LờI NóI ĐầU
Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đất nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN . Sau hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế đã thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Để đẩy nhanh quá trình phát triển nền
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh doanh đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp tích cực tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng, các ngành thuộc lĩnh vực then chốt của ngành kinh tế được coi là công cụ can thiệp trực tiếp và chủ yếu để giải quyếtviệc làm và thu nhập, kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng, bảo đảm và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Mặt khác, khi chuyển đổi cơ chế làm cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước trước đây hoạt động trong sự bao cấp của nhà nước nay chuyển sang hoạt động trong môi trường mới đã bộc lộ rất nhiều yếu kém cần phải xem xét lại. Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết đó ngay từ đầu thập kỷ 90. Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .Tính đến nay quá trình cổ phần hoá đã triển khai được gần 9 năm, những thành tựu quan trọng thu được đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương này.Tuy nhiên tiến trình cổ phần hoá vẫn còn nhiều những khó khăn trở ngại cần phải nghiên cứu tháo gỡ .
Để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này và góp phần đẩy nhanh, vững chắc tiến trình cổ phần hoá trong thời gian tới, với khả năng và được sự giúp đỡ và ủng hộ của thầy giáo, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đẩy mạnh việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ta hiện nay”. Đề tài lấy quá trình tổ chức triển khai của một số doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần làm đối tượng nghiên cứu . Đề tài được chia thành 3 phần:
Phần I- Một số lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Phần II- Quá trình thực hiện cổ phần hoá .
Phần III- Giải pháp và kiến nghị.
Qua khảo sát thực trạng quá trình cổ phần hoá ở nước ta trong thời gian vừa qua , đánh giá thành tựu đạt được ,những hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó tìm ra một số giải pháp để góp phần thúc đẩy nhanh vững chắc tiến trình cổ phần hoá. Là một sinh viên, tác giả bài viết này mong rằng qua đề án của mình có thể góp một phần nhỏ bé vào quá trình tìm lôí đi tốt hơn cho hệ thống các công ty cổ phần.
Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề án không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S. Trần Thị Tố Linh đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn.
I.Cơ sở lý luận chung về cổ phần hoá danh nghiệp nhà nước.
Thực chất của cổ phần hoá. Sự cần thiết khách quan phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hoá phải chăng tư nhân hoá ?Hiện nay vẫn không ít người cho rằng cổ phần hoá chẳng qua là một cách gọi để né tránh tư nhân hoá. Vì thế việc làm rõ những khái niệm có liên quan là điều cần thiết.
Xét về mặt hình thức cổ phần hoá là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng khác là tổ chức hoặc tư nhân trong ngoài nước hoặc cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành công ty cổ phần.
Thực chất cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là phương thức thực hiện xã hội hoá chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sổ hưũ để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường .Ngoài ra cổ phần hoá có thể hiểu là chuyển thể một doanh nghiệp từ dạng là doanh nghiệp chưa là công ty cổ phần trở thành công ty cổ phần.Với ý nghĩa này,việc cổ phần hoá không phải chỉ là quá trình hoá diễn ra riêng ở doanh nghiệp nhà nước mà kể cả doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh đều có thể trở thành công ty cổ phần.
Thế thì tư nhân hoá được hiểu như thé nào theo quan niệm của các nước, tư nhân hoá có 2 mức độ:
-Tư nhân hoá hoạt động:Một hoạt động do khu vực nhà nước điều hành nay chuyển sang cho khu vực tư nhân điều hành, nhưng nhà nước vẫn còn giữ quyền sở hữu như:Tư nhân được thuê hay thầu khai thác một doanh nghiệp nhà nước, một công trình cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước
-Tư nhân hoá sở hữu:Nhà nước chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu một tài sản cho tư nhân.
Như vậy cổ phần hoá chưa hẳn và lại càng không thể đồng nhất với tư nhân hoá. Chỉ có một trường hợp duy nhất khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với chính sách bán hết toàn bộ số cổ phần cho tư nhân mới có thể xem cổ phần hoá là tư nhân hoá.Tuy nhiên trường hợp này chỉ hãn hữu, không phải là chủ trưong bao chùm trong tiến trình cổ phần hoá ở nước ta.
Sự cần thiết khách quan phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng SảnViệt Nam đã khẳng định:”Chúng ta đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ.Trong đó phải triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá DNNN “.Trong tình trạng nền kinh tế nước ta cuối thập kỷ 80 yếu kém và trì trệ, nền kinh tế thực sự không có lối thoát:
Thực trạng DNNN đã đòi hỏi cần phải đổi mới .Hiện nay với gần 6000 DNNN nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh rất tháp, mức đóng góp vào GDP không quá 45%. Chỉ có khoảng 50% DNNN làm ăn có lãi, trong đó thực sự làm ăn có lãi và trong lâu dài chỉ chiếm dưới 30%.Trên thực tế doanh nghiệp nhà nước nộp ngân sách chiếm 80-85% tổng số thu, nhưng nếu trừ kháu hao cơ bản cả thuế giám thu thì DNNN chỉ đóng góp trên 30% tổng số ngân sách của nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí và tài sản cố định, đất đai theo giá thị trường thì các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ.Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nay là tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị đã quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật (so với thế giới lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ, có ngành từ 4-5 thế hệ ).Hiện naycó tới 54,3% doanh nghiệp nhà nước trung ương và 74% DNNN địa phương còn sản xuất ở trình độ thủ công.Quy mô doanh nghiệp nhỏ vốn ít,vốn hoạt động thực tế chỉ bằng 80% vốn ghi trên sổ sách, riêng vốn lưu động chỉ có 50% được huy động vào sản xuất kinh doanh, còn lại là công nợ khó đòi, tài sản vật tư mất mát, kém phẩm chất và lỗ chưa được xử lý.Thực trạng thiết bị kỹ thuật và tài chính như trên, các doanh nghiệp hầu như không có khả năng cạnh tranh trên thị trương về đổi mới công nghệ cũng như sản phẩm. Ngân sách nhà nước không có khả năng cấp vốn và bao cấp các doanh nghiệp như trước đây. Ngân hàng cho vay cũng phải có điều kiện đảm bảo như là tài sản thế chấp, khả năng kinh doanh để tính khả năng thu hồi vốn.Các doanh nghiệp ở trong tình trạng luẩn quẩn, vốn không có nhưng cũng chẳng có cách nào để huy động.
Khắc phục khó khăn trên, hiện nay cổ phần hoá các DNNN được coi là giải pháp lớn nhằm tạo ra môi trường huy động vốn dài hạn và lâu dài cho các doanh nghiệp để đầu tư chiều sâu từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm tạo năng lực cạnh tranh và sức bật trên thị trường trong nước và quốc tế của hệ thống DNNN.
Cổ phần hoá tác động tích cực đến cải tiến quản lý hiệu quả hơn:Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần thực chất là xác định vai trò chủ nhân thực sự của doanh nghiệp đó là hội đồng quản trị thay mặt và chịu trách nhiệm trước hiệu quả đồng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với tất cả các cổ đông với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác cổ phần hoá DNNN tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình đối với doanh nghiệp.Tất cả những người lao động trong doanh nghiệp bằng những nguồn vốn tự có , quỹ phúc lợi của doanh nghiệp họ có thể tham gia mua cổ phiếu tại công ty.Do đó chính người công nhân đã gắn bó với doanh nghiệp trong nhièu năm sẽ càng gắn bó hơn trách nhiệm và quyền lợi của mình với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Họ có quyền kiểm tra giám sát khi có người tham ô và sử dụng không đúng mục đích tài sản của họ.Đây là điểm mấu chốt làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, điều mà nhà nước và chúng ta đều mong muốn. Thực tế này đã xoá bỏ được tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, kích thích mọi người phát huy hết khả năng vốn có của mình không ngừng cải tiến kỹ thuật phương pháp công nghệ, biện pháp kinh doanh, hăng say lao động đóng góp nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Mục tiêu của cổ phần hoá
Đại hội đảng lần thứ VIII đã khẳng định :”Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng thêm chứ không phải tư nhân hoá “.Nghị định số 44-1998-ND-CP của chính phủ ngày 29/6/1998 về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đã nêu rõ 2 mục tiêu chủ yếu sau:
_ Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
_Tạo điều kiện để người lao động có cổ phần và người đã đóng góp vốn được làm chủ thực sự: Thay đổi phương thức quản lý, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh, có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thực ra nhà nước còn một mục tiêu khác nữa, đó là muốn giảm bớt doanh nghiệp nhà nước để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách vì đa số các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả.Mục tiêu này là mục tiêu chính, vì nếu chỉ nhằm hai mục tiêu trên thì nhà nước chỉ cần khuyến khích lập các công ty cổ phần mới là đủ.
Quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Thực hiện nghị định số 44-1998-ND-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương hướng dẫn:Quy trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong công văn số 1341-BXD-ĐMDN của Bộ Xây Dựng ngày 25/8/98 hướng dẫn trình tự tiến hành cổ phần hoá DNNN kèm theo công văn số 3395-VPCP-ĐMDN của văn phòng chính phủ ngày 29/8/98 hướng dẫn quy trình và phương án mẫu cổ phần hoá. Theo văn bản này doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần tiến hành theo các bước sau :
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp
Bước 3: Duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh
II. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
1.Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong thời gian qua
1.1.Giai đoạn thí điểm từ 1992 đến tháng 5/1996
ở nước ta chủ trương cổ phần hoá DNNN được đề cập ngay từ đầu những năm 90. Tuy nhiên trong giai đoạn này nhà nước ta mới chỉ thực hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN. Thực hiện các nghị quyết chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ,Chính phủ đã ban hành các văn bản:
Quyểt định số 143-HĐBT ngày 10/05/90 của hội đồng bộ trưởng, nghị quyết lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII tháng 11 năm 98 đã ghi: “Chuyển một số DNNN có đủ điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty cổ phần quốc doanh mới phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ rút kinh nghiệm trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”.
Nghị quyết kỳ họp khoá X quốc hội khoá VIII ngày 26/12/91 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991- 1995 đã ghi:” thí điểm cổ phần hoá của một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và góp thêm nguồn vốn phát triển”.
Quyết định số 202 ngày 08/06/1992 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
Chỉ thị số 84 ngay 4/3/93 của Thủ tướng chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN.
Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng chục văn bản pháp luật về cổ phần hoá DNNN. Đây là giai đoạn thí điểm nên sau 5 năm mới chỉ có 5 DNNN chuyển sang công ty cổ phần:
Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển ( Bộ giao thông ) cổ phần hoá ngày 1/7/93 .
Công ty cơ điện lạnh ( Thành phố Hồ Chí Minh ) cổ phần hoá ngày 1/10/93 .
Công ty chế biến thức ăn gia súc ( Bộ Nông Nghiệp ) cổ phần hoá ngày 1/7/95.
Công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An ( Tỉnh Long An ) cổ phần hoá ngày 1/7/95.
Công ty giầy Hiệp An ( Bộ công nghiệp ) cổ phần hoá ngày 1/10/94.
Những thành tựu đạt được
Thực tiễn vân hành 5 DNNN theo chế độ cổ phàn hoá cho thấy: sau khi cổ phần hoá nhìn chung các doanh nghiệp làm ăn đều có lãi, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng nên rõ rệt thể hiện ở các chỉ tiêu như vốn, doanh thu, lợi nhuận thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên.Đặc biệt nhà nước vẫn giữ vai trò quyết định trên tất cả các mặt sở hữu, quản lý, sản xuất kinh doanh, phân phối kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần, tài sản vốn liếng của nhà nước được bảo toàn và tăng thêm. Các DNNN tiến hành cổ phần hoá đều đạt hiệu quả kinh doanh tốt, theo số liệu của Ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá- Bộ tài chính thì tính đến tháng cuối năm 95 kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá như sau: Vốn mỗi năm tăng bình quân 45%/năm; doanh thu tăng 56,9%/năm; Lợi nhuận tăng 70,2%;Lao động tăng 46,8%/năm; Thu nhập của người lao động tăng 20%/năm; Nộp ngân sách tăng 98%/năm, tỷ suất lợi nhuận /vốn đạt 74,6%/năm.
Qua việc bán cổ phiếu, nhà nước đã thu về một lượng vốn đáng kể trong số các doanh nghiệp cổ phần hoá, ngoài số vốn để lại cho cổ phần của Nhà nước, số vốn cho cán bộ công nhân vay và mua chịu thì kho bạc Nhà nước đã thu về được hơn 11 tỷ đồng.Đây là một lượng vốn rất quan trọng để Nhà nước có thể đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng. Tuy nhiên việc huy động vốn còn hạn chế, tỷ lệ cổ phần được bán: Nhà nước được 20-30%,cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp khoảng 40-50%, còn khoảng 20% bán cho người Việt nam ngoài doanh nghiệp.Các doanh nghiệp này đều chưa huy động vốn từ việc cổ phần cho thể nhân, pháp nhân người nước ngoài .
Qua thực hiện thí điểm cổ phần 5 doanh nghiệp nhà nước cho phép chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá ở những giai đoạn tiếp theo.Những mặt đạt được và những vấn đề hạn chế cần phân tích để tìm ra nguyên nhân kết quả cho quá trình thực thí điểm cổ phần hoá DNNN.
1.1.2.Những hạn chế cơ bản.
Trong giai đoạn này cả nước mới có 5 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.Năm 1993 cổ phần hoá 2 doanh nghiệp, năm 94 cổ phần hoá 1 doanh nghiệp, năm 95 cổ phần hoá 2 doanh nghiệp, một tốc độ quá chậm. Số lượng DNNN được cổ phần hoá quá ít, chưa đại diện cho các doanh nghiệp và các lĩnh vực, các vùng khác nhau trong cả nước.Điều này chứng tỏ trong giai đoạn thí điểm còn tồn tại quá nhiều vướng mắc chưa thúc đẩy cổ phần hoá. Đó là do:
_ Chính sách cổ phần hoá còn quá mới mẻ chưa được mọi người hiểu rõ và hưởng ứng.Việc cổ phần hoá nhằm chuyển quyền sở hữu của nhà nước thành cổ phần có thể ví như một cuộc cách mạng thay đổi về chất, trong một thời gian ngắn ( từ 93-95 ) không dễ gì thay đổi được những suy nghĩ, thói quen của hàng chục năm trước đây. Chính vì vậy, trong mấy năm qua các cấp, các ngành và các doanh nghiệp nói chung chưa quán triệt thống nhất về cả nhận thức và hành động, chưa quán triệt quan điểm mục đích và sự cần thiết phải cổ phần hoá. Hơn nữa một điều kiện của doanh nghiệp được cổ phần hoá là phải có phương án kinh doanh có hiệu quả. Mà các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả lại chưa muốn thực hiện cổ phần hoá, còn các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ muốn cổ phần hoá nhưng lại không cổ phần hoá được.
Vấn đề cổ phần hoá đã được bàn bạc nhiều cả về lý luận lẫn trong thực tiễn qua nhiều năm, nhưng vấn đề còn những” băn khoăn” hoặc” nhầm lẫn” giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá, sợ cổ phần hoá DNNN sẽ làm yếu đi vai trò của kinh tế Nhà nước. Thêm vào đó có những ý kiến khác nhau trong việc xác định DNNN nào nên cổ phần hoá, cổ phần toàn hay một phần; doanh nghiệp nào để lại hình thức quốc doanh; lãnh đạo doanh nghiệp sợ sau khi cổ phần hoá sẽ mất chức quyền, sợ trách nhiệm, còn công viên chức, lao động của doanh nghiệp thì băn khoăn lo lắng về quyền lợi, sợ mất việc, thu nhập giảm sút... quần chúng thì hoài nghi về công ty cổ phần do chưa thông suốt trong nhận thức, chưa có thực tế kiểm nghiệp đầy đủ và chắc chắn. Thực tế cho thấy, khi đăng ký làm thí điểm cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp đăng ký ồ ạt, đến lúc bắt tay vào làm thử thì xin rút dần với nhiều lý do” chính đáng”.
Công tác chuẩn bị cho cổ phần hoá được mở đầu bằng thông tư số 50-TC/TCDN của Bộ tài chính, quyết định số 01-CPH của Ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá quy định các vấn đè về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu, ban hành quy trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Nhưng trên thực tế, nhiều quy định còn đơn giản như việc định giá các doanh nghiệp để cổ phần hoá mới chỉ đưa vào giá trị doanh nghiệp trên sổ sách kế toán là chủ yếu, mà chưa tính hết các yếu tố lợi thế thương mại, uy tín, chất lượng sản phẩm, thị phần... Đây là vấn đề khó và quan trọng, nhưng lại không được xem xét hoặc có tính đến lại qua loa sơ sài. Tiền thu được do bán cổ phiếu chưa được sử dụng đúng hoặc không hợp lý do không có quy định cụ thể, dẫn đến một điều nghịch lý là cổ phần hoá DNNN là một hình thức huy động vốn nhanh, với số lượng lớn và có khả năng hơn các loại hình kinh doanh khác thì các công ty cổ phần lại thiếu vốn để sản xuất kinh doanh.
Hình thức cổ phần hoá trong giai đoạn thí điểm quá đơn điệu. Trong giai đoạn này cổ phần hoá được thực hiện thông qua một hình thức đó là bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp. Việc hạnb chế trong hình thức cổ phần hoá đã dẫn đến khó khăn trong việc DNNN cổ phần hoá. Các DNNN bị bó hẹp trong một hành lang pháp lý vì trên thực tế các DNNN do tính chất và hình thức kinh doanh đa dạng hơn nữa quy mô của từng doanh nghiệp trong từng ngành là khác nhau do đó, bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp đối với những DNNN có quy mô nhỏ, hình thức sản xuất kinh doanh là không thể chia nhỏ, là không thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp muốn cổ phần hoá. Điều đó giải thích tại sao tốc độ cổ phần hoá lại diễn ra chậm chạp.
Quy trình cổ phần hoá rườm rà, phức tạp, nhiều thủ tục gây phiền hà, tốn kém. Nhiều doanh nghiệp mặc dù quy mô nhỏ quá trình chuẩn bị cổ phần hoá kéo dài gần 3 năm đã gây ra tâm lí chán nản, mệt mỏi do bấp bênh, để doanh nghiệp kéo dài trong tình trạng” quá độ” sang cổ phần hoá, mà phương pháp hạch toán tài chính kinh doanh trong DNNN và công ty cổ phần là khác nhau.Các doanh nghiệp khi chưa cổ phần hoá khi nhìn vào các doanh nghệp thực hiện cổ phần hoá đã ngại ngần và chưa muốn cổ phần hoá bởi họ không muốn và không nhất thiết phải cổ phần hoá với một thủ tục rườm rà, nhiều khâu, nhiều bước.
Các chính sách ưu đãi đối với người lao động và doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá chưa hấp dẫn. Các quy định đã làm người lao động không tìm thấy chỗ đứng của mình trong công ty mới vì không có tiền vốn để mua cổ phần. Không có chính sách ưu đãi cho những người lao động đã làm việc nhiều năm cho nhà nước, chưa có chính sách ưu đãi thực sự đối với công ty cổ phần trong việc thuế thu nhập, thuế đất đai và các nghĩa vụ đối với nhà nước khác trong một vài năm cổ phần hoá. Mặc dù có một số ưu tiên trong các văn bản ban hành song trên thực tế công ty cổ phần chưa thể gọi là được ưu đãi hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Tóm lại, trong giai đoạn thí điểm cổ phần hoá mặc dù thu được một số kết quả nhất định: hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần tăng, đời sống của người lao động được ổn định và cải thiện... song còn rất nhiều vướng mắc, trở ngại trong quá trình thực hiện cổ phần hoá cũng như trong quá trình kinh doanh của công ty cổ phần. Trong thời gian tới Đảng và Nhà nước ta cần tổng kết để rút ra bài học cũng như kinh nghiệm để có những chính sách hoàn thiện hơn góp phần thúc đẩy tốc độ cổ phần hoá nhanh và vững chắc trong giai đoạn tới.
1.2.Giai đoạn 2 từ 5/1996 - 6/1998.
Trên cơ sở tổng kết quá trình cổ phần hoá ở giai đoạn thí điểm và tiếp tục thực hiện chủ trương cuả Đảng, Đảng ta kiên trì theo đuổi sự nghiệp cổ phần hoá- con đường đúng đắn để phát triển kinh tế, đa dạng hoá hình thức kinh doanh tạo động lực thúc đẩy các loại hình kinh tế khác cùng phát triên. Chính phủ đã ban hành gần 30 văn bản để hướng dẫn thực hiện và triển khai tích cực hơn tiến trình cổ phần hoá.
Nghị định 28-CP của chính phủ ngày 7/5/96 về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
Quyết định số 548- TTG của thủ tướng chính phủ ngày 13/8/96 về việc thành lập các ban chỉ đạo cổ phần hoá theo nghị định 28-CP.
Quyết định số 01-CPH của Bộ trưởng, trưởng ban chỉ đạo cổ phần hoá trung ương ngày 4/9/96 về việc ban hành quy trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
Quyết định số 25-CP của chính phủ ngày 26/3 97 sửa đổi một số điều của nghị định số 28-CP của chính phủ ngày 7/5/96 về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
Chỉ thị số 658-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 20/8/97 về việc thúc đẩy triển khai cổ phần hoá DNNN.
Sau 4 năm thí điểm cổ phần hoá Nhà nước ta đã rút được một số kinh nghiệm để bổ xung và sửa đổi chế độ cổ phần hoá, ngày 7/5/96 chính phủ đã ra nghị định 28-CP thay thế quyết định số 202-CP với quy định cụ thể và mở rộng hành lang pháp lí cho các DNNN chuyển sang các công ty cổ phần.
Tính từ năm 1993 với doanh nghệp đại lý liên hiệp vận chuyển ( Thành Phố Hồ Chí Minh ) cổ phần hoá ngày 1/7/93 đến cuối năm1997 cổ phần hoá được 18 DNNN với tổng số vốn là 121.348 triệu đồng. Trong số 18 DNNN nói trên có một DNNN bán toàn bộ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà không giữ lại cổ phần nào; số còn lại Nhà nước nắm giữ ít nhất là 18% cao nhất là 51% cổ phần của công ty ( bình quân của 18 doanh nghiệp là 34,2%) còn lại do cán bộ công nhân viên trong công ty và các thành phần kinh tế khác ngoài xã hội nắm giữ. Trong số 18 DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần có 11 doanh nghiệp hoạt động từ một năm trở nên, trong đó có hai doanh nghiệp trước khi chọn làm thí điểm cổ phần hoá có những điều kiện thuận lơị, hoạt động có lãi cao là công ty cổ phần Cơ điện lạnh, công ty cổ phần Đại lí liên hiệp vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận thấp vốn giảm dần, như xí nghiệp VIFOCO, xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An, xí nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền Bình Định...
Trong giai đoạn này tốc độ cổ phần hoá được thực hiện nhanh và vững chắc so với giai đoạn thí điểm. Đạt được điều này là do cổ phần hoá không những đảm bảo các mục tiêu kinh tế là huy động vốn nhanh, phát triển sản xuất, kinh doanh... mà còn bảo đảm các mục tiêu xã hội như phát huy vai trò làm chủ của người lao động, tạo việc làm mới, tăng thu nhập... Hơn nữa do chúng ta đã kịp thời sửa đổi chế độ chính sách để tạo những bước chuyển biến tích cực tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.
1.2.1.Những thành tựu đạt được
Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì sản xuất kinh doanh phát triển, có tiến bộ về mọi mặt, Nhà nước và doanh nghiệp người lao động đều có lợi. Cụ thể như sau Nghiên cứu kinh tế số 241, tháng 6/1998
:-
-Đối với các doanh nghiệp:
Vốn tăng bình quân 45%/năm
Doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm
Lợi nhuận tăng bình quân 70,2%/năm
Nộp ngân sách tăng bình quân 98%/năm
Thu nhập của người lao động tăng bình quân 20%/năm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 19,1%/năm
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 74,6%/năm
_ Đối với nhà nước:
Từ khi chuyển sang công ty cổ phần với phương thức quản lý tiến bộ trách nhiệm người lao động nâng cao, hiệu quả làm việc ngày một tốt hơn dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp ngày càng tăng, lợi nhuận tăng lên tiền thuế của các công ty cổ phần nộp nhiều hơn khi còn là DNNN. Ngoài ra nhà nứơc còn thu được 37724 triệu đồng từ các nguồn sau:
Tiền thu về bán cổ phần 30.207 triệu đồng
Phần lợi tức của nhà nước từ các công ty cổ phần 6.995 triệu đồng
Lãi tiền vay mua chịu cổ phần của CBCNV 522 triệu đồng
( chưa kể số tiền CBCNV trong các công ty cổ phần mua chịu cổ phiếu là 14.749 triệu đồng sau 5 năm phải trả Nhà nước)
_Đối với người lao động và xã hội :
Các DNNN từ khi chuyển sang công ty cổ phần đã thay đổi cả về lượng và chất theo chiều hướng tích cực. Các công ty cổ phần này không những ổn định đủ việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp mà còn tạo thêm nhiều việc làm thu hút một khối lượng lớn lao động trong xã hội và trả với mức lương cao góp phần giải quyết một vấn đề lớn của xã hội. Thu nhập của người lao động cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với khi còn ở DNNN đó là chưa kể nguồn thu từ lợi tức cổ phần khoảng 22- 24%/năm. Ngoài số lao động cũ đã làm việc trong công ty từ nhiều năm trước, các công ty cổ phần này đã thu hút hơn 1000 người lao động ngoài xã hội vào làm việc.Do hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có hiệu quả nên lợi tức của các cổ đông thường cao hơn lãi suất gửi tiền tiết kiệm, đông thời tốc độ tích luỹ vốn của doanh nghiệp cũng khá nhanh , giá trị cổ phiếu thường tăng từ 1,5-2 lần( sau 1-2 năm hoạt động). Chẳng hạn như :Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển, sau 4 năm hoạt động giá trị cổ phiếu đã tăng 7lần; công ty cơ điện lạnh cũng trong thời kỳ đó giá trị cổ phiếu tăng hơn 6 lần. Công ty cổ phần cơ điện lạnh trước khi cổ phần hoá có 334 CBCNV sau khi sang công ty cổ phần hàng năm số lượng lao động mới tuyển vào đều tăng.Năm 94 tuyển 81 người làm việc, năm 95 thu hút 79 người vào làm việc và năm 96 thu hút thêm 153 người. Như vậy sau 3 năm cổ phần hoá công ty đã tạo ra 313 chỗ làm việc mới đưa tổng số người lao động trong công ty từ 334 người(1993) lên 647 người(1996). Tiền lương của người lao động không những được đảm bảo mà tăng đánh kể so với còn là DNNN. Trước cổ phần hoá tiền lương bình quân của người lao động là 647 ngàn đồng/tháng, dến năm 96 lương bình quân là 1,3 triệu đồng/tháng.Đại lý liên hiệp vận chuyển trước khi cổ phần hoá thu nhập của người lao động là 800 ngàn/ tháng (1993) lên 1,4 triệu đồng /tháng (1994) và đến năm 1996 thu nhập của người lao động trung bình lên tới 2,5 triệu đồng /tháng.
Trong giai đoạn này đã mở rộng và đa dạng hoá hơn hình thức cổ phần hoá, nếu như ở giai đoạn thí điểm chỉ có một hình thức cổ phần hoá là bán một phần giá trị hiện có cuả doanh nghiệp nên ít nhiều đã hạn chế tốc độ cổ phần hoá.Nay, Nghị định 28-CP đã cho phép cổ phần hoá theo 3 hình thức đó là:
-Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
-Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp.
-Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
Với hình thức cổ phần hoá đa dạng nhiều doanh nghiệp có thể thực hiện cổ phần hoá hoặc với hình thức này hoặc với hình thức khác dựa vào những đặc điểm riêng của mình. Do vậy chọn hình thức nào để cổ phần hoá cho thích hợp là quyền và trách nhiệm của chính doanh nghiệp.
Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động hấp dẫn hơn:
Đối với doanh nghiệp, điều 10 Nghị định 28 CP đã làm rõ rằng khi cổ phần hoá DNNN được hưởng 6 ưu đãi:
+Được sử dụng số dư quỹ khen thưởng và phúc lợi chia cho CNV để mua cổ phiếu.
+Được giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm liên tiếp ( không phải xét hỏi như theo QĐ 202-CT ).
+ Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại quốc doanh như trước.
+Được tiếp tục xuất khẩu hàng hoá như trước.
+Được miễn lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu tài sản từ DNNNsang công ty cổ phần.
+Được hạch toán các chi phí hợp lý và cần thiết khi cổ phần hoá và giá trị doanh nghiệp.
Đối với người lao động:
Khắc phục những bất lợi về quyền lợi của người lao động trong quyết định 202 CT.Nghị định 28 CP đã lược bỏ những chi tiết không phù hợp, đưa thêm một ưu đãi mới và có mức khống chế chặt chẽ hơn. Cụ thể:
+ Nhà nước cấp cho công nhân viên một số cổ phiếu tuỳ theo thâm nlên và chất lượng công tác của từng người. Người lao động được hưởng 100% cổ tức, được quyền thừa kế cho con làm việc tại công ty cổ phần nhưng không được chuyển nhượng vì những cổ phiếu này thuộc sở hữu của Nhà nước như vậy, đây không phải là mua, nhưng cũng không phaỉ là” cho không” mà cho” quyền sử dụng”.
+Mức khống chế: Trị giá cổ phiếu mà mỗi người được cấp không quá 6 tháng lương và tổng số cổ phiếu cấp cho công nhân viên không quá 10% giá trị doanh nghiệp ( tức 10% số lượng cổ phiếu phát hành lần đầu).
+Công nhân viên được mua chịu trả chậm trong 5 năm với lãi suất 4%/năm, tổng mức mua chịu không quá 15% giá trị doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ tư 10% giá trị doanh nghiệp trở nên, thì mức mua chịu được tăng 5% nữa, tức tối đa là 20% giá trị doanh nghiệp.
Cổ phần hoá thay đổi phương thức quản lý, điều hành. Từ việc giám đốc DNNN do cấp trên chỉ định sang hình thức cổ đông bầuhội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban giám đốc, do đó trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành cao hơn, hoạt động của doanh nghiệp có tính đến hiệu quả cụ thể hơn.
Quyền lợi của người lao động trong công ty, đồng thời là các cổ đông gắn với quyền lợi của công ty. Họ có trách nhiệm trong công việc và gắn bó với nhau, việc trả công minh bạch rõ ràng, vấn đề làm chủ tập thể của các cổ đông được phát huy cao độ. Người lao động một mặt rất phấn khởi với thu nhập ngày một tăng, tinh thần làm việc hăng say, mặt khác cũng yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc điều hành phải lãnh đạo công ty hoạt động có hiệu quả để có lợi nhuận cao hơn.
Tài sản của các DNNN được đánh giá lại chính xác hơn. Lâu nay tài sản của các DNNN bị đánh giá thấp, khấu hao trích nộp rất thấp, không đủ bù đắp vốn để tái đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất.Qua ciệc cổ phần hoá 18 doanh nghiệp vừa qua, tổng giá trị đánh giá lại đã tăng 48,8% so với tổng giá trị hạch toán.
Chúng ta đã thống nhất hơn trong tư tưởng, qua thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu, những bài học thành công, thất bại giúp cho việc chr đạo thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn
1.2.2. Những hạn chế trong giai đoạn này
Trước hết phải nói rằng trong giai đoạn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35035.doc