Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chuyên đề tốt nghiệp Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh tế - Huế. Với sự tận tình dìu dắt của các thầy cô giáo, đã trang bị cho Tôi vốn kiến thức khá dồi dào và sâu rộng. Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này không chỉ nhờ sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐH Kinh tế - Khoa KTNN & PTNT , và các quý thầy cô giáo đã truyền đạt cho Tôi nh

pdf63 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững kiến thức bổ ích trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trương Tấn Quân đã dành thời gian quý báu của mình để trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Cảm ơn ban lãnh đạo, cùng toàn thể các cô chú trong UBND Xã Lộc Điền huyện Phú Lộc- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình chỉ bảo cho Tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh được những sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú ở đơn vị thực tập. Xin chân thành cảm ơn Huế, tháng 5 năm 2011 Sinh viên: Trịnh Quang Nhật Bình TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 A -KTPT iii Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 PHẦN HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................5 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu qủa kinh tế..............................................5 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..................................................................8 1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến xác định hiệu quả đầu tư trong hoạt động nuôi tôm............................................................................................................................8 1.1.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất.................................................................9 1.1.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...............................................................10 1.1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi tôm.....................................................10 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................17 1.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam............................................................17 1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010)....................19 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ LỘC ĐIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................21 2.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Lộc Điền .........................................................................21 2.1.1 Vị trí điạ lý............................................................................................................21 2.1.2 Đất đai, địa hình, thổ nhưỡng ...............................................................................21 2.1.3 Thời tiết khí hậu ....................................................................................................23 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Lộc Điền ...............................................................23 2.2.1 Tình hình dân số, lao động ....................................................................................23 2.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật của xã..............................................24 2.2.3 Tình hình văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của xã ...................................................25 2.2.4 Tình hình kinh tế của xã ........................................................................................26 2.3 Tình hình nuôi tôm tại xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.............. 2.4 Đánh giá thuận lợi - khó khăn chung của xã ............................................................28 2.4.1 Thuận lợi................................................................................................................28 TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 A -KTPT iv Chuyên đề tốt nghiệp 2.4.2 Khó khăn................................................................................................................28 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI TÔM Ở XÃ LỘC ĐIỀN..........................................................................30 3.1 Xu hướng phát triển hoạt động nuôi tôm của xã theo 2 phương thức quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC) ...........................................................................30 3.2 Đánh giá hiệu qủa nuôi tôm của hộ theo 2 phương thức nuôi ..............................33 3.2.1 Năng lực sản xuất của hộ điều tra .........................................................................33 3.2.2 Quy mô cơ cấu chi phí nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi ................34 3.2.3 Kết qủa nuôi tôm của hộ vụ xuân hè 2010 phân theo phương thức nuôi..............40 3.2.4 Hiệu qủa nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi ......................................42 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm tại xã Lộc Điền ...............................................................................................................44 3.3.1 Các nhân tố tự nhiên..............................................................................................44 3.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội..................................................................................45 3.3.3 Các nhân tố về thể chế, chính sách........................................................................48 3.4 Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................49 3.4.1 Định hướng phát triển............................................................................................49 3.4.2 Giải pháp................................................................................................................50 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................55 KẾT LUẬN ....................................................................................................................55 KIẾN NGHỊ....................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................58 TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 A -KTPT v Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NTTS : Nuôi trồng thủy sản. UBND : Ủy ban nhân dân. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. QCCT : Quảng canh cải tiến. BTC : Bán thâm canh. Ngđ/ha : Ngàn đồng/ha QĐ : Quyết định. UB : Ủy ban. XDCB : Xây dựng cơ bản. KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định. LĐGĐ : Lao động gia đình. ĐVT : Đơn vị tính. HQKT : Hiệu qủa kinh tế. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 A -KTPT vi Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua 2 năm 2008-2009.................17 Bảng 2: Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010)..........19 Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lộc Điền .....................................................27 Bảng 4: Tình hình nuôi tôm của xã Lộc Điền qua 3 năm 2008-2010.......................22 Bảng 5: Kết qủa nuôi tôm của xã Lộc Điền từ năm 2007-2010 theo 2 phương thức QCCT và BTC .............................................................................................31 Bảng 6: Mức độ tăng giảm các chỉ tiêu từ năm 2007 đến năm 2010 của xã theo 2 phương thức nuôi QCCT và BTC...............................................................31 Bảng 7: Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2010.......................................33 Bảng 8: Chi phí đầu tư cơ bản năm 2010 của các hộ điều tra...................................35 Bảng 9: Chi phí nuôi tôm/hộ theo 2 phương thức nuôi.............................................36 Bảng 10: Chi phí nuôi tôm trên 1ha năm 2010 của các hộ điều tra ............................37 Bảng 11: Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2010 của hộ điều tra ............................41 Bảng 12: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra vụ xuân hè năm 2010....................42 TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 A -KTPT vii Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi đầu trong nông nghiệp nông thôn về mức độ hội nhập và đã đạt tăng trưởng cao trong những năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển Nông Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó, nuôi trồng thủy sản là ngành then chốt, và nuôi tôm là nghề chính”. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng như trong cơ cấu giá trị xuất khẩu. Trên cơ sở các chính sách, chương trình kinh tế mục tiêu, với lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái các địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Đối với vùng đầm phá ven biển, nơi có nguồn thủy hải sản phong phú và diện tích mặt nước rộng lớn thì khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành nghề sản xuất phổ biến ở nông thôn trong cả nước, nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được Chính phủ và người dân chú trọng đầu tư phát triển. Là một tỉnh duyên hải miền Trung, với diện tích khoảng 22.000 ha mặt nước đầm phá, Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn trong việc nuôi trồng thủy sản. Xã Lộc Điền là một xã thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với những lợi thế của hệ đầm phá nước lợ, nghề nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm đã và đang phát triển rất nhanh chóng góp phần tạo công ăn việc làm cũng như tăng thu nhập cho người dân nơi đây, đồng thời tạo bộ mặt kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình nuôi tôm ở xã không được thuận lợi như những năm trước, hiệu quả kinh tế nuôi tôm giảm, nhiều hộ nông dân vì nuôi tôm mà gặp không ít khó khăn, nợ ngày càng lớn và không có khả năng trả, một số hộ có khả năng tái nghèo. Hiện nay người dân nuôi tôm bằng nhiều phương thức khác nhau như: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Nhưng do những đặc điểm về TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 1 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, chất lượng đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội cũng như trình độ dân trí, chính sách xã hội ở địa phương mà người dân ở đây chỉ thực hiện hai phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC). Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng. Một câu hỏi đặt ra ở đây là giữa hai phương thức nuôi trồng QCCT và BTC thì người dân nên áp dụng phương thức nuôi trồng nào cho hợp lý, phù hợp với nguồn lực và trình độ chuyên môn của người dân. Chính vì vậy, để tìm ra một phương thức nuôi với chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích tổng thể của chuyên đề là giúp người dân xác định những phương thức nuôi hợp lý và hiệu qủa nhằm nâng cao mức sống đối với người dân. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung cũng như hiệu quả kinh tế nuôi tôm nói riêng. - Đánh giá xu hướng biến động về kết quả nuôi tôm theo hai phương thức QCCT và BTC của xã trong những năm gần đây. - Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ theo 2 phương thức nuôi từ đó đưa ra những kết luận về tính hiệu quả của hai phương thức nuôi trên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế vùng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân nuôi tôm, phương thức nuôi tôm. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đọan từ năm 2007 đến năm 2010. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 2 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với những sự vật hiện tượng khác trong một khoảng thời gian và không gian nhất định để thấy rõ sự vận động của sự vật hiện tượng đó. Hai phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm đề tài nhằm nhận thức được bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội đang nghiên cứu.  Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra chuyên môn sâu 2 hộ nuôi tôm tiêu biểu, một hộ nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và một hộ nuôi theo phương thức bán thâm canh trong vụ xuân hè năm 2010 trên địa bàn xã. Phương pháp điều tra được tiến hành theo dạng phỏng vấn theo các chủ đề với các câu hỏi mở để tìm hiểu sâu sắc các vấn đề có liên quan. Quá trình chọn mẫu cho 2 hộ điều tra là chọn mẫu theo mục đích. Mẫu có tính đặc trưng cho việc phân tích sâu hai phương thức nuôi. - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê hàng năm của UBND xã, từ niên giám thống kê toàn quốc, tỉnh, các sách báo điện tử có liên quan.  Phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản xuất của địa phương.  Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn, người NTTS có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 3 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp 5. Cấu trúc chuyên đề Phần mở đầu: Đặt vấn đề. Phần hai : Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Chương II: Tình hình cơ bản của xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương III: Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền. Phần ba: Kết luận và kiến nghị. Do hạn chế về thời gian tiếp cận đề tài, cũng như trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Do đó đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cán bộ chuyên môn và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 4 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN HAI NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu qủa kinh tế Hiệu qủa là một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết qủa thực hiện được, các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết qủa đó trong những điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường hướng tới sản xuất hàng hóa như hiện nay, chỉ tiêu hiệu qủa ngày càng được quan tâm nhiều và đứng trên cả hai phương diện: Kinh tế và xã hội. Hiệu qủa là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án cho sản xuất kinh doanh. Hiệu qủa được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Do đó hình thành nên nhiều khái niệm khác nhau như: Hiệu qủa kinh tế, hiệu qủa xã hội, hiệu qủa kỹ thuật, hiệu qủa phân phối Hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, là cơ sở để các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu qủa nhất. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là sự lựa chọn sử dụng tối ưu các nguồn lực xã hội. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu qủa kinh tế. Khi đề cập đến hiệu qủa các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997) (Phạm Vân Đình, 1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu qủa kĩ thuật, hiệu qủa phân bổ nguồn lực và hiệu qủa kinh tế. Đó là khả năng thu được kết qủa sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định. Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu qủa kỹ thuật và cả hiệu qủa phân bổ (David Colman, 1994). TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 5 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp  Hiệu qủa kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu qủa kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu qủa kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.  Hiệu qủa phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu qủa trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu. Hiệu qủa phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu qủa phân bổ là hiệu qủa kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu qủa phân bổ còn được gọi là hiệu qủa về giá. HQKT = Hiệu qủa kỹ thuật * Hiệu qủa kinh tế Theo hình 1: các chỉ số hiệu qủa của Farrell được đo lường như sau: Nếu các điểm P, Q, Q’ biểu thị các nông trại đang sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm, thì các nông trại Q, Q’ có hiệu quả kỹ thuật bằng 1 vì nằm trên đường đồng mức SS’, còn hiệu quả kỹ thuật của nông trại P: TE = OQ/OP (O≤TE≤1) Với đường đồng giá AA’ ta có thể tính x2/y S được hiệu qủa phân bổ tại điểm P: A P AE = OR/OQ (0≤AE≤1) Như vậy, hiệu qủa kinh tế tại điểm P: R EE = TE x AE Q’ = OQ/OP * OR/OQ S’ = OR/OQ (O≤EE≤1) Q’ là điểm đạt hiệu qủa kinh tế O A’ x1/y Hình 1: Các chỉ số hiệu quả của Farrell Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời - TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 6 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả ba mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường. Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề để phát triển xã hội và ngược lại. Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống như quan niệm về hiệu quả kinh tế đã đề cập ở trên. Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả chi phí đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển. * Ý nghĩa của việc xác định hiệu qủa kinh tế trong hoạt động NTTS - Biết được mức hiệu qủa của việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động NTTS, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh tế trong NTTS. - Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong NTTS. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng thủy sản bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. Một hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đem lại kết quả cho một cá nhân, nhưng xét trên toàn bộ nền kinh tế thì có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả của toàn xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác. Do vậy muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa của các hoạt động xã hội liên quan. Đánh giá hiệu quả NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là tương quan so sánh giữa các nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 7 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: - Ở dạng thuận H = Kq/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Ở dạng nghịch h = C/Kq cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó Kq là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế. Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. 1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến xác định hiệu quả đầu tư trong hoạt động nuôi tôm - Vốn đầu tư: là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất, là một chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của người sản xuất thông qua mức độ đầu tư, quy mô đầu tư. Vốn vật chất là máy móc thiết bị được sử dụng trong sản xuất hoạt động nuôi tôm . Giá trị các công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phản ánh khả năng đầu tư ban đầu cho quá trình nuôi. - Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất, không kể khấu hao TSCĐ. - Chi phí tài chính: là chi phí trả tiền vay từ các nguồn khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất. - Chi phí hiện vật của gia đình: bao gồm chi phí công lao động của hộ gia đình và một số chi phí khác. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 8 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp - Giống nuôi: Là khâu quyết định đến chất lượng và khả năng sống của tôm. Chọn giống không bệnh tật, mật độ thả giống nuôi trên một đơn vị diện tích phải phù hợp. - Thức ăn: Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được 1kg tôm thịt thì cần tăng bao nhiêu kg thức ăn đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có sẵn trong môi trường nước. Với tiêu chuẩn thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng cho thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt nhất. - Lao động chăm sóc, quản lý: Nói lên mức độ đầu tư công lao động sống vào quá trình chăm sóc để thu được năng suất cao. Chăm sóc về các khâu bệnh tật, môi trường nước, cho ăn... - Xây dựng ao hồ: Là chỉ tiêu quan trọng trong bước đầu tiên khi tiến hành nuôi tôm. Đánh giá việc đầu tư xây dựng ao hồ có chu đáo, đảm bảo hay không về đê cống, các công trình khác liên quan đến ao hồ. - Xử lý ao hồ: Là chỉ tiêu hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Xử lý là phải cải tạo ao sau mỗi mùa vụ, cần đến công tác diệt tạp, phơi đáy ao, bón phân, xem xét ao hồ có rò rỉ hay hư hỏng gì không. Chỉ tiêu này phản ánh lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư, xử lý ao hồ trên một đơn vị diện tích. - Khấu hao TSCĐ: Là giá trị TSCĐ chuyển vào giá trị sản phẩm và được thu hồi trong quá trình hoạt động của TSCĐ. 1.1.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất - Diện tích nuôi tôm: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác. - Sản lượng tôm nuôi (Q): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tôm của hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). - Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tôm của hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). GO = Qi * Pi (i = 1n) Qi : số lượng sản phẩm i Pi : giá bán sản phẩm i TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 9 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp - Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi tôm của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi tôm, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi tôm. VA = GO – IC 1.1.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Năng suất (N): N = Q/S Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích. Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích - Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ nhất định. - Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đông chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. - Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ( LN/ha): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng thu được trong quá trình sản xuất và nó đánh giá năng lực của người sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại. 1.1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi tôm 1.1.6.1 Đặc điểm sinh vật học của tôm  Vùng phân bố Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Loại tôm này có phạm vi phân bố khá rộng trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, phía Đông Thái Bình Dương, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi. Tại vùng biển các nước Đông Nam Á, chúng phân bố nhiều ở Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam  Tập tính sống, ăn và loại thức ăn Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sú sống ven bờ biển, vùng cửa sông hay vùng rừng ngập mặn. Khi trưởng thành chúng chuyển xa bờ, sống vùng nước sâu hơn tới 110m, trên nền đáy bùn hoặc cát. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 10 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Tôm sú thuộc loại ăn tạp, đặc biệt ưa các loại giáp xác, thực vật, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, côn trùng. Chúng bắt mồi bằng càng, đưa thức ăn vào miệng, thời gian tiêu hóa trong dạ dày từ 4 – 5h, hoạt động bắt mồi nhiều vào thời gian sáng sớm và chiều tối.  Sự lột xác Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng cơ thể và kích thước tăng lên tới mức độ nhất định, tôm phải lột xác cởi bỏ lớp vỏ cũ bên ngoài để lớn lên trong lớp vỏ mới. Chu kỳ lột các giảm dần theo sự tăng trưởng. Giai đoạn PL ngày lột xác một lần. Khi trọng lượng các thể tăng trên 25g thì 14 – 16 ngày lột xác một lần. Sự lột xác xảy ra cả ngày và đêm nhưng vào ban đêm xảy ra nhiều hơn.  Sự thích nghi Tôm sú từ giai đoạn PL8 trở đi có thể sống được trong vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Chúng thích ứng được độ mặn rộng, nhưng phải thay đổi từ từ, thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm và có thể gây chết. Tôm sú sống được cả trong môi trường có độ mặn 1 - 2‰. Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thành và trưởng thành, chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện môi trường tương đối ổn định để sống. Trong nuôi tôm thương phẩm, độ mặn thích hợp nhất là 15 - 20‰, độ mặn 5 - 31‰ không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng.  Một số chỉ tiêu môi trường khác - Oxi: Tôm có kích thước nhỏ chịu đựng hàm lượng O2 thấp tốt hơn tôm có kích thước lớn, bởi vì diện tích bề mặt mang so với diện tích bề mặt cơ thể của tôm nhỏ lớn hơn tôm lớn. Trong ao nuôi tôm sú, lượng oxi tốt cho sự tăng trương phải lớn hơn 3,7 mg/l, hàm lượng O2 gây chết tôm khi xuống mức 0,5 – 1,2 mg/l, tùy thuộc vào thời gian thiếu O2 dài hay ngắn. Khi O2 trong ao không đầy đủ, tôm giảm ăn và giảm sự hấp thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. - pH: Độ pH giới hạn cho phép trong nuôi tôm là từ 6,5 - 9,3, tốt nhất là từ 7,5 – 8,5, sự dao động sáng và chiều tốt nhất nhỏ hơn 0,5 đơn vị. - Nhiệt độ: Tôm sú có trong lượng 1 – 5g sống trong môi trường có nhiệt độ trong khoảng 18 - 31°C, sự tăng trưởng tốt nhất trong khoảng 27 - 33°C. Sự tăng trưởng tăng khi nhiệt độ tăng trong phạm vi 21 - 27°C. Nhiệt độ giới hạn nuôi tôm sú thương phẩm có hiệu quả là 21 - 31°C. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 11 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.6.2 Kỹ thuật nuôi tôm Sú Chuẩn bị ao nuôi:  Chọn địa điểm Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao đầm nuôi tôm khi chọn địa điểm cần chú ý: - Về địa điểm: Vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo.Vùng hạ triều rất khó khăn cho việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi. - Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ. - Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ dộng, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo: + pH : 7,5-8,5 0 0 + S /00: 15-35 /00 +NH3 : <0,1 mg/l + H2S : <0,03 mg/l - Về kinh tế xã hội: Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch.  Xây dựng ao nuôi - Ao nuôi: có diện tích nên từ 0,5- 1 ha, những ao có diện tích quá lớn thì khó chăm sóc, quản lý, diện tích quá nhỏ nước ao nuôi dễ bị biến đổi theo điều kiện nuôi. Ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng, độ dốc từ cống tưới đến đáy cuối ao: 2%. Ao nuôi có độ sâu 1-1,5m, trung bình 0,8-1,2m. Lựa chọn tôm ... 2008 tuy nhiên đến năm 2010 một số hộ nuôi không còn muốn giữ nguyên diện tích nuôi tôm như cũ dẫn đến quy mô nuôi tôm của toàn thị trấn giảm từ 179ha năm 2009 xuống còn 160ha vào năm 2010, tương ứng giảm 10,6%. Sản lượng tôm giảm từ 144 tấn năm 2008 xuống còn 120 tấn năm 2009 tương ứng giảm 16,66%, đến năm 2010 thì sản lượng chỉ đạt 80 tấn giảm 33,33% so với năm 2009. Sản lượng giảm, quy mô diện tích nuôi thu hẹp khiến năng suất tôm giảm mạnh từ 0,85 tấn /ha năm 2008 còn 0,67 tấn/ha năm 2009 tương ứng giảm 21,17%, năm 2010 năng suất giảm còn 0,5 tấn/ha tương ứng giảm 25,37% so với năm 2009. Tuy tình hình nuôi tôm trên địa bàn trong hai năm vừa qua không mấy khả quan nhưng NTTS và nhất là nuôi chuyên tôm vẫn đang là ngành kinh tế chủ lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở xã. Trong thời gian tới, để có TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 27 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp thể cải thiện hiệu quả nuôi tôm thì trước tiên các hộ cần nâng cao ý thức chấp hành lịch thời vụ, cần có sự đầu tư nhiều hơn trong hoạt động sản xuất tôm của mình nhằm nâng cao kết quả sản xuất, nhất là trong việc đầu tư công chăm sóc giúp sớm phát hiện sự cố xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến kết quả nuôi trồng, đồng thời chú ý đến việc đầu tư bảo vệ, cải tạo thủy vực. Bên cạnh đó, xã cũng cần phải cải thiện nguồn tôm giống và chú ý đến công tác tiêu thụ thủy sản trên địa bàn xã. Có như vậy thì hiệu quả của hoạt động nuôi tôm của xã mới được cải thiện, hoạt động NTTS mới có thể phát triển bền vững được. 2.4 Đánh giá thuận lợi - khó khăn chung của xã 2.4.1 Thuận lợi - Do nằm dọc theo tuyến quốc lộ 1A, xã có vị trí thuận tiện cho việc giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa. - Xã có vùng đầm phá rộng lớn, có dòng nước ngọt của sông Truồi nên rất có lợi thế cho việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. - Nơi đây đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt nổi tiếng với những nông sản như dâu Truồi, chè Truồi, - Chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đến công tác NTTS, tiến hành bê tông hóa hệ thống kênh mương và thủy lợi nhằm đảm bảo tưới tiêu, cung cấp nguồn nước kịp thời cho người dân. Bên cạnh đó còn đề ra các chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động nuôi trồng một cách bền vững để đảm bảo đời sống ổn định cho người dân. - Lực lượng lao động với nhiều năm kinh nghiệm nuôi trồng cùng đức tính cần cù, siêng năng là tiềm năng phát triển NTTS trên địa bàn. 2.4.2 Khó khăn - Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, tại các vùng ruộng khó khai thác năng suất, chưa mạnh dạn thay thế cây công nghiệp hoặc giống cây khác phù hợp với chất đất cũng như địa hình của vùng đất để phá thế độc canh cây lúa nhằm tăng giá trị nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 28 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp - Giống vật nuôi như giống lợn chưa được thay thế bằng các loại giống có năng suất cao. Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong công tác tiêm phòng chưa cao, vì vậy các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn đe dọa ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi trong vùng. - Công tác đầu tư và phát triển dịch vụ, thương mại trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống địa phương còn lúng túng, hiệu quả thấp, chưa có kế hoạch và định hướng rõ ràng. - Do thời tiết, khí hậu thất thường, nắng gắt mưa nhiều, phân mùa rõ rệt tạo ra tính thời vụ cao trong nuôi trồng. Mặt khác vào mùa mưa, lượng nước mưa đổ xuống lớn khiến cho độ mặn ao nuôi giảm, mùa nắng nắng gắt với cường độ cao khiến cho hơi nước bốc hơi, độ mặn trong ao nuôi tăng lên. Độ mặn nước trong ao thay đổi theo mùa gây khó khăn trong công tác nuôi trồng, dễ gây ra dịch bệnh. - Chất lượng con giống các loài thủy sản chưa đảm bảo, chưa có các cơ sở dịch vụ cho hoạt động NTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng cũng như chất lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn. - Một số hộ nuôi thủy hải sản bị thất thu của các năm trước, nợ quá hạn của ngân hàng còn tồn đọng nên đã gặp khó khăn trong việc vay vốn để tái sản xuất. - Mặt bằng dân trí không đồng đều cũng gây khó khăn cho công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng hay phổ biến, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất tiến bộ đến từng người dân. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 29 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG THỨC NUÔI TÔM Ở XÃ LỘC ĐIỀN 3.1 Xu hướng phát triển hoạt động nuôi tôm của xã theo 2 phương thức quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC) Trong thời gian vừa qua tình hình NTTS và đặc biệt là hoạt động nuôi tôm của xã Lộc Điền diễn ra không mấy thuận lợi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nhiều năm mất mùa khiến cho ngư dân ở đây không khỏi bị ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư tái sản xuất từ đó gây ảnh hưởng đến mức sống và sinh hoạt gia đình. Ngoài những nguyên nhân khách quan như do ảnh hưởng của thời tiết, ô nhiễm môi trường nước, giống tôm không cung ứng đủ hay không được kiểm dịchthì phương thức nuôi trồng như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu qủa nuôi. Như tôi đã trình bày ở trên do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí mà người dân nơi đây chỉ thực hiện hai phương thức nuôi trồng chủ yếu là QCCT và BTC. Và để có được cái nhìn tổng quan về tình hình nuôi tôm của xã cũng như đánh giá xu hướng biến động về kết quả nuôi tôm theo hai phương thức QCCT và BTC thì ta sẽ tìm hiểu một số kết quả nuôi tôm của xã theo hai phương thức từ năm 2007 đến năm 2010. Quá trình thu thập và xử lý số liệu được trình bày ở các bảng sau: TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 30 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 5 : Kết qủa nuôi tôm của xã Lộc Điền từ năm 2007-2010 theo 2 phương thức QCCT và BTC Kết qủa nuôi tôm của xã theo phương thức QCCT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Số hộ nuôi tôm (hộ) 147 142 142 137 2. Diện tích nuôi (ha) 136 134 139 130 3. Sản lượng đạt được (tấn) 90 110 85 60 4. Năng suất (tấn/ha) 0,66 0,82 0,61 0,46 Kết qủa nuôi tôm của xã theo phương thức BTC 1. Số hộ nuôi tôm (hộ) 25 30 30 28 2. Diện tích nuôi (ha) 32 36 40 30 3. Sản lượng đạt được (tấn) 24 34 35 20 4. Năng suất (tấn/ha) 0,75 0,94 0,88 0,66 (Nguồn: Số liệu của UBND xã Lộc Điền ) Bảng 6 : Mức độ tăng giảm các chỉ tiêu từ năm 2007 đến năm 2010 của xã theo 2 phương thức nuôi QCCT và BTC 08/07 09/08 10/09 Chỉ tiêu +/- % +/- % +/- % 1. Số hộ nuôi tôm -5 -3,4 0 0 -5 -3,5 2. Diện tích nuôi -2 -1,47 5 3,7 -9 -6,5 QCCT 3. Sản lượng đạt được 20 22,22 -25 -22,7 -25 -29,4 4. Năng suất 0,16 22,24 -0,21 -25,6 -0,15 -24,6 1. Số hộ nuôi tôm 5 20 0 0 -2 -6,7 2. Diện tích nuôi 4 12,5 4 11,1 -10 -25 BTC 3. Sản lượng đạt được 10 41,7 1 3 -15 -42,9 4. Năng suất 0,19 25,3 -0,06 -6,4 -0,22 -25 (Nguồn: Số liệu của UBND xã Lộc Điền ) TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 31 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Nhìn vào các bảng số liệu ta thấy năm 2007 tổng số hộ nuôi tôm của xã là 172 hộ trong đó 147 hộ nuôi theo QCCT và 25 hộ nuôi theo BTC. Đến năm 2008 số hộ nuôi theo QCCT giảm 5 hộ còn 142 hộ, 5 hộ này quyết định chuyển phương thức nuôi sang BTC nên số hộ nuôi theo BTC tăng lên 30 hộ, con số này được giữ nguyên trong năm 2009 tuy nhiên lại giảm vào năm 2010, tổng số hộ nuôi tôm của xã giảm năm 2010 còn 165 hộ trong đó 137 hộ nuôi theo QCCT và 28 hộ nuôi theo BTC tương ứng giảm 3,5% đối với hộ QCCT và giảm 6,7% với hộ BTC so với năm 2009. Diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm đạt được của những hộ nuôi theo phương thức QCCT có xu hướng giảm dần, năm 2007 diện tích nuôi tôm là 136 ha và sản lượng tôm đạt được là 90 tấn, năm 2008 diện tích nuôi giảm 2ha nhưng năm này là năm được mùa, sản lượng tôm thu được toàn xã là 144 tấn trong đó 110 tấn được thu từ những hộ nuôi theo QCCT. Tuy nhiên đến năm 2010 diện tích nuôi giảm còn 130ha tương ứng giảm 6,5% và sản lượng thu được chỉ đạt 60 tấn, giảm 25 tấn tương ứng giảm 29,4% so với năm 2009. Diện tích bị thu hẹp, sản lượng tôm thu được giảm khiến cho năng suất nuôi tôm theo phương thức này cũng giảm theo. Năm 2008 năng suất tôm là 0,82 tấn/ha tăng 22,24% so với năm 2007 tuy nhiên bị giảm mạnh vào năm 2009 và 2010 năng suất tôm chỉ đạt 0,46 tấn/ha tương ứng giảm 24,6% so với năm 2009. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy phương thức nuôi tôm chủ yếu nơi đây là QCCT chiếm xấp xỉ 87%, nuôi BTC chỉ chiếm khoảng 13% diện tích, tuy nhiên năng suất tôm đạt được trên 1ha theo phương thức này lại khả quan hơn phương thức nuôi QCCT. Năm 2008 diện tích nuôi tôm theo phương thức BTC là 36ha tăng 12,5%, sản lượng thu được 34 tấn, tăng 10 tấn so với năm 2007. Năng suất tôm năm 2008 đạt đến 0,94 tấn/ha tương ứng tăng 25,3% so với năm 2007, trong khi đó vào năm này năng suất tôm nuôi theo phương thức QCCT chỉ đạt 0,82 tấn/ha. Theo số liệu thống kê của xã thì năm 2008 tình hình nuôi tôm sú khá khả quan, nhiều hộ nuôi theo phương thức BTC, biết áp dụng KHKT trong đầu tư chăm sóc, cải tạo ao hồ, chọn giống tốt nên trong qúa trình nuôi gặp thuận lợi, tôm phát triển, năng suất hiệu qủa kinh tế cao, có gia đình lãi từ 150 triệu đến 250 triệu, nhiều hộ lãi từ 10 triệu đến 70 triệu/năm. Nhưng đến năm 2009 và 2010 sản lượng tôm giảm hẳn. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, môi tường nguồn nước qua nhiều năm bị ô nhiễm, dịch TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 32 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp bệnh tôm đến sớm nên sản lượng tôm toàn xã vào năm 2010 giảm mạnh còn 80 tấn trong đó sản lượng tôm thu được từ những hộ nuôi theo phương thức BTC là 20 tấn giảm đến 42,9% so với năm 2009, năng suất đạt 0,66 tấn/ha giảm 25%. Mặc dù sản lượng tôm thu được và năng suất nuôi tôm trên 1ha theo phương thức BTC bị giảm tuy nhiên mức độ giảm không lớn và xét về mặt giá trị vẫn cao hơn năng suất nuôi tôm trên 1ha của phương thức QCCT. Để có thể làm rõ mức độ hiệu quả về mặt kinh tế của 2 phương thức nuôi, ngoài việc thu thập và xử lý những số liệu thứ cấp nhằm đánh giá xu hướng biến động chung về kết quả nuôi tôm của xã theo 2 phương thức thì tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, tiến hành phỏng vấn theo các chủ đề với những câu hỏi mở để tìm hiểu sâu sắc các vấn đề liên quan từ đó có thể đánh giá được hiệu quả nuôi tôm của hai nghiên cứu trường hợp đã được chọn. Hai nghiên cứu trường hợp là hai hộ nuôi tôm tiêu biểu mang tính đặc trưng, một hộ nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến và một hộ nuôi theo phương thức bán thâm canh, thời gian nghiên cứu là vụ xuân hè năm 2010. 3.2 Đánh giá hiệu qủa nuôi tôm của hộ theo 2 phương thức nuôi 3.2.1 Năng lực sản xuất của hộ điều tra Lao động là nhân tố hàng đầu đối với việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc điểm nguồn lao động là điều kiện cần để lựa chọn các ngành nghề phù hợp. Tình hình và đặc điểm nguồn lao động của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau: Bảng 7: Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2010 Trường hợp hộ Trường hợp hộ nuôi theo nuôi theo Chỉ tiêu ĐVT phương thức phương thức QCCT BTC 1. Số lao động nuôi tôm LĐ/ Hộ 2 3 2. Tuổi của chủ hộ Tuổi 46 44 3. Số năm kinh nghiệm nuôi tôm Năm 10 8 4. Trình độ văn hóa của chủ hộ Lớp 7 12 (Nguồn: Số liệu điều tra) TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 33 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Trong hai nghiên cứu trường hợp, hộ nuôi QCCT với số lao động nuôi tôm là 2 và hộ nuôi BTC với 3 lao động nuôi tôm. Số lượng lao động nuôi tôm đối với mỗi hộ điều tra ở mức thích hợp để phát triển nghề nuôi tôm. Độ tuổi và số năm kinh nghiệm làm việc thường có xu hướng đi đôi với nhau. Những người lớn tuổi thông thường sẽ có số năm kinh nghiệm nhiều hơn những người trẻ tuổi. Ở phương thức BTC, tuổi bình quân của chủ hộ là 44 và số năm kinh nghiệm nuôi tương ứng là 8, con số này đối với phương thức QCCT lần lượt là 46 tuổi và 10 năm. Đây là độ tuổi thích hợp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi đó là tuổi tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm, có khả năng ứng biến kịp thời với các sự cố có thể xảy ra. Đây cũng là tuổi sức khỏe ổn định nhất để có thể duy trì hoạt động sản xuất. Chủ hộ QCCT có trình độ văn hoá lớp 7 thấp hơn chủ hộ BTC với trình độ văn hóa là lớp 12. Ngoài ra qua điều tra tôi được biết những hộ QCCT thường có trình độ văn hóa thấp hơn và cũng ít tham gia tập huấn NTTS hơn những người lao động trong hộ nuôi BTC, tuy nhiên họ lại có số năm kinh nghiệm NTTS lớn hơn các hộ nuôi BTC. Sở dĩ như vậy là bởi vì những người lao động NTTS theo phương thức QCCT chủ yếu là những người sống ở khu định cư, đây là khu vực có truyền thống NTTS từ lâu đời trên địa bàn xã, những người ở đây sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ NTTS, họ có nhiều kinh nghiệm NTTS và họ NTTS chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đồng thời họ không quan tâm nhiều đến các lớp tập huấn NTTS. Ngược lại, các hộ nuôi BTC lại là những hộ mới NTTS không lâu, đồng thời do nuôi theo phương thức BTC nên họ phải chú ý nhiều hơn đến công tác kỹ thuật, do đó họ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn NTTS. Trong khi các hộ nuôi QCCT chiếm số đông trong các hộ NTTS thì họ lại là những người NTTS dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, ít tham gia tập huấn NTTS, đây phải chăng là vấn đề mà xã cần quan tâm để có các biện pháp thích hợp nhằm tuyên truyền vận động những người này tham gia tập huấn NTTS để có thể phát triển NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng trên địa bàn theo hướng tích cực. 3.2.2 Quy mô cơ cấu chi phí nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ phải thực hiện đầu tư cơ bản ban đầu để xây dựng ao hồ và mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 34 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp nuôi trồng. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ban đầu và chi cho máy móc thiết bị (MMTB) cho ao nuôi của các hộ điều tra thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: Chi phí đầu tư cơ bản năm 2010 của các hộ điều tra Trường hợp hộ nuôi Trường hợp hộ Chỉ tiêu ĐVT theo phương thức nuôi theo phương QCCT thức BTC 1. DT nuôi tôm1 hộ Ha 0,6 0,4 2. Vốn XDCB 1 hộ Ngđ/hộ 17.000 22.000 3. MMTB 1 hộ Ngđ/hộ 6000 9000 4. Vốn XDCB 1 ha Ngđ/ha 28.333 55.000 5. MMTB 1 ha Ngđ/ha 10.000 22.500 (Nguồn: Số liệu điều tra) Với đặc điểm nuôi QCCT lợi dụng điều kiện tự nhiên, mà ở đây là mặt nước ao hồ là chủ yếu, nên diện tích nuôi trồng của hộ QCCT là 0,6 ha, lớn hơn phương thức BTC là 0,4 ha. Chi phí XDCB ban đầu của hộ QCCT thấp hơn chi phí của BTC: 17.000 ngàn đồng so với 22.000 ngàn đồng tương ứng. Tuy có diện tích nuôi trồng lớn nhưng các hộ QCCT lại có chi phí XDCB ban đầu trên một ha chỉ là 28.333 ngàn đồng, thấp hơn chi phí của hộ BTC với quy mô diện tích nhỏ hơn là 55.000 ngàn đồng. Sở dĩ có sự chệnh lệch lớn về mức độ đầu tư XDCB giữa hai phương thức nuôi mà trong đó BTC là phương thức có sự đầu tư lớn hơn là vì phương thức BTC là phương thức sản xuất tiên tiến với mật độ thả giống cao nhằm thu được năng suất cao. Việc chú trọng đầu tư XDCB ban đầu giúp tạo ra được ao nuôi kiên cố, tránh hiện tượng rò rỉ nước ra bên ngoài. Bên cạnh đó nó cũng giúp loại trừ khả năng xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào bên trong ao nuôi, gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi. Hộ nuôi theo phương thức QCCT vẫn chưa thật sự chủ động hoàn toàn trong khâu sản xuất nên hộ chỉ đầu tư 6000 ngàn đồng cho mua sắm máy móc thiết bị (MMTB). Ở phương thức BTC, do yêu cầu kỹ thuật cao hơn cũng như quá trình sản xuất đòi hỏi hộ gia đình phải hoàn toàn chủ động nên hộ phải chi 9000 ngàn đồng, gấp 1,5 lần so với phương thức QCCT. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 35 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Phương thức QCCT là phương thức nuôi đơn giản, máy móc được trang bị chủ yếu là máy bơm nước giúp chủ động đưa nước vào ao hồ, một số rất ít có trang bị thêm máy sục khí nên chi phí mua sắm MMTB trên 1 ha thấp, chỉ đạt 10.000 ngàn đồng. Trong khi đó, hộ nuôi BTC mặc dù với diện tích nuôi nhỏ hơn nhưng là phương thức nuôi cao hơn, hộ đã biết chú trọng vào công tác trang bị máy móc, một ao nuôi có ít nhất 1 máy bơm nước và 1 máy sục khí khiến cho chi phí MMTB của hộ này là 22.500 ngàn đồng/ha, cao hơn so với hộ QCCT. Việc trang bị thêm máy sục khí trong ao nuôi nhằm tạo ra nhiều oxi hơn cung cấp cho tôm, tránh được việc tôm thiếu oxi trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên cao làm nước bốc hơi nhanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. * Chi phí đầu tư nuôi tôm của hộ : Để hoạt động sản xuất có thể diễn ra, ngoài chi phí đầu tư cơ bản ban đầu, các hộ nuôi tôm cũng cần chú ý đến những loại chi phí khác như con giống, thức ăn, xử lý ao hồ Nhằm thấy được mức độ đầu tư của nông hộ về những chi phí trên, ta quan sát bảng sau: Bảng 9: Chi phí nuôi tôm/hộ theo 2 phương thức nuôi Trường hợp hộ nuôi theo Trường hợp hộ nuôi Chỉ tiêu phương thức QCCT theo phương thức BTC 1000 đ 1000 đ Tổng chi phí sản xuất 21.750 32.334 I. Chi phí trung gian 16.068 25.694 1. Giống 7500 10.000 2. Thức ăn 6600 13.016 -Thức ăn tươi 2100 216 -Thức ăn CN 4500 12.800 3. Thuê LĐ 1260 1300 4. Xử lý ao hồ 444 1000 5. Chi khác 264 378 II. Khấu hao TSCĐ 2022 2440 III. Chi phí LĐGĐ 3660 4200 (Nguồn: Số liệu điều tra) TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 36 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Bảng trên là những số liệu điều tra về chi phí nuôi tôm của hộ theo 2 phương thức nuôi, tuy nhiên do diện tích nuôi của hộ khác nhau nên để có thể đánh giá hiệu qủa kinh tế của hộ phân theo phương thức nuôi thì ta quy tất cả các chi phí nuôi trên 1 ha. Từ đó ta có bảng sau: Bảng 10: Chi phí nuôi tôm trên 1ha năm 2010 của các hộ điều tra Trường hợp hộ nuôi Trường hợp hộ nuôi theo phương thức theo phương thức BTC/QCCT Chỉ tiêu QCCT BTC 1000 đ % 1000 đ % +/- % Tổng chi phí sản 36.250 100 80.835 100 44.585 223 xuất I. Chi phí trung 26.780 73,87 64.235 79,46 37.455 240 gian 1. Giống 12.500 46,67 25.000 38,92 12.500 200 2. Thức ăn 11.000 41,08 32.540 50,66 21.540 295 -Thức ăn tươi 3500 31,81 540 1,66 - 2960 15 -Thức ăn CN 7500 68,19 32.000 98,34 24.500 426 3. Thuê LĐ 2100 7,84 3250 5,06 1150 155 4. Xử lý ao hồ 740 2,76 2500 3,89 1760 338 5. Chi khác 440 1,65 945 1,47 505 215 II. Khấu hao TSCĐ 3370 9,3 6100 7,55 2730 181 III. Chi phí LĐGĐ 6100 16,83 10.500 12,99 4400 172 (Nguồn: Số liệu điều tra) TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 37 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Tổng chi phí đầu tư của hộ QCCT là 36.250 ngàn đồng, trong khi đó con số này là 80.835 ngàn đồng đối với phương thức BTC, cao gấp 223% so với phương thức QCCT. Nguyên nhân do BTC là phương thức sản xuất cao hơn, đòi hỏi mức đầu tư cao hơn trên một đơn vị diện tích. Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí thường xuyên về vật chất (giống, thức ăn) và chi phí dịch vụ. Mức độ đầu tư về chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Trong tổng chi phí, chi phí trung gian luôn là phần chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ lệ này là 73,87% so với QCCT và 79,46% đối với BTC. Xét về mặt giá trị, phương thức BTC phải đầu tư 64.235 ngàn đồng/ha, cao gấp 240% so với 26.780 ngàn đồng/ha của phương thức QCCT. Con giống là yếu tố quan trọng, bước đầu quyết định sự thành bại của hoạt động nuôi trồng. Con giống khỏe mạnh, sạch bệnh là tiền đề cho một kết quả khả quan. Theo ý kiến của các chuyên gia về NTTS thì con giống quyết định đến 50% sự thành công của nuôi trồng. Biết được tầm quan trọng của yếu tố đó, hộ nuôi đã chú trọng trong công tác chọn giống và đầu tư mua giống. Cụ thể trên 1 ha, hộ QCCT đã chi 12.500 ngàn đồng, tương ứng 46,67% chi phí trung gian, còn đối với hộ BTC, họ đã đầu tư 25.000 ngàn đồng/ha, chiếm 38,92% chi phí trung gian. Chi phí đầu tư về con giống của hộ BTC cao hơn nhiều so với hộ QCCT do nguồn giống của hộ này thường là nhân tạo còn đối với hộ QCCT thì có tận dụng thêm con giống tự nhiên. Mật độ nuôi của phương thức BTC cũng cao hơn so với QCCT nên chi phí con giống cao hơn cũng là điều hiển nhiên. Hộ nuôi BTC cũng đã chú trọng tới chất lượng con giống. Không phải loại giống nhân tạo nào cũng đảm bảo chất lượng. Con giống tốt là con giống sạch bệnh, sinh trưởng tốt và có khả năng chống chọi với dịch bệnh cao. Chi phí thức ăn là phần chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí trung gian. Việc cung cấp thêm thức ăn ngoài lượng thức ăn có sẵn trong ao hồ trong quá trình nuôi giúp tôm nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Hộ QCCT có chi phí thức ăn chiếm 41,08% trong chi phí trung gian, tương ứng 11.000 ngàn đồng/ha. Đối với hộ này, trong chi phí thức ăn, thức ăn tươi chiếm tỷ trọng khá, khoảng 31%. Phương thức quảng canh TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 38 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp sơ khai ban đầu tận dụng triệt để các yếu tố tự nhiên trong môi trường ao nuôi, ít cho ăn, nếu cho ăn thì chủ yếu là thức ăn tươi. Nhưng ở phương thức QCCT, hộ điều tra đã chú trọng hơn, tỷ trọng thức ăn tươi giảm xuống, tỷ trọng thức ăn công nghiệp tăng lên, chiếm gần 70% trong tổng chi phí thức ăn, tương ứng 7500 ngàn đồng/ha. Tỷ trọng chi phí thức ăn của hộ BTC là 50,66%, cũng là chỉ tiêu chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí trung gian, tương ứng 32.540 ngàn đồng/ha, trong đó chủ yếu là thức ăn công nghiệp với 32.000 ngàn đồng, thức ăn tươi chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ đạt 540 ngàn đồng. Thức ăn công nghiệp được hộ BTC sử dụng chủ yếu là do đây là nguồn thức ăn tổng hợp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, lại tránh được các mầm bệnh thường có trong thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp còn được bổ sung các gia vị kích thích và thu hút tôm đến ăn giúp tăng nhanh trọng lượng tôm. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn giảm khả năng ô nhiễm môi trường ao nuôi, tránh việc thay nước thường xuyên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm và gia tăng thêm chi phí ngoài mong đợi. Tỷ lệ chi phí thức ăn tươi của các phương thức nuôi khá thấp, khoảng 30% với phương thức QCCT và chỉ là 1,66% với phương thức BTC. Tuy lượng thức ăn này ít được sử dụng nhưng hộ gia đình trong quá trình nuôi cần chú ý giảm dần và dần đến xoá bỏ việc sử dụng thức ăn tươi nhằm đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm. Bởi loại thức ăn này thường chứa các sinh vật và mầm bệnh gây hại cho tôm. Lượng thức ăn tươi khi không được tôm sử dụng hết sẽ tồn đọng trong ao nuôi dễ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thu hoạch. Trong đầu tư nuôi tôm, ngoài việc đầu tư con giống và cho ăn thì đầu tư xử lý ao hồ cũng là điều quan trọng. Xử lý, cải tạo ao hồ đầu vụ nhằm loại bỏ các mầm bệnh cho tôm. Mặt khác, nó còn giúp diệt cá tạp, tránh hiện tượng chúng sinh sôi giành hết thức ăn của tôm. Ngoài việc xử lý đầu vụ thì xử lý ao trong quá trình nuôi cũng là vấn đề đáng lưu ý. Xử lý ao trong quá trình nuôi giúp giảm nguy cơ dịch bệnh, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển. Xử lý ao còn giúp giảm lượng bùn đọng ở đáy ao do lượng thức ăn chưa sử dụng hết và chất thải của tôm lắng xuống làm thu hẹp môi trường sống, đồng thời phá hủy nơi cư ngụ của các loài vi sinh vật gây hại. Hiểu được điều này, các hộ nuôi đã phần nào quan tâm hơn trong công tác xử lý TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 39 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp ao đầu vụ và trong quá trình nuôi. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trên1 ha, hộ nuôi QCCT đã bỏ ra 740 ngàn đồng, còn hộ BTC đầu tư với mức độ cao hơn 2500 ngàn đồng cho công tác xử lý và cải tạo ao hồ, cao gấp 338% so với phương thức QCCT. Hộ BTC hiểu rõ để đạt được kết quả cao, để tôm có thể nhanh lớn và phát triển tốt thì xử lý và cải tạo ao nuôi là điều đáng lưu tâm. Chi thuê lao động thời vụ là phần chi phí cần thiết. Khoản tiền này thường tập trung vào việc cải tạo ao đầu mỗi vụ và chi cho công lao động thu hoạch vào cuối vụ. Trên1 ha, hộ QCCT chi 2100 ngàn đồng tiền công lao động thuê ngoài, còn với phương thức BTC, con số này là 3250 ngàn đồng. Ngoài các khoản mục trên thì hộ QCCT còn chi thêm 440 ngàn đồng/ha và hộ BTC chi thêm 945 ngàn đồng/ha cho các chi phí khác như điện, nhiên liệu. Trong tổng chi phí, chi phí trung gian chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp sau đó chi phí phí lao động gia đình. Về mặt giá trị, chi phí lao động gia đình của hộ QCCT là 6100 ngàn đồng/ha, còn đối với hộ BTC là 10.500 ngàn đồng/ha. Hộ BTC có chi phí lao động cao hơn bởi ngoài công cho ăn, thu hoạch thì người dân còn thường xuyên ra ao nuôi để xem xét tình hình, kiểm tra độ mặn ao nuôi để kịp thời điều chỉnh cho thích hợp, hay phải lấy bớt tảo và rong rêu nhằm cung cấp đầy đủ ánh sáng để tôm phát triển Mức độ đầu tư XDCB cũng như mua sắm MMTB của hộ BTC cao hơn hộ QCCT nên phần khấu hao tài sản cố định (KH TSCĐ) cũng có xu hướng tương tự giữa hai hộ. Mức KH TSCĐ của hộ BTC lên đến 6100 ngàn đồng, gấp 181% đối với 3370 ngàn đồng của hộ QCCT. 3.2.3 Kết qủa nuôi tôm của hộ vụ xuân hè 2010 phân theo phương thức nuôi Mọi hoạt động sản xuất cuối cùng đều đạt được một kết quả nhất định. Kết quả tốt hay xấu phụ thuộc vào năng lực của chủ thể, khả năng quản lý và khả năng tổ chức sản xuất của chính cá nhân đó. Để đánh giá được kết quả hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau: TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 40 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 11: Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2010 của hộ điều tra Trường Trường hợp hộ nuôi hợp hộ nuôi BTC/QCCT theo theo 1. Chỉ tiêu được tính trên ha ĐVT phương phương +/- % thức QCCT thức BTC - Tổng giá trị sản xuất (GO) Ngđ/ha 36.000 90.000 54.000 250 - Tổng chi phí sản xuất Ngđ/ha 36.250 80.835 44.585 223 - Lợi nhuận Ngđ/ha -250 9.165 9.415 - - Giá trị gia tăng(VA) Ngđ/ha 9.220 25.765 16.545 279 2. Chỉ tiêu được tính trên hộ - Tổng giá trị sản xuất (GO) Ngđ/hộ 21.600 36.000 14.400 167 - Tổng chi phí sản xuất Ngđ/hộ 21.750 32.334 10.584 149 - Lợi nhuận Ngđ/hộ -150 3.666 3.816 - - Giá trị gia tăng (VA) Ngđ/hộ 5.532 10.306 4.774 186 (Nguồn: Số liệu điều tra) Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất thu được từ hoạt động sản xuất của nông hộ. Nó biểu hiện quy mô kết quả hoạt động sản xuất của các chủ thể. GO của hộ nuôi theo phương thức QCCT trên 1 ha đạt được 36.000 ngàn đồng, còn đối với hộ BTC là 90.000 ngàn đồng, cao gấp 250 %. Trong khi đó tổng chi phí sản xuất của hộ QCCT là 36.250 ngàn đồng/ha và của hộ BTC là 80.835 ngàn đồng/ha. Tổng chi phí sản xuất lớn hơn doanh thu khiến cho trên 1 ha hộ QCCT lỗ mất 250 ngàn đồng. Ngược lại do doanh thu lớn hơn nên hộ BTC lãi 9165 ngàn đồng/ha. Mức lợi nhuận đạt được trên 1 ha của hộ BTC tuy không cao nhưng so với hộ QCCT lại rất khả quan. Giá trị gia tăng chính là phần giá trị dôi ra sau khi trừ đi phần chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất, KH TSCĐ và phần chi phí lao động gia đình. Do vậy, tuy lợi nhuận thu được không tốt nhưng giá trị gia tăng mỗi hộ tạo ra trên 1 ha lại khả quan: trên 1 ha hộ BTC tạo ra 25.765 ngàn đồng VA, cao gấp 279% so với 9220 ngàn đồng VA được tạo ra bởi hộ QCCT. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận và giá trị gia tăng phần lớn là công lao động gia TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 41 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp đình. BTC là phương thức nuôi cao và tiến bộ, đòi hỏi đầu tư nhiều trong công tác chăm sóc. Điều này khiến cho VA các hộ BTC cao hơn nhiều so với các hộ QCCT. Diện tích của hộ trong mẫu điều tra nhỏ (0,6 ha/hộ đối với phương thức nuôi QCCT và 0,4 ha/hộ đối với phương thức BTC) khiến cho các chỉ tiêu kết quả trên hộ nhỏ hơn nhiều so với chỉ tiêu kết quả trên 1ha. GO mà hộ QCCT đạt được là 21.600 ngàn đồng, còn hộ BTC đạt được 36.000 ngàn đồng. Hộ nuôi theo phương thức QCCT chỉ tạo ra được 5532 ngàn đồng giá trị gia tăng và lỗ mất 150 ngàn đồng, còn hộ BTC thì tạo ra 10.306 ngàn đồng VA và lãi 3666 ngàn đồng. Kết quả sản xuất của hộ đạt được trong vụ xuân hè không mấy khả quan. Tuy vậy, từ số liệu bảng trên cho thấy, trên tất cả các chỉ tiêu, phương thức BTC đều đạt được kết quả cao hơn so với phương thức QCCT. Và để xem phương thức BTC có thật sự là phương thức nuôi tốt, cần nhân rộng mô hình hay không, ta sẽ xem xét hiệu quả kinh tế đạt được trong vụ vừa qua của hai phương thức. 3.2.4 Hiệu qủa nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi Muốn biết được hoạt động nuôi trồng có đạt được kết quả tốt hay không, có nên tiếp tục đầu tư mở rộng hay chuyển sang ngành nghề khác, ta cần nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt được. Một số chỉ tiêu về hiệu quả của hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau: Bảng 12: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra vụ xuân hè năm 2010 BTC/QCCT Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC +/ - % 1. Năng suất Kg/ha 450 1125 675 250 2. Giá trị gia tăng(GO) Ngđ/ha 9220 25.765 16.545 279 3. Lợi nhuận Ngđ/ha -250 9165 9415 - 4. GO/IC Lần 1,34 1,4 0,06 105 5. VA/IC Lần 0,34 0,4 0,06 118 (Nguồn: Số liệu điều tra) TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 42 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Năng suất là một trong những chỉ tiêu HQKT cần quan tâm. Bởi năng suất đất đai thể hiện khả năng khai thác tự nhiên của con người. Trong quá trình sử dụng, việc chú ý đầu tư cải tạo sẽ giúp nó trở thành ngồn tài nguyên quý giá, vô hạn phục vụ lợi ích của con người. Đối với mẫu điều tra, năng suất tôm thu hoạch có sự khác nhau giữa hai phương thức nuôi. Cụ thể: năng suất tôm 1 ha của hộ nuôi theo phương thức QCCT là 450kg trong khi đó năng suất của hộ BTC là 1125 kg, gấp 250% phương thức QCCT. Năng suất của hộ QCCT là khá thấp bởi phương thức này đầu tư vốn ít, mức độ đầu tư con giống/ha thấp, ít chú trọng trong công tác cải tạo và xử lý ao đầu vụ dẫn đến năng suất thu được không cao. Đối với vấn đề này, hộ BTC đã có sự chú trọng hơn, nhờ đó hạn chế được dịch bệnh, giúp đem lại năng suất cao hơn. Với chỉ tiêu giá trị gia tăng, trên 1 ha hộ nuôi BTC thu được 25.765 ngàn đồng, trong khi đó hộ QCCT chỉ thu được 9220 ngàn đồng, kém 279 %. Tuy tạo ra được giá trị gia tăng lớn, nhưng hộ BTC chỉ tạo ra được 9165 ngàn đồng lợi nhuận trên 1 ha. Chỉ tiêu lợi nhuận trên 1 ha của hộ QCCT thấp hơn nhi...nh hơn tốc độ tăng chi phí trung gian. Điều này cho thấy, 2 hộ nuôi đã đạt được HQKT. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC của hộ BTC lần lượt là 1,4 và 0,4 lần, có nghĩa cứ 100 đồng IC bỏ ra, hộ thu về 140 đồng GO và 40 đồng VA. Các chỉ tiêu này cũng cao hơn so với hộ QCCT (1,34 và 0,34 lần) có nghĩa là cứ 100 đồng IC bỏ ra hộ thu về 134 đồng GO và 34 đồng VA, tương ứng cao hơn lần lượt là 105% và 118%. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 43 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Từ việc phân tích số liệu để đánh giá xu hướng biến động về kết qủa nuôi tôm của xã theo 2 phương thức nuôi cũng như việc phân tích, đánh giá hiệu qủa nuôi tôm của 2 hộ trên cho thấy phương thức nuôi BTC đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với phương thức QCCT. Chính quyền địa phương nơi đây đang tích cực khuyến cáo bà con chuyển đổi từ phương thức nuôi QCCT sang phương thức nuôi BTC để thu được hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao mức sống cho gia đình. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cần chú ý: đây là phương thức nuôi cao hơn, đòi hỏi có sự đầu tư lớn về vốn, công sức cũng như kiến thức kỹ thuật trong công tác nuôi trồng. Hiểu được điều đó thì nuôi trồng BTC mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển một cách bền vững. 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm tại xã Lộc Điền 3.3.1 Các nhân tố tự nhiên Nói đến các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm, trước tiên phải nói đến môi trường nước. Môi trường nước được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong hoạt động nuôi tôm, nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng thủy sản. Phần lớn các bệnh của thủy sản đều có nguồn gốc từ môi trường mà chúng sinh sống. Với lợi thế nằm ven hệ đầm phá Tam Giang – đầm Cầu Hai và sở hữu dòng nước ngọt sông Truồi, xã Lộc Điền là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS. Diện tích đất canh tác trong vùng chủ yếu là đất thịt và đất thịt pha cát có độ màu cao mà đặc biệt là đất thịt pha cát là loại đất rất phù hợp để NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng. Tuy nhiên qua điều tra tôi được biết, do diện tích nuôi tôm ngày càng tăng lên, sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi tôm của người dân tại xã còn nhiều hạn chế, mật độ thả nuôi dày và việc cho ăn quá nhiều thức ăn tươi không qua kiểm định đã làm cho nhiều hồ nuôi nơi đây bị ô nhiễm, và phần lớn xảy ra với những hộ nuôi theo phương thức QCCT. Đa số hộ nuôi theo phương thức này thường sử dụng nhiều lượng thức ăn tuơi không qua kiểm định, đem theo vi khuẩn và những chất gây hại, không những làm ô nhiễm hồ nuôi mà còn gây nên hiện tượng tôm nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Ngoài ra, đa số ao nuôi nơi đây TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 44 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp là ao chìm nên quá trình cải tạo và xử lý đáy ao chưa được triệt để, những hồ nuôi tôm vụ trước bị nhiễm bệnh vẫn còn tiềm ẩn mầm bệnh nên khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi rất dễ gây bùng phát dịch bệnh trong vụ nuôi tiếp theo. Những hồ nuôi nhiễm bệnh này lại không được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước chung, làm cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Nhân tố tự nhiên tiếp theo nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động NTTS là thời tiết, khí hậu. Ngoài việc chịu chi phối bởi khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, mưa bão xảy ra liên miên, thì trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thường xuyên biến động, mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, ngày và ngày quá lớn, có sự thay đổi thời tiết đột ngột, từ nắng nóng sang mưa lạnh đã gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng của xã Lộc Điền. Bên cạnh đó do chịu ảnh hưởng mặn trực tiếp từ đầm Cầu Hai và phá Tam Giang, lũ lụt từ sông Truồi, nên nơi đây mùa Đông thường bị ngập úng, mùa hè có một số diện tích kề vùng đầm phá bị nhiễm mặn đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nuôi tôm. Nhìn chung hoạt động nuôi tôm của xã vẫn còn thiếu tính bền vững, vẫn còn phụ thuộc vào tự nhiên, mức độ rủi ro cao, hiệu quả kinh tế còn thấp. 3.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của các cộng đồng dân cư có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố đối tượng nuôi. Nguồn lao động cũng là một yếu tố quan trọng, đủ lao động thì mới có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời trình độ hiểu biết, nắm bắt kỹ thuật, trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả NTTS. Xã Lộc Điền là xã có nguồn lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm trong NTTS. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều gia đình không còn vốn để có thể tiếp tục theo nghề, có những gia đình TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 45 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp còn mắc nợ ngân hàng và không có khả năng hoàn trả nên đã đành phải bỏ nghề, bỏ quê lên thành phố kiếm việc, làm giảm số lượng lao động cho hoạt động sản xuất và nuôi trồng. Lực lượng lao động ở xã phần nhiều ở lứa tuổi trung niên, có trình độ thấp, thiếu kiến thức kỹ thuật. Đặc biệt là những hộ nuôi QCCT. Qua buổi trao đổi với cán bộ Khuyến ngư của xã tôi được biết những hộ nuôi QCCT thường không hoặc ít tham gia những lớp tập huấn NTTS hơn những hộ nuôi theo phương thức BTC. Những hộ nuôi theo QCCT chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi trồng nên kiến thức kỹ thuật rất hạn chế như: việc làm và quản lý hồ nuôi hay kiểm tra nguồn nước chưa đúng kỹ thuật, nuôi không đúng thời vụ, lạm dụng chất hoá học gây tôm nhiễm bệnh, năng suất tôm thấp hơn những hộ nuôi theo BTC. Ngược lại những hộ nuôi BTC do nuôi tôm theo phương thức cao hơn, đòi hỏi nhiều hơn về kỹ thuật nên họ thường xuyên tham gia những lớp tập huấn NTTS để trang bị những kiến thức cần thiết cho hoạt động nuôi trồng của mình cũng như để biết cách ứng phó khi tôm bị nhiễm bệnh. Ngoài ra tôi còn được biết tính hợp tác trong sản xuất cũng như ý thức của một số hộ nuôi tại địa phương vẫn còn thấp. Trong nhiều trường hợp ao nuôi đã bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn không báo và tự ý ngang nhiên thải nước bẩn ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh hàng loạt gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nuôi tôm của xã. - Nguồn vốn: Đầu tư cho hoạt động NTTS cần một lượng vốn đáng kể nhất là muốn chuyển đổi từ phương thức nuôi trồng thấp sang cao hơn. Qua quá trình điều tra tôi được biết nếu chỉ nuôi theo phương thức QCCT thì bình quân một hộ nuôi có thể cần trên 35 triệu đồng/ha/vụ, với số tiền này thì hộ nuôi vẫn có khả năng xoay sở, có thể lãi từ vụ trước hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè. Nhưng nếu hộ nuôi theo phương thức BTC thì phải cần phải có một lượng vốn cao hơn nhiều, bình quân phải trên 80 triệu/ha/vụ. Số tiền này quá lớn so với thu nhập của người dân nơi đây, do đó muốn có vốn để tiến hành nuôi tôm thì hộ nuôi sẽ phải vay vốn ngân hàng, cụ thể là ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (NN&PTNT). TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 46 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Nhìn chung vẫn có tín dụng cho đầu tư nuôi tôm, đặc biệt từ Ngân hàng NN&PTNT, có thể cho vay lên đến 40-50 triệu đồng cho người nuôi có thế chấp. Ngân hàng này có hệ thống giám sát tại chỗ để loại những kế hoạch kinh doanh kém hiệu quả của người nuôi, nhưng phương pháp này không được khách quan. Chẳng hạn, làm sao để phân biệt kế hoạch làm ăn khéo, để tiếp cận các khía cạnh kỹ thuật của kế hoạch NTTS đang xét, và quan trọng nhất là làm sao để định được rủi ro trong kế hoạch làm ăn của người nuôi. Tuy nhiên nếu vụ nuôi được mùa, có lãi thì họ sẽ vẫn có khả năng trả nợ và tích lũy được một khoản vốn để có thể thực hiện tiếp vụ sau. Nhưng trên thực tế những năm trở lại đây tình hình nuôi tôm của xã không được mấy thuận lợi, dịch bệnh lây lan, tôm chết hàng loạt, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều gia đình mất trắng, không có tiền trả nợ cho ngân hàng, và như vậy sẽ không được tiếp tục vay nữa. Nhưng nếu không có vốn để tiếp tục sản xuất thì lấy gì để lo cho cuộc sống gia đình, lấy gì để trả nợ. Chính vì lý do đó mà có nhiều hộ gia đình đã phải kiếm những nguồn vay từ các chủ nậu mà lãi suất hàng tháng có khi lên tới 10%. Vì đó mà lãi mẹ đẻ lãi con, người nuôi không tài nào kham nổi. Nhiều nợ nên các mối quan hệ trong cộng đồng có thể bị lung lay. Người dân sáng tối tập trung vào nợ và nhiều khi còn nợ người cùng thôn, nên đoàn kết trong cộng đồng có thể không còn như trước nữa. - Thị trường: + Thị trường các yếu tố đầu vào: Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm của xã cũng như các vùng lân cận đang phải đối mặt với cơn "bão giá", giá thức ăn của tôm và dầu quá cao so với những năm trước trong khi đó giá tôm bán ra không thay đổi mà còn xuống thấp. Hầu hết người dân nơi đây thường có xu hướng mua chịu thức ăn, các loại đầu vào ở thương lái rồi đến kỳ thu hoạch đem bán lại để trả nợ nên thường xuyên bị ép giá, lợi nhuận thu được không cao. Vấn đề con giống cũng gây ảnh hưởng to lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi. Qua điều tra tôi được biết do trên địa bàn không có cơ sở sản xuất và chủ động con giống tại chỗ, mà hầu hết lấy từ nguồn giống địa phương khác đến như Điện Bàn, Điện Dương tỉnh Quảng Nam, Chân mây xã Lộc Tiến, do đó việc lựa chọn con giống cũng gặp khó khăn. Đa phần giống tôm không được kiểm dịch qua máy PCR nên chất lượng giống không được đảm bảo, sau đó chỉ ươm trong vòng 4-5 tuần rồi đưa ra hồ nuôi. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 47 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Tôm còn nhỏ nên không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường, đến 45-50 ngày tuổi là thời điểm dịch bệnh đốm trắng trên con tôm bùng phát, khi đó biết thì đã quá muộn. + Thị trường tiêu thụ: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng hơn, đồng thời các ngành sản xuất và dịch vụ cũng ngày càng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành NTTS cũng là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ. Trong NTTS hiện nay, hầu như tất cả sản phẩm thủy sản nuôi trồng đều được đem đi tiêu thụ, rất ít trường hợp dùng để tiêu dùng hộ gia đình. Việc phát triển mạnh sản xuất hàng hóa trong NTTS buộc những người tham gia NTTS phải nghĩ đến vấn đề thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, thủy sản là những cơ thể sống, khi thu hoạch rồi thì phải có các biện pháp bảo quản và tiêu thụ nhanh chóng để tránh ươn thối, hư hỏng. Do đó, thị trường tiêu thụ là một vấn đề hết sức quan trọng đối với hộ NTTS nói chung và hộ nuôi tôm nói riêng. Tôm sú là sản phẩm có tỉ lệ tiêu thụ khá cao. Trên địa bàn xã Lộc Điền sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu qua các đầu mối con buôn về mua tại hồ, một số hộ bán cho người tiêu dùng ở chợ hay ở địa phương nhưng tỷ lệ bán cho người tiêu dùng ở địa phương là rất ít vì mức thu nhập của người dân ở đây không cho phép họ tiêu thụ những sản phẩm thủy sản này. Do phụ thuộc vào tư thương nên các hộ này thường bị ép giá. Sản phẩm được tiêu thụ hết tuy nhiên giá bán chưa được cao, sản phẩm chưa có thương hiệu nên các hộ ngư dân khó có thể cải thiện giá sản phẩm của mình. Việc tiêu thụ qua trung gian là đầu mối con buôn làm giá bán của các hộ ngư dân bị thấp xuống ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ. Đồng thời, việc thiếu các cơ sở chế biến, tiêu thụ thủy sản trên địa bàn xã cũng gây khó khăn cho việc phát triển thị trường tiêu thụ tại xã. 3.3.3 Các nhân tố về thể chế, chính sách Các yếu tố thể chế, chính sách được áp dụng tại địa phương cũng không kém phần quan trọng đối với việc phát triển hoạt động NTTS. Một chính sách đúng đắn sẽ có tác dụng kích thích người nuôi tăng quy mô, chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng và ngược lại. Trong những năm qua, với việc xác định TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 48 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng bộ và chính quyền xã nhà đã nổ lực phấn đấu, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế đề ra, nhằm thúc đẩy sự phát triển NTTS. Cụ thể là các cấp chính quyền của tỉnh, địa phương luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, tiến hành bê tông hóa hệ thống kênh mương và thủy lợi nhằm đảm bảo tưới tiêu, cung cấp nguồn nước kịp thời cho người dân. Hàng năm trước mỗi vụ nuôi, các cơ quan khuyến ngư của tỉnh, huyện đều tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các chủ hộ nuôi tôm. Đặc biệt với chủ trương miễn giảm thuỷ lợi phí của Chính phủ đã góp phần khắc phục một số khó khăn cho bà con nuôi trồng. Đa số các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã được giao đất mặt nước sử dụng lâu dài, do đó hộ nuôi an tâm đầu tư, có ý thức hơn trong công tác bảo vệ hồ nuôi cũng như công tác tu bổ hồ hàng năm được tiến hành cẩn thận hơn, kích thích người nuôi cải tiến quy trình kỹ thuật nuôi, áp dụng các mô hình nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Chính quyền địa phương nơi đây đang tích cực khuyến cáo bà con chuyển đổi từ phương thức nuôi QCCT sang phương thức nuôi BTC để thu được hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao mức sống cho gia đình. Tuy nhiên do mức độ đầu tư của phương thức BTC trên 1ha cao hơn nhiều so với phương thức QCCT nên gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi đối với các hộ gia đình không đủ vốn và kỹ thuật. 3.4 Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.4.1 Định hướng phát triển - Trong thời gian tới, kinh tế thủy sản của xã cần tập trung khai thác lợi thế về thủy sản theo hướng đảm bảo phát triển bền vững - Tăng cường các biện pháp bảo vệ đầm phá, các sông hồ, xóa bỏ hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, khuyến khích các hộ này chuyển sang nuôi trồng. - Thực hiện tổ chức việc nuôi trồng theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi đối với những hồ đã quá ô nhiễm tầng đáy. - Hoàn thành việc thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản. - Chỉ đạo việc thực hiện cải tạo đáy và xử lý môi trường trước lúc nuôi trồng, đối TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 49 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp với những hồ không hút được phải thực hiện đúng quy trình cải tạo nước, kiểm tra lại môi trường trước khi thả nuôi. - Chỉ đạo ngư dân nuôi đúng lịch thời vụ, theo lịch của Huyện và Sở thủy sản, chủ trương nuôi một vụ ăn chắc, không nuôi vụ hai, chọn phương thức nuôi phù hợp với khả năng vốn đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả. - Tăng cường kiểm tra, kiểm dịch, phòng và trị bệnh tôm, phối hợp với các trung tâm Khuyến Ngư, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập huấn kỹ thuật ươm con giống, triển khai các mô hình nuôi mới có hiệu quả, phối hợp với các Ngành chức năng quản lý tốt nguồn giống ươm trên địa bàn và các nguồn từ các tỉnh khác về, hướng dẫn phương pháp phòng và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. 3.4.2 Giải pháp 3.4.2.1 Giải pháp đối với xã  Công tác quản lý giống: UBND xã cần chỉ đạo các ngư dân tiếp tục triển khai quy chế quản lý nuôi tôm tập trung, quy chế quản lý giống của tỉnh đến từng hộ ngư dân, từ đó nâng cao được ý thức quản lý cộng đồng trong ngư dân. Chỉ đạo ngư dân thường xuyên kiểm tra giống trước khi đưa về ươm hoặc thả thẳng phải có giấy kiểm dịch, lập bản cam kết sau thời gian ươm, xuất bán hoặc đưa nuôi buộc phải kiểm dịch và kiểm tra qua máy PCR.  Công tác chỉ đạo thời vụ: Căn cứ vào lịch thời vụ của Sở thủy sản, ban chỉ đạo phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện, ban chỉ đạo xã cần triển khai lịch thời vụ đến các tổ nuôi trồng hộ nông dân.  Công tác chỉ đạo kỹ thuật: - Công tác chỉ đạo cải tạo ao hồ: Ban chỉ đạo xã phối hợp với các ban ngành liên quan phải hướng dẫn ngư dân cải tạo ao hồ đúng quy trình kỹ thuật và đồng loạt, xử lý các hệ thống cấp thoát nước trước khi vào thời điểm thả nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm vùng nuôi. - Chỉ đạo về mật độ nuôi và đa dạng đối tượng nuôi. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 50 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Ban chỉ đạo cần thường xuyên vận động ngư dân nuôi một vụ ăn chắc với mật độ nuôi phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của ngư dân nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra.  Công tác khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: - UBND xã cần tiếp tục giới thiệu học viên tham gia lớp tập huấn kỹ thuật ươm tôm giống và triển khai tuyên truyền Nghị định 90/CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao nhận thức trong nhân dân nhằm thực hiện nghiêm việc đưa giống vào nuôi trồng trên địa bàn đảm bảo sạch bệnh. - Cần tiếp tục tổ chức họp dân để triển khai Nghị quyết số 3014/2005/QĐ - UBND về việc ban hành Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung, đồng thời phối hợp với Phòng NN & PTNT cùng chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra việc ươm, nuôi tôm giống đầu vụ và hướng dẫn cho ngư dân cách xử lý dịch bệnh. - Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt có sự tham gia của người dân để họ có thể bày tỏ những vấn đề bức xúc giúp nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư.  Giải pháp tín dụng: - Đầu tư cho NTTS cần một lượng vốn đáng kể, nhất là đối với các hộ nuôi BTC. Hơn thế nữa, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ chuyển từ nuôi QCCT sang nuôi BTC có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này càng đòi hỏi một lượng vốn ban đầu khá lớn. Vì vậy, cần phải mở rộng phương thức và đối tượng cho vay, tạo thêm nhiều nguồn để huy động vốn đầu tư. Các tổ chức, cơ quan cần nghiên cứu và có những và có những giải pháp thích hợp đối hộ nuôi. - Đối với các hộ nuôi có tài sản thế chấp thì ngân hàng căn cứ vào các dự án nuôi đã được duyệt của hộ gia đình mà quy định mức vay phù hợp. - Đối với những hộ nuôi trung bình và nghèo không tài sản thế chấp ngoài mức vốn tối đa họ có thể vay trực tiếp từ ngân hàng, số còn lại nên áp dụng phương thức cho vay gián tiếp thông qua tín chấp của các đoàn thể quần chúng. Thủ tục vay cần nhanh chóng gọn nhẹ hơn. - Thành lập các tổ chức tín dụng nhân dân, tích cực huy động vốn tiết kiệm của dân, biến số vốn nhàn rỗi này thành nguồn vốn cho các hộ vay đầu tư sản xuất. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 51 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp  Nâng cao dân trí và tạo việc làm cho người dân: - Nâng cao chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NTTS. Trình độ dân trí cao tăng khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra được kết quả sản xuất cao hơn. Cần phát triển hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (chằm nón, đan lát) giúp giải quyết lực lượng lao động dư thừa ở địa phương, phần nào nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. 3.4.2.2 Giải pháp riêng cho từng hộ - Về thời vụ thả: Thời gian thả tôm giống có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất. Trong vụ xuân hè vừa qua, ở xã đã có một số hộ thả tôm trước thời vụ gặp phải thời tiết thay đổi dẫn đến tôm bị dịch bệnh và phải tiến hành tiêu hủy. Phòng khuyến ngư huyện Phú Lộc đã có khuyến cáo bà con nên thả tôm giống vào đầu tháng 3 Dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6; nên thực hiện 1 vụ nuôi ăn chắc còn hơn 2 vụ bấp bênh. - Về con giống: Bà con nông dân nên tìm mua con giống ở những cơ sở đáng tin cậy và qua kiểm dịch nhằm đảm bảo tôm sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Mật độ thả giống thích hợp trên địa bàn là 7 – 9 con/m2 đối với phương thức QCCT và 13 – 15 con/m2 đối với phương thức BTC. - Về thức ăn: Hạn chế việc sử dụng thức ăn tươi gây ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi. Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp vì đây là nguồn thức ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng, giúp tôm nhanh tăng trọng và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên cần chú ý trong vấn đề cho ăn, không nên cho quá nhiều tránh việc tồn đọng thức ăn trong môi trường ao nuôi dễ gây ra dich bệnh. Vì tôm có tập tính thường tập trung vào các bờ ao nên khi cho ăn phải rải đều quanh ao để tôm có thể ăn hết. Lượng thức ăn cung cấp phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của tôm. - Về XDCB ban đầu và xử lý ao: Việc đầu tư xây dựng ao nuôi ban đầu càng kiên cố thì càng tránh được hiện tượng rò rỉ nước trong ao, tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào ao gây dịch bệnh cho tôm. Xử lý ao giúp diệt trừ mầm bệnh gây hại cho tôm, tiêu diệt các loài cá tạp giành hết thức ăn của tôm và kích thích sự phát triển của các sinh vật hữu ích làm thức ăn cho tôm. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 52 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như Oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ. Tôm sú là loài thường xuyên bơi lội nhưng chúng hầu như lúc nào cũng tìm kiếm thức ăn dưới đáy ao, cho nên điều kiền đáy ao có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của tôm nuôi. Chính vì vậy, ngoài việc chọn chất đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lí tốt chất thải lắng tụ, giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những biện pháp rất cần thiết cho tất cả các hệ thống ao nuôi tôm mà đặc biệt là các hệ thống ao nuôi tôm sú năng suất cao. Một trong những biện pháp giải chất thải trong ao nuôi tôm là dùng hệ thống máy hút bùn ra khỏi ao nuôi. Việc áp dụng giải pháp hút bùn ra khỏi ao nuôi là một việc làm có thể mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây nguy hại cho tôm tùy thuộc vào kỹ thuật hút bùn và điều kiện từng ao nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng ao chứa lắng và nuôi mật độ vừa phải cũng là một giải pháp tốt trong việc quản lý chất thải. - Vấn đề chăm sóc: Việc đầu tư công lao động chăm sóc tôm có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tôm. Yêu cầu phải là lao động có kỹ thuật, có kinh nghiệm để có thể đáp ứng được yêu cầu của tôm trong từng giai đoạn cụ thể và phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. - Về vấn đề tiêu thụ: Hiện nay, các sản phẩm thủy sản của các hộ ngư dân nuôi trồng trên địa bàn xã đều được tiêu thụ hết, đặc biệt đối với các hộ nuôi QCCT do sản lượng thu được không nhiều và lại tiến hành thu tỉa nên vấn đề đầu ra không phải là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, kênh tiêu thụ của các hộ ngư dân ở đây khá đơn giản, phụ thuộc chủ yếu vào các con buôn, trong thời gian tới, các hộ ngư dân ở đây nên tìm kiếm thêm nhiều thị trường tiêu thụ mới, tìm hiểu kỹ hơn về thông tin thị trường đồng thời liên kết lại với nhau để tránh hiện tượng ép giá, ngoài ra, việc phát triển nhiều kênh tiêu thụ còn giúp sản phẩm thủy sản của hộ ngư dân đến được với người tiêu dùng dễ dàng và thuận tiện hơn. - Về vấn đề thương hiệu: Vấn đề thương hiệu là một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với các sản phẩm thủy sản mà còn đối với rất nhiều sản phẩm khác của Việt TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 53 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp Nam. Có những sản phẩm của Việt Nam có chất lượng không thua kém gì so với sản phẩm của nước ngoài nhưng do ta chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình nên đã có sự chênh lệch lớn về giá cả giữa sản phẩm của nước ta với sản phẩm của nước ngoài. Cần biết rằng, khi đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm thì thị trường đầu ra sẽ nhờ đó mà ổn định hơn nhiều và vấn đề giá cả cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề thương hiệu không phải là vấn đề dễ dàng, đặc biệt đối với hộ ngư dân, do các hộ ngư dân thường thiếu kiến thức về thị trường đồng thời ít quan tâm đến vấn đề thương hiệu nên việc tạo dựng thương hiêu cho các hộ này hết sức khó khăn. Xây dựng thương hiệu là một tiến trình lâu dài gồm nhiều bước và để có thể tạo dựng thương hiệu thì vấn đề không thể bỏ qua là phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng thủy sản, cần phải chú trọng tất cả các khâu trong quá trình NTTS nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng và đây sẽ là vấn đề mà các hộ cần thực sự quan tâm trong thời gian tới để có thể từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản cho mình. Ngoài ra, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ của các hộ ngư dân nên các hộ cần phải liên kết chặt chẽ với nhau để cùng nhau xây dựng nên thương hiệu riêng cho sản phẩm thủy sản của địa phương. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 54 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi đã rút ra được một số kết luận sau: 1) NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm mới phát triển trong hơn 15 năm trở lại đây, nhưng được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, khai thác hợp lý tiềm năng sẵn có. Toàn xã có 172 hộ nuôi tôm , diện tích đưa vào nuôi là 179 ha. Trong đó chủ yếu nuôi theo hai phương thức QCCT, BTC. 2) Trong hai phương thức nuôi trên thì nuôi theo phương thức BTC tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn nuôi QCCT và ngày càng phù hợp với điều kiện ao nuôi của địa phương: Tiết kiệm được diện tích nuôi trồng, dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Ngoài ra, do sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu nên nuôi BTC còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế được dịch bệnh hơn so với nuôi QCCT. 3) Năng suất và lợi nhuận kinh tế của các hộ điều tra chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: Điều kiện tự nhiên, các nhân tố kinh tế xã hôị, mật độ thả giống, chi phí thức ăn, chi phí nhân công, năng lực sản xuất... 4) Qua quá trình tìm hiểu tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp: Giải pháp cho xã về quản lý giống, chỉ đạo thời vụ, chỉ đạo kỹ thuật, giải pháp liên quan đến tín dụng, nâng cao dân trí cho người dân.... Đối với các hộ nuôi, giải pháp cơ bản và lâu dài là nâng cao năng lực của chủ hộ. Vấn đề bảo vệ vùng nuôi trước hết là trách nhiệm của người nuôi và cũng là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. 5) Quá trình nghiên cứu cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề mà thực tiễn hiện nay vẫn chưa giải quyết được: Vấn đề tập huấn kỹ thuật cho người dân, vấn đề cung cấp con giống về số lượng và chất lượng và thu mua sản phẩm trên địa bàn 6) Tình trạng ô nhiễm môi trường thủy vực vẫn tồn tại. Ý thức về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong cộng đồng còn hạn chế. Từ đó, đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Lộc Điền. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 55 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp KIẾN NGHỊ Từ những kết quả đạt được và những tiềm năng lợi thế của địa phương, nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành NTTS thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:  Về phía Nhà nước: - Cần có sự nghiên cứu toàn diện, tổng hợp phát triển nguồn lợi tự nhiên về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, kỹ thuật, môi trường sinh thái. Từ đó đề xuất, hoạch định những chính sách phù hợp để phát triển bền vững hệ sinh thái đầm phá nơi đây. - Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển NTTS, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các hộ nuôi trên địa bàn. - Cần tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng hỗ trợ hoạt động sản xuất tôm thương phẩm của người dân, đặc biệt trong công tác cho vay và thu hồi vốn vay nhằm tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn cho ngư dân.  Về phía chính quyền địa phương: - Quy hoạch tổng thể phát triển NTTS trên địa bàn, hình thành các tổ chức quản lý địa phương đối với hoạt động NTTS. - Cần có sự đầu tư vốn và kỹ thuật để xây dựng các trung tâm sản xuất giống cho xã nhằm cung cấp đủ lượng tôm giống sạch bệnh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho các hộ nuôi. - Nâng cao hơn nữa chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật, đảm bảo tính kịp thời, cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân. - Tích cực đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm chủ động hơn nữa việc cung cấp nguồn nước cho các ao nuôi tôm. - Thúc đẩy sự liên kết giữa cơ sở sản xuất chế biến với người nuôi tôm, tránh việc thu mua qua trung gian, giúp tạo ra thu nhập cao hơn cho người dân.  Về phía các hộ nuôi: - Cần lựa chọn phương thức nuôi phù hợp khả năng, điều kiện của gia đình và đặc điểm của địa phương. - Tăng cường nâng cao chất lượng lao động có trình độ, có kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác nuôi trồng. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 56 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp - Tuân thủ lịch thời vụ và các biện pháp kỹ thuật được khuyến cáo. - Chú ý trong công tác chăm sóc nhằm phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh xảy ra. - Hạn chế sử dụng thức ăn tươi, tăng cường thức ăn công nghiệp để đảm bảo môi trường ao nuôi. - Cần chú trọng công tác xử lý ao, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển. Chú trọng công tác quản lý chất thải trong ao nuôi tôm để hạn chế ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sinh hoạt của dân cư quanh đầm phá. TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 57 A -KTPT Chuyên đề tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hữu Hoà, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TTHuế 2008. 2. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, NXB Nông nghiệp, 2003. 3. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế thuỷ sản, Tài liệu lưu hành nội bộ. 4. Trần Văn Hoà, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ. 5. Lê Sỹ Hùng, Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh 1995 – 1999, 1999. 6. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hoà, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 7. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Quang Minh; 2004. 8. Báo cáo NTTS năm 2007, nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 của UBND xã Lộc Điền. 9. Báo cáo NTTS năm 2008, nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 của UBND xã Lộc Điền. 10. Báo cáo NTTS năm 2009, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 của UBND xã Lộc Điền. 11. Báo cáo NTTS năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 của UBND xã Lộc Điền. 12. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009. 13. Bảng tổng hợp tình hình tự nhiên của xã Lộc Điền. 14. Báo cáo thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế; 2010. 15. Các trang web điện tử: TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41 58 A -KTPT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cac_phuong_thuc_nuoi_tom_o.pdf
Tài liệu liên quan