Đề tài nghiên cứu khoa học Sổ liên lạc điện tử

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM TIN HỌC SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ LÊ QUỐC CƯỜNG PHAN MINH TRUNG AN GIANG 07/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM TIN HỌC SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ LÊ QUỐC CƯỜNG PHAN MINH TRUNG AN GIANG 07/2017 CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Đề tài nghiên cứu khoa học “Sổ liên lạc điện tử”, do tác giả Lê Quốc Cường và Phan Minh Trung, công tác tại Trung tâm Tin học Trường Đại học An Giang thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Kho

pdf70 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học Sổ liên lạc điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 09/12/2017. Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Chủ tịch Hội đồng i LỜI CẢM TẠ Nhóm thực hiện đề tài “Sổ liên lạc điện tử” xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến Ban Giám hiệu, quý đồng nghiệp Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch – Tài vụ đã hỗ trợ, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành các thủ tục trong quá trình triển khai; cám ơn quý đồng nghiệp Trung tâm Tin học và bạn bè đã giúp đỡ và động viên, giúp chúng tôi kiên trì hoàn thành đề tài này. Chúng tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy/Cô Trường Phổ thông Thực hành Sư Phạm đã phối hợp, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và triển khai thành công “Sổ liên lạc điện tử” tại Trường Phổ thông Thực hành Sư Phạm; đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ngọc Thơ và thầy Nguyễn Văn Hội đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt khoảng thời gian này. Mong rằng những đóng góp cải tiến công tác quản lý sổ liên lạc từ kết quả ứng dụng sản phẩm của đề tài sẽ là lời tri ân thiết thực nhất đối với sự giúp đỡ và hỗ trợ của quý Thầy/Cô và các bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục phát triển và hoàn thiện “Sổ liên lạc điện tử” để sản phẩm này có thể được ứng dụng và triển khai hiệu quả hơn nữa; góp phần hoàn thành mục tiêu “xây dựng hệ thống quản lý Trường học trực tuyến" của Bộ Giáo dục và Đào tạo. An Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2017 Người thực hiện Lê Quốc Cường Phan Minh Trung ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Sổ liên lạc điện tử” là đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công tác quản lý sổ liên lạc tại Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm. Kết quả nghiên cứu của đề tài là sản phẩm phần mềm đáp ứng mô hình dịch vụ trực tuyến trong quản lý “Sổ liên lạc trực tuyến” như: quản lý thông tin học sinh, thông tin giáo viên, phân công giảng dạy, phân công giáo viên chủ nhiệm, nhập điểm, nhập đánh giá học sinh, điểm danh, in phiếu liên lạc trực tuyến, thống kê theo các biểu mẫu của Sở Giáo Dục và Đào tạo, quản lý và phân quyền người dùng. Sổ liên lạc điện tử cũng đã đáp ứng yêu cầu thực tế tại trường PT Thực hành Sư Phạm là nhập điểm một lần và tự tính ra các kết quả như: điểm trung bình, xếp loại học lực, xếp hạng theo qui định của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và giáo viên có thể xuất bảng điểm ra tập tin Excel và nhập điểm mọi lúc mọi và và nhập vào phần mềm bằng tập tin Excel. Từ khóa: trường học trực tuyến, quản lý điểm, sổ liên lạc điện tử. iii ABSTRACT “Electronic school report” is a subject research to apply information technology for improve effective of Electronic school report management at the Pedagogical Paractice School of An Giang University. Research result is a software product response online service model in “Electronic school report”: student profile management, teacher profile management, teaching assignment, homeroom teacher assignment, grade input, student assessment input, attendance, printing school report, making statistics from the required forms of the Department of Education and Training, user management and permission. Electronic school report were adapted realty response at Pedagogical Paractice School is grade input one time and caculate results automatic: Grade Point Average, proficiency, ranking to circular’s rule 58/2011/TT-BGDĐT and teacher can export grading table to excel file after that import at everywhere by excel file. Từ khóa: school report, online shool, grading mamagement system. iv LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. An Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2017 Người thực hiện Lê Quốc Cường Phan Minh Trung v MỤC LỤC CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................. i LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................ iv LỜI CAM KẾT ............................................................................................................ v MỤC LỤC ................................................................................................................... vi DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... viii DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 1.3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 2 1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học: ........................................................................ 2 1.5.2 Đóng góp công tác quản lý đào tạo ............................................................. 2 1.5.3 Những đóng góp khác ................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 4 2.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6 2.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 6 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 7 3.1 THU THẬP THÔNG TIN (REQUIREMENTS) ............................................... 7 3.2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ (ANALYSIS & DESIGN) .................................. 8 3.3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM (CODING) ............................................................ 9 3.4. KIỂM THỬ (TESTING) ................................................................................... 9 3.5. CHỈNH SỬA VÀ HOÀN THÀNH (IMPLEMENTATION) ........................... 9 vi 3.6. CÀI ĐẶT VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ (OPERATIONS & MAINTENACE) . 9 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 10 4.1 PHẦN MỀM SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ .......................................................... 10 4.1.1 Mô hình xây dựng phần mềm ................................................................... 10 4.1.2 Qui trình quản lý của phần mềm ............................................................... 10 4.1.3 Các bảng cơ sở dữ liệu .............................................................................. 13 4.1.4 Quan hệ các bảng dữ liệu .......................................................................... 21 4.1.5 Qui trình sử dụng các phần mềm .............................................................. 22 4.1.6 Sơ đồ Use case các chức năng .................................................................. 24 4.1.7 Thiết kế giao diện phần mềm .................................................................... 26 4.1.8 Kết quả xây dựng chương trình phần mềm. .............................................. 32 4.2 THẢO LUẬN .................................................................................................. 35 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 37 5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 37 5.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 41 vii DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Danh mục năm học ....................................................................................... 13 Bảng 2: Danh mục lớp học ......................................................................................... 13 Bảng 3: Danh mục môn học ....................................................................................... 13 Bảng 4: Danh mục Tổ chuyên môn............................................................................ 13 Bảng 5: Danh mục học sinh ....................................................................................... 15 Bảng 6: Danh mục giáo viên ...................................................................................... 16 Bảng 7: Phân công giảng dạy ..................................................................................... 16 Bảng 8: Phân công Giáo viên chủ nhiệm ................................................................... 17 Bảng 9: Phân công Giáo viên thuộc tổ chuyên môn .................................................. 17 Bảng 10: Khóa nhập điểm .......................................................................................... 17 Bảng 11: Điểm danh học sinh .................................................................................... 18 Bảng 12: Danh sách lớp ............................................................................................. 18 Bảng 13: Tài khoản người dùng ................................................................................. 20 viii DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Mô hình phát triển phần mềm ....................................................................... 10 Hình 2: Quan hệ các bảng dữ liệu .............................................................................. 21 Hình 3: Qui trình sử dụng phần mềm ......................................................................... 22 Hình 3: Sơ đồ Use case tổng quát .............................................................................. 24 Hình 4: Sơ đồ Use case dành cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm (teacher) 24 Hình 5: Sơ đồ Use case dành cho quản trị (admin) .................................................... 25 Hình 6: Sơ đồ Use case dành cho học sinh/PHHS (student) ...................................... 26 Hình 7: Giao diện đăng nhập hệ thống phần mềm ..................................................... 26 Hình 8: Màn hình quản trị phần mềm (admin) .......................................................... 27 Hình 9: Màn hình quản lý của Giáo viên ................................................................... 28 Hình 10: Màn hình quản lý của học sinh/PHHS ........................................................ 28 Hình 11: Màn hình nhập điểm ................................................................................... 29 Hình 12: Màn hình in bảng điểm tổng hợp ................................................................ 30 Hình 13: Màn hình in phiếu liên lạc học sinh ............................................................ 31 Hình 14: Màn hình thống kê điểm theo môn học ...................................................... 32 Hình 15: Gởi ý kiến trực tuyến của PHHS................................................................. 36 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BTTT Bộ Thông tin và Truyền thông CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu FK Foreign key (khóa ngoại) GVCN Giáo viên chủ nhiệm IE Internet Explorer (trình duyệt IE) IT Information Technology JSON JavaScript Object Notation PHHS Phụ huynh học sinh PK Primary key (khóa chính) PT Phổ thông SMAS School Management System SMS Short Message Service (tin nhắn) TT Thông tư UML Unified Modeling Language Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn bưu VNPT chính viễn thông Việt Nam) x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo” là một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng mô hình trường học điện tử là một trong những nội dung định hướng được BGDĐT xác định trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2014- 2015 và năm học 2015-2016; theo đó, các trường cần có: Các hệ thống quản lý nhà trường trực tuyến; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh; ứng dụng sổ sách điện tử thay vì in ấn; ứng dụng CNTT trong dạy và học ứng dụng trong lớp học và ngoài lớp học, ứng dụng công nghệ e-Learning, sách điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực, phong phú hơn; ưu tiên sử dụng công nghệ phần mềm mã nguồn mở; .v.v. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (Trường PT Thực hành Sư phạm) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học An Giang, có ba cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Trước yêu cầu của nhiệm vụ ứng dụng CNTT, Trường PT Thực hành Sư phạm đang có nhu cầu ứng dụng CNTT trong công tác liên quan đến hoạt động quản lý sổ liên lạc (quản lý điểm, quản lý phiếu liên lạc, tra cứu thông tin học sinh, thống kê báo cáo, xếp hạng kết quả học tập của học sinh đến phụ huynh). Nguyên nhân, số lượng học sinh khá đông (2.659 học sinh), trong khi yêu cầu hoạt động này là quản lý thông tin theo từng học sinh, theo lớp, theo giáo viên và đòi hỏi có phải sự chính xác cao; đơn vị phải mất nhiều thời gian, công sức để thực hiện và chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp thông tin trực tuyến cho phụ huynh và học sinh. Do vậy, cần có phần mềm hỗ trợ nhà trường khắc phục các hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác này. Trên cơ sở đó, Trường PT Thực hành Sư phạm sẽ từng bước hoàn thiện, phát triển theo mô hình trường học điện tử. Xuất phát từ yêu cầu trên, các tác giả là những người hoạt động trong ngành giáo dục và chuyên ngành CNTT với mong muốn xây dựng ứng dụng “Sổ liên lạc điện tử”, giúp cho Trường PT Thực hành Sư Phạm (nói riêng) và các cơ sở giáo dục và đào tạo trong Tỉnh nhà (nói chung) có thể hoàn thành được nhiệm vụ mà Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra; cũng như góp phần thực hiện giải pháp “phát huy vài trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” của Nghị quyết 29-NQ/TW. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xây dựng phần mềm quản lý sổ liên lạc trực tuyến tại Trường PT Thực hành Sư phạm đáp ứng theo yêu cầu thực tế của đơn vị và các quy định có liên quan như:  Quản lý các danh mục dùng chung;  Quản lý thông tin giáo viên;  Quản lý thông tin học sinh;  Quản lý đào tạo (phân công giảng dạy, phân công giáo viên chủ nhiệm).  Các chức năng quản lý sổ liên lạc điện tử;  Các chức năng tra cứu, kết xuất phiếu liên lạc, báo cáo, thống kê;  Quản lý tài khoản người dùng và phân quyền. 1.3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Phần mềm quản lý “Sổ liên lạc điện tử” tại Trường PT Thực hành Sư phạm. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý sổ liên lạc cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Trường PT Thực hành Sư phạm. Các công nghệ, giải pháp nguồn mở miễn phí, hoạt động trên nền tảng Web. Thời gian nghiên cứu: 03/2017 đến 08/2017. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát hiện trạng, xác định yêu cầu và giải pháp CNTT phù hợp triển khai cho công tác quản lý sổ liên lạc tại Trường PT Thực hành Sư phạm; Xây dựng phần mềm Sổ liên lạc điện tử với các chức năng chính như sau:  Quản lý các danh mục dùng chung;  Quản lý thông tin giáo viên;  Quản lý thông tin học sinh;  Quản lý đào tạo (phân công giảng dạy, phân công giáo viên chủ nhiệm);  Các chức năng quản lý sổ liên lạc điện tử;  Các chức năng tra cứu, kết xuất phiếu liên lạc, báo cáo, thống kê;  Quản lý tài khoản người dùng và phân quyền. 1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các các hoạt động liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý điểm và xây dựng trường học điện tử với các chức năng mở rộng khác (xếp thời khóa biểu, thu học phí, in bảng điểm sổ cái, tin nhắn SMS) tại các trường phổ thông. 1.5.2 Đóng góp công tác quản lý đào tạo 2 Sản phẩm của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý đào tạo của Trường PT Thực hành Sư phạm thông qua việc quản lý tự động và chính xác các công tác như:  Tự động hóa: tính toán điểm học sinh; tổng kết đánh giá, xếp loại, xếp hạng học sinh;  Thống kê, báo cáo theo mẫu;  Tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt là công tác tra cứu điểm, lập báo cáo, thông tin liên lạc với phụ huynh (có thể theo dõi trực tuyến kết quả việc học của con mình và góp ý phản hồi cho nhà trường). 1.5.3 Những đóng góp khác Sản phẩm của đề tài (kết quả nghiên cứu) có thể triển khai ứng dụng cho các trường phổ thông khác; có thể phát triển hoàn thiện thêm các tính năng quản lý: học bạ, nhân sự, lớp học, xếp thời khoá biểu. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, mỗi học sinh được nhà trường thực hiện đánh giá và xếp loại thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của BGDĐT. Các kết quả đánh giá và xếp loại này được nhà trường ghi nhận và thông tin về gia đình qua phiếu liên lạc (như Hình 13); phụ huynh vừa nắm được kết quả học tập của học sinh, vừa có thể phản hồi ý kiến, trao đổi với giáo viên và nhà trường thông qua phiếu này. Tùy theo điều kiện và quy định của mỗi trường, phiếu liên lạc thường được gửi về cho phụ huynh vào cuối học kỳ. Về mặt quản lý, phiếu liên lạc vừa được nhà trường quản lý theo từng học sinh, vừa quản lý theo giáo viên, môn học, lớp học, học kỳ, sau đây, công tác này được gọi chung là sổ liên lạc. Có thể nói, sổ liên lạc vừa là yêu cầu của công tác quản lý theo dõi kết quả đánh giá, và xếp loại học sinh, vừa là cầu nối hiệu quả giữa nhà trường với gia đình học sinh. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp hỗ trợ phù hợp, công tác này sẽ gây nhiều khó khăn về thời gian, công sức cũng như là gánh nặng kinh phí cho các trường, nhất là các trường có quy mô lớp và học sinh đông. Theo định hướng của BGDĐT, các trường tăng cường triển khai những giải pháp ứng dụng CNTT nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý; tăng cường cung cấp dịch vụ trực tuyến hỗ trợ cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Những giải pháp CNTT liên quan đến công tác sổ liên lạc tại các trường phổ thông thường là các sản phẩm phần mềm với tên gọi như: Sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến, trường học điện tử, Các phần mềm này có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau; về chức năng đều cơ bản đáp ứng nhưng có sự khác biệt về công nghệ, qui trình thực hiện (sẽ được đề cập thêm ở phần sau). Trường PT Thực hành Sư phạm là trường phổ thông trực thuộc Trường Đại học An Giang. Trường PT Thực hành Sư phạm đang sử dụng phần mềm VEMIS của Bộ Giáo dục để quản lý điểm cho học sinh cấp 2 và cấp 3. Tuy nhiên, phần mềm VEMIS chỉ đáp ứng được công tác quản thông tin giáo viên và học sinh; chưa đáp ứng yêu cầu quản lý sổ liên lạc: giáo viên vẫn phải ghi điểm trực tiếp bằng tay và kết hợp với Excel, chưa tự động xuất phiếu liên lạc, chưa có hỗ trợ trực tuyến, . Trong khi đó, Trường PT Thực hành Sư phạm thực hiện gửi phiếu liên lạc định kỳ vào giữa và cuối mỗi học kỳ. Vì vậy, Trường Phổ Thông Thực hành Sư phạm cần có phần mềm quản lý sổ liên lạc khác phù hợp hơn, khắc phục được những hạn chế, đáp ứng được các yêu cầu của BGDĐT và điều kiện thực tế của nhà trường. Trong phạm vi và yêu cầu của nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào giải pháp xây dựng phần mềm quản lý sổ liên lạc phù hợp với điều kiện của Trường PT Thực hành Sư phạm và đáp ứng theo yêu cầu có liên quan của cơ quan nhà nước tại Việt Nam. Cụ thể như: Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT, Thông tư số 53/2012/TT- BGDĐT, Hướng dẫn triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin theo từng năm học của 4 BGDĐT, Thông tư 20/2014/TT-BTTTT, Theo đó, các cơ sở giáo dục (nói chung) phải ưu tiên ứng dụng phần mềm nguồn mở và phát triển ứng dụng trên nền tảng web để cung cấp các dịch vụ trực tuyến. 2.2 THỰC TRẠNG VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SỔ LIÊN LẠC Trên thị trường Việt Nam hiện đang có nhiều phần mềm quản lý trường học của các đơn vị, công ty như: SMAS - School Management System của Viettel, VNPT Schools của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (https://vnedu.vn/), Eschool của công ty Quảng ích ( Vietschool công ty TNHH MTV phần mềm Prosoft, Phần mềm quản lý trường học của công ty MISA ( Các phần mềm này đa số có ưu điểm là quản lý tập trung, trực tuyến sử dụng công nghệ mới theo hướng dẫn nhiệm vụ CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như:  Thu phí theo hình thức dựa trên số học sinh và theo năm học.  Đa số các phần mềm này phát triển chung cho nhiều trường, trong khi yêu cầu và điều kiện ở mỗi Trường khác nhau, điển hình như yêu cầu thống kê, báo cáo theo các biểu mẫu theo yêu cầu riêng của từng trường.  Một số phần mềm không sử dụng giải pháp mã nguồn mở. Khi sử dụng đòi hỏi nhiều vấn đề về bản quyền phần mềm khác có liên quan. Trường PT Thực hành Sư phạm là trường phổ thông 03 cấp với 64 lớp và 2.659 học sinh, trong đó: Cấp 1 có 25 lớp và 1.054 học sinh; Cấp 2 có 24 lớp và 973 học sinh; Cấp 3 có 15 lớp và 632 học sinh; tổng số viên chức là 103 người tính đến thời điểm (06/2017). Qua khảo sát tại về việc ứng dụng quản lý điểm học sinh cấp 2 và cấp 3, Trường đang sử dụng phần mềm VEMIS của Bộ Giáo dục. Đây là phần mềm nằm trong dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục của SREM. Tuy nhiên, đơn vị đang gặp nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm, điển hình như:  Phần mềm này cài đặt và khó sử dụng (không thân thiện), mặc dù đã phát hành nhiều bản cập nhật nhưng hệ thống vẫn lỗi thường xuyên, để chạy các phần mềm này thì cần cài đặt nhiều phần mềm môi trường khác. Các bước cài đặt đòi hỏi khá nhiều thao tác phức tạp, tuỳ theo mỗi hệ điều hành của từng máy và phần mềm chỉ cho chạy trên hệ điều hành Windows.  Phần mềm chạy cục bộ, phải cài đặt vào một máy tính trong Trường để quản lý. Do đó, giáo viên muốn sử dụng nhập điểm trên phần mềm quản lý này phải vào Trường, không sử dụng ở nhà được.  Phần mềm chưa đáp ứng được một số tính năng như: Nhập điểm một lần tự động tính ra các kết quả (một con điểm phải nhập nhiều lần vào sổ điểm, sổ liên lạc, sổ điểm cái); chưa hỗ trợ tự động xuất phiếu liên lạc, chưa có thống kê báo cáo điểm trung bình, xuất danh sách học sinh giỏi, xuất danh sách học sinh tiên tiến ra excel để trộn giấy khen,  Phần mềm chưa có kênh thông tin cho phép tra cứu theo dõi tình hình học tập của con mình mọi lúc, mọi nơi qua internet. 5 Với quy mô phát triển về lớp và học sinh như hiện nay của Trường PT Thực hành Sư phạm, nếu nhà trường không sớm có giải pháp khắc phục, công tác quản lý sổ liên lạc sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí sẽ trở thành gánh nặng cho công tác quản lý của nhà trường. 2.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việc ứng dụng CNTT trong quản lý sổ liên lạc đang được áp dụng tại Trường PT Thực hành Sư phạm còn nhiều hạn chế; phần mềm đang được sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, các sản phẩm hiện có trên thị trường còn nhiều vấn đề về: thu phí, công nghệ và khả năng linh hoạt theo từng đơn vị (xuất danh sách học sinh tiên tiến, giỏi để thống kê, báo cáo, in khen thưởng). Ngoài các chức năng chính là dõi kết quả đánh giá, xếp loại của học sinh, cầu nối thông tin giữa nhà trường và gia đình, công tác quản lý sổ liên lạc được gắn kết chặt chẽ với một số hoạt động quản lý khác như: Quản lý thông tin giáo viên/lớp học/học sinh, phân công giảng dạy, thông tin học sinh, thống kê, báo cáo, tra cứu. Do vậy, xây dựng phần mềm quản lý sổ liên lạc cần nghiên cứu, phát triển các chức năng quản lý có liên quan.  Xuất danh sách học sinh tiên tiến hoặc học sinh giỏi ra tập tin dạng excel, để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như: in giấy khen, thống kê, báo cáo,...  Phần mềm phát triển theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đổi mới công nghệ, quản lý tập trung, trực tuyến. Đặc biệt, ứng dụng các công cụ mã nguồn mở để phát triển và chạy trên tất cả hệ điều hành.  Phát triển phần mềm chạy trên nền web, có giao diện thân thiện, có thể sử dụng quản lý mọi lúc, mọi nơi (qua Internet).  Phát triền phần mềm sử dụng mã nguồn mở theo Thông tư 20/2014/TT- BTTTT quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước: ▪ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn NoSQL (MongoDB). ▪ Ngôn ngữ lập trình: PHP đáp ứng theo tiêu chuẩn mã nguồn mở. ▪ Nền tảng Web: HTML5, CSS3, Javascript. ▪ Ngôn ngữ theo yêu cầu tiếng Việt theo chuẩn Unicode (TCVN3). ▪ Sử dụng trình duyệt Internet Explorer phiên bản tối thiểu 11, FireFox phiên bản tối thiểu 35, Chrome phiên bản tối thiểu 30. ▪ Hệ điều hành sử dụng Linux/Windows. 2.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (i) Thực trạng về công tác quản lý sổ liên lạc học sinh cấp 2 và cấp 3 tại Trường PT Thực hành Sư phạm? (ii) Công nghệ, giải pháp triển khai ứng dụng trực tuyến phù hợp với Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm? 6 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài phát triển phần mềm Sổ liên lạc điện tử theo qui trình thác nước. Về cơ bản, được thực hiện theo các bước như sau: (Nguồn https://techtalk.vn/quy-trinh-phat-trien-phan-mem.html) 1. Thu thập thông tin và xác định yêu cầu 2. Phân tích và thiết kế hệ thống. 3. Xây dựng (hay "triển khai", "mã hóa", "viết mã"). 4. Kiểm thử phần mềm. 5. Chỉnh sửa và hoàn thành phần mềm. 6. Cài đặt vận hành và bảo trì. 3.1 THU THẬP THÔNG TIN (REQUIREMENTS) Với mục tiêu và phạm vi được xác định là xây dựng phần mềm với chức năng quản lý sổ liên lạc học sinh cấp trung học sơ sở và trung học phổ thông tại Trường PT Thực hành Sư phạm đáp ứng theo yêu cầu thực tế của đơn vị và các quy định có liên quan, việc thu thập thông tin được tập trung vào 02 nội dung chính sau: (i) Thực trạng về công tác quản lý sổ liên lạc học sinh cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; (ii) Yêu cầu cải tiến của nhà trường đối với công tác này. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên, lãnh đạo phụ trách công tác quản lý sổ liên lạc; kết hợp với nghiên cứu, tổng hợp các văn bản có liên quan đến công tác quản lý sổ liên lạc và công tác ứng dụng CNTT để làm cơ sở cho phân tích, thiết kế và xây dựng chương trình. Phần mềm mới sau khi được xây dựng sẽ được cài đặt và vận hành thử nghiệm và tổ chức lấy kiến phản hồi qua phiên họp trao đổi, góp ý trực tiếp từ các giáo viên, lãnh đạo của Trường PT Thực hành Sư phạm; phần mềm tiếp tục được hoàn thiện theo các ý kiến phản hồi trực tiếp hoặc qua điện thoại, email. 7 3.2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ (ANALYSIS & DESIGN) Trên cơ sở các thông tin thu được, việc phân tích hệ thống được thực hiện theo các bước:  Xác định yêu cầu của nhà trường đối với công tác quản lý sổ liên lạc (tự động hóa quá trình nhập, tính điểm và in phiếu liên lạc; hỗ trợ dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ tra cứu, thống kê, báo cáo theo mẫu, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh);  Xác định chức năng cần thiết và qui trình quản lý;  Xác định giải pháp và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; Tiến hành phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu; Qui trình quản lý thông tin giáo viên và sinh viên dựa vào phần mềm quản lý Trường học của Bộ Giáo dục. Kết hợp thu thập thông tin về hiện trạng Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm; trao đổi trực tiếp với cán bộ phụ trách quản lý phần mềm;... để lấy xác định yêu cầu và xây dựng qui trình quản lý sổ liên lạc và qui trình quản lý có liên quan (quản lý giáo viên, phân công dạy, học sinh....). Thu thập thông tin về hiện trạng và qui trình quản lý tại Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm; Trao đổi trực tiếp với Cán bộ phụ trách quản lý phần mềm để lấy yêu cầu về qui trình quản lý học sinh và giáo viên. Sau khi thu thập thông tin tác giả tiến hành phân tích các thông tin về giáo viên, học sinh và qui trình xử lý điểm để thiết kế cơ sở dữ liệu. Dựa vào thông tin đã được thu thập và cung cấp tại Trường tiến hành nghiên cứu và phân tích cơ sở dữ liệu dựa trên hệ quan hệ; tiến hành cài đặt thử nghiệm cơ sở dữ liệu mở NoSQL MongoDB để thử nghiệm. Quá trình thiết kế được tập trun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_so_lien_lac_dien_tu.pdf