Đề án Hiện đại hoá Hải Quan Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2012 - Tầm nhìn 2020

LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chỉ thị 2961/CT-TCHQ ngày 30/6/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc đẩy mạnh công tác Hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2006 - 2010 và Nghị quyết số 52/NQ-ĐU ngày 12/5/2006 của Đảng ủy Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc lãnh đạo giữ vững và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, tập thể cán bộ, công chức Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Mai Thế Huyên đã tập trung

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đề án Hiện đại hoá Hải Quan Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2012 - Tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng Đề án “Hiện đại hóa Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2012, tầm nhìn 2020”. Nội dung Đề án nhằm góp phần triển khai có hiệu quả Dự án “Hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, vay vốn Ngân hàng Thế giới” và các cấu phần khác phục vụ cho việc hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Hải Phòng mà Dự án chưa đề cập. Mục tiêu của Đề án là phát huy toàn bộ nguồn lực xây dựng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thành đơn vị hiện đại, thực hiện thông quan tự động, tập trung trong một tương lai gần (năm 2012). Quá trình xây dựng Đề án đã bám sát Báo cáo chuẩn đoán và Báo cáo khả thi của Dự án hiện đại hóa Hải quan gắn với việc đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện nhiệm vụ của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng. Đặc biệt Ban soạn thảo Đề án đã kịp thời điều chỉnh một số nội dung, kế hoạch thực hiện theo “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2008-2010” ban hành theo Quyết định số 456/QĐ-TCHQ ngày 14/03/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Đề án được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực chủ yếu về “Tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan” của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Triển khai thực hiện Đề án tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là bước thực hiện cụ thể, đồng thời tạo cơ sở, kinh nghiệm trong việc triển khai công tác cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan. Cục Hải quan thành phố Hải Phòng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan; Lãnh đạo các địa phương và ý kiến đóng góp của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện Đề án. CHƯƠNG 1: CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN 1.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật Hải quan và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; - Quyết định số 04/QĐ-2001/QĐ-TTg ngày 10/1/2001 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2020; - Quyết định số 271/QĐ-2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; - Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 về việc thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử; - Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 14/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi “Hiện đại hóa Hải quan” vay vốn Ngân hàng thế giới; - Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động Tài chính; - Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2008-2010” ban hành theo Quyết định sô 456/QĐ-TCHQ ngày 14/03/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính; - Văn bản số 1509/TCHQ-CCHĐH ngày 02/04/2008 của Tổng cục Hải quan về việc xây dựng kế hoạch hiện đại hoá Cục Hải quan Tỉnh, Thành Phố. 1.2. YÊU CẦU CHUNG - Xây dựng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thành Cục Hải quan hiện đại, thông quan tự động, tập trung, tất cả các hoạt động của Hải quan Hải Phòng được vi tính hóa và điều hành qua mạng. - Việc thực hiện Đề án xuất phát từ những yêu cầu chung được nêu trong “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2008-2010” và Báo cáo nghiên cứu khả thi hiện đại hóa ngành Hải quan vay vốn ngân hàng thế giới đã được Chính phủ phê duyệt với những nội dung cơ bản sau đây: 1.2.1. Xuất phát từ yêu cầu khách quan phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 thông qua tại Đại hội Đảng IX đã đặt ra mục tiêu to lớn “…tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” với GDP năm 2010 tăng trưởng gấp đôi năm 2000, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, nhịp độ tăng xuất khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 8,7%, trong đó thu từ thuế và phí chiếm 94,2%... Việc đẩy mạnh kinh tế đối ngoại dẫn tới lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, yêu cầu tạo thuận lợi thương mại để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước, trong khi vẫn duy trì được các hoạt động kiểm soát ở mức độ phù hợp. - Các chỉ tiêu định hướng phát triển đến năm 2010 có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan bao gồm các chỉ tiêu về kim ngạch, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, số lượng tờ khai Hải quan (Xem Phụ lục 2 - trang 50). 1.2.2. Đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và cải cách hành chính của Chính phủ - Trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế đòi hỏi Tổng cục Hải quan nói chung và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo: thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của Nhà nước; chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm có hiệu quả; ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích cho người tiêu dùng, an ninh quốc gia, môi trường… - Mặt khác, hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan đồng thời phải đảm bảo tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất - nhập khẩu, đầu tư, du lịch, dịch vụ… Cụ thể: Thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch; tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa trong giao dịch ngoại thương; thông quan hàng nhanh, giảm thiểu chi phí cho Doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhanh chóng; công khai; sự tận tụy của cơ quan quản lý. 1.2.3. Yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, thực hiện các cam kết trong quan hệ đa phương và song phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Hiệp định Hải quan ASEAN… đặt ra cho ngành Hải quan những vấn đề mới mà Tổng cục Hải quan cần phải tăng cường năng lực mới có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ như: xác định trị giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục Hải quan một cửa… Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những yêu cầu cấp bách về đảm bảo an ninh xã hội và cộng đồng trước những mối nguy cơ gắn liền với quá trình hội nhập như khủng bố, ma túy, văn hóa phẩm độc hại… - Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi ngành Hải quan phải áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan hiện đại, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin, thương mại điện tử… trong hoạt động quản lý. - Hải quan các nước trong khu vực, các nước thuộc khối Đông Âu trước đây, các nước đang phát triển đều trong quá trình cải cách Hải quan rất khẩn trương, nếu Hải quan Việt Nam không cải cách và hiện đại hóa thì nguy cơ tụt hậu là rất cao. - Các Hiệp định, Công ước quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan mà Việt Nam đã hoặc sẽ ký kết với các tổ chức WCO, WTO, Liên hợp quốc, Asean… (Chi tiết tại Phụ lục 3). 1.3. YÊU CẦU CỤ THỂ 1.3.1. Xuất phát từ kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá Cục Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2003-2007 1.3.1.1. Khái quát tình hình - Cục Hải quan TP Hải Phòng là đơn vị Hải quan lớn trong cả nước, có vị trí quan trọng trong hoàn thành nhiệm vụ của ngành Hải quan; trong yêu cầu phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội của cả nước. Xác định rõ vị trí, vai trò của đơn vị; 05 năm qua, tập thể lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng luôn luôn coi trọng và tập trung chỉ đạo công tác cải cách, hiện đại hoá Hải quan Hải Phòng. Kết quả đơn vị được lãnh đạo Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan, lãnh đạo các địa phương: TP Hải Phòng, Tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đánh giá là đơn vị đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá Hải quan. - Cục Hải quan Hải Phòng luôn luôn chủ động thực hiện cải cách và hiện đại hoá Hải quan theo đề án, kế hoạch đã được đơn vị xây dựng và thông qua một cách toàn diện và khoa học. - Cụ thể, giai đoạn 2001-2005 đơn vị đã xây dựng và thực hiện thắng lợi đề án “Cải cách hành chính thủ tục Hải quan” tại Cục Hải quan Hải Phòng với tiêu chí để bộ hồ sơ Hải quan đi nhanh nhất, qua ít khâu nhất và với chi phí thấp nhất; với 10 giải pháp cụ thể. Triển khai thực hiện Đề án này Cục Hải quan Hải Phòng đã được lãnh đạo ngành Hải quan và Uỷ ban nhân dân TP Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đánh giá là đơn vị đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính. Với kết quả đạt được thông qua thực hiện Đề án và những thành tích trong 50 năm xây dựng và phát triển, năm 2005 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. - Trước yêu cầu của công tác Hải quan trong tình hình mới, năm 2006 tập thể cán bộ công chức Cục Hải quan Hải Phòng đã tiến hành tổng kết thực tiễn, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trước mắt và lâu dài; chủ động nghiên cứu, xây dựng đề án “Hiện đại hoá Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn 2020” và “Bản kế hoạch thực hiện” đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt tại Quyết định số 1392/QĐ-TCHQ ngày 10/08/2007. 1.3.1.2. Kết quả tổng quát - Đơn vị đã xây dựng và thực hiện thắng lợi đề án “Cải cách thủ tục Hải quan”. Kết quả của thực hiện đề án này là tiền đề để đơn vị xây dựng và đang nỗ lực thực hiện đề án “Hiện đại hoá Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn 2020” - Hoàn thiện đề án “Hiện đại hoá Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn 2020” và “Bản kế hoạch thực hiện đề án” đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt. Xác định rõ cấu phần thuộc trách nhiệm để triển khai thực hiện của Cục Hải quan Hải Phòng và những cấu phần đề nghị ban cải cách hiện đại hoá Hải quan - Tổng cục Hải quan trực tiếp chỉ đạo - Ngay sau khi Đề án triển khai thực hiện, Cục Hải quan Hải Phòng đã kiện toàn Ban hiện đại hoá của Cục và thành lập các Tổ chuyên trách do các đồng chí Phó cục trưởng trực tiếp phụ trách để thực hiện các cấu phần của Đề án. - Một số nội dung chính đã được triển khai thực hiện theo lộ trình của Đề án như: Khảo sát đánh giá nguồn nhân lực; Tổ chức đào tạo và đào tạo bổ sung cho hầu hết cán bộ công chức; Đã làm xong thủ tục để chuẩn bị khởi công xây dựng trụ sở mới; Phối hợp với Tổng cục Hải quan và cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lập khả dự án xây dựng địa điểm kiểm tra tập trung (bãi soi container); Triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các mảng công tác nghiệp vụ Hải quan; Cải tạo nâng cấp hiện đại hoá trụ sở hiện tại, trang thiết bị làm việc, trang bị bổ sung các máy móc thiết bị, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, đường truyền dữ liệu,… phục vụ thông quan điện tử giai đoạn 2; đồng thời tích cực triển khai hoàn thiện các thủ tục để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hiện đại hoá Hải quan. - Là đơn vị đi đầu trong ngành triển khai áp dụng thành công khai báo dữ liệu Hải quan qua mạng, tạo tiền đề để mở rộng thông quan điện tử được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng, đánh giá tốt. - Công tác thực hiện thí điểm Hải quan điện tử giai đoạn 2 về cơ bản đã đạt được kết quả bước đầu của mục tiêu đặt ra, đã và đang phối hợp với các nhóm làm việc của Tổng cục Hải quan để triển khai mở rộng thủ tục Hải quan điện tử đối với loại hình gia công và nhập nguyên liệu SXXK. 1.3.1.4.Một số kết quả cụ thể a. Mô hình tổ chức bộ máy - Bước đầu triển khai xây dựng mô hình tổ chức bộ máy Cục Hải quan Hải Phòng theo mô hình Cục Hải quan điện tử; xây dựng khung chuẩn chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc theo mô hình mới. Lên kế hoạch tổ chức hội thảo trong nội bộ và mời các đơn vị trong ngành tham gia. Đã xây dựng xong kế hoạch rà soát, đánh giá lại trình độ, năng lực của CBCC trong dây chuyền thông quan và một số CBCC có nhu cầu tự đăng ký trong toàn Cục theo phương pháp kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận để đánh giá đúng trình độ CBCC phục vụ yêu cầu hiện đại hoá. Để tái cơ cấu nguồn nhân lực, bước đầu trong năm 2007 và đầu năm 2008 đơn vị đã mở hơn 10 lớp đào tạo tại chỗ cho hàng trăm CBCC. b. Góp phần xây dựng quy trình thông quan điện tử giai đoạn 2 và triển khai các thiết bị công nghệ thông tin và công cụ hỗ trợ phục vụ thông quan điện tử giai đoạn 2 theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 - Đã khảo sát lại quy trình nghiệp vụ 874 hiện đang thực hiện để đánh giá tính thích hợp khi áp dụng thông quan tập trung. Khảo sát mô hình và quy trình nghiệp vụ Hải quan điện tử đang áp dụng với các chi cục Hải quan cửa khẩu khác để đánh giá tính ưu việt và khả năng phát triển, mở rộng của Hải quan điện tử. Đánh giá hệ thống mạng kết nối giũa Trung tâm dữ liệu & CNTT với Chi cục Hải quan điện tử và các Chi cục Hải quan cửa khẩu. - Đã và đang triển khai thành công Đề án khai Hải quan qua mạng đối với loại hình kinh doanh, dịch vụ XNK của các doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan tại Hải Phòng. - Bước đầu triển khai mở rộng thủ tục Hải quan điện tử cho hàng nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng hoá gia công XNK của một số doanh nghiệp. Báo cáo đề xuất Tổng cục Hải quan đang khảo sát xem xét mở rộng tiếp thông quan điện tử cho loại hình hàng tạm nhập tái xuất. - Nâng cấp hoàn thiện chương trình quản lý hàng gia công, đề xuất giải pháp hiệu chỉnh chương trình hỗ trợ quản lý và thanh khoản hàng nhập/xuất chế xuất. - Chủ động thực hiện trên 10 đợt nâng cấp cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng các loại (gồm: SLXNK- quản lý tờ khai; GTT22- tờ khai trị giá; KT32- phần mềm quản lý thuế; WEB duyệt và WEB tiếp nhận dữ liệu Hải quan từ xa; GC- gia công; SXXK- quản lý loại hình sản xuất hàng xuất khẩu). Triển khai nối mạng cài đặt phần mềm nối mạng để phối hợp thu nộp NSNN giữa Hải quan, Kho bạc, Sở tài chính và Cục thuế. - Phối hợp với chuyên gia công nghệ thông tin triển khai Đề án AD và an ninh mạng; tiếp nhận đưa vào vận hành hệ thống công cụ Backup cơ sở dữ liệu (CSDL) mới không để xảy ra sự cố về CSDL; Phối hợp Bưu điện TP Hải Phòng lắp đặt 01 đường cáp quang tốc độ cao từ Cục Hải quan Hải Phòng xuống Chi cục Hải quan điện tử phục vụ thông quan điện tử. - Chủ động nâng cấp đường truyền dữ liệu, nối mạng cục bộ, mạng diện rộng phục vụ thí điểm thủ tục Hải quan điện tử và khai thác triệt để chương trình quản lý điều hành và xử lý văn bản trên mạng (Net.Office). Củng cố trang WEB của Cục Hải quan Hải Phòng để tạo diễn đàn trao đổi/ hỏi đáp giữa Hải quan với doanh nghiệp nhằm giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc cho Doanh nghiệp tham gia Hải quan điện tử. - Xây dựng nhiều tài liệu kỹ thuật hướng dẫn và tự đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ quản trị mạng về phần mềm ứng dụng và CSDL, qua đó đội ngũ quản trị mạng đã đáp ứng yêu cầu công việc được giao. - Quản lý tốt hệ thống máy móc được trang bị, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của toàn bộ hệ thống, không để xẩy ra sự cố kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động nghiệp vụ giữa các đơn vị trong Cục; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống máy trạm, máy chủ. - Thiết kế, bổ sung một số hệ thống mạng phát sinh tại các đơn vị: Bổ sung mạng LAN tại Chi cục kiểm tra sau thông quan/ số lượng 20 nút mạng; tại phòng làm việc của Chi cục Hải quan điện tử/ 13 nút mạng; tại phòng khai báo dữ liệu điện tử cho doanh nghiệp tại các Chi cục Hải quan KVI, KVII, KVIII, ĐTGC, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, KCX&KCN. c. Kết quả khai thí điểm thủ tục Hải quan điện tử - Năm 2007 đã làm thủ tục Hải quan điện tử cho 5.096/300.880 tờ khai hàng hoá XNK, chiếm tỉ lệ 1,6%; làm thủ tục Hải quan điện tử cho 109/7.790 doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ 1,3%. Trong 06 tháng đầu năm 2008 đã làm thủ tục Hải quan điện tử cho 3.905/172.500 tờ khai hàng hoá XNK, chiếm tỉ lệ 2,2%; làm thủ tục Hải quan điện tử cho 136/6.976 doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ 1,95%; Về trị giá và thu thuế XNK qua thủ tục Hải quan điện tử ước đạt 5% so với toàn Cục. - Chủ động phối hợp chặt chẽ với tổ công tác của TCHQ trong việc triển khai vận hành phần mềm Quản lý rủi ro, làm tốt công tác thu thập dữ liệu, lập hồ sơ liên quan, đưa ra các thông tin cảnh báo rủi ro phục vụ thông quan hàng hoá. Thực hiện tốt công tác quan hệ công chúng, phối hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, làm tốt công tác hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thủ tục Hải quan điện tử. - Phối hợp công tác với Tổ công tác của Ban CCHĐH - TCHQ, VAN trong việc triển khai, vận hành phần mềm. Tiếp tục tập hợp, đóng góp nhiều đề xuất trình lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy trình thủ tục, phần mềm, mô hình tổ chức vv... cho giai đoạn triển khai tiếp theo, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và triển khai Đề án hiện đại hoá của Cục Hải quan Hải Phòng. Trong quá trình xây dựng quy định về thí điểm thủ tục thay thế các quy định tại Quyết định 50/2005/QĐ-BTC và hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhiều cán bộ của Cục Hải quan TP Hải Phòng đã được lãnh đạo Tổng cục tin tưởng, trưng dụng, được Tổng cục ghi nhận đánh giá tốt. - Triển khai, thực hiện tốt các yêu cầu chất lượng, tiến độ triển khai giai đoạn 2 thủ tục Hải quan điện tử theo quy định tại Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Kế hoạch 4377/TCHQ-BCCHĐH của Tổng cục Hải quan, đẩy nhanh tiến độ, lộ trình phát triển theo hướng: mở rộng đối tượng áp dụng, mổ rộng loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp đại lý Hải quan; ưu tiên hoàn thiện áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan điện tử. - Chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động công tác của Chi cục Hải quan điện tử phù hợp với lộ trình, kế hoạch và thực tiễn triển khai. Chủ động lên phương án, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tranh thủ cao nhất sự hỗ trợ, phối hợp công tác của cơ quan đơn vị liên quan, sẵn sàng triển khai làm thủ tục Hải quan điện tử cho số lượng doanh nghiệp lớn, đa dạng loại hình quản lý ngay sau khi hệ thống có đủ phần mềm cài đặt, cho phép thực hiện; xứng đáng sự tin tưởng của Chính phủ, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Tổng cục. d. Xây dựng nội dung, quy chế phối hợp với các cơ quan hữu quan trong trao đổi thông tin và thu thập thông tin nghiệp vụ Hải quan và quản lý rủi ro - Đã xây dựng quy chế phối hợp với Công an, Cục thuế, Kho bạc thành phố và đang nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa các ngành theo quy chế. - Đã xác lập kế hoạch và lộ trình thực hiện cho các đơn vị cơ sở thuộc Cục và đang xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan có liên quan đến thông quan hàng hoá như Cảng vụ, các đại lý giao nhận vận tải, Sở kế hoạch đầu tư, BQL khu chế xuất khu công nghiệp, Sở TNMT, Quản lý thị trường TP Hải Phòng. - Nghiên cứu khả thi hệ thống chuyển đổi, trao đổi dữ liệu tự động giữa Hải quan và các đơn vị có liên quan. e. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thông quan tự động, tập trung - Đang tiến hành các thủ tục cần thiết để triển khai xây dựng trụ sở Cục; Địa điểm đặt máy soi hàng hoá (cả máy soi cố định và máy soi di động). Báo cáo Tổng cục Hải quan nâng cấp một số trụ sở Chi cục hiện có, xây dựng mới trụ sở Hải quan KCN & KCX, Hải quan Đình Vũ, Cầu tầu và nhà làm việc của đội Kiểm soát chống buôn lậu,… 1.3.1.4.Những khó khăn vướng mắc - Trong quá trình thực hiện, sự phối hợp của các đơn vị có liên quan chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của quá trình hiện đại hoá Hải quan; Khi xây dựng chương trình xử lý dữ liệu phục vụ cho thủ tục Hải quan điện tử gặp khó khăn rất lớn về công tác mã hoá hàng hoá do việc chuẩn hoá, mã hoá danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu phải quản lý, thông tin về chính sách mặt hàng của các Bộ, Ngành quản lý còn chậm ban hành hoặc ban hành chưa thống nhất. Việc kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với Kho bạc, Ngân hàng, các nhà vận chuyển hoặc cơ quan quản lý cảng chưa thường xuyên dẫn tới thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan chưa tốt. - Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc cơ quan Tổng cục chưa kịp thời, cụ thể và tập trung thống nhất. Quá trình triển khai thực hiện chưa đồng bộ, nhịp nhàng giữa đơn vị với các Cục, Vụ của Tổng cục và với các Ban, Ngành liên quan. - Các điều kiện đảm bảo triển khai thí điểm thủ tục Hải quan điện tử còn nhiều tồn tại, bất cập: Phần mềm khai Hải quan điện tử và phần mềm xử lý dữ liệu Hải quan điện tử còn nhiều điểm bất cập, chưa hoàn thiện; Chưa bao quát hết được các yêu cầu về quản lý làm thủ tục Hải quan, mức độ tự động hoá của hệ thống còn chưa cao, nhiều bước nghiệp vụ còn phải can thiệp bằng thủ công (khai báo các thông tin liên quan quản lý giấy phép, xuất trình các chứng từ liên quan, khai bổ sung thuế,…) - Việc xây dựng phần mềm mới đối với thủ tục Hải quan điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu, tiến độ; Tốc độ đường truyền tới thời điểm trước 17/12/2007 hết sức chậm, thường xuyên trục trặc khiến việc khai thác, vận hành hệ thống, trao đổi truyền nhận thông tin, phân luồng, thông quan hàng hoá,… mất nhiều thời gian; Chưa có khung pháp lý rõ ràng cũng như chưa có văn bản xác định rõ về trách nhiệm giữa C-VAN, doanh nghiệp, cơ quan Hải quan nên sự phối hợp triển khai nhiều khi không đồng bộ,… gây tâm lý doanh nghiệp cảm nhận làm thủ tục Hải quan điện tử không thuận lợi, nhanh chóng bằng làm Hải quan thủ công. - Một số doanh nghiệp còn chưa thực sự yên tâm về lợi ích do triển khai cải cách, hiện đại hoá Hải quan đem lại cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá; tư duy và cách làm việc của một số doanh nghiệp vẫn theo phương thức, lối mòn cũ, ngại đầu tư, thay dổi; một số doanh nghiệp không muốn thay đổi vi lo ngại ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế (kể cả trong trường hợp không chính đáng) nên doanh nghiệp chưa thực sự ủng hộ với quá trình hiện đại hoá, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu đề ra. - Trong thực hiện thủ tục Hải quan nói chung và Hải quan điện tử nói riêng, Đại lý Hải quan đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên theo qui định tại Nghị định 79/2005/NĐ-CP về điều kiện thành lập và hoạt động của đại lý làm thủ tục Hải quan và Thông tư 73/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thì những ưu đãi, quyền lợi cho các đối tượng này chưa có nhiều, chưa hấp dẫn, thu hút họ tham gia Hải quan điện tử. 1.3.1.5. Những nội dung không đủ điều kiện để triển khai tại Cục - Xây dựng quy trình thông quan tập trung: Đây là nội dung rất lớn, thuộc quy mô toàn ngành; đặt ra nội dung này trong Đề án của Cục là không thể thực hiện được. Do vậy cần thay nội dung này thành nội dung: Tổ chức triển khai, tích cực tham gia để hoàn thiện quy trình thủ tục thông quan điện tử. Phải xác định đây là quy trình nghiệp vụ cơ bản để nâng cấp thành quy trình thông quan tập trung trong phạm vi toàn Cục. - Xây dựng phần mềm ứng dụng và giải pháp xử lý đồng bộ cơ sở dữ liệu (trong nội dung III của Đề án) rất khó thực hiện tại Cục vì muốn thực hiện được phải có kinh phí, phải kết hợp với một công ty viết phần mềm (Công ty Trúc An) - tham gia đấu thầu chung; trong khi Tổng cục Hải quan đã và đang đầu tư cho FPT xây dựng, các điều kiện sẽ thuận lợi hơn. 1.3.1.6. Bài học kinh nghiệm trong công tác cải cách, hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2003-2007 tại Cục Hải quan Hải Phòng - Thứ nhất: Cải cách phát triển hịên đại hoá ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP Hải Phòng nói riêng bao gồm nhiều nội dung, là một quá trình liên tục, diễn ra trong thời gian dài gồm nhiều giai đoạn do vậy trên cơ sở đề án của Cục đã đuợc phê duyệt; kế hoạch tổng thể của ngành cần xây dựng Bản kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn, từng năm để triển khai thực hiện thật cụ thể và làm căn cứ để điều phối, kiểm tra, giám sát, đánh giá. - Thứ hai: Nhiều nội dung của Đề án hiện đại hoá của Cục Hải quan Hải Phòng nằm trong kế hoạch tổng thể của ngành, vì vậy trong quá trình triển khai cần tranh thủ sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của Tổng cục và Ban cải cách hiện đại hoá. Cần xác định rõ các cấu phần của Đề án do Cục Hải quan Hải Phòng chủ trì tổ chức thực hiện, cấu phần do các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục chủ trì, đơn vị có trách nhiệm phối hợp để việc triển khai không bị chồng chéo trùng lắp và có cơ sở tập trung nguồn lực cho những mục tiêu chính. - Thứ ba: Cục Hải quan Hải Phòng đánh giá nội dung tái cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý phát triển nguồn nhân lực là khâu trọng tâm, có tính quyết định đến thành công của Đề án nên đã tập trung triển khai sớm và liên tục. - Thứ tư: Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền về cải cách, hiện đại hoá nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC trong toàn Cục để xác định quyết tâm chính trị của đơn vị trong việc thực hiện Đề án; tạo sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan để tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác. - Thứ năm: Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành trong cải cách hiện đạo hoá Hải quan. Trong năm qua Cục Hải quan Hải Phòng đã chỉ đạo tập trung, kiên quyết từng nội dung, cấu phần của Đề án; Có sự phân công, phân nhiệm cụ thể kết hợp với điều phối, kiểm tra, giám sát thường xuyên. a. Hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Hải Phòng xuất phát từ yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Các chỉ tiêu thực tế của thành phố Hải Phòng đã đạt được trong những năm qua: - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 22,5%/năm (xuất khẩu 24%, nhập khẩu 21%); - Lượng khách du lịch đến thành phố tăng bình quân 23%/năm, trong đó lượng khách quốc tế tăng bình quân 8,5%/năm; - Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng tăng bình quân 10%/năm; - Tỷ trọng hàng hóa vận chuyển bằng container qua cụm Cảng Hải Phòng chiếm khoảng 60% (Cảng Hải Phòng chiếm gần 50%); số lượng đạt được năm 2006 là 624.768 TEU. Dự kiến đến năm 2010 đạt khoảng 870.600 TEU. (Thực tế năm 2007 đạt gần 700.000 TEU); Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải phòng đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 2711/2006, trong đó: - Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng 4,5% năm 2010 và 7,3% năm 2020; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13 – 13,5% giai đoạn 2006 – 2010 và 13,5 – 14% giai đoạn 2011 – 2020, cao hơn mức tăng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 1,3 lần. - Phấn đấu đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu của Hải Phòng đạt 1,9 - 2,0 tỷ USD vào năm 2010 và khoảng 6 tỷ USD vào năm 2020. - Một số sản phẩm chủ lực như khối lượng hàng hóa qua cảng đạt từ 25-30 triệu tấn vào năm 2010 và 80 - 100 triệu tấn vào năm 2020; khối lượng hàng hóa vận tải biển đạt trên 20 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 55 triệu tấn vào năm 2020; đón 3.700 nghìn lượt khách du lịch vào năm 2010 (khách quốc tế là 1.200 nghìn lượt) và 6.900 nghìn lượt khách (khách quốc tế là 4.200 nghìn lượt) vào năm 2020 (Thực tế năm 2007 lượng hàng hoá qua cảng đã đạt 23 triệu tấn, trong đó hàng hoá XNK đạt gần 20 triệu tấn). - Các dự án được ưu tiên đầu tư trên địa bàn Hải Phòng có tác động trực tiếp đến quy mô của đề án hiện đại hóa Hải quan Hải Phòng như: Cảng cửa ngõ Lạch Huyện, nâng cấp sân bay Cát Bi; đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. b. Xuất phát từ tình hình thực hiện và định hướng phát triển cảng Hải Phòng Hiện nay Cục Hải quan Hải Phòng đang thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với cụm Cảng Hải Phòng bao gồm: - Cảng Hải Phòng; - Cảng Transvina; - Cảng Green Port; - Cảng Đình Vũ. Khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thông qua Cảng trong 5 năm từ 2001 đến 2006 và dự kiến đến 2010: - Cảng Hải Phòng đạt mức tăng trưởng bình quân 6%/năm; dự kiến từ nay đến năm 2010, mức tăng trưởng bình quân đạt 8%/năm. - Cảng Transvina đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm; dự kiến từ nay đến năm 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 20%. - Cảng Green Port đạt mức tăng trưởng bình quân 100%/ năm (tính từ tháng 9/2004 đến 2006); dự kiến từ nay đến năm 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm. - Cảng Đình Vũ: Đã đưa vào hoạt động một cầu cảng, đến năm 2010 sẽ là cảng nước sâu với 3 cầu cảng được khai thác. - Cảng Lạch Huyện đã được lập dự án xây dựng. (Nguồn thông tin: Cảng Hải Phòng) c. Xuất phát từ tình hình thực hiện nhiệm vụ gắn với cải cách hành chính của Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng Thực trạng về hoạt động của đơn vị: - Từ năm 2002 - 2006, số lượng tờ khai hải quan tăng bình quân 20%/năm (xuất khẩu 22%; nhập khẩu 18%); kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng tăng bình quân 25%/năm (xuất khẩu 32,28%; nhập khẩu tăng 17,92%). - Tỷ lệ số tờ khai phải kiểm tra thực tế hàng hóa trên tổng số tờ khai hải quan năm 2005 là 57,6%; năm 2006 là 27,29% và 03 tháng đầu năm 2007 là 26,7%. - Số vụ việc vi phạm pháp luật hải quan đã bị phát hiện và xử lý chiếm bình quân 0,5% /tổng số lượng tờ khai xuất nhập khẩu hàng năm. - Thu Hải quan tăng bình quân từ 15 – 17%/năm (năm 2006 đạt 9.116,8 tỷ đồng) - Biên chế đơn vị từ năm 2001 đến 2006 tăng 47 người, bình quân 1,1%/năm (có năm giảm: 2003; 2004). - Theo yêu cầu của chương trình Cải cách hành chính đơn vị không được tăng biên chế, thậm chí phải giảm dần theo lộ trình, trong khi phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ngày càng tăng (mức tăng khoảng từ 10% - 25%). (Chi tiết tình hình hoạt động của đơn vị tại Phụ lục 3). (Nguồn thông tin: Trung tâm CNTT – Cục Hải quan TP Hải Phòng) Thực trạng về cơ sở kỹ thuật: - Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đang áp dụng 13 chương trình phần mềm ứng dụng, trong đó 11 chương trình tin học hỗ trợ thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Mỗi chương trình được xây dựng và sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau, chưa được chuẩn hóa và đồng bộ, chưa đảm bảo tính tiện ích, tính hỗ trợ cao cho công tác quản lý. - Đang áp dụng mô hình dữ liệu cơ sở phân tán gồm một trung tâm dữ liệu với 02 cơ sở làm việc vận hành hệ thống CNTT thống nhất tại 18 đơn vị Hải quan, trong đó có 3 Chi cục Hải quan tỉnh xa (Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình). Cục Hải quan Hải Phòng đang tích cực triển khai chuẩn bị cơ sở vật chất cho Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung theo mô hình của Hải quan hiện đại. - Điều kiện hệ thống đường mạng WAN hiện nay của Việt Nam nói chung và của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nói riêng còn nhiều bất cập, vẫn tồn tại nhiều rủi ro trong quá trình truyền nhận dữ liệu. d. Xuất phát từ yêu cầu tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Hải quan Hải Phòng đang đứng trước vận hội tiến hành hiện đại hóa với nhiều điều kiện thuận lợi cả từ nội tại đơn vị đến ưu tiên đầu tư của các cấp, các ngành: - Là 1 trong 5 đơn vị Hải quan có Cảng biển được ưu ti._.ên đầu tư theo dự án Hiện đại hóa ngành Hải quan vay vốn Ngân hàng Thế giới. - Bộ Tài chính đang tập trung đầu tư xây dựng trụ sở mới tại khu đất 9.024m2 và trạm máy soi container hiện đại tại khu đất 16.000m2. - Là đơn vị có truyền thống trong ngành Hải quan với đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và công chức có chất lượng. - Quá trình thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử theo quyết định số 149/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thu được những kết quả và kinh nghiệm quý báu. - Đơn vị đã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị tin học tương đối đầy đủ, có thể đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa. - Là đơn vị Hải quan có 100% Doanh nghiệp làm hàng gia công, nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, nhập xuất chế xuất và phần lớn các Doanh nghiệp làm thủ tục hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng chế độ riêng khai báo dữ liệu qua mạng tin học. đ. Đề án xuất phát từ yêu cầu thực hiện dự án Hiện đại hóa Hải quan toàn ngành - Các cấu phần thuộc dự án Hiện đại hóa đầu tư cho đơn vị. - Những cấu phần Dự án chỉ hỗ trợ, đơn vị phải lập kế hoạch thực hiện. 1.4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1.4.1. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đến năm 2012, xây dựng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thành một đơn vị Hải quan hiện đại, phù hợp với mục tiêu về hiện đại hóa của Ngành: “Có trình độ quản lý tương đương với Hải quan vùng của các nước trong khu vực, với quy trình thủ tục Hải quan đơn giản, chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan chủ yếu dựa trên nền tảng tự động hóa, trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; đáp ứng được yêu cầu của hệ thống pháp luật hải quan ổn định, minh bạch và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế”. 1.4.2. Các mục tiêu cụ thể 1.4.2.1. Về thủ tục Hải quan - Quy trình thủ tục Hải quan được đơn giản, hài hòa và thống nhất theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến. Quản lý rủi ro được áp dụng một cách có hệ thống và phổ biến trong toàn bộ quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa, hành khách. - Thực hiện thủ tục Hải quan tự động đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh thông qua Cảng Hải Phòng và Sân bay Cát Bi trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và các trang thiết bị kỹ thuật khác với một số đặc trưng cơ bản sau: + Hầu hết khai Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua mạng; + Xử lý hồ sơ hải quan thông qua Phần mềm xử lý dữ liệu tờ khai; + Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; + Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện nhập cảnh; + Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các Doanh nghiệp có độ tuân thủ Pháp luật cao. - Phấn đấu đến năm 2010 là một trong những Cục Hải quan áp dụng thông quan điện tử trong toàn Cục. 1.4.2.2. Về tổ chức bộ máy và cán bộ - Được chuẩn hóa, kiện toàn, sắp xếp lại để đáp ứng được các yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại và chương trình cải cách hành chính của Chính Phủ. - Lãnh đạo đơn vị được đào tạo cơ bản về quản lý Hải quan hiện đại, kỹ năng quản lý và điều hành hệ thống, có kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan, có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu Hiện đại hóa. - Đội ngũ công chức làm công tác tham mưu, nghiên cứu được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu; có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách; có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. - Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa hành được đào tạo có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công. Trình độ ngoại ngữ giao tiếp được đối với những công việc tiếp xúc với khách hàng người nước ngoài hoặc yêu cầu nghiên cứu. 1.4.2.3. Về cơ sở vật chất Xây dựng trụ sở Cục, địa điểm kiểm tra tập trung có lắp đặt máy soi container và các đơn vị hải quan với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong một quy trình thủ tục Hải quan thống nhất. 1.4.2.4. Về công nghệ thông tin Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đầu tư, ứng dụng hệ thống xử lý tích hợp hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung trên nền tảng hoàn thiện hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu, người và phương tiện xuất, nhập cảnh để hỗ trợ các quy trình thủ tục Hải quan đã được hoàn thiện lại và đạt mục tiêu tự động hóa hải quan, hải quan điện tử. 1.4.2.5. Một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu thực hiện đến năm 2012 - Phấn đấu đến năm 2010, 80% số lượng tờ khai hải quan được xử lý qua hệ thống thông quan tự động; đến năm 2012 đạt 90% sốlượng tờ khai và tiến tới được xử lý tự động hoàn toàn. - Thực hiện tốt quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng với mức tăng bình quân đạt 20%/năm nhưng không tăng biên chế; - Số thu ngân sách của đơn vị tăng bình quân hàng năm từ 12% - 14%; - Tỷ lệ % các lô hàng nhập khẩu phải qua kiểm tra thực tế: dưới 10%; - Cải thiện đáng kể sự hài lòng của khách hàng về hoạt động Hải quan. 1.5. NGUYÊN TẮC LẬP ĐỀ ÁN - Đề án HĐH đảm bảo tính khách quan, khoa học và toàn diện. - Phù hợp với chương trình cải cách hiện đại hóa chung của Ngành. - Tận dụng tối đa mọi nguồn lực hiện có. - Việc thực hiện đề án không làm xáo trộn, đổ vỡ hệ thống quản lý hiện trạng của Cục Hải quan Hải Phòng nói riêng và ngành Hải quan nói chung. Quá trình thực hiện thí điểm một số nội dung của đề án được triển khai song hành nhưng độc lập, không ảnh hưởng tới hoạt động tác nghiệp bình thường tại đơn vị. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐỀ ÁN Hiện đại hóa hải quan theo các chuẩn mực cơ bản về “Tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan” của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) mang tính toàn diện, bao gồm rất nhiều nội dung, Đề án này chỉ lựa chọn trình bày những nội dung chủ yếu, mang tính quyết định và tính đặc thù của một Cục Hải quan liên tỉnh. 2.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2 (Nội dung triển khai tại “Phần 2 - Quản lý doanh nghiệp và quy chế phối hợp với các cơ quan và các tổ chức quản lý hàng hoá” - Phụ lục 1- Chi tiết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2010; trang 43) Hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ thông quan điện tử phải được xây dựng một cách khoa học và được tích hợp từ nhiều nguồn: 1. Nguồn dữ liệu dồn tích trong nội bộ ngành Hải quan. 2. Qua trao đổi dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 3. Từ hệ thống các cơ quan dịch vụ. 4. Từ nguồn thông tin của khách hàng. 2.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN (Nội dung triển khai tại “Phần 1 - Hiện đại hoá thủ tục Hải quan”- Phụ lục 1- Chi tiết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2010; trang 41) Quy trình thủ tục hải quan để đáp ứng thông quan tập trung bao gồm các bước xử lý dữ liệu và tác nghiệp như sau: MÔ PHỎNG QUY TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU THÔNG QUAN TỰ ĐỘNG 2.2.1. Bước 1: Khai hải quan và tiếp nhận dữ liệu khai báo Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, Doanh nghiệp đã có thể tiến hành khai báo hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu. Dữ liệu khai báo của Doanh nghiệp được tiến hành theo quy trình: - Doanh nghiệp khai báo hàng hóa dựa trên các thông tin có sẵn về hàng hóa (thể hiện tại các chứng từ gốc như Hợp đồng ngoại thương, Invoice, Packing list, B/L…). Khi khai báo, Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trị giá tính thuế, mã số hàng hóa - thuế suất, chính sách thương mại, loại hình đăng ký…. Việc khai báo của Doanh nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ của hệ thống: Hệ thống cung cấp các thông tin có sẵn từ Chú giải HS, về mã số hàng hóa và thuế suất hàng hóa, chính sách thương mại liên quan đến các loại hình đăng ký (các thông tin này được cán bộ hải quan cập nhật vào hệ thống); giúp cho Doanh nghiệp đăng ký đúng loại hình nhập khẩu, áp mã khai báo hàng hóa đúng với quy định. Ví dụ: Doanh nghiệp khai báo nhập khẩu mặt hàng Giấy can, xuất xứ Anh. Khi áp mã cho hàng hóa, Doanh nghiệp truy cập vào hệ thống (quyền truy cập 1 chiều, không có quyền chỉnh sửa thông tin của hệ thống) để tìm mã số hàng hóa, bằng cách sử dụng chức năng “Tìm kiếm”, Doanh nghiệp có thể tìm được thông tin mặt hàng Giấy can thuộc chương 48, nhóm 48.06, thuế suất nhập khẩu ưu đãi, thuế suất thuế VAT, thuế suất theo CEPT… đồng thời hệ thống có thể đưa ra cảnh báo cho Doanh nghiệp “Đề nghị đọc kỹ các chú giải chương và chú giải nhóm”. Sau khi Doanh nghiệp đọc chú giải, sẽ nhận thấy rằng nhóm 4806 chỉ áp dụng đối với mặt hàng giấy có khổ rộng từ 36cm trở lên đối với dạng cuộn. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được việc khai báo áp mã sai. Để thực hiện được bước này, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật toàn bộ biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế CEPT. Để tránh việc khai báo sai tên hàng với quy định, Doanh nghiệp sẽ lấy tên hàng và đơn vị tính đúng như quy định tại Danh mục hàng hóa Việt Nam có tại hệ thống. Đối với các mặt hàng có tính năng, công nghệ mới chưa được cập nhật tại Danh mục và các văn bản có liên quan, Doanh nghiệp sẽ phải khai báo thêm các tính năng mới đó và chịu trách nhiệm về việc áp mã khai báo của mình. 2.2.2. Bước 2: Xử lý dữ liệu và giải quyết thủ tục - Trước khi hàng hóa về đến Cảng, thông thường các hãng tàu thông báo cho các Doanh nghiệp nhập khẩu bằng giấy báo hàng đến. Đây chính là dữ liệu đầu tiên bao gồm các thông tin: Hàng hóa, số lượng, trọng lượng, số container, số hiệu tàu, chuyến tàu, cảng đi, cảng đến, người gửi hàng, người nhận hàng, thời gian tàu rời cảng, đến cảng… Các dữ liệu này được cập nhật vào hệ thống của hãng tàu và được truyền sang cho hệ thống xử lý dữ liệu cho cơ quan hải quan, hệ thống sẽ nhận thông tin và đưa ra xác nhận với hãng tàu. Cơ quan hải quan đã có những thông tin đầu tiên về hàng hóa. - Sau khi hàng hóa về đến cảng, Cảng vụ sẽ có các thông tin về địa điểm hàng hóa được lưu (Ví dụ: Bãi Chùa Vẽ, Cảng Chính, Bãi Transvina…). Các thông tin này sẽ được cập nhật và truyền đến Trung tâm xử lý dữ liệu của cơ quan hải quan, giúp cho cơ quan hải quan xác định được vị trí hàng hóa, phục vụ cho nghiệp vụ kiểm soát hải quan. - Sau khi hệ thống nhận được thông tin khai báo của Doanh nghiệp, hệ thống sẽ gửi cho Doanh nghiệp xác nhận “Đã nhận được thông tin khai báo” đồng thời đưa ra các cảnh báo cho Doanh nghiệp sau khi các thông tin đó đã được xử lý qua chương trình quản lý rủi ro, được xử lý qua chương trình quản lý trị giá tính thuế, chương trình quản lý mã số, thuế suất… (Lưu ý: các chương trình này được hoạt động trong cùng 1 phần mềm dựa trên các Thông tin có sẵn – cần phải tích hợp các thông tin đó). Ví dụ: Sau khi Doanh nghiệp khai báo mặt hàng có trị giá là 10 USD/chiếc, Hệ thống sẽ so sánh với các thông tin có sẵn, đưa ra cảnh báo cho Doanh nghiệp là mặt hàng đang được khai báo thấp hơn (Nếu cao hơn thông tin có sẵn thì không cần đưa ra cảnh báo). Điều này sẽ cảnh báo Doanh nghiệp về việc sai phạm. - Sau khi đưa ra xác nhận và cảnh báo, hệ thống sẽ yêu cầu Doanh nghiệp xác nhận lại thông tin khai báo. Doanh nghiệp có thể sửa đổi thông tin (nếu cần) và xác nhận thông tin khai báo với hệ thống. - Sau khi thông tin khai báo được xác nhận bởi Doanh nghiệp, hệ thống sẽ phân luồng xanh, vàng, hoặc đỏ và thông báo kết quả phân luồng cho Doanh nghiệp. Nếu kết quả phân luồng là luồng vàng, hệ thống sẽ thông báo yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp bổ sung chứng từ của lô hàng cho Phòng thông quan để tiến hành kiểm tra. Việc phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ nay đến năm 2010, phát triển và hoàn thiện hệ thống, việc phân luồng vẫn do Chi cục trưởng các Chi cục đầu mối quyết định (như mô hình hải quan điện tử giai đoạn 2 hiện nay), đồng thời thử nghiệm từng bước phân luồng tự động. - Giai đoạn 2: Phấn đấu đến 2012, việc phân luồng sẽ được thực hiện tự động hoàn toàn. Ví dụ: Hệ thống sẽ đưa ra các thông báo về việc xử lý phân luồng hàng hóa như: “Lô hàng của bạn đã được phân luồng xanh (vàng hoặc đỏ)”, đồng thời sẽ đưa các chế tài liên quan đến kết quả phân luồng như: “Lô hàng của bạn thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, được thông quan” (luồng xanh); “Lô hàng của bạn thuộc diện phải kiểm tra thực tế, đề nghị bạn đến Trạm máy soi hàng hóa tại địa chỉ… để làm thủ tục kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng”… (luồng đỏ)… 2.2.3. Bước 3: Thông quan hàng hóa Sau khi hệ thống tiếp nhận thông tin khai báo của Doanh nghiệp và xử lý, phân luồng thành công, sẽ tự động truyền xuống các Đội Giám sát hải quan và Kiểm tra hàng hóa. Dữ liệu sẽ được xử lý tiếp như sau: a. Tại Đội Giám sát hải quan Khi đến nhận hàng, Doanh nghiệp trình Lệnh giao hàng do Hãng tàu cung cấp, cán bộ hải quan giám sát sẽ nhập số Lệnh giao hàng vào máy tính, máy tính sẽ đưa ra toàn bộ các thông tin quản lý (tương tự các thông tin tại tờ khai hải quan hiện nay), đưa ra các thông báo kết quả phân luồng, kết quả xử lý tự động. Căn cứ vào kết quả đó, đội giám sát sẽ thực hiện cho thông quan hàng hóa (đối với hàng hóa được phân vào luồng xanh) hay yêu cầu Doanh nghiệp đưa hàng đến địa điểm kiểm tra hàng hóa thực tế (trạm máy soi, kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra – đối với luồng đỏ). Kết quả xử lý đó sẽ được ghi nhận trên một mẫu văn bản quy định nhằm phục vụ cho việc luân chuyển và vận chuyển hàng hóa trên đường, là chứng từ lưu của Doanh nghiệp để phục vụ cho công tác kế toán, kiểm toán cũng như kiểm tra sau thông quan (lưu cùng các chứng từ gốc). b. Tại Đội Kiểm tra hàng hóa Căn cứ vào kết quả xử lý dữ liệu tại đội giám sát hải quan, kết quả phân luồng và thông tin do hệ thống cung cấp, Đội Kiểm tra hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế của hàng hóa thông qua máy soi và các thiết bị hỗ trợ khác. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ là căn cứ cho các bước xử lý nghiệp vụ tiếp theo. 2.2.4. Bước 4: Xử lý dữ liệu sau thông quan. - Sau khi hàng hóa thông quan, Đội giám sát hải quan và Đội kiểm tra hàng hóa sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin cho hệ thống, xác nhận hàng hóa đã được thông quan. Hệ thống sẽ xác nhận một lần nữa là thông tin đã được cập nhật. - Nếu hàng hóa có vướng mắc, Đội kiểm tra hàng hóa vẫn phải cập nhật vào hệ thống, các thông tin phải được cập nhật liên tục cho đến khi hàng hóa được thông quan. - Đây là quy trình cơ bản phục vụ cho việc quản lý và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng thông quan tập trung (quy trình này xây dựng thoát khỏi các quy trình thông quan truyền thống), sẽ được xây dựng triển khai thí điểm, song hành với các quy trình hiện đang vận hành đến năm 2010. Những quy trình nghiệp vụ khác hỗ trợ cho quy trình thông quan như: Kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu và gian lận thương thực hiện mại… theo quy trình mang tính đặc thù. - Phát triển hệ thống Đại lý khai thuê Hải quan giải pháp hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho thực hiện quy trình thông quan tự động, tập trung. SƠ ĐỒ NGUYÊN TẮC QUY TRÌNH THÔNG QUAN TẬP TRUNG (1) (2) (3a) (3b) (4a) (4b) Chú thích: - Doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. - Hệ thống tại trung tâm dữ liệu xác nhận thông tin đã nhận và đưa ra các cảnh báo. - Dữ liệu được truyền xuống các Đội: Đội Giám sát hải quan và Đội kiểm tra hải quan (trạm máy soi…). - Các Đội nghiệp vụ xác nhận thông tin đã nhận và khi hàng hóa đã được thông quan để cập nhật vào hệ thống. - Ngoài các thông tin hệ thống tiếp nhận từ Doanh nghiệp khai báo, Hệ thống còn tiếp nhận các thông tin được cung cấp từ các cơ quan có liên quan như: Ngân hàng, kho bạc, cục thuế, Hãng tàu, Cảng vụ… và thông tin từ kho dữ liệu của Tổng cục Hải quan. 2.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TÁI CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC. (Nội dung triển khai tại “Phần 3 - Tổ chức bộ máy và tái cơ cấu nguồn nhân lực” - Phụ lục 1 – Chi tiết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2010; trang 45 ) 2.3.1. Mô hình tổ chức. - Bộ máy tổ chức theo hướng tập trung gồm 03 khối: + Khối Tham mưu, giúp việc có 03 phòng, không định biên cấp Đội. + Khối quản lý điều hành việc thông quan hàng hóa và chống buôn lậu, gian lận thương mại gồm: Kiểm tra sau thông quan, Thông quan hàng hóa, Kiểm tra và kiểm soát hải quan. Có định biên cấp Đội và Tổ. + Khối trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu có 06 đơn vị (trong tương lai, Cảng Đình Vũ, Lạch Huyện đi vào hoạt động sẽ thành lập thêm). Các đơn vị trực tiếp có định biên cấp Đội công tác, tuỳ theo chức năng và khối lượng công việc từng đơn vị để định biên số đội công tác và biên chế. 2.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận theo mô hình thông quan tập trung. Dự kiến các bộ phận của Hải quan Hải Phòng trong thực hiện thông quan tập trung bao gồm: 1. Văn Phòng Cục. 2. Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra. 3. Phòng Quản lý - Chính sách Hải quan. 4. Đơn vị Kiểm tra và Kiểm soát Hải quan. 5. Đơn vị Kiểm tra sau thông quan. 6. Đơn vị Thông quan hàng hoá. 7. Hải quan sân bay Cát Bi. 8. Hải quan Cảng Hải phòng (Sát nhập tất cả các đơn vị Hải quan Cảng). 9. Hải quan Hải Dương, Hải quan Hưng yên, Hải quan Thái Bình. 10. Hải quan Khu công nghiệp - Khu chế xuất. (Chức năng, nhiệm vụ, định biên cụ thể của các bộ phận xem Phụ lục 4) - Trong thời kỳ đầu triển khai thông quan tập trung thực hiện theo định biên này. - Trong các năm tiếp theo: Lực lượng kiểm soát chống buôn lậu được tăng dần lên, có thể chiếm từ 1/3 đến 1/2 biên chế toàn Cục. Đây là lực lượng rất quan trọng trong việc nắm tình hình, thu thập thông tin, điều tra… phục vụ cho công tác thông quan và Kiểm tra sau thông quan. Lực lượng kiểm tra sau thông quan cũng sẽ được tăng cường tùy theo tỷ lệ luồng xanh được tăng lên theo các năm. 2.3.3. Phương án và thời gian thực hiện a. Khảo sát khối lượng, tính chất công việc theo yêu cầu của mô hình mới - Tổ chức xây dựng quy trình thông quan điện tử, thông quan tập trung, theo đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các khâu công tác trong quy trình; yêu cầu nhân lực sẽ phải bố trí trong các khâu công tác. - Để làm được việc này, phải kết hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan như: Giám sát quản lý, Kiểm tra thu thuế, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổ chức cán bộ… Tổ chức nhiều cuộc hội thảo để có mô hình, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu nhân lực chuẩn: + Trình độ của các cán bộ, công chức quản trị mạng, số lượng. + Trình độ các kỹ sư tin học, phần cứng, phần mềm. + Trình độ đội ngũ quản lý, sử dụng, bảo trì các trang thiết bị công nghệ hiện đại khác. (Máy soi container, các thiết bị dò tìm, định vị…). + Trình độ cán bộ, công chức khai thác sử dụng tin học phục vụ cho công tác nghiệp vụ. + Trình độ ngoại ngữ, kiến thức thương phẩm học, trình độ lý luận và kiến thức khác. - Xây dựng các yêu cầu và tiêu chuẩn các chức danh công chức thừa hành tại các khâu công tác theo mô hình mới. b. Phương án rà soát đánh giá lại trình độ năng lực của cán bộ, công chức trong toàn Cục - Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho công tác rà soát, kiểm tra. - Cán bộ, công chức tự kê khai, đánh giá năng lực, khả năng sở trường. - Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai việc rà soát, kết quả rà soát và nhận xét đánh giá chính xác năng lực trình độ cấp do mình quản lý. - Cục sẽ thành lập hội đồng kiểm tra để đánh giá phân loại cán bộ, công chức chính xác, khách quan. c. Phương án quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại lực lượng - Đội ngũ Lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo Cục và lãnh đạo các đơn vị chủ chốt: Phải đáp ứng yêu cầu quản lý thông quan tự động, tập trung (đã nêu tại phần Mục tiêu cụ thể), trên cơ sở đó, ngay từ bây giờ, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng sẽ xây dựng phương án lựa chọn một bộ khung để quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng. - Tổ chức đào tạo, đào tạo lại để có một bộ khung hoàn chỉnh theo hướng chuyên sâu. Phương thức đào tạo là: Gửi đi Tổng cục Hải quan để đào tạo, gửi các trường chính quy, tự tổ chức; yêu cầu tất cả các cán bộ, công chức tự đăng ký học 1 hoặc 2 nội dung theo yêu cầu trong một thời gian nhất định, nhằm hoàn thiện mình theo chức danh, tiêu chuẩn và mô hình mới; Cục hỗ trợ thời gian và kinh phí. d. Phương án sắp xếp lực lượng (Phụ lục 4 - trang 56). - Trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy mới, số cán bộ, công chức đã được đào tạo, tổ chức sắp xếp lại theo mô hình mới; - Việc giải quyết số cán bộ, công chức dôi dư là vấn đề chính sách cán bộ phải có phương án thật tỷ mỷ, có tình, có lý. 2.4. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Nội dung triển khai tại “Phần 4 - Công nghệ thông tin” - Phụ lục 1 – Chi tiết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2010; trang 48 ) 2.4.1. Yêu cầu về giải pháp ứng dụng. Thực hiện hiện đại hóa Hải quan với hệ thống thông quan chủ yếu dựa trên nền tảng xử lý dữ liệu tập trung trên hệ thống xử lý dữ liệu tự động, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, do đó đòi hỏi các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phải có kiến trúc tốt, chất lượng cao. a. Đối với Hệ thống thủ tục hải quan điện tử phải đạt được các yêu cầu sau: - Cơ sở dữ liệu và việc xử lý dữ liệu phải tập trung tại trung tâm dữ liệu của Tổng cục Hải quan. - Giao diện với hệ thống quản lý rủi ro để phân luồng hàng hóa trên cơ sở hồ sơ rủi ro. - Tích hợp các chức năng quản lý nghiệp vụ hải quan trên một ứng dụng duy nhất. - Giao diện người dùng duy nhất và trong suốt đối với người sử dụng. - Có khả năng giao diện với các hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát khác để trao đổi thông tin phục vụ việc thông quan hàng hóa (VD: máy soi container, cân điện tử, hệ thống giám sát điện tử: seal điện tử, định vị toàn cầu, camera điện tử…). - Kiến trúc hệ thống được thiết kế trên nền tảng kiến trúc hướng dịch vụ. Các nghiệp vụ được phân rã thành các dịch vụ và các module thành phần để đảm bảo khả năng định nghĩa lại các luồng nghiệp vụ khi có sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ cũng như dễ dàng hiệu chỉnh ứng dụng khi có thay đổi về nghiệp vụ hoặc phát sinh thêm nhu cầu tích hợp với các hệ thống mới sao cho chi phí hiệu chỉnh thấp và hiệu suất sử dụng cao. - Có khả năng trao đổi thông tin với các hệ thống của các cơ quan khác cũng như của doanh nghiệp (VD: hệ thống cấp phép và quản lý về chính sách điều hành hoạt động xuất/nhập khẩu; trao đổi thông tin quản lý thuế; thanh toán qua ngân hàng; hệ thống khai hải quan của doanh nghiệp…). - Có khả năng tiếp nhận thông tin trước để phục vụ các khâu nghiệp vu hải quan đáp ứng khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại của WCO. - Trong tầm nhìn chiến lược, hệ thống thông quan hàng hóa phải có kiến trúc thích hợp để đảm bảo mục tiêu sẵn sàng năm 2012 như đã ký kết trong Hiệp định về cơ chế một cửa ASEAN. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, hệ thống thông quan sẽ được xây dựng và triển khai theo định hướng: - Hệ thống phần mềm tích hợp các chức năng cơ bản của nghiệp vụ hải quan, được kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan. - Có cổng thông tin điện tử để giao tiếp với bên ngoài trong đó ứng dụng tối đa khả năng trao đổi thông tin qua mạng INTERNET. - Đảm bảo xử lý các giao dịch 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; - Mức độ an ninh an toàn cao; b. Đối với hệ thống quản lý rủi ro - Xây dựng được kho dữ liệu thông tin thương mại tập trung phục vu cho quan lý rủi ro từ nhiều nguồn cơ sở dữ liệu từ trong và ngoài ngành hải quan. - Có khả năng kết nối với hệ thống của các cơ quan có liên quan và hải quan các nuớc để trao đổi thông tin phục vụ quản lý rủi ro đảm bảo an ninh, an toàn. - Có khả năng thu thập, quản lý, khai thác thông tin tình báo. - Có khả năng quản lý được hồ sơ rủi ro hiệu quả.tích hợp hoặc bổ sung thêm các module xử lý thông tin theo cơ chế một cửa hải quan (Single Window) trong mô hình chung về cơ chế một cửa hải quan ASEAN (ASEAN Single Window) vào - Có khả năng phân tích xu hướng trên cơ sở kho dữ liệu để xây dựng hồ sơ rủi ro phục vụ các quy trình nghiệp vụ hải quan tự động. - Có khả năng quản lý hồ sơ doanh nghiệp, lịch sử các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. - Có khả năng kết nối với với hệ thống thủ tục hải quan điện tử để phân luồng và cảnh báo các lô hàng có rủi ro. 2.4.2. Yêu cầu cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin Để hệ thống phần mềm vận hành tập trung, thông suốt đòi hỏi hạ tầng về CNTT hiện đại, thống nhất: a. Về hạ tầng mạng - Hệ thống hạ tầng mạng dựa trên mạng WAN của Bộ Tài chính phải được kết nối tới tất cả các đơn vị hải quan trong toàn Cục, với Tổng cục, đảm bảo khả năng kết nối của hệ thống 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; mức độ an ninh an toàn mạng, hệ thống cao. b. Về Trung tâm xử lý dữ liệu - Trung tâm xử lý dữ liệu chính cho toàn ngành được xây dựng tại Tổng cục hải quan có đủ trang thiết bị máy móc đảm bảo xử lý cho tất cả giao dịch và khai thác dữ liệu phục vụ quản lý đáp ứng tối thiểu chuẩn của UPTIME Institute về trung tâm dữ liệu từ mức 3 vào năm 2009 và mức 4 vào năm 2012. - Xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng đề phòng khi trung tâm dữ liệu chính có sự cố có khả năng thay thế. 2.4.3. Yêu cầu về cơ sở pháp lý và nguồn nhân lực - Ban hành các quy định về khung pháp lý cho thủ tục hải quan điện tử. - Hình thành được tổ chức VAN có năng lực để đảm bảo làm khâu trung gian kết nối dữ liệu điện tử giữa Hải quan và bên ngoài. - Có cơ chế duy trì, vận hành và khai thác hệ thống CNTT Hải quan tin cậy; - Nguồn nhân lực về CNTT đủ để duy trì, vận hành và khai thác hệ thống. 2.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG (Nội dung triển khai tại “Phần 5 – Xây dựng cơ sở vật chất” - Phụ lục 1 – Chi tiết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2010; trang 48 ) 2.5.1. Thực trạng các trụ sở làm việc của Cục Cục HQHP gồm 18 đơn vị trực thuộc; quân số 710 người; bao gồm: 10 Chi cục; 08 phòng ban tham mưu. Phần lớn các trụ sở nàyđược xây dựng phân tán theo mô hình thông quan truyền thống trước đây. Một số trụ sở đã xuống cấp, một số quá chật hẹp, không đảm bảo yêu cầu hiện đại hóa, thông quan tập trung. Cải tạo, nâng cấp các trụ sở hiện có là không khoa học và rất tốn kém. 2.5.2. Quy mô xây dựng và các điều kiện cần thiết đầu tư a. Mục tiêu Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thiện các trụ sở làm việc của các đơn vị thuộc Cục đạt yêu cầu về vị trí thuận tiện, đủ diện tích làm việc đảm bảo phục vụ tốt công tác hiện đại hóa quản lý hải quan, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ cũng như góp phần tăng tốc đô thị hóa của Thành phố. b. Các hạng mục cần xây dựng: Trước mắt cần ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục sau: b1. Xây dựng trụ sở Cục mới - Địa điểm: thửa đất số 02 lô 8B thuộc khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi (nằm trên trục đường Lê Hồng Phong). - Diện tích đất: 9.024 m2. - Diện tích được xây dựng: 30% ( 3.000m2). - Số người làm việc: 503 người. - Quy mô: 20.554m2 sàn; cao từ 11-13 tầng có từ 1 đến 2 tầng hầm, gồm: 1 khối nhà làm việc cao 13 tầng, 1 khối nhà cao 3 tầng: Hội trường; khối phục vụ: phòng ăn, bếp.... cụ thể như sau (theo CV trình duyệt quy mô trụ sở Cục số: 1439/HQHP-VP ngày 13/3/2007 của Cục HQHP). - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: Năm 2007 – 2008, sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 6 năm 2009. (Chi tiết tại Phụ lục 6 - trang 45 ). b2. Xây dựng Trung tâm kiểm tra container - Địa điểm: Phường Đông Hải; quận Hải An; Hải Phòng. - Diện tích đất: 15.000 m2. - Quy mô: Khu đặt máy soi; bãi kiểm tra; kho; nhà điều hành... - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2007 – 2008. b3. Cầu tầu – Cơ sở làm việc và ăn, ở của Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP Hải Phòng đang làm việc với Thành phố, tìm vị trí thuận lợi để xây dựng cầu tầu và nhà làm việc Đội Kiểm soát hải quan. - Tổng diện tích: 3 hécta tại xã Hoa Động-Thuỷ Nguyên-Hải Phòng - Tổng mức đầu tư: 10 tỷ đồng (theo kế hoạch tại CV 5564/TCHQ-KHTC ngày 27/12/2005). - Tiến độ thực hiện: 2008-2009. b4. Xây dựng trụ sở Hải quan sân bay Cát Bi. - Địa điểm: Trong sân bay. - Diện tích đất: 1.000 m2. - Diện tích xây dựng: 1.500m2. - Số người làm việc: 30- 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày). - Tiến độ thực hiện: Phụ thuộc vào việc phê duyệt quy hoạch tổng thể của thủ tướng Chính phủ. b5. Xây dựng Trụ sở HQ khu công nghiệp & khu chế xuất - Địa điểm: Trong Khu công nghiệp – khu chế xuất Nomura. - Diện tích đất: 1.000 m2. - Diện tích xây dựng: 400m2. - Số người làm việc: 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày); bãi kiểm tra hàng hóa ... - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2008 - 2009. b6. Hải quan Đình Vũ. - Địa điểm: Trong cảng Đình Vũ. - Diện tích: 1.500 m2. - Diện tích sàn xây dựng: 1.500m2. - Số người làm việc: 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày). - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2007-2010. b7. Hải quan Lạch Huyện. - Địa điểm: Trong cảng Lạch Huyện. - Diện tích đất: 1.500 m2; Diện tích sàn xây dựng: 1.500m2. - Số người làm việc: 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày). - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2010-2012. KẾ HOẠCH - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG ĐỀ ÁN NỘI DUNG NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2012 A. Quy trình thủ tục Xây dựng Thực hiện thí điểm B. Tổ chức bộ máy Chính thức thực hiện Đào tạo, bồi dưỡng C. Công nghệ thông tin Tích hợp Hoàn thiện lại D. Cơ sở hạ tầng 1. Trụ sở mới (9.000m2) Hoàn thiện 2. T.tâm kiểm tra container Khởi công; Xây dựng Hoàn thiện 3. Sân bay Cát Bi 4. KCN - KCX Khởi công; Xây dựng Hoàn thiện 5. Cầu tàu & KSHQ Xây dựng Hoàn thiện 6. Lạch Huyện Xây dựng Hoàn thiện 7. Đình Vũ Xây dựng Hoàn thiện CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Kinh phí xây dựng đề án sẽ đề nghị Tổng cục Hải quan phê duyệt hỗ trợ, bao gồm: 3.1.1. Kinh phí cho việc khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt và hỗ trợ điều phối thực hiện Đề án (dự kiến khoảng 200.000.000 đồng): - Kinh phí để thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt và hỗ trợ điều phối thực hiện đề án. - Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và tổ chức cơ sở dữ liệu với các cơ quan có liên quan. - Xây dựng quy trình thông quan tự động, tập trung. - Tổ chức bộ máy và tái cơ cấu nguồn nhân lực. 3.1.2. Kinh phí để triển khai thử nghiệm các hệ thống ứng dụng hỗ trợ thông quan tự động tập trung Để thực hiện việc vận hành thử nghiệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37350.doc