartner cho thấy cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
ngày càng mạnh tay chi tiền để sử dụng dịch vụ này.Cụ thể, họ sẵn sàng bỏ ra 939 tỷ
USD để kết nối 3,8 tỷ thiết bị vào mạng IoT vào năm 2014. Số tiền này tăng lên thành
1.183 tỷ $ vào tháng 11/2015, dự báo 1.414 vào năm 2016 và 3010 vào năm 2020.
34
Bảng 1.1. Thống kê chi phí mà khách hàng đã bỏ ra để hòa mạng IoT vào năm
2014, 11/2015 và dự báo 2016, 2020
Nguồn: Gartner (November, 2015)
1.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ IoT trên thế giới
Theo dữ liệu CB Insights, tính đến 15/12/2015, đã có khoảng 100 doanh nghiệp
kinh doanh IoT bao gồm phát triển các bộ cảm biến, thiết bị đeo bám, cơ sở hạ tầng
IoT, máy bay không ngƣời lái, nền tảng dữ liệu, cũng nhƣ các vật dụng gia đình.
Hình 1.7. Các nhà cung cấp dịch vụ IoT trên thế giới
https://www.cbinsights.com
Thiết bị có thể đeo được (Wearable device): Một loại thiết bị có thể đeo ở cổ
tay, gắn vào cơ thể và đầu. Hầu hết các công ty trong nhóm này đều là các nhà sản
xuất dụng cụ thể dục và đồng hồ thông minh. Các sản phẩm khác trong lĩnh vực này
bao gồm các sản phẩm đặc biệt cho trẻ sơ sinh, ví dụ nhƣ máy báo khóc của Owlet và
Sproutling, trang phục thông minh của Lumo và OMsignal, cũng nhƣ các cảm biến
sinh trắc học tiên tiến có thể treo trên đầu của Thync.
35
Thiết bị kết nối trong nhà (Connect Home): bao gồm các thiết bị hàng ngày
nhƣ khóa cửa của August và Lockitron, hệ thống chuông của Ring.
Cơ sở hạ tầng và cảm biến (Infrastructure and Sensor): Các công ty trong
nhóm này đang xây dựng mạng lƣới và phát triển các cảm biến vật lý. MCube và
Valencell là các nhà phát triển cảm biến, Ineda Systems tạo ra các hệ thống trên chip
(systems-on-a-chip - SoC). Jasper và Arrayent cung cấp các nền tảng dựa trên đám
mây để lƣu trữ và khai thác dữ liệu từ các mạng kết nối.
Chăm sóc sức khỏe: các doanh nghiệp IoT khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm
sóc sức khoẻ từ công nghệ thân thiện với ngƣời tiêu dùng ví dụ nhƣ nhiệt kế thông
minh của Kinsa hay màn hình bệnh nhân có thể tháo lắp đƣợc của Quanttus.
Mạng lưới điện thông minh (Smart Utilities & Smart): Khởi động trong khu
vực này là công nghệ cho phép sử dụng nƣớc và điện hiệu quả hơn. Ví dụ nhƣ Rachio
và Banyan Water, tạo ra các hệ thống cho việc sử dụng nƣớc và thủy lợi. Enlighted sử
dụng kết nối phần cứng để tối ƣu hóa điện giúp sƣởi ấm, thông gió và điều hòa không
khí, cái này còn gọi là công nghệ HVAC (heating, ventilation, and air conditioning).
Ngành công nghiệp IoT (Industrial IoT): công nghiệp IoT nhằm tạo ra các
mạng lƣới đƣợc thiết kế riêng cho các ngành công nghiệp nặng nhƣ sản xuất, hậu cần,
khai thác mỏ, và nông nghiệp. Ví dụ Tachyus và GroundMetrics làm các hệ thống cảm
biến cho ngành công nghiệp dầu khí. Tƣơng tự, Worldsensing và Eigen Innovations
cung cấp các giải pháp dữ liệu phù hợp với ngành công nghiệp nặng.
Thiết bịkhông người lái: máy bay không ngƣời lái của DJI Innovations, 3D
Robotics, và Yuneec. Ô tô không ngƣời lái của Zubie và API.
Bán lẻ: Estimote và Cloudtags sử dụng cảm biến và ứng dụng trên thiết bị di
động để mang đến những trải nghiệm mua sắm tƣơng tác tốt hơn. Momentum
Machines phát triển các robot tự động hóa trong sản xuất thực phẩm.
1.4. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG INTERNET VẠN VẬT
Theo Kevin Ashton, điểm quan trọng của IoT là các đối tƣợng phải đƣợc nhận
biết và định dạng. Nếu mọi đối tƣợng, kể cả con ngƣời, đƣợc "đánh dấu" để phân biệt
bản thân đối tƣợng nó với những thứ xung quanh thì chúng ta có thể quản lý đƣợc nó
thông qua máy tính. Việc đánh dấu (tagging) có thể đƣợc thực hiện thông qua
nhiều công nghệ, chẳng hạn nhƣ RFID, NFC, mã vạch, mã QR, watermark kĩ thuật
36
số... Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng
(3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại...
- RFID [Radio Frequency Code] tags và EPC [Electronic Product Code]
- NFC [Near Field Communication]: đƣợc sử dụng cho phép tƣơng tác hai
chiều giữa các thiết bị điện tử.
- Bluetooth LE: Đƣợc sử dụng khi các thiết bị giao tiếp ở khoảng cách ngắn. Ví
dụđiều khiển máy lạnh, TV, đèn, máy giặt.Nguyên tắc hoạt động là nhờ phần mềm
đƣợc cài trên di động, đƣợc ví nhƣ đầu não trung tâm, ra lệnh thông qua sóng
bluetooth trong phạm vi hữu dụng.
- Z-Wave: Đây là công nghệ giao tiếp RF năng lƣợng thấp. Nó chủ yếu sử dụng
trong thiết bị tự động trong nhà, điều khiển đèn
- WiFi: Đây là công nghệ đƣợc sử dụng phổ biến trong IoT giúp truyền dữ liệu
và tin nhắn.
- Cảm biến có dây và không dây
- Công nghệ in 3D
- Điện toán đám mây
- Các robot có kết nối
- Phần mềm có khả năng tự kết nối và tƣơng tác qua mạng
- Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)
Ngoài những kĩ thuật nói trên, nếu nhìn từ thế giới web, chúng ta có thể sử dụng
các địa chỉ độc nhất để xác định từng vật, chẳng hạn nhƣ địa chỉ IP. Mỗi thiết bị sẽ có
một IP riêng biệt không nhầm lẫn. Sự xuất hiện của IPv6 với không gian địa chỉ cực kì
rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào Internet cũng nhƣ kết nối với
nhau.
Các thiết bi ̣trong IoT đƣơc̣ tích hơp̣ với các bô ̣cảm biến , bô ̣xƣ̉ lý của máy tính
và những phần mềm có khả năng tƣơng tác với nhau . Dƣ̃ liêụ tƣ̀ thiết bi ̣này truyền tới
các thiết bị khác tạo thành một quá trình là M2M (machine-to-machine).
37
Hình 1.8. Mô hình hoạt động của M2M
Ban đầu, các chuyên gia sẽ tƣơng tác với các tiêṇ ích để cài đăṭ nhƣ̃ng thiết bi ̣
IoT, cung cấp cho các thiết bi ̣đó nhƣ̃ng hƣớng dâñ , cách lấy dữ liệu. Các thiết bị sẽ tự
hoạt động trong hầu hết các khâu mà không cần tới sự can thiệp của con ngƣời . Chẳng
hạn một thiết bị thu thập dữ liệu về thời tiết , các chuyên gia sẽ cài đặt để chúng tự cập
nhâṭ đƣơc̣ nhiêṭ đô,̣ đô ̣ẩm, áp suất, mà ngƣời dùng không phải thực hiện bất cứ một
thao tác nào khác . Ngƣời dùng chỉ cần bâṭ điêṇ thoaị , ấn vào icon là các thông số về
thời tiết se ̃ hiêṇ ngay ra màn hình.
Về cơ bản, M2M kết nối tất cả các loại thiết bị và máy móc trên hệ thống
mạng, từ đó chúng có thể giao tiếp với nhau thông qua máy chủ trung tâm hoặc dựa
trên đám mây doanh nghiệp sử hữu. Kết cấu của giao tiếp này là các hệ thống hoặc
trạng thái môi trƣờng xung quanh có khả năng trao đổi, truyền tải dữ liệu đến cơ sở hạ
tầng kết nối Internet, tạo ra hiệu quả về thu thập dữ liệu, thay đổi phƣơng thức làm
việc, từ đó có thể tiết kiệm chi phí.
Bất cứ vật thể nào bạn cũng có thể tích hợp hay gắn cảm biến kết nối, từ xe
hơi, đèn đƣờng cho đến tivi, tủ lạnh và biến tất cả trở thành một “sự vật” trong Internet
of Things. Tất cả thông tin dữ liệu mà cảm biến kết nối có thể thu thập/truyền là vị trí,
độ cao, tốc độ, nhiệt độ, ánh sáng, chuyển động, độ ẩm, lƣợng đƣờng trong máu cho
đến chất lƣợng không khí, độ ẩm của đất
Trong dòng chảy của Internet of Things thì M2M đƣợc xem là hệ thống đƣờng
ống dẫn thông tin đi khắp mọi nơi. Trong mạng lƣới M2M thì không có một tiêu chuẩn
công nghệ kết nối cụ thể nào, tất cả thiết bị có thể sử dụng bất cứ công nghệ kết nối
nào mà nó có. Các thiết bị trên M2M hoạt động và làm việc trong cùng một phƣơng
thức kết nối. Một số thiết bị M2M kết nối thông qua mạng di động, một số thông qua
38
Wi–Fi hoặc thông qua công nghệ kết nối khác. Phƣơng thức này đơn giản chỉ là các
thiết bị điện tử giao tiếp với nhau thông qua một phƣơng tiện không dây để nắm bắt
các hoạt động, sự kiện nhờ hệ thống mạng. Phƣơng thức truyền thông này không cần
có sự can thiệp của con ngƣời và có thể thông qua bất kỳ công nghệ kết nối không dây
nào đang đƣợc phát triển. Có nhiều phƣơng thức truyền dữ liệu tầm ngắn nhƣ: công
nghệ không dây có sẵn, bao gồm: RFID, NFC , Wi-Fi, Bluetooth, XBee , Zigbee, Z-
Wave và hệ thống không dây M-Bus. Ngoài ra còn có các mạng cố định nhƣ Ethernet,
HomePlug, HomePNA , HomeGrid / G.hn và LonWorks.
Đối với khả năng truyền dữ liệu tầm xa, hoặc diện rộng thì có mạng lƣới di
động sử dụng các công nghê vệ tinh và GSM, GPRS, 3G, LTE hay WiMAX. Ngoài ra
các kết nối không dây khác nhƣ SIGFOX-ultra-narrowband và NeulNET - TV white-
space cũng đang nổi lên để thiết kế đặc biệt dành riêng cho M2M. Một số nền tảng
nhƣ WaspMote Libelium, có thể đƣợc cấu hình để phù hợp với nhiều lựa chọn kết nối
tầm ngắn và diện rộng cũng dần phát triển nhờ vào ứng dụng cho M2M.
Tính di động trong hệ thống M2M là rất quan trọng bởi nó cho khả năng thu
thập dữ liệu, lƣu trữ và truyền tải một cách nhanh chóng. Wi-Fi và các công nghệ khác
cũng thƣờng đƣợc sử dụng bên trong các tòa nhà công nghệ, mạng sử dụng dây cũng
có thể hữu ích với thiết bị cố định khi cho phép truyền dữ liệu liên tục.
Hình 1.9. Lộ trình phát triển của IoT
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/ )
39
Tƣơng lai của IoT có thể là một mạng lƣới các thực thể thông minh có khả
năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình huống, môi trƣờng, đồng thời
chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ liệu. Việc tích hợp trí
thông minh vào IoT còn có thể giúp các thiết bị, máy móc, phần mềm thu thập và phân
tích các dấu vết điện tử của con ngƣời khi chúng ta tƣơng tác với những thứ thông
minh, từ đó phát hiện ra các tri thứcmới liên quan tới cuộc sống, môi trƣờng, các mối
tƣơng tác xã hội cũng nhƣ hành vi con ngƣời.
1.5. CÁC YÊU CẦU CỦA MỘT HỆ THỐNG INTERNET VẠN VẬT
Một hệ thống IoT phải thoả mãn các yêu cầu sau:
– Khả năng kết nối: Hệ thống phải luôn sẵn sàng và có kết nối liền mạch với các
bên liên quan. Có hai điều rất quan trọng là kết nối và truyền dữ liệu. Quá trình nhận
nhiệm vụ công việc từ thiết bị này sang thiết bị khác cần phải đƣợc liền mạch, không
gián đoạn. Cần phải kiểm tra các điều kiện ngoại tuyến. Khi hệ thống không đƣợc kết
nối mạng, cần phải có cảnh báo nhắc nhở, không phụ thuộc vào hệ thống cho đến khi
nó đƣợc kết nối trở lại. Mặt khác phải có cơ chế để có thể lƣu trữ tất cả dữ liệu trong
thời gian ngoại tuyến. Khi hệ thống đƣợc kết nối mạng trở lại, tất cả các dữ liệu đó cần
phải đƣợc truyền đi, đảm bảo không mất mát dữ liệu ở bất kỳ điều kiện nào. Bên cạnh
đó cần chú ý kết nối dựa trên sự nhận diện: Nghĩa là các “Things” phải có ID riêng
biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things” và kết nối đƣợc thiết lập
dựa trên định danh (ID) của Things.
– Khả năng cộng tác: hệ thống IoT phải có khả năng tƣơng tác qua lại giữa các
mạng và “Things”.
- Tính khả dụng:cần chắc chắn về khả năng sử dụng của mỗi thiết bị. Các thiết bị
không chỉ gửi và nhận thông báo mà còn các tin nhắn lỗi, cảnh báoHệ thống nên có
tùy chọn để lƣu lại tất cả sự kiện, cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời dùng cuối. Các
thông báo nên đƣợc hiển thị và xử lý chính xác trên tất cả các thiết bị.
- Khả năng tương thích:Nhìn vào kiến trúc phức tạp của 1 hệ thống IoT, có thể
nói khả năng tƣơng thích là điều cần thiết. Các mục cần kiểm tra nhƣ: phiên bản hệ
điều hành, trình duyệt và các phiên bản tƣơng thích, các thế hệ thiết bị, các chế độ liên
lạc (bluetooth 2.0, 3.0)
40
– Khả năng tự quản của mạng: Bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự tối ƣu hóa
và tự có cơ chế bảo vệ. Điều này cần thiết để mạng có thể thích ứng với các miền ứng
dụng, môi trƣờng truyền thông và nhiều loại thiết bị khác nhau.
– Dịch vụ thoả thuận: dịch vụ này có thể đƣợc cung cấp bằng cách thu thập,
giao tiếp và xử lý tự động dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc đƣợc thiết
lập bởi ngƣời vận hành hoặc tùy chỉnh bởi ngƣời dùng.
– Khả năng định vị dựa vào vị trí: Thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan sẽ
phụ thuộc vào thông tin vị trí của “Things” và ngƣời sử dụng. Hệ thống IoT có thể biết
và theo dõi vị trí một cách tự động. Các dịch vụ dựa trên vị trí có thể bị hạn chế bởi
luật pháp hay quy định và các yêu cầu an ninh.
– Bảo mật: Trong IoT, nhiều “Things” đƣợc kết nối với nhau. Chính điều này
làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn nhƣ bí mật thông tin bị tiết lộ, xác thực
sai, dữ liệu bị thay đổi hay làm giả.
– Bảo vệ tính riêng tư: tất cả các “Things” đều có chủ sở hữu và ngƣời sử dụng
của nó. Dữ liệu thu thập đƣợc từ các “Things” có thể chứa thông tin cá nhân liên quan
chủ sở hữu hoặc ngƣời sử dụng. Các hệ thống IoT cần bảo vệ sự riêng tƣ trong quá
trình truyền dữ liệu, tập hợp, lƣu trữ, khai thác và xử lý.
– “Plug and play”: các “Things” phải đƣợc “plug-and-play” một cách dễ dàng
và tiện dụng.
– Khả năng quản lý: hệ thống IoT cần phải hỗ trợ tính năng quản lý các
“Things” để đảm bảo mạng hoạt động bình thƣờng. Ứng dụng IoT thƣờng làm việc tự
động mà không cần sự tham gia của con ngƣời, nhƣng chú ý là toàn bộ quá trình hoạt
động của họ nên đƣợc quản lý bởi các bên liên quan.
- Hiệu năng (Performance):Cần đảm bảo hệ thống có khả năng mở rộng. Khi
toàn bộ dữ liệu đƣợc kết nối với hệ thống, dữ liệu đƣợc truyền đi sẽ lớn hơn nhiều so
với dữ liệu đã đƣợc kiểm tra. Kiểm thử viên cần phải đảm bảo hiệu năng của hệ thống
là nhƣ nhau.
1.6. BẢO MẬT TRONG INTERNET VẠN VẬT
Công nghệ IoT đang phát triển với một tốc độ nhanh. Với sự gia tăng về số
lƣợng các thiết bị kết nối kỹ thuật số, ngày càng nhiều dữ liệu đƣợc thu thập. Những
kẻ tấn công tận dụng để khai thác lỗ hổng trong các thiết bị IoT để ăn cắp dữ liệu nhạy
cảm và xâm nhập sự riêng tƣ của ngƣời dùng. Chúng có thể khai thác lỗ hổng của giao
41
diện web không an toàn, giao diện điện toán đám mây thiếu mã hóa hoặc có thể tận
dụng lợi thế của cơ chế xác thực yếu để liệt kê các tài khoản ngƣời dùng và ăn cắp dữ
liệu nhạy cảm hoặc làm cho các cuộc tấn công DoS.
* Xác thực không an toàn
Nếu cơ chế xác thực là không đủ an toàn, kẻ tấn công có thể khai thác để truy
cập trái phép các tài khoản ngƣời dùng và ăn cắp dữ liệu nhạy cảm. Có một số cách có
thể xảy ra:
1. Nếu tên ngƣời dùng mặc định và mật khẩu không thay đổi đúng, kẻ tấn công có
thể tận dụng lợi thế đó để đạt đƣợc quyền truy cập trái phép tài khoản.
2. Những kẻ tấn công có thể tận dụng lợi thế của các mật khẩu yếu để đạt đƣợc
quyền truy cập trái phép của các thiết bị.
3. Nếu các thông tin ngƣời dùng thu thập không đƣợc mã hóa đúng cách.
4. Liệt kê các tài khoản ngƣời dùng để truy cập các thiết bị IoT
Điều này có thể dẫn đến mất dữ liệu hoặc dữ liệu bị phá hoại. Thậm chí có thể
dẫn đến từ chối truy cập hoặc tiếp quản thiết bị hoàn chỉnh.
Phòng ngừa: có thể mất một vài bƣớc để ngăn chặn kiểu tấn công này:
1. Hãy chắc chắn thay đổi thông tin mặc định tại thời điểm thiết lập ban đầu của
các thiết bị.
2. Mật khẩu cần phải đƣợc giữ đủ mạnh
3. Thông tinnên đƣợc mã hóa sử dụng thuật toán mã hóa đủ mạnh. Thông tin
không bao giờ đƣợc truyền tải trên mạng.
4. Account lockout cần đƣợc thực hiện, do đó, tài khoản ngƣời dùng bị khóa ngay
lập tức sau khi có lƣợng nhất định cố gắng đăng nhập thất bại.
5. Có các cơ chế phục hồi mật khẩu an toàn.
6. Cần phải chắc chắn rằng, khi một thiết bị đƣợc cắm vào mạng, nó xác
nhậntrƣớc khi bắt đầu gửi hoặc nhận dữ liệu.
* Giao diện web, giao diện di động và Cloud Interfaces không an toàn:Những kẻ
tấn công có thể khai thác giao diện web , giao diện điện thoại di động và các giao diện
điện toán đám mây không an toànđể ăn cắp dữ liệu nhạy cảm.
1. Khai thác lỗ hổng bảo mật.
2. Nếu giao diện web không thực hiện đúng HTTPS, kẻ tấn công có thể khai thác
để ăn cắp dữ liệu nhạy cảm không đƣợc mã hóa.
42
3. Những kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng trong ứng dụng để liệt kê các tài
khoản ngƣời dùng và truy cập trái phép các thiết bị.
4. Những kẻ tấn công có thể truy cập trái phép vào tài khoản ngƣời dùng khai
thác mật khẩu yếu .
Phòng ngừa:
1. Cần kiểm tra giao diện không chứa bất kỳ lỗ hổngSQL Injection, XSS hoặc
CSRF nào.
2. Giao diện Web nên thực hiện HTTPS bất cứ nơi nào có thể.
3. Tƣờng lửa nên đƣợc sử dụng để bảo vệ các giao diện web.
4. Nên chắc chắn rằng các mật khẩu yếu không đƣợc phép và các thông tin mặc
định đƣợc thay đổi trong quá trình thiết lập ban đầu.
5. Thực hiện cơ chế khóa tài khoản.
6. Xác thực nhiều.
* Thiếu mã hóa Encryption: Nếu dữ liệu không đƣợc mã hóa đúng cách, kẻ tấn
công có thể tận dụng lợi thế đó để ăn cắp dữ liệu nhạy cảm.Thông thƣờng, lƣu lƣợng
mạng của thiết bị IoT không đƣợc tiếp xúc với bên ngoài mạng. Nhƣng, nếu các mạng
không dây không đƣợc cấu hình đúng cách, nó có thể làm cho ngƣời trên mạng
internet có thể nhìn thấy bất cứ ai trong phạm vi của mạng không dây.
Phòng ngừa:
1. Cần phải đảm bảo thông tin liên lạc giữa các thiết bị và mạng Internet đƣợc mã
hóa bằng cách sử dụng giao thức mã hóa thích hợp nhƣ SSL / TLS.
2. Sử dụng các tiêu chuẩn mã hóa đƣợc chấp nhận và tránh các giao thức mã hóa
độc quyền.
3. Sử dụng tƣờng lửa với các thiết bị.
* Vấn đề bảo mật: Do thiếu sự bảo vệ, kẻ tấn công có thể nắm bắt dữ liệu nhạy
cảm và cá nhân đƣợc thu thập bởi các thiết bị. Để ngăn chặn điều này, cần chú ý:
1. Cần xác định tất cả các loại dữ liệu đang đƣợc thu thập bởi các thiết bị, ứng
dụng di động, giao diện web hoặc các giao diện điện toán đám mây.
2. Số liệu thu thập phải đƣợc bảo vệ đúng cách, sử dụng mã hóa trong khi truyền
tải.
3. Chỉ có cá nhân có thẩm quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân.
43
Nếu cấu hình an ninh không đủ. Lỗ hổng này tồn tại làm thay đổi kiểm soát an
ninh hoặc các giao diện web không thể thực thi. Những kẻ tấn công có thể lợi dụng
điều này để khai thác các lỗ hổng trong các thiết bị để ăn cắp dữ liệu nhạy cảm.
Phòng ngừa:
1. Tùy chọn mật khẩu bảo mật cần đƣợc thiết lập.
2. Tùy chọn mã hóa cần đƣợc thiết lập để mã hóa dữ liệu nhạy cảm đƣợc thu thập
bởi các thiết bị.
3. Cho phép khai thác của các sự kiện an ninh.
4. Ngƣời dùng sẽ đƣợc thông báo về các sự kiện an ninh.
* Phần mềm không an toàn
Thiết bị IoT nên có khả năng cập nhật khi lỗ hổng đƣợc phát hiện. Những kẻ
tấn công có thể chụp các tập tin cập nhật không đƣợc mã hóa hoặc có thể thực hiện cập
nhật độc hại thông qua DNS Hijacking. Đây là loại tấn công có thể xảy ra vì một số lý
do, nhƣ:
1. Cập nhật các tập tin không đƣợc mã hóa
2. Cập nhật không đƣợc xác nhận
3. Firmware chứa thông tin nhạy cảm nhƣ các thông tin hardcoded
4. Không có chức năng cập nhật đúng
Phòng ngừa:
1. Tất cả các thiết bị phải có khả năng đƣợc cập nhật.
2. Cập nhật các tập tin cần đƣợc mã hóa.
3. Cập nhật file không đƣợc chứa bất kỳ dữ liệu nhạy cảm.
4. Cần chắc chắn bản cập nhật đƣợc ký và xác nhận trƣớc khi đƣợc áp dụng.
5. Phải đảm bảo các máy chủ cập nhật đƣợc an toàn.
6. Cần chắc chắn khi đƣợc gi...i ngƣời thử đồ xoay
ngƣời đến đâu, thì các mặt của quần áo ảo sẽ lập tức hiện ra đến đấy (ví dụ phần mềm
đƣợc tích hợp trong Nshow 3D Virtual Dressing Mirror).
63
Hình 3.2. Giới thiệu nguyên lý hoạt động của gƣơng thông minh
Nguồn:
Những chiếc gƣơng này có kiểu dáng không mấy khác biệt so với những chiếc
gƣơng vốn đƣợc đặt trong các phòng thử quần áo, ngoại trừ việc nó có kích cỡ rất to,
có giá đỡ và đƣợc đặt ở bên ngoài để khách hàng tiện sử dụng.Bên trong của chiếc
gƣơng thông minh này sẽ đƣợc trang bị một hệ thống điện toán đặc biệt, máy ảnh và
phần mềm phiên dịch tín hiệu.
Để thử quần áo mà không cần phải thay đồ, trƣớc tiên, ngƣời dùng hãy tiến đến
gần máy rồi đƣa bàn tay về phía camera nằm ở mép trên để gƣơng nhận diện ngƣời
dùng. Tiếp đến, hãy đứng trƣớc gƣơng soi với một khoảng cách xác định và theo đúng
vị trí đƣợc hƣớng dẫn trên màn hình. Cuối cùng, ngƣời thử đồ chỉ cần huơ tay từ xa để
chọn nút giới tính rồi thực hiện các thao tác khác có liên quan, chẳng hạn nhƣ thay đổi
trang phục từ danh mục hàng hóa sẵn có trên máy, mua hàng hay chụp ảnh kỷ niệm.
Điểm đặc sắc nhất là những chiếc gƣơng này cho phép ngƣời dùng thử đồ trong
không gian 3 chiều. Họ có thể quan sát mẫu trang phục đang mặc ảo ở mọi góc độ (từ
trƣớc ra sau). Ngƣời dùng sẽ dễ dàng mặc ảo nhanh chóng rất nhiều mẫu quần áo của
một cửa hiệu hoặc siêu thị. Và chỉ khi nào thật sự hài lòng với một thứ nào đấy, khách
hàng mới yêu cầu đƣợc mặc thật trong phòng thử đồ.Nếu hài lòng với mặt hàng đang
chọn mà không cần phải thử thật, ngƣời dùng có thể ra lệnh mua nhanh bằng cách
dùng điện thoại thông minh để quét mã QR trên màn hình.
Với các doanh nghiệp bán hàng, ngoài việc dễ dàng cập nhật catalog cho cửa
hàng, gƣơng sẽ tự động lƣu lại mọi thông tin của khách để giúp chủ cửa hàng biết
đƣợc mẫu nào đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất.Độtrễ phản hồi của gƣơng thông
minh với màn hình trong suốt OLED là ít hơn 1 phần nghìn của một giây.
64
Hình 3.3. Tích hợp gƣơng thông minh trong cửa hàng bán lẻ
Nguồn:
65
Ngoài ra, chiếc gƣơng thông minh này có thể trở thành một trợ lý thông minh
cho ngƣời dùng tại nhà với khả năng đƣa ra các lời khuyên liên quan đến việc ăn mặc.
Họ cũng có thể chụp ảnh và chia sẻ kết quả mặc thử quần áo lên mạng xã hội để nhận
đƣợc tƣ vấn thêm. Trên thị trƣờng hiện nay, một chiếc gƣơng thông minh nhƣ vậy
đƣợc bán với giá khoảng 110 triệu đồng.
3.2.5. Phát triển các dịch vụ trực tuyến
Trƣớc kia các dịch vụ cung cấp trên mạng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông
tin, mua bán dịch vụ, còn việc sử dụng dịch vụ thƣờng vẫn phải là truyền thống (ví dụ
cắt tóc, du lịch, ăn uống, spa,...). Tuy nhiên, khiInternet vạn vật phát triển, thông qua
kính thực tế ảo, video thực tế ảo, công nghệ ghi hình 3D, thì việc thăm quan hay trải
nghiệm, sử dụng dịch vụ thông qua màn hình máy tính hay các thiết bị thông minh
không còn khó khăn.
Trong rất nhiều ứng dụng đã đƣợc phát triển thì lĩnh vực bất động sản và du lịch
có lẽ là những lĩnh vực sôi động nhất để công nghệ này phát huy thế mạnhtrong cách
tiếp cận sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng.
Khi không gian ảo đƣợc tạo ra nhờ trí tƣởng tƣợng và dựng đồ họa trên máy
tính đang phát triển thì việc số hóa không gian nhờ công nghệ 3D Scanning đƣợc đánh
giá rất cao, việc tái hiện lại quan cảnh thực tế đem đến trải nghiệm không giới hạn cho
khách hàng và là giải pháp đột phá trong công tác bảo tồn và quảng bá các điểm đến
du lịch và các cơ sở kinh doanh nhƣ khách sạn, nhà hàng, resortCông nghệ 3D này
giúp khách hàng nhập vai, tƣơng tác một cách toàn diện nhất, di chuyển và chủ động
trong mọi góc nhìn. Ngƣời dùng cũng có thể thực hiện việc quan sát các không gian và
địa điểm không giới hạn về thời gian, khoảng cách (sử dụng trên mọi thiết bị kết nối
với internet nhƣ điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính).
Internet vạn vật giúp tối ƣu hóa hình ảnh và tăng khả năng tƣơng tác giữa khách
hàng và sản phẩm. Từ đó dễ dàng đƣa ra quyết định mua một sản phẩm bất động sản
hay chốt một địa điểm du lịch, đặt phòng khách sạn, hoặc tìm hiểu về không gian tổ
chức sự kiện.Thậm chí, các nhà hàng cũng có thể cung cấp các video thực tế ảo cho
khách hàng đến tham quan và chọn bàn trƣớc khi đếnNhờ đó, sự e ngại khi không
đƣợc sờ, cầm nắm và nhìn trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của ngƣời mua trên mạng sẽ
không còn nữa. Sự kết nối này có ý nghĩa rất lớn về hiệu quả và sự tự động hóa. Khi
sử dụng đúng cách, nó sẽ giải phóng rất nhiều thời gian và trở ngại.
66
3.3. THÁCH THỨC VÀ TRỞ NGẠI KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT
TRONG TMĐT VIỆT NAM
Mặc dù việc ứng dụng IoT đang đƣợc dự báo là một trong những trào lƣu chủ
đạo của môi trƣờng trực tuyến trên thế giới, nhƣng bên cạnh yêu cầu về sự nhạy bén
trong nhận thức và hƣớng theo xu thế này, các doanh nghiệp TMĐT còn gặp phải
nhiều tác nhân ngăn cản sự phát triển của IoT.
Trƣớc hết, đó là việc chƣa có một ngôn ngữ chung trong IoT. Ở mức cơ bản
nhất, Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nhƣng để các
thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ cần một hoặc nhiều giao thức (Protocol), có
thể xem là một thứ ngôn ngữ chuyên biệt để giải quyết một tác vụ nào đó. Ví dụ, một
trong những giao thức phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText Transfer Protocol
(HTTP) để tải web. Ngoài ra, chúng ta còn có SMTP, POP, IMAP dành cho thƣ điện
tử (e-mail), FTP dùng để trao đổi file...Những giao thức nhƣ thế này hoạt động ổn định
bởi các máy chủ web, mail và FTP thƣờng không phải “nói chuyện” với nhau nhiều,
khi cần, một phần mềm phiên dịch đơn giản sẽ đứng ra làm trung gian để hai bên hiểu
nhau.
Thay vì giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị IoT hiện nay chủ yếu kết nối
đến một máy chủ trung tâm do một hãng sản xuất hay một nhà phát triển hệ thống nào
đó quản lý. Với cách thức này, những thiết bị vẫn hoàn toàn “nói chuyện” đƣợc với
nhau thông qua chức năng phiên dịch của máy chủ. Thế nhƣng, cứ mỗi một mạng lƣới
nhƣ thế lại tạo thành một subnetwork (mạng nhỏ) riêng, và các máy móc nằm trong
mạng nhỏ này không thể giao tiếp tốt với mạng nhỏ khác.Hiện tại, giữa các nhà phát
triển công nghệ chƣa có nhiều sự đồng thuận về các giao thức để IoT trao đổi dữ
liệu.Đó chính là vật cản lớn và trực tiếp trên con đƣờng phát triển của IoT.
Một trở ngại khác đến từ khâu bảo mật. Hãy nhìn vào công nghệ đằng sau IoT,
các thiết bị IoT phổ biến hiện nay nhƣ máy đo thông minh trong ngành y tế, máy theo
dõi việc tập thể dục, và thậm chí cả xe ô tô – đang giao tiếp với nhau bằng cách sử
dụng giao diện lập trình ứng dụng (API). API là chất keo liên kết các IoT với nhau. Kẻ
xấu nếu muốn tấn công một thiết bị IoT sẽ chọn việc tấn công các API. Vì vậy, để bảo
đảm an ninh cho IoT là API phải đƣợc bảo đảm. Nhƣ vậy, sự phát triển của IoT cũng
mang theomột loạt các thách thức và làm cho giải pháp bảo mật web truyền thống trở
nên lỗi thời. Nhƣng các nhà công nghệ có thể giải quyết những thách thức này bằng
67
cách sử dụng một cách tiếp cận API trung tâm cho phép các nhà sản xuất thiết bị IoT
có những lớp bảo vệ an ninh cần thiết.
Khi phát triển IoT, vấn đề bảo mật dữ liệu, an ninh thông tin và quyền riêng tƣ
là vô cùng quan trọng. Việc giao tiếp giữa các thiết bị là rất tốt và hoàn hảo cho đến
khi một ai đó xâm nhập vào hệ thống và chiếm quyền điều khiển một thiết bị cho mục
đích xấu. Sẽ không có gì to tát khi thiết bị đó chỉ là một bộ điều khiển nhiệt độ trong
một ngôi nhà, nhƣng khi mất kiểm soát quyền điều khiển giao thông của toàn bộ thành
phố thì đúng là một thảm họa. Hoặc đôi khi các thiết bị sẽ gặp trục trặc. Chúng ta đều
biết rằng tất cả phần cứng và phần mềm đều có lỗi tiềm ẩn, và đôi khi những lỗi này
khá nghiêm trọng. Đối với Internet vạn vật, lỗi thu thập dữ liệu và sai sót trong xử lý
dữ liệu có thể gây ra những sai lệch nghiêm trọng.
Bảo mật và quyền riêng tƣ là những lo ngại chính – và giải quyết những lo ngại
này là ƣu tiên hàng đầu. Công nghệ mới thƣờng kèm theo khả năng bị lạm dụng trở
thành mối nguy hại.
3.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT CHO
DOANH NGHIỆP TMĐT VIỆT NAM
3.4.1. Định hƣớng cho Internet vạn vậtcho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam
Theo mô hình hệ sinh thái CNTT-TT, ngành công nghiệp CNTT và TMĐT tại
Việt Nam ở lớp 1 (các nhà cung cấp thành phần cho các hạ tầng truyền thông) có các
tên tuổi hàng đầu nhƣ Cisco, Huawei, HP, Dell.
Hình 3.4. Mô hình hệ sinh thái CNTT-TT
Nguồn:
68
Ở lớp 2, những doanh nghiệp vận hành hạ tầng truyền thông của Việt Nam nhƣ
VNPT, Viettel, MobiFone, FPT đã và đang làm tốt. Nhƣ vậy, cơ hội cho các start-up
công nghệ, các doanh nghiệp CNTT và TMĐT muốn tham gia thị trƣờng IoT sẽ còn ở
lớp 3, gồm các nhà cung ứng nền t ảng, ứng dụng, nội dung.Giải pháp IoT không chỉ là
phần mềm, phần cứng tiêu chuẩn (máy tính, điện thoại) mà còn là các phần cứng đặc
thù nhƣ camera, RFID, cảm biến môi trƣờng... Có thể thấy, các hệ thống này liên quan
tới các ngành vật liệu, hóa học, sinh học, vật lý, y tế và đây là cơ hội cho các ngành
khoa học công nghệ tại Việt Nam phối hợp để làm ra những ứng dụng hữu ích.
Dựa trên thực tế đã triển khai tác giảcó thể đƣa ra 3 khuyến nghị đối với các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói riêng trên con đƣờng
phát triển IoT:(1) trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo IoT, (2) tạo ra hệ sinh thái
sáng tạo mở và (3) xây dựng lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực quan trọng và
đặc thù nhƣ nông nghiệp, quốc phòng, giao thông, bán lẻ, marketing.
3.4.2. Giải pháp ứng dụng Internet vạn vật cho các doanh nghiệp TMĐT Việt
Nam
Cùng với định hƣớng đó, tác giả đƣa ra hai nhóm giải pháp chi tiết cho các
doanh nghiệp tại Việt Nam:
* Nhóm giải pháp kết nối theo chiều đứng:
- Tích hợp công nghệ thông tin: cần phát triển những giải pháp CNTT mới,
tích hợp từ các nhà cung ứng: cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các
ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng
- Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu:Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4 (FIR) sẽ tạo ra một lƣợng lớn dữ liệu. Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo
ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đƣa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh.
- Ứng dụng trên mây: Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây tạo cơ
hội tuyệt vời để lƣu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn đƣợc tạo ra bởi FIR. Các
giải pháp dựa trên đám mây sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với FIR.
- Hiệu quả hoạt động: FIR tạo ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả hoạt
động. Các phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập đƣợc từ máy
móc và cảm biến cho phép nhanh chóng đƣa ra quyết định để cải thiện an toàn, hiệu
quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì.
* Nhóm giải pháp tích hợp theo chiều ngang:
69
- Tối ƣu hóa mô hình kinh doanh: Để đạt đƣợc điều này, các công ty cần phải
phát triển các kỹ năng mới, cho từng cá nhân cũng nhƣ cho tổ chức. Nếu chỉ tiếp cận
vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức. Ngƣợc
lại nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực tới ngƣời lao động.
- Chuỗi cung ứng thông minh: FIR sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới
gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra
một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn
và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.
Các ứng dụng của Internet vạn vật cung cấp quản lý dây chuyền có thể giúp các
công ty chia sẻ thông tin hàng hóa từ thẻ và các cảm biến, thông tin sẽ đƣợc mở rộng
trong chuỗi cung ứng và kiểm tra theo thời gian thực. Trong phần này, tác giả nhấn
mạnh về tầm quan trọng của Mã sản phẩm điện tử (Electronic Product Code (EPC).
Các thành viên trong chuỗi sở hữu mã sản phẩm/dịch vụ trong một mạng lƣới thống
nhất, giúp nhà phân phối, nhà cung cấp, các nhà sản xuất và ngƣời dùng ứng dụng
cùng đọc đƣợc thông tin về một hàng hóa. Nhờ EPC và Internet vạn vật, doanh nghiệp
không chỉ định vị vị trí của sản phẩm trong quá trình sản xuất và cung cấp, mà còn cập
nhật thông tin của sản phẩm một cách liên tục. Doanh nghiệp không chỉ tối ƣu hóa các
quá trình sản xuất, mà còn có thể kiểm tra, kết nối, sử dụng các thiết bị nhúng thông
minh, ID và lƣu trữ dữ liệu, tƣơng tác với mạng để có đƣợc các thông tin về thời gian
thực giao hàng, các thông số và tình hình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ƣu hóa
lịch trình sản xuất, cải thiện hoạt động hậu cần.Trong thời đại số, các quá trình hậu cần
sẽ phải trở nên thông minh hơn trong mạng lƣới chuỗi giá trị toàn cầu. Bao gồm cả hai
quá trình quản lý cung ứng vật tƣ và phân phối sản phẩm.
- Quản lý an ninh mạng: FIR đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin từ đó tạo ra
một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng.
– Mô hình thuế mới: Công nghệ in 3D trong tƣơng lai sẽ cho phép sản xuất
trên khắp các quốc gia và châu lục, không có còn biên giới quốc gia nữa. Điều này sẽ
tạo ra một nhu cầu mới về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới.
- Hệ thông quản lý sở hữu trí tuệ mới: Quản lý sở hữu trí tuệ cũng phải thay
đổi để phù hợp với FIR. Những mô hình kinh doanh và các mô hình hợp tác mới xuất
hiện yêu cầu phải có những giải pháp tốt hơn trong vấn đề sở hữu trí tuệ thời đại số.
70
- Quản lý hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho luôn là bài toán đau đầu với các
nhà bán lẻ nói chung và đặc biệt là các nhà kinh doanh trực tuyến nói riêng. Nhƣng
IoT và xu hƣớng phát triển của các thiết bị cảm biến hữu hiệu nhƣ thẻ từ công nghệ
RFID (Radio Frequency Identification – công nghệ nhận dạng đối tƣợng bằng sóng vô
tuyến) sẽ giúp các doanh nghiệp có thể quản lý hàng tồn kho một cách hữu hiệu nhất
theo thời gian thực. Nhà bán lẻ có thể theo dõi một món hàng tại bất cứ nơi đâu, từ khi
nó ở trên kệ của cửa hàng hay là trên trang web bán hàng, hay khi nó đƣợc chuyển ra
khu vực đóng gói, thậm chí là trong nhà kho lƣu trữ. Các thiết bị cảm biến sẽ cho biết
vị trí chính xác của một món hàng hay thậm chí là cả nhóm mặt hàng bởi những sản
phẩm này đã đƣợc kết nối trên nền tảng IoT.
Theo truyền thống, các mặt hàng từ các nhà máy khác nhau sẽ đƣợc sản xuất
theo lô, sắp xếp theo ngày, màu sắc, kích cỡ,.. trong kho của doanh nghiệp. Với công
nghệ của Internet vạn vật, mỗi sản phẩm sẽ đƣợc cung cấp một ID duy nhất, một thẻ
RIFD. Thông tin chi tiết của hàng hóa và ghi chú đặc biệt nhƣ dễ vỡ, dễ dập sẽ đƣợc
ghi lại trong thẻ. Cùng một lúc, máy thu và máy phát cho mỗi hàng hóa sẽ thu thập
thông tin và cài đặt theo thời gian. Vì vậy, các nhà quản lý sẽ tìm đúng những hàng
hoá khớp với ngày phát hành, đúng với thƣơng hiệu mà khách hàng mong muốn.
Tất cả dữ liệu thu thập đƣợc từ các bộ cảm biến đều có thể kết nối theo thời
gian thực tới hệ thống xử lý tính toán để theo dõi mức độ hàng tồn kho, đƣa ra những
thông báo hay đặt hàng một cách hoàn toàn tự động. Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà
cung ứng đầu vào cho nhà kinh doanh cũng có thể tích hợp để khép kín chu trình tự
động hóa quản lý hàng tồn kho. Từ đó giúp họ giải quyết bài toán quản lý hàng tồn
kho triệt để hơn, tiết kiệm hơn, tối ƣu hóa đƣợc dòng vốn mà họ phải bỏ ra khi duy trì
một lƣợng hàng hóa nhất định trong kho hàng.
Ngƣời khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến nhƣ Amazon hay đại siêu thị
truyền thống Wal-Mart đều đang đầu tƣ mạnh mẽ cho giải pháp quản lý kho hàng, tận
dụng xu thế IoT nhằm tối ƣu hóa hệ thống kho vận và hoạt động của chuỗi cung ứng.
Một trong những ƣu điểm của IoT là phù hợp không chỉ với những doanh nghiệp lớn,
mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quản lý đội ngũ vận tải
Trong thời gian gần đây, thiết bị có tích hợp GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đã
đƣợc các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong việc theo dõi quãng đƣờng vận chuyển,
71
giao nhận sản phẩm, hàng hóa. Với công nghệ IoT, việc tích hợp GPS sẽ còn đƣợc
nâng lên một tầm cao mới. Nhờ nó, doanh nghiệp vận tải có thể xác định tuyến đƣờng
vận chuyển trên bản đồ trực tuyến một cách tối ƣu; đƣa ra những gợi ý về tốc độ di
chuyển nhằm bảo đảm kế hoạch giao hàng; điều chỉnh nhiệt độ cấp đông cho hàng hóa
trên xe; đƣa ra những cảnh báo ngay lập tức nếu có sự cố bất thƣờng trong suốt quá
trình vận chuyển; xác định lịch trình bảo dƣỡng cho xe cộ..., mà tất cả những điều này
đƣợc giải quyết một cách hoàn toàn tự động và từ bất cứ nơi đâu.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp vận tải sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí nhiên liệu, giảm thiểu
rủi ro thất thoát hàng hóa, tăng tính chính xác về thời gian vận chuyển - giao nhận. Về
phía khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi có thể tự mình trích xuất dữ liệu từ
IoT để theo dõi đƣợc món hàng mà họ đã đặt mua thay vì phải liên hệ qua nhiều khâu
trung gian mới có đƣợc thông tin này.
- Bảo trì và bảo hành sản phẩm
Đối với ngƣời mua thì dịch vụ sau bán hàng là một trong những yếu tố quan
trọng giúp giữ chân họ quay lại với thƣơng hiệu. Nhờ vào IoT, việc bảo hành hoặc bảo
trì sản phẩm sẽ vô cùng tiện lợi và giúp tiết kiệm cho cả đôi bên. Khi một món hàng
bán ra đƣợc gắn thiết bị cảm biến và có kết nối Internet, các dữ liệu trong suốt quá
trình sử dụng sản phẩm đƣợc gửi về nhà kinh doanh theo thời gian thực sẽ giúp họ xác
định đƣợc lỗi của sản phẩm, hoặc áp dụng các điều kiện bảo hành - bảo trì đúng với
cam kết với khách hàng.Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập qua IoT cũng giúp nhà kinh
doanh xác định đƣợc thói quen và cách thức sử dụng sản phẩm của khách hàng để từ
đó đƣa ra những cải tiến nhằm giúp sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Thậm chí,
những món hàng có giá trị cao khi tích hợp IoT và bộ cảm biến có thể giúp theo dõi
đƣợc chúng trong tình huống bị mất cắp.
Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ đƣợc xem là một ví dụ tiêu biểu trong
việc khai thác IoT. Tập đoàn này có thể tiên liệu đƣợc chu trình bảo trì của một động
cơ máy bay hay tua-bin điện gió nhờ tích hợp IoT. Bằng cách phân tích dữ liệu thu
thập đƣợc, GE tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí. Các kỹ sƣ của GE biết
đƣợc khi nào sẽ phải tiến hành bảo dƣỡng một động cơ thay vì cách làm truyền thống
là tự đặt ra lịch trình bảo dƣỡng nhƣng chƣa chắc đã thực sự cần thiết với thiết bị.
- Quảng cáo theo thời gian thực
72
Điện thoại thông minh đƣợc xem nhƣ là một thiết bị quan trọng tham gia vào xu
thế ứng dụng IoT. Rất nhiều nhà bán lẻ nhờ nó để gửi những thông điệp quảng cáo tới
khách hàng theo thời gian thực. Nói cách khác, nhà kinh doanh sẽ tƣơng tác với khách
hàng qua điện thoại thông minh từ việc phân tích những dữ liệu thu thập đƣợc của
khách nhƣ lịch sử mua sắm, sở thích cá nhân, vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, hoặc gắn
với những sự kiện lễ hội để có chiến dịch quảng bá, cách thức tiếp cận thích hợp.
Mở rộng xu hƣớng sử dụng thiết bị di động, trong giới kinh doanh hiện nay
đang cổ xúy cho mô hình tiếp thị và bán lẻ tất cả trong một (Omni-Channel Retailer -
OCR). Để xây dựng và vận hành thành công OCR, doanh nghiệp phải tìm cách ứng
dụng IoT một cách triệt để. Ví dụ, tổ chức thẻ quốc tế American Express (AmEx) đã
liên kết với các nhà bán lẻ để chào những món hàng khuyến mại dựa trên vị trí địa lý
của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng AmEx để chi tiêu.
- Máy bán hàng tự động thế hệ mới
Nhà bán lẻ cũng có thể khai thác thêm từ xu thế kết nối IoT cho những chiếc
máy bán hàng tự động thế hệ mới. Nhờ IoT, họ có thể biết đƣợc mức tồn kho trong
máy bán hàng tự động, tìm kiếm những máy bán hàng tự động gần khách hàng nhất
khi khách có nhu cầu, đƣa ra cơ chế giá linh hoạt cho máy bán hàng tự động tùy thuộc
vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, dựa trên ngày hết hạn của sản phẩm nhà bán lẻ
có thể đƣa ra giá bán tốt nhất cho cả khách hàng và nhà cung ứng.
73
KẾT LUẬN
Hiện nay, Internet đang hoạt động chủ yếu bởi con ngƣời. Tất nhiên, chúng ta
có hàng dặm hệ thống cáp quang và hàng triệu thiết bị định tuyến trên toàn thế giới để
quản lý lƣu lƣợng Internet, hàng trăm trạm máy chủ và trung tâm dữ liệu đang cung
cấp rất nhiều dịch vụ hữu ích. Nhƣng khi quan sát bản chất cốt lõi của nó, có thể thấy
Internet là một mạng lƣới kết nối giữa con ngƣời với nhau và các thiết bị điện tử chỉ
đơn thuần là để tạo điều kiện cho mạng lƣới đó. Internet sẽ không có gì nếu thiếu vắng
con ngƣời. Các diễn đàn mà không có thành viên thì sẽ ra sao? Các video game mà
không có ngƣời chơi thì sẽ thế nào? Streams mà không có ngƣời xem? Torrent mà
không có ngƣời download? Các mạng xã hội mà không có một xã hội con ngƣời thực
sự đằng sau nó? Gần nhƣ mọi khía cạnh của kết nối hiện tại là bởi con ngƣời và vì con
ngƣời.
Bao năm nay, sự kết nối này là rất tuyệt vời. Hàng triệu tỷ byte dữ liệu đi qua
đƣờng truyền Internet mỗi ngày và chƣa bao giờ có sự kết nối rộng lớn toàn cầu nào
nhƣ Internet hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhƣợc điểm, đó là sự hữu hạn
của con ngƣời trong khả năng tính toán khi so sánh với một thiết bị điện tử. Vì vậy mà
mạng lƣới vạn vật kết nối Internet xuất hiện. Một trong những tình huống phổ biến
đƣợc sử dụng để ủng hộ Internet vạn vật là dùng thuốc theo toa. Thuốc thƣờng cần
phải đƣợc uống trong khoảng thời gian cụ thể để mang lại hiệu quả và việc quên uống
một viên thuốc có thể gây ra phiền toái thậm chí đe dọa đến tính mạng. Giả sử lọ thuốc
của bệnh nhân đƣợc trang bị một thiết bị nhỏ, khi họ quên uống một viên thuốc, thiết
bị này sẽ gửi đi một tin nhắn SMS, email, hoặc gọi điện thoại để nhắc nhở. Hay các
cảm biến da và các liên kết dữ liệu cho phép đội ngũ y bác sỹ tại các bệnh viện và
phòng khám liên tục theo dõi đƣợc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số hệ
thống còn cung cấp cho ngƣời dùng tiện ích lƣu trữ đám mây cho phép việc xem dữ
liệu thời gian thực bởi nhiều bên trong cùng một lần. Hoặc một công ty điện lực có thể
cài đặt và nâng cấp mạng lƣới điện để xử lý việc sử dụng điện lãng phí, dữ liệu đó có
thể xác định xem thời điểm nào ít ngƣời sử dụng điện nhất. Nếu mọi hộ gia đình đều
tham gia vào "điện thông minh" này thì việc giảm áp lực lên lƣới điện là rất rõ ràng,
mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm chi phí vận hành cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng.
74
Internet vạn vật có thể đƣợc áp dụng trên một quy mô lớn hơn, ví dụ, một văn
phòng làm việc thông minh, một hệ thống quản lý giao thông, một thành phố thông
minh, một quốc gia thông minh. Nếu cơ sở hạ tầng của thành phố hay một quốc gia
đƣợc mở rộng bao gồm các bộ cảm biến bên lề đƣờng, thì dữ liệu đó có thể đƣợc sử
dụng để phân tích mô hình giao thông xung quanh thành phố và tự động điều chỉnh
hoạt động của các đèn giao thông để giảm thiểu, hoặc thậm chí loại bỏ ùn tắc và điểm
thắt “nút cổ chai”.
Với TMĐT, nhƣ đã nói ở trên, tác giả nhận thấy, mạng lƣới này sẽ mang lại cơ
hội đƣợc cầm nắm và trải nghiệm sản phẩm trên tay, đƣợc nhìn thấy ngƣời bán, đƣợc
bảo mật tuyệt đối trong thanh toán điện tử cho khách hàng, đƣợc trải nghiệm sản phẩm
vật lý, ảo qua gƣơng thông minh, kính thực tế ảo. Nhờ đó, sự e ngại khi không đƣợc
sờ, cầm nắm và nhìn trực tiếp sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp của ngƣời mua trên
mạng sẽ không còn nữa. Giảm thiểu trở ngại phi công nghệ mà xƣa nay vốn dĩ là thách
thức với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Đánh giá tính hiệu quả đó, trong đề tài của mình, tác giả hệ thống những lý
luận cơ bản, cần thiết, bám sát thực tế xã hội của Internet vạn vật, khả năng ứng dụng
công nghệ này trong cuộc sống và thị trƣờng kinh doanh, nhằm tăng cƣờng hiệu quả
kinh doanh cho các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành TMĐT tại
Việt Nam.
Về mặt giáo dục và đào tạo, tài liệu này sẽ thành tài liệu chuẩn mực để giáo
viên và sinh viên tham khảo cho những học phần về TMĐT nhƣ Thƣơng mại điện tử
căn bản, Thƣơng mại di động, Thanh toán điện tử, Marketing điện tử, Phát triển hệ
thống TMĐTCác ứng dụng đề xuất trong đề tài có thể đƣợc phát triển thành cẩm
nang dành cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói riêng.
Về khả năng phát triển của đề tài, tài liệu có thể bổ sung tình huống thực tế để
phát triển thành tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Thƣơng mại điện tử, ngành Hệ
thống thông tin kinh tế nói riêng và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói chung.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Duy An (2013), Luận văn thạc sỹ khoa học máy tính Một số công nghệ truyền
thông trong mạng cảm biến không dây, ứng dụng vào xây dựng mô hình ngôi nhà
thông minh, Đại học công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên.
2. Báo điện tử Iotvietnam.vn (2015), Nghiên cứu gì về IoT, xuất bản ngày 15/12/2015.
3. Nguyễn Văn Bình (2014), Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý hệ thống thông
tin, Ứng dụng smart city tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp
phân luồng giao thông cho Hà Nội, Viện CNTT – Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ
(2016), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập tài nguyên số, truy cập mở
về nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước trên cơ sở ứng dụng Dữ
liệu lớn và Internet vạn vật (BigData, Internet of things)”.
5. Hôị nghi ̣quốc tế “Ứng dụng của Internet of Things cho đô thị thông minh và chất
lượng cuộc sống” tháng 11/2015.
6. Trần Văn Hội (2016), Giải pháp quản lý bệnh viện thông minh, Hội thảo toàn cảnh
CNTT Việt Nam lần thứ 21, Kỷ nguyên số trong chăm sóc sức khỏe, 24/06/16.
7. Khánh Ly (2013), Xây dựng thành phố thông minh – một xu hướng của thế giới,
48 304&name=29742
8. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Trung Minh, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Trọng Đức
(2016), Ứng dụng Internet of things xây dựng ngôi nhà thông minh, Đại học Hàng
hải Việt Nam.
9. Viện nghiên cứu công nghệ FPT - Đại học FPT (2011), Internet of Things, Bản tin
công nghệ, Số 04 – Quý 2, Trang 6-8.
10.
11.
1416655323.htm
12. www.Iotvietnam.com
13.
14.
thong-minh-va-bai-toan-tiet-kiem-nang-luong/
15.
16. https://slideshare.net/eletsonline/elets-10th-smart-city-summit-delhi-2016-smart-
city-mission-the-way-forward-vipul-kumar-consulting-engineer-fireeye
17.
thu-tu-989929
76
18. https://vi.wikipedia.org
Tiếng Anh
1. Adam Robinson (2015), Internet of Things Manufacturing Supply Chain, July 14,
2015.
2. Deloitte (2015), Industry 4.0 – Only One-Tenth of Germany’s High-Tech Strategy.
3. Dirk Slama, Frank Puhlmann, Jim Morrish, Rishi M Bhatnagar(2015), Enterprise
IoT: Strategies and Best Practices for Connected Products and Services, Published
by O‟Reilly Media, Inc.,1005 Gravenstein Highway North, Sebastopol, CA 95472.
4. Du Jin - Wuhan Textile University (2011), Application of Internet of Things in
Electronic Commerce, International Journal of Digital Content Technology and
Applications (JDCTA), Volume6, Number8, May 2012, p222-p230.
5. European technology Platform on Smart Systems Integration (EpoSS) (2008),
Internet of things in 2020: A roadmap for the future.
6. Klaus Schwab (2016), Industry 4.0 – Germany’s 4Th Industrial Revolution, The
Fourth Industrial Revolution.
7.
8.
9. https://www.cbinsights.com/blog/iot-market-map-and-company-list/
10.
11.
7012_EN.pdf
12.
13.
analytics/p/3999745507/2013/04/10/intelligent-systems-for-a-more-connected-
world-intel-infographic
14.
15.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN
77
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN INTERNET VẠN VẬT TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TMĐT VIỆT NAM
(dành cho chuyên gia nghiên cứu, nhân viên, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam)
1) Chúng tôi cam kết mọi thông tin của quý vị sẽ được giữ kín và không tiết lộ đến bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
2) Với những câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu x vào ô
hoặc ô tương ứng trong bảng.
3) Mọi thông tin bổ sung xin liên hệ: Ms. Vũ Thị Thúy Hằng – Email: vuthuyhang.tmdt@gmail.com
A. Thông tin liên hệ của ngƣời điền phiếu
1. Họ tên:..............................................................................................................................
2. Điện thoại: 3. Email:
4. Trình độ học vấn:
Thấp hơn cấp 3 Cao đẳng, Trung học Sau đại học
chuyên nghiệp
Cấp 3 (10/10 hoặc Đại học Khác (ghi rõ)..
12/12)
5. Kinh nghiệm làm việc (số năm đi làm):.........................................................................
6. Vị trí công tác :................................................................................................................
B. Những thông tin về thực trạng ứng dụng Internet vạn vật tại Việt Nam
1. Việt Nam hiện đang có những ứng dụng Internet vạn vật nào?
2. Những nhà cung cấp thiết bị ứng dụng Internet vạn vật mà anh/chị biết?
3.Cơ sở hạ tầng để ứng dụng Internet vạn vật tại Việt Nam bao gồm những gì?
4. Số lƣợng nhân sự tại doanh nghiệp anh/chị nghiên cứu và kinh doanh ứng dụng Internet
vạn vật là bao nhiêu ngƣời?
5. Những sản phẩm và dịch vụ ứng dụng về Internet vạn vật mà doanh nghiệp anh/chị cung
cấp là gì? Phân nhóm cụ thể cho những những sản phẩm, dịch vụ đó?
6. Số lƣợng, cơ cấu và giá bán các ứng dụng hiện có tại doanh nghiệp của anh/chị?
7. Doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp nào để kinh doanh và phân phối ứng dụng?
78
8. Nguồn lực về vốn và kết quả hoạt động kinh doanh ứng dụng Internet vạn vật tại doanh
nghiệp của anh/chị cho đến nay? (Nếu có thể cung cấp)
C. Những thông tin về thực trạng phát triển Internet vạn vật tại Việt Nam
1. Anh/chị đánh giá tiềm năng phát triển của Internet vạn vật tại Việt Nam giai đoạn tới 2020,
tầm nhìn tới 2025?
2. Mục tiêu, sứ mệnh và định hƣớng phát triển Internet vạn vật tại doanh nghiệp anh/chị nhƣ
thế nào?
3. Năng lực công nghệ và cơ sở hạ tầng phát triển ứng dụng Internet vạn vật tại doanh nghiệp?
Xin chân thành cảm ơn quý vị!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_ve_mang_luoi_van_vat_ket_noi_internet_inte.pdf