Tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần XNK Tổng hợp 1: ... Ebook Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần XNK Tổng hợp 1
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần XNK Tổng hợp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc D¢N
Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Tªn ®Ò tµi:
gi¶i ph¸p ®Èy m¹nh xuÊt khÈu cµ pH£ cña C«ng ty
cæ phÇn xuÊt nhËp khÈu tæng hîp 1 ViÖt Nam
Sinh viªn thùc hiÖn : ®ç h»ng nga
Chuyªn ngµnh : qtkdqt
Líp : kinh doanh qt 46a
Khãa : 46
HÖ : chÝnh quy
Gi¶ng viªn híng dÉn : ts. Mai ThÕ Cêng
Hµ Néi 5-2008
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài :
Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần rất lớn vào sự nghiệp của đất nước.
Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, trong chính sách phát triển kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu và coi xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Thực tế đã chứng minh rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã trực tiếp góp phần đưa nước ta vượt qua khủng hoảng trong những năm đầu khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt phải kể đến xuất khẩu mặt hàng cà phê-một mặt hàng nông sản chủ lực của ta. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta đang gặp phải những vấn đề lớn. Đó là tuy khối lượng xuất khẩu lớn nhưng doanh thu cho hoạt động này lại không cao, đồng thời trong những năm gần đây Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong số những lô hàng bị loại tại các thị trường nhập khẩu cà phê lớn do chất lượng không đảm bảo. Điều này gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và đặc biệt là những người nông dân trồng cà phê. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê một cách có hiệu quả vẫn là vấn đề mà Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê và những người trồng cà phê đang nỗ lực thực hiện.
Trong rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I là một đơn vị đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình mà một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cà phê. Chính vì lý do này mà em chọn đề tài:“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I”.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Từ thực trạng xuất khẩu cà phê và các biện phấp mà công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã thực hiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê, từ đó tiến hành đánh giá khả năng xuất khẩu cà phê của công ty và đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê của công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu
Phân tích, đánh giá việc xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I và một số giải pháp công ty đã thực hiện để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề thực tập tập trung nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: nghiên cứu việc xuất khẩu cà phê của công ty từ năm 2005 đến nay.
Về không gian: Các thị trường xuất khẩu cà phê truyền thống của công ty.
Về mặt hàng: cà phê.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề thực tập này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tích tổng hợp các báo cáo của công ty kết hợp với tham khảo thông tin từ sách báo, tạp chí, Internet, thực hiện phỏng vấn một số cán bộ thuộc phòng kế hoạch xuất nhập khẩu và phương pháp sử lý dữ liệu thu được thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu, phương pháp thống kê.
Cụ thể là:
Để vẽ được sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty tôi đã tham khảo thông tin từ trang web của công ty và phỏng vấn cô Quyền Thị Thanh-Phó phòng tổ chức cán bộ. Để làm rõ hơn về vai trò của từng phòng trong bộ máy, tôi dự kiến lập bảng biểu thị sự đóng góp của các phòng nghiệp vụ vào doanh thu của công ty, bảng này sẽ dựa trên báo cáo kết quả hàng năm của công ty.
Tôi dự kiến vẽ biểu đồ hình tròn biểu thị cơ cấu nguồn vốn của công ty, để vẽ được biểu đồ đó tôi đã tham khảo thông tin trên trang web công ty. Từ những số liệu thu thập được tôi tiến hành phân tích và đánh giá.
Để làm rõ tiềm lực tài chính của công ty tôi dự kiến sẽ lập bảng biểu thị tình hình tài chính công ty, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và trên trang web. Qua bảng đó tôi tiến hành phân tích và đánh giá, rút ra kết luận về khả năng huy động vốn, số vốn hiện có của công ty.
Cũng tương tự như vậy tôi sẽ lập các bảng đánh giá kết quả kinh doanh của công ty.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các biện pháp mà công ty sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê. Vì vậy tôi dự kiến lập các bảng sau: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng nông sản khác của công ty (2005-2007) - nguồn báo cáo tổng kết của công ty. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty từ 2002 đến 2007 - nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty sang một số nước (2005-2007)-nguồn báo cáo tổng kết của công ty.
Kết cấu của chuyên đề thực tập
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết của em gồm 3 chương kết cấu như sau:
Chưong 1: Lý luận chung về đẩy mạnh xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Lý luận chung về đẩy mạnh xuất khẩu
Một số khái niệm.
Xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia.
(Nguồn: Giáo trình kinh doanh quốc tế-GS.TS Nguyễn Thị Hường).
Khái niệm xuất khẩu theo luật thương mại 2005: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh xuất khẩu.
Đẩy mạnh xuất khẩu là các hoạt động mang tính chất định hướng cho tương lai cho các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng số lượng hàng xuất khẩu vào một thị trường nào đó, đồng thời nâng cao mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
(Nguồn: Trần Chí Thành-NXB Thống kê 2000)
Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu.
Đối với nền kinh tế quốc gia.
Thúc đẩy xuất khẩu là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thúc đẩy xuất khẩu là con đường phù hợp nhất để Việt Nam tham gia vào sự phân công lao động quốc tế với điều kiện môi trường kinh tế và những thuận lợi vốn có như hiện nay. Sự phân công lao động trong giai đoạn đầu tăng trưởng phải dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia để sản xuất các sản phẩm và trao đổi với nhau. Xuất phát từ những lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, Việt Nam sẽ sản xuất các sản phẩm thô và sản phẩm nông nghiệp, một số sản phẩm sử dụng nhiều lao động, công nghệ trung bình, sử dụng ít vốn ngoại tệ thu được thông qua hoạt động xuất khẩu đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu tư liệu sản xuất và công nghệ để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc hàng thay thế nhập khẩu.
Thúc đẩy xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển từ việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô, sảng phẩm sơ chế sang sản phẩm chế biến. Sự chuyển dịch về mặt chiến lược này sẽ được thực hiện trên các định hướng sau đây : (1) chuyển nhu cầu cuối cùng khỏi việc tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm sơ chế cùng với sự tăng lên về thu nhập; (2) Chuyển lợi thế so sánh từ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm sơ chế, sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động sang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về mặt kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật sản phẩm; (3) chuyển từ dư cầu sang dư cung vể rất nhiều loại sản phẩm, kể cả sản phẩm xuất khẩu; (4) chuyển từ sử dụng nhiều lao động không qua đào tạo sang chỗ hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động có kỹ năng hơn và như vậy, tất yếu lao động phải dịch chuyển từ những ngành có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao hơn.
Thúc đẩy xuất khẩu sẽ đẩy mạnh sự phát triển của thương mại quốc tế, đưa Việt Nam hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thông qua đó, Việt Nam sẽ có điều kiện để nhận chuyển giao công nghệ và vốn từ bên ngoài là hai yếu tố rất quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh.
Đối với doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi mà thị trường nội địa đang dần trở nên chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng cao thì đẩy mạnh xuất khẩu thực sự là một hướng đi đúng đắn cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Sau đây là những tác dụng của đẩy mạnh xuất khẩu đối với doanh nghiệp:
Đẩy mạnh xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường vô cùng rộng lớn với sức tiêu thụ cao, nhu cầu đa dạng, từ đó doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng mối quan hệ kinh doanh, thương mại với các đối tác nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế.
Mang lại cho doanh nghiệp những bài học kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu đời sống của người công nhân của doanh nghiệp sẽ được cải thiện với mức lương cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu xuất khẩu đặt ra. Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chí phí tối thiểu, hay hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu.
Kết quả đầu ra hoạt động xuất khẩu
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu =
Chi phí đầu vào hoạt động xuất khẩu
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như : giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu…
Chi phí đầu vào có thể bao gồm : lao động tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, vốn kinh doanh… phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
Chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và toàn xã hội.
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quá trình mua bán hàng hoá với nước ngoài. Quá trình này nằm trong khâu lưu thông phân phối và chịu sự chi phối của các qui luật thị trường. Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu la phần dôi ra trong hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, hay nói khác đi, lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu là phần dôi ra của bộ phận giá trị thặng dư do sản xuất nhường lại cho lưu thông và toàn bộ giá trị thặng dư do lao động có tính chất sản xuất trong lưu thông tạo ra.
Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Uy tín của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh ( người cung ứng, khách hàng, đối tác liên minh…) cũng là yếu tố góp phần tạo nên lợi thế và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Chữ “ tín” trong kinh doanh ngày nay càng có ỹ nghĩa quan trọng vì nó giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, nuôi dưỡng các mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp với các đối tác. Nhờ có sự tín nhiệm với doanh nghiệp và các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp, khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng. Khi sự trung thành của khách hàng được quan tâm, bồi đắp, sẽ càng khó khăn hơn cho các đối thủ cạnh tranh có thê lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp về phía họ.
Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến nâng cao uy tín của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người tiêu dùng nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp gia tăng. Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh mà doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành công tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển thương hiệu thành công thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng thành công lớn hơn trên thương trường. Các chỉ tiêu như chi phí cho hoạt động phát triển thương hiệu, số lượng thương hiệu hiện có, mức độ nổi tiếng và được ưu chuộng của thương hiệu… so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh có thể được sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cần phải xác định cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phục vụ tốt hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khả năng cung cấp cho khách hàng đúng hàng hoá, dịch vụ mà họ cần, vào đúng thời điểm mà họ muốn. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, tinh năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có trên thị trường với mức giá chấp nhận được có thể coi là phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó, có thể nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ đổi mới là yếu tố không thể thiếu để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Phạm vi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp tức là doanh nghiệp cung ứng được nhiều loại và chủng loại sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, nếu danh mục sản phẩm của doanh nghiệp quá rộng và trong mỗi loại lại có quá nhiều chủng loại khác nhau thì các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp sẽ bị dàn trải và sử dụng kém hiệu quả, không tận dụng được hiệu quả giảm chi phí nhờ tính kinh tế của quy mô. Có những loại doanh nghiệp chỉ cung ứng một vài loại sản phẩm phục vụ nhu cầu đặc thù của khách hàng cũng vẫn có thể coi là đạt hiệu quả kinh doanh cao. Vấn đề mấu chốt cần xem xét là doanh nghiệp kinh doanh nhằm phục vụ đối tượng khách hàng nào, nhu cầu của họ là gì và doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu đó bằng cách nào. Những vấn đề đó cấu thành phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng tính từ khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng đến khi hoàn thành sản phẩm và giao cho khách hàng. Tuỳ từng hoạt động đặc thù của doanh nghiệp mà thời gian này dài ngắn khác nhau, thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng càng rút ngắn thì hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao.
Các giải pháp thường được sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu.
Đối với sản phẩm.
Hoàn thiện hệ thống khai thác nguồn hàng và bảo quản hàng hoá.
Nguồn hàng: là những mặt hàng được cung ứng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Nguồn hàng ổn định là tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường xuất khẩu. Công tác tạo nguồn và mua hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá, tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.
Để hoàn thiện hệ thống khai thác nguồn hàng và bảo quản hàng hoá các doanh nghiệp cần làm tốt các công tác sau:
Công tác thu mua hàng phải đảm bảo được lợi ích cho nhà cung ứng, tạo được uy tín cho người mua đồng thời xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà cung ứng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng được xem là thực hiện tốt nếu như đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng đã đăng ký trong hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra chíi phí mua hàng phải là thấp để hợp đồng xuất khẩu thu được lợi nhuận nhiều nhất.
Nguồn hàng phải đảm bảo chất lượng và ổn định. Tuyệt đối tránh tình trạng mua hàng chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn để xảy ra trường hợp bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng dẫn đến mất uy tín và cơ hội kinh doanh của công ty.
Có đầy đủ danh mục các nhà cung cấp, thường xuyên trao đổi thông tin nhằm nắm bắt khả năng cung cấp hàng hoá của họ.
Trang bị các thiết bị bảo quản hàng hoá hiện đại, mở rộng hệ thống kho tàng bến bãi.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm hàng hoá là một trong những nội dung trọng yếu để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm hàng hoá cần sử dụng hiệu quả các giải pháp:
Đầu tư dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc sơ chế, để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải từng bước thay thế công nghệ cũ; cải tiến các công nghệ, thiết bị đang sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh của doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tin học vào các khâu của quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu mã đến việc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.
Liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến tại các địa phương, xây dựng mối quan hệ với địa phương nơi thu mua nguồn hàng với nguyên tắc hai bên cùng có lợi và đảm bảo lợi ích của nhau.
Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
Chuyên môn hoá, chuyên biệt hoá sản phẩm.
Thích nghi hoá sản phẩm với từng thị trường.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Điều này càng có ý nghĩa và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Xây dựng được thương hiệu nổi tiếng góp phàn tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.
Một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đó là xúc tiến thương mại. Thực chất, xúc tiến thương mại là những kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng những phương tiện như : thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, thuê tư vấn… đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất – lưu thông và tiêu thụ xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua.
Quảng cáo: Là sự tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút sự chú ý của những người có thể là người mua, gây sự thích thú đối với hàng hoá và dịch vụ đó và cuối cùng làm cho họ trở thành khách hàng thực tế của tổ chức kinh doanh sản phẩm và dịch vụ đó. Hình thức, phương tiện và phương pháp quảng cáo xuất khẩu là rất phong phú. Có thể dùng lời lẽ bài bản thuyết minh, giới thiệu hay âm thanh, màu sắc, có thể dùng các loại phương tiện như: báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, phim ảnh, triển lãm…có thể dùng một trong những hình thức và phương tiện đó, hoặc có thể kết hợp các hình thức và phương tiện quảng cáo đó, trực tiếp giao dịch với khách hàng hoặc thông qua một tổ chức trung gian, một nhân vật nổi tiếng để quảng cáo.
Hội trợ, triển lãm quốc tế: Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước là một tất yếu lịch sử. Sự trao đổi hàng hoá giữa các nước là điều kiện không thể thiếu được. Để mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất, tranh thủ thị trường, từ lâu các nước đã tổ chức các cuộc triển lãm để trưng bày và quảng cáo hàng hoá của mình một cách quy mô. Đồng thời đây cũng là nơi tụ họp, gặp gỡ các nhà kinh doanh để đàm phán, ký kết hợp đồng.
Gửi tặng phẩm, quà biếu: Một phần rất nhỏ hàng xuất khẩu được dùng làm quà biếu, tặng cho đối tượng quảng cáo hoặc đại lý môi giới bán hàng cho mình. Đi kèm với những vật phẩm này có thể là bản thuyết minh, giới thiệu cho vật phẩm. Trong những năm gần đây các nước phát triển áp dụng các hình thức này rất nhiều. Đây là hình thức quảng cáo khá tinh vi và tế nhị. Nó có thể nhanh chóng tranh thủ được tình cảm của người được quảng cáo để kích thích hoặc mau chóng gây thói quen ưa dùng hàng của mình.
Thông qua bạn hàng cũ lâu năm (không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh của mình) để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của mình cho những khách hàng khác. Cách thức này vừa tiết kiệm được chi phí cho công ty, vừa đem lại hiệu quả cao.
Đối với thị trường.
Hoàn thiện hệ thống nghiên cứu thị trường.
Để thực hiện tốt việc phát triển thị trường thì nghiên cứu thị trường cũng là một công việc đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc nếu muốn phát triển thị trường một cách có hiệu quả.
Thực hiện nguyên tắc “nhập gia tuỳ tục”. Đó là một nguyên tắc không thể không biết khi tiếp cận với bất kỳ thị trường nào. Chúng ta cần nghiên cứu môi trường kinh doanh, phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin, mức độ chi trả để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác khiến cho hàng hoá xuất khẩu có thể nhanh chóng phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Việc nghiên cứu thị trường ở đây bao gồm nghiên cứu thị trường theo nước và nghiên cứu theo mặt hàng cụ thể. Nghiên cứu thị trường nói một cách đơn giản là xem xét khả năng công ty trong việc bán sản phẩm và hàng hoá của công ty có được khách hàng chấp nhận không. Trong bước này các doanh nghiệp phải phân tích các dự báo về thị trường trong nước, các dối thủ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu dự định và ngoài việc nghiên cứu thị trường công ty phải dự báo những biến động của thị trường, qua đó tranh thủ được cơ hội, tránh và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay, công ty phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường, thực hiện nghiên cứu thị trường có hiệu quả trước khi đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn kinh doanh ở thị trường nào, nếu thực hiện tốt công tác này, công ty sẽ có một quyết định đúng đắn.
Phối hợp công tác nghiên cứu tại bàn và tại thị trường. Các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin trên các sách báo, tạp chí, ấn phẩm của cả Việt Nam và nước ngoài cùng với các thông tin trên Internet. Nếu có thể công ty có thể cử cán bộ đi khảo sát thực tế thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm cả trong và ngoài nước nhằm nắm bắt thông tin về thị trường.
Tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá một cách nghiêm túc để đưa ra một quyết định hợp lý và có tính khả thi.
Ngiên cứu thị trường không phải là công việc đơn giản mà nó đòi hỏi nhiều nỗ lực và phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Phải thực hiện như vậy vì nếu đánh giá không chính xác nhu cầu thị trường hay là dự báo sai những biến động của thị trường đều có thể dẫn đến hậu quả không lường. Do vậy công việc này đòi hỏi những cán bộ có trình độ thực hiện với những thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy.
Mở rộng thị trường mới, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với thị trường cũ.
Thi trường là rất rộng lớn nhưng vì có nhiều hạn chế nhất định nên ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, công ty phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường, chủ động tìm kiếm các đối tác, chào hàng thông qua các hội chợ triển lãm và các cuộc hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hay ở các thị trường nước ngoài.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới thì duy trì tốt thị trường hiện có là một điều hết sức quan trọng. Để giữ chân những khách hàng này ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hoá cần có những ưu đãi hợp lý như khuyến mại cho khách hàng, chiết khấu giảm giá khi mua số lượng lớn và là khách hàng lâu năm.
Hoàn thiện và phát triển các kênh phân phối, không qua nhiều khâu trung gian.
Kênh phân phối là tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình vận chuyển đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Kênh phân phối ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí kinh doanh lẫn lợi nhuận của công ty. Phân phối theo sự đánh giá của các chuyên gia là có tầm quan trọng thứ 2 đối với doanh nghiệp xuất khẩu sau giá. Do vậy một doanh nghiệp muốn thành công trong hoạt động xuất khẩu nhất thiết phải xây dựng, lựa chọn. hoàn thiện hệ thống phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp phải lựa chọn, vận dụng sáng tạo, phối hợp các hình thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu để góp phần thúc đẩy xuất khẩu
Ngoài các phương thức buôn bán thông thường, các doanh nghiệp có thể sử dụng phương án đặc thù trong kinh doanh quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Có thể là:
Đấu giá.
Buôn bán đối ứng.
Gửi bán.
Thương mại điện tử.
Gia công xuất khẩu.
Buôn bán hàng hoá giao ngay và thị trường có kỳ hạn.
Phương thức kinh doanh hàng hoá chuyển khẩu.
Đối với nguồn nhân lực.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức với bất kỳ một doanh nghiệp nào đều là công việc cần thiết và có ý nghĩa. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác tối đa mọi nguồn lực và thế mạnh sẵn có của mình đồng thời giảm được những chi phhí không cần thiết qua đó làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Xây dựng văn hoá kinh doanh.
Trong bất kỳ tổ chức nào, hoạt động nào, con người luôn đóng vai trò trung tâm. Con người là chủ thể của mọi hoạt động quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Chính vì thế, phát triển con người luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu nếu muốn đạt hiệu quả cao trong công việc.
Về văn hoá kinh doanh : Doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục lề lối tác phong văn hoá, lễ nghi cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu – đây là nguyên tắc kinh doanh. Thực hiện được nền nếp văn hoá kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần tích cực trong việc tăng cường xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Kinh doanh xuất khẩu là công việc đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, chính vì thế phải chăm lo và đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ của doanh nghiệp bằng mọi cách có thể. Tuyển chọn cán bộ kinh doanh thông qua công tác thi tuyển được thực hiện một cách khoa học, khách quan và chỉ lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn như: đủ kỹ năng chuyên môn, năng lực tiềm tàng, óc sáng tạo, khả năng phán đoán, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc và văn hoá của công ty.
Gửi cán bộ đi nghiên cứu và học tập tại các lớp tập huấn về nghiệp vụ do các cơ quan của bộ, cơ quan khác tổ chức. Nếu có điều kiện công ty nên cử cán bộ đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài vừa nâng cao trình đọ nghiệp vụ vừa tiếp xúc tìm hiểu thực tế thị trường.
Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Nên các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp thông thạo ngoại ngữ và tin học.
Mở các lớp đào tạo nhân viên thu mua nguồn hàng chuyên nghiệp.
Thực hiện tốt công tác khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có thành tích tốt, có đóng góp nhiều cho công ty, đồng thời thẳng thắn phê bình những cán bộ có biểu hiện không tốt.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá. Nên việc nâng cao kiến thức tin học và ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên là một việc hết sức cần thiết.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp nên ứng dụng những thành tựu của công nghệ phục vụ cho lĩnh vực quản lý và kinh doanh xuất khẩu nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng.
Với việc sử dụng Internet đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường thế giới bằng nguồn thông tin phong phú, hoặc trực tiếp liên lạc với các bạn hàng trên toàn thế giới. Những ứng dụng trong công nghệ giúp doanh nghiệp có thể giảm được chi phí giao dịch cũng như tạo sự phối hợp chặt chẽ, thuận tiện giữa các bộ phận trong công ty. Các doanh nghiệp nên xây dựng trang Web riêng của công ty để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp cho bạn bè thế giới.
Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Lịch sử hình thành.
Đầu những năm 1980 Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu, nhờ đó công tác xuất khẩu ở nhiều vùng trong cả nước trở nên khá sôi động và hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu tích cực, đã nảy sinh nhiều vấn đề như là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay phá giá thị trường, hiện tượng cạnh tranh nhau mua bán có thể dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là bên cạnh việc khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu, Nhà nước phải đồng thời chấn chỉnh và từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong ngành này.
Trong hoàn cảnh đó Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I ra đời, nhận nhiệm vụ góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế. Công ty được thành lập vào ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TTCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công thương) nhưng phải đến tháng 3/1982 Công ty mới đi vào hoạt động.
Năm 1993, Công ty Promexim được sát nhập vào Công ty và hình thành Công ty mới nhưng vẫn lấy tên cũ là Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng Hợp I. Theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 340/BTM-TCBB ngày 31/03/1993, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nước quy định.
Đầu năm 2006, theo quyết định số 3014/QĐ-BTM và số 0417/QĐ_BTM của Bộ Thương Mại về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I chính thức cổ phần hoá lấy tên là Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I.
Tên giao dịch ._.tiếng Anh:
THE VIETNAM NATIONAL GENERAL EXPORT – IMPORT JOINT STOCK COMPANY NO 1 (GENERALEXIM)
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền – Hà Nội
Điện thoại: 84 – 4 - 8264009
Fax: 84 – 4 - 8259894
Website: www.generalexim.com.vn
E-mail: generalexim@yahoo.com
Công ty còn có các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Liên doanh:
Số 53 Quang Trung : Trung tâm giao dịch kinh doanh.
Số 7 Triệu Việt Vương : Kinh doanh khách sạn.
Bộ phận sản xuất:
Xí nghiệp may Đoan Xá - Hải Phòng.
Xí nghiệp chế biến hạt điều.
Quá trình phát triển.
Giai đoạn I: Giai đoạn đầu của Công ty tìm hướng đi phù hợp để phát triển (1982 đến 1986).
Với biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, số vốn ban đầu nhà nước cấp là 139.000 VNĐ. Trong thời gian này cơ chế chính sách quan liêu, đường lối đổi mới đang ở mức tư duy, chưa cụ thể hoá bằng văn bản nhất là đối với quản lý kinh tế. Tuy nhiên từ những khó khăn đó, Công ty dần dần khắc phục những yếu điểm và phát huy những thành quả đạt được.
Về vấn đề vốn, Công ty đã chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên bộ (Ngân hàng và Bộ Ngoại thương) họp và đưa ra được văn bản nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt động của Công ty. Trong những phương thức kinh doanh các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập quỹ hàng hoá là cơ sở thuận lợi cho việc kinh doanh của Công ty sau này. Đồng thời Công ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vững chắc.
Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên: Công ty chú trọng tổ chức bồi dưỡng, cử đi đào tạo nước ngoài khi có tiêu chuẩn, chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lối mòn của cơ chế kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng, theo xuất nhập khẩu.
Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển và khắc phục khó khăn (1987 đến 2005).
Từ năm 1987 – 1989 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Công ty về mọi mặt, tổng kim ngạch uỷ thác đạt 18 triệu đôla. Đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều kiến thức thực tế, chuyên môn cao hơn thời kỳ đầu. Một số vấn đề được xem là trọng điểm là nhân tố thắng lợi của Công ty đó là vấn đề phương thức kinh doanh, quan hệ sở hữu giữa Công ty với các cơ sở, vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Từ năm 1990 – 1995 trong giai đoạn này tình hình trong nước có nhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Thị trường lớn Đông Âu và Liên Xô biến động về chính trị không còn, trong khi khu vực thị trường tư bản bị các đơn vị khác cạnh tranh khá dữ dội. Các mặt hàng uỷ thác xuất khẩu của Công ty không còn nhiều. Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chức kinh doanh khá là phổ biến.
Trong giai đoạn này Công ty hoạt động trong tình trạng chung diễn biến khá phức tạp nên việc giữ vững phát triển và thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực lớn của Công ty.
Từ năm 1996 – 2005 tiếp theo đà tăng trưởng từ giai đoạn trước, năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty lên đến 78,4 triệu đôla cao nhất từ khi thành lập đến năm 1997. Tuy nhiên năm 1998 tổng kim ngạch của Công ty giảm xuống còn 44,5 triệu đôla bằng 82,17% kim ngạch năm 1997. Sự giảm xuống này là do môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty nói riêng và của cả nước nói chung có nhiều biến động xấu. Nền kinh tế trong nước giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á và thảm hoạ thiên tai liên tiếp. Thị trường trong nước giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Từ sau giai đoạn khó khăn đó Công ty đã có nhiều hướng đi mới như mở rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị bán lẻ, các quận huyện kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ uỷ thác sang tư doanh. Triển khai gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tượng người Việt Nam học tập và công tác tại nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế. Bên cạnh đó Công ty còn tham gia khai thác địa sản, khai thác dịch vụ cho thuê kho bãi.
Giai đoạn III: (2005 đến nay)
Nhận thấy tiềm lực có khả năng đứng vững trên thị trường, Công ty đã làm đơn gửi lên Bộ Thương mại để yêu cầu cho cổ phần hoá nhằm mở rộng hơn quy mô về vốn cũng như nguồn nhân lực. Được sự đồng ý của Bộ Thương mại, đầu năm 2006 Công ty chính thức cổ phần hoá tách khỏi Bộ Thương mại và trở thành một Công ty độc lập lấy tên mới là Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I với số vốn điều lệ 70 tỷ đồng.
Đến nay Công ty mới cổ phần hoá được một năm nhưng mọi hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua cho thấy nhiều kết quả tốt đẹp.
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty.
Chức năng của công ty.
Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch, theo yêu cầu của địa phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định nhà nước.
Cung ứng vật tư, hàng hoá, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc hàng hoá theo các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm các diạch vụ khác liên quan đến nhập khẩu.
Nhiệm vụ của công ty.
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có liên quan.
Tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan.
Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty.
Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác.
Quyền hạn.
Đề xuất với Bộ Thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến hoạt động của công ty.
Được phép vay vốn bằng ngoại tệ và tiền mặt.
Được ký kết các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước.
Được mở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hoá theo quy định của nhà nước.
Dự các hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của công ty trong và ngoài nước.
Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.
Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ, công nhân viên.
Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty tuy đã cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phần nhiều nhất. Vì vậy nên cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được giao để cùng thực hiện tốt những nhiệm vụ chung của Công ty. Mô hình này rất hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty, vừa phát huy được tính chủ động sáng tạo của từng phòng ban vừa mang tính thống nhất chung trong hoạt động của toàn Công ty.
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng
quản lý
Các phòng
Kinh doanh
Các CN & XN trực thuộc
Các đơn vị liên doanh liên kết
Phòng Tổ chức – Hành Chính
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng tổng hợp
Ban xây dựng cơ bản
Phòng XNK 1
Phòng XNK 2
Phòng XNK 3
Phòng XNK 4
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng XNK 7
Chi nhánh tại TP Hải Phòng
Chi nhánh tại TP Đà Nẵng
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh
Xí nghiệp may Đoạn Xá
Công ty Phát triển Đệ Nhất
Ngân hàng TMCP XNK Eximbank
Hình 2.1:Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: trang web www.generalexim.com.vn)
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, vì vậy các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước:
Đại hội cổ đông: Quyết định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm của Công ty; các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty; chịu trách nhiệm báo cáo lại tình hình của Công ty với Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty về tính hợp lý, hợp pháp. Đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; báo cáo kết quả kiểm soát với đại hội cổ đông, hội đồng quản trị.
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc: Người đứng đầu Công ty, quản lý mọi hoạt động của tất cả các phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước Nhà nước.
Các phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó do giám đốc uỷ quyền. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước tổng giám đốc.
Khối các phòng ban nghiệp vụ: tham mưu cho giám đốc gồm:
Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng tổng hợp.
Phòng tài chính - kế toán.
Ban xây dựng cơ bản.
Phòng nghiệp vụ.
Hệ thống các cửa hàng.
Các chi nhánh.
Các bộ phận sản xuất.
Phòng tổ chức cán bộ: Phòng nắm toàn bộ nhân lực của Công ty, tham mưu cho giám đốc, sắp xếp, tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòng ban sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực Công ty, đưa ra các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương của cán bộ công nhân viên đồng thời tuyển dụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình hình kinh doanh.
Phòng tổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo các hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc. Ngoài ra phòng còn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịch với khách hàng và lập các chiến lược truyền thống khuyến mại của Công ty.
Phòng hành chính: Chức năng của phòng này là phục vụ văn phòng phẩm của Công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. Bên cạnh đó phòng có trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyên đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan dến hành chính sự nghiệp.
Phòng kế toán, tài vụ: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình ban giám đốc. Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan theo quy định.
Phòng nghiệp vụ: Có tổng cộng 7 phòng nghiệp vụ có chức năng kinh doanh tổng hợp hoặc đi sâu vào các mặt hàng có thế mạnh của mình:
Phòng nghiệp vụ 1: Khoáng sản, thủ công mỹ nghệ.
Phòng nghiệp vụ 2: Thiết bị máy móc, hoá chất, thuốc thú y.
Phòng nghiệp vụ 3: Quần áo, gia công may.
Phòng nghiệp vụ 4: Ôtô, xe máy, đồ điện gia dụng.
Phòng nghiệp vụ 5: Vải sợi, nông sản (chủ yếu là gạo và cà phê).
Phòng nghiệp vụ 6: Nhập khẩu vật tư cho sản xuất các loại máy móc, thiết bị đồ điện, thiết bị văn phòng.
Phòng nghiệp vụ 7: Quản lý toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công ty, kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá, quản lý toàn bộ xe của Công ty.
Sáu tháng đầu năm 2007, 7 phòng nghiệp vụ đã mang lại cho Công ty một khoản doanh thu khá lớn. Cụ thể theo nguồn báo cáo kết quả hàng năm, doanh thu của 7 phòng nghiệp vụ là 675.151.023.451 đồng.
Bảng 2.1: Sự đóng góp của các phòng nghiệp vụ vào doanh thu của Công ty 6 tháng đầu năm 2007
(Nguồn báo cáo kết quả hàng năm của Công ty)
STT
Tên Phòng
Doanh Thu (đồng)
Tỷ Lệ (%)
1.
Phòng nghiệp vụ 1
155.284.735.393,73
23
2.
Phòng nghiệp vụ 2
50.636.326.758,825
7,5
3.
Phòng nghiệp vụ 3
68.865.404.392,002
10,2
4.
Phòng nghiệp vụ 4
27.681.191.961,491
4,1
5.
Phòng nghiệp vụ 5
303.817.960.552,95
45
6.
Phòng nghiệp vụ 6
45.235.118.571,217
6,7
7.
Phòng nghiệp vụ 7
23.630.285.820,785
3,5
Tổng
675.151.023.451
100
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lĩnh vực kinh doanh.
Lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến, lắp ráp: Công ty quan tâm đén các loại vật tư, hàng hoá để sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước như xe máy, điện tử, điện lạnh, pha chế thuốc bảo vệ thực vật, các mặt hàng dệt may và đồ chơi, đồ gỗ.
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: Công ty kinh doanh dịch vụ thương mại (tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, xuất nhập khẩu uỷ thác), đưa đón khách hàng, vận tải hàng hoá phục vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực kinh doanh thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý tiêu thụ, đại lý phân phối) và xuất nhập khẩu các mặt hàng: Trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công chế biến, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng theo kế hoạch, theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của Nhà nước.
Hoạt động tài chính: Là cổ đông sáng lập của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK), Công ty thành lập quỹ đầu tư chứng khoán Tổng hợp I.
Thị trường.
Tính đến năm 2007, công ty xuất khẩu sang 32 thị trường trong đó thị trường xuất khẩu chính là EU, châu Á và ASEAN.
Thị trường nhập khẩu của công ty bao gồm 35 thị trường, công ty chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường châu Á, ASEAN, ngoài ra công ty còn có mối quan hệ với một số thị trường như Trung Đông, Mỹ, Nga và một số nước EU.
Vốn và nguồn lực tài chính.
Số vốn:
Khi mới thành lập Công ty chỉ có 139.000 VNĐ, đây là khó khăn lớn cho Công ty. Bằng công thức tính giá trị hiện tại của tiền:
GTHT=GTTL/(1+lãi xuất)(số năm với lãi xuất chiết khấu 12%/năm)
thì ta tính được giá trị số tiền 139.000 đồng tại thời điểm hiện nay năm 2008 là 139.000*(1+0,12)27=2.964.158,43 đồng.
Từ số tiền ít ỏi như vậy nhưng bằng các biện pháp như tiết kiệm, huy dộng vốn nhàn rỗi ở các CBCNV, vay vốn Ngân hàng, liên doanh với nước ngoài để có thêm vốn mở rộng sản xuất…Đến nay Công ty đã có số vốn hơn 91 tỷ đồng .
Cơ cấu nguồn vốn:
Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
(Nguồn: Trang Web www.generalexim.com.vn)
Khả năng tài chính
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Công ty
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty)
Danh mục
Giá trị (đồng )
Tỷ lệ (%)
1. Ngân sách nhà nước
21.971.077.038
23,95
2. Doanh nghiệp tự bổ sung
69.779.860.993
76,05
Tổng
91.750.938.031
100
Qua bảng số liệu trên thấy rằng mức đầu tư của Nhà nước cho Công ty là rất ít mà chủ yếu nguồn vốn là do Công ty tự huy động. Điều này thể hiện sự lớn mạnh, sự chủ động của Công ty trong kinh doanh. Với mức vốn hơn 90 tỷ đồng thì Công ty sẽ có nhiều phương án, nhiều hình thức kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và khẳng định vị trí của mình.
Nguồn lực lao động.
Ban đầu khi Công ty mới thành lập chỉ có 50 nhân viên đều chưa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn yếu kém chủ yếu làm công tác nhập hàng phục vụ cho xuất khẩu tại chỗ.
Công ty đã có nhiều phương án mới cho việc phát triển nguồn nhân lực. Công ty luôn luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học cho toàn bộ cán bộ công nhân viên đồng thời giữ vững, ổn định bộ máy tổ chức và nhân sự của đơn vị. Đồng thời Công ty còn thực hiện chế độ tăng lương, Bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho công nhân viên theo quy định của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm, phấn khởi tham gia các hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể thu nhập bình quân năm 2004 mới chỉ là 2.075.000 đồng thì đến năm 2005 đạt 3.125.356 đồng.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi 18-35 tăng, tỷ lệ lao động trên 50 tuổi giảm qua các năm nhưng độ tuổi từ 36-50 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.
Hiện nay đội ngũ cán bộ tốt nghiệp Đại học của Công ty tăng mạnh, đặc biệt số người trình độ sau Đại học đang gia tăng nhanh.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tại thời điểm Cổ phần hoá Công ty (năm 2005)
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty năm 2005)
STT
Phân loại theo trình độ
Số người
Tỷ lệ %
1
Trình độ đại học và trên đại học
142
41,5
2
Trình độ cao đẳng va trung cấp
21
6,1
3
Công nhân kỹ thuật, dạy nghề
179
52,4
Tổng cộng
342
100
Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hữu hình :
Cơ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền với diện tích 484,92m2, xây 5 tầng, trang bị gần như đầy đủ trang thiết bị văn phòng và thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000m2 kho và 1500 m2 nhà xưởng để đầu tư sản xuất hàng may mặc tại Đoan Xá - Hải Phòng, cải tạo kho Tương Mai thành kho mới khang trang bảo quản hàng hoá giá trị cao.
Ngoài ra, Công ty còn mua khu vực 53 Quang Trung, số 7 Triệu Việt Vương nhằm tạo ra cơ sở vật chất liên doanh khai thác bất động sản, xây dựng khu tập thể và khu đất có hạ tầng cơ sở tại Lạc Trung – Hà Nội.
Năm 1998 Công ty đã đầu tư 4 tỷ VNĐ xây dựng xí nghiệp chế biến Quế và Lâm sản tại Gia Lâm, mở thêm một phân xưởng tại xí nghiệp may Đoan Xá trong đó có hai công trình đã đi vào hoạt động từ cuối năm 1998 đầu năm 1999. Công ty cũng đã đầu tư gần 2 tỷ VNĐ chuyển hướng lắp ráp xe máy từ dạng CKD lên IKD.
Vô hình :
Vị trí kinh doanh, uy tín của Công ty: Là một trong các Công ty đầu tiên tham gia hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường nên Công ty luôn thể hiện rõ được vai trò “đầu đàn “ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, qua đó uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định, tạo ra cái nhìn thân thiện trong mắt các đối tác, các khách hàng trong nước và nước ngoài.
Nền tảng khách hàng và giao tiếp: Thành lập từ năm 1981, đến nay Công ty đã có quan hệ với rất nhiều các bạn hàng:
Khách hàng truyền thống: Là các địa phương có nguyên liệu cung cấp cho Công ty hay các bạn hàng quốc tế như Mỹ, EU, Nhật Bản, …
Khách hàng mới: Đức, Bỉ, Nga…
Thương hiệu: Trong kế hoạch phát triển chung Công ty tự nhận thức được việc phải xậy dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và đã có các sản phẩm có đăng ký thương hiệu riêng như: Water, Lexim, Juara…
Tổ chức hệ thống thông tin và hệ thống kế hoạch hoá.
Hệ thống thông tin trong Công ty bao gồm các máy tính, điện thoại, máy Fax trang bị đầy đủ cho tất cả các phòng. Mỗi phòng có trang bị 6 máy vi tính kết nối nội bộ và Internet, 6 máy điện thoại, 2 máy Fax. Việc trang bị trên đảm bảo cho mỗi một nhân viên trong phòng đều có một máy tính và một điện thoại riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi một cá nhân làm việc mau chóng và hiệu quả.
Hệ thống kế hoạch hoá: Tổ chức công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, tăng cường tiếp xúc với các thương nhân có tiềm năng, có các chiến lược, kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ (thường là 5 năm)…
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Công ty (2004 – 6 tháng đầu năm 2007)
Đơn vị: đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hàng năm của Công ty)
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
6 tháng đầu năm 2007
1.
Doanh thu
443.785.643.803
615.353.548.395
870.355.657.452
898.168.087.597
2.
Vốn CSH
58.027.580.881
86.539.580.881
97.458.435.314
99.978.488.102
3.
Vốn kinh doanh
58.856.622.050
60.880.817.523
86.231.441.478
88.546.657.325
4.
LN trước thuế
15.140.502.030
14.650.364.754
25.156.466.134
33.197.230.085
5.
LN sau thuế
10.790.397.515
12.220.342.567
20.544.652.768
26.305.562.195
6.
Tỉ suất LN (%)
6a.
LN/Tổng DT:
+TSLN trước thuế
3,14
2,38
2,89
3,70
+TSLN sau thuế
2,43
1,98
2,36
2,92
6b.
LN sau thuế/Vốn CSH
18,59
14,12
21,08
62,3
6c.
LN/Tổng tài sản:
+TSLN trước thuế
6,57
6,45
6,73
6,97
+TSLN sau thuế
4,63
5,10
5,78
6,01
7.
Thu nhập bình quân
2.075.146
3.125.356
3.454.546
3.753.214
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty tăng đều đặn qua các năm cho thấy hướng đi đúng của Công ty.
Doanh thu tăng nhanh qua các năm, đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007 doanh thu đã vượt cả so với năm 2006.
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu tăng nhanh, cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty tốt.
Nguồn vốn kinh doanh tăng đều đặn qua các năm thể hiện sự thu hút vốn và khả năng kinh doanh của Công ty.
Lợi nhuận cũng tăng đều đặn qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả tốt, giúp Công ty tăng thêm nguồn vốn kinh doanh và nâng cao chất lượng các mặt hàng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Tóm lại trong 26 năm xây dựng và phát triển Công ty đã liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ giao, được tặng huân chương Lao Động hạng Hai (1992), huân chương Lao Đông hạng Nhất (1996), giành được giải thưởng Sao vàng Đất Việt (2006) và được bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín 3 năm liên tiếp (2004 – 2006) và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm :
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm của Công ty
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty)
STT
Chỉ tiêu
2003/2002
2005/2004
2007/2006
1.
Doanh thu
-25,2%
+85,63%
+90,01%
2.
Lợi nhuận
-10,6%
+29,01%
+34,03%
Tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2003/2002 bị âm do đây là thời gian đầu Công ty thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005), còn nhiều khó khăn trong triển khai cũng như thực hiện kế hoạch. Ngoài ra việc gặp khó khăn trong tìm kiếm nhà cung ứng trong nước và quốc tế, việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào hay việc chưa xác định đúng thị trường mục tiêu cần hướng đến cũng là nguyên nhân làm Công ty bị thua lỗ trong giai đoạn đầu của kế hoạch 5 năm.
Tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ năm 2005 đến nay tăng trưởng mạnh, Công ty đã có lãi rất cao. Đây là kết quả của việc triển khai và thực hiện thành công các chiến lược dài hạn của Công ty, là sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo, việc áp dụng kịp thời các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất đặc biệt là việc chuyển đổi thành công sang mô hình công ty cổ phần giúp cho Công ty tăng thêm được vốn kinh doanh, không những vậy việc cải thiện hệ thống pháp luật, thay đổi thủ tục hành chính rờm rà của Nhà nước đã tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc triển khai kí kết các hợp đồng Xuất nhập khẩu, tạo môi trường thông thoáng hơn cho hoạt động kinh doanh của Công ty…
Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Đặc điểm của mặt hàng cà phê.
Trong những năm gần đây, Việt Nam chúng ta được biết đến nhiều hơn trên thị trường xuất khẩu một phần là nhờ kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của ta trong đó xuất khẩu cà phê thu được nhiều kết quả đáng chú ý. Việt Nam hiện giờ là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu của chúng ta rất đa dạng, từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ, cà phê của Việt Nam hiện có mặt trên 80 quốc gia. Với khí hậu nhiệt đới, nước ta có rất nhiều thuận lợi cho cây cà phê phát triển cho năng suất cao và chất lượng khá tốt. Ở Việt Nam hiện giờ cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên (hơn 80% lượng cà phê của cả nước) với hai loại cà phê chủ yếu là cà phê arabica và cà phê robusta, cà phê robusta phù hợp với khí hậu nước ta hơn nên kim ngạch xuất khẩu cà phê này chiếm tỷ trọng cao hơn.
Tác dụng chính của chất cafein trong cà phê là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ làm tỉnh táo nhất là khi cơ thể mệt mỏi, nhưng nó được chứng minh là chất không gây nguy hại cho cơ thể nên ở các nước phương tây, cà phê là một thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống. Tại các nước châu Á, cà phê cũng đang được sử dụng rộng rãi, chính vì vậy tiềm lực thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất lớn.
Nhưng thị trường cà phê cũng là một thị trường đầy biến động do giá cả cà phê lên xuống rất thất thường, ví dụ như giá cả hiện giờ của cà phê trung bình là 1200USD/tấn nhưng cũng có lúc giá lên tới 1800USD/tấn, rồi có lúc rơi xuống 700USD/tấn, mà nguyên nhân chính là do những biến động thất thường của thời tiết, chỉ cần rét đậm hay hạn hán là có thể mất cả vụ mùa cà phê, làm đảo lộn hoàn toàn thị trường.
Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty.
Sản lượng xuất khẩu.
Bảng 2.6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng nông sản khác của công ty (2005-2007)
(Nguồn báo cáo tổng kết của công ty)
Năm
Tên mặt hàng
Khối lượng (tấn)
Kim ngạch (1.000 USD)
2005
Cà phê
34.500
30.278
Gạo
3.690
925
Lạc
2.432
1466
Hành
1.650
416
Tiêu
352
502
Hồi
21
31
Tơ tằm
3
21
Bột gừng
1
3
2006
Cà phê
24.672
30.027
Gạo
2.900
895
Hành
1.483
702
Tiêu
1.230
1.686
Hồi
14
18.313
Cơm dừa
303
261
Bột sắn
95
18
2007
Cà phê
36.500
32.016
Gạo
3.150
911
Lạc
2.514
1596
Hành
1.645
400
Tiêu
1.132
1.005
Hồi
32
20.564
Bột sắn
310
256
Bột gừng
10
24
Qua bảng trên ta thấy khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005 từ 34.500 tấn xuống còn 24.672 tấn (chỉ bằng 71% so với năm 2005) trong khi kim ngạch xuất khẩu gần như không thay đổi. Nguyên nhân ở đây không chỉ một phần là do giá cả cà phê biến động mà còn do năm 2005 ngoài các hợp đồng thương mại, công ty còn xuất khẩu hợp đồng chính phủ cho Cuba. Còn nếu chỉ tính riêng các hợp đồng thương mại thì năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê lại đạt cao hơn so với năm 2005.
Khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng nhiều từ 24.672 tấn lên 35.500 tấn (bằng 147% so với năm 2006). Nguyên nhân là công ty đã vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu sau cổ phần hoá, công ty đã định hình rõ chiến lược và có kế hoạch cụ thể cho hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về xuất khẩu, nhất là hàng nông sản, năm 2007 công ty đã phát huy thế mạnh truyền thống và vương lên đứng trong topten doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cả nước.
Đồng thời ta có thể thấy là kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác, cho thấy xu hướng chú trọng vào hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty. Trong những năm trước đây thì mặt hàng Lạc nhân mới là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong những hàng nông sản. Tuy nhiên do nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới công ty đã chuyển hướng tập trung vào mặt hàng cà phê. Có thể thấy đây là một nhận định đúng đắn của công ty. Theo như Tổ chức cà phê thế giới, dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2007-2008 có thể đạt khoảng 109-112 triệu bao, trong khi nhu cầu cà phê khoảng 118-120 triệu bao, vì vậy giá cà phê có thể tiếp tục tăng. Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê.
Bảng 2.7: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty từ 2002 đến 2007
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch
300
2.583
19.154
30.278
30.027
32.016
Sản lượng
547
4.150
18.721
34.500
24.672
36.500
Qua bảng trên cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty nhìn chung là tăng mà nguyên nhân cơ bản là do công ty đã mở rộng được thị trường. Ta có thể thấy năm 2002, sản lượng xuất khẩu 547 tấn, đến năm 2003 tăng lên 4.150 tấn, (bằng 759%), năm 2004 sản lượng đạt 18.721 tấn, (bằng 451% so với 2003)và đến năm 2005, đạt 34.500 tấn, (bằng 184% so với cùng kỳ năm ngoái). Nhưng đến năm 2006, sản lượng lại giảm xuống 24.672 tấn, (bằng 71% so với năm ngoái). Nguyên nhân là do giá cà phê biến động, các đơn đặt hàng từ một số nước châu Âu giảm và ở thị trường châu Mỹ công ty gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường (vì những chính sách bảo hộ của thị trường này, đồng thời hàng hoá của ta đang gặp phải sự cạnh tranh của hàng hoá thuộc các nước châu Mỹ Latinh như Braxin, Êcuado…).Năm 2007 thì sản lượng cà phê đã tăng trở lại do những chính sách kinh doanh hợp lý, công ty đã ổn định với mô hình công ty cổ phần, và đặc biệt là nước ta đã chính thức là thành viên của WTO, nên cơ hội kinh doanh nhiều hơn.
Thị trường xuất khẩu.
Công ty xuất khẩu cà phê sang rất nhiều nước, nhưng xuất khẩu nhiều nhất vẫn là sang các nước châu Âu như Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, ngoài ra còn một số nước nhập khẩu cà phê của công ty như Singapore…
Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty sang một số nước (2005-2007) (Nguồn báo cáo tổng kết của công ty)
Năm
Tên công ty nhập khẩu/quốc gia
Khối lượng (tấn)
Trị giá (nghìn USD)
2005
Olam/Singapore
1.500
1.072
Noble/Thuỵ Sĩ
17.900
14.505
Ecom/Thuỵ Sĩ
2.900
2.367
Taloca/Thuỵ Sĩ
4.800
3.541
Louis/Anh
1.400
912
Finagra/Anh
990
822
Armajaro/Anh
1670
1464
Alantic/Mỹ
2900
2480
Hacofco/Đức
1900
1361
2006
Olam/Singapore
600
866
Noble/Thuỵ Sĩ
4.170
5.730
Ecom/Thuỵ Sĩ
7.200
8.763
Taloca/Thuỵ Sĩ
5.600
7.165
Sucafina/Thuỵ Sĩ
550
782
Volcafe/Thuỵ Sĩ
512
724
Louis/Anh
520
711
Finagra/Anh
480
614
Armajaro/Anh
3.100
3.946
Atlantic/Mỹ
1.940
2.726
2007
Olam/Singapore
800
915
Noble/Thuỵ Sĩ
13.428
11.215
Ecom/Thuỵ Sĩ
8.100
7.252
Taloca/Thuỵ Sĩ
6.100
7.165
Volcafe/Thuỵ Sĩ
450
512
Louis/Anh
752
625
Finagra/Anh
1.100
898
Armajaro/Anh
3.500
3.987
Atlantic/Mỹ
1.945
2.438
Hacofco/Đức
2.150
2.056
Qua bảng số liệu trên có thể thấy nước nhập khẩu nhiều nhất cà phê của công ty là Thuỵ Sĩ (năm 2005 nhập tổng cộng 25.600 tấn với tổng trị giá là 20.413 nghìn USD, sang năm 2006 tuy có thêm hai nhà nhập khẩu nữa là công ty Volcafe và Sucafina nhưng lại giảm xuống còn 17.520 tấn, trị giá 23.168 nghìn USD, sang năm 2007 số lượng nhà nhập khẩu vẫn không thay đổi nhưng sản lương tăng lên 28.078 tấn, trị giá 26.144 nghìn USD. Điều này phù hợp với xu hướng thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam vì Thuỵ Sĩ vốn là nước nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam. Chủ yếu công ty thường xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường này, vì cà phê RobustaViệt Nam có chất lượng khá tốt và được chấp nhận rộng rãi ở Thuỵ Sĩ.
Tuy nhiên công ty cần có những chiến lược tốt để mở rộng hơn nữa thị trường vì còn rất nhiều thị trường Công ty có thể khai thác được như thị trường cà phê ở Đông Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên hiện n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26430.doc