Lời mở đầu
Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang là xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Việc hội nhập mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có việt nam. Trong bối cảnh hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng gia vị nói riêng đang đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nước ngoài.
Sản xuất và xuất khẩu gia vị trong đó có hạt tiêu có ý nghĩa
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng kể đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Với tổng kim ngạch xuất khẩu các loại gia vị gồm: hạt tiêu đen, quế, hồi, gừng, nghệ những năm 1999 - 2000 ở mức 147 - 158 triệu USD/năm, Việt Nam đã thành một trong những nước cung cấp gia vị chính của thế giới.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất và xuất khẩu gia vị thời gian qua ở Việt Nam là kết quả của quá trình phát triển một cách tự phát trước tác động của giá cả trên thị trường thế giới. Trong khi đó, công tác quản lý tỏ ra bất cập và rất bị động trước sự phát triển của tình hình. Những vấn đề khó khăn mà sản xuất và xuất khẩu gia vị đang gặp phải đó là chưa có một chiến lược phát triển gia vị cho phù hợp từ khâu trồng đến khâu chế biến, xuất khẩu...
Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt ra trên đây, em mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm phác hoạ bức tranh khái quát về tình hình thực tiễn kinh doanh gia vị trên thị trường thế giới, tình hình sản xuất, xuất khẩu và các yếu tố tác động tới xuất khẩu gia vị của Việt Nam. Hy vọng đề tài sẽ cung cấp các luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, chiến lược xuất khẩu gia vị, đồng thời có thể góp phần nhỏ bé vào việc giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam có các quyết định sản xuất và marketing hàng gia vị đúng đắn để tận dụng tốt cơ hội thị trường xuất khẩu, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ngoài mở đầu và kết luận, luận văn cơ bản gồm:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về sản xuất và xuất khẩu gia vị
Chương II: Thực trạng thị trường gia vị của thế giới và tình hình sản
xuất, xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian qua Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia
vị của Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
Những vấn đề cơ bản về sản xuất
và xuất khẩu gia vị
1. Khái niệm, vai trò và tác dụng của gia vị.
Gia vị là mặt hàng buôn bán truyền thống trên thị trường thế giới. Trong thời gian 5 năm qua, lượng buôn bán gia vị trên thế giới hàng năm vượt 1.100 ngàn tấn với trị giá khoảng 2,3 - 2,6 tỷ USD. Gia vị được dùng hầu hết các công đoạn của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là ngành công nghiệp chế biến đồ hộp thịt, cá, đồ uống có cồn, bánh, kẹo và các thực phẩm thích hợp khác. Ngoài ra, các loại gia vị còn được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược phẩm, các ngành dịch vụ ăn uống và rất phổ biến trong tiêu thụ gia đình.
Tập quán sử dụng gia vị trong bữa ăn hàng ngày, chế biến các loại bánh những mùa lễ hội cũng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. ở các nước kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đạt mức cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm đã đến mức bão hoà, nhưng nhu cầu về chất gia vị trong bữa ăn mỗi gia đình ngày càng tăng. Một thí dụ gần đây nhất là: tháng 6 - 2003, vụ thu hoạch hạt tiêu của Inđônêxia dự kiến sẽ bị chậm 20 ngày đã khiến thị trường Mỹ xuất hiện tình trạng khan hiếm hạt tiêu trong hai tuần.
Thị trường và giá cả loại sản phẩm này ngày càng mở rộng và còn nhiều tiềm năng. Điều đó xuất phát từ đặc tính và giá trị kinh tế của gia vị, không dừng lại ở tác dụng gia vị là kích thích khẩu vị ăn ngon miệng mà còn có tác dụng về kích thích tiêu hoá, chống viêm nhiễm, tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh lý thông thường.
Tiêu thụ gia vị nói chung chịu tác động ảnh hưởng của các nhân tố thu nhập của dân cư, dân số, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tập quán tiêu thụ và thói quen nấu nướng.
2. Thành phần cơ cấu gia vị và nhu cầu về gia vị.
Danh mục các mặt hàng gia vị khác nhau từ nước này qua nước khác. Theo hiệp hội buôn bán gia vị Mỹ (ASTA) thì có 41 loại gia vị. Trong khi đó danh mục gia vị củacơ quan quản lý gia vị ấn độ gồm 52 loại, còn cơ quan tiêu chuẩn của ấn độ lại đưa ra danh mục 63 loại gia vị. Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế - ISO thì gia vị gồm 109 loại... Do vậy, số liệu sản xuất và xuất khẩu gia vị từ các nguồn khác nhau có thể rất khác nhau trên thị trường gia vị thế giới.
Các loại gia vị được phân loại theo các nhóm HS sau:
Mã số:
- HS 0904.11.00 hạt tiêu
- HS 0904.20.00 ớt
- HS 0905.00.00 vani
- HS 0906.10.00 quế
- HS 0907.00 đinh hương
- HS 0908.10.00 nhục đậu khấu
- HS 0908.30 bạch đậu khấu
- HS 0909.10 hạt thơm
- HS 0909.20 hạt mùi
- HS 0910.20 nghệ
- HS 0910.50 ca ri
- HS 0909.10, 30, 40, 50 / 0910.20, 40, 91, 99 Các loại gia vị khác
Trong số các loại gia vị được buôn bán trên thị trường thế giới gồm hạt tiêu, gừng, bạch đậu khấu, đinh hương, ớt, vani, quế, nghệ...hạt tiêu có khối lượng và kim ngạch buôn bán lớn nhất (chiếm 37% trong tổng kim ngạch buôn bán các mặt hàng gia vị trên thị trường thế giới năm 2000), tiếp theo là mặt hàng ớt (34%), bạch đậu khấu và nhục đậu khấu (9%), hạt gia vị (7%), gừng (6%), đinh hương (5%), quế (4%)...
Sản lượng hạt tiêu của thế giới đã tăng liên tục từ năm 1998 đến năm 2002, năm 1998: 205.000tấn; năm 1999: 218.340tấn; năm 2000: 254210 tấn; năm 2001: 299.895 tấn; năm 2002 đạt 309.962 tấn; năm 2003 ước đạt 300.000 tấn. Trong khi đó, lượng nhập khẩu hạt tiêu của thế giới những năm qua ở mức 210.000 - 230.000 tấn/năm... dự báo nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của thế giới tiếp tục tăng theo đà tăng trưởng của các thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn nhanh và một số món ăn truyền thống sử dụng hạt tiêu làm gia vị chính.
3. Dự báo nhu cầu gia vị hiện nay và trong thời gian tới.
Căn cứ vào xu hướng nhu cầu gia vị trong thời gian tới và thực trạng tiêu thụ gia vị thời gian 5 năm cuối thập kỷ 90 (nhịp độ tăng nhập khẩu gia vị trung bình hàng năm là 3% về mặt lượng), giả sử thời gian tới, nhịp độ tăng nhập khẩu gia vị của Thế giới hàng năm vẫn đạt mức cao là 3% và tỷ trọng của các loại gia vị vẫn duy trì như mức của năm 2000 thì khối lượng của gia vị nhập khẩu của Thế giới vào năm 2005 sẽ đạt 1.350.000 tấn, và nếu mức giá dự báo duy của mức ở năm 2000, thì vào năm 2005, kim ngạch nhập khẩu gia vị của thế giới sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD. Trong đó dự báo cụ thể lượng nhập khẩu các loại gia vị được thể hiện qua. (Bảng số 1)
Bảng số 1: Dự báo nhập khẩu gia vị của thế giới vào năm 2005
Loại gia vị
Thực hiện năm 2000
Dự Baó nhập khẩu
năm 2005
Lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Phương án thấp
(+1,5%/năm)
Phương án cao
(+3%/năm)
Tổng gia vị
1.162.722
100
1.250.000
1.350.000
Hạt tiêu
232.715
20
250.000
270.000
ớt
225.518
19,4
242.500
261.900
Vani
4237
0,36
4555
4860
Quế
79.728
6,8
85.712
91.800
Đinh hương
47.489
4,0
50.000
54.000
Bạch đậu khấu và nhục đậu khấu
35.504
3,0
38.169
40.500
Hạt gia vị
182.020
15,6
195.689
210.600
Gừng
192.838
16,5
207.313
222.750
Rau thơm, nghệ, lá nguyệt quế
15.624
1,3
16.796
17.550
Các loại gia vị khác
147.349
12.6
158.409
170.100
Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại - Bộ thương mại
Các thị trường nhập khẩu gia vị chính của thời gian 5 năm tới, dự đoán vẫn là liên minh Châu âu, Mỹ, Nhật, các nước Trung Đông và dự đoán nhập khẩu của các nước này vẫn sẽ chiếm khoảng 70-80% lượng nhập khẩu gia vị của thế giới.
4. Vị trí, vai trò sản xuất và xuất khẩu gia vị.
Sản xuất và xuất khẩu gia vị nói chung và hạt tiêu nói riêng có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1999, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau ấn Độ và Inđônêxia và là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Inđônêxia. Đặc biệt, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt 100 triệu USD, năm cao nhất năm 2000 đạt 153 triệu USD. hạt tiêu nằm trong số 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài xuất khẩu hạt tiêu, Việt Nam còn sản xuất và xuất khẩu một số gia vị quan trọng khác như: quế, hồi, ớt, gừng, nghệ, hành, tỏi... hai mặt hàng quế và hồi đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 5-7 triệu USD/năm/mặt hàng...
Xuất khẩu gia vị trong đó có xuất khẩu hạt tiêu hàng năm đã thu nhập ngoại tệ trên 145-160 triệu USD cho đất nước, đóng góp lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người nông dân...
5. Những lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gia vị.
Chất lượng:
Phần lớn các mặt hàng gia vị của Việt Nam như: hạt tiêu, quế, hồi, ớt, gừng, tỏi đều có hàm lượng tinh dầu cao, thơm ngon hơn các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Yếu tố này khiến nhiều khách hàng tìm đến đặt mua nguyên liệu thô trong nhiều năm qua.
Năng suất cao:
Hiện nay, cây hồ tiêu của Việt Nam cho năng suất khá cao so với các nước sản xuất hồ tiêu khác trên thế giới. Chẳng hạn, tại Bình Phước, Đắc lắc, có vụ năng suất đạt từ 4-7 tấn/ha, trong khi ấn độ, nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha.
Người sản xuất năng động, sáng tạo:
Điều này thể hiện rõ nhất trong việc trồng cây hồ tiêu. Trước năm 2000, phần khá tốn kém trong đầu tư phát triển cây hồ tiêu ở Việt Nam là cọc choái để các nọc tiêu leo lên (phải dùng các cây gỗ khô với chi phí 3 triệu đồng/ha), chiếm tới 60% giá thành hạt tiêu. Vài ba năm trở lại đây, các hộ trồng tiêu đã nghiên cứu và mạnh dạn trồng các loại cây thân gỗ, mọc thẳng như cây muồng làm choái (họ gọi là dùng cây sống làm choái cho cây chết). Kết quả là vừa tạo được bóng mát cho cây tiêu phát triển tốt, lại không phải tìm nguồn gố thay thế hàng năm khi chân thoái khô bị mục và đặc biệt là hạ giá thành hạt tiêu thành phẩm xuống còn một nửa so với trước.
Một điều quan trọng nữa là trong việc nuôi dưỡng cây hồ tiêu, nước tưới là một yếu tố không thể thiếu. Vậy mà ở Quảng Bình, có những vùng đồi rất xa nguồn nước nhưng cây tiêu vẫn phát triển tốt. Đó là nhờ sự sáng tạo của những người nông dân nơi đây khi họ nghĩ ra cách nối các dây kim tiêm (loại dùng một lần) đã bị thải từ những bệnh viện vào các ống cao su dẫn nước, để lượng nước rỉ ra từ những chiếc kim tiêm suốt ngày đêm vừa đủ giữ độ ẩm liên tục cho cây hồ tiêu.
Lợi thế sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam còn được thể hiện ở diện tích canh tác vùng đồi núi, vùng tây nguyên rộng lớn, khí hậu ấm áp phù hợp với các loại cây gia vị nhất là hạt tiêu. Tập quán trồng các loại cây này đã hình thành từ lâu, nay có điều kiện phát triển. Các loại cây này được xếp vào loại cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. ở các vùng dân cần có công ăn việc làm, đã có tập quán trồng và khai thác. Ngoài ra được nhà nước khuyến khích, loại hình kinh tế gia đình và thôn xóm, làng bản, canh tác tuỳ theo thời gian thuận tiện của nông dân nên người nông dân chăm chỉ làm ăn, tăng thu nhập cho gia đình.
Sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam có được những lợi thế nhất định về chất lượng, năng suất, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực dồi dào và nhân công rẻ. Như vậy, cần có một chiến lược đúng đắn để khai thác một cách có hiệu quả nhất những lợi thế mà ta có được. Từ những lợi thế nêu trên, thấy rõ sự cần thiết phải có một chiến lược đúng đắn để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu gia vị.
CHƯƠNG II
Thực trạng thị trường gia vị thế giới và tình hình sản xuất, xuất khẩu gia vị của Việt nam
Trong thời gian vừa qua
I. Thực trạng thị trường gia vị thế giới.
1. Nhập khẩu và tiêu thụ gia vị trên thế giới.
Buôn bán gia vị của thế giới trong thời gian 5 năm từ năm1996 đến năm 2000 đã tăng từ mức 984.000 tấn năm 1996 lên trên 1.162.000tấn năm 2000 với trị giá tăng từ 2,01 tỷ USD lên 2,54 tỷ USD. Các loại gia vị được buôn bán phổ biến nhất trên thị trường thế giới hiện nay là: hạt tiêu, ớt, bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, hạt gia vị gừng, đinh hương, quế, vani, rau thơm, nghệ và lá nguyệt quế...
Các thị trường tiêu thụ gia vị lớn nhất trên thị trường trên Thế giới và EU, Mỹ và Nhật Bản. Trong thời gian 1996-2000, chỉ riêng 3 thị trường này đã mua hơn 60% lượng gia vị xuất khẩu của Thế giới (trong đó thị trường EU mua tới 31%, và thị trường Mỹ mua 21,5% và thị trường Nhật Bản mua gần 8,0% lượng gia vị xuất khẩu của Thế giới). Năm nước nhập khẩu lớn tiếp theo là Singapore (7,3%), ảRập Saudi(3,9%), Malaysia (2,5%), Mêhicô (2,4%), Canada (2,4%). Tựu trung lại, 8 nước và khu vục này đã mua đến 80% lượng gia vị xuất khẩu cuả Thế giới.
Nhập khẩu gia vị của thế giới đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 6,1% trong thời gian 1996-2000. Do hầu hết các nước nhập khẩu không phải là các nước sản xuất gia vị nên tốc độ này là chỉ số phản ánh tiêu thụ gia vị tăng trên thị trường thế giới.
Tiêu thụ từng loại gia vị phụ thuộc vào các yếu tố như dân số, thu nhập và chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, các thói quen xã hội. Việc gia tăng số lượng các cộng đồng dân tộc ít người, tăng số lượng người đi du lịch nước ngoài và việc học hỏi cách chế biến các món ăn mới lạ về chế biến ở nhà, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông... dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen tiêu thụ ... tất cả những điều này dẫn đến việc tăng nhu cầu nhập khẩu các loại gia vị trên thị trương thế giới.
Hiện nay, các hộ gia đình là khu vực tiêu thụ chính gia vị ở các nước đang phát triển. Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (nhất là ngành công nghiệp chế biến thịt, cá, sản xuất đồ uống có cồn, chế biến bánh kẹo, thực phẩm ăn sẵn...) lại là ngành tiêu thụ gia vị quan trọng nhất chiếm khoảng 50 - 60%, sau đó đến tiêu thụ gia vị tại các gia đình chiếm khoảng 30 - 40% và cuối cùng, ngành dịch vụ ăn uống công cộng chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ gia vị.
Bảng số 2: Tình hình nhập khẩu gia vị của một số nước/ khu vực nhập khẩu chính thời gian 1996-2000
Đơnvị: triệuUSD
Nước nhập khẩu/ Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Thế giới
2018,05
2293,63
2440,11
2596,03
2544,54
Trong đó: EU-15
559,92
756,47
794,79
814,74
788,88
Trong đó: CHLB Đức
144,72
182,39
191,27
202,73
180,27
Hà lan
91,17
129,59
131,22
157,55
145,72
Pháp
76,35
86,65
97,57
98,86
102,6
Anh
69,39
94,74
96,17
88,27
95,61
Tây Ban Nha
69,98
90,23
96,49
83,01
80,86
Đông Âu
36,66
46,20
40,65
38,65
40,74
Trung đông
(ả rập Xê út)
63,49
59,37
64,15
72,21
98,77
Bắc Mỹ
424,83
491,82
536,26
588,29
609,29
Trong đó: Mỹ
378,07
439,67
478,45
522,74
548,12
Châu á
525,58
560,75
466,17
554,58
544,51
Trong đó: Nhật Bản
238,51
236,59
185,69
198,31
200,06
Singapore
138,94
183,54
148,22
201,23
185,19
...
...
...
...
...
...
Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice Markets - Imports1996 - 2000” Geneva, Switzerland, Sept, 2002
2. Xuất khẩu và cung cấp gia vị trên thị trường thế giới.
Về phía cung cấp cho xuất khẩu, hầu hết các loại gia vị buôn bán trên thị trường thế giới đều được trồng ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở miền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới châu á, châu Phi và Mỹ Latinh. Tình hình phân bố sản xuất cụ thể một số loại gia vị được thể hiện qua.(Bảng số 3)
Bảng số 3: Các nước sản xuất gia vị chính của thế giới.
Loại gia vị
Nước và khu vực sản xuất chính
Hạt tiêu
ấn độ, Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia, Braxin
ớt Pimento
ấn độ, Chi lê, Giamaica, Malaixia, Trung quốc, Malawi
Vani
Mađagaxca, Inđônêxia, Trung quốc, Côxta Rica, Mêhicô, Tahiti
Quế
Xrilanca, Xâysen, Trung quốc, Inđônêxia, Việt Nam
Đinh hương
Mađagaxca, Tanđania, Xrilanca, Braxin, Inđônêxia
Nhục đậu khấu và bạch đậu khấu
Guatêmala, ấn độ, Xrilanca, Grênada
Gừng chưa chế biến
Trung quốc, ấn độ, Inđônêxia, Nigiêria, Jamaica
Các loại gia vị khác *
Iran, ấn độ, Trung quốc, Thổ nhĩ kỳ, Pakixtan, Marốc, Việt Nam
Các loại gia vị và hỗn hợp gia vị khác **
ấn độ, Thổ nhĩ kỳ, Mêhicô, Inđônêxia, Thái lan
Nguồn: Micaele Maftei, chuyên gia sản phẩm chính của ITC “Hồ sơ mặt hàng - xuất khẩu gia vị của các nước kém phát triển: cơ hội và thách thức”
Chú thích: (*) gồm có: thơm, hạt mùi, hạt thì là...
(**) gồm có: nghệ, hỗn hợp mọi gia vị, hoa hồi...
Các nước sản xuất chính cũng đồng thời là những nước cung cấp gia vị chủ yếu cho thị trường thế giới. Trừ ấn độ, Trung quốc, Inđônêxia là những nước sản xuất lớn đồng thời cũng là những nước tiêu thụ gia vị lớn, hầu hết các nước khác sản xuất gia vị chủ yếu cho mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ.
Inđônêxia thay thế ấn độ trở thành nước xuất khẩu gia vị lớn nhất thế giới năm 2000. Trong thời gian 5 năm qua, xuất khẩu gia vị hàng năm của Inđônêxia dao động trong khoảng 240 - 370 triệu USD, năm cao nhất là năm 2000 nước này xuất khẩu 371,5 triệu USD hàng gia vị chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu gia vị của thế giới. Các nước xuất khẩu lớn tiếp theo là ấn độ, Trung quốc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ trên 200 triệu đến trên 300 triệu USD. Đặc biệt, ấn độ đã từng đạt mức xuất khẩu 386 triệu USD gia vị năm 1999. Malaixia và Việt Nam nằm trong số 5 nước xuất khẩu gia vị đứng đầu thế giới thời gian 5 năm qua với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 triệu USD. Ngoài ra, Mađagaxca và Braxin cũng là những thị trường truyền thống xuất khẩu gia vị. Tính chung lại, xuất khẩu của 7 nước đứng đầu thế giới chiếm hơn 50% lượng xuất khẩu gia vị thế giới và tỷ trọng này có xu hướng tăng thời gian 1996 - 2000.
3. Diễn biến giá cả quốc tế các loại gia vị trong thời gian qua.
Nhìn chung, giá cả quốc tế các loại gia vị biến động rất lớn trong thời gian qua và phụ thuộc chủ yếu vào tình hình cung cấp gia vị trên thị trường thế giới. Trong khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới ổn định theo xu hướng tăng thời gian qua thì sự biến động lớn về giá quốc tế các loại gia vị phản ánh tình hình biến động của lượng sản xuất, xuất khẩu gia vị của thế giới trước tác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi ở các nước sản xuất gia vị chính, chu kỳ phát triển tự nhiên của các loại cây gia vị, biến động của lượng dự trữ mặt hàng gia vị, tình hình phát triển kinh tế của các nước xuất khẩu gia vị... Những biến động thất thường về giá một số loại gia vị trên thị trường thế giới thời gian qua theo sự biến động của sản xuất như sau:
Hạt tiêu: Đơn giá nhập khẩu hạt tiêu của thế giới là 2,59 USD/kg năm1996 đã tăng mạnh năm 1997 và đạt đỉnh cao 4,84 USD/kg năm1998 trước khi bắt đầu chu kỳ giảm từ năm 1999 đến nay, tuy vụ năm 2002 có xu hướng nhích lên nhưng có thể xu hướng giảm giá vẫn chưa dừng lại do vụ thu hoạch mới sắp đến và các nước trồng hồ tiêu không có kế hoạch điều chỉnh cung ứng ra thị trường thế giới.
Bạch đậu khấu: giá bạch đậu khấu trên thị trường thế giới phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất của Guatêmala - nước sản xuất bạch đậu khấu lớn nhất thế giới ngoài ra giá cũng bị chi phối bởi các nhà sản xuất ấn Độ - nước sản xuất lớn thứ hai thế giới. Sản lượng của Guatêlama 1999 đạt khoảng 13.000 tấn và của ấn Độ là khoảng 7.000. Một nửa sản lượng của ấn Độ được bán đấu giá tại thị trường trong nước, giá cả tăng gấp 2 lần năm 1999. Tuy nhiên vào đầu tháng 12/1999, giá giảm khoảng 30% khi có tin về sản lượng của Guatêmala. Vào đầu năm 2000, giá tiếp tục giảm do tăng cung cấp của Guatêmala ra thị trường thế giới. Nhưng sau đó giá lại tăng cao do giảm mạnh diện tích trồng ở ấn Độ (chỉ còn 80.000 ha) làm giảm lượng cung cấp của nước này.
Đinh hương: thị trường đinh hương có đặc điểm là cung cấp thiếu đã trở thành yếu tố cơ cấu. Thu hoạch của Mađagaxca niên vụ 1998/1999 chỉ bằng 25% mức thu nhập của các năm được mùa trong khi sản lượng của Inđônêxia ước giảm 50% không đủ đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp thuốc lá. Giá cả tăng từ 1350USD/ tấn (CIF Mađagaxca) vào tháng giêng 1999 lên 6000USD/ tấn vào tháng 7/1999 trước khi giảm xuống còn 3300USD/ tấn vào cuối năm. Vào đầu năm 2000 giá lại tiếp tục tăng. Xu hướng chung là giá đinh hương tăng liên tục thời gian 1996 - 2000 và vào năm 2000 đơn giá nhập khẩu đinh hương của thế giới đã tăng gấp 2,85 lần so với mức giá của năm 1996.
Quế: Trong thời gian 5 năm 1996 - 2000, giá quế biến động theo xu hướng giảm liên tục qua các năm, năm 1996 giá đạt mức cao nhất trong thời kỳ xem xét là 2,11 USD/kg, năm 1997 giá vẫn ổn định ở mức này và bắt đầu tụt dốc từ 1998, giá giảm mạnh qua các năm 1999 - 2000 và chỉ còn 1,39USD/kg.
ớt: Giá ớt quốc tế có xu hướng giảm liên tục từ năm 1996 đến 1999 và bắt đầu nhích lên vào năm 2000. Năm 1996 đơn giá nhập khẩu ớt của thế giới đạt 1,91 USD/kg, giá có xu hướng giảm liên tục qua các năm 1997-1999, đến năm 1999 giá chỉ còn 1,60 USD/kg, năm 2000 giá có nhích lên chút ít và đạt 1,63 USD/kg...
Vani: Giá vani quốc tế, sau khi đã giảm 60% năm 1996 lại tiếp tục giảm 26,5% và 12,7% các năm 1997 và 1998, giá vẫn chịu sức ép lớn vào năm 1999 và chỉ được cải thiện vào năm 2000. Đơn giá nhập khẩu vani của thế giới đã giảm từ 24,73 USD/kg năm 1996 xuống còn 15,47 USD/kg năm1999 trước khi tăng lên 25,46 USD/kg vào năm 2000. Sản xuất giảm sút cả về mặt số lượng và chất lượng sau khi giá vani quốc tế lại biến động mạnh đã dẫn tới xu hướng các nhà sử dụng cuối cùng chuyển sang sử dụng vani tổng hợp thay thế sản phẩm va ni tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân làm cho vani tự nhiên của thế giới giảm mạnh năm 1998 và vẫn rất yếu năm 1999. Xu hướng sử dụng vani tổng hợp làm hương liệu thay thế cho vani tự nhiên trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện nay vẫn tiếp tục do sự biến động thất thường của giá vani tự nhiên...
Các loại gia vị khác: Trong số các loại gia vị còn lại, giá gừng và các loại hạt gia vị biến động theo xu hướng giảm liên tục tương tự như sự biến động của giá quế, riêng giá rau thơm, nghệ, lá nguyệt quế là biến động thất thường, giá giảm năm 1997 nhưng lại đạt đỉnh cao vào năm 1998, sau đó giảm mạnh vào các năm 1999 - 2000.
Nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu và chuyển khẩu, trong đó hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
Phương thức này cũng được áp dụng nhiều đối với hàng gia vị, trong đó các thị trường tái xuất lớn là singapore, Hà lan, Đức…
4. Kênh phân phối gia vị thị trường thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dịch vụ nhà hàng ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển đã đến sự thay đổi các kênh phân phối trên thị trường quốc tế: các nhà chế biến công nghiệp và các công ty dịch vụ thực phẩm lớn ngày càng tăng vai trò trong nhập khẩu hàng gia vị. Các nhà sử dụng cuối cùng và các nhà chế biến gia vị lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và dịch vụ nhà hàng ngày càng có xu hướng ít sử dụng đại lý và môi giới mà họ thích quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu gia vị hơn. Để đảm bảo nguồn cung cấp gia vị ổn định với chất lượng cao, những công ty đa quốc gia này thường tham gia liên doanh với các nhà sản xuất và xuất khẩu gia vị ở các nước đang phát triển. Sự phát triển mới này trong buôn bán gia vị quốc tế có thể sẽ dẫn đến việc hình thành các chiến lược mới đối với xuất khẩu gia vị ở các nước đang phát triển.
5. Các phương thức buôn bán, đóng gói và vận chuyển hàng gia vị
5.1. Phương thức buôn bán.
Nhìn chung trên thị trường thế giới hiện nay có những phương thức giao dịch buôn bán chủ yếu sau : giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế, giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, giao dịch tại hội chợ triển lãm, giao dịch tái xuất khẩu… Trong đó, các phương thức buôn bán thông thường, buôn bán qua trung gian và buôn bán tại sở giao dịch, giao dịch tái xuất là những phương thức giao dịch chủ yếu đối với hàng gia vị trên thị trường thế giới.
5.1.1.Buôn bán thông thường.
Buôn bán thông thường có thể là buôn bán trực tiếp giữa bên mua với bên bán, cũng có thể là buôn bán thông qua thương nhân trung gian được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc trên cơ sở tự nguyện của các bên.
Phương thức giao dịch buôn bán thông thường ngày càng phát triển do trình độ năng lực làm công tác ngoại thương của người sản xuất được nâng cao, công nghệ thông tin phát triển mạnh. Đồng thời, cùng với sự phát triển của sản xuất, sản phẩm càng phong phú và đa dạng, chi tiết phức tạp, do đó trong phương thức buôn bán này cũng thường gắn với dịch vụ trong và sau bán.
5.1.2. Giao dịch tái xuất.
Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút 3 nước : nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu, vì vậy người ta còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai cách :cách xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền. Nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Phương thức này cũng được áp dụng nhiều đối với hàng gia vị trong đó các thị trường tái xuất lớn là Singapore, Hà lan, Đức…
5.2. Các phương thức đóng gói hàng gia vị.
Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để rời nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được bao gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, ký mã hiệu là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu.
Tổ chức về tiêu chuẩn hoá quốc tế đã thiết lập ra tiêu chuẩn quốc tế đối với bao bì các sản phẩm gia vị. Trong hầu hết các trường hợp, các tiêu chuẩn liên quan chặt chẽ với chất lượng sản phẩm, và đề cập đến các nhân tố như kích cỡ, trọng lượng, màu sắc, độ ẩm và độ chín.
Bên cạnh tiêu chuẩn chính thức, có một số yêu cầu liên quan đến bảo quản và điều kiện vận chuyển. Chẳng hạn, đối với quế thì thường được đóng theo các tiêu chuẩn sau đây : Quế Srilanca được đóng gói với trọng lượng 45kg, Quế Inđônêxia là 50 và 60kg, Quế Việt nam là 30 và 60kg.
Các loại bao bì cho mặt hàng các loại:
Bao tải dệt : loại bao bì này vẫn được sử dụng phổ biến cho hàng gia vị xuất khẩu. Vật liệu truyền thống để làm bao bì này là đay và sisal. Tuy nhiên, nhưng bao bì xuất khẩu này chưa phù hợp với việc đóng gói và vận chuyển theo yêu cầu của các nước phát triển.
Bao bì bằng giấy và bìa (có thể giấy kết hợp với các vật liệu khác): loại bao bì này cũng được sử dụng cho xuất khẩu gia vị với nhiều loại kích cỡ khác nhau có nhiều tính năng hóa lý. Theo hiệp hội gia vị Châu Âu, đối với hầu hết các nhà chế biến gia vị ở Anh các bao giấy nhiều lớp được ưu dùng nhất. Các nhà nhập khẩu Anh coi bao bì giấy lý tưởng theo đơn vị là 5kg hoặc 12,5kg đối với thảo dược. Các lớp bao bì có thể thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm, quãng đường nhưng bao tải ba lớp là tốt nhất.
Bao tải nhựa: thông thường được làm từ màng nhựa polyethylene. Có nhiều loại nhựa khác nhau như LDP,HDP… Và các màu sắc khác nhau. Tùy thuộc vào trọng lượng được bao gói, mà độ dầy của màng có thể thay đổi từ 60 - 100 microns. Bao tải nhựa có rất nhiều hình dạng khác nhau được thiết kế, chế tạo dựa trên các sản phẩm cụ thể và yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Thùng nhựa: các thùng nhựa lớn đã phát triển từ các thùng bằng gỗ truyền thống, các thùng nhựa này thường để chứa những hàng gia vị có giá trị cao và vật liệu chế tạo là LDP, các thùng này được ưa dùng vì rất tiện lợi trong việc đóng hàng và dỡ hàng. Các thùng nhựa hiện nay có dung tích chứa từ 30 - 200 lít, bất kể hình dạng và hệ thống đóng mở như thế nào, hàng hoá chứa đựng bằng thùng nhựa đòi hỏi phải hoàn toàn khô ráo để phòng ngừa khả năng sinh ra mốc. Việc xếp dỡ thùng nhựa thường bằng phương tiện máy móc.
5.3. Các phương thức vận chuyển hàng gia vị.
Chính xuất phát từ tính chất và đặc điểm của hàng gia vị mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển. Trong trường hợp chuyên chở bằng containơ, hàng được giao cho người vận tải theo một hay hai phương thức:
Nếu hàng đủ một containơ, chủ hàng phải đăng kí thuê containơ, chịu chi phí chở containơ từ bãi containơ về cơ sở của mình đóng hàng vào containơ, rồi giao hàng cho người vận tải.
Nếu hàng không đủ một containơ, thì chủ hàng phải giao cho người vận tải tại ga containơ và người vận tải tổ chức thu xếp containơ của nhiều chủ hàng rồi cấp vận đơn cho từng chủ hàng.
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải.
Cũng như các hàng hoá chuyên chở trên biển để tránh rủi ro tổn thất. Cần bảo hiểm hàng hoá đường biển, dùng loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
6. Những yếu tố tác động đến nhập khẩu gia vị của các nước.
- Cung và cầu là yếu tố quan trọng mà chủ yếu tác động đến xuất nhập khẩu của các nước.
- Thị hiếu tiêu dùng gia vị của các thị trường tiêu thụ. Nhu cầu của các nước nhập khẩu cả các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển về gia vị vẫn tăng, đây là cơ hội để các nước đẩy mạnh xuất khẩu…
- Các chính sách thương mại của các nước nhập khẩu trong đó đặc biệt là chính sách thuế và phi thuế quan : đối với hàng gia vị, là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển và chậm phát triển và không cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các nước phát triển lên mức thuế quan nhìn chung không cao và nhiều gia vị xuất khẩu được miễn thuế. Nhưng do yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường rất cao, yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện quy cách phẩm chất lên đã cản trở lớn tới xuất khẩu của các nước xuất khẩu…
- Tính cạnh tranh và các kênh phân phối trên các thị trường nhập khẩu:
Ví dụ : Thị trường gia vị Châu Âu có tính cạnh tranh rất cao và do các nhà chế biến, các nhà xay, nghiền lớn chi phối. Đối với một số phân đoạn thị trường phát triển nhanh, có cơ hội cho các nhà xuất khẩu các sản phẩm gia vị mà chất lượng đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng được nhưng tiêu chuẩn ngặt nghèo của EU và đảm bảo giao hàng đều đặn. Rất lên sử dụng các nhà nhập khẩu, các đại lý hay môi giới, những người có thông tin tốt về xu hướng mới nhất của thị trường, biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm nhằm thâm nhập thị trường thành công.
- Giá cả, các điều kiện giao hàng và thanh toán.
- Hoạt động quảng cáo xúc tiến xuất khẩu của các nhà xuất khẩu, phân phối…
II. Tìn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0080.doc