ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Môn: MÔ HỌC
Câu 3: Trung mô (Mesenchyma) là gì? Nguồn gốc, cấu trúc và vai trò của nó?
Tế bào trung mô là những tế bào đặc trưng cho đời sống của phôi, có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác.
Nguồn gốc: Chủ yếu là từ lá phôi giữa.
Cấu trúc:
+ TB trung mô nhỏ, hình thoi dài hoặc hình sao; nhân bầu dục nằm giữa, bào tương nghèo nàn, chứa ít ti thể và lưới nội bào.
+ TB tỏa ra xung quanh các nhánh bào tương, nối kết với nhau tạo thành lưới trung mô.
Vai trò:
+ Tr
33 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề cương ôn tập môn Mô học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung mô phôi thai là nguồn gốc phát triển của mô liên kết.
Khi phôi phát triển, các TB trung mô biệt hóa thành nguyên bào sợi hoặc các loại TB khác dưới tác động của các chất cảm ứng đặc biệt. Do đó, nó được gọi là TẾ BÀO ĐA NĂNG.
+ Những TB trung mô biệt hóa thành tế bào mô liên kết: nguyên bào sợi, nguyên bào mỡ, tiền tạo cốt bào, nguyên bào sụn
+ Trong mô liên kết cơ thể người trưởng thành, tồn tại những tế bào trung mô giàu tiềm năng sinh sản và biệt hóa thành các loại TB liên kết khác nhau khi cơ thể có nhu cầu, trong những điều kiện nhất định.
Câu 5: Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm cấu tạo và chức năng của Biểu mô?
Biểu mô là loại mô được tạo thành bởi những TB hình đa diện, nằm sát, gắn kết với nhau chặt chẽ, ít chất gian bào. Biểu mô làm nhiệm vụ che phủ bề mặt cơ thể, lót các xoang cơ thể hoặc đảm nhiệm chức phận chế tiết.
Nguồn gốc: Biều mô có nguồn gốc từ cả 3 lá phôi
+ Lá phôi ngoài: biểu bì da, giác mạc, biểu mô của các khoang mũi, miệng, hậu môn -> Ngoại biểu mô.
+ Lá phôi giữa: nội mô lót mạch máu và mạch bạch huyết, lá thành, lá tạng -> Trung biểu mô.
+ Lá phôi trong: biểu mô lót trong ống ruột -> Nội biểu mô.
Phân bố:
+ Lớp biểu bì tham gia cấu tạo nên lớp ngoài của da.
+ Lót các xoang cơ thể (xoang ngực, xoang bụng).
+ Lót các xoang nội quan rỗng.
+ Bọc thành các nội quan (màng bóng).
+ Tạo nên tuyến nội tiết và ngoại tiết.
Đặc điểm cấu tạo:
Các tế bào tạo thành biểu mô nằm sát nhau:
+ Khoảng gian bào bé.
+ Một số biểu mô, có nơi khoảng gian bào rộng trở thành tiểu quản gian bào, lưu chuyển các chất giữa tế bào các lớp của biểu mô.
Kích thước và hình dáng biểu mô:
+ Tế bào khối vuông hoặc đa diện, nhân hình cầu.
+ Tế bào dẹt có nhân hình thoi, dài, dẹt.
+ Tế bào trụ có nhân hình trứng.
Các tế bào biểu mô khác nhau phụ thuộc vào loại biểu mô, vào chức năng biểu mô và vị trí các tế bào trong biểu mô.
Sự phân cực tế bào biểu mô:
Đa số các tế bào biểu mô, phía trên nhân hoàn toàn khác với phần dưới. Người ta quy ước:
+ Cực đáy: là phần bào tương trông về phía màng đáy.
+ Cực ngọn: là phần bào tương ở phía trên.
Sự phân cực này có liên quan với các chức năng của tế bào.
Phân bố thần kinh ở biểu mô:
+ Ở biểu mô không có máu và mạch bạch huyết (trừ mê lộ màng tai trong).
+ Biểu mô dược nuôi dưỡng từ những chất khuếch tán từ mô liên kết qua màng đáy đến biểu mô.
+ Ở biểu mô không có thần kinh đi vào (trừ niêm mạc khứu giác).
+ Xen giữa các tế bào biều mô có những tận cùng thần kinh: là những đầu thần kinh không có vỏ bọc, chia nhánh chạy trong khoảng gian bào tiếp xúc với các tế bào biểu mô.
Màng đáy phân cách biểu mô với mô liên kết:
Những tế bào biểu mô họp thành lớp và phân cách với mô liên kết sát bên dưới hay xung quanh bởi 1 màng là màng đáy.
+ Màng đáy là 1 cấu trúc gồm 2 – 3 thành phần: lá sáng, lá đặc, 1 số có lá sợi võng liên kết chặt chẽ với lá đặc.
Màng đáy: phân cách biểu mô với mô liên kết, làm giới hạn cho sự phát triển của biểu mô; làm hàng rào ngăn không để những chất có phân tử lớn ở dịch gian bào vào biểu mô.
+ Biểu mô và màng đáy thường nằm trên một lớp mô liên kết mạch, được gọi là lớp đệm.
Cấu trúc liên kết các tế bào biểu mô:
+ Dải bịt: giới hạn bên bề mặt tự do của biểu mô.
+ Vùng dính (dưới dải bịt).
+ Thể liên kết: hình đĩa, hình thành tấm gắn trong bào tương tế bào biểu mô.
+ Thể bán liên kết: nối biểu mô bên dưới với màng đáy.
+ Thể liên kết khe: chạy xuyên qua khoảng gian bào hẹp, 2 đầu mở vào bào tương mỗi tế bào.
+ Ngoài ra, ở mặt tự do và mặt đáy của tế bào biểu mô còn có những cấu trúc đặc biệt: vi nhung mao, lông (ở mặt tự do), thể bán liên kết (ở mặt đáy).
Chức năng:
Biểu mô có những nhóm chức năng chính sau:
+ Chức năng bảo vệ:
■ Bảo vệ cho cơ thể hoặc các cơ quan không bị tổn thương: Biếu mô có chức năng bảo vệ, chống các tác nhân vật lý, hóa học và chống nhiễm khuẩn.
■ Tế bào biểu mô có khả năng tái sinh mạnh nhờ phân bào nhanh để hàn gắn vết thương (vd: biểu bì da, biểu mô dạ con của phụ nữ sau khi hành kinh) => Nếu bị tổn thương thì tế bào biểu mô sẽ phát triển để hàn gắn lại.
+ Chức năng hấp thụ, vận chuyển, bài tiết:
■ Biểu mô phủ ở ống ruột, ống thận có chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
■ Mọi sự vận chuyển vật chất vào và ra khỏi cơ thể đều đi qua biểu mô (thức ăn đã tiêu hóa, các chất tiết). Vì vậy, biểu mô (cùng với vị trí phân bố của nó) còn được gọi là mô biên giới.
■ Ở các tuyến ngoại tiết và nội tiết, biểu mô là thành phần chủ yếu tạo nên chúng và tế bào của biểu mô là nơi tiết chế các chất giúp cho quá trình sinh trưởng, sinh sản của cơ thể động vật xúc tiến bình thường, không bị rối loạn hay đình trệ.
+ Chức năng thu nhận kích thích: Ở một số nơi, biểu mô còn được biệt hóa cao để thu nhận các kích thích.
VD: các tế bào biểu mô cảm giác của chồi vị giác trên mặt lưỡi; tế bào thính giác của cơ quan Corti ở tai trong.
+ Sự phát triển ác tính của biểu mô nói chung được gọi là ung thư biểu mô.
Câu 6: Phân loại, mô tả Biểu mô phủ. Cho ví dụ về sự phân bố của chúng?
Biểu mô phủ là những biểu mô phủ mặt ngoài cơ thể, mặt trong các cơ quan rỗng, những khoang thiên nhiên của cơ thể.
Theo sự phân lớp và hình dạng tế bào, biểu mô phủ được chia thành các loại sau:
1. Biểu mô phủ đơn: là những biểu mô được tạo thành bởi một hàng tế bào.
Biểu mô phủ đơn, dẹt:
+ Được tạo thành bởi một hàng tế bào đa diện dẹt.
+ Vùng trung tâm mỗi tế bào thường có một nhân hơi lồi vào lòng khoang mà biểu mô đó lợp.
+ Mặt của biểu mô phủ đơn dẹt bao giờ cũng hơi ướt, nhẵn, bóng, cho phép các tạng chuyển động dễ dàng, không bị cọ xát mạnh vào nhau và vào thành cơ thể. Do đó, nó còn được gọi là BIỂU MÔ TRƯỢT.
+ Loại biểu mô này thường gặp ở: nang Bowman của thận, lá thành, lá tạng, mặt trong của mạch máu và bạch huyết.
Biểu mô phủ đơn, khối:
+ Quan sát ở lát cắt song song với bề mặt biểu mô, các tế bào biểu mô là những hình đa giác. Quan sát theo mặt phẳng vuông góc bề mặt biểu mô, biểu mô gồm một hàng tế bào hình khối vuông, nhân hình tròn, nằm giữa tế bào.
+ Có thể gặp biểu mô phủ đơn, khối ở: biểu mô lợp mặt tự do của buồng trứng, ở các ống bài xuất của một số tuyến ngoại tiết (ống Boll của tuyến nước bọt).
Biểu mô phủ đơn, trụ:
+ Biểu mô phủ đơn, trụ gồm một hàng tế bào hình trụ, chiều cao lớn hơn chiều ngang. Nhân có hình trứng, nằm phía cực đáy.
+ Khi quan sát ở lát cắt song song với bề mặt biểu mô, tế bào biểu mô cũng có hình đa diện giống như biểu mô phủ đơn khối, nhưng có chu vi nhỏ hơn.
+ Biểu mô phủ đơn trụ có thể được hình thành từ một loại tế bào giống nhau (biểu mô ống cổ tử cung), nhưng cũng có khi được tạo nên bởi nhiều loại tế bào trụ khác nhau (biểu mô ruột).
+ Có thể gặp loại biểu mô này ở mặt trong của ống tiêu hóa suốt từ tâm vị đến đoạn trên của trực tràng, ở đường bài xuất của một số tuyến.
2. Biểu mô phủ kép: là loại biểu mô được tạo thành bởi 2 hoặc nhiều lớp tế bào chồng lên nhau. Dựa vào hình dáng tế bào nằm trên cùng để phân loại, người ta có thể chia biểu mô phủ kép thành 3 loại và 2 loại đặc biệt.
Biểu mô phủ kép, dẹt:
Được tạo thành bởi nhiều lớp tế bào, nhưng những tế bào trên cùng là những tế bào dẹt. Loại biểu mô này được chia làm 2 loại:
+ Biểu mô phủ kép, dẹt, sừng hóa:
■ Gồm nhiều hàng tế bào có hình dáng thay đổi từ dưới lên trên, những hàng trên cùng hình thành lớp keratin (lớp sừng).
■ Từ trong ra ngoài biểu bì gồm 5 lớp: lớp đáy hay lớp sinh sản, lớp sợi, lớp hạt, lớp bóng, lớp sừng.
■ VD: biểu bì da – được coi là biểu mô bảo vệ điển hình.
+ Biểu mô phủ kép, dẹt, không sừng hóa:
■ Lợp thành các khoang thiên nhiên trong cơ thể, nơi thường xuyên có sự cọ xát có thể gây tổn thương cho thành ống (khoang miệng, thực quản)
■ Được tạo thành bởi nhiều lớp tế bào: lớp đáy (lớp sinh sản), lớp sợi, lớp trên mặt gồm những tế bào dẹt còn nhân. Những tế bào này sẽ bong khỏi biểu mô, rơi vào trong khoang. Loại biểu mô này không có lớp hạt và lớp sừng.
Biểu mô phủ kép, khối:
+ Được tạo bởi từ 2 hàng tế bào trở lên, hàng nằm trên cùng là những tế bào hình khối vuông.
+ VD: ở biểu mô võng mạc thể mi, hàng tế bào vuông ở lớp trong có khả năng tiết ra dịch thủy, hàng tế bào vuông ở lớp ngoài có chứa nhiều hạt sắc tố đen.
Biểu mô phủ kép, trụ:
+ Gồm nhiều hàng tế bào chồng chất lên nhau và hàng tế bào trên cùng có hình trụ.
+ Trong cơ thể ít có loại biểu mô này. Vd: biểu mô của một số ống bài xuất lớn của một số tuyến.
Biểu mô phủ kép, biến dạng:
+ Được tạo thành bởi nhiều hàng tế bào.
+ Hình dáng tế bào thay đổi từ dưới lên trên tới mặt tự do của biểu mô. Lớp tế bào sát màng đáy có hình khối vuông hay hình trụ, gọi là màng đáy. Trên lớp đáy có nhiều hàng tế bào đa diện. Hàng tế bào trên cùng gồm những tế bào đa diện lớn.
+ VD: biểu mô của niêm mạc bàng quang, trong đó các tế bào có khả năng biến đổi hình dáng rõ ràng, tùy thuộc vào tình trạng căng giãn của bàng quang.
Biểu mô phủ giả kép, trụ:
+ Các tế bào chồng chất lên nhau, hàng tế bào trên cùng có hình trụ, những cực đáy của tất cả các tế bào đều sát với màng đáy.
+ Hình dáng của các tế bào trong biểu mô khác nhau. Nhân của các tế bào thường nằm ở phần rộng nhất của tế bào, do đó nhân các tế bào thương nằm chênh nhau thành 2 – 3 hàng.
+ VD: biểu mô lợp những ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt mang tai và một số tuyến khác.
Câu 7: Phân loại, mô tả Biểu mô tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ từng loại.
Định nghĩa Biểu mô tuyến:
Biểu mô tuyến là loại mô được tạo thành bởi những tế bào hay tập hợp những tế bào có khả năng chế tiết.
Phân loại tuyến:
■ Theo số lượng tế bào tạo ra sản phẩm có:
+ Tuyến đơn bào: chỉ gồm một tế bào chế tiết.
+ Tuyến đa bào: tuyến gồm có nhiều tế bào tham gia tạo chất chế tiết. Đại đa số các tuyến trong cơ thể là loại tuyến đa bào.
■ Theo vị trí nhận sản phẩm chế tiết đầu tiên có:
+ Tuyến ngoại tiết: là những tuyến mà sản phẩm chế tiết được bài xuất ra mặt ngoài cơ thể hoặc được đưa vào các khoang cơ thể. Tuyến ngoại tiết có 2 phần: phần chế tiết và phần bài xuất.
+ Tuyến nội tiết: là những tuyến mà sản phẩm chế tiết được đưa thằng vào máu. Tuyến nội tiết chỉ có phần chế tiết, không có phần bài xuất, nên các tế bào tuyến liên hệ chặt chẽ với mao mạch.
Biểu mô tuyến ngoại tiết:
Mỗi tuyến ngoại tiết đa bào gồm 2 phần: phần chế tiết gồm các tế bào tạo ra sản phẩm chế tiết; phần bài xuất là những ống dẫn sản phẩm chế tiết đi ra khỏi tuyến.
Dựa vào hình dạng của ống dấn và hình dạng của phần chế tiết, người ta chia tuyến ngoại tiết thành 8 loại:
■ Tuyến ống, đơn: các tế bào biểu mô tạo thành 1 ống đơn giản như ống nghiệm. Thành ống là một lớp tế bào.
VD: tuyến Lieberkuhn ở kẽ lông nhung ruột non.
■ Tuyến ống đơn, xoắn: phần chế tiết là ống xoắn lại, phần bài xuất thẳng.
VD: tuyến mồ hôi phân bố ở vùng hạ bì, chân bì.
■ Tuyến ống phân nhánh đơn giản: phần chế tiết phân chia ra một số nhánh dạng ống.
VD: tuyến đáy dạ dày tiết ra HCl, lisape
■ Tuyến ống phân nhánh phức tạp: phần chế tiết gồm các ống phân nhánh phức tạp.
VD: tuyến Brunner ở niêm mạc tá tràng (tiết nhầy có tính kiềm).
■ Tuyến nang đơn giản: phần chế tiết phình ra như một giọt nước.
VD: tuyến độc trên da cóc, tuyến nhầy trên da ếch.
■ Tuyến nang nhánh đơn giản: phần chế tiết gồm nhiều nang phình ra các hướng khác nhau.
VD: tuyến Mebomius ở sụn mí mắt tiết chất nhầy giúp 2 mí mắt khép kín khi ngủ, tuyến nhờn ở gốc lông.
■ Tuyến nang phức tạp: phần chế tiết có các nang như chùm nho, mỗi nang mở vào một nhánh nhỏ của một hệ thống ống bài xuất chi nhánh như kiểu cành cây.
VD: tuyến sữa, tuyến tụy ngoại tiết.
■ Tuyến ống – nang phức tạp: phần chế tiết có phần hình ống, có phần nở rộng thành túi. Phần bài xuất có dạng ống. Thành của các ống được lót bởi biểu mô phủ. Thành những ống bài xuất nhỏ là biểu mô vuông, thành những ống bài xuất lớn là biểu mô tầng.
VD: tuyến nước bọt dưới hàm.
Câu 8: Phân loại các kiểu ngoại tiết? Cho ví dụ từng loại.
Các tuyến ngoại tiết có 4 kiểu tiết:
■ Tiết không hủy (merocrine): chất tiết được thải ra mà tế bào tiết vẫn còn nguyên vẹn. Đa số các tuyến thuộc loại này.
VD: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi
■ Tiết bán hủy (apocrine): sản phẩm tiết tập trung ở phần ngọn của tế bào. Khi sản phẩm tiết được bài xuất thì phần ngọn của tế bào mất đi. Tế bào có khả năng phục hồi khá nhanh phần đã bị mất và khả năng tái tập hợp những chất chế tiết.
VD: tuyến sữa
■ Tiết toàn hủy: toàn bộ tế bào tuyến tan ra và được bài xuất ra ngoài cùng với chất tiết, trở thành sản phẩm bài xuất.
VD: tuyến bã
■ Tiết ra tế bào: sản phẩm tiết là những tế bào nguyên vẹn.
Chu kỳ tiết chế: gồm có 3 kỳ
■ Kỳ tích trữ: các chất tiết được hình thành và tích trữ lại dưới dạng các hạt nhỏ. Các hạt này nằm ở cực ngọn của tế bào, đẩy nhân vào cực đáy, các ti thể thưa dần và biến mất.
■ Kỳ bài xuất: các hạt nhỏ chứa đầu chất tiết, sau đó vỡ ra, chất tiết được thấm qua màng tế bào để ra ngoài hoặc màng tế bào bị vỡ ra khi chất tiết thoát ra ngoài.
■ Kỳ nghỉ: tế bào ở trạng thái nghỉ. Trong nguyên sinh chất chỉ còn ít hạt tiết, nhân trở về vị trí trung tâm và ti thể xuất hiện trở lại.
Câu 9: Các tuyến nội tiết, đặc điểm cấu tạo và cho ví dụ về chức năng của chúng?
Các tuyến nội tiết:
Theo cấu tạo hình thái, có thể phân tuyến nội tiết thành 3 loại:
■ Tuyến kiểu lưới: Các tế bào tuyến tạo thành những dây tế bào. Các dây tế bào nối với nhau tạo thành mạng lưới. Khoảng giữa các lưới tế bào có các mao mạch. Đa số tuyến nội tiết trong cơ thể thuộc loại tuyến kiểu lưới này.
VD: thùy trước tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp trạng, tuyến tụy nội tiết (tiểu đảo Langerhans)
■ Tuyến kiểu túi: Các tế bào tuyến tạo thành những túi. Thành túi được lợp bởi một hàng tế bào chết tiết, xen giữa các túi có những mạch máu và bạch huyết. Trong lòng túi thường chứa đầy keo.
Chỉ có tuyến giáp trạng là tuyến nội tiết kiểu túi.
■ Tuyến tản mát: Các tế bào tuyến hoặc rải rác hoặc họp thành đám nhỏ nằm tản mát trong mô liên kết và tiếp xúc mật thiết với các mao mạch.
VD: tuyến kẽ tinh hoàn là tuyến nội tiết kiểu tản mát.
Đặc điểm cấu tạo:
Ở tuyến nội tiết có một số đặc điểm cấu trúc thích nghi với chức năng sau:
■ Các tế bào tiết của tuyến thường xếp thành từng cột (tủy tuyến trên thận) hoặc thành từng mảng (tiểu đảo Langerhans của tụy), xen kẽ các cột hoặc mảng tế bào đó là các mao mạch tiếp nhận hormone từ tuyến tiết ra. Kiểu cấu trúc này đặc trưng cho các tuyến nội tiết mà hormone của chúng được đưa ngay vào máu để tới cơ quan đích.
■ Ở các tuyến nội tiết cần dự trữ hormone để cơ thể dùng dần thì có dạng cấu tạo các nang, trong đó thành nang là một lớp tế bào tiết, hormone được dự trữ trong nang (tuyến giáp trạng).
Chức năng của tuyến nội tiết:
Các tuyến nội tiết sản xuất ra các chất tiết là các hormone, ngấm thẳng vào máu, đưa đến các tế bào đích và các cơ quan đích, giúp duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể và điều hòa quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
VD: hormone của tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên, truyến trên thận có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nước, muối khoáng và các thành phần khác. Do đó, chúng có vai trò đảm bảo sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể, ổn định áp suất thẩm thấu, duy trì độ pH
Lượng hormone và tốc độ tiết của các tuyến nội tiết rất nhỏ nhưng tác động của các hormone tại các mô bào dẫn đến những thay đổi cực kỳ lớn. Chứng tỏ hormone có hoạt tính sinh học cao. VD chỉ cần vài phần nghìn mg hormone Adrenaline (do tuyến thượng thận tiết ra) làm tăng lượng đường huyết làm tăng nhịp tim.
Tuy vậy, không phải tất cả hormone đều ảnh hưởng tới tất cả các tế bào trong cơ thể, mà chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định gọi là cơ quan đích. Đó là các tế bào mang các thụ thể phù hợp với cấu trúc của hormone nên có thể tiếp nhận các hormone đó, để tạo thành phức hệ hormone – thụ thể. Khi phức hệ này hình thành sẽ khởi đầu cho một loạt những biến đổi tiếp theo làm thay đổi sinh lý của tế bào. Điều này thể hiện tính đặc hiệu của hormone.
VD: Hormone do tuyến giáp tiết ra làm tăng cường các phản ứng hóa học tại hầu hết các tế bào, dẫn đến tăng cường trao đổi chất; hormone của tuyến cận giáp điều khiển nồng độ calcium của dịch ngoại tế bào
Câu 10: Nguồn gốc, phân bố và chức năng của Mô liên kết? Sơ đồ kinh điển.
Trong số các loại mô cơ bản, mô liên kết là loại mô phổ biến nhất.
Nguồn gốc: Mô liên kết có nguồn gốc từ lá phôi giữa, tức là từ trung mô.
Ở giai đoạn phát triển sớm của phôi, các tế bào trung mô (có dạng hình sao) tách ra khỏi lá phôi giữa và phân bố rộng rãi giữa 2 lá phôi (ngoài và trong), sau đó, chúng biệt hóa thành các dạng mô liên kết.
Phân bố: Mô liên kết có ở hầy khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, giúp chúng gắn bó với nhau. Mô liên kết luôn nằm ở phía trong của biểu mô.
Chức năng: Mô liên kết có các chức năng chính sau:
■ Tạo nên các vỏ bọc (bao liên kết) bọc các nội quan, mạch máu, các bó cơ và dây thần kinh tạo điều kiện cho các cơ quan hoạt động tương đối độc lập nhau.
■ Tạo thành bộ khung của cơ thể, đảm nhiệm chức năng chống đỡ và vận động: gân dây chằng, cân, sụn, xương.
■ Tạo nên cơ quan tạo máu và bạch huyết: tủy xương, nhu mô lách và và các hạch bạch huyết.
■ Tham gia tích cực vào quá trình tái sinh và miễn dịch bảo vệ cơ thể.
■ Dự trữ nước, mỡ, và các chất khoáng (Ca, P,).
■ Máu và bạch huyết cũng được xếp vào mô liên kết (mô liên kết lỏng hoặc mô liên kết động).
■ Sự phát triển ác tính của mô liên kết ở mọi cơ quan khác nhau trong cơ thể đều có tên chung là ung thư mô liên kết (sarcoma).
Câu 11: Các thành phần cấu tạo của Mô liên kết?
Trong cơ thể có nhiều loại mô liên kết. Mỗi loại mô liên kết đều được tạo thành bởi:
+ Thành phần gian bào: phần lỏng (dịch mô), chất căn bản (đặc hơn phần lỏng, có đặc tính của 1 hệ keo).
+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản.
+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào.
■ Dịch mô: Chứa tỉ lệ nhỏ protein huyết tương có phân tử lượng thấp và các ion với nồng độ tương tự trong huyết tương. Do đó, sự trao đổi những thành phần này giữa máu và dịch mô diễn ra nhanh chóng.
(nồng độ protein trong dịch mô thấp là do tính thấm của protein huyết tương của mao mạch thấp)
■ Các tế bào liên kết: nguyên bào sợi – tế bào trung mô, tế bào mỡ, tế bào nội mô đa diện dẹt, đại thực bào, tế bào võng là loại tế bào tổng hợp protein
■ Chất căn bản vô định hình:
○ Có 2 dạng: lòng (mô liên kết mềm, mô liên kết lỏng, mô liên kết sợi); cứng (ở sụn và xương).
○ Gồm: chủ yếu là chất khoáng (65%) là hợp chất của calcium và phosphate tạo thành hydroxyapatite. Ngoài ra còn có CaCO3.
○ Chất cơ bản cứng thường hòa quyện với các sợi collagene, do vậy rất khó phân biệt. Hầu hết chất cơ bản đều do các tế bào của mô liên kết tạo ra.
■ Thành phần sợi liên kết:
► Sợi collagene (sợ tạo keo, sợi trắng): có mặt ở hầu hết các mô liên kết, nhưng khác đáng kể về số lượng. Khi thủy phân bằng nhiệt độ thì biến thành chất keo.
○ Đơn vị cấu tạo hình thái của sợi collagene là xơ collagene. Tùy nơi trong mô liên kết, xơ collagene có thể đứng riêng rẽ hoặc tập hợp thành dạng tơ collagene hoặc thành sợi collagene. Nhiều sợi hợp thành bó sợi collagene.
○ Đặc điểm siêu cấu trúc của xơ collagene là những vân ngang sáng tối theo chu kỳ.
○ 1 sợi collagene gồm 3 sợi đơn xoắn. Đó là các đại phân tử protein phân đốt, không phân nhánh.
○ Hầu hết sợi collagene là sản phẩm tổng hợp của nguyên bào sợi.
► Sợi elastic (sợi chun, sợi đàn hồi, sợi vàng): phân bố ở thành động mạch, sụn chun, không có cấu trúc xoắn 3, có phân nhánh để tạo mạng lưới thưa.
○ Sợi elastic có màu vàng.
○ Do các phân tử elastic liên kết với nhau tạo thành lưới phân tử nên có khả năng đàn hồi. Do vậy, sợi elastic có tính đàn hồi cao.
► Sợi reticular (sợi lưới, sợi ưa bạc): phân bố ở các cơ quan tạo huyết (tủy xương, lách).
○ Chia nhánh như cành cây, cấu trúc sợi đơn, phân đốt và phân nhánh, liên kết tạo lưới dày.
○ Có vân ngang theo chu kỳ (giống sợi collagene).
○ Thiết lập bộ khung nâng đỡ cho chất nền ngoại bào.
Loại sợi
Phân bố
Cấu tạo
Sợi collagene
+ Ở hầu hết các loại mô liên kết (trừ mô liên kết lỏng).
+ Ở các thành mạch.
+ Xen kẽ giữa các nội quan, dưới da, màng ngoài sụn và ngoài xương.
+ Gồm 3 sợi đơn xoắn lại với nhau. Mỗi sợi đơn là một phân tử protein phân đốt, không phân nhánh.
Sợi elastic
+ Thành động mạch, sụn chun, thanh quản.
+ Cấu trúc sợi đơn không phân đốt những có phân nhánh, liên kết tạo lưới thưa.
Sợi reticular
+ Ở các cơ quan tạo máu (tủy xương, lách, hạch lanh phô, hạch bạch huyết).
+ Cấu trúc sợi đơn, phân đốt, phân nhánh, liên kết tạo lưới dày.
Câu 12: Phân loại Mô liên kết mềm? Ví dụ và chức năng từng loại?
Trong cơ thể, mô liên kết mềm là loại mô phổ biến và có nhiều chức năng quan trọng. Trong mô liên kết mềm có nhiều mạch máu và thần kinh.
Mô liên kết mềm gồm có: chất gian bào (chiếm khoảng 62% nước và các muối vô cơ tạo thành dịch mô), các dạng sợi (sợi collagene, sợi elastic) và các loại tế bào (tế bào sợi, tương bào, tế bào mỡ).
Mô liên kết mềm (chất cơ bản ở dạng lỏng hay bán lỏng) có 5 loại:
Mô liên kết thưa:
■ Tế bào trong mô liên kết thưa chủ yếu là tế bào sợi, mô bào, các sợi liên kết có sợi collagene và sợi elastic.
■ Mô liên kết thưa dự trữ nước, có chứa histamine và heparine, có các tế bào sắc tố chứa sắc tố.
■ Phân bố ở dưới da, xen kẽ các nội quan, quanh mạch máu và bạch huyết, vách thần kinh và cơ
■ Màng bụng, màng phổi, màng tim là những lớp mỏng mô liên kết thưa, được lợp bởi một lớp biểu mô phủ đơn, dẹt, gọi là lớp trung biểu mô.
Mô liên kết dạng lưới:
■ Được tạo thành bởi nhiều tế bào võng nối với nhau thành lưới dựa trên một lưới sợi võng. Các sợi lưới phân nhánh mịn.
■ Mô liên kết dạng lưới tạo thành nền của các cơ quan tạo huyết: tủy xương, hạch bạch huyết Hoặc ở các vách xơ của gan, lõi lông nhung tử cung, niêm mạc ruột
Mô mỡ:
■ Có nguồn gốc chủ yếu từ mô liên kết thưa do các nguyên bào mỡ tạo thành. Các nguyên bào mỡ tổng hợp và tích lũy đầy lipid ở trong làm cho tế bào căng phồng lên, nhân bị ép sang một bên.
■ Mô mỡ là nơi dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể dưới dạng triglyceride.
■ Ở nhiều nơi trong cơ thể, mô mỡ làm nhiệm vụ chống đỡ cơ học. Lớp mỡ dưới da là lớp đệm giữ hình thể mặt ngoài cơ thể.
Mô nhầy:
■ Chất cơ bản dạng keo lỏng, các sợi collagene xếp thành từng bó lượn sóng, nguyên bào sợi dạng hình sao tạo thành mạng chứa nhiều glycogene.
■ Chất gian bào phong phú, mềm và quánh đặc, trong đó có vùi những sợi collagene, không có sợi võng và sợi chun. Mô nhầy chỉ tồn tại ở tủy răng người trưởng thành.
■ Mô nhầy thường thấy trong cơ thể phôi thai, đặc biệt là dưới da và trong dây rốn (chất đông Wharton).
Mô hạt:
■ Mô hạt chỉ xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn hoặc bị tổn thương. Nó có nguồn gốc từ mô liên kết thừa (vd: mụn nhọt dưới da).
■ Biểu hiện lâm sàng: sưng, nóng, đỏ, đau. Khi đó có nhiều loại tế bào tập trung đến chỗ bị viêm (lymphocytes, monocytes, plasmocytes, mastocytes) để bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn. Khi lành bệnh (hoàn thành việc tái sinh hàn gắn vết thương) thì không còn mô hạt nữa.
Câu 13: Phân loại Mô liên kết sợi? Cấu tạo, phân bố và chức năng của từng loại?
Mô liên kết sợi có chất gian bào chủ yếu là các loại sợi, ít tế bào. Mô liên kết sợi gồm 4 dạng sau:
Gân (tendon):
■ Gân là những dây xơ nối với xương, hoặc nối xương này với xương khác, hoặc nối các mấu xương với đầu cơ,
■ Tế bào gân (thực chất là tế bào sợi) thưa thớt, nằm xen vào giữa các sợi gân. Mỗi gân gồm nhiều bó sợi collagene kết hợp với nhau, ngăn cách nhau bởi những vách liên kết và ít chất cơ bản vô định hình dạng keo lỏng. Bọc ngoài gân là một màng gọi là cân tiếp nối với cân của cơ.
■ Gân chịu tác dụng của các lực theo chiều dọc nên các sợi collagene và các tế bào xếp định hướng song song với chiều tác dụng của lực.
Dây chằng (ligament):
■ Là một tổ chức liên kết dầy có tính đàn hồi lớn, gồm những dây hay lá liên kết nối các cơ quan với nhau, ràng buộc giữa 2 đầu xương dài để tạo thành bao khớp hoặc làm nhiệm vụ treo (dây chẳng ở gáy của bò, màng treo ruột)
■ Dây chằng có cấu tạo giống như gân nhưng các sợi collagene ít căng hơn. Các dây chằng đàn hồi có thêm các sợi elastic (vd: dây phát âm ở thanh quản).
■ Tế bào sợi dẹt nằm xen kẽ giữa các bó sợi. Ngoài cùng của dây chằng là màng liên kết thưa có cấu tạo chủ yếu là các sợi collagene.
Cân (aponevrose):
■ Cân là mang liên kết sợi, mỏng, nhiều lớp, bọc ngoài của cơ và gân làm cho cơ hoạt động trong một cái lồng định hướng.
■ Cân gồm nhiều sợi collagene tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau. Các sợi collagene trong cùng một lớp thì xếp song song, còn ở 2 lớp kế cận thì vuông góc hoặc chéo góc nhau.
Lớp bì của da (dermis):
■ Phân bố dưới lớp biểu bì của da.
■ Tỉ lệ sợi collagene cao, tập trung thành các bó thô collagene xếp không định hướng, làm cho da bền vững.
■ Ngoài ra còn có lưới sợi chun thường xen kẽ với các bó sợi collagene giúp da đàn hồi. Nguyên bào sợi là thành phần chủ yéu nằm xen với các bó sợi collagene, rất ít đại thực bào và các tế bào tự do khác.
Câu 14: Các loại sụn? Cấu tạo, phân bố và chức năng của từng loại?
Mô sụn là một dạng đặc biệt của Mô liên kết, được tạo thành bởi những tế bào sụn và những sợi vây quanh, vùi trong chất căn bản đã nhiễm chất sụn cartilagein. Do đó, có độ cứng rắn vừa phải, đủ để đáp ứng yêu cầu chống đỡ.
Trong mô sụn không có mạch máu và thần kinh riêng. Những thuộc tính keo của chất nền có ý nghĩa quan trọng đối với sự dinh dưỡng của các tế bào và có vai trò đặc biệt quyết định độ cứng chắc và chun giãn của mô sụn.
Khi trẻ ra đời, mô sụn vẫn tiếp tục giữ vai trò trong sự phát triển của các xương dài và các xương khác. Đến tuổi trưởng thành, mô sụn chỉ còn tồn tại ở mặt khớp xương dài và một số nơi khác trong cơ thể.
Tùy theo sự có mặt của những thành phần sợi có trong chất nền của sụn, người ta phân mô sụn thành 3 loại: sụn trong, sụn chun (sụn đàn hồi), sụn sợi.
Sụn trong:
■ Phân bố ở đầu các xương sườn, thành của khí quản và hầu, bộ xương của phôi, mặt khớp của các xương dài khi trưởng thành.
■ Sụn trong có màu trắng mờ, đàn hồi nhẹ.
■ Một miếng sụn trong được cấu tạo bởi: chất căn bản sụn, các tơ collagene, các tế bào sụn và màng sụn.
■ Các tế bào sụn thường tròn hoặc hình trứng, nằm trong các nang sụn. Các nang sụn già có khi chứa 2 đến 4 tế bào sụn, gọi là nhóm tế bào sụn cùng dòng (isogenic) do kết quả của quá trình gián phân.
■ Chất căn bản của sụn trong mịn và khá phong phú. Trong chất căn bản có những hốc nhỏ, gọi là nang sụn. Các sợi collagene chiếm khoảng 40% trọng lượng khô của sụn trong. Chất căn bản sụn bao quanh ổ sụn giàu GAG nhưng nghèo collagene; vùng này được gọi là quầng sụn do chúng bắt màu base đậm.
Trong chất căn bản sụn không có mạch máu và thần kinh -> tế bào sụn dinh dưỡng bằng các chất khuếch tán từ màng sụn.
■ Màng sụn giàu sợi collagene và nhiều nguyên bào sợi. Các tế bào ớp trong của màng sụn là những nguyên bào sụn có khả năng biệt hóa thành tế bào sụn. Vì vậy, lớp trong của màng sụn được gọi là lớp sinh sụn.
Sụn chun:
■ Sụn chun có ở vòm mí mắt, vành ống tai, sụn vách mũi.
■ Sụn chun khác với sụn trong bởi màu của nó vàng, độ đục cao, độ chun giãn lớn.
■ TB sụn chun giống tế bào sụn trong: có hình cầu và nằm trong các nang sụn. Trong mỗi nang sụn có thể có 1 tế bào đơn độc hoặc từ 2-4 tế bào sụn cùng dòng.
■ Chất gian bào ở sụn chun khác với chất gian bào của sụn trong: có những sợi chun chia nhánh, tạo thành một lưới sợi dày đặc. Những sợi chung tiếp tục đi tới màng sụn; ở màng sụn, lưới sợi thưa hơn ở trong sụn.
Sụn sợi:
■ Sụn xơ có ở một số ít vùng của mô liên kết của cơ thể: đĩa liên đốt sống, một số sụn khớp, chỗ nối gân với xương.
■ Những tế bào sụn sợi có thể đơn độc hoặc họp thành nhóm từng đôi, nằm trong các nang sụn xen kẽ các bó sợi collagene trong chất căn bản.
Câu 15: Cấu tạo và phân bố của xương đặc (xương Havers)?
■ Xương đặc là thành phần cứng của các xương dài, có cấu tạo dày đặc không có xoang. Ở động vật có vú bậc cao và người, xương đặc có cấu trúc gồm các hệ thống Havers. Có những hệ Havers hoàn chỉnh và những hệ Havers đã bị phá hủy dở trong quá trình đổi mới xương, gọi là hệ chêm.
■ Đơn vị cấu tạo của xương Havers là hệ thống Havers. Mỗi hệ thống Havers là một khối hình trụ gồm những lá xương đồng tâm (khoảng 10 – 15 lá xương) quây chung quanh một ống nhỏ, gọi là ống Havers.
■ Đường kính của các ống Havers rất khác nhau. Ở những hệ thống mới hình thành, ống Havers thường lớn. Trong các lá xương hoặc xen vào các lá xương có những ổ xương chứa thân tế bào xương và những vi quản chứa các nhánh bào tương của tế bào xương.
■ Các ống Havers là những hệ thống mở: các hệ thống cạnh nhau thông với nhau và có mạch máu đi vào và đi ra qua ống Volkmann, làm nhiệm vụ trao đổi chất giữa tủy xương và bên ngoài.
■ Trong xương đặc đang phát triển và cả ở xương người trưởng thành, luôn diễn ra sự phá hủy và xây dựng lại các hệ thống Havers. Vì vậy, thường thấy xen kẽ những hệ thống chỉ có một ít lá xương đồng tâm có ống Havers rộng, những hệ thống điển hình và những hệ thống Havers trung gian (những lá xương còn lại của hệ thống Havers đã bị phá hủy).
Câu 16: Tại sao có thể xếp máu vào Mô liên kết? Sơ đồ thành phần cấu tạo của máu ngoại vi ở người?
Cấu tạo của Máu:
■ Máu là một dịch lỏng, có độ nhớt thấp. Trọng lượng riêng từ 1.051 đến 1.060; pH từ 7.35 đến 7.45.
■ Máu gồm 2 phần: huyết cầu và huyết tương (lỏng).
Huyết tương là một dạng dịch lỏng gồm 90% nước và 10% chất khô (7% protein và 3% các chất hữu cơ và vô cơ). Trong thành phần chất khô gồm protein, lipid, carbon hydrate và các chất khác. Ngoài ra trong huyết tương còn có các muối kim loại, các chất dinh dưỡng, enzyme, hormone và kháng thể.
Huyết cầu: gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
■ Hồng cầu là tế bào động vật chuyên hóa cao để vận chuyển CO2 và O2
TB hồng cầu có hình đĩa dẹt, lõm giữa ở hai mặt, không có nhân. Trong hồng cầu chứa khoảng 350 triệu phân tử hemoglobine.
■ Bạch cầu là những tế bào máu hình cầu có nhân. Hình thái của bạch cầu luôn thay đổi để thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể của nó. Trong máu của động vật có các loại bạch cầu sau:
Bạch cầu hạt gồm: bạch cầu ưa acid, bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa base.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_on_tap_mon_mo_hoc.doc