BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Nguyễn Thị Thùy Trang
DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 11
THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
Chuyên ngành : Lý luận và Phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ LY KHA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Ly Kha. Cô đã tận tình hướng dẫn
không chỉ về chuyên môn mà còn cả về hình thức,
199 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Dạy tiếng Việt lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bố cục trình bày, cách diễn đạt; giới thiệu và gửi
tặng tài liệu nghiên cứu giúp tôi có nhiều cơ sở để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn TS. Trần
Thanh Bình đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài luận văn của tôi. Đồng thời, tôi xin
cảm ơn Ban Giám hiệu, Các giáo viên trong tổ Ngữ Văn và Thầy Đỗ Trung Lai (giáo viên dạy
Toán) Trường trung học phổ thông Tân Châu (An Giang); Cô Phan Thị Cẩm Lan (Trường trung
học phổ thông Châu Văn Liêm - An Giang); Cô Trần Thị Mộng Thúy (Trường trung học phổ
thông Mỹ Thới - An Giang); Cô Lê Linh Chi (Trường trung học phổ thông Hùng Vương - Thành
phố Hồ Chí Minh) đã tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp cùng tôi trong việc thực nghiệm sư phạm.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ, người đã tận tình chỉ dẫn cho tôi nhiều tài liệu và
phương pháp nghiên cứu đề tài, đồng thời đọc và góp ý rất nhiều cho luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt (TV) là môn học (phân môn) được dạy từ tiểu học đến trung học phổ
thông hiện nay. Về phương pháp, nếu như ở tiểu học, việc dạy theo quan điểm giao tiếp
đã được xác định, được thể hiện khá rõ và nhất quán từ chương trình đến sách giáo
khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu dạy học và phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học thì ở trung học cơ sở và trung học phổ thông việc dạy học TV vẫn còn nặng về
cấu trúc; quan điểm giao tiếp trong dạy học TV chưa được chú ý khai thác một cách
triệt để đúng với vai trò và thế mạnh của nó. Nhiều giáo viên (GV) chưa thật quan tâm
đến việc hướng học sinh (HS) học TV để giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả; cũng có
những GV quan tâm đến việc dạy TV theo định hướng giao tiếp nhưng gặp khó khăn
trong quá trình giảng dạy. GV THPT hầu như chỉ quan tâm đến dạy văn, chưa chú ý
đến dạy TV; suốt thời gian dài trước đây, dạy học tiếng theo quan điểm cấu trúc nên
khó tránh khỏi khó khăn khi nắm bắt và vận dụng quan điểm giao tiếp.
Từ thực tế giao tiếp với HS, cũng như qua các bài kiểm tra, bài viết của các em,
các thầy cô giáo đều có chung nhận xét: “kĩ năng trình bày, diễn đạt của HS phần nhiều
chưa tốt”; có em có ý tưởng nhưng “không biết trình bày”, “lúng túng khi diễn đạt, nói
(viết) vụng về, sơ sài” hoặc “lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu logic”, khiến người nghe
khó nắm bắt được vấn đề các em muốn trình bày,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc sử dụng TV của HS, trong
đó có cả việc nhà trường dạy học phân môn TV chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhận
xét chung về tình hình dạy học TV trong nhà trường hiện nay, Lê A cho rằng: “Tình
trạng nội dung lí thuyết và bài tập thực hành mang nặng tính chất ngôn ngữ, tính cấu
trúc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả thấp của việc dạy học
TV hiện nay trong nhà trường phổ thông. Chúng ta dạy nhiều, HS học nhiều và có thể
biết nhiều song vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết đến nơi đến chốn về cách thức và nghệ
2
thuật sử dụng TV. Và kết quả tất yếu là năng lực TV của các em còn nhiều non yếu,
không đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập cũng như trong lĩnh vực
giao tiếp xã hội”. “Chọn hoạt động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những
không bỏ qua các tri thức Việt ngữ mà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linh
hoạt, phong phú hơn và gần với thực tế cuộc sống hơn.” (“Dạy TV là dạy một hoạt
động và bằng hoạt động” – Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001).
Đây cũng là sự gợi ý cho những ai quan tâm đến việc dạy học TV, nghiên cứu về
phương pháp dạy học TV.
Nếu việc học của HS chỉ dừng lại ở những kiến thức về TV trong nhà trường thì
chưa đủ, kiến thức chỉ hoàn chỉnh và vững chắc khi HS đã thực sự vận dụng vào hoạt
động giao tiếp, vì “giao tiếp là chức năng trọng yếu của ngôn ngữ”. Chỉ có đặt trong
hoạt động giao tiếp, thì giá trị của các phương tiện ngôn ngữ mới được xác định. Và
cũng chỉ có trong hoạt động giao tiếp, trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các yếu tố
giao tiếp nằm ngoài ngôn ngữ thì HS mới có điều kiện để hiểu chắc, hiểu sâu TV và
biết cách sử dụng phù hợp, hiệu quả.
Việc dạy học TV chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS rèn luyện được kĩ năng và nâng cao
được khả năng giao tiếp. Bởi vậy, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy học TV là
điều cần quan tâm và thực hiện. Để góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao
hiệu quả dạy học TV ở bậc trung học phổ thông, chúng tôi chọn đề tài: Dạy TV lớp 11
theo quan điểm giao tiếp.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng chức năng đề cao chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ. Họ cho rằng cần phải tập trung vào việc phát triển năng lực giao tiếp hơn là
chỉ dạy cho người học cách nắm vững các cấu trúc. Các học giả đầu tiên chủ trương
quan điểm này là Widdowson H.G (1972), Wilkins D.A (1972), Candlin C.N (1976),
Brumfit C.J và Johnsonk (1979). Họ đã dựa vào công trình nghiên cứu của các nhà
3
ngôn ngữ học chức năng Anh (John Firth M.A.K. Halliday (1970)), công trình nghiên
cứu về xã hội học của các nhà nghiên cứu Mĩ (Hymes D. và Gumperz J.J (1972),
Labov W. (1972)) và các kết quả nghiên cứu ngữ dụng học của Austin J.L (1962) và
Searle J.R (1969), để đề ra cơ sở lí luận cho đường hướng dạy học tiếng theo quan
điểm chức năng hay còn gọi là quan điểm giao tiếp. Từ giữa những năm 70 đường
hướng dạy học theo quan điểm này được phát triển rộng rãi ở Anh và Mĩ. Mục đích
chính của nó là làm cho năng lực giao tiếp trở thành mục tiêu chính của việc dạy và
học tiếng.
Khi bàn về những quan điểm tâm lí học hoạt động có liên quan đến việc dạy và học
ngôn ngữ, Trương Dĩnh đã đề cao quan điểm dạy học bản ngữ dựa trên lý thuyết hoạt
động lời nói. Ông khẳng định: “Trên quan điểm coi hoạt động lời nói trong giao tiếp
như mục đích dạy học, dạy ngôn ngữ, đặc biệt là bản ngữ, phải thông qua hoạt động
giao tiếp giữa thầy và trò để tổ chức cho HS phân tích mẫu hành vi lời nói trong giao
tiếp, quan sát hành vi lời nói giao tiếp trong thực tiễn, nghiên cứu các văn bản giao
tiếp trích dẫn để nâng cao ý thức, quy tắc về giao tiếp bản ngữ, mặt khác, trên cơ sở đã
có ý thức về năng lực giao tiếp, tổ chức cho HS sáng tạo các hành vi lời nói trong giao
tiếp, [...], tức là dạy cho HS ứng xử sáng tạo trong giao tiếp ở môi trường có tính thực
tiễn nhất của đời sống” (Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy và học TV ở trường
trung học, Tp. HCM, 1998). Đồng thời tác giả cũng coi trọng việc xây dựng các bài
tập tình huống để rèn luyện năng lực giao tiếp cho HS. Đây cũng là một trong những
cơ sở góp phần định hướng cho việc dạy và học TV đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo trình Phương pháp dạy học TV (tập 2, Nxb Giáo dục, 2001) do nhóm tác giả:
Nguyễn Trí - Lê A - Lê Phương Nga biên soạn có tất cả tám chương, trong đó các tác
giả dành hẳn một chương để nói về quan điểm giao tiếp trong dạy học TV. Trong
chương này (chương một) các tác giả nói khá rõ về : Giao tiếp và hoạt động giao tiếp.
Những cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học TV. Sự thể hiện của quan điểm
4
giao tiếp trong việc dạy học TV . Nội dung của chương này là một trong những cơ sở
khoa học cho đề tài nghiên cứu “Dạy TV 11 theo quan điểm giao tiếp” của chúng tôi.
Hai vấn đề: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? được Lê A bàn đến trong bài viết Dạy
TV là dạy một hoạt động và bằng hoạt động (Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001). Tác giả
chú ý đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, trình tự dạy học TV cùng với một
số thao tác cơ bản khi dạy học (Thao tác phân tích - phát hiện; Thao tác phân tích -
chứng minh; Thao tác phân tích - phán đoán); Giới thiệu về phương tiện dạy học Grap
(sơ đồ mạng để trình bày những vấn đề cần truyền đạt). Sau khi trình bày về các vấn đề
trên, tác giả nhấn mạnh: “Tri thức về TV chỉ hoàn chỉnh và chắc chắn khi các em đã
thực sự vận dụng vào hoạt động giao tiếp, vì “giao tiếp là chức năng trọng yếu của
ngôn ngữ”. Có thể nói bài viết này là một gợi ý tốt cho việc tổ chức các hoạt động dạy
học, lựa chọn sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học TV theo quan điểm giao
tiếp.
Cũng trong tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001, Nguyễn Minh Thuyết trao đổi về Mấy
quan điểm cơ bản trong việc biên soạn SGK TV (thử nghiệm) bậc tiểu học và bậc
trung học cơ sở. Bài viết này giới thiệu một số quan điểm cơ bản trong việc biên soạn
hai bộ sách trên: Quan điểm dạy giao tiếp; Quan điểm tích hợp; Quan điểm tích cực
hóa hoạt động học tập của HS. Mặc dù bài viết trên đã được công bố cách đây tám
năm, nhưng những quan điểm ấy vẫn còn có giá trị và có thể áp dụng vào việc biên
soạn SGK Ngữ Văn (phân môn TV), định hướng cho việc giảng dạy TV đúng với mục
tiêu của môn TV.
Vấn đề giao tiếp cũng được Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San đề cập trong giáo
trình TV (tập 3, Nxb Giáo dục, 2002) với các nội dung cụ thể như : Các chức năng của
ngôn ngữ - chức năng giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các yếu tố của hệ
thống ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp: những sự biến đổi và chuyển hóa. Vai trò
của các quan hệ hệ thống trong hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc hệ thống và quan
5
điểm giao tiếp trong dạy - học TV. Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San khẳng định:
“Quan điểm giao tiếp trong việc dạy - học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản
chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. […] Ngôn ngữ […] cần phải hoạt động
để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương
tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp”.
Bàn về “độ phổ biến” của quan điểm giao tiếp, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn
Thị Ly Kha cho rằng: “Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội
dung và phương pháp dạy học”. Về nội dung dạy học, quan điểm giao tiếp được thể
hiện ở “Cách bố trí thời lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thức và các kiểu bài đều không
tập trung vào việc nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ mà chú trọng rèn luyện khả
năng sử dụng từ ngữ phục vụ cho hoạt động giao tiếp”. Về phương pháp dạy học, quan
điểm giao tiếp được thể hiện ở điểm:“Các kiến thức và kĩ năng trong phân môn Luyện
từ và câu được rèn luyện thông qua nhiều bài tập gắn với yêu cầu về tập làm văn ở lớp
5 hoặc với các tình huống giao tiếp tự nhiên”. Kèm theo những nội dung trình bày là
những VD sinh động. Do trình bày dưới dạng hỏi - đáp, nên tài liệu này chỉ dừng ở giới
hạn cung cấp những gợi ý có tính chất định hướng cơ bản về nội dung, hình thức tổ
chức dạy học môn TV ở lớp 5 theo quan điểm giao tiếp. Mặt khác, do tính chất đồng
tâm và tính phổ quát của vấn đề, những gợi ý có tính định hướng đó không chỉ dừng ở
giới hạn cho một lớp và một bậc học cụ thể mà còn có tác dụng định hướng cho việc
dạy học TV ở phổ thông nói chung theo quan điểm giao tiếp. (Hỏi - đáp về dạy học TV
5, Nxb Giáo dục, 2006).
Trong bài viết Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học TV trong
nhà trường phổ thông hiện nay (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4/2006), Vũ Thị Thanh Hương
đã đề cập và phân tích khá sâu khái niệm “năng lực giao tiếp”, đã dẫn ra những ý kiến
khác nhau của các học giả (Chomsky, Campbell & Wales, Hymes, Murby, Canale &
Swain, Bachman) xoay quanh khái niệm “năng lực giao tiếp”. Tác giả bài viết so sánh
đối chiếu các nội dung kiến thức TV được trình bày trong các chương trình TV hiện
6
hành (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với các nội dung của mô hình lí thuyết về “năng
lực giao tiếp”. Từ khái niệm “năng lực giao tiếp”, người viết tìm hiểu chương trình dạy
TV trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ 21 và nhận xét: “Có thể nói, trong tất cả các
tài liệu về chương trình mà chúng tôi được tiếp cận cho đến bây giờ, quan điểm giao
tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ mục tiêu giảng dạy TV ở tất cả các cấp trong nhà
trường phổ thông hiện nay”. Tác giả bài viết tiến hành khảo sát chương trình TV ở các
cấp học để làm rõ vấn đề: “liệu nội dung của chương trình có thực sự đảm bảo cung
cấp đủ kiến thức để giúp các em hình thành và rèn luyện tốt năng lực giao tiếp?”. Tác
giả có trình bày kết quả khảo sát và kết thúc bài viết với vài lời nhận xét ngắn gọn.
Một trong số những người nghiên cứu về dạy TV trung học phổ thông theo tình
huống giao tiếp – Lê Thị Bích Hồng – đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng tình
huống giao tiếp trong dạy TV: “Trong dạy học, để giúp HS tích cực chủ động, huy
động mọi vốn sống, tri thức, kinh nghiệm của mình vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới
hay giải quyết các tình huống mới, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo,
chủ động điều chỉnh nhận thức, lời nói và hành vi, GV cần xây dựng các tình huống
giao tiếp” (Dạy học Nghĩa của câu ở trung học phổ thông theo tình huống giao tiếp,
Giáo dục, số 175, kì 2 – 10/2007). Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những định nghĩa
tương đối đầy đủ về tình huống giao tiếp, đồng thời xác định các đặc điểm cơ bản cũng
như những yêu cầu cần thiết của một tình huống giao tiếp trong giờ học tiếng; từ cơ sở
đó, tác giả mô tả khái quát quy trình thực hiện một tình huống giao tiếp trong giờ dạy
TV.
Giáo trình Ngữ nghĩa học (dùng cho GV và sinh viên ngành giáo dục tiểu học)
(Nguyễn Thị Ly Kha, Vũ Thị Ân, Nxb Giáo dục, 2008) có đề cập đến vấn đề dạy học
nghĩa của từ, câu, đoạn văn, văn bản theo quan điểm giao tiếp. Do mục đích và giới
hạn của giáo trình, những vấn đề về dạy nghĩa của từ, câu, đoạn văn, văn bản ở đây chỉ
dừng lại ở giới hạn dạy học cho HS tiểu học. Tuy nhiên, người quan tâm vẫn có thể tìm
thấy ở đây những định hướng, những gợi ý cho việc dạy học các đơn vị mang nghĩa
7
theo quan điểm giao tiếp cho HS trung học.
Hoạt động giao tiếp với dạy học TV ở tiểu học (Nxb Đại học Sư Phạm, 2009) là
một giáo trình có ích cho những GV, những người nghiên cứu quan tâm đến việc dạy
TV trong nhà trường như thế nào để có hiệu quả. Phan Phương Dung và Đặng Kim
Nga đã nghiên cứu khá sâu và rõ ràng những vấn đề về hoạt động giao tiếp trong việc
dạy học TV ở tiểu học. Giáo trình gồm ba chương: Chương một đề cập đến vấn đề giao
tiếp và hoạt động giao tiếp; chương hai xoáy sâu vào từ và câu trong hoạt động giao
tiếp; chương ba – phần trọng tâm, có ý nghĩa thực tiễn – Dạy học TV theo quan điểm
giao tiếp. Giáo trình đã vạch ra hướng đi cụ thể cho hoạt động dạy học TV trong nhà
trường theo quan điểm giao tiếp: từ việc lựa chọn các tri thức TV, xác lập các quy tắc
sử dụng TV đến việc xác định các kĩ năng sử dụng TV cần rèn luyện cho HS. Và việc
lựa chọn, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức nào trong dạy học TV,… giáo
trình đều nêu rõ. Tuy giáo trình chỉ giới hạn trong việc dạy học TV ở Tiểu học nhưng
đối với các GV dạy TV ở Trung học cơ sở hay ở Trung học phổ thông thì đều tìm thấy
ở giáo trình này những định hướng làm cơ sở cho việc dạy TV một cách có hiệu quả
theo quan điểm giao tiếp.
Trịnh Thị Lan có bài viết khá hay về Yêu cầu đối với việc thiết kế bài tập TV dưới
ánh sáng của lí thuyết hoạt động giao tiếp: “Theo quan điểm dạy học TV hướng vào
hoạt động giao tiếp, việc thiết kế bài tập TV phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển
khả năng giao tiếp cho HS. Dạy học TV sử dụng phương pháp giao tiếp như là phương
pháp tổ chức dạy học quan trọng nhất. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng
dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao
tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp”.
(
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đi sâu vào việc dạy học TV
theo quan điểm giao tiếp ở một khối lớp cụ thể nói riêng và toàn bộ bậc trung học phổ
8
thông nói chung, vẫn chưa có một công trình nào cung cấp cho ta một bức tranh toàn
cảnh về dạy học TV ở phổ thông theo quan điểm giao tiếp. Vì thế, việc triển khai đề
tài: Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, theo chúng tôi, là cấp thiết.
Mặc dù các giáo trình, các tài liệu và các bài viết trên không đề cập trực tiến đến
vấn đề mà đề tài này quan tâm nhưng chính các công trình trên là những định hướng,
những gợi ý quý báu giúp người thực hiện đề tài Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao
tiếp triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu về nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học TV theo quan điểm giao tiếp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi muốn góp
phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ Văn hiện nay: tổ chức dạy học TV trong chương trình trung học phổ thông
(đặc biệt là ở lớp 11) theo quan điểm giao tiếp.
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu về dạy học phân môn TV ở trường phổ
thông trung học theo quan điểm giao tiếp, tác giả luận văn sẽ chú ý đến những ưu thế
và tính khả thi của hướng đi này trong việc vận dụng vào thực tế dạy học TV hiện nay.
Từ đó, luận văn sẽ đề xuất quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo quan
điểm giao tiếp và thử nghiệm vận dụng vào thực tế khi tiến hành dạy học một số bài
thuộc phân môn TV ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi tập trung
nghiên cứu về quá trình hoạt động dạy và học TV theo hướng giao tiếp ở GV và HS.
Do điều kiện thời gian có hạn và trong khả năng cho phép, chúng tôi chỉ tiến hành khảo
sát đối tượng GV và HS khối 11 ở ba trường: trung học phổ thông Tân Châu (thị xã
Tân Châu - An Giang (AG)), trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm (huyện Chợ
9
Mới - AG) và trường trung học phổ thông Mỹ Thới (thành phố Long Xuyên - AG).
Đề tài giới hạn ở phạm vi khảo sát về hoạt động dạy TV của GV và hoạt động học
của HS. Bao gồm các khía cạnh sau: (1) Mức độ truyền đạt nội dung lí thuyết, nội dung
thực hành TV của GV trên lớp và mức độ hiểu, vận dụng lí thuyết vào thực hành TV
của HS. (2) Khả năng HS vận dụng những kiến thức TV đã biết vào trong sinh hoạt
hàng ngày; khả năng sử dụng linh hoạt TV vào từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, người viết kết hợp, vận dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể
như sau:
5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn
đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu
các tư liệu, tạp chí, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học,
Ngôn ngữ học, Tâm lí học, Lí luận và phương pháp dạy học Văn,… có liên quan trực
tiếp đến phạm vi đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng để thu thập những tư liệu
thực tế về tình hình dạy và học TV đang diễn ra ở trường trung học phổ thông Tân
Châu và một số trường trung học phổ thông khác trên địa bàn tỉnh An Giang.
5.3. Phương pháp thực nghiệm, ở đề tài này, do mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu, việc thực nghiệm sẽ ở phạm vi tổ chức dạy thực nghiệm giáo án đề xuất trong sự
đối chứng với các giáo án thông thường để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng và tính
hiệu quả của hướng dạy học phân môn TV theo quan điểm giao tiếp vào quá trình
giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
5.4. Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá
trình khảo sát, thực nghiệm, bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới
10
những kết luận chính xác, khách quan.
5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm được dùng để xem xét lại những thành
quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn
và cho khoa học.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu GV vận dụng tốt quan điểm giao tiếp vào dạy học TV 11 thì sẽ: (1) Kích thích
HS học TV tích cực, sáng tạo. (2) Giúp HS sử dụng TV có hiệu quả trong việc tạo lập
văn bản nói và viết. (3) Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học TV trong trường
Trung học phổ thông hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận và ba chương: (1) Cơ sở lí luận và thực tiễn
của đề tài. (2) Quan điểm giao tiếp với việc dạy TV lớp 11. (3) Thực nghiệm sư phạm.
Ngoài phần nội dung chính, luận văn còn kèm theo 10 phụ lục (1/ Giáo án thực nghiệm
đối chứng. 2/ Thiết kế giáo án thực nghiệm. 3/ Thuyết minh giáo án thực nghiệm. 4/ Đề
kiểm tra và đáp án. 5/ Phiếu tham khảo ý kiến GV trung học phổ thông. 6/ Kết quả thu
nhận từ phiếu tham khảo ý kiến GV và HS trung học phổ thông. 7/ Bảng phân phối t –
student. 8/ Đề thi ngữ Văn 11 ở các trường trung học phổ thông. 9/ Bảng tổng hợp
điểm kiểm tra của HS. 10/ Bài tập vui, trò chơi TV 11).
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Thuật ngữ “năng lực giao tiếp” tuy xuất hiện sau thuật ngữ “năng lực ngôn ngữ”
nhưng nhờ sự xuất hiện ấy mà “năng lực giao tiếp” đã làm thay đổi quan điểm dạy học
TV hiện nay, trở thành mục đích cuối cùng của việc dạy và học TV.
Khái niệm “năng lực giao tiếp” được hiểu thông qua sự đối lập với khái niệm
“năng lực ngôn ngữ”. Năng lực ngôn ngữ là khả năng của con người tạo ra được những
câu đúng trên cơ sở nắm vững những kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, tu từ,... của
ngôn ngữ đó. Còn năng lực giao tiếp, đó là việc lựa chọn và hiện thực hóa những
chương trình của hành vi lời nói tùy thuộc vào khả năng định hướng trong hoàn cảnh
này hoặc khác, khả năng phân loại các tình huống sao cho phù hợp với chủ đề, nhiệm
vụ và mục đích giao tiếp ở người học trước khi giao tiếp, trong khi giao tiếp và trong
quá trình mô phỏng các tình huống giống và gần giống như giao tiếp thực. Nói cách
khác, năng lực giao tiếp chính là khả năng tham gia vào giao tiếp.
Thuật ngữ “năng lực giao tiếp” và “năng lực ngôn ngữ” xuất hiện là nhờ có những
công trình nghiên cứu đồ sộ của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng về sự phân biệt giữa
hai khái niệm “ngôn ngữ (language)” và “lời nói (speech)”. Trong đó, phải kể đến công
trình của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Ferdinand De Saussure (Cours de linguistique
génerale (Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương (1916)). Còn khái niệm “năng lực”
ở nghĩa ban đầu chỉ là khả năng đối với một việc gì đó, sau đó được Noam Chomsky
đưa vào dùng một cách chính thức trong lĩnh vực ngôn ngữ học (Những chân trời mới
trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức (2008),dịch giả Hoàng Văn Vân).
12
Có thể nói, việc chọn năng lực giao tiếp làm mục đích cuối cùng của việc dạy - học
ngôn ngữ dựa trên cơ sở ngôn ngữ học chức năng hay còn gọi là ngôn ngữ học giao
tiếp mà những luận điểm cơ bản của nó có thể được trình bày rút gọn như sau:
Giao tiếp với tư cách là một dạng hoạt động đặc biệt của con người nhằm củng cố
mối quan hệ và được sử dụng để truyền đạt thông tin giữa người và người. Ở đây, có
hai mặt phản ánh qua lại, mặt ngôn ngữ và mặt xã hội vì bất cứ một phát ngôn nào
cũng được sản sinh trong một tình huống cụ thể có kèm theo một nền rất rộng các điều
kiện tạo ra tình huống ấy.
Ngôn ngữ được sử dụng có tính đến tình huống giao tiếp và sự ảnh hưởng tới
những đặc điểm tâm lý cá thể trong việc sử dụng từ ngữ của người tham gia giao tiếp,
có nghĩa là có tính đến hiệu quả ứng dụng, điều đó loại trừ khả năng tồn tại những phát
ngôn riêng biệt được tạo nên ngoài ngữ cảnh giao tiếp.
Đơn vị giao tiếp là loại hành động lời nói nhất định hoặc hành vi lời nói khẳng
định yêu cầu hỏi han, xin lỗi, cảm ơn,...
Việc hình thành ý định lời nói xảy ra trước khi sản sinh hành vi lời nói. Khi hình
thành ý định lời nói có tính đến sự hiểu biết ban đầu về mục đích, đối tượng giao tiếp,
địa điểm và thời gian của phát ngôn.
Nói tóm lại, theo những luận điểm trên đây thì dạy - học ngôn ngữ là đi theo con
đường từ nội dung đến hình thức ngôn ngữ để biểu đạt. Ngôn ngữ là phương tiện để
thực hiện những phát ngôn cụ thể. Dạy hoạt động ngôn ngữ (tức là dạy năng lực giao
tiếp) chứ không phải dạy hệ thống ngôn ngữ thuần túy. Tuy nhiên, trong quá trình dạy -
học hai mặt năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp thống nhất biện chứng với nhau.
Dạy năng lực giao tiếp không thể tách rời các hiện tượng ngôn ngữ, ngược lại, những
kiến thức của hệ thống ngôn ngữ chỉ được xây dựng và củng cố trên cơ sở nắm được
các kĩ năng lời nói.
1.1.2. Cơ sở tâm lí - ngôn ngữ
13
Theo quan điểm tâm lý học hoạt động do nhà tâm lý học người Nga L. S. Vư-
gốtxki và trường phái của ông đề xướng thì hoạt động lời nói là một dạng hoạt động
đặc biệt của con người, mà hoạt động thì bao gồm nhiều hành động riêng lẻ và mỗi
hành động được tạo thành từ nhiều thao tác riêng biệt. Từ đó suy ra đơn vị dạy - học
ngôn ngữ phải là hành động lời nói.
Dạy hành động lời nói cần phải xem xét trên quan điểm: Dạy ai?, Dạy cái gì?, Dạy
để làm gì?, Dạy như thế nào?. Đối với việc dạy hoạt động lời nói, sự thống nhất giữa
các mặt chức năng và hình thức của nó là điều có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì hình
thức ngôn ngữ không thể có được nếu thiếu mặt chức năng. Nếu mục đích của việc dạy
- học là hoạt động lời nói thì hình thức và chức năng cần phải được hình thành đồng
thời, hơn thế, cơ sở để hình thành hoạt động lời nói phải là chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ.
Phương pháp dạy học TV vận dụng rất nhiều thành tựu của Tâm lí học. Đó là các
quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. GV cần biết, sản phẩm lời nói
được sản sinh ra như thế nào, quá trình học được thiết lập từ những yếu tố nào, khái
niệm ngữ pháp được hình thành ở HS ra sao, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển
tư duy ra sao, kĩ năng nói, viết được hình thành như thế nào…? Những nghiên cứu
Tâm lí học cho phép chúng ta xác định mức độ vừa sức của tài liệu học tập.
Mặt khác, Tâm lí ngôn ngữ học đem lại cho phương pháp những số liệu về lời nói
như một hoạt động, ví dụ (VD) như việc xác định tình huống nói năng, các giai đoạn
sản sinh lời nói, tính hiệu quả, sự tác động của lời nói trong giao tiếp giữa cá thể với
nhiều người.
Quan hệ của phương pháp dạy học TV và Tâm lí học, đặc biệt là Tâm lí học lứa
tuổi rất chặt chẽ. Không có kiến thức về quá trình tâm lí người nói chung và tâm lí HS
trung học phổ thông nói riêng thì không thể giảng dạy tốt và phát triển ngôn ngữ cho
các em.
14
Kiến thức thu nhận được từ con đường tự khám phá mới là kiến thức vững chắc
nhất, đáng tin cậy nhất. Người Mỹ có câu châm ngôn: “Nói cho tôi thì tôi sẽ quên. Cho
tôi xem thì tôi có thể sẽ nhớ. Cho tôi tham gia thì tôi sẽ hiểu.”. Người Việt Nam ta
cũng có một cách nói tương tự: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không
bằng một làm”. Cách đây hơn 25 thế kỉ, Khổng Tử cũng nói: “Tôi nghe - tôi quên. Tôi
nhìn - tôi nhớ. Tôi làm - tôi hiểu”. Quan điểm học phương Tây đã mở rộng câu nói
của Khổng Tử thành luận điểm phương pháp học chủ động (the active learning credo):
Tôi nghe - tôi quên. Tôi nghe và nhìn - tôi nhớ chút ít. Tôi nghe, nhìn, hỏi hoặc thảo
luận - tôi bắt đầu hiểu. Tôi nghe, nhìn, hỏi, thảo luận và thực hành - tôi bắt đầu học
được kĩ năng và kiến thức. Tôi dạy cho người khác - tôi thành thạo”. Các chuyên gia
giáo dục của Mỹ còn nghiên cứu và đưa ra tỉ lệ mức độ tiếp thu trung bình của người
học từ các phương thức dạy học: Thuyết giảng: 0.5%; đọc: 10%; nghe nhìn: 20%; mô
tả, trình bày: 30%; Thảo luận nhóm: 50%; thực hành: 75%; Dạy cho người khác hoặc
ứng dụng ngay của việc học: 90%” (Tạp chí Giáo dục, số 229, 1/2010). Như vậy, hầu
hết các ý kiến và quan điểm nghiên cứu phương Đông và phương Tây đều khẳng định
tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động học tập ở người học.
1.1.3. Cơ sở giáo dục học
Phương pháp dạy học Tiếng Việt (PPDHTV) là một bộ phận của khoa học giáo
dục nên nó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Giáo dục học nói
chung, Lí luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp cho PPDHTV những hiểu biết về
các quy luật chung của việc dạy học môn học. Mục đích của PPDHTV cũng như các
khoa học giáo dục nói chung là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của HS, chuẩn
bị cho các em đi vào cuộc sống lao động trong xã hội mới. Quan hệ của PPDHTV với
khoa học giáo dục thể hiện ở chỗ phương pháp được một hệ thống giáo dục tạo ra và
làm cơ sở. PPDHTV sử dụng các khái niệm, thuật ngữ của Giáo dục học. Nó hiện thực
hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do Giáo dục học đề ra – phát triển trí tuệ, hình thành
thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho HS, giáo dục tư tưởng đạo đức,
15
phát triển óc thẩm mĩ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong PPDHTV có thể
tìm thấy các nguyên tắc cơ bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển
của dạy học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên
tắc gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và
phân hóa trong dạy học...
PPDHTV vận dụng những nguyên tắc này theo đặc trưng riêng của mình. VD
nguyên tắc gắn liền lí thuyết và thực hành trong phương pháp dạy học TV đòi hỏi một
hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩ bằng lời nói, viết, cùng với việc
thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết trong bài tập. Nhiệm vụ phát triển lời
nói đã quy định việc xây dựng chương trình TV mà tất cả các phân môn đều có mục
đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thực hiện nguyên tắc trực quan trong
giờ TV không chỉ là việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dùng chữ viết sẵn, phim ảnh mà
còn là “trực quan lời nói”, bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống động đến việc dựa
vào bài khóa trong khi nghiên cứu về ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp. Tài liệu
trực quan cơ bản trong giờ học TV là TV văn hóa, TV trong những mẫu tốt nhất của
nó: văn học dân gian, tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới.
Phương pháp dạy học TV chọn ở Giáo dục học các hình thức tổ chức dạy học như
bài học và các hình thức khác. Các phương pháp dạy học cơ bản – phương pháp dạy
học bằng lời, bài tập, dạy học nêu vấn đề... đều có mặt trong giờ TV.
1.1.4. Lí thuyết về quan điểm giao tiếp
1.1.4.1. Giao tiếp và các hình thức giao tiếp
“Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư t._.ưởng, tình cảm, cảm xúc... nhằm thiết lập
quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác... giữa các thành viên trong xã hội… Hoạt động giao
tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin). Trong ngôn ngữ,
mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức: khẩu ngữ (nghe, nói), bút
ngữ (đọc, viết)” (Sách GV TV 5, tập 1, trang 6).
16
Theo Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, giao tiếp là “sự thông báo hay truyền đạt
thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó”. Theo đó, có thể hiểu giao tiếp là hoạt động
giữa hai người hay hơn hai người nhằm bày tỏ với nhau một thông tin trí tuệ hoặc cảm
xúc, một ý muốn hành động hay một nhận xét về sự vật, hiện tượng nào đó.
Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, bằng những
phương tiện khác nhau, như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh, cử chỉ, ... Nhưng
ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người.
Giao tiếp ngôn ngữ có thể thực hiện bằng lời (giao tiếp miệng) hoặc bằng văn tự
(giao tiếp viết). Trong hai dạng giao tiếp vừa nêu, giao tiếp miệng là cơ sở.
1.1.4.2. Chức năng của giao tiếp
Nói đến chức năng của giao tiếp là nói đến vai trò mà giao tiếp phải đảm nhiệm
trong đời sống cộng đồng. Các chức năng cơ bản của giao tiếp là chức năng thông tin,
chức năng tạo lập quan hệ, chức năng giải trí, chức năng tự biểu hiện và chức năng
hành động.
Chức năng thông tin (Chức năng thông báo), thông tin là chức năng thường gặp
nhất của giao tiếp. Nó có thể được thực hiện qua nhiều phương tiện. Trong chức năng
này, giao tiếp giúp những người tham gia hoạt động (giao tiếp) trao đổi cho nhau
những tin tức dưới dạng nhận thức, những tư tưởng có được từ hiện thực. Những thông
tin này thường có tính chất trí tuệ và những nội dung thu nhận được đều có thể đánh
giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic. Các cuốn giáo trình, bài giảng của GV, bài thi của
HS, hệ thống biển báo, đèn hiệu giao thông, là những VD về chức năng thông tin của
giao tiếp.
Chức năng tạo lập quan hệ, giao tiếp còn có chức năng tạo lập quan hệ. Nhiều
khi ta trò chuyện với nhau không phải vì muốn thông báo với người khác một nội dung
trí tuệ, một hiểu biết, một nhận thức, mà vì muốn thiết lập một mối quan hệ mới hoặc
duy trì một mối quan hệ đã được thiết lập từ trước.
17
Một lời chào, một lời thăm hỏi, một lời chúc mừng,… đều có giá trị tạo lập và duy
trì quan hệ, ngay cả trong trường hợp chưa có sự quen biết trước. Chức năng tạo lập
quan hệ bao hàm cả tác dụng phá vỡ quan hệ. Còn trò chuyện được có nghĩa là có thể
tiếp tục duy trì quan hệ thân hữu giữa những người tham gia giao tiếp. Nhưng cũng có
khi giao tiếp lại góp phần phá vỡ mối quan hệ vốn có giữa họ. Sự phá vỡ này có thể do
những người trong cuộc cố tình tạo ra, nhưng cũng có nhiều mối quan hệ bị phá vỡ một
cách vô tình, do ta lỡ lời.
Tạo lập quan hệ là chức năng giao tiếp cộng tác giữa người với người. Có thể
nhiều người không biết đến, nhưng ngôn ngữ vẫn đảm nhiệm chức năng này một cách
đương nhiên. Chức năng tạo lập quan hệ của giao tiếp ngôn ngữ rất cần cho sự tồn tại
của xã hội.
Chức năng tự biểu hiện, trong giao tiếp ngôn ngữ, con người tự bộc lộ chính bản
thân mình. Người nói hay người viết không chỉ truyền đạt nhận thức, tư tưởng mà còn
bộc lộ cả tình cảm, thái độ, sở thích, trạng thái tâm sinh lí,… Ngay khi truyền đạt các
thông tin lí tính thì con người cũng không thể “khách quan”, “vô can” một cách tuyệt
đối được. Có những trường hợp, con người bộc lộ bản thân mình trong giao tiếp một
cách vô ý thức. Song, cũng có những trường hợp sự tự bộc lộ đã được tiến hành có ý
thức (chẳng hạn rất nhiều thi sĩ đã từng làm thơ để bộc bạch ý chí và xúc cảm của bản
thân mình).
Chức năng giải trí, con người cần làm việc, cần lao động để sống, để duy trì và
phát triển sự sống, nhưng cũng cần nghỉ ngơi, giải trí. Tìm đến nhau để tán gẫu, để trò
chuyện, hoặc tìm đến các tác phẩm văn chương – nghệ thuật của ngôn từ – tìm đến
sách báo,… chính là một hình thức giải trí. Tất nhiên những hoạt động đó còn mang lại
cho con người nhiều ích lợi khác nữa. Những câu chuyện trong lúc tán gẫu, những bài
thơ vui hay những câu chuyện cười mà ta sưu tầm được,… (nếu không lạm dụng) sẽ
làm cho tinh thần ta thư giãn, thoải mái, nhờ đó mà có thể giải tỏa được stress.
18
Chức năng hành động. Hành động là chức năng thông qua giao tiếp mà người ta
thúc đẩy nhau hành động. Không phải người nghe mới hành động mà người nói cũng
phải hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp. Sự thúc đẩy này không
phải khi nào cũng được thực hiện một cách chủ động từ nhân vật giao tiếp, mà có thể
xuất hiện một cách tự nhiên trong tình huống giao tiếp cụ thể. Mặt khác, chức năng
hành động của giao tiếp còn thể hiện ở chỗ, qua cuộc giao tiếp, các nhân vật có thể
thay đổi về nhận thức, tình cảm. Những thay đổi này, ở những mức độ khác nhau, sẽ
tác động đến hành động của họ.
Cả năm chức năng trên của giao tiếp đều là những điều chúng ta phải lưu ý trong
trường hợp cụ thể, nếu muốn cho cuộc giao tiếp đạt hiệu quả. Các chức năng này cũng
là căn cứ để xem xét đánh giá các ngôn bản, tức là các sản phẩm của ngôn ngữ nói
hoặc viết hình thành trong giao tiếp.
1.1.4.3. Ngôn bản và các nhân tố của hoạt động giao tiếp
Chuỗi các yếu tố ngôn ngữ mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt nội dung giao
tiếp được gọi là ngôn bản.
Ngôn bản có hai mặt hình thức và nội dung. Nội dung của ngôn bản được chia
thành hai phần: thành phần sự vật (những hiểu biết, những nhận thức mà người nói đưa
vào trong ngôn bản nhằm thông tin cho người nghe biết) và thành phần liên cá nhân
(thái độ, tình cảm sự đánh giá sự vật hiện tượng được nói tới (tức về thành phần sự vật)
và những ý muốn về hành động mà người nói muốn thực hiện hay muốn người nghe
thực hiện).
Hình thức của ngôn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ và cả các phương tiện phụ
trợ phi ngôn ngữ (như điệu bộ, nét mặt, cử chỉ…kèm với lời) được người nói dùng để
diễn đạt nội dung. Không nên xem nhẹ vai trò của hình thức ngôn bản đối với hiệu quả
giao tiếp của nó. Do hình thức khác nhau mà những ngôn bản cùng nội dung có thể có
hiệu quả tác động không giống nhau đối với người tiếp nhận.
19
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp, trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có
nhiều nhân tố tham gia và ảnh hưởng đến các phương diện của hoạt động giao tiếp.
Những nhân tố này vừa góp phần thực hiện hoạt động, vừa ảnh hưởng chi phối đến
hoạt động. Đó là các nhân tố:
Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp. Trong giao
tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò người phát (nói/viết) hoặc
người nhận (nghe/đọc).
Giữa các nhân vật giao tiếp có thể có các quan hệ cùng vai (như quan hệ bạn học,
đồng nghiệp với nhau…), hoặc quan hệ khác vai (quan hệ cha mẹ với con; thầy cô giáo
và HS…). Muốn cuộc giao tiếp đạt kết quả như mong muốn, người phát cần phải xác
định đúng quan hệ vai giữa mình với người nhận để lựa chọn hình thức giao tiếp thích
hợp nhất.
Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, về nghề nghiệp, về giới tính và
trình độ hiểu biết, về vốn sống, về địa vị xã hội… đều luôn luôn ảnh hưởng và để lại
dấu ấn trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong các ngôn bản. Nhân tố nhân vật giao
tiếp trả lời cho các câu hỏi: ai nói (ai viết)?, nói với ai? ( viết cho ai?).
Hiện thực được nói tới: Đây là nhân tố nội dung giao tiếp. Nó bao gồm những sự
kiện, hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan và cả những tình cảm, tâm trạng của
con người. Hiện thực được nói tới tạo thành đề tài và nội dung của hoạt động giao tiếp.
Nhân tố này cũng luôn luôn ảnh hưởng đến những hình thức và đặc điểm của hoạt
động giao tiếp, của ngôn ngữ và trả lời các câu hỏi: nói (viết) cái gì / vấn đề gì?
Chẳng hạn, nếu nói về một vấn đề khoa học thì ngôn ngữ, cách diễn đạt, cách cấu
tạo ngôn bản có nhiều điểm khác với việc nói về tình cảm, cảm xúc của con người.
Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như những hoạt động khác của con người –
luôn luôn diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Đó là hoàn cảnh không gian, thời
gian với những đặc điểm của môi trường mà hoạt động giao tiếp diễn ra (hoàn cảnh
20
giao tiếp hẹp). Đó còn là hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá…của dân tộc, của
đất nước (hoàn cảnh giao tiếp rộng). Các nhân tố trong hoàn cảnh giao tiếp luôn luôn
chi phối các phương diện của hoạt động giao tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách
thức thể hiện, và cả những nghi thức trong giao tiếp. Nhân tố hoàn cảnh trả lời cho câu
hỏi: nói (viết) trong hoàn cảnh nào?
Mục đích giao tiếp: Giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm
mục đích làm quen, bày tỏ nỗi vui mừng, lo sợ, thông báo cho người nghe một tư
tưởng, một nhận thức, đưa ra một lời mời, hay một yêu cầu đòi hỏi người nghe phải
thực hiện, đặt ra một câu hỏi về một vấn đề mà mình chưa rõ để người nghe giải
đáp,…Với cuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục đích chính và mục đích phụ.
Khi đạt được mục đích đã đặt ra thì hoạt động giao tiếp cũng đạt được hiệu quả. Nhân
tố mục đích giao tiếp trả lời các câu hỏi: nói (viết) để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ, là
TV đối với đại đa số người Việt Nam. Song TV gồm nhiều phong cách ngôn ngữ khác
nhau, và có sự phân biệt ở mức độ nhất định giữa các tiếng địa phương, các ngôn ngữ
nghề nghiệp, chuyên môn. Do đó, tuỳ từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con
người, những nhân vật giao tiếp cần lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ thích hợp. Hơn
nữa, hoạt động giao tiếp còn có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau:
nói miệng hay dùng văn bản viết, trong văn bản viết thì dùng dạng văn xuôi hay văn
vần, trình bày trực tiếp nội dung cần giao tiếp hay trình bày thông qua hình ảnh, sự so
sánh, ví von… Tất cả điều đó đều ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp, đến việc hình
thành ngôn bản và cả đến việc lĩnh hội ngôn bản. Nhân tố này trả lời câu hỏi: nói (viết)
như thế nào?
Tóm lại: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phối của nhiều
nhân tố. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh hội ngôn bản, đồng thời để lại dấu
ấn trong ngôn bản – Những nhân vật tham gia giao tiếp cần ý thức rõ điều đó để sử
dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả và đạt được mục đích.
21
1.1.4.4. Các dạng lời nói và hoạt động giao tiếp
Căn cứ hình thức và phương tiện biểu đạt, có thể chia ngôn ngữ (lời nói) thành hai
dạng: khẩu ngữ (ngôn ngữ nói) và bút ngữ (ngôn ngữ viết). Hai dạng này có sự khác
nhau đáng kể về phương tiện biểu đạt, cách lựa chọn từ ngữ, hoàn cảnh sử dụng, ...
Khẩu ngữ
Đặc điểm của khẩu ngữ:
Khẩu ngữ (ngôn ngữ nói hoặc lời miệng) là ngôn ngữ của âm thanh. Nó là một
phương tiện trao đổi thông tin trong xã hội, có khả năng truyền cảm rất lớn. Trong giao
tiếp bằng khẩu ngữ, ngữ điệu có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhịp điệu lời nói nhanh
hay chậm, độ cao hay thấp của giọng nói, sự ngắt đoạn, đều có ảnh hưởng tới hiệu quả
giao tiếp. Cùng với ngữ điệu, các phương tiện phụ trợ phi ngôn ngữ như ánh mắt, vẻ
mặt, cử chỉ, điệu bộ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả biểu đạt của lời.
Khẩu ngữ đòi hỏi sự ứng xử linh hoạt về lời nói; so với bút ngữ, khẩu ngữ sử dụng
câu ngắn hơn, có cấu tạo đơn giản hơn. Thậm chí, trong giao tiếp miệng, có những câu
không trọn vẹn về cấu tạo và nội dung, nhưng nhờ hoàn cảnh giao tiếp mà người nghe
vẫn hiểu được những điều người nói muốn truyền đạt tới mình một cách chính xác.
Các dạng khẩu ngữ:
Khẩu ngữ có hai dạng: lời đối thoại và lời độc thoại.
Lời đối thoại: Lời đối thoại xuất hiện trong giao tiếp hội thoại (hoạt động giao tiếp
bằng lời miệng giữa các nhân vật giao tiếp, nhằm trao đổi thông tin hoặc trao đổi tư
tưởng tình cảm,... theo một mục đích xác định).
Cấu trúc hội thoại: Hội thoại gồm các đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại.
Các quy tắc hội thoại: Để cuộc thoại có kết quả, các nhân vật tham gia hội thoại
cần tuân thủ một số quy tắc hội thoại: Quy tắc thương lượng hội thoại, quy tắc luân
phiên lượt lời, quy tắc tôn trọng thể diện, quy tắc khiêm tốn, quy tắc cộng tác.
Như vậy, lời đối thoại bao giờ cũng nằm trong một mạch của nhiều lời nói thuộc
nhiều người nối tiếp nhau hoặc đối đáp nhau. Vì vậy, nội dung lời đối thoại phải nhập
22
vào mạch câu chuyện hoặc chủ đề hội thoại thì nó mới có ý nghĩa. Các lời đối thoại
thường ngắn gọn, giúp người tiếp nhận dễ theo dõi, có sức phản xạ nhanh, có thể đáp
lời đúng mạch giao tiếp. Lời đối thoại cần phù hợp với vị trí xã hội của người nói hoặc
thích hợp với mối quan hệ xã hội giữa người nói với những người tham gia hội thoại.
Lời độc thoại (đơn thoại): là lời của một người nói cho những người khác nghe, có
khi là lời nói với chính bản thân. Thực ra ranh giới của lời độc thoại và lời trong đối
thoại chỉ mang tính ước định. Lời độc thoại thường xuất hiện trong một số hoàn cảnh
cụ thể: người báo cáo, đọc diễn văn trong các cuộc họp, hội thảo, GV giảng bài, một
người mãi suy nghĩ nói to ý nghĩ của mình ... Ở đây, chúng ta bàn tới ngôn ngữ trong
giao tiếp, tức là chỉ bàn tới ngôn ngữ độc thoại mà người nói nói cho người khác nghe,
mà không bàn tới lời tự nói với bản thân.
So với lời đối thoại, lời độc thoại đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và sự tập trung chú ý
cao hơn, người độc thoại thường chủ động hơn trong việc lựa chọn nội dung và cách
thức nói, vì có điều kiện thu thập tài liệu, xây dựng đề cương, suy ngẫm kĩ về từng vấn
đề sẽ trình bày, lựa chọn những phương tiện biểu đạt thích hợp nhất.
Bút ngữ
Đặc điểm của bút ngữ:
Bút ngữ (ngôn ngữ viết hoặc lời viết) là hình thức lời nói được sử dụng thường
xuyên và có hiệu quả trong giao tiếp xã hội. Trong ngôn bản bút ngữ, cấu trúc câu
thường đầy đủ và phức tạp hơn, các từ ngữ sách vở xuất hiện với tần suất cao hơn so
với khẩu ngữ; bài viết thường có dung lượng lớn hơn so với một bài nói miệng cùng đề
tài. Với ngôn bản viết, dấu câu, sự xuống dòng, ngắt đoạn, các kiểu chữ khác nhau là
những phương tiện biểu đạt đặt trưng và hiệu quả.
Đặc trưng ngôn ngữ ở những loại văn bản viết khác nhau:
Trong ngôn ngữ viết, việc dùng từ, tạo câu, cách liên kết câu ở văn bản nghệ thuật
và văn bản phi nghệ thuật, ở văn bản thơ và văn bản văn xuôi có những khác biệt nhất
23
định mà người viết, người đọc phải hiểu và sử dụng nó một cách thích hợp trong những
tình huống nói năng cụ thể, gắn với đích và nội dung nói năng cụ thể.
Trong khi ở văn xuôi, việc viết câu phải tuân theo những yêu cầu nghiêm nhặt, từ
cấu tạo câu và các bộ phận trong câu tới cách sử dụng dấu câu, thì ở thơ, tác giả lại có
thể kết hợp từ, sử dụng dấu câu, với những dụng ý nghệ thuật riêng, rất đặc trưng cho
thể loại văn bản này.
Những điều vừa phân tích cho thấy đặc trưng ngôn ngữ, phương tiện biểu đạt, tình
huống giao tiếp,...chi phối khá mạnh tới nội dung và phương pháp giao tiếp được lựa
chọn, sử dụng để đạt một cách tốt nhất mục đích giao tiếp đã định.
1.1.4.5. Quá trình sản sinh và quá trình tiếp nhận lời nói trong hoạt
động giao tiếp
Quá trình sản sinh lời nói
Về bản chất, nói năng cũng là một hoạt động: hoạt động lời nói. Các hành vi nói
năng có biểu hiện rất đa dạng nhưng lại có một cấu trúc chung. Cấu trúc này bao gồm
bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình
và kiểm tra kết quả.
Định hướng giao tiếp trong quá trình tạo lời chính là xác định các nhân tố giao tiếp:
nội dung, cách thức, nhân vật, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Trong các nhân tố kể
trên, sự lựa chọn nội dung và cách thức giao tiếp chịu chi phối của những nhân tố giao
tiếp còn lại.
Lập chương trình biểu đạt trong quá trình tạo lời chính là hoạt động tìm ý bằng
cách quan sát, tái hiện những điều đã quan sát hoặc tưởng tượng những điều có thể sẽ
xảy ra, theo các nhân tố được xác định khi định hướng. Lập chương trình còn là lựa
chọn và sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lý để có sản phẩm là một dàn
bài cho bài nói, bài viết trong tương lai.
Hiện thực hóa chương trình trong quá trình tạo lời là quá trình chuyển những nội
dung đã được lựa chọn và sắp xếp trong dàn bài thành phát ngôn, ngôn bản. Tùy từng
24
hình thức giao tiếp khác nhau (khẩu ngữ hay bút ngữ), người nói / người viết cần lựa
chọn phương tiện biểu đạt phù hợp. Nhưng nhìn chung, các thao tác hiện thực hóa
chương trình thường đi từ ý đến lời, từ cách diễn đạt đơn giản như một sự phản ánh
trực quan nội dung hiện thực đến thể hiện một cách có dụng ý nghê thuật nội dung đó
để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra, điều chỉnh là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tạo lời. Bởi
vì, mỗi cuộc giao tiếp đều nhằm một hoặc một số đích nhất định. Sau khi hoàn thành
một phần hoặc toàn bộ cuộc giao tiếp, người nói / người viết cần đối chiếu kết quả với
mục đích và nội dung đã chuẩn bị trong phần dàn ý, xác định nguyên nhân không thành
công (nếu có) để điều chỉnh kịp thời, cho đến khi kết quả giao tiếp trùng với mục đích
đã xác định ban đầu.
Tuy chia thành bốn giai đoạn, nhưng các thao tác của hoạt động sản sinh lời nói có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Về cơ bản, các thao tác được thực hiện theo thời gian, có
khi lần lượt tuần tự, có lúc đan xen. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ta thực hiện gần
như đồng thời các thao tác này: vừa nói, viết vừa kiểm tra, điều chỉnh lời nói của mình
cho phù hợp với nhận thức, tình cảm, mong muốn của người tiếp nhận. Sự phối hợp
thực hiện các thao tác của hoạt động sản sinh lời nói quyết định mức độ thành công của
cuộc giao tiếp. Không ít trường hợp, do thực hiện tốt các bước sản sinh lời nói, cuộc
giao tiếp thành công hơn cả sự mong đợi của người nói người viết. Do vậy, thực hiện
tốt các bước trong hoạt động tạo lời là việc cần chú ý trong quá trình giao tiếp.
Quá trình tiếp nhận lời nói
Tiếp nhận lời nói là hoạt động giải mã từ lời thành ý, là hoạt động nghe hoặc đọc để
hiểu những điều mà người nói / người viết thể hiện qua ngôn bản. Việc tìm hiểu nội
dung lời nói không thể chỉ dừng lại ở ý nghĩa tường minh mà còn phải chú ý đến ý
nghĩa hàm ẩn, không chỉ biết đến nội dung sự vật mà còn phải thấu hiểu cả nội dung
liên cá nhân của lời nói mà ta nghe hay đọc.
Quá trình nghe
25
Trong hoạt động nghe, tín hiệu vật chất kích thích vào giác quan người nghe không
phải là những đường nét mà là những sóng âm thanh. Người nghe phải tìm cách luận
giải các mặt ngữ âm, ngữ pháp của tín hiệu ngôn ngữ dạng âm thanh để khôi phục lại
nội dung thông báo mà người nói đã truyền đi. Không luận giải được nhanh chóng, đầy
đủ và chính xác những tín hiệu này, người nghe sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp
nhận thông điệp. Vì vậy rèn kĩ năng nghe chính là rèn kĩ năng phân tích - lĩnh hội ngôn
bản nói, một kĩ năng không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp.
Trong giao tiếp, do sự chi phối hoàn cảnh và điều kiện nhất định, có khi ta vừa là
người nghe vừa là người nói, cũng có lúc lại là người nghe từ đầu đến cuối cuộc giao
tiếp. Những tình huống nghe khác nhau đó khiến cho hoạt động nghe ở những điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau có những điểm không hoàn toàn giống nhau.
Có hai hình thức nghe: nghe trong hội thoại (người nghe chủ động, vừa được nghe,
vừa được nói) và nghe trong đơn thoại (người nghe chỉ nghe mà không đáp lời hoặc ít
khi đáp lời người nói). Việc phân chia này chỉ có tính tương đối, vì trong thực tế, ở
những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, chúng ta có thể biến nghe trong đơn thoại
thành nghe trong hội thoại hay ngược lại, biến nghe trong hội thoại thành nghe trong
đơn thoại.
Quá trình đọc
Đọc là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin các ngôn bản viết (văn bản), là một
hình thức giao tiếp bằng chữ viết. Ở nhà trường, công việc giảng dạy và học tập phần
lớn dựa vào sách. Thông qua đọc sách, các em đươc mở rộng hiểu biết về thiên nhiên,
về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, về phong tục, tập quán của các dân tộc
trên thế giới. Cũng thông qua đọc, các em được bồi dưỡng về năng lực thẩm mỹ, trau
dồi kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ, …Vì vậy đối với HS, việc đọc
mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn.
Hoạt động đọc gồm hai hình thức chủ yếu là đọc thành tiếng (hoạt động dùng mắt
để nhận biết một văn bản viết và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm
26
thanh để người khác nghe được, là hoạt động chuyển ngôn bản viết thành ngôn bản
nói) và đọc thầm (hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để tri giác văn
bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung thông tin của văn
bản). Dù đọc thành tiếng hay đọc thầm, đích cuối cùng của việc đọc vẫn là lĩnh hội đầy
đủ và chính xác nội dung, tư tưởng của văn bản.
Bản chất của hoạt động giao tiếp là gì, giao tiếp có những chức năng nào, chịu sự
chi phối của những nhân tố nào, giao tiếp ngôn ngữ gồm những dạng nào, mỗi dạng có
đặc trưng gì, quá trình sản sinh và quá trình tiếp nhận lời nói gồm những giai đoạn nào,
có những yêu cầu nào….đó là những kiến thức mà người giao tiếp và người dạy giao
tiếp cần biết để điều khiển và điều chỉnh hành động của mình sao cho đích hoạt động
đạt được kết quả tốt nhất.
1.1.4.6. Bản chất của quan điểm giao tiếp
Quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng
bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp. Ngôn
ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng lực
ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng giao
tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm
phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy về
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của môn học: môn ngôn ngữ nói
chung và phân môn TV nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa
học về ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực
sử dụng TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì
môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về
cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại
hình các ngôn ngữ … mà còn không thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử
27
dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù
hợp với mục tiêu của môn học.
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương
pháp dạy học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn
lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển
các kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được
hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình
huống giao tiếp tự nhiên.
Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp.
Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao
tiếp ở trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
Biết nói năng, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh,
biết nêu nhận xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... (không phải chỉ nhằm tới mục đích
là biết làm văn như trước đây).
Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là
đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ
chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng
Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.
Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ, các kiến thức cơ bản trong
chương trình, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở
cấp cao hơn. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo sáu mức độ: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
28
Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm
thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, ... Kiến thức, kĩ năng phải dựa
trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội
dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 11 quy định mức độ cần đạt về
chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với các chủ đề (chúng tôi chỉ trích dẫn chủ đề TV) cụ thể
như sau:
BÀI HỌC TV MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Phong
cách
ngôn
ngữ
và
biện
pháp
tu từ
Phong
cách
ngôn
ngữ báo
chí
Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí; biết so sánh,
biết phân biệt phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách
ngôn ngữ khác đã học (nêu được các đặc điểm, lấy được VD minh
họa).
Biết cách phân tích, lĩnh hội các văn bản thuộc phong cách ngôn
ngữ báo chí.
Biết viết một số văn bản báo chí thông dụng: tin tức, quảng cáo.
Phong
cách
ngôn
ngữ
chính
luận
Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận; biết phân
biệt phong cách ngôn ngữ chính luận với các phong cách ngôn
ngữ khác đã học (nêu được các đặc điểm và minh họa được bằng
những văn bản chính luận đã học).
Biết cách vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ chính
luận để đọc – hiểu và viết các bài văn nghị luận.
Hoạt
động
giao
tiếp
Ngữ
cảnh
Hiểu về ngữ cảnh trong giao tiếp (nói và viết).
Biết vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh vào việc nói, viết và đọc
hiểu văn bản (biết nói, viết phù hợp với ngữ cảnh; biết phân tích
và lĩnh hội văn bản trong ngữ cảnh mà nó được sản sinh ra).
29
Một
số
kiến
thức
khác
Nghĩa
của câu
Hiểu các thành phần ngữ nghĩa của câu.
Có khả năng vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh
hội và tạo lập văn bản (biết phân tích các thành phần ngữ nghĩa
của câu trong văn bản).
Từ ngôn
ngữ
chung
đến lời
nói cá
nhân
Hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội với lời nói
riêng của cá nhân; nhận biết được những biểu hiện của cái chung
trong ngôn ngữ và nét riêng trong lời nói cá nhân.
Biết tuân thủ quy tắc chung của ngôn ngữ, đồng thời biết vận
dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc trong lời nói cá nhân.
Đặc
điểm
loại
hình TV
Hiểu một số đặc điểm loại hình của TV với tư cách là một
ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Có khả năng vận dụng hiểu biết về đặc điểm loại hình của
TV để lí giải các hiện tượng trong TV và có thể so sánh với một
ngôn ngữ khác khi học ngoại ngữ hoặc khi tiếp xúc trong môi
trường song ngữ.
Từ Hán
Việt
Hiểu một số từ và yếu tố Hán Việt thường dùng để cấu tạo từ.
Hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt có trong các văn
bản học ở lớp 11.
Củng cố, hoàn
thiện kiến thức,
kĩ năng đã học
Hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng đã học ở Trung học cơ
sở về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ.
Củng cố kiến thức và kĩ năng thông qua thực hành, luyện tập.
1.2.2. Thực trạng dạy và học TV lớp 11
Chúng tôi dạy thực nghiệm và dự giờ một số lớp ở các trường trung học phổ thông
của tỉnh An Giang thì nhận thấy phần lớn là HS ở vùng nông thôn, mặt bằng dân trí
30
thấp, gia đình phần lớn là nông dân, chuyện đọc sách báo, tư liệu tham khảo đối với
các em còn khá xa lạ. Một số có điều kiện hơn thì lại không chú tâm tìm hiểu, học hỏi;
đọc những loại sách báo mang chức năng giải trí, thoả mãn sự tò mò là chính.
Một số HS mất kiến thức cơ bản chưa được bồi dưỡng kịp thời, không hiểu, thậm
chí hiểu rất ngô nghê về TV.
Đa phần HS và một số GV ngán ngại phần TV hơn phần Văn học. TV không nằm
trong cấu trúc chương trình thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nên cả người dạy lẫn
người học đều mang tâm lý qua loa, dạy cho có và học cho xong.
Thời gian học về TV không nhiều, lại ít có sự đào sâu dẫn đến hiện trạng phổ biến:
khó nhớ, mau quên, học vẹt, học thuộc lòng chứ thật sự không hiểu hết vấn đề. Kiến
thức nói chung và phần lý thuyết TV nói riêng học ở năm trước thì năm sau đã quên,
chứ chưa nói đến chuyện học ở bậc Trung học cơ sở lên bậc Trung học phổ thông mới
thực hành. HS thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, ít chịu hỏi lại những vấn đề
mình chưa hiểu kĩ, chưa khắc sâu, … phần đông các em học cho xong bài học.
Khi hướng dẫn HS thực hành, nhiều GV còn mang tâm lý “sợ” thoát ly kiến thức
từ SGK, nên thiếu linh hoạt, ít sáng tạo, ít mở rộng phần luyện tập (có khi dạy tiết TV
chưa hết 45 phút); có GV chưa thực sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp
theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn ... nên hiệu quả đạt được so với
mục tiêu bài học đặt ra chưa thực sự như ý muốn.
Đặc thù của các môn khoa học xã hội và nhân văn là nội dung kiến thức thường
được trình bày trong SGK, sách GV nên nếu GV không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì
dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định. Chúng tôi đã dự
nhiều giờ nhiều tiết dạy TV và nhận thấy các GV chỉ cố gắng trình bày lại những điều
đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hình thức, HS học xong tiết TV
nhưng chưa chắc đã rèn được kĩ năng giao tiếp.
Ngay cả những giờ giảng được đánh giá là thành công thì tính chất “độc diễn” của
GV vẫn thể hiện khá rõ nét. Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất sôi nổi nhưng thực
31
chất chỉ là một “màn kịch” d._. Phèo uống
rượu nhưng chỉ thoang thoảng hương cháo hành. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Cháo hành Thị Nở nấu rất ngon, ăn một lần là không thể quên
B. Niềm khao khát được yêu thương của Chí Phèo
C. Niềm mong mỏi được làm người của Chí
D. Chí đang nhớ Thị Nở.
II. PHẦN TỰ LUẬN: Làm văn – 7.0 đ (Thí sinh chọn một trong hai đề sau)
Câu 1: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”
của Nguyễn Tuân?
Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo ( sau khi gặp Thị Nở ) trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao?
177
SỞ GD & ĐT AN GIANG ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 11
----------- Thời gian: 90 phút
------o0o------
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1 (2 điểm):
Nếu phải dùng một định ngữ để gọi tên bản chất nhân vật Gia-ve, anh/ chị sẽ gọi như thế
nào? Hãy chọn vài dẫn chứng trong văn bản SGK để chứng minh.
Câu 2 (2 điểm):
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin có gì đặc biệt?
II. PHẦN RIÊNG: HS chọn một trong hai đề sau:
Câu 3a (6 điểm):
Anh/ chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng “học tủ” của
HS hiện nay.
Câu 3b (6 điểm): Cảm nhận của anh /chị về đoạn thơ sau đây:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
( Vội vàng- Xuân Diệu)
178
SỞ GD – ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (03 ĐIỂM)
Câu 1: Đối tượng nào được đề cập nhiều nhất trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách
mạng tháng Tám?
A. Giai cấp công nhân và thực dân C. Nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo
B. bọn địa chủ và thực tàn ác D. Bọn phong kiến và thực dân
Câu 2: Hình ảnh bãi cát dài trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” biểu tượng cho điều
gì?
A. Sự vô cùng tận của thiên nhiên C. Sự chán chường về danh lợi
B. Sự vô nghĩa của kiếp người D. Con đường công danh khoa cử
Câu 3: Cuộc đời Chí phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối làm người lương thiện. Như
vậy rõ ràng Chí Phèo không thể tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định
được. Đó là trường hợp nào?
A. Quyết định yêu Thị Nở
B. Quyết định tự kết liễu đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một
con người thực sự, còn hơn sống vật vờ như một con quỷ dữ
C. quyết định đi đòi lương thiện
D. Quyết định xin đi ở tù
Câu 4: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (Lung khởi, thích thực, ai vãn,
kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần thích thực.
A. Luận chung về lẽ sống chết.C.Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế
B. Kể công đức của người quá cố D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố
Câu 5: Hãy cho biết nội dung nào sau đây đúng với điển cố Gót chân A-sin?
A. Đi theo vết xe đổ của người khác C. Con đường lí tưởng cần đi (giống A-sin)
B. Chỉ gót sen, một loại gót chân rất đẹp D. Điểm yếu nhất của con người
Câu 6: Vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
cũng như tác phẩm “Vũ Như Tô” là gì?
179
A. Mối quan hệ giữa quyền lợi giai cấp thống trị với cuộc sống nhân dân.
B. Mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức, giữa lí tưởng cao siêu với thực tế.
C. Khẳng định sự sống còn của chế độ phong kiến gắn liền với quyền lợi nhân dân.
D. Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống; giữa lí tưởng cao siêu với lợi ích bức thiết
của nhân dân.
Câu 7: Trần Tế Xương viết bài thơ Thương vợ, vì mục đích gì?
A. Nói lên sự vô tích sự của mình và đề cao người vợ chịu thương chịu khó.
B. Thể hiện sự yêu thương, quý trọng, cảm thông, chia sẻ của ông đối với vợ.
C. Chế giễu mình.
D. Tỏ sự đau khổ, bất lực trước đời sống khó khăn của gia đình.
Câu 8: Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Tác giả đã nhắc đến nhiều lần cái vầng
sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?
A. Nó gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam
B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thú vị
C. Nó gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt, sống vật vờ, tàn lụi
đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ.
D. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương
Câu 9: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nguyễn
Tuân là cảnh tượng nào sau đây?
A. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng mình trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm
cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run
run bưng chậu mực.
B. Rồi một hôn, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn…
C. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn…
D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ
vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Câu 10: Em hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào câu nói sau đây: “Nhật kí trong tù……một
tấm lòng nhớ nước”.
180
A. Canh cánh. B. Biểu lộ. C. Thể hiện. D. phản ánh.
Câu 11: Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn yêu nước tiến bộ. Ông đã có nhiều đóng góp cho nền
văn học hiện đại nước nhà. Hãy cho biết những đóng góp chính của Nguyễn Huy Tưởng trong
sáng tác.
A. Tiểu thuyết và thơ. B. Tiểu thuyết và truyện ngắn.
C. Tiểu thuyết và kịch. D. Tiểu thuyết và kí sự.
Câu 12: Trong đoạn thơ:
“Lặn lội thân cò …
…..dám quản công” (Trần Tế Xương)
Cụm từ nào dưới đây không phải là thành ngữ ?
A. Một duyên hai nợ B. Lặn lội thân cò.
C. Cả A và B. D. Năm nắng mười mưa
II. PHẦN TỰ LUẬN: (07 ĐIỂM)
Đề 1: Cảm nhận của anh, chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên
của Nam Cao. (04 điểm)
Đề 2: Anh / chị viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) suy nghĩ của mình về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm) (03 điểm)
---------------------------------------- HẾT ----------
181
SỞ GD – ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU
ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (03 ĐIỂM)
Câu 1: Đơn vị căn bản của tiếng là:
A. Câu B. Ngữ C. Tiếng D. Từ
Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tràng giang của Huy Cận được thể hiện trong câu thơ
nào dưới đây?
A. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. C. Mênh mông trời rộng nhớ sông dài
B. Mênh mông không một chuyến đò ngang D. Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Câu 3: Hai câu thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Tác giả đã nói về vấn đề gì?
A. Miêu tả bức tranh thiên nhiên C. Miêu tả về bức tranh tâm trạng tác giả
B. Miêu tả về bức tranh cuộc sống D. Cả a và b đều đúng
Câu 4: Chút hoài nghi của tác giả được thể hiện qua câu nào trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?
A. Dòng nước buồn thiu hoa bắp lai B. Có chở trăng về kịp tối nay
C. Sao anh không về chơi thôn Vĩ? D. Ai biết tình ai có đậm đà
Câu 5: Vấn đề được nghị luận trong Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh là ?
A. Vấn đề thời đại trong Thơ mới B. So sánh giữa thơ mới và thơ cũ
C. Cái “tôi” trong thơ mới D. Tinh thần Thơ mới
Câu 6: Âm điệu bao trùm của bài thơ Tràng giang của Huy Cận ?
A. Cô đơn B. Buồn
C. Cảm xúc man mác, khó tả D. Bi quan về cuộc đời
Câu 7: Cảm hứng chủ đạo trong thơ của Xuân Diệu là gì?
A. Hiện thực cuộc sống khó khăn, vất vả C. Cuộc sống con người, hạnh phúc gia
đình
182
B. Tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ D. Thiên nhiên, quê hương, đất nước
Câu 8: Muốn lập luận bình luận có tác dụng cần phải làm gì ?
A. Phải có lí lẽ vững chắc
B. Phải sử dụng các yếu tố lập luận như phân tích, so sánh, chứng minh
C. Phải biết vận dụng dẫn chứng trong thực tế để chứng minh quan điểm của mình là
đúng, là chính xác
D. Phải tôn trọng sự thật, có lí tưởng tiến bộ có tư tưởng dân chủ và nhân văn.
Câu 9: Trong bài “Từ ấy”, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện
niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cộng sản?
A. Mặt trời chân lí, vườn hoa lá B. Là con của vạn nhà
C. Là em của vạn kíp phôi pha D. Là anh của vạn đầu em nhỏ
Câu 10: Hồ Chí Minh sử dụng bút pháp nào trong bài thơ “Chiều tối”?
A. Bút pháp lãng mạn B. Bút pháp hiện thực
C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình D. Bút pháp gợi tình tả cảnh
Câu 11: Pus-kin là nhà thơ, nhà văn vĩ đại của nước nào?
A. Nước Anh B. Nước Nga C. Nước Pháp D. Nước Mỹ
Câu 12: Bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh được viết theo thể loại nào?
A. Văn thuyết minh B. Văn tự sự
C. Văn nghị luận D. Văn biểu cảm
II. PHẦN TỰ LUẬN: (07 ĐIỂM) Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận của anh, chị về niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi
đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản được thể hiện qua khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Từ ấy của Tố
Hữu. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
(Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)
Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử .
183
Sở Giáo dục – Đào tạo An Giang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THPT Tân Châu Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 11 - CƠ BẢN
THỜI GIAN : 90 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)
I/. Trắc nghiệm: (2 điểm)
1/ Ý kiến nào sau đây đúng khi nhận xét về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Tự tình II”
của Hồ Xuân Hương ?
A. Người phụ nữ dám nói thực lòng mình, dám thể hiện sự chán ghét thân phận mà xã hội
đã áp đặt và ao ước có được một cuộc sống hạnh phúc.
B. Người phụ nữ không cam chịu cô đơn, bất hạnh mà xã hội và số phận đã an bài.
C. Người phụ nữ ao ước hạnh phúc nhưng không dám thoát khỏi cuộc sống an phận.
D. Người phụ nữ cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng khi nghĩ về duyên phận hồng của mình.
2/ Ý nào sau đây không đúng khi so sánh sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tiền tệ?
A.Tiền dùng làm phương tiện trao đổi hàng hóa còn ngôn ngữ là phương tiện dùng để giao
tiếp.
B.Tiền có thể làm thay đổi hẳn bằng loại tiền khác, nhưng ngôn ngữ thì không thể thay đổi hẳn
hay tức khắc bằng một ngôn ngữ khác.
C.Tiền là phương tiện chung của xã hội còn ngôn ngữ là phương tiện riêng của mỗi cá nhân.
D.Cá nhân có thể sáng tạo khi dùng ngôn ngữ, nhưng khó thể biến đổi hay sáng tạo tiền tệ.
3/ Trong đoạn thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng-Eo sèo mặt nước buổi đò đông-Một duyên
hai nợ âu đành phận-Năm nắng mười mưa dám quản công”(Thương vợ-Trần Tế Xương) có
mấy thành ngữ ?
A. Một thành ngữ. B. Hai thành ngữ. C. Ba thành ngữ. D. Bốn thành ngữ.
4/ Hãy cho biết lí tưởng đạo đức trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng
chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào ?
A.Tình cảm nhân dân và truyền thống dân tộc. C.Tình cảm gia đình và truyền thống dân tộc
184
B.Tình cảm trung quân ái quốc D.Tình cảm lứa đôi mang đậm tính nhân dân
5/ Vì sao viên quản ngục trong “Chữ người tử tù”(Nguyễn Tuân) tự nhận mình là “kẻ mê
muội” ?
A. Đã không thấy hết tài viết chữ của Huấn Cao. C. Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ
B. Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người D. Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường.
6/ VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM T8/45 đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của
VH dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến một đóng góp
mới của thời đại là gì ?
A.Chủ nghĩa lãng mạn. C.Tinh thần cách mạng.
B.Chủ nghĩa hiện thực. D.Tinh thần dân chủ.
7/ “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của
Thạch Lam, điều đó thể hiện ở:
A.Loại truyện tự sự giàu tính nghệ thuật.
B. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đáng trân trọng.
C.Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
D.Lối kể chuyện xót thương da diết nhưng rất đẹp như một bài thơ.
8/ Trong truyện ngắn “Chí Phèo”(Nam Cao), những lời nói cuối cùng của nhân vật này thể
hiện tâm trạng nào?
A. Khao khát được sống cùng Thị Nở B. Căm hờn khi thấy mình đã bị lưu manh hóa
C. Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người. D. Liều chết để trả thù đời.
II/. Tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: (3 điểm ) Anh (chị) hãy bàn về lợi ích và hứng thú của công việc tự học.
Câu 2: ( 5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam qua bài thơ “Thương vợ”(Trần Tế Xương)
185
Sở Giáo dục – Đào tạo An Giang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THPT Tân Châu Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 11 - CƠ BẢN
THỜI GIAN : 90 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)
I. LÍ THUYẾT ( 2 điểm )
Câu 1 : Quan niệm về thời gian mà Xuân Diệu muốn chống đối trong bài thơ Vội vàng là gì?
A. Thời gian tuần hoàn C. Thời gian đời người
B. Thời gian tuyến tính D. Thời gian vũ trụ
Câu 2 : Cảm hứng xuyên suốt trong bài Tràng giang là gì?
A. Nỗi đau thân phận của người dân mất nước. C. Nỗi buồn của kẻ tha hương.
B. Nỗi buồn triền miên, nỗi sầu nhân thế. D. Cả A, B và C
Câu 3 : Cảnh Vỹ Dạ trong bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ ( Hàn-Mạc-Tử ) là cảnh :
A. Hàn Mạc Tử tưởng tượng ra vì nhà thơ chưa từng đặt chân đến đó.
B. Chỉ được miêu tả qua bức bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi.
C. Rất thực, rất đặc trưng của xứ Huế vì nhà thơ đã từng sống ở đây.
D. Gồm A và B
Câu 4 : Bài thơ Từ ấy rút ra từ phần nào của tập thơ cùng tên ?
A. Máu lửa B. Xiềng xích C. Giải phóng
Câu 5 : Tình thái nghĩa của câu. Về mặt ngữ pháp, tình thái không được biểu hiện bằng :
A. Các động từ C. Các tình thái từ
B. Các quan hệ từ D. Các kiểu câu
Câu 6 : Trong những câu sau, câu nào sai ?
A. Hắn bèn lấy ngay chiếc kéo ở gầm bàn và nhanh tay cắt đứt sợi dây.
B. Hắn định lấy chiếc kéo ở gầm bàn cắt đứt sợi dây nhưng lại thôi.
C. Hắn bèn lấy chiéc kéo ở gầm bàn để cắt đứt sợi dây nhưng nghĩ thế nào lại thôi.
D. Hắn quyết dùng chiếc kéo để cắt đứt sợi dây nhưng rồi lại thôi.
186
Câu 7 : Phần chính của bài bình luận là gì?
A. Xác định đối tượng bình luận.
B. Trình by đối tượng bình luận bằng cch giới thiệu, mơ tả, trích dẫn ý kiến.
C. Đề xuất ý kiến, nhận định, đánh giá.
D. Vận dụng các thao tác lập luận như phân tích,giải thích, chứng minh, so sánh để trình
bày ý kiến bình luận của mình.
Câu 8 : Cho đoạn văn sau :
“Quái lạ thứ nhất là gần trên ngàn năm nay, người nước ta, ai học Hán thì thuộc sử
Tàu làu làu, mà gần ba mươi năm lại đây, ai là nhà Tây học thì nói sử các nước ngoài luôn
luôn, mà hễ nói tới sử Nam ta, thời chỉ nghe mấy tiếng “xoàng xoàng”: Hồng Lạc, Rồng Tiên,
Đinh, Lí, Trần, Lê, lặp đi lặp lại”.
Nếu ta viết đoạn văn trên nằm trong một bài văn nghị luận, thì có thể coi đoạn văn này là :
A. Một luận điểm C. Một lí lẽ
B. Một dẫn chứng D. Vừa là dẫn chứng, vừa là luận điểm
II.TỰ LUẬN :( 8 điểm )
Câu 1: NLXH (3đ)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày
nay.
Câu 2: NLVH (5đ)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
187
SỞ GD & ĐT AN GIANG ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2009 – 2010
TRƯỜNG THPT MỸ THỚI MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I- Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) HS đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
1. Hình ảnh “ bãi cát ” trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát ”, tượng trưng cho :
A. Con đường danh lợi C. Con đường mưu cầu hạnh phúc
B. Con đường đời D. Tất cả đều đúng
2. Trước Cách Mạng tháng Tám, những tác phẩm của Nam Cao tập trung vào các đề tài chính:
A. Người nông dân nghèo và trí thức C. Người nông dân nghèo bị lưu manh hóa
B. Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo D. Cả 3 ý trên đều đúng
3. Những con người được miêu tả trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” gợi cho người đọc cảm giác
gì?
A. Gợi sự cảm thương về những kiếp người nghèo khổ C. Cả A và B đều đúng
B. Gợi nỗi buồn về một cuộc sống như đang tàn lụi D. Cả A và B đều sai
4. Phân loại báo chí thành: nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san, niên báo,…. Là
dựa trên tiêu chí nào?
A. Theo phương tiện C. Theo tôn chỉ mục đích và lĩnh vực xã hội
B. Theo định kì xuất bản D. Theo nghề nghiệp
5. Tại sao viên quản ngục - trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù ” ( Nguyễn Tuân) - lại đối đãi
với Huấn Cao một cách rất tử tế?
A. Vì khí phách của Huấn Cao rất hiên ngang
B. Vì ông mong muốn được Huấn Cao thuận lòng cho chữ
C. Vì ông nể phục cái tài và cả khí phách của kẻ tử tù
D. Gồm B và C
6. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là:
A. Xây dựng được nhân vật điển hình, bất hủ , nghệ thuật trần thuật linh hoạt,
ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
B. Xây dựng được nhân vật điển hình, cách kể chuyện hấp dẫn.
188
C. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ đặc sắc.
D. Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát ” là :
A. Phấn khởi, tự hào để vượt qua bãi cát lớn C. Cả A và B đều đúng
B. Bế tắc, chán ghét, khao khát thay đổi cuộc sống D. Cả A và B đều sai
8. Cụm từ nào sau đây không là thành ngữ ?
A. Lòng lang dạ thú C. Dĩ hòa vi quý
B. Đi guốc trong bụng D. Nợ như chúa Chổm
9. Trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù ”, Huấn Cao đã cho viên quản ngục chữ gì?
A. Nhân C. Nhẫn
B. Thiên lương D. Không biết
10. “ Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn ”
( Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê ). Điển cố được sử dụng trong câu thơ trên là :
A. Giường kia C. Giường kia và đàn kia
B. Đàn kia D. Giường và đàn
11. Tiếng khóc “ Hứt...Hứt...” là của nhân vật nào?
A. Xuân tóc đỏ C. Tuyết
B. Phán mọc sừng D. Cụ cố Hồng.
12. Bút danh Nam Cao được nhà văn ghép từ:
A. Làng Đại Hoàng và tổng Cao Đà.
B. Tổng Cao Đà và huyện Nam Sang.
C. Huyện Nam Sang và Phủ Lí Nhân.
D. Huyện Nam Sang và tổng Cao Đà.
II- Tự luận : ( 7 điểm ) HS chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Phân tích bài thơ “ Câu cá mùa thu ” – Nguyễn Khuyến
Đề 2 : Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong “ Chí Phèo ” – Nam Cao.
189
SỞ GD & ĐT AN GIANG ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009 – 2010
TRƯỜNG THPT MỸ THỚI MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Ông là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con
đường cứu nước mới. Ông là ai ?
A. Phan Bội Châu B. Tản Đà C. Huy Cận D. Hàn Mặc Tử
Câu 2: Câu có mấy thành phần nghĩa cơ bản?
A. Bốn B. Một C. Ba D. Hai
Câu 3: Nguyễn Kim Thành là tên khai sinh của nhà thơ nào sau đây ?
A. Tố Hữu B. Huy Cận C. Hàn Mặc Tử D. Xuân Diệu
Câu 4: “ Không thể sống mãi như thế được !” . Đây là câu nói của ai trong tác phẩm “ Người
trong bao ” của Sê-khốp ?
A. I-va-nứt B. Bê-li-cốp C. Cô-va-len-cô D. Va-ren-ca
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không chính xác?
A. Muốn bình luận có ích thì phải tôn trọng sự thật, có lý tưởng tiến bộ, có tư tưởng dân
chủ và nhân văn.
B. Bình luận mang tính khách quan nên thường đúng và có sức thuyết phục cao.
C. Bình luận là sự bàn bạc và đánh giá đúng sai, thật giả, hay dở, lợi hại của các hiện
tượng, sự vật, chủ trương, tư tưởng, sản phẩm của con người.
D. Trong đời sống, bình luận có mặt trong các thể loại báo chí như xã luận, bình luận thời
sự,bình luận văn học, trả lời phỏng vấn, trao đổi ý kiến,…
Câu 6: Đơn vị cơ bản của TV là gì?
A. Câu B. Từ C. Cụm từ D. Tiếng
Câu 7: Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cộng sản.
Đó là bài:
A. Vội vàng B. Từ ấy C. Tôi yêu em D. Đây thôn Vĩ Dạ
190
Câu 8: Tình thái từ nào dưới đây hàm ý phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nửa tin
nửa ngờ?
A. Chắc B. Nhỉ C. Mà D. Mất
Câu 9: Nhà thơ nào sau đây được mệnh danh là “ Mặt trời của thi ca Nga ” ?
A. Huy- gô B. Tago C. Puskin D. Sê-khốp
Câu 10: Về mặt ngôn ngữ, văn bản chính luận thường:
A. Sử dụng phong phú một lớp từ thuật ngữ.
B. Sử dụng phong phú một lớp từ khoa học
C. Sử dụng phong phú một lớp từ chính trị
D. Sử dụng phổ biến các từ thuật ngữ, từ khoa học và các từ ngữ chính trị xã hội
Câu 11: Hoài Thanh được Nhà Nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm nào ?
A. 1999 B. 2002 C. 2001 D. 2000
Câu 12: Phần chính của bài bình luận là gì ?
A. Trình bày đối tượng bình luận bằng cách giới thiệu, mô tả, trích dẫn ý kiến
B. Đề xuất ý kiến, nhận định đánh giá
C. Vận dụng các thao tác lập luận như phân tích,giải thích,chứng minh,so sánh để trình
bày ý kiến bình luận của mình.
D. Xác định đối tượng bình luận.
II. TỰ LUẬN: HS chọn một trong hai đề sau :
Đề 1: Anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề giao thông hiện nay ? Hãy viết bài tham gia
cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Đề 2: Trình bày cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài
thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh?------------------------------
191
Phụ lục 9: BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HỌC SINH
Bảng 1. Bảng tổng hợp điểm số của các HS ở lớp TN và ĐC
Điểm nhóm 1 nhóm 2 nhóm 3
Xi ni-TN ni-ĐC ni-TN ni-ĐC ni-TN ni-ĐC
1 0 5 0 4 0 0
1,5 1 26 0 2 0 0
2 6 22 2 11 0 1
2,5 7 16 1 7 0 1
3 10 19 1 7 0 3
3,5 22 16 2 4 0 3
4 20 18 11 6 0 9
4,5 15 6 6 3 1 10
5 23 12 15 21 8 13
5,5 12 3 15 10 8 13
6 20 4 16 19 13 20
6,5 1 0 12 10 19 14
7 8 2 19 17 22 17
7,5 2 0 4 9 22 18
8 1 0 9 13 22 17
8,5 0 0 4 1 19 8
9 0 0 15 3 14 1
9,5 0 0 9 2 5 1
10 0 0 12 0 0 0
n = 148 149 153 149 153 149
nX ii * = 672 454,5 1028,5 803 1120 929
TB
Cộng: = 4,54054054 3,05033557 6,7222222 5,389261745 7,3202614 6,2348993
192
Bảng 2. Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của nhóm 1
Bài học NGỮ CẢNH
Trường THPT TÂN CHÂU CHÂU VĂN LIÊM MỸ THỚI
Lớp 11A2 11A8 11A4 11A9 11C8 11C3 11B8 11B10
Giáo án TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
sỉ số
Điểm 36 40 36 33 39 39 37 37
1 đ 5
1,5 đ 4 8 14 1
2 đ 3 3 3 7 3 9
2,5 đ 3 2 5 5 2 6
3 đ 8 3 7 4 2 3 2
3,5 đ 5 6 4 8 1 8 6
4 đ 2 6 7 4 5 3 6 5
4,5 đ 2 2 5 1 5 3 3
5 đ 11 5 5 2 5 2 2 3
5,5 đ 5 3 3 1 3
6 đ 11 1 6 1 3 2
6,5 đ 1
7 đ 3 1 1 2 2 1
7,5 đ 1 1
8 đ 1
8,5 đ
9 đ
9,5 đ
10 đ
193
Bảng 3. Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của nhóm 2
Bài học PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Trường THPT TÂN CHÂU CHÂU VĂN LIÊM MỸ THỚI
Lớp 11A2 11A8 11A4 11A9 11A1 11C3 11B8 11B10
Giáo án TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
sỉ số
Điểm 36 40 36 33 44 39 37 37
1 đ 4
1,5 đ 1 1
2 đ 1 2 3 1 1 5
2,5 đ 2 1 1 2 2
3 đ 1 3 2 2
3,5 đ 1 2 1 1 1
4 đ 1 1 1 4 5 5
4,5 đ 1 3 2 2 1
5 đ 1 3 3 5 7 10 4 3
5,5 đ 3 2 3 4 6 3 3 1
6 đ 1 4 5 2 7 10 3 3
6,5 đ 4 6 3 3 5 1
7 đ 2 8 11 6 1 5 3
7,5 đ 1 7 2 3
8 đ 2 4 2 2 2 2 3 5
8,5 đ 3 1 1
9 đ 5 2 5 1 3 2
9,5 đ 5 1 1 1 1 2
10 đ 6 2 2 2
194
Bảng 4. Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của nhóm 3
Bài học NGHĨA CỦA CÂU
Trường TÂN CHÂU CHÂU VĂN LIÊM MỸ THỚI
Lớp 11A2 11A8 11A4 11A9 11A1 11C2 11B8 11B10
Giáo án TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
sỉ số
Điểm 36 40 36 33 44 39
37 37
1 đ
1,5 đ
2 đ 1
2,5 đ 1
3 đ 1 2
3,5 đ 3
4 đ 2 2 5
4,5 đ 3 1 1 6
5 đ 1 3 2 3 7 5
5,5 đ 5 2 5 2 6 1
6 đ 1 7 4 3 2 7 6 3
6,5 đ 4 6 5 3 5 3 5 2
7 đ 4 8 5 1 5 6 8 2
7,5 đ 5 6 6 6 7 4 4 2
8 đ 7 3 7 5 7 5 1 4
8,5 đ 6 2 4 2 9 2 2
9 đ 5 3 1 6
9,5 đ 3 2 1
10 đ
195
Phụ lục 10: BÀI TẬP VUI, TRÒ CHƠI TIẾNG VIỆT 11
BÀI TẬP VUI CHO TỪNG BÀI HỌC TIẾNG VIỆT 11
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân: GV có thể cho một số câu (câu nói hoặc câu văn,
thơ), yêu cầu HS phân biệt đâu là ngôn ngữ chung, đâu là lời nói cá nhân để kiểm tra mức độ
hiểu bài của HS (sau khi HS vừa học xong bài học). Hoặc GV đưa ra một số câu thơ của Hồ
Xuân Hương (câu thơ có cách dùng từ độc đáo, rất riêng của Xuân Hương), câu văn trong tác
phẩm của Nguyễn Tuân… để đố HS tìm ra sự khác thường trong các câu đã cho, yêu cầu HS
viết lại các câu đó theo cách nói, cách viết bình thường … từ đó GV dẫn dắt HS đến với bài
học Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Thực hành về thành ngữ, điển cố: HS đã có những hiểu biết cơ bản về thành ngữ, điển cố.
Do đó, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi phân biệt thành ngữ và điển cố. GV cho nhiều
câu thành ngữ, điển cố và câu gần giống thành ngữ, điển cố; yêu cầu HS phân biệt đâu là
thành ngữ và đâu là điển cố. Sau khi HS phân biệt xong, GV yêu cầu HS thử giải thích các
thành ngữ, điển cố theo sự hiểu biết của các em (GV có thể cho điểm công đối với HS trả lời
đúng để kích thích tinh thần học tập của HS). GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS khái quát lại
khái niệm thành ngữ và điển cố. (GV gọi vài HS phát biểu, HS khác nhận xét câu trả lời của
bạn. Cuối cùng, GV nhận xét các câu trả lời của HS và hướng dẫn HS thực hành các bài tập
trong SGK).
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng: GV đưa ra một số từ (trong đó có từ nhiều
nghĩa, từ lóng, từ địa phương), yêu cầu HS phân biệt, giải thích nghĩa của từ. GV có thể cho
các từ lóng mà ngày nay HS và nhiều người hay sử dụng, yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ
và tìm từ có nghĩa tương đương với từ đã cho. Có thể là các từ: "Bó tay" (chịu thua, không
thực hiện được việc gì đó. VD: "Đến thánh cũng phải bó tay" ), "cùi bắp" (chê sự vật, sự việc
nào đó không tốt, tệ. VD: "Cái điện thoại này cùi bắp dữ lắm"), "cửa" (bày tỏ một thái độ
chối từ, không hài lòng. VD: "Chuyện đó mày làm gì có cửa"), "luộc" (đánh, chém ; ăn cắp…
VD: "Chiếc xe đó đã bị luộc đồ"), "chai" (triệu đồng), "k" (ngàn đồng), "nổ" (chỉ sự nói to,
nói nhiều; có ý khoe khoang, khoác lác thái quá. VD: "Tên đó là vua nổ"), "cơm, phở" (Cơm
là vợ ; phở là bồ nhí, vợ nhỏ. VD: "Lâu lâu chán cơm thèm phở vậy mà"), "làm luật" (chỉ
196
việc nộp tiền hối lộ. VD: "Hôm nay bị làm luật hết hai triệu"), "hàng khủng" (chỉ cái gì đó
khác thường. VD: "Con nhỏ đó chơi toàn hàng khủng") … GV có thể yêu cầu HS cho thêm
VD.
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu: Với bài học này, GV có thể tổ chức
bài tập vui: HS hãy sắp xếp các từ, cụm từ đã cho thành một câu hoàn chỉnh vừa có nghĩa vừa
đúng ngữ pháp. Các từ, cụm từ đã cho có thể được sắp xếp thành mấy câu? Sau đó GV yêu
cầu HS đảo vị trí các bộ phận trong câu (thay đổi trật tự từ) và nhận xét câu mới vừa được đổi.
Bài tập này vừa giúp GV kiểm tra được kĩ năng đặt câu của HS vừa giúp các em nhận ra: ý
nghĩa của câu sẽ thay đổi khi ta thay đổi trật tự cú pháp của chúng. Hoặc GV đưa ra các câu
(câu đúng và câu sai) yêu cầu HS nhận xét từng câu, khẳng định câu đúng, chỉ ra chỗ sai của
câu sai và sửa lại cho đúng. Trò chơi này giúp GV kiểm tra được kiến thức ngữ pháp của HS
và giúp HS tự nhận ra chỗ mình còn yếu, còn mơ hồ về ngữ pháp.
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản:
HS đã được học về ba kiểu câu trong văn bản (câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng
ngữ chỉ tình huống) ở trung học cơ sở. Do đó, GV có thể ôn lại kiến thức cho HS bằng cách
cho HS chơi một trò chơi ngắn là: Phân biệt câu. Các câu đã cho sau đây thuộc kiểu câu nào?
Ngữ liệu có thể là các câu trong văn bản văn học hoặc các câu nói trong thực tế. GV nên cho
các câu thuộc nhiều kiểu văn bản (nhiều hơn ba kiểu câu trong văn bản đã cho ở bài học, để
"gây nhiễu" ; để tránh trường hợp HS đoán câu đã cho chỉ thuộc một trong ba kiểu câu, dẫn
đến HS dễ dàng nhận ra, thiếu sự suy nghĩ, đắn đo). Hoặc trò chơi ghép các từ, cụm từ đã cho
thành một kiểu câu. Sau đó hỏi HS: Có thể sắp xếp câu ấy thành kiểu câu khác không? Tại
sao?. GV nên đưa ra từ hoặc cụm từ dư thừa, để khi HS sắp xếp sẽ phải suy nghĩ và chọn từ
cho phù hợp để ghép thành câu, loại được từ, cụm từ không cần thiết trong câu.
TRÒ CHƠI CHUNG CHO CÁC BÀI HỌC TIẾNG VIỆT 11
Trò chơi ô chữ: GV có thể thiết kế ô chữ trên bảng phụ hoặc trên giấy. Nếu thiết kế ô
chữ trên powerpoint và sử dụng máy chiếu thì càng tốt. Nội dung ô chữ có thể là: tên các kiểu
197
câu, tên bài học, tên các thành phần cấu tạo câu, tên các biện pháp tu từ … Nội dung có thể
liên quan đến bài học sắp học hoặc liên quan đến thực tế cuộc sống …
Trò chơi Đômino: GV cắt giấy cứng hình chữ nhật (cắt 28 hình chữ nhật), vẽ đường
thẳng chia hình chữ nhật thành hai phần bằng nhau, mỗi phần viết một chữ (lưu ý: ghi các chữ
có thể ghép được với nhiều chữ khác). Bốn tổ sẽ cử đại diện lên bảng chơi, mỗi HS được bảy
miếng (14 chữ), GV đọc một chữ bất kì có trong ngân hàng chữ đã cho, ai giữ một miếng giấy
hình chữ nhật có chữ ấy ở cả hai đầu thì được đi trước (phía sau mỗi miếng giấy hình chữ nhật
có dán keo hai mặt để HS dán lên bảng), HS tiếp theo sẽ tìm chữ ghép nối đuôi theo (nếu HS
đó không có thì bỏ vòng, đến em kế tiếp). HS nào ghép hết trước thì sẽ thắng. Phần thưởng có
thể là kẹo, bánh. Để chiến thắng trò chơi này, HS phải tùy theo tình hình mà tính toán. Trò
chơi vui, kích thích suy nghĩ HS, tạo không khí vui vẻ trong lớp học.
Trò chơi nghe gợi ý đoán chủ đề: GV chuẩn bị bốn tờ giấy, mỗi tờ giấy có 10 chủ đề.
Mỗi tổ cử hai HS lên bảng, một em sẽ đóng vai trò là người gợi ý (cầm tờ giấy và gợi ý cho
bạn theo chủ đề GV đã cho), em còn lại có nhiệm vụ nghe bạn gợi ý, sau đó trả lời (câu trả lời
phải khớp với chủ đề đã cho trong tờ giấy), mỗi câu trả lời đúng được một điểm. Sau khi bốn
tổ hoàn thành trò chơi, GV tổng kết điểm số và phát thưởng cho cặp HS có điểm số cao nhất
(nếu có cặp cùng số điểm thì chia đều phần thưởng). Trò chơi này giúp HS gợi ý trau dồi khả
năng diễn đạt, phát triển ngôn ngữ ; giúp HS đoán chủ đề có kĩ năng suy nghĩ nhanh, phán
đoán nhanh … Trò chơi này cũng góp phần tạo không khí thoải mái, vui tươi trong lớp học,
dần dần HS yêu thích giờ học TV và học tốt TV hơn, giao tiếp có hiệu quả hơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5130.pdf