Đề tài Nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (Target costing) trong doanh nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o ------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (Target costing) trong doanh nghiệp Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Thanh Huyền Hà Nội, n ăm 2017 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG, BIỂU .....................................................................

pdf105 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (Target costing) trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............ iv DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................................... 5 1.1. Một số lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp .......... 5 1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí ........................................... 5 1.1.2. Một số phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại................................. 7 1.2. Một số lý luận cơ bản về phương pháp chi phí mục tiêu ......................... 10 1.2.1. Lịch sử hình thành phương pháp chi phí mục tiêu ..................................... 10 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu 11 1.2.2.1. Khái niệm phương pháp chi phí mục tiêu ............................................... 11 1.2.2.2. Đặc điểm của Phương pháp chi phí mục tiêu ......................................... 15 1.2.2.3. Mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu .................................... 16 1.2.3. Các yêu cầu cơ bản khi áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu ............... 17 1.2.4. Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................... 18 1.2.5. Các công cụ kỹ thuật sử dụng .................................................................... 20 1.2.5.1. Kỹ thuật giá trị (VE) ............................................................................... 21 1.2.5.2. Kỹ thuật triển khai chức năng chất lượng (Quality function deployment) .... 21 1.2.5.3. Thiết kế sản xuất và lắp ráp (Design for manufacturing assembly) ....... 22 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu ......... 23 1.2.7. Lĩnh vực phù hợp với phương pháp chi phí mục tiêu ................................ 26 1.3. Phân biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí i truyền thống ........................................................................................................ 27 1.4. Vai trò của thông tin kế toán quản trị và nhân viên kế toán quản trị trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu .............................. 29 1.5. Một số mô hình chi phí mục tiêu trên thế giới.......................................... 32 1.5.1. Mô hình chi phí mục tiêu tại Nhật ............................................................. 32 1.5.2. Mô hình chi phí mục tiêu tại Mỹ ................................................................ 34 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM36 2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu ....................... 36 2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các nước trên thế giới ................................................................................................................. 41 2.2.1. Tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới ............... 41 2.2.2. Nghiên cứu điển hình sự vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong lĩnh vực sản xuất ô tô................................................................................................... 45 2.3. Những phân tích về mô hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Tập đoàn Toyota ................................................................................................ 53 2.3.1. Quy trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................... 54 2.3.2. Những kỹ thuật áp dụng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu. ............................................................................................................. 55 2.3.3. Những đặc trưng của hệ thống phương pháp chi phí mục tiêu tại Toyota . 57 2.4. Thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ......................................................... 62 2.4.1. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện kế toán quản trị tại các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. .............................................................................................. 62 2.4.2. Kết quả khảo sát tình hình áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay. .................................................... 64 2.4.3. Các kết luận về thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ............................................. 70 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC ii TIÊU CHO HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................... 72 3.1. Sự cần thiết áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................. 72 3.2. Đánh giá khả năng áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................. 74 3.3. Các giải pháp về vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt nam .................................................................................................. 75 3.3.1. Đề xuất mô hình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu nên áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................. 75 3.3.2. Về công cụ áp dụng .................................................................................... 80 3.3.3. Về lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp nên áp dụng .................................. 80 3.3.4. Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ........................................................ 83 3.4. Đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu cho học phần kế toán quản trị. ................................................................................................. 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94 iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu các nước trên thế giới. . 43 Bảng 2.2: Ma trận QFD của động cơ khởi động bằng khí nén ............................ 47 Bảng 2.3: Phân loại chức năng sản phẩm theo tầm quan trọng ........................... 48 Bảng 2.4: Chi phí đự đoán cho mỗi bộ phận cấu thành dựa trên dự toán mua hàng..... 49 Bảng 2.5: Xác định chi phí dự toán cho mỗi chức năng ($) ................................ 50 Bảng 2.6: Chi phí mục tiêu của theo từng chức năng sản phẩm .......................... 51 Bảng 2.7: Xác định mục tiêu giảm chi phí cho mỗi chức năng ........................... 52 Bảng 2.8: Xác định mục tiêu giảm chi phí cho mỗi chức năng ........................... 53 Bảng 2.9: Kết quả thực hiện chi phí mục tiêu ...................................................... 53 Bảng 2.10: Tình hình áp dụng KTQT .................................................................. 63 Bảng 2.11: Phương pháp kế toán quản trị chi phí áp dụng .................................. 63 Bảng 2.12: Tình hình áp dụng Targetcosting Frequencies .................................. 64 Bảng 2.13: Lý do chưa áp dụng Targetcosting .................................................... 64 Bảng 2.14: Thống kê các đặc trưng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các DNVN ... 65 Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm nhóm liên chức năng (Cross - Functional Team) tại DNVN ................................................................................................................... 66 Bảng 2.16: Thống kê mô tả về mối quan hệ nhà cung cấp với DNVN ............... 67 Bảng 2.17: Thống kê mô tả về kỹ thuật giá trị - Value Engineering trong DNVN .... 68 Bảng 2.18: Thống kê về đặc điểm hệ thống thông tin trong DNVN ................... 68 Bảng 2.19: Thống kê mức độ áp dụng phương pháp ABC trong DNVN ............ 69 Bảng 3.1: Sự tham gia của nhóm liên chức năng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu .............................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2: Chi phí sản xuất dự toán cho một modem ........................................... 86 Bảng 3.3: Đánh giá mức quan trọng của từng đặc điểm sản phẩm với khách hàng ... 87 Bảng 3.4: Chi phí mục tiêu của ECOM ............................................................... 89 Bảng 3.5: Mục tiêu chi phí sản xuất của ECOM ................................................. 89 Bảng 3.6: Tính toán tầm quan trọng của mỗi bộ phận cấu thành sản phẩm ........ 90 Bảng 3.7: Đề xuất hành động điều chỉnh chi phí ................................................. 91 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Nhật bản ........ 33 Hình 2.1: Mô tả cấu trúc thiết kế động cơ khởi động .......................................... 46 Hình 3.1: Đề xuất về quy trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................................. 76 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Kế toán quản trị chi phí mục tiêu (còn gọi là Target costing) là một phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã và đang được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình xác định và thực hiện chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn đầu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bảo đảm sản phẩm sẽ được bán với giá bán mục tiêu và doanh nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận mục tiêu mong muốn. Khác với Kế toán quản trị truyền thống được sử dụng để phù hợp với những đặc điểm sản xuất kinh doanh đã và đang tồn tại của doanh nghiệp; chẳng hạn như một doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp xác định chi phí theo công việc hay theo quá trình sản xuất là phụ thuộc vào đặc điểm quy trình sản xuất của bản thân doanh nghiệp; phương pháp chi phí mục tiêu mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các doanh nghiệp đặc biệt là khi tham gia trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp chi phí mục tiêu cho phép tính toán chi phí trong toàn bộ dòng đời của sản phẩm với những đặc tính được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu khách hàng và thị trường. Vì vậy, khác với việc ứng dụng bị động theo một cái gì đã cho sẵn của một doanh nghiệp (lĩnh vực hoạt động, cạnh tranh, công nghệ, tổ chức sản xuất) thì phương pháp này có thể hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các lựa chọn về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, thị trường thông qua sự cung cấp thông tin của mình. Bên cạnh đó, vận dụng các kỹ thuật có sự kết nối với các yếu tố cạnh tranh thị trường chính là điểm khác biệt nổi trội với kế toán quản trị truyền thống, phù hợp với xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày nay. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thách thức cạnh tranh không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng, có giá thành cạnh tranh trên thị trường, lại vừa phải đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Do đó, nghiên cứu một phương pháp kế toán quản trị hiện đại như trên là một yêu cầu mang tính thời sự, là tiền đề trang bị lý luận cho nguồn nhân lực sẵn sàng với những cơ hội mới. 1 Mặt khác, hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu phân tích sâu về phương pháp này. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện khung lý thuyết về kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu nhằm ứng dụng vào nghiên cứu và giảng dạy học phần Kế toán quản trị tại Trường Đại học Thương mại, bên cạnh đó cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu lĩnh vực kế toán quản trị và những doanh nghiệp quan tâm ứng dụng kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu chính như sau: Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa nội dung kế toán quản trị chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp sản xuất đã được ứng dụng thành công trong các ở các nước trên thế giới. Hai là, khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại một số doanh nghiệp sản xuất; hệ thống nội dung kế toán quản trị chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp sản xuất. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí mục tiêu phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Ba là, đưa ra một số đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu ứng dụng trong giảng dạy của Học phần Kế toán quản trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Kế toán quản trị chi phí mục tiêu – Target costing bao gồm các nội dung chính: định nghĩa, nội dung phương pháp, quy trình thực hiện phương pháp chi phí theo mục tiêu, các công cụ áp dụng trong kế toán chi phí theo mục tiêu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung kế toán chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với lựa chọn mẫu ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp sản xuất. Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017. 2 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp thu thập dữ liệu: Để có được dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu từ 2 nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. - Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập dữ liệu thông qua hai phương pháp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị doanh nghiệp và phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi với mẫu điều tra là 100 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. + Phương pháp phỏng vấn: nội dung phỏng vấn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp được thiết lập dựa trên mục tiêu tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán và đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức hệ thống thông tin quản lý của công ty, quan điểm quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. Kết quả của quá trình phỏng vấn rất hữu ích để tác giả đề tài có thể rút ra được kết luận chung về thực trạng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được thực trạng quản lý chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. (Mẫu phiếu phỏng vấn – phụ lục số 02) + Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thiết kế phiếu câu hỏi điều tra, nội dung câu hỏi điều tra được thiết kế dựa trên những nghiên cứu trước đó về Phương pháp chi phí mục tiêu. (Mẫu phiếu điều tra – Phụ lục số 01). Phiếu khảo sát gồm 3 phần: Phần 1: Những thông tin chung của doanh nghiệp về quy mô, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần 2: Những câu hỏi lựa chọn chung về phương pháp quản lý chi phí doanh nghiệp, đặc điểm, công cụ quản lý chi phí hiện tại mà các doanh nghiệp được khảo sát đang áp dụng. Phần 3: Câu hỏi lựa chọn theo thang điểm Likert. Việc xây dựng câu hỏi thang đo này dựa trên các nghiên cứu trước đó về chi phí mục tiêu của các tác giả trên thế giới, tuy nhiên nội dung đã được cụ thể hóa và thay đổi để phù hợp với bối 3 cảnh tại Việt Nam để nhằm đánh giá những nội dung cụ thể của phương pháp chi phí mục tiêu tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mục đích và nội dung của Phiếu điều tra là thu thập thông tin về tình hình và mức độ vận dụng phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay và những dự định sẽ áp dụng trong tương lai, những lý do khiến cho việc chưa áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu, xu hướng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong tương lai. Mẫu chọn để nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng các vấn đề liên quan đến vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu trong phạm vi 100 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. - Đối với dữ liệu thứ cấp: Đối với loại dữ liệu này, tác giả đã thu thập dựa trên các nghiên cứu, các bài tạp chí chuyên ngành có uy tín của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới, các báo cáo khoa học của các hội thảo chuyên ngành trên thế giới và Việt Nam, các tài liệu báo cáo của các doanh nghiệp khảo sát tại Việt Nam. Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được được tổng hợp và phân tích. Tác giả đã sử dụng phần mềm Excel và SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra khảo sát. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu bởi 3 chương như sau: Chương 1: Những lý luận chung về phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới và Việt Nam Chương 3: Các kết luận và đề xuất về vấn đề áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp và khung lý thuyết về phương pháp chi phí mục tiêu cho học phần kế toán quản trị 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hoạt động quản lý, là quá trình định dạng, đo lường, ghi chép và cung cấp các thông tin của chi phí hoạt động kinh tế của một tổ chức. Dưới góc độ kế toán quản trị, bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí và cung cấp thông tin nhằm đánh giá khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua những phân tích trên có thể hiểu kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị, gồm xác định kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý về các hoạt động của đơn vị. Bản chất của kế toán quản trị chi phí được thể hiện qua những nội dung sau: Thứ nhất, kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin chi phí cho nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát chi phí, ra quyết định và đánh giá kết quả thực hiện. Thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp vừa cụ thể, trung thực vừa xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị nên rất hữu ích cho công tác quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp có thể là thông tin tài chính hay phi tài chính. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các thông tin phi tài chính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quản trị chi phí. Thứ ba, kế toán quản trị chi phí tồn tại cùng với kế toán tài chính trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, có thể tổ chức kết hợp hoặc tách biệt với hệ thống kế toán tài chính. Thứ tư, các báo cáo của kế toán quản trị chi phí cung cấp cho nhà quản trị được cung cấp một cách định kỳ hoặc khi phát sinh nhu cầu. Các biểu mẫu của kế 5 toán quản trị chi phí không mang tính bắt buộc, pháp lý mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Khác với báo cáo tài chính do kế toán tài chính cung cấp phải mang tính pháp lý và thống nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí cung cấp các báo cáo để nhằm phục vụ cho yêu cầu của quản trị, vì vậy các báo cáo này được thiết lập phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của nhà quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể mà không cần tuân thủ theo nguyên tắc chung nào. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong thực hiện chức năng quản lý của doanh nghiệp. Ngày nay, khi nền kế toán thị trường càng phát triển, hệ thống quản trị trong mỗi doanh nghiệp càng được chú trọng thì sự cần thiết của kế toán quản trị lại càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là kế toán quản trị có liên quan đến việc kiểm soát và ra quyết định về chi phí. Do đó, kế toán quản trị chi phí ngày càng chứng tỏ được vai trò của nó trong hệ thống thông tin quản trị của mỗi doanh nghiệp, điều này thể hiện cụ thể qua các điểm sau: - Trong quá trình lập kế hoạch của nhà quản trị: Để lập được các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn cần sử dụng các thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp cùng với các nguồn khác. Để lập các kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch hàng năm, quý, tháng) nhà quản trị căn cứ vào các định mức chi phí được lập để xây dựng dự toán về chi phí theo từng nội dung, từ đó là cơ sở để xây dựng dự toán tổng thể. Thông qua dự toán sẽ cho phép nhà quản trị dự đoán, liên kết các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận trong kỳ. Các kế hoạch đầu tư dài hạn cũng cần dựa trên các kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí để xây dựng các kế hoạch đầu tư thỏa mãn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn là tồn tại với vị thế cạnh tranh trên thị trường, cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính do hệ thống kế toán quản trị chi phí cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch dài hạn. - Trong quá trình kiểm soát hoạt động của nhà quản trị: Nhà quản trị cần kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp mình theo kế hoạch đã được xác định. Để thực hiện chức năng này, kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin về 6 thực hiện và kế hoạch dưới các dạng báo cáo so sánh để nhà quản trị có thể nhận ra các điểm sai lệch lớn giữa thực hiện và kế hoạch, từ đó tập trung vào để kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động. - Trong quá trình ra quyết định: Để có cơ sở ra quyết định, nhà quản trị cần có thông tin, trong đó rất nhiều thông tin do hệ thống kế toán quản trị cung cấp. Chẳng hạn, khi nhà quản trị thực hiện các quyết định liên quan đến việc chấp nhận một đơn hàng cụ thể, quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận/ sản phẩm, quyết định về đầu tư dài hạn, thì các thông tin chi phí do hệ thống kế toán quản trị chi phí cung cấp là vô cùng cần thiết. Các thông tin này phải được xử lý và báo cáo theo nhu cầu sử dụng trong tình huống cụ thể của nhà quản trị chứ không phải theo các dạng tiêu chuẩn, khuôn mẫu như trong kế toán tài chính. - Trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện: Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin để nhà quản trị đánh giá được thành quả thực hiện của các bộ phận. Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản lý nhằm xây dựng các chiến lược cạnh tranh bằng cách thiết lập hệ thống các báo cáo. Kế toán quản trị chi phí cung cấp nguồn thông tin chi phí để lập báo cáo định kỳ phản ánh về khả năng sinh lời của các bộ phận, các sản phẩm, dịch vụ, các thị trường tiêu thụ, nhằm cung cấp thông tin để nhà quản trị nắm rõ được nên đẩy mạnh kinh doanh bộ phận nào, có thể cắt giảm hoặc loại bỏ bộ phận nào để đạt lợi nhuận chung toàn công ty là tối ưu nhất. 1.1.2. Một số phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại (1) Phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (Activity Based Costing) Hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động phân bổ chi phí cho các sản phẩm trên cơ sở của loại hoạt động và số lượng các hoạt động phải thực hiện để tạo ra các sản phẩm đó. Hệ thống kế toán chi phí này tập hợp chi phí theo các trung tâm hoạt động theo nhiều các tổ hợp chi phí và ở các mức độ đa dạng (đơn vị sản phẩm, lô sản phẩm, và toàn doanh nghiệp) và sau đó phân bổ các chi phí này theo nhiều tiêu chuẩn phân bổ (cost drives), bao gồm cả tiêu chuẩn liên quan đến khối lượng và các tiêu chuẩn không liên quan đến khối lượng. Chính vì vậy mà các chi phí được phân 7 bổ chính xác hơn và các nhà quản trị có thể tập trung vào việc kiếm soát các hoạt động mà nó gây ra chi phí hơn là cố gắng để cắt giảm các chi phí là kết quả của các hoạt động. Sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động sẽ cung cấp một bức tranh hiện thực hơn về giá thành thực tế so với các hệ thống kế toán chi phí truyển thống có sẵn. Hơn nữa, hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động cho phép đánh giá lợi nhuận theo khách hàng, theo thị trường, Trong hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, chi phí không được phân loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ như trong các hệ thống kế toán chi phí truyền thống mà được phân loại theo cấp độ chi phí, bao gồm các cấp độ: Cấp độ đơn vị sản phẩm; cấp độ lô sản phẩm; cấp độ loại sản phẩm / quy trình sản xuất; cấp độ toàn doanh nghiệp. Ngoài ra có thể xem xét chi phí ở cấp độ thị trường hoặc cấp độ khách hàng. Việc phân loại trên là cơ sở để tập hợp các chi phí theo hoạt động và sau đó phân bổ cho các sản phẩm/ dịch vụ. Các bước thực hiện trong hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động: - Bước 1: Nghiên cứu quá trình hoạt động của doanh nghiệp và các khoản chi phí phát sinh. - Bước 2: Xác định các hoạt động cơ bản - Bước 3: Nhận dạng các chi phí có thể ghi nhận cho các đối tượng chịu chi phí cuối cùng ( sản phẩm, dịch vụ,) - Bước 4: Tập hợp và phân bổ các chi phí còn lại theo các hoạt động đã được xác định. Nếu các chi phí này không thể ghi nhận trực tiếp cho từng hoạt động thì kế toán cần phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn mà các hoạt động này sử dụng chi phí. - Bước 5: Xác định tỷ lệ phân bổ chi phí của các hoạt động: Tổng chi phí của hoạt động được chia cho tổng tiêu thức phân bổ chi phí của hoạt động đó (theo mức độ sử dụng các hoạt động của các sản phẩm/dịch vụ.) - Bước 6: Phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí cuối cùng (các đối tượng cần xác định chi phí hay cần tính giá thành – các sản phẩm/ dịch vụ) (2) Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu (Target costing) 8 Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu ra đời để đáp ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại. Giai đoạn nghiên cứu và phát triển có ý nghĩa quan trọng đến chi phí trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm. Do vậy, việc xem xét kỹ lưỡng giai đoạn này là rất cần thiết trong việc quản lý chi phí. Theo hệ thống kế toán chi phí mục tiêu, doanh nghiệp sẽ ước tính giá bán của sản phẩm thông qua các nghiên cứu thị trường và trừ lãi gộp mong muốn khỏi giá bán ước tính sẽ cho chi phí tối đa có thể chấp nhận được của sản phẩm – gọi là chi phí mục tiêu, công thức xác định chi phí mục tiêu cho sản phẩm được xác định như sau: Chi phí mục tiêu của sản phẩm = Giá bán ước tính của sản phẩm - Lãi mong muốn Nếu chi phí ước tính của doanh nghiệp lớn hơn chi phí mục tiêu, doanh nghiệp cần tiếp tục tiếp các giải pháp thay thế trong thiết kế để có được chi phí ước tính thấp hơn hoặc bằng chi phí mục tiêu, hoặc cũng có thể không phát triển sản phẩm đó. Phương pháp kế toán chi phí này thích hợp với các doanh nghiệp tự thiết kế sản phẩm của mình, bởi vì nó cho phép doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm một cách đáng kể trước khi chúng bị “ khóa” sau khi quá trình thiết kế hoàn thành. Hệ thống kế toán chi phí này được áp dụng khá thành công trong các doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản, với công ty đi đầu là Toyota. (3) Phương pháp chi phí theo hướng cải tiến liên tục (Kaizen costing) Hệ thống chi phí theo hướng cải tiến liên tục – Kaizen là sự vận dụng quan điểm quản trị theo hướng cải tiến liên tục xuất phát từ Nhật Bản. Theo quan điểm này, các doanh nghiệp sẽ liên tục đưa ra các cải tiến mới dù là nhỏ nhất để nhằm kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm tốt để nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Kaizen đặc biệt coi trọng vai trò của nhà lãnh đạo phải tập trung hướng tới những khuynh hướng mới trong một công ty như: xu hướng làm việc theo nhóm, tập thể coi trọng hơn là cá nhân; xu hướng quản lý theo mạng lưới hơn là cơ cấu quản lý theo mệnh lệnh, cấp bậc; xu hướng đầu tư vào chất xám và đào tạo nhân viên, được coi trọng hơn là vốn; xu hướng khuyến khích sự linh hoạt và liên tục cải tiến. Theo quan điểm của Kaizen costing, để đạt được mục tiêu cắt 9 giảm chi phí, mỗi công ty được phân cấp rõ ràng tới từng bộ phận nhỏ, người phụ trách mỗi bộ phận ở từng cấp bậc dù nhỏ nhất đều phải có trách nhiệm tìm kiếm giải pháp cải tiến để nhằm đạt mục tiêu chung. Điều này cũng có nghĩa, ở các công ty này các nhà quản lý dù ở cấp bậc thấp nhất cũng được quyền đưa ra các chính sách, chuẩn mực hay các quy tắc áp dụng trong bộ phận của mình để nhằm nâng cao hiệu quả tốt nhất tại bộ phận mình phụ trách. Sự trao quyền và đề cao năng lực của nhân viên càng khuyến khích họ tham gia tốt hơn vào quá trình cải tiến hàng ngày. Hệ thống chi phí Kaizen không sử dụng chi phí định mức cố định hàng năm. Đối với Kaizen costing thì thước đo tiêu chuẩn để đánh giá chi phí của kỳ phát sinh chính là chi phí thực tế của kỳ sản xuất gần nhất trước đó, nó được gọi là Kaizen costs, chi phí này cũng được coi là chi phí kế hoạch để đánh giá cho kỳ tiếp theo. Bởi vì luôn xảy ra sự cải tiến từng bước một cách liên tục qua các chu kỳ sản xuất có thể theo tuần hay tháng, trong khi chi phí định mức thì thường chỉ được thay đổi sau ít nhất 1 năm. Chẳng hạn, đối với các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản, mục tiêu của cải tiến chi phí theo Kaizen thường được đặt ra là 3 tháng. Đối với hãng sản xuất máy bay Boeing, kỳ cải tiến chi phí được xác lập là mỗi 6 tháng. 1...uy nghĩ có chiến lược dài hạn hơn. Sự kết nối nhanh chóng giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính giữa các nhân viên giúp họ hiểu hơn về kết quả hoạt động của bản thân họ và kết quả bộ phận của họ. Yếu tố thứ 4: Sự tin tưởng Niềm tin của tất cả các nhân viên trong công ty là một nhân tố cốt lõi tạo nên thành công của quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu. Nó là điều cần 24 thiết cho mỗi thành viên như công nhân, nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật, những nhà cung cấp để hiểu biết và phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cung cấp những hiểu biết quan trọng về điều kiện thị trường tới tổ chức. Một ví dụ của sự tin tưởng trong các doanh nghiệp sản xuất Nhật bản chính là khả năng làm việc gắn bó cả đời tại một công ty của nhân viên là chuyện diễn ra rất phổ biến tại Nhật. Lòng trung thành và sự tin tưởng đã kết nối những nhân viên trong công ty lại với nhau và họ sẵn sàng làm việc với toàn bộ thời gian cống hiến của cuộc đời mình cho sự phát triển của công ty. Yếu tố thứ 5: Giáo dục Sự thành công của các doanh nghiệp Nhật bản trong việc thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu một phần lớn là do tinh thần học tập rất cao của những người công nhân làm việc cho họ. Các công ty Nhật luôn luôn nâng cao hiểu biết cho người lao động thông qua đào tạo và luân chuyển công việc (Feil et al, 2004). Bằng việc tập trung vào giáo dục những nhận thức và hiểu biết, các chuyên gia cũng như các công nhân làm việc trong công ty đều có khản năng nắm bắt rõ ràng quá trình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu tại công ty của họ. Yếu tố thứ 6: Liên kết trong kinh doanh Sự liên kết trong kinh doanh chính là một cấu trúc mạng lưới trong đó các doanh nghiệp phát triển quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác trong thị trường, chủ yếu là khách hàng và nhà cung cấp. Các công ty có thể làm việc với nhau hoặc các thành viên trong chuỗi cung ứng và mạng lưới chiến lược của họ liên kết với nhau về các nguồn lực và cùng giúp nhau cắt giảm chi phí (Feil et al, 2004). Sự hội tụ và hợp tác với các nhà cung cấp của doanh nghiệp để đảm bảo luôn có nguồn cung ứng ổn định từ một thành viên trong chuỗi cung ứng với các thành viên khác. Yếu tố thứ 7: Mạng lưới thông tin Việc thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu có thành công hay không cũng phụ thuộc vào mạng lưới thông tin tốt được cung cấp từ các thành viên trong chuỗi cung ứng như khách hàng và nhà cung cấp (Feil et al, 2004). Đây có thể là nguồn thông tin từ thị trường và những lời khuyên để nâng cấp sản phẩm của công ty tốt 25 hơn. Mức chi phí mục tiêu dự tính cũng nên được cung cấp cho từng bộ phận trong công ty biết. Nó làm tăng nhu cầu về thông tin phản hồi liên tục. Thông tin đánh giá kết quả hoạt động là cần thiết để biết được mức độ đạt được của quá trình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu. Trong trường hợp xảy ra chưa đạt được mức chi phí mục tiêu mong muốn, việc đánh giá kết quả hoạt động là cần thiết để tìm ra những cá nhân và bộ phận có trách nhiệm liên quan. Khi những thông tin thích hợp và chính xác được thu thập và chia sẻ giữa các bộ phận chức năng, nó sẽ làm cho công việc của đội ngũ phát triển sản phẩm đạt được những kết quả xuất sắc. Theo Kato, 1995, những doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu đều là những doanh nghiệp có lượng thông tin truyền tải nhanh chóng và dễ dàng giữa những thành viên và các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. 1.2.7. Lĩnh vực phù hợp với phương pháp chi phí mục tiêu Các nghiên cứu về việc vận dụng thành công phương pháp chi phí mục tiêu đã chỉ ra những lĩnh vực và đặc điểm doanh nghiệp phù hợp với việc vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu như sau: Phương pháp chi phí theo mục tiêu thích hợp hơn với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sản phẩm với đa dạng các loại sản phẩm hơn là ngành sản xuất có những sản phẩm tương đồng (Gagne & Discenza, 1995). Nói cách khác, phương pháp chi phí mục tiêu phù hợp với những doanh nghiệp đa dạng các chủng loại sản phẩm hơn là những doanh nghiệp có ít chủng loại sản phẩm. Phương pháp chi phí theo mục tiêu phù hợp với những ngành có tỷ lệ cải tiến, công nghệ đổi mới diễn ra rất nhanh. Những công ty sử dụng tự động hóa công nghệ sản xuất của nhà máy và có sự hỗ trợ của máy tính trong quá trình thiết kế và sản xuất. Ngoài ra, những doanh nghiệp chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và những doanh nghiệp sử dụng hệ thống cắt giảm chi phí ngay trong giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế và phát triển sản phẩm trong chu kỳ sống của sản phẩm là những doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp này. 26 1.3. Phân biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí truyền thống Garrison (2003) mô tả sự khác nhau giữa việc thiết lập giá của sản phẩm từ việc sử dụng các phương pháp tính giá truyền thống với phương pháp chi phí mục tiêu. Hệ thống giá dựa trên chi phí (cost plus system). Theo truyền thống, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều phương pháp định giá cộng thêm từ chi phí. Theo phương pháp này, tổng chi phí của quá trình sản xuất sản phẩm sẽ được xác định sau đó cộng thêm một số phần trăm lợi nhuận để tạo ra mức giá bán của sản phẩm. Ngược lại với nó, phương pháp chi phí mục tiêu quyết định mức chi phí cho phép của sản phẩm và để quyết định ra mức chi phí cho phép này thì điều đầu tiên phải xuất phát một quá trình nghiên cứu về giá bán trên thị trường thông qua các khảo sát thị trường và khách hàng. Phương pháp chi phí mục tiêu: Giá bán – lợi nhuận mong muốn = chi phí mục tiêu Theo phương pháp truyền thống Chi phí + lợi nhuận mong muốn = Giá bán Sự khác biệt lớn nhất giữa phương pháp truyền thống với phương pháp chi phí mục tiêu là đối với phương pháp mục tiêu thì giá bán quyết định đến chi phí trong khi phương pháp truyền thống thì chi phí chi phối đến việc hình thành mức giá bán. Theo phương pháp chi phí mục tiêu, mức giá bán và lợi nhuận mong muốn được xác định trước sau đó sản phẩm mới được quyết định nên tiến hành sản xuất hay không. Phương pháp truyền thống được coi là không còn phù hợp với môi trường kinh doanh nhiều thay đổi và cạnh tranh ngày càng cao. Việc hướng đến nhu cầu khách hàng và thị trường làm cho phương pháp chi phí mục tiêu thích hợp hơn trong nền kinh tế mở và có nhiều cạnh tranh. + Phương pháp chi phí truyền thống có điểm xuất phát là thiết kế sản phẩm, sau đó mới tính toán chi phí của sản phẩm trong chi phương pháp chi phí theo mục tiêu thì chi phí mục tiêu phải được xác định trước và sau đó sản phẩm mới được thiết kế để đáp ứng được mức chi phí mục tiêu đã thiết lập. 27 + Trong phương pháp chi phí truyền thống thì chi phí quyết định đến việc hình thành giá bán, ngược lại đối với phương pháp chi phí theo mục tiêu thì giá bán lại quyết định đến chi phí của sản phẩm. + Thiết kế là chìa khóa quan trọng để đạt được các mức cắt giảm chi phí nhưng phương pháp chi phí truyền thống thì thường bỏ qua yếu tố này. + Những nhân viên kế toán chi phí chịu trách nhiệm về kiểm soát chi phí theo phương pháp truyền thống trong khi đối với phương pháp chi phí theo mục tiêu đòi hỏi sự hợp tác của một nhóm chức năng để quản lý chi phí. + Những nhà cung cấp của doanh nghiệp sẽ tham gia vào giai đoạn sau khi thiết kế sản phẩm, khi sản phẩm được đưa vào sản xuất. Ngược lại, đối với phương pháp chi phí theo mục tiêu những nhà cung cấp của doanh nghiệp được tham gia ngay từ giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm, nó thể hiện sự hợp tác rất chặt chẽ của các bên tham gia chuỗi cung ứng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu. + Thông qua việc sử dụng chi phí mục tiêu, công ty có thể bộc lộ được những đặc điểm hoạt động nội bộ, đó là sự kết nối giữa các bộ phận, thành viên, nhân viên trong công ty trong việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. + Trong phương pháp chi phí theo truyền thống, giá cả được quyết định khi sản phẩm được sản xuất và khi chi phí bị gia tăng thì nhà sản xuất sẽ tăng giá để duy trì mức lợi nhuận doanh nghiệp. Ngược lại, phương pháp chi phí theo mục tiêu luôn tập trung vào các biện pháp cắt giảm chi phí mục tiêu để không tăng giá bán. + Phương pháp chi phí theo mục tiêu thiết lập mức giá bán mục tiêu phù hợp với nghiên cứu về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong khi phương pháp chi phí theo truyền thống đề cập đến tầm quan trọng của khách hàng, nhu cầu thị trường và đối thủ. + Phương pháp chi phí mục tiêu sử dụng kỹ thuật giá trị - VE, kỹ thuật triển khai chất lượng chức năng (quality function deployment) và các công cụ khác để đạt được mức chi phí mục tiêu trong khi phương pháp chi phí theo truyền thống không sử dụng những công cụ trên. 28 + Theo phương pháp chi phí truyền thống, các biện pháp cắt giảm chi phí thường được áp dụng trong quá trình sản xuất ngược lại theo phương pháp chi phí mục tiêu, chi phí được cắt giảm và kiểm soát ngay từ khi sản phẩm mới ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, khi chi phí sản xuất chưa phát sinh. + Phương pháp chi phí mục tiêu tập trung vào quản lý chi phí dài hạn trong khi phương pháp chi phí truyền thống tập trung vào quản lý chi phí ngắn hạn. + Trong phương pháp chi phí truyền thống, có rất ít sự phối hợp giữa hai bộ phận kỹ thuật và marketing vì bộ phận kỹ thuật phát triển sản phẩm còn bộ phận marketing thực hiện tung sản phẩm ra thị trường trong khi phương pháp chi phí mục tiêu, tất cả đại diện các bộ phận của doanh nghiệp đều tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm. 1.4. Vai trò của thông tin kế toán quản trị và nhân viên kế toán quản trị trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu Theo truyền thống, những kế toán quản trị viên là những nhân viên chức năng trong doanh nghiệp và không có mối liên hệ nhiều với các đối tác ở các bộ phận khác như marketing và bộ phận kỹ thuật, sản xuất. Vai trò của họ chủ yếu là cung cấp các dữ liệu tài chính, đo lường hoạt động sau một quá trình kinh doanh. Phương pháp chi phí mục tiêu là một phương pháp đòi hỏi có một sự thay đổi về vai trò truyền thống của các nhân viên kế toán quản trị và loại thông tin mà họ cung cấp. Vai trò thông tin kế toán quản trị đối với Phương pháp chi phí mục tiêu. Phương pháp chi phí mục tiêu yêu cầu một sự thay đổi từ hệ thống kế toán trách nhiệm theo truyền thống (tập trung vào bộ phận) sang hệ thống thông tin kế toán định hướng theo quá trình. Trong những hệ thống kế toán trách nhiệm, trọng tâm cơ bản của kế toán là theo từng đơn vị của tổ chức. Ngược lại, những dữ liệu theo định hướng quá trình tập trung vào mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị và các tổ chức với nhau. Bộ phận kế toán quản trị sẽ thu thập dữ liệu chi phí bằng cách thức mà một sản phẩm được trải qua các bộ phận như thế nào, những hoạt động nào được yêu cầu và những hoạt động nào làm phát sinh chi phí ở từng giai đoạn. Cụ thể là, có 6 loại dữ liệu chi phí dưới đây được thu thập chủ yếu bởi hệ thống kế toán 29 quản trị được cho là quan trọng đối với quá trình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu. Thứ nhất, thông tin về chi phí vòng đời sản phẩm (Life cycle costing). Loại thông tin này yêu cầu tập trung vào cách thức mà mỗi giai đoạn của sản phẩm từ khi sinh ra (khâu nghiên cứu và phát triển) đến khi kết thúc (thải bỏ) đóng góp vào hình thành chi phí sản phẩm. Xác định chi phí vòng đời sản phẩm yêu cầu tính toán chi phí lũy kế theo từng giai đoạn sống của sản phẩm thay vì sử dụng các đối tượng chi phí của phương pháp truyền thống là theo từng bộ phận, phân xưởng hay là từng đơn vị sản phẩm. Thứ hai, thông tin chi phí chuỗi giá trị (value chain costing) yêu cầu việc tính toán chi phí lũy kế dựa trên phạm vi ranh giới của mỗi tổ chức bao gồm các nhà cung cấp, các đại lý và các bên liên quan khác. Thông tin này tập trung vào mức độ đóng góp của mỗi thành viên trong chuỗi giá trị phải đạt được để thực hiện thành công mục tiêu chi phí và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành động của những thành viên trong chuỗi giá trị. Thứ ba, thông tin chi phí theo các chức năng sản phẩm. Để xác định được loại chi phí này, các nhân viên kế toán quản trị phải phân chia và gán các mục tiêu chi phí tới các bộ phận của sản phẩm dựa trên cơ sở mỗi bộ phận liên quan đến những yêu cầu/đặc tính của khách hàng và mức độ quan trọng của mỗi đặc tính/yêu cầu đối với khách hàng. Thứ tư, thông tin chi phí ảnh hưởng bởi thiết kế sản phẩm. Việc xác định chi phí này tập trung vào tác động của việc thiết kế sản phẩm tới chi phí vòng đời sản phẩm và chi phí chuỗi giá trị. Phương pháp này thu thập dữ liệu về việc những thay đổi đặc tính vật lý của sản phẩm thông qua thiết kế sẽ ảnh hưởng như thế nào, ảnh hưởng bao nhiêu tới sự thay đổi trong chi phí sản phẩm. Ví dụ, trong trường hợp của một máy kéo, bộ phận dây kéo phải xem xét về trọng lượng, mã lực và khả năng của ống bơm sẽ là các trung tâm chi phí thiết kế cơ bản (design drivers). Sự thay đổi những biến số trong thiết kế dẫn đến việc tăng hoặc giảm số lượng các linh kiện sử dụng, số lượng quy trình sản xuất tới việc lựa chọn sử dụng các linh kiện 30 thông thường hay linh kiện tiêu chuẩn cao cấp hơn. Khi đánh giá các phương án đề xuất từ thiết kế, thông tin kế toán quản trị chi phí là rất quan trọng để đánh giá tính khả thi của sản phẩm. Thứ năm, thông tin chi phí hoạt động từng bộ phận. Việc xác định này cung cấp các dữ liệu về chi phí của việc sử dụng một bộ phận sản xuất cụ thể. Những thành viên nhóm kế toán sẽ cung cấp thông tin tới các kỹ sư thiết kế, những người này sẽ sử dụng thông tin chi phí để thiết kế những sản phẩm sao cho ít tốn kém hơn, ít thời gian sản xuất hơn. Ví dụ, bước cuối cùng của quá trình sản xuất chất bán dẫn là thử nghiệm “burn-in”. Bước thử nghiệm này phải sử dụng lò điện để kiểm tra tính bền và khả năng hoạt động của các chip dưới tác động của nhiệt. Vì cơ sở phân bổ chi phí trong trường hợp này là số giờ hoạt động của lò điện, do đó nếu xác định vượt quá số giờ cần thiết trong bước thử nghiệm “burn-in” có thể làm gia tăng chi phí cho sản phẩm. Thứ sáu, thông tin xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Việc áp dụng phương pháp này có giá trị trong việc nhận diện cơ sở phân bổ chi phí đối với các chi phí sản xuất gián tiếp như: nguyên vật liệu phụ, chi phí marketing, chi phí phân phối, chi phí cho các hoạt động dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ sau bán. Đây là một phương pháp chi phí rất có ích bởi vì nó tập trung vào cách thức những thiết kế sản phẩm dẫn đến việc tiêu dùng các hoạt động khác nhau và do đó làm phát sinh chi phí. Vai trò của nhân viên kế toán quản trị Hệ thống Phương pháp chi phí mục tiêu yêu cầu các nhân viên kế toán quản trị phải tham gia sớm hơn trong quá trình phát triển sản phẩm và hiểu biết sâu sắc về các chức năng sản phẩm như những thành viên của nhóm liên chức năng (Cross- functional team). Sự tham gia sớm có nghĩa là ngay từ khi sản phẩm vẫn ở giai đoạn đầu của phát triển – giai đoạn hình thành khái niệm sản phẩm; những nhân viên kế toán quản trị sẽ duy trì vai trò này cho đến khi kết thúc chu kỳ phát triển sản phẩm. Những nhân viên kế toán quản trị cần phải cung cấp những dự toán chi phí xác đáng cho mỗi lần thiết kế sản phẩm. Họ phải có tầm nhìn về phía trước và cung cấp những thông tin về chi phí sản phẩm từ những dữ liệu thiết kế chưa đầy đủ vì chưa 31 diễn ra quá trình sản xuất. Bởi vì thông tin kế toán đó sẽ là vô ích nếu như việc cung cấp các thông tin này phải đợi cho đến khi các đặc tính thiết kế của sản phẩm đạt tới điểm hoàn thiện cuối cùng, nó sẽ không còn có ý nghĩa phục vụ trong quá trình đánh giá và lựa chọn các thiết kế sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các dự toán chi phí kế tiếp phải có tính chính xác cao hơn khi những lần thiết kế di chuyển từ giai đoạn khái niệm đến khi tiếp cận giai đoạn sản xuất – tiến gần hơn đến giai đoạn sản xuất. Trọng tâm của thông tin là các thông tin chi phí dự toán và không phải là chi phí thực tế phát sinh. Đóng vai trò là một thành viên của nhóm chức năng, một nhân viên kế toán quản trị phải giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm từ các bộ phận khác như: kỹ thuật viên, nhân viên marketing trong việc thực hiện các công việc của họ. Ví dụ, các kỹ sư cần phải biết các tác động tài chính tới các ý tưởng kỹ thuật giá trị của họ. Chẳng hạn, với một công ty sản xuất máy pha café, các kỹ sư thiết kế cần biết được khoản tiết kiệm chi phí có thể nhận được từ việc thiết kế lại chức năng giữ nhiệt của máy. Tương tự như vậy, nhân viên marketing phải biết về mức chi phí mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được cho một đặc tính sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, do đó họ sẽ không hứa với khách hàng những gì mà doanh nghiệp không thể cung cấp. Ví dụ, nhiều khách hàng có thể mong muốn thiết kế sản phẩm có một đầu máy Video và một ti vi trong những xe tải nhỏ. Những hãng xe hơi như Chrysler, Ford và GM phải có dữ liệu chi phí tốt để xem xét rằng đặc điểm đó là có thể chấp nhận được không với mức giá mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của họ. 1.5. Một số mô hình chi phí mục tiêu trên thế giới 1.5.1. Mô hình chi phí mục tiêu tại Nhật Mặc dù kỹ thuật giá trị - VE được sử dụng trong quá trình thiết kế sản phẩm đã phát triển từ những năm 1930 tại Mỹ và Đức, nhưng Nhật bản chính là nơi đầu tiên nghiên cứu cho ra đời phương pháp này với tên gọi phương pháp chi phí mục tiêu – Target costing vào những năm 1960. Các hãng sản xuất lớn của Nhật là nơi thực hành thành công phương pháp chi phí mục tiêu. Mô hình chi phí mục tiêu của 32 Nhật do đó đã được học tập và áp dụng rộng rãi cho các nước khác. Mô hình phương pháp này tại Nhật được trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau: Khảo sát thị trường để xác định giá bán và đặc điểm sản phẩm Xác định mức lợi nhuận mong muốn căn cứ vào chiến lược dài hạn Xác định chi phí mục tiêu – Target cost (tính bằng giá bán – mức lợi nhuận mong muốn) Sử dụng các công cụ kỹ thuật để phân chia chi phí mục tiêu thành các yếu tố nhỏ hơn: bộ phận sản phẩm, chức năng sản phẩm, yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, Quyết định đưa sản phẩm vào sản xuất Tiếp tục cải tiến theo Kaizen Hình 1.1 : Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Nhật bản – [Nguồn: Patrick Feil, Keun-Hyo Yook, Il-Woon Kim, Spring 2004] Mô hình của Nhật bản được coi là mô hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới bao gồm nhiều khía cạnh của phương pháp chi phí mục tiêu: định hướng thị trường, xác định chi phí mục tiêu từ giai đoạn thiết kế, đề cao sự hợp tác của tất cả các bộ 33 phận trong doanh nghiệp thông qua nhóm liên chức năng, mối quan hệ chặt chẽ với chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin kế toán quản trị thông suốt và hữu ích cho dự toán chi phí sản phẩm ngay từ giai đoạn chưa sản xuất, chi phí sản phẩm được tính cho toàn bộ vòng đời sản phẩm từ khâu hình thành ý tưởng đến giai đoạn suy thoái và thải bỏ Đặc biệt hơn, các doanh nghiệp Nhật bản thường kết hợp mô hình chi phí mục tiêu với phương pháp Kaizen costing. (Moden & Hamada, 1991). Nếu phương pháp chi phí mục tiêu chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm thì phương pháp Kaizen costing lại tập trung vào giai đoạn sau – khi sản phẩm vượt qua giai đoạn thiết kế và được chấp nhận đưa vào sản xuất. 1.5.2. Mô hình chi phí mục tiêu tại Mỹ Các doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing, Caterpillar, DaimlerChrysler được coi là các doanh nghiệp dẫn đầu trong việc thực hiện thành công phương pháp chi phí mục tiêu. Mô hình chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp này cũng những bước cơ bản như Nhật bao gồm: + Bước 1: Nghiên cứu thị trường để xác định đặc tính sản phẩm phù hợp + Bước 2: Xác định mức giá bán mục tiêu + Bước 3: Xác định lợi nhuận mục tiêu dựa trên chiến lược dài hạn + Bước 4: Xác định chi phí mục tiêu = Giá bán mục tiêu – chi phí mục tiêu + Bước 5: Sử dụng các công cụ kỹ thuật như: phân tích giá trị, phân chia sản phẩm thành các bộ phận nhỏ hơn, để đạt mục tiêu chi phí. + Bước 6: Quyết định đưa sản phẩm vào sản xuất và tiếp tục cải tiến. Nếu sản phẩm được thiết kế và kiểm định là đạt mục tiêu đề ra cả 3 khía cạnh: chi phí, chất lượng và tính năng thì sẽ được sản xuất đại trà, nếu không đáp ứng được yêu cầu của quá trình chi phí mục tiêu thì sẽ được thiết kế lại hoặc hủy bỏ không đưa vào sản xuất. Swenson, Ansari, Dell và Kim (2003) đã mô tả mô hình kế toán chi phí mục tiêu của Mỹ gồm những đặc trưng sau: phương pháp xác định chi phí dựa trên giá cả; tập trung vào khách hàng và thiết kế sản phẩm; sự tham gia của nhóm liên chức năng và nhóm chuỗi giá trị, chi phí và giá cả được xác định trong mối liên hệ với 34 toàn bộ vòng đời sản phẩm. Như vậy, nhìn chung ở các nước Mỹ những đặc trưng này cũng tương tự như các doanh nghiệp Nhật. Sự khác biệt của mô hình này trong quá trình thực hiện so với các doanh nghiệp Nhật là, trong khi các doanh nghiệp đặt tầm quan trọng của thông tin kế toán quản trị trong suốt quá trình thực hiện thì các doanh nghiệp Mỹ lại tập trung nhiều hơn tới bộ phận thiết kế, bộ phận sản xuất và quan hệ với nhà cung cấp. (Ellram, L.M. (2006)). Sự khác biệt thứ hai là trong khi mô hình mô hình kế toán chi phí mục tiêu Nhật có sự kết hợp với phương pháp Kaizen costing; mô hình của Mỹ lại có sự kết hợp với phương pháp chi phí theo hoạt động - ABC. (Hussein H. Sharaf- Addin, Normah Omar & Suzana Sulaiman, 2014) 35 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu Kế toán quản trị chi phí mục tiêu là một phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã và đang được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nghiên cứu của Kato (1993) có tới hơn 80% các doanh nghiệp trong ngành lắp ráp và hơn 60% doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất của Nhật áp dụng phương pháp quản lý chi phí theo mục tiêu. Rất nhiều các nghiên cứu nước ngoài về phương pháp kế toán chi phí theo mục tiêu, có thể chỉ ra một số nghiên cứu sau: + Cooper and Slagmulder (1997). Cooper, R., and Slagmulder, R. (1997) Target costing and value engineering. Portland; Productivity Inc. Cooper và Slagmulder đã trong nghiên cứu năm 1997 này chỉ ra rằng chi phí mục tiêu có mối liên hệ giữa chi phí mục tiêu với khách hàng, chủ doanh nghiệp và người cung cấp. Hai tác giả đã đề xuất một môi hình quá trình gồm 3 bước. Mô hình được khởi đầu với khách hàng, được gọi là: chi phí định hướng thị trường “market-driven costing”. Thông qua những phỏng vấn và điều tra với các khách hàng tiềm năng và mức tiêu chuẩn (benchmarking) của các đối thủ cạnh tranh, mức giá bán dự tính của sản phẩm sẽ được thiếp lập. Bằng việc so sánh giá mục tiêu với kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, một mức lợi nhuận kỳ vọng cũng được tính toán, từ đó thiết lập được mức chi phí mục tiêu. Sau khi thiết lập được mức chi phí mục tiêu, bước thứ 2 được thực hiện với tên gọi là chi phí mục tiêu cấp độ sản phẩm “product-level Target costing”. Tại đây, khoảng cách chi phí mục tiêu được tính bằng sự chênh lệch giữa chi phí hiện tại với mức chi phí mục tiêu. Bằng cách phân chia, phân tích sản phẩm theo từng chức năng của sản phẩm, hệ thống phân cấp sản phẩm được thành lập nơi mà các lợi nhuận tài chính của mỗi chức năng sẽ được phân tích cụ thể hơn. Bước thứ 3 trong mô hình được gọi là chi phí mục tiêu cấp độ bộ phận cấu thành sản phẩm “component-level Target costing”; 36 đây chính là bước mà việc cắt giảm chi phí được thực hiện tới từng bộ phận cấu thành sản phẩm để tiến tới từng khoản mục chi phí, thường các các chi phí liên quan đến nhà cung cấp đầu vào. Từ đó, công ty có những chính sách ràng buộc tới các nhà cung cấp để sản phẩm của họ khi được sản xuất ra là không quá đắt đỏ. + Financial and Management Accounting Committee of International Federation of Accountants (1999); Target costing for effective cost management: Product Cost planning at Toyota Australia. Nghiên cứu được thực hiện bởi Ủy ban Kế toán quản trị và kế toán tài chính của IFAC tháng 6 năm 1999 bao gồm 9 chương. Ngoài các vấn đề lý thuyết về phương pháp chi phí theo mục tiêu được giới thiệu, nghiên cứu này đã đặt trong bối cảnh thực tế của quản lý chi phí trong công ty Toyota tại Úc. Nghiên cứu đã minh học một bức tranh tổng thể quản lý chi phí theo mục tiêu của công ty Toyota tại Úc và được dẫn chứng cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình thực hiện mô hình chi phí mục tiêu: thiết lập giá mục tiêu, lợi nhuận mục tiêu, chi phí mục tiêu, từ giai đoạn thiết kế cho đến khi cải tiến để giảm chi phí trong giai đoạn sản xuất của vòng đời sản phẩm.Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm quản lý chi phí mục tiêu tại công ty này: chìa khóa quản lý chi phí chính là chi phí mục tiêu và quản lý sự cải tiến liên tục, những người tham gia vào quá trình này bao gồm nhân viên từ các bộ phận trong doanh nghiệp : kế toán, kỹ thuật, nhân viên mua hàng, nhân viên bán hàng). Quá trình này tập trung vào việc thiết kế sản phẩm và quá trình sản xuất trong suốt vòng đời sản phẩm. Các nghiên cứu trước đó hầu như chỉ xoay quanh vấn đề chi phí mục tiêu tại Nhật Bản, vì vậy nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình quản lý chi phí theo mục tiêu còn có thể thích ứng được với các nền “văn hóa phương tây”. + Patrick Feil, Keun-Hyo Yook, Il-Woon Kim, Spring 2004; “Japan Target costing – A historical perspective”, International Journal of Strategic Cost Management. Bài viết đã trình bày lịch sử của phương pháp kế toán chi phí theo mục tiêu xuất phát từ các doanh nghiệp Nhật Bản, được áp dụng đầu tiên tại Toyota năm 1963 mặc dù cho đến tận năm 1978 tại Nhật mới có bài giảng đầu tiên về chi phí 37 mục tiêu. Tác giả của bài viết trên đã hệ thống hóa các nội dung lý thuyết về kế toán chi phí theo mục tiêu: về phương pháp xác định giá mục tiêu từ ngay từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, chu trình áp dụng kế toán chi phí theo mục tiêu tại Nhật bản trong mối quan hệ so sánh với các DN Mỹ, quá trình quản trị theo mục tiêu kết hợp với Kaizen (cải tiến liên tục). Đồng thời, nghiên cứu cũng tóm lược sự phát triển của phương pháp chi phí mục tiêu trải qua các thời kỳ lịch sử tại Nhật cũng như các công cụ áp dụng và bài học kinh nghiệm về chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Nhật. + Martin Carlsson-Wall (2011), Targeting target costing: Cost management and inter-organinational product development of multi-technology product; Thesis for the Degree of Doctor of Philosophy. Luận án là một nghiên cứu về mô hình chi phí mục tiêu đặt trong mối quan hệ với sự phát triển sản phẩm và quản trị chiến lược. Lý thuyết về phát triển sản phẩm cho thấy rằng: sự phát triển sản phẩm là sự quá trình gắn kết và quá trình không kết thúc của sự kết hợp các nguồn lực. Quá trình gắn kết nguồn lực thể hiện ở 2 bộ phận: nguồn lực bên trong doanh nghiệp và sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, các bên đối tác khác,). Đặc tính không kết thúc của sản phẩm thể hiện ở chỗ: đối với một doanh nghiệp thì sự phát triển sản phẩm mới là không có điểm dừng. Chính những lý thuyết của của sự phát triển sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chi phí mục tiêu. Theo mô hình trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu mô hình lý thuyết trên với sự thử nghiệm trong ngành công nghiệp robot tại Sweden. + Selim Yuksel Pazaceviren, Prof. Dr & Duygu Celayir (2013), Target costing based on the Activity – based costing method and a model Proposal, European Scientific Journal, edition vol.4; December 2013. Nội dung của bài viết này là sự kết hợp giữa 2 mô hình đó là: chi phí theo mục tiêu và xác định chi phí dựa trên hoạt động. Nói cách khác, bài viết đã tạo lập một mô hình chi phí dựa trên hoạt động (ABC) để nhằm xác định chi phí mục tiêu cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu này, tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận trong khuôn khổ phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu; đưa ra quá trình xác 38 định chi phí mục tiêu được chia thành 3 cấp độ: chi phí cấp độ thị trường (at market level), chi phí cấp độ sản phẩm (at product level), chi phí cấp độ bộ phận sản phẩm (at unit level). Bên cạnh đó, mô hình phân bổ chi phí dựa trên hoạt động (ABC) cũng được phân tích và so sánh với mô hình phân bổ truyền thống. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa mô hình chi phí theo mục tiêu với mô hình phân bổ chi phí dựa trên hoạt động thể hiện 3 khía cạnh: thứ nhất là ABC hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định chi phí dự tính của sản phẩm; thứ 2 là ABC có thể xác định nguồn phát sinh chi phí trong doanh nghiệp mà giai đoạn thiết kế và lập kế hoạch sản phẩm yêu cầu; thứ 3 là ABC có thể được sử dụng như một công cụ để đạt được chi phí mục tiêu bởi vì ABC có thể hỗ trợ nhận diện những hoạt động phát sinh chi phí nào là nên được cắt giảm và những nguồn phát sinh chi phí theo hoạt động nào là cần được chú trọng để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường. Từ những nghiên cứu về sự kết hợp của ABC trong việc đạt được chi phí mục tiêu, tác giả đã đề xuất ra mô hình là kết hợp của cả ABC và Phương pháp chi phí mục tiêu. Bên cạnh rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về phương pháp chi phí mục tiêu, các nghiên cứu về chi phí mục tiêu tại Việt Nam còn rất ít, mới chỉ dừng lại một số bài báo, tạp chí về vấn đề này, có thể kể đến như: + Trương Bá Thanh (2009), Kế toán chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu; Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. Bài viết đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản của phương pháp kế toán chi phí theo mục tiêu (Phương pháp chi phí mục tiêu) bao gồm: các định nghĩa về phương pháp chi phí mục tiêu, nội dung của phương pháp và các mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu tại Công ty Toyota Nhật Bản. Tác giả cũng đưa ra ba giai đoạn để thực hiện... Khi cung cấp thông tin dự toán chi phí sản phẩm cho các đề xuất thay thế thiết kế, kế toán quản trị cần có những cơ sở phân bổ chi phí gián tiếp một cách chính xác. Đối với những doanh nghiệp có hàm lượng chi phí gián tiếp ngày càng cao thì việc áp dụng đồng thời ABC với Target costing là rất cần thiết bởi ABC sẽ hỗ trợ cho việc xác định cơ sở phân bổ chi phí đúng đắn, giúp cho việc xác định chi 79 phí mục tiêu của sản phẩm có độ chính xác cao hơn. (Selim Yuksel Pazaceviren, Prof. Dr & Duygu Celayir (2013). Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm bao gồm cả những chi phí ngoài sản xuất như: chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí tài chính, chi phí Marketing, chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, và được tính theo cả dòng đời sản phẩm. 3.3.2. Hệ thống các báo cáo kế toán quản trị chi phí mục tiêu Để thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu, thông tin kế toán quản trị là vô cùng quan trọng, thể hiện ở các báo cáo chi phí sau: Báo cáo chi phí dự toán sản phẩm theo bộ phận cấu thành, Bảng xác định chi phí mục tiêu của sản phẩm mới, Bảng tính chi phí mục tiêu từng bộ phận sản phẩm, Bảng đề xuất hành động điều chỉnh chi phí. + Bảng dự toán chi phí sản phẩm thiết kế mới theo bộ phận sản phẩm Bảng 3.1 : Dự toán chi phí sản phẩm thiết kế mới theo bộ phận sản phẩm Khoản Bộ phận cấu thành Đơn giá Số Chi phí mục ($) lượng ($) Các bộ Bộ phận A phận tự sản Bộ phận B xuất Bộ phận C . Các bộ Bộ phận D phận mua Bộ phận E ngoài .. Tổng cộng chi phí Bảng dự toán chi phí sản phẩm thiết kế mới theo bộ phận sản phẩm thể hiện chi phí dự toán của toàn bộ một sản phẩm hoàn thiện dựa trên các bộ phận cấu thành nên sản phẩm. Có những bộ phận là do doanh nghiệp tự sản xuất thì sẽ căn cứ vào chi phí sản xuất hiện tại cho từng bộ phận đó, ngược lại những bộ phận do doanh nghiệp mua ngoài thì chi phí dự đoán chính là căn cứ vào dự toán mua hàng. + Bảng xác định mục tiêu cắt giảm chi phí cho sản phẩm mới 80 Bảng 3.2. Xác định mục tiêu cắt giảm chi phí cho sản phẩm mới Loại chi phí Chi phí dự toán Chi phí mục tiêu ($) Mục tiêu cắt sản phẩm mới giảm chi phí ($) dựa trên hệ thống hiện tại ($) (1) (2) (3) = (1)- (2) Chi phí sản xuất Chi phí bán hàng phân bổ Chi phí quản lý phân bổ Chi phí khác Tổng cộng Từ mục tiêu cắt giảm chi phí của một mẫu sản phẩm, chi phí mục tiêu sẽ tiếp tục được phân tích chi tiết hơn tới từng bộ phận cấu thành nên sản phẩm như bảng 3.3. Bảng 3.3: Bảng tính chi phí mục tiêu từng bộ phận sản phẩm Bộ phận cấu thành Chi phí hiện Chi phí Mục tiêu tại mục tiêu giảm chi phí Bộ phận A Bộ phận B Bộ phận C Bộ phận D .. Tổng cộng chi phí Sau khi phân tích chi phí hiện tại, tỷ trọng chi phí của từng bộ phận cấu thành nên sản phẩm, so sánh với mức độ đóng góp của từng bộ phận sản phẩm đối với sự thỏa mãn khách hàng, kế toán quản trị sẽ cung cấp tư vấn về hành động đề xuất như: bộ phận nào nên cắt giảm, bộ phận nào nên được cải thiện để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng. Bảng 3.4: Đề xuất hành động điều chỉnh chi phí 81 Bộ phận cấu Mức độ quan Chi phí Tỷ trọng chi Hành Điều chỉnh lại mục thành trọng với yêu hiện tại phí từng bộ động tiêu giảm chi phí cầu khách phận cấu hàng thành (1) (2) (3) (4) Bộ phận A Bộ phận B Bộ phận C Bộ phận D Tổng cộng chi phí 3.3.3. Về lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp nên áp dụng Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các công ty và lĩnh vực áp dụng thành công phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu, bao gồm: Toyota, Nissan, Sony, Matsushia, Daihatsu, Canon, Olympus Optical, and Komatsu và sau đó là các công ty ngoài Nhật bản gồm: Mercedes, Goodyear, Rockwell, Texas Instrument, Daimler Chrysier, (Cooper and Slagmulder, 1997; Knott, 1996; and Tanaka, 1993). Nicolini, Tomkins, Holti, Oldman, and Smalley (2000) đã bổ sung thêm ngành công nghiệp xây dựng của nước Anh trong khi Ellram năm 2000 đã bổ sung thêm các lĩnh vực khác như: sản xuất ô tô, thiết bị điện tử cũng như thiết bị ngoại vi máy tính, sản phẩm hàng tiêu dùng, các thiết bị trong chế tạo máy bay là các lĩnh vực điển hình áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu thành công. Ellram (2000) tìm ra rằng các doanh nghiệp có nhiều mục tiêu đồng thời trong việc thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu bao gồm: Cắt giảm chi phí, hiểu biết tốt hơn về cấu trúc chi phí của nhà cung cấp, cải thiện quản lý chi phí trong nội bộ doanh nghiệp, nâng cao giám sát chi phí và nâng cao tính giải trình trách nhiệm chi phí. Nghiên cứu của Swenson và các cộng sự năm 2003 đã chỉ ra rằng các ngành công nghiệp có mức độ cạnh tranh cao, chuỗi cung ứng tốt thì sẽ hưởng nhiều lợi 82 ích từ việc áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu. Phương pháp này cũng được khẳng định thành công trong lĩnh vực phương tiện giao thông vận tải, các ngành sản xuất công nghiệp nặng, cơ khí, các ngành tự động hóa cao, điện tử, hóa chất. (Banham, 2000). Bên cạnh đó, McNair và Polutnik (2001) bổ sung thêm ngành sản xuất máy móc nông nghiệp cũng ứng dụng tốt phương pháp này. Từ rất nhiều các nghiên cứu trên về lĩnh vực hoạt động, có thể khẳng định được một số các lĩnh vực hoạt động nên đươc khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau: + Ngành sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải, chế tạo ô tô. + Ngành sản xuất máy móc, công nghiệp nặng có trình độ tự động hóa cao. + Ngành sản xuất các thiết bị điện tử. + Ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm. Đặc điểm của loại hình sản phẩm phù hợp: là những sản phẩm chịu áp lực từ tính cạnh tranh cao trên thị trường, không phải là những sản phẩm khác biệt, độc nhất. Những doanh nghiệp có hệ thống thông tin phát triển, có mối liên hệ tốt với chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến hệ thống phân phối và khách hàng, có sự phối hợp tốt giữa các nhân viên và các bộ phận trong công ty chính là những doanh nghiệp có nhiều cơ hội thành công khi áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu. Tuy nhiên khi ở giai đoạn đầu tiếp cận với phương pháp này tại Việt nam, các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô sản xuất lớn, có năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin và nghiên cứu thị trường tốt là những doanh nghiệp phù hợp tiếp cận phương pháp này. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chưa thể đáp ứng với các yêu cầu của việc ứng dụng phương pháp này. 3.3.4. Các giải pháp khác Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần nhận thức được tầm quan trọng, nội dung và quy trình của phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu đối với việc nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một trong những con đường sống còn của doanh nghiệp khi Việt nam đang đứng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ hội nhập kinh tế quốc tế. Người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp cần được cập 83 nhật kiến thức về phương pháp chi phí mục tiêu và truyền tải tới tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp để mọi thành viên trong công ty đều thực hiện những cải tiến và những nỗ lực để cắt giảm chi phí nhiều nhất. Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần nắm rõ được cơ hội cắt giảm chi phí nhiều nhất là ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, do đó cần tập trung vào khâu nghiên cứu, phát triển và thiết kế sản phẩm. Cooper (1995) và nhiều nhà nghiên cứu khác về Phương pháp chi phí mục tiêu đã chỉ ra rằng, chi phí của sản phẩm sản xuất phần lớn tới 80% đến 90% đã được quyết định ngay từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, khi sản phẩm đã đi vào sản xuất thì cơ hội cắt giảm chi phí là rất ít (chỉ khoảng 10% đến 20%). Thứ tư, Bộ tài chính, các hiệp hội nghề nghiệp Kế toán kiểm toán, các nhà nghiên cứu tại các trường đại học nên tập trung nghiên cứu nội dung, trình tự của phương pháp, phân tích bài học kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các kết quả nghiên cứu và hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp Việt nam thông qua các cuộc hội thảo, tài liệu và giáo trình giảng dạy môn Kế toán quản trị. 3.4. Đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu cho học phần kế toán quản trị. Nghiên cứu phương pháp chi phí mục tiêu không chỉ dừng lại ở các nhà thực hành (các hãng sản xuất) dưới áp lực cạnh tranh mà còn trở thành đề tài hấp dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trên thế giới. Nghiên cứu, học tập nhằm ứng dụng và nâng cao tính hiệu quả của phương pháp chi phí mục tiêu trong tương lai sẽ là một yêu cầu không thể thiếu với tiến trình phát triển kế toán quản trị tại Việt Nam. Mặt khác, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu sâu về phương pháp này. Chính vì vậy tác giả đề xuất nội dung lý thuyết phương pháp kế toán chi phí mục tiêu đưa vào giảng dạy học phần kế toán quản trị bao gồm: Thứ nhất, Khái niệm phương pháp kế toán chi phí mục tiêu Phương pháp chi phí mục tiêu có thể được hiểu là một quá trình xác định chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm 84 và hỗ trợ quá trình đạt được chi phí mục tiêu thông qua việc cung cấp các thông tin chi phí cần thiết để nhóm phát triển sản phẩm có thể thiết kế sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp khi sản phẩm được tung ra thị trường. Kế toán quản trị với vai trò là công cụ phục vụ cho nhà quản trị trong quá trình thực hiện chi phí mục tiêu, kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu có thể được hiểu là một quá trình thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về dự báo chi phí sản phẩm trong giai đoạn thiết kế, tính toán và xác định mức chi phí mục tiêu của sản phẩm, phân tích thông tin chi phí sản phẩm trong quá trình thiết kế và tham gia quá trình thực hiện mục tiêu chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai, quy trình thực hiện kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu Theo phương pháp chi phí mục tiêu, thông tin quan trọng cần thu thập và phân tích là thông tin dự báo của sản phẩm mới và thông tin về mức chi phí mục tiêu dựa trên lợi nhuận mong muốn của nhà quản trị, từ đó kế toán sẽ cung cấp thông tin về mục tiêu cắt giảm chi phí cần đạt được và đề xuất những hành động thiết kế như nâng cấp hay cắt giảm chi phí. Do đó, quá trình thực hiện kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu có thể bám sát theo quá trình thực hiện phương pháp này tại doanh nghiệp sản xuất như đã đề xuất ở Hình 3.1. Ngoài ra, các nội dung như: Phân biệt phương pháp chi phí mục tiêu với phương pháp truyền thống, vai trò của thông tin kế toán quản trị và nhân viên kế toán quản trị trong việc thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu (như mục 1.3 & 1.4 chương 1) cũng nên cân nhắc đưa vào nội dung của Học phần Kế toán quản trị. Sau đây là ví dụ về casestudy về thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp. Công ty ECOM là công ty chuyên sản xuất modem – là một bộ phận sử dụng trong việc sản xuất lắp ráp máy tính cá nhân. Loại modem này là một thiết bị điện tử cho phép máy tính cá nhân có thể kết nối với các máy tính khác hoặc máy fax. ECOM đã làm việc với một hãng sản xuất máy tính để chấp nhận ECOM trong quá trình sản xuất một loại máy tính của họ. Giám đốc Marketing của ECOM đã quyết 85 định được mức giá mà người mua máy tính sẵn sàng trả cho modem của họ là $110. Chi phí để lắp đặt và chạy thử cho mỗi modem là $25; hãng sản xuất máy tính yêu cầu mức sinh lời trên doanh thu là 10%. Do đó, giá bán thuần mà doanh nghiệp có thể thu được từ hãng sản xuất máy tính là $74 cho một đơn vị sản phẩm. Một cuộc khảo sát và nghiên cứu giữa ECOM và hãng sản xuất máy tính đã tìm ra yêu cầu của khách hàng gồm 6 đặc điểm sau: (1) Khả năng kết nối với tốc độ nhanh – ký hiệu F1 (2) Khả năng nhận và chuyển fax một cách rõ ràng – ký hiệu F2 (3) Khả năng tự nhận diện sai sót truyền thông qua đường dây điện thoại- ký hiệu F3 (4) Khả năng thư thoại cho nhiều hộp thư - ký hiệu F4 (5) Tương thích với hầu hết các nhãn hiệu máy tính cá nhân - ký hiệu F5 (6) Khả năng làm việc trong môi trường nền - ký hiệu F6 Dựa trên nghiên cứu trên, các kỹ sư của ECOM đã thiết kế modem của họ bao gồm 4 module chính: Bộ chuyển đổi; Fax; Bộ âm thanh; Bộ xử lý. Sau đây là chi phí dự toán cho bộ phận cấu thành của từng module . (đơn vị tính: $) Bảng 3.5: Chi phí sản xuất dự toán cho một modem Module Bộ phận cấu thành Đơn giá Số Chi phí ($) lượng ($) Bộ chuyển Bộ phận xử lý tín hiệu 8 1 8 đổi Vi mạch điện thoại vào/ra 1.5 1 1.5 Fax Vi mạch diễn giải 2.5 1 2.5 Chuyển mạch máy in vào/ra 1.5 1 1.5 Vi mạch tín hiệu Fax 4.5 1 4.5 Bộ âm Bộ khuyến đại âm thanh 3 1 3 thanh Vi mạch âm thanh 5 1 5 Bộ xử lý Bộ điều khiển mạch nối 3 1 3 Bộ xử lý trung tâm 20 1 20 Vi mạch bộ nhớ 2 8 16 86 Bộ đồng xử lý vào/ra 7 1 7 Tổng cộng chi phí sản xuất 72 Bộ phận kỹ thuật đã nghiên cứu và quyết định mức độ quan trọng của mỗi chức năng, mỗi bộ phận của sản phẩm với 6 yêu cầu của khách hàng thông qua việc cho điểm mức độ quan trọng của từng đặc điểm sản phẩm (Bảng 3.2) Bảng 3.6: Đánh giá mức quan trọng của từng đặc điểm sản phẩm với khách hàng Đặc Mức độ quan Bộ phận cấu thành Mức độ đóng góp của bộ điểm trọng của từng đặc phận sản phẩm vào đặc điểm điểm (F1-F6) đối yêu cầu với khách hàng F1 5 Bộ xử lý trung tâm 40% Bộ điều khiển mạch nối 10% Vi mạch điện thoại vào/ra 50% F2 3 Vi mạch tín hiệu Fax 40% Vi mạch diễn giải 40% Chuyển mạch máy in 20% vào/ra F3 5 Bộ phận xử lý tín hiệu 60% Vi mạch điện thoại vào/ra 40% F4 3 Bộ khuyến đại âm thanh 40% Vi mạch âm thanh 60% F5 4 Bộ xử lý trung tâm 70% Bộ phận xử lý tín hiệu 30% F6 2 Vi mạch bộ nhớ 50% Bộ đồng xử lý vào/ra 50% Thông tin bổ sung: Chi phí bán hàng (gồm xử lý đặt hàng và giao hàng) cho mỗi modem là $4 Chi phí quản lý chung phân bổ cho từng modem là $14 Công ty mong muốn đạt được mức sinh lời trên doanh thu là 15%. Yêu cầu: 87 1/ Xác định chi phí mục tiêu cho một sản phẩm modem của công ty ECOM; chi phí mục tiêu của bộ phận sản xuất cho một đơn vị sản phẩm? Xác định mục tiêu cắt giảm chi phí cần đạt được cho mỗi modem? 2/ Gợi ý cho doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí ở những bộ phận cấu thành nào của sản phẩm từ mức độ đóng góp của chúng tới sự thỏa mãn của khách hàng. Gợi ý trả lời: Mức giá người tiêu dùng máy tính (người mua cuối cùng) trả cho 1 sản phẩm: $110 Mức sinh lời yêu cầu trên doanh thu của hãng sản xuất máy tính: 10%*$110 = $11 Mức sinh lời yêu cầu trên doanh thu của ECOM là 15%: 15%* ($110 – $11 - $25) = $11.1  Tổng chi phí mục tiêu 1 sản phẩm = $110 -$11 -$11.1 = $87.9 + Tổng chi phí hiện tại phân bổ cho 1 sản phẩm = Chi phí sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý chung + Chi phí lắp đặt = 72+ 4+ 14+ 25 = $115  Mục tiêu giảm chi phí cho một modem của công ty là: $115 - $87.9 = $ 27.1 Tỷ lệ cắt giảm chi phí để đạt mục tiêu chi phí là: $27.1: $115 = 23.56% Từ tỷ lệ này (23.56%) ta có thể tính toán chi phí mục tiêu cho từng bộ phận chi phí sau: 88 Bảng 3.7: Chi phí mục tiêu của ECOM Loại chi phí Chi phí hiện tại Chi phí mục tiêu ($) Mục tiêu cắt ($) giảm chi phí ($) (1) (2) = (1)* (1-23.56%) (3) = (1)- (2) Chi phí sản xuất 72 55.03 16.7 Chi phí bán hàng 4 3.06 0.94 Chi phí quản lý 14 10.7 3.3 Chi phí lắp đặt chạy thử 25 19.11 5.89 Tổng cộng 115 87.9 27.1 Mục tiêu cắt giảm chi phí được cụ thể hóa cho chi phí sản xuất một modem như sau: Bảng 3.8: Mục tiêu chi phí sản xuất của ECOM Bộ phận cấu thành Chi phí hiện Chi phí Mục tiêu tại mục tiêu giảm chi phí Bộ phận xử lý tín hiệu 8 6.11 1.89 Vi mạch điện thoại vào/ra 1.5 1.15 0.35 Vi mạch diễn giải 2.5 1.91 0.59 Chuyển mạch máy in vào/ra 1.5 1.15 0.35 Vi mạch tín hiệu Fax 4.5 3.44 1.06 Bộ khuyến đại âm thanh 3 2.29 0.71 Vi mạch âm thanh 5 3.82 1.18 Bộ điều khiển mạch nối 3 2.29 0.71 Bộ xử lý trung tâm 20 15.29 4.71 Vi mạch bộ nhớ 16 12.23 3.77 Bộ đồng xử lý vào/ra 7 5.35 1.65 Tổng cộng chi phí sản xuất 72 55.03 16.97 89 2/ Để đưa ra được hành động cắt giảm chi phí ở những bộ phận nào của một modem cần căn cứ vào tầm quan trọng của mỗi bộ phận cấu thành đối với sự thỏa mãn yêu cầu khách hàng theo bảng sau: Bảng 3.9: Tính toán tầm quan trọng của mỗi bộ phận cấu thành sản phẩm Đặc Mức độ Bộ phận cấu thành sản Mức độ đóng Xếp hạng tầm điểm quan phẩm góp của bộ quan trọng trọng phận sản phẩm từng bộ phận từng đặc vào đặc điểm sản phẩm đối điểm yêu cầu với khách hàng (F1-F6) đối với khách hàng (a) (b) (c) = (a)/22* (b) F1 5 Bộ xử lý trung tâm 40% 9% Bộ điều khiển mạch nối 10% 2% Vi mạch điện thoại vào/ra 50% 11% F2 3 Vi mạch tín hiệu Fax 40% 5% Vi mạch diễn giải 40% 5% Chuyển mạch máy in vào/ra 20% 3% F3 5 Bộ phận xử lý tín hiệu 60% 14% Vi mạch điện thoại vào/ra 40% 9% F4 3 Bộ khuyến đại âm thanh 40% 5% Vi mạch âm thanh 60% 8% F5 4 Bộ xử lý trung tâm 70% 13% Bộ phận xử lý tín hiệu 30% 5% F6 2 Vi mạch bộ nhớ 50% 5% Bộ đồng xử lý vào/ra 50% 5% 22 100% 90 Từ mức độ quan trọng của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm, kế toán quản trị tính toán và so sánh với tỷ trọng chi phí của nó để cho thấy được các hành động cần thực hiện là nâng cấp hay cắt giảm chi phí. Bảng 3.10: Đề xuất hành động điều chỉnh chi phí Bộ phận cấu Mức độ quan Chi phí Tỷ trọng chi Hành Điều chỉnh lại mục thành trọng với yêu hiện tại phí từng bộ động tiêu giảm chi phí cầu khách phận cấu hàng thành (1) (2) (3) =(2)/$72 (4) (5)= (2)*$16.97/$50.5 Bộ phận xử lý tín 19.09% 8 11.11% Nâng cấp hiệu Vi mạch điện thoại 20.45% 1.5 2.08% Nâng cấp vào/ra Vi mạch diễn giải 5.45% 2.5 3.47% Nâng cấp Chuyển mạch máy 2.73% 1.5 2.08% - in vào/ra Vi mạch tín hiệu 5.45% 4.5 6.25% Cắt giảm 1.51 Fax Bộ khuyến đại âm 5.45% 3 4.17% - thanh Vi mạch âm thanh 8.18% 5 6.94% - Bộ điều khiển 2.27% 3 4.17% Cắt giảm 1.01 mạch nối Bộ xử lý trung tâm 21.82% 20 27.78% Cắt giảm 6.72 Vi mạch bộ nhớ 4.55% 16 22.22% Cắt giảm 5.38 Bộ đồng xử lý 4.55% 7 9.72% Cắt giảm 2.35 vào/ra Tổng cộng chi phí 100% 72 100% 16.97 sản xuất 91 So sánh cột (1) với cột (3) của Bảng trên cho thấy công ty nên tập trung cải thiện hoặc tăng đầu tư nâng cấp vào bộ phận đóng góp lớn vào sự thỏa mãn khách hàng, mặt khác những khoản mục đang chiếm tỷ trọng chi phí lớn hơn mức độ đóng góp vào sự thỏa mãn các yêu cầu từ khách hàng thì nên đưa ra các hành động cắt giảm chi phí, cụ thể là ở các bộ phận sau: Vi mạch tín hiệu Fax; Bộ điều khiển mạch nối; Bộ xử lý trung tâm; Vi mạch bộ nhớ; Bộ đồng xử lý vào/ra. Như vậy, với việc thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu, công ty không chỉ cắt giảm chi phí mà còn tìm ra được bộ phận nào cần được cải thiện (Bộ phận xử lý tín hiệu ; Vi mạch điện thoại vào/ra; Vi mạch diễn giải) để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu chi phí. 92 KẾT LUẬN Phương pháp chi phí mục tiêu là một trong những phương pháp kế toán quản trị hiện đại, được áp dụng thành công tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Anh, Úc... Tuy nhiên những nghiên cứu về phương pháp này tại Việt Nam còn rất hạn chế. Chính vì vậy, đề tài được thực hiện và đạt được một số thành công sau: Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp chi phí mục tiêu bao gồm: các định nghĩa, đặc điểm, quy trình thực hiện, các công cụ kỹ thuật áp dụng,... Từ đó, đề tài đã đề xuất khung lý thuyết và đưa ra tình huống thảo luận của phương pháp chi phí mục tiêu nhằm phục vụ cho giảng dạy học phần Kế toán quản trị. Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các nước trên thế giới dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp; đánh giá kết quả khảo sát thực trạng việc vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp. Đề tài đã đưa ra những đề xuất về mô hình thực hiện chi phí mục tiêu tại Việt Nam, đề xuất về công cụ áp dụng cũng như gợi ý các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài còn có một số hạn chế như: quy mô khảo sát của đề tài chưa rộng (dừng lại 100DN). Mặt khác, đề tài dừng lại ở mục tiêu xây dựng mô hình của phương pháp chi phí mục tiêu cho các doanh nghiệp Việt Nam và các đề xuất để thực hiện phương pháp, do đó chưa đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, hướng nghiên cứu được gợi mở trong tương lai là xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp sản xuất Việt nam. Mặt khác, do phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ giới hạn trong loại hình doanh nghiệp sản xuất, trong tương lai đề tài có thể mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu sang các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO A/Tài liệu tham khảo tiếng anh 1. Ansari, S., Bell, J. & Okano, H. (2007). Target Costing: Uncharted Research Territory, Handbook of Management Accounting Research: Elservier Ltd, 507-530 2. Ansari, S., Bell, J. & Swenson, D. (2009). Strategies for Trainning in Target Costing, Cost Management, 23, 18-26 3. Anh Doan Ngoc Phi (2012). The adoption of western management accounting practices in Vietnamese enterprises during economic transition. 4. Cooper, R., and Slagmulder, R. (1997) Target costing and value engineering. Portland; Productivity Inc. 5. Dekker, H. and Smidt, P. (2003). A Survey of The Adoption and Use of Target Costing in Dutch Firms, Int.J. Production Economics, 84: 293-305 6. Ellram, L.M. (2006). The Implementation of Target Costing in the United States: Theory Versus Practice, Journal of Supply Chain Management, 42, 1; ABI/INFORM Global; 13. 7. Financial and Management Accounting Committee of International Federation of Accountants (1999); Target costing for effective cost management: Product Cost planning at Toyota Australia. 8. Garrison (2006) Management Accounting. 9. Hussein H. Sharaf-Addin, Normah Omar & Suzana Sulaiman, Target Costing Evolution: A Review of the Literature from IFAC’s (1998) Perspective Model; Asian Social Science; Vol. 10, No. 9; 2014 10. Ibusuki, U., Kaminski, P.C., 2002. Value engineering and target cost as methodology of work in the product development process. 11. Ibusuki, U., Kaminski, P.C., 2004. Product development process with focus on value engineering and target – costing: A case study in an auotmotive company. 12. Kato, Y. (1993). Target costing Support System: Lessons from Leading Japaneses Companies, Management Accounting Research: 33-47 94 13. Mehdi, A., S., Akbar , R., 2012. Studying the obtacles of applying a target costing system in firms accepted in Tehran Stock Exchange; Journal of Economics and Internaltional Finance, 5: 17-20 14. Monden, Y., 1995. Cost reduction systems: Target costing and Kaizen Costing, Productivity Press, Oregon. 15. Monden, Y and Hamada, K (1991). Target Costing and Kaizen Costing in Japaneses Automobile Companies, Journal of Management Accounting Research, 3: 16-34 16. Patrick Feil, Keun-Hyo Yook, Il-Woon Kim, Spring 2004; “Japan Target costing – A historical perspective 17. Tanaka, T. (1993). Target costing at Toyota, Journal of Cost Management, Spring: 4-11 18. Tani, T (1995). Interactive Control in Target Cost Management, Management Accounting Research, 6: 399-414 19. Selim Yuksel Pazaceviren, Prof. Dr & Duygu Celayir (2013), Phương pháp chi phí mục tiêu based on the Activity – based costing method and a model Proposal, European Scientific Journal, edition vol.4; December 2013. B/ Tài liệu tiếng Việt 20. Nguyễn Thị Phương Dung (2015); Phương pháp tính giá thành theo chi phí mục tiêu: chìa khóa thành công trong cạnh tranh; tạp chí nghiên cứu Khoa học Kiểm toán. 21. Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thu Hoài (2013); Kế toán quản trị chi phí hiện đại: Phương pháp chi phí mục tiêu; Tạp chí Kinh tế & Phát triển số đặc biệt tháng 12/2013. 22. Trương Bá Thanh (2009), Kế toán chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu; Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. 23. Trương Bá Thanh, Nguyễn Công Thương, Quản trị chi phí theo lợi nhuận mục tiêu và khả năng vận dụng tại Việt Nam C/ Trang web: 24. se-kinh-nghiem-nang-cao-chat-luong. 25. www.toyotavn.com.vn 95 PHỤ LỤC: DANH MỤC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT ST TÊN DOANH NGHIỆP ĐỊA CHỈ SỐ LAO LĨNH VỰC T ĐỘNG 1 Công ty TNHH Cocacola Km17- Quốc lộ 1A, xã Duyên >300 Nước giải khát Việt nam tại Hà nội Thái, huyện Thường Tín, HN 2 Công ty cổ phần 30BCD Lý Nam Đế, Hoàn >300 Cửa các loại EuroWindow Kiếm, HN 3 Công ty TNHH Canon – Lô A1 – KCN Thăng Long – >300 Điện tử Việt Nam Đông Anh – HN 4 Công ty Toyota Việt Phường Phúc Thắng – Thị xã >300 Sản xuất xe có động Nam Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc cơ 5 Tổng công ty cơ khí giao 262 Trần Hưng Đạo- Phường >300 Sản xuất xe có động thông vận tải Sài Gòn Nguyễn Cơ Trinh – Quận 1 cơ TP.HCM 6 Công ty Cổ phần Ô tô Số 80 Nguyễn Văn Trỗi, P.8 >300 Sản xuất xe có động Trường Hải Quận Phú Nhuận, TP. HCM cơ 7 Công ty cổ phần Thiết bị Đường số 9, KCN Biên Hòa 1, >300 Các loại máy biến áp, điện Thành phố Biên Hòa, Đồng thiết bị điện Nai 8 Tổng Công ty Đức Giang Số 59, Phố Đức Giang, quận >300 Sản phẩm may mặc Long Biên, HN. 9 Công ty TNHH Dệt May Lô C1, Đường N4, KCN Hòa 50 - Sản phẩm may mặc Hoàng Dũng Xá, Lộc Hòa, TP. Nam Định >300 10 Doanh nghiệp Tư nhân Thôn Vĩnh Trị, xã Yên Trị, >300 Sản phẩm may mặc Dệt May Phương Lan Huyện Ý Yên, Nam Định 11 Công Ty TNHH Ivory Km6+500, quốc lộ 10, Thị >300 Sản phẩm may mặc Việt Nam Trấn Vũ Thư, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 12 Công ty Cổ phần Văn 25 Lý Thường Kiệt, Phường >300 Văn phòng phẩm phòng phẩm Hồng Hà Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà nội 13 Công ty cổ phần Giấy Hải KCN B Quận Sài Đồng, Long >300 Giấy, văn phòng Tiến Biên, HN phẩm 14 Công ty cổ phần Tiêu 18, Nguyễn Chí Thanh, Ba 50 - Các loại thiết bị điện chuẩn Việt Đình, Hà nội >300 15 Công ty TNHH Hoa Xã Lô Giang, Huyện Đông 50 - Sản xuất linh kiện 96 Tường Vy Hưng, tỉnh Thái Bình >300 điện tử 16 Công ty TNHH Vỹ Thôn Cầu, Lạc Đạo, Văn Lâm, 50 - Sản xuất hạt nhựa tái Tuyến Hưng Yên >300 sinh 17 Công ty cổ phần tư vấn 43, Lò Đúc, Hà nội 50 - Sản xuất đồ gỗ, thi xây dựng và thương mại >300 công công trình xây Việt Á dựng 18 Công ty Cổ phần Văn Hưng Đạo, Dương Kinh, Hải >300 Sản xuất vở viết, in ấn phòng phẩm Hải Phòng Phòng bao bì carton 19 Công ty cổ phần tư vấn Thôn Thống Nhất, xã Kim 50-300 Xây dựng nhà và xây dựng Công trình Lan, Huyện Gia Lâm, TP.HN thủy lợi thủy điện 20 Công ty cổ phần bảo vệ Số 18, phố Quang Trung, tổ 50-300 Hóa chất, phân bón thực vật Thái Bình 17, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, Thái Bình 21 Công ty cổ phần công Số 6, Ngõ 233, Phường Tân 10-50 Sản xuất gạch nung nghệ vật liệu xây dựng Thịnh, TP. Thái Nguyên Thành Công 22 Công ty cổ phần Golden Số 2 Trường Thi, phường 50-300 Xây dựng nhà các loại City Trường Thi, TP. Vinh, Nghệ An 23 Công ty TNHH Sea Hung KCN Đại Đồng, Huyện Tiên 10-50 Sản xuất khay nhựa Tech Việt Nam Du, Tỉnh Bắc Ninh 24 Công ty cổ phần đầu tư Số 11, Ngõ 121 Thái Hà, 50-300 Sản xuất vật liệu xây phát triển công nghiệp Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội dựng 25 Công ty cổ phần xây 12A Hồ Xuân Hương, Minh 10-50 Sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp và Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng dựng thương mại Việt nam 26 Công ty cổ phần Thiết bị Thôn Hảo, Liêu Xá, Yên Mỹ, 50-300 Sản xuất thiết bị, phụ Công nghiệp Maksteel Hưng Yên tùng công nghiệp 27 Công ty cổ phần kinh Số 11, Ngõ 121 Thái Hà, 10-50 Sản xuất vật liệu xây doanh vật tư thiết bị giao Trung Liệt, Đống Đa, Hà nội dựng thông 28 Công ty xi măng Vicem Khu 2 Bích Nhôi, thị trấn Minh 10-50 Xi măng, gạch chịu Hoàng thạch Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải lửa, vỏ báo, đá xây Dương. dựng 97 29 Công Ty TNHH Đầu Tư Số Nhà 12, Ngách 41/59, P. 50-300 Sản xuất vật tư cầu Xây Lắp Và Thương Mại Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, đường Tiến Thành Hà Nội 30 Công ty cổ phần đầu tư – 17. 2 lô B , chung cư 280/29 50-300 Xây dựng công trình tư vấn- xây dựng Thép Bùi Hữu Nghĩa - Phường 2 - Mới Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh 31 Công Ty TNHH Số 18 Phố Trung Kinh, P. 10-50 Sản xuất sản phẩm PROSTEEL TECHNO Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà kim loại, cơ khí Việt Nam Nội 32 Công ty cổ phần ATAFA Số 22, Ngõ 123 Đại Mỗ, Nam 10-50 Sản xuất vật liệu xây Việt Nam Từ Liêm, Hà nội dựng 33 Công Ty Cổ Phần Dụng Lô 15A, Khu Công Nghiệp > 300 Cơ khí, phụ tùng ô tô Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu Quang Minh, TT. Quang Minh, H. Mê Linh, Hà Nội 34 Công Ty TNHH Công 37/15 Ngõ Thổ Quan, Phố 10-50 Gia công cơ khí, Nghệ HOGI Việt Nam Khâm Thiên, P. Thổ Quan, Q. khuôn mẫu Đống Đa, Hà Nội 35 Công ty cổ phần xây Số 17, ngách 167 đường Long 10-50 Sản xuất vật liệu xây dựng thương mại Delta Biên, phường Ngọc Lâm, quân dựng Việt Nam Long biên, Hà nội 36 Công Ty TNHH Thiết Bị Số 50 Tân Bình, Xuân Mai, 50-300 Sản xuất thiết bị máy Máy Công Nghiệp Đông Chương Mỹ, Hà Nội móc Phương 37 Công Ty TNHH Công TL280 Cổ Lãm, Bình Định, 50-300 Sản phẩm từ nhựa Nghiệp Alpha Kinh Bắc Lương Tài, Bắc Ninh tổng hợp. 38 Công ty TNHH CCA Ngõ 155 Cầu Giấy, Hà nội 50-300 Sản xuất gia công cơ Việt Nam khí chế tạo 39 Công ty Cổ phần Bia Sài Số 54, Phan Đăng Lưu – 50-300 Bia, nước giải khát Gòn Nghệ Tĩnh Trường Thi- Nghệ An các loại 40 Công Ty TNHH Đầu Tư Khu Công Nghiệp Quang 10-50 Sản phẩm từ nhựa Sản Xuất Và Thương Mại Minh, H. Mê Linh, Hà Nội Gia Phú 41 Công ty TNHH Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa >300 Sản xuất xi măng FeroCrom Thanh Hóa 98 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_mo_hinh_ke_toan_chi_phi_theo_muc_tieu_targ.pdf
Tài liệu liên quan