Đề tài Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt star 53 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT STAR 53 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho

pdf81 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt star 53 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Liên i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Bá Mùi đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý – Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Liên ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract .................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 1 1.3. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình của thủy cầm .......................................... 3 2.2. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng. ................................................ 4 2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh ...................................................................... 7 2.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt ở gia cầm ................ 9 2.4.1. Khái niệm về sinh trưởng .................................................................................. 9 2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng .......................................................... 9 2.4.3. Các giai đoạn sinh trưởng và cách đánh giá sức sinh trưởng ........................... 13 2.4.4. Khả năng cho thịt .............................................................................................. 15 2.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ........................................ 17 2.5.1. Tuổi thành thục sinh dục .................................................................................. 17 2.5.2. Năng suất trứng................................................................................................. 18 2.5.3. Chất lượng trứng ............................................................................................... 20 2.5.4. Khả năng thụ tinh và ấp nở ............................................................................... 22 2.6. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn................................................................... 23 2.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 24 2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 24 2.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 26 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 28 3.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 28 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 28 3.3. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 28 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 28 3.5.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................. 29 iii 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ................................................ 30 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35 Phần 4. Kết quả vào thảo luận ..................................................................................... 36 4.1. Trên đàn vịt star 53 ông bà ............................................................................... 36 4.1.1. Đặc điểm ngoài hình của vịt ông bà ................................................................. 36 4.1.2. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 37 4.1.3. Khối lượng cơ thể vịt giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi .............................................. 38 4.1.4. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ ........................................................................... 41 4.1.5. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua các tuần đẻ ........................................................................................................ 42 4.1.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng ...................................................................... 46 4.1.7. Một số chỉ tiêu ấp nở ........................................................................................ 47 4.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt star 53 bố mẹ ................................................. 49 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình ......................................................................................... 49 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 49 4.2.3. Khối lượng cơ thể vịt Star 53 bố mẹ giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi ....................... 50 4.2.4. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ ........................................................................... 52 4.2.5. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua các tuần đẻ ........................................................................................................ 53 4.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng ...................................................................... 55 4.2.7. Một số chỉ tiêu ấp nở ........................................................................................ 56 4.3. Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt thương phẩm (abcd) ...................................... 57 4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 57 4.3.2. Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối ................. 58 4.3.3. Tiêu tốn thức ăn ................................................................................................ 61 4.3.4. Khả năng cho thịt .............................................................................................. 62 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 63 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 63 5.1.1. Vịt Star53 ông bà .............................................................................................. 63 5.1.2. Vịt Star53 bố mẹ .............................................................................................. 64 5.1.3. Trên đàn vịt thương phẩm ................................................................................ 63 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 63 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 64 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt Cs. Cộng sự ĐVT Đơn vị tính NST Năng suất trứng ME Năng lượng trao đổi LTĂTN Lượng thức ăn thu nhận TB Trung bình TCD Trứng cộng dồn TCH Tiêu chuẩn hãng TLNS Tỷ lệ nuôi sống TTTĂ Tiêu tốn thức ăn v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt ông bà, bố mẹ ................................... 29 Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho vịt ông bà, bố mẹ ................................................. 30 Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vịt thương phẩm ................................... 30 Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Star 53 ông bà (%) ............................................... 37 Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể của vịt Star 53 ông bà giai đoạn 1– 24 tuần tuổi (gam) .... 40 Bảng 4.3. Tuổi đẻ và khối lượng của vịt Star 53 ông bà khi vào đẻ .......................... 42 Bảng 4.4. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt Star 53 ông bà ............................................................................................ 43 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt Star 53 ông bà (n=30) ...................... 46 Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu ấp nở vịt Star 53 ông bà (tuần 38) .................................... 48 Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống vịt Star 53 bố mẹ .............................................................. 49 Bảng 4.8. Khối lượng vịt Star 53 bố mẹ giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi .......................... 51 Bảng 4.9. Tuổi đẻ và khối lượng khi vào đẻ của vịt star 53 bố mẹ ........................... 52 Bảng 4.10. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ....................... 53 Bảng 4.11. Chất lượng trứng vịt mái CD ..................................................................... 55 Bảng 4.12. Kết quả ấp nở trứng vịt Star 53 bố mẹ ...................................................... 57 Bảng 4.13. Tỷ lệ nuôi sống vịt 53 thương phẩm .......................................................... 58 Bảng 4.14. Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của vịt Star 53 thương phẩm (n = 120) ...................................................... 59 Bảng 4.15. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Star 53 thương phẩm ...... 62 Bảng 4.16. Năng suất thịt của vịt Star 53 thương phẩm (n=8) .................................... 62 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Tỷ lệ đẻ của vịt Star 53 ông bà ..................................................................... 44 Đồ thị 4.2. Năng suất trứng vịt Star 53 ông bà ............................................................... 44 Đồ thị 4.3. Tỷ lệ đẻ vịt Star 53 bố mẹ ............................................................................. 54 Đồ thị 4.4. Năng suất trứng vịt Star 53 bố mẹ ................................................................ 54 Đồ thị 4.5. Khối lượng cơ thể vịt Star 53 thương phẩm đến 8 tuần tuổi ........................ 59 Đồ thị 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối vịt Star 53 thương phẩm ............................................ 60 Đồ thị 4.7. Sinh trưởng tương đối vịt Star 53 thương phẩm ........................................... 60 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Thị Liên Tên luận văn: Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt star 53 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Đánh giá khả năng sản xuất của vịt Star 53 ông bà, bố mẹ; - Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt thương phẩm; - Đánh giá được khả năng thích nghi của vịt Star 53 ông bà khi nuôi trong điều kiện Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trên vịt star 53 ông bà nhập nội 4 dòng đơn tính, vịt bố mẹ và thương phẩm với sơ đồ và số lượng cụ thể như sau: Sơ đồ tạo vịt bố mẹ và thương phẩm như sau: Ông bà Trống A X Mái B Trống C X Mái D ↓ ↓ Bố mẹ Trống AB X Mái CD ↓ Thương phẩm ABCD -Vịt Star 53 ông bà: Trống A: 36 con; Mái B: 171 con; Trống C: 51 con; Mái D: 246 con - Vịt Star 53 bố mẹ: Trống AB: 90 con; Mái CD: 360 con. - Vịt thương phẩm: ABCD: 120 con. Vịt thí nghiệm được chia làm 3 lô để đảm bảo sự đồng đều về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y và được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình vệ sinh thú y của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên kết hợp với hướng dẫn của hãng Grimaud. viii Kết quả chính và kết luận Trên đàn vịt ông bà Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi đạt 94,44 - 99,19%; khối lượng cơ thể 2756,97 - 3582,63 g/con đạt trên 97% so với tiêu chuẩn Hãng. Tuổi đẻ của vịt mái B ở 178 ngày và vịt mái D ở 162 ngày tuổi, năng suất trứng 46 tuần đẻ của đàn mái B là 177,12quả/mái, tiêu tốn 4,64 kg thức ăn/10 quả trứng; tương tự, đàn mái D là 233,06 quả, tiêu tốn 3,42 kg/10 quả trứng. Trứng có khối lượng và chất lượng đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp, tỷ lệ trứng có phôi khi ghép AB là 92,1%, tỷ lệ nở/phôi là 85,63%, tỷ lệ con loại I/số con nở ra là 90,1%. Của vịt CD tương ứng là 93,29%, 89,71% và 89,09%. Trên đàn vịt bố mẹ Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi đạt từ 95,56 - 97,5%; khối lượng cơ thể đến 24 tuần đạt từ 2754,29 g-3425,39 g. Tuổi đẻ là 161 ngày, năng suất trứng của mái CD là 229,94 quả quả/mái/46 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 4,43kg. Chất lượng đạt cao, tỷ lệ phôi đạt 93,63%, tỷ lệ nở/phôi đạt 89,5%, tỷ lệ nở/tổng số đạt 83,79%, tỷ lệ con loại I/trứng có phôi đạt 87,18% và tỷ lệ con loại I/tổng tổng vịt nở 97,41%. Trên đàn vịt thương phẩm Tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi là 98,33%; khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi là 3030,93g; đến 8 tuần tuổi là 3354,93g. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở 7 tuần tuổi là 2,06 kg, ở 8 tuần tuổi là 2,44 kg. Tỷ lệ thịt xẻ ở 7 và 8 tuần tuổi lần lượt là: 70,05%, 72,80%; tỷ lệ thịt ức là 16,73 %, 17,5%; tỷ lệ thịt đùi là 11,56%,13,2%; tỷ lệ mỡ bụng là 0,48%, 0,79% với độ dài lông cánh là: 12,4 cm và 15,5cm. Nên giết thịt vịt star 53 thương phẩm ở 7 tuần tuổi vì khi đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Đề nghị Phát triển vịt Star 53 bố mẹ và thương phẩm vào sản xuất ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Vu Thi Lien Thesis title: Study on the potential production of 53 star duck herds raising at Dai Xuyen duck research center. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Name of educational institution: Vietnam National University of Agriculture Objectives of the study - To evaluate the potential production of grandparent and parent 53 Star ducks; - To assess the growth and meat production of broiler ducks; - To examine the adaptability of grandparent 53 Star ducks rasing at Vietnam husbandry conditions. Research methods The study was conducted on a herd of imported grandparent 53 Star ducks with 4 unisex lines, a herd of parent ducks and broiler ducks. The pedigree chart of parent and broiler duck lines are as follows: Grandparent ducks Male line A X Female line B Male line C X Female line D ↓ ↓ Parent ducks Male AB X Female CD ↓ Broiler ducks ABCD The number of samples are following: - Grandparent 53 Star ducks: Male line A : 36 ducks; Female line B: 171 ducks; Male line C: 51 ducks; Female line D: 246 ducks - Parent 53 Star ducks: AB Male : 90 ducks; CD Female: 360 ducks. - Broiler duck: ABCD: 120 ducks. Ducks in the experiment were divided into 3 batches to ensure the uniformity in feeding regime and veterinary hygiene procedures according to the veterinary hygiene procedures of Dai Xuyen Duck Research Center and the intructions of Grimaud company. x Main results and conclusions The grandparent flock Rasing to 24 weeks of age, all 4 lines A,B,C,D had a survival rate from 94.44 to 99.19%. The body weight gain was from 2756.97 g - 3582.63 g; of above 97% as compared to the standard reported by the company. Sexual maturity age: B Female line flock at 178 days; D Female line flock at 162 days of age. Egg production at 46 weeks of laying of B Female line flock was 177,13 eggs/hen, consuming 4.64 kg of feed/10 eggs; similarly, D hen flock was 233,06 eggs; consuming 3.42 kg of feed/10 eggs. Egg weight and quality were equal to the company standard. Proportion of fertile eggs when crossbred Amale line with B female line was 92.1%; hatching rate /total fertile eggs was 85.63%, rate of first type duckling/total hatching duckling was 90.1%. The results of CD ducks were 93.29%, 89.71% and 89.09%, respectively. The parent flock Survival rate at 24 weeks of age was from 95.56%-97.5%. Body weight up to 23 weeks was 2754.29 g-3425.39 g. Sexual maturity age was 161 days. Egg production of CD hen was 299,94 eggs/hen/46 weeks of laying, feed consumption for 10 eggs was 4.43 kg. The fertile egg rate was 93.63%, hatching rate/total fertile egg was 89.5%, hatching rate /total of egg was 83.79%, rate of first type duckling/fertile eggs was 87.18% and rate of first type duckling/total hatching ducks was 97.41%. The results of some parameters observed on grandparent and parent 53 Star ducks were the same with super-meat type ducks which is now popularly raising in Vietnam such as Super M3, SM3SH, star 76, star 13, etc. This indicated that 53 Star ducks, a meat type duck of French, has adapted well to the climate and the rasing conditions at Dai Xuyen research center as well as in the Vietnam husbandry conditions. The broiler flock Survival rate up to 56 days of age was 98.33%. Body weight at 7 weeks of age was 3030.93g; at 8 weeks of age was 3354.93g. Feed conversion ration at 7 weeks of age was 2.06 kg, at 8 weeks of age was 2.44 kg. The carcass proportion at 7 and 8 weeks of age was 70.05% and 72.80%, respectively; rate of breast meat was 16.73 % and 17.5%; rate of thigh meat was 11.56% and 13.2%; rate of abdominal fat was 0.48% and 0.79% ; and wing feather length was 12.4 cm and 15.5cm, respectively. To ensure the high economic efficiency in rasing of broiler 53 Star duck, ducks should be slaughtered at 7-8 weeks of age. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam luôn là nước đứng thứ 2 trên Thế giới về chăn nuôi thủy cầm. Năm 2005 tổng đàn thủy cầm cả nước là 60 triệu con, sản xuất 216,3 nghìn tấn thịt và 1.364 triệu quả trứng, đến năm 2015 tổng đàn thủy cầm trên 89 triệu con. Nhờ đó chăn nuôi thủy cầm đóng góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Trong chăn nuôi thủy cầm chủ yếu là chăn nuôi vịt. Vịt là loài dễ nuôi, khi nuôi quay vòng vốn nhanh, tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm thấp, phát triển ở mọi vùng sinh thái khác nhau và đặc biệt là có thị trường rộng lớn. Các sản phẩm của vịt cũng rất đa dạng như thịt, trứng, lông là các sản phẩm có giá trị. Trước xu thế hội nhập và phát triển, chăn nuôi thủy cầm với mục tiêu duy trì số lượng tăng ít nhưng sản phẩm thịt và trứng tăng cao. Để đạt được mục tiêu này ngoài việc phát triển các giống vịt hiện có phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về mặt di truyền - giống của thế giới thông qua việc nhập các giống vịt ông bà chất lượng cao về để có thể cải tạo các giống vịt nội để phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau của Nước ta. Để phát triển nhanh số lượng vịt và sản lượng thịt vịt sản xuất ra, trong những năm qua nước ta đã nhập nhiều giống vịt chuyên thịt từ Anh và Pháp để nghiên cứu và phát triển như CV Super M, SM2, SM2i, SM3, SM3SH, STAR 13, M14, M15...Các giống vịt này đã cho kết quả về khả năng sản xuất thịt và trứng cao, khả năng thích nghi tốt với các điều kiện sinh thái của Việt Nam, được phát triển rộng rãi và thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Năm 2014 Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên nhập giống vịt Star53 từ Tập đoàn Grimaud, cộng hòa Pháp và được nuôi tại Trung tâm. Xuất phát từ những cơ sở trên đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Star 53 nhập nội nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên” được tiến hành. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Từ kết quả thu được sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở khoa học đưa ra hướng phát triển của giống. - Nghiên cứu có hệ thống về giống vịt Star 53 từ ông bà, bố mẹ đến thương phẩm. 1 1.3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Khi nhập và nghiên cứu vịt Star 53 làm phong phú thêm cho bộ giống vịt hướng thịt của nước ta, góp phần đa dạng hoá sản phẩm thuỷ cầm trong nước. - Biết được khả năng sản xuất của giống vịt hướng thịt của Pháp. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA THỦY CẦM Màu sắc lông: Màu sắc lông của thủy cầm gắn chặt với sự có mặt của những sắc tố melanin và lipocrom.Ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy melanin được tạo nên trong ti nạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự ôxy hóa melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu lông khác nhau: Vàng đất, vàng rỉ sắt, hung, nâu hung, nâu, đen. Màu lông rực rỡ của một số giống gia cầm được tạo bởi sắc tố lipocrom, thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hòa tan trong mỡ và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu vàng, đỏ, xanh da trời. Mỗi cá thể có thể có một hoặc nhiều màu. Màu sắc lông của thủy cầm là một đặc điểm ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dòng, thể hiện tình trạng sức khỏe và khả năng sản xuất của chúng. Gia cầm khỏe mạnh có lông bóng mượt, sạch sẽ và đồng đều: Ngược lại gia cầm ốm lông xỉn màu, sơ xác, bẩn. Đối với các giống vịt, khi thay lông chúng sẽ ngừng đẻ, vì thế chỉ cần quan sát lông cánh để phân biệt khả năng sản xuất trứng của từng cá thể và loại thải ngay tránh lãng phí trong chăn nuôi. Màu sắc lông đối với một số gia cầm còn để phân biệt trống mái khi mới nở (autosexing). Các giống gia cầm bản địa, nguyên thủy thường có màu sắc lông đa dạng, phong phú và pha tạp. Còn các giống gia cầm hiện đại ngày nay có màu sắc lông thuần nhất, đặc trưng. Các giống gia cầm và thủy cầm hướng thịt thường có màu lông trắng tuyền hoặc màu sáng và có giá trị gấp đôi lông màu vì khi giết thịt không để lại gốc lông, không làm giảm sự hấp dẫn của thịt, giống gia cầm hướng trứng thì thường có màu lông nâu. Hình dáng của vịt: hình dáng của vịt cũng là một yếu tố ngoại hình quan trọng để phân biệt tính năng sản xuất chuyên biệt của chúng. Vịt hướng thịt có hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thường gần song song với mặt đất; vịt hướng trứng thường có hình dáng nhỏ, gọn, thanh, mảnh . Mỏ và chân: Mỏ và chân là sản phẩm của da, được tạo ra từ lớp sừng, tại đó tập trung nhiều nhánh thần kinh, mạch quản. Đối với vịt, mỏ còn chứa nhiều xúc giác, nhờ đó mà chúng có thể kiếm mồi dưới nước. Màng bơi là phần cấu tạo không có lông của da giữa các ngón chân. Màu của chân thường phù hợp với màu của mỏ, có màng bơi là phần cấu tạo không có lông của da giữa các ngón chân giống mái chèo giúp vịt bơi lội linh hoạt trong nước và chúng đặc trưng cho từng giống thủy cầm. 3 2.2. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG. Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng, sinh sản, sản xuất thịt, sản xuất lông, sản xuất trứng... đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng (thường gọi là các tính trạng đo lường) như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lượng được qui định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị di truyền (Genotypic value) do các gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh. Theo Đặng Vũ Bình (1999), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình (giá trị Phenotyp) của cá thể đó. Để phân tích các đặc tính di truyền của quần thể, ta phân chia giá trị kiểu hình thành 2 phần: - Giá trị di truyền: do toàn bộ các gen mà cá thể có gây nên. - Sai lệch ngoại cảnh: do tất cả các yếu tố không phải di truyền gây nên sự sai khác giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. P= G + E Trong đó: P : là giá trị kiểu hình (phenotype value) G : là giá trị kiểu gen ( genotype value) E : sai lệch môi trường (environmental deviation) Trong một quần thể, sai lệch ngoại cảnh trung bình của toàn bộ các cá thể sẽ bằng không, do vậy giá trị kiểu hình trung bình của quần thể sẽ bằng giá trị 4 kiểu gen trung bình. Như vậy, trung bình quần thể liên quan đến giá trị kiểu hình hoặc giá trị kiểu gen. Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ thì ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng cần nghiên cứu, đây là hiện tượng đa gen. Giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, sai lệch trội-lặn và át chế gen ( sự tương tác giữa các gen). Do đó, giá trị kiểu gen được biểu diễn thông qua 3 phương thức này: G = A + D + I Trong đó: G : giá trị kiểu gen A : giá trị cộng gộp (chính là giá trị giống của cá thể) D : sai lệch trội- lặn I : sai lệch do tương tác giữa các gen Giá trị cộng gộp (giá trị giống - A) của một cá thể là giá trị được đánh giá thông qua giá trị trung bình của đời con của cá thể đó. Do bố mẹ không truyền toàn bộ các gen của mình cho đời con, kiểu gen của bố mẹ sẽ khác với kiểu gen của con cái, vì vậy không thể sử dụng khái niệm hiệu quả trung bình của gen khi xem xét giá trị kiểu gen trung bình ở đời con. Trong trường hợp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm giá trị cộng gộp (giá trị giống). Sai lệch trội lặn (D): khi xem xét trên một locus, sai lệch trội D được sinh ra từ sự tác động qua lại giữa các allen tại một locus. Theo quan điểm thống kê, sai lệch trội là tương tác giữa hai allen hoặc tương tác trong locus, nó biểu thị ảnh hưởng của việc đặt hai gen thành một cặp để cấu thành kiểu gen, ảnh hưởng này không bao gồm ảnh hưởng riêng rẽ của từng gen trong số hai gen này. Sai lệch tương tác của các gen (I): là sai lệch do tương tác của các gen không cùng một locus, các locus có thể tương tác theo từng đôi hoặc ba, bốn, thậm chí nhiều hơn nữa, tương tác cũng có thể xảy ra giữa các allen ( giữa hai hay nhiều allen khác locus, ở locus nay với cặp allen ở locus khác...). Sai lệch này thường thấy trong di truyền các tính trạng số lượng còn đối với di truyền theo Men Del thì ít thấy hơn. 5 Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, có 2 loại môi trường chính. - Sai lệch môi trường chung (Genneral Environmental deviation - Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên và không cục bộ như; thức ăn, khí hậu Do vậy, đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau trên một cơ thể. - Sai lệch môi trường riêng (Special Environmental deviation - Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời con vật. Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như các thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra. Do đó, nếu bỏ qua mối tương tá..., dinh dưỡng, mùa vụ. - Tính nghỉ đẻ mùa đông: vào mùa đông nhiệt độ thấp nên cơ thể phải huy động năng lượng để chống rét, tuy nhiên với những giống gà tốt thì thời gian nghỉ đẻ rất ngắn thậm chí là không có. Tính nghỉ đẻ có mối tương quan nghịch với năng suất trứng, tính nghỉ đẻ mùa đông càng dài thì năng suất trứng càng thấp. Ngoài 4 yếu tố di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như giống, dòng, lứa tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi - Giống, dòng: Giống gia cầm khác nhau sức sản xuất trứng khác nhau. Trong cùng một giống các dòng khác nhau cho năng suất trứng khác nhau; những dòng được chọn lọc kỹ thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15 – 20%. 19 - Tuổi gia cầm: Ở vịt sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, thường sản lượng trứng trung bình năm thứ hai giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất. - Mùa vụ: ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của vịt. ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng lại tăng lên. - Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp đối với gia cầm đẻ trứng là 14 -220C. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thấp gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét; nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giới hạn trên, gia cầm không ăn được nhiều ảnh hưởng đến sản lượng trứng và làm giảm sản lượng trứng. - Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng với vịt đẻ là 16 – 18 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3 – 3,5 W/m2. - Thay lông: sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học vịt nghỉ đẻ và thay lông. Những đàn vịt thay lông sớm, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm kéo dài 3 – 4 tháng là những đàn vịt đẻ kém. Ngược lại, có những đàn vịt thay lông muộn thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 – 11, quá trình thay lông lại diễn ra nhanh là những đàn vịt đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 -5 tuần và đẻ lại ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới, có những con đẻ ngay trong thời gian thay lông. Như vậy, thay lông liên quan mật thiết đến sản lượng trứng của gia cầm. 2.5.3. Chất lượng trứng Chất lượng trứng bao gồm: chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài. Chất lượng bên ngoài bao gồm các chỉ tiêu: khối lượng trứng, hình dạng trứng, chất lượng vỏ (gồm: khối lượng vỏ, màu sắc, độ dày vỏ, độ chịu lực vỏ và mật độ lỗ khí). Chất lượng bên trong bao gồm các chỉ tiêu về lòng đỏ, lòng trắng, giá trị dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và lòng trắng. 2.5.3.1. Chất lượng bên ngoài - Khối lượng trứng:Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều đo của quả trứng, vào khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ. Ngoài ra khối lượng trứng còn phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ dinh dưỡng. Nó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng giống, tỷ lệ nở, chất lượng và sức sống của vịt con. Ranch (1971) dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình (1998) đã 20 cho rằng khối lượng trứng tăng dần đến cuối chu kỳ đẻ. Khối lượng trứng và sản lượng trứng thường có hệ số tương quan âm, theo JanVa (1967) dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình (1998) xác định hệ số này là - 0,11. Theo Phạm Văn Trượng và cs. (1995) cho biết: Khối lượng trứng bình quân của vịt bố mẹ giống CV - Super M dòng trống là 90,2 g; dòng mái là 82,9 g; Kết quả nghiên cứu của Lương Tất Nhợ và cs. (1993) trên vịt bố mẹ CV - Super M nuôi tại Đại Xuyên cho biết: khối lượng trứng trung bình đạt 72,5 g/quả; khối lượng tăng dần theo tuần tuổi đẻ và đạt cao nhất ở tuần đẻ trứng 21 - 24 (78,3 g/quả). - Hình dạng trứng: Trứng gia cầm thường có hình bầu dục không cân, một đầu to và một đầu nhỏ. Hình thái trứng được biểu thị qua chỉ số hình thái: là tỷ lệ giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ (chỉ số dài) hoặc là tỷ lệ % của chiều rộng so với chiều dài (chỉ số rộng). Theo Sarenke (1978) dẫn theo Vũ Quang Ninh chỉ số hình dạng của trứng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tỷ lệ ấp nở và độ bền vững của vỏ trứng, nếu trứng đồng đều thì quá trình phát triển của phôi sẽ đồng đều, số gia cầm nở ra cùng một thời điểm nhiều, nếu kích thước trứng không đều thì những trứng nhỏ phôi phát triển nhanh hơn những trứng có kích thước lớn. Nguyễn Đức Trọng và cs. (1996) cho biết chỉ số dài của trứng vịt CV- Super M2 năm đẻ thứ 2 là 1,42 dài hơn so với trứng của năm đẻ thứ nhất là 1,41. Chỉ số rộng của vịt Khaki Campbell là 71,04%-72,18%, tương đương với chỉ số dài là 1,41-1,39 và tác giả cho rằng đó là hình dạng lý tưởng của trứng ấp (Nguyễn Thị Bạch Yến, 1997). - Chất lượng vỏ trứng: Màu sắc trứng không có ý nghĩa lớn trong đánh giá chất lượng trứng, nhưng có giá trị trong thương mại và kỹ thuật. Có thể tạo gia cầm đẻ trứng vỏ màu bằng cách chọn lọc những gia cầm có màu vỏ trứng như mong muốn theo quá trình chọn lọc vì hệ số di truyền của màu vỏ trứng là 55-75 % (Brandsh and Billchel, 1978). Khối lượng lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp nở gia cầm. Trứng mới đẻ có vỏ dày hơn trứng của gia cầm đẻ đã lâu, trứng có vỏ dày khó nở hơn trứng vỏ mỏng. Trứng vỏ mỏng dễ dập vỡ, quá trình bay hơi nước nhanh dẫn đến phôi kém phát triển, tỷ lệ chết phôi cao. Trứng có vỏ dày làm cho quá trình trao 21 đổi khí qua vỏ của phôi kém, phôi yếu, khi nở gia cầm con gặp khó khăn để đạp vỏ, do đó tỷ lệ chết phôi cao và tỷ lệ trứng tắc cao. 2.5.3.2. Chất lượng bên trong - Lòng trắng trứng: Lòng trắng của trứng bao gồm lòng trắng loãng và lòng trắng đặc, được cấu tạo chủ yếu là Albumin, một số khoáng chất và nước. Chất lượng lòng trắng trứng được xác định bằng đơn vị Haugh và chỉ số lòng trắng. Đơn vị Haugh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng. Chỉ số lòng trắng được tính bằng tỷ lệ % giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó. - Lòng đỏ trứng: Lòng đỏ trứng là thành phần quan trọng nhất của trứng gồm nước, protit, lipit, gluxit, các axit amin không thay thế và các vitamin nhóm B, ADE làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt. Một số nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng trứng Theo Lê Thị Phiên và cs. (2007) cho biết khối lượng trứng vịt Khaki Campbell từ 69,7 g-71,1 g, chỉ số hình thái 1,34-1,38, tỷ lệ lòng đỏ 34,5%-35,4% và đơn vị Haugh là 87,2-88,8. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) khi nghiên cứu trên vịt M15 cho biết khối lượng trứng vịt M15 thế hệ xuất phát là 87,48 g, chỉ số hình thái là 1,43, chỉ số lòng đỏ là 0,44, chỉ số lòng trắng là 0,08, tỷ lệ lòng đỏ là 31,48%, tỷ lệ vỏ là 12,1%, độ dày vỏ là 0,381 mm và đơn vị Haugh là 93,15. Thế hệ 1 tương ứng là 87,55 g, 1,41, 0,43, 0,08, 31,39%, 11,5%, 0,387 mm và 93,84. Thế hệ 2 tương ứng là 88,32 g, 1,41, 0,43, 0,08, 31,56%, 11,76%, 0,383 mm và 94,32. 2.5.4. Khả năng thụ tinh và ấp nở 2.5.4.1. Khả năng thụ tinh Đây là chỉ tiêu có quan trọng phản ánh sức sinh sản của bố mẹ. Thông thường trong sản xuất, khả năng thụ tinh của gia cầm được phản ánh thông qua tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh được xác định bằng tỷ lệ % giữa số trứng có phôi với số trứng đem vào ấp. Nhiều cơ sở hay trạm nghiên cứu Di truyền-Giống tính bằng 22 tỷ lệ % giữa số trứng có phôi với số trứng gia cầm đẻ ra để xác định toàn diện hơn về chất lượng đàn giống. Khả năng thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi gia cầm, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, ghép đôi giao phối,...Tỷ lệ thụ tinh quyết định đến số vịt con nở ra của vịt mái trong một chu kỳ đẻ trứng. 2.5.4.2. Tỷ lệ ấp nở Tỷ lệ ấp nở không những đánh giá khả năng tái sản xuất của đàn giống mà còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản suất của gia cầm Tỷ lệ nở biểu hiện sức sống của phôi trong quá trình ấp nở. Tỷ lệ nở được xác định bằng nhiều công thức khác nhau tùy theo mục đích của người nghiên cứu. Trong sản xuất tỷ lệ ấp nở được xác định bằng tỷ lệ % giữa số con nở ra với số trứng đem ấp. Trong thí nghiệm, để so sánh giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ấp nở hoặc xác định chất lượng của máy ấp người ta tính bắng tỷ lệ % giữa số con nở ra với số trứng có phôi. Còn ở các trạm nghiên cứu về Di truyền-Giống, người ta tính bằng tỷ lệ % giữa số con nở ra với số trứng đẻ ra. Tỷ lệ nở là chỉ tiêu đánh giá đầu tiên cho sức sống của gia cầm ở đời con. Tỷ lệ nở không những đặc trưng cho đặc tính di truyền về sức sống mà còn đặc trưng cho cấu tạo trứng và sự phát triển của phôi. Tỷ lệ nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đó là các yếu tố về môi trường bên trong của trứng và yếu tố bên ngoài. 2.6. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIÊU TỐN THỨC ĂN Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong chăn nuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung... Trong chọn giống người ta thường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm.Vì khả năng lợi dụng thức ăn tốt sẽ cho sản phẩm cao do đó tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, hơn nữa thức ăn trong chăn nuôi nói chung chiếm phần lớn trong giá thành (65%- 70%) sản phẩm do đó nếu giảm được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thì hiệu quả chăn nuôi càng tăng cao, lợi ích từ chăn nuôi sẽ rất lớn. Đối với gia cầm nuôi thịt thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, 23 càng về sau thì tiêu tốn thức ăn càng cao hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn đã được Chambers (1984) cho rằng có mối tương quan với khối lượng cơ thể và tăng trọng là 0,5-0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp khoảng -0,2 đến -0,8. Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc cho 1kg trứng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tính tiêu tốn thức ăn từ khi gia cầm mới nở cho đến khi gia cầm kết thúc 1 năm đẻ. Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà trước hết là giống, dòng, tính biệt, phương thức nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng,... Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm: Theo Dương Xuân Tuyển (1998) tiêu tốn thức ăn cả vịt thương phẩm CV- Super M từ 1 đến 8 tuần tuổi trung bình là 2,95 kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt CV- Super M dòng trống giai đoạn 1-6 tuần tuổi, từ 1-7 tuần tuổi và từ 1 đến 8 tuần tuổi lần lượt là 2,31 kg; 2,63 kg; 3,09 kg. Chỉ tiêu này ở dòng mái tương ứng là 2,44 kg; 2,75 kg; 3,2 kg. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85 kg; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49 kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ. Vịt M14 dòng MT2 ở 7 tuần tuổi là 2,43 kg đến 8 tuần tuổi là 2,59 kg. Tóm lại, vịt là loài vật nuôi có khả năng thích ứng cao. Nhiều tính trạng năng suất thịt của vịt có khả năng di truyền cao, do đó việc chọn lọc để nâng cao năng suất của các tính trạng này sẽ có hiệu quả. Còn các tính trạng về khả năng sinh sản có khả năng di truyền thấp nên chịu sự ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, do đó để cải tiến các tính trạng về khả năng sinh sản cần kết hợp cả chọn lọc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho ngành chăn nuôi thủy cầm. 2.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm trở thành một nghề sản xuất hàng hóa, hàng năm cung cấp khoảng ¼ sản lượng trứng gia cầm ở Nước ta. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia cầm hàng năm đạt 7,6%, tăng trưởng giai đoạn 2000-2003 đạt 8,6%/năm về số lượng đầu con, trong đó gà tăng 8,3%, đàn thủy 24 cầm tăng 9,4%. Nếu như năm 1995 tổng đàn thủy cầm là 34,3 triệu con thì đến năm 2014 đã là 86,2 triệu con (trong đó vịt 69 triệu con), chăn nuôi vịt của nước ta được tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và sản lượng thịt/đầu người cũng nằm trong tốp 10 nước trên thế giới. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu về chăn nuôi thủy cầm đã có những bước phát triển đáng kể. Ngoài tập trung nghiên cứu các giống vịt nội hiện có như vịt Cỏ, vịt Bầu, vịt Đốm, ngan nội...thì công tác nhập nội và nghiên cứu các giống vịt, ngan nhập nội được quan tâm hơn cả. Từ những năm 1975 và 1983 vịt Anh Đào đã được nhập từ Hungari và đến năm 1986 vịt Anh Đào của Tiệp cũng được nhập vào nước ta, từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về giống vịt này. Đến đầu những năm 1989-1990 nhiều giống vịt cao sản được nhập về như vịt Khaki Campbell được nhập từ Thái Lan, có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell như: Nghiên cứu quy trình chăn nuôi, khả năng sản xuất vịt Khaki Campbell (Hoàng Văn Tiệu và cs., 1997). Năng suất sinh sản của vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả ở dải ven biển đồng bằng sông Hồng (Lương Tất Nhợ và cs., 1997)...Các nghiên cứu này đều cho kết quả tốt và vịt Khaki Campbell vẫn được nuôi giữ và được người dân ưa chuộng cho đến ngày nay. Và đặc biệt, cũng từ những năm 1989-1990, Việt Nam đã nhập giống vịt CV-Super M ông bà từ Vương Quốc Anh. Giống vịt CV-Super M là giống vịt chuyên thịt có năng suất và chất lượng tốt phục vụ cho người dân. Từ giống vịt này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Quy trình chăn nuôi vịt CV-Super M (Hoàng Văn Tiệu và cs., 1997), Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất của vịt sinh sản CV-Super M năm đẻ thứ 2 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 1997). Hiệu quả kinh tế của vịt Cv-Super M nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp (Phạm Văn Trượng và cs., 1997). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất của vịt CV-Super M các mùa trong năm. Nghiên cứu chỉ tiêu sản xuất vịt CV-Super M của hai phương thức nuôi khô và nuôi nước (Nguyễn Đức Trọng và cs., 1997)...Kết quả nghiên cứu về vịt CV-Super M đã mở ra hướng đi cho rất nhiều nông dân, từ giống vịt này chăn nuôi thủy cầm nước ta đã có bước phát triển nhảy vọt cả về số lượng vầ chất lượng. 25 Vẫn đi theo hướng nhập nội các giống vịt cao sản của Thế giới, và vẫn lấy vịt CV-Super M làm trọng tâm, từ những năm 2000 đến nay nhiều giống vịt thuộc bộ giống vịt CV-Super M từ nước Anh đã được nhập vào nước ta như vịt Super M2, Super M2i (Super M2 cải tiến), Super M3, Super M3 Super Heavy. Từ các giống vịt này đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã cho kết quả về khả năng sản xuất thịt cũng như trứng tốt đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người dân, đưa chăn nuôi vịt trở thành thu nhập chính của người chăn nuôi và góp phần lớn vào thu nhập bình quân của người dân. Ngoài các giống vịt chuyên thịt từ nước Anh, các giống vịt từ Pháp cũng được nhập vào nước ta để phục vụ cho các hướng sử dụng khác nhau như: Star 13 là giống vịt chuyên trứng; vịt M14, vịt M15 nhằm sử dụng làm mái nền cho công tác thụ tinh nhân tạo để tạo ra con lai Ngan vịt nhồi lấy gan béo, STAR 76 và STAR 53 là giống vịt chuyên thịt được nhập vào nước ta nhằm để làm phong phú thêm các giống vịt chuyên thịt, đồng thời tạo nguồn gen dể phục vụ cho công tác chọn lọc dòng, giống mới. Trong những năm qua các công trình nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào sự thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện Việt Nam, sự thích ứng của chúng trong các vùng sinh thái khác nhau, sự phù hợp khi nuôi trong các phương thức nuôi khác nhau, các tổ hợp lai giữa các giống vịt nhập nội, giữa vịt nội với vịt nhập nội, sự ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của chúng mà chưa tập trung nghiên cứu đến các vấn đề khác như hệ thống giống, thức ăn dinh dưỡng, an toàn sinh học, quy trình vệ sinh thú y phòng dịch bệnh, tiểu khí hậu chuồng nuôi và biện pháp xử lý môi trường chăn nuôi thủy cầm còn chưa được quan tâm nhiều và chưa có tính hệ thống. Các công trình nghiên cứu về thủy cầm trên đây chỉ là một vài công trình mang tính minh họa và không thể đề cập được hết. Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của các công trình nghiên cứu đã mang lại hiệu quả kinh tế, tìm ra hướng đi phù hợp và đúng đắn cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. 2.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền-giống, ngành chăn nuôi gia cầm đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựu lớn trong 26 quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới. Các nhà nghiên cứu về di truyền-giống đã tập trung chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ di truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng số lượng. Theo các kết quả điều tra của ngành chăn nuôi gia cầm thì trong 70 năm qua đã đạt được những tiến bộ về giống đáng kể như thời gian nuôi thịt giảm dần từ 136 ngày xuống còn 70 ngày, khối lượng xuất chuồng tăng từ 1,5 kg/con lên 3,7 kg/con, tiêu tốn thức ăn giảm từ 4,7 kg TĂ/kg tăng trọng xuống còn 2,1 kg TĂ/kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống tăng từ 82% lên 98%...Cùng với việc phát triển của di truyền-giống thì chế độ dinh dưỡng thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cũng đã phát triển và hoàn thiện. Do vậy mà sản phẩm của ngành chăn nuôi của thế giới không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2003 tổng đàn gà trên thế giới là 45.986 triệu con, sản lượng thịt đạt 65.016 triệu tấn, sản lượng trứng đạt 55.827 triệu tấn. Cùng năm 2003, khu vực ASEAN sản xuất thịt gia cầm đạt 4,32 triệu tấn chiếm 21% so với Châu Á và 6,6 % toàn thế giới, sản lượng trứng đạt 2,65 triệu tấn chiếm 8% so với Châu Á và 4,8% toàn thế giới. Vịt có 150 triệu con trong đó hơn 100 triệu con ở Châu Á. Từ những năm 1920, vịt Khaki Campbell và vịt chạy nhanh Ấn Độ là những giống vịt cao sản cho năng suất trứng cao nhất đạt bình quân 232 quả/mái/năm, các giống vịt cho năng suất thịt cao như Anh Đào của Hungari, Anh Đào của Tiệp. Ngày nay nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ thì nước Anh đã đi đầu trong công tác giống vịt chuyên thịt. Các giống vịt chuyên thịt của Anh như SM, SM2, SM2i, SM3, SM3SH cho năng suất thịt cao. Các giống vịt của Pháp cũng có những lợi thế riêng biệt nhằm cho các hướng sử dụng khác nhau như Star 42, Star 76, Star 53. Ngoài hệ thống giống hoàn chỉnh có chất lượng, nhiều nước cũng tập trung vào nghiên cứu đến quy trình chăn nuôi, phương thức chăn nuôi cũng như cải tiến về mặt dinh dưỡng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh thủy cầm có khả năng tận dụng thức ăn nhiều xơ với khẩu phần có mức ME và CP thấp. Trong chăn nuôi thủy cầm theo hướng chăn thả tận dụng, có thể cung cấp cho chúng những thức ăn phụ phẩm, nghèo dinh dưỡng ở khẩu phần khởi động. Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới, sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi đã mang lại hiệu quả không ngừng cho sự phát triển chăn nuôi thủy cầm trên thế giới. 27 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Phú Xuyên-Hà Nội. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 6/2015 - 4/2016 3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Vịt Star 53 ông bà: Trống A: 36 con Mái B: 171 con Trống C: 51 con Mái D: 246 con -Vịt Star 53 bố mẹ: Trống AB: 90 con Mái CD: 360 con - Vịt thương phẩm: ABCD: 120 con 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Star 53 ông bà, bố mẹ sinh sản - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt thương phẩm 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Vịt được nhập về 4 dòng đơn tính, mỗi dòng được chia làm 3 lô để đảm bảo sự đồng đều về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. Sơ đồ tạo vịt bố mẹ và thương phẩm như sau: Ông bà Trống A X Mái B Trống C X Mái D ↓ ↓ Bố mẹ Trống AB X Mái CD ↓ Thương phẩm ABCD 28 - Đàn vịt ông bà, bố mẹ sinh sản được chọn ở 8 tuần tuổi chuyển lên nuôi hậu bị và 24 tuần tuổi chuyển lên nuôi sinh sản thông qua khối lượng cơ thể và ngoại hình. - Vịt thương phẩm được đánh số cánh, theo dõi tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của từng con. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Vịt thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 Trống A 12 12 12 Mái B 57 57 57 Vịt ông bà Trống C 17 17 17 Mái D 82 82 82 Trống AB 30 30 30 Vịt Bố mẹ Mái CD 120 120 120 Vịt thương phẩm ABCD 40 40 40 3.5.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng Vịt ông bà, bố mẹ và thương phẩm được chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên kết hợp với hướng dẫn của hãng Grimaud. Bảng 3.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt ông bà, bố mẹ Giai đoạn Mật độ Nhiệt độ Chế độ chiếu Chế độ cho ăn (tuần tuổi) (con/m2) (0C) sáng (h/ngày) Tuần đầu 30 – 35 Hạn chế 35-28 24h 2 - 4 15 – 20 Hạn chế 25-28 24h 5 - 8 6 – 8 Hạn chế Tự nhiên 24h 9-24 4 – 5 Hạn chế Tự nhiên Ban ngày >24 4 Theo tỷ lệ đẻ Tự nhiên 16 – 18 h/ngày 29 Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho vịt ông bà, bố mẹ Gđ con Gđ hậu bị Gđ dựng đẻ và Chỉ tiêu ( 0–8 tuần tuổi) (9-24 tuần tuổi) đẻ (>24tuầntuổi) Protein thô (%) 21 - 22 14,5 - 15,5 19 - 19,5 ME (kcal/kg TĂ) 2850 - 2900 2800 - 2900 2700 - 2750 Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vịt thương phẩm Chỉ tiêu Protein thô (%) ME (kcal/kg TĂ) Chế độ ăn 0 – 4 tuần tuổi 21-22 2850 – 2900 Tự do 4 – giết thịt 18 – 18,5 3100-3300 Tự do 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 3.5.3.1. Trên đàn vịt ông bà, bố mẹ sinh sản + Đặc điểm ngoại hình: Quan sát màu lông, mỏ, chân và theo dõi các đặc điểm về hình dángvào lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và trưởng thành, có chụp ảnh thực địa để mô tả. + Tỷ lệ nuôi sống (%) Số vịt cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) = X 100 Số vịt đầu kỳ (con) + Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (g) Cân khối lượng từng con vịt từ 1 ngày tuổi đến 24 tuần tuổi, 1 tuần cân một lần vào 1 ngày cố định trước khi vịt chưa được cho ăn bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,5g đối với vịt mới nở. Khi vịt <500g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g. Khi vịt >500g, cân bằng cân điện tử có độ chính xác ± 10g. + Tuổi đẻ (tuần) Tuổi đẻ của vịt được xác định khi trong đàn có số mái đẻ được 5% so với tổng số mái có mặt trong đàn + Khối lượng vào đẻ (g) 30 + Năng suất trứng (quả/mái/46 tuần đẻ) Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Năng suất trứng (quả/mái) = Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con) + Tỷ lệ đẻ (%) Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Tỷ lệ đẻ/tuần (%) = x 100 Số mái bình quân có mặt trong kỳ x 7 + TTTĂ/ 1 quả trứng (g/quả) Lượng thức ăn thu nhận (g) TTTĂ/10 quả trứng (kg) = x 10 Tổng số trứng đẻ ra (quả) + Các chỉ tiêu về chất lượng trứng: - Khối lượng trứng: trứng được cân tại thời điểm vịt đẻ ở 38 tuần tuổi với cần điện tử có độ chính xác ± 0,1 g, đồng thời khảo sát các chỉ tiêu chất lượng trứng. Khối lượng trứng cân được (g) P trứng (g) = Số quả trứng được cân (quả) - Chỉ số hình thái: Đường kính lớn và đường kính nhỏ của trứng được đo bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,1 mm. Chỉ số hình thái của trứng được tính theo công thức: D Chỉ số hình thái = d Trong đó: D: Đường kính lớn d: Đường kính nhỏ - Đơn vị Haugh Ngoài chỉ số lòng trắng, chất lượng của lòng trắng còn được xác định bằng đơn vị Haugh, đây là một đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau. Công thức tính đơn vị Haugh như sau: 31 HU = 100 log (H + 7,57 - 1,7 W 0,37) Trong đó: HU: Đơn vị Haugh; H: Chiều cao lòng trắng (mm); W: Khối lượng trứng (g) Đơn vị Haugh được đo bằng đồng hồ đo đơn vị Haugh - Chất lượng vỏ trứng Chất lượng vỏ trứng hay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như độ chịu lực, độ dày vỏ và mật độ lỗ khí. Đo độ chịu lực, độ dày vỏ của trứng trên máy chuyên dụng của Nhật Bản. - Tỷ lệ lòng đỏ: Khối lượng lòng đỏ (g) Tỷ lệ lòng đỏ (%) = x100 Khối lượng trứng (g) - Tỷ lệ lòng trắng: Khối lượng lòng trắng (g) Tỷ lệ lòng trắng(%) = x100 Khối lượng trứng (g) - Tỷ lệ vỏ: Khối lượng vỏ (g) Tỷ lệ lòng vỏ (%) = x100 Khối lượng trứng (g) - Chỉ số lòng đỏ Bằng các dụng cụ chuyên dùng để được chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó (D), từ đó xác định được chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính theo công thức: H (mm) Chỉ số lòng đỏ = D (mm) Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số này càng cao càng tốt, trứng vịt tươi chỉ số này là 0,4 - 0,5. Chỉ số này thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể, nó giảm dần theo thời gian bảo quản trứng. 32 - Chỉ số lòng trắng đặc Chỉ số lòng trắng đặc là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của lòng trắng đặc, có thể tính bằng công thức: 2H (mm) Chỉ số lòng trắng đặc = D +d (mm) Trong đó: H: là chiều cao của lòng trắng đặc D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc + Các chỉ tiêu về ấp nở: - Tỷ lệ trứng có phôi (%) Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi trứng ở 7 ngày sau khi đưa trứng vào ấp. Tỷ lệ trứng có phôi được xác định bằng công thức: Số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x100 Số trứng đưa vào ấp (quả) - Tỷ lệ nở/ số trứng có phôi (%) Tổng vịt nở ra (con) Tỷ lệ nở/tổng trứng có phôi (%) = x100 Số trứng có phôi (quả) - Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp (%) Tổng vịt nở ra (con) Tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp (%) = x100 Số trứng đưa vào ấp (quả) - Tỷ lệ con loại I (%) Số vịt con loại I (con) Tỷ lệ con loại I (%) = X 100 Số vịt con nở ra (con) 3.4.3.2. Trên đàn vịt thương phẩm - Sinh trưởng tích luỹ: cân vịt lúc 1 ngày tuổi và từ 1, 2, 3, 4....8 tuần tuổi. Vịt một ngày tuổi được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,5 g; từ 1- 3 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ 1 kg có độ chính xác  2 g; từ 4 - 6 tuần cân bằng cân đồng hồ 2 kg có độ chính xác  5g, từ 7 - 8 tuần tuổi trở cân bằng cân đồng 33 hồ 5 kg có độ chính xác  10 g. Cân từng con một, thời gian cân từ 7- 8 giờ sáng của ngày đầu tuần tiếp theo cân trước khi cho vịt ăn. Xác định sinh trưởng tích luỹ bằng khối lượng cơ thể, tính bằng gam ở các thời điểm trên. x(g) X   n(con) X (g): Khối lượng trung bình  x : Tổng khối lượng vịt cân (g) n: Dung lượng mẫu + Sinh trưởng tuyệt đối: V  V A = 2 1 t 2  t1 Trong đó: A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) V1: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t1 (g) V2: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t2 (g) t1: thời điểm cân trước (ngày) t2: thời điểm cân sau (ngày) + Sinh trưởng tương đối: P2 P 1 R(%) = x100 P2 P 1 2 Trong đó: R: sinh trưởng tương đối (%) P1: khối lượng cơ thể cân trước (g) P2: khối lượng cơ thể cân sau (g) + TTTĂ/kg tăng khối lượng (kg) Lượng thức ăn tiêu tốn: Cân lượng thức ăn đổ vào máng cho vịt ăn mỗi bữa. Cuối mỗi ngày, vét sạch lượng thức ăn còn trong máng và cân lại lượng thức ăn đó, tính ra lượng thức ăn đã tiêu tốn. + Khảo sát năng suất thịt Mỗi tuần mổ 2 vịt trống + 2 vịt mái ở 7 và 8 tuần tuổi 34 - Tỷ lệ thịt xẻ (%) Khối lượng thịt xẻ (g) Tỷ lệ thịt xẻ = x100 Khối lượng sống (g) - Tỷ lệ thịt đùi (%) Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 Tỷ lệ thịt đùi = x100 Khối lượng thân thịt (g) - Tỷ lệ thịt ức (%) Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông va cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân. Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 Tỷ lệ thịt ức = x100 Khối lượng thân thịt (g) - Tỷ lệ thịt đùi và thịt ức (%) Khối lượng (thịt đùi + thịt ức) (g) Tỷ lệ thịt đùi + thịt ức = x100 Khối lượng thân thịt (g) - Tỷ lệ mỡ bụng (%) Khối lượng mỡ bụng (g) Tỷ lệ mỡ bụng = Khối lượng thân thịt (g) 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Vịt ông bà, giai đoạn vịt con và hậu bị vịt bố mẹ là số liệu thứ cấp được thu thập qua các năm tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab 16 và Excel 2003. 35 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TRÊN ĐÀN VỊT STAR 53 ÔNG BÀ 4.1.1. Đặc điểm ngoài hình của vịt ông bà Kết quả theo dõi đặc điểm ngoại hình của vịt ông bà được thể hiện qua hình ảnh Hình 4.1. Vịt con 01 ngày tuổi 36 Vịt một ngày tuổi toàn thân phủ một lớp lông tơ mềm màu vàng rơm đặc trưng cho giống vịt chuyên thịt, chân vàng, mỏ vàng, có con mỏ vàng nhạt. Vịt trưởng thành có thân hình cân đối, chắc khỏe, ngực sâu, lườn phẳng, dáng đứng gần như song song với mặt đất, màu lông trắng tuyền, chân và mỏ màu vàng, có con mỏ màu vàng nhạt. Riêng con đực có từ 1 đến 2 lông móc ở đuôi. 4.1.2. Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi gia cầm nói riêng. Tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi thông qua hao hụt đầu con, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của chúng ở các giai đoạn tiếp theo. Không những vậy, tỷ lệ nuôi sống còn phản ánh khả năng chống chịu bệnh tật của vịt, phản ánh sức sống của chúng được truyền từ thế hệ trước, và nhất là thước đo của việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn giống. Đối với các đàn vịt nhập nội, thì tỷ lệ nuôi sống phản ánh khá đầy đủ khả năng thích nghi của vịt trong điều kiện chăm sóc, nu...ăng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng Mái CD Giai đoạn Tỷ lệ đẻ (tuần đẻ) NST (q/m/2t) TCD (q/m) TTTĂ/ 10 quả (kg) (%) 1-2 20,95 1,18 3,19 8,79 3-4 53,42 5,27 10,67 4,12 5-6 69,62 8,59 20,41 3,13 7-8 80,36 10,94 31,66 2,79 9-10 84,46 11,55 43,66 2,76 11-12 88,24 12,29 56,06 2,66 13-14 86,42 12,55 68,32 2,87 15-16 82,99 11,79 79,96 2,96 17-18 80,79 11,44 91,27 3,18 19-20 81,55 11,34 96,94 3,28 21-22 84,80 11,63 108,58 3,35 23-24 87,49 12,15 120,73 3,25 25-26 81,89 11,88 132,61 3,54 27-28 78,84 11,18 143,79 3,32 29-30 77,18 10,81 154,59 3,61 31-32 74,35 10,41 165,00 3,69 33-34 71,97 10,02 175,08 3,94 35-36 71,83 10,02 185,13 3,99 37-38 69,90 9,49 194,92 4,06 39-40 66,11 9,07 204,17 4,24 41-42 63,84 8,79 213,11 4,08 43-44 61,52 8,32 221,73 4,20 45-46 58,67 7,90 229,94 4,20 TB 46 tuần 72,92 229,94 3,70 53 (%) Tuần đẻ Đồ thị 4.3. Tỷ lệ đẻ vịt Star 53 bố mẹ NST (Quả/mái/2 tuần) Tuần đẻ Đồ thị 4.4. Năng suất trứng vịt Star 53 bố mẹ Qua đồ thị 4.3 và 4.4 cho thấy, tỷ lệ đẻ của vịt bố mẹ cũng tuân theo quy luật sinh sản của gia cầm, đạt tỷ lệ cao nhất ở tuần 11-12 sau đó tỷ lệ đẻ giảm dần đến tuần 45-46, trừ ở tuần đẻ 23-24 tỷ lệ đẻ đạt 87,49% cao hơn tuần 13-14 (tỷ lệ đẻ đạt 86,42%) không theo quy luật, điều này có thể cho thấy tác động của 54 điều kiện môi trường, sự thay đổi nhiệt độ và biên độ nhiệt ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt. Ở tuần đẻ 45 – 48 với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, thích hợp với cơ thể vịt do đó vịt đột ngột đẻ tăng lên không theo quy luật nhưng sau đó lại giảm xuống đáng kể ở các tuần tiếp theo. Với năng suất trứng ở trên thì vịt bố mẹ Star 53 đẻ tương đương với một số giống vịt chuyên thịt ở nước ta. Theo Dương Xuân Tuyển và cs. (2008) Vịt chuyên thịt V2 và V7 nuôi tại trại vịt VIGOVA theo dõi đến 42 tuần đẻ năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng thế hệ 1, 2, 3, 4 của V2 lần lượt là 186,7 quả, 4,16 kg; 190,9 quả, 3,90 kg; 189,7 quả, 4,28 kg; 186,6 quả, 4,26 kg. Của vịt V7 lần lượt là 198,3 quả, 3,70 kg; 203,2 quả, 3,63 kg; 200,5 quả, 3,73 kg; 202,7 quả, 3,68 kg. Theo Phạm Văn Chung và cs. (2011) Vịt star 76 theo dõi đến hết 52 tuần đẻ năng suất trứng là 214,6 quả/mái, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả là 4,43 kg. Vịt ST3 và ST4 theo dõi đến 48 tuần đẻ năng suất, tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng lần lượt là 171,56 quả, 4,29 kg; 211,02 quả 3,27 kg (Nguyễn Đức Trọng và cộng sự., 2012). 4.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng Chất lượng trứng của vịt mái CD được khảo sát ở tuần 38. Ở tuần tuổi này các chỉ tiêu về trứng tương đối ổn định, thể hiện chính xác chất lượng của giống. Kết quả được trình bày qua bảng 4.11. Qua bảng trên cho thấy khối lượng trứng của vịt Star 53 bố mẹ là 88,81g, với chỉ số hình thái là 1,41 tương với chỉ số hình thái của trứng vịt star 53 ông bà, tỷ lệ lòng đỏ là 32,3%, đơn vị Haugh là 92,5. Bảng 4.11. Chất lượng trứng vịt mái CD (n=30) Chỉ tiêu ĐVT Mean SE Khối lượng trứng gam 88,81 0,89 Chỉ số hình thái - 1,41 0,02 Khối lượng lòng đỏ gam 28,69 0,15 Tỷ lệ lòng đỏ % 32,3 - Khối lượng vỏ gam 10,12 0,81 Tỷ lệ vỏ % 11,4 - Đơn vị Haugh HU 92,5 0,98 Độ dày vỏ mm 0,373 0,006 55 Kết quả khối lượng trứng của CV Super M2 dòng trống và dòng mái tương ứng là 85,54g và 82,90g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007). Khi nghiên cứu trên vịt CV super M tại Trại giống vịt VIGOVA, tác giả Dương Xuân Tuyển và cs. (1998) cho biết khối lượng trứng của vịt dòng trống và dòng mái tương ứng là 84,73g và 82,10g. Như vậy thì khối lượng của trứng vịt Star 53 bố mẹ lớn hơn khối lượng trứng của các tác giả nghiên cứu ở trên. Theo Lê Hồng Mận và cs. (1993) trứng được coi là đạt tiêu chuẩn trứng giống phải có đơn vị Haugh từ 75 trở lên. Với kết quả đơn vị Haugh ở trên thì trứng vịt Star 53 hoàn toàn đạt tiêu chuẩn trứng giống. Kết quả nghiên cứu về chỉ số hình thái của Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993) cho biết vịt Anh Đào Hung là 1,40 – 1,41, của Nguyễn Đức Trọng (1998) trên vịt CV Super M là 1,41 và của Dương Xuân Tuyển (1998) trên vịt CV Super M là 1,411 thì kết quả về hình thái trứng của vịt Star 53 của chúng tôi là phù hợp và tương đương. 4.2.7. Một số chỉ tiêu ấp nở Tỷ lệ nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó tỷ lệ phôi, chất lượng trứng và kỹ thuật ấp là các yếu tố quan trọng nhất. Tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở là các chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ và chất lượng đàn giống bố mẹ. Để có được tỷ lệ phôi tốt không những chất lượng trống phải tốt mà cần có các điều kiện về môi trường tốt trong đó khâu vệ sinh chuồng trại là rất cần thiết. Để có tỷ lệ nở tốt ngoài chỉ tiêu phôi tốt cần phải có kỹ thuật ấp hoàn thiên. Do đó, các chỉ tiêu này phản ánh rất nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng. Kết quả theo dõi về ấp nở của trứng vịt Star 53 bố mẹ được trình bày thông qua Bảng 4.12. Qua Bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ phôi vịt bố mẹ 93,63%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp là 83,79%, tỷ lệ con loại I/số con nở ra là 97,41%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đây tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007) trên vịt CV Super M2 về tỷ lệ nở/phôi đạt từ 80,15%-83,12%, trên vịt SM3SH về tỷ lệ phôi là 93,29%, tỷ lệ nở/phôi đạt 83,66%, tỷ lệ vịt con loại I/số con nở ra đạt 93,62%. Và cao hơn vịt SM3SH nuôi tại Trại cẩm Bình về tỷ lệ phôi là 91,23%, tỷ lệ nở/phôi là 81,49%, tỷ lệ con loại I/tổng trứng là 78,41% (Phùng Đức Tiến và cs., 2008). 56 Bảng 4.12. Kết quả ấp nở trứng vịt Star 53 bố mẹ (tuần 38) Chỉ tiêu ĐVT Kết quả ấp nở Tổng số trứng vào ấp Quả 2400 Số trứng có phôi Quả 2247 Số trứng không phôi Quả 128 Số trứng chết phôi Quả 25 Tỷ lệ trứng có phôi % 93,63 Tỷ lệ trứng không phôi % 5,33 Tỷ lệ chết phôi/tổng trứng % 1,04 Tỷ lệ chết phôi/trứng có phôi % 1,11 Số con nở ra con 2011 Tỷ lệ nở/tổng trứng % 83,79 Tỷ lệ nở/ trứng có phôi % 89,50 Số con loại I con 1959 Tỷ lệ con loại I/tổng vịt nở % 97,41 Tỷ lệ con loại I/trứng có phôi % 87,18 Kết quả trên cũng tương đương với kết quả trên vịt Star 76 tỷ lệ phôi vịt bố mẹ 94,58%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp là 80,7%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 85,08%, tỷ lệ con loại I/số con nở ra là 97,43% (Phạm Văn Chung, 2011). 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN VỊT THƯƠNG PHẨM (ABCD) 4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống của vịt thương phẩm là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, để đạt hiệu quả kinh tế cao cần tỷ lệ nuôi sống cao. Hơn nữa tỷ lệ nuôi sống cũng phản ánh tình trạng sức khoẻ, tốc độ tăng trưởng. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của vịt thương phẩm ABCD từ 1 – 8 tuần tuổi được thể hiện qua Bảng 4.13. 57 Bảng 4.13. Tỷ lệ nuôi sống vịt 53 thương phẩm ABCD Tuần tuổi n (con) TLNS (%) 0 120 100 0-1 120 100 0-2 119 99,17 0-3 118 98,33 0-4 118 98,33 0-5 118 98,33 0-6 118 98,33 0-7 118 98,33 0-8 118 98,33 Qua Bảng 4.13 cho thấy kết quả nuôi sống của vịt thương phẩm đạt cao. Kết thúc thí nghiệm 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 98,33%. Kết quả này tương đương với kết quả của tác giả Nguyễn Đức Trọng và cs. 2007 trên vịt Super M lai 4 dòng đến 8 tuần tuổi là 96,67- 98,33%; Phùng Đức Tiến và cs. (2008) trên vịt Super M lai 4 dòng đến 8 tuần tuổi là 96,67- 98,33% của vịt Super M lai 4 dòng đến 8 tuần tuổi là 96,67- 98,33% con lai giữa vịt Super Heavy X Super M3 ở 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 96,67- 98%, tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M là 97,43% (Dương Xuân Tuyển và cs., 2003). Tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt Star 76 ở 8 tuần tuổi là 98,0% ( Phạm Văn Chung, 2011). 4.3.2. Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm là chỉ tiêu quyết định đến năng suất chăn nuôi. Đó chính là sản phẩm của vật nuôi và là mục đích của chăn nuôi. Khối lượng cơ thể càng cao sản phẩm thu được càng lớn, giá trị kinh tế càng lớn. Đây không những là chỉ tiêu kinh tế mà còn là chỉ tiêu kỹ thuật trong chọn giống. Khối lượng vịt thương phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dòng, giống, thức ăn, tính biệt, mùa vụ,...trong đó quan trọng hơn cả là phẩm chất giống. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau thì khả năng cho thịt cũng khác nhau. Để đánh giá khả năng tăng trọng của đàn vịt Star 53 thương phẩm chúng tôi nuôi vịt thương phẩm ABCD, cân hàng tuần. Kết quả được trình bày qua Bảng 4.14. 58 Bảng 4.14. Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của vịt Star 53 thương phẩm Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tương Tuần tuổi Mean SE (g/con/ngày) đối (%) 0 54,07 0,07 - - 1 193,63 4,69 19,94 112,69 2 487,63 9,93 42,00 86,31 3 989,13 24,90 71,64 67,92 4 1563,57 25,00 82,06 45,01 5 2095,57 23,27 76,00 29,08 6 2582,47 22,50 69,56 20,82 7 3030,93 25,50 64,07 15,98 8 3354,93 21,30 46,29 10,15 (gam) 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 123456789 (tuần tuổi) Đồ thị 4.5. Khối lượng cơ thể vịt Star 53 thương phẩm đến 8 tuần tuổi Qua Bảng 3.14 và đồ thị 4.5 cho thấy khối lượng cơ thể vịt thương phẩm tăng dần theo độ tuổi. Đến 7 và 8 tuần tuổi khối lượng vịt thương phẩm lần lượt là 3030,93g và 3354,93g cao hơn so với các giống vịt chuyên thịt thương phẩm như vịt Super M2 ở 7 và 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 2715,4g và 3013,5g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007); vịt Super M3 ở 7 và 8 tuần tuổi con trống là 2650,5g và 2937g, với con mái là 2572,5g và 2731g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007); vịt star 76 ở 7 và 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 2747,2g và 3030,5g. (Phạm Văn Chung và cs., 2011).. Thấp hơn một số giống chuyên thịt khác như 59 vịt SM3SH có khối lượng 7 và 8 tuần tuổi là 3429,4g và 3687,5g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009); Vịt SD nuôi tại Trại Cẩm Bình khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi đối vơi dòng SD1 là 3720,2g, dòng SD2 là 3240,6g, và tổ hợp SD12 là 3563,3g (Phùng Đức Tiến và cs., 2008). Thông qua khối lượng cơ thể của vịt thương phẩm qua các tuần tuổi, chúng tôi cũng xác định sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Sinh trưởng tuyệt đối biểu hiện sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977), sinh trưởng tương đối biểu hiện tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể. Được thể hiện ở đồ thị 4.5; đồ thị 4.6 và đồ thị 4.7. Gam 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuần tuổi Đồ thị 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối vịt Star 53 thương phẩm (%) 120 100 80 60 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuần tuổi Đồ thị 4.7. Sinh trưởng tương đối vịt Star 53 thương phẩm 60 Qua đồ thị 4.6 cho thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cơ thể vịt tăng dần từ tuần tuổi thứ 1 – 4, sau đó giảm dần, diễn biễn về tốc độ này ở mỗi giống là khác nhau và có trị số là khác nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia cầm. Đối với vịt thương phẩm Star 53, ở tuần thứ nhất sinh trưởng tuyệt đối là 19,94 g/con/ngày, đạt cao nhất ở tuần thứ 5 là 82,06 g/con/ngày và giảm xuống còn 46,29 g/con/ngày ở tuần thứ 8. Qua đồ thị 4.7 cho thấy sinh trưởng tương đối của vịt Star 53 thương phẩm cao nhất ở tuần đầu 112,69%, sau đó giảm dần và đến tuần 8 là 10,15%. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm, đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hình Hypebol. 4.3.3. Tiêu tốn thức ăn Lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh tế. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giống, điều kiện ngoại cảnh, chất lượng thức ăn,...Dựa trên lượng thức ăn hàng ngày, khối lượng vịt ở các tuần tuổi, chúng tôi đã tính toán được tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng trình bày qua Bảng 4.15. Bảng 4.15. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Star 53 thương phẩm Giai đoạn Thức ăn thu nhận (g/con/ngày) TTTĂ/ kg tăng khối lượng (kg) (tuần tuổi) 1 46,43 1,42 2 91,79 1,51 3 118,33 1,83 4 150,68 2,06 5 178,57 2,14 6 203,57 2,28 7 214,29 3,19 8 221,43 5,1 TB (1-8 tuần) - 2,44 Qua Bảng 4.15 cho thấy ở 1 tuần tuổi, trung bình vịt ăn 46,43 g/ngày, đến 8 tuần tuổi trung bình ăn 221,43 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 2,44 kg. Độ tuổi vịt càng cao thì tiêu tốn thức ăn càng cao. Đến thời điểm nào đó vịt không tăng khối lượng nữa, do đó xác định thời điểm giết thịt hợp lý là điều 61 quan trọng chăn nuôi. Có thể dựa vào bảng khối lượng vịt thịt ở trên chúng tôi có thể khẳng định rằng nên giết thịt ở tuần tuổi 7 là hợp lý và cho hiệu quả kinh tế cao nhất, cả về khối lượng, chất lượng đến hiệu quả chăn nuôi. 4.3.4. Khả năng cho thịt Đánh giá sức sản xuất thịt của vịt thương phẩm để khuyến cáo người chăn nuôi nên giết thịt ở tuần nào để có hiệu quả kinh tế nhất. Chúng tôi mổ khảo sát ở 7 và 8 tuần tuổi. Kết quả được trình bày qua Bảng 4.16. Bảng 4.16. Năng suất thịt của vịt Star 53 thương phẩm (n=4) Chỉ tiêu 7 tuần tuổi 8 tuần tuổi Khối lượng sống (g/con) 3005,25 3458,70 Khối lượng thịt xẻ (g) 2105,13 2517,93 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 70,05 72,80 Khối lượng thịt đùi (g) 243,25 332,37 Tỷ lệ thịt đùi (%) 11,56 13,20 Khối lượng thịt ức (g) 352,28 440,64 Tỷ lệ thịt ức (%) 16,73 17,50 Tỷ lệ thịt đùi + thịt ức (%) 28,29 30,70 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,48 0,79 Độ dài lông cánh (cm) 12,4 15,5 Qua Bảng 4.16 cho thấy ở 7 và 8 tuần tuổi tỷ lệ thịt xẻ đạt 70,05% và 72,8%, tỷ lệ thịt đùi là 11,56% và 13,2%, tỷ lệ thịt ức là 16,73% và 17,5%, tỷ lệ mỡ bụng là 0,48% và 0,79%, độ dài lông cánh là 12,4 cm và 15,5cm, tỷ lệ phần thịt có giá trị là 28,29% và 30,7%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu về khả năng cho thịt của một số tác giả như: Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007) khảo sát trên vịt M14 thế hệ 1, nuôi thương phẩm ở 8 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ là 73,05%, thịt đùi là 11,23% và thịt ức là 15,72%. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007) khảo sát trên vịt SM3 khảo sát ở 7 tuần tuổi, tỷ lệ thịt xẻ là 70,31%, tỷ lệ thịt ức là 17,17%, tỷ lệ thịt đùi là 13,36% và trên vịt SM3SH khảo sát ở 7 tuần tuổi cho các kết quả tương ứng lần lượt là 70,30%, 15,21% và 13,89%; đến 8 tuần tuổi lần lượt là 72,04%, 17,32% và 12,18% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009). Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì nên giết thịt vịt thương phẩm ABCD ở 7 tuần tuổi sẽ cho hiệu quả cao nhất. 62 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1.1. Vịt Star53 ông bà Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi đạt 94,44 - 99,19%; khối lượng cơ thể 2756,97 - 3582,63 g/con đạt trên 97% so với tiêu chuẩn Hãng. Tuổi đẻ của vịt mái B ở 178 ngày và vịt mái D ở 162 ngày tuổi, năng suất trứng 46 tuần đẻ của đàn mái B là 177,12quả/mái, tiêu tốn 4,64 kg thức ăn/10 quả trứng; tương tự, đàn mái D là 233,06 quả, tiêu tốn 3,42 kg/10 quả trứng. Trứng có khối lượng và chất lượng đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp, tỷ lệ trứng có phôi khi ghép AB là 92,1%, tỷ lệ nở/phôi là 85,63%, tỷ lệ con loại I/số con nở ra là 90,1%. Của vịt CD tương ứng là 93,29%, 89,71% và 89,09%. 5.1.2. Vịt Star53 bố mẹ Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi đạt từ 95,56 - 97,5%; khối lượng cơ thể đến 24 tuần đạt từ 2754,29 g-3425,39 g. Tuổi đẻ là 161 ngày, năng suất trứng của mái CD là 229,94 quả quả/mái/46 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 4,43kg. Chất lượng đạt cao, tỷ lệ phôi đạt 93,63%, tỷ lệ nở/phôi đạt 89,5%, tỷ lệ nở/tổng số đạt 83,79%, tỷ lệ con loại I/trứng có phôi đạt 87,18% và tỷ lệ con loại I/tổng tổng vịt nở 97,41%. 5.1.3. Trên đàn vịt thương phẩm Tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi là 98,33%; khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi là 3030,93g; đến 8 tuần tuổi là 3354,93g. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở 7 tuần tuổi là 2,06 kg, ở 8 tuần tuổi là 2,44 kg. Tỷ lệ thịt xẻ ở 7 và 8 tuần tuổi lần lượt là: 70.05%, 72,80%; tỷ lệ thịt ức là 16,73 %, 17,5%; tỷ lệ thịt đùi là 11,56%,13,2%; tỷ lệ mỡ bụng là 0,48%, 0,79% với độ dài lông cánh là: 12,4 cm và 15,5cm. Nên giết thịt vịt star 53 thương phẩm ở 7 tuần tuổi vì khi đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 5.2. ĐỀ NGHỊ Phát triển vịt Star 53 bố mẹ và thương phẩm vào sản xuất 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Brandsch A and H. Biilchel (1978). Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm. Dịch bởi: Nguyễn Chí Bảo. Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001). Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 3. Đặng Vũ Bình (1999). Giáo trình cao học Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội. tr.16-25. 4. Dương Xuân Tuyển (1993). Khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt thương phẩm Cv-Super M nuôi tại trại vịt Vigova. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988-1992) . tr. 58-64 5. Dương Xuân Tuyển (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của các dòng vịt ông bà Cv Super M nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi. 6. Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải và Hoàng Văn Tiệu (2008). Chọn lọc ổn định năng suất hai dòng vịt cao sản hướng thịt (V2 Và V7) tại trại vịt giống Vigova. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi năm 2008. tr. 179. 7. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt, Phan Tùng Lâm, Võ Văn Sự, Doãn Văn Xuân và Nghiêm Thúy Ngọc (2005). Nghiên cứu chọn tạo hai dòng vịt cao sản SM (T5 & T6) tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt- ngan. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội. 8. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Văn Duy và Nguyễn Đức Trọng (2009). Khả năng sản xuất của các tổ hợp vịt lai: T15, T51, T46 Và T64. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 17. 9. Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ (1996). Quy Trình Chăn Nuôi Vịt Khaki Campell. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt – ngan. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 50. 10. Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Đồng, Lương Tất Nhợ, Phạm Văn Trượng, Lê Thanh Hải và Lê Văn Liễn (1993) . Nghiên Cứu Chọn Lọc Nhân Thuần Các Dòng Vịt Nội, Ngoại Và Tạo Các Cặp Vịt Lai Có Năng Suất Cao Phù Hợp Với Phương Thức Chăn Nuôi Chăn Thả. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi (1989-1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 64 11. Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Lê Xuân Thọ, Đặng Thị Dung, Phạm Văn Trượng và Doãn Văn Xuân (1993). Kết Quả Theo Dõi Một Số Tính Năng Sản Xuất Của Vịt Cv-Super M. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988-1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 43-51. 12. Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Trượng, Hoàng Thị Lan (1996). Quy trình chăn nuôi vịt CV.Super M. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi vịt (1981-1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 13. Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Thị Bạch Yến, Nguyễn Song Hoan, Phạm Văn Trượng, Lương Tất Nhợ, Mai Thị Lan, Trần Thanh Vân, Lê Xuân Thọ, Nguyễn Hồng Vỹ và Võ Thanh Thiên (1996). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Khaki Campbell nuôi tại Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chan nuôi vịt (1981-1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 14. Hutt. F. F. Di truyền học động vật. Người dịch: Phan Cự Nhân. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội. tr. 122 - 170. 15. Khavecman.J (1978). Sự di truyền năng suất ở gia cầm, cơ sở di truyền năng suất và chọn giống động vật. Dịch bởi Phan Cự Nhân Johansson chủ biên, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. 16. Lê Sỹ Cương, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng và Nguyễn Văn Duy (2009). Đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của vịt lai 4 dòng. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Hà nội. tr. 8 -15. 17. Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng và Hoàng Văn Tiệu (2006). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất trứng để tạo dòng vịt Khaiki Campell. In Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi Quốc Gia năm 2005, Hà nội. 18. Lê Xuân Đồng (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống vịt cỏ và khả năng nhân thuần hai nhóm vịt cỏ có màu lông trắng, cánh sẻ. Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam. 19. Lương Tất Nhợ (1994). Đặc điểm sinh trưởng cho thịt và cho lông của vịt Cv-Super M nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 20. Lương Tất Nhợ, Hồ Khắc Oánh, Hoàng Văn Tiệu và Trần Dự (1996). Năng suất sinh sản của vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả ở dải ven biển đồng bằng sông Hồng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học Chăn nuôi vịt (1981-1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 65 21. Nguyễn Công Quốc và Dương Xuân Tuyển (1993). Nghiên cứu nhân thuần và chọn lọc đàn vịt giống gốc Cv-Super M nuôi tại trại vịt Vigova Thành Phố Hò Chí Minh. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988- 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội. tr. 26 – 42. 22. Nguyễn Đức Trọng (1998). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt CV-Super M dòng ông, dòng bà ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp. 23. Nguyễn Đức Trọng, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Văn Duy, Phạm Văn Chung và Lương Thị Bột (2008). Khả năng sản xuất của vịt CV Super M3 Super Heavy (SM3SH). Báo cáo khoa học. Viện chăn nuôi Quốc Gia, Hà Nội. tr. 149. 24. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan và Doãn Văn Xuân (1996). Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất của vịt sinh sản Cv-Super M năm đẻ thứ 2. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995. Viện chăn nuôi Quốc Gia. tr. 93-97. 25. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân và Nguyễn Thị Ngọc Liên (2001). Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống vịt Cv-Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khao học chăn nuôi thú y 1999-2000. Phần chăn nuôi gia cầm. Thành phố Hồ Chí Minh 10-12 tháng 4 năm 2000. tr. 73-168. 26. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Lê Xuân Thọ và Lê Sỹ Cương (2007). Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống Vịt Cv Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tạp chí công nghệ chăn nuôi. Viện chăn nuôi, Hà nội. 27. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Đăng Vang (1997). So sánh một số chỉ tiêu năng suất của vịt Cv-Super M dòng ông, dòng bà của 2 phương thức nuôi khô và nước. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981-1996), Hà nội. tr. 47-49. 28. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Doãn Văn Xuân, Phạm Văn Chung và Lương Thị Bột (2009). Chọn lọc vịt kiêm dụng PL2. Báo cáo khoa học- Viện Chăn nuôi, Hà Nội. tr. 396. 29. Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột và Phạm Văn Chung (2008). Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của vịt Cv Super M3 ông bà nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2006, Hà nội. 66 30. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Doãn Văn Xuân, Đặng Thị Vui, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2008). Khả năng sản xuất của vịt Cv Super M3 Super Heavy (SM3SH). Báo cáo khoa học viện chăn nuôi năm 2008, Hà nội. tr. 147 – 55. 31. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Vui, Ngô Văn Vĩnh, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2007). Kết quả bước đầu chọn lọc dòng vịt M14 để tạo con lai ngan vịt bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi. tr.397-404. 32. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Vui, Ngô Văn Vĩnh, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2009). Chọn tạo dòng vịt chuyên thịt M14. Báo cáo khoa học- Viện Chăn nuôi Quốc Gia, Hà Nội. tr. 402. 33. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Vui, Nguyễn Thị Minh, Hồ Khắc Oánh (2009). Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Triết Giang. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi. tr. 132. 34. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Vương Thị Lan Anh và Ngô Văn Vĩnh (2009). Chọn lọc một số chỉ tiêu năng suất của Vịt M15 (MT3). Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2009, Hà Nội. tr. 355. 35. Nguyễn Hồng Vỹ, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đăng Vang (1996) . Kết quả bước đầu nuôi vịt Khaki Ccampbell trong vườn. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981-1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 36. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai và Bùi Hữu Đoàn. Chăn nuôi gia cầm, Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 37. Nguyễn Thị Bạch Yến (1997). Một số đặc điểm di truyền và tính năng sản xuất của vịt Khaki Campbell qua 4 thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam. 38. Nguyễn Thiện và Lê Xuân Đồng (1993). Kết quả nghiên cứu và vấn đề phát triển vịt ở Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988-1992). Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. 39. Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. tr. 9-16. 40. Phạm Văn Chung (2011). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Star 76 nhập nội nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. 67 41. Phạm Văn Trượng (1995). Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa vịt CV-super M và anh đào hung, anh đào tiệp. Luận án pts khoa học nông nghiệp. viện khoa học nông nghiệp việt nam. 42. Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, và Nghiêm Ngọc Thúy (1992). Hiệu quả kinh tế của vịt CV-Super m nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988-1992), Hà nội. tr. 93-97. 43. Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Thị Bạch Yến, Lê Xuân Thọ, Hồ Khắc Oánh, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Hưng (1996). Kết quả nuôi vịt Khaki Campbell trong nông hộ ở một số vùng sinh thái khác nhau. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981-1996). Nhà xuất bản nông nghiệp. 44. Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998). Di truyền học tập tính. Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội. 45. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Xuân, Lê Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng và Vũ Anh Bình (2008). Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông bà Super Heavy nhập nội. Báo cáo khoa học viện chăn nuôi. 46. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Phạm Thị Xuân, Lê Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Thư, Lưu Thị Thủy và Nguyễn Thị Luyến (2009). Chọn tạo 2 dòng vịt SH. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi. 47. Vũ Đức Cảnh (2009). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Super Heavy nhập nội-nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Tiếng nước ngoài: 48. Abdelsamie R. R. and D. J. Farrell (1985).Carcass Composition and Carcass Characteristics. of Duck. In Duck production science and world practice, edited by The university of New England. 49. Chambers J. R. (1990). Genetic of Growth Meat Production In Chicken, Poultry Breeding and Genetics. R. D. Cawford, Amsterdam, Holland. 50. Datuin J. M., M. S. Jimenez, G. L. Datuin, J. T. Jr.Aquino, J. V. Catama and A. 68 C. Cruz (1999). Egg Production Performance of Mallard Ducks Raised under Intensive and Modified Extensive Management System. Paper presented at the Recent development in animal prodution: proceedings of the 2nd Asian Buffalo Association Congess, Philippine . 51. Farrell D. J. and R. R. Abdelsamie (1985). Energy Expenditure of Laying Duck Confined and Herded, Duck Production Science and World Practice (1985). The university of New England 1985. pp. 70-82. 52. Grimaud frères. Rearing guide pekin ducks. Grand parent stock Star 76 53. Jull M. A (1976). Avicultura, edition revolutionaria a La Habana. 54. Khajarern. J. and S. Khajaern (1990). Duck Breeding Guide. FAO/Khonkoen University training programmes fellows from Vietnam, Thailand . 55. Knust U., H. Pingel and G. V. Lengerken (1996). Investigations on the Effect of High Tempratures on Carrcas Composition and Meat Quality of Peckin and Mulards. Proceedings, Proceedings world’s poultry congress 3, 20th India . 56. Kosba et al (1995). Heritability phenotypic and genetic correlations between breast meat weight and carcass traits in duck. Paper presented at the proceedings 10th European symposium on waterfowl, Germany. 57. Lewcs A., A. Mazanowski, R. Bochno, M. Janiszewska and K. Wawro (1984). The Comparision of Growth and Carcasses of Duck from Different Lines. In ABA. pp. 52- 790. 58. Lewis P. D., G. C. Perry and T. R. Morris (1992). Effect of timing and size of light increase on sexual maturity in two breeds of domestic hen. In Proceeding World’s, Poultry congress, Holland. pp.189-97. 59. North M. O. and P. D. Bell (1990) Commercial chicken production manual (Fourth edition), Van Nostrand Reinhold, New York. 60. Orlov M. V. (1974). Control Biologico En La Incubacion. 61. Pingel H (1989). Genetics. of Egg Production and Reproduction in Waterfow. 62. Powell J. C. (1984). An Inverstigation of the Effect of Temprature and Feed Density Upon Growth and Carcass Composition of the Domestic Duck. 17th Proceedings world’s poultry congress 3 . pp. 332-34. 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_kha_nang_san_xuat_cua_vit_star_53_nuoi_tai.pdf
Tài liệu liên quan