HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN DOANH
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI CP90
PHỐI VỚI ĐỰC PIDU VÀ DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI HÙNG AN – VIỆT YÊN – BẮC GIANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Đức Lực
GS TS. Đặng Vũ Bình
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam
63 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái CP90 phối với đực PiDu và Duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi Hùng An – Việt Yên – Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Doanh
i
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn sâu sắc nhất đến
GS TS. Đặng Vũ Bình. TS. Đỗ Đức Lực - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ
và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Di truyền
– Giống vật nuôi; Khoa Chăn nuôi; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và đóng
góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới trang trại chăn nuôi heo nái Hùng An Việt Yên
- Bắc Giang và anh Trần Xuân Trường – kỹ thuật trưởng của trại đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã
giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Doanh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................................... v
Danh mục các bảng ............................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii
Thesis Abstract ..................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích chung ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1.1. Lai giống và ưu thế lai ............................................................................................. 3
2.1.2. Cơ sở sinh lý sinh sản ở lợn nái ............................................................................... 7
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng ......................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................ 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................... 19
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 22
3.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 22
3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 22
3.3. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 22
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 24
3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 24
3.5.1. Theo dõi, thu thập số liệu về năng suất sinh sản ở các công thức lai .................... 24
3.5.2. Theo dõi sinh trưởng và thu nhận thức ăn của tổ hợp lai CP90 x PiDu
và CP90 x Duroc .................................................................................................... 25
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 25
Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................ 26
4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái CP90 ..................................................................... 26
iii
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái CP90........................... 31
4.3. Năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng ......................................................... 32
4.3.1. Năng suất sinh sản theo đực phối .......................................................................... 32
4.3.2. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ .............................................................................. 34
4.4. Tiêu tốn thức ăn cho lợn nái và lợn con ................................................................ 47
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 49
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 50
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CP90 Lợn nái lai CP90 (Landrace x Yorkshire)
Du Giống lợn Duroc
CS Cai sữa
KL Khối lượng
L Giống lợn Landrace
LW Giống lợn Large White
MC Giống lợn Móng Cái
PiDu Lợn lai giữa Pietrain và Duroc
TĂ Thức ăn
TT Tăng trọng
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
ƯTL Ưu thế lai
Y Giống lợn Yorkshire
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng lợn nghiên cứu ................................................................................... 22
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn .................................... 23
Bảng 3.3. Khẩu phần ăn bình quân từng giai đoạn của lợn nái CP90 ............................... 28
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nái CP90 ...................................................................... 26
Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái CP90 ............................ 31
Bảng 4.3. Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ tiêu
năng suất sinh sản nái CP90 theo đực phối ....................................................... 33
Bảng 4.4. Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ tiêu
năng suất sinh sản nái CP90 theo lứa đẻ ........................................................... 35
Bảng 4.5. Năng suất sinh sản nái CP90 phối với đực Duroc qua các lứa đẻ .................... 43
Bảng 4.6. Năng suất sinh sản nái CP90 phối với đực PiDu qua các lứa đẻ ...................... 46
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa ........................................................ 47
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và
số con cai sữa/ổ ................................................................................................. 29
Hình 4.2. Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa ............................................................ 30
Hình 4.3. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con
cai sữa/ổ của nái CP90 phối với đực Duroc và PiDu ........................................ 34
Hình 4.4. Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của nái CP90 phối với
đực Duroc và PiDu ............................................................................................ 34
Hình 4.5. Số con sơ sinh/ổ ................................................................................................ 36
Hình 4.6. Số con đẻ ra còn sống/ổ .................................................................................... 38
Hình 4.7. Số con cai sữa/ổ ................................................................................................ 39
Hình 4.8. Khối lượng sơ sinh/ổ ......................................................................................... 40
Hình 4.9. Khối lượng cai sữa/ổ ......................................................................................... 42
Hình 4.10. Số con đẻ ra/ổ của nái CP90 x Duroc qua các lứa đẻ ....................................... 44
Hình 4.11. Số con cai sữa/ổ của nái CP90 x Duroc qua các lứa đẻ .................................... 45
Hình 4.12. TTTĂ/kg lợn cai sữa ......................................................................................... 48
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Doanh
Tên luận văn: Năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái CP90 phối với đực
PiDu và Duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi Hùng An – Việt Yên – Bắc Giang.
Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến
một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn lợn nái CP90 phối với đực Duroc và PiDu nuôi
tại Trang trại chăn nuôi heo nái Hùng An – Việt Yên – Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã theo dõi năng suất sinh sản của 100 lợn nái CP90 qua 6 lứa đẻ, trong
đó 50 nái phối với đực Duroc và 50 nái phối với đực PiDu trong khoảng thời gian từ năm
2013 đến năm 2016.
Kết quả cho thấy:
Số con sơ sinh sống và cai sữa/ổ đạt tương ứng 11,27 và 10,65 con/ổ. Khối lượng
cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con đạt tương ứng 65,33 và 6,17 kg. Số con sơ sinh, sơ
sinh sống, và con cai sữa/ổ thấp ở lứa 1 và 2, tăng lên và đạt cao ở lứa 4, 5, sau đó giảm
ở lứa thứ 6.
Lợn nái CP90 phối với đực PiDu có các chỉ tiêu số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ
sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ cao hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn, tuy
nhiên khoảng cách lứa đẻ dài hơn so với phối với đực Duroc.
viii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Doanh
Thesis title: Reproductive performance of hybrid sows CP90 crossed with PiDu and
Duroc boars at Hung An livestock farm, Viet Yen, Bac Giang.
Major: Animal Science Code: 60.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The objective of this thesis is to evaluate the reproductive performance of CP90 (LxY)
hybrid sows crossed with Duroc and PiDu boars and the factors affecting on this
performance at Hung An livestock farm, Viet Yen, Bac Giang.
Materials and Methods:
The productive performance was observed from 100 CP90 hybrid sows with 6 litters
per sow, in which 50 sows crossed with Duroc males and others with PiDu boars from 2013
to 2016.
Main findings and conclusions:
The born alive and weaned piglets were 11.27 and 10.65 per litter respectively. The
litter weight and weaned piglet weights were 65.33 and 6.17 kg, respectively. The liter size,
the number of piglets born alive and weaned piglets were lower in the first and second litter,
increased in the fourth and fith litters, then deacreased from the 6th litter.
The CP90 (LxY) sows crossed with PiDu boars had higher number piglets at weaning,
litter weights, lower FCR per weaned piglet, but longer intervals in comparison with the
sows crossed with Duroc boars.
ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nó là
nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của
con người. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta trong thời gian qua, có nhiều
chuyển biến tích cực về năng suất, chất lượng, quy mô cũng như hình thức chăn
nuôi. Theo kết quả điều tra chăn nuôi năm 2015 của Tổng cục thống kê tổng đàn
lợn đạt 26,8 triệu con, tăng 2,1% so với năm 2013 chủ yếu do dịch bệnh được
khống chế, thức ăn chăn nuôi khá ổn định.
Trong những năm gần đây do nhu cầu thịt lợn trên thị trường trong nước và
xuất khẩu đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng như: tỷ lệ nạc cao mỡ thấp,
thịt có màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon... Để đạt được yêu cầu đó cần phải thay
đổi cơ cấu đàn giống bằng biện pháp nhập những giống lợn ngoại, để tiến hành
nhân thuần và cho lai tạo để tạo ra đàn con lai thương phẩm nuôi thịt có năng
suất thịt cao và nhiều nạc. Gần đây, nhiều giống lợn ngoại như: Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain ... đã được nhập vào nước ta để nuôi thuần chủng và
lai tạo thành những tổ hợp lai mới có năng suất cho thịt cao, được ứng dụng rộng
rãi và mang lại hiệu quả. Vì vậy trong thời gian qua nhiều đàn lợn nái ngoại đã
được phát triển mạnh ở nhiều nơi trên cả nước
Bắc Giang là một tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh, theo báo cáo
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015 tổng đàn đạt 1,24 triệu con
tăng 2,8% so với mục tiêu kế hoạch và 2,4 so với cùng kỳ. Mục tiêu trong năm 2016
sản lượng thịt hơi các loại đạt 220 nghìn tấn, trong đó đàn lợn đạt 1.25 triệu con.
Cùng với các chính sách của Nhà nước và địa phương về khuyến khích phát triển
chăn nuôi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập chung,
trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và
ứng dụng công nghệ cao. một số trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung với quy mô
từ 200 đến 1500 nái đã được hình thành và đi vào hoạt động. Tuy vậy việc nuôi lợn
ngoại ở Bắc Giang vẫn còn là vấn đề cần quan tâm giải quyết: trình độ lao động,
trình độ kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp liên kết hợp tác còn yếu, còn mang tính
kinh nghiệm, chi phí sản xuất cao, năng suất không ổn định. Vì vậy việc đánh giá
hoạt động của các trang trại một cách toàn diện, nhằm rút ra các kết luận để khuyến
cáo cho người chăn nuôi là một đòi hỏi bức xúc hiện nay.
1
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Năng suất sinh sản của nái CP90 (Landrace x Yorkshire) phối với đực
PiDu và Duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi Hùng An – Việt Yên – Bắc Giang”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích chung
Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái nái CP90 phối giống với
lợn đực Duroc và PiDu lựa chọn được loại đực giống phù hợp với chăn nuôi
trang trại của Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái CP90 phối giống với đực PiDu
và Duroc.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái CP90
phối giống với đực PiDu và Duroc.
- Đánh giá sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn đối với lợn con cai sữa của hai tổ
hợp lai giữa lợn nái CP90 phối giống với đực PiDu và Duroc.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện trên hai đàn nái lai CP90 phối giống với hai loại đực
giống là đực Duroc và PiDu nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn nái Hùng An.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới:
Đánh giá năng suất sinh sản của nái lai CP90 phối với đực Duroc và PiDu
trong điều kiện chăn nuôi ở trang trại chăn nuôi lợn nái Hùng An;
- Về mặt ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, cơ sở khoa
học về sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa lợn nái CP90
phối với đực Duroc và PiDu trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Bắc Giang.
Đồng thời kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để các nhà chuyên môn có được
định hướng trong việc lựa chọn công thức lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở
đây cũng như ở các địa phương khác trong cả nước.
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng tổ hợp lai giữa
lợn nái CP90 x Duroc và CP90 x PiDu.
Đưa ra khuyến cáo có cơ sở khoa học về việc sử dụng tổ hợp lai trên cho cơ
sở chăn nuôi.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Lai giống và ưu thế lai
2.1.1.1. Lai giống
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống
khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng
khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống
hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau.
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần
số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.
2.1.1.2.Ưu thế lai
Ưu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ.
Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) đưa ra và
được Snell (1961) thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995)
như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình của đời bố mẹ.
Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản
xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt.
Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và
sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống
(Falconer, 1993).
Có thể giải thích ưu thế lai bằng các giả thiết sau:
- Thuyết trội: Giả thiết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội
đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả các
locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen aabbccDDEEFF
thì thế hệ F1 có kiểu gen là: AaBbCcDdEeFf.
Do tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất xuất
hiện một kiểu gen đồng hợp hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các
3
gen trội và gen lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được kiểu
gen tốt nhất cũng thấp. Các kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh được
hiện tượng này và thuyết trội đã được bổ sung thông qua giả thiết sự liên kết của
các gen (Nguyễn Văn Thắng, 2007).
- Thuyết siêu trội: Mỗi alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng riêng
của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được biểu lộ.
Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện trong những
điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả năng thích
nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổ
hợp nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng với
môi trường của các thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưu
thế lai.
- Tương tác gen: Tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tượng
trội không hoàn toàn. Tương tác giữa các gen trong cùng các locus khác nhau,
bao gồm vô số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất phức
tạp, đa dạng của sinh vật.
Cơ sở thống kê của ưu thế lai:
Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra từ năm 1964, ưu thế lai ở
2
F1: HF1 = dy , trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số gen
giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả
H dy2
các giá trị riêng rẽ của từng locus: F1 . Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ
thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể.
Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai khác
2
nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy , do đó HF2 = 1/2 HF1.
Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận
huyết. Theo Falconer (1993), ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng
của mẹ.
Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt
xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của mẹ
đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh
hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. Ảnh hưởng của mẹ có thể được
4
thực hiện trong quá thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này
chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và
được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2000) có
5 loại ảnh hưởng của mẹ:
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là ADN ngoài nhân;
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân;
- Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ;
- Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con;
- Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.
Theo Dickerson (1974), khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá
thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai
có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai
giao phối với nái của giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của
bố, do bố là con lai F1. Trong lai bốn giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu
thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố.
Sử dụng các phương pháp của Dickerson (1974), phương trình dự tính
năng suất ở con lai với các công thức lai như sau:
- Lai 2 giống:
I1 MMPP
♂ A ♀ B HAB g B g A g A g B
2
- Lai 3 giống:
1II M 1 I 1 MMPP
♂ C ♀ AB HCA H CB H AB r AB g AB g C g C g AB
2 4 2
Trong đó, I: cá thể; H: ưu thế lai; M: mẹ; r: hiệu quả tái tổ hợp; P: bố; g:
năng suất của các giống sử dụng để lai.
Minkema (1974) đã đưa ra công thức để tính toán ưu thế lai đối với một
số tính trạng nhất định từ các giá trị trung bình của đời con và giá trị trung
bình của bố mẹ như sau:
1 1
(BA + AB) - (AA + BB)
2 2
H(%) = x 100
1
(BA + AB)
2
5
Trong đó, H: ưu thế lai; BA: F1(bố B, mẹ A); AB: F1(bố A, mẹ B); AA:bố
A, mẹ A; BB: bố B, mẹ B.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Tổ hợp lai
Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai. Theo Trần Đình Miên và cs.
(1994), mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể.
Theo Trần Kim Anh (2000), ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của
lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá
thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau
cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ
lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai 3
giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 - 15%, số con cai
sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1 kg ở 28
ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998).
- Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di
truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những
tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai
cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy
để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh
hơn, hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai
cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu
thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%;
ưu thế lai của mẹ 18%.
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống
càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa
chúng càng lớn bấy nhiêu. Nhiều kết quả nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng: nếu
các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp
tử cao nhất ở F1, với sự phân li của các gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử
sẽ giảm.
6
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế
lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu
tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu
thế lai.
2.1.2. Cơ sở sinh lý sinh sản ở lợn nái
Sự sinh sản là một quá trình sinh lý hết sức phức tạp của cơ thể động vật
nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật đồng thời là chức
năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm nói chung và của lợn nói riêng.
Để tăng cường chức năng này nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn lợn, trên
cơ sở thực tiễn công tác chọn giống và tạo giống mới, hoàn thiện những giống
chủ yếu, nuôi dưỡng chủ yếu những đàn gia súc non cao sản, phòng và trị các
bệnh về sinh sản, cần có sự hiểu biết đầy đủ về sinh lý sinh sản của lợn.
Khi đã thành thục về tính lợn mới có khả năng sinh sản. Tuổi thành thục về
tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Một cơ
thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn thiện. Dưới
tác dụng của hệ thần kinh, nội tiết tố, chúng có khả năng giải phóng giao tử
(trứng) và biểu lộ toàn bộ hệ quả của tập tính sinh dục (động dục và chịu đực)
con vật xuất hiện những hiện tượng của hưng phấn sinh dục, khi đó các noãn bao
chín và tế bào trứng rụng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính:
+ Giống:
Các giống khác nhau có tuổi thành thục về tính khác nhau. Các giống lợn
nội thành thục về tính sớm hơn các giống lợn ngoại. Lợn nội thường thành thục
về tính vào tháng tuổi thứ 4 – 5, lợn ngoại vào tháng tuổi thứ 6 – 7.
+ Điều kiện nuôi dưỡng và quản lý:
Trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý tốt, chế độ sử dụng đúng,
sức khỏe của lợn được tăng lên thì tính thành thục của gia súc xuất hiện sớm.
Nhung nếu điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi kém, chế độ quản lý sử dụng
không hợp lý, sức khỏe giảm sút thì tính thành thục của lợn xuất hiện muộn.
+ Điều kiện ngoại cảnh:
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy khí hậu nóng ẩm có thể làm gia súc thành
thục về tính sớm, gia súc nuôi ở những nơi có điều kiện nhiệt độ cao và thời gian
7
chiếu sáng dài thì thành thục về tính sớm hơn. Ngoài ra mùa vụ cũng ảnh hưởng
rõ rệt đến tính thành thục về tính ở gia súc, với những gia súc sinh ra vào mùa
đông và mùa xuân thì thời gian thành thục về tính muộn hơn những gia súc sinh
ra vào các mùa khác trong năm. Với khí hậu nóng ẩm làm cho lợn nái có tính
thành thục sớm hơn. Do đó với những vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam
lợn thành thục sớm hơn ở những vùng ôn đới, hàn đới và đặc biệt lợn cái thành
thục sớm hơn lợn đực (Trần Tiến Dũng và cs., 2002).
+ Tuổi thành thục về tính của lợn:
Sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục về thể vóc.
Do đó để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể mẹ được tốt, đảm
bảo phẩm chất giống ở thế hệ sau tốt hơn cho lợn giao phối khi đã hoàn toàn
thành thục về thể vóc. Tuy nhiên không nên để quá muộn vì nó sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động sinh lý sinh dục bình thường của lợn.
+ Tuổi thành thục về thể vóc:
Khi cơ thể đã thành thục về tính nhưng sự sinh trưởng và phát triển của cơ
thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn này mà cho giao phối kết quả có thụ thai thì
cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho thai phát triển nên con đẻ ra nhỏ, đồng thời cơ quan
sinh dục, bộ phận cấu tạo của khung xương chậu cũng hẹp nên dễ gẫy dẫn đến đẻ
khó. Còn đối với lợn đực hoạt động tính dục sớm thì dịch hoàn làm việc mạnh,
nhiều khi cơ thể chưa trưởng thành, sẽ ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan sinh
dục làm suy yếu và khả năng giao phối kém đi. Nhưng điều đặc biệt là cũng
không nên cho giao phối quá muộn sẽ không có lợi cho sinh sản, ảnh hưởng
không tốt đến lợn đực và lợn nái.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản
Chăn nuôi lợn nái năng suất sinh sản của nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nên có nhiều chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Nhưng người ta
thường quan tâm đến một số chỉ tiêu quan trọng về năng suất mà qua đó có thể
đánh giá khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái.
- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ khi được sinh ra cho đến khi lợn
nái hậu bị động dục lần đầu, tùy theo giống mà tuổi động dục có khác nhau như:
Landrace là 208-209 ngày, Yorkshire là 203-208 ngày.
8
- Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường bỏ qua 1-2 chu kỳ đầu tiên, vì thời
điểm này thể vóc phát triển chưa hoàn chỉnh và số lượng trứng rụng ít nên phối
giống vào lần động dục thứ 2 hay thứ 3 trở đi, nhằm nâng cao khả năng sinh sản của
lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tuổi phối giống
lần đầu thích hợp của lợn nội là 6-7 tháng, còn với lợn ngoại là 7,5-8 tháng tuổi.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi khi lợn nái đẻ lứa thứ nhất, theo Ducos et al.,
(1996), tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace và Yorkshire là 361,4 ngày và 367,8
ngày. Tốt nhất là 12 tháng tuổi và không muộn quá 18 tháng tuổi.
- Số con sơ sinh/ổ:...được quản lý và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi
lợn giống ngoại theo phương thức công nghiệp.
- Lợn thí nghiệm nuôi theo phương thức công nghiệp, chuồng trại đảm bảo
yêu cầu thiết kế kỹ thuật theo quy định chuồng nuôi.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2015 đến tháng 4/2016.
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Lợn nái CP90: lợn nái CP90 là con được tạo ra từ tổ hợp nai ♂Landrace x
♀Yorkshire
- Lợn con được tạo ra từ hai tổ hợp lai: ♂ PiDu x ♀ CP90
♂ Duroc x♀ CP90
Các đàn lợn nái trên được cung cấp bởi Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi
CP Việt Nam.
Bảng 3.1. Số lượng lợn nghiên cứu
Du x CP90 PiDu x
Tổ hợp lai Tổng
(LxY) CP90 (LxY)
Số nái theo dõi (con) 50 50 100
Số lứa đẻ theo dõi (lứa) 300 300 600
Số ổ nuôi đến cai sữa (ổ) 297 298 595
Số lợn nái theo dõi về TĂ 10 10 20
22
- Các loại lợn được quản lý và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi
lợn giống ngoại theo phương thức nuôi công nghiệp. Chuồng trại đảm bảo yêu
cầu thiết kế kỹ thuật.
- Khẩu phần ăn sử dụng theo thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại
thức ăn của Công ty thức ăn gia súc CP Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
Lợn sữa 7 Lợn tập ăn 7
Nái chửa Nái nuôi con
Thành phần ngày - 12 kg ngày - 30 kg
(556) (567)
(550) (551)
Protein thô tối thiểu (%) 21 20 13 15
ME tối thiểu (Kcal/kg) 3.300 3.300 2.900 3.100
Lipid tối thiểu (%) 5 3 3 5
Ca (%) 0,8 – 0,9 0,8 – 0,9 1,0 - 1,2 0,9 - 1,0
P (%) 0,6 0,6 0,8 0,7
NaCl (%) 0,4 -0,8 0,4 -0,75 0,4 -0,6 0,4 -0,6
Ẩm độ tối đa (%) 14 14 14 14
Xơ tối đa (%) 3,5 5 7 7
- Chế độ nuôi dưỡng và thức ăn cho lợn nái, lợn con và lợn thịt đảm bảo
đầy đủ dinh dưỡng cho từng loại lợn, cho từng giai đoạn.
Bảng 3.3. Khẩu phần ăn bình quân từng giai đoạn của lợn nái CP90
Giai đoạn (kg/con/ngày) Ghi chú
Hậu bị Chờ phối 2,5
1 - 5 tuần 2,5
Nái chửa 6 - 11 tuần 2,9
12 - 16 tuần 3,3
Nuôi con 3,4
- Thực hiện theo quy trình phòng bệnh và vệ sinh thú y theo quy định và
theo lịch.
23
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai CP90(L×Y) phối với các đực
PiDu và Duroc qua 6 lứa đẻ.
- Xác định tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Theo dõi, thu thập số liệu về năng suất sinh sản ở các công thức lai
- Thu thập số liệu, theo dõi năng suất sinh sản của các dòng lợn từ lứa 1 đến
lứa 6 trước thời gian đến thực tập.
- Theo dõi trong thời gian thực tập: Lợn nái trong từng tổ hợp lai đảm bảo
nguyên tắc đồng đều các yếu tố về dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình vệ
sinh thú y phòng bệnh.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Số con đẻ ra/ổ (con): Tổng số con sơ sinh bao gồm cả con sống và con chết;
- Số con đẻ ra còn sống/ổ: Là tổng số con sơ sinh đẻ ra còn sống sau khi đẻ
24 giờ;
- Số con để nuôi/ổ (con): Là số con để cho lợn mẹ nuôi cho đến khi cai sữa;
- Số con cai sữa/ổ (con): Số con còn sống cho đến khi cai sữa;
- Khối lượng sơ sinh/con (kg);
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg);
- Khối lượng cai sữa/con (con);
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg);
- Thời gian cai sữa (ngày);
- Tỷ lệ sống sơ sinh (%).
Số con còn sống sau 24 giờ
- Tỷ lệ sống sơ sinh (%) = 100
Số con sơ sinh
24
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%).
Số con nuôi sống đến khi cai sữa
- Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) = 100
Số con để nuôi
3.5.2. Theo dõi sinh trưởng và thu nhận thức ăn của tổ hợp lai CP90 x PiDu
và CP90 x Duroc
- Theo dõi khối lượng thức ăn:
Lượng thức ăn được sử dụng bao gồm: Thức ăn lợn nái và thức ăn lợn con đến
khi cai sữa
+ Thức ăn lợn nái bao gồm: thức ăn trong thời gian chờ phối, thức ăn trong thời
gian mang thai, thức ăn trong thời gian nuôi con.
+ Thức ăn lợn con: gồm thức ăn cho đàn con trong giai đoạn tập ăn.
Tính tiêu tốn thức ăn theo công thức sau:
Lượng thức ăn sử dụng
TTTĂ/kg lợn con CS =
Tổng khối lượng toàn ổ lúc cai sữa
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, sử dụng
chương trình Excel và phần mềm SAS 9.1 tại bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi,
Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tính các tham số thống kê: Mean, SE, Cv, Max, Min
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái, tính
trung bình bình phương nhỏ nhất LSM (Least Square Mean), sai số tiêu chuẩn SE
(Standard Error) bằng thủ tục GLM chương trình SAS 9.1.
Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái:
YiJk = µ + Di + Lj +εiJk
Trong đó, YiJk: năng suất sinh sản của lợn nái
µ: trung bình quần thể
Di: ảnh hưởng của đực phối (2 mức: Duroc và PiDu)
Lj: ảnh hưởng của lứa đẻ lợn nái ( mức: 1 đến lứa)
25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI CP90
Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái CP90 được đánh giá thông qua
một số chỉ tiêu trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nái CP90
N Mean ± SE Cv(%) Min Max
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 100 246,06 ± 1,65 7,35 144 327
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 100 361,03 ± 1,67 5,06 259 443
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 595 144,38 ± 0,08 1,36 134 153
Số con đẻ ra/ổ (con) 595 11,85 ± 0,08 17,29 4 18
Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 595 11,27 ± 0,08 17,17 4 17
Số con để nuôi/ổ (con) 595 11,12 ± 0,08 16,88 4 16
Số con cai sữa/ổ (con) 595 10,65 ± 0,07 15,95 4 15
Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) 595 95,39 ± 0,28 7,10 54,55 100,00
Tỷ lệ sống khi cai sữa (%) 595 96,26 ± 0,31 7,76 7,69 100,00
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 595 18,15 ± 0,11 14,53 7 24
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 595 1,62 ± 0,00 3,87 1,38 1,89
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 595 65,33 ± 0,36 13,39 27 87
Khối lượng cai sữa/con (kg) 595 6,17 ± 0,01 4,96 5,33 7,30
Số ngày cai sữa (ngày) 595 22,91 ± 0,07 7,45 13 30
- Tuổi phối giống lần đầu:
Qua bảng 4.1 cho thấy, tuổi phối giống lần đầu của nái CP90 là
246,06 ngày với độ biến động Cv là 7,35%. Phùng Thị Vân và cs. (2000a) cho
biết, tuổi phối giống lần đầu ở lợn lai F1(YxL) và F1(LxY) là 243,80 ngày và
259,00 ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006), tuổi phối
giống lần đầu ở nái L, Y và F1(L x Y) lần lượt là 254,13; 248,52; 249,13 ngày.
Kosovac et al., (1997) công bố tuổi phối giống lần đầu ở nái lai F1(L x Y) là
236,20 ngày. So với kết quả của Phan Xuân Hảo (2006), kết quả của chúng tôi
sớm hơn, nhưng muộn hơn so với kết quả của Phùng Thị Vân và cs. (2000a)
cũng như Kosovac et al., (1997).
26
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Bảng 4.1 cho thấy, tuổi đẻ lứa đầu của nái CP90 là 361,03 ngày với độ biến
động Cv là 5,06%. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2000a), cho
biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) lần lượt là 376,20 và 363,00
ngày. Theo nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001) tại Trung tâm gia súc
Phú Lãm - Hà Tây, tuổi đẻ lứa đầu của nái L là 368,11 ngày và của nái Y là
395,88 ngày. So với các kết quả nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi sớm hơn.
Điều này cho thấy lợn nái ngoại lai có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn so với lợn nái
ngoại thuần, góp phần kéo dài thời gian khai thác của con nái, tăng năng suất
sinh sản trên một đời nái.
- Khoảng cách lứa đẻ:
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, khoảng cách lứa đẻ của nái CP90(L×Y) là
144,38 ngày với độ biến động Cv là 1,36%. Theo kết quả nghiên cứu của
Kosovac et al., (1997), khoảng cách lứa đẻ ở lợn nái F1(L×Y) là 154,60 ngày.
So sánh với kết quả nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi là sớm hơn, điều
này được giải thích là do sự ảnh hưởng của thời gian cai sữa và thời gian phối
giống có chửa trở lại sau cai sữa ngắn hơn.
Từ những kết quả trên cho thấy, năng suất sinh sản của lợn nái CP90(L×Y)
phối với lợn đực Du và PiDu cho kết quả sinh sản cao, thích nghi tốt với điều
kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng ở nước ta, các chỉ tiêu theo dõi về năng suất
sinh sản đều đạt ở mức tương đối cao. Điều đó chứng tỏ con lai đã phát huy được
ưu thế lai về các tính trạng năng suất sinh sản.
- Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ:
Qua bảng 4.1 cho thấy: Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ của nái
CP90 tương ứng là 11,85 và 11,27 con, với độ biến động Cv tương ứng là 17,29
và 17,17%.
Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), lợn nái F1(L×Y) phối giống
với đực Du đạt số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ tương ứng là 11,05 và 10,76 con.
Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết, 3 lứa đẻ đầu của tổ hợp lai Du ×
F1(L×Y) có số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ lần lượt là 10,00 và 9,80 con.
Như vậy, so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, kết quả
thu được của chúng tôi về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ là
27
cao hơn. Điều này cho thấy kỹ thuật, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mang
thai và kỹ thuật phối giống tại cơ sở chăn nuôi hiện nay là tương đối tốt.
- Số con để nuôi/ổ:
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1, số con để nuôi/ổ của nái CP90 là
11,12 con với độ biến động Cv là 16,88%. Theo Phùng Thị Vân và cs. (2002), số
con để nuôi/ổ của công thức lai Du (LY) là 10,00 con/ổ. Theo Nguyễn Văn
Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cho biết số con để nuôi/ổ ở công thức lai Du
(LY) đạt 9,63 con/ổ.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn kết quả nghiên cứu
của các tác giả trên.
- Số con cai sữa/ổ:
Qua bảng 4.1 cho thấy số con cai sữa/ổ của nái CP90 là 10,65 con, với độ
biến động Cv là 15,95%. Theo Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999), nái lai F1(L×Y) có
số con cai sữa/ổ là 8,50 - 8,80 con/ổ. Phùng Thị Vân và cs. (2000a) cho biết lợn
nái (YxL) và (LxY) có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36. Theo Nguyễn
Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), số con cai sữa/ổ của nái lai F1(L×Y) khi phối
với đực Du và đực Pi lần lượt là: 9,13 con; 9,39 con/ổ. Theo Phan Xuân Hảo
(2006), số con cai sữa/ổ của nái lai F1(L×Y) là 9,32 con/ổ. So sánh với kết quả trên
cho thấy: kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn kết quả nghiên cứu của các
tác giả trên. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sơ sinh, lợn
con theo mẹ ở cơ sở chăn nuôi là hợp lý.
Các chỉ tiêu: số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số
con cai sữa/ổ của lợn nái CP90 được biểu hiện trên hình 4.1.
- Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%):
Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ sống sơ sinh của nái CP90(L×Y) là 95,39%. Theo
Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009), tỷ lệ sơ sinh sống trên tổ hợp lai
PiDu Y, PiDu F1(L×Y), PiDu L là 97,34; 98,09; 96,35%; theo Rosendo và
cs. (2007), ở lợn French Lage White là 94,1%. Như vậy kết quả theo dõi này thấp
hơn kết quả của các tác giả.
28
Hình 4.1. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số
con cai sữa/ổ
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:
Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đến khả năng chăm sóc và điều kiện nuôi
dưỡng, mức độ khéo léo nuôi con của lợn mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
nuôi sống đến cai sữa của nái CP90 là 96,26%. Theo kết quả nghiên cứu của
Phùng Thị Vân và cs. (2002), Lê Thanh Hải và cs. (2001). Theo Nguyễn Văn
Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở tổ hợp lai Pi x
(LxY) đạt 93,43, ở tổ hợp lai Du x (LxY) là 94,81%. So sánh chỉ tiêu này với kết
quả nghiên cứu của các tác giả, kết quả của chúng tôi đạt cao hơn.
- Khối lượng sơ sinh/ổ:
Khối lượng sơ sinh/ổ của nái CP90(L×Y) là 18,15 ± 0,11 với độ biến
động là 14,53%. Như vậy, về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ trong theo dõi này
là cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ
Bình (2006) (khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai Du × F1(L×Y) 14,47 kg) nhưng
lại thấp hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) (tổ
hợp lai PiDu × F1(L×Y) khối lượng sơ sinh/ổ là 17,14 kg). Điều này có thể
giải thích rằng điều kiện chăm sóc khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau.
29
- Khối lượng sơ sinh/con:
Kết quả bảng 4.1 cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình/con của nái
CP90(L×Y) là 1,62± 0,11 với độ biến động Cv là 3,87%. Theo kết quả của Đặng
Vũ Bình và cs. (2005), khối lượng sơ sinh/con ở lợn Y là 1,48 kg, lợn L là 1,5
kg, F1(L×Y) là 1,39 kg và F1(Y×L) là 1,57 kg. So với các kết quả nghiên cứu
của các tác giả, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao.
- Khối lượng cai sữa/ổ:
Qua theo dõi thấy khối lượng cai sữa trung bình/ổ của nái CP9(L×Y) là
65,33± 0,36 với độ biến động Cv là 13,39%. Phùng Thị Vân và cs. (2001) theo
dõi trên 2 tổ hợp lai Du x F1(LxY) và Du x F1(YxL) cho biết khối lượng cai sữa/ổ
ở 24 ngày tuổi tương ứng là 50,3 và 48,0 kg. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng
Vũ Bình (2005) khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) khi phối với lợn đực
Du và Pi lần lượt là 67,65 và 69,94 kg. Vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2001), nhưng thấp hơn kết
quả của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005).
70 65.33
60
50
40
Kg
30
18.15
20
10
0
Khối lựơng sơ sinh/ổ (kg) Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Chỉ tiêu
Hình 4.2. Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa
- Khối lượng cai sữa/con:
Bảng 4.1 cho thấy khối lượng cai sữa trung bình/con của nái
CP90(L×Y) là 6,17±0,01 với độ biến động Cv là 4,96%. Nguyễn Văn Thắng và
Đặng Vũ Bình (2005) cho biết khối lượng cai sữa/con ở công thức lai Duroc x
30
(Landrace x Yorkshire) lúc 28 ngày đạt 7,39 kg. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình
Tôn (2010) cân lợn ở 22,69 ngày của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) lai với
Duroc và PiDu đạt 5,76 và 5,79 kg/con. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011)
cho biết: khối lượng cai sữa/con của nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực
Duroc và L19 là 6,81 và 6,68kg. Như vậy so với kết quả nghiên cứu của các tác
giả, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương.
Kết quả theo dõi khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa của nái CP90 được
thể hiện trên hình 4.2.
Để nâng cao được khối lượng cai sữa/con cũng như khối lượng cai sữa/ổ
phải tập ăn cho lợn con sớm, đồng thời chăm sóc lợn mẹ tốt trong thời gian nuôi
con để khả năng tiết sữa là cao nhất, hạn chế được tình trạng bệnh tật và tránh
khủng hoảng cho lợn con khi cai sữa.
- Số ngày cai sữa (ngày):
Số ngày cai sữa của nái CP90(L×Y) là 22,91 ngày. Kết quả này hoàn toàn
phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện nay, qua đó làm tăng số
lứa đẻ/năm/nái và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
LỢN NÁI CP90
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái CP90 được thể hiện ở
bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái CP90
Đực phối Lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ * ****
Số con đẻ ra/ổ NS **
Số con đẻ ra còn sống/ổ NS **
Số con để nuôi/ổ NS **
Số con cai sữa/ổ ** NS
Tỷ lệ sống khi sơ sinh NS NS
Tỷ lệ sống khi cai sữa NS **
Khối lượng sơ sinh/ổ * ***
Khối lượng sơ sinh/con NS NS
Khối lượng cai sữa/ổ **** *
Khối lượng cai sữa/con NS NS
Số ngày cai sữa * **
Ghi chú về các mức độ ảnh hưởng:
NS: P≥0,05; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001; ****: P<0,0001
31
Từ kết kết quả thu được ở bảng 4.2 cho thấy:
Yếu tố đực phối có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản như: khoảng cách lứa
đẻ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, số ngày cai sữa (P <
0,0001- 0,05). Trong khi đó chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để
nuôi/ổ, tỷ lệ sống khi sơ sinh, tỷ lệ sống khi cai sữa, khối lượng sơ sinh/con và khối
lượng cai sữa/con không bị ảnh hưởng bởi yếu tố đực giống (P>0,05).
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
một số yếu tố tới năng suất sinh sản của lợn nái cho biết: Đực giống ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê đối với khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. Nghiên
cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết: Đực giống chỉ ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đối với số con cai sữa/lứa và khối lượng sơ sinh/con.
Qua bảng 4.2 cho thấy yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu
sinh sản gồm: Khoảng cách lứa đẻ, số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số
con để nuôi/ổ, tỷ lệ sống khi cai sữa, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ,
số ngày cai sữa. Còn các chỉ tiêu sinh sản không chịu ảnh hưởng của yếu tố lứa
đẻ bao gồm: Số con cai sữa/ổ, tỷ lệ sống khi sơ sinh, khối lượng sơ sinh/con và
khối lượng cai sữa/con.
Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến rất
nhiều chỉ tiêu sinh sản đã liệt kê tại bảng 4.2 với mức ý nghĩa P < 0,001 – 0,05.
4.3. NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.3.1. Năng suất sinh sản theo đực phối
Qua bảng 4.3 cho thấy các chỉ tiêu không ảnh hưởng bởi đực phối gồm có:
số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi, tỷ lệ sống khi sơ sinh, tỷ
lệ sống khi cai sữa, khối lượng sơ sinh/con (P>0,05) sự khai khác không có ý
nghĩa thống kê.
Năng suất sinh sản của nái CP90phối với đực Duroc và PiDu các chỉ tiêu
tuổi phối giống lần đầu (ngày), tuổi đẻ lứa đầu (ngày), khoảng cách lứa đẻ
(ngày), số con cai sữa/ổ (kg), khối lượng sơ sinh/ổ (kg), khối lượng cai sữa/ổ
(kg), khối lượng cai sữa/con (kg) và số ngày cai sữa (ngày) khi phối với đực
Duroc thấp hơn khi phối đực PiDu lần lượt là 9,27 ngày; 9,69 ngày; 0,33 ngày;
0,40 con; 0,46kg/ổ; 3,82kg/ổ và 0,3 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
(P<0,05).
32
Bảng 4.3. Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ
tiêu năng suất sinh sản nái CP90 theo đực phối
Duroc PiDu P
N LSM SE n LSM SE
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 50 239,22b 4,54 50 248,49a 4,16 0,0060
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 50 353,51b 4,58 50 363,20a 4,19 0,0044
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 297 144,24b 0,11 298 144,57a 0,11 0,0389
Số con đẻ ra/ổ (con) 297 11,73 0,12 298 11,92 0,12 0,2567
Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 297 11,11 0,11 298 11,38 0,11 0,0942
Số con để nuôi/ổ (con) 297 10,96 0,11 298 11,22 0,11 0,0834
Số con cai sữa/ổ (con) 297 10,44b 0,10 298 10,80a 0,10 0,0097
Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) 297 95,03 0,40 298 95,68 0,39 0,244
Tỷ lệ sống khi cai sữa (%) 297 95,85 0,44 298 96,67 0,43 0,1828
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 297 17,89b 0,15 298 18,35a 0,15 0,0318
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 297 1,62 0,00 298 1,62 0,00 0,3617
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 297 63,24b 0,05 298 67,06a 0,05 <0,001
Khối lượng cai sữa/con (kg) 297 6,09 b 0,02 298 6,24 a 0,02 <0,0001
Số ngày cai sữa (ngày) 297 22,76b 0,10 298 23,06a 0,10 0,0322
Ghi chú: Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM có các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa
thống kê với mức P ở cột sau cùng phía bên phải
Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số con cai
sữa/ổ qua được biểu hiện qua hình 4.3 và khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai
sữa/ổ được thể hiện qua hình 4.4.
33
Hình 4.3. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai
sữa/ổ của nái CP90 phối với đực Duroc và PiDu
80
70 67.06
63.24
60
50
Khối lượng sơ
Kg 40 sinh/ổ (kg)
khối lượng cai
30 sữa/ổ (kg)
17.89 18.35
20
10
0
Duroc x CP90 PiDu x CP90
Chỉ tiêu
Hình 4.4. Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của nái CP90
phối với đực Duroc và PiDu
4.3.2. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ
Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ
tiêu năng suất sinh sản nái CP90 theo lứa đẻ được thể hiện ỏ bảng 4.4.
34
Bảng 4.4. Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ tiêu năng suất sinh sản nái CP90 theo lứa đẻ
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6
(n = 100) (n = 100) (n = 100) (n = 100) (n =98) (n =97)
LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE
a b ab c ab b
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 154,34 0,21 144,41 0,20 144,71 0,18 144,0 0,18 143,97 0,17 143,96 0,23
ab b ab a ab ab
Số con đẻ ra/ổ (con) 11,51 0,22 11,35 0,20 11,59 0,19 12,31 0,19 12,12 0,18 12,07 0,24
Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 10,91ab 0,21 10,73b 0,20 11,13ab 0,18 11,60a 0,18 11,63a 0,17 11,46ab 0,23
Số con để nuôi/ổ (con) 10,72 0,20 10,63 0,19 10,99 0,18 11,42 0,17 11,47 0,17 11,32 0,22
Số con cai sữa/ổ (con) 10,39 0,18 10,40 0,17 10,57 0,16 10,92 0,15 10,83 0,15 10,62 0,20
Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) 94,92 0,74 95,03 0,70 96,16 0,65 94,67 0,62 96,11 0,62 95,24 0,81
Tỷ lệ sống khi cai sữa (%) 97,15ab 0,81 98,14a 0,76 96,76ab 0,71 95,97ab 0,68 95,04b 0,68 94,52b 0,88
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 17,59bc 0,28 17,39c 0,27 17,98ac 0,25 18,62ab 0,24 18,66a 0,24 18,46abc 0,31
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,62 0,01 1,63 0,01 1,63 0,01 1,61 0,01 1,62 0,01 1,62 0,01
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 63,56 0,93 64,35 0,88 65,01 0,81 66,63 0,78 66,68 0,78 64,71 1,01
Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,15 0,03 6,22 0,03 6,19 0,03 6,13 0,03 6,18 0,03 6,13 0,04
Số ngày cai sữa (ngày) 23,23ab 0,19 22,97ab 0,17 23,30a 0,16 22,75ab 0,16 22,63b 0,15 22,60ab 0,20
Ghi chú: Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM có các chữ a, b, c, d khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
35
Từ kết quả thu được trong theo dõi này cho thấy:
- Số con đẻ ra/ổ :
Số con đẻ ra/ổ của lợn nái CP90 từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 6 trở đi lần
lượt tương ứng là 11,51; 11,35; 11,59; 12,31; 12,12 và 12,07 con. Số con đẻ ra/ổ
của lợn nái CP90 ở 2 lứa đầu là thấp hơn cả với số con tương ứng là 11,51 và
11,35, đạt cao nhất ở lứa thứ 4 (12,31 con/lứa), nhưng đến lứa thứ 5 chỉ tiêu này
giảm xuống còn 12,12 và lứa thứ 6 giảm còn 12,07. Sai khác này có ý nghĩa
thống kê (P<0,05).
Điều đó cho thấy, trong 2 lứa đầu, do cơ thể lợn nái chưa hoàn thiện về thể
vóc nên số con đẻ ra/lứa còn thấp. Trong các lứa sau, cơ thể lợn nái đã hoàn thiện
về thể vóc, vì vậy số con đẻ ra/lứa đạt cao hơn. Điều này được thể hiện rõ qua
hình 4.5.
Hình 4.5. Số con sơ sinh/ổ
Theo Anderson and Melampy (1972, trích từ Gordon, 1997), số con đẻ ra/ổ
tăng từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng
lên. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so
với những lứa đẻ sau (Colin,1998). Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi là
phù hợp với quy luật biến thiên qua các lứa đẻ. Tăng dần từ lứa thứ nhất và tương
đối ổn định ở mức cao ở các lứa 2, 3, 4, 5. Sai khác này có ý nghĩa thống kê
(P<0,05).
36
Phùng Thị Vân và cs. (2001) cho rằng, số con đẻ ra/ổ tăng dần từ lứa thứ
nhất đến lứa thứ 4 và 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 10. Điều này có thể là do tỷ
lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2, cao nhất ở lứa 4, 5 sau đó giảm dần. Như
vậy, kết quả của theo dõi này là phù hợp với quy luật sinh sản bình thường của
lợn nái.
Đặng Vũ Bình và cộng sự theo dõi trên đàn nái F1(Landrace x Yorkshire),
F1(Yorkshire x Landrace) qua 4 lứa đẻ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu sinh sản đều
tăng từ lứa 1 tới lứa 4.
- Số con đẻ ra còn sống/ổ:
Bảng 4.4. cho thấy, số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái CP90(L x Y) ở các lứa
đẻ là: lứa 1 là 10,91 con, lứa 2 10,73 con, lứa 3 là 11,13 con, lứa 4 là 11,60, lứa 5
là 11,63 và từ lứa 6 là 11,46 con.
Điều đó cho thấy số con đẻ ra còn sống/ổ của lợn nái CP90(L x Y) đều tăng
dần từ lứa 1 và đạt cao nhất ở lứa 4 và 5 sau đó giảm dần ở lứa thứ 6. Như vậy ở
tổ hợp lai số con đẻ ra sống/ổ thấp nhất ở lứa 1 và 2 sau đó tăng dần và ổn định
sau đó giảm dần ở lứa 6. Tuy nhiên mức ổn định ở các lứa không giống nhau. Sai
khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện (2006) cũng cho biết, số con đẻ ra còn
sống/ổ ở lứa 2 của lợn L06, L11, L95 tương ứng đạt 10,06; 11,43 và 12,55 con/ổ.
Lợn C1050 và C1230 (nuôi tại Thụy Phương) đạt 10,70 và 11,53 con/ổ. Như vậy kết
quả của theo dõi này cao hơn so với giống L06, L11 và C1050, C1230.
Theo Phan Xuân Hảo (2006), số con đẻ ra còn sống/ổ của nái lai
F1(Landrace x Yorkshire) qua các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 9,52; 9,88;
10,70; 11,41; 10,94 và 9,83. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với quy luật chung của tác giả trên. Điều này được minh họa ở hình 4.6.
- Số con để nuôi/ổ:
Số con để nuôi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chỉ tiêu số con đẻ ra và số con
đẻ ra sống, vì vậy cũng biến đổi tương tự và theo quy luật.
37
Hình 4.6. Số con đẻ ra còn sống/ổ
- Số con cai sữa/ổ
Số con cai sữa/ổ của nái CP90 lần lượt là 10,39; 10,40; 10,57; 10,92; 10,83 và
từ lứa 6 là 10,62 con. Như vậy, số con cai sữa/ổ của nái CP90 tăng dần từ lứa 1
đến lứa 4, giảm dần ở lứa 5, 6.
Chỉ tiêu này đánh giá tính khéo léo nuôi con của lợn mẹ, chất lượng sữa của
lợn mẹ, điều kiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của cơ sở chăn nuôi và chỉ tiêu
này liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh tế sau một lứa đẻ của lợn nái vì nó ảnh
hưởng số con cai sữa/nái/năm. Số con cai sữa phụ thuộc vào số con sơ sinh sống,
tỷ lệ sơ sinh sống của lợn con từ khi sinh ra đến cai sữa.
Theo Phan Xuân Hảo (2006), số con cai sữa/ổ của lợn nái F1(Landrace
Yorkshire) ở các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 8,45; 9,52; 9,48; 9,90; 9,46
và 8,9 con/ổ. Số con cai sữa/ổ của hai dòng C1050 và C1230 ở lứa 1 là 8,59 và
8,67 con/ổ; ở lứa 2 đến lứa 7 là 9,19 và 9,17 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006). So với
kết quả của tác giả thì số con cai sữa/ổ của chúng tôi cao hơn, nhưng giống với
với quy luật trong kết quả của các tác giả.
Chỉ tiêu số con cai sữa/ổ qua các lứa được thể hiện qua hình 4.7.
38
Hình 4.7. Số con cai sữa/ổ
- Tỷ lệ sống khi sơ sinh
Tỷ lệ sơ sinh sống của nái CP90 qua các lứa lần lượt tương ứng: 94,92;
95,03; 96,16; 94,67; 96,11và từ lứa 6 là 95,24%.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ sơ sinh sống của lợn nái CP(L×Y) tăng dần từ lứa
thứ 1 đến lứa thứ 3 sau đó giảm ở lứa thứ 4, lứa 5 và lứa 6 thì tăng hơn so với lứa
4. Như vậy, theo từng lứa đẻ thì tỷ lệ sơ sinh sống của nái CP90 đạt cao nhất ở
lứa đẻ 3 là 96,16% và thấp nhất ở lứa đẻ 1 là 94,22%.
- Tỷ lệ nuôi sống khi cai sữa:
Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa các lứa của nái CP90 là lứa 1:
97,15, lứa 2: 98,14, lứa 3: 96,76, lứa 4: 95,97, lứa 5: 95,04 và từ lứa 6 là 94,52.
vậy tỷ lệ nuôi sống khi cai sữa của nái CP90 dao động từ 93,49% - 98,16%.
Qua kết quả trên cho ta thấy rằng tỷ lệ nuôi sống ở tổ hợp lai này đạt cao ở
lứa 1 và lứa 2, cao nhất ở lứa 2 rồi có chiều hướng giảm dần theo các lứa đẻ về
sau và thấp ở lứa 6.
Như vậy, trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tỷ lệ nuôi sống
đến cai sữa giữa lợn nái CP90 dao động trong khoảng 4,67%. Sự sai khác này có
ý nghĩa thống kê (p<0,05).
39
- Khối lượng sơ sinh/ổ:
Khối lượng sơ sinh/ổ của nái CP90 qua các lứa lần lượt là: 17,59; 17,39;
17,98; 18,62, 18,66; và lứa 6 là 18,46 kg/ổ.
Qua kết quả trên cho thấy: Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái CP90 thấp nhất
ở lứa 2, sau đó tăng dần, đạt cao nhất ở lứa 5 và giảm dần ở lứa thứ 6 trở đi. Điều
này hợp lý vì khối lượng sơ sinh/ổ có tương quan dương với số con đẻ ra/ổ,
nguyên nhân do cơ thể lợn nái dần được hoàn thiện qua các lứa đẻ, số con sơ
sinh/ ổ thấp nhất ở lứa 1 và 2 tăng dần đến lứa 3, 4, 5 và giảm ở lứa 6. Do vậy,
khối lượng sơ sinh trên ổ cũng có xu hướng như vậy. Sai khác này có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Điều này thể hiện rõ qua hình 4.8.
Hình 4.8. Khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh/ổ ở lứa 1 của lợn C1050, C1230 là 12,58 và 12,93 kg/ổ
và ở lứa 2 đến lứa 7 là 13,68 và 14,73 kg/ổ (Nguyễn Thiện, 2006). So với kết quả
nghiên cứu trên thì kết quả của chúng tôi là cao hơn.
- Khối lượng sơ sinh/con:
Đây là chỉ tiêu quan trọng có thể đánh giá khả năng nuôi thai của lợn mẹ,
khả năng sinh trưởng, phát triển của bào thai cũng như sự phát triển của lợn con
sau này.
40
Ở chỉ tiêu này, nái CP90có khối lượng sơ sinh/con từ lứa 1 đến lứa về sau
tương ứng là: 1,62; 1,63; 1,63; 1,61; 1,62; 1,62kg dao động từ 1,61 đến 1,63 kg.
Khối lượng sơ sinh/con ở chỉ tiêu này là gần tương đương nhau.
Phan Xuân Hảo và cs. (2006) cho biết chỉ tiêu này qua nhiều năm ở lợn nái
L, Y, F1(L×Y) đạt tương ứng vào khoảng 1,4 - 1,43 kg/con; 1,4 - 1,45 kg/con;
1,39 - 1,44 kg/con. Khối lượng sơ sinh/con ở giống lợn C1050 và C1230 là 1,51
và 1,45 kg/con (Nguyễn Thiện, 2006). So với kết quả nghiên cứu trên thì kết quả
của chúng tôi cao hơn.
- Khối lượng cai sữa/ổ:
Khối lượng cai sữa/ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ và
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái trong giai đoạn nuôi con và lợn con trong
giai đoạn theo mẹ.
Khối lượng cai sữa/ổ của nái CP90lần lượt qua các lứa đẻ là: 63,56; 64,35;
65,01, 66,63; 66,68; 64,71kg.
Qua kết quả cho thấy chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái lai CP90 qua
các lứa đẻ được có khối lượng cai sữa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 rồi bắt đầu
giảm ở các lứa về sau thể hiện cao nhất ở 5 và thấp nhất ở lứa 1. Kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với quy luật chung.
Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái lai F1(LxY) phối với lợn đực Du
và PiDu qua các lứa đẻ được thể hiện ở hình 4.9.
- Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, khả năng tiết sữa
của lợn mẹ, thời gian tập ăn sớm, thời gian cai sữa, kỹ thuật chăm sóc lợn con
theo mẹ và lợn mẹ nuôi con.
Khối lượng cai sữa/con của nái CP90 các lứa lần lượt là: 6,15; 6,22; 6,19;
6,13; 6,18; 6,13kg.
41
Hình 4.9. Khối lượng cai sữa/ổ
Kết quả theo dõi cho thấy, trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thì
khối lượng trung bình cai sữa/con của lợn nái CP90 qua các lứa là gần tương
đương nhau. Ta thấy khối lượng cai sữa/con của nái CP90 đạt cao nhất ở lứa thứ
6 là 6,95kg, thấp nhất ở lứa 3 là 6,13kgTheo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình
(2011), khối lượng cai sữa/ con của con lai của tổ hợp lai Duroc x (Landrace x
Yorkshire) là 6,73kg, L19 x (Landrace x Yorkshire) là 6,57kg. Như vậy, kết quả
của chúng tôi tương đương với tác giả.
- Số ngày cai sữa:
Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào chất lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nang_suat_sinh_san_cua_to_hop_lai_giua_lon_nai_cp90_p.pdf