Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của Công ty VIHAFOODCO

Tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của Công ty VIHAFOODCO: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam là một đất nước có truyền thống xuất khẩu gạo với những chủng loại sản phẩm gạo đa dạng và chất lượng gạo ổn định. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam trở thành nước có gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu gạo Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hàng triệu tấn gạo, góp phần không nhỏ trong tỷ trọng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo luôn được Nhà nước ta quan tâm và coi trọng. Trên tinh ... Ebook Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của Công ty VIHAFOODCO

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của Công ty VIHAFOODCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thần đó, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội VIHAFOODCO đã không ngừng nỗ lực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo tới các thị trường tới các nước châu Á, châu Âu, châu Phi,châu Mỹ và đặc biệt là khu vực Đông Á. Gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước tiến quan trọng đối với xuất khẩu lương thực của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Nó mở ra những cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu gạo vào thị trường Đông Á, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cần phải giải đáp để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này một cách hiệu quả. Trên thế giới, hầu hết các sản phẩm gạo được tiêu dùng chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi, trong đó phần lớn là các quốc gia thuộc khu vực Đông Á gồm các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philipin, Malaixia, Indonesia. Khu vực này gồm những nước vốn có truyền thống và thói quen tiêu dùng gạo, do đó thị trường Đông Á là một thị trường đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu gạo. Thêm vào đó là xu hướng giá lương thực tăng trong những năm tới nên đây là một cơ hội tốt cho những doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, khi đó không thể không nhắc tới thị trường Đông Á, một thị trường có nhu cầu tiêu dùng gạo rất lớn. Một yếu tố nữa là thị trường này đang chuyển xu hướng tiêu dùng sang mặt hàng gạo cao cấp, và điều này rất phù hợp với chiến lược phát triển mặt hàng gạo cao cấp của công ty VIHAFOODCO. Tuy nhiên do nhiều yếu tố ảnh hưởng nên Công ty không thể đáp ứng được một lượng sản phẩm lớn khi nhu cầu thị trường đòi hỏi. Chính vì những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty VIHAFOODCO” sẽ phần nào giúp cho việc thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty được thuận lợi hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đang diễn ra như hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 2.1.Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Đông Á. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu và các quy định về nhập khẩu gạo của thị trường Đông Á. - Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty VIHAFOODCO, từ đó rút ra những thành công và những mặt tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Từ định hướng của xuất khẩu gạo Việt Nam và của công ty lương thực thực phẩm VIHAFOODCO sang thị trường Đông Á mà dự báo những cơ hội và thách thức của công ty VIHAFOODCO khi xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Đông Á. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Về mặt hàng: Chỉ nghiên cứu mặt hàng gạo xuất khẩu - Về không gian: Giới hạn vào thị trường Đông Á - Về thời gian: Từ năm 2004 đến nay và các năm tiếp theo 5. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT: Ngoài lời mở đầu và kết luận, toàn bộ nội dung của bài viết được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu gạo và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Đông Á. Chương II : Thực trạng xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Đông Á. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Đông Á. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU Khái niệm, đặc điểm xuất khẩu Khái niệm: Xuất khẩu là hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ là phương tiện thanh toán với nguyên tắc ngang giá nhằm mục đích khai thác lợi thế của từng quốc gia. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình) trong nước. Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động này có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Mục đích của việc xuất khẩu là khai thác được thế mạnh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Việc trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phạm vi chuyên môn hoá sản xuất. Số sản phẩm thảo mãn nhu cầu con người ngày càng dồi dào và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ hoặc vượt qua biên giới các quốc gia hoặc cho các tổ chức (cá nhân) có quốc tịch khác với bên bán. Dưới giác độ phi kinh doanh thì hoạt động xuất khẩu là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia như làm quà tặng và viện trợ không hoàn lại. Hoạt động xuất khẩu thường gồm 5 nội dung chính sau: Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu và tổ chức hàng xuất khẩu Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Đánh giá hợp đồng xuất khẩu 1.1.1.2. Đặc điểm: * Đối tượng xuất khẩu Đối tượng xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa hữu hình như các sản phẩm tiêu dùng và máy móc thiết bị… Nhưng cho đến nay thì đối tượng xuất khẩu không chỉ có hàng hóa hữu hình mà còn có các hoạt động khác như dịch vụ, vận tải, du lịch… * Chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Tuỳ vào từng hình thức xuất khẩu mà các đối tượng tham gia vào hoạt động xuất khẩu là khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể phân chia chủ tham gia vào hoạt động kinh doanh làm ba bên đó là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và Nhà nước. Trong đó người xuất khẩu là người có hàng hoá, dịch vụ sản xuất ở tron nước còn nhà nhập khẩu là người mua hàng hoá của người xuất khẩu với mục đích là kinh doanh hay tiêu dùng trực tiếp. Chủ thể tham gia cuối cùng là Chính Phủ bao gồm Chính Phủ của bên xuất khẩu và Chính Phủ của bên nhập khẩu và Chính Phủ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và quản lý các hoạt động xuât nhập khẩu. Hiện nay khi nền kinh tế phát triển thì ngoài ba chủ thể chính trên còn có sự tham gia của các tổ chức tài chính với chức năng thanh toán và vai trò của các tổ chức này ngày càng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. * Thanh toán trong xuất khẩu Ban đầu phương tiện thanh toán chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu là tiền mặt. Sau này tiền mặt ít được dùng thanh toán do sự phát triển của các phương tiện thanh toán như séc, kỳ phiếu và hối phiếu. Phương thức thanh toán ban đầu chủ yếu là phương thức chuyển tiền ngày nay do sự phát triển của hệ thống các tổ chức tài chính và ngân hàng thì các phương thức thanh toán mới cũng ra đời như phương thức nhờ thu phương thức tín dụng chứng từ (LC). Đặc biệt hiện nay phương thức LC là phương thức được sử dụng phổ biến nhất do độ an toàn của nó, đảm bảo lợi ích cho cả nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Với bất kỳ công ty kinh doanh quốc tế nào ngoài vấn đề thanh toán thì vấn đề vận tải và bảo hiểm cũng là hai vấn đề lớn trong xuất khẩu. Hai vấn đề này cùng với thanh toán ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu. 1.2. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó bên xuất khẩu và bên nhập trực tiếp giao dịch với nhau, bên xuất khẩu trực tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu mà thông qua một khâu trung gian nào. Các Công ty có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Để thâm nhập thị trường quốc tế qua hình thức xuất khẩu trực tiếp, các Công ty thường sử dụng hai hình thức chủ yếu sau: * Đại diện bán hàng: Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không trên doanh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác. Đại diện bán hàng được nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị của hàng hoá mà họ bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như nhân viên bán hàng của Công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường đó. * Đại lý phân phối: Đại lý phân phối là người mua hàng hoá của Công ty để bán kênh tiêu thụ ở khu vực mà Công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. 1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại, trong đó bên xuất khẩu và bên nhập khẩu sẽ giao dịch với nhau thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba thường là đại lý hoặc môi giới. Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: Đại lý, Công ty xuất nhập khẩu và Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hoá của Công ty nhưng trợ giúp Công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. - Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho một hoặc nhiều nhà xuất khẩu ở thị trường nước ngoài. Khác với đại lý phân phối chỉ đơn thuần là người mua hàng hóa của công ty để bán, đại lý được giao thực hiện một công việc nào đó do Công ty uỷ thác. Đại lý nhận thù lao từ công ty của nhà xuất khẩu, còn đại lý phân phối thì thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Một điểm khác biệt nữa giữa đại lý và đại lý phân phối là: Đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hoá, ngược lại đại lý phân phối do đã thực hiện việc mua hàng hóa của công ty xuất khẩu nên hoàn toàn có quyền chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lý còn là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. - Công ty quản lý xuất khẩu: là các Công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá. Công ty quản lý xuất khẩu hàng hoá hoạt động trên danh nghĩa của Công ty xuất khẩu (không phải danh nghĩa của mình) nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất Công ty quản lý xuất khẩu là làm dịch vụ quản lý và thu được một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó. - Công ty kinh doanh xuất khẩu: là Công ty hoạt động như là nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với Công ty xuất khẩu trong nước. Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, các Công ty này còn cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu, thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho các sản phẩm ví dụ như bao gói, in ấn… 1.2.3. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh sản xuất của hoạt động xuất khẩu, trong đó một bên gọi là bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công ở trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước hiện nay, gia công quốc tế ngày càng phổ biến. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận giá công, phương thức này giúp họ giải quyết được công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới cho nước mình. 1.2.4. Tái xuất khẩu Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập nhưng không tiến hành các hoạt động chế biến. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, khả năng thu hồi vốn nhanh. Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu nhất thiết phải có sự tham gia của ba quốc gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu. Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, bởi không phải lúc nào hàng hoá cũng được xuất khẩu trực tiếp, hoặc thông qua trung gian. 1.2.5. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Các công ty muốn bán hàng hoá của mình tại thị trường nước ngoài, đôi khi gặp khó khăn về vấn đề thanh toán hoặc về yêu cầu nhập hàng hoá của chính bạn hàng. Do đó các công ty xuất khẩu thường lựa chọn thâm nhập thị trường nước ngoài bằng buôn bán đối lưu. Thực chất đây là hoạt động xuất khẩu gắn với nhập khẩu nên các doanh nghiệp xuất khẩu không phải lúc nào cũng sử dụng phương pháp này. Xét về khía cạnh thâm nhập thị trường nước ngoài các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường lựa chọn phương pháp mua bán đối lưu như: Đổi hàng, mua bán đối lưu, mua bồi hoàn, chuyển nợ và mua lại. 1.2.6. Xuất khẩu tại chỗ Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác. Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu. 1.3. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 1.3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đều cần phải có bốn điều kiện như vốn, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ. Do vậy, xuất khẩu là một biện pháp để khắc phục điểm yếu này, cụ thể: * Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ đảm bảo nhu cầu nhập khẩu: Hiện nay các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều thiếu vốn nên họ không có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực do đó trình độ sản xuất của họ rất thấp. Ngược lại trình độ sản xuất thấp lại chính là nguyên nhân làm cho các quốc gia này thiếu vốn. Vì vậy, đây chính là một vòng luẩn quẩn của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn buộc các quốc gia này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua đó nâng cao khả năng sản xuất. Nhưng một câu hỏi đặt ra với các quốc gia là: làm thế nào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này? Thực tế cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu này, các quốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính như: nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, nguồn đầu tư nước ngoài, nguồn vay nợ, viện trợ hay nguồn từ các dịch vụ ngoại tệ (dịch vụ ngân hàng, du lịch) Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại như hiện này thì các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động được nguồn vốn từ các hoạt động đầu tư, vay nợ, viện trợ và các dịch vụ thu ngoại tệ. Thêm vào đó, với các nguồn vốn này các quốc gia phải chịu những thiệt thòi và những ràng buộc về chính trị nhất định. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất mà các quốc gia này có thể trông chờ là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. * Xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Cụ thể: + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải thiện và nâng cao năng lực nền sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa nguồn lực sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. + Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. * Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, khu vực nông nghiệp chiếm đại bộ phận dân cư, khả năng tích luỹ công nghiệp thấp, xuất khẩu có vai trò ngày càng to lớn. Xuất khẩu trở thành nguồn tích luỹ chủ yếu trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. * Xuất khẩu góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. Để đánh giá uy tín của một quốc gia người ta thường dựa vào 4 điều kiện đó là: GDP, lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, do vậy là một trong bốn điều kiện để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Hơn nữa, xuất khẩu làm tăng tích luỹ ngoại tệ cảu một quốc gia và có thể biến quốc gia trở thành nước xuất siêu và tạo sự đảm bảo trong cán cân thanh toán cho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh. Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hoá của quốc gia sẽ được bày bán trên thị trường quốc tế, khuyếch trương tiếng vang và sự hiểu biết từ ngoài nước. Ngoài ra xuất khẩu là tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ ngân hàng, đầu tư, hợp tác liên doanh và làm cho quan hệ giữa các nước trở nên chặt chẽ hơn. Tóm lại: Phải thông qua xuất nhập khẩu để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng, các cơ hội của đất nước trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nó không chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗi trợ phát triển mà còn có thể trở thành yếu tố bên trong của nền kinh tế: vốn, lao động, kỹ thuật, thị trường… 1.3.2. Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Để phát triển và vươn ra thị trường thế giới, một trong những yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp đó là hoạt động xuất khẩu. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng và mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích. - Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp. - Xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mà hàng hoá trên thị trường thế giới. Chính yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị để tự hoàn thiện mình. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. - Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing… từ đó tạo được sự đa dạng trong thị trường và tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO 1.4.1. Các yếu tố thúc đẩy - Nhu cầu tiêu dùng gạo trên thế giới khá lớn. Trên thế giới, lượng gạo nhập khẩu thường tăng qua các năm, các nước nhập khẩu gạo chính ở châu Phi là Nigeria, ở khu vực Trung Đông là Iran và Irắc, ở châu Á là Philipin và Indonesia. Xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm tới đang có nhiều yếu tố thuận lợi trên thị trường thế giới do nguồn cung eo hẹp, trong khi nhu cầu không ngừng tăng lên. Theo dự báo của các chuyên gia, ngoài Thái Lan, nhiều quốc gia xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakixtan sẽ giảm cung hoặc ngừng xuất khẩu do lo ngại thiếu lương thực. Một số quốc gia khác như Philippin, Inđônêxia, Trung Quốc và nhiều nước châu Phi sẽ tăng lượng nhập để bù vào phần thiếu hụt lúa mì, ngô. - Giá gạo xuất khẩu tương đối ổn định. Qua nhiều giai đoạn trong hoạt động xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu bình quân tăng liên tục sau khi tuột dốc vào năm 2003. Năm 2005, giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam là 269 USD/tấn, tăng 100 USD/tấn so với năm 2001 (269-168), so với năm 1989, năm 2005, giá gạo tăng 65 USD/tấn (269-204 USD). Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2006 đạt 275 USD/tấn, tăng 9 USD/tấn so với 2005, nếu so với 2004 thì cao hơn đến 40 USD/tấn. Không dừng lại ở đó, 3 tháng đầu năm 2007 giá gạo xuất khẩu đạt 291 USD/tấn, tăng 38 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006 và tăng 37 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2005. Tính chung 9 tháng đầu năm 2007, giá gạo Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 293 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với năm 2006, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và trong tháng 9, giá gạo loại 25% tấm vượt cao hơn Thái Lan. Tháng 9/2007, gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu với giá 350 USD/tấn, cao hơn so với giá Thái Lan là 342 USD/tấn. Trong các ngày đầu tháng 10 , giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng ở mức 315 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn. Từ tuần thứ hai của tháng, gạo 5% tấm đã tăng lên 320 USD/tấn và duy trì ở mức này cho đến cuối tháng. - Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí và điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo là vùng hạ lưu được phù sa bồi đấp hàng năm đất đai màu mỡ nên sản xuất ra sản phẩm lúa gạo có chi phí đầu vào thấp nhất cả nước - Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại WTO là điều kiện thuận lợi cũng là thách thức đối với việc xuất khẩu gạo. Gia nhập WTO thị trường sẽ rộng hơn và sản phẩm có thương hiệu sẽ được bảo vệ trên phạm vi quốc tế. Điều này giúp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp an tâm cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. 1.4.2. Các yếu tố kìm hãm - Thiên tai, lũ lụt… thường xảy ra gây giảm lượng cung về gạo. Nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cộng với sức ép tăng dân số khá lớn (trước đây dân số của Việt Nam chỉ 80 triệu người, hiện nay đã lên trên 84 triệu). Thêm vào đó là ĐBSCL vẫn trong giai đoạn bị rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đe dọa.   - Thất thoát, giảm chất lượng gạo sau thu mua, lưu trữ là điều thường xảy ra. Điều này là do hệ thống chế biến và tiếp thị yếu, điều kiện về kho chứa hoặc vận chuyển còn nhiều yếu tố chưa đạt yêu cầu dẫn đến sụt giảm về chất lượng gạo cũng như mất mát về số lượng gạo sau thu mua. - Kỹ thuật nông nghiệp và sự phối hợp sản xuất chưa cao. Ở giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế nông nghiệp, Việt Nam chọn năng suất cao, khi đó từ nhà khoa học đến nông dân đều có cùng suy nghĩ hễ giống lúa nào năng suất không cao thì không nghiên cứu, không trồng ( khác với Thái Lan chọn hướng chất lượng ngon ). Kết quả là chúng ta đã chọn được những giống ngắn ngày cho năng suất rất cao, xuất khẩu gạo vào hàng top trên thế giới. Nhưng khi vào WTO thì thấy rõ Việt Nam chưa thắng, gạo Việt Nam bán với giá rẻ và chỉ cung cấp cho các thị trường nghèo hoặc dùng làm “gạo ngang” - làm tinh bột nguyên liệu để chế biến các thực phẩm khác. Thêm vào đó chất lượng gạo thường không đồng đều, một trong những lý do quan trọng là người nông dân không kết nối trực tiếp được với doanh nghiệp xuất khẩu. Nông dân chủ yếu bán gạo cho thương lái, mà thương lái lại không để nguyên hoặc chia từng loại, mua của rất nhiều nơi về trộn lại với nhau rồi mới bán. - Cho đến nay trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam. Muốn cạnh tranh được, lúa gạo Việt Nam không có con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành, xây dựng bằng được thương hiệu “gạo Việt Nam” trên thị trường thế giới. 1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 1.5.1. Nhu cầu về gạo cảu các nước Đông Á là rất lớn - Phần lớn gạo xuất khẩu được tiêu thụ ở thị trường Đông Á. Trong đó, Indonesia là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới, mặc dù hàng năm đã sản xuất được trên 50 triệu tấn thóc. Năm 2002 ước tính Inđônesia phải nhập khoảng 1,6 triệu tấn gạo, thấp hơn nhiều so với mức nhập khẩu kỷ lục là 5,8 triệu tấn trong năm 1998, do thiên tai El Nino gây nên (USDA-ERS 2001). Tuy nhiên gần đây gạo nhập khẩu vào Inđônesia có tăng, chủ yếu là do nhu cầu gạo trong nước tăng và lượng gạo lưu kho trong nước giảm. Phi-Li-Pin hiện vẫn là thị trường nhập khẩu gạo chính ở Châu Á. Năm 2002, ước tính nước này nhập khẩu khoảng 800 nghìn tấn gạo. Thị trường Malaysia vẫn tiếp tục ổn định, nhất là với các mặt hàng gạo đặc sản, gạo thơm… - Khu vực Đông Á gồm nhiều quốc gia có truyền thống ăn gạo và thói quen tiêu dùng gạo. Hầu hết các nước đều sử dụng gạo là món ăn chính trong các bữa ăn và có nhu cầu tiêu dùng gạo ổn định. Do đó, thị trường này luôn là sự quan tâm hàng đầu của những nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. 1.5.2. Xu hướng gạo tăng giá Trong thời gian tới, khan hiếm và thiếu hụt lương thực sẽ đẩy giá gạo tăng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực thế giới, cung cầu gạo năm 2007 sẽ tiếp tục mất cân đối do nhiều nước tiếp tục mất mùa. Thêm vào đó các nước xuất khẩu gạo vì muốn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực nên đã quyết định giảm lượng gạo xuất khẩu. Chính những yếu tố này đã góp phần làm cho giá gạo tiếp tục tăng, tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng có thể tiêu thụ gạo với giá thành cao và từ đó, thu về lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu cao hơn. 1.5.3. Những lợi thế về xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO - Công ty có nhiều kinh nghiệm về xuất khẩu gạo. Qua nhiều năm, công ty đã thực hiện thành công nhiều hợp đồng lớn về xuất khẩu gạo như kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9.000 tấn gạo sang thị trường CuBa hay các hợp đồng xuất khẩu gạo lớn tới thị trường châu Phi. Công ty đã tích lũy được những giá trị và kinh nghiệm cần thiết và quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của mình. Đồng thời công ty cũng đã có những thông tin và kiến thức khá đầy đủ về nhu cầu gạo của thị trường Đông Á cũng như đánh giá được khả năng cung cấp của mình đối với thị trường đầy tiềm năng này. - Hiện nay thị trường Đông Á đang có nhu cầu sử dụng mặt hàng gạo cao cấp điển hình là các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản còn có nhu cầu về các loại gạo dành riêng cho người có nhu cầu bổ sung Fe, Ca… hay còn được gọi là các loại gạo đặc trưng. Nhu cầu của thị trường Đông Á rất phù hợp với chiến lược phát triển mặt hàng gạo cao cấp mà công ty VIHAFOODCO đang theo đuổi, do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Đông Á là việc làm rất hợp lý và cần thiết. Tóm lại, chương I đã luận giải những vấn đề chung nhất về xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty VIHAFOODCO. Đây là những căn cứ quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Đông Á ở chương II. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VIHAFOODCO 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm Hà Nội Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT - EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VIHAFOODCO Địa chỉ trụ sở chính: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84.4) 7 150 371 - 7 150 321 Fax: (84.4) 7 150 328 Được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2001 theo quyết định số 27/2001/QĐ-BNN/TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2005. Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính: - Giai đoạn 1: Trước tháng 3 năm 2005, Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Lúc này, Công ty lương thực Hà Nội là đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Vốn điểu lệ của công ty vào thời điểm đó là 17 tỷ 790 triệu VND. - Giai đoạn 2: Sau tháng 3 năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 4435/QĐ-BNN-TCCB. Vốn điều lệ lúc này là 30 tỷ VND. Tuy nhiên Tổng công ty lương thực miền Bắc vẫn nắm giữ 51% cổ phần của công ty, 49% còn lại là của các cổ đông khác. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng chủ yếu của công ty là: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, trong đó mặt hàng chủ đạo là gạo. - Kinh doanh dịch vụ du lịch, cho thuê văn phòng, kho bãi… Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: - Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách vể quản lý, sử dụng và phát triển vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian: Các chi nhánh của Công ty gồm: - Chi nhánh Công ty tại An Giang - Chi nhánh Kinh doanh Gạo Chất lượng cao - Chi nhánh Thương mại Hoàn Kiếm - Chi nhánh Thương mại Đống Đa - Chi nhánh Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm - Chi nhánh Dịch vụ - Du lịch - Chi nhánh K._.inh doanh Tổng hợp - Chi nhánh Sản xuất chế biến Lương thực - Thực phẩm 2.1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản trị: Công ty có 5 phòng ban có chức năng tham mưu cho ban giám đốc gồm: - Phòng tài chính kế toán - Phòng kinh doanh thị trường - Phòng tổ chức hành chính - Phòng quản lý đầu tư và xây dựng - Bộ phận đầu tư tài chính Dưới ban giám đốc là khối các chi nhánh, đơn vị trực thuộc bao gồm 8 chi nhánh như đã nêu ở phần trên. Các chi nhánh trực thuộc có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng, ngành nghề kinh doanh của công ty. Riêng chi nhánh công ty tại An Giang còn có một nhà máy chế biến gạo giúp công ty sản xuất gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Các bộ phận, phòng ban trong công ty được bố trí theo sơ đồ dưới đây: SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Trưởng phòng kinh doanh thị trường Trưởng phòng tổ chức hành chính Trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng Trưởng bộ phận đầu tư tài chính Trưởng phòng tài chính kế toán Khối các chi nhánh trực thuộc Chi nhánh tại An Giang Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm Chi nhánh thương mại Đống Đa Chi nhánh dịch vụ du lịch Chi nhánh sản xuất chế biến Luơng thực thực phẩm Chi nhánh kinh doanh tổng hợp Chi nhánh kinh doanh lương thực thực phẩm Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng Quản trị Ban giám đốc Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các bộ phận : Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty và bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận, thông qua và quyết định các vấn đề của công ty đã được đưa vào chương trình đại hội. Hội đồng quản trị bao gồm : Một chủ tịch và 3 thành viên, được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc của Công ty. Ban kiểm soát : Gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có quyền : chỉ đinh, bãi nhiệm đơn vị kiểm toán, các vấn đề liên quan đến kế toán và kiểm toán của Công ty, kiểm tra báo cáo tài chính. Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính; Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc điều hành Công ty. Ban giám đốc gồm : Giám đốc : Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước hội đồng quản trị. Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách , pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đồng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng thuộc Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và các phòng ban sau : Phó giám đốc : Giám sát điều hành một số lĩnh vực công tác của Công ty như Lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, làm tham mưu cho giám đốc về đầu tư kinh doanh và điều hành mọi công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Các phòng ban chức năng : Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán và thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh - thị trường: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thị trường, đề xuất định hướng mục tiêu phát triển thị trường của bộ phận kinh doanh theo chiến lược chung của công ty; tìm hiểu các chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan nhằm tư vấn cho các bộ phận có liên quan để định giá sản phẩm và dịch vụ (Kinh doanh Bất động sản, dịch vụ khai thác và cho thuê điểm kinh doanh…) tại các dự án dự kiến triển khai. Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức đội ngũ và tổ chức điều hành trong công ty. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội quy, quy chế về định biên và quản lý biên chế. Lập và quản lý hồ sơ về lương, thủ tục đề nghị nâng bậc và điều chỉnh lương hàng năm. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của nhân viên, bổ sung và nhận xét hàng năm. Phòng quản lý đầu tư và xây dựng: Lên các kế hoạch đầu tư xây dựng, tổ chức sửa chữa duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Thiết lập các hoạt động quản lý về phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng của công ty. Bộ phận đầu tư tài chính: Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của công ty, đảm bảo thời gian quay vòng vốn và đem lại lợi nhuận thông qua các kế hoạch đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn như mua bán cổ phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh, liên kết. Mối quan hệ giữa các phòng ban: là mối quan hệ ngang cấp, cùng giúp việc cho giám đốc công ty về chuyên môn và nghiệp vụ của mỗi phòng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 2.2.1. Đặc điểm của thị trường gạo Đông Á - Thị trường gạo Đông Á có nhu cầu về nhập khẩu gạo cao. Trong các nước Đông Á, Indonesia và Philippin là 2 quốc gia nhập khẩu gạo rất lớn. Philippin là quốc gia phải dựa nhiều vào nhập khẩu gạo, hiện là nguồn lương thực chính của 90 triệu dân nước này. Nền nông nghiệp của Philippin vốn lâu nay hoạt động kém hiệu quả và lao đao bởi nạn tham nhũng nên vấn đề đảm bảo lương thực là vấn đề thường trực của quốc gia này. Còn Indonesia là một trong nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới, và mỗi năm thường là một trong những khách hàng chính của xuất khẩu gạo Việt Nam. Các nước Đông Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhập khẩu một số lượng gạo lớn và đây là những thị trường nằm trong danh mục các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam. - Thị trường Đông Á có sự đa dạng về mặt hàng và chủng loại gạo. Các nước Đông Á, cụ thể là Nhật Bản và Trung Quốc, khi tiến hành hoạt động nhập khẩu gạo, thường nhập khá nhiều mặt hàng và chủng loại gạo khác nhau. Nhật Bản thường nhập các loại gạo được sử dụng vào những mục đích xác định, hay còn gọi là gạo đặc trưng, còn Trung Quốc thay đổi về mặt hàng và chủng loại gạo theo từng thời điểm, ví dụ như đến dịp Tết âm lịch thì Trung Quốc thường tăng nhập khẩu các loại gạo thơm để tiêu thụ. Khác với các thị trường nhập khẩu gạo khác như thị trường CuBa, thị trường Trung Đông hay châu Phi, những thị trường này thường nhập khẩu một vài loại gạo nhất định và không có sự biến động lớn trong nhu cầu sử dụng các loại gạo khác nhau. Một vài quốc gia trong khu vực Trung Đông thường chỉ nhập một loại gạo nhất định, ví dụ như Ả Rập Xê út thường chỉ nhập gạo đồ, còn Thổ Nhĩ Kỳ lại chủ yếu nhập loại gạo Japonica. - Các quốc gia trong khu vực Đông Á thường đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng và các yếu tố khác đối với gạo nhập khẩu. Nhật Bản và Hàn Quốc đặt ra các tiêu chuẩn khá chặt chẽ về gạo cao cấp nhập khẩu, họ xem xét khá kỹ lưỡng chất lượng gạo nhập khẩu và có thể coi đây là những khách hàng khá khó tính. Các nước nhập khẩu gạo ở Đông Á ngoài việc nhập khẩu gạo để sử dụng làm lương thực tiêu dùng chính còn dùng để chế biến sang các nguyên liệu khác, ví dụ như chế biến tinh bột. 2.2.2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này - Từ đầu năm 2007 đến nay, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 90 thị trường và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vốn rất khắt khe. Rất nhiều thị trường trong số đó có lượng nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch lại tăng khá so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt về giá xuất khẩu cũng như chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có thể khằng định xuất khẩu gạo Việt Nam có thể có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới nói chung và thị trường Đông Á nói riêng. - Đánh giá về gạo xuất khẩu vào thị trường Đông Á + Về lượng gạo xuất khẩu Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12 năm 2007, cả nước đã xuất khẩu được 101 nghìn tấn, trị giá 42,2 triệu USD, tăng 45% về lượng và 82% về trị giá so với tháng 11/07, tăng 512% về lượng và 655% về trị giá so với tháng 12/06. Như vậy, kết thúc năm 2007, các doanh nghiệp đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, giảm nhẹ 3% về lượng nhưng vẫn tăng tới 16% về trị giá so với năm 2006 Biểu đồ 2.1: Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng (ĐVT: Nghìn tấn) Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp trong nước tập trung xuất khẩu những loại gạo cao cấp như gạo nếp, gạo thơm và gạo giống Nhật các loại nên giá xuất khẩu trung bình tăng vọt so với những tháng trước đó, ở mức 416 USD/tấn, cao hơn 86 USD/tấn so với tháng 11/07 và cao hơn 106 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, qua theo dõi diễn biến giá gạo từ đầu năm đến nay, nhận thấy khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã bị thu hẹp, thậm chí có thời điểm đạt mức ngang giá. Tính chung cả năm 2007, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt mức 329 USD/tấn, tăng 54 USD/tấn so với mức giá bình quân của năm 2006. Dự báo trong năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng ở mức rất cao do tình trạng thiếu hụt các loại nông sản trên thế giới vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là trước thực trạng lúa mì đang bị mất mùa nên nhiều nước đã chuyển sang tiêu thụ gạo. Trong đó, gạo 25% tấm giá sẽ trong khoảng từ 320 USD trở lên, gạo 5% tấm cũng sẽ giữ ở mức 340 USD trở lên. Số liệu Hải quan về thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2007 cho thấy, dẫn đầu tiếp tục là thị trường Phillippin với tổng lượng xuất khẩu trong năm vừa qua đạt 1,46 triệu tấn, trị giá 466 triệu USD, giảm nhẹ 0,5% về lượng nhưng vẫn tăng 12% về kim ngạch so với năm trước. Trong nhóm các thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2007, có khá nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng dương. Đáng chú ý nhất trong số đó là thị trường Inđônêxia với mức tăng trưởng lên tới 237% về lượng và 255% về trị giá so với năm 2006, đạt 1,17 triệu tấn, trị giá 379 triệu USD, vươn lên đứng vị trí thứ nhì trong tốp 10 thị trường dẫn đầu. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số thị trường lớn có mức tăng trưởng âm, nổi bật nhất là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,7 triệu USD, tổng lượng xuất đạt 64,6 nghìn tấn, giảm 56% về kim ngạch và 61% về lượng so với năm 2006. + Về thị trường xuất khẩu Lượng gạo xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Á được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2006 Thị trường Năm 2006 So 2005 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Philippine 1.509.854 429.249.075 14,97 -7,15 Malaixia 504.622 139.550.798 11,59 19,92 Inđônêxia 339.830 104.616.910 245,81 283,10 Nhật Bản 165.222 43.095.581 -16,06 -19,33 Singapore 103.151 26.753.028 147,97 154,87 Trung Quốc 43.218 12.442.030 -10,49 3,98 Thái Lan 946 248.043 116,48 135,37 Hàn Quốc 9.132 2.383.100 966,82 614,17 Nguồn: Philippine, Malaysia, Indonexia lần lượt là ba thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm 2006 của nước ta. Riêng xuất khẩu tới Philippin đã đạt hơn 1,5 triệu tấn, gần bằng 1/3 trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, và cao hơn hẳn (gấp 3 lần) so với khối lượng xuất khẩu tới thị trường lớn tiếp theo là Malaixia. Tuy nhiên, giá xuất khẩu tới Philippin trong năm qua không được cao, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005 thì kim ngạch thu được lại giảm hơn 7%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Indonexia đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới 245,8% về lượng và tăng tới 283,1% về trị giá so năm 2005. + Về chủng loại xuất khẩu: Chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006 Chủng loại Năm 2006 So với năm 2005 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Gạo 5% tấm 1.567.535 410.989.013 13,10 17,12 Gạo 25% tấm 1.322.833 369.360.849 -9,50 -5,89 Gạo 15% tấm 1.314.061 363.537.289 5,91 4,85 Gạo 100% tấm 75.696 15.826.093 -58,52 -58,46 Gạo 10% tấm 68.688 19.005.308 -65,65 -67,13 Gạo 20% tấm 66.401 17.796.727 36,71 50,03 Gạo nếp 10% tấm 65.250 25.696.103 8,94 63,62 Gạo thơm 5% tấm 38.481 12.474.986 -9,92 -4,65 Gạo tám 17.897 3.740.888 2.104,04 1.695,96 Gạo 35% tấm 8.789 2.083.548 796,84 781,89 Gạo nếp 5% tấm 4.633 1.792.657 -40,64 -19,96 Gạo nếp 15% tấm 3.902 1.368.983 -24,30 5,83 Gạo 2% tấm 3.779 1.214.619 48,14 60,28 Gạo thơm 2% tấm 1.892 645.525 89,20 122,59 Gạo giống Nhật 5% tấm 1.431 901.728 -92,39 54,77 Gạo nếp 100% tấm 1.290 490.700 -19,47 32,95 Gạo thơm 100% tấm 1.124 302.130 732,59 768,94 Gạo lứt 631 233.833 -88,58 -84,58 Gạo 3% tấm 221 60.680 215,71 149,71 Nguồn: Gạo 5% tấm, 25% tấm, 15% tấm… tiếp tục là những chủng loại xuất khẩu nhiều nhất của nước ta trong năm 2006. So với năm 2005, xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm tăng lần lượt về lượng là 13,10% và 5,91%; về trị giá là 17,12% và 4,85%; chủ yếu xuất sang các thị trường Malaysia, Angola, Bờ Biển Ngà, Cuba, Indonexia, Philipine. Ngược lại, xuất khẩu gạo 25% đã giảm 9,50% về lượng và giảm 5,89% về trị giá so với năm 2005. Trong năm 2006, bên cạnh việc xuất khẩu một số chủng loại như gạo tám, gạo 35% tấm, gạo thơm 100% tấm… có mức tăng trưởng khá cao, thì xuất khẩu các loại như gạo giống Nhật 5% tấm, gạo lứt, gạo 10% tấm lại giảm so năm 2005. + Về giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá gạo xuất khẩu Việt Nam Nguồn: www.agro.gov.vn Tuần qua, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng mạnh mặc dù nông dân đang thu hoạch vụ mới. Các nhà xuất khẩu còn phải hoàn thành những hợp đồng rất lớn, chủ yếu ký với Philippine. Gạo 5% tấm của Việt Nam có giá tăng 90 USD/tấn so với tuần trước, đạt 700 USD/tấn, FOB Thành phố Hồ Chí Minh. Gạo 25% tấm cũng tăng 70 USD/tấn, đạt 630 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua do nhu cầu tăng trong khi nguồn cung lại khan hiếm. Có thể thấy từ cuối quý I của năm 2007 đến cuối tháng 1 của năm 2008 giá gạo dường như không có sự thay đổi đáng kể nhưng từ đầu tháng 2 trở đi giá gạo bắt đầu tăng mạnh và vẫn có xu hướng tăng. Qua các phân tích trên có thể thấy Việt Nam có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường Đông Á và hiện tại gạo xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Đông Á đã đạt được những thành công nhất định. 2.3.TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO - Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty: Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng ( 2005-2007) Đơn vị: USD Mặt hàng 2005 2006 2007 1. Gạo 2. Cà phê 3. Đỗ xanh 4. Đỗ tương 5. Ngô hạt 27.027.200 4.034.304 652.608 474.624 771.264 30.297.491 4.522.454 731.573 532.053 864.589 33.115.157 4.943.042 799.609 581.533 944.977 Tổng cộng Tỷ lệ tăng trưởng (%) 32.960.000 36.948.160 12,1 40.384.338 9,3 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Năm 2006 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 36.948.160 USD, tăng 12,1% so với năm 2005. Năm 2007 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tương gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so với năm 2006 là 9,3%. Tuy nhiên, nhìn chung trong 3 năm thì kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm không ngừng tăng lên. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty ( chiếm 80% lợi nhuận ), tiếp đó là cà phê ( 13,6% ), ngô hạt (2,6% ), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương ( 1,6% ). - Đánh giá kết quả xuất khẩu: Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh ( 2005-2007 ) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng doanh thu: - Doanh thu xuất khẩu - Doanh thu nội địa - Doanh thu dịch vụ 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 5. Vốn chủ sở hữu 588.570 494.400 82.399 11.771 586.845 1.725 1.725 30.000 594.774 502.256 84.147 8.371 592.535 2.239 1.749 30.000 601.721 511.864 80.425 9.432 599.413 2.308 1.803 30.000 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 5,79% 5,83% 6,01% Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty. Kết quả kinh doanh trên cho thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Năm 2005, do Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nên được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty vào năm 2005 là như nhau. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng khá hiệu quả. 2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 2.4.1. Phân tích xuất khẩu gạo của công ty vào thị trường Đông Á Bảng 2.5: Khối lượng và trị giá gạo xuất khẩu theo thị trường Thị trường Tháng 12/07 So sánh T11/07 So sánh T12/06 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Cuba 36.345 14.538.362 8,450 13,585 14,7 22,76 Inđônêxia 13.124 5.249.964 13,09 17,76 24,9 31,76 Malaysia 1716 686.533 6,78 11,7 13,5 21,43 Singapore 1514 605.765 116.76 79.84 88.32 117.06 Philipine 9086 3.634.590 25.31 24.43 142.00 148.72 Trung Quốc 5451 2.180.754 39.71 41.71 54,8 114,67 Brunei 1918 767.302 8,65 14,97 10.54 19.6 Nga 4947 1.978.833 88.5 90.1 -10.7 -16.5 Hồng Kông 2019 807.686 18.6 43.33 -63.23 -31.70 Pháp 1009 403.843 -80.70 -76.92 -21.43 -36.85 Tiệp 1211 484.612 -54.55 -55.17 -72.22 -68.85 Iran 8076 3.230.747 17.6 22.18 22.7 66.51 Lào 2322 928.839 19.63 34.13 -21.12 -42.21 Israel 2221 888.455 8.15 17.16 10.14 18.45 Hàn Quốc 2423 969.224 18.36 45.65 38.87 70.56 Ấn Độ 4543 1.817.295 8.65 22.64 -7.62 -15.86 Nhật Bản 3028 1.211.530 22.75 67.83 31.11 53.38 Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty * Khái quát về thị trường của công ty: Thị trường xuất khẩu của VIHAFOODCO tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Inđônêxia, Philipin, còn thị trường chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2005 đến năm 2007, thị phần xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong những năm gần đây, Công ty đã xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường của 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phân bố chủ yếu ở các nước châu Á và đây được coi là thị trường truyền thống. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong khoảng 2 năm tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên. * Về thị trường Đông Á: Qua bảng trên có thể thấy, các nước trong khu vực Đông Á bao gồm Philippin, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia có lượng gạo xuất khẩu và giá trị tăng đáng kể so với các thị trường khác. Ngoài thị trường hàng đầu của công ty là CuBa (nhập đến 36.345 tấn), thì khối lượng gạo và giá trị xuất khẩu ở các nước trong khu vực Đông Á đều có mức tăng rất ấn tượng. Indonesia đứng đầu các nước Đông Á trong nhập khẩu gạo của công ty, đến tháng 12/2007, ước tính Indonesia đã nhập đến 13.124 tấn gạo. Kế đến là Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong xuất khẩu gạo của công ty sang các nước Đông Á. Nhật Bản tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng đây được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu của Nhật Bản về gạo là khá cao song yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Lượng gạo và giá trị xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc tuy chưa được cao nhưng đang có một tốc độ tăng trưởng khá cao. Chỉ sau 1 tháng (từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2007), lượng gạo xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng 22,75%, giá trị xuất khẩu tăng 67,83%. Điều này cho thấy xuất khẩu gạo sang Nhật Bản hứa hẹn sẽ có rất nhiều thành công trong tương lai cho công ty. * Về phương thức xuất khẩu gạo vào thị trường Đông Á của công ty: Công ty VIHAFOODCO sử dụng 3 hình thức xuất khẩu gạo chính sang thị trường Đông Á. Đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác và cung ứng. * Về khách hàng nhập khẩu gạo chủ yếu của công ty vào thị trường Đông Á: Qua bảng trên có thể thấy Indonesia và Philippin là 2 nước Đông Á nhập khẩu gạo hàng đầu của công ty. Đây là những thị trường truyền thống nhập khẩu gạo của công ty và tiêu thụ đều đặn đặc biệt là Philippin từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng lượng gạo tiêu thụ của công ty lên 142%. Từ phân tích trên có thể thấy, thị trường Indonesia và thị trường Philippin là 2 thị trường khá trung thành của công ty. Do đó, công ty cần phải có những chính sách cũng như những biện pháp nhằm nâng cao uy tín cũng như giữ vững mối quan hệ mua bán lâu dài. Cụ thể là cần phải đảm bảo cung cấp hàng kịp thời, đúng thời hạn, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì… * Về cơ cấu loại gạo xuất khẩu sang thị trường Đông Á: Phân tích cơ cấu của từng loại gạo để thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu của từng loại gạo, thấy được những loại nào là thế mạnh, loại nào được ưa chuộng, có nhu cầu để từ đó có được những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng loại, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu… Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2005 Biều đồ 2.4 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2006 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2007 Xét về cơ cấu từng loại gạo xuất khẩu ta thấy cũng có nhiều sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, tức loại gạo có phẩm chất cao ngày càng tăng lên chứng tỏ chất lượng gạo của công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên nếu xét về giá trị gạo xuất khẩu có phẩm cấp cao còn thấp hơn nhiều so với loại gạo có phẩm cấp thấp, cụ thể như sau: Năm 2005 loại gạo có phẩm chất cao (5-10% tấm) chiếm 26,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Gạo có phẩm chất thấp (15%-25% tấm) chiếm tỷ trọng 62,98%, trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 35,65%; gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng 27,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Còn lại các loại tấm, nếp, Jasmine và loại gạo khác chiếm tỷ trọng khoảng 10% cơ cấu. Năm 2006 loại gạo (5-10% tấm) chiếm tỷ trọng 27,56%. Trong đó chủ yếu là gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng 25,19 % và gạo 10% chiếm 2,37%. Loại gạo (15-25% tấm) chiếm tỷ trọng 63,77 %, trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 31,56 %; gạo 25% chiếm tỷ trọng 32,21%. Còn lại các loại khác chiếm khoảng 10% trong đó mặt hàng tấm được ưa chuộng cao với tỷ trọng tăng đáng kể ( từ 0,51% năm 2005 tăng lên 5,93% năm 2006). Nhìn chung, trong cơ cấu gạo có phẩm cấp cao thì năm 2006 gạo 5% tấm tăng 106% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2006 công ty đã ký được một số hợp đồng ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và giá bán cao nên có sự tăng mạnh của loại gạo 5%. Bên cạnh đó loại gạo 10% không được ưa chuộng nhiều ở thị trường này nên kim ngạch giảm đáng kể trong năm 2006. Trong cơ cấu gạo có phẩm cấp thấp thì trong năm 2006 gạo 15% tấm giảm nhẹ và loại 25% tăng nhẹ. Thị trường tiêu thụ loại gạo này chủ yếu vẫn là thị trường truyền thống của công ty là Philipin và Indonesia. Năm 2007 loại gạo 5% tấm tăng mạnh chiếm tỷ trọng 28,22% và loại gạo 10% không còn tiêu thụ trong năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty không tìm được thị trường tiêu thụ cho loại gạo này. Loại gạo từ 15-25% tấm chiếm tỷ trọng 62,77% trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 36,78% và loại 25% tấm chiếm 25,99% tỷ trọng. Còn lại các loại khác chiếm khoảng 9% tỷ trọng. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy loại gạo 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty. Sự gia tăng kim ngạch của loại gạo 5% tấm chứng tỏ gạo phẩm cấp cao của công ty được khách hàng ưa chuộng cao. công ty cần phải tiếp tục cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, loại gạo Jasmine, nếp và tấm là những mặt hàng đang được ưa chuộng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày một tăng cao chứng tỏ đây là những mặt hàng được ưa chuộng cao trên thị trường. công ty cần phải tiếp tục phát huy thế mạnh này của công ty. Loại gạo có phẩm chất thấp vẫn được tiêu thụ mạnh tại thị trường của Philippin do đặc điểm là dân số đông và nhu cầu ngày càng tăng mạnh, công ty cần tiếp tục duy trì loại gạo thế mạnh này của công ty. Nguyên nhân của việc gạo phẩm cấp thấp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty là do phần lớn thị trường xuất khẩu gạo của công ty( ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc ) thường quan tâm đến số lượng gạo hơn và cũng do chất lượng hạt giống của chúng ta không tốt nên chất lượng gạo thu được không cao. 2.4.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty 2.4.2.1. Những ưu điểm của công ty trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á - Công ty VIHAFOODCO luôn duy trì và phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu. Kể từ khi bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Đông Á, công ty đã chú trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xuất khẩu gạo sang thị trường đầy tiềm năng này. Hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng được đổi mới và hoàn thiện qua các năm. - Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng nghiệp vụ và chi nhánh của công ty trong hoạt động xuất khẩu. Điều này thể hiện ở sự thống nhất trong quan điểm và nhất quán trong hành động giữa các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh của công ty. - Công ty duy trì được mối quan hệ tốt với các bạn hàng. Công ty đã có những biện pháp để giữ vững mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng từ đó đã có những khách hàng khá trung thành với công ty như ở thị trường Indonesia và Philippin. - Doanh thu trong xuất khẩu gạo vào thị trường Đông Á có xu hướng tăng. Số lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao và giá trị xuất khẩu cũng tăng đồng thời. 2.4.2.2. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty: - Công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng là gạo trắng 5%, 25% và tấm, những loại gạo có chất lượng cao như Jasmine, nếp chiếm với tỷ trọng rất ít. Các loại bao bì chủ yếu do công ty tự sản xuất, đa số là những loại bao lớn chỉ có tác dụng bảo quản trong quá trình vận chuyển. Công ty hiện chưa có nhãn hiệu riêng cho mình, chủ yếu nhãn hiệu dựa theo yêu cầu khách hàng, đây không chỉ là điểm yếu của công ty mà cũng chính là điểm yếu tại các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam. - Công ty chưa kiểm soát được sản phẩm của mình trên thị trường vì không phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. - Dự trữ, thu mua tạo nguồn hàng còn nhiều bất cập. - Hiệu quả xuất khẩu chưa thực sự cao 2.4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty - Đối với các loại gạo xuất khẩu như Jasmine do cần phải kiểm soát chặt chất lượng đầu vào nên công ty tổ chức nhân viên đi thu mua tại ruộng của nông dân, tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm một số lượng thấp. - Công ty phân phối sản phẩm chủ yếu qua trung gian, không sử dụng đại lý phân phối ở nước ngoài mà bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu thông qua ba hình thức: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, cung ứng (nhưng thời gian gần đây, chủ yếu là cung ứng những phụ phẩm cho nội địa). - Công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty chưa được bảo đảm, chi phí thu mua nhiều khi còn quá lớn, thêm vào đó là chất lượng gạo chưa đồng đều sau khi thu hoạch. - Chưa thực sự tận dụng được các thị trường có nhu cầu về gạo chất lượng cao như Nhật Bản và Hàn Quốc. Như vậy, trong thời gian qua, việc thúc đẩy xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Đông Á còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở phân tích đánh giá các vấn đề trên, phát hiện các nguyên nhân đưa đến các tồn tại đó thì việc tìm ra giải pháp khắc phục là rất bức thiết, bởi chỉ có như vậy thì hoạt động xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Đông Á mới có thể thực sự được đẩy mạnh. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 3.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG GẠO ĐÔNG Á 3.1.1. Dự báo xu hướng về gạo của thị trường Đông Á đến năm 2010 Nhìn lại xuất khẩu gạo Việt Nam thì năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, bởi giá liên tục tăng. Chỉ trong vòng một năm qua, giá tăng khoảng 50-85 USD/tấn. Trong hai năm qua, giá gạo toàn cầu đã tăng gấp đôi, hiện đạt mức cao nhất của 10 năm. Năm 2007, các nước xuất khẩu gạo chủ chốt nhìn chung đều đối mặt với sự hạn hẹp về nguồn cung. Ước tính mậu dịch gạo thế giới năm 2007 đạt mức cao kỷ lục, 30,2 triệu tấn, tăng 3,4% (1 triệu tấn) so với năm 2006. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh được coi là động lực chính dẫn đến sự gia tăng khối lượng mậu dịch gạo của thế giới trong năm 2007. Thị trường châu Á chiếm phần lớn sự gia tăng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12021.doc