Đề lý luận chung về phương pháp quản lý doanh nghiệp và phương pháp quản lý trong quan hệ với bạn hàng

Mở đầu Doanh nghiệp là tế bào cơ bản tạo nên hệ thống kinh tế quốc dân mỗi nước. Doanh nghiệp có làm ăn khá mới giúp cho đất nước được phồn vinh, phát triển. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh để làm giàu cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho đất nước. Quản trị kinh doanh chính là khoa học và nghệ thuật và là một nghề của các Nhà quản lý mà thực thi nó là các chủ doanh nghiệp. Công cuộc đổi mới vận mệnh của đất nước đang đặt ra trước mắt các nhà quản lý những nhiệm vụ và th

doc7 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề lý luận chung về phương pháp quản lý doanh nghiệp và phương pháp quản lý trong quan hệ với bạn hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách thức nặng nề to lớn. Để có thể làm tốt sứ mạng quan trọng này, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định mới có thể giúp cho doanh nghiệp của mình đứng vững và phát triển. Kinh doanh trong kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và ra các quyết định kịp thời. Có thể nói quản lý doanh nghiệp là một nghề, cũng có thể nói quản lý doanh nghiệp là một nghệ thuật. Doanh nghiệp có làm ăn được hay không một phần lớn phụ thuộc vào tài quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp. Một trong những phương pháp nghệ thuật trong quản trị doanh nghiệp hết sức quan trọng đố là phương pháp quản lý trong quan hệ với bạn hàng. Giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. I-Những vấn đề lý luận chung về phương pháp quản lý doanh nghiệp và phương pháp quản lý trong quan hệ với bạn hàng 1-Khái niệm về phương pháp quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp Các phương pháp quản trị kinh doanh là tống thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ doanh nghiệp lên đối tượng kinh doanh (cấp dưới và tiềm năng có được của doanh nghiệp) và khách thể kinh doanh (khách hàng, các ràng buộc của môi trường quản trị vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh và các bạn hàng), để đạt được mục đích kinh doanh đề ra. Phương pháp quản trị có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản trị theo những nguyên tắc. Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp quản trị nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản trị là một nội dung cơ bản của quản trị kinh doanh. Mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị chỉ được thựchiện thông qua tác động của các phương pháp quản trị kinh doanh. Trong những điều kiện nhất định, phương pháp quản trị có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. Vai trò quan trọng của các phương pháp quản trị còn ở chỗ nó nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động sáng tạo của con người và tiềm năng của hệ thống cũng như các cơ hội có lợi bên ngoài. Phương pháp quản trị kinh doanh là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể kinh doanh, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống. Vì vậy, các phương pháp quản trị mang tính chất hết sức đa dạng phong phú, đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong kinh doanh vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản trị. Phương pháp quản trị thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như nănglực và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp. Như vậy sử dụng các phương pháp quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng đó. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh đề ra. Quản trị có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản trị. Đó chính là tài nghệ thuật của chủ doanh nghiệp nói riêng, của các nhà quản lý nói chung. Tuỳ thuộc tiêu chuẩn phân loại và mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại đối với phương pháp quản trị. Theo cách phân loại phổ biến, căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạt động quản trị các phương pháp quản trị được chia thành: - Các phương pháp quản trị nội bộ doanh nghiệp - Các phương pháp tác động lên khách hàng - Các phương pháp quan hệ với cơ quan quản lý vĩ mô - Các phương pháp cạnh tranh đối với các đối thủ - Các phương pháp quan hệ với bạn hàng - Các phương pháp lôi léo người ngoài doanh nghiệp. 2-Phương pháp quản lý trong quan hệ với bạn hàng Bạn hàng, đó là những người cung cấp các đầu vào cho doanh nghiệp. đối với doanh nghiệp sản xuất thì bạn hàng là những người cung cấp các yếu tố đầu vào như; cung cấp nguyên nhiên vật liệu, cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp một số các hoạt động dịch vụ- lao vụ khác nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì bạn hàng chính là các nhà sản xuất, những người cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp. Bạn hàng khác với khách hàng ở chỗ chúng ta không có các đối thủ cạnh tranh, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bạn hàng là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Do đó trong quan hệ với bạn hàng cần phải có những phương pháp sao cho duy trì ngày càng tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bạn hàng. Những bạn hàng này, bên cạnh việc cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp họ còn cung cấp cho các doanh nghiệp khác và giữa họ (bên bán với nhau) cũng sẽ xuất hiện hiện tượng cạnh tranh. Phương pháp sử dụng chủ yếu trong quan hệ với bạn hàng là tôn trọng lợi ích của nhau (giữ chữ tín), thanh toán sòng phẳng và thông cảm. Nhưng cũng cần né tránh sự o ép của bạn hàng (nếu họ là những người bán không biết điều, trục lợi và bất tín) mà phương pháp chủ yếu là thay quan hệ song phương bằng quan hệ đa phương. -Phương pháp tôn trọng lợi ích của nhau (giữ chữ tín) Đối với bạn hàng, doanh nghiệp phải tuyệt đối giữ chữ tín trong kinh doanh. Bởi ông cha ta đã có câu, “một sự bất tín vạn sự bất tin”, khi đã nhận được hàng hoá hoặc dịch vụ từ phía bạn hàng thì doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán đầy đủ và sòng phẳng Trong trường hợp nếu doanh nghiệp chưa có tiền mặt để thành toán ngay sau khi giao hàng thì doanh nghiệp phải có giấy ghi nợ, hẹn ngày trả (nếu có thể kèm theo một khoản tiền lãi tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên). đunngs hẹn doanh nghiệp phải thanh toán ngay cho bạn hàng tránh trường hợp chiếm dụng vốn quá lâu của bạn hàng để nhằm mục đích kinh doanh của mình, trường hợp bất khả kháng thì phải khất nợ nhưng chỉ được khất một lần. Bởi nếu lần khất nhiều lần sẽ làm mất lòng tin của bạn hàng đối với doanh nghiệp. Hơn nữa nếu doanh nghiệp chiếm dụng vốn quá lâu của bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn hàng, như vậy là không tôn trọng lợi ích của bạn hàng. Bên cạnh việc tôn trọng lợi ích của nhau, giữa doanh nghiệp và bạn hàng phải có sự thông cảm lẫn nhau để cùng nhau phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Để né tránh sự o ép của bạn hàng (khi họ là những người không biết điều, trục lợi và bất tín), thì phương pháp chủ yếu là thay quan hệ buôn bán bằng quan hệ bạn hàng và thay quan hệ song phương bằng quan hệ đa phương. Nếu bạn hàng có tư tưởng không biết điều thì doanh nghiệp có thể né tránh bằng cách rút lui khỏi bạn hàng đó bằng việc tìm một bạn hàng khác, thậm chí có thể từ bỏ mặt hàng mà doanh nghiệp không thể trụ được sang một mặt hàng khác. Thay vì quan hệ với một bạn hàng, doanh nghiệp có thể mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng, đa dạng hoá các mối quan hệ để các bạn hàng tự cạnh tranh với nhau, còn mình sẽ được hưởng mức giá do cạnh tranh giữa các bạn hàng mang lại. Như vậy, tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp quyết định việc lựa chọn phương pháp quản lý trong kinh doanh. Trong quá trình quản lý phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục đích tốt nhất. Chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp quản lý nhưng không có nghĩa là chủ quan, tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải tỉnh táo, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp bổ sung để khắc phục các mặt tiêu cực khichúng xuất hiện. II-Vận dụng lý thuyết về phương pháp quản lý trong quan hệ với bạn hàng đối với các doanh nghiệp Việt nam. Nền kinh tế nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tương ứng với nó là sự tồn tại của nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động đan xen cùng thống nhất và đấu tranh vơí nhau để phát triển trong kinh tế thị trường. Nếu như trước đây, trong cơ chế kế hoạch, tập trung, bao cấp, nền kinh tế chỉ có một thành phần duy nhất đó là kinh tế Nhà nước, tương ứng với nó là hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh, tất cả đều hoạt động theo kế hoạch của nhà nước, giữa các doanh nghiệp không hề có mối quan hệ bạn hàng hay khách hàng, cũng như quan hệ cạnh tranh thì trong giai đoạn hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, nhất là khi hội nhập kinh tế thực sự trở thành xu hướng tất yếu của thời đại đối với tất cả các quốc gia, đã đặt các doanh nghiệp Việt nam trước một thách thức rất lớn. Bên cạnh việc giải quyết mối quan hệ giữa các bạn hàng trong nước, doanh nghiệp còn có các mối quan hệ với bạn hàng thuộc các nước trong khu vực và trên thế giới. Một thực tế đáng bàn trong phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng sản xuất manh mún, tiểu nông, kinh doanh theo kiểu chụp dựt, là chủ yếu. Họ chỉ chú ý đến cái lợi trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài, làm ăn không có tính chiến lược mà chủ yếu là theo từng phi vụ, bất chấp những thiệt hại có thể đem lại đối với các doanh nghiệp khác và đối với xã hội. Tình trạng lừa lọc gian lận trong kinh doanh, sẵn sàng phản bội bạn hàng của mình nếu như việc đó mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Kiểu làm ăn này chỉ mang lại cái lợi trước mắt cho một số doanh nghiệp, nhưng về mặt lâu dài nó không phải là kiểu làm ăn của nền kinh tế đại công nghiệp, nhất là khi chúng ta đang ra sức cho công công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Giữ chữ tín trong kinh doanh đối với bạn hàng là một trong những điều tối cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Từ những năm 1990 khi Việt nam thực hiện đường lối đa phương hoá trên trường quốc tế thì quan hệ kinh tế của Việt nam cũng có những bước tiến đáng kể, đặc biệt trên thị trường xuất khẩu. Trao đổi thương mại giữa Việt nam và ASEAN trong những năm 1991-1995 chếm 25% tổng kim ngạch của Việt nam. Singapo là bạn hàng lớn nhất của Việt nam, bên cạnh các bạn hàng lớn như Malaysia, Thái lan… Để đứng vững trong cạnh tranh trước bối cảnh hội nhập kinh tế, trong mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài, các doanh nghiệp Việt nam bên cạnh việc giữ chữ tín đối với bạn hàng, thanh toán sòng phẳng, thông cảm, tôn trọng lẫn nhau, cũng cần phải đề cao cảnh giác đối với những bạn hàng xấu, có mục đích khong tốt, nhất là đối với những bạn hàng cung cấp các yếu tố đầu vào, như máy móc thiết bị… Cùng một yếu tố đầu vào chúng ta cần phải có mối quan hệ với nhiều bạn hàng thay vì chỉ quan hệ với một bạn hàng, nhằm chọn lọc những bạn hàng tốt có uy tín trong kinh doanh. Kết luận Quản trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động vừa khoá, vừa phức tạp, lại có ý nghĩa hết sức quan trọng của con người. Quản trị vừa là khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật. đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải xử lý thoả đáng các mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ với các bạn hàng. Giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện được mối quan hệ với các bạn hàng, duy trì được mối quan hệ lâu lài, điều này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, các phương pháp quản lý trong mối quan hệ với bạn hàng luôn là vấn đề đang được quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Trong thời gian tới sẽ còn có những phương pháp quản lý khác ngày một hữu hiệu trong việc quản lý doanh nghiệp trong mối quan hệ với bạn hàng. Do trình độ và khả năng am hiểu thực tế của em còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV558.doc
Tài liệu liên quan