Đề tài Đánh giá sức sản xuất của một số giống dê được nuôi tại công ty cổ phần giống gia súc Thanh ninh tỉnh Thanh Hoá

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM ĐỨC TRUNG ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG DÊ ĐƯỢC NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA SÚC THANH NINH TỈNH THANH HOÁ Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thự

pdf81 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Đánh giá sức sản xuất của một số giống dê được nuôi tại công ty cổ phần giống gia súc Thanh ninh tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Đức Trung i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành bản luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Chăn nuôi Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, nơi tôi được đào tạo, cùng các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhận dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và các hộ chăn nuôi thuộc Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình, Chi cục Thú y Ninh Bình nơi tôi công tác cùng gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Đức Trung ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii Danh mục hình ảnh ........................................................................................................ viii Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis summary ............................................................................................................... xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 3 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí và phân loại dê ........................................................................ 3 2.1.2. Đặc điểm sinh học của dê ................................................................................... 4 2.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng của dê ......................................................................... 4 2.1.4. Khả năng sản xuất của dê ................................................................................... 7 2.1.5. Đặc điểm về khả năng sinh sản của dê và các chỉ tiêu đánh giá năng xuất sinh sản, một số yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất sinh sản ........................ 8 2.2. Tình hình nghiên cứu về dê bách thảo, cỏ, Boer .............................................. 13 2.2.1. Đặc điểm của dê Bách Thảo ............................................................................. 13 2.2.2. Đặc điểm của dê Cỏ .......................................................................................... 15 2.2.3. Đặc điểm của dê Boer ....................................................................................... 17 2.3. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước ......................................... 18 2.3.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới ................................................................. 18 2.3.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam ................................................................ 19 2.3.3. Tình hình chăn nuôi dê tại địa điểm nghiên cứu Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh ........................................................................................... 21 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 24 3.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 24 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 24 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 24 3.4. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 24 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24 iii 3.5.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 24 3.5.2. Khảo sát hình thức chăn nuôi dê tại Công ty cổ phần Giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá ............................................................................. 25 3.5.3. Quan sát về màu sắc lông của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer ............................... 25 3.5.4. Xác định kích thước một số chiều đo chính của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer ........ 25 3.5.5. Theo dõi khả năng sinh sản của dê cái Bách thảo, Cỏ và Boer ........................ 26 5.5.6. Theo dõi khả năng nuôi sống của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer .......................... 26 3.5.7. Theo dõi khả năng sinh trưởng của dê Bách thảo, Cỏ và Boer ........................ 26 3.5.8. Ước tính hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê cái sinh sản ........................................ 27 3.5.9. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 27 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 28 4.1. Điều tra khảo sát hình thức chăn nuôi tại công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh ....................................................................................................... 28 4.1.1. Điều tra các kiểu chuồng nuôi .......................................................................... 28 4.1.2. Điều tra về thời gian chăn thả và bỏ sung thức ăn cho dê ................................ 28 4.1.3. Điều tra công tác quản lý dê ............................................................................. 29 4.2. Quan sát màu sắc lông dê bách thảo, cỏ và Boer .............................................. 29 4.2.1. Quan sát màu sắc lông dê Bách Thảo ............................................................... 30 4.2.2. Quan sát màu sắc lông dê Cỏ ............................................................................ 31 4.2.3. Quan sát màu sắc lông dê Boer ......................................................................... 31 4.3. Kích thước chiều đo của dê .............................................................................. 33 4.3.1. Kích thước chiều đo dê Bách thảo .................................................................... 33 4.3.2. Kích thước chiều đo dê Cỏ ............................................................................... 33 4.3.3. Kích thước chiều đo dê Boer ............................................................................ 35 4.4. Một số chỉ tiêu khả năng sinh sản của dê ......................................................... 36 4.4.1. Khả năng sinh sản của dê Bách Thảo ............................................................... 36 4.4.2. Khả năng sinh sản của dê Cỏ ............................................................................ 37 4.4.3. Khả năng sinh sản của dê Boer ......................................................................... 39 4.5. Khả năng nuôi sống của dê bách thảo, cỏ và Boer ........................................... 40 4.6. Khả năng sinh trưởng của dê bách thảo, cỏ và Boer ........................................ 41 4.6.1. Khả năng sinh trưởng của dê Bách Thảo .......................................................... 41 4.6.2. Khả năng sinh trưởng của dê cỏ ...................................................................... 45 4.6.3. Sinh trưởng của dê Boer ................................................................................... 50 4.7. Hiệu quả chăn nuôi dê ...................................................................................... 56 4.7.1. Hiệu quả chăn nuôi dê Bách Thảo (hạch toán cho 10 dê cái sinh sản) ............. 56 4.7.2. Hiệu quả chăn nuôi dê Cỏ (hạch toán cho 10 dê cái sinh sản) ......................... 58 4.7.3. Hiệu quả chăn nuôi dê Boer (hạch toán cho 10 dê cái sinh sản) ...................... 60 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 62 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 62 iv 5.1.1. Hình thức chăn nuôi dê tại Công ty cổ phần Giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá. ................................................................................................ 62 5.1.2. Màu sắc lông của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer ................................................... 62 5.1.3. Kích thước một số chiều đo chính của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer .................. 62 5.1.4. Khả năng sinh sản của dê cái Bách Thảo, Cỏ và Boer ..................................... 62 5.1.5. Khả năng nuôi sống của dê cái Bách Thảo, Cỏ và Boer ................................... 62 5.1.6. Khả năng sinh trưởng của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer...................................... 62 5.1.7. Ước tính hiệu quả chăn nuôi dê cái sinh sản, dê Bách Thảo, Cỏ và Boer ........ 63 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 63 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 64 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Al Dê Alpine Ba Dê Barbari Be Dê Beetal Bo Dê Boer BT Dê Bách Thảo cs. Cộng sự CV Cao vây DTC Dài thân chéo Ju Dê Jumnapari Sa Dê Saanen TB Trung bình Trung bình VN Vòng ngực vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Quan sát màu sắc lông Dê Bách thảo ........................................................... 30 Bảng 4.2. Quan sát màu sắc lông dê Cỏ ....................................................................... 31 Bảng 4.3. Quan sát màu sắc lông Boer ......................................................................... 32 Bảng 4.4. Kích thước một số chiều đo dê Bách thảo ................................................... 33 Bảng 4.5. Kích thước một số chiều đo của dê Cỏ ........................................................ 34 Bảng 4.6. Kích thước một số chiều đo của dê Boer .................................................... 35 Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu khả năng sinh sản dê Bách Thảo ......................................... 36 Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu khả năng sinh sản dê Cỏ ...................................................... 37 Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu khả năng sinh sản dê Boer .................................................. 40 Bảng 4.10. Khả năng nuôi sống dê qua các giai đoạn tuổi ............................................. 40 Bảng 4.11. Thay đổi khối lượng của dê BT qua các tháng tuổi ................................ 41 Bảng 4.12. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê BT ......................... 43 Bảng 4.13. Thay đổi khối lượng của dê Cỏ qua các tháng tuổi ...................................... 45 Bảng 4.14. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê Cỏ .......................... 47 Bảng 4.15. Thay đổi khối lượng của dê Boer qua các tháng tuổi................................... 50 Bảng 4.16. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê Boer ....................... 53 Bảng 4.17. Hiệu quả chăn nuôi dê Bách Thảo ............................................................... 57 Bảng 4.18. Hiệu quả chăn nuôi Cỏ ................................................................................. 59 Bảng 4.19. Hiệu quả chăn nuôi Boer .............................................................................. 61 vii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Thay đổi khối lượng của dê BTqua các tháng tuổi ................................. 42 Đồ thị 4.2. Thay đổi khối lượng của dê qua Cỏ các tháng tuổi ................................. 46 Đồ thị 4.3. Thay đổi khối lượng của dê Boer qua các tháng tuổi .............................. 52 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh 2.1. Tại một trại dê thuộc công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh. ......... 23 Hình ảnh 4.1. Dê Bách Thảo .......................................................................................... 30 Hình ảnh 4.2. Dê Cỏ ....................................................................................................... 31 Hình ảnh 4.3. Dê Boer ................................................................................................... 32 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Quốc gia có đàn dê lớn nhất, năm 2013 .................................................. 18 Biểu đồ 2.2. Quốc gia có đàn dê lớn ở châu Âu, năm 2011 ........................................ 19 Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng tuyệt đối của dê BT qua các tháng tuổi ............................... 43 Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng tương đối của dê BT qua các tháng tuổi .............................. 44 Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Cỏ qua các tháng tuổi ................................ 48 Biểu đồ 4.4. Sinh trưởng tuơng đối của dê Cỏ qua các tháng tuổi .............................. 49 Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer qua các tháng tuổi ............................ 54 Biểu đồ 4.6. Sinh trưởng tuơng đối của dê Boer qua các tháng tuổi ........................... 55 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Đức Trung Tên Luận án: “Đánh giá sức sản xuất của một số giống dê được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá”. Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 62.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống dê được nuôi tại địa bàn nghiên cứu, để cung cấp thêm số liệu làm cơ sở khoa học để xác định hiệu quả kinh tế trong phát triển chăn nuôi dê. Phương pháp nghiên cứu Trong Luận văn đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Khảo sát hình thức chăn nuôi dê: Phỏng vấn, quan sát, sổ sách ghi chép của các chủ trại, cán bộ kỹ thuật. - Đặc điểm ngoại hình màu sắc lông dê: Quan sát, theo dõi, phân loại, thống kê trực tiếp. - Kích thước các chiều đo: đo các chiều bằng thước dây, thước gậy được tiến hành vào buổi sáng, trước khi cho đi chăn thả (sau khi cân). - Khả năng sinh sản: Theo dõi, quan sát và sổ sách ghi chép. - Khả năng nuôi sống: Quan sát, theo dõi, phân loại, thống kê trực tiếp. - Khả năng sinh trưởng: Cân dê ở giai đoạn bằng cân đồng hồ hoặc cân treo. - Hiệu quả chăn nuôi: Quan sát, theo dõi, phỏng vấn, sổ sách ghi chép của các chủ trại, cán bộ kỹ thuật để làm cơ sở tính toán các chi phí, tổng thu, lợi nhuận. Kết quả chính và kết luận - Hình thức chăn nuôi: Dê chủ yếu là tự kiếm thức ăn, chỉ bổ sung thức ăn tinh cho những ngày mưa, rét, kiểu chuồng nuôi làm bằng gỗ, dê được bấm thẻ ix tai để theo dõi quản lý, các thông tin trong quá trình nuôi được ghi chép đầy đủ, khoa học. - Màu sắc lông theo từng loại giống dê: Dê Bách Thảo có màu lông tương đối đồng nhất, màu lông đen, mặt sọc trắng chiếm tỷ lệ cao 68,67%; dê Cỏ có màu lông không đồng nhất, dê có màu vàng, chiếm tỷ lệ cao nhất 54,1%; dê Boer có 02 màu lông, màu lông trắng có vành đen quanh cổ chiếm tỷ lệ cao74,8%, màu lông trắng có vành nâu đỏ quanh cổ chiếm tỷ lệ thấp 25,2%. - Kính thước một số chiều đo chính theo từng loại giống: Dê Bách Thảo, Cỏ và Boer đều có kích thước các chiều đo vòng ngực, cao vai, dài thân lớn dần ở các giai đoạn tuổi 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi. Dê đực luôn có số đo VN, CV, DT lớn hơn dê cái trong cùng một giống, giai đoạn tháng tuổi. - Khả năng sinh sản theo từng loại giống: Dê Bách Thảo có số con đẻ ra/ lứa đẻ là 2,31 con, cao nhất, thứ hai là dê Boer 1,78 con/lứa đẻ, thấp nhất dê Cỏ 1,51 con/lứa đẻ. Số lứa đẻ/năm dê Cỏ 1,74 lứa/năm cao nhất, tiếp theo là dê Bách Thảo, 1,68 lứa đẻ/năm, thấp nhất dê Boer 1,13 lứa đẻ/năm. - Khả năng nuôi sồng dê Bách Thảo, Cỏ và Boer: Khả năng sống của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer cao nhất ở giai đoạn 3 đến 12 tháng tuổi. Tỷ lệ chết cao nhất của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer ở giai đoạn 24 giờ đến 3 tháng tuổi. - Khả năng sinh trưởng dê Bách Thảo, Cỏ và Boer: Khả năng sinh trưởng cao nhất là dê Boer, thứ hai dê Bách Thảo, thấp nhất dê Cỏ. - Hiệu quả chăn nuôi dê cái sinh sản, dê Bách Thảo, Cỏ và Boer: Chăn nuôi dê Bách Thảo mang lại lợi nhuận 5.286.100đ/1 dê cái sinh sản/năm; dê Cỏ lợi nhuận 3.660.100đ/1 dê cái sinh sản/năm; dê Boer lợi nhuận 5.237.300đ/1 dê cái sinh sản/năm. x THESIS ABSTRACT Name of Student: Pham Duc Trung Thesis title: “Assessment of performance and productivity of several goat breeds raising at the Thanh Ninh goat breeding joint stock company in Thanh Hoa province”. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Name of educational institution: Vietnam National University of Agriculture Objectives of the study To evaluate the performance and productivity of several goat breeds raising at the study site in order to provide data source as the scientific basic for the identification of economic efficiency of goat production development. Research methods In this thesis, we have applied the following methods - Survey on goat production activities: Interview, observb, and based on the records of farmers or technicians - Appearance characteristics and color of goat hairs: Direct observation, record, and collect the data directly - The size of different body parts of goats: Measure the body parts of goat by tape measure and ruler in the morning before grazing in the field (after weighing) - Reproductivity: Collect data directly, observe and based on the records at farm. - Surviving ability: Collect data directly, observe, classify and count directly. - Growth performance: Weigh the goats at different stages by balance scales - Economic efficiency: Direct observation and collection of data, based on records of farmers or technician to calculate the costs, revenue, and net income. Main results and conclusions - The goat production activities: Goats were often based on the natural feed resources on grazing fields. They were fed with cereal grain feed on some rainy and cold days. Goat houses were made by wood. They were also weared ear rings on order to manage and records information during the raising time. All the data about goat raising was recorded in a sufficient and scientific way xi - The color of goat hair by breeds: Bach Thao goat had a uniform hair color with the high proportion of black and white line hair style (68.67%); Co goat breed had different hair colors, of which yellow hair one share a highest proportion (54.1%); Boer goat had two styles of hair color, of which white hair with black ring around the neck shared high percentage (74.8%), the left (25.2%) had white hair with dark brown ring around the neck. - The size of main body parts of goat by breeds: The sizes of breast, shoulder length, body length of all goat breeds (Bach Thao, Co and Boer goat) were inreased steadily at the age of 3,6,9, 12 months. For each breed and at the same month of age, the male goats had a higher size of breast, shoulder length, body length than that of female goats. - Reproductivity of goats by breeds: The number of newborn/litter of Bach Thao goat was 2.31 heads, ranking the first, the second rank was Boer goat (1.78 heads/litter), and Co goat was lowest (1.51 heads/litter). The number of litter per year of Co goat was 1,74, ranking the first, the second rank was Bach Thao goat (1.68 litters/year), and the lowest one was Boer goat (1.13 litters/year). - The surviving capacity of Bach Thao, Co and Boer goats: The surviving capacity of Bach Thao, Co and Boer goats was highest from 3 to 12 months of age. The mortality rate of Bach Thao, Co and Boer goats was highest from 24 hours after birth to 3 months of age - The growth performance of Bach Thao, Co and Boer goats: Boer goat had a highest growth rate, higher than Bach Thao goat. Co goat had the lowest growth rate. - The economic efficiency of female Bach Thao, Co and Boer goat production: For Bach Thao production, the net income was 5.286.100 dongs per one female goat per year; the net income for Co goat production was 3.660.100 dongs per female goat per year. The Boer goat production had a net income of 5.237.300 dongs per female goat per year. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Dê là một trong những động vật được thuần hóa sớm nhất và hiện nay được nuôi phổ biến khắp thế giới. Dê có khả năng ăn tạp nên nguồn thức ăn cung cấp cho dê rất phong phú, có thể là các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây (so đũa, mít, chuối, keo dậu, dâm bụt...), phế phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu...), các loại củ quả (khoai lang, bí đỏ, chuối...), chăn nuôi dê hiện nay đang được tận dụng triệt để các nguồn thức ăn tự nhiên, đặc biệt là bãi chăn thả ở các vùng đồi núi, không có khả năng canh tác. Cũng như trâu bò, dê có ưu thế là ăn được thức ăn thô, những thức ăn có hàm lượng hydratcacbon cao, năng lượng thấp, chúng có sức tiêu hóa chất xơ cao, ăn được nhiều loại cỏ lá cây trên núi đá dốc, nơi mà trâu bò không thể tới được. Dê là động vật dễ nuôi, có khả năng chịu được nhiều môi trường khí hậu, ngay cả những vùng đất khô cằn, nắng nóng chúng đều sinh trưởng phát triển tốt. Chăn nuôi dê đầu tư ban đầu thấp, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và sản phẩm phụ nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến (rượu, bia, mía đường) phù hợp với các vùng kinh tế đặc biệt là vùng trung du và miền núi. Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh là đơn vị được Cục chăn nuôi giao nhiệm vụ giữ hai loại dê giống gốc quốc gia: Giống dê cỏ và giống dê Bách Thảo, ngoài nhiệm vụ trên công ty còn nhập thêm giống dê Boer. Vừa làm công tác giữ và bảo tồn giống gốc, công ty hàng năm còn cung cấp các giống dê thuần cho các hộ chăn nuôi dê ở hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Với vị trí địa lý Công ty thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn của tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh Ninh Bình bao gồm địa hình: Là khu vực có nhiều diện tích đồi núi bán sơn địa, có nhiều cây lùm bụi phát triển thích hợp cho việc chăn nuôi dê. Hơn nữa vị trí nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23,50C và độ ẩm trung bình là 80 – 85% thích hợp cho cỏ và cây cối phát triển, đó là nguồn thức ăn sẵn có và phong phú. Để có thêm số liệu làm cơ sở khoa học và thực tiễn cung cấp cho việc nghiên cứu và phát triển đàn dê ở địa phương, đồng thời giúp cho người chăn nuôi có các luận chứng khoa học để lựa chọn các giống dê phù hợp với điều kiện đầu tư chăn nuôi, hướng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi đã chọn 1 đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sức sản xuất của một số giống dê được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá một số khả năng sản xuất của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá, để cung cấp thêm số liệu làm cơ sở khoa học xác định hiệu quả kinh tế trong phát triển chăn nuôi dê. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số giống dê được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá trong thời gian từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Nhiều chỉ tiêu về năng xuất của một số giống dê được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá công bố là hoàn toàn mới. - Đề tài đã góp phần bổ sung tư liệu các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của một số giống dê được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá. - Kết quả Luận văn là cơ sở thực tiễn giúp người chăn nuôi lựa chọn các giống dê phù hợp với điều kiện đầu tư, hướng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí và phân loại dê 2.1.1.1. Nguồn gốc Theo các nhà khảo cổ học, dê là một trong những con vật được con người thuần hóa sớm nhất, sau đấy mới đến chó (Zeuner, 1963). Dê nhà có nguồn gốc từ dê rừng (Capra aegagrus). Trên thế giới dê rừng được chia làm ba nhóm: + Nhóm 1 là dê Bezoar (C. a Aegagrus) có sừng soắn, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á. + Nhóm 2 là dê Ibex (C. a Ibex), phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á, đông Châu Phi và Châu Âu. + Nhóm 3 là dê Markhor (C. a Falconeri) thường có sừng quặn về phía sau, phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir- Karakorom. Hiện trên thế giới đã có trên 150 giống dê được ghi nhận và đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về nguồn gốc và các giống dê. Cũng giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, đầu tiên dê được nuôi để lấy thịt, sau đó được nuôi để lấy sữa. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử, con dê đã gắn bó với đời sống con người. Nó cung cấp cho họ những sản phẩm cần thiết như thịt, lông, da Theo các tác giả Nguyễn Đình Rao và cs. (1979) dê được thuần hoá ở quanh vùng Tây Á cách đây vào khoảng 2000-6000 năm trước Công nguyên. Có tài liệu lại cho rằng khu vực nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước phương tây và Châu Á, Châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là ở khu vực Đông Nam Á. 2.1.1.2. Phân loại Dê Về phân loại động vật học, Nguyễn Đình Rao và cs. (1979); cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân loại động vật như sau: 3 - Giới (Kingdom): Animal - Họ (Family): Bovidae - Ngành (phylum): Chordata - Họ phụ dê cừu: Caprare vance - Lớp (class): Mamamlia - Chủng: (Genus): Capra - Bộ (oder): Atiodactyla - Loài (Species): Caprahircus - Bộ phụ nhai lại (Ruminantia) 2.1.2. Đặc điểm sinh học của dê Đặc điểm sinh học của dê có nhiều ưu thế hơn so với các loài gia súc khác nên chúng ngày càng được con người đầu tư và phát triển. Theo Sharma (1993), dê là loài gia súc có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Chúng sống được ở những vùng sa mạc khô cằn như sa mạc Thar, Sahel hoặc những vùng có độ cao so với mặt nước biển 2.500m như vùng Hindu Kush, Himalaya cho tới những vùng rừng rậm nhiệt đới có nhiệt độ, ẩm độ cao và lượng mưa lớn (3.000 – 5.500mm/năm). Dê nhanh nhẹn, dẻo dai và linh hoạt hơn những gia súc khác. Với sự khéo léo phi thường chúng có thể di chuyển trên những mỏm núi đá cao mà trâu và bò không bao giờ tới được. Dê ưa sống ở những vùng núi cao nhất là những vùng núi đá, khô ráo, sạch sẽ, thức ăn tươi không dập nát. Khả năng tiêu hoá chất xơ của dê tới 64% nên chúng có thể ăn được nhiều loại thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loại thực vật là cây thuốc, cây có nhiều chất tanin nên tạo cho dê có khả năng chống bệnh tốt, ít mắc bệnh hơn những gia súc khác (Nguyễn Đình Rao và cs., 1979). Dê ăn được nhiều loại lá cây cỏ hơn trâu, bò, cừu và thỏ. Chăn nuôi dê cần vốn đầu tư ban đầu thấp, thu hồi vốn nhanh, tận dụng được lao động và sản phẩm phụ nông nghiệp. Đối với một số vùng sâu, vùng xa chăn nuôi dê còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo. Thịt và sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng, thịt dê thơm ngon, sữa dê rất bổ, đặc biệt thích hợp với người già và trẻ em. 2.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng của dê Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc tăng về kích thước (thay đổi về khối lượng). Phát dục là sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các đặc tính, chức năng các bộ phận của cơ thể (thay 4 đổi về chất). Sự sinh trưởng và phát dục luôn đi đôi với nhau tạo lên sự phát triển của cơ thể. Đây là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Và do có sự tương tác giữa kiểu di truyền và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ t...ng canh tự túc tự phát. Theo số liệu của Cục chăn nuôi năm 2005 cả nước có 1.314.189 con dê, trong đó 55,64% phân bố ở miền Bắc (Đông Bắc và Tây Bắc chiếm 35%, Bắc Trung Bộ chiếm 15,25%); 44,36% phân bố ở miền Nam (Đông Nam Bộ chiếm 18,85%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13,28%, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ chiếm 7,5% và 4,7%). Những năm trước đây việc phát triển ngành chăn nuôi dê chưa được quan tâm chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là giống dê Cỏ địa phương nhỏ con, năng xuất thấp, chưa có hệ thống quản lý giống trong cả nước, đặc biệt nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành. Từ năm 1993 Bộ NN & PTNT đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa, dê kiêm dụng thịt sữa ở nước 19 ta cho Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu toàn bộ các vấn đề về chăn nuôi dê và tổchức chuyển giao kỹ thuật xây dựng ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam. Tháng 1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020, trong đó có con dê - Quyết định 10/2008/QĐ-TTG. Từ đó đến nay ngành chăn nuôi dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở nước ta đã bắt đầu được khởi sắc. Về quy mô đàn, ở các tỉnh miền Bắc trung bình 5 – 7 con. Riêng ở khu vực miền núi, nơi có diện tích chăn thả rộng nên nhiều hộ nuôi từ 50 – 70 con. Ở miền trung, Ninh Thuận là tỉnh có nghề chăn nuôi dê phát triển do có diện tích chăn thả rộng và việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Cùng với giống dê Cỏ, giống dê Bách Thảo được nuôi khá phổ biến. Dê và cừu chiếm vị trí thứ 3 sau lợn và bò, nhiều hộ nuôi từ 100 – 300 con dê hoặc cừu (Lê Đình Cường, 1997). Các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, đồng Nai chăn nuôi dê với quy mô đàn nhỏ hơn, bình quân từ 10 –20 con/đàn (Đậu Văn Hải, Cao Xuân Thìn, 2001). Đặng Xuân Biên (1993) cho rằng số lượng dê nuôi ở nước ta còn quá ít so với các vật nuôi khác. Dê Cỏ Việt Nam tăng khối lượng chậm, tầm vóc nhỏ, phương thức chăn nuôi cổ truyền, quảng canh nên năng suất sinh sản, sinh trưởng kém, tỷ lệ nuôi sống thấp nên tốc độ tăng đàn chậm. Tuy nhiên, theo niên giám thống kê năm 2007 (trang 291), số lượng dê nuôi ở nước ta đã tăng từ 780.354 con năm 2003 lên 1.525.300 con năm 2006 và 1.777.600 con năm 2007. Bên cạnh đó giống dê đã được đa dạng và nâng cao. Nước ta đã nhập 3 giống dê sữa thịt từ Ấn Độ (Jumnapari, Beetal, barbari) năm 1994, 2 giống dê chuyên sữa (Appine, Saanen), 1 giống dê chuyên thịt (Boer) từ Mỹ năm 2000. Nhà nước đã có chính sách phát triển chăn nuôi dê qua “Chương trình giống dê Quốc gia”, nên chăn nuôi dê ở nước ta những năm gần đây đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Con dê đã và đang trở thành con vật nuôi được người dân quan tâm, nhất là vùng đồi núi, dê là một trong những gia súc giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, một số chủ trang trại đã làm giàu từ chăn nuôi dê. Một số chương trình, dự án trong nước và từ các tổ chức nước ngoài về nghiên cứu, phát triển chăn nuôi dê đã được triển khai như: Dự án FAO/TCP/VIE 6613 “Cải thiện đời sống nông dân nghèo bằng cách phát triển sản xuất sữa dê trên nguồn thức ăn sẵn có của địa phương”. “Chương trình nhân giống quốc gia 2000 – 2010”Nhiều cuộc hội thảo về phát triển chăn nuôi dê đã được tổ chức nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi dê, tiềm năng phát triển chăn nuôi dê và tìm ra những giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê ở nước ta như: Hội thảo nghiên cứu phát 20 triển chăn nuôi dê ở Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992 của IDR và IAS, Hội thảo chăn nuôi dê, bò sữa, thịt ở Viện chăn nuôi năm 1993, Hội thảo phát triển và ứng dụng các biện pháp tổng hợp phòng trừ giun sán ở dê vùng đông Nam Á tại Hà Tây (cũ), tháng 4 năm 2004. Cùng với sự quan tâm của Bộ NN & PTNT, sự nỗ lực của nhiều cơ quan nghiên cứu, sản xuất và cố gắng của các hộ chăn nuôi dê cùng với xu thế tiêu thụ thịt và sữa dê ngày một tăng, ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt. Sản phẩm từ chăn nuôi dê đã đóng góp một phần quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu thịt, sữa cho con người. Chăn nuôi dê đã và đang đem lại một nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng xa. Số lượng, năng suất, chất lượng giống dê và giá dê luôn tăng hàng năm, chăn nuôi dê hiện nay là một nghề mang lại nguồn thu nhập cho người dân, nhiều hộ đã làm giàu từ chăn nuôi dê. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng đàn dê cả nước năm 2003 là 780.354 con tăng lên 1.334.328 con năm 2013, tăng trưởng bình quân đạt 4,15%/ năm. Chăn nuôi dê, cừu của nước ta chủ yếu chăn thả quảng canh, tận dụng là chính, xu thế chăn nuôi bán chăn thả, chăn nuôi trang trại đang được hình thành; đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi nhốt cung cấp thức ăn chăn nuôi tại chuồng cho kết quả tốt; tỷ lệ đàn dê lai (thịt, sữa) tăng nhanh. Tuy vậy, chăn nuôi dê, cừu chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán; các hộ chăn nuôi phần lớn là các hộ nghèo ở trung du, miền núi nên mức đầu tư thấp, hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi, thú y còn hạn chế. Do vậy mức tăng trưởng của đàn dê, cừu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thu nhập và giá trị gia tăng thấp. 2.3.3. Tình hình chăn nuôi dê tại địa điểm nghiên cứu Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh thuộc địa phận, thị xã Bỉm Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Thị xã Bỉm sơn là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam và nằm ở toạ độ 2002’-2009' vĩ độ Bắc và 105047' – 105056’ kinh độ Đông. Có phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam 21 giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá. Với địa thế của thị xã Bỉm Sơn: Là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đặc điểm địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình; đất đá của vùng được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát, cách ngày nay khoảng trên 300 triệu năm. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối.Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12ha thuận tiên cho việc phát triển kinh tế rừng trồng cây lấy gỗ, cây lấy quả như Dứa, chăn nuôi dê.., vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha; núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vôi chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đô thị. Khí hậu: Khí hậu chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc – Đông bắc bộ và cận bắc Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60, lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80%, chế độ gió biến chuyển theo mùa. Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh được Cục chăn nuôi giao nhiệm vụ cho công ty là: - Nuôi giữ dê giống gốc Quốc gia gồm dê Dê Bách, Cỏ. Ngoài nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc, Công ty còn thực hiện các nhiệm vụ khác như: - Công ty là địa chỉ tin cậy trong việc cung cấp con giống dê, bò có chất lượng, uy tín, đảm bảo khi khách hàng có nhu cầu. - Tham gia các mô hình, dự án khuyến nông với các cấp Bộ, nghành được đánh giá có kết quả tốt. - Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm giống dê Boer để cung cấp đa dạng giống thuần cho các địa phương. - Theo số liệu tổng kết hàng năm từ 2003 đến 2015 Công ty đã cung cấp cho các hộ chăn nuôi Dê trên địa bàn 4 tỉnh là Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam là 6.190 con dê giống các loại. 22 Hình ảnh 2.1. Tại một trại dê thuộc công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh thực hiện nuôi giữ dê giống bắt đầu từ năm 1993. Trải qua một thời gian dài thực hiện đã cho thấy: - Công ty đã Công ty đã cung cấp một lượng giống gia súc lớn cho các địa phương: Ninh Bình, Thanh Hoá, Nam Định, - Trong những năm (2003- 2015), Công ty đã đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại các trại chăn nuôi, cán bộ khuyến nông và nông dân tại các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình nâng cao được trình độ về chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng đàn dê về Thú y, thức ăn, giống, vệ sinh môi trường, thị trường, - Công ty đã tuyển chọn và xây dựng đàn cái nền chuẩn để nhân giống thuần chủng, lai tạo. Nâng cao được chất lượng con giống, tích cực phát triển con giống cho nhu cầu các địa phương trong nước. - Công ty đã xây dựng được một mạng lưới cung cấp, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các trại chăn nuôi, từ đó phát triển dịch vụ cung ứng nhanh chóng, đầy đủ theo nhu cầu của người chăn nuôi. Trong nhưng năm qua Công ty đã không ngừng chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng đàn giống. Luôn luôn duy trì số lượng và nâng cao chất lượng đàn dê giống gốc. Hình thành được mạng lưới dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi dê và tổ chức cung ứng dê rộng khắp trong khu vực miền bắc, Miền trung như : Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang Người dân đã nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi dê như: Nuôi dưỡng, phòng trị bệnh, luân chuyển đực giống. Hầu hết các hộ chăn nuôi đã dùng đực giống BT thay thế đực cỏ tạo con lai năng xuất cao từ đó tăng hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi. 23 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tại các trại nuôi dê và các hộ dân chăn nuôi dê thuộc Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trên ba giống dê: Dê Cỏ, dê Bách thảo và Boer. Đàn dê được nuôi tại các trang trại và các hộ dân thuộc Công ty cổ phần giống Gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khảo sát hình thức chăn nuôi dê tại Công ty cổ phần Giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá. - Theo dõi về màu sắc lông của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer. - Xác định kích thước một số chiều đo chính của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer. - Theo dõi khả năng sinh sản của dê cái Bách Thảo, Cỏ và Boer. - Theo dõi khả năng nuôi sống của dê cái Bách Thảo, Cỏ và Boer. - Theo dõi khả năng sinh trưởng của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer. - Ước tính hiệu quả chăn nuôi dê cái sinh sản, dê Bách Thảo, Cỏ và Boer. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU 3.5.1. Bố trí thí nghiệm Dê bố trí thí nghiệm được chọn từ các trại và tại các hộ chăn nuôi thuộc Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh. + Dê Bách Thảo thuần: 30 dê cái theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực và dê con cái theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. + Dê Cỏ, thuần: 30 dê cái theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực và dê con cái theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. + Dê Boer thuần: 30 dê cái theo dõi khả năng sinh sản; dê con đực và dê con cái theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. 24 Các dê đực giống, dê cái sinh sản và đàn dê con sinh ra đều được đeo thẻ tai. Các dê đực giống được thả chung theo đàn dê cái, tối về nhốt ô chuồng riêng. Các trại chăn nuôi đều cùng phương thức chăn thả từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đàn dê được uống nước tự do tại chuồng. Những ngày mưa lớn và rét đậm dê được nhốt ở chuồng cho ăn thức ăn xanh. Các dê đực giống ban ngày chăn thả đều được đeo tạp rề ở bao quy đầu, khi phát hiện dê cái động dục thì nhốt dê cái ở chuồng, cho phối giống 2 lần/ngày, sau khi hết chịu đực thì thả theo đàn. Đàn dê đực con sinh ra từ các trại, để lại một số dê đực nuôi đến 12 tháng tuổi theo yêu cầu của đề tài để cân khối lượng, đo kích thước. Các dê đực con này đến 7-8 tháng tuổi cũng được đeo tạp rề ở bao quy đầu. 3.5.2. Khảo sát hình thức chăn nuôi dê tại Công ty cổ phần Giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá - Điều tra về các kiểu chuồng nuôi tại các trại và các hộ nuôi dê thuộc Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh bằng phương pháp quan sát chuồng nuôi, đo đạc diện tích chuồng nuôi. - Điều tra về thời điểm chăn thả trong ngày và thức ăn bổ sung cho dê bằng phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn, sổ ghi chép của cán bộ kỹ thuật, chủ trại để thu thập thông tin. - Điều tra về công tác quản lý dê bằng phương pháp quan sát kết hợp phỏng vấn, sổ ghi chép của cán bộ kỹ thuật, chủ trại để thu thập thông tin. 3.5.3. Theo dõi về màu sắc lông của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer Điều tra đặc điểm màu sắc lông bằng phương pháp quan sát, theo dõi, ghi chép, phân loại, thống kê trực tiếp và tính tỷ lệ trên tổng đàn dê nghiên cứu. 3.5.4. Xác định kích thước một số chiều đo chính của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer Đo các chiều đo của dê được tiến hành vào buổi sáng tại cửa chuồng, trước khi đưa dê đi chăn thả. Đo ở các lứa tuổi 3, 6, 9 và 12 tháng. Tạo nơi đất bằng phẳng tại cửa chuồng, khi dê ra khỏi cửa chuồng để dê đứng ở tư thế tự nhiên. Thao tác nhanh, nhẹ nhàng để tránh dê hoảng sợ. 25 Dài thân chéo: Dùng thước gậy, đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến sau u ngồi. Cao vây: Dùng thước gậy, đo từ mặt đất đến đỉnh cao xương bả vai. Vòng ngực: Dùng thước dây, đo từ phía sau xương bả vai vòng thước sát chân trước, qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín. 3.5.5. Theo dõi khả năng sinh sản của dê cái Bách thảo, Cỏ và Boer - Tuổi phối giống lần đầu (ngày): được tính từ khi dê sinh ra đến khi dê phối giống lần đầu. - Khối lượng phối giống lần đầu (kg): được xác định bằng cách cân lúc dê phối giống xong ở thời điểm phối giống lần đầu. - Thời gian mang thai (ngày): tính từ thời điểm con cái chịu cho con đực nhảy lên và có biểu hiện đậu thai cho đến khi sinh con. - Số con đẻ ra/lứa (con/lứa): được tính bằng số con sinh ra trên mỗi lứa đẻ. - Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): được tính từ ngày dê đẻ đến ngày dê động dục trở lại. - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): tính từ ngày dê đẻ lứa trước đến ngày dê đẻ lứa kế tiếp. Tất cả các chỉ tiêu sinh sản trên được theo dõi, quan sát và dựa vào sổ sách ghi chép của nông hộ. 5.5.6. Theo dõi khả năng nuôi sống của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer Theo dõi khả năng sống của dê từ sơ sinh đến 24 giờ; từ 24 giờ đến 3 tháng tuổi; từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, bằng phương pháp quan sát, ghi chép. 3.5.7. Theo dõi khả năng sinh trưởng của dê Bách thảo, Cỏ và Boer 5.5.7.1. Khối lượng thay đổi qua các tháng tuổi Cân khối lượng dê đực và dê cái ở các giai đoạn sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi. Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho dê ăn, Cân bằng cân đồng hồ hay cân treo với độ chính xác ± 0,1 kg. Dê sơ sinh, sau khi đẻ dùng khăn sạch lau khô rồi đặt lên cân đĩa để cân. Dê con cho vào cũi, dê lớn có thể cho vào cũi cân như dê con (cân bằng cân đồng hồ) hoặc dùng dây thừng buộc thành vòng tròn luồn qua chân trước và một bên giáp chân sau để cân bằng cân treo. 26 3.5.7.2. Theo dõi sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối - Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức (TCVN239 - 77) + Tăng trưởng tuyệt đối (A): W W A = 2 1 t2  t1 - Sinh trưởng tương đối tính theo công thức (TCVN 240 - 77) + Cường độ sinh trưởng tương đối (R%): W W R(%) = 2 1 x 100 W2 W1 / 2 - Trong đó + W1 là khối lượng đầu kỳ + W2 là khối lượng cuối kỳ khảo sát + t1 là thời gian đầu kỳ + t2 là thời gian cuối kỳ khảo sát 3.5.8. Ước tính hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê cái sinh sản Được xác định bằng cách theo dõi, quan sát, phỏng vấn, thu thập số liệu trong sổ ghi chép của cán bộ kế toán, cán bộ kỹ thuật, công nhân, các hộ chăn nuôi làm cơ sở để hạch toán kinh tế. - Các khoản đầu tư và chi phí hàng năm. - Sản phẩm thu được từ chăn nuôi dê (chỉ tính từ bán giống). - Giá cả trên thị trường tại thời điểm đánh giá: Giá con giống, thuốc thú y. - Ghi chép các khoản chi phí để tính lợi nhuận. Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi 3.5.9. Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu thu thập được lưu trên phần mềm Microsoft Excel 2003 và xử lý trên phần mềm Minitab 16. 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HÌNH THỨC CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA SÚC THANH NINH 4.1.1. Điều tra các kiểu chuồng nuôi Để biết được các kiểu chuồng nuôi dê, đã tiến hành đến các trại dê xác định vật liệu làm chuồng và tiến hành đo diện tích chuống nuôi, kết quả cho thấy diện tích chuồng nuôi dê Bách Thảo là 2.995 m2, Cỏ là 3.020 m2, Boer là 2.320 m2. Các chuồng nuôi đều làm bằng vật liệu là gỗ, gỗ là nhiên liệu sẵn có tại địa phương, do địa hình có núi đất và núi đá vôi người dân trong vùng có nhiều diện tích rừng trồng cây gỗ keo và cây thông, công ty đã tận dụng với ưu thế sẵn có tại địa phương để xây dựng chuồng trại cho dê. 4.1.2. Điều tra về thời gian chăn thả và bỏ sung thức ăn cho dê Qua quan sát và tiến hành phỏng vấn cán bộ kỹ thuật của Công ty và chủ trại, công nhân Qua bảng trên cho thấy thời gian chăn thả trong ngày, trung bình các ngày trong năm dê Bách thảo, Cỏ và Boer được chăn thả tự do từ 8 h sáng tới 4 h chiều hàng ngày. Với thiên nhiên ưu đãi các loại cỏ mọc tự nhiên nhiều, địa hình rộng dê được chăn thả với khoảng thời gian dài từ 8h sáng đến 4 giờ chiều, hàng ngày dê tự kiếm thức ăn trong lúc chăn thả, không bổ sung thức ăn xanh. Lượng thức ăn tinh được bổ sung cho dê chỉ trong những ngày mưa kéo dài, rét đậm, rét hại, thời gian chăn thả ít mới tiến hành bổ sung thức ăn tinh cho dê, qua phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, chủ trại và số liệu ghi chép cho thấy bình quân trong một năm chỉ mất 25 ngày là phải bổ sung lượng thức ăn tinh cho dê, số lượng thức ăn tinh được bổ sung như sau: Dê Bách Thảo và dê Cỏ, con đực và con cái theo mẹ bổ sung thức ăn tinh là 0,1 kg/con/ngày, ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên được bổ sung 0,2 kg/con/ngày; dê Boer con đực và con cái ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên được bổ sung lượng thức ăn tinh 0,3 kg/con/ngày, theo mẹ 0,2 kg/con/ngày. Lượng thức ăn tinh chủ yếu các loại củ phơi khô (khoai, sắn), bột ngô, cám gạo. 28 4.1.3. Điều tra công tác quản lý dê Bách thảo, Dê cỏ, Dê Boer được nuôi tại các trại khác nhau và đeo thẻ tai, đánh số, dê đực giống ban ngày chăn thả đều được đeo tạp rề ở bao quy đầu, buổi sáng bắt đầu khi chăn thả và buổi chiều bắt đầu khi nhốt dê vào chuồng, cán bộ kỹ thuật và công nhân, chủ hộ chăn dê quan sát đàn dê khi phát hiện dê cái động dục thì nhốt dê cái ở chuồng, cho phối giống 2 lần/ngày, sau khi hết chịu đực thì thả theo đàn. Dê đực Bách Thảo và dê Boer bắt đầu 6 tháng tuổi đeo cạp dề ở bao quy đầu, 13 tháng tuổi tiến hành làm đực giống phối giống cho đàn dê cái nuôi tại công ty. Dê Cỏ bắt đầu 5 tháng tuổi đeo cạp dề ở bao quy đầu, 10 tháng tuổi tiến hành làm đực giống phối giống cho đàn dê cái nuôi tại công ty. Dê cái động dục lần đầu được bỏ qua lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích lũy dinh dưỡng đảm bảo phát triển bào thai. Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc nhiều vào giống, thức ăn, điều kiện ngoại cảnh. Thông thường, tuổi phối giống lần đầu tương ứng với chu kỳ động dục thứ hai hoặc thứ ba mới tiến hành phối giống. Dê đực con làm giống, cai sữa trể hơn, khoảng 6 tháng tuổi, dê cái cai sữa sớm hơn khoảng 5 tháng tuổi. Trước khi cai sữa, tiến hành chọn những con dê đực, dê cái tốt nhất trong đàn để nuôi hậu bị, chọn những con có ngoại hình đẹp, cân đối, mang những điểm đặc trưng của giống, sinh trưởng tốt và có cơ quan sinh dục phát triển bình thường. 4.2. QUAN SÁT MÀU SẮC LÔNG DÊ BÁCH THẢO, CỎ VÀ BOER Một trong những chỉ tiêu về ngoại hình là màu sắc lông của dê, đây là một trong những yếu tố đặc trưng cho phẩm giống, dựa vào đặc điểm màu sắc lông người ta có thể nhận biết phẩm cấp giống hay từng cá thể. Quan sát màu sắc lông trên đàn dê (đực + cái) của dê Bách thảo, dê cỏ, dê Boer được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh. Tổng số dê quan sát để đánh giá 423 con, trong đó: Dê Bách Thảo là 150 con, Dê Cỏ là 146 con, Dê Boer là 127 con và kết quả được trình như sau. 29 4.2.1. Quan sát màu sắc lông dê Bách Thảo Để biết được màu sắc lông của dê Bách Thảo được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh, tiến hành quan sát 150 cá thể dê đực và dê cái, kết quả được trình bày tại (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Quan sát màu sắc lông Dê Bách thảo Dê Bách Thảo (n=150) Màu sắc lông Số con Chiểm tỷ lệ % Màu đen, mặt sọc trắng 103 68,67 Màu đen đốm trắng 47 31,33 Màu khác 0 0 Qua bảng trên cho thấy kết quả về màu sắc lông của dê Bách Thảo: Dê có màu lông tương đối đồng nhất màu sắc lông có màu đen chiếm 68,67 %, màu đen đốm trắng chiếm 31,33%, dê Bách thảo có bộ lông mượt sáng, kết quả màu sắc lông dê Bách Thảo chúng tôi quan sát được cho thấy gần giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2000). Bên cạnh màu sắc của lông về ngoại hình của dê Bách Thảo được nuôi tại Công ty cổ phần gia súc Thanh Ninh có sống mũi dô, đầu dài, chán lồi, tai to, rủ cúp suống miệng rộng và thô, phần lớn không râu cằm, nhiều con có hai mấu thịt ở cổ, dê cái nhìn thanh mảnh đầu nhỏ, mình dài, phần sau phát triển hơn phần trước, dê đực mạnh khoẻ hăng hái. Hình ảnh 4.1. Dê Bách Thảo 30 4.2.2. Quan sát màu sắc lông dê Cỏ Để xác định màu sắc lông dê Cỏ, tiến hành quan sát 146 dê, kết quả cho thấy màu sắc lông của đàn dê Cỏ không đồng nhất, cụ thể màu vàng là phổ biến chiếm 54,1 %, màu đen chiếm 26%, màu xám chiếm 15,1%, còn lại là một số màu khác không điển hình chiếm 4,8% (Bảng 4.2). Bảng 4.2. Quan sát màu sắc lông dê Cỏ Dê Cỏ (n=146) Màu sắc lông Số con Chiểm tỷ lệ % Màu vàng 79 54,1 Màu đen 38 26 Màu xám 22 15,1 Màu khác 7 4,8 Qua kết quả theo dõi về màu sắc lông dê cho thấy kết quả gần giống với kết quả đã công bố của các tác giả Chu Đình Khu (1996), Lê Văn Thông (2004) và Trần Trang Nhung (2000). Đặc điểm của lông dê theo quan sát cho thấy thường có hai kiểu lông. Thứ nhất là kiểu lông dài xù hay có ở các con đực và một số con cái. Thứ hai là kiểu lông ngắn, mịn mượt thường ở các con dê cái sinh sản tốt. Hình ảnh 4.2. Dê Cỏ Bên cạnh việc điều tra về màu sắc lông của đàn dê Cỏ nuôi tại công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh, chúng tôi đánh giá những đặc điểm ngoại 31 hình chung. Dê Cỏ có khối lượng cơ thể nhỏ, thân hình chắc, dê đực và dê cái thường có râu ở cằm, ở dê cái ít hơn, sừng thường thẳng lên trên và ngả về phía sau, tai nhỏ, ngắn, dựng đứng, cổ nhỏ dài, bụng to chân ngắn, đi lại nhanh nhẹn, leo trèo giỏi. Dê ăn được nhiều loại lá cây, thích ăn cây lùm bụi và cách mặt đất khoảng 40 - 60 cm. Dê có tính bầy đàn cao, thường trong đàn có một con làm thủ lĩnh. 4.2.3. Quan sát màu sắc lông dê Boer Sau khi tiến hành theo dõi 127 dê cho thấy dê màu trắng có vành đen quanh cổ chiếm tỷ lệ 74,8%, dê màu trắng có vành nâu quanh cổ chiếm tỷ lệ 25% (Bảng 4.3). Bảng 4.3. Quan sát màu sắc lông Boer Dê Boer (n=127) Màu sắc lông Số con Chiểm tỷ lệ % Màu trắng có vành đen quanh cổ 95 74,8 Màu trắng có vành nâu đỏ quanh cổ 32 25,2 Khác 0 0 Kết quả trên cho thấy dê Boer có hai sắc lông, phần thân có màu lông trắng, phần đầu và cổ có mầu lông nâu hoặc đen phủ hết trọn phần cổ, lưng, hai bên hông và phần trên đuôi. Còn lông trắng ở mặt dưới của tai, ở hai sọc trên mặt chạy song song từ đầu đến mũi, phần bụng, và bốn khuỷu chân trở xuống, sừng ngắn. Kết quả theo dõi về màu sắc lông dê Boer gần giống với kết quả đã công bố của tác giả Doãn Thị Gắng và cs. (2008). Hình ảnh 4.3: Dê Boer 32 4.3. KÍCH THƯỚC CHIỀU ĐO CỦA DÊ 4.3.1. Kích thước chiều đo dê Bách thảo Sau khi tiến hành đo vòng ngực, cao vai, dài thân chéo cho thấy dê Bách Thảo tăng dần theo quy luất tăng trưởng, theo lứa tuổi và tính biệt. Dê đực luôn cao hơn dê cái tại kích thước các chiều đo VN, CV, DTC (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Kích thước một số chiều đo dê Bách thảo DVT: cm Tính biệt Tuổi Chỉ tiêu Con đực Con cái (tháng) n X±SE Cv% n X±SE Cv% Vòng ngực 32 44,84 ±0,11 16,46 35 43,27 ±0,03 15,55 3 Cao vai 32 46,78 ±0,17 16,66 35 45,68±0,76 18,66 Dài thân 32 48,78 ±0,09 14,32 35 8,19±0,054 16,32 Vòng ngực 31 58,2 ±0,37 16,37 31 56,52±0,08 14,73 6 Cao vai 31 54,50±0,12 15,33 31 52,47±0,11 16,73 Dài thân 31 54,46±0,33 14,57 31 54,05 ±0,17 18,71 Vòng ngực 30 65,38 ±0,05 15,36 30 63,09±0,09 15,74 9 Cao vai 30 56,62±0,05 15,77 30 55,21±0,05 17,70 Dài thân 30 58,13 ±0,05 17.23 30 58,12±0,08 17.55 Vòng ngực 30 71,41±0,06 17,33 30 69,59 ±0,06 16,38 12 Cao vai 30 61,92 ±0,07 16,22 30 59,39±0,05 17,55 Dài thân 30 63,04±0,01 15,45 30 61,10±0,05 16,43 Với kết quả nghiên cứu, theo dõi số đo vòng ngực, cao vai, dài thân của dê Bách Thảo được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh chúng tôi thấy gần giống với công bố Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 9715:2013) Dê giống- yêu cầu kỹ thuật do Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây Viện chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 4.3.2. Kích thước chiều đo dê Cỏ Để khảo sát kích thước một số chiều đo vòng ngực, cao vai, dài thân đối với dê: Dê ở giai đoạn 3 tháng tuổi, con đực tiến hành đo 31 con, con cái đo 33 con; dê 33 ở 6 tháng tuổi dê đực đo 30 con, dê cái đo 31 con; dê 6 tháng tuổi và 12 tháng tuổi con đực đo 30 con, con cái đo 30 con kết quả (Bảng 4.5). Bảng 4.5. Kích thước một số chiều đo của dê Cỏ ĐVT: cm Tính biệt Tuổi Chỉ tiêu Con đực Con cái (tháng) N X±SE Cv% n X±SE Cv% Vòng ngực 31 41,84 ±0,1 15,33 33 40,43±0,3 15,23 3 Cao vai 31 36,69±0,1 14,67 33 35,3±0,2 16,62 Dài thân 31 39,49±0,06 15,74 33 39,08±0,2 15,32 Vòng ngực 30 48,25±0,07 16,38 31 46,29 ±0,06 16,34 6 Cao vai 30 40,29±0,05 17,23 31 38,32±0,05 17,33 Dài thân 30 44,55±0,07 16,53 31 44,27±0,05 17,71 Vòng ngực 30 54,20±0,04 15,36 30 51,31±0,07 15,74 9 Cao vai 30 44,18±0,05 15,84 30 41,27±0,07 16,44 Dài thân 30 50,25±0,06 17.28 30 48,09±0,09 17.63 Vòng ngực 30 56,19±0,06 17,77 30 54,21±0,06 16,85 12 Cao vai 30 47,24±0,07 16,22 30 44,19±0,06 17,31 Dài thân 30 52,20±0,07 17,42 30 51,12±0,05 16,75 - Theo kết quả tại bảng 4.5 cho thấy: Kích thước một số chiều đo chính của dê Cỏ tăng dần theo quy luật tăng trưởng, theo lứa tuổi và tính biệt. Dê đực luôn cao hơn dê cái ở kích thước các chiều đo cao vây, vòng ngực, dài thân chéo. Kết quả ở bảng trên gần tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả: - Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và cs (2003) trên dê Cỏ nuôi tại Hà Tây lúc 12 tháng tuổi, các chiều đo cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) tương ứng: 52,0; 54,4; 53,2cm ở dê đực và 48,4; 52,0; 52,1cm ở dê cái. - Kết quả nghiên cứu của dê được nuôi tại Đắc Lắk của Lê Anh Dương (2007) cho thấy kích thước một số chiều chính CV; VN; DTC ở giai đoạn 12 tháng tuổi tương ứng: 49,30; 55,72; 54,50 cm (dê đực) và 47,00; 54,31; 53,20cm (dê cái). - Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Biên (2009) dê Cỏ nuôi tại Nho Quan, Gia Viễn và Thị xã Tam Điệp – Ninh Bình các chiều đo tương ứng lúc 12 tháng tuổi là, 48,22 cm, 56,87 cm, 52,98 cm (dê cỏ) và 44,40 cm, 54,93 cm, 51,26 cm (dê cái). 34 4.3.3. Kích thước chiều đo dê Boer Sau khi tiến hành khảo sát một số chiều đo chính của dê Boer cho thấy kích thước các chiều đo VN, CV, DT của dê được thay đổi ở các giai đoạn, tuổi, số đo của dê Boer đực luôn có kích thước lớn dê Boer cái ở cùng một giai đoạn lứa tuổi kết quả tại (Bảng 4.6). Bảng 4.6. Kích thước một số chiều đo của dê Boer ĐVT: cm Tính biệt Tuổi Chỉ tiêu Con đực Con cái (tháng) N X±SE Cv% n X±SE Cv% Vòng ngực 32 58,81±0,63 15,75 35 56,56±0,17 16,45 3 Cao vai 32 50,41±0,13 16,33 35 48,48±0,13 17,92 Dài thân 32 53,44±0,12 17,22 35 51,60±0,36 15,75 Vòng ngực 31 67,58±0,05 16,85 33 66,56±0,05 16,62 6 Cao vai 31 58,48±0,06 17,21 33 55,59±0,05 17,50 Dài thân 31 59,49±0,05 15,65 33 59,74±0,07 18,45 Vòng ngực 30 75,12±0,05 16,31 31 73,50±0,06 16,76 9 Cao vai 30 61,09±0,07 16,30 31 57,27±0,07 18,25 Dài thân 30 67,19±0,06 18.45 31 62,20±0,06 17.22 Vòng ngực 30 83,20±0,06 16,66 30 79,20±0,06 17,85 12 Cao vai 30 65,42±0,07 17,25 30 61,20±0,06 18,35 Dài thân 30 69,30±0,06 17,85 30 65,23±0,07 17,55 Bảng 4.6 cho thấy dê Boer được nuôi ở tại Công ty giống gia súc Thanh Ninh kích thước các chiều đo vòng ngực, cao vai, dài thân ở giai đoạn 3, 6, 9 tháng tuổi kích thước các chiều đo (VN-CV-DTC) của dê lần lượt là: + Dê đực: (58,81-50,41-53,44); (67,58-58,49-59,49); (75,12-61,09-67,19); (83,20-65,42-69,30). + Dê cái: (56,56-48,48-51,60); (66,56-55,59-59,74); (73,50-57,27-62,20); (79,20-61,20-65,23). Kết quả trên cho thấy gần giống với kết quả nghiên cứu của các tác giả: 35 Doãn Thị Gắng (2004) cho rằng kích thước chiều đo vòng ngực, cao vai và dài thân chéo của dê Boer thuần nuôi tại Sơn Tây vào lúc 3 tháng tuổi lần lượt là: 54-56 cm, 46-47 cm và 46-48 cm lúc 6 tháng tuổi chiều đo lần lượt là: 62-64 cm, 51-53 cm và 53-55 cm. Đinh Văn Bình (2006) trên đàn dê Boer thế hệ 1 và thế hệ 2 nuôi tại trại giống Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, thời điểm 3 tháng tuổi dê đực đạt được các chiều đo (CV - VN - DTC) tương ứng là 51,0; 59,0; 53,6cm và 50,0; 58,5; 53,4cm, dê cái ở thế hệ 1 đạt được tương ứng là 48,0; 57,0; 51,0cm, ở thế hệ 2 đạt được tương ứng là 49,0; 56,5; 50,2cm. Thời điểm 12 tháng tuổi ở thế hệ 1 kích thước các chiều đo dê đực và dê cái đạt được (CV - VN - DTC) tương ứng là 66,0; 85,0; 73,0 cm và 61,6; 80,0; 71,8 cm, ở thế hệ 2 dê... được nuôi tại Công cổ phần giống gia súc Thanh Ninh gần đúng với kết quả nghiên của của Bùi Khắc Hùng (2015). Để rõ hơn về sinh trưởng tương đối của dê Cỏ, kết quả sinh trưởng tương đối của dê Cỏ được biểu diễn qua (biểu đồ 4.4). Biểu đồ 4.4. Sinh trưởng tuơng đối của dê Cỏ qua các tháng tuổi Cường độ sinh trưởng tương đối của dê Cỏ ở các giai đoạn tháng tuổi khác nhau là khác nhau và của con đực luôn cao hơn con cái. Giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi cường độ tăng trưởng tương đối là cao nhất, 31,94% (con đực) và 31,64% (con cái). Cường độ tăng trưởng tương đối giảm dần ở các giai đoạn 3 – 6 tháng, 6 – 9 tháng tương ứng là 17,6% (con đực), 16,8% (con cái) và 6,55% (con đực), 6,41% (con cái), đến giai đoạn 9 -12 tháng giảm mạnh chỉ còn 4,72% (con đực), 3,55% (con cái). Tỷ lệ chênh lệch về cường độ sinh trưởng tương đối gữa con đực cái cũng không nhiều. 49 Kết chúng tôi nghiên cứu gần giống với kết quả nghiên cứu của tác giả: Trần Trang Nhung (2000), khi nghiên cứu trên đàn dê cỏ vùng Đông Bắc cho biết: Cường độ sinh trưởng tương đối của dê đực và dê cái đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tháng tuổi (tương ứng là 74,44% và 74, 19%), sau đó giảm dần đến giai đoạn 11 - 2 tháng tuổi là 4,60% và 4,56%. 4.6.3. Sinh trưởng của dê Boer 4.6.3.1. Thay đổi khối lượng của dê Boer qua các tháng tuổi Qua nghiên cứu cho thấy khối lượng thay đổi qua các tháng tuổi: Dê Boer đực được nuôi ở Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh qua các tháng tuổi luôn thay đổi về khối lượng cao hơn so với cái. Cụ thể lúc sơ sinh, khối lượng của dê đực là: 3,09 kg, dê cái là 2,94 kg. Lúc 3 tháng tuổi khối lượng của dê đực là 16,59 kg, dê cái là 14,89 kg. Thời gian càng tăng sự chênh lệnh về khối lượng càng rõ. Lúc 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng tuổi khối lượng của dê đực lần lượt là (26,72 kg, 35,28 kg, 42,12 kg) cao hơn so với khối lượng của dê cái lúc 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng tuổi khối lượng lần lượt (123,33kg, 32,85kg, 35,7kg). Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về khối lượng giữa dê đực và dê cái càng tăng. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung vì con đực bao giờ cũng lớn hơn con cái, nhất là giai đoạn thành thục về giới tính (Bảng 4.15). Bảng 4.15. Thay đổi khối lượng của dê Boer qua các tháng tuổi ĐVT: Kg Tháng tuổi Tính biệt N (con) Mean ±SE Đực 36 3,09±0,029 Sơ sinh Cái 33 2,94±0,032 Đực 33 16,59±0,096 3 tháng tuổi Cái 31 14,89±0,049 Đực 30 26,72±0,13 6 tháng tuổi Cái 30 23,33±0,25 Đực 30 35,28±0,377 9 tháng tuổi Cái 30 32,85±0,43 Đực 30 42,12±0,39 12 tháng tuổi Cái 30 35,70±0,45 50 - Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2006) cho biết, khối lượng của dê đực Boer thế hệ 1 và 2 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi đạt được tương ứng là: 3,17- 3,0kg; 18,6 - 18,5kg; 30,5 - 30,7kg; 39,3 - 39,4kg và 49,5 - 49,4kg, khối lượng của dê cái Boer thế hệ 1 và 2 tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi đạt được tương ứng là: 2,95 - 2,90kg; 16,7 - 16,6kg; 28,7 - 28,7kg; 36,8 - 36,6kg và 44,5 - 44,7kg. - Cũng theo Đinh Văn Bình (2006) cho biết, dê Boer thế hệ thứ 1 và 2 nuôi ở các địa phương như sau: Ở Sông Bé: Khối lượng sơ sinh dê đực đạt: 2,95 kg; dê cái đạt 2,87kg, 3 tháng tuổi dê đực đạt 16,7kg; dê cái đạt 15,0kg, 6 tháng tuổi dê đực đạt 26,9kg; dê cái đạt 23,6kg, 9 tháng tuổi dê đực đạt 35,2kg; dê cái đạt 33,1kg, 12 tháng tuổi dê đực đạt 42,1kg; dê cái đạt 35,9kg. Ở Ninh Thuận: Khối lượng sơ sinh dê đực đạt: 2,97kg; dê cái đạt 2,91kg, 3 tháng tuổi dê đực đạt 16,6kg; dê cái đạt 15,1kg, 6 tháng tuổi dê đực đạt 26,9kg; dê cái đạt 23,7kg, 9 tháng tuổi dê đực đạt 35,3kg; dê cái đạt 33,1kg, 12 tháng tuổi dê đực đạt 42,2kg; dê cái đạt 36,0kg. Ở Hòa Bình - Ninh Bình: Khối lượng sơ sinh dê đực đạt 3,02kg; dê cái đạt 2,98kg, 3 tháng tuổi dê đực đạt 16,7kg; dê cái đạt 15,0kg, 6 tháng tuổi dê đực đạt 26,9kg; dê cái đạt 23,4kg, 9 tháng tuổi dê đực đạt 35,3kg; dê cái đạt 33,0 kg, 12 tháng tuổi dê đực đạt 42,2kg; dê cái đạt 35,8kg. - Qua kết quả theo dõi nghiên cứu khối lượng qua các tháng tuổi của dê Boer đực, dê Boer cái được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh cho thấy kết quả gần giống như kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2006) dê Boer thế hệ thứ 1 và 2 nuôi tại các địa phương Sông Bé, Ninh Thuận, Hoà Bình, Ninh Bình. Để rõ hơn về sự thay đổi khối lượng qua các tháng tuổi của dê Boer đực và dê Boer cái, qua kết quả thu được chúng tôi biểu diễn qua đồ thị (đồ thị 4.3). 51 Đồ thị 4.3. Thay đổi khối lượng của dê Boer qua các tháng tuổi Qua đồ thị 4.3 cho thấy: 02 đường đồ thị có chiều hướng cách xa nhau, với các điểm cách xa nhau không đồng đều. Đường đồ thị về thay đỏi khối lượng qua các tháng tuoir của dê Boer cái luôn nằm ở phía dưới đường đồ thị của dê Boer đực điều này càng rõ về sự thay đổi khối lượng qua các tháng tuổi của dê Boer đực luôn lơn hơn dê Boer cái. 4.6.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê Boer Chúng tôi tiến hành theo dõi sự tăng trưởng bình quân của dê qua các tháng tuổi để biết giai đoạn nào dê lớn nhanh, giai đoạn nào dê lớn chậm, cũng như để biết được cường độ sinh trưởng của chúng. Kết quả theo dõi được lập tại (Bảng 4.16). 52 Bảng 4.16. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê Boer Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng tương đối Tháng tuổi Tính biệt n (g/con/ngày) (%) Mean ±SE Cv% Mean ±SE Cv% Đực 36 105,01±6,33 38,21 34,27±5,62 36,84 Sơ sinh đến 3 Cái 33 132,8±5,23 30,83 33,5±4,83 31,55 tháng tuổi Trung bình 69 141,4±4,92 36,72 33,88±3,89 33,47 Đực 33 112,47±4,1 28,63 16,97±4,61 31,43 3 đến 6 tháng Cái 31 93,71±4,71 34,87 16,05±5,11 35,36 tuổi Trung bình 64 103,9±4,32 32,3 16.51±4,78 32,81 Đực 30 95,13±4,17 33,85 6,9±4,31 30,72 6 đến 9 tháng Cái 30 105,77±3,94 31,72 8,47±3,94 29,81 tuổi Trung bình 60 100,45±3,44 32,14 7,68±4,12 29,13 Đực 30 71,96±5,32 33,48 4,42±5,33 37,56 9 đến 12 tháng Cái 30 30,08±3,29 31,53 2,08±2,71 28,93 tuổi Trung bình 60 51,02±2,95 32,18 3.25± 34,19 - Sinh trưởng tuyệt đối Qua kết quả theo dõi cho thấy dê đực sinh trưởng tuyệt đối cao hơn dê cái ở các giai đoạn tuổi cụ thể: Ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối g/con/ngày của dê đực 150,01g, dê cái 132,8 g/con/ngày; giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi dê đực 112,47 g/con/ngày, dê cái 93,14 g/con/ngày. Đến giai đoạn 6 đến 9 tháng tuổi dê đực 95,13g/con/ngày, dê cái 105,77 g/con/ngày. Giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi dê đực 71,96 g/con/ngày, dê cái 30,08g/con/ngày. Theo kết quả thu được chúng tôi lập biểu đồ kết quả sinh trưởng tuyệt đối của dê (biểu đồ 4.5). 53 Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer qua các tháng tuổi Biểu đồ 4.5 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh, sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở giai đoạn Sơ sinh đến 3 tháng tuổi, trung bình ở sơ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 141,4g/con/ngày, sau đó giảm ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi là 103,09g/con/ngày và giảm nhẹ ở giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi là 100,45g/con/ngày; đến giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi thì giảm mạnh, tăng trưởng tuyệt đối là 51,02g/con/ngày. + Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2006) cho biết, sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer thế hệ 1 và 2 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây: Dê Boer thế hệ 1 ở giai đoạn sơ sinh - 3 tháng dê đực đạt 171,4 gam/con/ngày, dê cái đạt 152,4 gam/con/ngày; giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi dê đực đạt được là 132,6 gam/con/ngày; dê cái đạt 133,3 gam/con/ngày; giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt được tương ứng là 96,7 gam/con/ngày và 90,2 gam/con/ngày; giai đoạn 9 - 12 tháng dê đực và dê cái đạt được tương ứng là 114,4 gam/con/ngày và 90,2 gam/con/ngày. Dê Boer thế hệ 2 ở giai đoạn sơ sinh - 3 tháng dê đực đạt được là 171,1 gam/con/ngày; dê cái đạt được là 150,7 gam/con/ngày; giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi dê đực đạt được là 135,6 gam/con/ngày, dê cái đạt được là 132,3 gam/con/ngày; giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt được tương ứng là 99,0 gam/con/ngày và 90,0 gam/con/ngày; giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt được tương ứng là 103,0 gam/con/ngày và 90,3 gam/con/ngày. 54 + Qua kết quả nghiên cứu theo dõi sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer được nuôi tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh gần giống với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2006) cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer tuân theo quy luật, không đồng đều (theo giai đoạn) và tính biệt, dê đực có sinh trưởng tuyệt đối phần lớn ở các giai đoạn tuổi cao hơn so với dê cái. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Boer cao nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, sau đó có xu thế giảm dần theo tháng tuổi. - Sinh trưởng tương đối Qua kết quả sinh trưởng tương đối bảng 4.17 để rõ hơn về sinh trưởng tương đối tiến hành lập biểu đồ về sinh trưởng tương đối của dê Boer qua các giai đoạn tuổi (biểu đồ 4.6). Biểu đồ 4.6. Sinh trưởng tuơng đối của dê Boer qua các tháng tuổi Qua sơ đồ cho thấy sinh trưởng tương đối của dê Boer ở các giai đoạn tháng tuổi khác nhau là khác nhau. Giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tương đối là cao nhất, 34,2% (con đực) và 33,5% (con cái). Cường độ sinh trưởng tương đối giảm dần ở các giai đoạn 3 – 6 tháng, và tiếp tục giảm ở 6 – 9 tháng tương ứng là 16,97% (con đực), 16,05% (con cái) và 9,09% (con đực), 8,47% (con cái), đến giai đoạn 9 -12 tháng giảm mạnh chỉ còn 4,42% (con đực), 2,08% (con cái). Tỷ lệ chênh lệch về cường độ sinh trưởng tương đối gữa con đực cái cũng không nhiều. 55 + Kết quả nghiên cứu theo dõi cường độ sinh trưởng tương đối của dê Boer ở các giai đoạn tháng tuổi được nuôi ở Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh cho thấy: Phù hợp với đặc điểm về sinh trưởng phát triển của Dê, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất, sau đó giảm dần. Tới tuổi trưởng thành (24 - 36 tháng tuổi), khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu về xu hướng tăng khối lượng tương đối của các giống dê nuôi tại một số vùng khác nhau ở nước ta của các tác giả (Đinh Văn Bình, 1995; Nguyễn Đình Minh, 2002; Trần Trang Nhung, 2000). 4.7. HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI DÊ Qua kết quả nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn cán bộ kỹ thuật và thu thập thông tin từ sổ ghi chép của kế toán, công nhân các chủ trại chăn nuôi dê tại Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh cho thấy hiệu quả chăn nuôi dê. 4.7.1. Hiệu quả chăn nuôi dê Bách Thảo (hạch toán cho 10 dê cái sinh sản) Dê chủ yếu là tự kiếm thức ăn trong lúc chăn thả, một năm chỉ có khoảng 25 ngày là phải bổ sung lượng thức ăn tinh cho dê, số lượng thức ăn tinh được bổ sung, con đực và con cái theo mẹ bổ sung thức ăn tinh là 0,1 kg/con/ngày, ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên được bổ sung 0,2 kg/con/ngày. Nhân công: Nhân công lao động tại các trại dê của Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh cứ 01 lao động quản lý 20 dê sinh sản, trong đó lao động phổ thông chiếm 70 %, lao động kỹ thuật chiếm 30%. Dê Bách Thảo có số con đẻ ra/lứa đẻ là 2,31 con, có số lứa đẻ/năm là 1,68 lứa. Tỷ lệ nuôi sống của dê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là 95,18%. Dê con sinh ra 4 đến 5 tháng tuổi, trọng lượng dê đực đạt khoảng 13 đến 15 kg, dê cái đạt khoảng 10 đến 13 kg, được bán cho các hộ chăn nuôi làm giống, giá bán theo đầu con không phụ thuộc vào trọng lượng. Hiệu quả chăn nuôi (Bảng 4.17). 56 Bảng 4.17. Hiệu quả chăn nuôi dê Bách Thảo Đơn Số Đơn giá Thành tiền TT Nội dung vị lượng (đ) (đ) tính I Phần chi phí 47.939.000 1 Chi phí thức ăn: 776.000 1.1 Thức ăn tinh cho dê mẹ: Kg 50 8.000 400.000 10 con x 0,2 kg x 25 ngày 1.2 Thức ăn tinh cho dê bố: Bằng 40% Kg 2 8.000 16.000 của 1 dê mẹ 1.3 Thức ăn tinh cho dê con Kg 45 8.000 360.000 36 dê con x 0,1 kg x 12,5 ngày 2 Vắc xin phòng bệnh 1.988.000 2.1 Vắc xin phòng bệnh dê mẹ: Vắc xin THT 10 liều, LMLM 10 liều, Đậu Lần 2 350.000 700.000 dê 10 liều 2.2 Vắc xin phòng bệnh dê bố: bằng Lần 2 14.000 28.000 40% của 1 dê mẹ 2.3 Vắc xin phòng bệnh dê con: Vắc xin THT 36 liều, LMLM 36 liều, Lần 1 1.260.000 1.260.000 Đậu dê 36 liều 3 Thuốc thú y được tính bình quân Con 10 100.000 1.000.000 chung vào dê mẹ 5 Khấu hao chuồng trại tính bình Con 10 250.000 2.500.000 quân chung vào dê mẹ 7 Nhân công lao động 41.675.000 7.1 Nhân công lao động kỹ thuật Công 54,75 300.000 16.425.000 7.2 Nhân công lao động phổ thông Công 127,75 200.000 25.250.000 II Phần thu 100.800.000 1 Thu từ bán con giống Con 36 2.800.000 100.800.000 III Cân đối 1 Thu 100.800.000 2 Chi 47.939.000 3 Lãi 52.861.000 57 Qua bảng 4.17 cho thấy: Chi phí nuôi 10 dê Bách Thảo số tiền chi phí, 47.939.000đ tổng thu về từ 10 dê là 100.800.000đ. Kết quả trên cho biết hiệu quả nuôi dê Bách Thảo sinh sản. Cứ nuôi 1 dê sinh sản trong 1 năm trừ hết chi phí thu về lợi nhuận là 5.286.100đ. 4.7.2. Hiệu quả chăn nuôi dê Cỏ (hạch toán cho 10 dê cái sinh sản) Công ty Cổ phần giống gia súc Thanh Ninh có lợi thế địa hình rộng, diện đất không canh tác nông nghiệp để cỏ mọc tự nhiên, chăn thả dê do vậy dê Cỏ chủ yếu là tự kiếm thức ăn trong thời gian chăn thả, một năm chỉ có khoảng 25 ngày là phải bổ sung lượng thức ăn tinh cho dê, số lượng thức ăn tinh được bổ sung, con đực và con cái theo mẹ bổ sung thức ăn tinh là 0,1 kg/con/ngày, ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên được bổ sung 0,2 kg/con/ngày. Nhân công: Nhân công lao động tại các trại dê của Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh cứ 01 lao động quản lý 20 dê sinh sản, trong đó lao động phổ thông chiếm 70 %, lao động kỹ thuật chiếm 30%. Dê Cỏ có số con đẻ ra/lứa đẻ là 1,51 con, có số lứa đẻ/năm là 1,74 lứa. Tỷ lệ nuôi sống của dê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là 93,79 %. Dê con sinh ra 4 đến 5 tháng tuổi, trọng lượng dê đực đạt khoảng 9 đến 10 kg, dê cái đạt khoảng 8 đến 9 kg được bán cho các hộ chăn nuôi làm giống, giá bán theo đầu con không phụ thuộc vào trọng lượng. Hiệu quả chăn nuôi (Bảng 4.18). 58 Bảng 4.18. Hiệu quả chăn nuôi Cỏ Đơn Số Đơn giá Thành tiền TT Nội dung vị lượng (đ) (đ) tính I Phần chi phí 47.399.000 1 Chi phí thức ăn: 656.000 1.1 Thức ăn tinh cho dê mẹ: Kg 50 8.000 400.000 10 con x 0,2 kg x 25 ngày 1.2 Thức ăn tinh cho dê bố: Bằng 40% Kg 2 8.000 16.000 của 1 dê mẹ 1.3 Thức ăn tinh cho dê con Kg 30 8.000 240.000 24 dê con x 0,1 kg x 12,5 ngày 2 Vắc xin phòng bệnh 1.568.000 2.1 Vắc xin phòng bệnh dê mẹ: Vắc xin THT 10 liều, LMLM 10 liều, Đậu Lần 2 350.000 700.000 dê 10 liều 2.2 Vắc xin phòng bệnh dê bố: bằng Lần 2 14.000 28.000 40% của 1 dê mẹ 2.3 Vắc xin phòng bệnh dê con: Vắc xin THT 24 liều, LMLM 24 liều, Lần 1 840.000 840.000 Đậu dê 24 liều 3 Thuốc thú y được tính bình quân Con 10 100.000 1.000.000 chung vào dê mẹ 5 Khấu hao chuồng trại tính bình Con 10 250.000 2.500.000 quân chung vào dê mẹ 7 Nhân công lao động 41.675.000 7.1 Nhân công lao động kỹ thuật Công 54,75 300.000 16.425.000 7.2 Nhân công lao động phổ thông Công 127,75 200.000 25.250.000 II Phần thu 84.000.000 1 Thu từ bán con giống Con 24 3.500.000 84.000.000 III Cân đối 1 Thu 84.000.000 2 Chi 47.399.000 3 Lãi 36.601.000 59 Qua bảng 4.18 cho thấy: Chi phí nuôi 10 dê Cỏ số tiền chi phí, 47.399.000đ tổng thu về từ 10 dê là 84.000.000đ. Kết quả trên cho biết hiệu quả nuôi dê Cỏ sinh sản. Cứ nuôi 1 dê sinh sản trong 1 năm trừ hết chi phí thu về lợi nhuận là 3.660.100đ. 4.7.3. Hiệu quả chăn nuôi dê Boer (hạch toán cho 10 dê cái sinh sản) Dê Boer cũng như dê Bách Thảo, dê Cỏ, do Công ty Cổ phần giống gia súc Thanh Ninh có lợi thế địa hình rộng, do vậy dê Boer chủ yếu là tự kiếm thức ăn trong thời gian chăn thả, một năm chỉ có khoảng 25 ngày là phải bổ sung lượng thức ăn tinh cho dê, số lượng thức ăn tinh được bổ sung cho dê Boer cao hơn dê Bách Thảo và dê Cỏ, con đực và con cái theo mẹ bổ sung thức ăn tinh là 0,2 kg/con/ngày, ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên được bổ sung 0,3 kg/con/ngày. Nhân công: Nhân công lao động tại các trại dê của Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh cứ 01 lao động quản lý 20 dê sinh sản, trong đó lao động phổ thông chiếm 70 %, lao động kỹ thuật chiếm 30%. Dê Cỏ có số con đẻ ra/lứa đẻ là 1,78 con, có số lứa đẻ/năm là 1,13 lứa. Tỷ lệ nuôi sống của dê từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là 94,52 %. Dê con sinh ra 4 đến 5 tháng tuổi, trọng lượng dê đực đạt khoảng 17 đến 18 kg, dê cái đạt khoảng 15 đến 16 kg được bán cho các hộ chăn nuôi làm giống, giá bán theo đầu con không phụ thuộc vào trọng lượng. Hiệu quả chăn nuôi (Bảng 4.19). 60 Bảng 4.19. Hiệu quả chăn nuôi Boer Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền TT Nội dung tính lượng (đ) (đ) I Phần chi phí 47.627.000 1 Chi phí thức ăn: 1.024.000 1.1 Thức ăn tinh cho dê mẹ: Kg 75 8.000 600.000 10 con x 0,3 kg x 25 ngày 1.2 Thức ăn tinh cho dê bố: Bằng 40% Kg 3 8.000 24.000 của 1 dê mẹ 1.3 Thức ăn tinh cho dê con Kg 50 8.000 400.000 20 dê con x 0,2 kg x 12,5 ngày 2 Vắc xin phòng bệnh 1.428.000 2.1 Vắc xin phòng bệnh dê mẹ: Vắc xin THT 10 liều, LMLM 10 liều, Lần 2 350.000 700.000 Đậu dê 10 liều 2.2 Vắc xin phòng bệnh dê bố: bằng Lần 2 14.000 28.000 40% của 1 dê mẹ 2.3 Vắc xin phòng bệnh dê con: Vắc xin THT 20 liều, LMLM 20 liều, Lần 1 700.000 700.000 Đậu dê 20 liều 3 Thuốc thú y được tính bình quân Con 10 100.000 1.000.000 chung vào dê mẹ 5 Khấu hao chuồng trại tính bình Con 10 250.000 2.500.000 quân chung vào dê mẹ 7 Nhân công lao động 41.675.000 7.1 Nhân công lao động kỹ thuật Công 54,75 300.000 16.425.000 7.2 Nhân công lao động phổ thông Công 127,75 200.000 25.250.000 II Phần thu 100.000.000 1 Thu từ bán con giống Con 20 4.500.000 100.000.000 III Cân đối 1 Thu 100.000.000 2 Chi 47.627.000 3 Lãi 52.373.000 Qua bảng 4.20 cho thấy: Chi phí nuôi 10 dê Boer số tiền chi phí, 47.627.000đ tổng thu về từ 10 dê là 100.000.000đ. Kết quả trên cho biết hiệu quả nuôi dê Boer sinh sản. Cứ nuôi 1 dê sinh sản trong 1 năm trừ hết chi phí thu về lợi nhuận là 5.373.000đ. 61 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1.1. Hình thức chăn nuôi dê tại Công ty cổ phần Giống gia súc Thanh Ninh tỉnh Thanh Hoá. Dê chủ yếu là tự kiếm thức ăn, chỉ bổ sung thức ăn tinh cho những ngày mưa, rét, kiểu chuồng nuôi làm bằng gỗ, dê được bấm thẻ tai để theo dõi quản lý, các thông tin trong quá trình nuôi được ghi chép đầy đủ, khoa học. 5.1.2. Màu sắc lông của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer Dê Bách Thảo có màu lông tương đối đồng nhất, màu lông đen, mặt sọc trắng chiếm tỷ lệ cao 68,67%; dê Cỏ có màu lông không đồng nhất, dê có màu vàng, chiếm tỷ lệ cao nhất 54,1%; dê Boer có 02 màu lông, màu lông trắng có vành đen quanh cổ chiếm tỷ lệ cao74,8%, màu lông trắng có vành nâu đỏ quanh cổ chiếm tỷ lệ thấp 25,2%. 5.1.3. Kích thước một số chiều đo chính của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer Dê Bách Thảo, Cỏ và Boer đều có kích thước các chiều đo vòng ngực, cao vai, dài thân lớn dần ở các giai đoạn tuổi 3,6,9,12 tháng tuổi. Dê đực luôn có số đo VN, CV, DT lớn hơn dê cái trong cùng một giống, giai đoạn tháng tuổi. 5.1.4. Khả năng sinh sản của dê cái Bách Thảo, Cỏ và Boer Dê Bách Thảo có số con đẻ ra/ lứa đẻ là 2,31 con, cao nhất, thứ hai là dê Boer 1,78 con/lứa đẻ, thấp nhất dê Cỏ 1,51 con/lứa đẻ. Số lứa đẻ/năm dê Cỏ 1,74 lứa/năm cao nhất, tiếp theo là dê Bách Thảo, 1,68 lứa đẻ/năm, thấp nhất dê Boer 1,13 lứa đẻ/năm. 5.1.5. Khả năng nuôi sống của dê cái Bách Thảo, Cỏ và Boer Khả năng sống của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer cao nhất ở giai đoạn 3 đến 12 tháng tuổi. Tỷ lệ chết cao nhất của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer ở giai đoạn 24 giờ đến 3 tháng tuổi. 5.1.6. Khả năng sinh trưởng của dê Bách Thảo, Cỏ và Boer - Dê có khả năng sinh trưởng cao nhất là dê Boer, khối lượng sơ sinh dê đực 3,09 kg, dê cái 2,94 kg đến giai đoạn 12 tháng tuổi dê đực có khối lượng 42,12 kg, dê cái có khối lượng 35,7 kg. 62 - Dê có khả năng sinh trưởng đứng thứ hai là dê Bách Thảo, khối lượng sơ sinh dê đực 2,7 kg, dê cái 2,34 kg đến giai đoạn 12 tháng tuổi dê đực có khối lượng 31,49 kg, dê cái có khối lượng 26,82 kg. - Dê Cỏ có khả năng sinh trưởng thấp nhất, khối lượng sơ sinh dê đực 1,67 kg, dê cái 1,5 kg đến giai đoạn 12 tháng tuổi dê đực có khối lượng 19,84 kg, dê cái có khối lượng 16,15 kg. 5.1.7. Ước tính hiệu quả chăn nuôi dê cái sinh sản, dê Bách Thảo, Cỏ và Boer Chăn nuôi dê Bách Thảo mang lại lợi nhuận 5.286.100đ/1 dê cái sinh sản/năm; dê Cỏ lợi nhuận 3.660.100đ/1 dê cái sinh sản/năm; dê Boer lợi nhuận 5.373.000đ/1 dê cái sinh sản/năm. 5.2. KIẾN NGHỊ Cần có sự tư vấn cho nông dân để lựa chọn các giống dê đầu tư cho sản xuất phù hợp với điều kiện, khả năng của từng hộ chăn nuôi. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Báo cáo tổng kết công tác giống và sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần giống gia súc Thanh Ninh từ năm 2003 đến năm 2015. 2. Bộ Khoa học và công nghệ (1977a). Tiêu chuẩn Việt Nam: phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối của gia súc, TCVN 239-77. 3. Bộ Khoa học và công nghệ (1977b). Tiêu chuẩn Việt Nam: phương pháp xác định sinh trưởng tương đối của gia súc, TCVN 140-77. 4. Bùi Khắc Hùng (2015). Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa dê Boer, Bách Thảo và Cỏ tại Ninh Bình, Yên Bái và Bắc Cạn, Luận án Tiến sĩ khoa học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 5. Chu Đình Khu (1996). Nghiên cứu sử dụng dê đực Bách Thảo lai cải tạo đàn dê Cỏ địa phương, Luận án Thạc sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Văn Điển, Hà Nội 6. Đặng Xuân Biên (1979). Kết quả điều tra giống dê và cừu. Trong kết quả nghiên cứu KHKT 1969 - 1979, Viện chăn nuôi. Nhà xuất bản nông nghiệp 1985. 7. Đặng Xuân Biên (1993). Con dê Việt Nam, Hội thảo Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi dê, bò sữa thịt. Viện Chăn nuôi. tr. 52-87 8. Đậu Văn Hải và Cao Xuân Thìn (2001). Khảo sát khả năng sản xuất của hai nhóm dê lai giữa giống Saanen và Alpine với Jamnapari tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé, Báo cáo Khoa học chăn nuôi - thú y 1999-2000, phần chăn nuôi gia súc, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 203-225. 9. Đinh Văn Bình (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 10. Đinh Văn Bình (1995). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. 11. Đinh Văn Bình (1997). Kết quả bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của con lai F1 giữa 3 giống dê Ấn Độ với dê Cỏ Việt Nam. Tạp chí Người nuôi dê. tr. 93-112. 64 12. Đinh Văn Bình (1998). Kết quả nghiên cứu thích nghi ba giống dê Ấn Độ Barbari, Jumnapari, Beetal qua 4 năm nuôi tại Việt Nam (1994-1998), Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. 13. Đinh Văn Bình (2005). Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sản xuất của con lai F1 giữa dê đực Boer với dê cái Beetal, Jumnapari, dê Bách Thảo và cái lai (Bách Thảo x Cỏ, Báo cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi, Từ Liêm, Hà Nội. 14. Đinh Văn Bình (2006). Đánh giá khả năng sản xuất của giống dê chuyên thịt Boer nhập từ Mỹ qua 3 thế hệ nuôi tại Việt Nam, Báo cáo khoa học năm 2005, Viện Chăn nuôi, Từ Liêm, Hà Nội. 15. Đinh Văn Bình (2006). Kết quả đánh giá khả năng sản xuất của con lai F1 giữa dê đực Boer với dê cái Beetal, jumnapari, dê Bách thảo và cái lai Bách Thảo - Cỏ trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, Báo cáo Khoa học, Viện Chăn Nuôi. tr. 213-128. 16. Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý (2003). Kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây Viện Chăn nuôi (1991- 2002). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), tr. 1085-1092. 17. Đinh Văn Bình, Doãn Thị Gắng và Nguyễn Duy Lý (2003). Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng sản suất của dê Boer nhập nội năm 2000 tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi, tr. 154-166 18. Đinh Văn Bình, Ngô Quang Trường (2003) “Kết quả nghiên cứu sử dụng dê đực Bách Thảo và Ấn Độ lai cải tạo dê Cỏ tại Lạc Thuỷ-Hoà Bình”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT năm 2003. tr. 1080-1085. 19. Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003) “Kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây Viện Chăn Nuôi (1991-2002), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Bộ Nông nghiệp và PTNT. tr. 1085-1092. 20. Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003). Kỹ thuật chăn nuôi dê lai sữa - thịt ở gia đình, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Đinh Văn Bình, Nguyễn Quang Sức (2000). Kỹ thuật chăn nuôi dê, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 22. Doãn Thị Gắng, Đinh Văn Bình, Chu Đình Khu, Phạm Trọng Bảo và Đỗ Thị 65 Thanh Vân (2008). Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sản xuất của giống dê chuyên thịt Boer nhập từ Mỹ tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, Con dê Việt Nam. NXB Nông nghiệp, tr. 234 23. Lê Anh Dương (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê Cỏ, dê Bách Thảo, con lai F1, con lai F2 nuôi tại Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 24. Lê Đình Cường (1997). Hiện trạng và hướng phát triển của nghề nuôi dê, cừu ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Người nuôi dê, 2 (2), tr. 35. 25. Lê Thanh Hải (1994). Kỹ thuật nuôi dê sữa, NXB Nông Nghiệp. 26. Lê Văn Thông (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và kết quả lai tạo với dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh, Luận án Tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Văn Điển, Hà Nội. 27. Lê Văn Thông, Lê Quang Hiệp và Tạ Duyên Hảo (1999). So sánh khả năng sản xuất của dê Cỏ, dê Bách thảo nuôi tại vùng Thanh Ninh, Kết quả nghiên cứu viện chăn nuôi 1998-1999, Nxb Nông nghiệp. 28. Mai Hữu Yên (1998), Điều tra thực trạng đàn dê tại huyện Định Hóa và ảnh hưởng của việc thay đổi đực giống đến khả năng sản xuất của dê địa phương, Luận án Thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên 29. Nguyễn Bá Mùi và Đinh Văn Bình (2006). Khả năng sinh sản của một số giống dê nhập nội, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội, tập IV số 2/2006. 30. Nguyễn Đình Minh, Kết quả nghiên cứu lai dê Bách Thảo với dê Cỏ tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn 31. Nguyễn Đình Rao, Thanh Hải và Nguyễn Thiệu Tường (biên dịch) (1979). Nuôi Dê. NXB Nông nghiệp, tr 5-197. 32. Nguyễn Thị Biên (2009), Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của dê Cỏ và một số tổ hợp lai giữa Bách Thảo, Boer với dê Cỏ nuôi tại Nho Quan, Gia Viễn – Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Mai (1999). Chọn lọc và nhân thuần dê Bách Thảo tại Ninh Thuận, kết quả nghiên cứu Viện Chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, tr. 39-52. 34. Nguyễn Thị Mai (2000). Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần dê Bách Thảo và lai với các giống dê ngoại nhập, Luận án Tiến sỹ Nông Nghiêp, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông Nghiệp miền Nam. 66 35. Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiền (1999). Nuôi dê sữa và dê thịt. NXB Nông nghiệp, tr. 7-41; 59. 36. Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996). Nâng cao năng suất sinh sản của gia súc cái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Phan Đình Thắm (1997). Điều tra một số đặc tính sinh học, đánh giá khả năng sản xuất và đề ra biện pháp phát triển đàn dê nội nuôi tại các tỉnh trung du, miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr. 12-15. 39. Tổng Cục thống kế (2007). Niêm giám thống kế năm 2007. tr. 291. 40. Trần Trang Nhung (2000). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của dê nội nuôi ở một số tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 41. Từ Quang Hiển (1996), Điều tra dê Cỏ tại Bắc Thái và lai tạo giữa dê đực Bách Thảo với dê cái địa phương, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trường đại học nông lâm Thái Nguyên. Tiếng nước ngoài: 42. Acharya, RM (1992). Sheep and Goats breeds of India, Fao Production and Health Paper. 43. Devendra C. and G. B. McLeroy (1984). Goat and sheep production in the Tropics, Essex, Longman Group Limited. 44. Devendra, C and Marca Burns (1983) Goat production in the tropics. Common weath agricultural Bureaux. Farnham-house. Farnham-Royal. Slough SL 23BN.UK. 45. FAO 2013, Rodica Chetroiu, Ion Călin, Georgeta Carmen Niculescu; Worldwide trends and orientations of raising goats (2013). 46. FAO, Rodica Chetroiu, Ion Călin, Georgeta Carmen Niculescu; Worldwide trends and orientations of raising goats (2013). 47. Singh, N. S. and Sengar, O. P. S. (1985), Studies on the combinating ability of disable characters of important goat breeds. Final Technical Report, (PL-480 research project on goats, Department of Animal Husbandry and Dairying, R.B.S. College, AGRA-282002; U.P. College VARANASI – 221002). 48. Singh. S. N., and Segar. O. P. S., (1985), Final technical report “Studies on the combining ability of the desirable characters of importion goats breeds”. 67 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_suc_san_xuat_cua_mot_so_giong_de_duoc_nuoi_t.pdf
Tài liệu liên quan