Đề án Kế hoạch tăng trưởng và giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam < kế hoạch hoá>

kế hoạch tăng trưởng và giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001 - 2005 ở Việt Nam (Đề án kế hoạch hoá) Chương I Nội dung của kế hoạch tăng trưởng I. Vai trò của kế hoạch tăng trưởng trong hệ thống kế hoạch Kinh tế quốc dân 1. Nội dung của kế hoạch 1.1. Khái niệm Kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế quốc dân là phương thức quản lý nền kinh tế của Nhà nước theo mục tiêu. Nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội phải đạt được trong một khoảng thời g

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề án Kế hoạch tăng trưởng và giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam < kế hoạch hoá>, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian nhất định của một quốc gia và những giải pháp chính sách, những cân đối vĩ mô cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất. Kế hoạch hoá không chỉ làm lập kế hoạch mà còn là quá trình tổ chức, thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả. Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hoạt động cho tương lai của toàn bộ hay từng bộ phận của nền kinh tế. Còn tổ chức theo dõi và thực hiện được thể hiện bằng hệ thống các chính sách áp dụng trong thời kỳ kế hoạch xem như là những cam kết của Chính phủ đối với hệ thống kinh tế. 1.2. Bản chất: Có thể kết luận rằng: Kế hoạch hoá đứng về mặt bản chất là giống nhau với mọi nền kinh tế. Nhưng nội dung và hình thức biểu hiện là khác nhau trong các phương thức sản xuất khác nhau. Cần phân biệt hai loại hình kế hoạch hoá sau đây: - Thứ nhất: Kế hoạch tập trung. Đây là kế hoạch tập trung phân phối nguồn lực bằng hệ thống các quyết định của cấp lãnh đạo, nó thể hiện ở tính chất pháp lệnh, tính hiện vật và tính chất cấp phát - giao nộp trong hệ thống chỉ tiêu và chỉ đạo công tác kế hoạch. - Thứ hai: Là kế hoạch hoá phát triển. Đây là sự tác động của Chính phủ vào nền kinh tế vĩ mô thông qua việc thiết lập một cách chủ động mối quan hệ khả năng với các mục đích nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng hiện có. Kế hoạch phát triển được xem là công nghệ của sự lựa chọn các hoạt động hợp lý và tối ưu. Trong đó chủ yếu là: - Lựa chọn, sắp xếp, sử dụng nguồn lực khan hiếm. - Đưa ra các định hướng phát triển. - Xác định các cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô. Một kế hoạch như trên là kế hoạch tầm vĩ mô, kế hoạch hướng dẫn và kế hoạch dướng dạng và các chính sách, kế hoạch như vậy phải được tiếp cận theo hình thức từ trên xuống. Sự khác nhau cơ bản giữa kế hoạch hoá tập trung và kế hoạch hoá phát triển thể hiện: Một bên là tính cưỡng chế còn bên kia là tính thuyết phục. Trong khi mục tiêu của kế hoạch khỏi đi lạc với mục tiêu tăng trưởng ổn định bằng những cung cụ chính sách năng động và gián tiếp thì kế hoạch hoá tập trung không chỉ tạo ra một loạt các mục tiệu cụ thể thể hiện quá trình phát triển kinh tế mong muốn mà còn cố gắng thực hiện kế hoạch của mình bằng việc khống chế trực tiếp những hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.3. Vai trò Kế hoạch hoá phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch mang tính hướng dẫn và thể hiện dưới dạng các chính sách phát triển. Một kế hoạch như vậy sẽ phải thực hiện được các chức năng cơ bản sau đây: 1.3.1. Điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hoạt động kế hoạch hoá phải hướng tới các mục tiêu chính luôn được tính tới là: ổn định giá, bảo đảm công ăn việc làm, tăng trưởng và cân đối cán cân thanh toán quốc tế. Các mục tiêu này có liên quan chặt chữ với nhau, sự chênh lệch hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu vsào mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu khác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tổng thể kinh tế. Chức năng này của kế hoạch hoá thể hiện ở: - Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo phương thức thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của các hoạt động kinh tế. - Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cân đối. Tạo những điều kiện thuận về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề và hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế lành mạnh. - Bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết. 1.3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đây là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và chính nó đã làm cho công tác kế hoạch hoá không bị lu mờ trong cơ chế thị trường. Chức năng này thể hiện ở: - Công tác KHH phải xây dựng được các chiến lược và quy hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theo ngành, vùng lãnh thổ, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. - Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức "Giao nhận" với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước sang cơ chế kế hoạch hoá gián tiếp, định hướng phát triển. Các chỉ tiêu giá trị ở tầm vĩ mô và tất nhiên nó mang tính chất định hướng, không cứng nhắc và không áp đặt. ở Việt Nam trong thời gian tới, Quốc hội chỉ thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: Tốc độ tăng GDP, tổng thu - chi ngân sách, tổng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách, mức bội chi ngân sách và mức lạm phát cao nhất. 1.3.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc: Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách, các mục tiêu đặt ra. Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của các thời kỳ tiếp sau. 2. Vai trò của kế hoạch tăng trưởng trong hệ thống kế hoạch kinh tế quốc dân. Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tăng trưởng là bộ phận kế hoạch quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển đất nước. Các chỉ tiêu kế hoạch về mức và tốc độ tăng trưởng GDP, GNP là các con số phản ánh điều kiện vật chất, kinh tế cần thiết cho sự phát triển. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là dấu hiệu đánh giá về trình độ phát triển của đất nước. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luận, nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết được việc làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra và trên thực tế nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh (theo sự tính toán của các nhà kinh tế vĩ mô là trên 15%) thì sẽ tạo nên một sự không bình thường trong các mắt xích khác của nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát gia tăng. Vì vậy, thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trường kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng, phải xác định các mục tiêu về việc làm và lạm phát, tìm ra các giải pháp, chính sách khống chế (vấn đề này sẽ đặt ra ở cuối chương). Kế hoạch tăng trưởng kinh tế có liên quan trực tiếp tới chương trình xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, về đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội gần như là hai đại lượng mang tính đánh đổi. Để giải quyết bài toán xoá đói giảm nghèo, phải đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh, nhưng điều đó có thể làm cho sự phân hoá xã hội trở nên gay gắt hơn. Vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặt mục tiêu nào kên trước: Hiệu quả hay công bằng xã hội. Khi lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế - xã hội để xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự dung hoà giữa hai đại lượng công bằng và tăng trưởng nhanh. - Nhiệm vụ thứ hai của kế hoạch tăng trưởng là xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng kinh tế như các chính sách về tăng cường các yếu tố nguồn lực, các chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề có liên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng là lạm phát và thất nghiệp. II. Nội dung của kế hoạch tăng trưởng kinh tế quốc dân 1. Nội dung kế hoạch tăng trưởng kinh tế Kế hoạch hoá tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hoá phát triển, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế trong kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việc làm, ổn định giá cả. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch tăng trưởng là: - Xác định các mục tiêu tăng trưởng bao gồm việc lập kế hoạch về các chỉ tiêu: GDP; GNP và thu nhập. Các chỉ tiêu kế hoạch bao gồm: Tổng giá trị và giá trị tình bình quân trên đầu người. Ngoài ra, kế hoạch tăng trường còn bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong cân bằng tổng quát của nền kinh tế như tiêu dùng (C); đầu tư (I); xuất khẩu thuần (NX)... 2. Phương pháp 2.1 các dai lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế 2.1.1 Tổng sản phẩm trong nước (hay tổng sản phẩm quốc nội - GDP) + Về phương diện sản xuất, thì GDP có thể được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước. Giá trị gia tăng (Y) = Giá trị sản lượng (GO) Chi phí các yếu tố trung gian (đầu vào) (IE) + Về phương diện tiêu dùng, thì GDP biểu hiện ở toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường, được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hàng năm. Xác định GDP theo tiêu dùng thường dựa trên cơ sở thống kê thực tế về tổng các khoản tiêu dùng của các hộ gia đình (C), tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp (I), các khoản chi tiêu của Chính phủ (G) và phần xuất khẩu ròng (X-M) trong năm. GDP = C + I + G + (X-M) Do tính GDP theo giá hiện hành của thị trường, do vậy nó đã bao gồm cả thuế gián thu (Te), cho nên GDP tính theo giá thị trường sẽ chênh lệch với GDP tính theo chi phí các yếu tố sản xuất một lượng giá trị, đó là thuế gián thu (Te). GDPsản xuất = GDPtiêu dùng - Te = C + I + G +(X - M) + Xác định theo phương diện thu nhập, thì GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại. GDPthu nhập = CP + IP + T Về mặt nguyên tắc, thì các phương pháp tiếp cận GDP đó đều đưa lại kết quả bằng nhau. Nhưng trên thực tế thì nó chỉ có thể xấp xỉ hoặc có những chênh lệch nhất định do những sai lệch về giá cả sử dụng để tính, hoặc sai sót do thống kê, tính toán. 2.1.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước. GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự tăng thêm GNP thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại. Hệ số giảm phát là tỷ lệ giữa GNP danh nghĩa là GNP thực tế ở cùng một thời điểm. Người ta dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở các thời điểm và GNP thực tế ở thời điểm gốc, để xác định mức tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm. Hệ số giảm phát là tỷ lệ giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế ở cùng một thời điểm. Người ta dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở các thời điểm và GNP thực tế ở thời điểm gốc, để xác định mức tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm. 2.1.3. Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP) Đó là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định (DP) trong kỳ: NNP = GNP . DP NNP phản ánh phần của cải thực sự mới tạo ra hàng năm. Do vậy có lúc người ta gọi chỉ số đó là thu nhập quốc dân sản xuất (NI). 2.1.4. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) Thu nhập quốc dân sử dụng là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, người ta còn gọi là phần thu nhập được quyền chi của dân cư (NDI) đó là phần thu nhập ròng sau khi đã trừ đi thuế (trực và gián thu) (Ti + Td) và cộng với trợ cấp (Sd). NDI = NNP - (Ti + Td) + Sd Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển kinh tế. Tổng sản phẩm quốc dân, sản phẩm quốc dân có thể sử dụng (NDI) hay sản phẩm theo đầu người (theo tổng dân số, theo lao động) đều có những ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ mục đích nghiên cứu. 2.1.5. Thu nhập bình quân đầu người Điều gì sẽ thẻ hiện khi so sánh GNP của các nước có dân số tương tự nhau, như ở bảng 1.1. Bảng 1.1: Thu nhập của một số nước có dân số ngang nhau năm 1997 Số TT Tên nước Dân số (tr.người) GNP (Tỷ USD) GNP/người (USD) 1 Anh 59 1120,2 20710 2 Pháp 59 1526,0 26050 3 Thái Lan 61 169,6 2800 4 Ai Cập 60 71,2 1180 5 Êtiôpia 60 6,5 110 6 Việt Nam 77 24,5 320 * Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới 1996 Do vậy chỉ số thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số thích hợp hợp để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, nó vẫn chưa có lên mặt "chất" mà sự tăng trưởng đưa lại. Tăng trưởng không phải là tất cả, không đồng nghĩa với sự tự do, hạnh phúc của mọi người, sự văn minh của xã hội, tức là sự phát triển của xã hội. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng hệ thống các chỉ số. 2.2 Các chỉ số phản ánh sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội 2.2.1 Các chỉ số xã hội của phát triển 2.2.1.1 Tuổi thọ bình quân trong dân số. Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định, phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một bước. Trong đó nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần được nâng cao. Hầu hết các nước có mức sống thấp do kinh tế kém phát triển đều có tuổi thọ bình quân dưới 50 tuổi. ở các nước phát triển chỉ số đó đều trên dưới 70 tuổi. 2.2.1.2 Mức tăng dân số hàng năm Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ tiêu số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người. Trên thực tế cho thấy hiện tượng mức tăng dân số cao, luôn luôn đi với sự lạc hậu và nghèo đói. Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên dưới 2%, còn các nước kém phát triển đều ở mức trên 2% hàng năm. 2.2.1.3 Số calo bình quân đầu người (calo/người/ngày) Chỉ số này phản ánh mức cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi người dân, về lương thực và thực phẩm hàng ngày được quy đổi thành calo. Nó cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào. Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn. Do vậy nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. 2.2.Các chỉ số về cơ cấu kinh tế 2.2.1. Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao trong GDP, còn tỷ lệ của nông nghiệp thì giảm đi tương đối. 2.2.2. Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M) Tỷ lệ của giá trị sản lượng xuất lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở của nền kinh tế với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GNP tăng lên. (Thu nhập ròng từ X-M tăng lên). 2.2.3. Chỉ số về mức tiết kiệm - đầu tư (I) Những nước có tỷ lệ đầu tư cao (từ 20-30% HNP) thường là các nước có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào quy mô của GNP và tỷ lệ giành cho tiêu dùng (*) theo cơ cấu. I = HNP .C+ X.M 2.2.4. Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị Sự biến đổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức độ thành thị hoá các khu vực trong nước. Người ta biểu hiện nội dung này ở tỷ lệ lao động. Sự tăng lên của dân cư hoặc lao động và dân số. Sự tăng lên của dân cư hoặc lao động sống và làm việc ở thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hoá đưa lại, nó nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân trong nước. 2.2.5. Chỉ số về sự liên kết kinh tế Chỉ số này biểu hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa các ngành và các khu vực trong nước, sự chặt chẽ của mối liên kết giữa các ngành và các khu vực trong nước. Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánh giá thông qua trao đổi các yếu tố vào - đầu ra trong các ma trận liên nganh, liên vùng. Điều đó thể hiện sự tiến bộ của nền sản xuất trong nước bằng việc đáp ứng được ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất do trong nước khai thác. Chương II nội dung kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân của Việt Nam 2001 - 2005 I. Định hướng cơ bản phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2001 - 2005 1. Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nấht là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản suất với thị trường tiêu thị; hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang hoá chưa được sử dụng, phân bố lại lao động dân cư; giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất. Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 3,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn; đầu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú ý; chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển đàn bò thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt dưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2,5 tỷ USD. Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ và khai thác các vùng đất mới. Hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở miền Trung như hệ thống thủy lợi công Chu; hệ thống thuỷ lợi Bang (Quảng Bình); thuỷ điện; thuỷ lợi Rào Quán (Quảng Trị); hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); hồ Định Bình (Bình Định). Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5-6%; thuỷ sản khoảng 19-20%. 2. Định hướng phát triển công nghiệp Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương: Trước hết, tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%/năm. Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp: Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản phấn đấu đến năm 2005 đạt 8-10 lít sữa/người/năm và đưa kim ngạch với năm 2000, nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước lên 20%. Tiếp tục quy hoạch phát triển đồng bộ ngành mía đường cả về vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến; dự kiến sản lượng đường mật các loại bình quân đầu người vào năm 2005 khoảng 14,4kg. Ngành giấy, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất giấy hiện có, nghiên cứu xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất bột giấy và giấy để có thể tăng công suất thêm 20 vạn tấn, trong đó có nhà máy bột giấy ở Kon Tum công suất 13 vạn tấn/năm. Đưa tổng năng lực sản xuất lên 60 vạn tấn và đạt sản lượng 50 vạn tấn vào năm 2005. Ngành dệt may và da giầy, chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoài. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sản xuất sợi, dệt, thuộc da. Đến năm 2005, đạt sản lượng 2,5*3 vạn tấn bông xơ, 750 triệu mét vải, nâng sản lượng giầy dép lên trên 410 triệu đôi. Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá những cơ sở sản xuất điện tử đã có, xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Ngành cơ khí, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hoá một số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, đặc biệt là các loại tàu có trọng tải lớn. Phát triển một số lĩnh vực hiện đại như cơ điện tử, từng bước đưa ngành cơ khí thành ngành công nghiệp mạnh, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế và nội địa hoá khoảng 70-80% các loại phụ xe máy và 30% phụ tùng lắp ráp ô tô. Ngành dầu khí, tiếp tục tìm nguồn vốn hợp tác thăm dò, tìm kiếm khai thác để tăng thêm khả năng khai thác dầu khí. Sản lượng khai thác dầu năm 2005 đạt 27-28 triệu tấn quy đổi. Ngành điện, sản lượng điện phát ra năm 2005 khoảng 44 tỷ kWh, tăng bình quân 12% năm, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và phục vụ dân sinh. Ngành than, mở rộng thị trường tiêu thụ than trong và ngoài nước để tăng nhu cầu sử dụng than, bố trí sản xuất than hợp lý giữa cung và cầu. Thực hiện chủ trương đầu tư có trọng điểm, đổi mới công nghệ, nâng cao tính an toàn trong sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân ngành than. Dự kiến sản lượng than năm 2005 khoảng 15-16 triệu tấn. Ngành hoá chất phân bón, nghiên cứu các điều kiện để sớm khởi công xây dựng nhà máy sản xuất DAP công suất 33 vạn tấn phân diamon phốt phát; tăng năng lực khai thác và tuyển quặng apatit lên 76 vạn tấn/năm, đưa tổng năng lực sản xuất phân lân các loại đến năm 2005 khoảng 2,2 triệu tấn. Ngành thép, tiếp tục triển khai đầu tư chiều sâu các cơ sở luyện và cán thép hiện có. Đầu tư xây dựng mới 1-2 cơ sở sản xuất phôi thép, nâng năng lực sản xuất phôi từ 40 vạn tấn năm 2000 lên 1-1,4 triệu tấn năm 2005. Xây dựng nhà máy cán thép nguội và nhà máy cán thép nóng để sản xuất thép tấm, thép lá. 3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Phát triển thương mại, cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hoá lưu thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Củng cố thương mại Nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11-14%/năm. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm: Đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hoá trên tất cả các loại hình vận tải. Khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 9-10%/năm. Luân chuyển hành khách tăng 5-6%/năm. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông. Năm 2005 mật độ điện thoại đạt 7-8máy/100 dân. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao... Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăg các ngành dịch vụ trên 7,5%/năm. 4. Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại Về xuất khẩu, nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm khoảng 114 tỷ USD tăng, 16%/năm. Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hằng năm là 15,9%, trong đó, nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%. Nhóm hàng nông lâm, tuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm 15%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm 32,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng bình quân hàng năm 17,2%; nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 63,5%, tăng bình quân hàng năm 13,9%, nhóm hàng tiêu dùng chiếm khoảng 3,9%, bằng 5 năm trước. Về thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại và tạo việc làm. 6. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo Xây dựng hoàn chỉnh, phát triển các trường đại học và cao đẳng theo mạng lưới hợp lý để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo ngang tầm với những trường đại học có chất lượng cao trong khu vực. Số học sinh tuyển mới vào đại học và cao đẳng tăng 5% năm. Đặc biệt chú trọng đào tạo chất lượng cao một số ngành công nghệ, kinh tế và quản lý Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhân lực và nhân tài của đất nước. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn việc thành thành các khu công nghệ, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động. Số học sinh công nhân kỹ thuật tăng 11-12%/năm. Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệuquả mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Chủ động dành một lượng kinh phí thích đáng của ngân sách để tăng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh được đào tạo ở một số nước phát triển. 7. Định hướng phát triển khoa học và công nghệ Việc đổi mới công nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ những công nghệ mới; đặc biệt lựa chọn những công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế. Trong nông nghiệp tập trung nghiên cứu ứng dụng để có bước đột phá về giống cây con có năng suất và giá trị cao; nghiên cứu và đưa vài ứng dụng nhanh chóng công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, coi trọng nghiên cứu phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới. 8. Định hướng phát triển văn hoá Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới", "Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá", phong trào "Người tốt, việc tốt". Thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tài năng, lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống mới, ấm no, hạnh phúc, thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhân rộng những điển hình tốt trên các mặt sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội; kiên quyết đấu tranh loại trừ các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phủ sóng phát thanh, truyền hình trên cả nước, bảo đảm trên 90% các hộ gia đình xem được Đài Truyền hình Việt Nam và nghe được Đài tiếng nói Việt Nam. Phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin đại chúng, mở rộng mạng lưới khai thác Internet với sự quản lý của Nhà nước. Phát triển mạnh các hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam; chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đăng cai tổ chức và tham gia SEAGAMES 2003 tại Việt Nam; thực hiện xã hội hoá các hoạt động thể thao mang tính chuyên nghiệp. Phấn đấu năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các huyện đồng bằng miền Trung và các tỉnh Nam Bộ về cơ bản không còn hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Giảm mức sinh bình quân năm 0,5%o; tốc độ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 83 triệu người, trong đó ở nông thôn khoảng 60 triệu, ở thành thị khoảng 23 triệu; phân bố dân cư hợp lý giữa các vùng; từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư. Phát triển y tế dự phòng, cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ, nâng thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam và tăng tuổi thọ bình quân lên khoảng 70 tuổi vào năm 2005. Phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh; bảo đảm 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất từ trong nước với chất lượng cao. Thực hiện cải cách cơ bản tiền lương. Tiền lương phải cơ bản bảo đảm đủ sống cho người lao động và phù hợp với sự phát triển kinh tế. Trên cơ sở cải cách tiền lương, đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. 10. Bảo vệ và cải thiện môi trường Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững, tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất nước, cảnh quan và các nhân tốt môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực tốt thiểu do Nhà nước quy định. Đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiết kiệm và tiết chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được. Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường trong từng dự án đầu tư và từng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường. II. Nội dung cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị tiếp theo cho năm năm tiếp theo. Phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. C._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30035.doc
Tài liệu liên quan