Đề tài Nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững tại xã Cao sơn, huyện Đà bắc, tỉnh Hòa Bình

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CẤP SƠ SỞ NĂM 2013 DO TRUNG TÂM QUẢN LÝ Tên đề tài NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG TẠI XÃ CAO SƠN, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH Mã số: QMT:12.01 Chủ trì đề tài: CN. Lê Trọng Toán Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁ

pdf49 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững tại xã Cao sơn, huyện Đà bắc, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CẤP SƠ SỞ NĂM 2013 Tên đề tài NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG TẠI XÃ CAO SƠN, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH Mã số: QMT:12.01 Những người tham gia: 1. CN. Lê Trọng Toán (CRES) 2. ThS. Hàn Tuyết Mai (CRES) 3. CN. Nguyễn Duy Hòa (Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn, Ngổ Luông Hòa Bình) Hà Nội, 2013 1 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 4 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................ 5 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 5 IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 5 V. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 6 1. Phương pháp luận ............................................................................................................. 6 2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 7 2.1. Thu thập số liệu: ............................................................................................................ 7 2.2. Phân tích số liệu ............................................................................................................. 8 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 8 1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tại điểm nghiên cứu .................................... 8 1.1. Điều kiện tự nhiên. ..................................................................................................... 8 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ........................................................................................ 12 2. Kinh tế hộ xóm Sèo xã Cao Sơn .................................................................................. 15 2.1. Nguồn lực con người ................................................................................................ 16 2.2. Nguồn lực sản xuất ................................................................................................... 20 2.3. Nguồn lực vật lý của nông hộ .................................................................................. 26 2.4. Nguồn lực tài chính của nông hộ ............................................................................ 30 2.5. Nguồn lực xã hội của nông hộ ................................................................................. 35 2.6. Đánh giá vai trò các nguồn lực trong nông hộ tại xóm Sèo ................................... 39 VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 42 1. Kết luận ......................................................................................................................... 42 2. Một số khuyến nghị ...................................................................................................... 43 2 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vị trí đị lý của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ........................... 9 Hình 2. Phân bố khẩu theo tuổi ................................................................................. 16 Hình 3. Số năm đi học của người lớn tuổi ................................................................ 18 Hình 4. Phân bố hộ theo số năm đi học cao nhất của chủ hộ và người lớn tuổi ....... 19 Hình 5. Phân bố tần suất hộ theo tổng diện tích các loại đất/khẩu ........................... 22 Hình 6. Phân bố hộ theo diện tích lúa nước trên khẩu .............................................. 23 Hình 7. Phân bố hộ theo diện tích đất cây trồng cạn hàng năm trung bình/khẩu ..... 24 Hình 8. Tỷ lệ (%) nguồn thu tiền mặt trung bình của nông hộ ................................. 31 Hình 9. Đánh giá hiện trạng tình hình phát triển sinh kế của xóm Sèo xã cao Sơn. 41 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Cao Sơn ............................................ 11 Bảng 2. Giá trị sản xuất xã Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2011 ..................................... 13 Bảng 3. Dân số, lao động xã Cao Sơn năm 2011 ...................................................... 14 Bảng 4. Phân bố lứa tuổi (%) n = 42 ......................................................................... 16 Bảng 5. Tỷ lệ phụ thuộc (Số lượng hộ và tỷ lệ %) .................................................... 17 Bảng 6. Số năm đi học của chủ hộ và người lớn tuổi (số người, %) n=42 ............... 18 Bảng 7. Phân bố hộ theo số năm đi học cao nhất của người lớn tuổi ....................... 19 Bảng 8. Tình hình biết đọc biết viết của người lớn tuổi (>17) .................................. 20 Bảng 9. Diện tích các loại đất sử dụng trung bình trên khẩu (m2) ............................ 20 Bảng 10. Khả năng sản xuất hiện tại của đất của diện tích đất trung bình sử dụng trên khẩu (quy đổi ra thóc) .................................................................................. 21 Bảng 11. Phân bố hộ theo tổng diện tích các loại đất/khẩu (% số hộ) ........................ 22 Bảng 12. Phân bố hộ theo diện tích lúa nước trên khẩu (% hộ) .................................. 23 Bảng 13. Phân bố hộ theo diện tích đất trồng cây trồng cạn trung bình/khẩu (số hộ và %) ................................................................................................................. 24 Bảng 14. Tình hình sử dụng các loại đất của nông hộ (% số hộ) ................................ 25 Bảng 15. Tình hình chăn nuôi của các hộ (số hộ và %) .............................................. 25 Bảng 16. Phân bố hộ theo giá trị nhà của các hộ (% hộ có) ........................................ 26 Bảng 17. Phân bố hộ theo diện tích nhà/khẩu (% hộ có) ............................................ 27 3 Bảng 18. Sở hữu các loại tài sản của nông hộ (số lượng và phần trăm số hộ) ............ 27 Bảng 19. Phân bố hộ theo số lượng các loại tài sản vật dụng trong gia đình (số lượng và %) ............................................................................................................ 28 Bảng 20. Kết quả tính tổng giá trị tài sản bằng hiện vật (000đ/khẩu) ......................... 28 Bảng 21. Tỷ lệ % giá trị đóng góp từ các chỉ tiêu thành phần (% giá trị) ................... 29 Bảng 22. So sánh tổng giá trị tài sản của một phần năm số hộ giàu nhất và nghèo nhất ...................................................................................................................... 29 Bảng 23. Nguồn thu tiền mặt trung bình của các hộ ('000đ và %) .............................. 30 Bảng 24. Tỷ lệ (%) nguồn thu tiền mặt trung bình của nhóm hộ giàu và nghèo ........ 31 Bảng 25. Chi tiêu tiền mặt trung bình của nông hộ ..................................................... 32 Bảng 26. Các khoản chi tiêu và tỷ lệ (%) chi tiêu tiền mặt trung bình/khẩu của nhóm hộ giàu và nghèo .......................................................................................... 33 Bảng 27. Cân đối thu chi tiền mặt trung bình của hộ gia đình .................................... 34 Bảng 28. Tình hình vay và trả nợ của các hộ đã vay và trả trong năm 2012 ............. 35 Bảng 29. Phân bố hộ theo số tiền còn nợ (số hộ và %) ............................................... 36 Bảng 30. Hướng đầu tư của nông hộ khi có 1 triệu đồng ............................................ 37 Bảng 31. Hướng đầu tư của các nhóm hộ giàu và nghèo khi có 1 triệu đồng (số hộ, %) ................................................................................................................. 37 Bảng 32. Nghề nghiệp của chủ hộ và người lớn tuổi (số hộ và %) ............................. 38 Bảng 33. Nghề phụ và nghề phi nông nghiệp của người lớn (số lượng và tỷ lệ %) ... 39 Bảng 34. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế cộng đồng về mức độ giàu- nghèo, giá trị và điểm .............................................................................................................. 40 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm đổi mới vừa qua, với sự hỗ trợ, ưu tiên của chính sách phát triển nhà nước, đặc biệt quan tâm, chú ý đối với kinh tế hộ của đồng bào các dân tộc miền núi và vùng cao, như một số chủ trương lớn đã được ban hành, đó là Nghị quyết 22/NQ-Tw của Bộ Chính trị, Quyết định số 72/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) rồi Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của Chính phủ, được triển khai thông qua các chương trình lớn như định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trợ cước, trợ giá... (Nguyến Văn Nam, 2002) nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp miền núi đã có nhiều cố gắng và đạt được những tiến bộ bước đầu, hình thức kinh tế hộ gia đình nông dân miền núi đã có những đóng góp to lớn và quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo đạt tỷ suất hàng hóa khoảng trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%, điều trên 90% (Đoàn Quang Thiệu, 2009) Tuy nhiên, so với những kết quả và thành tựu đạt được thì những tồn tại yếu kém của kinh tế hộ gia đình nông dân ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn bị tác động nhiều yếu tố làm ngăn cản sự phát triển như trình độ dân trí còn thấp, sản xuất manh mún và nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, sinh kế phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiếp cận với thông tin thị trường yếu do địa hình vùng miền núi hiểm trở và chia cắt, hệ thống giao thông kém phát triển. Trung bình các tỉnh miền núi phía bắc có 82,6% giao thông là ô tô không vào được. ( Nguyễn Sinh Cúc, 1995) Do vậy, kinh tế thị trường chưa được phát triển và luôn chịu phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế được cho là tốt hơn ở miền xuôi hay đồng bằng (Rambo, 1995; Li, 1999), khiến cho một bộ phận không nhỏ hộ gia đình đang vấp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, nghèo đói ngày càng tăng. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất của những cơn mưa ác liệt gây nên lũ lụt; nhiều trận lũ quét đã tàn phá tài nguyên thiên nhiên, các công trình xây dựng, đường sá, thuỷ lợi, gây thiệt hại người và của cho các vùng núi cao lại càng cho sản xuất kinh tế hộ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn (Võ Quý, 2005) Dân số tăng nhanh cũng là một mỗi thảm họa ở miền Núi, do tỷ lệ sinh thô lớn, tốc độ tăng lên hơn 300%. Mật độ dân số trung bình của một số vùng núi thường được cho là thưa thớt nay đã lên đến 75người/km2 (Lê Trọng Cúc, 1999). Cùng với sự gia tăng dân số, lao động dư thừa, chất lượng lao động thấp tạo ra các sản phẩm còn kém chất lượng, không theo kịp với thì trường bên ngoài, do phần lớn tình trạng lao động di cư đi làm thuê đến các đô thị lớn, nên việc quản lý và định hướng kế hoạch lâu dài cho phát triển kinh tế một số vùng địa phương miền núi đang gặp phải nhiều khó khăn. Về Môi trường: phần lớn kế sinh nhai của hầu hết người dân Miền núi là phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp, canh tác nương rẫy, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng, nhưng do một số mặt hạn chế nêu trên mà kinh tế nông nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng cao cuộc sống do vậy mà họ đã khai thác tài nguyên một cách không bền vững dẫn đến tài nguyên rừng bị suy thoái và các dịch vụ hệ sinh thái bị xuống cấp, làm cho chức năng cung cấp của hệ sinh thái bị thiếu hụt nghiêm trọng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng đời sống kinh tế của người dân miền núi gặp khó khăn. Xã Cao Sơn là một xã miền núi thuộc chương trình 135 của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Cuộc sống của người dân trong xã đang gặp nhiều khó khăn do hệ thống đường xuống cấp, hàng hóa sản xuất ra giá bán chênh lệch nhiều so với thị trường thị trấn, thành phố. Thu nhập 5 bình quân 200 nghìn/người/tháng còn chiếm hơn 50% tổng số dân và theo ông chủ tịch UBND xã cho biết hiện nay cả xã có hơn 300 hộ nghèo trên tổng số hộ. Diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế do độ dốc quá lớn dẫn đến có ít hộ có khả năng tự túc được lương thực. Tỷ lệ hộ vay lương thực để ăn còn chiếm hơn 50%. Có 68,9% số hộ chưa được sử dụng nước sạch từ các bể nước công cộng. Nhiều bể nước sạch xa khu dân cư, hiệu quả sử dụng thấp hoặc không có giá trị sử dụng. Còn 29,5% số hộ chưa có ti vi, đài để nghe nên việc nắm bắt thông tin, để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống rất hạn chế. Dân trí khu vực này còn thấp, đa số các em chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở, đặc biệt còn có 4,6% không biết chữ. (Nghiêm Huệ, 2010) Đáng chú ý là nhiều hộ ở xã Cao Sơn là những hộ dân tái định cư lòng hồ thuỷ điện trong diện đặc biệt khó khăn vẫn còn tâm lý dao động do chưa thích nghi với cuộc sống mới. Bà con rất lo sau này sẽ làm gì để ổn định cuộc sống (Nghiêm Huệ, 2010). Do vậy, nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ nông dân ở xã Cao Sơn là vô cùng cấp thiết nhằm tìm ra những yếu tố thuận lợi, khó khăn và chưa bền vững trong phát triển kinh tế hộ và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững phù hợp, giúp hộ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, giảm sức ép lên tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên thượng nguồn đập nước hồ Hòa Bình hướng tới nền sản xuất bền vững. Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” được xây dựng và triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cấp thiết này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ gia đình và các nhân tố ảnh hướng đến việc phát triển kinh tế hộ từ đó đề xuất giải pháp thực tế từ địa phương cho việc phát triển kinh tế hộ theo hướng Sinh kế bền vững tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Cụ Thể: - Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hướng đến việc phát triển kinh tế hộ tại địa phương. - Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế hộ theo hướng sinh kế bền vững tại vùng nghiên cứu III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tuy đề tài nghiên cứu trên phạm vi rộng về kinh tế hộ trong điều kiện địa hình rộng lớn và nhiều yếu tố ảnh hưởng phức tạp đến loại hình kinh tế này. Do điều kiện kinh phí cho phép, đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng kinh tế hộ của nhóm hộ điển hình theo phương pháp chọn mẫu để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng các nguồn lực chủ yếu trong phát triển sinh kế bền vững của nông hộ trong phạm vi của xóm Sèo ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình để làm đối tượng chính. IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Các nguồn lực kinh tế hộ của địa phương biến động như thế nào? Có làm thay đổi cơ cấu kinh tế , xã hội và môi trường tại cộng đồng địa phương không? 6 - Cần có giải pháp gì? giúp cho người dân ở đây phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững. Để trả lời các câu hỏi trên chúng tôi đã vận dụng các phương pháp tiếp cận và phương pháp thực hiện chính sau: V. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp luận Khái niệm về kinh tế hộ gia đình (KTHGD) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển ( Phạm Thị Hương Dịu, 2009) Do vậy để nghiên cứu về kinh tế hộ ta cần nghiên cứu các nguồn lực tạo nên một hộ gia đình và các công cụ sản xuất ra nhằm duy trì cuộc sống của hộ gia đình. Vì thế phương pháp để nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và sử dụng nguyên lý cách tiếp cận hệ sinh thái nhân văn đổi với các nguồn lực chính đó là nguồn lực về lao động là nguồn lực về con người tạo ra các sản phẩm, nguồn lực thứ 2 đó là nguồn lực tự nhiên như đất đai để sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống hàng ngày của hộ, thứ 3 là chúng tôi nghiên cứu đến các tài sản của hộ, các loại tài sản này có thể tạo ra các nguồn thông tin để tiếp cận với thông tin thị trường, cũng như nguồn năng lượng về tinh thần và văn hóa cho hộ, thứ 4 là nguồn lực về tài chính là các loại vồn về tiền mặt, tiền vay hay nói cách khác là năng lực tài chính phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của hộ và thứ 5 là nguồn lực vật lý đó là các tài sản để tạo ra môi trường sống của con người trong hộ như các dung cụ sản xuất, các công cụ tạo sự thỏa mãn cho con người trong hộ như các vật dụng phục vụ cho đời sống hàng ngày của hộ. Để phân tích đầy đủ các nguồn lực này chúng tôi đã đi sâu phân tích các đối tượng mà chúng tôi nhân thấy là ảnh hưởng lớn đến các các nguồn lực này đó là các đối tượng hay yếu tố sau: (1) điều kiện tự nhiên phức tạp; (2) dân cư, dân số đa dạng và tăng nhanh; (3) môi trường suy thoái; (4) cơ sở hạ tầng nghèo nàn; (5) thông tin, thị trường yếu kém; (6) học vấn thấp; (7) nghèo đói; (8) chính sách chưa phù hợp. đồng thời tìm ra những điểm mạnh điểm yếu nhằm đề xuất sinh kế bền vững theo phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững do DFID xây dựng năm 2009. Để phân tích các nguồn lực kinh tế nông hộ tại xã Cao Sơn chúng tôi đã tiếp cận dựa trên khung sinh kế bền vững để phân tích các nuồn lực kinh tế của người dân. Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai. Việc vận dụng khung sinh kế bền vững này nhằm tìm ra giải pháp để phát triển sinh kế bề vững nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân. 7 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập số liệu: Nhóm nghiên cứu đã tổ chức điều tra thực địa và tiến hành thu thấp số liệu tại điểm nghiên cứu 3 lần Đợt 1 được điều tra vào thời gian từ ngày 2-5/6/2013 nhóm đã khảo sát điểm nghiên cứu là xã Cao Sơn để thu thập tất cả các báo các về kinh tế xã hội, các thông tin về hộ và tình hình phát triển kinh tế tại xã, thu thấp các tài liệu thống kê, các báo cáo ngghiên cứu đã thực hiện trên địa bàn,và phóng vấn một số cán bộ ở xã, chọn địa điểm một thôn để lấy mẫu phóng vấn hộ, qua sự hiểu hiết sơ qua tình hình của xã nhóm đã quyết định chọn xóm Sèo là xóm để lấy thông tin và phóng vấn hộ, đồng thời chuẩn bị kế hoạch cho đợt thực địa tiếp theo vào tháng 9. Sở dĩ chúng tôi chọn xóm Sèo là vì xớm sèo là một xóm có đầy đủ các tiêu chỉ mà chúng tôi lựa chọn vừa có tính dân tộc vừ à rừng có nông nghiệp lúa nước vừa có làm rẫy và có dân số lớn thứ 2 trong toàn xã do vậy xóm này có thể đại diện cho toàn xã. Đợt thực địa thứ 2 là vào ngày 4-15/9/2012 đợt thực địa này mục đích là làm những việc như phóng phấn 42 hộ tại xóm Sèo xã Cao Sơn để phân tích về thực trạng kinh tế hộ của người dân ở đây. Trong đợt thực địa này nhóm tập trung thực hiện 3 phấn đề chính đó là: 1. Phỏng vấn cấu trúc: Về phóng vấn hộ theo hệ thông bảng hỏi có cấu trúc đã được thiết kế sẵn (xem phụ lục 2) và được phỏng vấn thử vào đợt thực địa thức nhất, sau khi được sửa lại, thêm vào những chỗ còn thiếu và bỏ đi những vất đề bất hợp lý và đưa vào thực hàng cho thực địa đợt 2. Trong đợt 2 nhóm đã chọn ra 42 hộ ở xóm Sèo theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên theo số thứ tự trong danh sách của trưởng thôn. Trong đó có đủ các thành phần về chủ hộ có nam, nữ, giàu và nghèo. 2. Phương pháp RRA: Nghiên cứu sử dụng các công cụ RRA, để thu thập thông tin trong quá trình phong vấn nhóm để tìm hiểu các thông tin chung về tình hình kinh tế của xóm. Như các nguồn thu chính, tình hình đói nghèo, các tiêu chí đánh giá giàu nghèo. v.v.. 3. Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: Từ những hiểu biết sơ qua về thôn xóm, nhóm đã chia ra các thành viên và phóng vấn một số cán bộ phục trách về các bộ phận như phòng quản lý đất đai, phòng tài nguyên và môi trường để hiểu về tình hình sử dụng đất của thôn. Tình hình đói nghèo, thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong những năm qua, khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của người dân. Yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân tiếp cận nguồn lực. Đây là những thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu. Đợt thực địa lần 3 được tổ chức vào ngày 10-15/10/2013 nhằm thu thập thêm các thông tin bổ sung để viết báo cáo tổng hợp, nhóm đị thực tế 5 ngày thu những tài liệu cần thiết còn thiếu và các số liệu cập nhật cho việc đánh giá tình hình phát triển kinh tế năm 2013 bao gồm những số liệu về tình hình dân số, sử dụng đất và các thông tin về thị trường các mặt hàng nông sản tại xã cao Sơn. 8 2.2. Phân tích số liệu 1. Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng nghèo đói, thực trạng các nguồn lực sinh kế cho giảm nghèo bền vững tại các địa phương. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuận lợi và cản trở trong việc phát triển nguồn vốn sinh kế đối với hộ. a. Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân nhóm thống kê các nhóm hộ theo các tiêu chígiàu nghèo, chúng tôi đã so sánh các nhóm hộ với nhau về điều kiện và khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế. Trên cơ sở đó phân tích được mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân của hạn chế giữa các nhóm hộ. So sánh giữa các nhóm giàu nghèo, dễ dàng hay khó khăn đối với từng nguồn lực và khả năng của người dân trong việc phát triển kinh tế hộ. b. Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu PRA, phóng vấn sâu, để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến nghèo đói, những khó khăn trở ngại, các nhân tố hỗ trợ người dân phát triển các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tại điểm nghiên cứu 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý Cao Sơn là một trong những xã vùng cao của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ranh giới của xã như sau: - Phía Đông Nam giáp xã Tu lý, Thị trấn Đà Bắc; - Phía Nam giáp Vầy Nưa, Hiền Lương, Tiền phong; - Phía Tây giáp xã Trung thành; - Phía Bắc giáp xã Tân Minh, Thanh Sơn - Phú Thọ; Trên địa bàn xã có 9 xóm: Sèo, Sơn Phú, Nà Chiếu, Rằng, Tằm, Lanh, Sơn Lập, Bại, Sưng. Là xã có vị trí tương đối thuận lợi hơn các xã khác, nằm cách trung tâm huyện lỵ Đà Bắc 10 km về phía Tây Bắc. Trên địa bàn xã có tuyến đường nhựa nối trung tâm xã với Thị trấn Đà Bắc và Thành phố Hòa Bình. Với vị trí địa lý như trên, xã Cao Sơn có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong và ngoài huyện. ( xem hình 1) 9 Hình 1. Vị trí đị lý của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 1.1.2. Địa hình. Do kiến tạo địa chất xã Cao Sơn có trên 90% diện tích là đồi núi, có địa hình chia cắt, phức tạp, độ dốc cao, có thể phân theo 4 khu vực chia theo độ dốc: khu vực có độ dốc từ 25 – 300; khu vực đất bằng với độ dốc 8 – 100; khu vực đồi có độ dốc 25 – 500; khu vực núi đá có độ dốc rất cao và hiểm trở. Địa hình xã Cao Sơn như vậy ảnh hưởng tới việc bố trí sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là hệ thống giao thông trên địa bàn. 1.1.3. Khí hậu, thời tiết. Cao Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa mưa hàng năm từ tháng 5 đến tháng 10, đây cũng là mùa có nhiệt độ cao trong năm, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 và tháng 7. Mùa khô hàng năm thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đây cũng là mùa có nhiệt độ thấp, thời gian lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. a) Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,40C, nhiệt độ thấp nhất là 15,30C vào tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 29,50C vào tháng 6. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300-8.5000C. b) Lượng mưa Mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở đây tương đối ít có tháng chỉ 0,7 mm. Tổng lượng mưa hàng năm toàn xã đạt 1200-1300 mm. Ngoài ra còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) và có ít bão. c) Độ ẩm không khí Trung bình cả năm là 82%. 10 - Độ ẩm trung bình cao nhất 87% (tháng 7 hàng năm). - Độ ẩm trung bình thấp nhất 76% (tháng 11hàng năm). d) Hướng gió Hướng gió cũng thay đổi theo mùa rõ rệt và phù hợp với sự thay đổi của hoàn lưu gió mùa, nhưng do vướng núi nên tốc độ gió nhỏ hơn so với vùng đồng bằng bắc bộ. Tốc độ gió trung bình 1,8m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam. Nhìn chung khí hậu của Cao Sơn với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao khá thuận lợi trong sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh là cây hàng năm, tre lấy măng, chăn nuôi đại gia súc,....Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt với những chân ruộng trũng, tạo dòng chảy lớn gây xói mòn đất vùng đồi. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu ánh sáng, lại ít mưa gây hạn hán cho cây trồng vụ Đông, Xuân và đời sống của nhân dân. 1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. a) Tài nguyên đất. *) Đặc điểm thổ nhưỡng Đất đai của xã có 3 loại chính là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất feranit và đất vàng nhạt trên đá sa thạch. - Đất nâu đỏ trên đá vôi chiếm 3% diện tích đất toàn xã, tập trung ở khu vực giáp suối Trầm. Thành phần cơ giới nặng, cấu tượng tốt, tơi xốp. Đất có độ PH thấp (chua), hàm lượng Al+++ di động cao, các cation kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi mạnh, độ no bazơ thấp. - Đất feralit chiếm 31% diện tích đất toàn xã. Thành phần cơ giới trung bình đến nặng, pHKCl trung bình tầng mặt 3,81. Hàm lượng P2O5 tổng số ở mức thấp, trung bình tầng mặt 0,07%. Hàm lượng K2O tổng số tầng mặt trung bình 1,01%. Hàm lượng đạm ở mức thấp, trung bình tầng mặt 0,16%. - Đất vàng nhạt trên đá sa thạch chiếm 64% diện tích đất của xã. Thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất tương đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50 ÷ 70 cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch thường nghèo dinh dưỡng, ở các vùng núi cao lượng mùn từ 1,5 ÷ 2,5%; ở vùng thấp lượng mùn thường không quá 1,5%. Các chỉ tiêu như đạm, lân, kali điều nghèo, độ chua cao pHKCL < 4, độ bazơ thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, hạt rời rạc, khả năng giữ nước và kết dính kém, thành phần keo sét thấp, khả năng giữ màu kém. - Đất phù sa chiếm diện tích nhỏ. Là loại đất được hình thành do bồi tụ sản phẩm phù sa của suối là nhóm đất quan trọng trong sản xuất lương thực và các cây công nghiệp ngắn ngày khác. Thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng pHKCl tầng mặt trung bình 4,33, các tầng kế tiếp trung bình ở ngưỡng 5,73. Đạm tầng mặt trung bình 0,1%, các tầng kế tiếp trung bình 0,06%. Hàm lượng lân tổng số P2O5 ở mức trung bình, tầng mặt trung bình 0,08%, tầng sâu trung bình 0,06%. Hàm lượng ka li K2O trong đất ở 11 các tầng ở mức trung bình đến cao, tầng mặt trung bình 0,9%, tầng sâu trung bình 1,19%. *) Hiện trạng sử dụng đất. - Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 5030,53 ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 3.894,05 ha chiếm 77,41%. + Đất phi nông nghiệp: 268,13 ha chiếm 5,33%. + Đất chưa sử dụng: 868,35 ha chiếm 17,26%. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Cao Sơn STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 5030,53 100 1 Đất nông nghiệp 3894,05 77,41 1.1 Đất lúa nước 101,1 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 209,10 1.3 Đất trồng cây lâu năm 60 1.4 Đất rừng phòng hộ 1906,7 1.5 Đất rừng sản xuất 1578,95 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 38,2 2 Đất phi nông nghiệp 268,13 5,33 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,5 2.2 Đất cho hoạt động khoáng sản 12,00 2.3 Đất di tích danh thắng 0,3 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 13,5 2.5 Đất sông, suối 75,1 2.6 Đất phát triển hạ tầng 34,03 3 Đất chưa sử dụng 868,35 17,26 4 Đất khu dân cư nông thôn 153,93 3,06 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đà Bắc) 12 Đất ở hiện tại có 132,7 ha, chiếm 2,74% diện tích đất tự nhiên tập trung tại 9 xóm trong xã. Xóm dân cư nông thôn đã được hình thành từ lâu đời gắn liền với truyền thống văn hoá cộng đồng làng xã. Bình quân đất ở mỗi hộ 1.365 m2/hộ, mật độ xây dựng trung bình 15-20%. b) Tài nguyên rừng: Theo tài liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 3.485,65 ha. Trong đó rừng sản xuất 1.578,95 ha, rừng phòng hộ 1.906,7 ha. Độ che phủ đạt 69,29%. Thảm thực vật trên địa bàn xã tương đối phong phú, đa dạng, tuy nhiên diện tích rừng của xã chủ yếu là rừng tái sinh nên thảm thực vật phổ biến là tre nứa, cây bụi và một số loại gỗ tái sinh, trữ lượng gỗ thấp. c) Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Do địa hình chia cắt nên Cao Sơn có hệ thống suối đa dạng như suối Trầm, suối Láo, suối Sổ, suối Sưng... đây chính là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra Cao Sơn còn có hồ Nà Chiếu, hồ Tằm và một số hồ nhỏ dự trữ nước và ...ợc bức tranh toàn cảnh về các tỷ lệ đóng góp về giá trị tài sản hiện vật của từng loại tài sản có giá trị khác nhau. Ở đây ta thấy tỷ lệ đóng góp nhiều nhất cho giá trị tài sản của hộ gia đình là từ nông nghiệp chiếm 54 % từ vật dụng sản xuất, nhà cửa và đồ dùng sinh hoạt là 23 %, ở xóm Sèo tuy đất rừng nhiều nhưng tỷ lệ đóng góp vào giá trị tài sản lại ít điều này có thế lý giải được là ở đây việc quản lý rừng tốt hơn nên việc khai thác các sản phẩm rừng tạo ra giá trị thực tế là khiêm tốn hơn chỉ có 15% 3.5. Sự công bằng trong phân phối tổng giá trị tài sản vật chất giữa các nông hộ Như đã được trình bày trên bảng 20, khoảng cách giữa tổng giá trị tài sản của những hộ thấp nhất và cao nhất hơn kém nhau tới 15 lần. tuy nhiên, nếu so sánh sự công bằng này giữa các hộ nghèo và hộ giàu cũng có sự khác biệt, giá trị trung bình của nông hộ giàu và giá trị trung bình của nông hộ nghèo là 5,66 lần xem bảng 22 Bảng 22. So sánh tổng giá trị tài sản của một phần năm số hộ giàu nhất và nghèo nhất Giá trị tài sản ('000đ/khẩu) Giàu nhất Nghèo nhất Trung bình 24.878 4.397 30 Thấp nhất 18.781 2.366 Cao nhất 35.056 7.175 So sánh TB giàu/TB nghèo (lần) 5,66 2.4. Nguồn lực tài chính của nông hộ Phần này cung cấp các thông tin về thu nhập và chi phí của nông hộ trong cộng đồng nghiên cứu. Do các số liệu thu thập được dựa vào trí nhớ của người cung cấp thông tin về thu nhập và chi phí của gia đình họ trong suốt 12 tháng qua, chứ không phải dựa trên sự ghi chép hàng ngày, cho nên các số liệu đưa ra ở phần này không thể đòi hỏi có độ chính xác cao. Tuy nhiên, những số liệu này cũng rất hữu ích trong việc chỉ ra những chỉ số chính và mối liên quan thực chất về thu nhập và chi phí của nông hộ. 4.1. Thu nhập trung bình của nông hộ Ở đây chúng tôi quan tâm đến các chỉ tiêu về nguồn thu và lượng tiền mặt thu nhập trung bình của nông hộ. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 23 và hình 8. Bảng 23. Nguồn thu tiền mặt trung bình của các hộ ('000đ và %) Nguồn Số tiền thu được Tỷ lệ % Sản phẩm trồng trọt 754 23,6 Chăn nuôi 703 22,0 Từ rừng 1.012 31,7 Làm thuê 56 1.8 Thủ công 17 0,5 Dịch vụ 325 10,2 Nguồn thu từ chính phủ và các nguồn khác 324 10,2 Tổng thu 3.191 100,0 Theo điều tra 42 hộ về thu nhập tiền mặt trung bình của nông hộ tùy theo ngành nghề, chúng ta thấy thu nhập trung bình của nông hộ là 3,2 triệu đồng. Nguồn thu nhập tiền mặt chủ yếu của nông hộ là từ rừng (sản phẩm phi gỗ và gỗ, khoảng 32%), từ bán sản phẩm trồng trọt (24%) và từ chăn nuôi (22%). Nguồn thu từ các khoản lương và trợ cấp của chính phủ (10%) và nguồn thu từ các dịch vụ (10%) cũng góp phần quan trọng trong thu nhập tiền mặt của nông hộ. Nguồn thu từ nghề thủ công và đi làm thuê chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhập tiền mặt của người dân địa phương. Mỗi một hoạt động kinh tế có những đóng góp khác nhau trong kinh tế nông hộ. Điều đó phản ánh khả năng sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên của họ (ví dụ như họ có bỏ hoá đất rừng hay không), khả năng tiếp cận thị trường, và quy mô các dự án phát triển của chính phủ 31 mà trong đó họ được hưởng lợi. Vì vậy, việc bán sản phẩm trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của nông hộ (24%). Trong khí đó, nông sản hàng hoá lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ hay bằng 0 trong cơ cấu thu nhập của nông hộ, do người dân ở đây bị thiếu lương thực trầm trọng. Tuy nhiên, những khi thật cần tiền (như khi gia đình có người ốm đau) thì họ vẫn buộc phải bán đi những hạt thóc hiếm hoi và quý giá. Nhìn chung các tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của nông hộ ở đây phân bổ khá đều. Chỉ có hai loại mặt hàng đóng góp thấp đó là về chăn nuôi và làm thuê, thủ công và dịch vụ. Điều này cho thấy tuy ở xóm Sèo có ưu thế và sản xuất nông nghiệp nhưng các sản phẩm từ chăn nuôi lại là sản phẩm không được quan tâm. Điều này có thế lý giải rằng vì là một xã có điều kiện giao thông thuận tiện, khả năng kết nối với thị trường ngoài tốt, nên việc các sản phẩm nông nghiệp được bán ra ngoài rất dễ dàng. Do vậy, các sản phẩm để chăn nuôi ít đi, người dân ít quan tâm hơn đến chăn nuôi. Hình 8. Tỷ lệ (%) nguồn thu tiền mặt trung bình của nông hộ Nguồn thu và thu nhập tiền mặt trung bình của nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo Thu nhập của nông hộ trong mỗi cộng đồng khác nhau rất rõ. Để so sánh thu nhập tiền mặt ở các mức độ khác nhau của nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo của xóm, chúng tôi đã tách riêng hai nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo để so sánh mức thu nhập bình quân của nông hộ. Bảng 24 cho biết tỷ lệ phần trăm nguồn thu tiền mặt trung bình của nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo trong cộng đồng cũng như thu nhập trung bình trên khẩu của từng nhóm hộ như sau: Bảng 24. Tỷ lệ (%) các nguồn thu tiền mặt trung bình của nhóm hộ giàu và nghèo Nguồn thu Xóm Sèo Giàu Tỷ lệ % Nghèo Tỷ lệ % Sản phẩm trồng trọt 20,8 44,4 Chăn nuôi 7,1 11,6 24% 22% 32% 12% 10% Nông sản chăn nuôi Lâm Sản Làm thuê, thủ công, dịch vụ Chỉnh phủ 32 Lâm sản 42,3 32,3 Làm thuê 0,2 0,0 Hàng thủ công 0,0 6,9 Dịch vụ 20,1 0,7 Nguồn thu từ chính phủ và các nguồn thu khác 9,5 4,1 Thu TB/khẩu (1000đ) 1.226 201 Mức chênh lệch giữa hai nhóm hộ (lần) 6,1 Nguồn thu tiền mặt của các hộ giàu và các hộ nghèo cũng không giống nhau giữa các hộ. Bảng 24 cho thấy, cả nhóm người giàu và nhóm người nghèo ở xóm Sèo, nguồn thu tiền mặt của cả hai nhóm nông hộ rất đa dạng. Lớn nhất của nhóm hộ giàu là từ lâm sản (42%), từ bán sản phẩm trồng trọt (21%), từ làm dịch vụ (20%); còn nhóm hộ nghèo ở đây lại có nguồn thu tiền mặt chủ yếu từ bán sản phẩm trồng trọt như sắn, ngô, đót, gừng (44%) sau đó đến lâm sản (32%) và chăn nuôi (12%). Và bảng này cũng thể hiện sự chênh lệch về thu nhập giữa người nghèo và người giàu là 6,1 lần điều này có ý nghĩa là giá trị làm ra tiền của người giàu gấp 6,1 lần so với người nghèo. 4.2. Chi phí của nông hộ Bảng 25 trình bày về các loại chi phí và lượng tiền chi tiêu của nông hộ ở các cộng đồng. Nhìn vào bảng 25 ta thấy chi tiêu tiền mặt lớn nhất của nông hộ xóm Sèo là mua lương thực 27% điều này cũng cho thấy tình hình thiếu lương thực và an toàn lương thực không ổn định, phần lớn các khoản tiền này thường dùng vào việc mua gạo, chứng tỏ an toàn lương thực vẫn còn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người dân xóm sèo. Trong khi đó các khoản tiền giành cho việc đầu tư vào chăn nuôi hay việc học hành cho các con chiếm rất ít đặt biệt là việc đầu tư học hành, tuy nhiên chúng tôi cũng hiểu rằng các chính sách của nhà nước ưu tiên các loại tiền học cho con em ở miền núi nhưng với tỷ lệ 2,4% là quá ít, thậm chí là ít nhất trong các khoản chi. Trong khi đó, các vấn đề khác lại được tiêu số tiền lớn hơn như 17 % số tiền cho việc các loại chi khác, 11,2% giành cho trả nợ, 11,1% giành cho sửa chữa nhà cửa và 9% cho việc mua sắm quần áo, ở đây chúng tôi muốn nói đến là về chăn nuôi, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi thì người nông dân miền núi thì chăn nuôi đãng lẽ ra là một hướng đầu tư sinh lời vì điều kiện nhiều hơn so với miền xuôi như đất đai rộng rãi, nhiều sản phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi như sắn, bắp.v.v.. thì ở đây lại được dùng với số tiền rất ít chỉ chiếm 5,5%. Và còn một số chi tiêu khác cũng tương đối thấp như thuế và quỹ chỉ chiểm 3,2%, y tế 3,5% còn chi phí cho cưới xin, ma chay, lễ lạt có phần cao hơn chiếm 8,7%. Bảng 25. Chi tiêu tiền mặt trung bình của nông hộ Mục đích chi Số tiền chi tiêu (1000đ) Tỷ lệ % chi tiêu Lương thực 654 27,9 33 Chăn nuôi 128 5,5 Quần áo 214 9,1 Thuế và quỹ 74 3,2 Học phí 57 2,4 Y tế 83 3,5 Cưới, ma, lễ 203 8,7 Trả nợ 262 11,2 Xây sửa nhà 262 11,2 Chi phí khác 404 17,3 Tổng chi 2.341 100,0) Nhìn vào giá trị tuyệt đối chúng ta thấy mức chi tiêu tiền mặt trung bình của nông hộ cũng khá lớn so với thu nhập thì các khoản chi gần hết so với các khoản thu chỉ còn thừa lại một số rất ít đó là khoảng 900 ngàn đồng trung bình/khẩu. 4.3. Sự khác nhau trong chi tiêu tiền mặt giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo Tỷ lệ chi tiêu tiền mặt cũng có những sự khác nhau giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo cũng hết sức đa dạng và khác biệt nhau. Bảng 26 mô tả các loại chi tiêu và tỷ lệ các khoản chi tiêu của nông hộ thuộc nhóm giàu và nhóm nghèo trong cộng đồng. Bảng 26 cho thấy, nhóm người giàu trong cộng đồng chi nhiều nhất cho 'chi phí khác' (80%) rồi đến đóng thuế (10%) và chi cho cưới xin ma chay (8%), họ chi cho mua gạo rất ít, chỉ chừng 2% tổng chi; còn người nghèo ở đây lại chi nhiều nhất cho mua gạo (49%), rồi đến 'chi phí khác' (14%), mua sắm quần áo và mua thuốc chữa bệnh (12%) Bảng 26. Các khoản chi tiêu và tỷ lệ (%) chi tiêu tiền mặt trung bình/khẩu của nhóm hộ giàu và nghèo Khoản chi xóm Sèo Giàu Nghèo Lương thực 2,0 49,0 Chăn nuôi 0,0 6,0 Quần áo 0,0 12,0 Thuế 10,0 2,0 Học phí 0,0 3,0 Phí y tế 0,0 12,0 Đám cưới, tang, lễ 8,0 2,0 34 Trả nợ 0,0 0,0 Xây sửa nhà 0,0 0,0 Chi phí khác 80,0 14,0 Tổng chi/khẩu ('000đ) 625 172 Mức chênh lệch (lần) 3,6 Chúng ta thấy, sự khác nhau trong cơ cấu chi tiêu của nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo ở trong cộng đồng thì nhóm hộ giàu sử dụng tiền để mua lương thực ít hơn hoặc không cần phải mua lương thực; còn nhóm hộ nghèo vẫn phải sử dụng phần lớn kinh phí của gia đình để mua gạo. Trong mua sắm quần áo cũng có xu hướng trái ngược nhau giữa hai nhóm hộ. Nhóm nghèo sử dụng tỷ lệ tiền mặt nhiều hơn nhóm hộ giàu để mua sắm quần áo; trong khi nông hộ giàu lại hầu như không sử dụng khoản tiền nào cho khoản này. Ở đây người giàu sử dụng tỷ lệ tiền mặt lớn hơn nhóm người nghèo cho các lễ tết, hiếu hỷ. Đặc biệt là việc đóng thuế thì nhóm người giàu lớn hơn nhiều so với nhóm người nghèo với tỷ lệ là 10% trong khi đó nhóm người nghèo chỉ có 2% , trong bảng này cũng cho chúng ta biết về tổng giá trị chi của nhóm hộ giàu cũng cao hơn nhóm hộ nghèo nhiều. cụ thể tổng chi trên một khẩu của nhóm hộ giàu là 625.000 đồng trong khi đó thì nhóm hộ nghèo chỉ tiêu ở mức là 172.000 đồng và mức chênh lệch đối với giá trị chi bẳng tiền mặt của nông hộ giàu và nông hộ nghèo là 3,6 lần. Theo kết quả phân tích cân đối thu-chi của 42 hộ khảo sát được trình bày trên bảng 27. Cho ta thấy có 27 hộ là có tỷ lệ tiền mặt là thu vượt chi có nghĩa là có dư thừa về tiền mặt, số tiền mặt trung bình dư thừa của các hộ 1.717.000 đồng chiếm 64,3 % số hộ còn tỷ lệ số hộ chi vượt thu có nghĩa là bị thiếu hụt trong sử dụng tiền mặt có 15 hộ chiếm 35,7% với số tiền thiếu hụt là 937000 đồng còn tỷ lệ thu bằng chi là bằng 0. Bảng 27. Cân đối thu chi tiền mặt trung bình của hộ gia đình Chỉ tiêu Số tiền (đv:1000 đ) Số hộ Tỷ lệ % hộ Thu vượt chi/hộ 1.717 27 64,3 Chi vượt thu/hộ 937 15 35,7 Thu bằng chi 0,0 Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu và chứng minh rằng các tỉnh miền núi phía Bắc phổ biến thường các nguồn thu của các hộ không đủ chi, số hộ bị thâm hụt ngân sách chiếm tỷ lệ cao hơn 50% số hộ như ở khe nóng Nghệ An là 58% Thái Pình Tủng ở Hà Giang là 63% (Rambo, A Terry, Lê Trọng Cúc, 2001) tuy nhiên con số này cũng chỉ mang tính tương đối vì một số lý do là người dân có các cách kiếm tiền bằng con đường phi pháp nên họ thường sợ phải khai những nguồn tiền thu được: ví dụ, (như khai thác gỗ lậu, săn bắt động vật hoang dã) nên tỷ lệ số hộ bị thâm hụt ngân sách trên thực tế có thể thấp hơn số liệu của chúng tôi. Ở xóm Sèo lại là một chuyện khác tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở đây lại là một tỷ lệ thấp hơn 50% điều này cho thấy mức độ phát triển ở đây cũng không thấp so với một số vùng miền núi ở phía Bắc. Đây 35 cũng có thể coi là một tiềm năng cần được đầu tư cho cho phát triển và cần có chính sách phát triển thực tế hơn. 2.5. Nguồn lực xã hội của nông hộ Phần này cung cấp cho chúng ta nhưng thông tin quan trọng về sự tiếp cận vồn vay và những năng lực trả lại vốn vay của nông hộ, đồng thời cũng cung cấp những thông tin về cơ hội việc làm, tiếp cận thông tin trong việc phát triển kinh tế nông hộ tại xóm Sèo 5.1. Tình hình vay nợ trả nợ của xóm Sèo Hiện nay người ta vẫn thường cho rằng, thiếu vốn đầu tư và những khó khăn trong việc vay tiền để đầu tư cho sản xuất của nông hộ là một trong những trở ngại cho công cuộc phát triển miền núi phía Bắc. Đối với người nghèo, sự tự giác đến mức nào trong việc đầu tư vốn cho sản xuất lâu dài trong khi những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày luôn thúc bách họ cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét đến các thông tin về vay mượn, nợ nần, và hướng đầu tư của nông hộ ở cộng đồng nghiên cứu. Tín dụng và tình trạng nợ nần của nông hộ ở xóm Sèo được trình bày qua các bảng 29 sau đây chỉ tính cho các hộ có vay và trả nợ trong năm điều tra, khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại xóm Sèo. Nhìn vào bảng 28 cho thấy, số hộ vay tiền trong năm điều tra tại xóm Sèo là 14 hộ chiếm (33%) với tổng số tiền vây lên tới 6.060.000 đồng và mức vây trung bình hộ là 433.000 đồng. đa số các khoản tín dụng này thường là cho vay ngắn hạn do vậy ở xóm Sèo đã có 10 hộ vay đã trả chiếm 71% và đã trả được 5.450.000 đồng với tỷ lệ trung bình trên hộ là 545.000 đồng. Bảng 28. Tình hình vay và trả nợ của các hộ đã vay và trả trong năm 2012 Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ % Số hộ vay trong năm 14 33 Tổng số tiền đã vay trong năm điều tra ('000đ) 6.060 Trung bình mỗi hộ đã vay ('000đ) 433 Số hộ vay đã trả nợ 10 71 Tổng số tiền các hộ vay đã trả ('000đ)* 5.450 Trung bình mỗi hộ vay đã trả ('000đ) 545 Số hộ đã trả nợ từ trước đến thời điểm điều tra 18 43 Tổng số tiền đã trả trong năm điều tra ('000đ) 10.530 Bình quân đã trả/hộ ('000 đ) 585 Tổng số hộ còn nợ hiện nay 9 21 Tổng số tiền còn nợ ('000đ) 2.490 36 TB mỗi hộ còn nợ ('000đ) 277 *Có thể bao gồm cả tiền trả nợ đọng từ các năm trước Còn nếu tính từ trước đến thời điềm điều tra thì trên 42 mẫu khảo sát thì có 18 hộ vay và đã có 9 hộ trả chiếm (21%) còn lại 9 hộ chưa trảvà đang nợ với số tiền là 2.490.000 đồng, trung bình mỗi hộ còn nợ 277.000 đồng. Sở dĩ tỷ lệ số hộ còn nợ ở địa phương này ít là vì có thể do nhưng hạn chế về mặt thủ tục tín dụng chứ không hẳn là do người dân không cần vay. Người dân xóm Sèo cho biết họ rất khó vay tiền của Ngân hàng người nghèo. Có người đã phàn nàn với chúng tôi là họ đã phải làm thủ tục vay rất lâu mới có thể vay được một số tiền để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Cũng có người cho biết, trong xóm của họ có mấy nông hộ vay tiền của ngân hàng huyện về phát triển chăn nuôi, nhưng không may bò và lợn của họ bị rét chết, họ không trả được nợ ngân hàng. Từ đấy ngân hàng rất ngại cho người dân ở đây vay tiền, và nếu có vay được thì cũng chỉ được vay với lượng nhỏ. Bảng 29 cho biết sự phân bố hộ theo số tiền họ còn nợ tính đến thời điểm nghiên cứu. Phổ nợ tiền của nông hộ xóm Sèo chỉ tập trung chủ yếu trong khoảng dưới 1 triệu đồng. cho đến thời điều điều tra năm 2012 trong 42 hộ điều tra thì chỉ có 9 hộ còn nợ chiếm tỷ lệ 21% trong đó có đến 8 hộ có tiền nợ khoảng từ 100.000-500.000 đồng chỉ duy nhất 1 hộ nợ trong khoảng từ 500.000-1000.000 đồng. Bảng 29. Phân bố hộ theo số tiền còn nợ (số hộ và %) Số tiền còn nợ (1000đ) Số hộ (n=42) Tỷ lệ % 0 33 79 1 - 500 8 19 501 - 1000 1 2 1001 - 2000 0 0 2001 - 3000 0 0 3001 - 4000 0 0 4001 - 5000 0 0 5001 - 6000 0 0 > 6000 0 0 Tổng số hộ nợ 9 21,4 5.2. Hướng ưu tiên trong đầu tư vốn của nông hộ Để tìm hiểu về xu hướng đầu tư của nông hộ xem họ sẽ dùng vốn để mua sắm hay để đầu tư cho sản xuất, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 'nếu có 1 triệu đồng thì ông/bà sẽ dùng để làm gì?' 37 Khoản tiền này như một món quà tặng, không phải chịu lãi và cũng không phải trả lại, và họ được toàn quyền sử dụng khoản tiền này một cách tự do. Khi đưa ra câu hỏi này, chúng tôi đã nghĩ rằng những nông hộ nghèo đói, thiếu ăn sẽ sử dụng món tiền này để mua những thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, như được trình bày ở bảng 30, hầu hết các nông hộ muốn sử dụng khoản tiền này để đầu tư cho sản xuất. Bảng 30. Hướng đầu tư của nông hộ khi có 1 triệu đồng Hướng đầu tư Số hộ Tỷ lệ % Chăn nuôi 37 88 Buôn bán, sản xuất thủ công nghiệp 1 2,4 Quần áo 1 2,4 Trồng trọt 1 2,4 Xây, sửa nhà 1 2,4 Trả nợ 1 2,4 Làm từ thiện 0 0 Cho vay lấy lãi 0 0 Không biết làm gì 0 0 Bảng 30 cho thấy, hầu hết tất cả các nông hộ tại xóm Sèo đều có một xu hướng chung là đầu tư cho chăn nuôi có 37/42 hộ chiếm 88%. Số hộ muốn dùng số tiền 'trời cho' này để buôn bán, sản xuất thủ công nghiệp, mua sắm như mua quần áo, trồng trọt, xây hay sửa nhà rất ít và trả nợ rất ít và chỉ có mỗi hướng đầy từ là 1 hộ chiếm 2,4 % số hộ điều tra. Nhưng có một điều mà nằm ngoài sự phóng đoán của một số người về hướng sử dụng tiền có liên quan đến sự giàu nghèo, nhưng sự nghèo đói dường như có ảnh hưởng không nhiều lắm đến hướng ưu tiên đầu tư của nông hộ. Do vậy, hầu như không có sự sai khác nhiều lắm trong cách đầu tư của cả hộ giàu và hộ nghèo, nếu như họ có cơ hội được sử dụng món tiền kia. Nhìn vào bảng 31 cho ta thấy hầu hết xu hướng đầu từ của các nông hộ vào chăn nuôi kể cả hộ giàu và hộ nghèo. Hộ giàu chiềm 88,8 % đầu tư vào chăn nuôi 11,1 % vào buôn bán và hầu như không có hộ nào đầu tư vào lĩnh vực khác, còn nhóm hộ nghèo thì 100% hộ đầu tư vào chăn nuôi, điều này cho thấy đây là một hướng cần được ưu tiên cần xem xét và đề ra các chính sách phù hợp vì tình hình địa phương nơi đây. Bảng 31. Hướng đầu tư của các nhóm hộ giàu và nghèo khi có 1 triệu đồng (số hộ, %) Hướng đầu tư giàu Nghèo Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 38 Chăn nuôi 8 88,8 9 100 Buôn bán 1 11,1 - - Cho vay lãi - - - - Trồng trọt - - - - Khác* - - - - Số hộ 9 100 9 100 *Trả nợ, sửa nhà cửa, hoặc mua quần áo 5.3. Việc làm và cấu trúc nghề nghiệp Hầu hết các gia đình ở xóm Sèo đều làm nông nghiệp, người lớn trong gia đình đều là nông dân, nhưng vẫn có sự khác nhau về số hộ có các thành viên của mình làm thêm nghề phụ hoặc đã thoát ly đồng ruộng để làm những công việc khác không có liên quan đến nghề nông. Bảng 32. Nghề nghiệp của chủ hộ và người lớn tuổi (số hộ và %) Chỉ tiêu Xóm Sèo (n=42) Số hộ Tỷ lệ % Hộ có chủ hộ làm nghề nông 37 88,0 Hộ có ít nhất một người lớn làm nghề nông 41 97,6 Hộ có ít nhất một người lớn có nghề chính là phi nông nghiệp 11 26,2 Hộ có ít nhất một người lớn có nghề phụ ngoài làm nông nghiệp 16 38,1 Bảng 32 cho thấy số hộ có ít nhất 1 thành viên là người lớn làm nghề nông là 41 hộ chiếm 97,6%, và hộ có ít nhất một người lớn làm nghề phụ, các hoạt động phi nông nghiệp là 16 hộ chiếm 38,1%, các hộ có chủ hộ làm duy nhất nông nghiệp có 37 hộ chiếm 88,0%. Qua đây cho ta thấy rằng ngành nghề nông nghiệp ở xóm Sèo vẫn đóng vai trò quan trọng trong các ngành nghề sản xuất. Nhìn chung, tại xóm Sèo là một xóm thuộc vùng núi phía Bắc như nhiều người thường cho rằng người dân miền núi thường làm nương rẫy và thuần nông nghiệp là chính nhưng riêng ở xóm Sèo thì có 11/42 hộ chiếm 26% số hộ có một thành viên nào đó trong gia đình có nghề chính là hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả cán bộ hưu trí có lương hưu). Số hộ có ít nhất một người lớn trong gia đình làm thêm nghề phụ nhiều hơn là số hộ có người lớn có nghề chính là phi nông nghiệp. Nghề phụ được coi là nhưng việc làm thêm ngoài công việc đồng áng của nông dân và chúng rất đa dạng. Ở xóm Sèo là các nghề đan gùi, xẻ gỗ, lấy giang và buôn bán nhỏ hay làm nghề xe ôm và chiếm 38% số hộ có các thành viên nông hộ 39 làm thêm nghề phụ, bảng 33 mô tả cấu trúc nghề nghiệp của các cộng đồng qua các chỉ tiêu về số người lớn có nghề phụ ngoài nghề chính là làm nông nghiệp hoặc số người có nghề chính là phi nông nghiệp. Bảng 33. Nghề phụ và nghề phi nông nghiệp của người lớn (số lượng và tỷ lệ %) Chỉ tiêu Số người (n=133) Tỷ lệ % Số người lớn có thêm nghề phụ 21 18,6 Số người lớn có nghề chính là phi nông nghiệp 12 10,6 Như được thể hiện qua bảng 33, tại xóm Sèo số người lớn có thêm nghề phụ chiếm (19%), các hộ chúng tôi phỏng vấn đều nói rằng tất cả các thành viên người lớn trong gia đình họ đều là nông dân, chỉ biết làm ruộng làm nương, không ai có nghề phụ cả. Trên thực tế, một số thanh niên trong bản vẫn đi làm thuê như chặt gỗ, xẻ gỗ, nhưng không ai nói với chúng tôi về điều đó, vì chặt và xẻ gỗ lậu trong rừng bị coi là hoạt động kiếm tiền bất hợp pháp (có 5 hộ cho biết họ có nguồn thu từ các nghề phụ khi họ kê khai các nguồn thu, vì vậy chúng tôi đã phải sử dụng con số này để ước tính số hộ có người lớn tham gia vào các hoạt động kiếm tiền ngoài làm nông nghiệp). Tỷ lệ người lớn có nghề chính là phi nông nghiệp tương đối thấp ở đây chỉ chiếm 10,6%. Điều này có thể là do một số hộ cho rằng năng suất lao động nông nghiệp ở đây tương đối cao nên điều kiên phát triển nông nghiệp tương đối tốt nên người dân không cần thiết phải đi tìm các nghề phi nông nghiệp để kiếm sống. 2.6. Đánh giá vai trò các nguồn lực trong nông hộ tại xóm Sèo Để có thể phân tích thực trạng kinh tế chung của xóm Sèo, chúng tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, bằng cách thiết lập một số chỉ tiêu quan trọng và phân chia theo từng nấng thang và cho điểm cho từng chỉ tiêu xem phụ lục 1 từ đó ta có thể biết được thế mạnh và yếu trong nền kinh tế của cộng đồng. 6.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế Bảng 34 trình bày khái quát về thực trạng kinh tế chung của cộng đồng thông qua 5 nguồn lực mà chúng tôi đã sử dụng các chỉ số để đánh giá. Các chỉ số này bao gồm mức độ các tỷ lệ phụ thuộc, số năm đi học trung bình và tỷ lệ biết đọc biết viết để đánh giá chất lượng của nguồn lực con người Về nguồn lực sản xuất chúng tôi đã đánh giá chung theo các chỉ số như diện tích đất đai sử dụng trên một khẩu, khả năng sản xuất hiện tịa của đất được quy đổi ra thóc và một điều có bản nữa là chúng tôi nhận thấy sự ưu tiên của người dân ở đây là phát triển chăn nuôi nên chúng tôi đã lựa chọn các tiêu chỉ về chăn nuôi để đánh giá như tiêu chí về tỷ lệ các hộ có nuôi các đại gia súc và tiểu gia súc. Nguồn lực vật lý chúng tôi đã xác định và lựa chọn 3 chỉ tiêu đó là giá trị nhà ở là giá trị lớn nhất của một gia đình, tiếp đến là tiêu chí tổng giá trị trung bình của hộ để đánh giá chung và tiêu chí mức chênh lệch giữa giá trị tài sản của người nhóm giàu và giá trị tài sản nhóm người nghèo để xem xét và phân tích thực trạng về nguồn lực vật chất của nông hộ. 40 Về nguồn lực tài chính thì chúng tôi đã lựa chọn bốn tiêu chí để đánh giá đó là tổng thu nhập trung bình, mức chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của nông hộ, số tháng đủ ăn của nông hộ và mức chênh lệch thu giữa hộ giàu và hộ nghèo để biết tình hình bền vững của phát triển kinh tế nông hộ tại xóm Sèo và cuối cùng là nguồn lực về xã hội, vì đây là nguồng lực mang tính xã hội nên rất khó xác định được các tiêu chí để đánh giá cụ thế chúng tôi chỉ chọn được 3 tiêu chỉ có liên quan đến các cách tiếp cận của người dân trong việc phát triển kinh tế của họ đó là tiếp cận vốn vay và tiếp cận thông tin, tiếp cận nguồn vốn thì chúng tôi đã chọn tiêu chí là nguồn vay và khả năng để trả các khoản vay đó, còn về tiệp cận thông tin, chúng tôi đã chọn các chỉ tiêu về các thiết bị nghe nhìn mà người dân đã bỏ vốn ra để đầu tư, vì đây là một tiêu chí quan trọng trong việc cập nhật các thông tin về kỹ thuật canh tác nông nghiệp mặt các đây là cũng một kênh thông tin về giá cả thị trường, để tìm những hướng đầu tư thích đăng trong phát triển kinh tế nông hộ. Sau khi chọn được các chí tiêu chúng tôi đã tiến hành cho điểm theo các nâng thang đã được phân sẵn để tính điểm cho các chi tiêu và có kết quả ở bảng 34. Bảng 34. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế trong xéo Sèo, giá trị và điểm Các nguồn lực Các tiêu chí liên quan đến các nguồn lực Giá trị Điểm Nguồn lực con người Tỷ lệ phụ thuộc lao động/lao động phụ 1,3 3 Số năm đi học trung bình 4,7 3 Tỷ lệ người biết đọc biết viết 88,5 5 Giá trị trung bình 3.66 Nguồn lực sản xuất Diện tích đất các loại (m 2/khẩu) 6.886 4 Khả năng sản xuất hiện tại của đất (kg thóc/năm/khẩu) 644 4 Tỷ lệ số hộ có đại gia súc (%) 74 4 Tỷ lệ số hộ có tiểu gia súc (%) 71 4 Giá trị trung bình 4 Nguồn lực vật lý (vật chất) Giá trị nhà ('000đ ) 8.245 4 Tổng giá trị tài sản trung bình ('000đ/khẩu) 12.670 5 Giá trị giữa trung bình người giàu/trung bình nghèo 5,66 4 Giá trị trung bình 4.33 41 Nguồn lực tài chính Tổng thu nhập trung bình (1000 đồng) 3,191 3 Mức chênh lệch thu vượt chi (lần) 64,3 4 Số tháng đủ lương thực ăn (tháng) 11,6 5 Mức chênh lệch thu giữa hộ giàu và hộ nghèo 6,1 4 Giá trị trung bình 4 Nguồn lực xã hội Tình hình vay nợ 33 4 Tình hình trả nợ 71 4 Tỷ lệ số hộ có phương tiện nghe nhìn (%) 67 4 Giá trị trung bình 4 Tổng số điểm đánh giá 67 Điểm đánh giá chung 3,94 Như được thể hiện qua bảng 34 và hình 9 ta thấy thực trạng kinh tế nông hộ tại xóm Sèo có điểm đánh giá trung bình chung là 3,94/5 trong đó chỉ có 3 chỉ tiêu đạt điểm tối đa rơi vào ba nguồn lực chủ yếu của sinh kế đó là nguồn lực con người, nguồn lực vật lý và nguồn lực tài chính. đó là chỉ số về khả năng đáp ứng lương thực, mức độ tự túc tự cấp lương thực của cộng đồng tương đối cao. Tiêu chí thứ hai là tiêu chí về tỷ lệ biết đọc biết viết của người dân điều này cho thấy ở một vùng miền núi như xóm Sèo là điều rất tốt cho sự phát triển về kinh tế vì tiêu chí này rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực cong người, rất thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin về thị trường cũng như về các kiến thức trong nông nghiệp như khuyến nông và khuyến lâm. Ngoài hai chỉ tiên trên còn có chỉ tiêu tổng giá trị tài sản trung bình, điều này cho thấy ở xóm Sèo có đầy đủ các điều kiện cơ bản về vật chất để phát triển kinh tế trong tương lai Hình 9. Đánh giá hiện trạng sinh kế của xóm Sèo xã cao Sơn. 42 Nhìn vào hình 9 ta thấy ngay thực trạng kinh tế hộ tại xóm Sèo đang yếu nhất là nguồn lực về con người, cung như trên đã phân tich nhân lực con người của xóm Sèo tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa được đảm bảo, còn ba nguồn lực sản xuất, tài chính và xã hội phát triển tương đối đều không có điều gì đặc biệt, điều đáng nói nhất ở đây là nguồn lực về vật chất (hay tài sản của nông hộ) cho thấy ở đây vượt trội hơn, nhưng xét về sự công bằng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo thì hệ số này vẫn còn cao, điều này cần phải nghiên cứu để rút ngắn khoảng cách này. VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả phân tích thực trạng và đánh giá năm nguồn lực phát triển kinh tế trên đây của xóm Sèo nói riêng và xã Cao Sơn nói chúng, chúng tôi đi đến kết luận về mức độ phát triển kinh tế chung xóm Sèo qua năm nguồn lực như sau: - Xóm Sèo có nguồn lực lao động dồi dào nhưng trình độ học vấn còn bị hạn chế, số năm đi học của những người lớn tuổi còn thấp, nhưng lợi thể ở đây là tỷ lệ phụ thuộc thấp một người lớn có thể đảm bảo kinh tế cho hơn một người phụ thuộc. điều này cho thấy mỗi liên quan giữa nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở vùng cần được phải đào tạo và nâng cao chất lượng lao động hơn. - Nguồn lực sản xuất ở xóm Xèo tương đối dồi dào đất rộng và có giá trị kinh tế cao trong sản xuất và chăn nuôi, đặc biệt là có tiềm năng về chăn nuôi và phát triển cây nông nghiệp và công nghiệp ngắn ngày. - Nguồn lực tài chính và xã hội phát triển tương đối đều so với mức trung bình và có thể phát triển ổn định trong thời gian tới. - Nguồn lực vất lý (vật chất) có mức cao hơn mức trung bình nhưng sự công bằng giữa giá trị của nhóm người nghèo và nhóm người giàu vẫn còn cao 5,66 lần, hay nói cách khác sự công bằng trong phân phối tài sản giữa các hộ giàu và hộ nghèo cách nhau hơi xa dẫn đến sự bền vững không cao trong mặt bằng chung của xã. 3.2 3.4 3.6 3.8 4 4.2 4.4 Nguồn lực con người Nguồn lực sản xuất Nguồn lực vật lý Nguồn lực Tài chính Nguồn lực xã hội Đường trung bình Đường hiện trạng 43 2. Một số khuyến nghị Qua kết quả phân tích trên ta thấy xóm Sèo có thể phát triển sinh kế bền vững trong tương lai thì cần phải đào tạo, tập huấn nâng cao những kỹ năng, trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Đặc biệt về nguồn lực con người cần phải có đầu tư cho sự nâng cao trình độ cho nguồn lao động. Tuyên truyền nâng cao ý thức và tạo điều kiện để người dân tham gia vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động sinh kế, tận dụng hết nguồn lực sẵn có tại địa phương. Về chính sách cần cải thiển hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tăng tiếp cận các thế chể chính sách cho người dân, giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi hơn trong việc sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức lương cho những người quản lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi để họ chủ tâm vào việc phát triển kinh tế của họ. Xây dựng một chiến lược sinh kế và cải tạo sinh kế riêng cho người dân gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Sinh Cúc. (1995). Nông nghiệp Việt Nam (1945-1995) (Agriculture of Vietnam 1945-1995). Hà Nộ: Nhà xuất bản Thống kê. Phạm Thị Hương Dịu. (2009). Tài liệu giảng dạy Môn Kinh tế học nông dân. Hà Nội: Trường đại học nông nghiệp. Đoàn Quang Thiệu. (2009). Kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tạp chí hoạt động khoa học số 600. Lê Trọng Cúc. (1999). Hiện trạng và xu hướng phát triển miền Núi Việt Nam . Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu phát triển bền vững miền Núi Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. Lê Trọng Cúc. (2002). Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. Hà Nội: Nhà xuất bản nông nghiệp. Nghiêm Huệ. (2010). "Định cư" cho người nghèo ở xã 135 Cao Sơn Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Chương trình 135-số 8. Nguyến Văn Nam. (2002). Mười năm phát triển thị trường và thương mại Việt Nam. In: L. T. Cúc, Phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_thuc_trang_kinh_te_ho_va_de_xuat_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan