Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

Tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU: ... Ebook Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn I: Lêi më ®Çu Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẻ của cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, xu hưóng toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng sâu rộng thì quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và đặc biệt quan hệ thương mại Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) nói riêng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc mỡ rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII, tháng 6 năm 1996, Đảng đã nhận định rằng: “ Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu”. Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh mạnh, vững chắc các nghành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, có khã năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các nghành công nghiệp sử dụng vốn ít, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế. Ngành dệt may là một nghành hàng truyền thống, lâu đời ở Việt Nam,là nghành có trình độ phát triển phù hợp với lực lượng sản xuất,do vậy mà Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, xây dựng thành một nghành công nghiệp mũi nhọn. Với thế mạnh đó Việt Nam xác định tới năm 2010 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, nhu cầu về sản phẩm dệt may là rất lớn.Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU được xác định là một mục tiêu quan trọng để tăng nhanh kim nghạch xuất khẩu của nước ta. Việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã làm được những gì và cần phải làm gì để đẩy mạnh hơn nữa. Để hiểu rõ hơn vấn đề này em xin nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU” Đề tài này gồm có 3 phần Phần I: Lời mở đầu Phần II: Nội dung Chương I: Sự cần thiết xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Phần III: Kết Luận Trên cơ sở những kiến thức đã học và việc tổng hợp các tài liệu, sách báo, tạp chí, Em hy vọng đưa ra những nội dung cô đọng và cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Do sự giới hạn về thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu còn hạn hẹp cùng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế chắc chắn sẻ không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy các cô. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình cũa thầy giáo Lê Công Hoa đã giúp em hoàn thành đề án này. Hà Nội ngày 19 tháng 04 năm 2003 Sinh viên: Nguyễn Thị Ái Vân PhÇn II: Néi dung Chương I: Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 1. Vai trò của việc khẩu hàng dệt may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân Vai trò của hoạt động xuất khẩu Trong nền kinh tế quốc dân, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Đây không phải là một hành vi mua bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vạ trí và vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Xét riêng về phần mình, trong mối quan hệ hữu cơ với nhập khẩu, xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu và là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu. Đối với quá trình phát triển kinh tế, xuất khẩu mang một ý nghĩa và tầm quan trọng nhất định. Trước hết, xuất khẩu là một hoạt động tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư và công nghệ tiên tiến. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu, xuất khẩu qua đó đã quyết định quy mô và tốc độ nhập khẩu. Thứ hai, xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành khác phát triển chẳng hạn khi phát triển nghành dệt may xuất khẩu sẻ tạo cơ hội đâỳ đủ cho việc phát triển nghành sản xuất nguyên liệu như bông , đay, thuốc nhuộm. Sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu, thực vật, chè …) có thể sẻ kéo theo sự phát triển của nghành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. Thứ tư, xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá đất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thứ năm, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy nền sản xuất trong nước. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu được áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, giúp ta có nguồn lực công nghiệp mới, tăng sản xuất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Bên cạnh đó tạo khã năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng khã năng cung cấp đầu vào, góp phần cho sản xuất, phát triển kinh tế ổn định. Thứ sáu, xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề lao động-việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẻ thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhật khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. Thứ bảy, xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại. Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò của nhà nước ta trên trường quốc tế. Nhờ có những hàng xuất khẩu mà đã có nhiều nước đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với nước ta. Thứ tám, xuất khẩu đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Việc đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, thông qua việc phát triển các ngành chế biến, xuất khẩu đã góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, giảm bớt những thiên tai do điều kiện thiên nhiên ngày càng trở nên bất lợi cho hàng hoá và nguyên liệu cho xuất khẩu . Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Ngành công nghiệp dệt may , với vị trí là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, có truyền thống lâu đời, các sản phẩm dệt may được xem là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, bên cạnh những vai trò chung nêu trên thì hoạt động xuất khẩu hàng dệt may còn đóng vai trò làm cầu nối,là bước thănm dò và thâm nhập hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới và thị trường EU nói riêng… 2. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU. 2.1 Sự cần thiết tăng cường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. 2.1.1. Xuất phát từ ưu thế của ngành dệt may. Khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhờ có chiến lược : hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới và có giá trị thặng dư cao. Đặc biệt ngành dệt may xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam . Giải quyết việc làm cho người lao động, cung cấp hàng hoá trong nước, tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta. Hàng dệt may là một nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Với vị trí hiện nay của ngành hàng này đối với nền kinh tế quốc dân cũng như đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự tăng cường xuất khẩu hàng dệt may là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và yêu cầu của hoạt động xuất khẩu trong nước. Điều đó thể hiện qua những vấn đề sau. Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân. Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế đất nước. Ngành góp phần quan trọng đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm. Đồng thời có nhiều khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Hiện nay, ngành dệt may là ngành sản xuất hàng xuất khẩu quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Ngành dệt may là ngành đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối ít (so với các ngành công nghiệp khác), phát huy hiệu quả tương đối nhanh, giải quyết lao động xã hội phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển. nhiều nước công nghiệp phát triển ngày nay đã đi lên từ ngành dệt may. Các nước NICs cũng là một điển hình của việc phát triển ngành hàng này. Lợi thế của ngành dệt may nước ta. Lợi thế đáng kể nhất của ngành dệt may nước ta là giá nhân công rẻ, trình độ tay nghề của người lao động lại ở vào mức khá so với các nước khác. Điều này rất quan trọng vì nước ta hiện nay có một lực lượng lao động nhàn rỗi khá lớn (nhất là lao động nữ) rất phù hợp với ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động này. Thêm vào đó, trong sản xuất hàng dệt may , chúng ta đảm bảo cung ứng được một phần nguyên phụ liệu do sản xuất trong nước không phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Mặt khác, đây là ngành sản xuất hàng xuất khẩu dòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu cho từng công đoạn lớn. Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta hiện nay, có thể đây là một lợi thế của ngành. d.Thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhưng chủ yếu là phần kim ngạch may gia công xuất khẩu (hàng năm chiếm trên 80% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành )nên lợi nhuận thực tế thu được từ xuất khẩu không cao trong khi tiềm năng để phát triển ngành này ở nước ta còn to lớn. đây là một lý do quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc trong thời gian tới. Chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp. Điều đó cho thấy cần có các biện pháp đầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của khách hàng dệt may trên thị trường. 2.2. Đặc điểm của thị trường EU Liên minh Châu Âu (EU), một tổ chức kinh tế hùng mạnh, một trong ba trung tâm lớn của kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật và EU) ngày một phát triển. Đây là trung tâm thương mại-tài chính khổng lồ với sức mạnh của 12 trong số 15 thành viên dùng chung đồng tiền của cả khối- đồng EURO, từ ngày 1-1-2002, thay cho các đồng tiền của từng nước thành viên đã tồn tại hàng trăm năm trước đây. Tuy trước mắt có khó khăn do các nước trên thế giới đã quen với đông France của Pháp, đồng Mác của Đức…, nhưng chỉ một thời gian nữa đồng EURO sẽ tạo được thuận lợi mới, ngang sức với đô la Mỹ. Năm 2001 là năm đầy thử thách lớn về kinh tế của cả thế giới, là năm kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, tăng trưởng ước chỉ đạt 1,1% so với 3,8% của năm 2000, trong đó: Hoa Kỳ chỉ đạt 1,1% so với năm 2000, Nhật Bản thậm chí còn thụt lùi (- 0,5%) nhưng EU vẫn đạt mức khá hơn là 1,8% so với năm 2000. Sự ra đời và việc sử dụng đồng EURO nằm trong chiến lược đã được chuẩn bị từ lâu, nên ngay sau ngày mở màn 1-1-2002, đồng EURO đã ổn định, tạo thế mới cho cả Liên minh. Cần nhấn mạnh là tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU khá ổn định, GDP hàng năm tăng từ 1,8% đến 2,7% suốt từ 1995 đến 2001, hầu như không bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998. Đây chính là nguyên nhân làm cho thương mại và kinh tế của EU phát triển chắc chắn, tạo sức mạnh cho nền kinh tế thế giới. Nếu GDP năm 1998 của EU đạt 8.482 tỷ USD (chiếm 19,8% GDP toàn cầu), năm 2000 đạt 9.050 tỷ USD (khoảng 20% GDP toàn cầu) thì năm 2001 đã vượt 20%. Tính theo đầu người, GDP năm 1995 của EU là 23.089 USD/người, năm 2001 đạt trên 24.000 USD. Năm 2001 tuy mức tăng trưởng không lớn, nhưng trong lúc kinh tế thế giới đang gặp khó khăn mà EU vẫn phát triển và có tín hiệu sẽ tăng trưởng nhanh khi ổn định được nền tài chính với sức mạnh của đồng EURO. Điều đó chứng tỏ tiến trình nhất thể hoá Châu Âu của EU đã đạt những kết quả to lớn về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Trong cuộc chậy đua của ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, EU vẫn tiếp tục thể hiện sức mạnh của mình. Về thương mại: Là một trung tâm lớn với doanh sô xuất nhập khẩu năm 1997-2001 đạt trung bình 1.600 tỷ USD, chiếm 21% của thế giới, trong đó khoảng 50% là buôn bán giữa các nước thành viên. Thị trường nhập khẩu chính của EU là Mỹ, các nước OPEC, ASEAN, Trung Quốc, Nga, Thuỵ Sĩ. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU lớn nhất thế giới, chiếm 45-47% tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) các năm 1994-2001 của toàn thế giới (so với Mỹ là 27% và Nhật gần 7%). Ngay từ cuối những năm 1960, EU đã là thị trường có hệ thống hải quan trống nhất với định mức chung cho các nước thành viên. Từ khi hiệp định Maastrich có hiệu lực (1-1-1993), EU trở thành thị trường thống nhất, huỷ bỏ đường biên giớ hải quan nên việc tự do hoá thương mại nội bộ khối cơ bản định hình. Các quốc gia thành viên EU thực hiện chung một chính sách thương mại, tiến hành xuât nhập khẩu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ chung trong khối. Về tập quán và thị hiếu tiêu dùng: EU với 15 quốc gia thành viên, dân số 376 triệu người cho phép tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động và vốn nội bộ khối. Mỗi nước thành viên vẫn giữ đặc điểm tiêu dùng riêng nên hàng hoá vẫn đa dạng và khác nhau. Tuy nhiên thị trường EU có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất như: ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh. Ví dụ: thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm độc môi trường; hàng may mặc và giầy dép có chất lượng và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất (tối kỵ nhất chất AZO-dyes). Mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giầy vải thay cho giầy da đang thịnh hành. Mức sống của Châu Âu cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý họ. Hàng hoá của các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác là loại chất lượng trung bình, phù hợp với người dân có mức sống trung bình(khoảng 65-70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp(10%v dân số). Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng bền trước đây nay sang hàng sử dụng ngắn ngày, rẻ hơn chút ít, nhưng chất liệu tự nhiên(dùng bông sợi tự nhiên không phải sợi tổng hợp, đồ gỗ không phải đồ nhựa). Thông lệ mua bán: Thông lệ mua bán khá chặt chẽ và chia thành hai loại: a). Kênh phân phối theo tập đoàn sản xuất trong EU hay nhập khẩu, chỉ cung cấp cho các hệ thống cửa hàng siêu thị của mình. Đây là xu hướng tiêu thụ chính. b). Kênh phân phối tự do gồm các nhà sản xuất trong khố và nhập khẩu để cung cấp cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn của họ và cung cấp cho cả các tập đoàn các công ty bán lẻ độc lập khác. Bảo vệ người tiêu dùng: Một hệ thống qui định bảo vệ người tiêu dùng đã hình thành trước đây, nay được bổ sung, điều chỉnh cho chặt chẽ, kiểm tra ngay từ nới sản xuất và hệ thống tiêu thụ. Trong hệ thống đó qui định các thành phần của sản phẩm, cách ảo quản và khi có hiện tượng độc hại thì kịp thời báo động; kể cả việc làm sai qui tắc như: đóng gói bao bì, nhãn mác, các sản phẩm nhập lậu, đến các bản quyền… Chính sách ngoại thương: Thống nhất trong nội bộ khiối, giữa các nước thành viên như: không đánh thuế giữa các nước, thực hiện chính sách tự do thương mại, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng, áp dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá. Tự do thương mại thực hiện bằng việc giảm thuế, xoá bỏ hạng ngạch, chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập từ nagỳ 1-7-1999 đến ngày 31-12-2001. Tóm lại: Chính sách và chế độ quản lý xuất nhập khẩu của EU rất phức tạp, do đó cần phải có đầy đủ thông tin cập nhật và có bộ phận theo dõi phân tích. Trong thực tế, các nước đang phát triển chỉ sử dụng được 48% cá ưu đãi của EU theo chế độ GSP, EU là thị trường rất khó tính luôn đòi hỏi chất lượng cao. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 3.1. Các nhân tố kinh tế Những điều kiện kinh tế có tác động rất mạnh đến khối lượng buôn bán, đầu tư hàng năm. Song sự gia tăng buôn bán, đầu tư có xu hướng biến đổi nhanh hơn sự thay đổi của nền kinh tế. Sự thay đổi về mức giàu có trên thế giới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ giá trị hàng hoá lưu chuyển quốc tế. Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang có xu hướng tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm thế giới ở một thời kỳ dài. Điều này có nghĩa là sự tương quan so sánh giữa kinh doanh và sản xuất không cố định mà luôn thay đổi qua các thời kỳ. Mức độ gia tăng khối lượng và giá trị hàng hoá kinh doanh tuỳ thuộc rất lớn vào mức độ can thiệp của chính phủ. Thông qua các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô mà nhà nước thực hiện, sự điều tiêt khối lượng hàng hoá từ nước ngoài vào và các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chỉ mở rộng kinh doanh ở nước ngoàikhi nhu cầu ở nước ngoài vẫn gia tăng đều đặn trong một thời kỳ dài. 3.2. Nhân tố khoa học và công nghệ Sự tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở từng quốc gia, làm cho nhiều quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong thế kỷ này đã làm xuất hiện những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ làm thay đổi vị trí của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Nhiều sản phẩm như máy tính, hàng điện tử, máy bay… Hiện nay hầu hết những kỹ thuật công nghệ mơi, hiện đại đều xuất phát từ các quốc gia tiên tiến đã công nghiệp hoá. Vì vậy, các doanh nghiệp từ các quốc gia này đang nắm dữ phần mậu dịch và đầu tư lớn hơn trong nhiều lĩnh vực, đây là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh… 3.3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự Sự ổn định hay bất ổn về chính trị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị, các quan điểm chính trị, xã hội đều tác động trược tiếp đến phạm vi lĩnh vực, mặt hàng, đối tác kinh doanh. Các cuộc xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ quốc gia và giữa các quốc gia đã dẫn đến sự thay đổi lớn về các mặt hàng sản xuất . Cụ thể là xung đột quân sự đã làm phá vỡ những quan hệ kinh doanh truyền thống,làm thay đổi hệ thống chuyển hàng sản xuất phục vụ tiêu dùng dân cư sang phục vụ chiến tranh từ đó tạo ra hàng rào vô hình ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế. 3.4 Sự hình thành các liên minh, liên kết kinh tế-chính trị và quân sự. Việc hình thành các khối liên kết kinh tế chính trị, quân sự đã góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia thành viên, làm giảm tỷ lệ mậu dịch với các quốc gia ngoài thành viê. Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia thành viên trong khối thường tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thoả ước để tường bước nới lỏng hàng rào vô hình,tạo điều kịên cho hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển . Bên cạnh các hiệp định song phương và đa phương, giữa các quốc gia đã và đang ký kết, các tổ chức kinh tế quốc tế đặc biệt là ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh doanh quốc tế . Chính các tổ chức này đã cung cấp vốn cho các chương trình xã hội và phát triển kinh tế hạ tầng cơ sở. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Về năng lực và kết quả đạt được của ngành dệt may trong những năm qua. Công nghiệp dệt may Việt Nam là một ngành có vai trò quan trọng phục vụ nhu cầu đời sống dân cư, là ngành đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của nước ta hiện nay. dệt may cũng là ngành thu hút một khối lượng lao động đáng kể, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng và là ngành trong thời gian qua có sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê sơ bộ đến giữa năm 2000, năng lực sản xuất toàn ngành dệt may tính theo sáu nhóm sản phẩm chính như sau: Xơ Pes công suất thiết kế 167 nghìn tấn, hoàn toàn thuộc về đầu tư nước ngoài. Kéo sợi: 282 nghìn tấn, trong đó phần trong nước chỉ có 72 nghìn tấn. Vải các loại: 800 triệu mét trong đó trong nước 380 triệumét. Đối với ba sản phẩm trên phần đầu tư nước ngoài tính theo giấy phép đã cấp, thực tế mới đạt khoảng 35% vốn đầu tư. dệt kim: 32 nghìn tấn, trong nước 20 nghìn tấn. Khăn bông: 27,2 nghìn tấn, trong nước 18,8 nghìn tấn. Năng lực sản xuất trong nước thực tế chỉ có thể huy động 70% công suất dệt vải và kéo sợi vì thiết bị máy móc củ chiếm tới 60%. Hàng may mặc: toàn ngành 400 triệu sản phẩm, trong đó trong nước 200 triệu có khả năng huy động đạt công suất thiết kế. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) đến cuối 1999, ngành dệt may có 178 dự án liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 1714 triệu USD. Trong đó chỉ có 2 dự án vào vùng núi phía Bắc, 4 dự án váo tây nguyên, 5 dự án vào vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, 6 dự án vào vùng ĐBSCL, còn lại tập trung vào vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ(80%). Đối với đầu tư trong nước tổng đầu tư XDCB của tổng công ty dệt may (1990-1999) khoảng 3500 tỷ đồng, trong đó chỉ 114 tỷ vào vùng núi phía Bắc, 1300 tỷ vào kinh tế trọng điểm phía Bắc, còn lại đầu tư trọng điểm vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1996 1997 1998 1999 Ước 2000 Sợi các loại 1000 tấn 58 59 65 69,5 75 80 82 Vải lụa Triệu mét 318 263 285 300 316 331 380 Hàng may mặc Triệu SF 125 171 207 213 290 367 389 Hàng dệt kim Triệu SF 29 30 25 25,4 28 29,6 32,3 Sản xuất các sản phẩm dệt may 10 năm qua đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng không đều. Riêng xuất khẩu có sự tăng trưởng cao bình quân 27,3% năm, từ 178,7 triệu đô lănm 1990 lên 850 triệu năm 1995, 1747 triệu năm 1999 và dự kiến năm 2000 đạt 2 tỷ đô la. Năm 1999 giá trị sản lượng dệt may chiếm 8,6% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp , kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% tổng kim nghạch xuất khẩu của cả nước. Trong dệt may,tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) có tỷ trọng lớn áp đảo các doanh nghiệp khác. Năm 2000 tỷ trọng của VINATEX chiếm 30,6% về giá trị sản lượng , 28% vế xuất khẩu; 88,2% về sản xuất sợi, 45,5% đối với vải lụa, 27,7% sản phẩm may. Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may trong bối cảnh tự do hoá thương mại Trong những năm gần đây ở Việt Nam, vấn đề về khả năng cạnh tranh được đặt ra khả năng nghiên cứu và tranh luận nhiều. Trên thế giới vấn đề này đã được bàn đến trong các tài liệu về kinh tế và kinh doanh từ những năm 1980. Đây là một khái niệm rộng, thể hiện ở tầm vĩ mô và vi mô. Nhưng tựu trung đó là khã năng kinh doanh và dựa trên môi trường cạnh tranh kinh tế được tạo nên bởi chính phủ. Trong diều kiện mở cửa, hội nhập của nước ta hiện nay, là thành viên của ASEAN, APEC và đã ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ và sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO trong tương lai thì việc xem xét khả năng cạnh tranh của đất nước như thế nào, Việt Nam có lợi thế gì, ở những lĩnh vực nào, sản xuất những sản phẩm gì, chiếm lĩnh thị trường nào và Việt Nam thực sự có lợi từ hình thức thương mại nào là cần thiết và cấp bách. Bài viết này tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành dệt - một ngành mà nhiều nhà kinh tế trong nước cho rằng có khả năng cạnh tranh cao. Qua đó góp phần nhận thức đúng đắn hơn về khả năng cạnh tranh của ngành dệt trong điều kiện hội nhập-đặc biệt là trong tiến trình thực hiện AFTA, đồng thời đưa ra những gợi ý đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường tương đồng với khả năng cạnh tranh của ngành. 2.1 thực trạng ngành dệt trong những năm gần đây Tình hình sản xuất Trong những năm của thập kỷ 90, ngành dệt có tốc độ phát triển không ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt 13% năm 1994, sau giảm xuống dưới 1% vào năm 1995 và lại tăng lên 14% vào năm 1997. Tốc độ phát triển không đều nói trên một phần là do sự yếu kếm của ngành dệt trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước của các sản phẩm dệt Việt Nam so với sản phẩm dệt ngoại, phần khác là do thiếu nguồn vốn nhập trang thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất vào những năm 1995-19 Bảng 1: Những chỉ tiêu cơ bản của ngành dệt trong những năm 1990 Đơn vị: tỷ đồng 1993 1994 1995 1996 1997 1998 GDP 36735 39982 195567 213833 231264 244676 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,07 8,84 9,54 9,34 8,15 5,8 Giá trị tổng sản lượng của ngành dệt 1438,3 1624 6176,2 6373,6 7261,2 7696,9 Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng ngành dệt trong GDP(%) 3,92 4,06 3,16 2,98 1,87 1,87 Giá trị tổng sản lượng của ngành dệt may 1806 2180 9126 9774 11587 12282 Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng dệt trong giá trị tổng sản lượng ngành dệt may 79,6 74,5 67,7 64,2 62,7 82,7 tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng của ngành dệt(%) 1,1 12,9 0,6 3,2 13,9 6,0 Nguồn: niên giám thống kê Ghi chú: số liệu của năm 1993 và 1994 tính theo giá trị cố định năm 1989, số liệu của các năm khác tính theo giá cố định năm 1994. Số liệu năm 1998 là ước tính Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng ngành dệt trong GDP có xu hướng giảm dần, chiếm gần 4% GDP năm 1993 xuống còn gần 2% GDP năm 1998. Và ngay trong ngành dệt may cũng phản ánh xu hướng này. Mặc dù dệt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành dệt may, nhưng tỷ trọng của ngành dệt đã giảm đi rất nhiều, từ gần 80% năm 1993, xuống còn hơn 6% năm 1998. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của một số mặt hàng dệt quan trọng trong những năm 1994-1998(tính theo hiện vật) 1994 1995 1996 1997 1998 Sợi dệt 16 34 11 3 5 Vải lụa 6 15 8 5 6 Len dạ 50 7 36 7 -6 Hàng dệt kim -13 12 -16 -1 16 Nguồn: -Niên giám thống kê 1998 - Bộ công nghiệp Ghi chú: Số liệu năm 1998 là ước tính Thực trạng công nghệ, trang thiết bị Thực trạng công nghệ, trang thiết bị của ngành dệt rất khác nhau tuỳ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau của ngành như: kéo sợi, dệt thoi, dệt kim, nhuộm, in và hoàn tất. Mặc dù ngành dệt đã có nổ lực đầu tư đổi mới trang thiết bị, xong nhìn chung toàn ngành, công nghệ, trang thiết bị vẩn ở trong tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực. Đối với lĩnh vực kéo sợi: Đến năm 1996 ngành có 800.124 suốt kéo sợi và 3.520 rô tơ kéo sợi. Trong đó có 90.600 là suốt mới mua (chiếm 11,32%), với 55.960 suốt mua củ của các nước tây Âu; 107.000 suốt được cải tiến (chiếm 13,4%). Công suất kéo sợi hàng năm tăng lên 70.000 tấn, với chỉ sốNm là 61(báo cáo của VINATEX). Đối với lĩnh vực dệt thoi: năm 1996 ngành có 10.500 máy dệt thoi. Máy nhập mới chỉ chiếm 15%. Khoảng 50% máy dệt thoi là quá củ và không còn khả năng sản xuất . Đối với lĩnh vực dệt kim: Công nghệ dệt kim của ngành khá hiện đại so với các ngành công nghệ khác. Phần lớn các máy dệt kim nhập của Trung Quốc, Tiệp và Đông Đức từ trước năm 1986 đều đã thanh lý và chuyển nhượng cho địa phương. Hiện nay các doanh nghiệp dệt lớn của nhà nước đều sử dụng máy dệt kim nhập của các nước như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức từ sau năm 1996; 30% số máy này thuộc thế hệ mới, một số máy đã được vi tính hoá. Vì chất lượng sợi bông kém nên hầu hết các doanh nghiệpchọn phương án sản xuất sử dụng sợi Pe/Co để sản xuất những sản phẩm dệt đơn giản như vải màn, vải valise, chưa quan tâm đến sản xuất những loại vải cao cấp như vải trang trí, vải thảm, vải dùng trong xây dựng… Đối với lĩng vực nhuộm. in và hoàn tất: Tất cả các thiết bị in, nhuộm và hoàn tất là nhập từ nước ngoài. Hiện nay 35% thiết bị in và nhuộm trong ngành nhập từ năm 1986 trở lại đây (khoảng 300 máy). Tất cả các thiết bị này đều thuộc thế hệ A2, A3 và vẩn hoạt động tốt. Số còn lại nhập từ trước năm 1985, thậm chí có những máy nhập từ năm 60. Theo chủ trương của VINATEX những máy này cần phải được giải quyết dần. Năm 1997, công suất sử dụng máy móc, thiết bị của ngành là 75%. Năm 1998, tình hình còn xấu đi nhiều do tác động của khủng hoảng tài chính khu vự. Nhìn chung, tình trạng công nghệ lạc hậu đã làm cho ngành dệt không còn khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguyên liệu đầu vào cho ngành may, ngành may phải phụ thuộc vào nhập khẩu, và như vậy đất nước mất đi nhiều cơ hội cho sản xuất thay thế nhập khẩu trong các khâu sử dụng khá nhiều lao động của ngành dệt. Thị trường các sản phẩm Thị trường trong nước Trên thị trường trong nước, cac nhà sản xuất của ngành dệt phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn trong khu vực. Là thành viên của ASEAN và đang trong quá trình thực hiện AFTA, thị trường Việt Nam là sân chơi của các nước trong khu vực. Do vậy chiếm lĩng thị trường nội dịa là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất dệt Việt Nam. Theo thống kê của VINATEX, trong những năm vừa qua tỷ trọng tiêu thụ nội địa trong tổng số hàng dệt sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 55%. Điều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về chất lượng và số lượng. Thị trường xuất nhập khẩu Từ khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới (từ năm 1989), giá trị xuất khẩu hàng dệt có tăng lên, tuy là mức tăng không bằng ngành may. Củng như ngành may ngành dệt đang chuyển từ thị trường Liên Xô củ và Đông Âu sang thị trường phương tây và Châu Á. Thị trường xuất khẩu hàng dệt hiện nay của Việt Nam bao gồm có quota và phi quota. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu có quato . dệt Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường này từ năm 1993 khi hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết và ó hiệu lực. Cho đén nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt vào thị trường EU tăng lên hàng năm. Canada và Na uy củng là thị trường có quota, nhưng giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này không đáng kể. Thị trường xuất khẩu phi quota được mở rộng mạnh trong những năm gần đây. Nhật Bản là thị trường phi quota lớn nhất về mựt hàng dệt. Hồng Công, Xingapo, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước nhập khẩu khá nhiều hàng dệt của Việt Nam . Hiện nay Việt Nam vẩn tiếp tục xuất khẩu hàng dệt sang Nga và ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35454.doc
Tài liệu liên quan