HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ QUYÊN
BỔ SUNG CHẾ PHẨM AXIT LACDRY VÀ BUTIPEARL
TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN CON (PIDU X LY)
TỪ 7 – 30 NGÀY TUỔI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thúy Nhung
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin
73 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Bổ sung chế phẩm axit lacdry và butipearl trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 – 30 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, mọi nguồn thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quyên
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự
quan tâm sâu sắc, tận tình chỉ bảo của cô giáo PGS.TS. Đặng Thúy Nhung bộ môn Dinh
dưỡng – Thức ăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh
dưỡng – Thức ăn cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Công ty TNHH CJ Vina
Agri Hưng Yên: Ông Trần Xuân Dũng, Ông Kang Min Soo cũng như toàn thể anh chị
em đồng nghiệp của tôi đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Sự hoàn thành đề tài luận văn này có sự đóng góp quan trọng của ông Ngô
Mạnh Khương – Chủ trại lợn, toàn bộ công nhân của trại lợn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập tại Trại. Sự giúp đỡ của em sinh viên Đoàn Văn Quyết - đã hỗ
trợ cùng tôi theo dõi ngày đêm tại Trại.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè luôn ủng hộ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, họ là nguồn động lực, thôi thúc tôi hoàn thành luận văn,
khuyến khích tôi tham gia nghiên cứu: Bố mẹ tôi, Chồng tôi – Anh Trần Xuân Nam,
Anh tôi – TS. Phùng Duy Quang.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quyên
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ ................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1. Một số đặc điểm sinh lý của lợn con .................................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng lợn con ............................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con ....................................................... 3
2.1.3. Khả năng điều tiết thân nhiệt .............................................................................. 4
2.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con ........................................................................... 5
2.2.1. Các enzyme tiêu hóa ........................................................................................... 6
2.2.2. Tác dụng của sữa đầu đối với lợn con ................................................................ 7
2.2.3. Tập cho lợn con ăn sớm ...................................................................................... 8
2.3. Kĩ thuật chăn nuôi lợn sau cai sữa ...................................................................... 9
2.3.1. Đặc điểm lợn con sau cai sữa ............................................................................. 9
2.3.2. Nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa ......................................................................... 9
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ...................................................................... 10
2.4.1. Nhu cầu năng lượng .......................................................................................... 10
2.4.2. Nhu cầu protein và axit amin ............................................................................ 11
2.4.3. Nhu cầu khoáng ................................................................................................ 11
2.4.4. Nhu cầu vitamin ................................................................................................ 12
2.4.5. Nhu cầu nước của lợn ....................................................................................... 13
2.5. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con .......................................................................... 14
2.5.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy ......................................................... 14
2.5.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ................................................................... 14
iii
2.5.3. Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con ....................................... 16
2.6. Bổ sung axít hữu cơ trong khẩu phần đối với lợn con ...................................... 16
2.6.1. Tác dụng của axit hữu cơ .................................................................................. 16
2.6.2. Cơ chế tác động của axit hữu cơ ....................................................................... 17
2.7. Giới thiệu chế phẩm axit Lacdry và Butipearl .................................................. 19
2.7.1. Chế phẩm Axit Lacdry ..................................................................................... 19
2.7.2. Chế phẩm Butipearl .......................................................................................... 20
2.8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ............................................. 21
2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 21
2.8.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 22
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 24
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 24
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 24
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25
3.3.1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu và thức ăn
thí nghiệm ......................................................................................................... 25
3.3.2. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp ......................................... 25
3.3.3. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 25
3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 27
3.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................................... 27
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 30
4.1. Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................... 30
4.1.1. Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu phối hợp khẩu phần ............ 30
4.1.2. Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 - 30 ngày tuổi ................. 34
4.1.3. Thành phần dinh dưỡng của công thức thức ăn ................................................ 35
4.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ................. 36
4.2. pH của thức ăn hỗn hợp cho lợn giai đoạn 7 – 30 ngày ................................... 37
4.3. Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp đến lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi .................... 37
4.3.1. Ảnh hưởng của axit Lacdry và Butipearl đến khối lượng lợn con
giai đoạn 7 - 21 ngày ........................................................................................ 37
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai doạn từ 7 – 21 ngày tuổi ..................... 39
4.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi .................................... 41
4.3.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi .................................. 42
iv
4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đến
tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi .................................. 43
4.5. Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl vào khẩu
phần ăn đối với lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .....................................45
4.5.1. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 - 30 ngày .................................... 45
4.5.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 21 - 30 ngày tuổi .................................... 46
4.5.3. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .................... 48
4.5.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đến
tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi ....................................... 49
4.6. Hiệu quả của việc bổ sung Axit Lacdry, Butipearl, Axit Lacdry và
Butipearl vào khẩu phần cho lợn con giai đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi ............... 51
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 54
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 54
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 55
Phụ lục .......................................................................................................................... 59
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CPTĂ Chi phí thức ăn
cs cộng sự
ĐC Đối chứng
FCR Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi giữa kg thức
ăn/kg tăng trọng) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
GTDD Giá trị dinh dưỡng
KL Khối lượng
KPCS Khẩu phần cơ sở
LxY Landrace x Yorkshire
ME Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)
PiDu Pietran x Duroc
TĂHH Thức ăn hỗn hợp
TB Trung bình
TN Thí nghiệm
TPDD Thành phần dinh dưỡng
TPTĂ Thành phần thức ăn
VNĐ Việt Nam đồng
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Master 1011 .................................... 10
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ......................... 26
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi ....................... 27
Bảng 4.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối
hợp khẩu phần ............................................................................................. 32
Bảng 4.2. Công thức TĂ thí nghiệm cho lợn con giai đoạn 7 – 30 ngày tuổi .............. 35
Bảng 4.3. TPDD của thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 – 30 ngày tuổi ........... 36
Bảng 4.4. Kết quả thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ........ 36
Bảng 4.5. pH của TĂHH cho lợn thí nghiệm giai đoạn 7–30 ngày tuổi ..................... 37
Bảng 4.6. Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ................................. 38
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ...................... 40
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi .................... 41
Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ................. 43
Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi .............. 44
Bảng 4.11. Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi ........................... 45
Bảng 4.12. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .................... 47
Bảng 4.13. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi ............... 49
Bảng 4.14. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi ............... 50
Bảng 4.15. Hiệu quả bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đối với lợn con
giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .......................................................................... 52
vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Vi khuẩn bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp ....................................... 18
Hình 2.2. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bệnh của axít hữu cơ....................................... 19
Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ..................... 39
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn 7-21 ngày ................................................. 41
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn 7-21 ngày ......................... 42
Biểu đồ 4.4. Khối lượng lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi ...................................... 46
Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi ............... 47
Biểu đồ 4.6. So sánh hiệu quả của việc bổ sung Axit Lacdry và Butipearl ................. 53
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quyên
Tên Luận văn: Bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl trong khẩu phần
ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 30 ngày tuổi.
Ngành: Chăn Nuôi Mã số: 60.62.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl trong khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30 ngày tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính
- Nội dung 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,
Axit Lacdry và Butipearl đối với khả năng phòng tiêu chảy của lợn giai đoạn từ 7 - 30
ngày tuổi.
- Nội dung 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đến pH của thức ăn hỗn hợp của lợn giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Nội dung 3: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,
Axit Lacdry và Butipearl đến khả năng thu nhận và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn
con giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Nội dung 4: Ảnh hưởng của mức bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đối với khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Nội dung 5: Hiệu quả chăn nuôi của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry,
Butipearl, Axit Lacdry và Butipearl trong thức ăn cho lợn con giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
Nguyên vật liệu
- Lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30 ngày tuổi tại trại khách hàng của Công ty
TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên.
- Chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl do Tập đoàn Kemin sản xuất và phân phối
bởi Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Tiến.
Phương pháp nghiên cứu
- Xác định thành phần hóa học, thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm
sản phẩm Master 1011 do Công ty TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên sản xuất dành cho
lợn con giai đoạn từ 7 đến 30 ngày tuổi.
- Tiến hành bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chia làm 2 giai đoạn.
ix
+ Giai đoạn 1: Đối với lợn con theo mẹ: Chọn 60 lợn nái nuôi con (trung bình là
11 lợn con/nái) chia làm 4 lô: 1 lô đối chứng (ĐC), 3 lô thí nghiệm (TN): lô TN1, lô
TN2, lô TN3. Mỗi lô thí nghiệm gồm 5 lợn nái và thí nghiệm được lặp lại 3 lần (5 nái x
4 lô x 3 lần lặp lại).
+ Giai đoạn 2: Đối với lợn con sau cai sữa (từ 21-30 ngày): Chọn 360 lợn con (PiDu
x LY) sau cai sữa đồng đều về khối lượng từ các lần thí nghiệm. Lợn con từ lô ĐC, TN1,
TN2, TN3 được phân vào 4 lô tương ứng lô ĐC, TN1, TN2 và TN3. Trong đó:
Lô ĐC: Sử dụng KPCS với mức bổ sung kháng sinh 0,1% Colistine
Lô TN1: Sử dụng KPCS + 0,3% Axit Lacdry
Lô TN2: Sử dụng KPCS + 0,1% Butipearl
Lô TN3: Sử dụng KPCS + 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl
Sau đó tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Khối lượng lợn con 7, 14, 21, 30 ngày
tuổi (kg/con), tiêu tốn thức ăn giai đoạn 7 - 21 và 21 – 30 ngày tuổi (g/con), tỉ lệ tiêu
chảy giai đoạn 7 - 21 và 21 – 30 ngày tuổi (%).
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính
- Bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ
7 – 30 ngày tuổi đã cho khối lượng cơ thể lợn con lúc 30 ngày tuổi cao nhất (7,86 kg/con).
Sự sai khác có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05).
- Bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ
7 – 30 ngày tuổi đem lại hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất, giai đoạn từ 21 đến 30 ngày
tuổi là 1,13 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
- Bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ
7 – 30 ngày tuổi tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy thấp nhất theo 2 giai đoạn lần lượt là:
21,21% và 16,67%.
- Sử dụng các chế phẩm Axit Lacdry với mức bổ sung là 0,3%, và bổ sung kết
hợp 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl cho lợn con giai đoạn 7 - 30 ngày thu được
hiệu quả chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng sinh 0,1% Colistine.
Kết luận
- Đề nghị sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp có bổ sung thêm 0,15% Axit
Lacdry + 0,05% Butipearl trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa đưa vào sản
xuất tại nhà máy Công ty TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên để phục vụ cho nhu cầu phát
triển kinh doanh.
x
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Quyen
Thesis title: Supplement Lacdry Acid and Butipearl product on (PiDu x LY)
piglet dietary from 7 to 30 days old.
Major: Animal Science Code: 60.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA)
Research Objectives: Assessing the effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry
Acid and Butipearl supplements on (PiDu x LY) piglet diet from 7 to 30 days old.
Materials and Methods
Five main contents
- Contents 1: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl
supplements on the diarrhea preventation of (PiDu x LY) piglet from 7 to 30 days old.
- Contents 2: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl
supplements on pH index of (PiDu x LY) piglet feed from 7 to 30 days old.
- Contents 3: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl
supplements on the feed intake and feed conversation rate of (PiDu x LY) piglet from 7
to 30 days old.
- Contents 4: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl
supplements on the growth of (PiDu x LY) piglet from 7 to 30 days old.
- Contents 5: The efficiency of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and
Butipearl supplements on (PiDu x LY) piglet feed from 7 to 30 days old.
Materials
- PiDu x LY piglet from 7 to 30 days old on customer’s farm of CJ Vina Agri
Hưng Yen Co.Ltd.
- Lacdry Acid and Butipearl products were produced by Kemin Corporation &
been distribution by Nong Tien Trading Co.Ltd.
Methods
- To determine chemical & nutrition ingredients of test feed. It is Master 1011
product which was produced for piglets from 7 to 30 days old phase by CJ Vina Agri
Hung Yen Co.Ltd.
xi
- Test Arrangement: This test divide two phases.
+ 1st phase: For nursery piglet: choose 60 sows (average 11 suckling
piglets/sow), they was divided to 4 groups: 1 control group, 3 test groups: 1st, 2nd, 3rd
group. Each group included 5 sows and 3 replications (5 sows x 4 groups x 3
replications).
+ 2nd phase: For weaning piglet (21-30 days old): choose 360 piglets, they have
same feature, weight from 1st phase. Piglet on 2nd phase was divided on each group
same 1st phase: control group, 1st test group, 2nd test group, 3rd test group. Detail:
Control group: Using basic dietary at 0,1% Colistine antibiotic supplement.
1st group: Using basic dietary + 0,3% Lacdry Acid.
2nd group: Using basic dietary + 0,1% Butipearl.
3rd group: Using basic dietary + 0,15% Lacdry Acid + 0,05% Butipearl.
After that tracking some index include: weight of piglet at 7, 14, 21, 30 day old
(kg/head), FCR in two phases: 7-21 & 21-30 day old (gram/head), the rate of diarrhea in
two phases: 7-21 & 21-30 day old (%).
Main findings and conclusions
Main findings
- Supplement 0,15% Lacdry Acid and 0,05% Butipearl on (PiDu x LY) piglet
diet from 7 to 30 days old has the best affect to weight of piglet at 30 days old (7,86
kg/head) ( P < 0,05).
- Supplement 0,15% Lacdry Acid and 0,05% Butipearl on (PiDu x LY) piglet
diet from 7 to 30 days old has the best affect to FCR index, FCR of piglet on 21-30 day
old phase is the lowest 1,13 kg feed/kg gain weight in 3th test group.
- Supplement 0,15% Lacdry Acid and 0,05% Butipearl on (PiDu x LY) piglet
diet from 7 to 30 days old has the best affect to diarrhea preventaion. The rate of
diarrhea is the lowest in 3th test group: 21,21% (1st phase) and 16,67% (2nd phase).
- Supplement 0,3% Lacdry Acid and supplement 0,15% Lacdry Acid + 0,05%
Butipearl on (PiDu x LY) piglet feed from 7 to 30 days old have more effeciency than
using 0,1% Colistine antibiotic.
Conclusions
- Submit ideal to CJ Vina Agri Hung Yen Co.Ltd: using basic dietary and
additional 0,15% Lacdry Acid + 0,05% Butipearl on nursery and weaning piglet feed.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bởi vậy, nâng cao
năng suất trong chăn nuôi lợn giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nâng cao thu
nhập cho người chăn nuôi.
Trong chăn nuôi lợn, nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con rất quan trọng. Lợn
con được chăm sóc tốt sẽ giúp cho việc chăn nuôi lợn thịt thuận lợi, lợn thịt phát
triển nhanh, ít bệnh tật và tăng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên, hệ tiêu hóa của lợn con mới sinh chưa phát triển hoàn thiện, axit trong dạ
dày chưa được tiết ra nên khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng
hạn chế, do đó, cơ thể lợn con dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy,
để phòng chống bệnh đường tiêu hóa và giúp lợn con hấp thu tốt các chất dinh
dưỡng người chăn nuôi cần nghiên cứu và tìm ra các chế phẩm bổ sung vào thức
ăn tập ăn cho lợn con nhằm giảm tỷ lệ tiêu chảy và hỗ trợ tiêu hóa hấp thu các
chất dinh dưỡng ở lợn con.
Năm 1940, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi với mục
đích điều trị, phòng bệnh và kích thích tăng trọng cho lợn con. Tuy nhiên, việc
lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã gây ra sự kháng kháng sinh ở vi khuẩn
và ảnh hưởng đến môi trường. Theo Trần Văn Hào và cs. (2009) trong những
năm gần đây ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc dùng các loại
kháng sinh thông thường để điều trị bệnh mang lại hiệu quả không cao hoặc một
số loại thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng.
Ở nước ta, việc cấm sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn đã và đang
từng bước được quan tâm. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra quyết
định số 54/2002/QĐ/BNN quy định về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông
và sử dụng 18 loại kháng sinh và hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn
chăn nuôi. Đồng thời theo xu hướng chung của thế giới cùng với tiến trình ra
nhập WTO, việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi ở nước ta là một xu thế tất yếu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều phương pháp tăng khả năng
tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, phòng ngừa tiêu chảy trên lợn con như:
sử dụng probiotic, axit hữu cơ, thảo dược, kháng thể,.... Trong đó, sử dụng axit
1
hữu cơ được coi là một giải pháp hiệu quả. Gần đây, hai chế phẩm axit hữu cơ:
Axit Lacdry và Butipearl do Tập đoàn Kemin – Mỹ sản xuất đã được khuyến cáo
bổ sung trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi để tăng năng suất vật nuôi và ngăn
ngừa tiêu chảy cho lợn con. Để hiểu rõ tác dụng của hai chế phẩm trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl trong
khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 30 ngày tuổi”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,
Axit Lacdry và Butipearl trong khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30
ngày tuổi.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi đánh giá được chất
lượng của một số loại nguyên liệu thức ăn để phối hợp thức ăn cho lợn con từ 7-
30 ngày tuổi và dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể đánh giá ảnh hưởng của việc
bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl vào trong khẩu phần của lợn con từ 7
- 30 ngày tuổi.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi có thể khuyến cáo, đề
nghị về việc cần thiết sử dụng chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl vào trong khẩu
phần của lợn con từ 7 - 30 ngày tuổi trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai
sữa đưa vào sản xuất tại nhà máy Công ty TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên để
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng lợn con
Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng
tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, khối lượng cơ thể của lợn con
tăng từ 10 - 12 lần. So với các gia súc khác, tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng
nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng
lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các
thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều qua các giai
đoạn. Tốc độ sinh trưởng nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó có phần giảm
xuống do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong
máu lợn con giảm. Ở lợn con, tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh
do đó cần cho lợn tập ăn sớm để sớm hoàn thiện hệ tiêu hóa, hấp thu giúp lợn có
thể phát triển khối lượng nhanh tăng tỷ lệ nạc ở giai đoạn đầu.
Một đặc điểm quan trọng nhất của lợn con theo mẹ là sản lượng sữa mẹ
tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lượng sữa cao
nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ 60 là ở
mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa
mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu như
không có thức ăn bổ sung thêm.
2.1.2. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con
Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi phụ
thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của
lợn mẹ có hàm lượng γ -globulin cao. Tuy nhiên, lượng γ -globulin sữa đầu biến
đổi rất nhanh trong vòng 24 giờ: từ 50% xuống còn 27%. Vì vậy cho lợn con bú
sữa đầu trong vòng 24h sau sinh là rất quan trọng. Những lợn con không được bú
sữa đầu có sức đề kháng kém và tỷ lệ mắc bệnh cao. Sau 1 tháng tuổi hệ thống
miễn dịch của lợn con mới hoàn thiện, có khả năng sinh tạo kháng thể chống lại
một số bệnh.
Lợn con mới đẻ trong máu không có γ -globulin nhưng sau khi bú sữa có
chứa hàm lượng γ -globulin cao, khi đó hàm lượng kháng thể trong máu tăng lên
3
một cách nhanh chóng. Lợn con sau 3 - 4 tuần tuổi hàm lượng γ -globulin giảm
xuống, đến 5 tháng tăng lên (trong 100 ml máu có 65 mg globulin). Ngoài ra, hệ
vi sinh vật trong đường ruột (microflora) của lợn con cũng là hệ thống ngăn ngừa
các nhân tố gây bệnh xâm nhập vào đường ruột.
2.1.3. Khả năng điều tiết thân nhiệt
Cơ thể lợn con thường sinh ra nhiệt năng. Nhiệt năng có thể thải ra môi
trường xung quanh; ngược lại, thay đổi nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể. Do đó lợn con rất
nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, dễ bị lạnh và phát sinh bệnh,
nhất là bệnh ỉa phân trắng. Lợn con lúc mới sinh có khả năng điều hòa thân nhiệt
kém nguyên nhân chủ yếu do lợn con mới sinh có lớp mỡ dưới da mỏng, lượng
glycogen dự trữ trong cơ thể thấp, hệ thần kinh điều khiển quá trình điều tiết thân
nhiệt chưa ổn định. Khi nuôi lợn con ở nhiệt độ khác nhau thì sinh trưởng của lợn
con sẽ khác nhau. Ở nhiệt độ 280C, lợn con có khả năng sinh trưởng nhanh nhất
và ở nhiệt độ 110C lợn con có khả năng sinh trưởng chậm nhất.
Lợn con mới sinh ra khả năng điều tiết thân nhiệt chủ yếu phụ thuộc vào
nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi lợn con. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng tới
quá trình điều tiết thân nhiệt của lợn con. Nhiệt độ bên ngoài có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tỏa nhiệt và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Nhiệt độ được coi như là
một chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến đặc điểm, chức năng...huẩn có hại. Các vi khuẩn có lợi là các vi khuẩn ở trong đường tiêu hóa
chúng kích thích quá trình tiêu hóa, tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức
ăn (vi khuẩn phân giải thức ăn), hoặc có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có
hại. Nhóm vi khuẩn có lợi thường là những vi khuẩn lên men lactic như:
Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus, Chúng chiếm tới hơn 90% số
lượng vi khuẩn có trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các vi khuẩn có lợi cũng
mang tính chất tương đối, một vi khuẩn ở trong thời điểm này là có lợi nhưng ở
một thời điểm khác lại là có hại. Các vi khuẩn chung sống không gây bệnh chiếm
1% (Streptococcus, Enterococcus), còn lại là các vi khuẩn có hại (Clostridium,
Staphylococcus, Pseudomonas, E.coli, Enteropathogen, Proteus, Campylobacter,
) gồm phần lớn vi khuẩn sinh độc tố và một phần rất nhỏ (<0,01%) vi khuẩn
gây bệnh như: vi khuẩn nhiệt thán, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Chúng xâm
17
nhập vào cơ thể con vật thông qua nhiều con đường khác nhau như: thức ăn,
nước uống, không khí, thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi. Khi vào cơ thể chúng
phát triển lấn át các lợi khuẩn và gây bệnh cho cơ thể con vật. Trong điều kiện
bình thường số lượng các nhóm vi khuẩn này được duy trì ở trạng thái cân bằng
(eubiosis); do đó, con vật khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, do
một nguyên nhân nào đó như thức ăn chưa được xử lý kỹ nên bị nhiễm khuẩn
làm cho số lượng vi khuẩn của một hoặc vài nhóm tăng lên, phá vỡ trạng thái cân
bằng (dysbiosis), con vật sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa và mắc bệnh.
Nguồn: INVE Nutri-AD
Hình 2.1. Vi khuẩn bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp (< 3,5)
Các vi khuẩn có hại thường sinh trưởng ở môi trường pH cao: 4,2 - 4,5
còn các vi khuẩn có lợi thường sống trong môi trường có pH thấp hơn: < 3,5. pH
thích hợp của nhóm lên men lactic là 2 - 3 còn pH cho vi khuẩn gây bệnh E.coli
là ≥ 4; Samonella là 3,5. Như vậy, bổ sung axít hữu cơ và muối của chúng để đưa
pH dịch tiêu hóa xuống dưới 3,5 sẽ ức chế những vi khuẩn bệnh và tạo điều kiện
cho vi khuẩn có ích hoạt động.
- Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh: Axít đi vào tế bào vi khuẩn, ở đây
(pH = 7), axít phân ly cho ra H+ (RCOOH → RCOO- + H+), pH bên trong tế bào
giảm, vi khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm ATPase để đẩy H+ ra khỏi tế bào; do đó,
vi khuẩn bị mất năng lượng. Mặt khác, pH giảm cũng ức chế quá trình đường
phân (glycolysis); vì vậy, tế bào vi khuẩn bị mất nguồn cung cấp năng lượng. Khi
phân ly trong tế bào, anion của axit không ra khỏi được tế bào, gây rối loạn thẩm
thấu. Những nguyên nhân này làm cho vi khuẩn bị chết. Như vậy, các axít hữu
cơ có tính diệt khuẩn chọn lọc. Chúng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại
mà không làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi. Do chúng không làm ảnh
18
hưởng đến các vi khuẩn có lợi nên các axít hữu cơ là một trong những chất cần
thiết bổ sung thêm vào thức ăn chăn nuôi.
Nguồn: Vũ Duy Giảng (2008)
Hình 2.2. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bệnh của axít hữu cơ
- Hỗ trợ sự tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng
+ Axít hữu cơ làm chất khoáng vi lượng hoà tan tốt hơn do đó giúp hấp
thu tốt hơn.
+ Axít hữu cơ làm pH ruột non thấp hơn sẽ làm tăng tiết hormone
secretin; do đó, tụy tiết nhiều bicarbonate và axít mật. Kết quả là lipit được tiêu
hoá tốt hơn.
+ Axít butyric có tác dụng tăng sự tái tạo lớp tế bào niêm mạc ruột non,
tăng chiều dài lông nhung ruột non, tăng bề mặt hấp thu.
Như vậy, sử dụng axít hữu cơ và muối của chúng không làm tăng thức ăn
thu nhận mà tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, sinh trưởng và giảm đáng kể hội
chứng tiêu chảy ở lợn con.
2.7. GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM AXIT LACDRY VÀ BUTIPEARL
2.7.1. Chế phẩm Axit Lacdry
Chế phẩm Axit Lacdry do Tập đoàn Kemin sản xuất được nhập khẩu và
phân phối bởi Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Tiến.
* Đặc điểm
Axit Lacdry là axit hữu cơ kháng khuẩn dạng bột mịn, mùi dễ chịu
19
* Thành phần
Thành phần của Axit Lacdry bao gồm: axit fumaric, axit lactic, axit citric,
axit propionic, axit formic và chất mang. Thành phần chi tiết của chế phẩm: tối
thiểu 19,5% axit lactic, tối thiểu 45,0% axit fumaric và các thành phần khác.
* Tác dụng
- Ngăn chặn các vi khuẩn gây tiêu chảy như: E. coli, Salmonella
- Hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột như: Lactobacilli spp.
- Giảm tiêu chảy.
- Có thể sử dụng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi thay thế kháng sinh,
như chất kích thích sinh trưởng.
- Giúp điều hòa pH đường tiêu hóa, tăng khả năng tiêu hóa.
- Tăng thời hạn sử dụng thức ăn.
* Liều lượng sử dụng
Vật nuôi Liều lượng/tấn TĂ (%)
Lợn con theo mẹ - sau cai sữa 0,3 - 0,5%
- Được đóng bao: nilon loại 25 kg/bao
2.7.2. Chế phẩm Butipearl
Chế phẩm Butipearl do Tập đoàn Kemin sản xuất và được phân phối bởi
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Tiến.
* Đặc điểm
Chế phẩm Butipearl là sản phẩm dạng viên bọc, màu trắng kem có chức
năng bổ sung butyrate cho khẩu phần bằng cách phóng thích butyrate một cách từ
từ qua đường ruột của vật nuôi.
* Thành phần
Chế phẩm Butipearl bao gồm muối canxi của axit butyric, dầu thực vật
được thủy phân và mùi hương. Trong chế phẩm Butipearl tỷ lệ canxibutyrate dao
động từ 45,0% đến 55,0%, còn lại là các thành phần khác.
* Tác dụng
- Phát triển nhung mao ruột: tăng số lượng và độ dài của nhung mao, giúp
vật nuôi hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
20
- Nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp để nuôi nhung mao ruột.
- Giúp vật nuôi mau lớn, cải thiện độ đồng đều, tăng năng suất chăn nuôi,
giảm FCR.
* Liều lượng sử dụng
Vật nuôi Liều lượng/tấn TĂ (%)
Lợn con theo mẹ - sau cai sữa 0,03 - 0,15%
- Được đóng bao: nilon loại 25 kg/bao
2.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, phòng ngừa tiêu chảy cho lợn con trong chăn nuôi luôn là mối
quan tâm của các nhà chăn nuôi. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh để hạn chế
bệnh đã dẫn đến nhiều hệ lụy do sự kháng kháng sinh của một số vi khuẩn. Vì
vậy, nghiên cứu tìm ra các chất có thể thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn
nuôi là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trong vài năm gần đây, axít hữu cơ đang
được quan tâm nghiên cứu như là nguồn thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn
nuôi do có những đặc tính ưu việt: (1) an toàn đối với vật nuôi và con người; (2)
cải thiện được các chức năng tiêu hoá; (3) ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng
cường khả năng miễn dịch cho gia súc; (4) không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Cơ chế tác động của axit hữu cơ bổ sung vào thức ăn bao gồm: sự ức chế,
tiêu diệt vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi hoạt động, hỗ trợ sự
tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng.
Hầu hết các axít hữu cơ như: axit lactic, formic, fumaric, butyric...đều có
tác dụng diệt khuẩn ở dạ dày vì pH thấp. Ngoài ra, axít hữu cơ ít hoặc không bị
phân ly, phần axít không phân ly sẽ đi vào tế bào vi khuẩn và thực hiện cơ chế
diệt khuẩn.
Các axít hữu cơ khi xuống ruột, do pH cao (6 - 7,5) chúng bị phân ly gần như
hoàn toàn (trừ axit butyric có khoảng gần 20% không bị phân ly ở pH 5,5 – 6,0); do
đó, chúng không đi vào tế bào vi khuẩn và không thực hiện được cơ chế diệt khuẩn.
Để khắc phục sự phân ly của axít hữu cơ trong ruột non người ta phải bọc chúng
bằng các chất thuộc nhóm oligosaccharide hay dầu, mỡ (Vũ Duy Giảng, 2008).
21
Một số nghiên cứu sử dụng axit hữu cơ cho lợn con như sau:
Nghiên cứu của Phạm Duy Phẩm (2006), cho biết: bổ sung chế phẩm acid
hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate cho lợn con sau cai sữa đến 60 tuổi
đã cải thiện rõ rệt pH dạ dày lợn con (3,37), hạn chế số lượng vi khuẩn E.coli,
Salmonella trong chất chứa đường ruột, giảm tiêu tốn thức ăn 11,4% và nâng cao
tốc độ sinh trưởng 8,3%.
Bổ sung axít formic dưới dạng potassium diformat vào thức ăn cho lợn
thịt đã có tác dụng tốt trong việc kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn có
hại trong thức ăn và trong đường ruột, giúp cho cân bằng hệ vi khuẩn trong
đường tiêu hóa. Mức bổ sung 0,21% axít formic đã có tác dụng cải thiện tăng
trọng 2,3%; tiêu tốn thức ăn giảm 1,69%; chi phí thức ăn giảm 2,53% và tỷ lệ lợn
con tiêu chảy giảm 34,3% so với đối chứng (Phạm Tất Thắng và cs., 2001).
2.8.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có một số báo cáo về mối quan hệ giữa việc bổ sung axít
hữu cơ đối với năng suất sinh trưởng của lợn. Nhìn chung, các tác giả đều xác nhận
khả năng thay thế của axít hữu cơ đối với kháng sinh trong vai trò là chất kích thích
sinh trưởng. Ngoài ra, theo Roth and Kirchgessner (1992) việc bổ sung axít hữu cơ
và các muối của chúng trong thức ăn đã làm tăng năng suất lợn cai sữa rõ rệt.
Freitag et al. (1998), đã nghiên cứu ảnh hưởng của axít hữu cơ đối với sinh
trưởng của lợn. Khi bổ sung Carbadox đã cải thiện khả năng sinh trưởng và tiêu
thụ thức ăn hằng ngày tương ứng: 18,2 và 11,7%; giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng (FCR) 7%. Khi bổ sung axít formic với hàm lượng 1,25% đã cải thiện
khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn tương ứng 14,7 và 6,9% và FCR giảm
5,8%. Theo Roth and Kirchgessner (1992), ảnh hưởng của axít hữu cơ đối với
khả năng sinh trưởng của lợn nhờ hai tác động khác nhau: đó là sự tác động của
axít đối với thức ăn và tác động của axít đối với đường tiêu hoá của lợn.
Galfi and Bokori (1990) cho biết: Bổ sung 0,17% Na-butyrate trong khẩu
phần đã làm tăng (33,5%) số lượng tế bào cấu tạo nên vi lông nhung và chiều dài
của vi lông nhung (30,1%) ở hồi tràng của lợn. Theo Thaela et al. (1998) thì axít
hữu cơ có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết ngoại kích tố.
Eckel et al. (1992) cho biết: khi bổ sung axít formic trong khẩu phần ở
mức 1,8% có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hoá protein và năng lượng tốt
hơn mức 0,6 và 1,2%. Theo Roth and Kirchgessner (1992) bổ sung 1,8% muối
22
format Natri và 1,2% axít formic có ảnh hưởng khác nhau. Ở dạng axít có ảnh
hưởng đến khả năng tăng khối lượng hàng ngày (ADG) và tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng tốt hơn dạng muối. Ở dạng muối đã làm tăng ADG 7% và giảm
FCR 2%, tương ứng ở dạng axít là 11 và 4,5%. Kirchgessner et al. (1992) đã xác
nhận sự tác động của dạng muối canxi và dạng axít của axít formic trong việc
hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn trong đường tiêu hoá lợn là như nhau.
Eidelsburger et al. (1992) cho biết sử dụng axít fumaric đã có tác dụng làm tăng
khối lượng hàng ngày 4% và giảm FCR 5%, nhưng khi bổ sung axít chlohydric
thì không có tác dụng đối với lợn con sau cai sữa.
Cole et al. (1968) thấy rằng, khi bổ sung 0,8% axít lactic trong khẩu phần
đã làm giảm số lượng vi khuẩn E.coli ở cả tá tràng và không tràng ở lợn 8 tuần
tuổi. Trong khẩu phần của lợn sau cai sữa có bổ sung 0,75% axít lactic tinh khiết
đã làm giảm đáng kể đến tổng số vi khuẩn yếm khí ở hồi tràng và làm giảm pH
trong toàn bộ dạ dày - ruột ở lợn so với lô đối chứng.
Mathew et al. (1991) cũng đã bổ sung 0,25; 0,50 và 1% Luprosil-NC (là
axit hữu cơ dạng lỏng, hỗn hợp của 12% axit propionic và 51% amoni
propionate) trong khẩu phần và xác định: pH, số lượng vi khuẩn E.coli,
Salmonella ở dạ dày, tá tràng, manh tràng và trực tràng của lợn 8 và 12 tuần tuổi.
Tác giả không thấy có sự thay đổi các chỉ tiêu trên đối với lợn ở tuần tuổi thứ 8.
Ở tuần tuổi thứ 12, thức ăn có bổ sung Luprosil NC, ở tá tràng có số lượng vi
khuẩn Lactobacillus cao hơn. Số lượng vi khuẩn Lactobacillus chỉ tăng trong dạ
dày khi bổ sung 0,25% Luprosil NC trong khẩu phần. Mathew et al. (1991) cũng
đã xác nhận, khi bổ sung 1% Luprosil NC trong khẩu phần đã làm giảm số lượng
vi khuẩn E.coli ở hồi tràng lúc 4 và 6 tuần tuổi và tác giả không thấy có sự thay
đổi về pH và số lượng vi khuẩn Lactobacillus.
23
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30 ngày tuổi tại trại khách hàng của Công ty
TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên.
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Chế phẩm Axit Lacdry do Tập đoàn Kemin sản xuất và phân phối bởi
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Tiến.
+ Chế phẩm Butipearl do Tập đoàn Kemin sản xuất và phân phối bởi
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Tiến.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Phòng phân tích của Công ty TNHH CJ Vina Hưng Yên.
+ Trại lợn của Ông Ngô Mạnh Khương, xã Trung Dũng, huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Từ 1/8/2015 đến 28/2/2016.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đối với khả năng phòng tiêu chảy của lợn giai đoạn từ 7 - 30
ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit Lacdry
và Butipearl đến pH của thức ăn hỗn hợp của lợn giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đến khả năng thu nhận và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn
con giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của mức bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đối với khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn từ 7 - 30
ngày tuổi.
24
- Hiệu quả chăn nuôi của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,
Axit Lacdry và Butipearl trong thức ăn cho lợn con giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu và thức
ăn thí nghiệm
Tiến hành phân tích thành phần hóa học của mẫu nguyên liệu và thức ăn
thí nghiệm (mỗi mẫu nguyên liệu, thành phẩm tiến hành phân tích 3 lần).
- Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2007 (TCVN 4325: 2007)
- Định lượng hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007
- Định lượng hàm lượng khoáng toàn phần theo TCVN 4327: 2007
- Định lượng hàm lượng protein thô theo TCVN 4328: 2007
- Định lượng hàm lượng lipit thô theo TCVN 4321: 2007
- Định lượng hàm lượng nước theo TCVN 4326: 2007
- Định lượng canxi theo TCVN 1526: 2001
- Định lượng photpho theo TCVN 1525: 2001
- Định lượng NaCl theo TCVN 4332: 2007
- Định lượng hàm lượng NH3 theo TCVN 3706: 1990
- Đo pH của thức ăn hỗn hợp theo TCVN 4835: 2002
3.3.2. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp
Kết quả phân tích các nguyên liệu thức ăn được gửi về Phòng công thức của
Công ty TNHH CJ Vina để xây dựng công thức thức ăn thí nghiệm. Các công
thức thức ăn hỗn hợp thí nghiệm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn NRC (2012)
kết hợp với kinh nghiệm thực tế sản xuất của Công ty bằng phần mềm POP.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô, giữa các lô đảm bảo
sự đồng đều về giống, lứa đẻ của lợn nái, khối lượng của lợn con, chế độ chăm
sóc, nuôi dưỡng, quy trình phòng bệnh và vệ sinh thú y, chỉ khác nhau về yếu tố
thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đối với lợn con theo mẹ từ 7 – 21 ngày tuổi (cai sữa)
- Giai đoạn 2: Đối với lợn con sau cai sữa từ 21 – 30 ngày tuổi.
25
Giai đoạn 1: Đối với lợn con theo mẹ
Chọn tổng số 60 lợn nái (L x Y) nuôi con (trung bình 11 lợn con/nái). Lợn
nái đã được phối với đực PiDu. Các nái đồng đều về số lứa đẻ (từ lứa 3 - 5). Lợn
nái được chia thành 4 lô: lô đối chứng (ĐC) và 3 lô thí nghiệm (TN). Thí nghiệm
được bố trí như sau: 15 nái/lô x 4 lô thí nghiệm. Mỗi lợn nái được nuôi ở 1 ô
chuồng riêng, tổng số lợn nái/ lô thí nghiệm (1 nái/ô x 15 nái/lô thí nghiệm).
Tổng số lợn con theo mẹ/lô là 165 con (trung bình 11 con/nái x 15 nái/lô x 4 lô
thí nghiệm). Lợn con theo mẹ có khối lượng đồng đều ở 7 ngày tuổi. Các lô thí
nghiệm và lần lặp lại được tiến hành cùng thời gian. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được
thể hiện qua bảng 3.1.
Khẩu phần ăn của lô ĐC là khẩu phần ăn cơ sở (KPCS); đây là thức ăn
hỗn hợp dạng viên cho lợn con từ 7 ngày tuổi – 15kg của Công ty Thức ăn chăn
nuôi CJ Vina Agri Hưng Yên.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi
TN3
TN1
ĐC TN2 (Axit
Chỉ tiêu (Axit
(Colistine) (Butipearl) Lacdry và
Lacdry)
Butipearl)
Giống PiDu x LY PiDu x LY PiDu x LY PiDu x LY
Số lợn nái/ô (con) 1 1 1 1
Tb số lợn con theo mẹ/nái (con) 11 11 11 11
Số lợn nái/lần lặp lại (con) 5 5 5 5
Tổng số lợn nái/lô (con) 15 15 15 15
Bổ sung chế phẩm (%) 0,1 0,3 0,1 0,15 và 0,05
Trong đó:
Lô ĐC: Sử dụng KPCS với mức bổ sung 0,1% Colistine.
Lô TN1: Sử dụng KPCS + 0,3% Axit Lacdry.
Lô TN2: Sử dụng KPCS + 0,1% Butipearl.
Lô TN3: Sử dụng KPCS + 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl.
26
Giai đoạn 2: Đối với lợn sau cai sữa (từ 21 – 30 ngày)
Lợn con ở lô ĐC và các lô TN được chuyển lên chuồng cai sữa. Tiếp tục
theo dõi lợn con từ thí nghiệm lợn con theo mẹ sau khi cai sữa ở 21 ngày tuổi.
Chọn 360 lợn con (PiDu x LY) sau cai sữa đồng đều về khối lượng từ các lần thí
nghiệm. Lợn con từ lô ĐC, TN1, TN2, TN3 được phân vào 4 lô tương ứng lô
ĐC, TN1, TN2 và TN3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.2.
Trong chuồng có hệ thống núm uống tự động cho lợn uống nước tự do,
máng ăn tự động. Lợn con sau cai sữa được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy
định của trại.
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi
TN1 TN3
ĐC TN2
Chỉ tiêu (Axit (Axit Lacdry và
(Colistine) ( Butipearl)
Lacdry) Butipearl)
Giống PiDu x LY PiDu x LY PiDu x LY PiDu x LY
Số con/ô (con) 30 30 30 30
Số lần lặp lại (n) 3 3 3 3
Tổng số lợn con (con/lô) 90 90 90 90
Bổ sung chế phẩm (%) 0,1 0,3 0,1 0,15 và 0,05
Trong đó:
Lô ĐC: Sử dụng KPCS với mức bổ sung 0,1% Colistine.
Lô TN1: Sử dụng KPCS + 0,3% Axit Lacdry.
Lô TN2: Sử dụng KPCS + 0,1% Butipearl.
Lô TN3: Sử dụng KPCS + 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl.
3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
- Khối lượng lợn con 7, 14, 21, 30 ngày tuổi (kg/con);
- Tiêu tốn thức ăn giai đoạn 7 - 21 và 21 – 30 ngày tuổi (g/con);
- Tỉ lệ tiêu chảy giai đoạn 7 - 21 và 21 – 30 ngày tuổi (%).
3.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Đối với lợn con theo mẹ
- Khối lượng cơ thể (kg/con): Khối lượng lợn con lúc 7, 14, 21, 30 ngày
tuổi được cân bằng cân Nhơn Hòa loại 10kg (sai số cho phép: ± 50g). Lợn con
27
được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn ở các ngày tuổi 7, 14, 21, 30 và cân từng
con một.
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày):
P2 – P1
A = x 1000
T2 – T1
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày);
P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm T1 (kg);
P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm T2 (kg);
T1, T2: Thời điểm cân lần trước và lần sau.
- Sinh trưởng tương đối (%):
P2 – P1
R (%) = x 100
(P2 + P1)/2
Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%);
P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm trước (kg);
P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm sau (kg).
- Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (g/con/ngày): Thức ăn tập ăn được
cho lợn con ăn từ 7 ngày tuổi. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào
máng cho lợn con, vào một giờ nhất định của ngày hôm sau vét sạch lượng thức
ăn thừa trong máng và đem cân lại.
Tổng thức ăn cho vào - Tổng thức ăn thừa
LTĂTN(g/con/ngày) =
Số lợn con trong ổ
- Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con (FCR) hay tiêu tốn thức ăn cho
1kg lợn tăng trong giai đoạn thí nghiệm.
Lượng thức ăn sử dụng (kg)
Hiệu quả sử dụng thức ăn =
Tăng khối lượng (kg)
28
- Tỷ lệ nuôi sống (%): Hàng ngày ghi chép số con chết và số con còn lại
trong từng đàn lợn con.
Số con sống đến cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100%
Số con đầu kỳ (con)
- Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con (%): Hàng ngày kiểm tra, đánh dấu và ghi
chép những con bị tiêu chảy trong đàn.
Số con bị tiêu chảy trong đàn (con)
Tỷ lệ mắc tiêu chảy (%) = x 100
Tổng số lợn con trong đàn (con)
- Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl
Là lợi nhuận lứa lợn đó đem lại trong cả quá trình chăn nuôi. Hiệu quả
được xác định bằng công thức: Lợi nhuận (Lãi thô) = Thu - Chi
Trong đó: Thu = Bán lợn giống
Chi = Thức ăn + Thuốc chữa trị + Vaccine + Con giống + Chế phẩm
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê sinh học và phân tích phương sai
(ANOVA) theo mô hình thí nghiệm một nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD)
trên Excel 2007 và phần mềm Minitab 16.
29
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM
4.1.1. Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu phối hợp khẩu phần
Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trước khi đưa vào
sản xuất là vấn đề cần thiết. Để có cơ sở chọn lựa các nguyên liệu thức ăn có chất
lượng tốt, xây dựng công thức thức ăn cho lợn con tập ăn có bổ sung các chế phẩm
Axit Lacdry và Butipearl, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu các nguyên liệu được sử
dụng làm thức ăn thí nghiệm, mỗi loại nguyên liệu lấy 1 mẫu và phân tích 3 lần
thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của chúng. Kết quả phân tích được trình
bày tại bảng 4.1.
* Bột cá
Trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn, thức ăn protein có nguồn gốc
động vật đóng vai trò rất quan trọng.
Bột cá là loại thức ăn giàu protein và protein trong bột cá có chất lượng rất
cao. Bột cá loại tốt có nhiều loại như bột cá 65% protein, bột cá 60% protein. Bột
cá có tỉ lệ axit amin khá cân đối và có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Bột cá
giàu Ca, P với tỷ lệ cân đối: Ca từ 6 – 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin: B12, B1;
Ngoài ra, bột cá còn có vitamin A và D (Vũ Duy Giảng, 2003). Chất lượng bột cá
thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng cá nguyên liệu,
công nghệ chế biến và bảo quản,...
Việc đánh giá chất lượng của bột cá này chính là cơ sở để xây dựng được
khẩu phần ăn tốt nhất. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu để phân tích thành
phần hoá học của bột cá qua các thông số về độ ẩm, protein thô, khoáng tổng số,
Ca, P, lipit thô, muối, NH3.
Hàm lượng nước hay độ ẩm trong bột cá là thông số quan trọng, độ ẩm
cao tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Đặc biệt, bột cá rất dễ hút
ẩm, dễ nhiễm khuẩn nhất là E.coli và Samonella. Độ ẩm cao còn dẫn tới sự phân
huỷ protein làm giảm chất lượng của bột cá. Nhiệt trong quá trình sấy khô còn có
tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc và làm tăng thời gian bảo
quản. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1644: 2001), hàm lượng nước trong bột
30
cá ở cả ba hạng phải ở mức ≤ 10%. Dựa vào kết quả phân tích thành phần hóa
học của nguyên liệu được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy độ ẩm của bột cá dùng
phối hợp khẩu phần là 7,23% đã đảm bảo về chất lượng.
Hàm lượng protein thô là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng
bột cá. Kết quả phân tích cho biết bột cá dùng để phối hợp khẩu phần có hàm
lượng protein thô là 64,31%.
Hàm lượng lipit thô cũng là một chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chất lượng
bột cá. Các loài cá khác nhau thì hàm lượng lipit là khác nhau. Nếu cá nguyên
liệu đã được ép dầu thì hàm lượng lipit trong bột cá cũng thấp hơn cá không ép
dầu. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng lipit thô của bột cá là 6,55%.
Hàm lượng tro thô hay khoáng toàn phần thể hiện phần nào chất lượng
của bột cá. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy hàm lượng tro thô trong bột
cá là 23,41%. Đem khoáng toàn phần đi phân tích ta xác định được hàm lượng
canxi (Ca) trong bột cá là 7,65% và P là 2,24%.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1664:2001) hàm lượng muối ăn trong
bột cá loại 1 không lớn hơn 2%, loại 2 không lớn hơn 3% và loại 3 không lớn
hơn 5%. Kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho thấy hàm lượng muối ăn (NaCl) là
2,31%. Như vậy, theo tiêu chuẩn Việt Nam, loại bột cá phân tích đã đạt tiêu
chuẩn loại 2.
Trong kết quả phân tích thành phần hoá học của bột cá, chúng tôi còn xác
định hàm lượng NH3. Hàm lượng NH3 là một chỉ tiêu phân tích để đánh giá độ
tươi của nguyên liệu cá sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột cá. Hàm lượng
NH3 trong bột cá phụ thuộc vào một số yếu tố như: độ tươi của nguyên liệu,
phương pháp bảo quản nguyên liệu sau đánh bắt và thời gian bảo quản bột cá.
Kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho biết hàm lượng NH3 trong bột cá là
104,31mg/100g đạt tiêu chuẩn loại 1.
* Dầu đậu tương
Dầu đậu tương là dầu được chiết, ép từ hạt đỗ tương, là dầu thực vật rất tốt,
dùng làm nguyên liệu phối hợp khẩu phần cho lợn con nhằm cung cấp năng lượng,
kích thích sự thèm ăn của con vật. Ngoài ra, dầu đậu tương còn giúp tăng sự hấp
thu và sử dụng các loại vitamin tan trong chất béo (vitamin A,D,E,K). Qua phân
tích ta thấy lipit thô trong dầu đậu tương chiếm 99,31%.
31
Bảng 4.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối hợp khẩu phần (n=3)
Độ ẩm Protein thô Lipit thô Xơ thô Tro thô Ca P NaCl NH3 (mgNH3/
Tên mẫu Thông số
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 100g)
X 7,23 64,31 6,55 - 23,41 7,65 2,24 2,31 104,31
Bột cá
Cv (%) 1,24 1,13 1,18 - 0,63 1,03 1,14 0,76 2,34
X 11,32 41,42 1,13 4,34 5,46 0,23 0,64 - -
Khô dầu đậu tương
Cv (%) 1,03 1,14 0,76 0,78 1,21 - - - -
X 12,31 7,73 4,21 2,01 1,34 0,03 0,03 - -
Ngô ép đùn
Cv (%) 1,34 1,76 0,92 0,79 1,34 - - - -
X 9,43 43,21 4,11 - - - - - -
Bột whey cô đặc
Cv (%) 0,89 2,17 1,99 - - - - - -
X 8,89 91,23 0,56 - 4,45 - - - -
Bột máu
Cv (%) 1,43 2,31 1,43 - - - - - -
X 7,67 52,65 2,67 - 6,87 - - - -
Khô đậu lên men
Cv (%) 2,45 1,29 0,91 - 1,02 - - - -
X - - 99,31 - - - - - -
Dầu đậu tương
Cv (%) - - 0,05 - - - - - -
X 6,42 - - - - 18,32 22,78 - -
MCP
Cv (%) 0,56 - - - - 1,16 1,23 - -
X 5,35 - - - - - 98,99 -
Muối ăn
Cv (%) 0,48 - - - - - 1,35 -
32
* Khô dầu đậu tương
Khô dầu đậu tương là một trong những phụ phẩm có chất lượng cao nhất
trong ngành chế biến thực phẩm. Hầu hết các khô dầu đậu tương sử dụng trong
chăn nuôi đều nhập khẩu từ các nước có nền nông nghiệp phát triển và công nghệ
chế biến thực phẩm hiện đại. Hàm lượng protein thô trong khô dầu đậu tương là
tương đối cao (45 - 48%). Do trong quá trình ép dầu đã làm mất lớp vỏ bảo quản
của hạt đậu; đồng thời, khô dầu đậu tương còn chứa một phần nhỏ chất béo chưa
được tách hết, do đó bảo quản khô dầu sẽ thuận lợi hơn. Do khô dầu đậu tương
không qua xử lý nhiệt nên có thể vẫn tồn tại một số chất kháng dinh dưỡng, một
số chất có hại ảnh hưởng đến lợn con, vì vậy nên sử dụng cho lợn con tập ăn từ 8
- 10%. Ngoài ra, khô dầu đậu tương chứa hàm lượng protein thô cao nhưng khó
tiêu hoá nên thường được sử dụng nhiều cho lợn ở các giai đoạn sau. Đối với lợn
con tập ăn nên bổ sung một lượng nhỏ nhằm làm cho cơ thể lợn con thích nghi
dần với thức ăn chứa khô dầu đậu tương. Kết quả phân tích khô dầu đậu tương
Mỹ như sau: hàm lượng protein thô là 41,42%; lipit thô là 1,13%; khoáng toàn
phần là 5,46% và xơ thô 4,34%.
* Ngô ép đùn
Ngô là loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giàu năng lượng nhưng hàm
lượng protein thấp. Thành phần dinh dưỡng chính của ngô là carbohydrate trong
đó chủ yếu là tinh bột, đường lactose, saccharose, mantose,.... Khả năng tiêu hoá
của lợn con trong giai đoạn này còn rất hạn chế bởi các enzyme tiêu hoá chưa
phát triển, vì vậy cần chế biến ngô trước khi đưa vào sản xuất bằng các phương
pháp khác nhau. Chất lượng của ngô phụ thuộc nhiều vào điều kiện canh tác và
phương pháp chế biến. Do đó chất lượng của ngô hạt sẽ được cải thiện đáng kể
sau khi chế biến.
Bảng 4.1 cho ta thấy thành phần phân tích hoá học của ngô ép đùn có
protein thô là 7,73%; lipit thô 4,21%; độ ẩm 12,31%; xơ thô 2,01% và khoáng
tổng số 1,34%. Như vậy, kết quả cho thấy: ngô ép đùn rất thích hợp sử dụng làm
nguyên liệu trong khẩu phần ăn lợn con, giúp lợn con dễ dàng tiêu hóa và tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn.
* Khô đậu tương lên men
Khô đậu tương lên men là nguồn cung cấp giàu protein từ thực vật. Qua kết
quả phân tích cho thấy: protein thô là 52,65%; lipit thô là 2,67%, tro thô là 6,87%.
33
Khô đậu tương lên men có hàm lượng protein cao, bằng phương pháp lên
men giúp tăng cường lượng vi sinh vật có lợi trong khẩu phần ăn, bổ sung lợi
khuẩn cho vật nuôi, giúp vật nuôi tăng tính ngon miệng, tăng tỷ lệ tiêu hóa.
* Bột máu
Bột máu hay còn gọi là bột huyết là sản phẩm phân tách tế bào được sấy
khô và xử lý từ máu của gia súc. Toàn bộ máu của gia súc giết mổ sẽ đước tách
bằng máy ly tâm và sấy khô cẩn thận trong tháp sấy phun chuyên dụng.
Bột máu rất giàu đạm (90%) và chứa tỷ lệ tro thô thấp (6%). Mặt khác,
khả năng tiêu hóa của protein trong bột máu là 99% và khả năng hòa tan của bột
huyết là 88%. Bột máu rất giàu lysine (9 - 11%); tuy nhiên, bột máu nghèo
isoleusine và methionine.
Giá thành của bột máu cao hơn nhiều so với các nguyên liệu cho protein
khác. Vì vậy, người ta thường bổ sung bột máu vào cám tập ăn của lợn con.
Kết quả phân tích bột máu như sau: protein thô là 91,23%; khoáng tổng số
là 4,45 %; lipit thô là 0,56%.
* Mono canxi photphate (MCP): MCP là khoáng đa lượng bổ sung Ca
và P. Công thức phân tử là CaHPO4 trong đó Ca chiếm 18% và P chiếm 22%.
Đối với lợn con, dạng này dễ hấp thụ hơn dicanxi photphat (vì hàm lượng P
khoảng 17 – 18% và Ca chiếm 21 – 22%). Kết quả phân tích MCP cho thấy Ca là
18,32%; P là 22,78% hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn.
* Bột whey cô đặc
Bột whey hay gọi là bột từ nước sữa. Sữa tươi vắt ra từ bò sữa sẽ được
quay ly tâm, sau khi rút hết những thành phần lipit, protein để làm phô mai, bơ,
váng sữa, sữa gầy... Phần chất lỏng sau khi sữa đông cục sẽ được cho thêm axit
vào gọi là Whey. Whey cô đặc (whey protein concentrate) có hàm lượng protein
cao. Hàm lượng protein thô cao 25 - 89%, đường lactose 4 - 52%, và lipit thô 1,5
- 9%. Kết quả phân tích cho thấy: protein thô là 43,21% và lipit thô là 4,11%,
hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn.
4.1.2. Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 - 30 n...ệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi. Bảng 4.10 là
kết quả theo dõi.
43
Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi
TN3
TN1 TN2
ĐC (0,15% Axit
Chỉ tiêu theo dõi (0,3% Axit (0,1%
(0,1% Colistine) Lacdry+0,05%
Lacdry) Butipearl)
Butipearl)
Tổng số lợn con theo dõi (con) 165 165 165 165
Số ngày theo dõi (ngày) 14 14 14 14
Số con tiêu chảy (con) 45 39 43 35
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 27,27 23,63 26,06 21,21
Chênh lệch so với ĐC (%) 0 -3,64 -1,21 -6,06
Số ngày điều trị (ngày) 2 2 2 2
Tỷ lệ khỏi tiêu chảy (%) 100 100 100 100
Tỷ lệ sống tới 21 ngày tuổi (%) 100 100 100 100
Kết quả bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy trong giai đoạn từ
tập ăn đến cai sữa ở các lô thí nghiệm có sự khác nhau, cao nhất ở lô ĐC là
27,27%, tiếp theo là lô TN2 là 26,06%; tiếp đến là lô TN1 là 23,63% và lô TN3
có tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy thấp nhất: 21,21%. Đặc biệt, tỷ lệ lợn con mắc tiêu
chảy ở lô TN1 đã giảm 3,64% so với lô ĐC; và lô TN3 đã giảm 6,06% so với lô
ĐC, còn ở lô TN2 giảm là: 1,21%. Như vậy, tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn con
trong giai đoạn tập ăn ở các lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm Axit Lacdry
và Butipearl đã giảm hơn so với lô ĐC không được bổ sung chế phẩm.
Theo Bạch Quốc Thắng và cs. (2010), tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy của lợn con
trong giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi ở lô có bổ sung Lactobacillus là 25%; lô
ĐC không bổ sung Lactobacillus tỷ lệ mắc tiêu chảy là 52%.
Theo Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thuỷ (2003) khi bổ sung chế
phẩm Organic Green (probiotic) cho lợn con trong giai đoạn tập ăn với liều 0,8 -
1,2x108 CFU/kg khối lượng cơ thể cho thấy tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con giai đoạn theo
mẹ giảm 1,5 – 3%; tỷ lệ chết giảm 2 – 6% so với lô ĐC.
Những con lợn tiêu chảy trong các lô thí nghiệm được dùng thuốc Pig coc
dạng phịt đặc trị tiêu chảy. Tỷ lệ khỏi tiêu chảy là 100% và số con sống đến sau cai
sữa là 100%.
44
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM AXIT LACDRY VÀ
BUTIPEARL VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐỐI VỚI LỢN CON GIAI ĐOẠN 21
- 30 NGÀY TUỔI
4.5.1. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 - 30 ngày
Giai đoạn từ 21 – 30 ngày tuổi là giai đoạn quan trọng trong cả quá trình
sinh trưởng và phát triển của lợn con. Lợn con sinh trưởng rất nhanh, rất dễ
nhiễm bệnh đặc biệt là bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp. Giai đoạn này nguồn
dinh dưỡng duy nhất cung cấp cho lợn con là thức ăn.
Quá trình cai sữa lợn ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lí và khối lượng cơ
thể của lợn con. Kết quả nghiên cứu khả năng tăng trọng của lợn con từ 21 – 30
ngày tuổi trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.11.
Bảng 4.11. Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi
TN3 (n=3)
TN1 (n=3) TN2 (n=3)
ĐC (n=3) (0,15% Axit
(0,3% Axit (0,1%
Chỉ tiêu (0,1% Colistine) Lacdry + 0,05%
Lacdry) Butipearl)
theo dõi Butipearl
Cv Cv Cv Cv
X ± SE X ± SE X ± SE X ± SE
(%) (%) (%) (%)
KL lợn 21 ngày 6,69b ± 6,67 b ±
6,59b ± 0,02 1,66 1,50 1,76 6,84 a ± 0,01 1,03
tuổi (kg/con) 0,01 0,02
KL lợn 30 ngày 7,75 b ± 7,58 c ±
7,48c ± 0,04 2,97 2,42 2,88 7,91 a ±0,01 2,13
tuổi (kg/con) 0,02 0,04
So sánh (%) 100,00 103,61 100,80 105,75
Chú thích: các giá trị mang các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) và ngược lại.
Qua bảng 4.11 cho thấy khi kết thúc thí nghiệm khối lượng cơ thể lợn
con ở các lô thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể: cao nhất là ở lô TN3 là
7,91 kg/con; sau đó đến lô TN1 là 7,75 kg/con; tiếp đến là lô TN2 là 7,58
kg/con và thấp nhất là lô ĐC: 7,48 kg/con. Lô TN1 bổ sung Axit Lacdry vào
khẩu phần làm cho khối lượng cơ thể lợn con ở 30 ngày tuổi của lô TN1 có sự
sai khác có ý nghĩa (P<0,05) so với lô ĐC. Lô TN2 bổ sung chế phẩm Butipearl
lại không tạo ra sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05) về khối lượng cơ thể lợn con ở
30 ngày tuổi so với lô ĐC, lô TN3 bổ sung mức 0,15% Axit Lacdry + 0,05%
Butipearl tạo ra sự sai khác rõ rệt về khối lượng cơ thể lợn con 30 ngày tuổi so
với lô ĐC với mức P<0,05.
45
So sánh sự chênh lệch khối lượng cơ thể lợn con lúc kết thúc thí nghiệm ở
cả 3 lô so với lô đối chứng thì ở lô TN1 tăng 3,61%, lô TN3 tăng 5,75 % so với
lô ĐC, còn lô TN2 tăng không đáng kể là 0,80%.
Khối lượng lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi còn được thể hiện rõ hơn
qua biểu đồ 4.4.
Khối lượng cơ thể (kg/con)
8
6 ĐC
TN1
4 TN2
2 TN3
0
21 30
Ngày tuổi (ngày)
Biểu đồ 4.4. Khối lượng lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi
Qua biểu đồ 4.4 ta thấy khối lượng lợn con của các lô thí nghiệm được thể
hiện qua chiều cao của các cột. Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi gần như là
bằng nhau ở các lô thí nghiệm nhưng khi kết thúc thí nghiệm lúc 30 ngày tuổi đã
có sự khác biệt về chênh lệch chiều cao. Có sự khác biệt rõ ràng nhất so với lô
ĐC là lô TN3, sau đó đến lô TN1, và cuối cùng là lô TN2. Điều này chứng tỏ
chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl kết hợp bổ sung vào khẩu phần cho lợn sau
cai sữa đã có ảnh hưởng tốt đến khả năng tăng trọng của lợn con.
4.5.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 21 - 30 ngày tuổi
Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ 21 – 30 ngày tuổi
được thể hiện qua bảng 4.12.
46
Bảng 4.12. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi
TN3 (n=3)
ĐC (n=3) TN1 (n=3) TN2 (n=3)
(0,15% Axit
Chỉ tiêu (0,1% (0,3% Axit (0,1%
Lacdry + 0,05%
Colistine) Lacdry) Butipearl)
Butipearl)
KL 21 ngày tuổi (kg/con) 6,59b ± 0,02 6,69b ± 0,01 6,67b ± 0,02 6,84a ±0,02
KL 30 ngày tuổi (kg/con) 7,48 c ± 0,04 7,75 b ± 0,02 7,58c ± 0,04 7,91 a ±0,01
KL tăng trọng từ 21 –
30 ngày tuổi 98,89b ± 1,56 117,78 a ±2.18 101,11 b ±2,37 118,89a ± 2,27
(g/con/ngày)
Chênh lệch so với ĐC
0 +19,10 +2,25 +20,22
(%)
Chú thích: Các giá trị mang các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) và ngược lại
Từ kết quả thể hiện trong bảng 4.12 chúng tôi nhận thấy sinh trưởng tuyệt
đối của lợn con ở giai đoạn từ 21 – 30 ngày tuổi của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3 lần
lượt là: 98,89 (g/con/ngày); 117,78 (g/con/ngày); 101,11 (g/con/ngày) và 118,89
(g/con/ngày). Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy sinh trưởng tuyệt đối có sự khác
nhau giữa lô TN1 và TN3 so với lô ĐC và lô TN2 là có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày thể hiện biểu đồ 4.5.
Sinh trưởng tuyệtĐC đối TN1(g/con/ngày)TN2 TN3
21 - 30 99.14 117.78 99.82 121.89
140
120
ĐC TN1
100
80 TN2 TN3
60
40
20
0
21 - 30 Ngày tuổi (ngày)
Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi
47
Qua các kết quả trên chúng tôi nhận thấy lợn con được bổ sung 0,3% Axit
Lacdry có tác dụng giúp tăng khả năng sinh trưởng tốt hơn so với bổ sung 0,1%
Butipearl dạng viên bọc. Lợn con ở lô TN3 bổ sung mức 0,15% Axit Lacdry +
0,05% Butipearl cho hiệu quả tốt nhất.
4.5.3. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi
Lợn con sau 21 ngày cai sữa bắt đầu một môi trường sống mới, môi
trường tự lập, dinh dưỡng nhận vào không phụ thuộc vào sữa mẹ mà hoàn toàn
phụ thuộc vào thức ăn. Sau khi cai sữa lợn con thường bị stress do chuyển môi
trường sống, do ghép đàn, thức ăn của lợn con cũng thay đổi,... dẫn đến giảm
lượng thức ăn thu nhận của lợn con. Vì vậy, khoảng một tuần đầu sau cai sữa lợn
rất ít ăn, hay cắn, lợn con thường bị giảm ăn, giảm khối lượng, hay bị nhiễm
bệnh và tỷ lệ hao hụt đàn cao.
Lợn con giai đoạn này có tâm lí nhớ mẹ, lạ đàn, chán ăn, chính vì vậy mà
tính chất (mùi, vị,...) của thức ăn quyết định rất lớn đến lượng thức ăn ăn vào.
Lợn con sau cai sữa chưa quen hoàn toàn với nguồn thức ăn bên ngoài nên thức
ăn phải có mùi vị của sữa lợn mẹ để kích thích tính thèm ăn, từ đó nâng cao được
lượng thức ăn thu nhận.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận ở giai đoạn
này, giai đoạn khủng hoảng nhất của lợn. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức
ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng khối lượng, tính đồng đều cũng như
khả năng kháng bệnh của lợn con. Khẩu phần nào có khả năng thu nhận cao đồng
nghĩa với có khả năng tiêu hóa cao, có mùi vị hấp dẫn và có tính ngon miệng cao
sẽ kích thích được tính thèm ăn của lợn. Đặc biệt, với lợn con sau cai sữa, nguồn
dinh dưỡng hoàn toàn lấy từ thức ăn, việc chế biến và phối hợp được khẩu phần
có lượng thức ăn thu nhận cao và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao, tăng khả năng
kháng bệnh là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khẩu phần có khả năng
thu nhận thức ăn cao, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và khả năng tiêu hóa thấp.
Chính vì vậy, chúng tôi đã thí nghiệm sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên
cho lợn con phối trộn thêm chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl cho lợn con nhằm
tìm ra khẩu phần có mức bổ sung hiệu quả nhằm tăng khối lượng cơ thể, tránh
stress khi cai sữa, tăng khả năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn đối với lợn con cai
sữa giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi. Kết quả theo dõi lượng thức ăn thu nhận của lợn
con ở các lô thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.13.
48
Bảng 4.13. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi
ĐC (n=3) TN3 (n=3)
TN1 (n=3) TN2 (n=3)
(0,1% (0,15% Axit
(0,3% Axit (0,1%
Colistine) Lacdry + 0,05%
Chỉ tiêu Lacdry) Butipearl)
Butipearl)
X ± Cv X ± Cv X ± Cv X ± Cv
SE (%) SE (%) SE (%) SE (%)
Lượng thức ăn thu nhận
132,51 148,14 127,60 138,34
từ 21 - 30 ngày tuổi 4,13 5,41 5,35 4,90
± 3,47 ± 5,45 ± 4,91 ± 5,01
(g/con/ngày)
Tăng trọng từ 21 – 0,89 c 1,04 b 0,90 c 1,12 a
4,67 5,41 6,11 5,23
30 ngày tuổi (kg/con) ± 0,01 ± 0,02 ± 0,01 ± 0,02
Hiệu quả sử dụng
1,34a ± 1,26a ± 1,32a ± 1,13b ±
thức ăn (kg TĂ/kg 3,10 4,11 3,98 3,71
0,01 0,01 0,01 0,01
tăng trọng)
Qua bảng 4.13 ta thấy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con giai
đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi cao nhất ở lô TN1 là: 148,14 ± 5,45 g/con/ngày; sau đó
là lô ĐC: 133,51 g/con/ngày và lô TN3 là: 138,34 g/con/ngày và thấp nhất ở lô
TN2: 127,60 g/con/ngày. Sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận hàng ngày giữa
lô ĐC với các lô TN không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Qua các chỉ tiêu FCR chúng tôi nhận thấy hiệu quả sử dụng thức ăn ở cả 3
lô đều cao hơn lô ĐC nhưng chỉ có lô TN3 là sai khác có ý nghĩa (P<0,05) so với
lô ĐC, còn 2 lô còn lại sai khác không đáng kể (P>0,05). Như vậy, lợn con lô TN3
bổ sung mức 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl có hiệu quả sử dụng thức ăn
tốt nhất, tiết kiệm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi.
4.5.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đến
tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi
Khi cai sữa lợn con lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn; vì vậy, bộ
máy tiêu hóa của chúng phải qua một quá trình thay đổi hình thái cấu tạo và hoạt
động sinh lí để thích ứng với điều kiện sống mới. Điều kiện sống thay đổi đột
ngột như: xa mẹ, ghép đàn, chuyển chuồng và thay đổi thức ăn... rất thuận lợi cho
các vi sinh vật phát triển và gây tiêu chảy.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con trong giai đoạn này rất đa dạng
trong đó E.coli và Salmonella chiếm vai trò chủ đạo. Lợn con khi bị tiêu chảy thì
49
khả năng tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng kém, giảm khối lượng cơ thể nhanh
chóng và rất dễ bị chết nếu không có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời. Mặt
khác sau khi điều trị khỏi, tốc độ sinh trưởng của lợn con cũng sẽ bị giảm hơn so
với những con không bị tiêu chảy. Tuần đầu tiên sau cai sữa là một trong 3 giai
đoạn lợn con có khả năng bị tiêu chảy cao nhất. Tuy nhiên, hội chứng tiêu chảy
vẫn thường xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của lợn và ảnh hưởng không nhỏ
đến sinh trưởng và phát dục của lợn con. Do vậy, việc phòng chữa tiêu chảy
trong giai đoạn này là hết sức quan trọng. Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân
gây ra nhưng chủ yếu do vi khuẩn E.coli và Salmonella.
Việc bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn cho lợn con ngoài ngăn ngừa được
các vi khuẩn có hại như E.coli và Salmonella, còn hỗ trợ các vi khuẩn có lợi
trong đường ruột như Lactocacilli spp.
Bảng 4.14 là kết quả theo dõi tỉ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai
đoạn 21 - 30 ngày tuổi.
Bảng 4.14. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi
TN3 (n=3)
ĐC (n=3) TN1 (n=3) TN2 (n=3) (0,15% Axit
Chỉ tiêu theo dõi (0,1% (0,3% Axit (0,1% Lacdry +
Colistine) Lacdry) Butipearl) 0,05%
Butipearl)
Tổng số lợn theo dõi (con) 90 90 90 90
Số ngày theo dõi (ngày) 9 9 9 9
Số con tiêu chảy (con) 23 18 24 15
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 25,56 20,00 26,67 16,67
Chênh lệch so với ĐC (%) 0 -5,56 +1,11 -8,89
Số ngày điều trị (ngày) 2 2 2 2
Số con khỏi (con) 23 18 24 15
Tỷ lệ khỏi tiêu chảy (%) 100 100 100 100
Số con chết do tiêu chảy (con) 0 0 0 0
Tỷ lệ chết (%) 0 0 0 0
Qua bảng 4.14 ta thấy tỉ lệ tiêu chảy ở lô TN3 giảm 8,89% so với lô ĐC,
lô TN1 do bổ sung chế phẩm Axit Lacdry có tác dụng chính là ngăn ngừa vi
50
khuẩn gây tiêu chảy nên giảm được 5,56%. Ở lô ĐC, khẩu phần cơ sở có bổ sung
kháng sinh colistin phòng tiêu chảy trên lợn con nên tỷ lệ tiêu chảy là 25,56%.
Lô TN2 bổ sung chế phẩm Butipearl tác dụng chính trong việc hỗ trợ hấp thu của
lợn nên tỷ lệ tiêu chảy cao hơn so với lô ĐC, cụ thể: lô TN2 là 26,67%.
Theo Bạch Quốc Thắng và cs. (2010), tỷ lệ tiêu chảy của lợn con trong giai
đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi có bổ sung Lactobacillus là 25%, lô ĐC không bổ
sung Lactobacillus tỷ lệ tiêu chảy là 52%. Theo Nguyễn Như Pho và Trần Thị
Thu Thủy (2003) khi bổ sung chế phẩm Organic Green (probiotic) cho lợn con
trong giai đoạn tập ăn với liều 0,8 – 1,2 × 108 CFU/kg khối lượng cơ thể cho thấy
tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con giai đoạn theo mẹ giảm 1,5 – 3%; tỷ lệ chết giảm 2 –
6% so với lô ĐC.
Những lợn con mắc tiêu chảy giai đoạn này trại dùng thuốc Pig coc đặc trị
tiêu chảy, mỗi ngày dùng 2 lần, dùng trong 2 ngày, số con khỏi là 100%.
4.6 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG AXIT LACDRY, BUTIPEARL,
AXIT LACDRY VÀ BUTIPEARL VÀO KHẨU PHẦN CHO LỢN CON
GIAI ĐOẠN TỪ 21 - 30 NGÀY TUỔI
Mục đích cuối cùng trong chăn nuôi là hiệu quả mà nó mang lại. Việc bổ
sung axít hữu cơ trong thức ăn của lợn con không chỉ đáp ứng để sản xuất ra thực
phẩm an toàn cho cộng đồng mà cũng phải đáp ứng được mục đích nâng cao hiệu
quả chăn nuôi.
Các chi phí khi nuôi lợn con thí nghiệm trong giai đoạn từ 21 – 30 ngày
tuổi bao gồm chi con giống lúc 21 ngày tuổi, chi phí thức ăn, chi phí thuốc chữa
trị, vaccine, chi phí mua chế phẩm cho lợn con được tính theo giá tại thời điểm
đã chi tại trại.
Ước tính hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl vào khẩu phần ăn của lợn con giai đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi
giúp đánh giá được tác dụng của chế phẩm từ đó có thể khuyến cáo Công ty CJ
Vina Agri sử dụng chế phẩm với mức thích hợp trong khẩu phần lợn con nhằm
nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Kết quả tính toán hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm được chúng tôi
trình bày trong bảng 4.15.
51
Bảng 4.15. Hiệu quả bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đối với lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi (n=90)
ĐC
TN1 TN2 TN3
(0,1%
Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị (0,3% Axit (0,1% (0,15% Axit Lacdry
Colistine)
Lacdry) Butipearl) + 0,05% Butipearl)
Khối lượng lợn con 21 ngày tuổi kg/con 6,59 6,69 6,67 6,84
Khối lượng lợn con 30 ngày tuổi kg/con 7,48 7,75 7,58 7,91
Tăng khối lượng lợn con giai đoạn TN Kg/con/kỳ 0,89 1,06 0,91 1,07
Giá thành thức ăn VNĐ/kg TA 20.535 20.660 20.625 20.613
Hiệu quả sử dụng thức ăn kgTA/kgTT 1,34 1,26 1,32 1,13
Chi phí thức ăn/kg TT VNĐ/kgTT 27.517 26.031 27.225 23.923
Chi phí thức ăn trong giai đoạn TN VNĐ/con/kỳ 24.490 27.550 23.690 25.660
Chi phí thuốc chữa trị VNĐ/con 8.800 8.600 8.900 8.500
Chi phí vaccine VNĐ/con 3.600 3.600 3.600 3.600
Chi con giống lúc 21 ngày tuổi VNĐ/con 1.550.000 1.550.000 1.550.000 1.550.000
Tổng chi phí VNĐ/con 1.586.890 1.589.751 1.586.190 1.585.970
Tổng tiền bán lợn lúc 30 ngày tuổi VNĐ/con 1.728.000 1.756.000 1.730.000 1.796.000
Chênh lệch giữa thu và chi VNĐ/con 141.11 166.25 143.81 210.03
So sánh % 100 117,82 101,91 148,84
52
Từ kết quả ở bảng 4.15 ta thấy: chi phí vaccine và con giống có giá giống
nhau; chi phí thú y khác nhau là do tỷ lệ mắc tiêu chảy ở các lô là khác nhau. Giá
thành 1kg thức ăn giữa các công thức có sự khác nhau: cao nhất là lô TN1:
20.660 VNĐ/kg TĂ; sau đó đến lô TN2 là: 20.625 VNĐ/kg TĂ; tiếp đến là lô
TN3 là: 20.613 VNĐ/kg TĂ và thấp nhất là lô ĐC: 20.535 VNĐ/kg TĂ. Chi phí
thức ăn/kg TT cao nhất ở lô ĐC là: 27.517 VNĐ/kg TT, sau đó đến lô TN2 là:
27.225 VNĐ/kg TT, sau đó đến lô TN1 là: 26.031 VNĐ/kg TT, và thấp nhất ở lô
TN3 là: 23.923 VNĐ/kg TT. Mặt khác, tổng chi phí đầu vào gần tương đương
nhau, trong khi đó tổng tiền bán lợn thu về tại cùng một thời điểm ở lô TN1 và lô
TN3 cao hơn hẳn so với lô ĐC và lô TN2. Chênh lệch giữa thu và chi cao nhất ở
lô TN3 là 210.03 VNĐ/con; sau đó là lô TN1 166.25 VNĐ/con; tiếp là lô TN2 là
143.81 VNĐ/con và ở lô ĐC là thấp nhất 141.11 VNĐ/con. Như vậy, hiệu quả
chăn nuôi của các công thức thức ăn ở các lô TN cao hơn lô ĐC và đạt hiệu quả
cao nhất khi bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl, sau đó là 0,3% Axit
Lacdry. Riêng lô bổ sung thêm 0,1% Butipearl có lợi nhuận cao hơn lô ĐC
nhưng không đáng kể.
Ngoài ra, so sánh hiệu quả của việc bổ sung Axit Lacdry và Butipearl trong
thí nghiệm này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.6.
%
148,84
200 100 117,82 101,91
0
ĐC TN1 TN2 TN3
Lô thí nghiệm (lô)
Biểu đồ 4.6. So sánh hiệu quả của việc bổ sung Axit Lacdry và Butipearl
Nhìn vào biểu đồ 4.6 ta thấy lô bổ sung 0,3% chế phẩm Axit Lacdry và lô
bổ sung 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl vào thức ăn đã đem lại hiệu quả
chăn nuôi cao cho lợn con giai đoạn từ 21 – 30 ngày tuổi. Đặc biệt lô lợn thí
nghiệm được bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl cho hiệu quả chăn
nuôi cao nhất. Lô bổ sung 0,1% Butipearl cho hiệu quả không có ý nghĩa nhiều so
với lô ĐC.
53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ những kết quả thí nghiệm chúng tôi rút ra những kết luận chính như sau
1. Thành phần hoá học của một số nguyên liệu thức ăn có nhiều biến động.
Để sản xuất thức ăn cho lợn con từ 7 – 30 ngày tuổi chúng tôi lựa chọn các loại
nguyên liệu như: Ngô, khô đậu tương lên men, khô dầu đậu tương Achentina, bột
máu, whey cô đặc...có chất lượng tốt làm thức ăn thí nghiệm.
2. Sử dụng riêng rẽ chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, hay kết hợp cả 2 chế
phảm Axit Lacdry và Butipearl trong thức ăn cho lợn con đã ảnh hưởng tới khối
lượng của cơ thể lợn con sau cai sữa. Lô TN3 bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05%
Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ 7 – 30 ngày tuổi đã cho khối lượng cơ thể
lợn con lúc 30 ngày tuổi cao nhất (7,91 kg/con) và có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê (P < 0,05).
3. Sử dụng riêng rẽ chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, hay kết hợp cả 2 chế
phảm Axit Lacdry và Butipearl trong thức ăn cho lợn con đã ảnh hưởng tới hiệu
quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm. Lô TN3 bổ sung 0,15% Axit Lacdry
và 0,05% Butipearl có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất, giai đoạn từ 21 đến 30
ngày tuổi là 1,13kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
4. Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy thấp nhất ở lô thí nghiệm 3 theo 2 giai đoạn
lần lượt là: 21,21% và 16,67%.
5. Sử dụng các chế phẩm Axit Lacdry với mức bổ sung là 0,3%, và bổ sung
kết hợp 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl cho lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày
cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng sinh 0,1% Colistine.
5.2. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết luận của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số
kiến nghị
- Đề nghị sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp có bổ sung thêm 0,15% Axit
Lacdry + 0,05% Butipearl trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa đưa
vào sản xuất tại nhà máy để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh.
- Sử dụng chế phẩm Axit Lacdry kết hợp với Butipearl bổ sung trong
thức ăn cho lợn con từ 7 - 30 ngày.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bạch Quốc Thắng, Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú và Nguyễn Ngọc Thiện (2010).
Khảo sát một số đặc tính của vi khuẩn Lactobacillus trong điều kiện in vitro. Khoa
học Công nghệ kỹ thuật thú y, số XVII, số 6.
2. Đặng Minh Phước (2010). Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm acid hữu cơ,
probiotic, thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn heo con cai sữa. Luận văn
thạc sĩ nông nghiệp. tr. 10-15.
3. Đặng Xuân Bình (2003). Nghiên cứu chế tạo bột kháng thể lòng đỏ trứng gà (YP-99)
và hiệu quả điều trị tiêu chảy do E.coli ở lợn con theo mẹ. Báo cáo khoa học Chăn nuôi
Thú y 2003 – 2004. tr. 219 – 323.
4. Đinh Thị Nông (2002). Kỹ thuật chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
tr. 157 – 160.
5. Đỗ Thị Nga và Đặng Thúy Nhung (2013). Bổ sung chế phẩm Bacillus enzyme
(Probiotic) cho lợn con lai Landrace x Yorkshire từ tập ăn đến 56 ngày tuổi. Tạp chí
Khoa học công nghệ chăn nuôi. tr. 10 - 16.
6. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006). Giáo trình sinh lí vật nuôi. NXB Nông
Nghiệp, chương 7. tr. 2 – 7.
7. Lê Danh Thành (2015). Bổ sung chế phẩm kháng thể Ig-Guard Swine và Focus SW
12 trong khẩu phần ăn cho lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 33 ngày tuổi. Luận văn thạc
sĩ nông nghiệp 2015. tr. 17 – 20.
8. Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy (2003). Tác dụng của probiotic đến bệnh
tiêu chảy trên lợn con. tr. 34 - 35.
9. Nguyễn Quốc Đạt (2015). Sử dụng Kulactic cho lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 33
ngày tuổi tại Công ty TNHH lợn giống DABACO. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2015. tr. 17 - 18.
10. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007). Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 44, 51 – 52.
11. Phạm Duy Phẩm (2006). Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ
Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa đến 60
tuổi. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp 2006.
55
12. Phạm Quang Hùng, Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Liên và Nguyễn Thị Tú (2006).
Giáo trình chăn nuôi cơ bản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 139 - 140.
13. Phạm Tất Thắng và cs. (2001). Nghiên cứu sử dụng probiotic, axít hữu cơ, chế
phẩm thảo dược làm chất bổ sung thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn thịt.
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp 2001.
14. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, Bùi Văn Định và Bùi Thị Bích (2009). Nghiên cứu
thức ăn tập ăn để cai sữa sớm lợn con lai giống ngoại. tr. 7,8
15. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thế Tường (2010). Ảnh hưởng của mức
Lysine trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn con lai (Landrace và
Yorkshire) từ 7 – 28 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội, 8(1). tr. 90 - 97.
16. Trần Thị Dân (2006). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, tr. 107.
17. Trần Văn Hào, Phạm Tất Thắng, Lê Phạm Đại, Nguyễn Ngọc Thanh Yên (2009). Nghiên
cứu sử dụng kháng thể E. Coli phòng ngừa tiêu chảy trên heo con theo mẹ. tr. 1 - 7.
18. Trương Lăng (2003). Cai sữa sớm lợn con. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 30 - 37.
19. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh
Thị Nông (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 67 – 70.
20. Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005). Giáo trình chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Hà
Nội, chương 3.tr. 90 - 95.
21. Vũ Duy Giảng (2003). Những xu hướng mới sử dụng thức ăn bổ sung trong chăn
nuôi. Thức ăn chăn nuôi, số 1/2003, Hiệp Hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hà
Nội. tr. 11 – 13.
22. Vũ Duy Giảng (2008). Acid hữu cơ bổ sung vào thức ăn và những chú ý khi sử
dụng. Tạp chí KHKT Thức ăn chăn nuôi, số 6/2008, HH Thức ăn chăn nuôi Việt
Nam, Hà Nội. tr. 5.
Tài liệu Tiếng Anh
23. Bolduan G, Jung H, Schneider R, Block J & Klenke B (1988). Influence of
propionic – and formic acid on piglets, Journal of animal physiology and animal
nutrition. pp. 72 -78.
24. Braude R (1979). Why do where do this work? In: Current concepts of digestion
and absorption in pigs. Tech. Bull. No. 3. Nat. Inst. Res. Reading pp. 8–9.
25. Cole DJ , Beal RM and Luscombe JR (1968). The effect on performance and bacterial
flora of lactic acid, propionic acid, calcicum propionate and calcicum acrylate in the
drinking warter of weaned pigs. Veterinary Record. vol 10. pp. 459-464.
56
26. Eckel B., M. Kirchgessner and F. X. Roth (1992). Influence of formic acid on daily
weight gain, feed intake, feed conversion rate and digestibility: 1. Nutritive value of
organic acids in the rearing of piglets. J. Anim. Physiol. Nutr. vol. 67. pp. 93-100.
27. Eidelsburger U. Kirchgessner. M, and Roth. F. X (1992). Effects of formic acid,
Canxi-formate and Na-hydregen-carbonate on pH, dry matter, concentration of
cacbon acids and ammoniac in different parts of the gastrointestinal tract. 8th
communication: Studies on nutritive effects of organic acid in piglet rearing.
Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition. vol. 68. pp. 20-32.
28. Frape, D. L., V. C. Speer, V. W. Hays, and D. V. Catron (1959). The vitamin A
requirement of the young pig. J. Nutrition. vol 68. pp: 173-187.
29. Freitag M., Hensche. H. U., Schulte-Sienbeck. H. and Reichel. B (1998). Critical
review on the use of growth promoters in animal nutrition. Forschungsberichte des
Fachbereichs Agrarwirtschaft Soest der Universität Gesamthochschule Paderborn
vol. 8. pp. 100-161.
30. Gálfi, P. and Bokori, J. (1990). Feeding trial in pigs with a diet containing sodium
n-butyrate. Acta Veterinaria Hungarica. vol 38. pp. 3 - 17.
31. Kirchgessner M and Gedek (1992). Influence of formic acid, calciumformate and
sodiumhydrogencarbonate on the microflora in different segments of gastrointestinal
tract, Investigations about the nutritive efficacy of arganic 73 acids in rearing of piglets.
Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition. pp. 73 - 81
32. Kirsi H. Partanen and Zdzislaw Mroz (1999). Organic acids for performance
enhancement in pig diets, Nutrition Research Reviews, Institute for Animal Science
and Health, The Netherlands, pp: 34,35.
33. Mathew AG, Sutton AL, Scheidt AB, Forsyth DM, Patterson JA, Kelly DT (1991).
Effects of a propionic acid containing feed additive on performance and intestinal
microbial fermentation of the weanling pigs. Proceedings of the 6th International
Symposium on the Digestive Physiology in Pigs PUDOC; Wageningen, The
Netherlands. 1991. pp. 464–469.
34. Miller E.R, D. A. Schmidt, J. A. Hoefer, and R. W. Luecke (1955). The thiamine
requirement of the baby pig. J. Nutr. vol 56. pp. 423-430.
35. Miller E. R,. D. A. Ullrey, C. L. Zutant, B. V. Baltzer, D. A. Schmidt, B. H. Vincent,
J. A. Hoefer and R. W. Luecke (1964). Vitamin D2 requirement of the baby pig.
Journal of Nutrition. pp. 140 – 148.
36. Miller B. G., T. J. Newby, C. R. Stokets, D.J. Hampson and F.J. Bourne (1984). The
importance of dietary antigen in the cause of post-weaning diarrhoea in pigs.
Journal of Animal Science. pp. 1730 - 1733.
57
37. Mroz, Z; Partanen, Kirsi H.; Zdzislaw (1999). Organic acids for performance
enhancement in pig diets, Nutrition Research Reviews vol.12. pp. 45 – 49.
38. Roth F. X., B. Eckel, M. Kirchgessner and U. Eidelsburger (1992). Influence of
formic acid on pH value, dry matter, concentration of volatile fatty acids and lactic
acid in the gastrointestinal tract: 3. Communication: Investigations about the
nutritive efficacy of organic acids in the rearing of piglets. J. Anim. Physiol. Nutr.
vol 67.pp. 148.
39. Sheffy B. E, N. Drouliscos, J. K. Lossli, and J. P. Willman (1954). Vitamin A
requirement of baby pigs. Journal of Animal Science vol.13. pp. 999.
40. Thaela M. J., M. S. Jensen, S. G. Pierzynowski, S. Jakob and B. B. Jensen (1998).
Effect of lactic acid supplementation on pancreatic secretion in pigs after weaning.
J. Anim. Feed Sci. vol.7(suppl. 1). pp.181-183.
Tài liệu internet
41. CTC (2011). Phòng tiêu chảy hiệu quả trên heo con với kháng thể IgY của IgOne-S.
Truy cập ngày 12/11/2015 tại
g-tieu-chay-hieu-qua-tren-heo-con-voi-khang-the-igy-cua-igone_s--pr&-101-vent-
scour-in-piglet-by-igy-of-igone_s.html.
42. Đinh Xuân Phát (2013). Quản lý chương trình cho ăn và nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
trên heo con. Truy cập ngày 3/2/2016 tại
an-va-nhu-cau-dinh-duong-khuyen-nghi-tren-heo-con-phan-6.html.
43. Heo team (2010). Tăng trưởng của heo cai sữa. Truy cập ngày 15/7/2015 tại
=tang-truong-cua-heo-cai-sua--growth-of-weaner.html.
44. Provimi (2016). 4 yếu tố cốt lõi cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con cai sữa.
Truy cập ngày 10/3/2016 tại
suc-khoe-duong-ruot-cua-heo-con-cai-sua/
45. Trần Văn Hào (2012). Nghiên cứu một số biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy do
Ecoli trên heo con. Truy cập ngày 15/11/2015 tại
muc/Nghien-cuu-mot-so-bien-phap-phong-tri-benh-tieu-chay-do-Ecoli-tren-heo-
con-1923.html.
46. Vũ Duy Giảng (2009). Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi. Truy cập
ngày 10/10/2015 tại
nuoi-post42831.html.
58
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trong thí nghiệm
Hình 1: Lợn con 7 ngày tuổi lô Hình 2: Cân lợn con 7 ngày tuổi
TN1 (bổ sung 0,3% Axit Lacdry) ở lô TN3 (bổ sung 0,15% Axit
Lacdry + 0,05% Butipearl)
Hình 4: Lợn con 7 ngày tuổi ở lô ĐC Hình 4: Lợn con 7 ngày tuổi ở lô
TN2 (bổ sung 0,1% Butipearl)
59
Hình 5: Lợn con 21 ngày tuổi ở lô Hình 6: Cân lợn 14 ngày tuổi ở lô TN1
TN1 (bổ sung 0,3% Axit Lacdry) (bổ sung 0,3% Axit Lacdry)
Hình 7: Lợn con 21 ngày tuổi lô ĐC Hình 8: Lợn con 30 ngày tuổi lô
TN2 (bổ sung 0,1% Butipearl)
60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_bo_sung_che_pham_axit_lacdry_va_butipearl_trong_khau.pdf