TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG
PHÁP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP
THƯƠNG MẠI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Mã số đề tài : CS16-01
Người thực hiện : ThS. Nguyễn Thị Mị Dung
Đơn vị công tác : Bộ môn tiếng Pháp, khoa Đào tạo quốc tế
HÀ NỘI, tháng 3/2017
TÓM LƯỢC
1.Tên đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói của sinh viên chuyên ngành
tiếng Pháp thương mại
2
54 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói tiếng pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường đại học thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Người thực hiện: Th.s Nguyễn Thị Mị Dung
Đơn vị công tác: Bộ môn tiếng Pháp, khoa Đào tạo quốc tế
3. Thời gian thực hiện: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
4. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kĩ năng
diễn đạt nói của sinh viên (năm thứ nhất và thứ hai) học tiếng Pháp cơ bản để tìm ra
các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói của sinh viên chuyên ngành
tiếng Pháp thương mại, một chuyên ngành mới của ĐH Thương mại
5. Nội dung chính của đề tài:
Trên cơ sở lí thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đã đưa ra mô hình gồm 6
yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói tiếng Pháp của sinh viên gồm : động cơ, tâm lý, tự
học, giáo viên, giáo trình, môi trường
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn để khảo sát và thu thập thông tin về các yếu tố
ảnh hưởng. Sau khi phân tích dữ liệu, tác giả đã xây dựng bảng hỏi điều tra thử cho
nhóm sinh viên năm thứ nhất. Sau khi tổng kết điều tra thử, tác giả đã chỉnh sửa, bổ
sung hoàn thiện phiếu điều tra chính thức và phát cho 86 sinh viên để thu được dữ
liệu số trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Từ mô hình ban đầu gồm 6 nhân tố tác động đến kết quả học nói của sinh viên
mới bắt đầu học tiếng Pháp, kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy có 2 mô hình
ảnh hưởng ở 2 cấp độ khác nhau trong kết quả nói.
Mô hình 1: 7 nhóm nhân tố độc lập (động lực, tâm lý, tự học, phương pháp
và trình độ giáo viên, kiểm tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học) ảnh
hưởng đến kết quả kiến thức (KQ11)
Mô hình 2: 7 nhóm nhân tố độc lập (động lực, tâm lý, tự học, phương pháp
và trình độ giáo viên, kiểm tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học) ảnh
hưởng đến kĩ năng giao tiếp (KQ12)
i
Kết quả hồi quy đa biến cho thấy:
Mô hình 1: chỉ có nhân tố phương pháp và trình độ giảng viên có ảnh hưởng
đến kết quả kiến thức ngôn ngữ và giới thiệu làm quen của sinh viên. Các nhân tố
khác đều không phù hợp với mô hình này.
Mô hình 2: có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp nói của sinh
viên: Phương pháp và trình độ của giảng viên, tự học và động cơ học tập. Giáo trình
có ảnh hưởng yếu. Tâm lý, môi trường, kiểm tra của giáo viên không ảnh hưởng đến
kết quả.
Kết quả so sánh giữa 2 nhóm sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai qua kiểm
định T-test cho thấy kết quả nói, các yếu tố trong bảng hỏi và toàn bảng hỏi là tương
đồng nhau. Kết quả so sánh giữa các nhóm có điểm đánh giá tâm lý và môi trường
khác nhau thì kết quả học tập không có sự khác biệt. Kết quả so sánh giữa các nhóm
có yếu tố động cơ, tự học, giáo viên và giáo trình khác nhau cho thấy gần như nhóm
nào có điểm đánh giá thấp các yếu tố này thì sẽ có kết quả học tập thấp hơn nhóm có
điểm đánh giá cao. Điều này được khẳng định lại khi so sánh cả bảng hỏi, nhóm có
điểm tổng 5 yếu tố càng cao thì có kết quả học tập cao hơn nhóm có điểm tổng đánh
giá thấp hơn. Kết quả so sánh T-test càng khẳng định kết quả phân tích hồi quy đa
biến.
Dựa vào ảnh hưởng của yếu tố, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm giúp
nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, năng lực học tập của sinh viên, giúp cải
tiến được cách học để ngày càng cải thiện kết quả kĩ năng nói của mình.
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tác giả xin chân trọng cảm ơn Bán giám hiệu
nhà trường, phòng Nghiên cứu khoa học, khoa Đào tạo Quốc tế và Bộ môn tiếng Pháp
đã tạo mọi điều kiện cho tôi được đảm nhận và thực hiện nghiên cứu.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên đồng nghiệp trong
và ngoài bộ môn tiếng Pháp, các nhà nghiên cứu khoa học trường đại học Thương
mại đã giúp đỡ động viên tôi rất nhiều trong việc thu thập dữ liệu và hoàn thiện
phương pháp nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các em sinh viên K51Q và
K52Q, những người đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát và tham gia phỏng
vấn giúp tác giả thu thập được những tài liệu, số liệu quý giá phục vụ cho công tác
nghiên cứu.
iii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ........................................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................................................... vii
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................................................. 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu: ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu: .......................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................................................................. 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: ................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................................................... 3
1.7. Kết cấu báo cáo đề tài ........................................................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................. 5
2.1. Kĩ năng diễn đạt nói trong học ngoại ngữ ............................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm: .......................................................................................................................... 5
2.1.2. Các yếu tố cấu thành kĩ năng diễn đạt nói ....................................................................... 5
2.1.3. Tiêu chí đánh giá kĩ năng nói theo Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu ..................... 7
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói của sinh viên ........................................................ 7
2.2.1. Nhóm yếu tố liên quan đến người học: .................................................................................. 7
2.1.2. Sự lo lắng và tự tin của người học: ........................................................................................ 8
2.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến giảng viên ........................................................................... 10
2.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến trang thiết bị học tập ......................................................... 12
2.3.4. Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường học tập:........................................................... 13
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 13
H2 H3 ..................................................................................................................... 14
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 14
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 14
3.1.Phương pháp nghiên cứu định tính.......................................................................................... 15
3.1.1. Mẫu và công cụ nghiên cứu định tính .................................................................................. 15
3.1.2. Phương pháp phân tích ........................................................................................................ 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 17
3.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................................... 17
3.2.2. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................................... 17
iv
3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................................... 19
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 22
4.1.Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo.............................................................................. 22
4.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố động lực.................................................... 22
4.1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố tâm lý ........................................................ 22
4.1.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố tự học ....................................................... 22
4.1.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố giáo viên ................................................... 22
4.1.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố giáo trình .................................................. 22
4.1.6. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố môi trường ............................................... 23
4.1.7. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố kết quả nói................................................ 23
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá(EFA) .............................................................................. 23
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập ............................................................................ 23
Bảng 4.1: Bảng ma trận nhân tố xoay ong ...................................................................................... 24
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ....................................................................... 28
4.3.Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................................................ 30
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy đa biến mô hình 1 : ..................................................................... 30
Bảng 4.3 : Kết quả mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình 1 ................................................ 30
4.3.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến mô hình 2 : ..................................................................... 31
Bảng 4.4: Kết quả mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình 2 ................................................. 31
4.4. Kết quả so sánh các nhóm T-test ............................................................................................. 33
4.4.1. Sự khác nhau về các yếu tố trong bảng hỏi và toàn bảng hỏi giữa 2 nhóm sinh viên ....... 33
4.4.2. Sự khác nhau về kết quả nói giữa 2 nhóm sinh viên............................................................ 33
4.4.3. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố động cơ khác nhau ..... 33
Bảng 4.5: So sánh các nhóm có yếu tố động cơ khác nhau ........................................................... 33
4.4.4. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố tâm lý khác nhau ........ 33
4.4.5. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố tự học khác nhau ........ 34
Bảng 4.6: So sánh các nhóm có yếu tố tự học khác nhau .............................................................. 34
4.3.6.Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố giáo viên khác nhau .... 34
Bảng 4.7: So sánh các nhóm có kết quả đánh giá giáo viên khác nhau ......................................... 35
4.4.7.Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố giáo trình khác nhau ... 35
Bảng 2.26: So sánh các nhóm có kết quả đánh giá giáo trình khác nhau ...................................... 35
4.4.8.Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố môi trường khác nhau 36
4.4.9. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm tổng hợp của 5 yếu tố khác
nhau ................................................................................................................................................. 36
v
Bảng 4.8: So sánh các nhóm có điểm tổng hợp 5 yếu tố khác nhau ............................................. 37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 38
5.1. Kết luận: .................................................................................................................................... 38
5.1.1. Kết luận về bảng hỏi và thang đo ......................................................................................... 38
Bảng hỏi và thang đo Likert 5 mức độ ban đầu xây dựng dựa trên cơ sở lí thuyết và một số nghiên
cứu trước đây. Sau đó, dựa trên kết quả phỏng vấn sâu rất nhiều sinh viên, giáo viên, phát bảng
hỏi thử, bảng hỏi và thang đo được điều chỉnh phù hợp với thực tế nghiên cứu. Qua phân tích độ
tin cậy Cronbach’s anpha, chỉ loại 1 biến nghiên cứu nhỏ trong bảng hỏi và các thang đo đều đảm
bảo độ tin cậy. .................................................................................................................................. 38
5.1.2. Kết luận về mô hình nghiên cứu: ......................................................................................... 38
Phân tích nhân tố EFA cho phép sắp xếp lại các biến trong các nhóm nhân tố để xây dựng các tập
biến có ý nghĩa. Kết quả phân tích cho thấy có 2 mô hình ảnh hưởng ở 2 cấp độ khác nhau trong
kết quả nói. ...................................................................................................................................... 38
5.1.3. So sánh kết quả học tập giữa các nhóm: .............................................................................. 39
5.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao kĩ năng nói cho sinh viên bắt đầu học tiếng Pháp ..... 39
5.2.1. Yếu tố giáo viên: .................................................................................................................... 39
5.2.1.1. Phương pháp giảng dạy kĩ năng nói: ................................................................................ 39
5.2.2. Yếu tố người học: .................................................................................................................. 42
5.2.3. Giáo trình: .............................................................................................................................. 44
5.3. Những hạn chế và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: ..................................................... 45
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quá trình dạy/học kĩ năng nói trong lớp học ngôn ngữ .... Error!
Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài .......................................................... 14
Bảng 4.1: Điểm trung bình các yếu tố ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Điểm trung bình của từng câu hỏi trong yếu tố giáo viên ........... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Điểm trung bình của từng câu hỏi trong yếu tố tự học ................ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.4: Trung bình các mục hỏi trong yếu tố môi trườngError! Bookmark
not defined.
Bảng 4.5: Trung bình các mục hỏi trong yếu tố tâm lýError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.6: Lí do gây tâm lý cho sinh viên khi thực hành nóiError! Bookmark
not defined.
Bảng 4.7: Trung bình các mục hỏi trong yếu tố giáo trìnhError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.8: Lí do chọn ngành tiếng Pháp thương mạiError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.9: Trung bình các mục hỏi trong yếu tố động cơError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.10: Lí do thích học tiếng Pháp ............... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.11: Kết quả trung bình các tiêu chí đánh giá kết quả nói cả 2
nhóm Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.12: Kiểm định ANOVA về giả thuyết mô hìnhError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.14: Bảng Coefficientsa của tất cả các yếu tốError! Bookmark not
defined.
vii
Bảng 4.15. Bảng Coefficientsa của các yếu tố trong mô hình dự đoán ...... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.16: Tóm tắt kết quả hồi quy đơn biến tự họcError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả hồi quy các mục trong biến tự học .................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả hồi quy đơn biến giáo trìnhError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.19: Tóm tắt kết quả hồi quy các mục hỏi trong biến giáo trình ....... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.20: Tóm tắt kết quả hồi quy đơn biến giáo viênError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả hồi quy đơn biến môi trườngError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.22: Mối liên hệ giữa tổng hợp 5 yếu tố với từng yếu tố .................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.23: So sánh các nhóm có yếu tố động cơ khác nhau .............................. 33
Bảng 2.24: So sánh các nhóm có yếu tố tự học khác nhau ................................. 34
Bảng 2.26: So sánh các nhóm có kết quả đánh giá giáo trình khác nhau ........... 35
Bảng 4.27: So sánh các nhóm có điểm tổng hợp 5 yếu tố khác nhau ................. 37
viii
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh nghiên cứu:
Để hội nhập quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, trường đại học Thương mại là
một trong các trường đại học lớn của Việt Nam rất chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho
sinh viên. Sinh viên của trường không chỉ được đánh giá tốt về khả năng tiếng Anh
mà còn được trang bị ngôn ngữ thứ hai (tiếng Pháp hoặc tiếng Trung) để đáp ứng
yêu cầu cao của thị trường lao động.
Sinh viên khoa Đào tạo quốc tế cũng đặc biệt chú trọng môn học này vì ngoại ngữ
đóng vai trò rất quyết định đến thành công trong học tập của sinh viên: tiếng Anh hay
tiếng Pháp sẽ là ngôn ngữ học tập các môn chuyên ngành kinh tế giảng dạy bởi giáo viên
nước ngoài hoặc giáo viên Việt Nam. Chuyên ngành tiếng Pháp thương mại mới tuyển
sinh từ năm 2013, thu hút nhiều sinh viên theo học. Chuyên ngành này yêu cầu sinh viên
từ năm thứ ba sẽ phải học một số môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp. Vì vậy, đối với
sinh viên tiếng Pháp thương mại, ngoại ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp khi đi làm mà
còn là công cụ học tập vô cùng quan trọng để thành công.
Kĩ năng diễn đạt nói là một trong bốn kĩ năng giao tiếp cơ bản khi học một
ngoại ngữ. Theo Khung chuẩn đánh giá năng lực ngôn ngữ Châu Âu (CECRL), diễn
đạt nói được đánh giá qua hai kĩ năng cơ bản: phản xạ giao tiếp và thuyết trình. Để
rèn luyện tốt hai kĩ năng nói này, người học không chỉ cần nắm chắc các kiến thức
ngữ pháp từ vựng mà còn cần rèn luyện các kĩ năng riêng phù hợp với từng yêu cầu
giao tiếp: tìm ý, sắp xếp ý, đảm bảo tốc độ, sự trôi chảy, lưu loát, tự nhiên...
Tuy nhiên, kết quả rèn luyện kĩ năng nói của sinh viên tiếng pháp thương mại thi
đầu vào khối A (chưa học tiếng Pháp ở phổ thông), còn hạn chế: lỗi phát âm, thiếu từ
vựng và thiếu tự tin khi giao tiếp. Sinh viên chưa thật chủ động phát biểu và rèn luyện
trong giờ. Giảng viên trực tiếp trên lớp phàn nàn về sự chuyên cần và hiệu quả rèn
luyện nói của sinh viên.
Vậy, tìm hiểu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả rèn
luyện của sinh viên là rất cần thiết để có thể đưa ra các biện pháp toàn diện và cụ thể
mang tính thực tế để cải thiện kĩ năng diễn đạt nói, một trong số kĩ năng quan trọng
nhất khi học một ngoại ngữ.
1
Trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy kĩ năng nói tiếng Pháp ở Việt Nam, đã có
nhiều nghiên cứu nhưng thường thiên về tìm hiểu thực trạng (nghiên cứu mô tả) hoặc
đánh giá hiệu quả việc áp dụng một phương pháp mới (nghiên cứu hành động): “ Cải
tiến việc dạy diễn đạt nói cho sinh viên năm thứ ba ĐH Thăng Long” của tác giả
Trịnh Thị Hồng Hạnh (2007); “Nghiên cứu khó khăn trong kĩ năng nói của sinh viên
học tiếng Pháp ngoại ngữ hai ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội” của tác giả Dương
Thị Quỳnh Nga (2007), “ Để cải thiện việc dạy và học kĩ năng nói cho sinh viên năm
thứ nhất ĐH Y Thái Bình” của tác giả Lê Thị Hồng Minh (2010), “ Nghiên cứu lỗi
sai trong diễn đạt nói của sinh viên song ngữ Pháp-Anh của sinh viên năm thứ nhất
ĐH Thái Nguyên” của tác giả Hoàng Thu Nga (2012)... Vậy, hiện nay chưa có nghiên
cứu nào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói tiếng Pháp (nghiên cứu tương
quan) ở Việt Nam nói chung và ở trường ĐH Thương mại nói riêng.
Xuất phát từ thực tế dạy/học kĩ năng nói, nhu cầu mong muốn tìm hiểu các nhân
tố ảnh hưởng để cải thiện kĩ năng này cho sinh viên và khoảng trống trong nghiên
cứu hiện nay, đề tài chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ
năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kĩ năng
diễn đạt nói của sinh viên (năm thứ nhất và thứ hai) học tiếng Pháp cơ bản để tìm ra
các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra của sinh viên
cử nhân quản trị kinh doanh, chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, một chuyên ngành
học bằng tiếng Pháp mới mở của ĐH Thương mại
1.3. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu:
Nghiên cứu này khảo sát thông tin từ sinh viên và giáo viên nhằm trả lời câu
hỏi nghiên cứu:
“ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả kĩ năng nói tiếng Pháp của sinh viên
chuyên ngành tiếng Pháp thương mại?”
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Do hạn chế về thời gian, nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi kĩ năng
nói của sinh viên thi đầu vào khối A (chưa học tiếng Pháp ở phổ thông). Đối tượng
sinh viên tập trung vào sinh viên năm thứ nhất (52Q) và năm thứ hai (51Q), đối tượng
sinh viên đang học tiếng Pháp cơ bản. Vậy, các kĩ năng khác (nghe, đọc, viết) của
2
tiếng Pháp cơ bản, giai đoạn 2 (tiếng Pháp thương mại) và đối tượng sinh viên khác
(sinh viên thi đầu vào khối D; sinh viên cử nhân thực hành) không phải đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: phiếu điều tra định lượng toàn bộ sinh viên
hai năm đầu (chưa học tiếng Pháp ở phổ thông) và phỏng vấn sinh viên giáo viên để
xây dựng bảng hỏi.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô tả để
tìm hiểu vai trò của từng nhân tố và phương pháp phân tích hồi quy (hồi quy đa biến,
hồi quy đơn biến và hồi quy tương quan nội) để tìm hiểu nhân tố nào, mục hỏi nào có
mối quan hệ tuyến tính với kết quả kĩ năng nói của sinh viên.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Tác giả hi vọng sẽ nghiên cứu và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ
năng nói của sinh viên cũng như tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong
mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả có thể đưa ra các đề xuất
mang ý nghĩa thực tế nhằm cải thiện kĩ năng nói cho sinh viên chưa được học tiếng
Pháp ở phổ thông sẽ thuận lợi hơn trong học tập để có thể theo học tốt chuyên ngành
tiếng Pháp thương mại. Mặt khác, kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo cần thiết
cho các giảng viên bộ môn tiếng Pháp để có một số điều chỉnh phù hợp nâng hiệu
quả giảng dạy của mình.
1.7. Kết cấu báo cáo đề tài
Đề tài gồm 5 chương trong đó:
- Chương 1 giới thiệu tổng quan nghiên cứu
- Chương 2 cung cấp lí thuyết về phương pháp giảng dạy kĩ năng nói theo
đường hướng giao tiếp gồm khái niệm, đặc điểm của kĩ năng nói, các yếu tố cấu thành
kĩ năng nói. Sau đó, tác giả tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan của các
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói.
- Chương 3 mô tả phương pháp nghiên cứu gồm đối tượng nghiên cứu, công
cụ nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý, phân tích dữ liệu.
3
- Chương 4 là phần kết quả phân tích dữ liệu của nhiều công cụ nghiên cứu
(bảng hỏi định lượng và phỏng vấn sâu) để tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng
nói của sinh viên.
- Chương 5 tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp đề xuất
nhằm nâng cao kỹ năng nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại.
4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói của sinh viên. Vì vậy, tác
giả nghiên cứu khái niệm, đặc điểm chính của kĩ năng nói. Sau đó, tác giả tìm hiểu
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện thực hành nói của người học
làm cơ sở để lựa chọn, xây dựng công cụ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cải
thiện kĩ năng.
2.1. Kĩ năng diễn đạt nói trong học ngoại ngữ
2.1.1. Khái niệm:
Đường hướng giao tiếp khẳng định ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, công cụ tương
tác trong xã hội. Học ngoại ngữ nhằm mục đích cuối cùng là học kĩ năng giao tiếp,
gồm 4 kĩ năng cơ bản: nghe hiểu, đọc hiểu, diễn đạt viết và diễn đạt nói. Theo
Christine Tagliante (1994), “ kĩ năng nói là khả năng diễn đạt nói trong các tình
huống giao tiếp khác nhau, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe,
giúp người nghe có thể hiểu được ý cần truyền đạt”. Vậy, kĩ năng nói liên quan đến
khả năng phát âm, ngữ điệu, khả năng hiểu ngữ cảnh giao tiếp, đến năng lực từ vựng,
cấu trúc...
2.1.2. Các yếu tố cấu thành kĩ năng diễn đạt nói
“ Kĩ năng diễn đạt nói bao gồm yếu tố nào?”. Theo Christine Tagliante (1994),
kĩ năng nói bao gồm toàn bộ các thành tố của kĩ năng giao tiếp: yếu tố ngôn ngữ, yếu
tố văn hóa-xã hội, yếu tố liên kết, yếu tố chiến lược.
2.1.2.1. Yếu tố ngôn ngữ:
Yếu tố ngôn ngữ bao gồm yếu tố ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm.
- Nội dung ngữ pháp: gồm kiến thức và khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao
tiếp (cấu trúc câu, liên kết câu, cấu trúc từ, sắp xếp từ loại trong câu...)
- Nội dung từ vựng: gồm kiến thức và khả năng sử dụng từ vựng: từ đơn, từ
ghép, thành ngữ và từ loại ngữ pháp ( mạo từ, đại từ, từ chỉ chỏ, từ chỉ số lượng...)
- Nội dung ngữ âm: gồm kiến thức và khả năng nhận biết và sử dụng các âm
vị, cấu tạo ngữ âm của từ (kết hợp âm tiết, nhấn từ...), ngữ điệu của câu ( nhịp điệu
của câu, nối âm...).
5
2.2.2.2. Yếu tố văn hóa-xã hội:
Yếu tố xã hội bao gồm các quy tắc lời nói trong các tình huống giao tiếp: vị trí xã
hội, vai trò, tuổi, tầng lớp trong xã hội, giới tính, môi trường giao tiếp... Ai nói? Nói
với ai? Nói ở đâu? Nói như thế nào? Mục đích và thời điểm nói? Yếu tố xã hội này
gắn với vốn sống của người học ngoại ngữ, ví dụ như hiểu biết về các quy tắc lịch
sự trong giao tiếp: hỏi han về sức khỏe, biết tránh làm mất lòng người đối thoại (sử
dụng “cám ơn”, “ làm ơn”...)
2.2.2.3.Yếu tố liên kết
Tùy theo từng mục đích, người tham gia giao tiếp biết sử dụng các thể loại văn
bản và các mẫu câu phù hợp. Yếu tố này bao gồm kiến thức về sắp xếp câu, nối giữa
các câu, ý chính/ý phụ, lập dàn ý tùy theo mục đích (để miêu tả, kể chuyện, giải thích
hay để lập luận)...
Khi học ngoại ngữ, người học có thể bắt đầu học các câu ngắn, sau đó ở mức
cao hơn, người học phải chú trọng tiếp thu yếu tố liên kết, sắp xếp ý để tăng hiệu quả
khi giao tiếp.
2.2.2.4.Yếu tố chiến lược trong giao tiếp:
Người tham gia giao tiếp sử dụng một số phương pháp để cải thiện những thiếu sót
về ngôn ngữ và làm tăng hiệu quả lời nói của mình bằng chiến lược tương tác, chiến lược
tâm lí ngôn ngữ, các phương tiện hỗ trợ lời nói và phương tiện phi ngôn ngữ.
- Chiến lược khi tương tác nói: người nói sẽ sử dụng đến chiến lược này nếu
muốn thể hiện ý nhưng sợ không đủ khả năng diễn đạt nên sử dụng đến các phương
pháp khác như từ đồng nghĩa, từ vay mượn, nói tránh...
- Chiến lược tâm lý ngôn ngữ: người nói kéo dài thời gian (nói chậm lại, kéo
dài từ, các từ euh, hm ...) để có thời gian suy nghĩ chọn lựa yếu tố ngôn ngữ tiếp theo.
Người nói có thể sử dụng các cấu trúc nhằm cải chính, bổ sung các ý vừa diễn đạt
(dùng “ c’est-à-dire”, “je veux dire”...)
- Các phương tiện hỗ trợ lời nói (nhận biết qua thính giác): các âm thanh (như
“Chut!” để yêu cầu im lặng, ‘Bof” để thể hiện sự không quan tâm, “aÏe” để thể hiện
sự đau đớn...); ngữ điệu thể hiện thái độ như giọng nói (dễ chịu, gằn tiếng, chói tai,
càu nhàu, vui vẻ...), âm lượng (thì thầm, hét lên...), độ dài (nhấn từ, kéo dài từ...); im
lặng, nghỉ giữa chừng, thở dài, cười vang, ...
6
- Các phương tiện phi ngôn ngữ (nhận biết bằng thị giác): cử chỉ (vung tay để
phản đối, xua tay để không đồng ý...), ánh mắt (nháy mắt đồng lõa hay ánh mắt sợ
sệt...), tư thế (người rũ xuống thất vọng, nghiêng người phía trước thể hiện sự thích
thú...), chạm người (ôm hôn, bắt tay,...) et nét mặt (mỉm cười, không hài lòng...);
khoảng cách giao tiếp (tùy vào văn hóa, cấp bậc, môi trường); các dấu hiệu bên ngoài
khác ( trang phục, đầu tóc, trang điểm, sự sạch sẽ, ....)
Tóm lại, yếu tố ngôn ngữ, yếu tố văn hóa-xã hội, yếu tố liên kết, yếu tố
chiến lược là bốn thành tố quan trọng để giao tiếp được hiệu quả. Tùy theo tình
huống, người học phải biết sử dụng bốn yếu tố này cho phù hợp với mục tiêu giao
tiếp.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá kĩ năng nói theo Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu
Khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu (CECRL ) được Hội đồng Châu Âu thiết
kế nhằm cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá
cho tất cả các ngôn ngữ chính của Châu Âu. Theo đó, kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ
của một người được đánh giá rất chi tiết và cụ thể, bao gồm 6 cấp độ chính: A1: căn
bản ; A2: sơ cấp , B1: trung cấp, B2: trung cao cấp, C1: Cao cấp , C2: Thành thạo
(Phụ lục X). Khung tham chiếu xem ngôn ngữ như là một công cụ mà thông qua đó
mỗi người có thể đạt mục tiêu của mình, vì vậy nhữn... có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn 0,3 ; biến TL5 (« Tôi lo lắng khi
tự luyện nói ở nhà ») có hệ số Cronbach’s anpha là 0,23 ( không thỏa mãn điều kiện
> 0,3) nên không đảm bảo độ tin cậy, bị loại khỏi bảng hỏi. Sau khi loại biến TL5, hệ
số Cronbach’s anpha tổng là 0,734 ( thỏa mãn điều kiện >0,6). Vậy, có 4 biến (TL1,
TL2, TL3, TL4) thuộc nhóm yếu tố tâm lý đảm bảo sự tin cậy.
4.1.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố tự học
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo biến tự học (Phụ lục 2.3) cho thấy tất
cả 8 biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s
anpha tổng là 0,798 ( thỏa mãn điều kiện >0,6). Vậy, cả 8 biến thuộc nhóm yếu tố tự
học đều đảm bảo sự tin cậy.
4.1.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố giáo viên
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo biến giáo viên (Phụ lục 2.4) cho thấy
tất cả 10 biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s
anpha tổng là 0,902 ( thỏa mãn điều kiện >0,6). Vậy, cả 10 biến thuộc nhóm yếu tố
giáo viên đều đảm bảo sự tin cậy.
4.1.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố giáo trình
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo biến giáo trình (Phụ lục 2.5) cho thấy
tất cả 7 biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s
anpha tổng là 0,873 ( thỏa mãn điều kiện >0,6). Vậy, cả 7 biến thuộc nhóm yếu tố
giáo trình đều đảm bảo sự tin cậy.
22
4.1.6. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố môi trường
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo biến môi trường (Phụ lục 2.6) cho thấy
tất cả 8 biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s
anpha tổng là 0,837 ( thỏa mãn điều kiện >0,6). Vậy, cả 8 biến thuộc nhóm yếu tố
môi trường đều đảm bảo sự tin cậy.
4.1.7. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố kết quả nói
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo biến kết quả nói (Phụ lục 2.7) cho thấy
tất cả 8 biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s
anpha tổng là 0,855 ( thỏa mãn điều kiện >0,6). Vậy, cả 8 biến thuộc nhóm yếu tố
động lực đều đảm bảo sự tin cậy.
Tóm lại, kết quả phân tích độ tin cậy của các biến trong bảng hỏi cho thấy chỉ có 1
biến TL5 (« Tôi lo lắng khi tự luyện nói ở nhà ») không đủ độ tin cậy và bị loại khỏi
bảng hỏi. Sau khi loại bỏ biến, còn 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều có hệ số
Cronbach’s anpha tống >0,6, đảm bảo độ tin cậy đưa vào phân tích.
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá(EFA)
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập
Kiểm định điều kiện thực hiện việc phân tích nhân tố, ta xem xét 2 chỉ số (Phụ
lục 3.1)
- Giá trị kiểm định KMO = 0.755 > 0,5 nên thích hợp để phân tích nhân tố.
- Kiểm định Barlett: có P_value rất nhỏ < 0,0001 nên bác bỏ giả thuyết H0,
tức là ma trận hệ số tương quan không phải là ma trận đơn vị.
Vậy, cả hai kiểm định đều cho rằng có thể thực hiện phân tích nhân tố.
Phép phân tích nhân tố EFA cho phép rút gọn tập hợp các biến quan sát thành
tập biến có ý nghĩa hơn, loại các biến chưa phù hợp với mô hình. Sau khi dùng phép
quay Varimax để phân tích các biến quan sát, ta được kết quả các nhóm nhân tố mới
như bảng 4.1
23
Bảng 4.1: Bảng ma trận nhân tố xoay ong
24
Component
1 2 3 4 5 6 7
Mo1 .797
MO5 .660
TL1 .832
TL2 .825
TL4 .851
TH1 .874
TH2 .892
GV2 .789
GV3 .581
GV4 .850
GV5 .846
GV6 .795
GV7 .723
GV8 .405 .712
GV9 .315 .755
GT1 .739
GT2 .722
GT3 .835
GT4 .747
GT5 .684 .309
GT6 .700
GT7 .732
MT5 .724
MT6 .729
MT7 .476 .704
MT8 .662
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
25
Bảng 4.1 cho thấy các biến đưa vào EFA được rút gọn thành 7 nhóm nhân tố,
các biến đều có hệ số Factor loading >0,5, tương ứng với các chỉ số tương quan với
biến tổng (bảng Trọng số, Phụ lục 3.2). Dựa vào ý nghĩa của các biến, các nhóm
nhân tố sẽ được đặt tên
Nhân tố thứ nhất gồm 2 biến nhỏ : Động lực học tập
Mã Hệ số Tương quan
Biến quan sát
hóa tải với biến tổng
Mo1 Cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai (xin việc,...) 0.797 0.614
Bạn cảm thấy yêu thích (hào hứng, thú vị) khi học kĩ 0.660 0.469
Mo5
năngNói tiếng Pháp
Nhân tố thứ hai gồm 3 biến nhỏ: Tâm lý
Hệ số Tương quan
Mã hóa Biến quan sát
tải với biến tổng
TL1 Tôi lo lắng khi nói nhóm đôi với bạn cùng lớp 0.832 0.380
TL2 Tôi lo lắng khi nói trước tập thể lớp 0.825 0.363
TL4 Tôi lo lắng khi nói với giáo viên 0.851 0.391
Nhân tố thứ ba gồm 2 biến nhỏ: Tự học
Tương
Mã Hệ số
Biến quan sát quan với
hóa tải
biến tổng
TH1 Hoạt động nghe tiếng Pháp (nhạc, hội thoại, bài tập ...) để
học phát âm ở nhà rất ảnh hưởng tới kỹ năng nói tiếng 0.874 0.511
Pháp của tôi.
TH2 Hoạt động xem youtube (phim phụ đề, hội thoại...) ở nhà
0.892 0.528
rất ảnh hưởng tới kỹ năng nói tiếng Pháp của tôi.
26
Nhân tố thứ tư gồm 5 biến nhỏ: Phương pháp và trình độ giáo viên(PPGD)
Tương
Mã Hệ số
Biến quan sát quan với
hóa tải
biến tổng
GV2 Giảng viên có kĩ năng nói tiếng Pháp tốt rất ảnh 0.789 0.245
hưởng đến kĩ năng
nói của tôi.
GV3 Giảng viên thường xuyên nói tiếng Pháp (90%) rất 0.581 0.177
ảnh hưởng đến kĩ năng nói của tôi.
GV4 Giảng viên giảng bài kĩ, dễ hiểu rất ảnh hưởng đến 0.850 0.301
kĩ năng nói của tôi.
GV5 Giảng viên hướng dẫn, định hướng trước khi làm bài 0.846 0.303
(về ý, từ vựng...) rất ảnh hưởng đến kĩ năng nói của
tôi.
GV6 Giảng viên chữa bài cẩn thận sau khi nói (lỗi phát 0.795 0.239
âm, diễn đạt, ý...) rất ảnh hưởng đến kĩ năng nói của
tôi.
Nhân tố thứ năm gồm 3 biến nhỏ: Kiểm tra hướng dẫn(KTĐG)
Mã Biến quan sát Hệ số Tương
hóa tải quan với
biến tổng
GV7 Giảng viên khai thác nhiều bài nghe rất ảnh hưởng đến 0.723 0.415
kĩ năng nói của tôi.
GV8 Giảng viên đều đặn giao bài nói về nhà cho sinh viên 0.712 0.370
rất ảnh hưởng đến kĩ năng nói của tôi.
GV9 Giảng viên kiểm tra và cho điểm thường xuyên cả lớp 0.755 0.419
rất ảnh hưởng đến kĩ năng nói của tôi.
Nhân tố thứ sáu gồm 7 biến nhỏ: Giáo trình
Mã Biến quan sát Hệ số Tương
hóa tải quan với
biến tổng
GT1 Giáo trình cung cấp từ vựng để luyện nói hiệu quả 0.739 0.193
GT2 Giáo trình cung cấp bài nghe luyện phát âm hiệu quả 0.722 0.213
GT3 Giáo trình cung cấp cấu trúc câu hiệu quả 0.835 0.223
GT4 Giáo trình có chủ đề nói thực tế phù hợp 0.747 0.198
27
GT5 Giáo trình cung cấp các hoạt động nói đa dạng, hấp 0.684 0.169
dẫn
GT6 Giáo trình phù hợp với sinh viên mới bắt đầu học nói 0.700 0.176
tiếng Pháp
GT7 Giáo trình trình bày rõ ràng (tranh ảnh, phông chữ...) 0.732 0.204
Nhân tố thứ bảy gồm 4 biến nhỏ: Môi trường lớp học
Tương
Mã Hệ số
Biến quan sát quan với
hóa tải
biến tổng
MT5 Trang thiết bị (máy chiếu, đài,...) rất ảnh hưởng đến 0.724 0.362
kĩ năng nói của tôi.
MT6 Sắp xếp bàn ghế, trang trí phòng học tạo hứng thú 0.729 0.382
luyện nói tiếng Pháp của tôi
MT7 Đối tác, nhóm làm việc ở lớp thân thiện khích lệ tinh 0.704 0.305
thần rèn luyện nói của tôi.
MT8 Không khí học tập trong lớp cởi mở, thân thiện khích 0.662 0.311
lệ tinh thần rèn luyện nói của tôi.
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc
Kiểm định điều kiện thực hiện việc phân tích nhân tố, ta xem xét 2 chỉ số (Phụ
lục 3.3)
- Giá trị kiểm định KMO = 0.787 > 0,5 nên thích hợp để phân tích nhân tố.
- Kiểm định Barlett: có P_value rất nhỏ < 0,0001 nên bác bỏ giả thuyết H0,
tức là ma trận hệ số tương quan không phải là ma trận đơn vị.
Vậy, cả hai kiểm định đều cho rằng có thể thực hiện phân tích nhân tố biến
phụ thuộc. Sau khi dùng phép quay Varimax để phân tích các biến quan sát, ta được
kết quả các nhóm nhân tố mới như bảng 4.2
28
Bảng 4.2. Ma trận nhân tố xoay biến phụ thuộc
Component
1 2
KQ1 .625
KQ2 .819
KQ3 .306 .734
KQ4 .785
KQ5 .676 .380
KQ6 .925
KQ7 .776 .307
KQ8 .712 .351
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 2 iterations.
Bảng 4.2 cho thấy các biến đưa vào EFA được rút gọn thành 2 nhóm nhân tố,
các biến đều có hệ số Factor loading >0,5, tương ứng với các chỉ số tương quan với
biến tổng (bảng Trọng số, Phụ lục 3.2). Dựa vào ý nghĩa của các biến kết quả, các
nhóm nhân tố được đặt lại tên :
Biến phụ thuộc thứ nhất gồm 4 biến nhỏ : Kiến thức ngôn ngữ (KQ11).
Mã Hệ số Tương quan
Biến quan sát
hóa tải với biến tổng
KQ1 Có thể phát âm và ngữ điệu đúng 0.625 0.632
KQ2 Có thể nói đúng các câu ngắn gọn và đơn giản 0.819 0.654
KQ3 Có thể dễ dàng tự giới thiệu và chào hỏi tạm biệt 0.734 0.728
KQ4 Có thể dễ dàng giới thiệu người khác 0.785 0.716
Biến phụ thuộc thứ hai gồm 4 biến nhỏ : Kĩ năng giao tiếp (KQ12)
Mã Hệ số Tương quan
Biến quan sát
hóa tải với biến tổng
KQ5 Có thể dễ dàng trong trình bày, hỏi giá cả 0.676 0.743
KQ6 Có thể dễ dàng trong trình bày và giới thiệu các địa 0.927 0.661
điểm trong thành phố
KQ7 Có thể dễ dàng trong hỏi và chỉ đường, phương tiện 0.776 0.760
đi lại
KQ8 Có thể dễ dàng trong giao tiếp đặt phòng khách sạn 0.712 0.751
29
Tương tự với sinh viên năm thứ nhất , nội dung của các biến thứ nhất (của kết
quả nói) của bảng hỏi sinh viên năm thứ hai liên quan đến kiến thức ngôn ngữ và kĩ
năng nói tiếng Pháp mức độ ban đầu (làm quen, giới thiệu); nội dung biến thứ hai
(của kĩ năng giao tiếp) đều mô tả kĩ năng nói theo chuẩn Khung năng lực ngôn ngữ
Châu Âu.
Tóm lại, kết quả phân tích nhân tố đưa ra hai mô hình hồi quy cần kiểm định:
Mô hình 1: 7 nhóm nhân tố độc lập (động lực, tâm lý, tự học, phương pháp và
trình độ giáo viên, kiểm tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học) ảnh hưởng
đến kết quả kiến thức (KQ11)
Mô hình 2: 7 nhóm nhân tố độc lập (động lực, tâm lý, tự học, phương pháp và
trình độ giáo viên, kiểm tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học) ảnh hưởng
đến kĩ năng giao tiếp (KQ12)
4.3.Kết quả phân tích hồi quy đa biến
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy đa biến mô hình 1 :
Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình 1 gồm kiểm định ảnh hưởng
của 7 nhóm yếu tố động lực, tâm lý, tự học, phương pháp và trình độ giáo viên, kiểm
tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học đến kết quả kiến thức ngôn ngữ và
kĩ năng làm quen của sinh viên
Bảng 4.3 : Kết quả mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình 1
30
Model Collinearity Statistics
Minimu
Partial m
Correlati Tolera Toleranc
Beta In t Sig. on nce VIF e
2 Giáo trình .031 .285 .776 .031 1.000 1.000 1.000
PPGD .317 3.080 .003 .317 1.000 1.000 1.000
Moi .145 1.351 .180 .145 1.000 1.000 1.000
truong
Tâm lý .091 .845 .401 .091 1.000 1.000 1.000
Kiem tra .143 1.327 .188 .143 1.000 1.000 1.000
danh gia
Tu hoc .115 1.064 .290 .115 1.000 1.000 1.000
Dong co -.066 -.607 .545 -.066 1.000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: Ketqua1
b. Linear Regression through the Origin
Kết quả phân tích của bảng 4. 3 cho thấy chỉ có nhóm yếu tố Phương pháp và
trình độ của giáo viên ảnh hưởng tích cực đến khả năng phát âm, cấu trúc câu và các
tình huống giao tiếp làm quen cơ bản của sinh viên : chỉ số P=0.03 (thỏa mãn điều
kiện P<0.05), chỉ số R2= 0,168 (Phụ lục 3.5). Cụ thể, khi phương pháp và trình độ
của giáo viên tăng một đơn vị, thì khả năng phát âm, cấu trúc câu và giao tiếp làm
quen của sinh viên sẽ tăng 0, 317 đơn vị. Ta có phương trình hồi quy đa biến dự đoán
KQ11 như sau :
F1(KQ11) = 0.317*PPGD
= 0.317*(0.245*GV2+ 0.177*GV3 + 0.301*GV4 + 0.303*GV5 +
0.239*GV6)
4.3.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến mô hình 2 :
Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình 2 gồm kiểm định ảnh hưởng của
7 nhóm yếu tố động lực, tâm lý, tự học, phương pháp và trình độ giáo viên, kiểm tra
hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học đến kĩ năng giao tiếp tiếng Pháp
Bảng 4.4: Kết quả mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình 2
31
Model Collinearity Statistics
Partial M
Correl Tolera Toler
Beta In t Sig. ation nce VIF rance
2 Giáo trình .156 1.454 .107 .156 1.000 1.000 1.000
PPGD .189 1.770 .052 .189 1.000 1.000 1.000
Moi truong .064 .590 .557 .064 1.000 1.000 1.000
Tâm lý -.001 -.006 .995 -.001 1.000 1.000 1.000
Kiem tra -.075 -.696 .488 -.075 1.000 1.000 1.000
danh gia
Tu hoc .285 2.742 .004 .285 1.000 1.000 1.000
Dong co .329 3.211 .002 .329 1.000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: Ketqua2
b. Linear Regression through the Origin
Kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.4 chỉ ra 3 nhóm yếu tố có ảnh hưởng rõ
nét nhất đến kĩ năng giao tiếp của sinh viên: Phương pháp và trình độ giáo viên
(P=0.52); Tự học (P=0,04); Động cơ học tập (P=0,01). Giáo trình có mối quan hệ
yếu với kết quả của kĩ năng nói (P=0,107). Chỉ số R2 = 0,249 (Phụ lục 3.6)
Các nhóm nhân tố tâm lý, đánh giá của giáo viên, môi trường chưa có ảnh
hưởng đến kết quả.
Ta có phương trình đa biến dự đoán kết quả kĩ năng nói như sau:
F2= KQ12 = 0.189*PPGD + 0.285*Tự học + 0.329*Động cơ +0.156* Giáo trình
= 0.189*(0.245*GV2+ 0.177*GV3 + 0.301*GV4 + 0.303*GV5 +
0.239*GV6) + 0.285*(0.511*TH1 + 0.528*TH2) + 0.329*(0.614*Mo1 +
0.469*Mo5) + 0.156*(0.193*GT1 + 0.213*GT2 + 0.223*GT3 + 0.198*GT4 +
0.169*GT5 + 0.176*GT6 + 0.204*GT7)
32
4.4. Kết quả so sánh các nhóm T-test
4.4.1. Sự khác nhau về các yếu tố trong bảng hỏi và toàn bảng hỏi giữa 2 nhóm
sinh viên
Khi so sánh giá trị trung bình và phân tích T-test các yếu tố trong bảng hỏi
(Phụ lục 5.1), tất cả các chỉ số P >0,05 (SP< 0,05 là có sự khác biệt). Vậy, kết quả
các câu trả lời trong bảng hỏi giữa 2 nhóm sinh viên là tương đồng nhau.
4.4.2. Sự khác nhau về kết quả nói giữa 2 nhóm sinh viên
Khi so sánh giá trị trung bình và phân tích T-test kết quả kĩ năng nói (Phụ lục
4.1), tất cả các chỉ số P >0,05 (P < 0,05 là có sự khác biệt). Vậy, kết quả đánh giá của
kĩ năng nói giữa 2 nhóm sinh viên là tương đồng nhau.
4.4.3. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố động cơ
khác nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên có điểm yếu tố động cơ khác nhau
(Bảng 4.5), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên có yếu tố động
cơ thấp (mức 2 trên thang điểm 5) có kết quả học tập thấp hơn 51% (mean
difference=-0,51) nhóm sinh viên có yếu tố động cơ trung bình (mức 3), thấp hơn
68% (mean difference=-0,68) nhóm sinh viên có yếu tố động cơ khá (mức 4).
Bảng 4.5: So sánh các nhóm có yếu tố động cơ khác nhau
Mean 95% Confidence Interval
(I) Dong (J) Dong Std.
Difference Sig.
co hoc co hoc Error Lower Upper
(I-J) Bound Bound
Yeu Kem -.44377 .28880 .128 -1.0184 .1308
Trung
-.51191* .20561 .015 -.9210 -.1028
binh
Kha -.67658* .18680 .001 -1.0483 -.3049
Tot -.28519 .28880 .326 -.8598 .2894
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
4.4.4. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố tâm lý khác
nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên có điểm yếu tố tâm lý khác
nhau (Phụ lục 4.2), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy kết quả nói không có
sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên có yếu tố tâm lý khác nhau.
33
4.4.5. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố tự học khác
nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên có điểm yếu tố tự học khác
nhau (Bảng 4.6), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên có yếu
tố tự học kém (mức 1 trên thang điểm 5) có kết quả học tập thấp hơn 108% (mean
difference=-1,08) nhóm sinh viên có yếu tố tự học trung bình (mức 3), thấp hơn 100%
(mean difference=-1) nhóm sinh viên có yếu tố tự học khá ( mức 4), thấp hơn 125%
(mean difference=-1,25) nhóm sinh viên có yếu tố tự học tốt (mức 5). Nhóm sinh
viên có yếu tố tự học thấp (mức 2) có kết quả học tập thấp hơn 51% (mean
difference=-0,51) nhóm sinh viên có yếu tố tự học tốt (mức 5).
Bảng 4.6: So sánh các nhóm có yếu tố tự học khác nhau
Mean 95% Confidence Interval
Difference (I-
(I) Tu hoc (J) Tu hoc J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
Kem Yeu -.74000 .43100 .090 -1.5976 .1176
Trung binh -1.08000* .50997 .037 -2.0947 -.0653
Kha -1.04750* .40317 .011 -1.8497 -.2453
Tot -1.25371* .40168 .002 -2.0529 -.4545
Yeu Kem .74000 .43100 .090 -.1176 1.5976
Trung binh -.34000 .38550 .380 -1.1070 .4270
Kha -.30750 .22602 .177 -.7572 .1422
Tot -.51371* .22336 .024 -.9581 -.0693
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Vậy, yếu tố tự học có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên : sinh viên càng tự học thì kết quả nói càng cao.
4.3.6.Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố giáo viên
khác nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên đánh giá yếu tố giáo viên
khác nhau (Bảng 4.7), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên
đánh giá yếu tố giáo viên chấp nhận được (mức 3 trên thang điểm 5) có kết quả nói
thấp hơn 95% (mean difference=-0,95) nhóm sinh viên đánh giá yếu tố giáo viên khá
(mức 4) và thấp hơn 109% (mean difference=-1,09) nhóm sinh viên đánh giá cao giáo
viên (mức 5).
34
Bảng 4.7: So sánh các nhóm có kết quả đánh giá giáo viên khác nhau
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) Giao vien (J) Giao vien (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
Chap nhan duoc Rat khong tot -.62667 .55745 .264 -1.7358 .4825
Khong tot -.62333 .55745 .267 -1.7325 .4858
Kha -.94823* .41224 .024 -1.7685 -.1280
Tot -1.09644* .40711 .009 -1.9065 -.2864
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Tóm lại, sinh viên càng đánh giá cao vai trò của giáo viên thì có kết quả nói
càng cao.
4.4.7.Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố giáo trình
khác nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên đánh giá yếu tố giáo trình khác
nhau (Bảng 4.8), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên đánh giá yếu
tố giáo trình không tốt (mức 1 trên thang điểm 5) có kết quả nói thấp hơn 79% (mean
difference=-0,79) nhóm sinh viên đánh giá yếu tố giáo trình khá tốt (mức 4) và thấp hơn
112% (mean difference=-1,12) nhóm sinh viên đánh giá cao giáo trình Alter Ego+ (mức
5). Nhóm sinh viên đánh giá thấp giáo trình (mức 2) cũng có kết quả học tập thấp hơn
41% (mean difference=-0,41) nhóm đánh giá giáo trình khá tốt (mức 4) và thấp hơn 73%
(mean difference=-0,73) nhóm đánh giá cao giáo trình.
Bảng 2.26: So sánh các nhóm có kết quả đánh giá giáo trình khác nhau
35
Mean 95% Confidence Interval
(I) Giao trinh (J) Giao trinh Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
Rat khong tot Khong tot -.38458 .40082 .340 -1.1821 .4129
Chap nhan duoc -.79867 .47801 .099 -1.7498 .1524
Kha -.79444* .39333 .047 -1.5770 -.0118
Tot -1.11722* .40818 .008 -1.9294 -.3051
Khong tot Rat khong tot .38458 .40082 .340 -.4129 1.1821
Chap nhan duoc -.41408 .32177 .202 -1.0543 .2261
Kha -.40986* .17249 .020 -.7531 -.0667
Tot -.73264* .20409 .001 -1.1387 -.3266
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Tóm lại, nhóm sinh viên càng nhận thức rõ được ưu điểm của giáo trình thì
càng có kết quả học nói tốt hơn.
4.4.8.Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm yếu tố môi trường
khác nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên có điểm yếu tố môi trường khác
nhau (Phụ lục 4), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy kết quả nói không có sự
khác biệt giữa các nhóm sinh viên có yếu tố môi trường khác nhau.
4.4.9. Sự khác nhau về kết quả nói giữa nhóm sinh viên có điểm tổng hợp của 5
yếu tố khác nhau
Khi so sánh kết quả nói giữa hai nhóm sinh viên có điểm tổng hợp 5 yếu tố
khác nhau (Bảng 4.8), ta xem xét chỉ số P<0,05. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên
có điểm tổng hợp đánh giá kém (mức 1 trên thang điểm 5) có kết quả học tập thấp
hơn 108% (mean difference=-1,08) nhóm sinh viên có điểm tổng hợp đánh giá cao
hơn (mức 2), thấp hơn 102% (mean difference=-1,02) nhóm sinh viên có điểm
tổng hợp khá (mức 4) và thấp hơn 140% (mean difference=-1,4) nhóm sinh viên
có điểm tổng hợp cao (mức 5). Nhóm có điểm tổng hợp khá (mức 4) cũng có kết
quả học tập thấp 37% (mean difference=-0,37) hơn nhóm điểm tổng hợp cao (mức
5)
36
Bảng 4.8: So sánh các nhóm có điểm tổng hợp 5 yếu tố khác nhau
95% Confidence Interval
(I) Tong hop (J) Tong Mean
5 yeu to hop 5 yeu to Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
Kem Yeu -1.08400* .48663 .029 -2.0522 -.1158
Trung
-.58000 .54407 .290 -1.6625 .5025
binh
Kha -1.02879* .39454 .011 -1.8138 -.2438
Tot -1.39824* .41728 .001 -2.2285 -.5680
Kha Kem 1.02879* .39454 .011 .2438 1.8138
Yeu -.05521 .31058 .859 -.6732 .5627
Trung
.44879 .39454 .259 -.3362 1.2338
binh
Tot -.36944* .18378 .048 -.7351 -.0038
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Vậy, sinh viên càng đánh giá cao các yếu tố trong bảng hỏi càng đạt kết quả
cao hơn trong học tập.
Tóm tắt, kết quả nghiên cứu tổng hợp từ nhiều công cụ như phỏng vấn sâu và bảng
hỏi định lượng. Kết quả phân tích nhân tố xây dựng được 2 mô hình kiểm định các
giả thuyết ở 2 khía cạnh kết quả khác nhau: kết quả về ngôn ngữ và kết quả kĩ năng.
Kết quả phân tích hồi quy khẳng định các giả thuyết:
H1: Động cơ học tập ảnh hưởng tích cực đến kĩ năng nói của sinh viên.
H3: Tự học có ảnh hưởng tích cực đến kĩ năng nói của sinh viên.
H4: Trình độ và phương pháp của giáo viên ảnh hưởng tích cực đến kết quả
ngôn ngữ và kĩ năng của sinh viên.
H5: Giáo trình có ảnh hưởng hạn chế đến kĩ năng nói của sinh viên
Kết quả phân tích hồi quy bác bỏ giả thuyết H2,H6 và khẳng định:
H2: Yếu tố tâm lý không ảnh đến kĩ năng nói của sinh viên
H6: Yếu tố môi trường không ảnh hưởng đến kĩ năng nói của sinh viên
37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Chương 5 trình bày những kết luận chính và đề xuất một số giải pháp dựa trên
kết quả nghiên cứu lí thuyết, kết quả phỏng vấn sinh viên và một số giáo viên nhằm
cải thiện kĩ năng nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại (thi đầu vào
khối A)
5.1. Kết luận:
Nghiên cứu có mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kĩ năng nói
của sinh viên. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 2 công cụ chính là phỏng vấn
sâu sinh viên, giáo viên và phát bảng hỏi điều tra định lượng. Các kết quả phân tích
phỏng vấn, phân tích hồi quy đa biến, đơn biến và và phân tích T-test đưa ra kết luận
về sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến kĩ năng nói của sinh viên.
5.1.1. Kết luận về bảng hỏi và thang đo
Bảng hỏi và thang đo Likert 5 mức độ ban đầu xây dựng dựa trên cơ sở lí
thuyết và một số nghiên cứu trước đây. Sau đó, dựa trên kết quả phỏng vấn sâu rất
nhiều sinh viên, giáo viên, phát bảng hỏi thử, bảng hỏi và thang đo được điều chỉnh
phù hợp với thực tế nghiên cứu. Qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s anpha, chỉ loại
1 biến nghiên cứu nhỏ trong bảng hỏi và các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy.
5.1.2. Kết luận về mô hình nghiên cứu:
Phân tích nhân tố EFA cho phép sắp xếp lại các biến trong các nhóm nhân tố
để xây dựng các tập biến có ý nghĩa. Kết quả phân tích cho thấy có 2 mô hình ảnh
hưởng ở 2 cấp độ khác nhau trong kết quả nói.
Mô hình 1: 7 nhóm nhân tố độc lập (động lực, tâm lý, tự học, phương pháp và
trình độ giáo viên, kiểm tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học) ảnh hưởng
đến kết quả kiến thức (KQ11)
Mô hình 2: 7 nhóm nhân tố độc lập (động lực, tâm lý, tự học, phương pháp và
trình độ giáo viên, kiểm tra hướng dẫn, giáo trình và môi trường lớp học) ảnh hưởng
đến kĩ năng giao tiếp (KQ12)
Kết quả hồi quy đa biến cho thấy:
Mô hình 1: chỉ có nhân tố phương pháp và trình độ giảng viên có ảnh hưởng
đến kết quả kiến thức ngôn ngữ và giới thiệu làm quen của sinh viên. Các nhân tố
khác đều không phù hợp với mô hình này.
38
Mô hình 2: có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp nói của sinh
viên: Phương pháp và trình độ của giảng viên, tự học và động cơ học tập. Giáo trình
có ảnh hưởng yếu. Tâm lý, môi trường, kiểm tra của giáo viên không ảnh hưởng đến
kết quả.
5.1.3. So sánh kết quả học tập giữa các nhóm:
Kết quả so sánh giữa 2 nhóm sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai (phần 4.3)
qua kiểm định T-test cho thấy kết quả nói, các yếu tố trong bảng hỏi và toàn bảng
hỏi là tương đồng nhau.
Kết quả so sánh giữa các nhóm có điểm đánh giá tâm lý và môi trường khác
nhau thì kết quả học tập không có sự khác biệt.
Kết quả so sánh giữa các nhóm có yếu tố động cơ, tự học, giáo viên và giáo
trình khác nhau cho thấy gần như nhóm nào có điểm đánh giá thấp các yếu tố này thì
sẽ có kết quả học tập thấp hơn nhóm có điểm đánh giá cao. Điều này được khẳng
định lại khi so sánh cả bảng hỏi, nhóm có điểm tổng 5 yếu tố càng cao thì có kết quả
học tập cao hơn nhóm có điểm tổng đánh giá thấp hơn.
Kết quả phân tích so sánh T-test củng cố thêm kết quả phân tích hồi quy.
5.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao kĩ năng nói cho sinh viên bắt đầu học tiếng
Pháp
Dựa trên kết quả nghiên cứu về tầm quan trọng của các yếu tố trong bảng hỏi
và của từng mục hỏi, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể liên quan đến 4 nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nói: giáo viên, sinh viên (tự học, động cơ), giáo trình
nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho sinh viên.
5.2.1. Yếu tố giáo viên:
Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của giáo viên trong quá trình
rèn luyện kĩ năng nói của sinh viên. Vai trò giáo viên thể hiện qua hiệu quả của
phương pháp giảng dạy, trình độ ngôn ngữ và thái độ, quan điểm làm việc.
5.2.1.1. Phương pháp giảng dạy kĩ năng nói:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên cần hiểu rõ vai trò quan trọng
của cả 3 giai đoạn giảng dạy kĩ năng nói: giai đoạn trước, trong và sau khi thực hành
nói đều ảnh hưởng đến chất lượng kĩ năng nói của sinh viên.
39
Giai đoạn trước khi thực hành nói: là giai đoạn chuẩn bị cho người học suy
nghĩ về chủ đề nói, hiểu được mục đích, nội dung của hoạt động nói nhằm tăng hứng
thú của người học. Hoạt động cần chuẩn bị trước khi nói có thể là:
- Những hoạt động về ngôn ngữ (cấu trúc, từ vựng, phát âm): giáo viên cần
dạy trước một số cấu trúc, từ vựng và hướng dẫn phát âm trước từ khó để giúp sinh
viên có vốn ngôn ngữ cần thiết sẽ sử dụng trong tình huống giao tiếp. Sinh viên đánh
giá cao việc giáo viên cho nhiều bài nghe để luyện âm và học từ vựng, cấu trúc câu.
Bài nghe có thể là gợi ý tốt cho hoạt động nói tiếp theo
- Phân tích đề: giáo viên đưa chủ đề và tình huống giao tiếp và cho sinh viên
tự suy nghĩ, giải thích trước chủ đề. Sau đó, giáo viên định hướng chính xác lại để
sinh viên hiểu đúng để có thể thực hành và qua đó khơi gợi hứng thú của sinh viên
với chủ đề.
- Những hoạt động thảo luận nhóm trước khi nói (cả lớp hoặc nhóm đôi, nhóm
ba): giai đoạn này giúp người học sử dụng được lượng kiến thức đã có hoặc thu thập
được nhiều ý kiến khác nhau từ các bạn trong nhóm để hoạt động nói hiệu quả hơn.
Giai đoạn này giáo viên cần chú ý thông báo thời gian rõ ràng và phân công cụ thể
công việc cho từng thành viên nếu cần. Giáo viên sẽ hỗ trợ về mặt ngôn ngữ, hỗ trợ
các nhóm gặp khó khăn. Tuy nhiên, cần tránh cho nhiều thời gian vì lại khiến nhóm
làm việc kém tập trung. Tóm lại, giai đoạn này được sinh viên đánh giá rất cao, làm
sinh viên tự tin hơn khi nói, chuẩn bị được ý và từ vựng cần thiết.
Giai đoạn thực hành nói: Giai đoạn này tất cả lớp phải dừng lại lắng nghe.
Giáo viên cần thông báo tiêu chí đánh giá cụ thể (trên bảng hoặc phiếu chấm chéo)
để sinh viên hiểu được tiêu chí chấm và tăng cường chú ý lắng nghe hơn. Giáo viên
cần đảm bảo các nhóm được trình bày lần lượt đều nhau kể cả nhóm khá hay kém, dù
xung phong hay không để tất cả sinh viên đều luôn phải sẵn sàng thực hành nói, tránh
tình trạng ỷ lại các bạn có tinh thần xung phong hay học khá hơn. Giai đoạn này, giáo
viên không nên chữa lỗi, sẽ làm sinh viên giảm tự tin trình bày.
Giai đoạn sau thực hành nói: Kết quả nghiên cứu cho thấy chấm chữa sau
khi nói có vai trò quan trọng nhất trong nhân tố giáo viên, nhất là chấm chữa có cho
điểm đánh giá.
40
- Nội dung đánh giá: giáo viên hệ thống hóa lỗi sinh viên hay gặp để sinh
viên tự chữa trước. Việc hệ thống lỗi có thể theo mục tiêu hoạt động, trình độ sinh
viên hay mức độ mắc phải. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phân tích những điểm
mạnh, sự tiến bộ của sinh viên để động viên khuyến khích sinh viên trong học tập.
- Phương pháp đánh giá: giáo viên có thể đưa trước tiêu chí chấm để cho sinh
viên tự chấm chéo nhau, cho sinh viên tự nhận xét và chữa bài. Giáo viên sẽ là người
tổng kết cuối cùng.
- Hoạt động sau khi nói: giáo viên có thể đưa vào bổ sung các hoạt động tùy
vào khó khăn của sinh viên gặp phải. Giáo viên có thể yêu cầu viết lại bài nói để sinh
viên chữa lỗi mắc phải và hoàn thiện ý bài nói của mình. Giáo viên có thể bổ sung
các bài tập cấu trúc, từ vựng hoặc phát âm cần thiết.
Thứ hai, giáo viên cần tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các dạng chủ đề
hoạt động nói cho sinh viên. Ngoài ra, giáo viên cần giao bài đều đặn về nhà cho sinh
viên để tạo thói quen thực hành nói. Các hoạt động này đều cần giáo viên chấm chữa
đều đặn lần lượt nhưng ngẫu nhiên tất cả các nhóm để tăng sự tự giác và thói quen
luyện tập cho sinh viên, tránh tình trạng chỉ có nhóm xung phong hoặc nhóm khá là
được chấm chữa.
5.2.1.2. Kĩ năng ngôn ngữ của giáo viên:
Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên nói tiếng Pháp tốt và thường xuyên
giảng bằng tiếng Pháp trong lớp có ảnh hưởng đến kĩ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_cac_yeu_to_anh_huong_den_ki_nang_noi_tieng_phap_cua_s.pdf