ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------@&?-----------
PHƯỢNG THỊ THU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC XUÂN, HUYỆN BẮC QUANG,
TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------@&?-----------
PHƯỢNG THỊ THU
Tên đề tài:
NGHIÊN C
82 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Đức xuân, huyện Bắc quang, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC XUÂN, HUYỆN BẮC QUANG,
TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn
:
Lưu Thị Thùy Linh
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên - 2015
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, quá trình thực tập giúp cho sinh viên củng cố, hoàn thiện và hệ thống hoá các kiến thức đã học, đồng thời có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau đổi và vận dụng thêm kiến thức, kỹ năng thực tế vào công việc, nhằm đáp ứng được yêu cầu về nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân cũng như được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”
Để đạt được kết quả này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Lưu Thị Thuỳ Linh, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân xã Đức Xuân, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Phượng Thị Thu
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nghĩa
1
BHYT
Bảo hiểm y tế
2
CSXH
Chính sách xã hội
3
ĐVT
Đơn vị tính
4
KHKT
Khoa học kỹ thuật
5
LĐTB&XH
Lao động thương binh và xã hội
6
LHQ
Liên hợp quốc
7
NN
Nông nghiệp
8
PTCS
Phổ thông cơ sở
9
UBND
Uỷ ban nhân dân
10
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG iii
MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
2.1. Mục tiêu chung. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
4. Bố cục khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 5
1.2. Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1. Hoạt động xóa đói giảm nghèo trên thế giới 10
1.2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở việt nam 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 14
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14
2.2. Nội dung nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 15
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu 17
2.4. Các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 17
2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ 17
2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh kinh tế hộ 17
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác xoá đói giảm nghèo 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 18
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18
3.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội 19
3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 28
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 32
3.2. Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu 33
3.2.1. Thực trạng nghèo của xã giai đoạn 2012- 2014 33
3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 37
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của nhóm hộ điều tra 50
3.3. Các chương trình và chính sách giảm nghèo đang được thực hiện tại địa bàn xã................ 55
3.3.1. Chương trình 135 55
3.3.2. Chương trình hộ trợ vay vốn tín dụng 56
3.3.3. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn...... 56
3.3.4. Chương trình chính sách hỗ trợ nghèo về nhà ở 57
3.3.5. Chính sách về y tế 58
3.3.6. Chính sách hỗ trợ về học tập 58
3.3.7. Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương 58
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU ĐỐI VỚI XÃ ĐỨC XUÂN NÓI RIÊNG VÀ CÁC XÃ NGHÈO TRONG TỈNH HÀ GIANG NÓI CHUNG 61
4.1. Quan điểm định hướng 61
4.2. Một số giải pháp giảm nghèo chủ yếu đối với xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. 62
4.2.1. Giải pháp chung 62
4.2.2. Giải pháp cụ thể 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1. Kết luận 68
5.2. Kiến nghị 69
5.2.1. Đối với nhà nước 69
5.2.2. Đối với chính quyền xã 69
5.2.3. Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo của xã 70
TÀI LIỆU THĂM KHẢO 72
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới hiện nay vấn đề đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngay cả những nước phát triển cao cũng có tình trạng ngèo đói và chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên cách biệt.
Ở Việt Nam, nghèo đói là vấn đề được nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước ( 2 / 9 / 1945 ), Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như một thứ giặc đó là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Chính vì thế Người đã xác định nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng bào ta “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh – toàn tập 4- nhà xuất bản chính trị quốc gia) [1]
Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển do bởi, xuất phát điểm thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế quản lí cũ không còn phù hợp với xu thế phát triển chung. Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế: Như khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra Thêm vào đó trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất của người lao động còn rất thấp Cho nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên một cách rõ rệt với quy mô ngày càng lớn. Số hộ nghèo chủ yếu tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang.
Nói đến Hà Giang là nói đến một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế huyện Bắc Quang cũng nằm trong điều kiện chung của tỉnh nên không thể tránh khỏi những khó khăn chung đó của tỉnh. Xã Đức Xuân- Huyện Bắc Quang- Tỉnh Hà Giang là một xã dân số sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào nông nghệp, là một xã vùng 3 đặc biệt khó khan của huyện. Chính vì vậy, trước tình trạng đó Huyện Bắc Quang đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Vì vậy, đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
Chính vì những lí do và tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên trong luận văn của mình em chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ nông dân và đưa ra những giải pháp giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân trong xã.
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Điều tra sơ bộ và phân tích thực trạng nghèo đói.
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trong gia đoạn 2012-2014
Tìm hiểu các chương trình giảm nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương và những bài học rút ra từ chương trình này.
Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Ý nghĩa khoa học của khóa luận
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên vận dụng nhiều kiến thức đã học để đưa vào thực tế, các thủ thuật về xác suất thống kê, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp và đưa ra lý luận từ những vấn đề thực tiễn
Đề tài là nguồn tài liệu bổ xung cho công tác nghiên cứu học tập của các bạn sinh viên khóa sau.
Ý nghĩa trong thực tiễn
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của toàn thể nhân dân xã Đức Xuân nói riêng. Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương, tìm hiểu những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo và tác động của những chính sách này đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và các ban ngành đoàn thể của xã đưa ra những biện pháp giảm nghèo và triển khai một cách hiệu quả hơn.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
2.1.1.1. Một số khai niệm về nghèo
Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia, hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là sự thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Hội nghị chống nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ASCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về đói nghèo. Theo hội nghị “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của các địa phương và những phong tục ấy đã được xã hội thừa nhận” (Nguyễn, Hằng)[ 3]
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch 1995 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về đói nghèo như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền coi như đủ mua số sản phẩm thiết yếu để tòn tại” (Nguyễn, Hằng,)[3]
Có nhiều quan niệm nghèo đói của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trên nhiều phương diện và tiêu thức khác nhau như thời gian, không gian, thế giới, môi trường, theo thu nhập, theo mức tiêu dùng và theo những đặc trưng khác của nghèo đói. Song quan niệm thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp với điều kiện ăn, mặc, ở và nhu cầu cần thiết khác bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu để duy trì cuộc sống ở một khu vực tại một thời điểm nhất định” (Nguyễn Hữu Hồng, 2008)[2]
Ở Việt Nam, Hai vấn đề đói và nghèo là khác nhau:
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động.
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng. Mức tối thiểu được hiểu là các điều kiện ăn, ở, mặc và nhu cầu khác như: văn hóa, gióa dục, y tế, đi lại, giao tiêp Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất biểu hiện thực chất nhất là bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt rõ ở vùng nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở.
Ngân hàng Châu Á đưa ra nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:
Nghèo tuyệt đối là việc làm không thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống của con người.
Nghèo tương đối là tình trạng không đạt tới mức tối thiểu tại một thời điểm nào đó.
2.1.1.2. Các quan điểm đánh giá đói nghèo
Không có chuẩn nghèo nào chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, từng quốc gia.
Để phân tích nước nghèo, nước giàu, ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia bằng mức thu nhập bình quân đầu người trên năm để đánh giá thực trạng giàu – nghèo của các nước ở cấp độ sau:
Nước cực giàu: Từ 20.000 – 25.000 USD/người/năm.
Nước khá giàu: Từ 10.000 – 20.000 USD/người/năm.
Nước trung bình: Từ 2.500 – 10.000 USD/người/năm.
Nước cực nghèo: Dưới 500 USD/người/năm.
Ở Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội là cơ quan thường trực trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau về nghèo đói tùy theo từng thời kì phát triển của đất nước. Từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được điều chỉnh qua 5 giai đoạn cụ thể cho từng giai đoạn như sau[10]:
Lần 1 (giai đoạn 1993 – 1995)
Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đối với khu vực thành thị, dưới 8kg khu vực nông thôn.
Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg đối với khu vực thành thị, dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.
Lần 2 (giai đoạn 1995 – 1997)
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập như sau:
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dưới 20kg/người/tháng.
Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng.
Lần 3 (giai đoạn 1997 – 2000) ( công văn số 1751/LĐTBXH)
Hộ đói: Là ộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45.000đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng).
Hộ nghèo: Hộ có thu nhập tùy theo vùng ở các mức tương ứng như sau:
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000đồng).
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dưới 20kg/người/tháng (tương đương 90.000đồng).
Vùng thành thị: Dưới 20kg/người/tháng (tương đương 90.000đồng).
Lần 4 (Giai đoạn 2001 – 2005) (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH) về việc điều chỉnh chuẩn nghèo (không áp dụng chuẩn đói)
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
Lần 5: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006-2010) (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg)
Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.
Vùng nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng.
Lần 6: (giai đoạn 2011-2015) theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
Vùng thành thị:
Hộ nghèo dưới mức 500.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo dưới mức 650.000 đồng/người/tháng.
Vùng nông thôn:
Hộ nghèo dưới 400.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo dưới mức 520.000 đồng/người/tháng.
Ở mỗi vùng, mỗi địa phương cũng có thể quy định chuẩn nghèo khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương tại thời điểm nhất định. Ở xã Đức Xuân nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung đều lấy chuẩn nghèo theo quy định chung của Bộ LĐ-TB & XH đã quy định.[4]
2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đói
Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã
Thu nhập của hộ
Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ, được sử dụng để chỉ cho đời sống và tích lũy. Để phản ánh chính xác được mức độ đói nghèo và thực trạng đời sống của hộ, em tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng.
Hệ thống các chỉ số
Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm:
Tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng số năm sống.
Trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp giữa tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ người đi học đúng độ tuổi.
Mức thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương.
HDI được tính theo phương pháp chỉ số, có giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất bằng 0.
Chỉ số nghèo khổ: Human Poverty Index (HPI), được phản ánh ở các khía cạnh:
Khía cạnh 1: Liên quan đến khả năng sống như tỷ lệ % người sống đến 40 tuổi.
Khía cạnh 2: Liên quan đến trình độ giáo dục như tỷ lệ % người lớn không biết chữ.
Khía cạnh 3: Liên quan đến mức sống, được tổng hợp bởi 3 yếu tố:
Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch.
Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Tỷ lệ % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
2.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
Tốc độ phát triển bình quân.
Tốc độ phát triển liên hoàn.
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất vầ dịch vụ tạo ra trong nông hộ một giai đoạn nhất định ( thường là 1 năm).
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng vào trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập của người nông dân bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị sản phẩm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hoạt động xóa đói giảm nghèo trên thế giới
Đầu năm 2011, Chương trình phát triển LHQ (UNDP) ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỷ người lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Đến cưới tháng 10 năm 2011, dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người. Điều đó có nghĩa mỗi ngày trên hành tinh cứ 7 người sẽ có 1 người bị đói, mặc dù thế giới sản xuất đủ lương thực cho tất ca mọi người.
Điều đáng buồn là con số này sẽ không dừng lại mà còn có xu hướng tăng lên trong năm, trong đó nhiều người không chỉ nghèo mà còn bị đẩy vào cảnh cùng cực. Đặc biệt, nạn đói đang tác động tới 12,4 triệu người ở vùng sùng Châu Phi. Tại đây, có tới 7 nước đang phải đối phó với nạn đói và tính mạng của hàng trục triệu người bị đe dọa.
Ngày 15/5/2012, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra nghiên cứu năm 2012 về thị trường lao động, nhấn mạnh từ nhiều năm qua, tình trạng nghèo khổ gia tăng không còn là vấn đề của riêng các nước đang phát triển mà đã trở thành vấn đề đáng lo ngại ở các nước phát triển. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, tỷ lệ nghèo khổ đã giảm mạnh ở 75% các nước đang phát triển, nhưng lại đang tăng lên ở 25 nước trong 36 nước phát triển.(www.baomoi.com)[19]
Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn , ổn định và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể thống nhất và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống nhất ấy. Toàn cầu hóa đã trở thành cấu nối liên kết các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát triển của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác. Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài người bởi “ đói nghèo đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh” không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới. Bởi, những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ quốc tế và nếu những bất công này không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh (www.baomoi.com)[19]
Dù thế giới đã sớm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo song chống đói nghèo vấn tiếp tục là một cuộc chiến trường kỳ đòi hỏi nỗ lực không mệt mỏi của cả cộng đồng quốc tế.
Do vậy, trong thông điệp nhân Ngày thế giới chống đói nghèo năm nay, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã kêu gọi toàn thế giới không được quên rằng vẫn còn quá nhiều người nghèo đói, không được học hành và không được chữa bệnh trên hành tinh của chúng ta. Người đứng đầu tổ chức LHQ cho rằng ngay lúc này cộng đồng quốc tế cần chung tay xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, trong đó phải ưu tiên tối đa cho mục tiêu thanh toán nạn đói nghèo và bần cùng; mỗi quốc gia cần có ngay những biện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất để giải quyết nạn đói nghèo, cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một thế giới thịnh vượng, công bằng, bình đẳng và một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, vui tươi cho tất cả mọi người.
2.2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở việt nam
2.2.2.1. Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Theo báo cáo của Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bề vững giai đoạn 2011-2020. Năm 2013, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020, tính đến hết năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 1,8-2% (từ 7,8% xuống còn 5,8-6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,2% năm 2013 xuống còn 33,2% năm 2014). Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo bình quân của 64 huyện nghèo còn cao gấp 5,5 lần so với tỷ lệ bình quân của cả nước. Tại một số huyện, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao trên 50%, cá biệt có huyện cao trên 60-70% . Phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5%, các huyện nghèo còn dưới 30%; mục tiêu giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ giảm nghèo cả nước bình quân từ 1-1,5%.
Thống kê trong 3 năm (2012-2014), tổng số vốn mà ngân sách trong ương đã bố trí để hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn (2012-2014) của chính phủ là 35.426 tỷ đồng (Bộ LĐ- TB- XH, 2014)[5]
2.2.2.2. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm nguyên dân do điều kiện tự nhiên - xã hội: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh.
Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế, chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyễn khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, lâm ngư, chính sách giáo dục – đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và đầu tư nguồn lực còn hạn chế.
Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân hộ nghèo: Do chính bản thân hộ nghèo không biết cách làm ăn, không có hoặc thiếu vốn để sản xuất, gia đình đông, con ít người làm, do chi tiêu lãng phí, lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,ngoài ra còn một bộ phận nhỏ người nghèo có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên chưa chủ động vươn lên để thoát nghèo.
Để xác định các biện pháp phù hợp trong công tác XĐGN, mỗi địa phương phải xác định rõ đâu là nguyên nhân chính và những thuận lợi, khó khăn của địa phương mình.
2.2.3. Tình hình xoá đói giảm nghèo trên tỉnh Hà Giang
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang, trong năm 2014, toàn tỉnh đã có 9.700 hộ được thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm từ 26,9 % vào cuối năm 2013 xuống còn 23,21 % vào cuối năm 2014.(Sở LĐ-TB-XH, 2014)[12]
Riêng 6 huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần) giảm được 4.517 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo tại 6 huyện nghèo của tỉnh giảm từ 39,52 % vào cuối năm 2013 xuống còn 33,13 % vào cuối năm 2014. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh của Hà Giang còn 38. 655 hộ nghèo (chiếm khoảng 23,2 % số hộ trên địa bàn toàn tỉnh).
Trong những năm qua, để thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo, các cấp các ngành của Hà Giang đã có nhiều cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình là gắn các tiêu chí giảm nghèo với Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
Một số huyện huyện như Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần... đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu tương, lạc... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các cấp Hội như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... đã thành lập các quỹ để giúp các hội viên vay vốn làm kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập...
Bên cạnh đó, một số chính sách giảm nghèo đã đi vào cuộc sống và đã được người dân đón nhận như: Các chính sách hỗ trợ người nghèo về vốn vay không lãi, hỗ trợ người dân về con giống và khoa học kỹ thuật; các chính sách về y tế, giáo dục; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề về trồng trọt và chăn nuôi cho người nông dân...
Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Vì vậy, công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Tỉnh Hà Giang sẽ kiến nghị với Chính phủ để chỉ đạo các Bộ, ngành tham mưu và ban hành các chính sách giảm nghèo cần tập trung vào 3 nội dung chính: Đất sản xuất trong nông nghiệp, nước sinh hoạt và nhà ở cho người dân.
Cần có một cơ chế mở để mỗi cơ sở khi triển khai và thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian
- Các số liệu được điều tra trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang.
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Nghiên cứu thu thập số liệu về các vấn đề kinh tế xã hội cũng như vấn đề xoá đói giảm nghèo trong 3 năm từ năm 2012 – 2014.
- Các số liệu điều tra về hộ được tập trung vào năm 2014.
- Thời gian triên khai thực hiện đề tài : từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 4 năm 2015.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình nghèo đói ở xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
- Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2014.
- Tác động của các chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại địa phương tới công tác xóa đói giảm nghèo.
- Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại phịa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát phát triển.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài kế thừa có chọn lọc từ những tài liệu thứ cấp như:
- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công tác giảm nghèo của địa phương.
- Báo cáo tình hình công tác xã hội của địa phương.
- Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp.
- Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a. Chọn điểm điều tra
Xã Đức Xuân là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam của huyện Bắc Quang và phía Nam của tỉnh Hà Giang. Xã cách trung tâm huyện Bắc Quang là 50 km và cách trung tâm tỉnh Hà Giang 100 km. Là một xã thuần nông nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên đời sống của nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 24,1%. Với đặc thù là một xã miền núi nên có sự khác nhau giữa các thôn về điều kiện kinh tế, giao thông, thuỷ lợi... Xã có 8 thôn trong đó có 4 thôn chưa có điện và đườ...h về tỷ lệ hộ nghèo giữa các xóm cũng như so với năm 2012, các hộ tái nghèo nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo tăng 7,49% so với năm 2012. Trên toàn xã có 463 hộ với 117 hộ nghèo chiếm 25,27% tỷ lệ hộ nghèo toàn xã. Nhìn chung năm 2013 là năm có sự biến động lớn về các hộ nghèo qua đó ta có thể thấy được việc xoá đói giảm nghèo ở xã còn gặp nhiều khó khăn. Do có sự di chuyển dân cư từ các vùng khác đến và một phần là các hộ tái nghèo nhiều cùng với việc chính quyền xã đã cố gắng để thoát nghèo theo chỉ tiêu của huyện tuy nhiên khi đến 2013 rà soát lại thì việc các hộ năm 2012 thoát nghèo lại trở lại nghèo khi không được trợ cấp của nhà nước. Năm 2013 xã trở lại là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện.
Đến năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm tuy nhiên là giảm nhưng tỷ lệ giảm rất nhỏ. Trên toàn xã có 478 hộ với tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 24,1%, giảm 1,17% so với năm 2013.
Bên cạnh nhìn tổng quát thì chúng ta thấy là tỷ lệ hộ nghèo có giảm so với năm 2013 tuy nhiên trong từng thôn thì lại cho ta thấy tỷ lệ tăng- giảm giữa các thôn không đồng đều và tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, và đặc biệt là tỷ lệ nghèo đói tại các vùng có điều kiện đi lại đặc biệt khó khăn. Vì vậy xã cần có nhiều định hướng về xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.
Từ những biến động trong việc giảm nghèo tại xã qua 3 năm từ đó xã cũng định hướng giảm nghèo một cách bền vững, bởi vậy nên năm 2014 số hộ nghèo đã giảm 2 hộ so với tổng số hộ nghèo của năm 2013, tuy nhiên cận nghèo lại tăng lên 59 hộ so với năm 2013 là tăng 8 hộ. Từ những kết quả trên cho thấy Đảng và Nhà nước cũng như UBND xã, huyện cần một định hướng rõ ràng và cụ thể hơn cho việc xoá đói giảm nghèo cho các hộ nghèo, cận nghèo tại địa bàn trên xã.
Bảng 4.7: Cơ cấu các nhóm hộ tai xã Đức Xuân năm 2014
Stt
Đơn vị hành chính
Tổng số hộ (hộ)
Phân loại hộ
Tỷ lệ (%)
Nghèo
( hộ)
Cận nghèo
( hộ)
Trung bình (hộ)
Khá (hộ)
Nghèo
( hộ)
Cận nghèo
( hộ)
Trung bình (hộ)
Khá (hộ)
1
Xuân Thành
91
8
12
36
35
8,8
13,2
39,6
38,5
2
Xuân Minh
87
22
9
30
26
25,3
10,3
34,5
29,9
3
Xuân Mới
63
9
6
20
28
14,3
9,5
31,7
44,4
4
Xuân Đường
62
16
10
32
4
25,80
16,1
51,6
6,5
5
Xuân Thượng
45
18
6
11
10
40,00
13,3
24,4
22,2
6
Nặm Tậu
54
19
6
9
20
35,2
11,1
16,7
37,0
7
Phiêng Phày
43
12
5
16
10
27,90
11,6
37,2
23,3
8
Nà Bó
33
11
5
15
2
33,3
15,2
45,5
6,1
Tổng
478
115
59
169
135
24,1
12,3
35,4
28,2
(Nguồn: UBND xã Đức Xuân)
Từ bảng trên ta thấy chiếm phần lớn là nhóm hộ trung bình- khá, sau là nhóm hộ nghèo, cận nghèo tính đến năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã năm 2014 là chiếm 24,1% với 115 hộ. Trong đó thôn Xuân Thượng Là thôn có tỷ lệ nghèo cao nhất với 18/45 hộ chiếm 40% số hộ của thôn. Sau đó là thôn Nặm Tậu với 19/54 hộ chiếm 35,2% số hộ của thôn. Tỷ lệ hộ cận nghèo thấp tỷ lệ hộ nghèo với 59 hộ chiếm 12,3% tổng số hộ của toàn xã. Tỷ lệ hộ trung bình – khá chiếm tỷ lệ lần lượt là 35,4% và 28,2% so với tổng thể chung của xã.
Hình 4.7. Cơ cấu các nhóm hộ xã đức xuân năm 2014
Có thể thấy người dân trong xã có mức sống thấp chủ yếu là nhóm hộ nghèo và cận nghèo và chiếm tới 36,4%. Điều này nói lên mức sống người dân nơi đây vẫn còn rất thấp
4.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra
4.2.2.1. Thông tin về nhóm hộ điều tra
Sau khi tổng hợp số liệu từ bảng hỏi có thể đưa ra một số thông tin chủ yếu của các hộ như sau:
Bảng 4.8. Thông tin chung của nhóm hộ điều tra
Tiêu chí
Tổng số hộ
Nhân
Khẩu
Lao động chính
Lao động nữ
Bình quân nhân khẩu/ hộ(người)
Bình quân lao đông/ hộ (người)
Thôn Xuân Thượng
Nghèo
10
55
25
14
5,5
2,5
Cận nghèo
3
18
7
4
6
2,3
Thôn Nặm Tậu
Nghèo
11
51
21
14
4,6
1,9
Cận nghèo
3
14
6
4
4,7
2
Thôn Xuân Đường
Nghèo
9
38
17
12
4,2
1,8
Cận nghèo
6
26
11
6
4,3
1,8
Thôn Nà Bó
Nghèo
6
31
14
8
5,2
2,3
Cận nghèo
2
8
4
2
4
2
Tổng
50
241
105
64
-
-
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ bảng trên ta thấy phiếu điều tra giữa các thôn là khác nhau cụ thể như: Thôn Xuân Thượng có 13 phiếu điều tra trong đó có 10 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo, thôn Nặm Tậu có 14 phiếu điều tra trong đó có 11 hộ nghèo và 3 phiếu cận nghèo, thôn Xuân Đường có 15 phiếu điều tra trong đó có 9 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo, thôn Nà Bó có 8 phiếu điều tra trong đó có 6 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo.
+ Số nhân khâu/ hộ giữa các thôn và các nhóm hộ ở mức khá cao và có sự khác nhau. Ở thôn Xuân thượng, bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm nghèo là 5,5 khẩu, còn bình quân nhân khẩu hộ cận nghèo là 6 khẩu/hộ. Ở thôn Nặm Tậu thì bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm nghèo là 4,6 khẩu, còn bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm hộ cận nghèo là 4,7 khẩu/hộ.
Thôn Xuân Đường, bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm nghèo là 4,2 khẩu, còn bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm cận nghèo ở mức cao hơn là 4,3khẩu/hộ.
Thôn Nà Bó có bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm nghèo là 5,2khẩu còn bình quân nhân khẩu của nhóm hộ cận nghèo là 4 khẩu/hộ.
+ Nhìn chung bình quân lao động/hộ của cả 4 thôn của nhóm hộ cận nghèo cao hơn nhóm hộ nghèo. Điều này thể hiện số lượng lao động của gia đình ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của hộ. Đối với nhóm hộ nghèo ở thôn Xuân Thượng có bình quân mỗi hộ có 2,5 lao động, ở thôn Nặm Tậu là 1,9 lao động, ở thôn Xuân Đường là 1,8 lao động còn đối với Nà Bó trung bình mỗi hộ có 2,3 lao động. Đối với nhóm hộ cận nghèo, ở thôn Xuân Thượng là 2,3 bình quân lao động trên hộ, Nặm Tậu đều có bình quân 1 hộ là 2 lao động, còn thôn Xuân Đường là 1,8 lao động mỗi hộ và Nà Bó có bình quân một hộ là 2 lao động.
4.2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
Nhân khẩu và lao động là hai yếu tố có tính chất quyết định tới hoạt động sản xuất cũng như nguồn thu nhập của hộ. Hộ nhiều nhân khẩu thì có nhiều nguồn thu nhập tuy nhiên trường hợp này chỉ đúng đối với những nhân khẩu trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nếu nhân khẩu trong hộ đông nhưng lại là những người phụ thuộc, không có khả năng lao động, không có thu nhập ổn định, tệ nạn thì sẽ dẫn tới tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất và thu nhập của hộ và dẫn tối đói nghèo.
Bảng 4.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
Đơn vị tính
Nghèo (n= 36.)
Cận nghèo(n= 14)
Số nhân khẩu
điều tra
Người
175
66
Số lao động chính
Người
75
30
Số lao động nữ
Người
48
16
Số hộ điều tra
Hộ
36
14
Số nhân khẩu/ hộ
Người /hộ
4,8
4,7
Số lao động/ hộ
Người / hộ
2
2,1
Tỷ lệ trình độ văn hóa chủ hộ(%)
Mù chữ
%
24,6
14,5
Tiểu học
67,1
85,5
Cấp 2
8,3
0
Cấp 3
0
0
0
0
Sơ cấp, trung học, cao đẳng, đại học
Tỷ lệ lao động/ nhân khẩu
%
44,44
49,18
(Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua điều tra 50 hộ trong đó có 36 hộ nghèo và 14 hộ cận nghèo ta thấy:
+ Đối với 36 hộ nghèo được điều tra thì có 162 nhân khẩu còn đối với 14 hộ cận nghèo thì có 61 nhân khẩu, có nghĩa là bình quân mỗi hộ nghèo có 4,8 khẩu/hộ và đồng thời số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ cận nghèo là 4,7 khẩu/hộ. Điều này cho ta thấy số nhân khẩu bình quân của nhóm hộ cận nghèo thấp hơn nhóm hộ nghèo, nó cũng gây ảnh hưởng tới số lao động bình quân/hộ.
+ Ở nhóm hộ nghèo bình quân mỗi hộ có 2 lao động tuy nhiên đối với nhóm hộ cận nghèo trung bình mỗi hộ có 2,14 lao động. Có thể thấy rằng số nhân khẩu bình quân/hộ có ảnh hưởng tới số lao động bình quân/ hộ và có quyết định tới sự phân chia nhóm hộ.
+ Trình độ văn hoá của chủ hộ cũng như thành viên trong hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như định hướng cách làm ăn vào trong sản xuất và khả năng xử lý các nguồn thông tin có liên quan tới hoạt động sản xuất hàng ngày của hộ. Ở nhóm hộ nghèo chủ hộ chiếm tới 24,6% là mù chữ hoặc học cấp 1 với 67,1 % , và cấp cấp 2 chỉ chiếm có 8,3% . Còn ở nhóm hộ cận nghèo thì chủ hộ mù chữ cũng chiếm tới 14,5% và học cấp 1 chiếm 85,5%.
Qua đó ta thấy nhóm hộ nghèo và cận nghèo đều có tỷ lệ mù chữ rất cao. Điều này cho ta thấy rằng khả năng tiếp nhận thông tinh và ứng dụng khoa học ktx thuật vào sản xuất là cực kỳ thấp.
4.2.2.3. Đặc điểm về sử dụng đất của nhóm hộ điều tra
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng gắn liền với lao động sản xuất hàng ngày của người nông dân. Đặc biệt đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Nghiên cứu về đặc điểm của đất đai nhằm chỉ ra thực trạng sử dụng đất, nguồn lực đất và tiềm năng sử dụng đất đối với hoạt động sản xuất của người dân địa phương.
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ điều tra phân theo thôn
Các đơn vị
hành chính
Các loại đất
Các chỉ tiêu
Đất thổ canh, thổ cư
Đất trồng cây hàng năm
Đất lâm nghiệp
Thôn Xuân Thượng
Số lượng(m2)
4.160
30.420
130.600
Bình quân/ hộ (m2)
320
2.340
10.046
Bình quân/ khẩu (m2)
58,59
428,45
2.213
Thôn Nặm Tậu
Số lượng(m2)
4.340
35280
163.000
Bình quân/ hộ (m2)
310
2.520
11.623
Bình quân/ khẩu (m2)
61,13
496,9
2.547
Thôn Xuân Đường
Số lượng(m2)
4.950
48.600
171000
Bình quân/ hộ (m2)
330
3.240
11.400
Bình quân/ khẩu (m2)
65,13
639,47
2.672
Thôn Nà Bó
Số lượng(m2)
2.520
23.040
127000
Bình quân/ hộ (m2)
315
2.800
15.875
Bình quân/ khẩu (m2)
61,46
561,95
3.628
(Nguồn :Ttừ phiếu điều tra )
Nhìn vào bảng ta thấy:
- Diện tích đất thổ canh, thổ cư bình quân hộ ở mỗi thôn đều có sự khác nhau. Ở thôn Xuân Thượng bình quân/ hộ có 320 m2 đất thổ canh, thổ cư và mỗi nhân khẩu có 58,59 m2 . Ở thôn Nặm Tậu bình quân/hộ có 310 m2 và mỗi nhân khẩu có 61,13 m2 đất thổ canh, thổ cư. Thôn Xuân Đường có bình quân/khẩu là 330 m2 và mỗi nhân khẩu có 65,13 m2 đất thổ canh, thổ cư. Thôn Nà Bó có bình quân/khẩu là 315 m2 và mỗi khẩu có 61,46 m2. Qua phân tích trên cho ta thấy được sự khác biệt về diện tích đất bình quân đất thổ canh, thổ cư giữa bốn thôn từ đó ta thấy được không gian sống của bốn vùng tuy là của một xã nhưng đã có sự khác nhau rõ rệt. Thôn Xuân Đường là thôn có điều kiện sống tốt hơn 3 thôn còn lại. Thôn Xuân Thượng là thôn có điều kiện sống khó khăn nhất.
- Diện tích trồng cây hàng năm của 4 thôn là có sự khác nhau. Thôn Xuân Đường có diện tích đất trồng cây hành năm bình quân/hộ là 3240m2 và bình quân/ khẩu 639,47 m2 là thôn có diện tích cây trồng hàng năm bình quân/hộ và bình quân/ khẩu là cao nhất. Thôn Nà Bó có diện tích trồng cây hàng năm bình quân/hộ là 2800 m2 và mỗi khẩu là 561,95 m2. Thôn Nặm Tậu có diện tích cây hàng năm bình quân/ hộ là 2520 m2 và bình quân/ khẩu là 496,9 m2. Thôn Xuân Thượng có diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân/hộ là 2340 m2 và mỗi khẩu là 428,45 m2 là thôn có diện tích cây hàng năm bình quân/hộ và bình quân/ khẩu là thấp nhất. Diện tích đất trồng cây hàng năm có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của hộ, những hộ có diện tích đất nhiều thì nguồn thu nhập từ trồng trọt sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên đất nhiều nhưng không thuận lợi về nước tưới tiêu và giao thông đi lại thì cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển. Vì vậy, bình quân diện tích đất cũng chỉ ảnh hưởng một phần nào đó đối với phát triển kinh tế của hộ cũng như sự phân hoá của các nhóm hộ. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu của toàn xã là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ là chủ yếu. Vì vậy gần như là toàn dân cùng bảo vệ nên không thể tính vào của từng hộ.
Bảng 4.11: Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ điều tra phân
theo nhóm hộ
Stt
Các loại đất
Nghèo ( N= 36)
Cận nghèo ( n= 14)
Số lượng (m2)
Bình quân/ hộ (m2)
Bình quân/ khẩu (m2)
Số lượng (m2)
Bình quân/ hộ (m2)
Bình quân/ khẩu (m2)
1
Đất thổ canh, thổ cư
11340
315
60,96
4452
318
60,98
2
Đất cây hàng năm
90720
2520
487,74
38304
2736
524,71
3
Đất lâm nghiệp
452.500
12.569
2.793
139.100
9.935
2.280
(Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Ta có thể thấy tình hình sự dụng đất của nhóm hộ nghèo và cận nghèo có sự khác nhau.
- Diện tích đất thổ canh, thổ cư của mỗi hộ không có sự khác biệt nhiều, đối với nhóm hộ nghèo mỗi hộ có 315 m2 đất thổ canh, thổ cư, còn đối với nhóm hộ cận nghèo bình quân mỗi hộ có 318 m2 đất thổ canh, thổ cư. Diện tích đât thổ canh, thô cư bình quân/khẩu cũng không có sự chênh lệch lớn cụ thể đối với hộ nghèo mỗi khẩu có 60,69 m2 ,còn đối với nhóm hộ cận nghèo bình quân mỗi hộ có 60,98 m2 .Điêì này cho thấy không gian sống giữa hai nhóm hộ là không có sự khác biệt nào quá lớn. Từ đó cho ta thấy được những điều này không ảnh hưởng quá nhiều tới các hoạt động kinh tế của các nhóm hộ.
- Trên địa bàn xã phân bố hầu hết là diện tích cây trồng hàng năm như: lúa, ngô, lặc, đậu tương,... Bình quân diện tích cây hàng năm/hộ của nhóm hộ nghèo là 2520 m2 với mỗi nhân khẩu là 487,74 m2, còn đối với nhóm hộ cận nghèo thì có bình quân diện tích cây hàng năm/ hộ có 2736 m2 với mỗi nhân khẩu có 524,71 m2. Ta thấy được diện tích cây hàng năm bình quân/hộ và bình quân/khẩu của nhóm hộ cận nghèo nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo mottj khoảng lần lượt là 216 m2 và 36,97 m2 . Điều này cho thấy diện tích đất canh tác ảnh hướng tới trình đọ phát triển kinh tế của hộ.
- Diện tích đất lâm nghiệp mà ở đây chủ yếu là rừng khoanh nuôi, rừng mọc tự nhiên. Người dân khai thác rừng với mục đích lấy củi làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
4.2.2.4. Tư liệu sản xuất và tài sản của nhóm hộ điều tra
Phát triển hài hoà đi đôi với việc quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần, văn hoá. Cuộc sống ấm no hạnh phúc thì trước tiên phải đủ ăn, đủ mặc, đầy đủ phương tiện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, điều đó nhằm kích thích mọi người trong quá trình sản xuất và đời sống. Tài sản thể hiện điều kiện phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của hộ có tốt hay không. Qua điều tra và tổng hợp ta có được tài sản cảu các hộ điều tra như sau:
Bảng 4.12: Tài sản của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Nhóm hộ nghèo (n=36)
Nhóm hộ cận nghèo (n=14)
Nhà cửa
Nhà kiên cố
%
0
0
Nhà bán kiên cố
100
100
Dụng cụ sinh hoạt
Ti vi
13
18
Xe máy
75
85
Tủ lạnh
0
0
Xe đạp
0
0
Điện thoại
88
100
Công cụ sản xuất chủ yếu
Máy xay sát
10
15
Máy khác ( máy tuốt, mày cày ....)
0
0
Trâu
100
100
Lợn
99
100
Gà
100
100
Tổng giá trị
tài sản
1000đ
2.950.000
1.260.000
Giá trị tài sản bình quân/ hộ
1000đ
81.944
90.000
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Thông qua bảng số liệu nhóm hộ nghèo và cận nghèo vẫn sống 100% trong những ngôi nhà bán kiên cố là những ngôi nhà sàn nhà vách đất,.. Tivi là phương tiện sinh hoạt đối với mọi người dân tuy nhiên đối với người dân ở nơi đây đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo nhà có tivi là rất ít cụ thể là: nhóm hộ nghèo chiếm có 13% và cận nghèo chiếm 18%. Qua số liệu trên ta thấy nơi đây đặc biệt khó khan vì điện lưới chưa đến với từng thôn nên việc sử dụng tivi cũng vì thế mà bị hạn chế và chủ yếu là sự dụng điện nước. Xe máy là phương tiện đi lại, giao lưu của người dân, từ bảng số liệu ta thấy tỉ lệ hộ có xe máy lại khá cao, 75% đối với nhóm hộ nghèo vàcao hơn là nhóm hộ cận nghèo chiếm tới 85%. Tuy nhiên giá trị của những chiếc xe máy này khác nhau, chúng có giá trị từ 3 triệu đến 15 triệu đồng. Những hộ nghèo, cận nghèo đều không có tủ lạnh để phục vụ cuộc sống hàng ngày, vì điện quốc gia vẫn chưa đến các thôn và các hộ trong gia đình. Điều này cho thấy mức sống của người dân nơi đây đặc biệt khó khăn. Xe đạp là phượng tiện rất ít đối với toàn xã và càng không có đối với những hộ nghèo vì đường đi đặc biệt khó khăn, toàn là đường đất,đá nên việc sử dụng xe đạp là rất ít. Các em chủ yếu đi bộ tâm 7 đến 10 cây số đi học. Điện thoại đối với nhóm hộ cận nghèo chiếm 100% còn nhóm hộ nghèo chiêm ít hơn chỉ 88%, đây được coi là phương thức liên lạc của mỗi người dân với nhau vì khoảng cách và đường đi lại cực kỳ khó khăn nên điện thoại với người dân lại là thứ rất cần thiết. Tuy nhiên vì là vùng 3 nên sóng chập chờn và không ổn định gây khó khăn cho việc liên lạc. Từ đó cho ta thấy mức sống giữa hộ nghèo và cận nghèo không có sự khác biệt nào quá lớn.
- Công cụ sản xuất của hai nhóm hộ cũng có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo 10% số hộ có máy xay sát phục vụ gia đìnhvà con số này ở nhóm hộ cận nghèo cao hơn là 15% số hộ có máy xay sát. Trâu là tài sản không thể thiếu đối các nhóm hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới 100% đối với cả hai nhóm hộ. Sử dung trâu làm sức kéo và cày bừa và cung cấp phân bón. Có thể nói trâu là tái sản có giá trị nhất của các gia đình, các hộ nghèo và cận nghèo.
Giá trị tài sản bình quân/hộ có sự chênh lệch khá cao, bình quân một hộ nghèo có giá trị tài sản là 80.944.000 đồng/hộ còn đối với nhóm hộ cận nghèo thì bình quân một hộ có giá trị tài sản là 90.000.000 đồng/hộ. Điều này cho thấy mức sống của nhóm hộ cận nghèo cao hơn nhóm hộ nghèo, tuy nhiên mức sống vẫn còn thấp.
4.2.2.5. Tình hình sản xuất của các nhóm hộ điều tra
Bảng 4.13: Tổng hợp chi phí và thu nhập trong sản xuất và sinh hoạt của nhóm hộ điều tra
(ĐVT: 1000đ)
Nguồn thu
Hộ nghèo
(n= 36) với 175 khẩu
Hộ cận nghèo
(n=14 hộ) với 66 khẩu
Tổng thu nhập
Trồng trọt
397235
164670
Chăn nuôi
418026
239548
Tổng chi phí cho sản xuất
Trồng trọt
118866
47316
Chăn nuôi
10345
4100
Tổng thu nhập thuần
686050
352802
Thu nhập bình quân/ người/ tháng
326,690
445,457
Chi tiêu cho đời sống
sinh hoạt
694449
332640
Chi tiêu bình quân/
người/ tháng
330,69
420
Tích lũy của nhóm hộ/ năm
-8399
20162
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ bảng 4.13: Ta thấy, các nguồn thu chủ yếu của hộ gia đình là từ trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên quy mô trồng trọt cũng như chăn nuôi lại rất nhỏ và người dân nơi đây không biết cách làm ăn nên dẫn đến thực trạng nghèo đói tại xã. Trồng trọt và chăn nuôi là nguồn thu chính nhưng những lúc gặp rủi ro người dân lại không có các ngành nghề khác để phụ nên người dân rất khó để thoát nghèo.
Có thể thấy rằng những hộ điều tra toàn bộ là sản xuất nông nghiệp nên chi tiêu trong nông nghiệp là chủ yếu,phần chi tiêu phục vụ sinh hoạt, học tập,.... được tính vào phần chi tiêu của hộ gia đình và phần chi tiêu này được lấy từ các khoản thu của hộ gia đình. Hộ nghèo do được hỗ trờ về giống cây trồng và vật nuôi nên chi phí cho trồng trọt chăn nuôi cũng ít hơn. Mặt khác hộ nghèo không có điều kiện nên đầu tư vào chăn nuôi trồng trọt cũng ít hơn. Số tiền chi cho chăn nuôi nhiều hơn số tiền chi cho trồng trọt. Chi phí cho sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đi học của nghèo ít hơn cận nghèo tuy nhiên không có sự khác biệt khá lớn vì đây là một xã vùng 3 nên được gần như miễn giảm học phí và trợ cấp tiền cho các em học sinh vì vậy chủ yếu là chi cho ăn uống.
Ta thấy thu nhập bình quân của hai nhóm hộ nghèo và cận nghèo có sự khác nhau rõ ràng và chênh lệch nhau nhiều. thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo chỉ đạt 326.690 đồng/người/tháng nhưng nhóm hộ cận nghèo có thu nhập là 445.457 đồng/người/tháng cao gấp 1,3 lần so với nhóm hộ nghèo.
Chi tiêu bình quân /người/tháng cũng có sự khác nhau, có thể thấy nhóm hộ cận nghèo chi nhiều hơn cho đời sống sinh hoạt hàng ngày so với nhóm hộ nghèo và họ vẫn có phần tích lũy tuy nhiên không đáng kể. còn ở nhóm hộ nghèo họ chi tiêu nhiều hơn mức thu nhập nên tích lũy âm.
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của nhóm hộ điều tra
Qua điều tra thu thập thông tin từ các hộ nghèo về nguyên nhân dẫn tới nghèo đói,kết quả thu thập được tại bảng sau:
Bảng 4.14: Tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra
STT
Nguyên nhân
Nhóm hộ nghèo (n=36)
Nhóm hộ cận nghèo (n=14)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Đông nhân khẩu,ít lao động
3
8,33
1
7,14
2
Chưa biết cách làm ăn
36
100
14
100
3
Giao thông không thuận lợi
36
100
14
100
4
Bệnh tật ốm đau
4
11,11
2
14,28
5
Thiếu vốn
36
100
14
100
7
Trình độ học vấn và khả năng nhận thức
34
94,44
10
71,42
8
Lười lao động, ỷ lại
6
16,67
1
7,14
(Nguồn :Tổng hợp từ kết quả điều tra nông hộ)
4.2.4.1. Nguyên chủ quan
a. Thiếu vốn
Nông dân thiếu vốn sản xuất thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất yếu kém, năng suất cực thấp,làm không đủ ăn, vì vậy đi vay mượn để trang trải cuộc sống hàng ngày dẫn đến không đủ vốn để tài sản xuất, muốn vay ngân hàng thì không đủ tài sản để thế chấp, các khoản vay của Nhà nước thì ít vì vậy mỗi lần vay về cũng không đầu tư được gì nhiều và một số hộ thì lại ngại vay vì sợ không trả nổi. Qua bảng số liệu điều tra trên ta thấy thiếu vốn của cả cận nghèo và hộ nghèo đều chiếm 100%. Vậy ta thấy được đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Có các chính sách hộ trợ vay vốn tuy nhiên người dân lo sợ rủi ro nên rất ít khi chủ động vay. Do vậy thiếu vốn là nguyên nhân dẫn tới đầu tư trong sản xuất của hộ và từ đó người dân rất khó lên thoát nghèo.
Bảng 4.15: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
( Đơn vị tính : 1000đ)
Chỉ tiêu
Nhóm hộ nghèo
( n=36.)
Nhóm hộ cận nghèo (n=14)
Số hộ điều tra
36
13
Số hộ vay vốn
7
5
Số tiền vay
70000
50000
Số tiền vay bình quân/ hộ
10000
10000
Từ bảng trên cho thấy, các hộ vay vốn rất ít và số tiền vay trên một hộ cũng rất ít. Qua đó ta thấy, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp. Tuy nhiên do sợ rủi ro không dám vay vốn đầu tư sản xuất. Vốn vay của các nhóm hộ chủ yếu là chi trả cho cuộc sống hàng ngày như vay để trả những món nợ trước đó, không có kế hoạch về sử dụng vốn và từ đó các hộ nghèo có vay vốn cũng không biết đầu tư làm ăn.
b. Thiếu đất sản xuất
Về tình hình đất sản xuất trên các nhóm hộ là trung bình không quá ít so với các nhóm hộ. Tuy nhiên ở đây nương rẫy chủ yếu là núi đá vôi, giao thông đi lại cực kỳ khó dẫn đến việc thường xuyên thăm nom đất nhà là rất khó nên hiệu quả sản xuất không cao. Đất ruộng chỉ làm được một mùa vụ, vụ còn lại trồng một ít ngô hoặc bỏ không. Việc các hộ nghèo và cận nhèo chưa thực sự biết cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
c. Thiếu lao động
Lao động là yếu tố quyết định tới sản xuất của hộ. Nhóm hộ nghèo và cận nghèo là những hộ gia đình đông nhân khẩu nhưng lao đông lại cực kỳ ít hoặc những hộ vừa tách ra ở riêng thì neo người và thiếu thốn đủ thứ, phần lớn là họ trồng chờ vào cây lúa, ngô.... Qua điều tra cho thấy bình quân nânh khẩu hộ nghèo là 4,5 khẩu/hộ tuy nhiên số lao động chính bình quân là 2,94. Đây là một gánh nặng cho gia đình khi họ chỉ có thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi với quy mô nhỏ và không có bất kỳ nguồn thu nào khác. Bên cạnh đó gia đình đa phần là lao động chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức KHKT về cây trồng, vật nuôi. Đây là một vấn đề cần giải quyết để người dân tự ý thức được và thoát nghèo.
d. Trình độ học vấn và khả năng nhận thức của người dân hạn chế
Do trình độ học vấn của người dân cực thấp nên nhận thức hạn chế trong việc áp dụng KHKT vào sản xuất. Gần như các chủ hộ lớn tuổi đều không học với trình độ học tập là không và không biết chữ.
3.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có yếu tố quyết định tới sản xuất của người dân. Do địa hình khí hậu phức tạp nên hoạt động sản xuất cũng bị nhiều hạn chế.
Giao thông đi lại cực khó khăn toàn đồi núi dốc, đường đá, đường đất, vào mùa mưa thì việc đi lại lại càng khó khăn làm cho việc vận chuyển phân bón đến đồng ruộng và thu hoạch khó dùng xe máy để vận chuyển.
Đất ruộng thiếu nước nên khó có thể canh tác hai mùa vụ trong năm
b. Bệnh tật
Bệnh tật và đói nghèo được nhìn nhận như hai vấn đề luôn đi kèm với nhau trong những năm qua. Bệnh tật làm tiêu tốn rất nhiều tiền của của các hộ gia đình, hạn chế về số người lao đông, năng suất lao động từ đó dẫn tới nghèo đó là một thực trạng lớn đang dần tồn tại trong các hộ nghèo hiện nay... Đa số các hộ nghèo điều mắc các bệnh khó chữa như gan, tàn tật...... Đó là các bệnh thường xuất hiện trong các hộ nghèo nó nư một hòn đá lớn và gánh nặng thật sự cho gia đình và xã hội và là nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động cho các hộ nghèo.
c. Tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một trong những mỗi đe doạ nghiêm trọng tới sự phát triển cảu xã hội. Xã Đức Xuân là Xã ít tệ nạn về nghiện hút. Tuy nhiên do chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên những lúc nông nhàn người dân hay tụ tập đánh bạc hoặc là uống rượu dẫn tới những việc như chỉ biết chơi bời dần không chủ trọng đến làm ăn, tiền kiếm được đầu từ vào đỏ đen. Bên cạnh đó phần lớn thanh niên ở đây chỉ học hết lớp 9 suốt ngày lêu lổng, không có việc làm ổn định do không có trình độ, tay nghề.
d. Đầu ra hạn chế và giá cả thị trường bấp bênh
Tại xã không chỉ là các hộ nghèo cận nghèo mà gần như toàn xã về các sản phẩm nông sản mà người dân làm ra rất khó tìm được đầu ra vì đường đi cực kỳ khó khăn gây trở ngại cho các thương lái, thương buôn. Từ đó gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm nông sản, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của hộ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới đói nghèo của người dân địa phương,thực tế vẫn có thể còn tồn tại các nguyên nhân khác nữa trong bản thân của các hộ nghèo. Chính vì vậy thực tế thì các phương án xóa đói giảm nghèo cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân dẫn tới đói nghèo của từng hộ,từ đó đưa ra cac giải pháp phù hợp giúp công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả.
Từ thực trạng đói nghèo,các hộ nghèo điều tra có nguyên vọng được thể hiện ở bảng 4.16
Bảng 4.16. Nhu cầu,nguyện vọng của các hộ nghèo điều tra
Stt
Nguyện vọng
Hộ nhèo
Hộ cận nghèo
Số hộ (n=36)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (n=14)
Tỷ lệ (%)
1
Đuợc vay vốn với lãi suất thấp và dài
15
41,67
12
85,71
2
Được hỗ trợ máy cày, bừa
32
88,89
13
92,85
3
Có nước sản xuất
5
13,89
2
14,28
4
Được tập huấn KHKT
10
27,78
11
78,57
5
Được hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi năng suất cao
36
100
14
100
6
Định hướng làm ăn
31
86,11
14
100
7
Được thêm trợ cấp của
nhà nước
36
100
14
100
(Nguồn : tổng hợp kết quả điều tra nông hộ)
Qua điều tra cho thấy: Nhu cầu được trợ cấp của nhà nước với hộ trợ giống cây trồng vật nuôi của cả hai nhóm hộ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 100% ý kiến số hộ được hỏi .Vì hộ nghèo và cận nghèo ai cũng có nhu cầu được nhà nước hỗ trợ vì thế phần lớn người dân họ không mong muốn được thoát nghèo để nhận được hỗ trợ ưu đãi từ nhà nước .
Nhu cầu hộ trợ máy móc sản xuất cũng chiếm tỷ lệ khá cao, vì những hộ nghèo và cận nghèo không có đủ vốn để đầu tư mua máy cày bừa nên họ rất mong muốn nhà nước ủng hộ họ mua được máy cày, bừa cho sản xuất nhàn hơn.
Hai là nhu cầu định hướng làm ăn và có được tập huấn KHKT cũng chiếm tỷ lệ khá cao
Tiếp đó là nguyện vọng đuợc vay vồn với lãi suất ...ại vùng đặc biệt khó khăn thì 100% nhân khẩu đã được cấp thẻ BHYT miến phí.
4.3.7. Chính sách hỗ trợ về học tập
Những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ không chỉ về đời sống mà còn cả về học hành của các em học sinh vùng cao,vùng đặc biệt khó khăn.trong đó,theo Nghị định 49/2010,NĐ-CP quy định,học sinh tại các vùng điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập. 70.000 đồng/tháng.Hỗ trợ 140.000 đòng đối với các trường dạy nghề và sinh viên học tại các trường đại học,cao đẳng.sinh viên được vay vốn với với mức 800.000 đông/tháng trong 10tháng/ năm học với lãi suất ưu đãi.
4.3.8. Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương
4.3.8.1. Kết quả đạt được
Việc thực hiện chính sách,dự án xóa đói giảm nghèo đã tác động đến đời sống của hộ nghèo cụ thể:
- Chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn tín dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân,cũng nhờ đó mà người nghèo có tiền xây dựng nhà cửa,đầu tư nhiều hơn vào sản xuất,người dân đã phần nào thoát nghèo. Đến năm 2014 toàn xã chỉ có 115 hộ nghèo giảm 1,7% so với năm 2013.
- Công tác giáo dục y tế tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực
+ Chất lương chuyên môn đucợ cải tiến,phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình cải cách của mỗi giáo viên. Ban giám hiệu các trường đẩy mạnh hơn việc liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh học sinh giảm tối thiểu tỷ lệ trẻ em bỏ học,vi phạm pháp luật.
+ Công tác y tế được tăng cường.Đặc biệt viêc chăm sóc người nghèo,người khuyết tật đã được chú ý hơn ,những đối tượng người nghèo được khám chứa bệnh miến phí.Nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện,sức khỏe được đảm bảo.
+ Rất nhiều hộ nghèo đã có nhà vệ sinh,nước sạch và với hầu hết các hộ có điện sinh hoạt,hỗ trợ chính sách và đồng bào tại chỗ .Quan trọng hơn là chương trình xóa đói giảm ghèo đã tác động mạnh đến tâm trạng.tư tưởng của các dân tộc.Không ngừng làm tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.và đặc biệt ở địa bàn xã biên giới xã nghèo góp phần giữ vững sự ổn định chính trị,đảm bảo an ninh trên địa bàn.Chương trình 135 của TTg chính phủ đã giúp người dân có đường di thuận tiện,trường học một số được đàu tư,xay nhà sinh hoạt cộng đồng để người dân có nơi hội họp,và đầu tư hỗ trợ cho nhân dân con giống phát triển kinh tế.
4.3.8.2 Những tồn tại trong công tác xóa đói giảm nghèo
Bên cạnh những cố gắng tích cực của Đảng bộ và nhân dân xã Đàn Thủy đã đạt được thì trong quá trình thực hiện công tác xóa đóigaimr nghèo vẫn còn tồn tại và hạn chế
Sự gắn kết giữa người nghèo và chương trình xóa đói giảm nghèo còn lỏng lẻo .nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo đưa ra nhưng hướng dẫn và giám sát không đến nơi đến chốn nên dẫn đến hiệu quả không như mong muốn,nhà nước thì tốn tiền còn người dân thì vẫn cứ nghèo.
Về tư tưởng lãnh đạo,chỉ đạo công tác xóa đói gảm nghèo tại xã,thôn,buôn,còn lúc còn xem nhẹ,chưa chú trọng đúng mức ,thiếu sự phối hợp đồng bộ nên kết quả đạt đucợ cong nhiều hạn chế . việc xác định hộ nghèo còn thiếu khách quan,tình trạng thiên vị,nể nang nhau đẻ trở thành hộ nghèo trong khi hộ đó chưa thực sự nghèo hoặc đã đủ điều kiện để thoát nghèo nhưng muốn thành hộ nghèo để được hướng các chính sách của nhà nước.
Trình độ của các cán bộ thôn còn hạn chế ,về trình độ và năng lực kém năng động chủ động sáng tạo.
Bên cạnh đó không thể không nói đến một bộ phận người dân,hộ nghèo còn ỷ lại vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà chưa ý thức được tầm qun trọng của công tác xóa đói giảm nghèo và vươn lên chính mình thoát nghèo.
PHẦN 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ ĐỨC XUÂN NÓI RIÊNG VÀ CÁC XÃ NGHÈO NÓI CHUNG CỦA TỈNH HÀ GIANG
5.1. Quan điểm định hướng
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị sẽ là phương hướng nhiệm vụ của các cấp chính quyền và ban nghành đoàn thể của xã Đức Xuân trong những năm tới.
Đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, kết hợp với huy động các nguồn vốn, tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế sẽ là cách thức và nhiệm vụ cần và đã có định hướng rõ ràng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2015-2020.
Đẩy mạnh việc hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới sẽ là nhiệm vụ hàng đầu mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội của vùng.
Kiện toàn bộ máy chính quyền cấp cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý và năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ chuyên trách theo từng mảng từng lĩnh vực là một định hướng cần đẩy mạnh.
Kinh tế phát triển, thu nhập người dân tang, xã hội ổn định, an ninh chính trị giữ vững phù hợp với p hương hướng chỉ đạo chung của Đảng và Nhà Nước là nhiệm vụ và phương hướng cuối cùng mà xã cần đặt được trong kế hoạch giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn 2025.
Nghèo đói vẫn luôn là một vấn đề lớn nhất của xã mà ngay trong những năm tới cần phải giải quyết. Theo đó việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung là phải đặc biệt chú ý tới nhóm đối tượng là các hộ gia đình nghèo, cận nhèo. Công việc sẽ bắt đầu từ việc triển khai kiểm tra, đánh giá nhanh về tình hình nghèo đói của địa phương dựa trên tiêu chí mới về phân loại hộ nghèo và cận nghèo của thủ tướng chính phủ. Xây dựng kế hoạch chung cho công tác giảm nghèo của địa phương với sự thăm gia đầy đủ của các ban ngành tổ chức. Tạo điều kiện và chế độ ưu đãi trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Phát triển bền vững và thoát nghèo bền vững là cái đích cuối cùng cần đạt được.
Mục tiêu của công tác xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn tới
Giảm tỷ lệ nghèo: kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo 2-3%/năm trở lên.
Hoàn thiện cơ sơ hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội, hình thành một bước quan trọng trong thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện các mục tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới như: bê tong hoá các đoạn đường vào từng thôn và đưa điện tháp sáng cho từng hộ gia đình.
Đặt mục tiêu giảm nghèo làm nhiệm vụ chính trong phát triển kinh tế, xã hội của từng thôn.
Một số giải pháp giảm nghèo chủ yếu đối với xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Giải pháp chung
Từ thực tiễn điều tra nghiên cứu thực trạng nghèo tại xã Đức Xuân, đề tài xin đưa ra một số giải pháp gắn phát triển kinh tế với xoá đói giảm nghèo có hiệu quả như sau:
Giải pháp kinh tế
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trọng tâm thèo từng thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát huy thế mạnh đồi rừng, chú trọng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Chuyển dịch nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng tập trung. Trên cơ sở thâm canh tang vụ, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển theo hướng nông lâm nghiệp.
Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần, chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Thực hiện tốt công tác thu ngân sách, quản lý khai thác các nguồn thu tang cường công tác kiểm tra các hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh sẵn có tại địa phương
Đẩy mạnh mục tiêu XĐGN, phát triển văn hoá thông tin.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty, Doanh nghiệp vào địa bàn để phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tang cường phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch để tạo công ăn việc làm cho con em trong xã, tích cực kết hợp với các trường dạy nghề để mở các lớp ngành nghề cho lao động trong xã để đáp ứng chuyển đổi ngành nghề.
Tiếp tục chỉ đạo nhân dân phát triển đàn gia súc theo hướng hướng trang trại và tập trung, thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh để phòng và chữa kịp thời.
Công tác tuyên truyền giáo dục
Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng XĐGN cho phù hợp với tình hình địa phương. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo cần sâu sát với thực tế, với cơ sở để toàn dân nhất là người nghèo và toàn xã hội nhận thức rõ trách nghiệm trong công tác XĐGN. Toàn dân tích cực tham gia thực hiện chương trình, nêu cao ý chí thoát nghèo, không cam chịu nghèo đói, coi việc XĐGN và vươn lên làm giàu không chỉ là trách nhiệm của Nhà Nước mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Giải pháp cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đang là vấn đề lớn mà hiện nay các xã miền núi là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Việc xây dựng các con đường đến từng xã, từng thôn trong xã đều là ngân sách nhà nước đầu tư. Tuy nhiên những xã vùng 3 và đặc biệt khó khan thì giao thông là một vấn đề lớn đặc biệt vào những ngày mưa. Bê tông hoá các đoạn đường của toàn xã là một giả pháp giúp phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó xây dựng các công trình thuỷ lợi mới cũng như việc sửa chữa các công trình cũ đã giúp nâng cao hiểu quả trong một số vùng thiếu nước phục vụ cho nông nghiệp.
Thực hiện công tác xoá nhà tạm cho hộ nghèo, đảm bảo hộ nghèo có chỗ ở vững chắc, ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn.
Khắc phục hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin.
Tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ nhau trong việc cung cấp thông tin và trong phương thức làm ăn, giảm chi phí cho hoạt động XĐGN.
Giải pháp về giáo dục
Việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo các nguồn nhân lực tạo điều kiện cho người dân, nhất là người nghèo có đủ trình độ và điều kiện tiếp nhận thông tin mới là việc làm rất cần thiết.
Thực tế cho thấy vấn đề nghèo đói và tái nghèo thường đi đôi với trình độ dân trí thấp. Đối với các hộ nghèo gánh nặng chi phí cho giao dục là quá lớn so với thu nhập của hộ, vì vậy nếu không có sự hỗ trợ thì họ khó có thể vượt qua, con em dễ bỏ học. Để người nghèo có thể tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tiến bộ KHKT, rất cần thiết phải nâng cao trình độ dân trí người nghèo. Đảm bảo cho con em các hộ nghèo được đi học theo đúng độ tuổi cần có những hỗ trợ từ các cấp, các ban ngành.
Giải pháp về vốn
Tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thực tế cho thấy tất cả các hộ nghèo là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy trong một số trường hợp có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón.để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục địch khi vay. Ngoài ra, nên gắn liền việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình hoặc dự án tín dụng có mục tiêu.
Giải pháp cụ thể
Hỗ trợ vay vốn tín dụng cho người dân
Thực tế điều tra cho thấy các hộ nông dân rất thiếu vốn để đầu tư sản xuất. 100% hộ nghèo và cận nghèo được điều tra là thiếu vốn. Số hộ vay vốn chiếm 15 % số hộ điều tra, bình quân số tiền vay mỗi hộ là 10000000 đồng/hộ. Từ những con số trên có thể thấy nguồn vốn vay là quan trọng đối với hoạt động sản xuất của các hộ nông dân. Để tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo thiếu vốn phát triển sản xuất thì cần:
Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để hộ nghèo có vốn, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.
Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận uỷ thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ và hội cựu chiến binh. Thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay. Đồng thời có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ kéo dài, không có điều kiện trả nợ.
Các tổ chức đoàn thể, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo lập phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giảm sát việc sử dụng vay vốn. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng vùng, từng.
Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Hướng dẫn hộ dùng nguồn vốn phù hợp, đúng mục đích tránh trường hợp người dân vay vốn tuy nhiên không biết dùng để sản xuất mà dùng để chi tiêu không cần thiết.
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi và phát triển dịch vụ nông nghiệp
Do điều kiện đất đai không thuận lợi nên trên trên địa bàn xã phần lớn không thể canh tác được 2 vụ/ năm mà đất ruộng chỉ trồng được một vụ lúa một vụ ngô. Có khi do chăn thả gia súc tự do nên người dân cũng không làm hai vụ lúa và cũng không trồng ngô trên ruộng. Đặc biệt đất rẫy chỉ trồng được một vụ ngô/ năm còn lại là bỏ không. Để khắc phục tình trạng trên để nâng cao năng suất cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần:
Thâm canh tang vụ, nâng cao năng suất cây trồng. Sử dụng các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, chuyển từ giống ngô địa phương sang sử dụng các giống ngô lai.
Sử dụng phân bốn, trừ sâu phù hợp để phòng trừ bệnh hại. Trong vụ đông phần lớn các diện tích bỏ hoang do đó cần tận dụng để trồng những loại cây phù hợp với địa phương như: ngô vụ đông trên đất rẫy, đất ruộng, rau.. Đồng thời trồng các loại cây như lạc , đỗ tương để nâng cao hệ số sử dụng đất từ đó vừa giúp giải quyết vấn đề thiếu đất của từng hộ và cũng như nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Phát triển chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ. Tận dụng những điều kiện của địa phương như sự dồi dào của các sản phẩm trồng trọt, lao động trong thời gian nông nhàn đầu tư xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi. Chú trọng công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm và tạo đầu ra cho sản phẩm
Phát triển các ngành nghề phụ, dịch vụ nông nghiệp.
Đào tạo, dậy nghề và mở các lớp tập huấn cho người dân
Có thể thấy trình độ văn hoá cũng như khả năng nhận thức của người dân là rất thấp, gần 60% chủ hộ không thăm gia học hành và 35% là tiểu học, 5% học THCS. Từ đó ta thấy trình độ nhận thức của người ddaan cực thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức đồng thời gây khó khan trong việc triển khai tiếp thu KHKT và sản xuất.
Để nâng cao khả năng nhận thức và tiếp thu KHKT vào trong sản xuất của người dân thì trong thời gian tới cần sự góp sức của hệ thộng lãnh đạo xã, các cán bộ cơ sở cũng như chính người dân.
Tiếp tục củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở. Có cơ chế phù hợp về tổ chức, đào tạo, tập huấn và sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, khuyến nông thôn bản trong việc giúp đỡ, hướng dẫn các hộ gia đình vay vốn, sử dụng vốn, sử dụng nguồn vốn, tổ chức sản xuất, cách chi tiêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống.
Tăng cường bồi dưỡng, tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hoá nhất là đối với các sản phẩm là thế mạnh của địa phương, hộ nghèo làm nông nghiệp có lao động, có tư liệu sản xuất, cách thức tổ chức cuộc sống.
Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động hộ nghèo đổi mới cách thức làm ăn và sinh hoạt gia đình, quan hệ xã hội.
Khảo sát, đánh giá các mô hình, dự án hộ trợ khuyến nông,khuyến công đã triển khai trên địa bàn, tiếp tục nhân rông các mô hình dự án có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương. Hiện nay trên địa bàn xã đang có dự án trồng cây chè ở thôn Xuân Đường và cây Cam ở thôn Xuân mới.
5.3. Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu đánh giá tình hình xoá đói giảm nghèo tại xã Đức Xuân, để giảm nghèo tại xã tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Đối với nhà nước
Củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác XĐGN từ trung ương đến cơ sở. Bộ máy cần được hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao năng lực của cán bộ để chỉ đạo, hướng dẫn đạt hiệu quả.
Tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các chính sách về hỗ trợ vay vốn, đất đai và tư liệu sản xuất, giáo dục, y tế, nhà ở và chính sách an sinh xã hội.
Nhà nước cần tang cường lồng ghép chặt chẽ các chương trình, dự án với công tác XĐGN, với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp, các ngành.
Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ những xã khó khan về đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, hỗ trợ chuyến dịch cơ câu kinh tế ngành nông nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp với phi nông nghiệpcuar các cấp, các ngành.
Đối với chính quyền xã
Chính quyền xã là người tiếp xúc trực tiệp với người dân, phổ biển và triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo do đó:
Nên rõ ràng trong việc lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo, những người nhận được trợ cấp, hỗ trợ từ phía Nhà nước và giải thích rõ ràng đố với những người chưa được nhận hỗ trợ tránh gây sự thắc mắc hiểu lầm trong dân.
Có thể giám sát chặt chẽ các nguồn vốn hỗ trợ, nhằm mục đích bảo đảm rằng người nghèo ai cũng được tiếp cận và sử dụng đúng mục đích.
Công tác khuyến nông cần xác thực hơn nữa đối với toàn xã nói chung và đặc biệt là người nghèo, cận nghèo những người mù chữ hoặc người có trình độ thấp có thể tiếp thu một cách dễ dàng.
Việc thi công xoá nhà tạm theo chương trình 134 cần phải có sự theo dõi, giảm sát, chỉ đạo của chính quyền để chất lượng nhà ở được cải thiện, thời gian sử dụng lâu dài.
Tiến hành và nâng cao ngiệp vụ cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, trưởng, phó thôn về công tác XĐGN.
Phải thường xuyên tuyên truyền rộng rãi những quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước có liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo, để nhân dân hiểu được và từ đó chủ động, tích cực thăm gia thoát nghèo.
Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo của xã
Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các hộ đói nghèo phải nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, phải tự thân vận động, loại bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Chủ động trong việc học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã thoát nghèo tại xã và các địa phương khác trên phương tin đại chúng, xây dựng một kế hoạch cụ thể chi tiết, dựa trên cơ sở tổng kết các kế hoạch đó mới rút ra được kinh nghiệm chống đói nghèo.
Phải nhận thức đúng đắn XĐGN không chỉ là trách nghiệm của Đảng và Nhà nước mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo.tránh tự ti, mặc cảm, cần chủ động tối đa sự giúp đỡ cũng như nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo. Không ngừng học hỏi những kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, hiểu quả. Phát huy tính tự chủ, tự lực, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát nghèo.
Trong công cuộc XĐGN, muốn thoát nghèo thì rất cần sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân và chính quyền xã. Người dân cần có : có sức khoẻ, có kiến thức, có vốn, có nghề nghiệp, có môi trường pháp lý công bằng.
5.4. Kết luận
Xoá đói giảm nghèo là một vấn đề toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Đó là vấn đề khó khăn của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia nghèo, kém phát triển. Chính vì vậy mà xoá đói giảm nghèo được coi là chương trình mục tiêu quốc gia, là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “ dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Xã Đức, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là một trong 3 xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Bắc quang. Người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp- dịch vụ kém phát triển. Do lượng mưa lớn nên gây ảnh hướng nhiều đến mùa vụ làm cho người dân gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 thì năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 24,1% chủ yếu tập trung tại thôn Xuân Thượng, Nặm Tậu, Nà Bó. Dân số nơi đây sống bằng nghề nông là chủ yếu, nên thường gặp rủi ro thiên tai, vì vậy đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong quá trình tìm hiểu hộ nghèo do một số nguyên nhân sau: trình độ dân trí của người dân còn thấp với 24,6 % hộ nghèo mù chữ, 67,1% chủ hộ học đến tiểu học và có 8,3% chủ hộ học đến cấp 2 như vậy sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và thị trường, giá cả. Nghèo là do đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao số nhân khẩu bình quân/hộ của nhóm hộ nghèo và cận nghèo lần lượt là 4,8 và 4,7 trong khi đó số lao động bình quân/ hộ tương ứng là 2 và 2,14, đây là gánh nặng cho các hộ gia đình khi mà không có nguồn thu nhập ổn định khác ngoài làm nông. Sử dụng đất kém hiểu quả do thiếu vốn đầu tư và khó khăn của điều kiện tự nhiên và các hộ nghèo và cận nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do chưa sử dụng đúng mục đích, không có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn vốn đây là những nguyên nhân gây cản trở tới quá trình sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo của nhóm hộ. Và bên cạnh đó như giao thông không thuận lợi, chưa biết cách là ăn là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo hiện nay.
Mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng thời gian qua Đảng uỷ và chính quyền xã đã có những thành công nhất định trong công tác xoá đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân.n
TÀI LIỆU THĂM KHẢO
Tiếng việt
Hồ Chí Minh – toàn tập 4- nhà xuất bản chính trị quốc gia
Nguyễn Hữu Hồng (2008), “Bài giảng phát triển cộng đồng”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Nguyễn Hằng (1993), “Mức độ nghèo đói ở Việt Nam”
Bộ LĐTB và XH (2007), “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2010-2015”
Bộ LĐ-TB-XH (2014) “ Báo Cáo kết quả Giảm nghèo Của quốc gia”
Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động tình hình an ninh- kinh tế nông thôn trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2012- 2014
Báo cáo kết quả thực hiện 2014 và phương hướng thực hiện 2015 trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2012- 2014
Danh sách hộ nghèo và cận nghèo tại xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2012- 2014
Nghị định 78/2002/NĐ- CP, ngày 04/10/2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp cho giai đoạn 2011-2015
Sổ quản lý nghèo xã Đức Xuân giai đoạn 2012-2014.
Sở LĐ-TB-XH, 2014
Tài liệu nghiệp vụ quy trình và công cụ điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo tại Xã Đức Xuân năm 2014
Tiếng anh
Nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam và thế giới https://voer.edu.vn/c/nguyen-nhan-doi-ngheo-cua-viet-nam-va-the-gioi/208005ac/d823ae4a
Tài liệu từ Internet
Nghèo
www.baomoi.com
PHỤC LỤC
Bảng phụ lục: Danh sách các hộ được phỏng vấn
STT
Họ và tên
Giới tính
Tuổi
Dân
tộc
Trình độ học vấn
Thôn
Nhóm hộ
Tổng nhân khẩu
Lao động
Lao động chính
Lao động phụ
Lao động ăn theo
Lao động nam
Lao động nữ
1
Triệu Phụ Nhàn
Nam
34
Dao
Tiểu học
Nà Bó
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
2
Triệu Tạ Quyên
Nam
31
Dao
Tiểu học
Nà Bó
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
3
Phùng Sành Mình
Nam
50
Dao
0
Xuân Đường
Cận nghèo
5
2
1
2
1
1
4
Triệu Tạ phú
Nam
33
Dao
Tiểu học
Xuân Đường
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
5
Phùng sành Tình
Nam
48
Dao
0
Xuân Đường
Cận nghèo
5
2
1
2
1
1
6
Ma Thị loan
Nữ
47
Tày
0
Xuân Đường
Cận nghèo
3
2
0
1
1
1
7
Ma Văn Quyền
Nam
63
Tày
0
Xuân Đường
Cận nghèo
5
2
0
3
1
1
8
Phùng Sùn Phín
Nam
37
Dao
0
Xuân Đường
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
9
Cu Seo Chảo
Nam
70
Mông
0
Xuân Thượng
Cận nghèo
5
2
1
2
1
1
10
Cu Seo Chính
Nam
38
Mông
0
Xuân Thượng
Cận nghèo
5
3
0
2
1
2
11
Cu Seo Sính
Nam
30
Mông
Tiểu học
Nặm Tậu
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
12
Phùng Văn Họ
Nam
45
Dao
0
Xuân Thượng
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
13
Đặng Tú sáng
Nam
57
Dao
0
Nặm Tậu
Cận nghèo
5
3
0
2
1
2
14
Hoàng Tú Pao
Nam
30
Dao
Tiểu học
Nặm Tậu
Cận nghèo
4
2
0
2
1
1
15
Phượng Tà Líu
Nam
30
Dao
Tiểu học
Xuân Thượng
Nghèo
4
2
0
2
1
1
16
Cu Seo Sủ
Nam
33
Mông
Tiểu học
Xuân Thượng
Nghèo
5
2
1
2
1
1
17
Đặng Tà Pú
Nam
25
Dao
Tiểu học
Nà Bó
Nghèo
4
2
0
2
1
1
18
Ma Văn Tầm
Nam
43
Tày
0
Xuân Đường
Nghèo
5
2
1
2
1
2
19
Phượng Chòi Châu
Nam
53
Dao
0
Nà Bó
Nghèo
5
2
1
2
1
1
20
Phùng Sành Phây
Nam
49
Dao
0
Xuân Đường
Nghèo
5
2
0
2
1
2
21
Triệu Quầy Trình
Nam
72
Dao
0
Xuân Thượng
Nghèo
6
3
1
2
2
2
22
Cu Seo Dế
Nam
38
Mông
Tiểu học
Xuân Thượng
Nghèo
5
2
1
2
1
1
23
Cu Seo Sàng
Nam
41
Mông
0
Xuân Thượng
Nghèo
4
2
0
2
1
1
24
Phượng Chòi Pú
Nam
51
Dao
0
Xuân Thượng
Nghèo
5
2
1
2
1
1
25
Cu Seo Lành
Nam
25
Mông
THCS
Xuân Thượng
Nghèo
4
2
0
2
1
1
26
Cu Seo Giáo
Nam
26
Mông
Tiểu học
Xuân Thượng
Nghèo
4
2
0
2
1
1
27
Phượng Chòi Chiêm
Nam
50
Dao
0
Xuân Thượng
Nghèo
5
2
1
2
1
1
28
Phàn Sành Vảng
Nam
51
Dao
0
Xuân Thượng
Nghèo
5
2
1
2
1
1
29
Triệu Tà Quấy
Nam
30
Dao
Tiểu học
Nà Bó
Nghèo
5
2
1
1
2
2
30
Triệu Phụ Và
Nam
42
Dao
0
Nà Bó
Nghèo
5
2
1
2
1
1
31
Triệu Phụ Siểu
Nam
26
Dao
THCS
Nà Bó
Nghèo
5
2
1
2
1
1
32
Triệu Giào On
Nam
24
Dao
THCS
Nà Bó
Nghèo
4
2
0
2
1
1
33
Cu Thị Thuý
Nữ
36
Mông
0
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
2
34
Đặng Văn Hùng
Nam
39
Dao
0
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
1
35
Cu Xiến Hà
Nam
31
Mông
THCS
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
2
36
Đặng Kim Thanh
Nam
59
Dao
0
Nặm Tậu
Nghèo
3
2
0
1
1
1
37
Cu Minh Sính
Nam
58
Mông
0
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
1
38
Đặng Kim Tón
Nam
29
Dao
Tiểu học
Nặm Tậu
Nghèo
2
2
0
0
1
1
39
Đặng Văn Hành
Nam
43
Dao
0
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
1
40
Đặng Quang Sơn
Nam
42
Dao
0
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
1
41
Đặng Tú Phương
Nam
33
Dao
Tiểu học
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
2
42
Giàng Seo Siền
Nam
57
Mông
0
Nặm Tậu
Nghèo
5
2
1
2
1
1
43
Giàng Seo Sai
Nam
43
Mông
0
Nặm Tậu
Nghèo
4
2
0
2
1
1
44
Ma Văn Lự
Nam
32
Tày
Tiểu học
Xuân Đường
Nghèo
4
2
0
2
1
1
45
Ma Văn Cứ
Nam
38
Tày
THCS
Xuân Đường
Nghèo
2
1
0
1
1
0
46
Triệu Mùi Nhiếm
Nam
56
Dao
0
Xuân Đường
Nghèo
4
2
0
2
1
2
47
Phùng sùn Châu
Nam
30
Nùng
Tiểu học
Xuân Đường
Nghèo
5
2
1
2
1
2
48
Phượng Quầy Tòng
Nam
38
Nùng
0
Xuân Đường
Nghèo
4
2
0
2
1
1
49
Phùng Sành Khuân
Nam
59
Nùng
0
Xuân Đường
Nghèo
4
2
1
1
1
1
50
Ma Văn Dưỡng
Nam
33
Nùng
THCS
Xuân Đường
Nghèo
5
2
0
3
1
1
223
102
24
95
52
60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_giam_ngheo_tre.doc