Đề tài Ảnh hưởng của việc bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và mức độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò thịt

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN THÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TANIN TỪ PHỤ PHẨM CHÈ XANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MỨC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ DẠ CỎ CỦA BÒ THỊT Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dan khoa học: 1. TS. Chu Mạnh Thắng 2. PGS.TS. Mai Thị Thơm NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày

pdf72 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và mức độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò thịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thành i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Chu Mạnh Thắng – Viện Chăn nuôi và PGS.TS Mai Thị Thơm - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Hiệp - bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa đã giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích, xử lý số liệu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Viện chăn nuôi, đơn vị chủ trì đề tài Độc lập cấp Nhà nước (Mã số ĐTĐL.2012-G/04) đã tạo điều kiện về kinh phí để triển khai đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn đến ông Nguyễn Văn Sơn - chủ trang trại chăn nuôi bò thịt tại thôn Đông Chi, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thành ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract .................................................................................................................. ix Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Đặc điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại ............................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm của dạ dày kép .................................................................................... 3 2.1.2. Hệ sinh thái dạ cỏ ............................................................................................... 4 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần ở GSNL ..................... 9 2.2. Cơ chế sản sinh mêtan từ dạ cỏ ở gia súc nhai lại ............................................ 10 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh khí ch4 trong môi trường dạ cỏ ................ 12 2.4. Nguyên tắc và định hướng giảm thiểu khí mêtan trong dạ cỏ .......................... 14 2.4.1. Giảm thiểu CH4 từ chăn nuôi gia súc nhai lại thông qua dinh dưỡng .............. 15 2.4.2. Giảm thiểu khí mêtan từ chăn nuôi gia súc nhai lại thông qua nâng cao sức khỏe, khả năng sinh sản và quản lý ............................................................ 18 2.4.3. Sử dụng kháng sinh và kiểm soát sinh học ....................................................... 18 2.4.4. Nâng cao năng suất ........................................................................................... 20 2.5. Ảnh hưởng của tanin đến thu nhận thức ăn, tiêu hóa và sự lên men thức ăn trong dạ cỏ ........................................................................................... 20 2.6. Một số đặc điểm và tính chất của chè xanh ...................................................... 23 2.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát thải khí mêtan trong chăn nuôi ................................................................................................. 27 2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 27 2.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 28 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 30 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 30 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 30 iii 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30 3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin đến thu nhận, tiêu hóa của bò .......... 30 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung tanin đến khả năng tăng khối lượng của bò ................................................................................................................ 30 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin đến sự phát thải mêtan từ dạ cỏ .................................................................................................................. 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 31 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được sử dụng ........................................................ 32 3.4.3. Phương pháp xác định lượng mêtan thải ra ...................................................... 34 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 36 4.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm ....................................... 36 4.2. Lượng thu nhận thức ăn của bò thí nghiệm ...................................................... 37 4.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần ........................................... 39 4.4. Lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa ................................................................ 40 4.5. Khả năng tăng khối lượng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ............................. 42 4.6. Mức độ phát thải khí mêtan .............................................................................. 44 4.7. Cường độ phát thải khí mêtan theo lượng dinh dưỡng thu nhận và khả năng tăng trọng .......................................................................................... 46 4.8. Cường độ phát thải khí mêtan theo lượng chất dinh dưỡng tiêu hóa ............... 48 4.9. Ước lượng lượng năng lượng mất đi qua phát thải khí mêtan .......................... 49 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 51 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 51 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 52 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 53 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ADF Xơ không tan trong môi trường axit Ash Tro thô ATP Chất mang năng lượng AXBBH Axit béo bay hơi CF Xơ thô CHC Chất hữu cơ CRBD Mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn CTs Tanin ngưng tụ DM Vật chất khô ĐC Đối chứng GE Năng lượng thô GSNL Gia súc nhai lại GTDD Giá trị dinh dưỡng KHKT Khoa học kỹ thuật KL Khối lượng KP Khẩu phần LĐC Lô đối chứng LTN Lô thí nghiệm ME Năng lượng trao đổi Mean Số trung bình NDF Xơ không tan trong môi trường trung tính OM Chất hữu cơ SD Độ lệch chuẩn TN Thí nghiệm VCK Vật chất khô VFAs Axit béo bay hơi VK Vi khuẩn VSV Vi sinh vật BW Khối lượng cơ thể v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần đặc trưng của các chất khí trong dạ cỏ ................................. 10 Bảng 2.2. Dạng catechin hàm lượng .......................................................................... 24 Bảng 2.3. Hàm lượng và thành phần catechin trong búp chè..................................... 24 Bảng 2.4. Hàm lượng tanin ở các loại lá chè ............................................................ 25 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 32 Bảng 4.2. Lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng thu nhận ....................................... 38 Bảng 4.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần .................................... 39 Bảng 4.4. Lượng các chất dinh dưỡng tiêu hoá .......................................................... 41 Bảng 4.5. Sự thay đổi khối lượng bò .......................................................................... 42 Bảng 4.6. Mức độ phát thải khí mêtan ....................................................................... 44 Bảng 4.7. Cường độ phát thải khí mêtan theo lượng chất dinh dưỡng thu nhận ....... 47 Bảng 4.8. Cường độ phát thải khí mêtan theo lượng chất dinh dưỡng tiêu hóa ......... 48 Bảng 4.9. Ước lượng lượng năng lượng mất đi qua phát thải khí mêtan ................... 49 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của tanin đến tăng khối lượng của bò .................................... 43 Biểu đồ 4.2. Lượng protein tiêu hóa và tăng khối lượng của bò thí nghiệm ................. 44 Biểu đồ 4.3. Tổng lượng khí mêtan thải ra từ dạ cỏ bò thịt ............................................ 45 Biểu đồ 4.4. Cường độ phát thải khí metan từ dạ cỏ của bò thịt .................................... 47 Biểu đồ 4.5. Ước lượng lượng năng lượng mất đi qua phát thải khí mêtan ................... 50 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Văn Thành Tên Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và mức độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò thịt. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được mức bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh thích hợp vào khẩu phần ăn cho bò thịt đảm bảo năng suất, hiệu quả chăn nuôi, đồng thời giảm thiểu mức độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ. Phương pháp nghiên cứu Hai mươi tư bò thịt lai (Brahman x Laisind) giai đoạn sinh trưởng có khối lượng trung bình từ 235-247 kg được bố trí trong thí nghiệm một nhân tố theo mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRBD) với 6 lần lặp lại. Khẩu phần thí nghiệm được bổ sung tanin ở mức 0,0; 0,3, 0,5 và 0,7 % tính theo vật chất khô thu nhận của khẩu phần. Bò thí nghiệm được chăm sóc và nuôi dưỡng theo điều kiện chăn nuôi truyền thống tại trang trại ở Lệ Chi - Gia Lâm – Hà Nội. Kết quả chính và kết luận Qua kết quả nghiên cứu cho thấy lượng vật chất khô thu nhận, năng lượng trao đổi (ME) thu nhận và protein thô (CP) thu nhận đã được cải thiện khi bổ sung tanin vào khẩu phần nuôi bò, tuy nhiên tỷ lệ tiêu hóa khẩu phần có xu hướng giảm khi tăng mức bổ sung lên 0,7% tanin. Việc bổ sung tanin vào khẩu phần ăn làm tăng khối lượng cơ thể. Bên cạnh đó, bổ sung tanin vào khẩu phần ở mức 0,3; 0,5 và 0,7% đã làm giảm tổng phát thải khí mêtan (l/ ngày) tương ứng là 6,87%, 13,97% và 7,34% và cường độ phát thải khí mêtan (l/kgVCK) tương ứng giảm 13,06%, 20,35% và 4,97%. Việc bổ sung tanin vào khẩu phần thí nghiệm đã làm giảm năng lượng mất đi qua phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò là 15,2%; 23,2% và 12,5% tương ứng ở các mức bổ sung 0,3%, 0,5% và 0,7% tanin từ phụ phẩm chè xanh so với lô đối chứng. Dựa trên cơ sở nghiên cứu này có thể kết luận rằng sử dụng mức bổ sung tanin 0,5% là có hiệu quả nhất. viii THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Van Thanh Thesis title: Assessing the effect of tannin from green tea (Camellia sinensis) supplementation levels on the productivity, feed efficency and rumen methane emission in beef cattle. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The experiment is conducted to determine the effect of tannin from green tea (Camellia sinensis) supplementation levels suited to diet for beef cattle ensure productivity and efficiency of livestock production, while minimizing methane emissions levels from the rumen. Materials and Methods Twenty four, crossbred growing beef cattle with initial body weight of 235-247 kg were randomly assigned according to a Completely Randomized Block Design. The dietary treatments were tannin supplementation at 0.0; 0.3, 0.5 and 0.7% on dry matter basis intake. All animals were fed with traditional diets in Le Chi - Gia Lam – Ha Noi. Main findings and conclusions It was found that dry matter, metabolism energy (ME) and crude protein (CP) intake were increased with the levels of tannin supplementation and slightly reduced of digestibility at level of 0.7%. The tannin supplementation also increasd of daily weight gain of growing cattle. Moreover, differences levels of tannin tended to decrease total methane emission (l/day) by 6.87%, 13.97%, 7.34%, respectively, with enhancing levels of tannin supplementation and lower 13.06%, 20.35%, 4.97%, respectively when compared with the control. When compared with the control, the lower of 15.2%; 23.2% and 12.5% of energy lose from methane production were observed in the groups fed 0.3%, 0.5% và 0.7% tannin from green tea, respectively. This suggests that the use of 0.5% tannin from Camellia sinensis could improve the growth rate of cattle while decreased enteric methane production and energy loss. ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành QĐ số 3119 ngày 16/12/2011 về việc phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Một trong những mục tiêu của đề án là giảm phát thải khí nhà kính 20% đến năm 2020. Vấn đề này càng trở lên nóng hơn khi Hội nghị về chống biến đổi khí hậu được tổ chức tại Pari Pháp vào tháng 12/2015 với sự tham dự của hơn 200 quốc gia bàn về các giải pháp giảm khí phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể các vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua đang là những vấn đề bức xúc, được xã hội quan tâm. Với địa hình đa dạng, đường bờ biển dài và các đồng bằng sông rộng lớn, hoạt động nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi của khí hậu đi cùng các thiên tai như bão, lụt, hạn hán. Từ năm 1994 đến 2015, theo thống kê Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu. Động vật nhai lại (bò thịt, bò sữa, dê, cừu) đóng góp chính vào việc tạo ra CH4 do khí này là sản phẩm tạo ra trong quá trình lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ để phân giải thức ăn cho gia súc nhai lại. Trong hoạt động chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Moss et al. (2000) cho rằng khoảng 30% khí CH4 phát thải ra môi trường từ hoạt động vi sinh vật dạ cỏ. Roos (2001) cũng cho rằng mức độ phát thải từ quá trình lên men dạ cỏ chiếm 28% tính theo tổng lượng khí CH4 thải ra bầu khí quyển. Hàng năm chăn nuôi gia súc nhai lại ước tính sản sinh ra khoảng 86 triệu tấn CH4/năm (Steinfeld et al., 2006). Để giảm CH4 ở dạ cỏ cần tìm cách giảm sự tạo ra hydro, ngăn chặn và hạn chế sự hoạt động của nhóm vi khuẩn sinh CH4, đưa hydro vào các sản phẩm trao đổi chất khác hoặc hạn chế sự hoạt động của nhóm protozoa (O’Mara et al., 2008). Giảm thiểu mêtan phải đi liền với con đường trao đổi chất tiêu thụ hydro để tránh hiệu quả tiêu cực khi có quá nhiều hydro trong dạ cỏ (Martin et al., 2008). Một trong những hướng nghiên cứu đang được quan tâm hiện nay là bổ 1 sung các chất chiết có nguồn gốc thực vật (dầu, saponin, tanin...), vừa có tác dụng giảm thiểu lượng khí phát thải trong dạ cỏ, vừa đảm bảo sức khỏe cho con vật và con người. Cây chè (Camellia sinensis) là một loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở Việt Nam. Thân và lá cây chè không những có hàm lượng protein thô cao (24% tính theo VCK) mà còn giàu các hợp chất thực vật thứ cấp như tanin (17,6% tính theo VCK) (Ramdani et a.,. 2013). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tanin là hợp chất của thực vật có tác dụng ức chế hoạt động của các nhóm vi khuẩn sinh khí mêtan, ức chế hoạt động của protozoa và do đó có tác dụng giảm thiểu sự phát thải khí mêtan từ gia súc nhai lại (Huang et al., 2010; Mao et al., 2010, Puchala et al., 2012). Tác giả Jayanegara et al. (2012) đã phân tích một cách có hệ thống 15 thí nghiệm in vitro và 15 thí nghiệm in vivo đánh giá ảnh hưởng của các mức tanin (chủ yếu ở mức 0 – 2,3%), các nguồn và các cách bổ sung tanin khác nhau vào khẩu phần đến lượng phát thải khí mêtan từ gia súc nhai lại và chỉ ra rằng mức bổ sung tanin luôn tỷ lệ nghịch với cường độ phát thải khí mêtan. Bột phụ phẩm chè xanh là vụn của lá chè xanh thừa ra trong quá trình sao chè. Ở Việt Nam, bột phụ phẩm chè xanh khá phổ biến, có thể tận thu ở Thái Nguyên, Mộc Châu, Phú Thọ.... Hiện nay, nghiên cứu về việc sử dụng phụ phẩm chè xanh bổ sung vào khẩu phần ăn của bò còn hạn chế. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh đến khả năng sản xuất và phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò thịt. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định được mức bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh thích hợp vào khẩu phần ăn cho bò thịt đảm bảo năng suất, hiệu quả chăn nuôi, đồng thời giảm thiểu mức độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học góp phần cho phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khuyến cáo các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi bò. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 2.1.1. Đặc điểm của dạ dày kép Hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi: 3 túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) còn túi thứ 4 gọi là dạ múi khế. Dạ cỏ Dạ tổ ong Dạ lá sách Dạ múi khế Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo dạ dày kép của bò - Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái xoang bụng, từ cơ hoành đến xoang chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85%–92% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hóa, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi được nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn được lên men bởi hệ vi sinh vật cộng sinh nơi đây. Chất chứa trung bình trong dạ cỏ có khoảng 850–930g nước/kg nhưng tồn tại ở hai tầng: tầng lỏng ở phía dưới chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn, lơ lửng trong đó và tầng trên khô hơn chứa nhiều thức ăn kích thước lớn. Ngoài chức năng lên men dạ cỏ còn có vai trò hấp thu. Các axit béo bay hơi (AXBBH) sinh ra từ quá trình lên men vi sinh vật được hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối vi sinh vật cùng với những tiểu phần thức ăn có kích thước bé (<1mm) sẽ đi xuống dạ múi khế và ruột để được tiêu hóa tiếp bởi men của đường tiêu hóa. 3 - Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc được cấu tạo trông giống như tổ ong và có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như dạ cỏ. - Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước cùng các ion Na+, K+, hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chất đi qua. - Dạ múi khế có hệ thống tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như dạ dày của gia súc dạ dày đơn, tức là tiêu hóa thức ăn bằng dịch vị (chứa HCl và men pepsin). - Rãnh thực quản là phần kéo dài của thực quản gồm có đáy và hai mép khi khép lại sẽ tạo thành một cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Đối với gia súc non bú sữa thì dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển, sữa sau khi xuống qua thực quản được dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản này. Ở bò trưởng thành dạ cỏ và dạ tổ ong phát triển còn rãnh thực quản không hoạt động. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường cả thức ăn và nước uống đều được đổ vào tiền đình dạ cỏ. 2.1.2. Hệ sinh thái dạ cỏ  Môi trường sinh thái dạ cỏ Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các sản phẩm trao đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào qua vách dạ cỏ. Đây là một hệ sinh thái rất phức hợp trong đó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh vật và vật chủ. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật (VSV) yếm khí sống và phát triển. Đáp lại, VSV dạ cỏ đóng góp vai trò rất quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của vật chủ, đặc biệt là nhờ chúng có các enzyme phân giải liên kết β-glucosid của xơ trong vách tế bào thực vật của thức ăn và có khả năng tổng hợp đại phân tử protein từ ammonia (NH3). Ngoài dinh dưỡng môi trường dạ cỏ có những đặc điểm thiết yếu cho sự lên men của vi sinh vật cộng sinh như sau: độ ẩm cao (85-90%), pH trong khoảng 6,4-7,0; nhiệt độ khá ổn định (38–42oC), áp suất thẩm thấu ổn định và là môi trường yếm khí (nồng độ ôxy <1%). 4 Có một số cơ chế để đảm bảo duy trì ổn định các điều kiện của môi trường lên men liên tục này. Nước bọt đổ vào dạ cỏ liên tục giúp duy trì độ ẩm của môi trường lên men. Muối phosphate và carbonat tiết qua nước bọt có tác dụng đệm đồng thời với sự hấp thu nhanh chóng axit béo bay hơi và ammonia qua vách dạ cỏ làm cho pH dịch dạ cỏ tương đối ổn định. Khí ôxy nuốt vào theo thức ăn nhanh chóng được sử dụng nên môi trường yếm khí luôn luôn được duy trì. Áp suất thẩm thấu của dịch dạ cỏ được duy trì tương tự như áp suất thẩm thấu của máu nhờ có sự trao đổi ion qua vách dạ cỏ. Có sự chế tiết qua vách dạ cỏ những chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển và hấp thu vào máu những sản phẩm lên men sinh ra trong dạ cỏ (axit béo bay hơi). Các chất khí (chủ yếu là CO2 và CH4) là phụ phẩm trao đổi cuối cùng của quá trình lên men dạ cỏ cũng được thải ra ngoài thông qua quá trình ợ hơi. Thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh vật công phá. Hơn nữa, trong dạ cỏ các chất chứa luôn luôn được nhào trộn bởi sự co bóp của vách dạ cỏ, phần thức ăn không lên men thường xuyên được giải phóng ra khỏi dạ cỏ xuống phần dưới của đường tiêu hóa và các cơ chất mới được nạp vào thông qua thức ăn, nhờ vậy dòng dinh dưỡng được liên tục lưu thông. Sự vận chuyển các sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ và nạp mới cơ chất có ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và nhờ đó mà dạ cỏ trở thành một môi trường lên men liên tục. Sinh khối VSV được chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hóa cùng với khối dưỡng chấp còn lại sau lên men làm cho số lượng của chúng được duy trì ở mức khá ổn định.  Hệ vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp và được gọi chung là vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có ba nhóm chính là vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh (protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn có mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần thức ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng. - Vi khuẩn (bacteria) Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù chúng được nuôi tách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn 5 chiếm số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hóa xơ. Theo công bố của Hungate (1941) những công trình nghiên cứu đầu tiên về VSV dạ cỏ, đến nay đã có hơn 200 loài vi khuẩn dạ cỏ đã được mô tả. Tổng số vi khuẩn dạ cỏ thường vào khoảng 109–1010 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 25-30%, còn lại bám vào thức ăn, biểu mô và protozoa. Sau đây là các nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính : + Vi khuẩn phân giải xenluloza. Đây là nhóm vi khuẩn có số lượng rất lớn trong dạ cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenluloza. Những vi khuẩn quan trọng nhất là: Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus albus, Cillobacterium cellulosovens. + Vi khuẩn phân giải hemixenluloza. Hemixenluloza khác xenluloza là chứa cả đường pentoza và hexoza và thường cũng chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả năng thủy phân xenluloza thì cũng có khả năng sử dụng hemixenluloza. Tuy nhiên không phải tất cả có khả năng sử dụng hemixenluloza đều có khả năng thủy phân xenluloza. Một số loài sử dụng hemixenluloza như Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus và Bacteroides ruminicola. + Vi khuẩn phân giải đường. Hầu hết các vi khuẩn sử dụng được các loại polysaccharide nói trên thì cũng sử dụng được đường disaccharide và monosaccharide. Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira multiparus, Selenomonas ruminantium đều có khả năng sử dụng tốt các hydratcacbon này. + Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ. Hầu hết các vi khuẩn đều có khả năng sử dụng axit lactic mặc dù lượng axit này trong dạ cỏ thường không đáng kể trừ trong những trường hợp đặc biệt. Một số có thể sử dụng axit succinic, malic, fumaric, formic hay acetic. Những loài sử dụng lactic là Veillonella gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii, Propioni bacterium và Selenomonas lactilytica. + Vi khuẩn phân giải protein. Sự phân giải protein và axit amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa amoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, đồng thời với một số vi khuẩn đòi hỏi hay được kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valin, leucine và isoleucine. Như vậy cần phải có một lượng protein 6 được phân giải trong dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu VSV dạ cỏ. Trong số những loài sinh amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất. + Vi khuẩn tạo mêtan. Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm, cho nên thông tin về nhóm VSV này rất hạn chế. Các loài vi khuẩn thuộc nhóm này gồm Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum. + Vi khuẩn tổng hợp vitamin. Nhiều loại vi khuẩn trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp được các loại vitamin nhóm B và vitamin nhóm K. - Động vật nguyên sinh (protozoa) Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trước không có protozoa. Protozoa không thích ứng với môi trường bên ngoài và bị chết rất nhanh. Trong dạ cỏ protozoa có số lượng vào khoảng 105–106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn nhưng kích thước lớn hơn nên có thể tương đương về sinh khối. Có hơn 100 loài protozoa đã được xác định. Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khá đặc thù. Protozoa trong dạ cỏ là các loại ciliate thuộc hai họ khác nhau gồm họ Isotrichidae có cơ thể rỗng được phủ các tiêm mao, và họ Ophryoscolecidae gồm nhiều loại khác nhau về kích thước, hình thái và diện mạo. Protozoa có một số tác dụng sau: + Tiêu hóa tinh bột và đường. Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phân giải xenluloza nhưng cơ chất chính vẫn là đường và tinh bột vì thế khi gia súc ăn khẩu phần có nhiều đường và tinh bột thì số lượng protozoa tăng lên. + Xé rách màng tế bào thực vật. Tác dụng này có được thông qua tác động cơ học và làm tăng diện... glucose và một nhóm chất khác, thường là một phức hợp của axit phenolic hoặc axit oxyphenolic. Nếu đem thủy phân ra ta thu được đường glucose và các axit gallic và m - digallic, gọi là "gallotanins". Ngoài ra, người ta còn biết có một loại tanin khác gọi là "ellagitanins" nếu cắt liên kết ra ta thu được chất axit ellagic. Tanin trong thực vật được chia làm 2 loại: một loại tanin có khả năng thủy phân gọi là tanin dễ hòa tan (HTs) và một loại không có khả năng thủy phân gọi là tanin ngưng tụ (CTs). Tanin đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng động vật nói chung và trong dinh dưỡng gia súc nhai lại nói riêng. Khi gia súc nhai thức ăn có chứa tanin, phức hợp tanin-protein sẽ tạo thành phức hợp này ổn định trong môi trường dạ cỏ nhưng chúng sẽ bị phân tách trong dạ múi khế và phần trước của tá tràng nơi có pH thấp. Quá trình này bảo vệ protein chống lại sự phân giải của vi khuẩn và làm tăng tỷ lệ các axit amin có trong thức ăn thoát qua khỏi dạ cỏ (Waghorn, 1990). Tuy nhiên, tanin làm giảm tính ngon miệng của thức ăn và có thể trở thành chất kháng dinh dưỡng trong dạ cỏ. Tanin có ảnh hưởng bất lợi trong quá trình lên men dạ cỏ và tiêu hóa thức ăn. Một số nghiên cứu cho rằng tanin tách chiết và các cây chứa tanin làm giảm tỷ lệ tiêu hóa trong in vitro (Bhatta et al., 2009; Patra et al., 2006). Khi trong khẩu phần ăn có hàm lượng tanin trên 5% VCK thì sẽ làm giảm lượng thu nhận thức ăn, tỷ lệ tiêu hoá xơ trong dạ cỏ, thậm chí giảm tiêu hoá cả protein, làm mất hoạt các enzyme tiêu hóa (McNaughton, 1987). Đối với các thức ăn chứa tanin, việc ức chế quá trình sinh mêtan chủ yếu là do tanin ngưng tụ (CTs) (Martin et al., 2008). Có hai cơ chế về hoạt động của tanin (Tavendale et al., 2005) đó là tanin ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành mêtan và ảnh hưởng gián tiếp đến giảm tạo ra hydro do tỷ lệ phân giải thức ăn ở 20 dạ cỏ thấp hơn. Tanin trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại làm giảm mêtan thông qua việc ức chế trực tiếp hoạt động của các vi khuẩn sản sinh mêtan, đồng thời tác động gián tiếp đến việc hình thành mêtan trong dạ cỏ bằng cách ngăn cản sự phát triển của protozoa và các vi sinh vật khác sản sinh khí hydro (Patra, 2010; Tavendale et al., 2005). Tanin ở tỷ lệ cao hơn 5% trong khẩu phần có thể gây ảnh hưởng xấu đến thu nhận thức ăn trong khi tỷ lệ tanin thấp hơn không ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn của động vật nhai lại. Ở tỷ lệ tanin cao sẽ làm giảm tính ngon miệng của khẩu phần, giảm tỷ lệ tiêu hóa trong dạ cỏ và phát triển ác cảm có điều kiện (Mueller Harvey, 2006). Hơn thế nữa, tương tác giữa tanin và khẩu phần ăn cũng có thể ảnh hưởng đến sự thu nhận thức ăn tự nguyện. Ví dụ như Quebracho tanin (8,93% VCK) giảm thu nhận thức ăn ở cừu cho ăn đậu tằm tươi so với cừu cho ăn cùng phẩu phần đó mà không có tanin (768 so với 956 g/ngày), trong khi đó tanin không ảnh hưởng đến thu nhận vật chất khô ở cừu cho ăn khẩu phần cơ sở thức ăn tinh. Tanin ức chế hoạt động của vi sinh vật trong dạ cỏ, từ đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự lên men trong dạ cỏ và sự tiêu hóa thức ăn. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết suất của tanin hoặc các thực vật có chứa tanin làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn trong cả môi trường in vitro (Patra et al., 2006; Bhatta et al., 2009) và in vivo (Grainger et al., 2009). Thường các kết quả cho rằng tỷ lệ tanin cao hơn 5% trong khẩu phần có ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng dinh dưỡng và sức sản xuất của động vật, nhưng ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào loại tanin (Waghorn, 2008). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng tiêu hóa không bị ảnh hưởng bởi tanin ví dụ như ethanol chiết suất từ Terminalia belerica (Patra et al., 2006), Quebrachotanins (Bhatta et al., 2009), Biophytum petersianum, Acacia magnum và Jatropa curcas nhưng khí mêtan sinh ra bị giảm đi. Việc giảm khả năng phân giải protein trong dạ cỏ gây ra là do phức hợp tanin- protein ngăn cản protein được phân giải bởi vi sinh vật dạ cỏ, điều mà cần thiết để sử dụng được protein đó (Muelle Harvey, 2006). Tuy nhiên, tanin phát huy hoạt động ức chế vi sinh vật bao gồm cellulolytic và nấm thông qua việc ức chế sự phát triển của chúng, thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng chất xơ. Đề xuất được đưa ra là ở mức tanin cao trong khẩu phần, cao đến mức sau khi hấp thụ hết protein vẫn còn tanin, có thể làm giảm khả năng tiêu hóa xơ thông qua việc tạo phức với lignocellulose do đó ngăn cản sự phân giải thức ăn của vi sinh vật hoặc bằng cách trực tiếp ức chế hệ vi sinh vật phân giải xơ và hoạt động của men phân giải xơ hoặc cả hai. Một ảnh hưởng có lợi khác của 21 tanin được báo cáo đó là do sự bảo vệ protein khỏi sự phân giải trong dạ cỏ nên đã làm tăng nguồn protein metaboliza đưa đến tá tràng, ngăn chặn hiện tượng chướng hơi dạ cỏ và làm tăng nồng độ axit linoleic liên hợp trong sản phẩm của động vật nhai lại (Waghorn, 2008; Mueller Harver, 2006). Nhìn chung, tanin có thể làm giảm lượng khí mêtan sinh ra thông qua việc làm giảm số lượng protozoa và giảm sự phân giải xơ phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của tanin và loại vi sinh vật sinh khí mêtan. Tanin ở nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn và sự lên men ở dạ cỏ. Do đó, xem xét để đưa ra một tỷ lệ tanin thích hợp là rất quan trọng, để có thể làm giảm khí mêtan mà không ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của dạ cỏ. Ảnh hưởng của tanin trong thức ăn đến lượng mêtan thải ra có thể là do tanin ảnh hưởng trực tiếp đến các vi khuẩn hình thành khí mêtan hoặc do ảnh hưởng gián tiếp đến quần thể protozoa, vi khuẩn phân giải xơ trong dạ cỏ và do đó làm giảm nguồn cung cấp hydro cho quá trình hình thành mêtan trong dạ cỏ. Nghiên cứu của Makkar et al. (1995) cho thấy khi gia súc ăn khẩu phần có chứa tanin của cây mẻ rìu thì tổng số protozoa trong dạ cỏ giảm đi đáng kể. Các loài cây nhiệt đới chứa nhiều tanin như Lotus pedunculatus khi sử dụng trong khẩu phần đã làm giảm tới 30% lượng mêtan thải ra (Waghorn et al., 2002; Woodward et al., 2004) và có thể thay thế các loại thức ăn thô khác trong khẩu phần. Từ các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học kết luận rằng có nhiều loại cây giàu tanin bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại có thể làm giảm thải khí mêtan trong cả hai điều kiện in vitro và in vivo. Trong điều kiện in vitro, khi bổ sung 20% Biophytum petersianum (có 4,3% tanin) và Sesbania grandiflora (có 1,9% tanin) vào chất nền đã làm giảm lần lượt từ 17–25% và 9,2-10,3% lượng mêtan thải ra mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa chất khô (Hariadi and Santoso, 2010). Trong điều kiện in vivo, Grainger et al. (2009) đã bổ sung hai mức tanin (8,6 và 14,6 g/kg VCK thu nhận) được tách chiết từ Acacia mearnsii vào khẩu phần của bò sữa chăn thả ăn 4,5 kg thức ăn tinh. Kết quả cho thấy việc bổ sung này đã làm giảm thiểu 11,5 và 28% mêtan thải ra, nhưng cũng làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần. Như vậy, tanin có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tùy thuộc nguồn và tỷ lệ bổ sung vào khẩu phần. Điều quan trọng chúng ta phải nghiên cứu đề tìm ra được nguồn và tỷ lệ bổ sung thích hợp để làm giảm lượng mêtan sản sinh ra nhưng lại không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong dạ cỏ và tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần. 22 2.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHÈ XANH Cây chè xanh tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae. Từ lâu con người đã nhận biết được tính ưu việt và tính đa chức năng của loại cây này. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các đặc tính của cây trà và chỉ ra hai đặc tính sinh học tiêu biểu của trà là đặc tính chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn. Chè xanh xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thành phần sinh hóa của chè biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch... Trên cơ sở nắm được những đặc điểm chủ yếu về mặt sinh hóa của nguyên liệu sẽ đặt cơ sở cho một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao sản lượng đồng thời giữ vững và nâng cao chất lượng của chè. Những thành phần sinh hóa chủ yếu trong búp chè gồm có: a) Tanin Tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất chè. Tanin còn gọi chung là hợp chất fenol, trong đó 90% là các dạng catechin. Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tanin chè không giống nhau và tùy theo từng giống chè mà thay đổi. Những hợp chất này dựa vào tính chất của chúng có thể phân thành: - Dạng tan được trong este: phân tử lượng 320-360. - Dạng tan trong nước hoặc xeton: phân tử lượng 420-450. - Dạng kết hợp với protein (chỉ sau khi dùng dung dịch NaOH 0,5% để xử lý, mới có thể hòa tan trong dung dịch). Thành phần hóa học của tanin trong búp chè Gruzia, theo phân tích của Cuaxanop and Djaprometop (1952) như sau: 23 Bảng 2.2. Dạng catechin hàm lượng tính theo % tổng lượng tanin D.L catechin (DLC) 0,40 L. epicatechin (LEC) 1,30 D.L galocatechin D. LGC 2,00 L. epigalocatechin L. EGC 12,00 L. epicatechingalat L. ECG 18,10 L. epigalocatechingalat L. EGCG 58,10 L. galocatechingalat L. GCG 1,40 Quexitrin 0,27 Chất màu hỗn tạp và axit galic 5,00 Cộng: 98,57% Phân tích các dạng catechin trong búp chè của Việt Nam, những kết quả ban đầu cho thấy: Bảng 2.3. Hàm lượng và thành phần catechin trong búp chè Thành Giống PH1 Giống trung du phần Hàm lượng Tỷ lệ Hàm lượng Tỷ lệ catechin (mg/g CK) (%) (mg/g CK) (%) L. LGC 27,70 18,40 33,90 19,8 D. LGC 19,80 13,15 20,40 11,92 LEC + C 5,21 3,48 8,39 4,9 L. EGCG 73,00 51,70 81,0 47,4 L. ECG 21,20 14,05 27,4 16,0 Tổng số 150,91 100,0 171,09 100,0 Nguồn: Trịnh Văn Loan (1975) Quá trình hình thành các hợp chất poliphenol trong cây chè là quá trình phức tạp và có nhiều thuyết giả. Theo Đjapromêtôp thì các đường có chứa 6 cacbon (glucose, fructose...) trong quá trình chuyển hóa thông qua dạng sản phẩm trung gian mà hình thành nên các chất polyphenol. 24 Sự biến động của hàm lượng tanin nói chung và catechin nói riêng trong chè rất lớn. Nó phụ thuộc vào giống, tiêu chuẩn hái, mùa hái, điều kiện độ vĩ, địa hình, kỹ thuật canh tác...Trong điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, các giống chè Shan thường cho hàm lượng tanin cao hơn các giống chè khác hiện đang trồng. Hàm lượng tanin biến động rất lớn tùy theo vị trí lá trên búp. Bảng 2.4. Hàm lượng tanin ở các loại lá chè (% chất khô) Giống chè PH1 Trung du Tôm 36,75 34,99 Lá 1 37,77 36,97 Lá 2 34,74 34,61 Lá 3 30,77 31,16 Cọng lá 25,56 22,90 Trung bình 32,72 32,12 Nguồn: Trịnh Văn Loan (1975) Tanin giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của cây, nó tham gia vào quá trình ôxi hóa khử trong cây. Các dạng catechin như epicatechin galat, epigalocatechin galat tham gia vào quá trình sinh trưởng của cây. Về mặt phẩm chất chè, tanin giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo thành màu sắc, hương vị của chè (nhất là đối với việc chế biến chè đen), vì vậy trong quá trình trồng trọt cần chú ý nâng cao hàm lượng tanin trong nguyên liệu. Tanin được dùng trong y học để làm thuốc cầm máu, nó có khả năng tăng cường sức đề kháng của thành huyết quản trong cơ thể động vật, tăng cường sự tích lũy và đồng hóa sinh tố C. b) Ancaloit Trong chè có nhiều loại ancaloit nhưng nhiều nhất là cafein. Hàm lượng cafein ở trong chè có từ 3 - 5% thường nhiều hơn cafein ở trong lá cà phê từ 2 - 3 lần. Nó không có khả năng phân ly ion H+ tức là không có tính axit mà chỉ là một kiềm yếu. Cafein chỉ hòa tan trong nước với tỷ lệ 1/46, rất dễ hòa tan trong dung môi clorofoc. Cafein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích cơ năng hoạt động của tim, có tác dụng lợi tiểu. Cafein rất bền vững trong chế biến. Nó có khả năng kết hợp với tanin để tạo thành hợp chất tanat cafein có 25 hương vị dễ chịu. Theo tài liệu của Roberto, hợp chất tanat cafein được tạo thành chủ yếu từ cafein, teaflavin, tearubigin, teaflavingalat. Ngoài ra hợp chất tanat cafein còn có sự tham gia của ECG và EGCG. Tác dụng cafein trong lá chè khác tác dụng của cafein thuần khiết dùng trong phòng thí nghiệm; vì trong lá chè, cafein kết hợp với một số thành phần khác như các loại polyphenol nên đã giảm nhẹ tác dụng hưng phấn đối với thần kinh trung ương Khi hãm trà với nước sôi, có 80% cafein hòa tan trong nước. Cafein bị bài tiết ra ngoài cơ thể với nước tiểu nên không tích lũy trong cơ thể. Sự thay đổi hàm lượng cafein trong chè nguyên liệu phụ thuộc vào giống, ví dụ: - Giống chè Trung Quốc: 2,29-2,31% - Chè ấn Độ: 4,05-4,30% - Chè Gruzia : 2,47-2,66% Hàm lượng cafein còn phụ thuộc vào tuổi của lá: - lá thứ nhất: 3,39% - lá thứ tư: 2,10% - lá thứ hai: 4,20% - lá già: 0,79% - lá thứ ba: 3,40% - cọng chè: 0,36% Thời vụ thu hoạch khác nhau, điều kiện canh tác khác nhau, đều ảnh hưởng đến hàm lượng cafein trong búp chè. Bón đạm, hàm lượng cafein tăng lên rõ rệt: theo số liệu của Vôrônxôp, hàm lượng cafein thay đổi như sau: đối chứng không bón N: 3,13%; bón 100 kg N/ha: 3,16% và bón 210 kg N/ha: 3,24%. c) Protein và axit amin Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp chứa N, phân bố không đều ở các phần của búp chè và thay đổi tùy theo giống, thời vụ, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Protein có thể trực tiếp kết hợp với tanin, poliphenol tạo ra những hợp chất không tan làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất chè đen. Do đặc điểm của việc chế biến chè xanh là diệt men ngay từ đầu, nên hàm lượng tanin trong chè ít bị thay đổi và còn quá cao làm cho chè có vị đắng. Protein kết hợp với một phần tanin làm cho vị chát và đắng giảm đi. Vì thế trong một chừng mực nhất định, protein có lợi cho phẩm chất chè xanh. Ngày nay người ta đã tìm thấy trong chè có 17 axit amin, các axit amin này kết hợp với đường và tanin tạo thành andehit có mùi thơm của chè đen và làm cho chè xanh có dư vị tốt. 26 d) Gluxit và pectin Trong lá chè chứa rất ít gluxít hòa tan, trong khi đó các gluxit không hòa tan lại chiếm tỷ lệ lớn. Xenlulo và hemixenlulo cũng tăng lên theo tuổi của lá, vì vậy nguyên liệu càng già chất lượng càng kém. Hàm lượng đường hòa tan ở trong chè tuy ít nhưng rất quan trọng đối với hương vị chè. Đường tác dụng với protein hoặc axit amin tạo nên các chất thơm. Pectin thuộc về nhóm gluxít và nó là hỗn hợp của các polisacarit khác nhau và những chất tương tự chúng. ở trong chè, pectin thường ở dạng hòa tan trong nước, tan trong axit oxalic, tan trong amon oxalat. Pectin tham gia vào việc tạo thành hương vị chè, làm cho chè có mùi táo chín trong quá trình làm héo. ở mức độ vừa phải, pectin làm cho chè dễ xoăn lại khi chế biến nhưng nó có ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản chè thành phẩm vì pectin dễ hút ẩm. Ngoài ra, lá chè xanh còn có chất diệp lục, carotin và xantofin, dầu thơm và một số vitamin như vitamin A, B1, B2, PP, C... 2.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI 2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây, tổng đàn bò nước ta phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2000 Việt nam có gần 4,1 triệu con bò đến năm 2015, tổng đàn bò nước ta là gần 5,4 triệu con (theo số liệu thống kê ngành chăn nuôi của Viện công nghệ sáng tạo). Mặc dù ngành chăn nuôi bò đang phát triển với tốc độ nhanh đồng nghĩa với lượng khí CH4 thải ra môi trường từ chăn nuôi ngày càng lớn. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau như: kinh phí, con người, trang thiết bị kỹ thuật... nên đến nay chúng ta có rất ít nghiên cứu được thực hiện để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu khí mêtan sản sinh từ quá trình lên men dạ cỏ. Đinh Văn Tuyền và cs. (2010) đã sử dụng buồng hô hấp để xác định lượng mêtan sản sinh ra từ bò lai ½ HF cạn sữa và bò lai ½ Red Angus trưởng thành khi ăn khẩu phần có mức bổ sung hạt bông khác nhau thì thấy rằng lượng mêtan hàng ngày dao động từ 300-320 l/con/ngày và thí nghiệm của Vũ Chí Cương và cs. (2011) cũng đã sử dụng buồng hô hấp để có sự sai khác thống kê giữa các giống gia súc và các khẩu phần khác nhau. Trong các đo lượng mêtan thải ra từ bò lai ½ HF tơ lỡ. Nhưng các số liệu này chỉ sử dụng để xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì mà không xử lý thống kê. 27 Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó để tìm ra các chiến lược hạn chế là vấn đề cực kỳ cấp bách hiện nay của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong chăn nuôi, mêtan loại khí có ảnh hưởng đứng thứ 2 trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính (nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu) phát thải lớn nhất từ gia súc nhại lại. Như vậy, chúng ta cần có các nghiên cứu để định lượng được lượng mêtan thải ra từ động vật nhai lại, xây dựng các chiến lược để hạn chế sự phát thải của loại khí nhà kính này. Từ trước đến nay, trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chúng ta có hai quan điểm trái chiều nhau về vai trò cũng như tác dụng của tanin. Một số nhà khoa học cho rằng tanin là một hợp chất kháng dinh dưỡng vì tanin kết hợp với protein của thức ăn và với cả enzym đường tiêu hoá làm giảm tỷ lệ tiêu hoá protein thức ăn, giảm thu nhận thức ăn, giảm sinh trưởng, giảm sản lượng của vật nuôi (Dương Thanh Liêm, 2008) và cần phải khắc phục ảnh hưởng có hại của tanin bằng cách xử lý kiềm (bổ sung urê) hoặc phối hợp thức ăn chứa tanin với sunphat sắt hoặc polyethilene glycol - 4000 (PEG-4000) (Vũ Duy Giảng, 2001). Ngược lại, theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) lại cho rằng bổ sung tanin vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại ở mức thấp (20-40 g/kg vật chất khô thức ăn) sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng protein của gia súc. Để đạt được hai mục tiêu giảm thiểu mêtan và duy trì được tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần, chúng ta cần phải xác định được nguồn tanin cũng như tỷ lệ bổ sung thích hợp vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại. 2.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Từ các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học kết luận rằng có nhiều loại cây giàu tanin bổ sung và khẩu phần ăn của gia súc nhai lại có thể làm giảm phát thải khí mêtan trong cả hai điều kiện in vitro và in vivo. Trong điều kiện in vitro, khi bổ sung 20% Biophytum petersianum (có 4,3% tanin) và Sesbania grandiflora (có 1,9% tanin) vào chất nền đã làm giảm lần lượt từ 17–25% và 9,2 -10,3% lượng mêtan thải ra mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa chất khô (Hariadi and Santoso, 2010). Trong điều kiện in vivo, Grainger et al. (2009) đã bổ sung hai mức tanin (8,6 và 14,6 g/kg VCK) được tách chiết từ Acacia mearnsii vào khẩu phần của bò sữa chăn thả ăn 4,5 kg thức ăn tinh. Kết quả cho thấy việc bổ sung này đã làm giảm thiểu 11,5 và 28% mêtan thải ra, nhưng cũng làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần. Như vậy, tanin có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tùy thuộc nguồn và tỷ lệ bổ sung vào khẩu phần. Điều quan trọng 28 chúng ta phải nghiên cứu đề tìm ra được nguồn và tỷ lệ bổ sung thích hợp để làm giảm lượng mêtan sản sinh ra nhưng lại không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong dạ cỏ và tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần. Nghiên cứu của Makkar et al. (1995) cho thấy khi gia súc ăn khẩu phần có chứa tanin của cây mẻ rìu thì tổng số protozoa trong dạ cỏ giảm đi đáng kể. Các loài cây nhiệt đới chứa nhiều tanin như Lotus pedunculatus khi sử dụng trong khẩu phần đã làm giảm tới 30% lượng mêtan thải ra (Waghorn et al., 2002; Woodward et al., 2004) và có thể thay thế các loại thức ăn thô khác trong khẩu phần. 29 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Hai mươi bốn bò thịt lai (Brahman x laisind), 15- 16 tháng tuổi có khối lượng dao động 235-247 kg. - Vật liệu nghiên cứu: Phụ phẩm chè xanh. 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Địa điểm nghiên cứu: Trang trại bò của ông Sơn, thôn Đông Chi, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: 4 tháng (T1/2016 – T5/2016). 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin đến thu nhận, tiêu hóa của bò Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: - Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng: Năng lượng thô (GE), năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP), NDF, ADF, xơ thô (CF), khoáng tổng số (ash). - Lượng các vật chất khô thu nhận: Tổng VCK thu nhận (kg/ngày), VCK thu nhận/100kg KL, VCK thu nhận/kg KL0,75. - Tổng các chất dinh dưỡng thu nhận: GE, ME, OM, CP, NDF, ADF. 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung tanin đến khả năng tăng khối lượng của bò Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: - Tăng khối lượng bình quân, - Hệ số chuyển hóa: kg VCK/kg tăng KL. 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin đến sự phát thải mêtan từ dạ cỏ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: - Tổng lượng phát thải CH4(lít/con/ngày) - Cường độ phát thải CH4 (lít/kg VCK, lít/kg NDF, lít/kg ADF, lít/kg tăng KL). - Tỷ lệ năng lượng mất đi qua CH4 (%) 30 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm + Thiết kế thí nghiệm Hai mươi tư bò thịt lai (Brahman xLaisind) giai đoạn sinh trưởng được bố trí trong thí nghiệm một nhân tố theo mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRBD) lặp lại 6 lần. Gia súc thí nghiệm đảm bảo đồng đều về tuổi, khối lượng, tính biệt. Khẩu phần thí nghiệm được bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh ở mức 0,0%; 0,3%, 0,5% và 0,7 % tính theo vật chất khô thu nhận của khẩu phần, tương ứng với các lô KP0; KP0,3; KP0,5 và KP0,7. Thực tế, việc tính toán lượng phụ phẩm chè bổ sung theo các tỷ lệ trên dựa trên lượng thu nhận thực tế của bò và % tanin trong 1 kg phụ phẩm chè xanh (dạng VCK). Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 105 ngày, trong đó có 15 ngày đầu giai đoạn nuôi thích nghi. Trong thời gian nuôi thích nghi, bò được tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng và tẩy giun sán theo quy định của thú y. Bò được nuôi nhốt và cho ăn theo từng máng riêng và được cho ăn hai lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều (17h), nước uống và tảng khoáng liếm cung cấp tự do. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được cân hàng ngày trước khi cho ăn. + Thức ăn thí nghiệm: Thức ăn thí nghiệm được sử dụng dựa trên nguồn thức ăn tại địa điểm nghiên cứu: Thức ăn phụ phẩm chè xanh (Camellia sinensis) thu thập từ các cơ sở chế biến chè tại Thái Nguyên (Cơ sở sản xuất chè Tiến Yên, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) được trộn kỹ với thức ăn tinh hỗn hợp của công ty Cargill theo tỷ lệ tính toán dựa trên lượng tanin cần bổ sung cho từng nghiệm thức trong thí nghiệm (Phụ phẩm chè xanh được và thức ăn tinh được cho vào thùng đựng thức ăn, đổ thêm nước sau đó dùng tay đã được đeo găng khuấy đều trong khoảng 1 – 2 phút). Cây ngô chín sáp được ủ với 0,5% muối và bảo quản trong thời gian 60– 90 ngày trước khi cho gia súc ăn. Thức ăn thô xanh (cỏ tự nhiên) được thu cắt trong ngày. Thức ăn bột ngô, bã sắn được sử dụng tại trang trại. Khẩu phần cơ sở cung cấp cho gia súc thí nghiệm trình bày ở bảng 3.1. 31 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô ĐC KP0.3 KP0.5 KP0.7 Chỉ tiêu Số lượng bò (con) 6 6 6 6 Khối lượng (kg) 237,80 ± 58,30 247,41 ± 46,60 244,60 ± 8,60 235,30 ± 2,10 KP cơ sở (% theo Cây ngô ủ chua:30%, Cỏ tự nhiên: 10%; Thức ăn tinh hỗn hợp VCK) Cargill: 30%; Bột ngô: 20%; Bã sắn: 10% Mức bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh ( 0,0% 0,3% 0,5% 0,7% % VCK thu nhận) 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được sử dụng + Phương pháp lấy mẫu Mẫu thức ăn gia súc lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-2001 về thức ăn chăn nuôi: - Thức ăn hỗn hợp, ngô nghiền, bã sắn và phụ phẩm chè xanh được lấy ngẫu nhiên tại các điểm khác nhau trong bao chứa sau đó trộn đều để tiến hành lấy mẫu bình quân và mẫu phân tích.. - Cỏ tự nhiên sau khi băm trộn được lấy mẫu. Ngô ủ được lấy trong túi ủ (550 kg/túi), mẫu được lấy tại thời điểm trước khi cho gia súc ăn. - Thức ăn thừa được lấy ngẫu nhiên tại máng ăn của từng cá thể theo nhóm khẩu phần vào buổi sáng hôm sau trước khi cho gia súc ăn thức ăn mới. Các mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập hàng ngày được sấy khô ở 65oC và trộn đều trong một tuần để lấy mẫu đại diện. + Phương pháp phân tích thành phần hóa học - Xác định vật chất khô: tiêu chuẩn TCVN 4326-2001 - Protein thô: phương pháp Micro Kjeldahl theo TCVN 4328-2007 - NDF, ADF: phương pháp của Goering và Van Soest (1970) - CF: tiêu chuẩn TCVN 4329-2001 - Tanin tổng số được phân tích theo phương pháp của AOAC (1975). + Phương pháp ước lượng giá trị năng lượng trong thức ăn Các giá trị năng lượng thô (GE), năng lượng trao đổi (ME), được ước lượng theo các công thức của NRC (1998, 2001): 32 + Năng lượng thô (GE) (NRC ,1998) GE (kcal) = 4143 + (56*%EE ) + (15*% CP) - (44*%Ash) + Năng lượng tiêu hóa (DE): DE (Mj/kg VCK) = -4,4 + 1,10GE (Mj) -0,024CF (g) + Năng lượng trao đổi(ME): ME (Mj/kg VCK) = 0,82D. + Phương pháp xác định lượng các chất dinh dưỡng thu nhận Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò được xác định bằng cách sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa (loại cân 5 kg và 100 kg) cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa hàng ngày theo từng cá thể. Hàng tháng lấy mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa theo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325 - 2007 để phân tích thành phần hóa học (VCK, OM, CP, NDF, ADF và tro thô) và ước tính giá trị năng lượng trao đổi(ME). Lượng thức ăn thu nhận được tính dựa trên lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa. Các chất dinh dưỡng thu nhận được tính theo các công thức sau: Lượng DD thu nhận (kg/ngày) = DD cho ăn (kg) - DD thừa (kg) + Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng Tổng lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và tổng lượng phân thải ra được xác định liên tục 3 ngày cuối thí nghiệm. Mẫu thức ăn và mẫu phân được thu thập và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (0oC). Đến cuối kỳ các mẫu thức ăn cho ăn, mẫu thức ăn thừa, mẫu phân được trộn đều theo từng loại mẫu của từng cá thể sau đó lấy mẫu đại diện để phân tích các chỉ tiêu VCK, CP, NDF, ADF và Ash. Xác định lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa theo công thức: Lượng DD tiêu hóa (kg/ngày) = DD ăn vào(kg) - DD thải ra trong phân(kg) Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng được tính theo công thức: a b Tỷ lệ tiêu hóa (%) = x 100 a Trong đó: a: Lượng dinh dưỡng ăn vào b: Lượng dinh dưỡng thải ra trong phân + Phương pháp xác định tăng khối lượng Xác định khối lượng cơ thể từng đối tượng bò ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử Rud Weight (Úc). Tiến hành cân 33 bò vào buổi sáng, trước giờ cho bò ăn. Bò được cân liên tiếp trong 2 ngày và lấy số liệu trung bình làm đại diện cho lần cân. Thay đổi khối lượng bò trung bình theo hàng ngày sẽ được tính theo công thức: [KL bắt đầu (kg) – KL kết thúc (kg)] x 1000 Tăng KL (g/ngày) = Thời gian thí nghiệm (ngày) 3.4.3. Phương pháp xác định lượng mêtan thải ra Lượng mêtan thải ra hàng ngày được xác định theo phương pháp của Madsen et al. (2010) dựa trên tỷ lệ CH4/CO2 thải ra từ dạ cỏ. Mẫu khí được thu thập 2 ngày liên tục ở hai thời điểm: bắt đầu thí nghiệm (sau 15 ngày nuôi thích nghi) và kết thúc thí nghiệm, trong mỗi thời điểm mẫu khí được lấy 2 ngày liên tục, mỗi ngày 2 lần (trước và sau khi ăn buổi sáng). Cách lấy mẫu khí được tiến hành như sau: Từng gia súc được nhốt trong buồng kín di động (được bố trí quạt đảo mẫu) trong vòng 10-15 phút. Sau đó, mẫu khí được bơm vào dụng cụ đựng khí chuyên dụng có tính chống thẩm thấu khí, buộc kín và được gửi đi phân tích nồng độ CH4 và CO2 trong vòng 3 ngày (Sophea and Preston, 2011). Tổng lượng khí CH4 thải ra được tính theo công thức sau: Tổng CH4 thải ra (lít/ngày) = a * (b-d)/(c-e) Trong đó: a là lượng CO2 thải ra, l/ngày b là nồng độ CH4 bên trong cũi tiêu hóa, ppm c là nồng độ CO2 bên trong cũi tiêu hóa, ppm d là nồng độ CH4 bên ngoài cũi tiêu hóa, ppm e là nồng độ CO2 bên ngoài cũi tiêu hóa, ppm Lượng khí CO2 thải ra/ngày (a) được ước tính từ tổng lượng ME ăn vào và tổng lượng nhiệt sản sinh theo công thức: a (lít/ngày) = tổng lượng nhiệt sản sinh (HP, heat production)/21,75; Trong đó HP (kj) = kj ME ăn vào – (kg tăng trọng x 20.000kj/1kg tăng trọng). - Công thức quy đổi giữa các đại lượng: Theo (Brouwer, 1965), 1 lít CH4 tương đương 0,71 g mêtan và tương đương 0,04MJ năng lượng thô. 34 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) trên chương trình Minitab 16. Các giá trị trung bình của các nghiệm thức được so sánh đánh giá sự sai khác ở mức ý nghĩa P < 0,05 bằng phương pháp so sánh cặp Tukey. Mô hình thống kê sử dụng cho thí nghiệm này là: Yij = µ +Ti + eij Trong đó: Yij là giá trị trung bình chung. µ là giá trị trung bình. Ti là ảnh hưởng của bổ sung tanin. eij là sai số ngẫu nhiên. 35 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN THÍ NGHIỆM Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm bao gồm: cây ngô ủ chua, cỏ tự nhiên, bã sắn, ngô nghiền, thức ăn tinh hỗn hợp Cargill và phụ phẩm chè xanh. Kết quả phân tích thành phần hoá học của các loại nguyên liệu làm thức ăn sử dụng cho bò trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm Tính theo % VCK ME VCK Tanin Tên loại thức ăn kcal/kg Xơ Mỡ % CP NDF ADF Khoáng tổng VCK thô thô số Cỏ tự nhiên 25,68 2185 11,20 65,36 33,18 29,12 2,96 7,60 - Cây ngô ủ chua 28,12 2188 8,61 65,77 38,12 35,39 2,26 8,62 - Bã sắn 23,18 2767 3,60 62,22 39,12 8,78 0,11 1,83 - Ngô nghiền 90,28 3213 10,41 35,99 10,88 2,72 4,93 1,54 - TĂ tinh HH Cargill 90,81 3075 16,00 56,52 12,8...g thu nhận Chỉ tiêu ĐC KP0.3 KP0.5 KP0.7 SEM P a c d b L CH4/kg VCK thu nhận 28,80 25,04 22,94 27,37 0,49 0,001 a c d b g CH4/kg VCK thu nhận 20,45 17,78 16,28 19,43 0,36 0,001 a c d b L CH4/kg CHC thu nhận 30,90 26,87 24,61 29,36 0,48 0,001 a c d b L CH4/kg NDF thu nhận 50,84 44,44 40,83 48,73 0,88 0,001 a c d b L CH4/kg ADF thu nhận 116,59 101,56 93,12 111,12 2,18 0,001 a c d b L CH4/kg tăng KL 249,01 213,07 191,04 238,73 3,84 0,001 Ghi chú: CHC, chất hữu cơ; NDF: xơ tan trong môi trường trung tính; ADF: xơ tan trong môi trường axit; Các giá trị trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thì khác nhau ở mức P<0,05) . SEM : sai số chuẩn của số trung bình Biểu đồ 4.4. Cường độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò thịt Cũng cho kết quả tương tự, lượng khí mêtan thải ra tính theo chất hữu cơ, NDF và ADF ở các khẩu phần bổ sung phụ phẩm chè xanh cũng thấp hơn rõ rệt so với khẩu phần đối chứng, giá trị thấp nhất được quan sát ở khẩu phần bổ sung tanin ở mức 0,5%. Kết quả này cùng hoàn toàn logic với các kết quả thu được của chúng tôi trong nghiên cứu này, khi nâng mức bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh đến 0,5% đã cải thiện được khả năng thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa và khả năng tăng khối lượng. Theo O’Mara et al. (2008) nếu năng suất gia súc tăng lên thông qua dinh dưỡng tốt hơn, năng lượng cần cho duy trì tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng nhu cầu năng lượng sẽ giảm đi, và CH4 đi cùng với nhu cầu duy trì cũng giảm, do vậy lít CH4/kg thịt sản xuất cũng giảm. Trong một thí nghiệm trên cừu cho thấy khi 47 lượng thu nhận tăng đã làm giảm cường độ phát thải CH4 khi tính trên 1 đơn vị tăng khối lượng và một thay đổi nhỏ lượng năng lượng thu nhận kéo theo thay đổi nhỏ lượng CH4 thải ra nhưng tạo nên một thay đổi lớn về năng suất của gia súc (Hegarty et al., 2010). 4.8. CƯỜNG ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN THEO LƯỢNG CHẤT DINH DƯỠNG TIÊU HÓA Để nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng mối liên hệ giữa các mức bổ sung tanin trong khẩu phần, tỷ lệ tiêu hóa và mức độ phát thải khí mêtan, chứng tôi tính toán lượng khí mêtan thải ra tính trên đợn vị VCK tiêu hóa. Kết quả về cường độ phát thải khí mêtan tính theo lượng chất dinh dưỡng tiêu hóa được trình bày qua bảng 4.8. Bảng 4.8. Cường độ phát thải khí mêtan theo lượng chất dinh dưỡng tiêu hóa Chỉ tiêu ĐC KP0.3 KP0.5 KP0.7 SEM P L CH4/kg VCK tiêu hóa 37,45a 33,37b 30,94c 38,61a 0,84 0,012 a b c a g CH4/kg VCK tiêu hóa 26,59 23,70 21,97 27,42 0,60 0,007 a b c a L CH4/kg CHC tiêu hóa 66,52 58,17 55,19 69,10 1,19 0,006 a b c a L CH4/kg NDF tiêu hóa 164,38 142,33 139,05 175,46 3,72 0,024 a b c a L CH4/kg ADF tiêu hóa 39,75 35,36 32,86 41,35 0,66 0,020 Ghi chú: CHC: chất hữu cơ; NDF: xơ tan trong môi trường trung tính; ADF: xơ tan trong môi trường axit; Các giá trị trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thì khác nhau ở mức P<0,05) SEM : sai số chuẩn của số trung bình Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy việc bổ sung tanin trong khẩu phần đã ảnh hưởng rõ rệt đến cường độ phát thải khí mêtan tính trên kg VCK tiêu hóa (P<0,05). Tuy nhiên, khi tăng mức bổ sung ở mức 0,7% cho kết quả không làm giảm lượng phát thải/kg chất tiêu hóa so với khẩu phần không được bổ sung. Cũng cho kết quả tương tự khi xem xét mức độ phát thải khí mêtan ở lượng tiêu hoá chất hữu cơ, NDF và ADF. Kết quả tổng hợp số liệu từ 15 thí nghiệm in vitro và 15 thí nghiệm in vivo tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các mức tanin (chủ yếu ở mức 0–2,3%), các nguồn và các cách bổ sung tanin khác nhau đến lượng phát thải khí mêtan từ gia súc nhai lại đã chỉ ra rằng mức bổ sung tanin luôn tỷ lệ nghịch với cường độ phát thải khí mêtan (Jayanegara et al., 2012). Tuy nhiên, khi bổ sung tanin đến mức 0,7% cho kết quả cường độ phát thải tính trên 1 kg VCK tiêu hóa cao hơn so với mức bổ sung ở mức 0,5% và không có sự sai khác so với bò ăn khẩu phần đối chứng. 48 4.9. ƯỚC LƯỢNG LƯỢNG NĂNG LƯỢNG MẤT ĐI QUA PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN Để xác định hiệu quả của việc bổ sung phụ phẩm chè xanh đến khả năng sản xuất và những tác động tốt tới gia súc, đề tài tiến hành nghiên cứu về sự mất đi của năng lượng cho việc sản xuất khí mêtan. Về bản chất quá trình tổng hợp khí mêtan và thải khí mêtan ra môi trường trong quá trình hô hấp của gia súc đã làm mất đi một phần năng lượng. Hiệu quả giảm hao hụt năng lượng từ thức ăn (tính ở dạng GE) do thất thoát qua phát thải khí mêtan được tính toán cụ thể, kết quả được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Ước lượng lượng năng lượng mất đi qua phát thải khí mêtan Chỉ tiêu ĐC KP0.3 KP0.5 KP0.7 SEM P GE thu nhận, kcal 26212,87c 28783,91ab 29396,72a 27749,25b 481,17 0,026 a b c b Tổng CH4, l/ngày 175,22 163,19 150,75 162,36 3,07 0,001 a ab ab GE mất qua CH4, kcal 1884,54 1755,13 1621,29b 1746,18 28,93 0,048 a b c b GE mất qua CH4, % 7,19 6,10 5,52 6,29 0,12 0,001 Ghi chú: GE: Năng lượng thô; Các giá trị trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thì khác nhau ở mức P<0,05) . SEM : sai số chuẩn của số trung bình. Kết quả bảng 4.9 cho thấy năng lượng mất đi qua phát thải khí CH4 giảm rõ rệt khi bổ sung tanin từ phụ phẩm chè xanh so với không bổ sung (lô ĐC) (P<0,05). Trong quá trình vi sinh vật lên men ở dạ cỏ thì xảy ra phản ứng oxy hóa để lấy năng lượng ở dạng ATP giải phóng ra hydro để kết hợp với khí cacbonic để tạo thành khí CH4. Quá trình tổng hợp khí CH4 và sau đó phát thải khí này ra môi trường cũng làm mất đi một phần năng lượng. Mức độ giảm thấp nhất tìm thấy trong nghiên cứu ở lô được ăn bổ sung ở mức 0,5% tanin (5,5%). Khi so sánh về mức độ thất thoát năng lượng thô của khẩu phần, các lô được bổ sung tanin đã cải thiện hiệu quả hơn 15,2%; 23,2% và 12,5% so với lô đối chứng (không bổ sung) tương ứng ở mức bổ sung 0,3%, 0,5% và 0,7%. Johnson and Johnson (1995) nhận thấy khi lượng thức ăn thu nhận tăng thì cường độ phát thải CH4 giảm. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ tiêu hóa khẩu phần, lượng thu nhận và lượng CH4 thải ra chưa được chứng minh. Tác giả cũng chỉ ra rằng không có mối tương quan giữa tỷ lệ tiêu hóa GE và tỷ lệ GE mất đi dạng khí CH4. Như vậy dường như ở mức bổ sung 0,7% có tỷ lệ tiêu hóa thấp và năng lượng thoát qua cao, dẫn đến hiệu quả giảm phát thải thấp hơn. 49 Biểu đồ 4.5. Ước lượng lượng năng lượng mất đi qua phát thải khí mêtan 50 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số kết luận: 1. Bổ sung tanin làm tăng lượng thu nhận các chất dinh dưỡng.  Tăng ME thu nhận ở KP0.3, KP0.5 tương ứng là 7,15%, và 8,10%, nhưng giảm ở KP0.7 là 1,91% so với khẩu phần ĐC.  Tăng CP thu nhận ở KP0.3, KP0.5 tương ứng là 7,46%, và 8,96% so với khẩu phần ĐC. 2. Bổ sung tanin ở các mức 0,3% đã ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, mức bổ sung 0,7% đã làm giảm rõ rệt về các chỉ tiêu này. 3. Bổ sung các mức tanin đảm bảo mức độ tăng khối lượng của bò.  Khối lượng của bò ăn khẩu phần bổ sung tanin đã cải thiện ở KP0.3 và KP0.5 tương ứng là 8,84% và 12,13%, nhưng giảm ở KP0.7 là 3,35% so với khẩu phần ĐC. 4. Bổ sung tanin làm giảm mức độ phát thải khí mêtan.  Giảm tổng phát thải CH4 (L/ngày): 6,86% (KP0.3), 13,97% (KP0.5), 7,34% (KP0.7) so với khẩu phần ĐC. 5. Bổ sung tanin làm giảm cường độ phát thải mêtan tính theo lượng chất thu nhận.  Giảm cường độ phát thải CH4 (L/kg VCK), lần lượt là 13,06%, 20,35%, 4,97% ở các KP0.3, KP0.5 và KP0.7 so với khẩu phần ĐC. 6. Bổ sung tanin làm giảm lượng năng lượng mất đi qua phát thải mêtan.  Tăng GE thu nhận 9,81% , 12,15%, 5,86% ở các KP0.3, KP0.5 và KP0.7 so với khẩu phần ĐC.  Giảm GE mất qua CH4 với các giá trị 15,16%, 23,23% và 12,52% ở KP0.3, KP0.5 và KP0.7 so với khẩu phần ĐC. Căn cứ vào lượng thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, năng suất chăn nuôi và cường độ phát thải mêtan, kết quả cho thấy mức bổ sung tanin ở mức 0,5% là tốt nhất. 51 5.2. KIẾN NGHỊ - Khuyến cáo bổ sung mức 0,5% tanin từ chè xanh (tính theo chất khô thu nhận) vào khẩu phần bò thịt cao sản. - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của bổ sung HTs, CTs đến tốc độ phân giải protein trong dạ cỏ và lượng protein "thoát qua" tiêu hóa tại dạ múi khế. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ (2011). Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN: Phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. 2. Dương Nguyên Khang, Nguyễn Hoàng Thịnh và Chu Mạnh Thắng (2016). Ảnh hưởng của bổ sung Calcium nitrate, dầu dừa và tanin đến sinh khí Methane và một số chỉ tiêu dịch dạ cỏ trong điều kiện in vitro. Tạp chí KHCN Chăn nuôi. Số 60 (tháng 2/2016). tr. 28-41. 3. Dương Thanh Liêm (2008). Độc chất học thực phẩm và vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 4. Đinh Văn Tuyền (2010). Ảnh hưởng của việc bổ sung hạt bông trong khẩu phần đến phát thải nitơ, phốt pho và mê tan ở bò. Phần dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi 2010. tr. 119-133. 5. Đỗ Thị Thanh Vân, Lê Thị Hồng Thảo và Hoàng Công Nhiên (2016). Ảnh hưởng của khẩu phần ăn và cách cho ăn đến khả năng sản xuất của bò lai (Droughtmaster x Zebu) vỗ béo tại Đắk Lắk. Tạp chí KHCN Chăn nuôi. 60 (2). tr. 2-13. 6. Hoàng Kim Vũ (2011). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (Droughtmaster x lai Zebu) nuôi tại Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 7. Hồ Quang Đồ (2014). Ảnh hưởng của bổ sung các mức tanin trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa, lượng ăn vào và các thông số dịch dạ cỏ của bò. tạp chí Chuyên Đề Nông Nghiệp. tr. 13-17. 8. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình và Đinh Văn Tuyền (2008). Khả năng tăng trọng, cho thịt của Bò Laisind, Brahman và Droughtmaster nuôi vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Xuân Trạch (2003). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. TCVN 4325: 2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – lấy mẫu 11. TCVN 4326:2001. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Xác định độ ẩm và hàm lượng các chất bay hơi khác. 53 12. TCVN 4327: 2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Xác định tro thô 13. TCVN 4328: 2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng xơ thô, phương pháp có lọc trung gian. 14. TCVN 4329: 2001. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo. 15. TCVN 6952 :2001. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử 16. Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám 2014. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 17. Văn Tiến Dũng (2012). Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai Sind và các con lai 1/2 Droughtmaster, 1/2 Red Agus, 1/2 Limousin nuôi tại huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk. Luận án Ttiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi 18. Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn giá súc - gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 19. Vũ Chí Cương (2008). Báo cáo tổng kết đề tài "Sử dụng phương pháp quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại để xác định thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm" Viện Chăn nuôi. 20. Vũ Chí Cương (2011). Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò cái tơ lỡ lai HF (75% HF) tại sáu mức khối lượng cơ thể theo ước tính sản sinh nhiệt lúc đói bằng cách sử dụng buồng hô hấp. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.29. tr. 15 – 39. 21. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Phạm Thế Huệ (2006). Ảnh hưởng của nguồn thức ăn thô trong khẩu phần đến đến năng suất bò lai Sind vỗ béo nuôi tại Đắk Lắk', Báo cáo khoa học viện chăn nuôi. tr. 46-53. 22. Vũ Duy Giảng (2001). Các chất kháng dinh dưỡng (antinutritional factors) trong thức ăn của động vật nhai lại. Hội thảo về Dinh dưỡng Gia súc Nhai lại - Do chương trình Link - Viện Chăn nuôi - Hội Chăn nuôi Việt Nam. Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 23. Anderson, J. R. and P. Tsai (1987). Methanol from oxidation of methane by nitrous oxide over FeZSM5 catalysts. Journal of the Chemical Society, Chemical Communications. Vol 19. pp. 1435-1436. 24. Beauchemin K. A., M. Kreuzer, F. O’Mara and T. A. McAllister (2008). Nutritional management for enteric methane abatement: a review. Aust. J. Exp. Agric. Vol 48. pp. 21-27. 25. Bhatta, R., Y. Uyeno, K. Tajima, A. Takenaka, Y. Yabumoto, I. Nonaka, ... and M. Kurihara (2009). Difference in the nature of tannins on in vitro ruminal methane and volatile fatty axit production and on methanogenic archaea and protozoal populations. Journal of Dairy Science. Vol 92(11). pp. 5512-5522. 54 26. Blaxter K. L. (1989). Energy metabolism in animals and man. Cambridge Univ Pr. 27. Blaxter K.L. and J. L. Clapperton (1965). Prediction of the amount of methane produced by ruminants. British Journal of Nutrition. Vol 19. pp. 511-522. 28. Brouwer E. (1965). Energy Metabolism (Ed K. L. Blaxter). London: Academic Press. 29. Callaway T. R., A. M. Carneiro De Melo and J. B. Russell (1997). Current Microbiology. Vol 35. pp. 90-96. 30. Chesson, A., C. S. Stewart and R. J. Wallace (1982). Influence of plant phenolic axits on growth and cellulolytic activity of rumen bacteria. Applied Environmental Microbiology. Vol 44. pp. 597–603 31. Czerkawski J. W. (1969). Methane production in ruminants and its significance. World review of nutrition and dietetics. 11. pp. 240. 32. Dourmad J. Y., C. Rigolot and H. van der Werf (2008). Emission of greenhouse gas, developing management and animal farming systems to assist mitigation. Ed: Rowlinson P., M. Steele and A. Nefzaoui. Proceedings of International Conference on Livestock and Global Climate Change (17-20 May, 2008 ) Cambridge University Press, Hammamet, Tunisia. pp. 36. 33. Finlay B. J. and T. Fenchel (1991). An anaerobic protozoon, with symbiotic methanogens, living in municipal landfill material. FEMS Microbiology Letters. Vol 85(2). pp. 169-179. 34. Giger-Reverdin S., D. Sauvant, M. Vermorel and J. P. Jouany (2003). Modélisation empirique des facteurs de variation des rejets de méthane par les ruminants. Renc. Rech. Ruminant 7. 35. Grainger C., M. J. Auldist, T. Clarke, K. A. Beauchemin, S. M. McGinn, M. C. Hannah, R. J. Eckard and L.B. Lowe (2008). Use of monensin controlled-release capsules to reduce methane emissions and improve milk production of dairy cows offered pasture supplemented with grain. Journal of Dairy Science. Vol 91. pp. 1159-1165 36. Grainger C., T. Clarke, M. J. Auldist, K.A. Beauchemin, S. M. McGinn, G. C. Waghorn and R. J. Eckard (2009). Potential use of Acacia mearnsii condensed tanins to reduce mêtane emissions and nitrogen excretion from grazing dairy cow', Can. J. Anim. Sci. Vol 89. pp. 241–51. 37. Hariadi B.T. and B. Santoso (2010). 'Evaluation of tropical plants containing tanin on in vitro mêtanogenesis and fermentation parameters using rumen fluid', J. Sci. Food Agric. Vol. 90. pp. 456-61. 38. Hegarty R. S. & R. Gerdes (1998). Hydrogen production and transfer in the rumen. Rec. Adv. Anim. Nutr. Vol 12. pp. 37-44. 55 39. Hegarty R. S. (1999). Reducing rumen methane emissions through elimination of rumen protozoa. Australian Journal of Agricultural Research 50. pp. 1321-1328. 40. Hegarty R. S., D. Alcock, D.L. Robinson, J.P. Goopy and P.E. Vercoe (2010). Nutritional and flock management options to reduce methane output and methane per unit product from sheep enterprises. Anim. Prod. Sci 50. pp. 1026–1033. 41. Hess H. D., L. M. Monsalve, C. E. Lascano, J. E. Carulla, T. E. D´ıaz and M. Kreuze (2003). Supplementation of a tropical grass diet with forage legumes and Sapindus saponaria fruits: effects on in vitro ruminal nitrogen turnover and methanogenesis. Aust. J. Agric. Res. 54. pp. 703-713. 42. Huang B., X. Ban, J. He, H. Zeng, P. Zhang, & Y. Wang (2010). Hepatoprotective and antioxidant effects of the methanolic extract from Halenia elliptica. Journal of ethnopharmacology. Vol 131(2). pp. 276-281. 43. Hungate R. E. (1941). Experiments on the nitrogen economy of termites. Annals of the Entomological. 44. Jayanegara A., F. Leiber & M. Kreuzer (2012). Meta-analysis of the relationship between dietary tannin level and methane formation in ruminants from in vivo and in vitro experiments. Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition. Vol 96(3). pp. 365-375. 45. JETACAR (1999). The use of antibiotics in food-producing animals: antibiotic- resistant bacteria in animals and humans., Report of the Joint Expert Advisory Committee on Antibiotic Resistance (JETACAR). Commonwealth Department of Health and Aged Care Commonwealth Department of Agriculture, Fisheries and Forestry-Australia. ISBN 1 86496 061 2. 46. Johnson K. A. and D. E Johnson (1995). Methane emissions from cattle. Journal of Animal Science. Vol 73 (8). pp. 2483. 47. Johnson D. E. and G. M. Ward (1996). Estimates of animal mêtane emissions. Environmental Monitoring and Assessment. Vol 42 (1-2). pp. 133–41. 48. Kearl L. C. (1982). Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedstuffs Institute. Utah Agricultural Expriment Station. Utah State University, Logan, Utah, USA. 49. Khang D. N. and H. Wiktorsson (2006). Performance of growing heifers fed urea treated fresh rice straw supplemented with fresh, ensiled or pelleted cassava foliage. Livestock Science. Vol 102. pp. 130–139. 50. Klieve A. and K. Joblin (2007). New Zealand Pastoral Greenhouse Gas Research Consortium Report. pp. 34-35. 56 51. Kurihara M., M. Shibata, T. Nishida, A. Purnomoadi and F. Terada (1997). Methane production and its dietary manipulation in ruminants. Rumen Microbes and Digestive Physiology in Ruminants. pp. 199-208. 52. Kurihara M., T. Magner, R.A. Hunter and G.J. McCrabb (1999). Methane production and energy partition of cattle in the tropics. British Journal of nutrition. Vol 81(03). pp. 227-234. 53. Lee S. S., J.T. Hsu, H. C. Mantovani and J.B. Russell (2002). FEMS Microbiology Letters. Vol 217. pp. 51-55. 54. Liu H., V. Vaddella and D. Zhou (2011). Effects of chestnut tanins and coconut oil on growth performance, methane emission, ruminal fermentation and microbial population in sheep. J. Dairy. Sci 94. pp. 6069-6077. 55. Lovett D., S. Lovell, L. Stack, J. Callan, M. Finlay, J. Conolly and F.P. O'Mara (2003). Effect of forage/concentrate ratio and dietary coconut oil level on methane output and performance of finishing beef heifers. Livestock Production Science. Vol 84. pp. 135-146. 56. Machmüller A. and M. Kreuzer (1999). Methane suppression by coconut oil and associated effects on nutrient and energy balance in sheep. Canadian Journal of Animal Science. Vol 79. pp. 65-72. 57. Machmüller A., C. R. Soliva and M. Kreuzer (2003). Effect of coconut oil and defaunation treatment on mêtanogenesis in sheep, Reprod. Nutr. Dev. Vol 43 (1). pp. 41-55. 58. Madsen J., B. S. Bjerg, T. Hvelplund, M.R. Weisbjerg and P. Lund (2010). Methane and carbon dioxide ratio in excreted air for quantification of the methane production from ruminants. Livestock Science. Vol 129. pp. 223-227. 59. Makkar H. P. S., M. Blümmel, and K. Becker (1995). In vitro effects and interactions of tanins and saponins and fate of tanins in the rumen, J. Sci. Food Agric. Vol 69. pp. 481–93. 60. Man N.V. and H. Wiktorsson (2001). Cassava tops ensiled with or without molasses as additive effects on quality, feed intake and digestibility by heifers. Asian-Australasian Journal of Animal Sciences. Vol 14. pp. 624–630. 61. Mao, Hui-Ling, Jia-Kun Wang, Yi-Yi Zhou and Jian-Xin, Liu (2010). Effects of addtion of tea saponins and soybean oil om methane production, fermentation and microbial population in the rumen of growing lamp. Livestock Science. Vol 129. pp. 56-62. 62. Martin C., J. Rouel, J. P. Jouany, M. Doreau and Y. Chilliard (2008). Methane output and diet digestibility in response to feeding dairy cows crude linseed, extruded linseed, or linseed oil, J. Anim. Sci. Vol 86. pp. 2642–2650. 57 63. Martin C., M. Doreau, D. P. Morgavi and F. Champanelle (2008). Methane mitigation in ruminants: from rumen microbes to the animal. Ed: Rowlinson P., M. Steele and A. Nefzaoui. Livestock and Global Climate Change. British Society of Animal Science, CAMBRIDGE UNIVERSITY PRESS, Penicuik, Midlothian EH26 0RZ, United Kingdom, Hammamet, Tunisia, 17-20 May, 2008. pp. 130-133. 64. McAllister T.A and C. J. Newbold (2008). Redirecting rumen fermentation to reduce methanogenesis. Aust. J. Exp. Agr. Vol 48. pp. 7-13. 65. McAllister T.A., K. J. Cheng, E.K. Okine and G.W. Mathison (1996). Dietary, environmental and microbiological aspects of methane production in ruminants. Canadian Journal of Animal Science. Vol 76. pp. 231-243. 66. McCrabb G.J. and R. A. Hunter (1999). Prediction of methane emissions from beef cattle in tropical production systems, Aust. J. Agric. Res. Vol. 50. pp. 1335-1339. 67. McNaughton S. J. (1987). Adaptation of herbivores to seasonal changes in nutrient supply. Ed: Hacker J.B. and J.H. Ternouth . The nutrition of herbivores. pp. 391-408. Academic Press Australia, Sydney. 68. Morgavi D. P., J. P. Jouany & C. Martin (2008). Changes in methane emission and rumen fermentation parameters induced by refaunation in sheep. Animal Production Science. Vol 48(2). pp. 69-72. 69. Moss A.R., D. I. Givens and P. C. Garnsworth (1994). The effect of alkali treatment of cereal straw on digestibility and methane production of sheep. Anim. Feed Sci. Technol. Vol 49. pp. 245-259. 70. Moss A.R., J. P. Jouany and J. Newbold (2000). Methane production by ruminants: its contribution to global warming. Vol 49. Pp. 231-253: edpsciences. Org. 71. Murray R.M., A. M. Bryant and R.A. Leng (1976). Rates of production of methane in the rumen and large intestin of sheep', British Journal of Nutrition. Vol 36 (1). pp. 1-14. 72. Navas-Camacho A., M. A. Laredo, A. Cuesta, O. Ortega and M. Romero (1994). Evaluation of tropical trees with high or medium saponin content as dietary alternative to eliminate ciliate protozoa from the rumen. Proc. Soc.Nutr. Physiol. Vol 3. pp. 204. 73. Newbold C.J., S. Lopez, N. Nelson, J.O. Ouda, R.J. Wallace and A.R. Moss (2005). 'Propionate precursors and other metabolic intermediates as possible alternative electron acceptors to mêtanogenesis in ruminal fermentation in vitro', Br. J. Nutr. Vol 94. pp. 27-35. 58 74. Newbold C.J., S. M. el Hassan, J. Wang, M. E. Ortega and R.J. Wallace (1997). Influence of foliage from African multipurpose trees on activity of rumen protozoa and bacteria, Br. J. Nutr. Vol 78. pp. 237-249. 75. O’Mara F.P., K. Beauchemin, M. Kreuzer and T.A. McAllister (2008). Reduction of greenhouse gas emissions of ruminants through nutritional strategies. Ed: P. Rowlinson, M. Steele and A. Nevzaoui. Livestock and Global Climate Change, Cambridge University Press. pp. 40-43. 76. Ørskov E.R. and M. Ryle (1990). Energy Nutrition in Ruminants Elsevier, London. 77. Pastore R. L. & P. Fratellone (2006). Potential health benefits of green tea (Camellia sinensis): a narrative review. Explore: The Journal of Science and Healing. Vol 2(6). pp. 531-539. 78. Patra A.K. (2010). Meta-analyses of effects of phytochemicals on digestibility and rumen fermentation characteristics associated with mêtanogenesis, J. Sci. Food Agric. Vol 90. pp. 2700-2708. 79. Patra A.K., D. N. Kamra and N. Agarwal (2006). Effect of plant extracts on in vitro mêtanogenesis, enzyme activities and fermentation of feed in rumen liquor of buffalo, Anim. Feed Sci. Technol. Vol 128. pp. 276–291. 80. Paustian K., J. Antle, J. Sheehan and E. Paul (2006). Agriculture's Role in Greenhouse Gas Mitigation. Prepared for the Pew Center on Global Climate Change. 81. Puchala R., G. Animut, A.K. Patra, G. D. Detweiler, J. E. Wells, V. H. Varel ... & A. L. Goetsch (2012). Methane emissions by goats consuming Sericea lespedeza at different feeding frequencies. Animal feed science and technology. Vol 175(1). pp. 76-84. 82. Puchala R., B. R. Min, A.L.Goetsch and T. Sahlu (2005). The effect of a condensed tanin-containing forage on methane emission by goats. Journal of animal science. Vol 83. pp. 182. 83. Ramdani., Diky, Abdul Shakoor Chaudhry and J. S Chirst (2013). "Chemical composition, plant secondary metabolites, and minerals of green and black teas and the effect of different tea-to-water ratios during their extraction on the composition of their spent leaves as potential additives for ruminants."Journal of agricultural and food chemistry. Vol 61 (20). pp. 4961-4967. 84. Reed J. D. (1995). Nutritional toxicology of tannins and related polyphenols in forage legumes. Journal of Animal Science, 73, 1516–1528. 59 85. Roos K (2001).The Livestock and Food Processing Waste Initiative of the Global Methane Initiative (FAO January 2011). Rome, Italy. 86. Sekine J., S. Kondo, M. Okubo and Y. Asahida (1986). Estimation of methane production in 6-week-weaned calves up to 25 weeks of age. Japanese Journal of Zootechnical Science (Japan). 87. Shibata M. (1992). Methane production in heifers, sheep and goats consuming diets of various hay-concentrate ratios. Animal Science and Technology. Vol 63. pp. 1221-1227 88. Shibata M., F. Terada, M. Kurihara and Nishida (1993). Estimation of methane production in ruminants. Animal Science and Technology. Vol 64. pp.790-790. 89. Sniffen C.J. and H. H. Herdt (1991). The Veterinary Clinics of North America: Food Animal Practice. PA: W. B. Saunders Company, Philadelphia. 90. Sophea I.V. and T. R. Preston (2011). Effect of different levels of supplementary potassium nitrate replacing urea on growth rates and methane production in goats fed rice straw, mimosa foliage and water spinach. Livestock Research for Rural Development . Vol 23 (4). 91. Steinfeld H. and I. Hoofmann (2008).Livestock, green house gases and global climate change. In Proceedings of International Conference on Livestock and Global Climate change (17-20 May, 2008), 8-9 (Eds P. Rowlinson và M. Steele). Hammamet, Tunisia: Cambridge University Press 92. Steinfeld H., P. Gerber, T.D. Wassenaar, V. Castel and C. de Haan (2006). Livestock's long shadow: environmental issues and options. FAO. 93. Tamminga S. (1992). Nutrition management of dairy cows as a contribution to pollution control. Journal of Dairy Science. Vol 75. pp 345-357. 94. Tavendale M.H., L. P. Meagher, D. Pacheco, N. Walker, G.T. Attwood and S. Sivakumaran (2005). Mêtane production from in vitro rumen incubations with Lotus pedunculatus and Medicago sativa, and effects of extractable condensed tanin fractions on mêtanogenesis. Animal Feed Science and Technology. Vol. 123–124 (Part 1. 0). pp. 403-19. 95. Tedeschi L.O., D.G. Fox and T.P. Tylutki (2003). Potential environmental benefits of ionophores in ruminant diets. J. Environ. Qual 32. pp. 1591-1602. 96. Thang C. M., I. Ledin and J. Bertilsson (2010). Effect of feeding cassava and/or Stylosanthes foliage on the performance of crossbred growing cattle. Trop Anim Health Prod. Vol 42. pp. 1–11. 60 97. Van Nevel C.J., D. I. Demeyer (1995). Feed additives and other interventions for decreasing methane emissions. Ed: Wallace R.J. and A. Chesson. Biotechnology and animal feeds and feeding. VCH Publishers Inc. New York. pp. 329-349. 98. Waghorn G. (2008). Beneficial and detrimental effects of dietary condensed tanins for sustainable sheep and goat production - Progress and challenges, Animal Feed Science and Technology. Vol 147 (1–3). pp. 116-139. 99. Waghorn G.C. (1990). Beneficial effects of low concentrations of condensed tanins in forages fed to ruminants, in DE Akin, LG Ljungdahl, JR Wilson and PJ Harris (eds), Microbial and plant opportunities to improve lignocellulose utilization by ruminants, New York. 100. Waghorn G.C., M. H. Tavendale and D.R. Woodfield (2002). Methanogenesis from forages fed to sheep, Proc .N. Z. Grassland Assoc. Vol 64. pp. 167-171. 101. Wallace R.J., T.A. Wood, A. Rowe, J. Price, D.R. Yanez, S.P. Williams and C.J. Newbold (2006). Encapsulated fumaric axit as a means of decreasing ruminal methane emissions. Elsevier. pp. 148-151. 102. Wedegaertner T.C. and D.E. Johnson, (1983). Monensin effects on digestibility, methanogenesis and heat increment of a cracked corn-silage diet fed to steers. Journal of Animal Science. Vol 57. pp. 168-177. 103. Wolin M.J. and T.L. Miller (1988). Microbe interaction in the rumen microbial ecosystem. Ed: Hobson P.N. The rumen Ecosystem. Elsevier Applied Science, New York. 104. Woodward S.L. (2004). Condensed tanins in birdsfoot trefoil (Lotus corniculatus) reduce methane emissions from dairy cows. New Zealand Society of Animal Production. Vol 1999. pp. 160-164. 105. Wright A. D. G., P. Kennedy, C.J. O’Neill, A.F. Toovey, S. Popovski, S.M. Rea, ... and L. Klein (2004). Reducing methane emissions in sheep by immunization against rumen methanogens. Vaccine. Vol 22(29). pp. 3976-3985. 61 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI THÍ NGHIỆM Hình 1. Trộn thức ăn tinh với phụ Hình 2. Cho gia súc ăn theo khẩu phần phẩm chè xanh Hình 3. Lấy mẫu phân của gia súc Hình 4. Lấy mẫu khí của gia súc thí thí nghiệm nghiệm cho vào túi đựng khí chuyên dụng 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_anh_huong_cua_viec_bo_sung_tanin_tu_phu_pham_che_xanh.pdf
Tài liệu liên quan