MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Sản lượng nấm năm 2011 9
Bảng 1. 2: Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn 15
Bảng 1. 3: Hàm lượng axit amin cần thiết trong một số loại nấm ăn 16
Bảng 1. 4: Hàm lượng một số vitamin trong nấm ăn 19
Bảng 1. 5: Hàm lượng một số nguyên tố vi lượng trong nấm ăn 20
.........................................................................................................................................
Bảng 3. 1: Khảo sát chất lượng nguyên liệu nấm m
68 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ bảo quản nấm sau thu hoạch bằng các phương pháp thân thiện với môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡ ở ba vùng khác nhau 36
Bảng 3. 2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng của nấm mỡ bảo quản. 37
Bảng 3. 3: ảnh hưởng của độ tuổi thu hái đến chất lượng nấm mỡ bảo quản. 44
Bảng 3. 4: Ảnh hưởng của nồng độ các chất chống oxy hóa đến chất lượng nấm mỡ bảo quản ở 30C trong 8 ngày 50
Bảng 3. 5: nồng độ các hóa chất thích hợp để bảo quản 53
Bảng 3. 6: Hao hụt khối lượng của các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 30C 54
Bảng 3. 7: Biến đổi màu sắc ở các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 30C 56
Bảng 3. 8: Hàm lượng VitaminC ở các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 30 57
Bảng 3. 9: Hàm lượng đường khử tổng số ở các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 30 58
Bảng 3. 10: . Ảnh hưởng của việc sử dụng kết hợp các hóa chất chống oxy hóa đến chất lượng nấm mỡ bảo quản. 60
Bảng 3. 11: Ảnh hưởng của phương pháp bao gói đến chất lượng của nấm mỡ 61
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Nấm mỡ nguyên liệu 13
..........................................................................................................................................
Hình 3. 1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ hao hụt khối lương (%) theo thời gian bảo quản, ở nhiệt độ khác nhau. 40
Hình 3. 2: Biểu đồ so sánh biến đổi màu theo thời gian bảo quản, ở nhiệt độ khác nhau 41
Hình 3. 3: Biểu đồ so sánh hàm lượng Vitamin C theo thời gian bảo quản, ở nhiệt độ khác nhau 42
Hình 3. 4: Biểu đồ so sánh hàm lượng đường theo thời gian bảo quản, ở nhiệt độ khác nhau 42
Hình 3. 5: Biểu đồ so sánh hàm lượng axit theo thời gian bảo quản, ở nhiệt độ khác nhau 43
Hình 3. 6: Biểu đồ ảnh hưởng của độ tuổi thu hái đến độ hụt khối lượng 47
Hình 3. 7: Biểu đồ ảnh hưởng của độ tuổi thu hái đến biến đổi màu 48
Hình 3. 8: Biểu đồ ảnh hưởng của độ tuổi thu hái đến hàm lượng Vitamin C 48
Hình 3. 9: Biểu đồ ảnh hưởng của độ tuổi thu hái đến hàm lượng đường 49
Hình 3. 10: Sự biến đổi tỷ lệ hao hụt khối lượng của các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở 3oC. 55
Hình 3. 11: Biểu đồ sự biến đổi màu sắc của các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở 3oC. 56
Hình 3. 12: Biểu đồ sự biến đổi hàm lượng Vitamin C của các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở 3oC 57
Hình 3. 13: Biểu đồ sự biến đổi hàm lượng đường khử của các mẫu xử lý trong quá trình bảo quản ở 3oC 58
Hình 3. 14: Sơ đồ qui trình công nghệ bảo quản nấm mỡ 63
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừng được nâng cao thì nhu cầu về ăn uống ngày càng được chú trọng. Nhu cầu đó không còn được bó hẹp trong phạm vi ăn no ăn đủ nữa mà chế độ dinh dưỡng cũng như vấn đề về vệ sinh oan toàn thực phẩm đã được đặt lên hàng đầu.
Trong những năm gần đây, cùng với một số loại rau sạch, thịt sạch, nấm ăn được nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu trong các bữa ăn. Sản phẩm nấm ngày càng được đa dạng về chủng loại, từ sản phẩm tươi, khô đến đóng hộp Năm 2012 nấm đã được lựa chọn làm sản phẩm quốc gia, được ưu tiên chú trọng phát triển cả về lĩnh vực tổ chức nôi trồng sản xuất đến việc nghiên cứu bảo quản chế biến sau thu hoạch.
Nấm mỡ cũng với một số loại nấm phổ biến khác như: nấm sò, nấm rơm là những loại nấm có điều kiện sinh thái rất phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Mặt khác đây đều là những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao nên chúng được đánh giá là những loại nấm rất có triển vọng trong tương lai.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu công nghệ bảo quản nấm sau thu hoạch bằng các phương pháp thân thiện với môi trường ’’.
Mục đích của đề tài: tìm ra phương pháp tốt nhất để một mặt kéo dài thời gian bảo quản nấm mỡ song vẫn duy trì được chất lượng nấm tốt nhất, tiện lợi khi sử dụng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nội dung của đề tài và các vấn đề cần giải quyết:
Khảo sát chất lượng nấm mỡ ở các vùng khác nhau.
Nghiên cứu và chọn lựa nhiệt độ phù hợp để bảo quản nấm mỡ.
Nghiên cứu độ tuổi thu hái của nấm mỡ tốt nhất cho việc bảo quản.
Nghiên cứu lựa chọn hóa chất, nồng độ và sử dụng kết hợp các hóa chất để bảo quản nấm mỡ.
Khảo sát phương pháp đục lỗ trên bao bì bảo quản nấm.
Một số phương pháp nên tránh trong bảo quản nấm mỡ.
Qui trình bảo quản và kiến nghị một vài phương pháp trong tương lai.
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới và tại Việt Nam.
I.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới
1. Không chỉ là món ăn ngon, nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon, được nuôi trồng và UNESSCO công nhận năm 2004 như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương, kim châm, đùi gà; và nấm để làm dược liệu như: nấm linh chi, nấm đầu khỉ, nấm vân chi, phục linh, chư linh.
2. Nấm được trồng ở trên 100 quốc gia. Sản lượng nấm thế giới đạt trên 25 triệu tấn/năm, tăng từ 7-10% mỗi năm. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới (số liệu năm 1994) là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn...
- Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong vòng 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/năm. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Trung Quốc có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu.
Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%... Hàn Quốc hiện là nước đang nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc để trồng nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia trong đó có Việt Nam (theo Hiệp hội nấm ăn Hàn Quốc năm 2010).
Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Năm 1995, sản lượng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới. Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm 2009 riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân dân tệ thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp (theo số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc năm 2010). Năm 2010 sản lượng nấm tại Trung Quốc đạt 20,2 triệu tấn, tương đương mức giá trị khoảng 300 tỉ nhân dân tệ.
3. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD), Mỹ (200 triệu USD), Pháp (140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD)... Mức tiêu thụ nấm bình quân theo đầu người của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng 4,0–6,0 kg/năm; dự kiến tăng trung bình 3,5%/năm. Tại thị trường châu Âu nấm mỡ chiếm khoảng 80-95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Những năm trước của thế kỷ 20, Mỹ chiếm khoảng 50% thị trường nấm mỡ của thế giới...
Theo ITC, năm 2010 thế giới nhập khẩu 1,26 triệu tấn, giá trị 3,3 tỷ USD. Trong đó nấm tươi 572 nghìn tấn, giá trị 1,52 tỷ USD; nấm chế biến ăn liền 504 nghìn tấn, giá trị gần 1 tỷ USD, nấm khô 60,6 ngàn tấn, giá trị gần 740 triệu USD. Từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng thị trường xuất nhập khẩu nấm khoảng 10%/năm.
I.2. Tình hình sản xuất nấm tại Việt Nam
1. Chủng loại, năng suất, sản lượng
a) Việt Nam đang nuôi trồng khoảng 16 loại nấm: ở phía Nam chủ yếu là nấm rơm, nấm mộc nhĩ; ở phía Bắc là nấm sò, nấm hương, nấm linh chi...
b) Năng suất, sản lượng của các loại nấm chủ lực:
- Nấm rơm: Năng suất đạt từ 12-15% nấm tươi/nguyên liệu khô. Sản lượng năm 2008 đạt khoảng 64.500 tấn nấm tươi
- Mộc nhĩ: Năng suất đạt 80-85% nấm tươi/nguyên liệu khô. Sản lượng đạt khoảng 120.000 tấn;
- Nấm sò: Năng suất đạt 50-60% nấm tươi/nguyên liệu khô. Sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn;
- Nấm mỡ: Năng suất đạt 20-25% (cá biệt có hộ đạt 35%) nấm tươi/nguyên liệu khô. Sản lượng nấm mỡ đạt khoảng 5.000 tấn;
- Nấm Linh chi: Năng suất đạt 3-4% nấm khô/nguyên liệu khô. Sản lượng khoảng 300 tấn nấm khô...
c) Sản lượng nấm cả nước:
- Hàng năm đạt khoảng 250.000 tấn nấm tươi, kim ngạch xuất khẩu khoảng 25-30 triệu USD/năm (không kể qua con đường tiểu ngạch).
- Sản lượng của một số loại nấm chính như sau
Bảng 1. 1: Sản lượng nấm năm 2011
Tên nấm
Sản lượng
( Nghìn tấn )
Nấm rơm
64.5
Nấm sò
60
Nấm mỡ
5
Nấm mục nhĩ
120
Nấm Linh Chi
0.3
Các loại nấm cao cấp
0.7
Nguồn: Báo cáo hội nghị nấm tại Đồ Sơn – Hải Phòng, năm 2011
d) Các loại nấm được sản xuất ở các vùng chính như sau:
+ Nấm rơm trồng tập trung ở các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ (Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai....) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước;
+ Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước...) chiếm 70% sản lượng mộc nhĩ trong nước;
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 30.000 tấn;
+ Nấm dược liệu: Linh chi, vân chi, đầu khỉ... mới được nuôi trồng ở một số tỉnh, thành phố (Tp Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng.....) sản lượng mỗi năm đạt khoảng 300 tấn;
+ Một số loại nấm khác như: Nấm Trân châu, nấm Kim châm, nấm Đùi gà, nấm Chân dài, nấm Ngọc châm... đang nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công tại một số cơ sở, sản lượng đạt 100 tấn/năm.
2. Thị trường tiêu thụ nấm
a) Thị trường trong nước: Tiêu thụ nấm tươi, nấm khô là chủ yếu. Thị trường đang tăng trưởng nhanh. Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh cao gấp 1,5-2 lần giá thành sản xuất. (Nấm mỡ: 40.000đ/kg, nấm sò: 30.000đ/kg, nấm rơm: 40.000đ/kg). Riêng thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 60 tấn nấm tươi các loại...
b) Thị trường xuất khẩu: Tiêu thụ nấm muối, nấm hộp, nấm khô, kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD/năm.
Các sản phẩm nấm xuất khẩu của nước ta chủ yếu ở dạng đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển.
- Trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu nấm sang 31 thị trường: Hoa kỳ đạt 7,7 triệu USD tăng 29,7% so với năm 2008; Italia: 4,4 triệu USD; Pháp, Bỉ và Cộng hoà Séc tăng mạnh lần lượt 151,6%; 156,1% và 269%.
- Giá trung bình nấm rơm muối xuất khẩu từ mức 1299USD/tấn, trong tháng 1/2009 tăng lên 1790 USD/tấn trong tháng 11/2009 và hiện là 2000 USD/tấn. Đáng chú ý là giá nấm rơm muối, Mộc nhĩ khô xuất sang Trung Quốc, Đài loan, Thái Lan và Italia thường cao hơn so xuất sang Pháp. Có hàng chục công ty phía Nam có uy tín trong xuất khẩu nấm rơm (West Food Cần thơ, Vegetexco HoChiMinh, Vegehagi...).
3. Các hình thức tổ chức sản xuất nấm
a) Các hình thức sản xuất nấm:
- Hộ gia đình nhỏ lẻ: Đang là hình thức phổ biến hiện nay;
- Trang trại, gia trại nấm: Ninh Bình có 500 hộ có lán trại trồng nấm từ 100m2 trở lên; Nam Định có 20 mô hình trang trại, gia trại quy mô từ 200 – 500 tấn nguyên liệu/năm: Trang trại Liễu Giang (Nghĩa Thịnh–Nghĩa Hưng), Trang trại ông Quyền (Nghĩa Hùng–Nghĩa Hưng), Trang trại Thu Diệu (Nghĩa Lạc–Nghĩa Hưng), Trang trại Ông Đỗ (Xuân Ninh–Xuân Trường), Trang trại ông Thế (Giao Tiến-Giao Thủy) Thái nguyên có 7 trang trại sản xuất nấm, mỗi trang trại đạt sản lượng trung bình 500 tấn nấm tươi/năm...
- Hợp tác xã, tổ hợp tác trồng nấm: HTX nấm Hùng Sơn, (Đại Từ-Thái Nguyên) đạt sản lượng 800 tấn nấm tươi/năm; HTX nấm Sáng Thiện (Sóc Sơn-Hà Nội); HTX nấm ăn và nấm dược liệu (Hội cựu chiến binh xã Long Hưng - Văn Giang); Hợp tác xã sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu (Hội cựu chiến binh xã Hồng Nam - thành phố Hưng Yên)
- Doanh nghiệp sản xuất nấm: Công ty TNHH KINOCO Thanh Cao-Hà Nội (sản xuất 1,5 triệu bịch nấm/năm thu hoạch 700 tấn nấm sò tươi, 500 tấn mộc nhĩ tươi, khoảng 60 tấn mộc nhĩ khô); Công ty mây tre xuất khẩu Phú Minh–Hưng Yên (200 tấn mộc nhĩ tươi, xuất khẩu trực tiếp 20 tấn mộc nhĩ khô sang Đài Loan); Công ty CP Nhật Sơn (Phú Lương-Thái Nguyên); Công ty TNHH XNK Tân Đô (Đồng Hỷ-Thái Nguyên); Công ty TNHH nấm Long Hải (Đông Triều-Quảng Ninh); Doanh nghiệp tư nhân nấm Hương Nam (Yên Khánh-Ninh Bình); Công ty TNHH Tuấn Duy (Hà Giang)
b) Tình hình tổ chức sản xuất nấm của 1 số tỉnh , thành phố:
- Ninh Bình: Năm 2010 có khoảng 2.600 hộ, trong đó có khoảng 500 hộ có lán trại trồng nấm từ 100m2 trở lên, sản lượng nấm tươi khoảng 5.000 tấn. Huyện Yên khánh là huyện điển hình, hầu hết các xã đều trồng nấm trong đó nổi bật là Khánh Trung, Khánh Cư, Khánh Hồng.
- Nam Định: Năm 2010 có 94 xã, thị trấn phát triển nghề trồng nấm, chủ yếu tại các huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Ý Yên, Hải Hậu; quy mô sản xuất tại nhiều trang trại được mở rộng từ 1,5–3 lần so với ban đầu. Sản lượng nấm đạt khoảng 2.500–3.000 tấn, trong đó có khoảng 20 tấn nấm khô; giá trị sản lượng đạt trên 33 tỷ đồng.
. - Hải Phòng có 40 xã trồng nấm (Tiên Lãng 22 xã, Vĩnh Bảo 18 xã); mỗi xã có từ 10 đến 30 hộ trồng nấm; từ năm 2006 đến nay mỗi năm sử dụng 3.300 tấn rơm rạ trồng nấm các loại đạt sản lượng gần 1.000 tấn nấm, doanh thu trên 17 tỷ đồng;
- Thái Nguyên năm 2010, có 120 hộ gia đình, 05 HTX và 06 doanh nghiệp; tổng quy mô diện tích nhà xưởng trồng nấm trên 70.000m2;
- Bắc Giang có chương trình nấm của tỉnh tại xã Tiên Lục, Tân Dĩnh, Nghĩa Hưng (huyện Lạng Giang), xã Hoàng Thanh, Hoàng Lương (huyện Hiệp Hoà), mỗi xã có từ 20-40 hộ trồng nấm;
- Năm 2011 Hà Nội có kế hoạch hỗ trợ cho 6 xã, HTX (quy mô 30 hộ/xã tham gia) sử dụng 200–300 tấn nguyên liệu trồng nấm/năm.
- Vĩnh Phúc có 02 HTX trồng nấm xã Thanh Lãng (Bình Xuyên) 30 hộ và Thanh Trù (Vĩnh Yên) 16 hộ tham gia;
4. Các phương thức tiêu thụ nấm
- Các đơn vị, hộ dân tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: bán buôn, bán lẻ qua thương lái tại nơi sản xuất, tiêu thụ tại chỗ hoặc qua cửa hàng, siêu thị hoặc chế biến thành các sản phẩm ( muối, sấy khô);
- Doanh nghiệp liên kết sản xuất–tiêu thụ: Như Trung tâm CNSH thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp, Tổng công ty rau quả nông sản, Doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ giống, kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho nông dân; Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động–Hà Nam...
- Doanh nghiệp chuyên chế biến tiêu thụ, xuất khẩu: Ký hợp đồng thu mua nấm tươi, hoặc chế biến, xuất khẩu: Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu Nam Tiến (100% vốn của Trung Quốc); Doanh nghiệp Nấm tư nhân Hương Nam, Công ty TNHH nấm Linh chi, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Đồng Giao.
II. Nguyên liệu nấm mỡ.
II.1. Nấm mỡ
Hình 1. 1: Nấm mỡ nguyên liệu
- Tên khoa học: Agaricus biporus.
- Tên tiếng anh – thương mại : Button – mushroom; Champignon de Paris.
- Tên khác: Nấm trắng.
- Nấm mỡ thuộc chi Agaricaceae, bộ Agaricales, lớp Hymenomyccetes, nghành phụ Basidiomycotina, nghành nấm thật – Eumycota, giới nấm – Fungi.
- Nấm mỡ được nuôi trồng nở nước ta chủ yếu là loài Agaricus biporus. Ngoài ra có chủng A. bitorquis, A.blazei ( có màu nâu ). Nấm mỡ được nuôi trồng đầu tiên ở pháp (1650) ở Việt Nam được nuôi trồng vào những năm 80 của thế kỉ trước.
II.2. Đặc tính sinh học của nấm mỡ.
Nấm mỡ có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Quả thể nấm chính là cây nấm có phần cuống nấm và mũ nấm màu trắng, đường kính mũ từ 3 – 8 cm. Khi cây nấm trưởng thành, màng bao phía dưới bị rách, nấm xòe như cái ô, các bào tử nấm màu nâu sẫm phát tán ra bên ngoài. Trong điều kiện tự nhiên gặp môi trường thuận lợi các bào tử này nẩy mầm thành hệ sợi sơ cấp và các sợ thứ cấp, hệ sợi thứ cấp tích lũy đủ dinh dưỡng hình thành quả thể khép kín chu kỳ sống của nấm mỡ.
Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24 – 25oC, giai đoạn nấm mọc cần nhiệt độ thấp hơn từ 15 – 18oC.
Độ ẩm trong cơ chất từ 65 – 70%.
Độ ẩm không khí .
Độ pH của môi trường nuôi trồng cũng như nước tưới 7- 8.
Ánh sáng: không cần ánh sáng.
Độ thông thoáng: nồng độ CO2 < 0.1%.
Dinh dưỡng: Nấm mỡ không sử dụng Xenlulo trực tiếp mà sử dụng thức ăn là bã mục thứ cấp nên ta phải có quá trình xử lý nguyên liệu và bổ xung phụ gia để tạo môi trường thích hợp cho nấm phát triển.
II.3. Thời vụ nuôi trồng nấm mỡ
Nấm mỡ chủ yếu được nuôi trồng ở các tỉnh phía Bắc. Do phụ vào điều kiện thời tiết thuộc nên vụ nấm kéo dài từ 15/10 năm trước tới 15/4 năm sau.
Hiện nay có một số điểm như: Trung tâm nấm Văn Giang, Công ty nấm Long Hải được trang bị cơ sở vật chất nên có thể sản xuất nấm mỡ quanh năm.
II.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nấm
II.4.1. Giá trị dinh duỡng của nấm
Bảng 1. 2: Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn
Đơn vị tính: %
Chủng loại
Nước
protein
Chất béo
Carbohydrate
Chất sơ
Năng lượng
Nấm mỡ
78.3-90.5
23.9-34.8
1.7-8.0
51.3-62.5
8.0-10.4
328-368
Nấm sò
73.7-90.8
10.5-30.4
1.6-2.2
57.6-81.8
7.5-8.7
345-367
Nấm hương
90.0-91.8
13.4-17.5
4.9-8.0
67.5-78.0
7.3-8.0
387-392
Nấm mục nhĩ
89.1
4.2
8.3
82.8
19.8
351
Nguồn: Edible Mushrooms and their cutilvation, prof. S.T. Chang.
1. Protein của nấm
Bảng 1. 3: Hàm lượng axit amin cần thiết trong một số loại nấm ăn
Đơn vị: %
Amino axit
Nấm mỡ
Nấm sò
Nấm rơm
Nấm hương
Leucine
7,5
6,8
8,8
7,9
Isoleucine
4,5
4,2
6,6
4,5
Valine
2,5
5,1
7,3
3,7
trytophan
2,0
1,3
1,6
-
lysine
9,1
4,5
6,4
3,9
Threonine
5,5
4,6
5,1
5,9
Phenylalanine
4,2
3,7
5,8
5,9
Methionine
0,9
1,5
3,1
1,9
Histidine
2,7
1,7
2,4
1,9
Tổng số
38,9
33,4
47,1
36,0
Nguồn: Edible Mushrooms and their cutilvation, prof. S.T. Chang.
Kết quả nghiên cứu sinh hóa học và sinh học phân tử đã chứng minh protein và axit nucleic là cơ sở vật chất quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của sự sống. Hoạt động của các enzyme trong cơ thể cũng có bản chất protein, chất kích thích có tác dụng điều tiết quá trình trao đổi chất là protein hoặc dẫn xuất protein. Các hoạt động co duỗi của cơ chính nhờ có protein mà thực hiện. Cơ thể con nguời được cung cấp nguồn protein từ nấm có lợi ích là không chứ cholesteron như nguồn protein từ động vật.
Protein của nấm gồm 2 loại: protein đơn thuần và protein phức hợp. Nếu so sánh thì hàm lượng protein trong 1kg nấm tương đương với 2kg thịt lợn nạc và cao hơn 1kg thịt bò ( Ngô Thục Trân 1987 ).
Nấm ăn thơm ngon có hương vị hấp dẫn là do trong protein của nấm gồm nhiều axit tự do và những hợp chất thơm đặc thù của từng loại nấm. Như nấm hương có chất Guanosin 5’ – monophotphat tạo ra hương thơm đặc trưng ( Nakajima ; Mouri và cộng sự 1969 ). Trong nấm có khoảng 17 – 19 loại axit amin. Trong đó có đủ 8 loại axit amin không thay thế. Theo số liệu thống kê trong một số loại nấm thường dùng như nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm, nấm sò, nấm mộc nhĩ đen, nấm mộc nhĩ trắng, nấm đầu khỉ có tổng hàm lượng axit amin bình quân là 15,76% ( theo trọng lượng khô ) hàm lượng axit amin không thay thế là 6,43% chiếm 40,53% tổng hàm lượng axit. Trong khi đó ở rau hàm lượng các axit này lại rất thấp, ở ngũ cốc thường thiếu 1- 2 loại amin ( Cục khuyến nông khuyến lâm,2003)[5]. Ngũ cốc là nguồn thức ăn tiêu thụ chủ yếu ở các nước kém và đang phát triển, chúng thiếu hụt lysine ( Gopalan, C., 1996 )[8]. Nấm ăn sẽ bổ xung lysine, cải thiện mạng lưới protein (Swaminathan,M.,1972)[13]. Chính vì hàm lượng và chất lượng của protein nấm cao nên tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới (FAO) đã công nhận nấm là thức ăn góp phần bổ xung dinh dưỡng protein cho những nước phụ thuộc vào ngũ cốc (Chang,S.T.,1993)[9].
Hiện nay người ta đã chế biến môt số đồ uống từ nấm ăn nhằm cung cấp trực tiếp các axit amin cần thiết cho cơ thể như nước uống từ nước ngân nhĩ.
2. Axit nucleic
Axit nucleic là chất cao phân tử có tác dụng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản của cá thể sinh vật và cũng là vật chất cơ bản của di truyền. Trong nấm mỡ, nấm rơm
, nấm sò hàm lượng axit nucleic đạt tới 5,4 – 8,8 % trọng lượng khô. Mỗi ngày người trưởng thành cần khoảng 4 gam axit nucleic trong đó 2gam có thể lấy từ vi sinh vật. Vì vậy ăn nấm tươi là nguồn cung cấp rất tốt axit nucleic cho cơ thể (Buswell, J.A.,1993) [10].
3.Lipid
Hàm lượng chất béo thô trong nấm ăn dao động từ 1% - 20% theo trọng lượng khô, nhưng tất cả đều thuộc axit béo không no như mono, đi, tri – glyceride, steral, sterol ester và photpholipide ( Holtz và Schider 1971 ). Trong bào tử nấm linh chi chất béo không no gồm axit oleic ( 55,2% ), axit linoleic ( 16,5%), axit palmitic (19,8%) ( Trần Thế Cường 1997 ). Sử dụng nấm có các axit béo không no hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người.
4.Gluxit và xenlulo
Trong nấm ăn có tới 30 – 93% là gluxit, nó không chỉ là chất dinh dưỡng mà nó còn là chất đa đường. Hơn nữa hợp chất đa đường lại có tác dụng chữa bệnh, nhất là chống khối u. Thành phần đa đường trong nấm ăn là các đường đơn như: glucozat, semi – lactoza, xyloza, arabinoza, các chất đường đơn như hexoza vừa là nguồn năng lượng và là hợp chất đa đường.
Thành phần xenlulo trong nấm ăn bình quân là 8%. Xenlulo của nấm ăn có tác dụng chống lại sự kết dính của muối mật và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, nhờ thế mà phòng được sỏi thận và huyết áp cao. Do đó thường xuyên ăn các loại nấm như: nấm mỡ, nấm hương, nấm sò rất tốt cho sức khỏe (Anderson,J.W.,1979;Burkitt, D.P., 1972) [11], [12].
5. Vitamin và chất khoáng
Bảng 1. 4: Hàm lượng một số vitamin trong nấm ăn
Chủng loại
Thiamin (B1)
Riboflavin (B2)
Niacin (B3)
Ascorbic acid (C)
Nấm mỡ
1,1 – 8,9
3,7 – 5,0
42,5 – 51,0
26,5 – 81,9
Nấm sò
4,8
4,7
108,7
55,6
Nấm hương
7,8
4,9
54,9
3,0
Nấm kim châm
6,1
5,2
106,5
46,3
Nguồn: Embrapa – Genetic Resources and Biotechnology
Đơn vị tính mg/100g nấm khô.
Vitamin là hợp chất hữu cơ không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Phần lớn vitamin phải do thức ăn cung cấp. Trong nấm ăn có nguồn vitamin phong phú, nhất là B1, B2, B6, C, PP, axit folic B12, carotene dưới tác dụng của hợp chất thiamin, riboflavin, niacin, biotin, axit ascorbic ( Gacomini 1957 ). Trong nấm hương cứ mỗi gam nấm khô có 128 đơn vị quốc tế tiền sinh tố D ( ergosterol ) mà nhu cầu 1 người là 400 dvqt/1 ngày, nghĩa là chỉ cần ăn 3 – 4 gam nấm hương khô trong 1 ngày là thỏa mãn nhu cầu vitamin D. Sử dụng nấm ăn có thể khắc phục được chưngs viêm thần kinh, viêm mép, viêm đầu lưỡi, bại huyết, nóng trong.
Bảng 1. 5: Hàm lượng một số nguyên tố vi lượng trong nấm ăn
Chủng loại
Ca
P
K
Fe
Na
Nấm mỡ
23 - 71
790 - 1425
2849 - 4762
0,2 – 19,0
106 - 156
Nấm sò
33
1348
3793
15,2
873
Nấm hương
20
476
3040
8,5
8,5
Nấm kim châm
19
278
2981
11,1
278
Nguồn: Embrapa – Genetic Resources and Biotechnology
Đơn vị tính mg/100g nấm khô.
Hàm lượng chất khoáng trong nấm dao động từ 3 – 10%. Các loại nấm sống trên rơm rạ chứa ít chất khoáng hơn nấm sống trên thân ngu gỗ. Thành phần khoáng chủ yếu là P, Na, K. Nấm hương, nấm mỡ, nấm sò chứa nhiều K có lợi cho sức khỏe ngời già. Nấm mỡ chưá nhiều P, Na , K rất tốt cho quá trình trao đổi chất ở hệ thần kinh của con người.
Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn cao nên nấm được coi là “ Thực phẩm của sức khỏe”, được coi là đỉnh cao của thực phẩm thực vật, “Thực phẩm của thế kỉ 21’’( Cục khuyến nông khuyến lâm, 2003 ) [12].
II.4.2. Giá trị làm thuốc của nấm
Trên thế giới có khoảng 250.000 loài nấm, trong đó có gần 300 chủng nấm có giá trị dược liệu, nhưng hiện nay con người mới chỉ làm thuốc 20 – 30 chủng nấm. Nấm được làm thuốc theo phong tục dân gian và theo các bài thuốc đông y. Trung Quốc là nước dùng nấm nhiều nhất và gồm nhiều loại như: linh chi, phục linh, tru linh, lôi hoàn, mã bột, đông trùng hạ thảoNgoài ra với hướng nghiên cứu dinh dưỡng thực phẩm trị liệu để phòng và điều trị bệnh thì đa số các loại nấm ăn khác đều ít nhiều mang lại tác dụng dược liệu.
1. Tác dụng chống khối u
Nấm có giá trị chữa bệnh do hầu hết đều chứa chất đa đường. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc người ta chiết xuất chất đa đường từ bảo tử nấm để chống khối u. Chất đa đường lentinan ở quả thể nấm hương có tác dụng chống khối u rất mạnh ( Thiên Nguyên Ngô Lang – 1968). Nấm rơm, nấm kim châm, có chứa các chất protein cardiotoxic, volvatoxins, flammutoxin có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của các tế bào gây ung thư ( Lin 1974 ) chất PS – K chiết xuất từ vân chi ( Coriollus versicolor ) là chất protein đa đường chống ung thư đã được ứng dụng lâm sang tại nhiều bệnh viện để phòng và điều trị bệnh ung thư.
2. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Tăng cường sức miễn dịch của tế bào: Chất đa đường chiết xuất từ nấm có tác dụng khôi phục và tăng khả năng hoạt động của tế bào limpho. Dịch chiết linh chi có tác dụng làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào trong cơ thể. Sử dụng linh chi điều trị viêm phế quản, khí quản mãn tính. Các dịch chiết từ bào tử nấm còn có tác dụng tăng chức năng của limpho T chống lại các virut và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình điều trị các bệnh gan, viêm phế quản mãn và một số bệnh tim, phổi khác các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của nấm linh chi, vân chi, mục nhĩ trắng
Tăng cường tác dụng miễn dịch của cơ thể. Nấm hương và nấm linh chi có tác dụng kích hoạt cho bổ thể. Bổ thể 1 nhóm protein huyết thanh cực kì phức tạp, chúng có 9 loại kí hiệu từ C1 đến C9 . Chất đa đường của nấm hương có kích thích bổ thể C3a và C3b làm hoạt hóa các tế bào đại thực bào. Nám linh chi và nấm hương còn xúc tiến sự hình thành các hemaprotein miễn dịch loại IgG, IgA, IgM trong các miễn dịch đề kháng bệnh cơ thể.
3. Tác dụng phòng trị bệnh tim, mạch
Sử dụng quả thể mục nhĩ trắng, mục nhĩ đen có tác dụng chữa bệnh đau nhói, đau thắt tim, dùng lâu sẽ khỏi bệnh. Linh chi và nấm hương có tác dụng làm giảm hàm lưsợng mỡ và cholesterol trong máu. Đặc biệt tác dụng của linh chi làm tăng sức tâm thu, mức đẩy máu đi và giảm mức tiêu hao oxy trong cơ thể. Nấm phục chi và mục nhĩ có tác dụng tăng sức co bóp của tim, ức chế sự tích tụ của tiểu cầu, có lợi cho việc hạn chế xơ cứng động mạch.
4. Tác dụng làm giảm hàm lượng mỡ trong máu
Chất purine chiết xuất từ nấm hương có tác dụng hạ hàm lượng mỡ trong máu rất mạnh, so với thuốc làm giảm lượng mỡ trong máu thong thường như antonin thì mạnh gấp 10 lần ( Tôn Bồi Long 1997 ). Các nhà khoa học Nhật Bản khuyến cáo dùng thường xuyên 9 gam nấm hương khô/ ngày có tác dụng giảm cholesterol trong máu và chống xơ cứng động mạch. Ngoài ra có nhiều loại nấm khác như mục nhĩ, nấm đầu khỉ, nấm đông trùng hạ thảo đều có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu.
5. Tác dụng giảm và điều hòa huyết áp
Đa số nấm ăn đều có dụng tốt làm giảm huyết áp hoặc không gây tăng huyết áp như: Nấm mỡ, nấm kim châm, mục nhĩ Đặc biệt nấm linh chi có tác dụng đặc hiệu với bệnh cao huyết áp, chống bệnh đau đàu do huyết áp. Dùng linh chi uống như nước chè thường xuyên 5 – 10 gam/ngày có tác dụng điều hòa huyết áp của cơ thể từ cao chuyển dẫn về mức bình thường.
6. Tác dụng giải độc, bổ gan, bổ dạ dày
Sử dụng chất đa đường chiết xuất từ nấm linh chi, nấm hương có tác dụng bổ gan, khống chế có hiệu quả đối với viêm gan mãn do virut đạt hiệu quả 97 – 98%. Bổ trợ cho điều trị ung thư gan ( GS. Lâm Chí Bân, 2000). Trung Quốc đã chế biến viên nhộng nấm rơm để điều trị bệnh viêm túi mật, viêm gan mãn.
Thành phần sinh hóa của nấm đầu khỉ có tác dụng bổ ngũ tạng, giúp tiêu hóa tốt, chống viêm loét dạ dày. Người ta đã chế ra thuốc viên nấm đầu khỉ chữa các chứng khó tiêu, khối u đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng có hiệu quả tốt. Nấm sò có các loại hoạt tính “ bình khí, sát trùng ” bởi trong nấm có nhiều axit amin, manoza có tác dụng phòng trị chứng viêm gan, loét dạ dày, sỏi niên đạo và sỏi túi mật. Nấm kim châm có chứa nhiều arginine và lysine cũng có tác dụng tương tự ( Crissan và Sand, 1986 ).
7. Tác dụng hạ đường huyết
Đái tháo đường là một trong 3 bệnh quan trọng đang uy hiếp sức khỏe con người sau tim mạch và ung thư. Hợp chất đa đường ở mục nhĩ trắng có tác dụng gián tiếp làm giảm lượng đường trong máu. Các nhà khoa học Nhật Bản đã dùng nấm đông trùng hạ thảo để kích thích tuyến tụy tiết ra chất pancreatin làm hạ đường huyết, chất đa đường ganoderma C trong nấm linh chi có tác dụng làm giảm lượng đường máu.
8. Tác dụng chống phóng xạ, khủ gốc hữu cơ tự do và chống lão hóa
Khi điều trị khối u bằng phẫu thuật hoặc chạy tia phóng xạ, dùng nấm ăn như nấm hương, linh chi, mục nhĩ trắng có tác dụng bổ trợ cho cơ thể, giảm đau và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Trong quá trình trao đổi chất của tế bào sinh ra một số chất có chất tự do, làm cho nhiều chất béo không no ở màng tế bào bị oxy hóa mạnh, làm cho kết cáo và chức năng của tế bào biến đổi và các khí quan, tổ chức bị tổn thương. Nấm linh chi có hoạt chất tryterpen, nấm mục nhĩ đen có chất đa đường làm tăng hoạt lực của men siêu oxy hóa ( superoxide dismutase ) các chất này đều có tác dụng loại trừ các gốc tự do và hydroxyt (-OH).
Các loại nấm ăn, nấm dược liệu đều chứa axit amin, ít chất béo, ít calo và có hoạt tính sinh học cao, rất tốt cho tuổi già. Từ thời Minh ( 1590) trong cuốn “ Bản thảo cương mục ” tác giả Lý Thời Chân đã viết : “Có 6 loại linh chi: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, tím đều có tác dụng dược liệu tình bình, không độc, ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên”.
II.4.3. Tác dụng của nấm mỡ nói riêng
Nấm mỡ còn gọi là nhục tẩm, bạch ma cô, dương ma cô, cũng là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Bởi vậy, đây là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
Nấm mỡ có tác dụng, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là thực phẩm thích hợp cho nhưng người chán ăn, mệt mỏi do tùy vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu.
Theo sách “ Bản thảo cương mục”, nấm mỡ có tác dụng ích tràng vị, hóa đàm, lý khí. Sách “ Y học nhập môn” thì cho rằng nấm mỡ có khả năng làm tinh thần sảng khoái, kích thích tiêu hóa, cầm tiêu chảy và cầm nôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_cong_nghe_bao_quan_nam_sau_thu_hoach_bang.doc