Đề tài Điều tra nguồn phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng rơm kiềm hóa với urê, thân lá lạc khô chăn nuôi bò vỗ béo tại huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG VIỆT HÙNG ĐIỀU TRA NGUỒN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG RƠM KIỀM HÓA VỚI URÊ, THÂN LÁ LẠC KHÔ CHĂN NUÔI BÒ VỖ BÉO TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách q

pdf70 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Điều tra nguồn phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng rơm kiềm hóa với urê, thân lá lạc khô chăn nuôi bò vỗ béo tại huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Việt Hùng i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS BÙI QUANG TUẤN đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, cũng như đánh giá phân tích kết quả và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Ban quản lý đào tạo, các thầy cô trong Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn Khoa Chăn nuôi, các thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, cán bộ công nhân viên phòng Nông nghiệp huyện Nho Quan, cán bộ 2 xã Yên Quang và Lạng Phong. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi cũng xin được bầy tỏ lòng biết ơn sắc tới nhà trường, các thầy cô, gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Việt Hùng ii MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................ v Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi Danh mục biểu đồ ................................................................................................................ vii Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii Thesis abstract ...................................................................................................................... ix Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 3 2.1. Đặc điểm sinh trưởng của bò ................................................................................... 3 2.1.1. Sinh trưởng theo giai đoạn và đường cong sinh trưởng .......................................... 3 2.1.2. Sinh trưởng, phát triển không đều ........................................................................... 4 2.1.3. Sinh trưởng theo chu kỳ........................................................................................... 5 2.1.4. Hiện tượng sinh trưởng bù ....................................................................................... 5 2.1.5. Tốc độ sinh trưởng và độ thành thục ....................................................................... 5 2.2. Đặc điểm tiêu hóa và sử dụng thức ăn của động vật nhai lại .................................. 6 2.2.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hoá của động vật nhai lại ..................................................... 6 2.2.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ ................................................................................................. 8 2.2.3. Quá trình tiêu hoá thức ăn ..................................................................................... 12 2.2.4. Tiêu hoá một số chất dinh dưỡng .......................................................................... 14 2.2.5. Khả năng sử dụng thức ăn thô của bò .................................................................... 17 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỗ béo và cho thịt của bò........................ 17 2.3.1. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến kết quả vỗ béo ................................................. 17 2.3.2. Ảnh hưởng của tuổi bò bắt đầu vỗ béo .................................................................. 18 2.4. Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ..................................... 18 2.4.1. Nguyên tắc làm tăng khả năng sử dụng phụ phẩm nhiều xơ ................................. 18 2.4.2. Sử dụng rơm lúa .................................................................................................... 19 2.4.3. Sử dụng lá sắn ........................................................................................................ 20 iii 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vỗ béo bò ...................................... 22 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 22 2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................... 22 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 25 3.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 25 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 25 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.3.1. Điều tra khảo sát khối lượng phụ phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................................. 25 3.3.2. Sử dụng rơm kiềm hóa với urê và thân lá lạc phơi khô trong khẩu phần vỗ béo bò ............................................................................................................... 26 3.4. Xử lý số liệu........................................................................................................... 30 Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................ 31 4.1. ĐIều tra khảo sát khối lượng phụ phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tại huyện nho quan, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................................. 31 4.1.1. Sản xuất trồng trọt ................................................................................................. 31 4.1.2. Sản xuất chăn nuôi ................................................................................................. 33 4.2. Sử dụng rơm kiềm hóa với urê và thân lá lạc khô trong khẩu phần vỗ béo bò .......... 43 4.2.1. Lượng thức ăn thu nhận của bò thí nghiệm ........................................................... 43 4.2.2. Tăng khối lượng của bò thí nghiệm ....................................................................... 46 4.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của bò thí nghiệm ...................................... 48 4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho tăng khối lượng bò thí nghiệm .............................. 52 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 54 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 54 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 54 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 55 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ABBH Axit béo bay hơi cs. cộng sự DE Năng lượng tiêu hóa DXKN Dẫn xuất không Nitơ ĐVNS Động vật nguyên sinh FCR Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng GSNL Gia súc nhai lại KST Khoáng tổng số ME Năng lượng trao đổi NPN Nitơ phi protein QĐ Quyết định TDN Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa VCK Vật chất khô VSV Vi sinh vật v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 27 Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn ........ 29 Bảng 4.1. Cơ cấu cây trồng của huyện .............................................................................. 32 Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện ......................................................... 33 Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi trâu bò của 2 xã Yên Quang và Lạng Phong ...................... 34 Bảng 4.4. Phương thức chăn nuôi trâu bò tại xã ............................................................... 35 Bảng 4.5. Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của huyện năm 2015 ................................ 37 Bảng 4.6a. Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của xã Yên Quang năm 2015 ................... 39 Bảng 4.6b. Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của xã Lạng Phong năm 2015 .................. 39 Bảng 4.7a. Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ở xã Yên Quang ................................................................................................................ 40 Bảng 4.7b. Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ở xã Lạng Phong ................................................................................................................ 40 Bảng 4.8. Những khó khăn khi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ............................................................................................................... 41 Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò thí nghiệm ..................................... 44 Bảng 4.10. Kết quả tăng khối lượng của bò thí nghiệm ...................................................... 46 Bảng 4.11. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho tăng khối lượng của bò thí nghiệm ................. 49 Bảng 4.12. Hiệu quả của sử dụng rơm và thân lá lạc khô vỗ béo bò .................................. 52 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu cây trồng của huyện ......................................................................... 32 Biểu đồ 4.2. Lượng thức ăn thu nhận của bò ................................................................... 45 Biểu đồ 4.3. Tăng khối lượng tuyệt đối của bò qua các tháng thí nghiệm ....................... 48 Biểu đồ 4.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng ............................................................ 51 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Việt Hùng Tên Luận văn: “Điều tra nguồn phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng rơm kiềm hóa với urê, thân lá lạc khô chăn nuôi bò vỗ béo tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định khối lượng và tình trạng sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò, đồng thời thử nghiệm sử dụng 2 nguồn phụ phẩm chính là rơm kiềm hóa và thân lá cây lạc trong khẩu phần ăn nuôi vỗ béo bò. Phương pháp nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu 2 nội dung: (i) điều tra khảo sát khối lượng phụ phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; (ii) sử dụng rơm kiềm hóa với urê và thân lá cây lạc khô trong khẩu phần vỗ béo bò. Vật liệu nghiên cứu là rơm khô kiềm hóa với 4% urê, thân lá cây lạc phơi khô, bò đực Lai Sind 20-22 tháng tuổi, khối lượng trung bình khoảng 220-230kg. Thu thập số liệu điều tra từ các phòng ban chức năng của huyện, xã và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi theo mẫu biểu điều tra đã chuẩn bị trước. Khẩu phần thí nghiệm nuôi vỗ béo bò ngoài 3,5kg hỗn hợp thức ăn tinh và 5kg cỏ voi cho mỗi bò thì bò còn được cho ăn thêm rơm khô tự do (CT1), rơm kiềm hóa với 4% urê (CT2) hoặc thân lá lạc khô (CT3). Mẫu thức ăn được phân tích tại phòng phân tích của khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm nuôi vỗ béo bò bao gồm: tăng khối lượng bò, thức ăn thu nhận, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tiền chi phí thức ăn cho tăng khối lượng của bò vỗ béo. Kết quả chính và kết luận Huyện Nho Quan có nguồn phụ phẩm nông nghiệp gồm rơm lúa, thân cây ngô, thân cây đậu tương, thân cây lạc với khối lượng ước đạt 43.089,4 tấn (vật chất khô). Quy mô chăn nuôi nhỏ, khó khăn trong vận chuyển, khó khăn trong chế biến/bảo quản phụ phẩm nông nghiệp là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong huyện làm thức ăn cho gia súc nhai lại; sử dụng rơm khô, rơm kiềm hóa với urê và thân lá cây lạc khô trong khẩu phần vỗ béo bò Lai Sind đều mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Khẩu phần sử dụng rơm kiềm hóa với urê và khẩu phần sử dụng thân lá cây lạc khô cho kết quả tăng khối lượng của bò cao hơn so với khẩu phần sử dụng rơm khô (827,78 và 830,56g so với 669,44g/con/ngày). Tiền chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của bò của khẩu phần sử dụng rơm kiềm hóa với urê và khẩu phần sử dụng thân lá cây lạc khô thấp hơn so với khẩu phần sử dụng rơm khô (47.690 và 51.520đ so với 58.270đ/kg tăng khối lượng). viii THESIS ABSTRACT Name of author: DANG VIET HUNG Title of thesis: “Servey the sources of agricultural byproducts, using urea treated rice straw and dired groundnut vines for fattening cattle at Nho Quan district, Ninh Binh province”. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Objectives of current study The objective of current study was to determine the amount and usage of agricultural byproducts as feed source for cattle, and to test the usage of urea treated rice straw and dired groundnut vines in the diets of fattening cattle. Materials and Methods The data from agricultural departments was collected and small holder farmers was interviewed to determine the amount and usage of agricultural byproducts as feed source for cattle at Nho Quan district, Ninh Binh province. The crossbred Sind bulls at 20-22 months of age with initial body weight (BW) of 220-230 kg were used to test the usage of urea (4%) treated rice straw and dried groundnut vines in the diets of fattening cattle. All bulls were fed 3.5 kg of concentrates and 5.0 kg of elephant grass as a basal diet during the experiment. In addition to the basal diet, bulls were devided for three groups based on body weight and randomly assigned to feed diatery treatments: CT1 = rice straw fed ad libitum; CT2 = urea (4%) treated rice straw fed ad libitum; CT3 = dried groundnut vines fed ad libitum. The chemical compositions of all feed samples was analised at Faculty of Animal Science, VNUA. The body weight gain, feed intake, feed conversion ratio, and economic efficiency were determined during the experiment. Main results and conclusions The main sources of agricultural byproducts at Nho Quan district were rice straw, maize and soybean stems, groundnut vines with approximately 43,089.4 tons (dry matter per year). Livestock production with small-scale, difficulty in transport of livestock products, difficulty in the processing and reservation of agricultural byproducts were the main factors affected on limiting the usage agricultural byproducts as feed sources for ruminants. The usage of rice straw, urea treated rice straw and dried groundnut vines in the diets of fattening cattle improved economic efficiency for cattlemen. The body weight gain (BWG) of bulls fed CT2 and CT3 were greater than those fed CT1 (827,78; 830,56 and 669,44 g/head/day, respectively). The cost of feed for one kg of body weight gain (vnd/1kg BWG) for CT2 and CT3 were lower than for CT1 (51.520; 47.690; 58.270vnd/kg BWG, respectively). ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước với hàng loạt các biện pháp kích thích sản xuất, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt. Quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển đàn bò thịt nước ta cả về số lượng và chất lượng được thể hiện trong quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó đến năm 2020, đàn bò thịt cả nước đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó tỷ lệ bò lai và lai chuyên thịt đạt trên 50%, sản lượng thịt bò ước đạt 200.000 tấn, chiếm tỷ lệ 4% trong tổng sản lượng thịt xẻ các loại. Ngành chăn nuôi của cả nước có những bước phát triển rất mạnh. Trong đó, chăn nuôi gia súc nhai lại (GSNL) chiếm vị trí hết sức quan trọng. Theo Cục Chăn nuôi (2014) tổng đàn bò nước ta năm 2014 là 5.156.700 con, đàn trâu là 2.559.500 con, đàn dê, cừu là 1.345.400 con.Tổng đàn bò, dê, cừu của cả nước trong những năm gần đây có xu hướng tăng, còn tổng đàn trâu có xu hướng ổn định. Trong khi đàn trâu bò tăng theo từng năm thì quỹ đất dành cho chăn nuôi lại không tăng lên. Lượng thức ăn thô cần để đáp ứng cho đàn GSNL là 150 triệu tấn/năm, nhưng lượng cỏ trồng và cỏ tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu trên nên đàn gia súc thường bị thiếu thức ăn thô, đặc biệt vào mùa khô khi mà cây cỏ sinh trưởng, phát triển kém. Thiếu thức ăn thô dẫn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi GSNL thấp do năng suất vật nuôi thấp, do phải sử dụng thức ăn tinh giá cao, do tỷ lệ chết vì đói và rét cao Một điều thuận lợi là nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, cây trồng đa dạng, các loại hoa màu, canh tác lúa nước phát triển Điều này dẫn tới một nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú, khối lượng lớn: Hàng triệu tấn rơm, thân cây ngô già sau thu bắp, thân lá cây lạc, ngọn lá mía, dây khoai lang Nguồn phụ phẩm này chỉ có sẵn trong thời gian ngắn theo mùa vụ nên người chăn nuôi chỉ sử dụng được một phần rất nhỏ làm thức ăn cho GSNL, phần còn lại chủ yếu đốt bỏ hoặc để lãng phí ngoài đồng. Nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp trong nuôi dưỡng và vỗ béo bò thịt (Trương La, 2008; Phạm Thế Huệ, 2008; Văn Tiến Dũng, 2010 ...) nhưng thực tế vẫn chưa triển khai sâu rộng tới người chăn nuôi. 1 Chăn nuôi gia súc nhai lại ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với tổng đàn bò 13.052 con, đàn trâu 8.407 con, đàn dê 7.130 con. Diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại của huyện bị hạn chế về quỹ đất, nhưng huyện có diện tích rất lớn cấy lúa, cây hoa màu với khối lượng phụ phẩm nông nghiệp đáng kể. Hiện tại khối lượng phụ phẩm nông nghiệp này được sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại còn ít mà bị bỏ lãng phí ngoài đồng ruộng. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Điều tra nguồn phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng rơm kiềm hóa với urê, thân lá lạc khô chăn nuôi bò vỗ béo tại Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu nhằm xác định khối lượng và tình trạng sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò, đồng thời thử nghiệm sử dụng 2 nguồn phụ phẩm chính là rơm kiềm hóa và thân lá cây lạc trong khẩu phần ăn nuôi vỗ béo bò. 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Số liệu thu được của đề tài góp phần đánh giá khả năng sử dụng rơm lúa và thân lá cây lạc trong khẩu phần vỗ béo bò tại nơi chăn nuôi có ít cỏ tươi. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài giúp xác định được khối lượng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, tình trạng sử dụng cũng như các hạn chế/trở ngại trong việc sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho GSNL tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên. - Kết quả thu được của đề tài có thể đem khuyến cáo người chăn nuôi nhân rộng mô hình, góp phần phát triển kinh tế gia đình nhờ vào chăn nuôi GSNL không cần có diện tích trồng cỏ lớn. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BÒ 2.1.1. Sinh trưởng theo giai đoạn và đường cong sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng kích thước, khối lượng của tế bào, mô, hay bộ phận cơ quan trong cơ thể. Sinh trưởng của gia súc được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng, độ dài sinh trưởng và được đánh giá bằng khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu tác động của hai yếu tố di truyền, ngoại cảnh và mối quan hệ phức tạp của chúng. Hệ số di truyền của tính trạng này là: h2 = 0,3 đến 0,6. Sinh trưởng của gia súc có thể chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn ngoài thai lại có thể chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, còn ở giai đoạn ngoài thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn (tất nhiên trong mối liên quan với điều kiện ngoại cảnh, vì cơ thể và môi trường là một khối thống nhất). Nhìn chung sinh trưởng theo giai đoạn có liên quan mật thiết với sự phát triển của các bộ phận cơ thể: giai đoạn đầu thường xương phát triển mạnh nhất, sau đó đến thịt và mỡ, giai đoạn tiếp theo thường thịt phát triển mạnh sau đó đến xương và mỡ, còn giai đoạn sau thì mỡ phát triển mạnh nhất sau đó đến thịt và xương. Ở đại gia súc thì Gartner (1922) (trích theo Trịnh Văn Trung, 2007), chia sinh trưởng ở giai đoạn sau bào thai ra bốn pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ hai chiều dài và rộng, năm thứ 3 chiều rộng và năm thứ 4 chiều sâu và rộng. Tương tự những con gia súc khác, đường cong sinh trưởng của bò có thể chia ra 2 pha rõ rệt: - Pha tăng khối lượng cao xảy ra từ sơ sinh đến trước khi thành thục về tính (khoảng 30 tháng tuổi) với điều kiện nuôi dưỡng hợp lý. - Pha tăng khối lượng thấp, tỷ lệ sinh trưởng giảm dần cho đến lúc bò trưởng thành (khoảng 6-7 năm tuổi), khối lượng cơ bản ổn định. 3 Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của bò phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Bò nội của ta được nuôi ở gia đình nông dân, chăn thả tự do là chính, ngoài ra có bổ sung thêm rơm rạ tại chuồng, chủ yếu trong mùa đông. Bò có khối lượng sơ sinh 20-25kg, lúc 1 năm tuổi đạt 120-140kg, lúc 2 năm tuổi đạt 200-220kg. Bắt đầu từ thời điểm này bò được huấn luyện cho cày kéo hoặc vỗ béo lấy thịt là thích hợp. Nếu được nuôi dưỡng tốt bò có thể cho tăng khối lượng cao hơn, đạt 500-700 gam/ngày ở năm thứ nhất, 600-800 gam/ngày ở năm thứ hai, thời kỳ vỗ béo có thể tăng khối lượng 800-1000 gam/ngày. Có thể nói sinh trưởng của gia súc chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mức độ dinh dưỡng, quản lý chăm sóc, tính biệt, thời tiết, mùa vụ.v.v. Hiểu biết được đặc điểm, quy luật phát triển theo giai đoạn và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng cho người chăn nuôi trong sản xuất để có biện pháp tác động tốt nhất vào các yếu tố trong từng giai đoạn phát triển của gia súc, nhằm thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.2. Sinh trưởng, phát triển không đều Điểm nổi bật nhất trong sự phát triển của cơ thể gia súc là sự sinh trưởng, phát triển không đều. Đặc điểm đó thường thể hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng khối lượng của cơ thể tuỳ theo tuổi. Ví dụ: ở cơ quan tiêu hoá lúc sơ sinh các dạ trước rất nhỏ, chứng tỏ sự phát triển chậm của chúng trong giai đoạn bào thai, trái lại dạ múi khế có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cũng như tương đối đều cao trong giai đoạn bào thai. Sau khi sinh sự phát triển ngược lại hẳn, dạ trước tăng khoảng 100-200 lần, trong khi đó dạ múi khế chỉ tăng 4-8 lần. Sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở thể vóc, trao đổi chất Thể vóc chủ yếu do hệ cơ và hệ xương tạo nên. Trong giai đoạn bào thai mô xương có cường độ phát triển mạnh nhất, còn sau khi sơ sinh tốc độ phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô cơ lại tăng lên. Từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi khối lượng cơ thể bê nghé tăng 16 lần, khối lượng xương tăng 8,7 lần còn cơ tăng 18,6 lần. Trao đổi chất: Cơ thể non có cường độ tổng hợp protein mạnh. Tuổi càng tăng thì khả năng này giảm xuống cùng với sự thay đổi cơ cấu của các loại 4 protein. Ở con vật non nucleoprotein chiếm tỷ trọng lớn, khi tuổi tăng lên cơ thể tích luỹ nhiều các protein có chức năng đặc hiệu với khả năng tự đổi mới thấp. 2.1.3. Sinh trưởng theo chu kỳ Sự phát triển của cơ thể gia súc và của từng bộ phận trong cơ thể gia súc qua các thời kỳ có những đặc điểm khác nhau. Tính chất không đồng đều của nhịp độ phát triển rất phù hợp sự hoạt động hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh, với sự đồng hoá và dị hoá có thời kỳ mạnh, có thời kỳ yếu của cơ thể, và cũng từ tính chất không đồng đều của hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất mà sự sinh trưởng của gia súc chịu ảnh hưởng cũng đi theo nhịp độ lúc yếu, lúc mạnh. Biểu hiện rõ nhất là tốc độ tăng khối lượng cơ thể. Có những thời kỳ đối với gia súc mức tăng khối lượng hàng ngày cao nhưng sau đó lại thấp. Tăng khối lượng nhiều hay ít chính là do sự cân bằng của các quá trình oxy hoá khử trong sự trao đổi chất có đều hay không. Chu kỳ động dục của con cái cũng tuân theo tính chu kỳ, sau một thời gian nhất định chu kỳ động dục lại được lặp lại. 2.1.4. Hiện tượng sinh trưởng bù Hiện tượng sinh trưởng bù xảy ra ở một giai đoạn tuổi nào đó, mà sự phát triển của bò bị kìm hãm do cung cấp thức ăn hạn chế. Sau đó con vật nhận được khẩu phần dinh dưỡng tốt hơn, cường độ sinh trưởng tăng cao. Cơ thể không bị ức chế và đạt khối lượng cùng lúc với những con bò cùng tuổi, đó là hiện tượng sinh trưởng bù. Mặc dù người ta mong muốn thúc đẩy bò lớn nhanh trong quá trình nuôi dưỡng nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng sinh trưởng bù. Người nông dân thường nuôi “giữ xác” hoặc tạm thời chấp nhận nuôi bò với cường độ sinh trưởng thấp trong mùa khô, đến mùa nhiều cỏ trâu bò lại tiếp tục phát triển tốt lên. 2.1.5. Tốc độ sinh trưởng và độ thành thục Bò Vàng sinh trưởng mạnh vào thời kỳ đầu sau khi sinh và đạt tầm vóc trưởng thành (tức là hết thời kỳ sinh trưởng) lúc 6 -7 năm tuổi. Khối lượng cơ thể khi trưởng thành trung bình là con đực 350 - 450kg và con cái 250 -300kg. Tốc độ sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cố định như di truyền, giới tính, giai đoạn sinh trưởng... Cường độ sinh trưởng phụ thuộc nhiều ở tuổi, khối lượng lúc trưởng thành và giới tính. Thông thường, bò đực không thiến lớn nhanh hơn bò đực thiến và bò cái. Điều này có quan hệ đến hoóc môn sinh trưởng và hoóc môn kích thích sinh trưởng testosteron. Testosteron có ở những 5 con đực cà, nhưng những con đực thiến thì không. Tốc độ sinh trưởng cũng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố ngoại cảnh khác như thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, môi trường... Theo Agabayli (1977), tốc độ sinh trưởng của bò có thể đánh giá theo hệ số sinh trưởng k và tính theo công thức: Y = A - D  10-kt Trong đó: Y là tốc độ sinh trưởng. A là trị số tối đa của độ sinh trưởng. D là tổng khối lượng từ sơ sinh đến hết thời kỳ sinh trưởng. k là hệ số sinh trưởng. t là thời gian có những biến đổi các tính trạng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT NHAI LẠI 2.2.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hoá của động vật nhai lại Bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi, trong đó 3 túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước, không có tuyến tiêu hoá riêng. Túi thứ 4, gọi là dạ múi khế, tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh. Đối với gia súc non bú sữa dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển, còn sữa sau khi xuống qua thực quản được dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản. Rãnh thực quản gồm có đáy và 2 mép. Hai mép này khi khép lại sẽ tạo ra một cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Khi bê bắt đầu ăn thức ăn cứng thì dạ cỏ và dạ tổ ong phát triển nhanh và đến khi trưởng thành thì chiếm đến khoảng 85% tổng dung tích dạ dày nói chung. Trong điều kiện bình thường ở gia súc trưởng thành rãnh thực quản không hoạt động nên cả thức ăn và nước uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong (Nguyễn Xuân Trạch, 2004a) . - Dạ cỏ: là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm 85 - 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và chuyển hoá thức ăn. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hoá mà niêm mạc có nhiều núm hình gai. Sự tiêu hoá thức ăn trong đó là nhờ hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi 6 cho VSV lên men yếm khí: yếm khí, nhiệt độ tương đối ổn định trong khoảng 38 - 42oC, pH từ 5,5 - 7,4. Hơn nữa dinh dưỡng được bổ sung đều đặn từ thức ăn, còn thức ăn không lên men cùng các chất dinh dưỡng hoà tan và sinh khối VSV được thường xuyên chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hoá. Có tới khoảng 50 - 80% các chất dinh dưỡng thức ăn được lên men ở dạ cỏ. Sản phẩm lên men chính là các a xít béo bay h...ỷ lệ tiêu hoá mà còn tăng khối lượng rơm ăn vào. Nếu gia súc chỉ được cho ăn một lượng rơm hạn chế thì ước tính về tỷ lệ tiêu hoá thích hợp hơn. Đinh Văn Cải (2002), cho biết: khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp. Rơm rạ được ủ với 4 - 5% urê sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Nghiên cứu sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần vỗ béo bò cho biết: thay thế 25 - % cỏ xanh trong khẩu phân ăn hàng ngày của bò vỗ béo bằng rơm ủ 4% urê không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào của bò và trong mùa đông khi cỏ xanh khan hiếm, có thể sử dụng rơm ủ urê thay thế cỏ xanh trong khẩu phần 25% là tốt nhất nhưng có thể thay thế 50% cỏ xanh. Chế độ nuôi dưỡng bê Lai Sind kết hợp cho gặm cỏ và cho ăn rơm được bổ sung urê và bã bia sau một lần cho uống dầu lạc (5ml/kg thể trọng) đã làm tăng lượng thu nhận thức ăn, tăng tốc độ sinh trưởng của bê và đem lại lợi nhuận rõ rệt cho người chăn nuôi (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). 2.4.3. Sử dụng lá sắn Ước tính hàng năm ở nước ta có khoảng hơn 1 triệu tấn ngọn lá sắn tươi sau khi thu hoạch củ, còn ít được sử dụng làm thức ăn gia súc. Ngọn lá sắn tuy giàu protein (18 - 20% theo VCK) nhưng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm gia súc chậm lớn hoặc có thể gây chết khi có hàm lượng cao. Nấu chín ngọn lá sắn làm giảm bớt độc tố, nhưng tiêu tốn nhiều chất đốt và lao động. Ủ chua, phơi khô ngọn lá sắn có thể loại bỏ gần như hoàn toàn độc tố, lại dự trữ được lâu dài cho trâu bò ăn. Trong lá sắn hàm lượng tinh bột rất ít (từ 1,8 đến 3,2%), hàm lượng 20 DXKD (từ 3,7 đến 6,4 %), hàm lượng protein thô tương đối cao dao động từ 22,6 đến 29,9% theo VCK (Dương Thanh Liêm, 1999). Theo công bố của Hoài Vũ và Trần Thành (1980), thì về mặt chất lượng trong protein của lá sắn có khá nhiều và đầy đủ các axit amin cần thiết, so với các loại rau tươi khác thì chất lượng protein của lá sắn hơn hẳn. Ví dụ: hàm lượng lysine, methionine và triptophan của lá sắn tươi trong 100 g protein là 0,34 g; 0,14 g và 0,11 g, trong khi đó, rau muống là 0,14 g; 0,07 g; và 0,04 g, rau ngót là 0,16 g; 0,13 g và 0,05 g, rau cải là 0,07 g; 0,03g và 0,02 g. Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao, theo Từ Quang Hiển (1983) trong 100 g bột lá sắn khô có chứa tới 66,7 mg caroten. Còn theo Hoài Vũ và Trần Thành (1980), hàm lượng caroten trong 100 g lá sắn tươi là 3,00 mg, vitamin B1 là 0,25 mg%, vitamin B2 là 0,66 mg, vitamin pp là 0,66 mg và vitamin C là 295 mg. Thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn so với củ. Hàm lượng Ca dao động từ 0,74% đến 1,13%, hàm lượng P từ 0,25% đến 0,38%; K từ 1,52% đến 1,71%. Đặc biệt hàm lượng Fe và Mn rất cao, tương ứng là 344 - 655,2 mg trong 1 kg chất khô. Hàm lượng khoáng đa, vi lượng trong lá sắn vừa đáp ứng đủ nhu cầu của, gia súc. Lá sắn có chứa tanin hay proanthocyanidins chất này cũng rất phổ biến trong các cây cỏ vùng nhiệt đới. Tanin là chất polyphenolics có thể dễ dàng hoà tan trong nước và kết hợp với protein. Sự có mặt của tanin và protein có thể tạo thành hỗn hợp tanin - protein bằng mối liên kết hydro, đặc biệt là trong môi trường kiềm. Hàm lượng tanin thường cao ở lá sắn trưởng thành nhưng thấp ở lá sắn thu hoạch sớm. Theo Ngô Tiến Dũng và cs. (2003), hàm lượng tanin trong lá sắn khô chiếm 3,1%. Hàm lượng tanin này được coi là có lợi cho gia súc. Barry and Manley (1984); Reed (1995), cho rằng nếu hàm lượng tanin trong thức ăn vượt quá 6% VCK thì lượng thức ăn tiêu thụ và khả năng tiêu hoá sẽ giảm. Lượng tanin ở trong khoảng 2 - 4% theo VCK sẽ giúp bảo vệ lượng protein không bị tiêu hoá ở dạ cỏ, làm tăng lượng protein thoát qua dạ cỏ, tiêu hoá ở ruột non, vì nó kết hợp với protein trong lá sắn tạo thành phức hợp protein - tanin không bị phân giải ở dạ cỏ. Số lượng vi khuẩn và ĐVNS tăng dần theo mức bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần. Bổ sung 1,0 kg bột lá sắn/con/ngày số lượng vi khuẩn và ĐVNS tăng gần đến mức bổ sung 1,5 kg; số lượng vi khuẩn tăng ở thời điểm 2 giờ và giảm 21 dần sau khi ăn 4 đến 8 giờ; số lượng ĐVNS giảm sau khi ăn 2 giờ và tăng dần ở 4 đến 8 giờ và khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn làm tăng tỷ lệ phân giải VCK và xơ thô của bột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ của bò. 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ VỖ BÉO BÒ 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trong nhiều năm gần đây nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu chế biến, làm tăng giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm nông nghiệp, dự trữ và sử dụng chúng làm thức ăn cho gia súc nói chung và trâu bò nói riêng, đặc biệt vào mùa khan hiếm thức ăn thô xanh. Rất nhiều nghiên cứu về chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc đem lại kết quả tốt như: chế biến rơm lúa bằng urê, ủ chua thân cây ngô già, thân lá cây lạc, ngọn lá sắn, bã sắn Khi nghiên cứu sử dụng bột lá dứa đã lấy sợi làm thức ăn cho bò, các tác giả Naseeven and Harrson (1981), trích từ tài liệu của Preston and Leng (1987), nhận thấy khi sử dụng cho bò ăn thời gian dài, bò sẽ bị nhiễm độc do axit và không cho tăng trọng. Các tác giả cho rằng trở ngại khi sử dụng bột lá dứa và bã làm thức ăn cho gia súc nhai lại liên quan phần lớn đến hàm lượng các axit hữu cơ, mà cơ bản là axit lactic và Oxalic, phốt pho và một số khoáng khác cũng thiếu trầm trọng so với nhu cầu của gia súc. Những nghiên cứu tiếp theo của Rodriguez (1983), trích tài liệu của Preston and Leng (1987), tại Mexico đã cho kết luận: khi sử dụng bột thịt lá cây dứa sợi làm thức ăn cho loài nhai lại, trước tiên phải chú ý đến việc tối ưu hoá hệ sinh thái dạ cỏ và sau đó khắc phục tỷ lệ protein/ năng lượng và các protein thoát qua. Chỉ sau 2 bước đó, các khoáng bổ xung mới có thể hấp thu được. Các tác giả như Gohl (1993); Suriyjantratong and Senakas (1985), đã đề nghị nên có những nghiên cứu thí nghiệm để sử dụng có hiệu quả thân lá lạc giàu chất dinh dưỡng cho gia súc mà hiện nay ở hầu hết các nước còn bỏ phí. Do thân lá lạc giàu protein nên dễ bị vi sinh vật lên men bị hư hỏng không thể dùng làm thức ăn cho gia súc được. Trong thực tế, người nông dân mới sử dụng một phần nhỏ thân lá lạc ở dạng tươi làm thức ăn gia súc. 2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam điều kiện thời tiết khí hậu cho phép trồng nhiều vụ lạc trong năm, tuy nhiên năng suất củ đạt cao nhất là vụ đông xuân (Miền nam trồng tháng 22 12, tháng 1 và thu hoạch vào tháng 3, tháng 4. Miền Bắc vụ lạc chính trồng vào tháng 2, tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6, tháng 7). Lạc chủ yếu trồng để lấy củ dùng làm thực phẩm cho con người và làm thức ăn cho gia súc. Một đặc điểm đáng lưu ý là vào thời điểm thu hoạch củ thân lá còn rất xanh, giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng protein thô trong dạng khô thường dao động từ 12,8 - 26,2%; xơ thô từ 27,9 - 29%; dẫn xuất không đạm 31 - 47,8%; mỡ thô 1,9 - 2,7% (Gohl, 1993). Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về cây lạc và sử dụng thân lá lạc để chế biến làm thức ăn cho gia súc: Nguyễn Hữu Tào (1996), cho thấy cây lạc là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao đối với gia súc nhai lại. ở dạng tươi (26,45% vật chất khô), hàm lượng protein thô là 14,17% tính theo VCK. Khi ủ chua thân lá lạc có bổ sung 7% bột sắn, VCK đạt 27,10% và protein thô đạt 13,3% tính theo VCK. Sau khi phơi khô để dự trữ, thân lá lạc khô có chứa 11% protein khô (Viện chăn nuôi Quốc gia, 1995). Bùi Xuân An (1998), đã nghiên cứu một cách toàn diện về phụ phẩm này trong việc sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở khu vực miền đông Nam Bộ. Đỗ Thị Thanh Vân và cs. (2009), nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua bổ sung 5% bột sắn trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị cho tăng trọng từ 0,49 - 0,58 kg/con/ngày. Lê Xuân Cương (1994), nghiên cứu xử lý rơm làm tăng giá trị thức ăn nuôi bò, xác định thành phần hoá học của rơm sau khi ủ với urê từ 2 - 4%. Nguyễn Viết Hải và cs. (1994), nghiên cứu xử lý rơm bằng urê và NaOH. Nguyễn Thị Tịnh và Lê Minh Lịch (2001), thử nghiệm nhiều mức bổ sung urê khác nhau, các tác giả đều có nhận xét chung khi xử lý rơm với mức 4% cho hiệu quả tốt hơn. Đối với Lê Xuân Cương (1994), nghiên cứu rơm ủ theo tỷ lệ 2% urê + 5% vôi + 0,5% muối, lượng tiêu thụ rơm ủ urê của bò tăng lên 42,9%, làm cho mức tăng trọng tăng 31%. Victor J. Clarle và cs. (1997) tiến hành nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind sử dụng khẩu phần ăn được phối hợp trên nền bột sắn với 70% chất khô trong khẩu phần và 10% bột ngô. Với khẩu phần này cho năng lượng trao đổi là 2899 Kcal/1kg chất khô và cho tăng trọng trung bình từ 895,5 gam/con/ngày đến 925 gam/con/ngày. 23 Lại Thị Nhài (2006), sử dụng lõi ngô nghiền trong khẩu phần vỗ béo bò Laisind sau 84 ngày đạt 0,53kg/con/ngày đến 0,6 kg/con/ngày. Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2006), sử dụng khẩu phần rơm tươi ủ urê vỗ béo bê Laisind, kết quả tăng trọng bình quân 357,3 gam/con/ngày. Nguyễn Xuân Trạch (2000), tiến hành thí nghiệm nuôi bê đang sinh trưởng cho thấy khả năng tăng trọng và lượng thức ăn thu nhận rơm tăng lên khi bê được nuôi bằng rơm xử lý 3% vôi, 4% urê hoặc 4% urê + 3% vôi. So với rơm không xử lý được phun trực tiếp 4% urê. Phạm Kim Cương và cs. (2004), vỗ béo bò Laisind bằng khẩu phần thân lá dâu tằm thay thế cho hạt bông với 4 mức lá dâu tằm khác nhau: khẩu phần 1 là bột sắn, rỉ mật, hạt bông, đậu tương, rơm khô, urê và khoáng; ở khẩu phần 2,3,4 tương ứng bổ sung lá dâu tằm là 5,10,15 kg cho kết quả rất tốt: ở khẩu phần 1 tăng trọng đạt được cả kỳ vỗ béo là 554 g/con/ngày, các lô 2, lô 3, lô 4 đạt kết quả tương ứng là 583 gam/con/ngày; 565 gam/con/ngày; 568 gam/con/ngày. Các nghiên cứu trên đều cho thấy việc tận dụng các phụ phẩm cho chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế. 24 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Vật liệu nghiên cứu: + Rơm khô kiềm hóa với 4% urê + Thân lá cây lạc phơi khô + Bò đực Lai Sind 20 - 22 tháng tuổi, khối lượng trung bình khoảng 220 - 230kg - Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Yên Quang huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và phòng thực hành Thức ăn, bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ tháng 8/2015 đến tháng 4/2016. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành nghiên cứu 2 nội dung sau: - Điều tra khảo sát khối lượng phụ phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; - Sử dụng rơm kiềm hóa với urê và thân lá lạc khô trong khẩu phần vỗ béo bò. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều tra khảo sát khối lượng phụ phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Điều tra được tiến hành tại 2 xã, mỗi xã điều tra 30 hộ. Các chỉ tiêu điều tra, khảo sát bao gồm: tổng đàn gia súc nhai lại, tổng nhu cầu thức ăn thô cho đàn gia súc nhai lại, phương thức và quy mô chăn nuôi gia súc nhai lại, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp, tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi - Tổng đàn gia súc nhai lại: theo báo cáo của xã, huyện. 25 - Tổng nhu cầu thức ăn thô (tấn VCK): 2,5% tổng khối lượng đàn gia súc nhai lại (tấn) x 365 ngày/năm. - Phương thức và quy mô chăn nuôi: phỏng vấn bằng phiếu điều tra các hộ chăn nuôi. - Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp: Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp được ước tính dựa vào khối lượng chính phẩm theo các phương trình hồi quy đã công bố/hoặc dựa vào diện tích gieo trồng theo báo cáo của các xã trên địa bàn điều tra. Tỷ lệ thóc/rơm khô = 1/0,8 Khối lượng thân lá cây ngô sau thu hoạch/ha = 6,5 tấn Khối lượng thân lá cây lạc/ha = 8,5 tấn Khối lượng thân lá cây đậu tương/ha = 8,5 tấn Khối lượng ngọn lá sắn/ha = 5,5 tấn (Bùi Quang Tuấn, 2007) Khối lượng thân cây sắn = 0,72 x Sản lượng sắn củ Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò được xác định bằng điều tra trực tiếp các cán bộ địa phương, các hộ chăn nuôi trâu bò theo phiếu điều tra chuẩn bị trước. 3.3.2. Sử dụng rơm kiềm hóa với urê và thân lá lạc phơi khô trong khẩu phần vỗ béo bò - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Mười hai bò đực Lai Sind 20 - 22 tháng tuổi, có khối lượng trung bình khoảng 220 - 230kg được sử dụng trong thí nghiệm. Bò được chia thành 3 công thức, mỗi công thức 4 con. Thời gian nuôi vỗ béo 3 tháng, không kể thời gian nuôi thích nghi 2 tuần. Trước thí nghiệm, bò được tiêm thuốc chống ký sinh trùng đường tiêu hóa và đánh số. Bò được cho ăn một trong 3 loại khẩu phần như sau: CT 1: 3,5kg hỗn hợp thức ăn tinh, 5kg cỏ tươi và rơm khô cho ăn tự do; CT 2: 3,5kg hỗn hợp thức ăn tinh, 5kg cỏ tươi và rơm kiềm hóa với urê cho ăn tự do; CT 3: 3,5kg hỗn hợp thức ăn tinh, 5kg cỏ tươi và thân lá cây lạc phơi khô ăn tự do. 26 - Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm: Rơm khô được kiềm hóa theo công thức: Rơm khô: 100kg Urê: 4kg Nước: 70 lít Cân rơm khô, urê và nước theo tỷ lệ trên, hòa urê vào nước, tưới đều lên rơm, đảo kỹ sau đó tiến hành ủ rơm trong túi nylon có đường kính 1,5m. Sau ủ 2 tuần lấy mẫu rơm để phân tích thành phần hóa học. Thân lá cây lạc được phơi khô đến độ ẩm 12 - 13%, đánh đống bảo quản dưới mái che. Cỏ tươi được cắt vào buổi sáng hàng ngày. Hỗn hợp thức ăn tinh cho bò thí nghiệm bao gồm: bột ngô (40%), bột sắn (40%), khô đỗ tương (11%), bột cá 8,5%, premix khoáng-vitamin 0,5%). Hỗn hợp thức ăn tinh có tỷ lệ chất khô là 88,5%, protein thô 15,0% và mật độ ME 2.497 kcal/kg. Thức ăn tinh được chia đều thành 2 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Hỗn hợp thức ăn tinh được chia đều thành 2 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi ăn hỗn hợp thức ăn tinh, bò được cho ăn cỏ tươi với mức 5kg/con/ngày chia làm 2 bữa, cuối cùng cho ăn thức ăn thí nghiệm tự do. Nước sạch được cho uống tự do. Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm CT 1 CT 2 CT 3 Số bò (con) 4 4 4 Tuổi (tháng) 20-22 20-22 20-22 Khối lượng (kg) 220-230 220-230 220-230 Khẩu phần: Cỏ voi (kg/ngày) 5 5 5 Rơm khô Tự do - - Rơm kiềm hóa với urê - Tự do - Thân lá cây lạc khô - - Tự do Hỗn hợp thức ăn tinh (kg/ngày) 3,5 3,5 3,5 Thời gian nuôi thích nghi (tuần) 2 Thời gian thí nghiệm (tháng) 3 27 - Các chỉ tiêu theo dõi: Tăng khối lượng bò: Bò được cân hàng tháng bằng cân điện tử, cân vào buổi sáng trước khi cho bò ăn. Thu nhận thức ăn: Hỗn hợp thức ăn tinh và cỏ voi cho ăn theo định mức, thức ăn thí nghiệm cho ăn tự do (cân thức ăn cho ăn trong ngày và cân thức ăn thừa vào sáng hôm sau). Từ lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa sẽ tính lượng thức ăn thu nhận. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng bò: FCR (kg VCK/kg tăng khối lượng bò) được tính hàng tháng dựa vào kết quả tăng khối lượng bò và lượng chất khô thức ăn thu nhận của bò thí nghiệm. Hạch toán thu-chi trong vỗ béo bò: Tổng thu – Tổng chi - Phân tích hóa học: Các mẫu thức ăn trộn đều, nghiền nhỏ để gửi phân tích chất khô, protein thô, xơ thô, lipid, khoáng tổng số, tại phòng phân tích của bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn, phòng thí nghiệm trung tâm của khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mẫu được lấy theo TCVN 4325-2007 Chất khô phân tích theo TCVN 4326-2007 Protein thô : phân tích theo TCVN 4328-2001 Xơ thô phân tích theo TCVN 4329-2007 Lipid phân tích theo TCVN 4331-2007 KTS phân tích theo TCVN 4327-2007. - Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME): Được tính toán theo phương pháp của Wardeh (1981) Giá trị ME của thức ăn được ước tính như sau: DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 x TDN ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 x DE ME (Kcal/kg VCK)x%VCK ME (Mcal/kg CX) = 100 ` - TDN (% VCK thức ăn) tính theo Wardeh (1981) (trích theo Viện Chăn nuôi, 1995) như sau: 28 Đối với cỏ xanh TDN (% VCK thức ăn) = -21,7656 + 1,4284 x %Protein thô + 1,0277 x %DXKN + 1,2321 x %Lipit thô + 0,4867 x %Xơ thô Đối với thức ăn giàu năng lượng TDN (% VCK thức ăn) = 40,2625 + 0,1969 x %Protein thô + 0,4228 x %DXKN + 1,1903 x %Lipit thô + 0,1379 x %Xơ thô Đối với thức ăn thô khô TDN (% VCK thức ăn) = -17,2649 + 1,2120 x %Protein thô + 0,8352 x %DXKN + 2,4637 x %Lipit thô + 0,4475 x %Xơ thô Đối với thức ăn ủ chua TDN (% VCK thức ăn) = -21,9391 + 1,0538 x %Protein thô + 0,9736 x %DXKN + 3,0016 x %Lipit thô + 0,4590 x %Xơ thô Trong đó: TDN: là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (Total Digestile Nutrients) tính bẳng % trong chất khô (%VCK) của thức ăn. DE: Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg VCK) ME: Năng lượng trao đổi (kcal/kg VCK). Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn (% VCK) ME Protein Nguyên liệu VCK Lipid Xơ thô DXKN KTS (kcal/kg thô VCK) Cỏ voi 16,80 11,09 2,98 30,40 47,61 7,92 2292 Rơm khô 87,25 5,15 1,33 30,43 50,68 12,41 1537 Thân lá cây lạc khô 89,74 11,44 3,64 26,78 45,89 13,25 1720 Rơm kiềm hóa với 54,72 9,21 1,34 30,25 47,99 11,21 1665 urê Bột ngô 88,25 9,28 3,10 1,88 72,38 1,39 2596 Bột sắn 89,14 3,00 2,30 4,07 77,55 2,18 2629 Khô đỗ tương 86,48 42,59 7,40 5,86 24,63 5,97 2867 Bột cá 89,85 60,10 6,10 1,80 0,10 28,10 2757 Chú thích: VCK: Chất khô, DXKN: Dẫn xuất không nitơ; KTS: Khoáng tổng số ME (Metabolisable Energy): Năng lượng trao đổi 29 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được phân tích theo mô hình phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA). Phép thử Tukey test dùng so sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình với mức ý nghĩa P<0,05. 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT KHỐI LƯỢNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH Nho quan là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Ninh Bình, nằm ở phía tây bắc của tỉnh. Phía đông và đông bắc giáp với huyện Gia Viễn và 1 phần huyện Kim Bảng - Hà Nam; phía đông giáp với huyện Hoa Lư và TP Tam Điệp; phía nam giáp với huyện Thạch Thành - Thanh Hóa; phía tây và tây bắc giáp với huyện Yên Thủy - Hòa Bình. Diện tích đất tự nhiên khoảng 46 nghìn ha (33% cả tỉnh), trong đó đất lâm nghiệp 14 nghìn, đất nông nghiệp 15 nghìn, đất chưa sử dụng 8 nghìn; chiều dài huyện khoảng 40km, rộng khoảng 13,5km. Nho quan là 1 huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trưng của vùng núi cao và bán sơn địa, đồng thời là vùng đất trũng thuộc khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Địa hình của huyện mang đặc điểm của 3 tiểu vùng: Tiểu vùng cao; tiểu vùng đồng chiêm trũng và tiểu vùng bán sơn địa. Nho Quan có nhiều núi, với 2 dãy núi chính và hằng trăm núi lẻ. Nho Quan thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong khoảng trên 230C, lượng mưa trung bình khoảng 1900mm. Khí hậu thời tiết của Nho Quan chịu ảnh hưởng khá lớn bởi khí hậu và thời tiết của vùng núi rừng tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình: mưa nhiều vào mùa hè và thu; lạnh, khô và đôi khi có sương muối dày đặc vào mùa đông 4.1.1. Sản xuất trồng trọt Cơ cấu cây trồng của huyện được trình bày trong bảng 4.1. Lúa vẫn là cây lương thực chính trong đó lúa nước được trồng nhiều nhất, năm 2014 lúa được trồng với diện tích 7.138ha, tổng sản lượng cả năm thu được đạt 45.854,6 tấn. Lúa nương chủ yếu được trồng ở các xã vùng cao với diện tích trong 2 năm 2014 và 2015 là 2.028,4ha, tuy nhiên lúa nương có năng suất rất thấp, chỉ đạt 49,5 - 50 tạ/ha. Cây ngô cũng được trồng với diện tích 1.353,5ha, chủ yếu ngô được trồng để thu bắp non (ngô nếp) hoặc già, tổng sản lượng cả năm thu được 2.536,2 tấn ngô hạt (năm 2015). 31 Bảng 4.1. Cơ cấu cây trồng của huyện Năm 2014 Năm 2015 Diện Năng suất Tổng Diện Năng suất Tổng Loại cây tích BQ SL tích BQ SL (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) Lúa nước 7.138 64,24 45.854,6 7.348 63,12 46.380,6 Lúa nương 1.014,2 49,5 5.020,3 1.014,2 50 5.071,0 Ngô 1.353,5 17,93 2.426,8 1.353,5 18,73 2.536,2 Lạc 1.464,5 15,3 2.240,7 1.653,4 14,96 2.473,6 Đậu tương 310 20,4 6.324 310 21,56 6.665 Khoai lang 205,7 76,5 1.574,5 205,7 77,8 1.600,3 Rau đậu và các 1.439 1.400 loại cây khác Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH huyện năm (2014;2015) Cây lạc được trồng chủ yếu ở những nơi có diện tích đất bãi ven sông hoặc ở những mảnh ruộng một vụ, diện tích năm 2015 là 1.653,4ha, sản lượng đạt 2.473,6 tấn. Cây đỗ tương được trồng chủ yếu ở những diện tích lúa mùa sớm, sau khi thu hoạch lúa thì cắt gốc rạ và tiến hành gieo hạt ngay, kỹ thuật trồng đơn giản. Ngoài ra một số loại cây khác như khoai lang và các loại rau đậu khác Cây ăn quả cũng được trồng nhưng theo hình thức tự cung, tự cấp. Sales Lúa Ngô Lạc Loại khác 14% 13% 10% 63% Biểu đồ 4.1. Cơ cấu cây trồng của huyện 32 Nhìn chung năng suất và sản lượng lương thực của huyện Nho Quan là khá cao, cây trồng chủ lực là lúa nước vì địa bàn tập trung chủ yếu trên cánh đồng chiêm trũng màu mỡ. Như vậy với sản lượng thu được trên có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực trong huyện, ngoài ra còn thu được nguồn phụ phẩm lớn từ cây lương thực trên làm nguồn thức ăn thô cho trâu bò, góp phần giải quyết sự thiếu thức ăn trong vụ đông xuân như hiện nay. 4.1.2. Sản xuất chăn nuôi - Số lượng đàn gia súc, gia cầm: Diễn biến số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Nho Quan trong mấy năm gần đây được thể hiện trong bảng 4.2. Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm của huyện biến động không nhiều trong mấy năm qua. Số lượng đàn trâu tăng/giảm không rõ rệt trong những năm vừa qua do vai trò cày kéo của trâu giảm dần, người nông dân đang chuyển dần sang sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Một hạn chế khác nữa của trâu là khả năng sinh sản kém dẫn đến hiệu quả chăn nuôi không cao, nhiều hộ dân chuyển sang nuôi bò. Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Vật nuôi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trâu (con) 7.550 8.000 7.890 8.407 Bò (con) 11.342 12.651 12.790 13.052 Lợn (con) 50.000 56.740 70.120 76.774 Gia cầm (con) 910.830 983.432 890.998 832.922 Nguồn: UBND huyện Nho Quan (2012; 2013; 2014 và 2015) Ngược lại so với đàn trâu, đàn bò của huyện có xu hướng tăng trong những năm qua, từ 11.342 con năm 2012 lên 12.651 con năm 2013, đến năm 2014 lên 12.790 con tăng 101,1% so với năm 2013, năm 2015 số lượng là 13.052 con tăng 115% so với năm 2012. Huyện Nho Quan là một trong những vùng được chọn để thử nghiệm phát triển đàn bò thịt của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu không thuận lợi, mặt khác do trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi còn hạn chế vì thế số lượng đàn bò thịt giảm nhanh không được đưa 33 vào chăn nuôi trong phạm vi rộng. Bò sữa cũng chưa được áp dụng, số lượng đàn bò tăng ở đây chủ yếu là các giống bò của địa phương nuôi theo hình thức kết hợp chăn thả và nuôi nhốt. Với tổng đàn trâu bò của huyện năm 2015 là 21.459 con thì nhu cầu thức ăn thô cho chúng là rất lớn, đặc biệt là trong vụ đông xuân. Đàn lợn của huyện tăng nhẹ trong những năm 2012 đến 2014, chỉ tăng với tốc độ chậm do giá thức ăn tăng cao nhưng giá thịt lợn không tăng, đồng thời dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh luôn đe dọa nên đàn lợn phát triển không mạnh. Đến năm 2015 số lượng đàn lợn tăng mạnh do giá thức ăn từ cuối 2014 giảm dần và giá thịt tăng dần, nhu cầu của thị trường tăng. Đàn gia cầm cũng giao động không lớn do ảnh hưởng của giá cả thị trường giảm, đầu ra chậm nên người chăn nuôi chưa thực sự an tâm khi chăn nuôi gia cầm. - Quy mô chăn nuôi trâu bò: Việc khảo sát quy mô chăn nuôi trâu bò được tiến hành tại 2 xã Yên Quang và Lạng Phong của huyện, kết quả trình bày trong Bảng 4.3. Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi trâu bò của 2 xã Yên Quang và Lạng Phong Yên Quang Lạng Phong Xã (n = 30 hộ) (n = 30 hộ) Quy mô đàn 1-4 5-9 10-14 ≥ 15 1-4 5-9 10-14 ≥ 15 (con/hộ) Số hộ (hộ) 14 12 4 0 21 8 1 1 Tỷ lệ (%) 46,66 40 13,33 0 70 26,66 3,33 3,33 Nhìn chung quy mô chăn nuôi trâu bò của huyện chủ yếu là chăn nuôi theo mô hình nông hộ, dựa vào lao động trong gia đình và theo phương thức tận dụng là chính, vì vậy quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Toàn huyện chỉ có một vài trang trại nhỏ của một số hộ chăn nuôi cạnh khu vực có đồng cỏ lớn. Số liệu tại bảng trên cho thấy trong 30 hộ chăn nuôi trâu bò tại xã Yên Quang thì có 14 hộ nuôi 1 - 4 con, chiếm 46,66%, 12 hộ nuôi 5 - 9 con, chiếm 40% số hộ chăn nuôi trâu bò. Tại xã Lạng Phong số hộ nuôi 1 - 4 con là 21 hộ, 34 chiếm 70%, số hộ nuôi 5 - 9 con là 8 hộ, chiếm 26,66% số hộ chăn nuôi trâu bò. Như vậy, ở cả hai xã đa số các hộ nuôi từ 1 - 4 con trâu, bò/hộ, xã Yên Quang có tỷ lệ số hộ nuôi 5 - 9 con cao hơn xã Lạng Phong vì là xã có diện tích đồi núi và đồng cỏ nhiều hơn. Quy mô chăn nuôi trâu bò nhỏ là do hiệu quả chăn nuôi chưa cao nên người chăn nuôi không đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Nhiều hộ bị hạn chế về nguồn cỏ cho chăn nuôi nên không thể mở rộng đàn. Mục đích chăn nuôi của nhiều hộ chỉ là tận dụng lao động, tận dụng một phần phụ phẩm nông nghiệp của gia đình để tăng thêm thu nhập, sử dụng sức kéo, phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của huyện Nho Quan chủ yếu là canh tác trồng cây lương thực và hoa màu, diện tích chuyên trồng cỏ rất ít. Do đó để mở rộng quy mô đàn trâu bò cần phải có các biện pháp như thực hiện quy hoạch các vùng đất phục vụ cho chăn nuôi gia súc, mở rộng đất trồng cỏ, nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho người dân Kết quả điều tra của Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Xuân Trạch (2003), tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc, nơi có điều kiện chăn nuôi khác với huyện Nho Quan, cho thấy có tới 62,9% số hộ chăn nuôi chỉ nuôi 1 con/hộ và 26,6% số hộ nuôi 2 con/hộ. Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi cũng cần phải tính đến quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ của người dân trong vùng. - Phương thức chăn nuôi trâu bò: Kết quả điều tra phương thức chăn nuôi trâu bò của 60 hộ chăn nuôi thuộc hai xã Yên Quang và Lạng Phong được trình bày trong Bảng 4.4. Bảng 4.4. Phương thức chăn nuôi trâu bò tại xã Xã Yên Quang Lạng Phong (n = 30 hộ) (n = 30 hộ) Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Phương thức (hộ) (%) (hộ) (%) Chăn thả hoàn toàn 2 6,67 3 10 Nuôi nhốt hoàn toàn 0 0,00 0 0,00 35 Kết hợp chăn thả - nuôi nhốt 28 93,33 27 90 Phương thức chăn nuôi chăn thả hoàn toàn được áp dụng ở một số hộ tại địa bàn do có bãi chăn thả lớn đặc biệt là có một số khu bãi cỏ rộng người dân chăn nuôi theo hình thức tự thả trâu, bò cho chúng tự kiếm thức ăn, khi gặp điều kiện thức ăn khan hiếm trâu bò tự về nhà, người chăn nuôi có thể cho trâu bò ăn một số loại thức ăn bổ sung như rơm hoặc thân cây ngô, kết hợp với việc rắc thêm một ít muối lên thức ăn đó. Phương thức nuôi nhốt hoàn toàn trong địa bàn huyện Nho Quan chưa được áp dụng. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả kết hợp với nuôi nhốt. Theo phương thức này có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm từ cây trồng và cây cỏ tự nhiên, từ đó làm giảm chi phí thức ăn cho vật nuôi, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. - Một số nguồn thức ăn thô cho đàn trâu bò: Một số nguồn thức ăn thô chính cho đàn trâu bò của huyện Nho Quan hiện nay là: cỏ tự nhiên, cỏ trồng, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. + Cỏ tự nhiên Hiện nay diện tích cỏ tự nhiên giảm rõ rệt do kiên cố hóa kênh mương, đường đi bê tông hóa, bờ đê đổ bê tông nên lượng cỏ tự nhiên còn rất ít và cỏ cũng chỉ chủ yếu xanh tốt về mùa xuân hè. Các giống cỏ tự nhiên có rất nhiều loại cho nên năng suất, sản lượng cỏ rất khó xác định. Hiện nay cỏ tự nhiên được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi hầu như chỉ cho ăn tươi thông qua chăn thả hoặc cắt về cho ăn tại chuồng. Cỏ tự nhiên chỉ được người chăn nuôi khai thác mà không được chăm bón cho nên năng suất phụ thuộc theo mùa, thời tiết và mức độ khai thác, sử dụng. + Cỏ trồng Việc trồng cỏ trong nông hộ vẫn chưa phát triển mạnh, chủ yếu từ 1 - 2 sào bắc bộ. Do diện tích đất làm hoa màu vẫn chiếm nhiều, thực tế những hộ chăn nuôi nhiều và hướng chăn nuôi bò thịt nhưng lại không có diện tích đất để canh tác trồng cỏ. So sánh giữa số hộ có chăn nuôi trâu bò và số hộ trồng cỏ thì số hộ trồng cỏ chiếm tỷ lệ rất ít. Các giống cỏ trồng chủ yếu là cỏ Voi, cỏ VA06, Năng suất cỏ Voi và cỏ VA06 đạt bình quân khoảng 250 - 300 36 tấn/ha/năm.Cỏ Voi và cỏ VA06 không thích hợp với vụ đông xuân, sinh trưởng chậm nên cho năng suất rất thấp trong mùa này. + Phụ phẩm nông nghiệp * Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp Nho Quan là huyện sản xuất nông nghiệp là chính. Ngoài cây lúa huyện còn diện tích nhất định cho trồng ngô, lạc, đỗ tương, khoai, sắn... Ngoài chính phẩm còn thu được khối lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Việc xác định phụ phẩm nông nghiệp được dựa vào diện tích gieo trồng và dựa vào chính phẩm. Kết quả xác định khối lượng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính của huyện Nho Quan và hai xã Yên Quang và Lạng Phong được trình bày trong Bảng 4.5 và 4.6a, 4.6b. Nguyễn Xuân Trạch (2001c), khi nghiên cứu ở huyện Đông Anh cho biết tỷ lệ thóc/rơm khô là 1/0,8. Như vậy huyện Nho Quan cũng thuộc vùng có tập quán canh tác như huyện Đông Anh (trừ những hộ ở vùng núi cao canh tác lúa nương), khi gặt lúa thường cắt sâu xuống phần gốc rạ, lượng rơm lúa sau thu hoạch cũng tương đương tỷ l... rơm bằng urê rõ ràng đã làm tăng tốc độ và tỷ lệ phân giải rơm nhờ cấu trúc xơ của vách tế bào trở nên lỏng lẻo giúp vi sinh vật dạ cỏ dễ dàng tấn công và phân 44 giải rơm nhanh hơn (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006). Hơn nữa nồng độ NH3 trong dạ cỏ của bò ăn rơm khô thường rất thấp do hàm lượng Protein trong rơm thấp và khó phân giải nên hệ vi sinh vật dạ cỏ tăng khối chậm và hoạt động kém hiệu quả (Chemost and Kayouli, 1997). Khi bò cho ăn rơm xử lý urê một lượng lớn nitơ phi protein (NPN) được bổ sung nên cung cấp đầy đủ hơn về nhu cầu Nitơ cho VSV dạ cỏ. Kết quả theo dõi so với nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs. (2009), sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị VCK ăn vào so với khối lượng cơ thể từ (2,48 - 2,88) thì của chúng tôi gần như tương đương. Theo Kearl (1982), bò 200 - 300 kg, tăng trọng 0,75 kg/con/ngày cần 5,4 - 7,4 kg chất khô/con/ngày. Theo Preton and Willis (1967), bò tơ 200 kg lượng chất khô thu nhận xấp xỉ từ 2,8 - 3% khối lượng cơ thể của chúng. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương. Biểu đồ 4.2. Lượng thức ăn thu nhận của bò Lượng protein thô ăn vào có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm, bò ở CT1 thu nhận ít nhất (705,7g/con/ngày), tiếp đến CT2 (857,8g/con/ngày) và cao nhất ở CT3 (941,5g/con/ngày) với mức (P<0,05). Lượng protein thô thu nhận của các công thức thí nghiệm khác nhau là do tỷ lệ 45 protein thô trong rơm khô, rơm kiềm hóa urê và thân lá lạc khô khác nhau nên khả năng thu nhận protein là có sự khác nhau. Lượng protein thô trong rơm khô (5,15) thấp hơn rất nhiều so với rơm ủ urê (9,12) và thân lá lạc khô (11,4). Năng lượng trao đổi (NLTĐ) thu nhận được hằng ngày cũng tương tự như VCK và protein thô, NLTĐ ở CT3 là cao nhất (15,4Mcal/con/ngày) và thấp nhất vẫn là CT1 (14,13Mcal/con/ngày) với mức sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng thu nhận thức ăn của bò cho ta thấy khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi, đối với thân lá lạc khô có khả năng tiêu hóa cao nhất bò ăn nhiều nhất do có hàm lượng NPN cao gần tương đương so với cỏ tươi sau thu hoặch. 4.2.2. Tăng khối lượng của bò thí nghiệm Kết quả theo dõi khả năng tăng khối lượng của bò vỗ béo được trình bày ở Bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả tăng khối lượng của bò thí nghiệm CT1 CT2 CT3 Chỉ tiêu SEM P (n=4) (n=4) (n=4) KL trước thí nghiệm (kg/con) 216,25 215,50 217,75 3,02 >0,05 KL sau tháng 1 (kg/con) 235,75 239,50 241,50 3,92 >0,05 KL sau tháng 2 (kg/con) 255,50 264,00 266,25 4,44 >0,05 KL kết thúc thí nghiệm (kg/con) 276,50 290,00 292,50 5,57 >0,05 Tăng KL tháng 1 (g/con/ngày) 650,00a 800,00b 791,67b 46,15 <0,05 Tăng KL tháng 2 (g/con/ngày) 658,33a 816,67b 825,00b 40,82 <0,05 Tăng KL tháng 3 (g/con/ngày) 700,00a 866,67b 875,00b 43,86 <0,05 Tăng KL trung bình (g/con/ngày) 669,44a 827,78b 830,56b 31,90 <0,05 Ghi chú: (a,b) khác nhau trong cùng một hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05) Từ kết quả thu được chúng ta thấy khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm của bò ở các công thức là gần tương tự nhau, đến khi kết thúc thí nghiệm thì có sự sai 46 khác rõ rệt. Các khẩu phần ăn khác nhau đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng khối lượng của bò vỗ béo (P<0,05). Tăng khối lượng của bò ở CT1 (669g/con/ngày) thấp hơn so với bò ở CT2 và CT3 (827g/con/ngày và 830g/con/ngày). Điều này là do việc kiềm hóa rơm với urê không những làm tăng khả năng tiêu hóa của rơm, tăng thức ăn thu nhận mà còn làm tăng tỷ lệ protein thô của rơm, dẫn đến tăng lượng protein thô ăn vào của bò, bản thân cây lạc phơi khô có lượng NPN cao 11,4 gần tương tự Protein của cỏ tươi nên khi cho bò ăn khả năng tiêu hoá tốt hơn. Bò nuôi ở 3 công thức có sự tăng khối lượng bình quân qua các tháng gần tương tự nhau không có sự thay đổi rõ rệt (P<0,05) điều đó cho thấy bò nuôi bằng rơm khô và rơm ủ urê, cây lạc đều cho tăng trọng bình quân qua các tháng việc nuôi dưỡng bò đảm bảo yêu cầu. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về tác dụng của việc sử dụng rơm kiềm hóa urê (Doyle et al., 1986; Nguyễn Xuân Trạch, 2000; Nguyễn Xuân Trạch et al, 2002). Bò ở CT3 được cho ăn thân lá lạc khô có khả năng tăng khối lượng bình quân cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs. (2009), về sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị (0,56 kg/con/ngày). Các kết quả tăng khối lượng của bò thí nghiệm cũng gần tương đương với các nghiên cứu trước đây về việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong vỗ béo bò, có những chỉ tiêu còn cao hơn, lí do có thể là do bò Lai Sind trong thí nghiệm của chúng tôi có chất lượng tốt hơn, tỷ lệ máu Sind cao hơn và thức ăn tinh sử dụng nhiều hơn. Phạm Kim Cương (2004), đã tiến hành nuôi vỗ béo bò Lai Sind bằng các khẩu phần vỗ béo khác nhau có sử dụng rơm khô (20% chất khô khẩu phần). Kết quả bò cho tăng khối lượng cả giai đoạn từ 554 - 583g/ngày, tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng từ 6,44 - 7,15kg chất khô. Văn Tiến Dũng (2009), đã tiến hành thí nghiệm so sánh khả năng tăng khối lượng khi vỗ béo của bò Lai Sind và bò lai ½ Red Angus nuôi tại Đắc Lắc. Khẩu phần vỗ béo bò gồm: cỏ ghi nê 17,0%, rơm khô 15,0%, hạt bông 23,0%, bột sắn 43,5%, urê 1,0% và premix khoáng 0,5% (tính theo chất khô). Kết quả bò Lai Sind cho tăng khối lượng trung bình cả giai đoạn là 663g/ngày, tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng là 11,6kg chất khô. Thí nghiệm vỗ béo bò Lai Sind trên cơ sở sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp vùng Tây Nguyên của Trương La (2008), cho kết quả tăng khối lượng đạt 745g/ngày, tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng là 7,41kg chất khô. Kết quả khảo sát nuôi vỗ béo bò Lai Sind giai đoạn 18 - 21 tháng tuổi của Phạm Thế Huệ (2008), cho thấy tăng khôi lượng của bò đạt 671,10g/ngày, tiêu tốn thức 47 ăn cho kg tăng khối lượng là 9,29kg chất khô. Kết quả ăn rơm ủ ure, cây lá lạc phơi khô tương đương với nghiên cứu của Vũ Chí Cương (2007), bò được nuôi vỗ béo bằng khẩu phần sử dụng 13% lõi ngô cho tăng khối lượng 0,839 kg/con/ngày. Như vậy theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi sử dụng rơm kiềm hóa ure, thân cây lạc khô mạng lại hiệu quả tăng khối lượng gần như các nghiên cứu trước đây. Biểu đồ 4.3. Tăng khối lượng tuyệt đối của bò qua các tháng thí nghiệm Biểu đồ trên cho thấy tăng khối lượng bò qua các tháng thí nghiệm tương đối tốt và đồng đều qua các tháng trong thời gian thí nghiệm. Nước ta có nguồn phụ phẩm phong phú rơm, cây lạc nếu tận dụng sử lý trước khi làm thức ăn cho gia súc thì tăng khối lượng bình quân đạt kết quả cao hơn so với sử dụng phụ phẩm không qua xử lý. 4.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của bò thí nghiệm Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là chỉ tiêu chăn nuôi quan trọng 48 luôn được người chăn nuôi quan tâm. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của bò vỗ béo được tính toán từ kết quả theo dõi thức ăn thu nhận và kết quả tăng khối lượng của bò (Bảng 4.11). Bảng 4.11. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của bò thí nghiệm Chỉ tiêu CT1 (n=4) CT2 (n=4) CT3 (n=4) SEM P Tiêu tốn VCK (kg/kg tăng KL) 10,31b±0,49 8,72a±0,17 8,79a±0,15 0,32 <0,05 Tiêu tốn ME (Mcal/kg tăng KL) 21,22b±1,04 18,24a±0,42 18,58a±0,36 0,68 <0,05 Tiêu tốn protein (g/kg tăng KL) 1060,4±54,0 1038,5±24,1 1135,8±20,9 58,92 >0,05 Tăng KL (kg/con/ngày) 0,67 0,83 0,83 Tiền thức ăn (VNĐ/con/ngày) 39.004 42.076 39.058 Chi phí thức ăn (VNĐ/kg tăng KL) 58.027 51.052 47.069 So sánh (%) 100 88,42 81,84 Ghi chú: (a,b) khác nhau trong cùng một hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05) Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về tiêu tốn VCK và ME cho 1kg tăng khối lượng của bò ở các công thức thí nghiệm khác nhau (P<0,01 và P<0,05), còn tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng của bò vỗ béo không sai khác nhau nhiều giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05). Tiêu tốn VCK và ME cho 1kg tăng khối lượng của bò ở CT1 là cao nhất (10,31kg/kg tăng KL) so với CT2 và CT3 thì có sự sai khác rõ rệt do bò CT1 ăn rơm khô nên tỉ lệ tiêu tốn thức ăn nhiều, bò CT2 và CT3 ăn thức ăn có tỷ lệ NPN cao nên khả năng tiêu hoá tốt hơn. Qua nghiên cứu tiêu tốn VCK ở thí nghiệm so với nghiên cứu của Mai Thị Thơm và cs. (2010) thì tiêu tốn VCK khi cho ăn cây lạc ở dạng khô tỉ lệ thấp hơn nhiều so với ăn cây lạc ủ chua, Đỗ Thị Thanh Vân và cs (2009), đã tiến hành nghiên cứu sử dụng bổ sung cây lạc ủ chua vào thí nghiệm (10,57- 12,92) thì kết quả thu nhận thức ăn/kg tăng trọng của chúng tôi thấp hơn nhiều khi cho ăn cây lạc phơi khô (8,79) với mức (P<0,05). Kết quả này so với nghiên cứu của Văn Tiến Dũng (2009), đã tiến hành thí nghiệm so sánh khả năng tăng khối lượng khi vỗ béo của bò Lai Sind và bò lai ½ Red Angus nuôi tại Đắc Lắc. Khẩu phần vỗ béo bò gồm: cỏ ghi nê 17,0%, 49 rơm khô 15,0%, hạt bông 23,0%, bột sắn 43,5%, urê 1,0% và premix khoáng 0,5% (tính theo chất khô). Kết quả bò Lai Sind cho tăng khối lượng trung bình cả giai đoạn là 663g/ngày, tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng là 11,6kg chất khô, thì hiệu quả của nghiên cứu còn tốt hơn rơm khô 10,3kg chất khô/1kg tăng khối lượng bình quân 670g/ con/ ngày. Kết quả này ở mức khá cao so với kết quả thí nghiệm trước (6,3 - 7,9 kg chất khô/kg tăng khối lượng của Phạm Kim Cương (2001); 3,9 – 4,5 kg chất khô/kg tăng khối lượng của Đinh Văn Tuyền (2008); 6,29 - 8,73 kg chất khô/kg tăng khối lượng của Nguyến Quốc Đạt (2008); 6,2 – 8,0 kg chất khô/kg tăng khối lượng của Phạm Văn Quyến (2010), tiêu tốn chất khô/kg tăng khối lượng bò Lai Sind trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn ở công thức ăn rơm khô và tương đương so với các giá trị kham khảo đưa ra bởi các tiêu chuẩn ăn như ARC (1984); NRC (1982); INRA (1989); AFRC (1993), dao động trong khoảng 7,1 - 10,42 kg chất khô/kg tăng khối lượng. Điều này có thể do bò khi đưa vào thí nghiệm bị thiếu dinh dưỡng nên trong quá trình vỗ béo chất dinh dưỡng vừa được sử dụng để tổng hợp mô cơ và năng lượng được dùng để tích luỹ mỡ cho cơ thể nên năng lượng dùng trong quá trình vỗ béo bò cao. Tuy nhiên tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng trong công thức thí nghiệm của chúng tôi so với Vũ Chí Cương (2008), khi vỗ béo bò Lai Sind bằng khẩu phần có nguồn xơ là thân cây ngô sau thu bắp và bẹ ngô kết hợp ngô nghiền, khô dầu lạc, rỉ mật, ure dao động 10,84 - 11, 38 kg chất khô/kg tăng khối lượng thì ăn rơm khô là tương đương nhưng ăn thân lá lạc khô và rơm ủ urê thì thấp hơn. Như vậy có thể thấy mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn khi tính bằng đơn vị kg chất khô/kg tăng khối lượng đây cũng có thể là lí do giải thích cho mức tiêu tốn thức ăn cao hay thấp của các nghiên cứu khác nhau. 50 Biểu đồ 4.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 51 Qua biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng có thể thấy nếu cho ăn rơm khô và rơm ủ urê, thân lá lạc khô thì tiêu tốn VCK (kg/kg tăng khối lượng) có sự sai khác nhau rõ rệt trong các công thức thí nghiệm (P<0,05). Tiêu tốn protein giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05) không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy khi dùng phụ phẩm nông nghiệp có qua xử lý, thân lá lạc khô đã làm giảm tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng do trong phụ phẩm có hàm lượng NPN cao làm hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu thức ăn cao hơn so với ăn rơm khô, dẫn tới khả năng tăng khối lượng/kg thức ăn nhanh hơn. 4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho tăng khối lượng bò thí nghiệm Chi phí thức ăn được tính dựa vào giá của các nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần và kết quả tăng khối lượng của bò vỗ béo, kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 4.12. Tiền thức ăn cho 1 bò vỗ béo ở các công thức thí nghiệm khác nhau chênh lệch nhau không nhiều nên tiền chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của bò ở CT2 và CT3 thấp hơn nhiều so với bò ở CT1. Điều này là do bò ở CT2 và CT3 có kết quả tăng khối lượng cao hơn. Bảng 4.12. Hiệu quả của sử dụng rơm và thân lá lạc khô vỗ béo bò Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 Các khoản chi (* 1000 đồng) - Mua bò 17.280 17.200 17.360 - Thức ăn 3.513 3.848 3.562 - Thuốc thú y 200 200 200 - Sửa chữa nhỏ, dụng cụ chăn nuôi 100 100 100 Các khoản thu (*1000 đồng) - Bán bò 22.080 23.200 23.360 Thu – Chi (*1000 đồng) 987 1.852 2.138 Khi tiến hành thí nghiệm giá mua bò thí nghiệm (x 80.000 đồng/kg). Qua bảng 4.12 chi phí trong thí nghiệm 1 trong 90 ngày hết (3.811.530 đồng), thí nghiệm 2 là 4.140.840 đồng, thí nghiệm 3 là 3.862.650 đồng. Khi kết thúc giá 52 thịt hơi tại địa phương là 80.000 đồng/kg cho thấy lợi nhuận đạt được qua các lô thí nghiệm như sau: thí nghiệm 1 là 897.000 đồng, thí nghiệm 2 là 1.852.000 đồng, thí nghiệm 3 là 2.138.000 đồng. Như vậy sau 90 ngày thí nghiệm lợi nhuận thu được từ các thí nghiệm đối với các lô thí nghiệm tính theo tháng là 329.000 đồng, 617.000 đồng và 712.000 đồng cho ta thấy hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò bằng thân lá lạc khô là cao nhất sau đó đến rơm ủ ure. Vỗ béo bằng thân lá lạc khô hiệu quả kinh tế cao nhưng trong quá trình thu cây lạc gặp nhiều khó khăn, bảo quản cây lạc khó hơn do hay bị nấm mốc trong quá trình bảo quản, bò mới tập ăn bị tiêu chảy nhiều hơn so với ăn rơm khô. Nhưng thực tế trong quá trình nghiên cứu bò được vỗ béo có ngoại hình đẹp (lông bóng mượt). 53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN - Huyện Nho Quan có nguồn phụ phẩm nông nghiệp gồm rơm lúa, thân cây ngô, thân cây đậu tương, thân cây lạc với khối lượng ước đạt 43.089,4 tấn (vật chất khô). Nhưng tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên làm thức ăn cho đàn gia súc nhai lại còn thấp: rơm lúa đạt 62,86% ở xã Yên Quang và 53,57% ở xã Lạng Phong; thân cây ngô đạt 15,53% ở xã Yên Quang và 9,69% ở xã Lạng Phong; thân cây lạc đạt 2,22% ở xã Yên Quang và 1,43% ở xã Lạng Phong; thân cây đậu tương đạt 0,83% ở xã Yên Quang và 0% ở xã Lạng Phong; - Quy mô chăn nuôi nhỏ, khó khăn trong vận chuyển, khó khăn trong chế biến/bảo quản phụ phẩm nông nghiệp là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong huyện làm thức ăn cho gia súc nhai lại; - Sử dụng rơm khô, rơm kiềm hóa với urê và thân lá lạc khô trong khẩu phần vỗ béo bò Lai Sind đều mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Khẩu phần sử dụng rơm kiềm hóa với urê và khẩu phần sử dụng thân lá lạc khô cho kết quả tăng khối lượng của bò cao hơn so với khẩu phần sử dụng rơm khô (827,78g và 830,56g so với 669,44g/con/ngày). Tiền chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của bò của khẩu phần sử dụng rơm kiềm hóa với urê và khẩu phần sử dụng thân lá lạc khô thấp hơn so với khẩu phần sử dụng rơm khô (47.069đ và 51.052đ so với 58.027 đ/kg tăng khối lượng). 5.2. KIẾN NGHỊ - Huyện nên mở một số lớp tập huấn về sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho người chăn nuôi để giúp người chăn nuôi khai thác tối đa nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn làm thức ăn cho đàn gia súc nhai lại; - Dùng thân lá lạc khô và rơm kiềm hóa với urê trong các khẩu phần vỗ béo bò tại địa phương. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Agabayli (1977). Nuôi trâu bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 68 - 54. 2. Bùi Quang Tuấn (1999). Nghiên cứu sử dụng cây ngô già sau thu bắp làm thức ăn nuôi bò sữa. Tạp chí Nông nghiệp - Công nghiệp – Thực phẩm. 3. Bùi Quang Tuấn (2005). Ủ bảo quản bã sắn làm thức ăn dữ trữ cho trâu bò. Tạp chí Chăn nuôi. 7. tr. 13 - 17. 4. Bùi Quang Tuấn (2007). Điều tra tình hình sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi. Đề tài khoa học. trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 5. Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Xuân Trạch (2003). Tình hình chăn nuôi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng trâu bò tại huyện Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp. 1 (4). tr. 303-308. 6. Bùi Quang Tuấn, Tôn Thất Sơn (2004). Xử lý urê cây ngô sau thu bắp làm thức ăn nuôi bò cái hậu bị. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, trường ĐHNN Hà Nội. 7. Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999a). Ảnh hưởng của một số công thức kiềm hoá đến tính chất và thành phần hoá học của rơm. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi - Thú y (1996-1998). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 46 - 50. 8. Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999b). Biến đổi thành phần hoá học của rơm lúa khi xử lý bằng urê và vôi. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa chăn nuôi - Thú y (1996-1998). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 27 - 30. 9. Đặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995a). Ảnh hưởng của xử lý rơm bằng urê đến tỷ lệ tiêu hoá dạ cỏ các thành phần dinh dưỡng của rơm. Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY 1991-1993. Trường Đại học Nông Nghiệp I. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 10. Đặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995b). Ảnh hưởng của xử lý rơm bằng urê đến số lượng bacteria và prôtzoa trong dạ cỏ bò. Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY 1991-1993. Trường Đại học Nông nghiệp I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Đào Lan Nhi (2002). Nghiên cứu nuôi vỗ béo trâu 18 - 24 tháng tuổi bằng nguồn thức ăn sẵn có nhằm tăng khả năng cho thịt. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi Quốc gia. 12. Đinh Văn Cải (2002). Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu bò. Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 55 13. Đinh Văn Tuyền (2008). So sánh khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Brahman và Lai Sind vỗ béo tại Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi. 14. tr. 31 - 38. 14. Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thành Trung, Vũ Chí Cương, Lê Văn Hùng và Phạm Bảo Duy (2009). Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi. Số 1. Tháng 6 - 2009. 15. Dương Thanh Liêm (1999). Chế biến và sử dụng lá khoai mỳ trong chăn nuôi gia súc. Khoa học Kỹ thuật Miền Nam. tr. 2- 8. 16. Gohl. B (1993). Thức ăn gia súc nhiệt đới. Người dịch: Diệu Bình, Nguyễn Dinh, Đào Văn Huyên, Nguyễn Văn Thưởng. Nhà xuất bản Hà Nội. 17. Hoài Vũ và Trần Thành (1980). Thu hoạch, chế biến, bảo quản sắn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Khoa học và kinh tế nông nghiệp 1967-1997. Trường Đại học Nông Lâm Huế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Kurilov V. N. and Krotkova A. P (1979). Sinh lý và hoá sinh tiêu hoá của động vật nhai lại. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. tr. 28-29; 54-58. 20. Lại Thị Nhài (2006). Sử dụng lõi ngô nghiền trong khẩu phần vỗ béo bò thịt. Báo cáo tốt nghiệp đại học. Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. 21. Lê Viết ly, Hoàng Kim Giao, Mai Văn Sánh, Võ Văn Sự và Lê Minh Sắt (1999). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam. Tập I, Phần gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 82-85 22. Lê Xuân Cương (1994). Biến rơm cỏ thành thịt sữa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn (2006b). Sử dụng bã sắn ủ chua với cám đỗ xanh để vỗ béo bò thịt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 4 (2). tr. 131 - 136. 24. Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Thị Tú (2010). Sử dụng thân lá ủ chua làm thức ăn nuôi bò thịt tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010. 8 (2). tr. 263 – 268. 25. Nguyễn Bá Mùi, Cù Xuân Dần và Vũ Duy Giảng (2001). Ảnh hưởng của việc thay thế một phần cỏ xanh bằng các loại phế phụ phẩm từ quả dứa ủ chua trong khẩu phần cho dê đến thành phần hoá học, phân giải in-sacco và ảnh hưởng đến các đặc tính lên men trong dạ cỏ. Hội thảo dự án NUFU, Hà Nội. 26. Nguyễn Hữu Tào (1996). Nghiên cứu nuôi dưỡng bò sữa và lợn thịt bằng khẩu phần ăn của thân lá lạc chế biến, dự trữ sau thu hoạch. Luận án phó tiến sĩ khoa 56 học nông nghiệp. tr. 67 - 102. 27. Nguyễn Hữu Tào và Bùi Văn Chính (1996). Kết quả nghiên cứu tận dụng thân lá lạc chế biến và dự trữ làm thức ăn cho gia súc, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 204 - 205. 28. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình và Đinh Văn Tuyền (2008). Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Lai Sind, Brahman và Drought Master nuôi vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. số 15. tr. 32 – 39. 29. Nguyễn Thị Tịnh, Lê Minh Lịch (2001). Nghiên cứu hiệu quả của các phương thức bổ sung ure khác nhau trong khẩu phần ăn cho bò. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 - 2000. TP. Hồ Chí Minh tháng 4/2001. tr. 93-101. 30. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban (2001). Giáo trình chăn nuôi trâu bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.59 - 79. 31. Nguyễn Văn Hải (2006). Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn ủ chua trên thế giới và ở Việt Nam cho gia súc nhai lại. Chuyên đề. Viện chăn nuôi. 32. Nguyễn Viết Hải, Lê Viết Ly và Lê Hồng Sơn (1994). Ảnh hưởng của xử lý rơm bằng ure, NaOH đến thành phần hóa học, tiêu hóa trao đổi chất dạ cỏ ở bò. Báo cáo khoa học phần đại gia súc, Hà Nội 7/1994. tr. 1 - 9. 33. Nguyễn Xuân Ba (1997). Sử dụng rơm xử lý urê làm thức ăn cho loài nhai lại, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Bùi Xuân An (1998). Sử dụng hợp lý dây đậu phộng làm thức ăn cho gia súc nhai lại trên vùng miền Đông Nam Bộ. Luận án Tiến sỹ. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 34. Nguyễn Xuân Bả (2006). Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba). cây dâm bụt (Hibiscus Rosa Sinensis) làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông nghiệp Huế. 35. Nguyễn Xuân Trạch và Trần Thị Uyên (1997). Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của rơm khi xử lý bằng urê. Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học Nông Nghiệp I. Số 2. tr. 80-85. 36. Nguyễn Xuân Trạch, Cù Xuân Dần và Hoàng Thiên Hương (1999). Ảnh hưởng của việc xử lý urê, vôi và nước tiểu đến quá trình phân giải vật chất khô của rơm ở dạ cỏ. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn nuôi-Thú y (1996-1998). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 50-53. 37. Nguyễn Xuân Trạch (2000). Đánh giá hiệu quả của rơm xử lý urê. Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp I. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. tr. 105-111. 38. Nguyễn Xuân Trạch (2003). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 39. Nguyễn Xuân Trạch (2004). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 57 40. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004). Nuôi vỗ bê lai sin bằng rơm có bổ sung cỏ xanh, urê, bã bia và cho uống dầu lạc. Tạp chí Chăn nuôi. Số 12/2004. tr. 18-20. 41. Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn (2006). Ảnh hưởng của ủ kiềm hóa rơm tươi với urê đến khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng của bê sinh trưởng. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. số 3. tr. 229 – 234. 42. Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú (2006). Xử lý và bảo quản rơm tươi làm thức ăn cho trâu bò. Tạp chí Chăn nuôi. Số 9 (91). tr. 27-32.. 43. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Phạm Hùng Cường (2004). Ảnh hưởng của việc thay thế hạt bông bằng dâu tằm trong khẩu phần vỗ béo bò thịt, báo cáo khoa học chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 42-46. 44. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Thành Trung (2001). Nghiên cứu sử dụng rơm lúa trong khẩu phần bò thịt. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000, Tp. Hồ Chí Minh. 45. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Thành Trung (2001). Nghiên cứu sử dụng rơm lúa trong khẩu phần bò thịt, Các báo cáo khoa học của đề tài Khoa học công nghệ 08 - 05, tr. 174-187. 46. Phạm Thế Huệ, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Đỗ Đức Lực (2008). Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng thịt của bò LaiSind, Brahman × LaiSind và Charolais × LaiSind nuôi tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển.Tập VI. số 4. tr. 331- 337. 47. Phạm Văn Quyến (2010). Nghiên cứu khả năng sản xuất của bò Droughtmaster thuần nhập nội và bò lai F1 giữa bò Droughtmaster với bò Lai Sind tại miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ chuyên nghành chăn nuôi động vật. Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 48. TCVN 4325-2007. TCVN 4326-2007. TCVN 4328-2007. TCVN 4329-2007. TCVN 4331-2007. TCVN 4327-2007. 49. Tôn Thất Sơn, Vũ Duy Giảng (2000). Điều tra nguồn phụ phẩm của một số giống lúa và ngô làm thức ăn cho trâu bò. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa CNTY (1996-1998). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1999. tr. 42-46. 50. Trịnh Văn Trung (2007). Ảnh hưởng của bột lá sắn trong khẩu phần ăn đến hệ vi sinh vật, môi trường dạ cỏ - tỷ lệ phân giải thức ăn và khả năng sinh trưởng của trâu. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi Quốc gia. 51. Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương (2008). Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò tại Đắc Lắc. Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. số 11 tháng 4/2008. tr. 34 - 39. 58 52. Từ Quang Hiển (1983). Kết quả sử dụng bột lá sắn chăn nuôi lợn thịt và gà đẻ trứng”, Những kết quả nghiên cứu về cây sắn. Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái. tr. 54-60. 53. Văn Tiến Dũng (2009) Trường Đại Học Tây Nguyên. So sánh khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo bò Lai Sind và bò lai ½ Red Angus tại Đắc Lắc. 54. Victor J. Clarke, Lê Bá Lịch và Đỗ Kim Tuyên (1997). Kết quả chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò bằng khẩu phần cao năng lượng dựa trên nền bột sắn với 3% urê, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996 -1997 (phần chăn nuôi gia súc). Hà Nội. tr. 240 -248. 55. Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội 56. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung và Phạm Thế Huệ (2008). Ảnh hưởng của việc thay thế các mức protein thoát qua trong khẩu phần đến khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của bò lai Brahman vỗ béo tại Đắc Lắc. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 13, tr. 20 – 26. 57. Vũ Duy Giảng (2001). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.169-172 58. Vũ Ngọc Tý và Lê Viết Ly (1984). Nuôi trâu sữa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 104. Tiếng Anh 59. AFRC (1993). Energy and Protein Requirements for Ruminants. University press. Cambridge. UK. 60. ARC (1984). The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock. Suppl 1. Commonwealth Agricultural Bureau. Sloagh. UK 61. Barry T. N. and T. R. Manley (1984). The role of condensed tannins in the nutritional value of Lotus peduculatus for sheep, 2, Quantitative digestion of carbohydrates and protein. Br, J, Nutr, vol 51. pp, 493. 62. Bo Gohl, (1975). Tropical Feed. FAO. Rome. 63. Effect of energy source on rumen fermentation, degradability and rice straw intake in swamp buffalose. Proceeding International Workshop on Drauf animal power to increase farming efficiency and sustainability, Khonkean University, Thailand. 64. INRA (1989). Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables. Paris. France. 65. Kearl C. (1982). Nutrient requirements of ruminants in developing countries, International feedstuffs Institute. UTAH. Agricultural Experiment Station. UTAN. State University. Logan December 1982. pp. 109-112. 59 66. Kempton T. J, Nolan J.V. and Leng R. A. (1978). Principles for the use of non- protein nitrogen and by-pass protein in diets of ruminants. World Animal Review 24. FAO. Rome. pp. 2-10. 67. McDonald P, Edwards R. A, Greenhalgh J. F. D. and Morgan C. A. (1995). Animal Nutrition. 5 ed. Longmans. London England. 68. NRC. (1982). Nutrient. Requirements of Ruminants in develcping Countries. Leonard C. Kearl. 69. NRC. (2001). Ruminant Nitrogen Usage. National Academy Press. Washington. D.C. 70. Orskov E. R. (2001). Sustainable resources management and rural development in Vietnam. Paper presented at the seminar on ruminant nutrition held in Hanoi on 12 January 2001 by Vietnam Agricultural Husbandry Association. 71. Reed J. D. (1995). Nutritional toxicology of tannins and related polyphenols in forage legumes. J. Anim. Sci. vol 73. pp. 1516. 72. Preston, T. R, and R.A. Leng (1987). Matching Ruminant productionsystems to available feed resourcesin developing countries. Addis Ababa. ILCA. 73. Theodorou M. K. and J. France (1993). Rumen Microorganisms and their interaction. Ruminant Digestion and Metabolism. CAB International. London. UK. pp. 145-163. 74. Wanapat M, and C. Wachirapakorn (1990). Utilization of roughage and concentrate by feedlot swamp buffaloes (Bubalus bubalis). Asian- Australian Journal of Animal Science 3, pp. 195-204. 75. Wanapat M., C. Wachirapakorn and C. Wattanachant (1991). Supplementation of cotton seed meal for grazing native cattle and swamp buffalo during the rainy season. Proccedings of the 29th Kasetsart University, Annual Conference: Animal Science. Veterinary Science. Aquaculture. pp. 253-258. 76. Wanapat M, and K. Sommart (1993). Utilization of cassava leaf (manihot esculenta, crantz) in concentrate mixtures for swamp buffaloes in Thailand. Proc, Feeding Strategies for Improving Ruminant Productivity in Areas of Fluctuating Nutrient Supply, FAO/ IAEA, Vienna, Austris. 77. Suriyajantratong U. and U. Senakas (1985). Yield and nutrition value of groundnut vines at poc havesting stage. Relerance of crop residues as Animal feed in Developing Contries. 1985 – Bankok.1985. pp: 53 – 70. 78. Van Soest P., B. Stefanon, E. Plazzotta, M. Spanghero and C.R. Mills (1994). The effect of energy and protein intake on the excretion of purine derivatives. J. Agric. Sci. Camb. pp. 257-265. 79. Van Soest P. J. (1994). Nutritional Ecology of the Ruminant. (2nd ed) Cornell University Press. USA. pp. 374. 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_dieu_tra_nguon_phu_pham_nong_nghiep_va_su_dung_rom_ki.pdf
Tài liệu liên quan