Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa

LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu Xuất khẩu cà phê hàng năm vẫn đem lại doanh thu lớn trong nhóm các mặt hàng nông sản , ước đạt khoảng 1.5 tỷ USD. Và trong thời gian tới đây vẫn là mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam. Vì vậy vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là mối quan tâm của các ngành các cấp cũng như của các doanh nghiệp xuất khẩu. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Hiện n

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và doanh nghiệp Thái Hòa nói riêng còn tồn tại một số vấn đề trong xuất khẩu mặt hàng cà phê. Vì vậy, qua thời gian thực tập 15 tuần tại công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa” làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp của mình Mục đích Qua những tìm hiểu nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của công ty để tìm ra những giải pháp đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với các ngành các cấp có liên quan thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của bài viết em xin đề cập đến tình hình xuất khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa trong thời gian 3 năm gần đây(2005- 2007) Bài viết gồm các phần chính sau: Chương I : Tổng quan xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam Chương II : Tình hình xuất khẩu mặt hàng phê của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa Chương III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa. Để hoàn thành tốt được luận văn em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc đã tận tình hướng dẫn. Em cũng xin cảm ơn toàn thể các anh các chị trong công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh đã hết sức giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Bảng 2.1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005-2007 Bảng 2.3: Các nước có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người lớn nhất Bảng 2.4: Các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới Bảng 2.5: Tình hình sản lượng và doanh thu xuất khẩu qua các năm Bảng 2.6: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu theo thị trường bạn hàng Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu theo loại hình giao dịch Bảng 2.9: Khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới Biểu đồ 1.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu doanh thu xuất khẩu của Thái Hòa Biểu đồ 2.2: Gía cà phê tại hai thị trường giao dịch lớn (2000-2006) Biểu đồ 2.3: Doanh thu xuất khẩu cà phê công ty Thái Hòa Biểu đồ 2.4: Sản lượng xuất khẩu qua các năm Biểu đồ 2.5: Kim ngạch theo cơ cấu mặt hàng Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường Biểu đồ 2.7: Sản lượng xuất khẩu qua các thị trường Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu theo loại hình giao dịch Biểu đồ 2.9: Sản lượng xuất khẩu theo loại hình giao dịch Sơ đồ 1.1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sơ đồ 1.2: Dòng vận động của sản phẩm cà phê Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1: Thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả sau Sơ đồ 2.2: Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Sơ đồ 2.3: Thanh toán theo phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Xuất khẩu hàng là một hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. 2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa a.Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp thiết lập quan hệ làm ăn buôn bán với nước ngoài qua con đường gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua giao dịch thư từ. Đây là hình thức giao dịch xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay . Đặc điểm của hình thức này là đòi hỏi doanh nghiệp có tính chủ động cao trong việc bắt mối, thiết lập quan hệ với đối tác nước ngoài cũng như duy trì mối quan hệ đó. Trong hoạt động mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác mới phần lớn đều bắt đầu từ những hoạt động xuất khẩu trực tiếp này, đến khi phát triển mối quan hệ làm ăn đến một mức độ nhất định có thể áp dụng các hình thức khác. Vì vậy trong bản báo cáo này em xin đi sâu tìm hiểu về các bước cũng như hình thức để thực hiện hoạt động xuất khẩu này. b. Xuất khẩu đối lưu Xuất nhập khẩu đối lưu là hình thức trong đó xuất khẩu được kết hợp chặt chẽ với nhập nhẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Hình thức này chiếm khoảng 20% trong hoạt động xuất nhập khẩu Hình thức này có ưu điểm đó là vì tiền ít được sử dụng trong thanh toán nên tránh được những rủi ro trong quá trình thanh toán, cũng như sự biến đổi tỷ gía. Tuy nhiên nó cũng có nhiều điều kiện đặt ra đó là ta chỉ xuất khẩu đựơc khi có nhu cầu nhập khẩu một mặt hàng tương ứng từ phía đối tác mà phần lớn lại không phát sinh nhu cầu đó, thứ hai điều kiện cân bằng trong trao đổi cũng phải được đảm bảo như cân bằng về giá, cân bằng về mặt hàng trao đổi, cân bằng về tổng giá trị trao đổi, cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng.. Chính vì những hạn chế này đây cũng không phải là hoạt động xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài hình thức của hoạt động xuất nhập khẩu đối lưu như Mua đối lưu: là hình thức một bên xuất khẩu, phía bên kia sẽ ghi nhận khoản nợ đó, nhưng không thanh toán bằng tiền mà khi nào bên xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa mình có thì sẽ dùng hàng hóa đó để trả khoản nợ đó. Chuyển giao nghĩa vụ Đó là hình thức một bên nhập khẩu hàng hóa của bên kia nhưng lại chuyển giao nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên thứ ba Có thể hình dung theo một ví dụ sau: Công ty A xuất khẩu xe máy Công ty B ( Nhật) (Việt Nam) Thanh toán Công ty C ( Nhật) xuất khẩu thủy sản Giao dịch bồi hoàn:Là hình thức xuất khẩu chủ yếu sử dụng trong xuất khẩu máy móc thiết bị, trong đó một bên cung cấp hàng hóa( máy móc thiết bị )và được bên kia thanh toán thanh toán bằng cách giành ưu đãi trong đầu tư, hợp tác hoặc bán sản phẩm. Hình thức mua lại sử dụng trong chuyển giao công nghệ, một bên chuyển giao công nghệ cho bên kia và được thanh toán bằng cách nhận một phần sản phẩm hoặc hưởng một phần lợi nhuận do công công nghệ đó tạo ra c. Kinh doanh tái xuất Tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đó nhập khẩu từ một nước sang một nước khác, những hàng hóa là đối tượng của hình thức xuất khẩu xuất khẩu này phải không được sử dụng và chế biến ở nước tạm nhập tái xuất. Mục đích của kinh doanh tái xuất là mua rẻ hàng hóa của nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba bên tham gia : bên xuất khẩu, bên tái xuất, bên nhập khẩu. Các hình thức kinh doanh tái xuất chủ yếu ở Việt Nam hiện nay Kinh doanh chuyển khẩu Hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất Kinh doanh tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua bán hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , có làm thủ tục nhập khẩu vào nước tạm nhập tái xuất, rồi làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến. d. Xuất khẩu gián tiếp(qua trung gian) Là hình thức xuất khẩu hàng hóa phải qua một trung gian thứ ba để thiết lập mối quan hệ, thỏa thuận quan hệ mua bán, người thứ ba này là trung gian thương mại Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới. e. Phương thức mua bán tại sở giao dịch hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt được tôt chức ở một nơi nhất định và hoạt động trong một thời gian nhất định, tai đó thông qua người môi giới do sở giao dịch chỉ định người ta mua bán hàng hóa có khối lượng lớn có phẩm chất tương đồng và được tiêu chuẩn hóa rất cao. Các nghiệp vụ mua bán tại sở giao dịch hàng hóa Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn là việc mua bán mà giá cả được xác định theo hợp đồng còn việc giao hàng và thanh toán diễn ra sau một kỳ hạn nhất định. Nghiệp vụ tự bảo hiểm là sự phối hợp giữa nghiệp vụ mua thật bán thật trên thị trường với nghiệp vụ bán kỳ hạn trên sàn giao dịch theo chiều ngược lại. Sàn giao dịch đóng vai trò như công ty bảo hiểm giúp cho người kinh doanh giảm rủi ro về giá. Nghiệp vụ mua bán hàng hóa giao ngay là những giao dịch mua bán thật được tiến hành tại sở giao dịch hàng hóa, trong đó giá cả được thống nhất khi kí hợp đồng còn việc thực hiện hợp đồng được thực hiện sau 2 hoặc 3ngày làm việc. f. Đấu thầu quốc tế và đấu giá quốc tế Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt , trong đó người mua( tức người gọi thầu) công bố những điều kiện mua hàng để người bán( tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người nào bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu. - Đấu giá quốc tế Là phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức tại một nơi nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định, tại đó sau khi xem hàng người mua (nhà nhập khẩu) tự do cạnh tranh trả giá và hàng hóa đựơc bán cho người trả giá cao nhất. 3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa a. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Như các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường trong xuất nhập khẩu rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài , doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm yêu cầu và điều kiện riêng doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu theo một trong ba hình thức: tự tiến hành, thuê dịch vụ nghiên cứu, kết hợp tiến hành và thuê dịch vụ. Về mặt thực tiễn dù chọn hình thức nào doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nắm được hai vấn đề, đó là kỹ năng quản trị dự án nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu và các nội dung cũng như kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu phổ biến thường dùng. - Bước 1: Xây dựng bản mô tả yêu cầu thông tin có liên quan đến chương trình xuất khẩu Tham gia vào chương trình xuất khẩu của doanh nghiệp có nhiều bộ phận khác nhau dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhu cầu thông tin của các bộ phận này khác nhau, ví dụ nhóm thiết kế sản phẩm cần thông tin về đặc điểm , sở thích, lối sống... của khách hàng trong khi phòng tài chính cần thông tin về hệ thống và phương thức thanh toán ở thị trường xuất khẩu mục tiêu. Do đó, đầu tiên bộ phận phụ trách nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cần tập hợp tất cả các yêu cầu thông tin từ các phòng ban và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án xuất khẩu của doanh nghiệp để xây dựng bản mô tả nhu cầu thông tin xuất khẩu chung của doanh nghiệp. - Bước 2: Chuyển đổi nhu cầu thông tin thành vấn đề nghiên cứu. Trong giai đoạn này nhà nhập khẩu căn cứ vào sản phẩm, thị trường mà mình muốn thâm nhập và vào mục tiêu của mình mà quyết định các nội dung, đặc điểm cần nghiên cứu ở thị trường Nói chung thì khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu cần nắm bắt được các thông tin như Tình hình cung của thị trường Phân tích tình hình cầu Phân tích những điều kiện của thị trường - Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu Thiết kế chương trình nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu: Trong giai đoạn này, bộ phận nghiên cứu thị trương cần thu thập các thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau, có thể là thông tin sơ cấp hoặc các thông tin thứ cấp. Ở cuối giai đoạn này các thông tin được phân tích tổng hợp và đưa ra những kết luận phù hợp có tham gia thị trường mới hay không, tham gia ở mức độ nào, các đối tác nào sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Đây là những công việc cần tiến hành khi phát triển một thị trường mới,để phát triển một sản phẩm mới hay mở rộng thị thị phần của doanh nghiệp, như đã trình bày nó khá phức tạp và đòi hỏi chi phí nhân lực và tài chính. Do vậy doanh nghiệp có thể quyết định tự tiến hành hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu, ngoài những đợt nghiên cứu chính thức có chương trình cụ thể này doanh nghiệp muốn thành công cần phải liên tục cập nhật thông tin về thị trường, khách hàng thông qua các hoạt động điều tra khảo sát của các tổ chức nhà nước, các đánh giá của các chuyên gia ...để có những quyết định đúng đắn, phù hợp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. b. Chào hàng Chào hàng của người bán( nhà xuất khẩu) là lời mời gọi mua hàng đưa ra từ người bán tới người mua( nhà nhập khẩu) Nhà xuất khẩu sau khi xem xét tìm hiểu đối tác sẽ đưa ra lời đề nghị kí kết hợp đồng. Chào hàng có thể được xem như là một hình thức thông tin giới thiệu với đối tác về công ty, về sản phẩm của mình ( trường hợp chào hàng không cam kết ) hoặc một cam kết chính thức cho việc kí hợp đồng( chào hàng chính thức). Trong chào hàng người ta nêu rõ : tên hàng, quy cách, phẩm chất số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán , bao bì kí mã hiệu...trường hợp hai bên có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì thì chào hàng có khi nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng , quy cách, phẩm chất, số lượng, giá, thời hạn giao hàng những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng trước đó hoặc theo điều kiện giao hàng chung giữa hai bên c. Đàm phán kí kết hợp đồng Đây là giai đoạn quan trong trong việc quyết định giao dịch có thành công hay không. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua thư từ thỏa thuận về các điều kiện và điều khoản của hợp đồng xuất khẩu. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa phức tạp ví dụ như hàng hóa là các thiết bị kỹ thuật , máy móc gồm nhiều điều khoản có thể do một trong hai bên chính thức soạn thảo hoặc sẽ là được hình thành qua quá trình thư từ trao đổi giữa hai bên trong quá trình đàm phán. Nhưng một hợp đồng thường phải bao gồm những điều khoản chủ yếu sau : Điều khoản xác định đối tượng mua bán như tên hàng , số lượng, chất lượng hàng hóa Điều khoản về giá cả Điều khoản giao hàng: quy định địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức giao hàng Điều khoản về thanh toán: đông tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán Điều khoản về bao bì và kí mã hiệu hàng hóa Điều khoản khiếu nại Điều khoản về bất khả kháng Ngoài ra còn tùy từng hợp đồng còn có thêm những điều khoản về bảo hiểm, bảo hành... Kí hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra L/C Xin giấy phép xuất khẩu Làm thủ tục thanh toán Giao hàng lên tàu Mua bảo hiểm Chuẩn bị hàng hóa Kiểm nghiệm hàng hóa Thuê tàu Làm thủ tục thanh toán Giải quyết khiếu nại Sơ Sơ đổ 1. 1 Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồng xuất khẩu .d. Thực hiện hợp đồng : Sau khi kí hợp đông cần xác định rõ trách nhiệm, nộidung trình tự công việc phải làm và cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Đồng thời phải yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước như sơ đồ trên f. Giải quyết tranh chấp nếu có Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể nảy sinh các vấn đề tranh chấp có thề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hay sau đó trong quá trình thanh toán, bảo hành...Về nguyên tắc, để giải quyết những tranh chấp phát sinh đó được thực hiện theo những quy đinh trong hợp đồng. 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp a.Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu Trong hoạt động xuất khâu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu còn chi phí thu mua, sản xuất lại thể hiện bằng bản tệ Việt Nam đồng. Vì vậy, cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu , trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam để có được một đồng ngoại tệ. CPxk(bằng bản tệ) Hxk = Dxk ( bằng ngoại tệ ) Hxk - Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu DTxk - Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu CPxk - Chi phí bản tệ chi ra cho xuất khẩu b. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp trong kỳ Pxk = DTxk- CPxk Pxk - Lợi nhuận xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ DTxk - Doanh thu xuất khẩu CPxk - Chi phí thực hiện xuất khẩu c. Lợi nhuận trên doanh thu xuất khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Pxk P’xk = --------------------- DSxk Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Pxk P’’xk = ------------------ Cfkd P’xk - Mức doanh lợi trên doanh thu xuất khẩu P’’xk - Mức doanh lợi trên chi phí Pxk - Lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu mang lại DSxk - Doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp Cfkd - Chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp e.Lợi nhuận trên vốn kinh doanh Pxk P1=----------------------- Vkd P1- Lợi nhuận trên vốn kinh doanh Pxk- Lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu mang lại Vkd- Vốn kinh doanh f. Vòng quay của vốn lưu động trong kỳ chỉ tiêu này cho biết trong một khoảng thời gian nhất định vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Đây là chỉ tiêu được các nhà xuất khẩu rất quan tâm nó phản ánh tình trạng tín dụng trong xuất khẩu nếu vòng quay vốn này chậm có thể do doanh nghiệp đã phải cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu, điều này gây khó khăn về vốn cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu thông qua chỉ tiêu này có thể cân nhắc việc điều chỉnh các phương thức thanh toán để cải thiện tình hình này. Chỉ số này được tính như sau: DT K =------------------ Obq K- Số lần chu chuyển vốn DT- Doanh thu của doanh nghiệp Obq - Số dư vốn lưu động bình quân g. Thị phần của doanh nghiệp:Thị phần của doanh nghiệp trên một thị trường phản ánh vị trí, tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đó ở trên thị trường đó. Thị phần của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng có quyền lực hơn trong việc xác định về giá, ngược lại doanh nghiệp sẽ đóng vai trò người phụ thuộc. Chỉ tiêu này được xác định như sau : DS bán của doanh nghiệp TP =--------------------------------- DS toàn thị trường h. Uy tín của doanh nghiệp , sức mạnh thương hiệu Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên còn có một chỉ tiêu định tính vô cùng quan trọng đó là uy tín của doanh nghiệp, khả năng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu. Khi doanh nghiệp tạo dựng được uy tín trên thị trường thì việc tìm kiếm bạn hàng mở rộng thị trường kinh doanh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt giá trị thương hiệu còn nằm ở chỗ nó sẽ nâng giá trị sản phẩm doanh nghiệp cung ứng hiển nhiên doanh nghiệp thu được doanh thu cao hơn với một chi phí thấp hơn. 5. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp. a. Những nhân tố bên ngoài -Tình hình cung cầu thế giới về sản phẩm Phản ánh tương quan về tình hình cung ứng và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Khi cung lớn hơn cầu thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt, doanh nghiệp càng khó tiêu thụ sản phẩm của mình, ngược lại khi cung không đáp ứng được cầu thì doanh nghiệp có khả năng bán được nhiều sản phẩm hơn giá bán cao thu được nhiều lợi nhuận - Các yếu tố thuộc môi trường chính trị kinh tế xã hội ( bao gồm cả công nghệ kỹ thuật, văn hóa, luật pháp…) Các yếu tố này thuộc về cả trong nước và các thị trường mà doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào. Môi trường kinh tế : Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà doanh nghiệp thường quan tâm là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất , tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Các nhân tố luật pháp chính trị tác động đến doanh nghiệp theo hướng khác nhau, chúng có thể tạo cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro thật sự cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhân tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội: Những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm như thái độ tiêu dùng, cơ cấu giới tính, tuổi tác, sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng… Môi trường cạnh tranh Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đều là những yếu tố không kiểm soát được. Doanh nghiệp phải điều chỉnh những yếu tố có thể kiểm soát được để phù hợp với những biến động của các yếu tố bên ngoài này đồng thời chủ động đối phó thông qua việc dự báo trước những thay đổi có thể xảy ra. b. Những yếu tố thuộc môi trường bên trong Năng lực tài chính của doanh nghiệp ( cả tiền và các tư liệu khác) tư cho máy móc thiết bị công nghệ, thực hiện các chính sách đối với người lao động Nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Sản phẩm Công nghệ, máy móc thiết bị II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 1. Vài nét về cây cà phê tại Việt Nam Cách đây 25 năm, một phần tư thế kỷ, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây nguyên. Giữa những năm 90, giá cà phê trên thị trường thế giới ở mức rất cao. Thời kỳ giá thị trường thế giới tăng cao trùng với giai đoạn có những thay đổi chính sách ở Việt Nam nhằm cải cách kinh tế , trong đó nông dân được giao quyền sử dụng đất ngày càng nhiều. Nhiều nông dân từ chỗ là công nhân nông trường đã trở thành những nhà kinh doanh tự chủ. Kết quả của việc tăng cường tính tự chủ và việc cà phê được giá là nông dân nhận thấy rằng cà phê mang lại những khoản lợi nhuận cao và họ đầu tư vào trồng cà phê. Cà phê là “cây chủ lực” trồng ở vùng đồi núi và các vùng canh tác phân tán; sản lượng cà phê đã tăng gấp gần mười lần trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2001 và đạt mức cao nhất với 900.000 tấn vào năm 2001.  Tuy nhiên, kể từ năm 2000, giá cà phê liên tục giảm do cung vượt quá cầu trên thị trường thế giới, mà chủ yếu là bởi sản lượng gia tăng ở các nước sản xuất chi phí thấp và hiệu quả cao là Bra-xin và Việt Nam. Do giá thấp, người ta đã bỏ đi nhiều diện tích trồng cà phê ở những vùng canh tác không có lợi ở Việt Nam và thay thế bằng những cây nguyên liệu hay cây hoa lợi khác. Tổng cộng có đến trên 50.000 héc ta cà phê đã bị ngừng canh tác. Từ năm 2005 trở lại đây do giá cà phê liên tục tăng diện tích cà phê đã phát triển ổn định ở mức khoảng 500.000 ha với sản lượng hơn 1 triệu tấn. 2. Đặc điểm mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam Việt nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê và đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta. Chính vì vậy đối với mặt hàng cà phê nước ta có vị trí đáng kể đối với thị trường xuất khẩu trên thế giới. Tuy nhiên năng suất và sản lượng của cây cà phê thì không ổn định , phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khi thời tiết thuận lợi thì năng suất thu được sẽ cao kết hợp với việc phát triển diện tích trồng cây cà phê tràn lan tất yếu lượng cung vượt cầu giá cà phê bị giảm sút khó khăn cho các nhà xuất khẩu, còn khi thời tiết không thuận lợi có thể dẫn đến mất mùa năng suất chất lượng suy giảm đẩy giá cà phê lên cao Như bất kỳ sản phẩm nông nghiệp khác,cà phê là một loại cây trồng theo chu kỳ. Khi cung cà phê lớn, giá thế giới của mặt hàng này giảm. Nhiều nông dân phá sản hoặc chuyển sang trồng các loại hoa màu tương tự khác. Kết quả, cung cà phê trên thế giới giảm còn giá tăng trở lại. Một lần nữa, mối lợi tài chính lại khiến người nông dân quay lại trồng cà phê thay vì các loại hoa màu khác. Có đến 80% diện tích cà phê hiện nay là thuộc về các hộ nông dân do vậy diện tích trồng rất lẻ tẻ, kéo theo đó là tình trạng canh tác không đúng kỹ thuật. Hiện nay, phần lớn diện tích cà phê của chúng ta đều được trồng bằng hạt, do nông dân chọn lọc. Bên cạnh đó, cơ sở chế biến lại xây dựng không phù hợp với quy mô sản lượng thu hoạch trong vùng. Một thói quen tai hại của người trồng cà phê là thu hoạch sớm, thu hoạch tất cả trái chín và trái xanh trên cùng một chùm dẫn đến tỷ lệ trái xanh rất cao (30 - 40%) dẫn đến chất lượng thấp. Đó là chưa kể đến việc trồng cà phê thiếu tính bền vững, tình trạng độc canh.Việc dẫn đến hệ quả trên còn có một phần do người trồng cà phê quá lạm dụng phân bón hoá học, nhất là lạm dụng phân đạm - urê. Một nghịch lý trong thực tế cho thấy, khi cà phê được giá thì lượng phân bón hoá học của các đại lý phân bón bán ra lại tăng, trong khi đó lượng phân hữu cơ giảm. Khi cà phê xuống giá, người trồng cà phê mua một số loại phân hữu cơ rẻ tiền để duy trì sự sinh trưởng của cà phê. 3.Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam Hiện cả nước có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Có một sự khác biệt rõ rệt giữa một bên là các DN lớn, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại và một bên là các DN nhỏ, xuất khẩu có khi chỉ được 1 container/năm .Ngược lại, 10 DN lớn hàng đầu lại chiếm tới 60-70% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, với số lượng lớn lên tới 180.000-200.000 tấn/năm. Việt Nam mặc dù được thế giới đánh giá là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới về sản lượng đứng đầu về cà phê Robusta nhưng việc điều chỉnh mức cung về sản lượng cà phê của Việt Nam không ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường thế giới. Vì mặt hàng cà phê có tính đồng nhất cao, sự tăng lên về cung luôn cao hơn sự tăng lên về cầu , mặt hàng cà phê đang ở trong giai đoạn dư cung. Xét về kim ngạch chỉ đứng thứ 5 đó là do một thực tế đáng buồn là chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn thấp. Bảng 2. 1 : Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của việt nam ( Nguồn website của Vicofa) chỉ tiêu Năm Sản lượng (ngàn tấn) % tăng lên qua các năm Kim ngạch (ngàn USD) % tăng lên qua các năm 1998 230.000 420.000 1999 390.000 69,6 490.000 17 2000 382.000 - 2 594.000 0.8 2001 488.000 27,75 592.000 -0,3 2002 653.678 34 538.000 - 9 2003 751.296 15 542.000 0.7 2004 835.214 11,2 590.000 9 2005 854.120 2,3 612.000 4 2006 884.000 3.5 1120.000 83 2007 1200.00 35.7 1500.000 34 Biểu đồ 1. 1 : Biểu đồ sản lượng và kim ngạch của Việt Nam (1998- 2007) Theo thống kê của Café Control, tỷ lệ cà phê loại I (hạt có kích cỡ trên 6,3 mm) chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu. Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê – ca cao, trong 6 tháng năm 2007, cà phê bị loại thải có nguồn gốc từ Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà phê của thế giới, tăng 19% so với 6 tháng trước đó. Một tiều chuẩn cho cà phê xuất khẩu đã được ban hành cách đây 2 năm là tiều chuẩn 4193: 2005 nhưng hiện nay mới có khoảng 10% số DN XK cà phê và chỉ khoảng 1% - 1,5% sản lượng cà phê XK hàng năm áp dụng tiêu chuẩn này. Đa số các DN cà phê XK đều áp dụng tiêu chuẩn theo hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận với đối tác mua, được hình thành thông qua quá trình buôn bán với các nhà NK nước ngoài. Cụ thể các chỉ tiêu bao gồm: cỡ hạt, tỉ lệ tạp chất, tỉ lệ hạt đen, sâu, nâu, vỡ tính theo phần trăm khối lượng. Cái lợi từ việc phân loại cà phê theo tiêu chuẩn hợp đồng thường đơn giản, chi phí thấp. Tuy nhiên, hiện nay còn rất ít quốc gia XK cà phê sử dụng tiêu chuẩn mà các nhà XK Việt Nam đang áp dụng, bởi cách phân loại này quá sơ sài, không đánh giá đầy đủ chất lượng sản phẩm. Từ chỗ chất lượng cà phê không ổn định nên cà phê Việt Nam thường bị khách hàng ép giá. Cùng một loại sản phẩm, nhưng giá cà phê XK của VN luôn thấp hơn các nước trong khu vực từ 50 đến 70 USD/ tấn, nhiều khi sự chênh lệch này còn lên đến 300 USD nếu so với giá cà phê xuất khẩu của Braxin và Inđônêxia (vào thời điểm tháng 6/2007). Theo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu vừa diễn ra đầu tháng 8/2007, trong 17 năm qua, có đến 9 năm cà phê có giá chỉ từ 420 - 1.000 USD/tấn, chiếm 54%. Như vậy, cà phê Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm giá trung bình thấp. Tình hình biến động giá giữa các thàng trong năm cũng diễn ra tương tự. Thông thường, ở Việt Nam vào thời gian đầu vụ cà phê ( đầu năm) giá cà phê giảm xuống thấp thì lượng xuất khẩu lại nhiều; Các tháng cuối vụ, giá lên cao thì lượng xuất khẩu lại giảm, làm cho lợi nhuận sản xuất và xuất khẩu cà phê không cao. Thực tế, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất qua các tập đoàn thương mại cà phê lớn, rất ít doanh nghiệp trong nước có thể giao dịch trực tiếp với các tập đoàn chế biến trên thế giới. Các hộ nông dân Các nông trường của doanh nghiệp Các doanh nghiệp xuất khẩu Các nhà nhập khẩu nước ngoài Các hãng chế biến cà phê Người tiêu dùng cuối cùng Sơ đổ 1. 2: Dòng vận động của sản phẩm cà phê Điều này một phần do chất lượng cà phê của chúng chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất này một phần quan trong hơn chúng ta chưa thiết lập được mối quan hệ làm ăn trực tiếp với các tập đoàn này khi mà khả năng dự trữ để cung ứng còn hạn chế. Phần lớn sản lượng cà phê xuất khẩu được bán đi một cách ồ ạt vào những tháng thu hoạch trong khi đó có dầu hiệu cầm chừng thiếu hàng vào những tháng còn lại. Điều này trong thời gian tới sẽ là một thách thức lớn bởi khi chúng ta gia nhập WTO theo những cam kết gia nhập về mở cửa thị trường các nhà trung gian thương mại này có thể trực tiếp mở chi nhánh thu mua cà phê đây sẽ là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nguyên liệu hiện nay. Thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải có kế hoạch và hành động tiếp cận đựơc với thị trường của những tập đoàn chế biến trên thế giới để nâng cao giá trị xuất khẩu. - Bên cạnh đó, 70%-80% số cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chủ yếu bán theo phương thức mua bán trực tiếp giá trừ lùi (giá của cà phê của Việt Nam dựa trên giá thị trường thế giới trừ đi một lượng nhất định ), 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương và chốt giá sau ( giá cà phê được tính vào thời điểm giao hàng, tỉ lệ rủi ro rất cao khi mà giá cả biến động phức tạp theo chiều hướng đi xuống. Để chủ động được khách hàng và giá bán có lợi, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần phải tham gia sở giao dịch cà phê London và NewYork , với tài khoản bảo đảm ở ngân hàng nước ngoài. Trước kia, Chính phủ chưa cho phép các doanh nghiệp chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Nhưng Luật Thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép cá._.c doanh nghiệp được mua bán hàng hoá qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh. Đây sẽ là bước đầu mở đường cho các doanh nghiệp tham gia thị trường giao dịch cà phê trên thế giới. - Hiện nay ngành cà phê cũng chưa xây dựng được những quy chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu mà ICO quy định. Tiêu chuẩn 4193:2005 bước đầu đáp ứng được những yêu cầu. 4. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Trong thời gian qua nhìn chung hoạt động đẩy mạnh hoạt động hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê của các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp hầu hết còn mang tính thụ động thực hiện các hợp đồng xuất khẩu do các nhà nhập khẩu tự tìm đến mà chưa có sự chủ động tìm kiếm khách hàng. Trong thời gian qua, dưới sự giúp đỡ của Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương) và hiệp hội cà phê ca cao Viêt Nam các doanh nghiệp đã có một số chương trình xúc tiến quảng bá hình ảnh cho sản phẩm .Các hoạt động XTTM nhất là xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn bao gồm các hoạt động tình thế tập trung như hội chợ triển lãm về hàng nông sản, các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài hoặc thông qua con đường ngoại giao như mới đây nhất, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong chuyến đi công du sang Mỹ, đã tới thăm sàn Chicago và làm việc về triển vọng hợp tác với Việt Nam, trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, hai bên đã k‎ý‎ bản ghi nhớ trong kế hoạch hợp tác quan trọng này. Bắt đầu đưa sản phẩm cà phê Việt Nam lên sàn giao dịch quốc tế qua sự giúp đỡ của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam. Từ năm 2004, Vicofa đã mời nhiều chuyên gia nước ngoài đến để hướng dẫn kiến thức về thị trường kỳ hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả quan chức ngành thương mại; đồng thời kết hợp với Techcombank tổ chức các buổi mua bán qua sàn giao dịch LIFFE để doanh nghiệp làm quen với hình thức giao dịch này. Cũng trong năm 2004, được sự đồng ý của Bộ Công thương, cùng với UBND tỉnh Đăk Lăk, Sở Thương Mại & Du lịch DakLak đã tiến hành xây dựng Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center), với kỳ vọng đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai của các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê. Cuối năm 2006, phần cơ sở hạ tầng của Trung tâm cơ bản xong, giao dịch cũng đã được tiến hành, phần lớn mang tính chất địa phương, trong vùng (Đăk Lăk là thủ phủ cà phê cả nước) và phạm vi trong nước. Chính phủ đã chấp thuận để các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Vicofa xúc tiến triển khai xây dựng Đề án hợp tác và chủ động làm việc với Sở giao dịch Chicago( Chicago Market Exchange-CME) Sàn Giao dịch hàng hoá Chicago về khả năng đưa sản phẩm cà phê Việt Nam giao dịch tại CME và phát triển sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiến tới mở rộng khả năng hợp tác ra các hàng hoá nông sản khác. Theo đó, CME sẽ giúp Vicofa đào tạo nhân viên vận hành và hoạt động trong các sàn giao dịch, thực hành ngay tại Chicago, sau đó, tiếp tục cử chuyên gia sang Việt nam để giúp đỡ. Từ năm 2005 VICOFA đã chỉ định một số doanh nghiệp tham gia thí điểm vào các sàn giao dịch cà phê lớn trên thế giới là sàn giao dịch London và Sàn giao dịch NewYork để học hỏi cách kinh doanh mới và tiếp cận với thị trường thế giới. Cho đến nay trong tổng số 152 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu cà phê thì mới chỉ có 33 doanh nghiệp giao dịch thành công với 70.000 lots (350.000 tấn cà phê) (theo thống kê của Vicofa). - Ngoài ra còn kể đến một số chương trình xúc tiến của các doanh nghiệp tuy nhiên mới chỉ nằm ở phạm vi trong nước cho các sản phẩm cà phê tiêu dùng. Năm 2003, doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên ra mắt G7, mời gọi mọi người uống cà phê miễn phí tại Dinh Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh). Và đến năm 2005, Đắk Lắk mở Festival cà phê Buôn Ma Thuột . Vào cuối tháng 11/2007, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tuần lễ văn hoá cà phê tại hai thành phố lớn của cả nước đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ văn hoá cà phê này là hoạt động quảng bá, gắn kết kinh tế với văn hoá, đưa kinh tế cà phê vượt qua giới hạn của hoạt động sản xuất, để xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhằm tăng tiêu thụ cà phê nội địa, vừa đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở nước ngoài. Và gần đây nhất Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa cũng đã tổ chức một sự kiên gây được sự chú ý đó là lập kỉ lục về ly cà phê lớn nhất thế giới được sách Guness công nhận qua đó giới thiệu quảng bá về sản phẩm cà phê Việt Nam với bạn bè thế giới nói chung và công ty nói riêng, bước đầu xây dựng cho thương hiệu cà phê Việt Nam. Qua một vài sự kiện có thể thấy các hoạt động xúc tiến cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của các doanh nghiệp trong thời gian qua nói chung là chưa nhiều, còn lẻ tẻ. So với vị thế nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới thì có thể thấy đây là một hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÁI HÒA. I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÁI HÒA 1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa được thành lập từ tháng 3/1996, cho tới nay công ty đã trải qua hơn 10 năm phát triển và đang ngày càng lớn mạnh. Bươc đường phát triển của công ty được đánh dấu qua các mốc sau: Tháng 3/1996 thành lập công ty Thái Hòa Thánh 6/1997 xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà Nội - Tháng 12/1998 : nhà máy Nghệ An sử dụng công nghệ chế biến ướt đi vào hoạt động, nay là công ty Thái Hòa Nghệ An . Tháng 10/1999 xây dựng nhà máy chế biến ướt thứ hai tại Lâm Đồng, nay là công ty Thái Hòa Lâm Đồng Tháng 9/2000 xây dựng nhà máy chế biến ướt thứ 3 tại Khe Sanh ( Quảng Trị) Tháng 3/2003 Mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Tháng 2/2003 nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở chi nhánh tại Sơn La. Tháng 2/2004 xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo ( Quảng Trị) , nay là công ty Thái Hòa Quảng trị. Tháng 6/2005 thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy cà phê tại Đồng Nai. Tháng 6/2006 thành lập công ty Thái Hòa Lào- Việt và là công ty Thái Hòa Thừa Thiên Huế . Thái hòa hiện nay là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với 5 công ty con và 4 chi nhánh, 6 nhà máy có mặt trên các vùng cà phê danh tiếng của Việt Nam và dài hạn sẽ hình thành tập đoàn kinh tế mạnh để mở rộng kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Lao động chính thức là 400 người , lúc cao điểm lên tới 2000 người nhân viên văn phòng 67 người. Vốn điều lệ của công ty Thái Hòa đã tăng 6 lần , đạt 55 tỷ đồng Việt Nam. Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa Thai Hoa production and trading Company Limited (T.H C., Ltd.) Đơn vị quản lý: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Trụ sở chính: D21 Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội Tel : 04. 5740384- Fax: 04. 8520507 Email: thai-hoa@hn.vnn.vn Website : www. Thaihoa.com.vn, www.thaihoacofee.com.vn 2.Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Công ty sản xuất và thương mại TháiHòa đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 10 năm hoạt trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê Arabica. Chính vì định hướng chủ động tạo nguồn nguyên liệu tôt ngay từ đầu nên công ty rất chú trọng đến việc hình thành vùng nguyên liệu. Hiện nay công ty có một số nguồn nguồn nguyên liệu chính như : - Vùng nguyên liệu tại Phủ Qùy( Nghệ An) - Vùng nguôn liệu tại Khe Sanh, Thái hòa sẽ phát triển 1.000- 2.000 ha cà phê Arabica - Vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng, đây là vùng đất sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Lâm Đồng có khoảng 7.000 ha cà phê Arabica trong đó công ty Thái hòa đóng góp đáng kể khoảng 3.000 ha .Bên cạnh đầu tư vào những vùng nguyên liệu cà phê truyền thống sẵn có, Thái hòa đã và đang khai phá những vùng đất có tiềm năng cà phê Arabica như Hòa Bình, A Lưới ( Thừa Thiên Huế) - Sơn La với diện tích 1.380 ha cà phê Arabica ở huyện Thuận Châu, - Hòa Bình, theo kế hoạch công ty sẽ thành lập công ty con tại Hòa Bình với mục tiêu phát triển trước mắt 1.500 ha cà phê Arabica. - Vùng nguyên liệu A lưới, Thái Hòa đang xúc tiến dự án phát triển 3.000 ha cà phê Arabica. Trên cơ sở tạo được vùng nguyên liệu tôt chủ động có được nguồn nguyên liệu chất lượng cao ở đầu vào công ty cũng rất chú trọng đến khâu chế biến. Hiện nay, công ty đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại . Với hệ thống nhà máy được trang bị kỹ thuật hiện đại đã cung ứng những sản phẩm tốt để phục vụ xuất khẩu. Hiện nay,cà phê nhân là sản phẩm chính của Thái Hòa với 95% sản lượng giành cho xuất khẩu, chiếm 90% cà phê Arabica xuất khẩu của Việt Nam và là nhà xuất khẩu cà phê nhân Arabica lớn nhất Việt Nam. Thị trường xuât khẩu của công ty cũng rất đa dạng và đang ngày càng được mở rộng, những thị trường chính như : Hoa Kỳ, Châu Âu, , ... Bên cạnh đó mặt hàng cà phê tan đen, cà phê 3 in 1 đang gây dựng được vị trí đáng kể trên các thị trường quốc tế. Chiến lược của công ty là không ngừng tăng sản lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường hơn nữa, công ty đã thể hiện tầm nhìn, sự hội nhập quốc tế. Thái hòa là một số ít công ty Việt Nam thực hiện giao dịch trực tiếp với hai sàn giao dịch cà phê lớn nhất thế giới là London và New York. 3. Mô hình hoạt động của công ty Giám đốc P.Giám đốc 2 P.Giám đốc 1 Phòng KD XNK Phòng TCHC Phòng kế toán Tài chính Giám đốc XN, các n máy Sơ đổ 1. 3 : Bộ máy tổ chức của công ty Thái hòa hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, trụ sở chính đặt tại Hà nội các đơn vị thành viên gồm có: Công ty Thái hòa - Nghệ An ThaiHoa Nghe An Co.Ltd Tây Hiếu, Nghĩa Đàn, nghệ an Nhà máy chế biến cà phê Giáp bát (Giap bat cofee processing factory) 325 Giải phóng, Thanh Xuân , Hà Nội Công Ty Thái Hòa - Nghệ An Thaihoa Nghe An Co.Ltd Tây Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An Nhà máy chế biến cà phê Giáp bát (Giap bat cofee processing factory) 325 Giải phóng, Thanh Xuân , Hà Nội Công ty Thái Hòa thừa thiên Huế Thai hoa Thua Thien Hue Co.Ltd) A lưới Thừa Thiên Huế) Nhà Máy Chế Biến Sơn La 408 Trần Dăng Ninh, Sơn La Công ty Thái hòa- Lâm Đồng (thaihoa Lam Dong co ltd) Lâm Hà , Lâm Đồng Nhà Máy Chế Biến Nghệ An (Nghe An Cofee Processing Factory) Tây Hiếu, Nghĩa Đàn , Nghệ An Công ty thái hòa- hòa bình ( Thai hoa Hoa Binh co.ltd) Lạc sơn, Hoa Binh Chi nhánh Điện Biên Phủ Brand in Điện Biên , xã Mường Ẳng , huyện Tuần giáo, Điện Biên. Công ty xây lắp khe sanh (Khe Sanh contruction co.ltd) Khe sanh , quảng trị Nhà Máy Chế Biến Khe Sanh HướngLinh,HướngHóa, Quảng Trị Chi Nhánh Sơn La Brand In Sơn La , 408 Trần Đinh Ninh, Tx Sơn La Nhà Máy Chế Biến Lâm Đồng Lâm Hà, Lâm Đồng Công ty Thái Hòa Lào - Việt ( Thai Hoa Lao- Viet co.ltd) Pakse, Champasak, Laos DPR) Chi nhánh Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Brand in Ho Chi Minh city 386 Cao Thắng F12, Q 10 , Tp HCM Bảng 2. 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hòa ( Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007, nguồn nội bộ công ty) Đơn vị : VND thứ tự Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 169.546.358.725 247.830.033.840 487.356.687.120 2 Các khoản giảm trừ 3 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 169.546.358.725 247.830.033.840 487.356.687.120 4 Gía vốn hàng bán 157.620.199.183 214.124.325.931 416.711.441.795 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.926.159.542 33.705.707.909 70.645.245.325 6 Doanh thu hoạt động tài chính 405.833.194 366.097.758 506.896.700 7 Chi phí tài chính Trong đó chi phí lãi vay 3.973.270.911 3.973.270.911 6.975.932.194 6.752.200.311 8.652.235.123 8.365.458.246 8 Chi phí bán hàng 943.678.739 697.989.916 1.259.786.540 9 Chi phí quản lý DN 2.259.639.653 3.877.988.584 4.589.648.687 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.155.403.433 22.519.894.972 56.650.471.675 11 Thu nhập khác 1.259.310.000 2.091.582.935 4.289.348.369 12 Chi phí khác 1.952.302.703 2.587.365.245 13 Lợi nhuận khác 1.259.310.000 139.280.232 1.701.983.124 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.414.713.433 22.659.175.204 58.352.454.799 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.796.119.761 6.344.569.057 16.338.687.344 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.618.593.672 16.314.606.147 42.013.767.455 (nguồn nội bộ công ty) II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU Thái Hòa là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế, cũng là DN duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê 1 . Đặc điểm về nguồn nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu Vấn đề khó khăn với các vùng sản xuất cà phê là dân trí thấp, thói quen canh tác, thu hoạch thủ công lạc hậu, không tuân thủ quy trình kỹ thuật tiên tiến. Do đó, nếu phát triển cà phê không theo mô hình doanh nghiệp và được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả sẽ thấp, thậm chí thất bại. Với mô hình cà phê doanh nghiệp, người trồng cà phê làm việc giống như nông dân . Phương án đầu tư của Thái Hòa giống như mô hình BT hoặc BOT, địa phương giao đất với thời gian bằng chu kỳ phát triển 25 năm của cây cà phê. Sau đó Thái Hòa đầu tư vốn trồng mới cây cà phê. Người trồng sau khi quen với phương thức sản xuất hiện đại sẽ được chuyển nhượng dần dần vườn cà phê mà họ chăm sóc. Kể từ năm thứ 7, sản phẩm thu hoạch được chia giữa doanh nghiệp và người chăm sóc theo tỷ lệ tương ứng với công sức hai bên. Tỷ lệ này thay đổi từ năm thứ 11 , theo khả năng đầu tư thêm của người dân. Toàn bộ sản phẩm đựoc cam kết bao tiêu. Đáng chú ý, mô hình cà phê doanh nghiệp của Thái Hòa khác biệt với mô hình cùng loại thất bại trước đó : suất đầu tư lớn hơn và đáp ứng được lợi ích của người trồng cà phê. Thái Hòa có công suất đầu tư lên tới 80 triệu đồng / ha và thu nhập người trồng cà phê cũng lên tới 12 triệu đồng/ ha/ năm. Quan hệ giữa người trồng cà phê với doanh nghiệp được bền chặt thông qua sự hài hòa lợi ích, hai bên cùng có lợi. Ngoài ra, Thái Hòa thu mua theo giá thị trường nhưng ấn định giá sàn và giá bình quân trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng trong trường hợp giá xuống thấp. Đối với mô hình đầu tư cà phê nhân dân, Thái Hòa có chính sách bảo hiểm, miễn phí với điều kiện người trồng cà phê thực hiện tốt hợp đồng bán cà phê với công ty. Hiện tại, Thái Hòa đang thực hiện các dự án phát triển cà phê doanh nghiệp ở Quảng Trị , Lâm Đồng, Điện Biên , Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế với tổng diện tích hàng nghìn ha. Theo đó Thái hòa thuê đất của Nhà nước hoặc nông dân theo hình thức góp đất định giá tính cổ phần để tạo lập nông trường hoặc công ty cổ phần trồng cà phê Nằm trong chiến lược mở rộng kinh doanh , ổn định chất lượng và số lượng nguyên liệu cà phê , Thái hòa lựa chọn các vùng nguyên liệu có điều kiện tốt nhất cho phát triển cà phê Arabica để xây dựng các vùng nguyên liêu. Không chỉ đầu tư vào vùng nguyên liệu truyền thống sẵn có Thái hòa đã và đang khai thác những vùng đất có tiềm năng cà phê Arabica như Hòa Bình, A Lưới .. . Đặc biệt, thực hiện chiến lược phát triển vùng nguyên liệu cà phê Thái hòa sẽ tập trung vào mô hình nông trại cà phê, hoạt động theo hình thức doanh nghiệp( công ty thành viên). Hình thức này đã thu hút sư quan tâm và đánh giá cao của chính quyền địa phương, người trông cà phê tại các địa phương mà Thái hòa có kế hoạch trông mới cà phê . Có thể kể đến một số vùng nguyên liệu như: Thái hòa có kế hoạch phát triển 5.000 ha cà phê Arabica ở Điện Biên .Điện Biên là vùng cà phê Arabica tiềm năng và chất lượng tốt có thể phát triển trên diện rộng ở nhiều khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp. Trong đó, khu vực Mường Ăng tuần giáo có thể phát triển diện tích cà phê Arabica trên 1000 ha. Tiếp đó Mường Né, một vùng giáp gianh biên giới Trung Quốc va Lào, ở vĩ độ 22033’ , độ cao 600-900 m trên mực nước biển. Điều kiện khí hậu của Mường Né rất thuận lợi cho cây cà phê Arabica với diện tích gần 1000ha. Cà phê Arabica Sơn La đã được khách hàng nước ngoài biết đến, vùng cà phê Sơn La có vị trí địa lý tương tự như vùng cà phê danh tiếng ở Sao Paulo, Minas Gerais của Braxin. Thái hòa được chính quyền địa phương phê duyệt dự án trông cà phê 1380 ha ở huyện Thuận Châu. Nằm trong kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cà phê Hòa Bình. Thái hòa đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển cây cà phê Arabica. Theo kế hoạch, Thái hòa sẽ thành lập công ty con tại hòa bình với mục tiêu phát triển trước mắt 1500 ha cà phê Arabica. Phủ Qùy là vùng cà phê được Thái hòa xây dựng nhà máy chế biến ướt đầu tiên . Hiện tại, diện tích cà phê Arabica chưa có nhiều nhưng rất có triển vọng, có thể phát triển tới hàng ngàn ha. Tại khe Sanh, Thái hòa sẽ phát triển trước mắt 1000-2000 ha cà phê Arabica , hiện tại Khe Sanh có khoảng 3000 ha cà phê Arabica. Lâm Đồng là vùng sản xuất cà phê chất lượng hàng đầu thế giới, Lâm Đồng đang chuyển đổi thành vùng cà phê Arabica chất lượng cao. Năm 2005, Lâm Đồng có 7000 ha cà phê Arabica và mục tiêu là 2010 sẽ từ 20000-30000 ha. Trong đó công ty Thái Hòa sẽ góp phần đáng kể. b. Canh tác tôt đầu nguồn của nguyên liệu chất lượng cao cho xuất khẩu Trong xu hướng thế giới sử dụng những sản phẩm nông nghiệp sạch, Thái hòa xác định chất lượng nguyên liệu tốt phải bắt nguồn từ khâu canh tác tốt, đây là đâu nguồn của cà phê chất lượng cao. Trong phát triển vùng cà phê nguyên liệu, Thái Hòa tăng cường sử dụng phân hữu cơ để phát triển cây cà phê bền vững, trông cây che bóng hợp lý theo hướng đa dạng sinh thái, giữ ẩm , chống bốc hơi trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa, thực hiện trồng xen cây phủ đất và tủ gốc cho cà phê. . Thái hòa thường xuyên kết hợp với sở NN&PTNT , phòng nông nghiệp địa phương hướng dẫn các hộ sản xuất cà phê cách trồng trọt, chế biến, giống cây thích hợp, phương pháp hạn chế sâu bệnh.. Ngoài ra, Thái hòa còn gửi chuyên gia xuống tận vườn trồng để tìm hiểu tình hình và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cà phê cho người dân. Trong chiến lược phát triển phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu , Thái hòa đã bắt đầu phát triển mô hình cà vùng cà phê hữu cơ. Năm 2007, Thái hòa đã thành lập dự án phát triển cà phê hữu cơ với diện tích quy hoạch là 300 ha. Quy trình canh tác loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật thay vào đó là sử dụng phân hữu cơ và sử dụng thảo dược phòng trừ sâu bệnh. c. Chế biến Sản phẩm cà phê của Thái Hòa được chế biến từ nguồn nguyên liệu sạch bằng công nghệ chế biến ướt. Cà phê nguyên liệu chỉ thu hái quả chín, xát tươi ngay không để ủ đống. Quy trình sơ chế được tuân thủ theo nguyên tắc sau Bước 1: Phân loại, sơ chế cà phê. Phân loại, làm sạch: Cà phê được thu hái về được loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác, bỏ quả khô, quả xanh, non ra khỏi khối quả chín vừa tầm chế biến - Bóc vỏ quả: Dùng máy xay xát quả tươi dạng đĩa hoặc dạng trống tách vỏ quả mà không làm sây sát, nứt nẻ quả và bong tróc vỏ trấu. - Ngâm ủ: Đổ cà phê đã xát vào bể xi măng, rổ hoặc chậu nhựa, tùy thuộc vào khối lượng cà phê, sau đó dùng bao tải phủ lên trên để lên men. Không đựng cà phê trong dụng cụ kim loại. Mục đích ngâm ủ để lên men lớp chất nhầy bám quanh hạt cà phê làm cho việc rửa bỏ nó được dễ dàng, thuận lợi cho quá trình phơi sấy. Quá trình lên men làm tăng phẩm chất và tạo nên hương vị đặc biệt của cà phê chè. Nhưng lên men quá mức thì sẽ có tác dụng ngược lại. Nhiệt độ lên men của khối hạt từ 36-40oC . Trong quá trình lên men đảo khối hạt 2-3 lần. Thời gian lên men khoảng 12-36 giờ. Khi thấy hạt cà phê nhám không còn nhớt ở rãnh giữa khe của hạt thì quá trình lên men đã xong. - Rửa nhớt: Rửa kỹ cà phê đã lên men bằng nước sạch. - Phơi, sấy: Cà phê thóc ướt sau khi rửa để ráo nước chuyển đến sân phơi hoặc máy sấy . Trong chế biến cà phê chè, phơi (sấy) là công đoạn rất quan trọng. Chất lượng cà phê phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phơi hoặc sấy. Tại công ty công đoạn này được áp dụng quy trình công nghệ hiện đại Sây sử dụng các thiết bị sấy gián tiếp có lò đốt dùng nhiên liệu bằng than hay khí gas, dầu. Cà phê phơi hoặc sấy đạt yêu cầu khi độ ẩm trong hạt không quá 13%. Kiểm tra công đoạn sấy: đối với cà phê thóc hoặc nhân có độ ẩm trên 18% quy định thời gian đầu tuần một lần, khi mà độ ẩm đã gần đạt yêu cầu( và đối với nguyên liệu có độ ẩm gần đạt yêu cầu) thì tần suất lấy mẫu từ 20-30 phút một lần. Kiểm tra sản phẩm cuối cùng :sản phẩm cuối cùng được kiểm tra các chỉ số : đo độ ẩm, xác định tạp chất, xác định kích thước hạt, xác định tỷ lệ hạt vỡ. Bước 2: Bảo quản cà phê Nếu cất giữ tốt sẽ tránh được sự suy giảm về chất lượng cà phê. Hạt cà phê khô được chứa trong bao tải đặt cao so với nền nhà để tạo sự thông thoáng Cà phê thóc thu hoạch cho lên mem 12 tiếng rồi làm sạch nhớt. Sau đó, cà phê được chuyển qua công đoạn làm ráo, sấy khô ( sấy tĩnh và sấy động) và được phân loại để đảm bảo chất lượng của từng phẩm cấp sản phẩm. Chất thải của quá trình chế biến được sử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường. Xác định loại hạt :sau khi đo độ ẩm cân 300g mẫu( chính xác đến 0.1g) rải phần mẫu lên khay nhặt hết các hạt : hạt có màu nâu, màu đen, màu xanh mực, hạt bị sâu 1/3 hạt, hạt bạc toàn phần... sau khi nhặt hết tính toán số lỗi 2. Về năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực Năng lực tài chính và công nghệ: Với vị thế là một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn ở Việt Nam trải qua hơn 10 hoạt động doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính khá mạnh điều đó đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển các dự án tài trợ trồng phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ tiên tiến vào chế biến sản phẩm cũng như trong hoạt động xuất khẩu. Nhận thức đựoc rằng công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao Thái Hòa tập trung đột phá công nghệ. Các nhà máy của Thái Hòa được trang bị đồng bộ dây chuyền chế biến ướt liên hoàn(Cà phê vối chế biến ướt có giá trị xuất khẩu cao hơn so với chế biến khô từ 50 – 70 USD/tấn), công suất đủ để đảm bảo xử lý cà phê trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch Hiện tại, Thái Hòa có 4 dây chuyền chế biến cà phê qủa tươi, 4 hệ thống chế biến quả khô của Braxin; 3 hệ thống chế biến quả tươi và 4 hệ thống chế biến quả khô trong nước, 2 máy bắn màu của Costs Rica và 3 máy của Anh; 6 dây chuyền đóng gói cà phê tinh chế Đầu tư cho công nghệ luôn đứng hàng đầu trong chi phí của công ty. Quan điểm củ công ty sử dụng công nghệ hiện đại và đồng bộ. Đầu tư cho công nghệ chiếm tới 75% giá trị của tài sản cố định. Năm 2006, Thái Hoà đã khánh thành và đưa vào vào hoạt động Nhà máy chế biến cà phê An Giang đặt tại KCN Tam Phước (Đồng Nai) trị giá 55 tỉ đồng, công suất chế biến 60.000 tấn/năm, được đánh giá thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Nhà máy được sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, kết hợp giữa thiết bị, máy móc sản xuất trong nước với nhập ngoại từ Nhật và Anh. Ông Nguyễn Văn An - Giám đốc Công ty Thái Hoà cho biết: “Nhà máy chuyên về nâng cấp chất lượng cho cà phê nhân xuất khẩu cũng như chuẩn bị cho sân chơi hội nhập mới”. Điểm đặc biệt của nhà máy là việc sử dụng công nghệ đánh bóng ướt, mới được áp dụng ở Việt Nam. Công nghệ này cho phép làm sạch 100% vỏ lụa của cà phê nhân. Với nguyên liệu cà phê nhân sạch hoàn toàn, chất lượng cà phê rang xay được nâng cao rõ rệt, không còn mùi khét (do vỏ lụa còn trên cà phê nhân). Theo đánh giá của ông Đoàn Triệu Nhạn - Chuyên gia cao cấp của Vicofa, nhà máy An Giang hoàn chỉnh về công nghệ, công suất lớn và do đó có thể xem là một bước trưởng thành của công nghiệp chế biến cà phê Việt Nam. Ông Nguyễn Nam Hải - Giám đốc CafeControl, cho rằng: “Nhà máy An Giang chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến lớn, tạo ra động lực để các doanh nghiệp chế biến cà phê khác đầu tư cho chế biến nhiều hơn”. Chiến lược hướng vào chế biến cũng tạo ra niềm tin đối với các tổ chức tín dụng. Ông Dương Văn Tú - Giám đốc Quan hệ khách hàng Dịch vụ tài chính doanh nghiệp HSBC cho biết: “HSBC mạnh dạn tài trợ cho cho Thái Hòa là vì xu hướng giá tốt trên thị trường cà phê và Thái Hòa là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong chế biến, xuất khẩu cà phê”. Năm 2006, HSBC đã quyết định tăng hàng chục lần hạn mức tài tài trợ cho Thái Hoà. Thái Hoà cũng nhận được tín hiệu tích cực từ phía khách hàng. Đại diện Atlantic Coffee cho biết: “Tỷ lệ mẫu cà phê chào hàng được chấp thuận của Thái Hòa rất cao, với nhà máy này, chất lượng cà phê của công ty sẽ được nâng lên hơn nữa”. Năm 2007, Thái Hòa đã tạo dấu ấn lớn trong ngành chế biến cà phê Việt Nam với việc khởi công nhà máy liên hợp chế biến cà phê, phân vi sinh tại Lâm Hà (Lâm Đồng) trị giá 550 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy được khánh thành vào năm 2009 Sản phẩm có chất lượng tôt sẽ tạo đựơc niềm tin với người tiêu dùng.Theo ông Nguyễn Văn An, Giám đốc công ty,  chỉ có khẳng định được chất lượng sản phẩm, cà phê Việt Nam mới có vị thế trên thị trường quốc tế. Nhờ đó mà mở rộng đựơc thị trường trong nước và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận là điều kiện để phát triển doanh nghiệp. chính vì vậy hiện nay chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp cạnh tranh phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Chính sách coi trọng chất lượng sản phẩm xuất khẩu đã mang lại lợi thế lớn trong việc chủ động thích ứng với những đòi hỏi về chất lượng cà phê xuất khẩu. Tháng 10/ 2007 vừa qua khi các doanh nghiệp còn hoang mang lo lắng với việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mới 4193:2005 (Hiện chỉ có khoảng 15 - 20% doanh nghiệp là có đủ máy móc, trang thiết bị chế biến cà phê đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 4193-2005.) đối với cà phê xuất khẩu do lo ngại chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về chất lượng thì công ty đã rất chủ động áp dụng tiêu chuẩn từ trước đó TCVN 4193:2005 được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2006, nhằm thay thế cho tiêu chuẩn cũ là TCVN 4193: 2001, nhằm nâng cao chất lượng cà phê và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê mà nhiều nước, nhiều sàn giao dịch cà phê lớn như New York hay London đang áp dụng.   Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng hạt lỗi có trong cà phê. Đây là tiêu chuẩn đã được nhiều tập đoàn quốc tế áp dụng trong những năm gần đây và đang trở nên phổ biến trên thế giới. áp dụng theo phương pháp này thì việc XK cà phê sẽ thuận lợi hơn. - Nguồn nhân lực Về nhân lực công ty có lợi thế về lao đông trẻ , với tỷ lệ cao được đào tạo về chuyên ngành. Đội ngũ nhân viên đảm nhiệm hoạt động xuất khẩu đều còn trẻ nhưng đều có trình độ và kiến thức tốt về thị trường, kinh doanh xuất nhập khẩu. 3. Sản phẩm Hệ thống nhà máy chế biến của công ty chủ yếu tạo sản phẩm cà phê nhân vục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Thái hòa gồm những loại sau: - Cà phê nhân (coffee bean) : Những loại cà phê trên sau khi thu hái về được chế biến ( chế biến khô hoặc chế biến ướt) sẽ thu được cà phê thóc sau khi tiến hành xát vỏ, đánh bóng sẽ thu được cà phê nhân. Hiện nay, 5 trong tổng số 7 nhà máy của Thái hòa có sản phẩm cuối cùng là cà phê nhân. Đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty mang lại tới 80% doanh thu hằng năm. Các sản phẩm cà phê nhân của công ty đạt chất lượng cao được sự tín nhiệm của bạn hàng nhờ áp dụng các công nghệ thu hái, bảo quản , chế biến khoa học với trình độ công nghệ tôt nhất phần lớn áp dụng công nghệ chế biến ướt , chế biến ngay sau khi thu hái vì vậy cho chất lượng cà phê cao giữ được hương vị cà phê đậm đà chính vì vậy sản phẩm cà phê nhân của công ty được các nhà rang xay thu mua ưa chuộng. - Cà phê hòa tan: là sản phẩm cà phê chế biến cao cấp; nó đòi hỏi nhà sản xuất không những có vốn đầu tư lớn mà phải có kỹ thuật, công nghệ kể cả kinh nghiệm nữa. Nhìn một cách thiết thực thì cà phê hòa tan thể hiện năng lực của doanh nghiệp chế biến cả về tiền vốn và khoa học kỹ thuật. Hiện nay sản phẩm này chưa chiếm vị trí lớn so với các sản phẩm tên tuổi về cà phê hòa tan tại thị trường Việt Nam nhưng với định hướng cho sản phẩm độc đáo và sự đầu tư lớn trong tương lai cũng đang hứa hẹn là sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn hơn nữa cho doanh nghiệp.Tháng 6 /2006 , Thái hòa khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Đồng, nhà máy được trang bị máy móc hiện đại của Đan Mạch với tổng số vốn lên tới 550 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2009, công suất chế biến cà phê 65.000 tấn cà phê tươi, 100.000 tấn cà phê khô nguyên liệu /năm, sản phẩm cà phê hòa tan là 2.000 tấn/ nămh. Nhà máy với công nghệ chế biến hiện đại chắc chắn trong tương lai sẽ đưa ra thị trường sản phẩm cà phê hòa tan có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh được với các nhà sản xuất cà phê hòa tan có uy tín trên thương trường trong lĩnh vực cà phê hòa tan như Nestcafe, vinacafe, Trung Nguyên. - Cà phê 3in 1 (instant cofee mix) là một loại của cà phê hòa tan. Trong số các loại cà phê hòa tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà phê hòa tan nguyên chất chỉ chiếm 14%, còn lại 86% là cà phê hòa tan 3 trong 1( thành phần ngoài cà phê còn có đường và sữa). Hiện trên thị trường có thể tìm thấy trên 20 nhãn hiệu khác nhau, nhưng theo số liệu nghiên cứu thị trường của Taylor Nelson Sofrees –TNS năm 2004 thì Vinacafé chiếm 50,4%, Nescafé 33,2%, các nhãn hiệu khác 16,4%. Bình quân mỗi nhãn hiệu nhỏ chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần cà phê hòa tan 3 trong 1). Công ty thái hòa hiện nay ngoài trực tiếp sản xuất một lượng nhỏ loại cà phê này đồng thời mua lại sản phẩm của các nhà sản xuất cà phê hòa tan có uy tín trong nước khác như Nesle , Vinacafe để cung cấp cho khách hàng nước ngoài. Nhưng trong tương lai khi nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Hà (Lâm Đồng) đi vào hoạt động doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường trong nước cũng như quốc tế các sản cà phê hòa tan có chất lượng , phong phú về hương vị đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng . Cà phê xay ( ground cofee) Là loạ._.g có sức tiêu thụ sản phẩm cà phê hàng đầu thế giới do đó nguồn cung là khá ổn định. Mặt khác, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng rất cao là một đòi hỏi mà công ty muốn tiêu thụ được sản phẩm vào những thị trường này phải có chất lượng sản phẩm tốt . Như vậy phần nào công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường cà phê thế giới. 2. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, Công ty có vị thế tương đối lớn trong ngành xuất khẩu cà phê là môt trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam. Thị trường là khá rông lớn tuy nhiên chiến lược nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được sâu sát. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng còn rất hạn chế chủ yếu mang tính thụ động tiếp nhận và thực hiện những đơn đặt hàng từ phía khách hàng . Nguyên nhân của tình trạng đó là do không có bộ phận phòng ban chuyên về marketing phát triển thị trường mà việc này vẫn còn kiêm nhiệm của bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu điều đó làm giảm hiệu quả của hoạt động nay. Ngoài ra còn một lý do nữa là sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là cà phê nhân, nguyên liệu để chế biến cà phê tiêu dùng do vậy do vậy doanh nghiệp đóng vai trò như nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhà chế biến ở đây là các nhà rang xay trên thế giới và các nhà đầu cơ cà phê. Thứ hai, Doanh nghiệp là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn tham gia thử nghiệm vào thị trường mua bán kỳ hạn London và NewYork. Đây là lĩnh vực mới, đòi hỏi cao về hiểu biết nghiệp vụ giao dịch trên thị trường kỳ hạn do những hạn chế nên chưa tận dụng được hết những công cụ về phòng ngừa rủi ro của thị trường này để bảo hiểm cho hoạt động giao dịch của mình. Doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ được lợi ích của việc tham gia các nghiệp vụ thị trường. Thứ ba, trong thời gian qua cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn chưa hợp lý, công ty quá chú trọng đến xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân mà chưa quan tâm đến đầu tư cho chế biến để có thể tăng tỷ trọng xuất khẩu cà phê tiêu dùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Đối với một số ít sản phẩm cà phê tiêu dùng công ty cũng chưa định vị được sản phẩm của mình một cách rõ ràng vì vậy không tạo nên được thương hiệu cho sản phẩm cà phê tiêu dùng của công ty tại các thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu tiềm lực về vốn là không lớn hơn nữa việc thiết lập được mối quan với khách hàng hệ tạo đầu ra cho sản phẩm cà phê tiêu dùng là rất hạn chế buộc doanh nghiệp phải chọn giải pháp chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân. Vì vậy đối với sản phẩm cà phê tiêu dùng chưa có sự đầu tư thích đáng. Thứ tư, hiện nay công ty là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam, có nhiều mối quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài tuy nhiên hệ thống Website để thông tin giới thiệu về công ty về sản phẩm của công ty lại chưa hoạt động điều này gây trở ngại lớn khi các bạn hàng nước ngoài muốn tìm hiểu về thông tin về công ty cũng như thiết lập các đơn hàng qua thông qua hệ thống website này. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY I . MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 1 . Định hướng chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu Mặc dù chiến lược phát triển đa ngành nhưng mặt hàng cà phê vẫn là chủ lực đối với công ty.Trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thời gian đầu công ty tập trung xuất khẩu cà phê nhân cho các hãng nhập khẩu. Khi chất lượng được đảm bảo , uy tín được nâng cao tiến hành xuất khẩu trực tiếp với các hãng chế biến. Khi đã có vị thế nhất định trên thị trường với thị phần cao nên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê đã qua tinh chế, các sản phẩm được pha trộn từ cà phê tới người tiêu dùng cuối cùng. Công ty sẽ không ngừng đâu tư mở rộng sản xuất và đâu tư thêm công nghệ để tăng sản lượng sản xuất trong những năm sắp tới Bảng 2. 9 : Khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới Chỉ tiêu 2007 2010 Số lượng nhà máy chế biến 07 10 Chế biến ướt 200.000 350.000tấn/ năm Chế biến khô 100.000 300.000tấn/năm Cà phê tiêu dùng 1.000 5.000 tấn /năm (nguồn: Định hướng phát triển của công ty Thái Hòa ) II . CÁC GIẢI PHÁP 1. Nhóm giải pháp liên quan đa dạng hóa sản phẩm Công ty cần có kế hoạch thu mua và dự trữ hợp lý để thiết lập mối quan hệ với các nhà chế biến cà phê. Đảm bảo được hai yếu tố này công ty hoàn toàn có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với các hãng chế biến. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận giảm sự phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu nước ngòai. Về lâu dài khi uy tín và năng lực kinh doanh tăng lên công ty hoàn toàn có thể tiến hành liên doanh với nước ngoài trong khâu chế biến cà phê để xuất khẩu. Trong thời gian tới cần đảm bảo tốt chất lượng áp dụng tiêu chuẩn chất lượng 4193:2005 cho toàn bộ sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của công ty qua đó đảm bảo xuất khẩu với giá thành cao. Đối với sản phẩm cà phê tiêu dung: cà phê hòa tan, và cà phê 3 in 1 của công ty cần có chiến lược định vị thị trường cho sản phẩm một cách rõ rang từ đó xác định thị trường tiêu thụ chủ lực để tập trung. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng cà phê càng trở nên phổ biến đặc biêt là ở những nước đang phát triển, cà phê đã trở thành một thức uống hàn ngày không thể thiếu được đối với một bộ phận không ít người trong đó đông đảo là những người trẻ tuổi vì vậy công ty có thể đa dạng hóa sản phẩm cà phê hòa tan của mình theo hướng tạo ra nhiều hương vị khác nhau từ các loại hoa quả, giảm nồng độ cà phê. Bước đầu sẽ hướng vào các thị trường trong khu vực và một số nước khác như Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản… Đưa ra một số sản phẩm mới như cà phê nước với sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau thích hợp cho những nhóm đối tượng khác nhau. 2 Các giải pháp liên quan đến nghiên cứu thông tin , mở rộng thị trường xuất khẩu Đối với công ty do nguồn lực tài chính còn hạn chế nên sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn( nghiên cứu tài liệu ) để nghiên cứu thị trường. Phương pháp này ít tốn kém phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Mặc dù độ tin cậy của phương pháp này không cao bằng hình thức nghiên cứu tại hiện trường nhưng điều quan trọng là phải xác định tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp thích hợp và xác định rõ các nguồn thông tin cần thiết, có sự tổng hợp sàng lọc.Các thông tin cần thiết như tổng mức cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới , mức tiêu thụ cầu từng thị trường , mức tiêu thụ bình quân đầu người trên các thị trường ...và quan trọng hơn là các thông tin về giá cả trên các thị trường Các nguồn cung cấp thông tin như : Nguồn thông tin đại diện hệ thống thương mại Việt Nam tại các nước. Các cơ quan này được chính phủ giao trách nhiệm tìm kiếm thông tin và cung cấp thông tin kịp thời về cho các doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin vô cùng hữu ích, đảm bảo tính trung thực của người cung cấp thông tin. Nguồn thông tin từ các tổ chức cà phê : hiệp hội cà phê cà cao Việt Nam, tổ chức cà phê thế giới, hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các thông tin về thị trường giá cả để có những quyết định kịp thời. Để có được nguồn thông tin về thị trường cà phê thế giới doanh nghiệp có thể truy cập trang thông tin điện tử của BộNN&PTNT(www.agroviet.gov.vn) chuyên trang cà phê của trung tâm cung cấp những thông tin về giá cả cà phê giao trong ngày trên thị trường thế giới và những thị trường lớn như Brazil, Costa Rica, Ấn Độ... đồng thời đưa ra những nhận định , thống kê về sản lượng nhu cầu cà phê tiêu thụ cà phê của từng nước, từng khu vực, tổng quan về thị trường cà phê trong nước và thế giới, thông tin về tìm kiếm cơ hội kinh doanh... Bên cạnh các website trong nước doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp tham khảo thông tin thị trường tại các website của một số tổ chức cà phê thế giới để đánh giá, nhận định thị trường, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tiếp cung cấp những thông tin tin cậy về xu hướng nhu cầu tiêu thụ cà phê và những thông tin thống kê chuyên ngành cà phê của Mỹ cung cấp một số báo cáo hàng quý về công nghiệp cà phê của Mỹ, biểu đồ về tiêu thụ , giá bán lẻ, thị trường nhu cầu xuất nhập khẩu... trang web của hiệp hội cà phê thế giới: cung cấp dữ liệu xuất khẩu nhập khẩu, giá cả chỉ tiêu, giá bán lẻ cà phê trên thị trường, cung cấp các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cà phê của các thị trường. www.coffeerearch.org/market cung cấp những thông tin tổng quan đầy đủ nhất về thị trường cà phê thế giới, giá giao dịch, thống kê nhu cầu biến động giá, tình hình xuất nhập khẩu, mối liên hệ thị trường ( với một số website về cà phê của Mỹ và quốc tế. www.incostarica.net: thị trường Costa Rica thị trường Ấn Độ thị trường Jamaica www. tradesignals.com/nybot/quteboard : thông tin thương mại - Các nguồn thông tin từ đại sứ quán , các cơ quan đại diện của nước nhập khẩu tại Việt Nam. - Thu thập thông tin qua việc cử cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu điều tra thị trường hay qua các mối quan hệ với các đối tác bên ngoài. Thực tế hiện nay việc lựa chọn, mở rộng thị trường của công ty còn mang tính thụ động , phản ứng lại với thị trường. Công ty chủ yếu dừng ở việc đáp ứng lại các đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài chưa chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn thị trường vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải chủ động hơn trong vấn đề tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu. 3. Các giải pháp liên quan đến nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cũng như có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên xuất nhập khẩu về những nghiệp vụ thị trường hiện nay vì hoạt động này chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Một thực tế nữa là lây nay chúng ta giao hàng cà phê XK có thói quen dùng phương thức FOB trong ký kết hợp đồng XK khi vận chuyển hàng hóa cà phê bằng container. Phương thức này nhà XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, trong khi container lại được giao ở trên bờ (CY, CFS), vì vậy nhà XK chỉ được vận chuyển cấp vận đơn chưa xếp hàng, do đó nhà XK không thanh toán được tiền hàng. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận tải container, chỉ còn phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Vì vậy, Cần Sử Dụng Điều Kiện FCA (free carrier) thay thế cho điều kiện FOB khi xuất khẩu sẽ đảm bảo lợi ích cho công ty hơn. Đối với hợp đồng mua bán FCA, nhà XK có thể giao hàng cho nhà nhập khẩu ở trên bờ, khi đó người bán cũng giao container cho người chuyên chở trên bờ và khi giao container cho người chuyên chở tại các bãi để container hoặc các trạm giao hàng lẻ, nhà XK đồng thời giao hàng cho người nhập khẩu, nên nhà XK có thể thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp. Vì vậy, khi hoàn thành việc giao container cho người chuyên chở tại CY, CFS, nhà XK có thể thanh toán được tiền hàng ở ngân hàng mà không cần chờ đến khi container được xếp lên tàu,không bị ứ đọng vốn. 4. Quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cà phê trong nước những ngày đầu tháng 3 đã leo lên mức 40.000 đồng/kg - cao nhất trong lịch sử cà phê Việt Nam. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại R2 (FOB) ở mức 2.500 - 2.550 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Với giá xuất khẩu cao như hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 có thể đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VICOFA, khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu là chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các DN càng xuất khẩu nhiều, càng bị thiệt. ( theo báo vietnamnet). Như vậy có thể thấy trong tình hình hiện nay những nguy cơ về rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đã không chỉ nằm trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu như vấn đề biến động về giá, về thanh toán , rủi ro xuất phát từ phía đối tác...mà vấn đề biến động về tỷ giá cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn điêu đứng; và còn hàng loạt rủi ro khác doanh nghiệp cần nhận diện và đối phó như rủi rovề pháp lý Vì vậy trong kinh doanh xuất nhập khẩu phải hết sức quan tâm đến vấn đề phòng tránh rủi ro. - Rủi ro về tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động không lường trước được của tỷ giá hối đoái dẫn đến những bất lợi không lường trước được đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, thị trường tài chính đang có những biến động lớn do tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tỷ gía là rất cần thiết. Rủi ro về tỷ giá hối đoái được xếp vào nhóm các rủi ro thị trường , tức những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra chứ không thể ngăn cho nó không cho nó xảy ra. Để quản trị rủi ro tỷ giá có thể sử dụng biện pháp sau: Thứ nhất là tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá cần có những hiểu biết cơ bản về tỷ gía hối đoái cộng thêm việc theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường. Thứ hai là sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong đó, quan trọng là sử dụng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh: các hợp đồng điển hình và là công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro tỷ gía như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó các bên tham gia thống nhất với nhau mức giá mua bán nhưng việc thực hiện hợp đông sẽ không diễn ra ngay sau khi kí kết mà vào một ngày nhất định trong tương lai. Ví dụ : một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng mua 100.000 USD thanh toán bằng VND theo tỷ giá USD/VND=16.000 được kí kết vào ngày 1/1, có nghĩa là bên bán cam kết vào ngay 1/4 sẽ giao cho bên mua số tiền 100.000 USD, đổi lại bên mua cam kết sẽ thanh toán cho bên bán theo tỷ giá USD/VND= 16.000 bất chấp tỷ giá thực tế vào lúc đó cao hơn hay thấp hơn Như vậy, hợp đồng kỳ hạn giống như một hợp đồng mua bán ngoại tệ thông thường nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng là một ngày xác định trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận mua bán ngoại tệ trong tương lai theo một mức giá đã xác định từ trước. Chính đặc điểm này khiến cho hợp đồng kỳ hạn trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu hiệu cho doanh nghiệp. Lợi ích ở đây là nhà kinh doanh biết được chi phí cần phải bỏ ra để chủ động kế hoạch kinh doanh. Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng trong đó bên mua trả cho bên bán một khoản tiền nhất định để được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn. Có hai loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua Trong hợp đồng quyền chọn bán, bên mua quyền chọn được quyền bán cho bên bán quyền chọn một số lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá đã thỏa thuận lúc kí hợp đồng. Ngược lại trong quyền chọn mua, bên mua quyền được quyền mua ngoại tệ từ bên bán quyền chọn theo tỷ giá đã thỏa thuận trước vào một ngày trong tương lai. Với đặc điểm như vậy, hợp đồng quyền chọn không chỉ giúp cho việc ngăn ngừa rủi ro tỷ giá vì bên mua quyền chọn được bên bán cam kết sẽ bán hoặc mua theo một tỷ giá cố định mà còn giúp cho bên mua quyền chọn không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời nếu tỷ giá biến động khác với dự kiến. 5. Ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Thương mại điện tử đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty nên có những ứng dụng phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của mình Trước tiên phải đảm bảo hoạt động của Website giới thiệu về công ty về sản phẩm để các đối tác nước ngoài có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin khi họ có nhu cầu giao dịch, cũng như kịp thời phản hồi những ý kiến từ phía khách hàng. Đặt đường liên kết đến với Website của các tổ chức về xuất khẩu cà phê khác như của hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, các website có chuyên trang giới thiệu về cà phê như Agroviet.gov.vn.... 6. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch Xuất khẩu qua sàn giao dịch đã trở nên hình thức giao dịch chính trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Vì vậy còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để tham gia tốt vào thị trường giao dịch này để khai thác hết những lợi ích của hình thức giao dịch này mang lại. Vấn đề đầu tiên là phải đào tạo nâng cao kiến thức doanh nghiệp về các nghiệp vụ của các thị trường này. Trong thời gian qua doanh nghiệp đã tham gía vào sàn giao dịch hàng hóa ở NewYork nhưng nhìn chung mới chỉ ứng dụng ở mức độ dựa trên thông tin về giá cả ở các thị trường đó làm căn cứ xác định giá hợp đồng xuất khẩu, và tìm kiếm khách hàng. Thế nhưng những công cụ rủi ro của sàn giao dịch cung cấp cho doanh nghiệp vẫn chưa được doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần làm quen với một số nghiệp vụ bảo hiểm cho hợp đồng giao dịch cho mình như sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc nghiệp vụ tự bảo hiểm ( hedging) Giao dịch kỳ hạn( Forward transaction) là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc bảo hiểm rủi ro do chênh lệch giá giữa lúc kí hợp đồng với lúc giao hàng. Nghiệp vụ này cũng giống như thực hiện hợp đồng kỳ hạn đối với ngoại tệ như đã trình bày ở trên Nghiệp vụ tự bảo hiểm( hedging) là một biện pháp kỹ thuật thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch. Sử dụng hedging như thế nào? Một doanh nghiệp ký hợp đồng bán 100 tấn cà phê robusta (20 lot) với mức giá 1200 USD/tấn giao trong tháng 10/2006. Sợ giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng, doanh nghiệp quyết định đặt mua qua thị trường LIFFE 20 lot với cùng mức giá 1200 USD/tấn tại thời điểm chốt giá bán cà phê thật. Đến thời điểm giao hàng, giá tăng lên 1250 USD/tấn, thì hàng thật của doanh nghiệp bị lỗ 50 USD mỗi tấn. Thế nhưng trên thị trường kỳ hạn, doanh nghiệp lời tương tự là 50 USD/tấn. Như vậy dù giá lên, doanh nghiệp vẫn không bị lỗ hàng, vẫn đảm bảo doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu do lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia. 7. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức hiệp hội ngành nghề Hiệp hội ngành hàng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên. Với ngành cà phê, Hiệp hội cà phê và cà cao Việt Nam sẽ có nhiệm vụ xây dựng ngành cà phê bền vững và giúp đỡ doanh nghiệp vì vậy cần tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức này như tranh thủ sự giúp đỡ về đào tạo nhân lực tập huấn những nghiệp vụ thị trường mới như tham gia sàn giao dịch cà phê hiện nay. II. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI 1. Đối với các cơ quan nhà nước Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần ưu tiên đầu tư đúng mức cho giống cà phê trong chương trình quốc gia . có kế hoạch cụ thể về việc tuyển chọn , khảo sát thí nghiệm và chuyển giao rộng rãi những giống cà phê có chất lượng tốt, có năng suất cao và phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng cho người trồng cà phê để từng bước cải tạo vườn cây đồng thời hướng dẫn những hộ đơn vị trồng cà phê thực hiện nghiêm túc chất lượng cây trồng, các quy trình kỹ thuật canh tác, nhất là nguồn nước cho vườn cây. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các địa phương khảo sát quy hoạch quy mô, công nghệ chế biến cho phù hợp với từng vùng từng đơn vị sản xuất cà phê. Nên đầu tư công nghệ chế biến ướt với hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cà phê nhân. Đồng thời cũng phải xây dựng một số nhà máy lớn ở một số vùng trọng điểm để đảm bảo chế biến cà phê kịp thời và đạt chất lượng cao khi vào chính vụ thu hoạch. Song song với các vấn đề trên, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được thực hiện nghiêm túc. Các bộ, ngành, đơn vị chức năng cần xây dựng lại tiêu chuẩn chất lượng cho phù hợp với tiều chuân của thế giới , trước mắt là đưa bộ tiêu chuẩn 4193:2005 vào thực hiện. Việc hình thành một thị trường giao dịch chuyên về cà phê (sở giao dịch hàng hóa) ở Việt Nam là cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong nước làm quen với việc mua bán trên thị trường này. Đồng thời trong tương lai sở giao dịch cà phê của Việt Nam cũng sẽ phải nối mạng với sở giao dịch cà phê của các nước để cung cấp những thông tin, đặc biệt là thông tin về giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp và cả các nhà sản xuất trong nước. Việc thành lập một sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam mà đầu tiên là về sản phẩm cà phê là cần thiết để bước đầu tạo cơ sở vật chất cần thiết cho các thương nhân làm quen với cách thức mua bán hàng hóa mới trong nền kinh tế thị trường. Theo thông lệ quốc tế, hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa phải đảm bảo 2 điều kiện: tiêu chuẩn hóa về chất lượng và độ lớn giá trị được giao dịch. Vì vậy với sự thành lập của sở giao dịch cà phê hai yếu tố này sẽ được cải thiện đặc biệt là vấn đề chất lượng đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Việt Nam đã có một số những tiền đề vật chất và pháp lý Luật Thương mại đã cho phép mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn nhưng nhìn chung, sàn giao dịch nông sản giao sau còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện và thiếu cả sự quan tâm đúng mức của các địa phương, bộ, ngành. Do vậy để khai thác có hiệu quả sàn giao dịch cà phê trước mắt và các loại nông sản khác trong tương lai, Nhà nước cần sớm hòan thiện chính sách quản l‎y đối với họat động này. Bên cạnh những quy định khung của Luật Thương mại, Chính phủ cần sớm soạn thảo và ban hành các quy định cụ thể liên quan đến điều kiện thành lập và quy chế hoạt động của sở giao dịch hàng hóa; quy chế cụ thể cho hoạt động của người môi giới tại sở giao dịch hàng hóa, quy phạm hóa các tiêu chuẩn của hàng hóa và việc quản lý chất lượng của hàng hóa lưu thông trên thị trường này. Ngoài ra để sở giao dịch hàng hóa hoạt động tốt, cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà môi giới cũng như các nhân viên giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa để những người này có thể hỗ trợ người mua, người bán trong điều kiện sở giao dịch hàng hóa mới được hình thành và đa số những người tham gia mua và bán trên thị trường đặc thù này còn chưa thực sự am hiểu về nó. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê tiếp cận sàn giao dịch, như mở những lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, hỗ trợ cho vay vốn để nộp tiền k‎ý quĩ; tạo điều kiện cho họ sử dụng sàn giao dịch cà phê như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro khi giá có biến động. Đối với ngành cà phê Việt Nam: - Ngành cà phê VN cần có chiến lược hành động chung để giải quyết một loạt những điểm yếu đang tồn tại. Đó là quan tâm nâng cao chất lượng cà phê và đầu tư vào khu vực sản xuất, chế biến cà phê giá trị gia tăng như việc sáng tạo ra các loại cà phê hỗn hợp với cà phê arabica, có giá thành hạ và theo yêu cầu của khách hàng. Nếu chỉ sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm thô, không có nhiều giá trị gia tăng thì sẽ không có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. - Tiến tới nhà nước nên có chương trình hỗ trợ để thành lập một quỹ dự trữ cà phê. Nhìn từ Brazil, một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới nhưng hằng năm họ đều có kế hoạch mua cà phê dự trữ để bán ra khi giá cao thì việc có một quỹ dự trữ cà phê đối với VN lúc này là rất cần thiết. Một giải pháp quan trọng khác để thúc đẩy phát triển ngành, nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê xuất khẩu là đổi mới tổ chức sản xuất trồng cà phê thành lập các hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn tự nguyện. Chỉ có đổi mới tổ chức sản xuất, người dân mới có điều kiện tiếp thu đồng đều kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, làm ra sản phẩm có chất lượng cao. Lâu nay, chúng ta từng nghe nhiều về các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Vinacafé, Cà phê Trung Nguyên,… Nhiều người cho rằng với những thương hiệu này thì người nước ngoài sẽ biết nhiều về cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, lượng cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian qua, sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu của mình ra trường quốc tế là rất đáng khích lệ. Nhưng chỉ làm ở cấp độ các doanh nghiệp như lâu nay khó mà quảng bá được sản phẩm cà phê nổi tiếng của Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, để quảng bá cho sản phẩm cà phê Việt Nam thì bên cạnh việc hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm cà phê của mình; Nhà nước cũng cần phải có một chiến lược mang tầm quốc gia để xây dựng một thương hiệu cũng mang tầm cỡ quốc gia là "Cà phê Việt Nam". Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu hướng vào xuất khẩu cũng cần chú trọng hơn nữa đến thị trường trong nước vì nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Việt sẽ tăng lên mạnh mẽ cùng với sự phát triển về kinh tế. Nhiều kết quả điều tra cho rằng, tiêu thụ cà phê nội địa của VN chỉ khoảng 10% sản lượng, trong khi bình quân các nước thành viên ICO lại đạt đến 25,16%. Mỗi năm bình quân một người VN uống 0,5 kg cà phê, trong khi người Bắc Âu là 10 kg, người Tây Âu 5-6 kg. 2. Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng và rất hữu hiệu trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam phải là một loại hình liên kết hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên kết hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí , tiết kiệm nguồn lực , tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phượng diện : về không gian thời gian, khoảng cách chi phí tốc độ và tính ổn định của các giao dịch trên thị trường...Qua đó, quy mô và không gian kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được mở rộng và có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực và thị trường. Hiệp hội cà phê cà cao với những vai trò đó trong thời gian tới cần tạo điều kiện hơn nữa giúp đỡ các doanh nghiệp trên một số phương diện sau: - Về hoạt động thu mua nguyên liệu có thể họp hội viên thống nhất khung giá, . Ban hành cơ chế giá thu mua hạt cà phê theo hướng khuyến khích cà phê chất lượng cao đối với nông dân.  giúp các hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay. - Giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường giao dịch cà phê lớn trên thế giới. Trong đó, những vấn đề hàng đầu là mở những lớp tập huấn đào tạo cho các doanh nghiệp có thể nắm được quy chế hoạt động của các sàn giao dịch này từ đó có thể tham gia thành công vào các sàn này. Trước mắt hỗ trợ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn ma Thuột- Đắk lắk, đồng thời tích cực đề xuất và phối hợp với Bộ Nông Nghiệp &PTNT xây dựng đề án “Hợp tác giữa sàn giao dịch cà phê Việt nam với sàn giao dịch cà phê Chicago” - Hiệp hội cũng nên đóng vai trò như tổ chức trợ giúp pháp lý đối với doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra như tư vấn về các thủ tục giải quyết tranh chấp, hỗ trợ các thủ tục, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. - Có những kiến nghị kịp thời lên cơ quan nhà nước để giải quyết những khó khăn khúc mắc cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần đứng ra là vai trò trung gian giúp doanh nghiệp xây dựng các đề án xuất khẩu đối với từng thị trường để có chính sách hỗ trợ phù hợp. - Mỗi năm tổ chức 1-2 lần sinh hoạt của các nhà xuất khẩu cà phê cả nước nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tìm các giải pháp xử lý tình huống trong các hợp đồng . Đề ra sách lược thống nhất trong kinh doanh nhằm góp phần ổn định giá có lợi chung cho nông dân và doanh nghiệp. - Tích cực và chủ động phối kết hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thành đề án “Nâng cao chất lượng cà phê Việt nam” trình Thủ tướng chính phủ thông qua trong năm 2008. trong đó chú ý giải pháp tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chế biến sau thu hoạch, cũng như giải pháp nâng cao sức tiêu dùng nội địa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ấn phẩm 10 năm cà phê Thái Hòa của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái hòa và các số liệu báo cáo của công ty: báo cáo tài chính, báo cáo tình hình phát triển kinh doanh, định hướng trong thời gian tới.... 2. Bộ Công Thương- Tạp chí Thương mại 3. Luận văn của các khóa trước 4. Kỷ yếu hộ thảo Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 2003 5. PGS, TS Trần Chí Thành, 2003 “Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 6.PGS, TS Võ Thanh Thu 2005 , “ Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Trường Đại học Kinh tế quôc dân- Tạp chí kinh tế phát triển 8.Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội- Tạp chí kinh tế đối ngoại 9.Trường Đại học Thương mại- Tạp chí Khoa học Thương mại 10. Đỗ Hữu Vinh , “Marketing xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Thống kê 11. Website : www.ICO.com - website của tổ chức cà phê thế giới www.vicofa.gov.vn - Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam www.Agroviet.gov.vn - Website chuyên về hàng nông sản củ Việt Nam Và các báo điện tử khác như Vietnamnet, Vneconomy, Diễn đàn doanh nghiệp, Vov, .... KẾT LUẬN Có thể nói hiện nay xuất khẩu mặt hàng cà phê còn nhiều vấn đề cần đặt ra giải quyết đối với các ngành các cấp đặc biệt giữ vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng này để nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này cũng như xây dựng được thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa với tư cách là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam về mặt hàng cà phê càng phải đặt vấn đề này như một nhiệm vụ cấp bách. Trong bài luận văn của mình, em cũng đã nêu lên được một số thực trạng cũng như một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong sự góp ý bổ sung của các thầy cô, các anh các chị làm việc trong công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc và các Anh chị tại phòng kinh doanh đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7936.doc