BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------o0o ------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
Chủ nhiệm đề tài: Đinh Thị Thanh Thủy
Hà Nội, n ăm 2017
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Tình hình ng
69 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu: ................................................................................ 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ..................................................... 3
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt nam: ....................................................... 5
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 8
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 8
1.4. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ..................................... 9
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 9
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 10
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................. 11
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC .................................................................................................... 12
2.1. Khái quát chung về lao động cưỡng bức ................................................. 12
2.1.1. Khái niệm lao động cưỡng bức ......................................................... 12
2.1.2. Đặc điểm của lao động cưỡng bức .................................................... 15
2.1.3. Các hình thức của lao động cưỡng bức ............................................. 19
2.2. Pháp luật về lao động cưỡng bức. ............................................................ 21
2.2.1.Khái niệm pháp luật về lao động cưỡng bức ..................................... 21
2.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh về lao động cưỡng bức .................... 22
2.2.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về lao động cưỡng bức .......26
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG
BỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................... 28
3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động
cưỡng bức ....................................................................................................... 28
3.1.1. Ngoại lệ và những hình thức lao động cưỡng bức bị cấm theo quy
định của pháp luật Việt Nam ....................................................................... 28
3.1.2. Thực trạng các quy định về lao động cưỡng bức quy định ở Bộ Luật
lao động năm 2012 ...................................................................................... 30
3.1.3. Thực trạng các quy định về lao động cưỡng bức trong một số trường
hợp khác ...................................................................................................... 36
3.1.4. Thực trạng các quy định về xử lý các hành vi lao động cưỡng bức . 39
3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật lao động về lao động
cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 40
3.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về lao động cưỡng bức đối với
người lao động trong quan hệ hợp đồng lao động ...................................... 40
3.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về xử lý các hành vi lao động
cưỡng bức ................................................................................................... 43
3.3. Đánh giá chung thực trạng pháp luật về lao động cưỡng bức hiện nay ở
Việt Nam ......................................................................................................... 45
3.3.1. Những thành tựu đạt được ................................................................. 45
3.3.2. Những vấn đề tồn tại ......................................................................... 45
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 49
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng bức ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 49
4.1.1. Khắc phục những tồn tại trong hệ thống pháp luật: .......................... 49
4.1.2. Bảo đảm phù hợp với các công ước quốc tế nhằm tạo nền tảng vững
chắc cho hội nhập quốc tế ........................................................................... 50
4.1.3. Bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và và những yếu tố xã hội
đặc thù của Việt Nam: ................................................................................. 51
4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng
bức ở Việt Nam hiện nay ................................................................................ 52
4.2.1. Về khái niệm lao động cưỡng bức .................................................... 52
4.2.2.Đối với các quy định về lao động cưỡng bức được thực hiện đối với
người lao động trong quan hệ hợp đồng lao động bao gồm: ...................... 53
4.2.3. Đối với lao động là phạm nhân chấp hành hình phạt tù ................... 55
4.2.4. Quy định về chế tài xử lý đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng
bức bị cấm, cụ thể: ...................................................................................... 55
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động
cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 57
4.3.1. Tăng cường vai trò và hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp ... 57
4.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho NLĐ ...... 58
4.3.3. Đẩy mạnh các biện pháp thanh, kiểm tra, giám sát, xử phạt NSDLĐ
khi có hành vi LĐCB .................................................................................. 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 60
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
BLLĐ: Bộ luật Lao động
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLHS: Bộ luật Hình sự
Bộ LĐTB&XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
CAT: Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử,
trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ nhục con người
CƯQT: Công ước quốc tế
HDI: Chỉ số phát triển con người
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
LĐCB: Lao động cưỡng bức
LDN: Luật Doanh nghiệp
LHQ: Liên Hợp Quốc
TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
UDHR: Tuyên ngôn quốc tế/ thế giới về nhân quyền
ICCPR: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
ICESCR: Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn
hóa
ILO: Tổ chức Lao động thế giới
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế và hội nhập thế giới đã phát sinh nhiều vấn đề liên
quan đến các quan hệ lao động, trong đó có lao động cưỡng bức. Lao động
cưỡng bức là một trong những hình thức lao động tồi tệ nhất, là mặt trái của quá
trình toàn cầu hóa hiện nay. Lao động cưỡng bức xâm phạm đến quyền tự do lao
động, tự do thân thể của con người, một trong những nhóm quyền cơ bản được
pháp luật bảo vệ. Xoá bỏ lao động cưỡng bức là một trong những tiêu chí quan
trọng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đó cũng là một trong những
tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được cộng đồng thế giới thừa nhận. Theo
báo cáo của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) năm 2014, lao động cưỡng bức
trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi
năm trên toàn thế giới, với nguồn thu cao nhất (hơn 1/3 lợi nhuận trên toàn cầu)
đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương; toàn thế giới có khoảng 20,9 triệu
người đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức, trong đó 9,8 triệu người bị tư
nhân bóc lột với hơn 2,4 triệu lao động cưỡng bức là nạn nhân của buôn người1.
Quan điểm về lao động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức đã được
Đảng và Nhà nước ta thể hiện nhất quán trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là
sau khi nước ta chính thức phê chuẩn Công ước 29 của Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) năm 2007 sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, đồng thời đang trong lộ trình gia nhập Công ước 105 về xóa bỏ lao động
cưỡng bức. Chính điều này cũng đặt ra yêu cầu “nội luật hóa” đầy đủ các nội
dung của Công ước như là nghĩa vụ bắt buộc của một quốc gia thành viên mà
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến
lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương
thích với nội dung của Công ước 29 là nghiêm cấm cưỡng bức lao động dưới
mọi hình thức. Nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013
1
1
là “công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc”, “nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động”. Việt Nam đã tiến
hành những sửa đổi tổng thể pháp luật gốc về lao động, với hai văn bản luật là
Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012. Cho đến nay, tuy
chưa có luật riêng về lao động cưỡng bức nhưng các quy định về lao động
cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức ở nước ta được nhận diện ở nhiều góc
độ khác nhau và ghi nhận trong các văn bản pháp luật như Luật nghĩa vụ quân
sự, Luật phòng chống ma túy, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, trong
các lĩnh vực: lao động trong doanh nghiệp; người mại dâm, người nghiện
ma túy; người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật bị đưa vào
trường giáo dưỡng; người thi hành hình phạt tù phải lao động cải tạo và các
trường hợp khác...
Bên cạnh những nỗ lực của Việt Nam nhằm thực hiện các cam kết về xóa
bỏ lao động cưỡng bức, sau gần 10 năm gia nhập Công ước số 29, hệ thống các
quy định pháp luật lao động điều chỉnh đối với lao động cưỡng bức của nước ta
hiện nay chưa thực sự đầy đủ, minh bạch. Pháp luật lao động với tư cách là luật
chuyên ngành đóng vai trò chủ yếu trong điều chỉnh đối với lao động cưỡng bức
còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, quá trình thiết lập và vận hành
quan hệ lao động trong cơ chế thị trường đã và đang xuất hiện những biểu hiện
tinh vi hơn của lao động cưỡng bức, các hành vi cưỡng bức lao động xảy ra khá
phổ biến, thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ người lao động bị dụ dỗ, ép làm
thêm giờ, đe dọa đánh đập, mức lương được trả thấp Bên cạnh đó, hiện nay
pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các hình thức của lao động
cưỡng bức hoặc bắt buộc bị cấm; Còn thiếu các quy định cụ thể về các trường
hợp không được coi là lao động cưỡng bức. Nhưng quy định này dễ bị phía
doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện hành vi cưỡng bức hoặc bắt buộc người lao
động làm những công việc họ không mong muốn với mức lương thấp hơn mức
lương công việc hiện tại. Mặt khác, dù mục tiêu của Công ước 29 và Công ước
105 của ILO là hướng đến việc xóa bỏ lao động cưỡng bức, nhưng yêu cầu của
2
mỗi Công ước rất khác nhau. Công ước 29 mà Việt Nam đã tham gia cho phép
các nước thành viên có một lộ trình phù hợp để tiến tới thực hiện đầy đủ các
cam kết. Vì vậy, các quốc gia trong thời gian nhất định sẽ được phép tồn tại một
số dạng lao động như phục vụ lợi ích công cộng. Nhưng đối với Công ước 105
thì yêu cầu rất lớn là “các quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước 105 phải tìm
mọi biện pháp để loại bỏ ngay việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt
buộc dưới mọi hình thức và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của lao
động cưỡng bức”.
Bên cạnh đó, tình hình nghiên cứu về lao động cưỡng bức ở Việt Nam
hiện nay vẫn còn khá ít ỏi, đặc biệt các nghiên cứu về mặt lý luận đối với
các hình thức cưỡng bức lao động hoặc bắt buộc lao động, nhận diện được
hành vi này trên thực tế, thực trạng lao động cưỡng bức hiện nay ở thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng; thực tiễn áp dụng pháp luật về lao động
cưỡng bức hiện nay, từ đó có các điều chỉnh pháp lý phù hợp trong bối cảnh
quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường và mang tính đặc thù ở Việt
Nam. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Lao động cưỡng bức theo quy
định của pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” có ý
nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu:
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu đa dạng về cưỡng bức lao động,
lao động bắt buộc, trong đó phải kể đến một số nghiên cứu về LĐCB trong thời
gian gần đây như:
- A.C.L. Davies, Cambridge, “Perspectives on Labour law” (2003). Tác
giả phân tích một số nội dung trong Hiến chương Châu Âu về các quyền cơ bản
của Liên minh Châu Âu, trong đó có các quy định liên quan đến vấn đề cưỡng
bức lao động và xóa bỏ cưỡng bức lao động hiện nay tại các quốc gia thuộc Liên
minh Châu Âu.
3
- John D.R. Craig and S.Michael Lynk,“Globalization and the future of
labour law” (2006). Tài liệu đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo
quyền cho lao động nữ, đó là: (i) Không bị phân biệt đối xử buộc thôi việc khi
lao động nữ trong giai đoạn mang thai, bảo đảm quyền cho họ được trở lại làm
việc và được hưởng mức lương tương đương với vị trí làm việc khi nghỉ sinh;
(ii) Không được buộc thôi việc khi NLĐ lập gia đình trong quá trình làm việc.
- Sách “Cân đối hài hòa giữa an ninh và linh hoạt ở các nước mới
nổi” do ILO và Chính phủ Đan Mạch thực hiện 12/2009. Một trong những nội
dung của tài liệu khẳng định: (i) Thể chế thị trường lao động phải được xây
dựng nhằm đảm bảo mức độ linh hoạt tối ưu cho NSDLĐ và sự an ninh cần
thiết cho NLĐ. Vấn đề cưỡng bức lao động có thể xảy ra trong tất cả quá trình
lao động và hậu quả cuối cùng có thể là NLĐ bị sa thải, vì vậy hầu hết các nước
có sự bảo hộ việc làm chặt chẽ làm cho NSDLĐ rất khó có thể sa thải NLĐ
hoặc phải chi phí tốn kém mới có thể sa thải NLĐ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều
doanh nghiệp sử dụng lao động cũng có nhiều cách để phá vỡ sự bảo hộ việc
làm này như sử dụng các chính sách điều chỉnh. Chẳng hạn gần đây trong Liên
minh châu Âu có hiện tượng chung là sa thải NLĐ lớn tuổi (là đối tượng được
pháp luật lao động bảo vệ rất tốt), thông qua chính sách bảo trợ xã hội; (ii) Bên
cạnh đó, cũng có nhiều hình thức điều chỉnh khác nữa, chẳng hạn như các đề án
đào tạo, dự kiến đào tạo cho NLĐ để có công việc khác (ở Pháp mô hình này
được gọi là chương trình đào tạo chuyển đổi). Một số nước còn trả trợ cấp lương
cho phần chênh lệch giữa công việc bị mất và công việc mới; Bộ luật Lao động
ở tất cả các nước phát triển đều có quy định về việc phải thông báo trước cho
NLĐ khi sa thải, thông báo cho công đoàn và đôi khi là cả chính quyền
Như vậy, vai trò quản lý của Nhà nước trong quan hệ lao động vô cùng quan
trọng, nhằm kiểm soát và xóa bỏ cưỡng bức lao động nhưng cũng phải bảo đảm
sự linh hoạt trong quản lý và sử dụng lao động của người sử dụng lao động.
- Report of the Director – general, “A global alliance against forced
labour: Global report under the follow - up to the ILO declaration on
4
fundamental principles and rights at work 2005” International Labour office
Geneva, 2005. Báo cáo đề cập đến các nội dung: khái niệm lao động cưỡng bức,
phân loại và đo lường lao động cưỡng bức, các hình thức chủ yếu của lao động
cưỡng bức cũng như đối tượng người lao động bị cưỡng bức theo giới tính và độ
tuổi. Báo báo cũng nêu lên bức tranh toàn cảnh về vấn đề cưỡng bức lao động
tại một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Myama, khu vực Nam Á, Mỹ
Latinh, Châu Phi đang phải đối mặt như lao động di cư, bóc lột tình dục
Những để xuất được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội và vận
động các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia nhận diện và xóa
bỏ lao động cưỡng bức trong quan hệ lao động hiện nay.
- Kevin Bales, Laurel Fletcher, Eric Stover, “ Forced Labor in the United
States”, Human Rights Center 2005. Nhóm tác giả đưa ra bức tranh toàn cảnh về
tính chất cũng như phạm vi cưỡng bức lao động ở Hoa Kỳ trong thời gian từ
tháng 1 năm 1998 đến năm 2003. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện
thực trạng vấn đề cưỡng bức lao động trên toàn bộ lãnh thổ của Mỹ (nguyên
nhân, các số liệu điều tra về nạn nhân đến từ nhiều quốc gia và chủng tộc bị
cưỡng bức lao động, phản ứng của Chính phủ đối với thực trạng này). Nhóm
tác giả cũng đề xuất những cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi và tránh bị cưỡng bức
lao động với nhóm người lao động nhập cư, lao động da màu, tăng cường các
công cụ hỗ trợ cả về vật chất và pháp lý của các cơ quan dịch vụ xã hội để bảo
vệ nhóm người lao động yếu thế.
- N. Roger Baldwin, “Forced labor: the Communist Betrayal of Human
Rights”, Adolf A. Berle. - S.l : Oceana Publ, 1953; Richard K Carlton,“Forced
labor in the "people's democracies" Groundwood Books, 2008
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt nam:
Cưỡng bức lao động là vấn đề được đề cập trong khá nhiều khóa luận,
luận văn, luận án, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu
khoa học pháp lý chuyên sâu về nội dung này.
5
1.2.2.1. Các tài liệu là giáo trình, bài giảng Luật Lao động của các trường đại
học có đề cập đến vấn đề lý luận về lao động cưỡng bức, cung cấp các khái
niệm về lao động cưỡng bức, những hình thức lao động cưỡng bức bị cấm:
- Giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Đại
học Quốc gia TP.HCM xuất bản năm 2011 do PGS.TS Trần Hoàng Hải chủ biên
- Giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công
an nhân dân phát hành 2014 do tác giả Lưu Bình Nhưỡng chủ biên
- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
1.2.2.2. Một số luận văn, luận án và công trình nghiên cứu khoa học liên quan:
- Nguyễn Thị Ngọc Yến, Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa
bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, Luận văn thạc sĩ luật học, ĐH Quốc gia
2012. Tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về thực trạng lao động cưỡng
bức cũng như xu hướng, diễn biến của lao động cưỡng bức trên thế giới và ở
Việt Nam; đi sâu nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm xóa bỏ lao động cưỡng
bức hoặc bắt buộc.
- Phạm Trọng Nghĩa, “Thực hiện các Công ước cơ bản của Tổ chức lao
động quốc tế tại Việt Nam: cơ hội và thách thức”, Nxb chính trị quốc gia, 2014.
- Nguyễn Việt Cường, 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình – tóm tắt
và bình luận, Nxb Lao động – xã hội, 2004
- Bộ lao động thương bình và xã hội, Tài liệt tham khảo pháp luật lao
động nước ngoài, Nxb Lao động xã hội, Hà nội, 2010.
- Bộ lao động thương bình và xã hội, Một số vấn đề liên quan đến lao
động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, 2007
1.2.2.3.. Một số tạp chí, Hội thảo khoa học và bài viết liên quan:
- Phạm Trọng Nghĩa, “Tác động của việc thực hiên các tiêu chuẩn lao động
quốc tế cơ bản đến khả năng cạnh tranh của quốc gia” tạp chí Nghiên cứu lập
pháp điện tử, năm 2010
6
- Hội thảo “Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Công ước số 29 về lao
động cưỡng bức hoặc bắt buộc” trong 2 ngày 1 và 2/02/2007, tại Thành phố Hồ
Chí Minh, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) tổ chức.
- Hội thảo "Nâng cao nhận thức về lao động cưỡng bức" được Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam và Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại
phối hợp tổ chức, trong hai ngày 3 và 4/12/2007 tại Hà Nội và ngày 6/12/2007
tại TP Hồ Chí Minh.
- Lê Thị Hoài Thu, “Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí
Đại học Quốc gia Hà Nội, kinh tế - luật số 24 (2008).
- Phan Thanh Huyền, Các kiến nghị sửa đổi Bộ luật lao động năm 1994
từ việc thực hiện Công ước số 29 của ILO, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Văn
phòng Quốc Hội số 14/2011
- Lê Thị Hoài Thu, Những quy định cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế
về xóa bỏ lao động cưỡng bức (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2012
- Đào Mộng Điệp, Mai Đăng Lưu, Nội luật hóa quy định của Công ước 29
về lao động cưỡng bức và bắt buộc năm 1930, Tạp chí Nghề luật số 2/2015
- Phan Thanh Huyền, Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật
lao động Việt Nam hiện hành, Tạp chí Dân chủ pháp luật số 5/2016.
- Các quy định liên quan đến chống LĐCB trong các Công ước và Nghị
định thư của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó Công ước 29 và Công
ước 105 là hai văn bản quan trọng của ILO điều chỉnh trực tiếp vấn đề chống
LĐCB. Theo đó, nội dung các Công ước và các khuyến nghị đều quy định mọi
thành viên của ILO phải cam kết hủy bỏ việc “sử dụng LĐCB hoặc bắt buộc
dưới mọi hình thức, trong thời gian ngắn nhất có thể đạt được” (CƯ 29) và “cam
kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của lao động đó” (CƯ 105). Các quốc
gia thành viên có nghĩa vụ ngăn chặn việc sử dụng LĐCB hoặc bắt buộc,
nghiêm khắc và không khoan dung với yêu sách của người sử dụng lao động và
7
các dạng LĐCB; bãi bỏ các quy định pháp luật của quốc gia hay bất kỳ biện
pháp hành chính nào có dấu hiệu của LĐCB hoặc Lao động bắt buộc, đó là:
(i) Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc năm
1998 của ILO;
(iii) Công ước số 105 về xóa bỏ LĐCB năm 1957 của ILO
(ii)Công ước số 29 về LĐCB và bắt buộc năm 1930 của ILO
(iv) Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
năm 1958 của ILO
(v) Công ước số 182 về việc cấm những hành động tức thời để loại bỏ
những lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 của ILO
(vi) Công ước về bảo vệ các quyền của mọi lao động di cư và các thành
viên gia đình họ năm 1990 của Liên Hiệp Quốc
(vii) Khuyến nghị số 35 về lao động cưỡng bức gián tiếp năm 1930 của
ILO và khuyến nghị số 190 về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ
những lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 của ILOP uật Vấn động cưng bứ
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu gồm các vấn đề lý luận cơ bản về lao động cưỡng
bức, về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật lao động cưỡng bức tại Việt
Nam hiện nay. Các văn bản pháp luật với tư cách là nguồn điều chỉnh các quan
hệ này sẽ được nghiên cứu với tư cách là đối tượng chính. Bên cạnh đó, văn bản
quy phạm pháp luật quốc tế và một số quốc gia cũng được nghiên cứu. Đối
tượng bị cưỡng bức được nghiên cứu là những NLĐ bị cưỡng bức, bóc lột, đe
dọa về quyền và lợi ích. Những chủ thể bị áp dụng hình phạt do thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật không được xác định là nạn nhân của lao động cưỡng bức
đề cập trong nghiên cứu này.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề LĐCB trên phương diện pháp
lý về mặt lý luận và thực tiễn chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật lao động, trong
8
đó chủ yếu là BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện; các quy
định của pháp luật về LĐCB đối với người lao động trong quan hệ lao động; đối
với lao động là người nghiện ma túy, người mại dâm, người vi phạm pháp luật
phải vào trường giáo dưỡng, người bị kết án hình phạt tù phải lao động cải tạo;
pháp luật về LĐCB đối với lao động trong một số trường hợp khác.
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định về LĐCB trong các
văn bản pháp lý về lao động hiện hành của Việt Nam, trọng tâm là BLLĐ năm
2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như các cam kết về xóa bỏ
LĐCB được ghi nhận trong Hiệp định TPP mà Việt Nam chính thức ký kết tham
gia thành viên tháng 2/2016, đồng thời tác giả có liên hệ với các quy định tương
đồng trong các Công ước, khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế về xóa bỏ
LĐCB để làm tài liệu tham khảo cho đề tài của mình.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về lao động cưỡng bức.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt nam hiện
hành về lao động cưỡng bức, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá cần thiết sự cần
thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về lao động cưỡng bức để tương thích
với Công ước 29, tiến tới phê chuẩn Công ước 105 của ILO.
- Đưa ra quan điểm, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các
quy định của pháp luật về lao động cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác –
Lên nin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong sự
nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN với đặc trưng của quan hệ lao động và thị trường lao động.
- Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật duy vật lịch sự kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học pháp lý, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn, bao gồm:
9
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trên cơ sở tổng hợp các quy định
khác nhau về LĐCB, phân loại LĐCB để làm rõ các vấn đề lý luận về
LĐCB; các quy định về LĐCB của một số quốc gia trên thế giới nhằm
làm rõ khái niệm pháp luật cũng như nội dung pháp luật về LĐCB trong
Chương 2.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh pháp luật về LĐCB của
một số nước và Việt nam, nghiên cứu đối chiếu các Công ước, tiêu chuẩn
lao động quốc tế để tham khảo bài học kinh nghiệm về điều chỉnh pháp
luật theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế và các nước, là cơ sở
để tác giả đánh giá hạn chế pháp luật hiện hành về LĐCB ở Việt nam tại
Chương 3.
Phương pháp phân tích, mô tả được tác giả sử dụng nhằm đánh giá, làm rõ
thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về LĐCB, từ đó làm cơ sở
để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về LĐCB ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay tại Chương 3,4.
Trong các phương pháp nói trên, phương pháp phân tích, so sánh sẽ được
sử dụng chủ yếu và xuyên suốt các chương của nghiên cứu, qua đó làm rõ các
nội dung cần nghiên cứu có cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm hướng tới sự đánh giá một cách toàn diện những vấn đề
pháp lý xoay quanh vấn đề LĐCB trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho việc ban hành các
văn bản pháp quy trong lĩnh vực LĐCB cũng như tiến tới hoàn thiện pháp luật
về chống LĐCB, tạo cơ sở pháp lý cho việc tham gia Công ước 105 của ILO
trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng vào công tác giảng dạy trong
chương trình đào tạo học phần Luật Lao động, Luật lao động và an sinh xã hội
cũng như cho những người làm công tác xây dựng pháp luật và áp dụng, tư vấn
pháp luật trong lĩnh vực liên quan.
10
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên
cứu gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG
BỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
2.1. Khái quát chung về lao động cưỡng bức
2.1.1. Khái niệm lao động cưỡng bức
Khái niệm lao động cưỡng bức (LĐCB) được định nghĩa lần đầu tiên
trong Công ước về LĐCB 1930 (Công ước 29). Điều 2.1.1, Công ước 29 định
nghĩa về LĐCB và bắt buộc như sau: “mọi công việc hoặc dịch vụ mà một
người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân
người đó không tự nguyện làm”. Như vậy, theo Công ước 29 thì một hoạt động
được coi là LĐCB khi thỏa mãn đồng thời cả ba yếu tố sau: (i) Thứ nhất, một
người thực hiện một công việc hoặc một dịch vụ cho người khác; (ii) Thứ hai,
người đó không tự nguyện mà bắt buộc phải làm công việc hoặc dịch vụ đó. Sự
thiếu tự nguyện của người bị cưỡng bức lao động có thể biểu hiện dưới các dạng
như bị bắt cóc, bị buôn bán, bị cầm tù tại nơi làm việc, bị lừa gạt về điều kiện
làm việc; (iii) Thứ ba, người thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó bị đe dọa sẽ
phải chịu một hình phạt nếu không thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó.
Như vậy yếu tố “ép buộc” và “không tự nguyện” là dấu hiệu cấu thành bắt
buộc để xác định nạn nhân, đối tượng của LĐCB. Ép buộc là dùng áp lực, gây
sức ép về thể xác hoặc tinh thần để buộc một người phải làm điều người đó
không mong muốn. Không tự nguyện là việc một người bản thân không muốn
làm một việc, nhưng vì lý do nào đó họ miễn cưỡng phải làm. Tác giả cho rằng,
chỉ cần một trong hai dấu hiệu trên thì đã có thể xem là LĐCB, vì “bị ép buộc”
và “không tự nguyện” là các khái niệm khác nhau nhưng có chung nội hàm và
nó được diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giao kết hợp đồng.
Công ước 29 cũng đưa ra một số ngoại lệ về “LĐCB và bắt buộc” tại Điều 2.1.2,
cụ thể thuật ngữ “LĐCB hoặc bắt buộc” không bao gồm: a) Mọi công việc hoặc
dịch vụ buộc phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc và trong
những công việc có tính chất quân sự thuần túy; việc sử dụng LĐCB trong
trường hợp này vì mục đích an ninh quốc phòng, ví dụ: đi nghĩa vụ quân sự.
12
Như vậy, nếu sử dụng vì mục đích kinh tế thì không được chấp nhận; b) Mọi
công việc hoặc dịch vụ thuộc những nghĩa vụ công dân bình th...hống được những hậu quả ngoài sự
kiểm soát của mình. Mặt khác, ở các quốc gia đã phê chuẩn Công ước 29 và 105
về LĐCB và bắt buộc, và tham gia Nghị định thư Palermo thì tất cả các doanh
nghiệp, NSDLĐ có liên quan đến LĐCB sẽ bị truy tố và trừng phạt như những
tội phạm. Những hậu quả của việc sử dụng LĐCB là rất lớn nếu không có những
quy định pháp luật phù hợp để bảo vệ NSDLĐ chân chính, đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp của những người có liên quan như tổ chức giới thiệu việc làm, cơ
sở dạy nghề, tổ chức Công đoàn, NLĐ trong quan hệ lao động.
27
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động
cưỡng bức
Từ những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến đấu loại bỏ LĐCB,
ngày 28/6/1930, Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua Công ước số 29 về lao
động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Công ước số 29) và Việt Nam đã là thành viên
của Công ước này, đồng thời đang trong lộ trình xem xét để gia nhập Công ước
số 105 về xóa bỏ LĐCB. Điều đó đặt ra yêu cầu “nội luật hóa” một cách đầy đủ
nội dung của các công ước như là nghĩa vụ bắt buộc của một quốc gia thành
viên. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền con
người, đặc biệt là quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc. Chính vì
vậy, nguyên tắc hiến định đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm
2013: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc” và “nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động”. Tuy nhiên cho
đến nay, nhận diện về LĐCB trong pháp luật Việt Nam để đảm bảo thực hiện
nguyên tắc hiến định này vẫn là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm trong lĩnh
vực lập pháp. Trên phương diện pháp lý, LĐCB được nhận diện từ nhiều góc độ
khác nhau, bằng các quy phạm pháp luật trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau tùy vào tính chất công việc mà người lao động phải thực hiện
như: Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Phòng chống ma túy, Bộ luật Hình sự, Bộ luật
Lao động trong các lĩnh vực: lao động trong doanh nghiệp; người mại dâm,
người nghiện ma túy; người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật bị
đưa vào trường giáo dưỡng; người thi hành hình phạt tù phải lao động cải tạo và
các trường hợp khác.
3.1.1. Ngoại lệ và những hình thức lao động cưỡng bức bị cấm theo quy định
của pháp luật Việt Nam
Các ngoại lệ và các hình thức LĐCB bị cấm trong pháp luật lao động Việt
Nam chưa được quy định một cách hệ thống, rõ ràng, đầy đủ và đặc biệt không
28
gắn với việc xác định nội hàm khái niệm chung về CBLĐ được đề cập tại khoản
3 Điều 3 BLLĐ năm 2012. Tuy nhiên, có thể thấy, rải rác trong các chế định và
các văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật này có chứa đựng các quy định
liên quan đến việc xác định các hành vi thuộc ngoại lệ LĐCB được thực hiện và
các hình thức LĐCB bị cấm trong quan hệ lao động. Cụ thể:
3.1.1.1. Các ngoại lệ LĐCB được phép tiến hành trong quan hệ lao động
được đề cập tới như NSDLĐ có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ vào bất kỳ
ngày nào và NLĐ không được từ chối trong các trường hợp thực hiện lệnh động
viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ, quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn
cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, thực hiện các công việc
nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa;
tham gia cấp cứu NLĐ bị tai nạn lao động khi có yêu cầu của NSDLĐ; NLĐ
phải ngừng đình công, trở lại làm việc khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình
công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.1.1.2. Về các hình thức LĐCB bị cấm, chúng tồn tại dưới dạng là những
hành vi bị cấm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, như cấm cản trở NLĐ tự do lựa
chọn việc làm, tự do chấm dứt việc làm theo quy định của pháp luật (chẳng hạn
thông qua việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng, quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ, cấm giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn
bằng, chứng chỉ của NLĐ; cấm yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp đảm bảo
bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động...); cấm ép
buộc NLĐ làm việc nhằm bóc lột vì lợi ích của người sử dụng (thông qua việc
cấm bớt xén tiền lương, buộc người lao động phải làm thêm giờ, làm việc trong
tình trạng có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa đến sức khỏe, tính mạng
của người lao động, giam giữ, đánh đập hoặc cưỡng bức); cấm bắt buộc NLĐ
làm việc như một hình thức xử lý kỷ luật, như một biện pháp trừng phạt vì lý do
đình công, như một biện pháp phân biệt đối xử; cấm LĐCB đối với trẻ em và
đối với NLĐ trong quan hệ cho thuê lại lao động)
29
Về cơ bản, các ngoại lệ của LĐCB và các hình thức LĐCB bị cấm trong
pháp luật lao động Việt Nam bảo đảm tính tương thích với pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, do chúng không được xây dựng gắn với khái niệm chung nên việc
xác định những hành vi bị cấm hay những ngoại lệ được miễn trừ không có tính
hệ thống, chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, đồng thời dẫn đến sự bất cập trong việc
sử dụng mập mờ giữa các thuật ngữ “lao động cưỡng bức” và “lao động bắt
buộc”, “cưỡng bức lao động” và “bắt buộc lao động”. Các quy định về điều
kiện, đặc biệt là quyền lợi của người lao động khi bị áp dụng LĐCB trong các
trường hợp trên hoàn toàn thiếu vắng. Các hành vi bị cấm gắn liền với việc điều
chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trong từng chế định của Bộ luật Lao động mà
không nhằm mục đích xác định nội hàm khái niệm LĐCB, nên để nhận diện rõ
ràng chúng về cả cơ sở pháp lý và thực tiễn là hết sức khó khăn và cần phải xem
xét thêm những yếu tố khác nữa.
So với pháp luật của nhiều nước trên thế giới, điểm tiến bộ trong pháp luật
Việt Nam dễ nhận thấy là cấm LĐCB đã được ghi nhận là một nguyên tắc hiến
định. Điều đó thể hiện mức độ quan tâm và sự quyết tâm trong xóa bỏ các hình
thức LĐCB bị cấm của Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nguyên
tắc hiến định này chưa được đầy đủ, bắt đầu từ việc nhận diện về LĐCB. So với
pháp luật nhiều nước, pháp luật Việt Nam đã xây dựng khái niệm về LĐCB,
song nội hàm khái niệm hẹp hơn và điều quan trọng nhất là không bao quát
được đầy đủ bản chất của các hành vi CBLĐ khi mà thực tế ở Việt Nam các
hành vi này có thể tồn tại ở dạng một người lao động phải thực hiện một công
việc bất hợp pháp ngoài ý muốn của họ. Các ngoại lệ cũng như các hình thức
LĐCB bị cấm cũng không được quy định một cách rõ ràng, gắn với khái niệm
chung, vì vậy, việc nhận diện về LĐCB trong pháp luật Việt Nam chưa thực sự
hiệu quả.
3.1.2. Thực trạng các quy định về lao động cưỡng bức quy định ở Bộ Luật lao
động năm 2012
3.1.2.1. Các quy định về lao động cưỡng bức được thực hiện đối với người lao
động trong quan hệ hợp đồng lao động
Quan hệ lao động thiết lập theo quy định của BLLĐ năm 2012 được hình
thành dựa trên cơ sở sự tự nguyện của NLĐ mà không có bất kỳ sự cưỡng ép
bắt buộc nào. Nội dung này đã được thể hiện trong các quy định sau:
30
- Thứ nhất: đưa ra khái niệm và nguyên tắc về Lao động cưỡng bức
Bộ luật lao động đã ghi nhận nguyên tắc “Cấm ngược đãi người lao động;
cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào” (Khoản 2 Điều 5 BLLĐ
năm 1994 và tương tự tại khoản 2, 3 Điều 8 Bộ luật lao động 2012). Nguyên tắc
này đã được thể chế hoá trong hầu hết các chế định của Bộ luật lao động, qua
đó, người lao động có quyền lựa chọn việc làm, lựa chọn nơi làm việc và đối tác
làm việc, có quyền thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động theo quy định của pháp
luật; được đảm bảo quyền được trả lương và thu nhập hợp lý, điều kiện lao động
an toàn, vệ sinh, được bảo hộ lao động một cách đầy đủ và toàn diện, được nghỉ
ngơi, được tôn trọng về danh dự nhân phẩm, được đối xử bình đẳng, được bảo
đảm quyền tham gia bảo hiểm xã hội, quyền thành lập và gia nhập tổ chức đại
diện của người lao động, được sắp xếp công việc phù hợp với giới tính và sức
khoẻ của người lao động
- Thứ hai: Quy định về Hợp đồng lao động
Người lao động được quyền tự do việc làm và người sử dụng lao động
được quyền tự do tuyển dụng lao động trong khuôn khổ pháp luật. Việc ghi nhận
nguyên tắc bất biến trong xác lập quan hệ lao động là tự nguyện, hình thành trên
cơ sở “thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân
làm việc thực tế và có trả công của NLĐ” cũng được quy định tại Điều 3 Luật
HĐLĐ của nước CHND Trung Hoa; Điều 3 Luật Tiêu chuẩn lao động Hàn
Quốc. Luật Việc làm của Thụy Sĩ cũng ghi nhận: “mọi thỏa thuận sẽ là vô hiệu
trong phạm vi mà thỏa thuận đó dẫn tới việc tước bỏ hoặc giới hạn quyền hay
nghĩa vụ của NLĐ” (Điều 4).
Điều 20 BLLĐ năm 2012 cũng nghiêm cấm người sử dụng lao động “Giữ
bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động” và “Yêu
cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản
khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”. Đây là quy định tiến bộ của BLLĐ
năm 2012 trong thực tế hiện nay khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động vẫn tiến
hành thu tiền đặt cọc hoặc thu giữ giấy tờ tùy thân của NLĐ để ép buộc học phải
31
làm việc cho mình, ngăn cản người lao động giao kết hợp đồng lao động mới.
Tương tự, Khoản 4, Điều 9 Luật Việc làm cũng quy định “nghiêm cấm dụ dỗ,
hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt NLĐ hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm,
thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật”. Điều 9
Luật hợp đồng nước CHND Trung Hoa quy định “khi tuyển lao động, NSDLĐ
không được giữ thẻ căn cước hoặc các giấy tờ tùy thân của NLĐ”, “cấm việc
dựa vào các khoản nợ của NLĐ để ràng buộc, hạn chế quyền tự do khiến NLĐ
phải lệ thuộc” (Đ 28 Luật tiêu chuẩn lao động Hàn Quốc).
Đối với mức lương, cách thức trả lương, thời hạn trả lương của NLĐ,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hành vi chèn ép, bóc lột NLĐ của NSDLĐ,
BLLĐ năm 2012 đã đưa ra nguyên tắc trả lương “trả trực tiếp, đầy đủ và
đúng hạn” (Đ 96 BLLĐ); “khoản tiền lương mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ
không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định (Điều 90
BLLĐ 2012).
Ngoài ra, các quy định về thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động cũng
thể hiện quy định về cấm LĐCB. Cụ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng lao
động, NSDLĐ không được cưỡng bức bên kia thi hành các cam kết. Nếu NLĐ
không thi hành các cam kết thì NSDLĐ có thể sử dụng biện pháp chấm dứt quan
hệ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động cũng phải tuân thủ những nguyên tắc
nhất định. Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, NLĐ có quyền
chấm dứt mà không cần phải có lý do và phải báo trước 45 ngày cho NSDLĐ.
Quy định này là hợp lý bởi nếu quy định NLĐ phải có lý do khi muốn chấm dứt
loại hợp đồng này vô hình chung dẫn đến hiện tượng lao động nô lệ trá hình,
NSDLĐ có thể không cho NLĐ nghỉ việc và bắt họ phải làm việc cho mình.
Đối với hợp đồng có xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn dưới 12
tháng, hợp đồng theo mùa vụ, pháp luật quy định NLĐ muốn đơn phương chấm
dứt hợp đồng phải có lý do mà pháp luật quy định. Bộ Luật lao động 2012 cũng
đã bổ sung trường hợp người lao động “Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng
32
bức lao động” có quyền chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là quy định thể hiện
nỗ lực của pháp luật Việt Nam trong sự điều chỉnh phù hợp với Công ước 29
của ILO.
- Thứ ba: Quy định về thuê lại lao động
BLLĐ năm 2012 cũng quy định về vấn đề cho thuê lại lao động để điều
chỉnh kịp thời những biểu hiện của LĐCB trong bối cảnh quan hệ lao động đa
dạng, phức tạp của nền kinh tế thị trường, nhưng cũng đảm bảo cho quan hệ lao
động phát triển hài hoà, ổn định và linh hoạt hơn. Một thời gian dài ở Việt Nam,
vấn đề cho thuê lại lao động nảy sinh như một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế
thị trường bởi nó giúp cho người sử dụng lao động có thể ứng phó với các thay
đổi trong nhu cầu về lao động, khi nhu cầu lao động của doanh nghiệp thay đổi
theo mùa vụ hoặc phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ phía đối tác. Thông qua hình
thức này, NSDLĐ có thể tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, giảm thiểu được chi
phí cho lao động dôi dư khi nhu cầu lao động giảm, qua đó góp phần hạ giá
thành sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình cho thuê lại lao động, NLĐ đã
không được bảo vệ một cách đầy đủ cả về mặt luật pháp và cả từ phía người sử
dụng lao động. Và thực tế, NLĐ trong hợp đồng cho thuê lại lao động đôi khi
làm việc trong những điều kiện không được đảm bảo trên nhiều phương tiện như
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ổn định việc làm, trách nhiệm trợ cấp hay
bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tham gia bảo hiểm xã hội khi
doanh nghiệp sử dụng lao động và trung tâm giới thiệu việc làm hay doanh
nghiệp dịch vụ giới thiệu việc làm đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau Tình trạng
doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội, không đảm bảo chế độ nghỉ phép,
thai sản, tiền thưởng cho NLĐ tương đối phổ biến. Mặt khác, NLĐ trong quan
hệ cho thuê lại lao động thường là lao động phổ thông, khả năng tiếp cận và lựa
chọn việc làm của họ hạn chế bởi chính trình độ nghề nghiệp của họ và đôi khi
họ buộc phải chấp nhận những công việc trong điều kiện lao động không được
đảm bảo vì cuộc sống mưu sinh của họ và vì nguy cơ mất việc làm.
33
Chính vì vậy, vấn đề cho thuê lại lao động được pháp luật điều chỉnh một
cách đầy đủ và phù hợp sẽ tạo cơ hội cho NLĐ có khả năng tiếp cận với việc
làm nhiều hơn, trong điều kiện lao động được đảm bảo và giảm thiểu được nguy
cơ người lao động bị bóc lột sức lao động, qua đó doanh nghiệp cũng được
hưởng lợi mà thị trường lao động sẽ năng động và linh hoạt hơn.
- Thứ tư, quy định về thời gian làm việc
Bộ luật lao động 2012 đã có những quy định chặt chẽ về giờ làm thêm của
NLĐ để tránh tình trạng bóc lột sức lao động, đó là “không quá 8h/ngày và
48h/tuần, đối với các công việc nặng nhọc, nguy hiểm không quá 6h/ngày” (K3,
Điều 141 BLLĐ 2012). Các quốc gia cũng đều quy định thời gian làm việc trung
bình của NLĐ trong ngày như 8h/ngày (K2 Điều 49 Luật tiêu chuẩn lao động
Hàn Quốc); không quá 44h/tuần (Đ 38 Luật Lao động Singapore); không quá
42h/tuần (Đ 30 Luật Lao động Đài Loan). Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng lao động
làm thêm giờ của doanh nghiệp là rất lớn, điều đó dẫn đến một thực tế là nhiều
doanh nghiệp huy động lao động làm thêm quá số giờ quy định mà không có sự
thoả thuận với người lao động, hoặc nếu NLĐ không đồng ý sẽ bị đe doạ xử lý
kỷ luật. Trong khi đó, giới hạn của thời giờ làm thêm vẫn có thể mở rộng hơn
nữa, trên phạm vi đồng đều hơn, mà vẫn nằm trong giới hạn cho phép để tránh
và hạn chế tai nạn lao động cũng như đảm bảo được sức khoẻ và sự tái tạo sức
lao động cho người lao động. Qua đó, nhu cầu về huy động lao động làm thêm
giờ của doanh nghiệp được đáp ứng, cũng là cách thức chúng ta hạn chế và
chấm dứt hình thức lao động cưỡng bức hay bắt buộc liên quan đến vấn đề thời
giờ làm thêm.
- Thứ năm, quy định về tiền lương, kỷ luật lao động
Điều 96 BLLĐ 2012 đã quy định việc trả lương cho NLĐ phải trực tiếp,
đầy đủ, đúng hạn và tại nơi làm việc. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương
đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động
phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động
tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
34
Trường hợp khấu trừ lương thì NLĐ có quyền được biết lý do khấu trừ
tiền lương của mình. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30%
tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. Không được
áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương NLĐ.
Quy định về xử lý kỷ luật lao động cũng không cho phép NSDLĐ kỷ luật
NLĐ bằng hình thức buộc làm thêm giờ.
- Thứ sáu, quy định về vấn đề đình công
Pháp luật cũng có những quy định nhằm hạn chế, nghiêm cấm việc
NSDLĐ trả thù, đe dọa NLĐ đã tham gia hoặc lãnh đạo đình công.Khi nội dung
tranh chấp lao động đã được giải quyết thích đáng thì NLĐ tự giác đi làm lại mà
không chịu một sự ép buộc nào từ phía NSDLĐ.
3.1.2.2. Các quy định về lao động cưỡng bức được thực hiện đối với người lao
động là người nghiện ma túy, người mại dâm, người vi phạm pháp luật phải vào
trường giáo dưỡng, người bị kết án hình phạt tù phải lao động cải tạo:
Đối với người nghiện ma túy, Nhà nước ta khuyến khích cai nghiện tự
nguyện và áp dụng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm chữa bênh – giáo dục – lao
động xã hội đối với đối tượng nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy, đã được cai nghiện
tại nhà, cộng đồng mà vẫn nghiện,...theo Điều 28, Điều 29 Luật phòng, chống
ma túy năm 2013.
Đối với người mại dâm theo quy định tại Pháp lệnh phòng, chống mại
dâm 2003 người có hành vi bán dâm thường xuyên đã được giáo dục tại xã,
phường mà còn tái phạm thì sẽ được đưa vào Trung tâm phục hồi nhân phẩm.
Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật bị đưa vào trường giáo dưỡng
là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến
dưới 18 tuổi. Theo Nghị định 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 quy định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa
35
thành niên vi phạm pháp luật nhằm mục đích giáo dục, hướng nghiệp, học văn
hóa, lao động phục hồi sức khỏe.
Các đối tượng này khi vào Trung tâm, trường giáo dưỡng phải thực hiện
một số hoạt động lao động do Phòng giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp do Trung
tâm quy định. Lao động của học viên không phải là lao động sản xuất mang tính
kinh doanh mà là lao động trị liệu nhằm giúp họ hiểu được giá trị sức lao động
và phục hồi, tăng cường sức khỏe. Sản phẩm từ quá trình lao động được sử dụng
chủ yếu phục vụ cho đời sống học viên tại Trung tâm.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ
thể những công việc mà người bị kết án tù phải thực hiện. Dựa trên những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể mà từng trại gian sẽ linh hoạt quy định các công việc phù
hợp với cơ sở mình. Đồng thời, căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự và Luật
thi hành án hình sự cũng không quy định về hình phạt về lao động.
Tuy nhiên tại Khoản 3 Điều 9 Luật thi hành án hình sự cũng quy định
“trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, phạm nhân phải lao động
dưới sự giám sát, quản lý, thanh tra của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng”. Việc sử
dụng kết quả lao động của phạm nhân phần lớn được nhập vào Ngân sách Nhà
nước để tái đầu tư trở lại nuôi sống chính bản thân các phạm nhận và vận hành
bộ máy làm công tác thi hành án phạt tù.
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định và không sử dụng lao động
là phạm nhân để làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, cũng không cho phép
thành lập các xưởng của tư nhân trong khuôn viên nhà tù. Chế độ bảo hộ, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động là phạm nhân phù hợp với quy
định của pháp luật.
3.1.3. Thực trạng các quy định về lao động cưỡng bức trong một số trường
hợp khác
3.1.3.1. Quy định về người bị buôn bán
Việt Nam là quốc gia xuất phát của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị
mua bán vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động trong nước và nước
36
ngoài. Nam giới và phụ nữ Việt Nam di cư ra nước ngoài lao động thông qua
con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động của nhà nước,
tư nhân và cổ phần. Sau đó một số người đã bị cưỡng ép lao động trong các
ngành xây dựng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ, chế
tạo, chủ yếu tại Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, các Tiểu vương quốc Ả-
rập Thống nhất, và Nhật Bản. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán vì mục đích
cưỡng ép tình dục ở nước ngoài; nhiều nạn nhân bị lừa gạt bởi các cơ hội việc
làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Trung Quốc, Campuchia
và Lào; một số người bị bán vì mục đích tình dục ở Thái Lan và Malaysia. Một
số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài qua những cuộc hôn nhân với người nước
ngoài thông qua môi giới, chủ yếu là đến Trung Quốc và số ngày càng nhiều
người sang Malaysia, sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình hoặc hành
nghề mại dâm. Làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và dọa nạt bị trục xuất là
những thủ đoạn thường được dùng để bắt các nạn nhân Việt Nam phải phục vụ.
Một thủ đoạn ngày càng được sử dụng nhiều là có những gã trai dùng mạng
internet để lừa những phụ nữ trẻ và bé gái vào những mối quan hệ hẹn hò trên
mạng và dụ dỗ họ đi ra nước ngoài, nơi họ bị ép lao động hoặc bán dâm. Các
nạn nhân thường bị dụ dỗ bởi họ hàng hoặc người quen, và thường thì những
người thân cận trong gia đình cũng biết và ủng hộ, thậm chí còn giục họ đi ra
nước ngoài. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt Nam đã dụ dỗ và đưa
những người dân Việt Nam, nhất là trẻ em, sang châu Âu – đặc biệt là Vương
quốc Anh và Ai-len – và buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa; nạn
nhân bị mờ mắt bởi những hứa hẹn về công ăn việc làm có lợi nhuận cao, và đã
bị cưỡng bức lao động qua việc làm công trừ nợ. Các công ty xuất khẩu lao động
Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước, đôi khi đã
bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp
luật để được đi xuất khẩu lao động, khiến người lao động Việt Nam phải gánh
chịu những khoản nợ chồng chất và đẩy họ vào cảnh dễ bị cưỡng ép lao động và
làm công trừ nợ. Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra
37
rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện tồi tàn, được trả lương
rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên
vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào.
Các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu đôi khi không đáp ứng yêu cầu trợ
giúp của người lao động khi họ bị bóc lột.
Ở Việt Nam, cũng có trường hợp nam giới, phụ nữ và trẻ em bị LĐCB,
trong đó trẻ em đường phố và trẻ em tàn tật là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương.
Trẻ em có thể bị bắt đi bán hàng rong hay đi ăn xin tại các trung tâm đô thị lớn
của Việt Nam. Một số trẻ em là nạn nhân của LĐCB và lao động trừ nợ tại các
xưởng may hay lò gạch, làm giúp việc tại các gia đình thành thị, hoặc tại các mỏ
vàng tư nhân. Trẻ em, phần nhiều đến từ các vùng thôn quê, cũng bị buôn bán vì
mục đích tình dục. Việt Nam là nước đích đến cho du lịch tình dục trẻ em, và
các kẻ mua dâm chủ yếu là những người đến từ châu Á, Anh, Úc, Châu Âu và
Hoa Kỳ.
Pháp luật quy định việc truy tố và kết án các thủ phạm buôn người vì mục
đích tình dục trong nước và xuyên quốc gia, nhưng chưa có quy định về truy tố
hình sự đối với những kẻ buôn người để LĐCB trong nước và xuyên quốc gia.
Hiện nay, nước ta đã ban hành Luật phòng, chống mua bán người 2011, theo đó
các hành vi mua bán người, chuyển giao, tuyển mô người để cưỡng bức lao
động là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 3
Luật phòng, chống mua bán người).
3.1.3.2.Quy định về lao động di trú
Bộ luật lao động 2012 đã quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài
phải trên cơ sở tự nguyện, cơ sở hợp đồng với các doanh nghiệp được Nhà nước
cho phép hoạt động. Người lao động Việt Nam đủ tiêu chuẩn làm việc ở nước
ngoài phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân
sự dầy đủ, có khả năng lao động, tự nguyện, có sức khỏe,...và các điều kiện khác
phù hợp với yêu cầu và pháp luật của bên nước ngoài. Pháp luật nghiêm cấm
việc tuyển và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái luật, bất hợp pháp.
38
3.1.3.3. Quy định về lao động hưởng kinh phí đào tạo từ Nhà nước
Luật Giáo dục 2012 đã quy định ràng buộc với sinh viên đại học được hưởng
học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp
định ký kết với Nhà nước “sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm
việc có thời hạn của Nhà nước, trong trường hợp không chấp hành thì phải bồi
hoàn học bổng, chi phí đào tạo” (Khoản 1 Điều 87 Luật Giáo dục 2012).
Những người học nghề vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo theo chế độ cử
tuyển, cơ quan nhà nước trả phí học nghề, sau khi học xong phải chấp hành sự
phân công, điều động của đơn vị, cá nhân cử đi học. Nếu không chấp hành thì
phải bồi hoán toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo nghề.
Đối với những trường hợp được Nhà nước cấp kinh phi cử đi học ở nước
ngoài nếu sau khi hoàn thành khóa đào tạo mà không về nước đúng thời hạn
hoặc định cư ở nước ngoài mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường
kinh phí đã nhận.
Như vậy, trước khi nhận những sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo các bên đã có
cam kết với nhau về vấn đề việc làm của người nhận hỗ trợ. Nếu sau khi ra
trường mà không thực hiện đúng các thỏa thuận thì phải bồi hoàn những gì đã
nhận, do đó không mang tính cưỡng ép với người lao động.
3.1.4. Thực trạng các quy định về xử lý các hành vi lao động cưỡng bức
Các biện pháp xử lý hành vi LĐCB được quy định trong các Công ước
Quốc tế nói chung (Công ước 29, Khuyến nghị 190, Tuyên ngôn Liên Hiệp
Quốc về quyền trẻ em...), pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam nói riêng
khá cụ thể, chặt chẽ. Tùy theo mức độ vi phạm của hành vi LĐCB sẽ bị áp dụng
các hình thức xử lý khác nhau. Chẳng hạn, Luật Hợp động lao động của Trung
Quốc quy định “việc giữ giấy tờ tùy thân của NLĐ sẽ bị phạt từ 500 NDT đến
2000NDT và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho NLĐ (Điều 84
Luật HĐLĐ của Trung Quốc). Đối với các hành vi không trả lương hoặc trả
không đủ theo quy định cũng bị xem là phạm tội với hình phạt tiền “vi phạm lần
đầu có thể lên tới 1000USD, nếu vi phạm lần 2 sẽ bị phạt tới 2000USD hoặc
39
phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm” (Khoản 1 Điều 53 Luật việc làm
của Singapore). Hiện nay, ở nhiều nước đã cụ thể hóa các hành vi LĐCB vào Bộ
luật hình sự của quốc gia (như Bộ luật hình sự của Trung Quốc 1997 quy định
phạt tù từ 3 năm trở lên hoặc phạt tiền với hành vi cưỡng bức lao động. Tại Anh,
bản án cho khung hình phạt với hành vi này lên tới 14 năm, tuy nhiên LĐCB
không được xác định rõ trong luật. Tại Braxin, hành vi bắt NLĐ làm việc trong
những điều kiện tồi tệ, bị hạn chế đi lại, bị ràng buộc do gán nợ, bị nắm giữ các
giấy tờ tùy thân...khiến họ trở thành nô lệ sẽ bị phạt tù (BLHS 2003).
Quy định của pháp luật Việt Nam đối với các hành vi LĐCB là “người
nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự” (Đ 239 BLLĐ 2012). NĐ 95/2013/NĐ-CP ngày
22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng nêu rõ: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với NSDLĐ có một
trong các hành vi sau đây: giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ
NLĐ, buộc NLĐ thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác
cho việc thực hiện HĐLĐ, các hành vi xâm phạm đến thân thể con người, đánh
đập tra tấn sẽ bị xử lý theo Luật hình sự.
3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật lao động về lao động
cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về lao động cưỡng bức đối với người
lao động trong quan hệ hợp đồng lao động
Trong quan hệ lao động, vốn dĩ đã tồn tại sự bất bình đẳng giữa NSDLĐ và
NLĐ, với vai trò yếu thế hơn của NLĐ bởi sự phụ thuộc của họ vào NSDLĐ,
điều đó dẫn đến vai trò quyết định của NSDLĐ đối với các quan hệ trong hợp
đồng lao động. Đây cũng là điều kiện để các hành vi LĐCB đối với NLĐ xảy ra
nhiều hơn, tinh vi hơn dưới nhiều hình thức khác nhau như: (i) khi ký hợp đồng
lao động, NLĐ bị yêu cầu giữ giấy tờ tùy thân hoặc các tài sản có giá trị nhằm
buộc NLĐ bị phụ thuộc vào NSDLĐ; (ii) lừa gạt NLĐ, hứa hẹn sẽ đưa đến cho
40
họ việc làm có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt hoặc NLĐ bị lừa bán ra nước
ngoài; (iii) thời gian làm việc không đảm bảo, thường quá thời gian quy định tại
Bộ luật lao động mà NLĐ không được trả thêm tiền làm thêm ngoài giờ, ngày
nghỉ lễ...; (iv) tình trạng sử dụng lao động trẻ em ngày cảng phổ biến.
Có thể thấy, tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động
đang trở thành vấn nạn của nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Tính
đến thời điểm này, Việt Nam và Trung Quốc chưa có thỏa thuận về việc hợp tác
lao động nên số lao động thời vụ Việt Nam sang Trung Quốc là hoàn toàn trái
pháp luật. Cũng chính vì thế, dẫn đến nhiều rủi ro đối với người lao độngTheo
kết quả khảo sát tại 10 địa phương giáp biên giới phía Bắc, từ năm 2011 đến
tháng 2/2016 đã có khoảng 20 vạn người đi lao động thời vụ tại Trung Quốc.
Các tỉnh có số người đi lao động nhiều gồm Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Giang trung bình mỗi ngày có vài nghìn người sang Trung Quốc lao động
làm thuê. Những người này đều ký hợp đồng miệng với chủ sử dụng lao động về
mức lương và điều kiện làm việc. Thời gian làm việc của họ hầu hết nhiều hơn
12 giờ trong một ngày và thường bị quản lý chặt chẽ, hạn chế đi lại, bạo lực và
đe dọa bạo lực, giữ lại lương hoặc giấy tờ tùy thânNguy cơ phổ biến nhất là
họ bị trả mức lương thấp, không đúng thỏa thuận hoặc bằng 50% mức lương mà
lẽ ra người lao động được hưởng. Tình trạng người lao động bị bán vào làm việc
tại các trang trại, hầm mỏ và các đồn điền của Trung Quốc bị cưỡng bức lao
động có xu hướng tăng. Trong khi đó, nhận thức của người lao động về nguy cơ
và rủi ro dẫn đến buôn bán người thông qua cưỡng bức lao động rất thấp (chiếm
khoảng 12%), thậm chí họ không quan tâm, chấp nhận rủi ro (chiếm 58%) và
khi gặp rủi ro, trên 61% họ nhờ bạn bè người thân giúp đỡ4.
Việt Nam có tới 1,75 triệu lao động trẻ em, gần 85% trong số đó sống ở
khu vực n... năng của cán bộ Công đoàn trong việc bảo vệ NLĐ, cũng như các quy định
về thanh tra, xử lý vi phạm lao động, vi phạm về mua bán hàng hóa, dịch vụ
không phù hợp với quy định pháp luật thương mại và các tội danh có liên quan
trong BLHS. Những quy định trên được xây dựng và ban hành trên cơ sở tiếp
cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế, các Công ước và Khuyến nghị của ILO
trong việc chống LĐCB, các Công ước quốc tế và khu vực về nhân quyền và
thương mại. Các vấn đề liên quan đến thị trường lao động, đặc biệt là việc mua
bán sức lao động, quan hệ của NLĐ và NSDLĐ, quyền và nghĩa vụ của các bên,
vấn đề tiền lương, phúc lợi xã hội với NLĐ những năm qua đã được thực hiện
trên cơ sở thị trường. Tuy nhiên, qua phần phân tích thực trạng ở Chương 3 cho
thấy, quy định của pháp luật vẫn còn một điểm chưa hợp lý và đầy đủ. Quá trình
ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách chưa có sự khảo sát, đánh giá thực
tiễn nên còn dừng lại với khá nhiều quy định còn mang tính hình thức, chưa đáp
ứng yêu cầu (quy định về mức lương tối thiểu, trợ giúp pháp lý), khả năng
thực thi thấp (quy định về cấm giữ các giấy tờ tùy thân NLĐ), bên cạnh đó có cả
những vấn đề như LĐCB còn tồn tại và thậm chí “phát triển” ngày càng phức
tạp, tinh vi dưới nhiều hình thức (môi giới, lừa đảo, đe dọa, đánh đập NLĐ),
49
còn được gọi là nô lệ thời hiện đại. Việc chống LĐCB chưa được sự quan tâm
của xã hội một cách rộng rãi, ngay trong nhận thức NLĐ về vấn đề này còn rất
hạn chế. Nhiều NLĐ không nhận biết được đâu là nghĩa vụ, đâu là quyền lợi của
mình, thậm chí khi họ đang bị bóc lột và là nạn nhân của LĐCB. Với NSDLĐ,
đa phần họ chưa thấy được những giá trị và lợi ích lâu dài từ sự tương tác trong
mối quan hệ với NLĐ. Việc Nhà nước cần quan tâm đặc biệt tới các vấn đề an
sinh xã hội, mặt xã hội của QHLĐ như thiết lập môi trường, điều kiện cho các
QHLĐ lành mạnh diễn ra; bảo đảm sự phát triển của thị trường lao động; bảo
đảm việc làm, nghề nghiệp, thu nhập; bảo đảm quyền thương lượng, đối thoại
của các bên là chính sách đúng đắn về lâu dài. Thế nhưng, thực trạng từ hoạt
động quản lý nhà nước về lao động, hoạt động hợp tác của các doanh nghiệp,
hoạt động và vai trò của tổ chức công đoàn trong việc củng cố, xây dựng QHLĐ
hài hòa giữa các bên, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, người yếu thế cho thấy chưa
hiệu quả xuất phát từ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Do đó, để thực hiện
tốt chức năng và nhiệm vụ về chống LĐCB, pháp luật Việt Nam cần khắc phục
những nhược điểm tồn tại trên.
4.1.2. Bảo đảm phù hợp với các công ước quốc tế nhằm tạo nền tảng vững
chắc cho hội nhập quốc tế
Gần đây nhất, trước bối cảnh tình hình thế giới đang khủng hoảng tình trạng
di cư ở các nước (đặc biệt là những nước nghèo), sự gia tăng ngày càng nhiều tội
phạm buôn bán người đã góp phần báo động cao về tình trạng vấn nạn LĐCB,
đặc biệt là ở khu vực Châu Á, Châu Á – Thái Bình Dương trong nửa đầu năm
nay. Rõ ràng hội nhập quốc tế đặt các quốc gia vào sân chơi chung, không chỉ
Việt Nam mà tất cả các nước phải ban hành quy định phù hợp với quy định
chung luật pháp quốc tế, hài hòa với pháp luật các nước, học hỏi kinh nghiệm từ
những quốc gia đã thành công là tất yếu khách quan. Vì vậy, trong lĩnh vực pháp
luật chống LĐCB, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật
quốc gia, bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về các quy định về
điều kiện lao động (độ tuổi, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương...);
50
NLĐ; NSDLĐ ở trong các Công ước, Khuyến nghị của ILO. Luật cần nghiêm
cấm tất cả các hình thức LĐCB hoặc bắt buộc, cấm những công việc hoặc dịch
vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa trừng phạt nào đó mà bản
thân người đó không tự nguyện làm. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 29,
trong thời gian tới cần sớm xem xét, phê chuẩn và tiếp tục thể chế hóa Công ước
105, đây là giải pháp nhưng đồng thời là xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập.
4.1.3. Bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và và những yếu tố xã hội đặc
thù của Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, việc gia nhập vào khu vực chung và
thế giới có những ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến xã hội từ văn hóa, xã
hội, chính trị, kinh tế, lao động Nhưng mỗi một quốc gia có những điều kiện
tự nhiên, đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội khác nhau nên quá trình
nội luật hóa pháp luật quốc tế cần vận dụng linh hoạt để phù hợp với thực tiễn
quốc gia. Vì Việt Nam mới bước qua chuẩn nghèo, hệ thống an sinh xã hội vẫn
chưa đủ mạnh để hỗ trợ những người nghèo, NLĐ yếu thế trong xã hội cải thiện
mọi mặt đời sống. Mặc dù pháp luật chống LĐBC của ILO quy định cấm sử
dụng lao động trẻ em, việc sử dụng LĐTE là vi phạm; nhưng do nhu cầu cuộc
sống khiến nhiều trẻ em, người chưa thành niên phải sớm tham gia vào thị
trường lao động để phụ giúp gia đình thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Việc
thừa nhận NLĐ chưa thành niên được tham gia vào thị trường lao động đối với
thực tiễn Việt Nam hiện là cần thiết, nhưng cần có những quy định tránh người
chưa thành niên bị lạm dụng, bóc lột, bị LĐCB. Với các hướng tiếp cận trong
việc bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động như việc cấm
và xóa bỏ ngay những hình thức lao động tồi tệ nhất, lao động trẻ em, LĐCB và
bắt buộc, các quy định về cấm giữ các giấy tờ tùy thân NLĐ, quy định về xác
lập hợp đồng với lao động thời vụ giúp việc gia đình, quy định giúp việc gia
đình được xem là một công việc và các quy định khác là hướng tiếp cận mới
trong pháp luật Việt Nam, phù hợp với tình hình thực tế, mang tính cơ bản nhằm
giải quyết những diễn biến phức tạp của tình hình lao động, thị trường lao động
51
trong nước trong thời gian qua và nhằm mục đích tạo ra những chuyển biến từng
bước vững chắc, hiệu quả trong việc chống lại LĐCB, lạm dụng sức lao động.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần những chính sách phát triển kinh tế - xã hội mang
tính đột phá để tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ, NLĐ chưa thành niên, cần coi
trọng và tập trung nguồn lực lớn cho việc đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân
lực trẻ, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng, có chuyên môn kỹ thuật cao phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng
bức ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. Về khái niệm lao động cưỡng bức
Hai Công ước quốc tế của ILO đã bao quát tất cả các hoạt động LĐCB hiện
diện trong các vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới, với các hình thức đặc thù
khác nhau. Để đấu tranh, hạn chế và xoá bỏ LĐCB hoặc bắt buộc, vấn đề then
chốt là chúng ta phải nhận diện được hành vi này thông qua khái niệm và các
hình thức cưỡng bức hoặc bắt buộc lao động trong bối cảnh quan hệ lao động
của nền kinh tế thị trường và mang tính đặc thù ở Việt Nam. Trước đó, trên cơ
sở Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước 29-ILO, được Việt
Nam phê chuẩn năm 2007), ILO đã xây dựng 11 chỉ số CBLĐ để các quốc gia
tham khảo. Đó là: lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa
gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa;
giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; điều kiện sống và làm việc bị
lạm dụng; làm thêm giờ quá quy định. Tham chiếu các văn bản này, Việt Nam
đã xây dựng và đưa vào Bộ Luật Lao động năm 2012 khái niệm cưỡng bức lao
động. Dù vậy, nội hàm của khái niệm còn hẹp, chưa bao quát hết các dấu hiệu
cấu thành hành vi CBLĐ, dẫn đến vướng mắc trong xử lý vi phạm.
Thực tế, cách hiểu và những biểu hiện của LĐCB ở mỗi một khu vực địa
lý, một điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của các quốc gia trên thế giới lại có
những đặc thù khác nhau. Nếu thiếu những quy định này sẽ gây khó khăn cho
các chủ thể liên quan trong việc nhận diện, phát hiện hành vi LĐCB hay bắt
52
buộc trên thực tế, từ đó khó có thể giúp họ phòng tránh chúng, hay giúp các nạn
nhân đưa LĐCB hay bắt buộc ra ánh sáng, đồng thời giúp cơ quan có thẩm
quyền xử lý chúng một cách hiệu quả. Khoản 1 Điều 11 Nghị định 44/2003/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 09/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động có quy định “Bị ngược đãi, cưỡng bức
lao động là trường hợp NLĐ bị đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc làm những
công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm,
danh dự của NLĐ”. Tuy nhiên, thực chất văn bản dưới luật này mới chỉ giải
thích cụm từ “ngược đãi, cưỡng bức lao động” trong phạm vi giao kết và thực
hiện hợp đồng lao động hơn là một định nghĩa. Vì vậy, so với khái niệm mà
Công ước 29 đưa ra về LĐCB hay bắt buộc thì cách hiểu về LĐCB hay bắt buộc
như vậy là hẹp hơn rất nhiều. Về phạm vi, khái niệm mà Công ước 29 đưa ra
không bó hẹp dưới dạng các hành động cụ thể là “đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép
buộc” NLĐ mà nó thể hiện dưới dạng cả đe dọa và cả hành động liên quan tới
bạo lực, hay hạn chế về thân thể, hay tước đoạt quyền tự do và các đặc quyền
khác của NLĐ. Về đối tượng của đe dọa hay áp dụng các hình phạt nhằm ép
buộc NLĐ phải làm những công việc mà bản thân họ không tự nguyện hoặc
trong những điều kiện lao động tồi tàn theo khái niệm của Công ước 29 không
chỉ đối với NLĐ mà còn có thể đối với cả thân nhân của họ. Về công việc sử
dụng LĐCB hay bắt buộc theo khái niệm của Công ước 29 cũng không chỉ bó
hẹp trong phạm vi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hay trong quan hệ
lao động mà đó có thể là bất kỳ một “công việc hoặc dịch vụ” nào “mà một
người ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó mà bản thân
người đó không tự nguyện làm”.
4.2.2.Đối với các quy định về lao động cưỡng bức được thực hiện đối với
người lao động trong quan hệ hợp đồng lao động bao gồm:
Thứ nhất, xem xét, sửa đổi một số quy định của pháp luật lao động để
đảm bảo tính tương thích cao hơn giữa pháp luật trong nước với quy định của
Công ước 29. Trước hết, đó là quy định liên quan đến việc điều chuyển NLĐ
53
làm công việc khác trái nghề. BLLĐ đặt ra những điều kiện hết sức chặt chẽ
liên quan đến quyền này của NSDLĐ. Quyết định điều chuyển nếu tuân theo
đúng các điều kiện đó thì NLĐ buộc phải chấp hành mà không có yếu tố thoả
thuận và nếu không chấp hành, NLĐ sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ
luật lao động tuỳ vào mức độ lỗi của họ. Hay quy định về xử lý kỷ luật lao
động, BLLĐ hiện hành quy định một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao
động là chuyển NLĐ vi phạm kỷ luật làm công việc khác có mức lương thấp
hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng (Công ước 29 chưa coi đây là một hình
thức LĐCB hay bắt buộc). Nhưng quy định này dễ bị phía doanh nghiệp lợi
dụng để thực hiện hành vi cưỡng bức hoặc bắt buộc NLĐ làm những công việc
họ không mong muốn với mức lương thấp hơn mức lương công việc hiện tại.
Chẳng hạn, một số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài vì lý do phân biệt đối xử với cán bộ công đoàn đã tạo cớ để điều chuyển
hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với họ, để chuyển họ làm công việc khác mà
bản thân họ không mong muốn, có mức lương thấp hơn công việc hiện tại,
nhằm gây khó khăn cho hoạt động công đoàn của họ7.
Thứ hai, về thời gian làm việc, BLLĐ đã có những quy định chặt chẽ về
giờ làm thêm của NLĐ để tránh tình trạng bóc lột sức lao động của NLĐ. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng lao động làm thêm giờ của doanh nghiệp là rất lớn, điều
đó dẫn đến một thực tế là nhiều doanh nghiệp huy động lao động làm thêm quá
số giờ quy định mà không có sự thoả thuận với NLĐ, hoặc nếu NLĐ không
đồng ý sẽ bị đe doạ xử lý kỷ luật. Trong khi đó, giới hạn của thời giờ làm thêm
vẫn có thể mở rộng hơn nữa, trên phạm vi đồng đều hơn, mà vẫn nằm trong giới
hạn cho phép để tránh và hạn chế tai nạn lao động cũng như đảm bảo được sức
khoẻ và sự tái tạo sức lao động cho NLĐ. Qua đó, nhu cầu về huy động lao động
làm thêm giờ của doanh nghiệp được đáp ứng, cũng là cách thức chúng ta hạn
chế và chấm dứt hình thức LĐCB hay bắt buộc liên quan đến vấn đề thời giờ
làm thêm. Vì thế, quy định về thời gian làm thêm cần quy định “mở” hơn, trong
54
trường hợp cả NSDLĐ đều có nhu cầu và NLĐ đồng ý (bằng văn bản) thì có thể
kéo dài thời gian làm thêm của NLĐ.
Thứ ba, cần quy định NSDLĐ không được sử dụng các loại hợp đồng
khác ngoài hợp đồng lao động trong quan hệ lao động khi hết thời hạn hợp đồng
lao động, nhằm khắc phục hiện tượng NSDLĐ trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo
hiểm xã hội cho NLĐ để ký những loại hợp đồng khác với NLĐ khi họ hết thời
hạn quy định của luật về hợp đồng mùa vụ, hợp đồng có thời hạn. Điều này
đồng nghĩa hạn chế được các hành vi CBLĐ của NSDLĐ, làm thiệt hại đến lợi
ích của NLĐ.
Thứ tư, để phù hợp với nội dung Công ước 29, cần quy định cấm mọi
hình thức lao động cưỡng bức trong giao kết, thực hiện hợp đồng lao động (trừ
những trường hợp ngoại lệ của LĐCB) gồm các chế định như cấm các hình thức
LĐCB hoặc bắt buộc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
NLĐ, điều chỉnh các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc, làm
thêm giờ...
4.2.3. Đối với lao động là phạm nhân chấp hành hình phạt tù
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì 60% kết quả lao
động của phạm nhân được nộp vào Ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại trại
giam, thực chất là trả lương cho phạm nhân bằng hình thức gián tiếp. Tuy nhiên,
hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới lại quy định công khai vấn đề này, kết quả
lao động của phạm nhận được trại giam trực tiếp sử dụng, có báo cáo với Nhà
nước. Do đó, quy định hiện hành cũng cần được cân nhắc tính toán kỹ trước khi
sửa đổi cho phù hợp, tạo điều kiện để gia nhập Công ước 105 của ILO.
4.2.4. Quy định về chế tài xử lý đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng bức bị
cấm, cụ thể:
- Kết quả của quá trình hạn chế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn lao động
cưỡng bức hoặc bắt buộc không chỉ lệ thuộc vào yếu tố luật pháp mà còn lệ
thuộc vào chính ý thức pháp luật của người sử dụng lao động bởi chủ thể của
hành vi này chỉ có thể là người sử dụng lao động. Bên cạnh việc tuyên truyền,
55
phổ biến pháp luật, cũng cần có chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính răn đe và giáo
dục người sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy định của pháp luật
liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. Bởi vì, mặc dù pháp luật đã
nghiêm cấm, nhưng chưa có chế tài cụ thể, nên tình trạng buộc người lao động
phải đặt cọc tiền trước khi vào làm việc hay giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của
người lao động nhằm trói buộc người làm lao động trong quan hệ lao động tại
một số doanh nhiệp tư nhân vẫn xảy ra. Hay mức bồi thường tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp chưa đủ để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng
lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao
động. Trên cơ sở quy định về các hình thức cưỡng bức hoặc bắt buộc lao động,
cần quy định rõ ràng và cụ thể chế tài phù hợp với mức độ nguy hiểm của từng
hình thức. Cần xác định lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc ở một góc độ nào đó
là một loại tội phạm, nên ngoài trách nhiệm hành chính thì tuỳ mức độ nguy
hiểm của hành vi, có thể quy định một cách cụ thể rõ ràng trách nhiệm hình sự
liên quan đến hành vi sử dụng lao động cưỡng bức. Cho đến nay, vẫn chưa có
thống kê chính thức về tình trạng lao động cưỡng bức ở Việt Nam. Thậm chí, nếu
có thống kê thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì tội CBLĐ chưa được luật hóa
trong Bộ Luật Hình sự, trong khi pháp luật lao động chưa định nghĩa đầy đủ.
- Bổ sung trong quy định của BLHS 2015 về việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với các hình thức buôn người và buộc tội, trừng trị bọn buôn người,
đặc biệt trong những vụ án liên quan đến cưỡng bức lao động hoặc có cán bộ
nhà nước đồng lõa; tiếp tục tăng cường và chủ động giám sát các công ty tuyển
dụng lao động và thực thi các quy định cấm thu phí tuyển dụng không hợp lý;
thực hiện đầy đủ các kế hoạch đào tạo cán bộ, tập trung vào việc phát hiện và
điều tra các vụ việc lao động cưỡng bức và buôn người trong nước; chấm dứt
tình trạng biến những người sử dụng ma túy Việt Nam trở thành lao động cưỡng
bức trong các trung tâm cai nghiện của nhà nước; thực thi các chính sách nhận
diện và trợ giúp các nạn nhân trong số các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn
như người lao động di trú, những người hành nghề mại dâm, lao động trẻ em, và
56
đào tạo cán bộ có liên quan về các nghiệp vụ này; mở rộng đào tạo cho cán bộ
lãnh sự về quyền của người lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế; hỗ trợ
các tổ chức quốc tế hoặc các chủ thể có liên quan khác trong việc nghiên cứu và
báo cáo về các xu hướng buôn người ở Việt Nam, bao gồm việc công bố công
khai các kết quả nghiên cứu; hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê về buôn người
và phổ biến thông tin ở cấp độ quốc gia; tăng cường hợp tác liên ngành về công
tác chống buôn người nhằm thực thi có hiệu quả kế hoạch hành động quốc gia
và bảo đảm bố trí nguồn lực đầy đủ cho kế hoạch; xây dựng các chương trình
giảm kỳ thị và thúc đẩy tái hòa nhập cho các nạn nhân buôn người trở về; thực
hiện các chiến dịch chống buôn người hướng vào việc giảm bớt du lịch tình dục
trẻ em; phê chuẩn và thực thi đầy đủ Công ước chống buôn người, đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em (ACTIP) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Trước yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hoá, khi pháp luật quốc tế cũng
như pháp luật ở nhiều quốc gia quy định không sử dụng LĐCB là một trong
những tiêu chuẩn đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu thì việc phòng, chống và xoá
bỏ các hành vi LĐCBHBB không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ thực hiện các cam kết
quốc tế của quốc gia thành viên Công ước 29, mà là vấn đề có tính cấp bách
phải thực hiện để đảm bảo “giấy thông hành” cho hàng hoá và dịch vụ của các
doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế.
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động
cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay
4.3.1. Tăng cường vai trò và hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp
Trong việc giải quyết tranh chấp lao động, thương lượng tập thể, khởi kiện,
đình công... Công đoàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, dẫn
dắt NLĐ thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Hệ thống Công đoàn từ
Công đoàn cấp trên cơ sở sẽ giữ vai trò hỗ trợ, chỉ đạo trực tiếp đối với Công đoàn
cơ sở trong tổ chức hoạt động bảo vệ NLĐ. Và Công đoàn cơ sở, bên cạnh sự chỉ
đạo hỗ trợ của Công đoàn cấp trên, cần được tách bạch về mặt tổ chức và quản lý
57
đối với NSDLĐ để hoàn toàn độc lập trong quá trình đàm phán, thỏa thuận với
NSDLĐ nhằm bảo vệ NLĐ chống lại những hành vi cưỡng bức lao động.
4.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho NLĐ
Trên thực tế, nhiều vụ LĐCB xảy ra cũng có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu
biết pháp luật lao động của NLĐ, dẫn đến việc họ không nhận thức được đâu là
các hành vi LĐCB hoặc phải làm gì để có các biện pháp tự bảo vệ mình. Vì vậy,
những kiến thức về pháp luật lao động, đối thoại, tư vấn những thắc mắc của
NLĐ về pháp luật sẽ góp phần giảm bớt những tranh chấp lao động cũng như
các hành vi LĐCB của NSDLĐ, qua đó, trách nhiệm này thuộc về các tổ chức
cơ quan như Liên đoàn Lao động, Công đoàn các cấp...nhằm thay đổi nhận thức,
nâng cao hiểu biết xã hội của NLĐ về các vấn nạn LĐCB.
Cần mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý, không chỉ giới hạn ở người
nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, tàn tật và trẻ em không
nơi nương tựa, mà còn hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội như NLĐ bị
mất việc làm, nạn nhân của tội buôn bán người, nạn nhân của LĐCB...đặc biệt
hướng tới các đối tượng này tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
4.3.3. Đẩy mạnh các biện pháp thanh, kiểm tra, giám sát, xử phạt NSDLĐ khi
có hành vi LĐCB
Theo đó, cơ quan Thanh tra lao động đóng vai trò quan trọng trong giám
sát, kiểm soát và tư vấn cho các đơn vị sử dụng lao động cũng như cho NLĐ.
Ngoài việc kiểm tra định kỳ có thông báo, cần tiến hành các đợt kiểm tra đột
xuất nhằm phát hiện các hành vi vi phạm lao động cũng như hành vi LĐCB của
NSDLĐ.
58
KẾT LUẬN
Xóa bỏ LĐCB hoặc bắt buộc là một trong những nguyên tắc về quyền cơ
bản tại nơi làm việc đã được cộng đồng quốc tế công nhận từ giữa thế kỷ 20 bởi
cưỡng bức lao động đã xâm phạm quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao
động, nhiều trường hợp còn trực tiếp xâm phạm tới nhân phẩm, các quyền tự do
thân thể của người lao động. Cưỡng bức lao động chính là việc bóc lột sức lao
động của người bị cưỡng bức. Ở những nơi nào tồn tại tình trạng cưỡng bức lao
động thì ở nơi đó người sử dụng lao động không tôn trọng và không tính tới
quyền lợi chính đáng của người lao động. Do đó cưỡng bức lao động là một biểu
hiện của sự bất công và không khuyến khích được tính tích cực, sáng tạo của
người lao động, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, tình
trạng LĐCB đang có nguy cơ bùng phát.
Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập công ước 29 và đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận từ khi chúng ta gia nhập công ước này. Tuy nhiên giữa
công ước 29 và công 105 có sự khác nhau về yêu cầu. Nếu công ước 29 cho
phép các nước thành viên có một lộ trình phù hợp để thực hiện đầy đủ công ước
này thì công ước 105 lại yêu cầu các quốc gia thành viên phải tìm mọi biện pháp
để loại bỏ ngay việc sử dụng LĐCB. Đây là yêu cầu bắt buộc và không có ngoại
lệ và đây cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các nước thành viên, đòi hỏi Việt
Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật lao động nhằm điều chỉnh hợp lý, tiến
tới việc ký kết, tham gia công ước 105 để chấm dứt hoàn toàn hiện tượng cưỡng
bức lao động ở Việt Nam.
59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo 4/2014 của ILO
2. Báo cáo ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa X tại đại hội
Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013.
3. Báo cáo tóm tắt của ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa
X tại đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013.
4. Báo cáo số 50 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 28/5/2013 về Tổng
kết chương trình phát triển đoàn viên công đoàn giai đoạn 2008 – 2013.
5. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai nhiệm
vụ năm 2016 của ngành công thương của Bộ Công thương ngày 31/12/2015.
6. Báo cáo về tình hình giám sát thực hiện chính sách mức lương tối thiểu trong
các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trên địa bàn thành phố ĐN, 2014.
7. Báo cáo “Tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế đối với công nhân
nữ nhập cư và những rủi ro về mua bán người”, Tổ chức Action Aid Việt Nam,
Hà Nội, 2009.
8. Báo cáo hoạt động năm 2015, CEP – Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo
tự tạo việc làm, TP.HCM, 2016.
9. Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2011, Bộ Kế hoạch đầu tư,
Hà Nội, 2012.
10. Bộ tài liệu phục vụ học tập của Viện Ngân hàng thế giới, Không chỉ là tăng
trưởng kinh tế, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
11. Bùi Thị Quyên Quyên (2012), Pháp luật quốc tế về lao động trẻ em: khóa
luận tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp.
12. Bùi Văn Bốn (2010), Pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người Việt Nam đi
lao động ở nước ngoài – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt
nghiệp.
60
13. Các thỏa thuận khung toàn cầu của Industriall, 2014 Chương trình đối tác tư
pháp, Trợ giúp pháp lý tại Châu Âu: 9 con đường tiếp cận công lý, 2015
14. Nguyễn Hữu Chí, Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động
của đại diện công đoàn trong quan hệ lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
6/2010, trang 37.
15. Nguyễn Huy Cường (2012), Một số vấn đề về kỷ luật sa thải trái pháp luật theo
quy định Bộ luật Lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 3/2012, trang 53.
16. Nguyễn Mạnh Cường (2009), Dự báo tác động của việc gia nhập WTO đối
với vấn đề lao động và xã hội của Việt Nam, ILO- Những vấn đề lao động và xã
hội trong các Hiệp định Thương mại quốc tế, trang 190.
17. Dự án quan hệ lao động Việt Nam – ILO, Báo cáo tư vấn “Nhận diện và
ứng phó với những hành vi không công bằng trong lao động đối với công nhân
và công đoàn”, Hà Nội, 2016.
18. Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt
Nam dưới độ tiểu chuẩn lao động, Luận văn thạc sĩ Luật học.
19. Lê Thị Mỹ Hằng (2012), Những vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết
việc làm qua thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ Luật học.
20. Phạm Thị Hằng (2009), Pháp luật Thụy Điển về chống phân biệt đối xử với
lao động nữ tại nơi làm việc và một số kinh nghiệm lập pháp đối với Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học.
21. Bùi Thị Hòa (2014), Hoàn thiện pháp luật về NLĐ di trú ở Việt Nam, luận
văn thạc sĩ.
22. Hồ Thế Hòe – Nguyễn Thị Thư (2012), Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ
chức: thực trạng và một số giải pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7/2012.
23. Đào Xuân Hội (2012), Một số vấn đề về phân loại tranh chấp lao động và
thẩm quyền xử lý tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, 7/2012, trang 59.
24. Tạ Quang Hùng (Chủ biên), Các nền văn minh thế giới, NXB Văn Học,
2013, cuốn 2.
61
25. Phạm Nữ Thanh Huyền (2009), Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và
xóa bỏ LĐCB, Khóa luận tốt nghiệp.
26. Phan Thị Thanh Huyền (2016), Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối
với LĐCB, luận án tiến sĩ.
27. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam đối
với lao động di cư trong nước, Khóa luận tốt nghiệp.
28. ILO (2013), Đấu tranh chống LĐCB – Sổ tay dành cho Người sử dụng Lao
động & Doanh nghiệp (gồm 07 quyển).
29. ILO, Điều tra quốc gia về Lao động trẻ em 2012 – các kết quả chính, Hà
Nội, 3/2014.
30. Justin Yifu Lin (2012), Học thuyết kinh tế cơ cấu mới, Ngân Hàng thế giới.
31. Tường Duy Kiên, Quyền con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 6/2010, trang 70.
32. Khoa Luật trường ĐH New York -Alan B.Morrison (Chủ biên), Những vấn
đề cơ bản của Luật pháp Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
33. Khuyến nghị số 190 về Việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ
những lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 của ILO.
34. Khuyến nghị 146 về Tuổi tối thiểu thông qua năm 1973
35. Khuyến nghị số 35 về LĐCB gián tiếp năm 1930 của ILO.
36. Nguyễn Thị Lam (2013), Thực trạng lao động là người giúp việc gia đình ở
Việt Nam và một số kiến nghị, Luận văn thạc sĩ Luật học.
37. Hoàng Thị Minh (2011), Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 8/2011, trang 63
38. Nghị định thư Palermo về ngăn chặn, cấm và trừng phạt buôn bán người,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 của Liên Hiệp Quốc.
39. Nghiên cứu của Oxfam về các vấn đề lao động trong chuỗi cung ứng của
Unilever Việt Nam
62
40. Nghị quyết số 20 NQ/TW ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp
hành trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời
kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
41. Lê Thị Hồng Nhung, Tra tấn theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về
chống tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ
nhục con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 3/2011, trang 75.
42. Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người
lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
43. Quyết định 678/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ngày
10/5/2011 về Chiến lược trợ giúp pháp lý 2020, định hướng đến năm 2030.
44. Sandra Polaski (2009), Bảo vệ quyền lao động thông qua hiệp định thương
mại: Bài học phân tích, ILO- Những vấn đề lao động và xã hội trong các Hiệp
định Thương mại quốc tế, trang 261.
45. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định
pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, 2/2012, trang 47.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
46. Christien van den Anker and Ilse van Liempt (2011), Human Rights and
Migration: Trafficking for Forced Labour (Global Ethics), New York: Palgrave
Macmillian.
47. ILO relations with the Bretton Woods institutions 80. ILO (2005), Report of
the director general – a global alliance against forced labour, Part III – Global
action to combat forced labour.
48. ILO (2012), Global estimate of Forced labour.
49. ILO (2012), 21 million people are now victims of forced labour.
50. ILO (2012), Behind the figures: Faces of forced labour.
51. ILO (2012), Questions and answers on forced labour.
52. ILO (2012), Global estimate of Forced labour Executive summary.
53. ILO (2012), Global estimate of Forced labour, Results and methodolygy.
63
54. ILO (2013), Stopping forced labour and slavery-like practices - The ILO
strategy 55. ILO (2013), ILO calls for more international cooperation to fight
human trafficking
56. ILO (2013), Major new initiative to protect women and girls from modern-
day slavery
57. ILO (2012), Stepping up the fight against child labour.
58. ILO (2012), New ILO Global Estimate of Forced Labour: 20.9 million
victims. 59. ILO (2015), Internal Labour Migration in Myanmar: Building an
evidencebase on patterns in migration, human trafficking and forced labour.
C. DANH MỤC BÀI VIẾT TRANG WEBSITES
60.
lua-sang-thai-lan-1049948.htm
61.
vangan-chan-nan-buon-nguoi/754380.html
62.
sang-tan-pakistan-ky-2-nhan-vat-bi-an-wu-ta-puma.aspx)
63.
20150326195430722.htm
64.
leases/WCMS_243736/lang--en/index.htm.
65.
D. DANH MỤC TRANG WEBSITES
66. www.congdoanvietnam.org
67. www.ilo.org/hanoi
68. www.state.gov
69. www.thanhnien.com
70. www.tuoitre.com
71. www.uniceif
72. www.vietnam.gov.vn
64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_lao_dong_cuong_buc_theo_quy_dinh_cua_phap_luat_lao_do.pdf