Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm kẹo tại Thị trường miền Trung của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Với sự mở cửa của nền kinh tế và sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng có những biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khâu tiêu thụ. Không cần phải nói, ai cũng có thể biết được khâu

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm kẹo tại Thị trường miền Trung của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ có vai trò quan trọng như thế nào. Nó là khâu kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh ( đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng), nhưng đồng thời nó cũng mở ra một chu kỳ kinh doanh mới. Căn cứ vào hoạt động tiêu thụ của năm cũ mà các doanh nghiệp mới có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm mới. Như vậy, hoạt động tiêu thụ là khâu then chốt nhất trong quá trình kinh doanh, không có doanh nghiệp nào có thể thiếu hoạt động này. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đào tạo, học tập của Nhà trường, em đã có một kỳ thực tập tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà để nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vấn đề làm em quan tâm nhất chính là hoạt động tiêu thụ. Sản phẩm của công ty là bánh kẹo, mặt hàng này rất nhạy cảm với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và điều kiện của người dân: mức sống càng cao thì nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo càng tăng. Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì ngành bánh kẹo đang có xu hướng phát triển mạnh. Qua 4 tháng thực tập và nghiên cứu, em đã chọn đề tài cho chuyên đề của mình là: “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm kẹo tại thị trường miền Trung của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà”. Qua bài viết, em hy vọng sẽ giúp thầy cô và các bạn hiểu thêm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản phẩm kẹo tại thị trường miền Trung của Công ty. Nhu cầu về sản phẩm kẹo của người dân miền Trung như thế nào? Làm sao để công ty có thể đáp ứng tốt những nhu cầu đó? Và làm thế nào để công ty có thể thực hiện tốt được những kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài viết với ba phần chính Phần một: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Phần hai: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Phần ba: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bài viết còn có những thiếu sót, rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Phương Hiền và các cô chú, các anh chị ở Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình PHẦN MỘT TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ I/ Thông tin chung về Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 1. Tên Công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO), là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam 2. Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần 3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Theo quyết định 995/QĐ – TW/TCCB ngày 23 tháng 10 năm 1996 của Bộ Thương mại, Công ty CP bánh kẹo Hải Hà có các chức năng nhiệm vụ sau: 3.1. Chức năng: Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo nên giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý đầu ra, đầu vào của dây chuyền sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Công ty sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần xuất khẩu 3.2. Nhiệm vụ: Thực hiện nghị quyết Hội nghị 7 khoá VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước Chấp hành mọi quy định, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, tài sản và nộp ngân sách theo quy định Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tay nghề, đặc biệt đội ngũ nhân viên thị trường Tăng cường đầu tư chiều sâu, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng năng suất lao động Bảo vệ uy tín của Công ty, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường Thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 4. Các lĩnh vực hoạt động chính: - Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh kẹo và chế biến thực phẩm - Kinh doanh xuất nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các loại sản phẩm hàng hóa khác; - Ðầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại - Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật. 5. Địa chỉ Trụ sở chính tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà Số 25 - Ðường Trương Ðịnh - Quận Hai bà Trưng - Thành phố Hà Nội Ðiện thoại: (84-4)8632956 - 8632041 Fax: (84-4) 8631683- 8638730 Email: haihaco@hn.vnn.vn. Ðịa chỉ website: www.haihaco.com.vn Các chi nhánh và các nhà máy trực thuộc: Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Ðịa chỉ: Lô 27, Đường Tân Tạo, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Q.Bình Tân - Thành phố Hồ Chí Minh. Ðiện thoại : (84-8) 7542017 Fax:(84-8) 7542934 Chi nhánh thành phố Ðà nẵng Ðịa chỉ : 134- Ðường Phan Thanh - Quận Thanh Khê - Thành phố Ðà nẵng Ðiện thoại : 84-511-652244 , 84-511-650524 Fax: 84-511-650524 Nhà máy thực phẩm Việt Trì -Thành phố Việt trì -Tỉnh Phú Thọ Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Ðịnh - Thành phố Nam định 6. Tài khoản ngân hàng Tài khoản ngân hàng số: 1020 – 10000054566 tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân– Hà Nội II/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 1. Các giai đoạn phát triển Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng. Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm. Ngày nay, Công ty đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm. Các giai đoạn phát triển: 1.1. Giai đoạn 1959 – 1960: Khi mới thành lập, công ty chưa sản xuất bánh kẹo mà mặt hàng đầu tiên là miến làm từ đậu xanh. Tháng 1/1959, Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ nội thương) đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với số lượng lao động ban đầu là 9 cán bộ công nhân viên, do Tổng công ty cử sang. Năm 1960, để phục vụ nhu cầu của nhân dân, Công ty lại chuyển sang nghiên cứu và sản xuất mặt hàng miến từ đậu xanh. Ngày 25/12/1960, xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đánh dấu bước đi đầu tiên cho dự phát triển của công ty. 1.2. Giai đoạn 1961 – 1967: Trong thời kỳ này, xưởng miến Hoàng Mai đã có sự phát triển đáng kể cả về nguồn lực và chủng loại sản phẩm. Ngoài sản xuất mặt hàng chính là miến, công ty còn chủ trương nghiên cứu đưa vào sản xuất thành công mặt hàng xì dầu và tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1966, theo quuyết định của Bộ công nghiệp nhẹ, xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà thuộc Bộ lương thực quản lý. Từ đó, Công ty ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân với cơ cấu mặt hàng phong phú như: nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, tương, viên đạm, bột dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt Công ty còn nghiên cứu sản xuất mạch nha. Đây là cơ sở để Công ty trở thành Công ty bánh kẹo sau này. 1.3. Giai đoạn 1968 – 1991: Tháng 6/1970, thực hiện chủ trương của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã tiếp nhận phân xưởng kẹo 900 tấn/ năm của nhà máy Hải Châu. Từ đây nhà máy đổi tên thành nhà máy thực phẩm Hải Hà. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 550 người và thực hiện nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh bột Tháng 12/1976, Nhà máy được mở rộng với công suất thiết kế 6000 tấn/ năm. Số lượng lao động 900 cán bộ công nhân viên. Năm 1978,lần đầu tiên công ty xuất khẩu 38 tấn kẹo sang các nước như Pháp, Cộng hoà dân chủ Đức, Ý Năm 1980, nhà máy chính thức thành lập bộ phận sản xuất phụ trợ là rượu, ngay sau đó đã tiến hành nghiên cứu và đi vào sản xuất. Năm 1981, nhà máy đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà trực thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý Năm 1982, sản xuất của nhà máy được mở rộng, ngoài sản xuất kẹo còn sản xuất thêm bánh Bước vào thời kỳ đổi mới, năm 1987 nhà máy đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà trực thuộc Bộ công nghệ và công nghiệp thực phẩm quản lý. Trong thời gian này sản phẩm của Công ty không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu một lượng lớn 1.4. Giai đoạn 1992 – 2003: Đây là thời kỳ nền kinh tế mở cửa, Nhà nước có những chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tận dụng điều kiện thuận lợi đó, Công ty ra những quyết định táo bạo nhằm thu hút vốn, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…Cũng trong giai đoạn này, Nhà máy chính thức đổi tên thành nhà máy bánh kẹo Hải Hà Tháng 12/1992, theo quyết định số 216/CN-LĐ của Bộ công nghiệp nhẹ , nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch Haihaco thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý Năm 1993, Công ty liên doanh với Nhật Bản thành lập công ty liên doanh Haiha-Kotobuki Năm 1995, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập công ty liên doanh Haiha-Miwon Tháng 9/1995, Công ty sáp nhập với nhà máy thực phẩm Việt Trì thành một phân xưởng đặt tại Nam Định Trong thời kỳ sau năm 2000 trở lại đây đứng trước những thách thức mới nảy sinh trong quá trình hội nhập, Công ty đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như Kẹo chew, Bánh kem xốp, Bánh xốp có nhân Miniwaf, Bánh dinh dưỡng dành cho học sinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret và Viện dinh dưỡng Bộ Y tế, các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin hợp tác sản xuất với hãng Tenamyd Canada. 1.5. Giai đoạn 2003 – nay Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp thành Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà với 51% vốn Nhà nước, 49% là các cổ phần khác và hoạt động cho đến nay Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007. Ngày 13/06/2007, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có Quyết định số 110/UBCK- ĐKCB cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Đợt phát hành diễn ra trong thời gian từ ngày 21/07/2007 đến ngày 31/07/2007 Hiện nay Công ty là một trong số các Nhà sản xuất Bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với sản lượng bình quân hàng năm trên 15.000 tấn. Công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống HACCP theo Tiêu chuẩn TCVN 5603:1998 và HACCP CODE:2003. HAIHACO có tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế bình quân là trên 10%/năm, đạt 17,472 tỷ đồng năm 2006 và 14,756 tỷ đồng năm 2005. Tỷ lệ cổ tức duy trì ổn định ở mức trên 12%. Với chiến lược phát triển trong thời gian tới, Công ty sẽ nâng cao được năng lực sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm thông qua dự án đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất bánh mềm cao cấp phủ sôcôla. 2. Thành tích đạt được Các thành tích của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Ðảng và Nhà Nước công nhận + 4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm1960 – 1970) + 1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985) + 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990) + 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997) Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huy chương Vàng, Bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế- kỹ thuật- Việt nam và Thủ đô. Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “Hàng Việt nam chất lượng cao” trong 11 năm liền. Từ năm 1997 đến năm 2007. III/ Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó TGĐ kỹ thuật Phó TGĐ kinh doanh Phó TGĐ tài chính Phòng kế toán Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Kho bãi Cửa hàng Bộ phận vật tư Bộ phận Mar Bộ phận vận tải Bộ phận xuất nhập khẩu Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì Xí nghiệp bánh Xí nghiệp kẹo Xí nghiệp chew Xí nghiệp phụ trợ Xí nghiệp bột dinh dưỡng Phòng KCS Văn phòng Phòng hành chính tổng hợp Nhà ăn Bảo vệ Y tế nguồn: văn pbòng công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban điều hành: Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, hai Phó Tổng giám đốc, một Kế toán trưởng. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc. Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện tốt công việc của mình · Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản xuất. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, ổn định · Phòng kỹ thuật: theo dõi thực hiện các quá trình sản xuất, công nghệ, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc sản xuất · Phòng vật tư: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất · Phòng tài vụ: có nhiệm vụ huy động đảmb bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến hành công tác kiểm toán, kế toán, theo dõi các hoạt động kinh doanh của Công ty, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong từng tháng, quý, năm và lập dự toán chi phí sản xuất · Văn phòng công ty: tổ chức, sắp xếp, phân bổ lao động một cách hợp lý, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng cho người lao động, tuyển dụng lao động và phụ trách vấn đề an toàn lao động, bảo hiểm xã hội Từ sơ đồ bộ máy quản trị trên ta nhận thấy bộ máy quản trị của Công ty khá linh hoạt, các phòng ban được chuyên môn hoá, cách bố trí đã tạo điều kiện thuận lợi cho khâu quản lý. Tuy nhiên, hoạt động marketing chưa được chuyên môn hoá và do phòng kinh doanh đảm nhiệm IV/ Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật 1. Đặc điểm sản phẩm Hiện nay, HAIHACO tập trung phát triển 2 loại sản phẩm chính là Kẹo và Bánh, mỗi loại bao gồm các nhóm sản phẩm sau: Kẹo: Kẹo “CHEW HAIHA”, Kẹo xốp mềm, Kẹo Jelly “CHIP HAI HA”, Kẹo cứng nhân, Kẹo cây “ HAIHAPOP”; Bánh: Bánh quy, Bánh kem xốp, Bánh xốp cuộn MINIWAF, Bánh Snack-mimi, Bánh cracker; Bánh Trung thu, Bánh hộp; Dòng bánh mềm cao cấp phủ sôcôla với công nghệ và thiết bị hiện đại của châu Âu và Hàn quốc đã có mặt trên thị trường vào tháng 11 năm 2007 với các nhãn hiệu: Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie. 2. Đặc điểm nguyên vật liệu Phần lớn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty được cung cấp bởi các doanh nghiệp lâu năm, có uy tín. Các nguyên liệu chính được sử dụng như: bột mì, đường, trứng, sữa, dầu, bơ, shortening, hương liệu khác. Tất cả các nguyên liệu được sử dụng phải đáp ứng chặt chẽ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế và quy trình kiểm định riêng của công ty ban hành. Nguồn nguyên vật liệu Các nguyên liệu chính: đường kính, đường gluco, bột mì, chất béo…được mua từ các nhà cung cấp có uy tín trong nước. Một số loại nguyên liệu như sữa bột, hương liệu, sôcôla…trong nước chưa sản xuất được được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất từ các nước Mỹ, Pháp, Úc, và một số nước Đông Nam Á. Bao bì được cung cấp bởi các nhà cung cấp lớn và có uy tín tại Việt Nam. Các nguyên liệu và phụ gia thực phẩm khác được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu, Singapore…. Sự ổn định của các nguồn cung cấp Hiện nay, HAIHACO là một trong 5 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất cả nước với sản lượng năm 2006 là trên 15.000 tấn. Mỗi năm, Công ty tiêu thụ hàng nghìn tấn nguyên liệu đặc biệt là đường kính và đường gluco. Nguồn nguyên liệu này không tập trung vào một hay hai nhà cung cấp mà được cung cấp bởi một số nhà sản xuất có uy tín trong ngành. Điều này vừa tạo nên một sự cạnh tranh về giá, vừa giảm sự phụ thuộc vào mỗi nhà cung cấp. Mặc dù vậy, các đối tác cung cấp nguyên liệu cho HAIHACO luôn được lựa chọn rất kỹ càng theo các tiêu chuẩn chặt chẽ. Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn nhà cung cấp là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Tiêu chuẩn thứ hai, những doanh nghiệp này cần có một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường ổn định, tạo lập được uy tín với các bạn hàng. Tiêu chuẩn thứ ba, đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng nguyên liệu như đã cam kết. Tuân thủ theo những quy định chặt chẽ này, những năm qua và đặc biệt là sau khi Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần (năm 2004), HAIHACO luôn nỗ lực đổi mới công nghệ, phấn đấu đạt doanh số bán cao, đồng thời giảm chi phí giá vốn hàng bán qua các năm. Hàng năm Công ty thường ký hợp đồng nguyên tắc với các Nhà cung cấp lớn đã được phê duyệt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Các nguyên liệu phụ khác đang được cung cấp từ các nhà cung cấp trong nước, nhà sản xuất hoặc các nhà nhập khẩu. Số lượng các công ty sản xuất và thương mại cung cấp các nguyên liệu như bột mỳ, bao bì, hương liệu khác…ở Việt Nam là khá đa dạng với mức giá cạnh tranh. Do vậy không có hạn chế nào về lượng đối với nguồn nguyên liệu này. 3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 3.1. Hệ thống máy móc trang thiết bị Hệ thống thiết bị sản xuất cũ: Bảng 1: Hệ thống trang thiết bị sản xuất cũ (tính đến năm 1992) STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Xuất xứ Năm trang bị 1 Máy trộn nguyên liệu 1 Trung Quốc 1960 2 Máy cuốn kẹo 1 Trung Quốc 1960 3 Máy cán 1 Trung Quốc 1960 4 Máy cắt 12 Việt Nam 1960 5 Máy sàng 2 Việt Nam 1960 6 Máy đóng khung 2 Việt Nam 1960 7 Máy dần bột 1 Trung Quốc 1965 8 Máy trong xí nghiệp phụ trợ 21 Việt Nam Trung Quốc 1960 9 Máy sấy WK4 1 Ba Lan 1966 10 Nồi nấu liên tục 1 Ba Lan 1977 11 Nồi nấu đường CK22 1 Ba Lan 1978 12 Nồi nấu nhân 1 Ba Lan 1978 13 Máy tạo tinh 1 Ba Lan 1978 14 Dây chuyền sản xuất kẹo CAA6 1 Ba Lan 1977 15 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm 1 Đài Loan 1979 Nguồn: phòng kỹ thuật Hệ thống trang thiết bị mới trang bị: Bảng 2: Hệ thống trang thiết bị sản xuất mới trang bị STT Tên thiết bị Giá trị Xuất xứ Năm trang bị Công suất 1 2 Dây chuyền sản xuất kẹo chew Trên 2 tr Euro CH Liên bang Đức 2002-2004 20tấn/ngày 2 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm 1tr USD CH Liên bang Đức 1996 10tấn/ngày 3 Dây chuyền sản xuất bánh quy, cookie 1trUSD Đan Mạch 1992 6tấn/ngày 4 Dây chuyền sản xuất bánh Cracker 1trUSD Italia 1996 7tấn/ngày 5 Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly 0,6trUSD Australia 1997 4tấn/ngày 6 Dây chuyến sản xuất kẹo Jelly cốc 0,1trUSD Malaysia 1997 2tấn/ngày 7 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 0,5trUSD Malaysia 2000-2006 6tấn/ngày 8 Dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn 0,15trUSD Malaysia 2006 3tấn/ngày 9 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng nhân 0,5trUSD Trung Quốc 1995 10tấn/ngày 10 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 0,5trUSD Ba Lan 1995 10tấn/ngày 11 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 0,5trUSD Đức 1995 10tấn/ngày 12 Dây chuyền sản xuất kẹo cây 0,4trUSD Đài Loan 2004 1tấn/ngày 13 Dây chuyền sản xuất bánh Snack 0.1trUSD Trung Quốc 6/2007 1tấn/ngày nguồn: phòng kỹ thuật 3.2. Quy trình sản xuất một số sản phẩm của Công ty · Quy trình sản xuất bánh kem xốp Tạo vỏ bánh Nướng vỏ bánh Phết kem Tạo kem Máy cắt thanh Bao gói Nguồn : phòng kỹ thuật Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bánh kem xốp · Quy trình sản xuất kẹo cứng Hoà đường Nấu Làm nguội Bơm nhân Máy lăn côn Vuốt kẹo Máy gói rung sàng Lập hình Gói tay Nguồn: phòng kỹ thuật Sơ đồ 3: quy trình sản xuất kẹo cứng · Quy trình sản xuất bánh quy Đóng gói thủ công Đóng gói bằng máy Nguyên liệu Nướng bánh Nhân trộn Tạo hình Làm nguội Phủ Sôcôlate Làm bóng Làm nguội Đóng túi Nguồn: phòng kỹ thuật Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất bánh quy · Quy trình sản xuất kẹo mềm Phôi chế nguyên liệu Hoà đường Nấu Làm nguội Lên máy cán Lên máy cắt Sàng rung Gói thủ công Gói túi to Lăn côn Máy cuốn (vuốt) Máy gói tự động Đóng túi to Nguồn: phòng kỹ thuật Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất kẹo mềm · quy trình sản xuất kẹo Chew Đường, gluco, chất béo Hoà tan Nấu Phối trộn Làm lạnh tạo xốp tạo hình Bao gói Đóng thành phẩm Hương liệu Nguồn: phòng kỹ thuật Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất kẹo Chew 4. Đặc điểm về lao động Số lượng người lao động trong Công ty: 1.254 người (tính tại thời điểm tháng 6/2007) Bảng 3: Cơ cấu lao động tính đến tháng 6/2007 Số lượng % Nam Nữ Phân theo trình độ học vấn 1. Trên đại học và đại học 74 59 10.6 2. Cao đẳng 3 5 0.64 3. Trung cấp 6 17 1.83 4. Công nhân kỹ thuật 369 117 38.76 5. lao động phổ thông 111 493 48.17 Phân theo phân công lao động 1. lao động quản lý 16 12 2.23 2. Lao động CMNV 60 56 9.25 3. Lao động trực tiếp 487 623 88.52 Phân theo HĐLĐ 1. Hợp đồng không xác định thời hạn 188 201 31.02 2. Hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm 328 335 52.87 3. Hợp đồng thời vụ 47 155 16.11 Phân theo độ tuổi 1. Dưới 30 tuổi 213 218 34.37 2. Từ 30 -35 tuổi 99 214 24.96 3. Từ 36 -40 tuổi 67 91 12.6 4. Từ 41 -45 tuổi 73 117 15.15 5. Từ 46 – 50 tuổi 89 44 10.6 6. Từ 51 – 55 tuổi 18 7 1.99 7. Trên 55 4 - 0.33 nguồn: phòng nhân lực Số lượng lao động ngày càng tăng lên do quy mô sản xuất được mở rông. Chất lượng lao động cũng ngày càng được cải thiện. Số lao động trình độ đại học trở lên tăng dần, tay nghề người lao động ngày càng được nâng cao trong đó bậc thợ thấp nhất là bậc 3. Cán bộ quản lý kinh tế thấp nhất là trung cấp, chủ yếu là tốt nghiệp đại học. Vốn kinh doanh: Bảng 4: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty qua các năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 trđ % trđ % trđ % trđ % trđ % 1.Theo cơ cấu vốn Vốn lưu động 50088 35,5 53086 35,3 53311 35,3 58008 36,45 110334 56,7 Vốn cố định 90807 64,4 97285 64,7 97709 64,7 101136 63,55 84430 43,3 2.Theo nguồn vốn Vốn chủ sở hữu 92565 65,7 97596 64,9 97560 64,6 104080 65,4 93834 48,2 Vốn vay 44382 31,5 48045 31,95 48424 31,8 49493 31,1 95610 49,1 Nguồn khác 3948 2,8 4736 3,15 5436 3,6 5571 3,5 5320 2,7 Tổng 140895 100,0 150371 100,0 151020 100,0 159144 100,0 194764 100,0 Nguồn: phòng kế hoạch thị trường Xét theo cơ cấu: Vốn cố định luôn chiếm trên 50%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định phải chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Tuy vậy, vốn lưu động vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số vốn. Vốn lưu động các năm trung bình chiếm 35% và tương đối ổn định. Điều này tạo điều kiện cho Công ty linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh Xét theo nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 60%, trong đó vốn Nhà nước là chủ yếu, hầu hết thiết bị sản xuất được đầu tư bằng nguồn vốn này Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm có xu hướng tăng và tương đối ổn định, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tạo niềm tin cho các nhà cung ứng, thuận lợi mua sắm nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất. 5. Đặc điểm tài chính Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Bảng 5 : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán  1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,48 1,56 1.2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,58 0,74 2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn  2.1 Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 59,77 56,38 2.2 Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu lần 1,57 1,37 3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động  3.1 Vòng quay hàng tồn kho lần 4,21 4,24 3.2 Doanh thu thuần/Tổng tài sản lần 2,10 1,95 4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời  4.1 Hệ số LNST/Doanh thu thuần % 4,47 4,61 4.2 Hệ số LNST/Vốn chủ sở hữu % 24,7 22,0 4.3 Hệ số LNST/Tổng tài sản % 9,39 9,01 4.4 Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần % 4,10 5,06 nguồn: phòng tài vụ PHẦN HAI TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG MIỂN TRUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ I/ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua Bảng 6 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP bánh kẹo Hải Hà trong những năm qua STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1 Sản lượng sản xuất tấn 13602,9 14997,2 16532 17232 18494 2 Sản lượng tiêu thụ tấn 12735,8 13627,2 16476 14642 17230 3 Doanh thu tỷ đồng 303,32 372,25 332,8 329,8 385,7 4 Lợi nhuận tỷ đồng 9,94 12,43 13,5 16,5 16,82 5 Nộp ngân sách tỷ đồng 13,89 16,21 18,64 19,32 19,98 6 Lao động người 1705 1085 1890 1682 1254 7 Thu nhập bình quân Trđ/ng/tháng 1500 1650 1900 1953 2100 Nguồn: phòng kinh doanh 1. Sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ tất cả các sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1 Sản lượng sản xuất tấn 13602,9 14997,2 16532 17232 18494 2 Sản lượng tiêu thụ tấn 12735,8 13627,2 16476 14642 17230 Sản lượng sản xuất của Công ty tăng mạnh nhất vào năm 2003 và 2004, với tốc độ tăng tương ứng là 17,04% và 10,25%. Có được kết quả trên là do Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp hợp lý, tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng cường các công tác quản lý, nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân lao động làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, đến năm 2005, 2006 thì sản lượng sản xuất tăng với tốc độ chậm lại do Công ty đã gần đạt mức công suất thiết kế Sản lượng tiêu thụ cũng tăng dần qua các năm và cao nhất là năm 2007. Từ 2003, dây chuyền sản xuất kẹo chew đi vào hoạt động tạo nên cơn sốt về mặt hàng này trên thị trường. Sản lượng tiêu thụ tại Công ty tăng dần trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay là sự thành công lớn 2. Doanh thu Bảng 7 : Doanh thu các nhóm sản phẩm qua các năm STT Dòng sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 sản lượng (tấn) Dthu (tỷđ) tỷ trọng % sản lượng (tấn) Dthu (tỷđ) tỷ trọng % sản lượng (tấn) Dthu (tỷđ) tỷ trọng % sản lượng (tấn) Dthu (tỷđ) tỷ trọng % sản lượng (tấn) Dthu (tỷđ) tỷ trọng % 1 kẹo mềm các loại 3779,6 78,42 25,85 4656,8 103,55 27,8 4763 98,2 29,5 3745 81,4 24,7 4318 93,1 24,9 2 kẹo cứng các loại 2107,6 40,6 13,39 2588,2 45,6 12,24 2309 38,1 11,4 1724 34,5 10,5 2846 40,6 10,78 3 Bánh quy & craker 1969,3 37,7 12,43 243,9 43,9 11,79 2867 44,3 13,3 2215 399,9 12,1 2585 41,8 11,09 4 Bánh kem xốp 1229 27,5 9,06 1482 31,7 8,51 1586 31,5 9,5 1683 36,0 10,9 1802 39,7 10,29 5 kẹo jelly 628,7 18,8 6,19 725 21,2 5,69 776 23,3 7 918 28,4 8,6 1028 32,5 8,4 6 kẹo chew 3015,6 98,2 32,37 3928,3 123,8 33,25 4115 94,6 28,5 4287 106,0 32,1 4576 129,2 33,5 7 Các sản phẩm khác 52 2,1 0,71 57 2,5 0,72 60 2,8 0,8 70 3,6 1,1 75 3,8 10,4 Tổng cộng 12735,8 303,32 100 13627,2 372,25 100 16476 332,8 100 14642 329,8 100 17230 335,7 100 Nguồn: phòng kinh doanh Cơ cấu doanh thu của từng nhóm sản phẩm Nguồn: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu của từng nhóm sản phẩm qua các năm Doanh thu của HAIHACO chủ yếu từ dòng sản phẩm kẹo chew (chiếm 32% tổng doanh thu), kẹo mềm (24,7%), bánh qui & crakers (12%), bánh kem xốp (10,9%), kẹo cứng (10,5%), kẹo jelly (8,6%)…trong khi đó doanh thu từ các sản phẩm khác chỉ chiếm 1,1%. Doanh thu thuần cả năm 2006 của Công ty đạt 329,8 tỷ đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2005, trong khi đó doanh thu thuần lũy kế 6 tháng đầu năm 2007 của công ty đạt 149.6 tỷ đồng, giảm khoảng 2% so với luỹ kế 6 tháng đầu năm 2006 và đạt 44% kế hoạch. Đến cuối năm do nhu cầu tiêu dùng vào dịp lễ tết nên khả năng tiêu thụ tăng lên, làm tăng doanh thu năm 2007lên đến 385,7 trđ Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm doanh thu thuần như trên do từ đầu năm 2006 công ty đã thực hiện cơ cấu lại danh mục sản phẩm, chú trọng những sản phẩm có lãi như kẹo Chew, kẹo Jelly, bánh kem xốp (nhóm I) và giảm bớt những sản phẩm ít có lãi và bị cạnh tranh cao như bánh qui & cracker, kẹo cứng và một số loại kẹo mềm (nhóm II) . Mặc dù những sản phẩm nhóm I vẫn phát huy hiệu quả kinh doanh, trên thực tế doanh thu từ nhóm sản phẩm này tăng từ 149 tỷ đồng năm 2005 lên 170 tỷ đồng trong năm 2006, nhưng do doanh thu từ nhóm II giảm mạnh từ 180 tỷ đồng xuống 156 tỷ đồng dẫn đến doanh thu thuần từ bán._. hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Đến cuối 2007, công ty bắt đầu đưa vào sản xuất dòng sản phẩm bánh mềm với dây chuyền sản xuất tiến tiến của Hàn Quốc và Đài Loan nên chất lượng sản phẩm nổi trội so với các sản phẩm bánh mềm hiện đang có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng ưa thích. Chính vì vậy doanh thu thuần đã tăng lên đáng kể Ngoài ra mặt hàng bánh qui & cracker chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Sản phẩm bánh qui & crackers HAIHACO hiện nay chỉ chiếm 12% trong tổng doanh thu. Nguồn: Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Biểu đồ 2: Thay đổi cơ cấu doanh thu qua các năm 3. Lợi nhuận Bảng 8: Lợi nhuận theo dòng sản phẩm qua các năm TT Dòng sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 lợi nhuận (tỷđ) tỷ trọng % lợi nhuận (tỷđ) tỷ trọng % lợi nhuận (tỷđ) tỷ trọng % lợi nhuận (tỷđ) tỷ trọng % lợi nhuận (tỷđ) tỷ trọng % 1 kẹo mềm các loại 2,4 24,14 2,93 23,57 3,3 24,9 4,5 27,3 4,6 27,35 2 kẹo cứng các loại 1,3 13,08 1,50 12,06 1,4 10,2 1,4 8,5 1,3 7,73 3 Bánh quy & craker 0,6 6,03 0,78 6,27 0,8 5,5 0,6 3,6 0,5 2,97 4 Bánh kem xốp 1,05 10,56 1,10 8,85 1,2 8,9 1,8 10,9 1,9 11,29 5 kẹo jelly 0,6 6,03 0,90 7,24 1,2 8,6 1,3 7,9 1,4 8,32 6 kẹo chew 3,62 36,42 4,70 37,81 5,0 37,5 6,2 37,6 6,32 37,57 7 Các sản phẩm khác 0,37 3,74 0,52 4,20 0,6 4,4 0,7 4,2 0,8 4,77 Tổng cộng 9,94 100 12,43 100 13,5 100 16,5 100 16,82 100 Nguồn: phòng kinh doanh Kẹo chew là sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty (năm 2005 là 5 tỷ đồng đạt 37,5% ; năm 2006 là 6,2 tỷ đồng, đạt 37,6% ; cao nhất là năm 2007 là 6,32 tỷ đồng đạt 37,57%), và luôn tăng qua các năm, sau đó đến kẹo mềm. Nhưng so sánh giữa doanh thu và lợi nhuận thì tỷ lệ lợi nhuận thấp, vì vậy công ty có xu hướng giảm bớt lượng tiêu thụ một số loại kẹo mềm để đầu tư hơn vào sản phẩm và bánh mềm long-pie, hi-pie, long cash, lolie So sánh vào bảng doanh thu và lợi nhuận ta thấy, tuy sản lượng và doanh thu tiêu thụ giảm vào các năm 2005, 2006 ( giảm từ 372,25 tỷ đồng năm 2004 xuống 332,8 tỷ đồng năm 2005 và 329,8 tỷ đồng năm 2006) nhưng lợi nhuận vẫn trên đà tăng lên, lý do là Công ty giảm bớt lượng tiêu thụ các sản phẩm kẹo mềm, kẹo cứng, bánh quy & craker có lợi nhuận thấp để đầu tư các mặt hàng có lợi nhuận lớn hơn Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng mạnh 21,9% kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng 18,2%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 2% do năm 2006 Công ty không còn được hưởng ưu đãi miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế doanh nghiệp đang áp dụng là 14%, thực hiện trong 3 năm: 2006 - 2007 - 2008. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2007 sẽ không cao bằng lợi nhuận 6 tháng cuối năm. Điều này do tính chất mùa vụ của ngành sản xuất bánh kẹo, đặc biệt thời điểm Tết Trung Thu và cuối năm là thời điểm sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhiều nhất. 4. Nộp ngân sách Nhà nước Bảng 9: Nộp ngân sách nhà nước hàng năm của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nộp ngân sách(tỷ đồng) 13,89 16,21 18,64 19,32 19,98 Chênh lệch(tỷ đồng) _ 2,32 2,43 0,68 0,66 Nguồn: phòng kinh doanh Đây là nghĩa vụ mà Công ty luôn thực hiện đầy đủ và đúng hạn như trong nhiệm vụ Công ty đã quy định. Cùng với hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng thì nghĩa vụ nộp ngân sách tăng theo. Năm 2006 và 2007, mặc dù doanh thu tăng nhưng cũng tăng ít hơn chi phí nên làm cho lợi nhuận giảm, kéo theo khoản nộp ngân sách Nhà nước cũgn giảm. Ngoài nghĩa vụ nộp thuế, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước . Công ty là một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước. 5. Thu nhập bình quân người lao động Bảng10: thu nhập bình quân người lao động Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Thu nhập BQ người lao động ( ngđ/người/tháng) 1500 1650 1900 1953 2100 Năm sau so với năm trước(%) _ 110 115 118 107 Nguồn: phòng kinh doanh Trên đà phát triển của Công ty thì thu nhập của người lao động có xu hướng tăng dần. Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm đều tăng, điều này chứng tỏ đời sống của người lao động ngày càng cải thiện. Đây là động lực để người lao động tích cực làm việc nâng cao năng suất. Không những vậy người lao động còn luôn được đảm bảo về các chế độ bảo hiểm, phụ cấp, ốm đau, thai sản… II/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo tại thị trường Miền Trung của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo tại thị trường Miền Trung · Tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo trên thị trường Bảng 11 : Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm kẹo của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 sản lượng kẹo sản xuất tấn 9932,9 13370,5 14208,2 14926,8 15033,2 sản lượng kẹo tiêu thụ tấn 9541,5 11908,8 11974 10686 12780,5 Doanh thu tỷ đồng 236,72 294,85 255 251,2 300,25 lợi nhuận ròng tỷ đồng 8,02 10,13 11,05 13,6 13,87 Nguồn: phòng kinh doanh Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm kẹo của Công ty giai đoạn 2003 – 2007, đặc biệt từ 2004, khi công ty thực hiện cổ phần hoá, ta thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh. Sản lượng sản xuất, doanh thu, lợi nhuận ở mức cao và tăng đều qua các năm. Cao nhất là 2007, lợi nhuận đạt 13,87 tỷ đồng. Các năm trước tỷ lệ tăng lợi nhuận có xu hướng tăng ( từ 9% năm 2004 lên 23,07 % năm 2005) , nhưng năm 2007 đã giảm xuống còn 19 %. Có được những kết quả như vậy là do công ty đã thực hiện nhiều hoạt động cải tiến và đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ. Năm 2004 cũng là năm công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức lại một cách hợp lý hơn. Sự đồng tâm nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cũng góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ 2003, 2004 doanh thu bán hàng tăng trung bình 24,5%/năm, nhưng đến năm 2005, 2006 doanh thu giảm xuống ( từ 294,85 tỷ đồng năm 2004 xuống 255 tỷ đồng năm 2005 và 251,2 tỷ đồng năm 2006 ) riêng 2007 doanh thu lại bắt đầu tăng trở lại, đạt cao nhất là 300,25 tỷ đồng. Lợi nhuận bình quân qua các năm tăng khoảng 20%/năm Bảng12: So sánh các chỉ tiêu tiêu thụ và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm kẹo của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Khối lượng thực tế tấn 9541,5 11908,8 11974 10686 12780,5 kế hoạch tấn 9700 12100 13800 14200 14900 thực tế/kế hoạch % 98,5 98,4 86,8 75,2 85,7 Doanh thu thực tế tỷ đồng 236,72 294,85 255 251,2 300,25 kế hoạch tỷ đồng 249 305 320 330 345 thực tế/kế hoạch % 95 96,7 79,6 76,1 87 Lợi nhuận thực tế tỷ đồng 8,02 10,13 11,05 13,6 13,87 kế hoạch tỷ đồng 8,25 10,55 12,3 14,9 15,5 thực tế/kế hoạch % 97,2 97,6 89,8 91,2 89,4 Nguồn: phòng kinh doanh Nhìn vào bảng so sánh các chỉ tiêu thực tế và kế hoạch, ta nhận thấy: khi chưa cổ phần hoá (2003, 2004) việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ đạt kết quả cao ( trung bình 97%), nhưng đến cuối 2004, Công ty cổ phần hoá, tỷ lệ thực hiện kế hoạch đề ra giảm đi đáng kể. Lý do là công ty cổ phần hoá, mới thay đổi cơ chế quản lý nên hoạt động của Công ty chưa thể đi vào nề nếp ngay được. Năm 2007, hoạt động quản trị đã dần có hệ thống, tỷ lệ thực hiện kế hoạch lại tăng cao · tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo theo khu vực thị trường Tương đương với số lượng đại lý, các mặt hàng kẹo tiêu thụ cũng có tỷ lệ tương ứng. Tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà trên thị trường được thống kê như sau Bảng 13 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo trên các thị trường Vùng 2003 2004 2005 2006 2007 sản lượng (tấn) % sản lượng (tấn) % sản lượng (tấn) % sản lượng (tấn) % sản lượng (tấn) % Bắc 5629,4 58 6906,6 58 6722,6 55 6197,8 57 7412,7 58 Trung 2289,9 23 2893,8 24 3113,2 25 2618,1 24 3144 25 Nam 1240,4 13 1607,7 13 1556,6 14 1389,1 13 1789,2 12 Xuất khẩu 381,8 6 500,7 7 401,6 6 481 6 434,6 5 Tổng 9541,5 100 11908,8 100 11974 10686 100 12780,5 100 Nguồn: phòng kinh doanh Tại các thị trường khối lượng tiêu thụ qua các năm đều có sự biến động. Khối lượng tiêu thụ kẹo ở thị trường miền Trung và miền Nam đều tăng. Trong các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, miền Bắc vẫn là thị trường chính, chiếm trung bình 56,65 % tổng sản lượng tiêu thụ kẹo trên tất cả các thị trường với khối lượng 7412,7 tấn năm 2007. Hiện nay, thị trường miền Bắc tương đối ổn định nhưng công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc duy trì thị phần trên thị trường do có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Biên Hoà, Tràng An… Sau thị trường miền Bắc là thị trường miền Trung. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, sản lượng tiêu thụ kẹo tại thị trường miền Trung không ngừng tằng lên. Hiện tại sản lượng kẹo tiêu thụ ở Miền Trung chiếm tỷ trọng khoảng 23 – 26% tổng số kẹo tiêu thụ trên thị trường. Qua các năm lượng tiêu thụ có tăng lên nhưng không đáng kể, Công ty vẫn chưa khai thác hết nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người dân ở khu vực Miền Trung. Năm 2005, sản lượng tăng mạnh nhất so với các năm còn lại (4.9%) do Công ty vừa bắt đầu đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất kẹo chew, cho ra đời dòng sản phẩm kẹo chew với chất lượng cao và chủng loại đa dạng. Kẹo chew Hải Hà là loại kẹo lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, có nhiều điểm đặc biệt và mới lạ, được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Năm 2006, sản lượng tiêu thụ là 2618,1 tấn, đến năm 2007 là 3144 tấn, tốc độ tăng đạt 20 % Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu thị sự biến động trong tiêu thụ sản phẩm kẹo ở thị trường Miền Trung qua các năm Nguồn : phòng kinh doanh Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ sự biến động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm kẹo ở thị trường miền Trung. Từ 2003 đến 2005, tốc độ tăng đạt 7,5%, nhưng đến năm 2006 tốc độ giảm đi đáng kể. Qua 2007 sản lượng tiêu thụ lại tăng lên do Công ty đã có những biện pháp xúc tiến tiêu thụ và đã đạt được hiệu quả · Tình hình tiêu thụ sản phẩm kẹo ở thị trường miền Trung Bảng 14 : So sánh các chỉ tiêu tiêu thụ với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm kẹo tại thị trường miền Trung của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Khối lượng Thực tế tiêu thụ Tấn 2289,9 2893,8 3113,2 2618,1 3114 Kế hoạch tiêu thụ tấn 2662 3288 3459 3490 3385 thực tế/kế hoạch % 86 88 90 75 91 Doanh thu Thực tế tiêu thụ tỷ đồng 54,44 68,40 61,20 59,03 75,06 Kế hoạch tiêu thụ tỷ đồng 62,57 76,85 73,73 7378 80,70 thực tế/kế hoạch % 87 89 83 80 93 Lợi nhuận Thực tế tiêu thụ tỷ đồng 1,92 2,38 2,67 3,40 3,60 Kế hoạch tiêu thụ tỷ đồng 2,18 2,61 2,96 3,82 4,14 thực tế/kế hoạch % 88 91 90 89 87 Nguồn : phòng kinh doanh 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 phần trăm 2003 2004 2005 2006 2007 năm % khối lượng % doanh thu % lợi nhuận Nguồn: phòng kinh doanh Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu thị phần trăm giữa thực tế và kế hoạch tiêu thụ về khối lượng, doanh thu, lợi nhuận Chỉ tiêu khối lượng: so sánh giữa thực tế và kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm kẹo ở thị trường miền Trung thấp hơn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của Công ty ( miền Trung có tỷ lệ trung bình là 88%, tỷ lệ hoàn thành trung bình của cả công ty là 90%). Năm 2006, mức hoàn thành kế hoạch giảm xuống thấp nhất ( 75%). Nguyên nhân có thể là do năm 2006 thời tiết miền Trung không được ổn định, xảy ra nhiều cơn bão lớn gây thiệt hại nhiều, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của nhân dân trong khu vực. Mặt khác, cũng trong năm 2006, công ty điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm: giảm tỷ trọng sản phẩm mang lại lợi nhuận thấp, tăng tỷ trọng những sản phẩm mang lợi nhuận cao nên tổng khối lượng tiêu thụ có xu hướng giảm Chỉ tiêu doanh thu: Với kế hoạch doanh thu đưa ra, sự biến động ít hơn. Mức hoàn thành kế hoạch năm 2006 thấp nhất (80%) và cao nhất là năm 2007. Năm 2006, tuy kế hoạch về sản lượng thấp (75%) nhưng do lượng sản phẩm có giá cao vẫn được tiêu thụ đều đặn nên kế hoạch về doanh thu đưa ra luôn hoàn thành ở mức cao hơn kế hoạch về khối lượng Chỉ tiêu lợi nhuận: Trong các năm, tỷ lệ hoàn thành khối lượng tiêu thụ và doanh thu luôn ở mức thấp hơn kế hoạch hoàn thành lợi nhuận đề ra. Từ 2005, kế hoạch doanh thu giảm ( từ 89% năm 2004 xuống 83% năm 2005, 80% năm 2006) trong khi kế hoạch lợi nhuận tăng. Mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra của lợi nhuận đạt mức cao nhất và ít biến động. Tuy mức độ hoàn thành kế hoạch về khối lượng tiêu thụ và doanh thu của năm 2006 thấp nhưng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận luôn ở mức cao. Lý do vì Công ty mới cổ phần hoá, nên có sự cơ cấu lại tiêu thụ một số mặt hàng tiêu thụ, giảm mặt hàng có lợi nhuận thấp, do đó giảm sản lượng cũng như doanh thu · Lượng tiêu thụ kẹo ở một số tỉnh miền Trung Bảng 15: Lượng tiêu thụ kẹo ở một số tỉnh miền Trung qua các năm Đơn vị: tấn Tỉnh 2003 2004 2005 2006 2007 Nghệ An 770 838 890 876 902 Thanh Hoá 510 650 690 682 690 Hà Tĩnh 270 320 370 385 396 Huế 220 255 270 268 285 Quảng Ngãi 375 450 486 483 472 Quảng Bình 381 412 463 459 469 Đà Nẵng 570 562 580 568 573 Tổng 3096 3487 3749 3721 3787 Nguồn: phòng kinh doanh Nghệ An, Thanh Hoá là hai tỉnh có khối lượng tiêu thụ lớn nhất trong khu vực ( khoảng 30%). Đó cũng là điều dễ hiểu vì đây là những tỉnh có diện tích rộng với dân số gần như nhất miền Trung. Đi vào trong khu Quảng Bình, Quảng Trị có sự cạnh tranh của bánh kẹo Quảng Ngãi đặt ngay tại miền Trung nên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng · Tình hình tiêu thụ các mặt hàng kẹo qua các năm Bảng 16: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng kẹo ở thị trường miền Trung của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Đơn vị: tấn năm mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 kẹo mềm 909,1 1117,6 1153,1 926,2 1006,3 kẹo cứng 486,7 595,3 589,2 412,3 668,8 kẹo jelly 149,7 179,5 216,2 230,6 262,1 kẹo chew 726,6 986,0 1138,7 1093,1 1189,7 sản phẩm kẹo khác 17,8 15,4 16 18,9 17,1 Bảng 17: Doanh thu các mặt hàng kẹo tiêu thụ tại thị trường Miền Trung của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Đơn vị :tỷ đồng năm mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 kẹo mềm 17,6 22,3 18,8 16,1 23,6 kẹo cứng 8,3 10,9 9,1 8,7 11,5 kẹo jelly 4,5 5,3 5,6 5,7 7,9 kẹo chew 23,5 29,3 27,09 27,83 31,37 sản phẩm kẹo khác 0,54 0,6 0,61 0,7 0,69 Nguồn: phòng kinh doanh Bảng 18: Lợi nhuận các mặt hàng kẹo tiêu thụ tại thị trường miền Trung của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Đơn vị: tỷ đồng năm mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 kẹo mềm 0,55 0,59 0,6 0,65 0,66 kẹo cứng 0,31 0,35 0,38 0,42 0,41 kẹo jelly 0,15 0,25 0,3 0,5 0,7 kẹo chew 0,85 1,1 1,3 1,73 1,72 sản phẩm kẹo khác 0,06 0,09 0,09 0,1 0,11 Nguồn: phòng kinh doanh Đối với mặt hàng kẹo, sự ưa thích và nhu cầu tiêu dùng cũng có sự khác nhau. Kẹo chew: tỷ lệ thuận với khối lượng tiêu thụ sản phẩm kẹo chew trên cả nước, khi mới đưa vào thị trường miền Trung, sản phẩm kẹo chew đã được khách hàng đón nhận bởi những đặc điểm đặc biệt mà chưa loại kẹo nào trên thị trường có được, đó là “ cảm giác như nhai kẹo cao su”. Với vị ngọt vừa phải, có nhiều hương vị hoa quả, đồng quê gắn liền với bản chất dân dã của người dân miền Trung, là sản phẩm cao cấp nhưng giá cả phải chăng, còn thấp hơn đối thủ cạnh tranh như Kinh Đô, Tràng An nên sản phẩm đã nhanh chóng đạt được khối lượng tiêu thụ đứng đầu trong bảng doanh thu của tất cả các sản phẩm kẹo. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh vào dịp tết. Dẫn đầu trong cơ cấu doanh thu là nhóm sản phẩm kẹo chew Hải Hà với sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và kẹo chew nhân đạt 1189,7 tấn., doanh thu tăng từ 23,5 tỷ đồng năm 2004 lên 31,37 tỷ đồng năm 2007. Xét về dòng sản phẩm kẹo chew, HAIHACO giữ vị trí số một về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. trong tương lai gần, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfetti Van Melle sẽ chưa phải là thách thức lớn nhất đối với HAIHACO. Sản phẩm kẹo chew Hải Hà có 12 hương vị: nhân dâu, khoai môn, nhân socola, nhân cam,… với công suất 20 tấn/ ngày Kẹo mềm: Kẹo mềm là loại kẹo truyền thống, sản phẩm đầu tiên của Công ty nên khách hàng được biết đến từ lâu. Giá cả phải chăng, phù hợp với sức tiêu dùng của người miền Trung, kẹo mềm thường được tiêu thụ trong dịp tết, lễ hội… Trong cơ cấu doanh thu 2006, sản phẩm kẹo mềm chiếm 24,7%, năm 2007 là 23,6 tỷ đồng.HAIHACO là công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức. Các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này, vượt qua tất cả các Công ty sản xuất kẹo mềm trong nước Kẹo cứng: Bên cạnh sản phẩm kẹo mềm, khách hàng cũng được biết đến sản phẩm kẹo cứng. Loại kẹo cứng nhân là sản phẩm cao cấp, được tiêu dùng trong những dịp mang tính chất sang trọng như quà tết, lễ… , các sản phẩm kẹo cứng hương vị me, dứa, chuối… là sản phẩm có chất lượng trung bình được tiêu thụ chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi. Sản lượng tiêu thụ trung bình đạt khoảng 525 tấn/năm Kẹo Jelly: Sản phẩm mới được đưa ra thị trường, vẫn còn là dòng sản phẩm cao cấp xa xỉ đối với người dân, bởi vậy tỷ lệ doanh thu còn thấp nhưng đây là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, từ 6% năm 2004 đến 8,6% năm 2006. Kẹo jelly đem lại cho HAIHACO 5,7 tỷ đồng doanh thu (tăng 22,8% so với 2005) và 0,5 tỷ đồng lợi nhuận( tăng 8% so với năm 2005). Trong 2006, kẹo jelly, chip Hải Hà đã thu được khối lượng 230,6 tấn · So sánh mức tiêu thụ kẹo giữa thành thị và nông thôn ở khu vực miền Trung Bảng19: So sánh mức tiêu thụ kẹo giữa thành thị và nông thôn ở khu vực miền Trung Chỉ tiêu Thành thị Nông thôn Số lượng % Số lượng % Số đại lý 37 80 9 20 Lượng kẹo tiêu thụ (tấn) loại cao cấp 1354,5 75 451,5 25 loại trung bình 784,8 60 523,2 40 Nguồn: phòng kinh doanh Ở miền Trung năm 2007 có 46 đại lý, các đại lý tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, thị xã (37 đại lý chiếm 80%), ở nông thôn, miền núi chiếm số lượng rất ít (chỉ chiếm 20%) Tỷ lệ thuận với số lượng đại lý là sản lượng tiêu thụ sản phẩm kẹo ở các vùng này: sản phẩm kẹo chất lượng cao (loại kẹo cao cấp) được tiêu thụ chủ yếu ở thành phố, thị trấn (75%), ở nông thôn chỉ tiêu thụ 25%. Điều đó là do ảnh hưởng của điều kiện sống ở mỗi nơi: vùng nông thôn đời sống còn khó khăn, nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo còn thấp, nhất là những sản phẩm cao cấp có giá cao, họ không có khả năng tiêu dùng, nhưng các sản phẩm có chất lượng trung bình có tỷ lệ tiêu thụ cao hơn (40%) 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của sản phẩm của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.1. Các nhân tố chủ quan: 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm Hiện nay Công ty CP bánh kẹo Hải Hà có 3 dòng sản phẩm kẹo được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu · Kẹo Chew Kẹo Chew là loại kẹo dẻo, có thành phần chủ yếu từ đường gluco, chất béo, sữa… với các hương vị hoa quả vùng nhiệt đới. Trong các năm 2002 và 2004, Công ty đã đầu tư 2 dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất kẹo Chew trị giá trên 2 triệu Euro của Cộng hòa Liên bang Đức với công suất 20 tấn/ ngày. Qua 5 năm phát triển, Công ty đã cho ra đời hàng chục mẫu mã sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Nhãn hiệu “Chew Hải Hà” được cục sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ độc quyền năm 2003. Sản phẩm kẹo “Chew Hải Hà” của Công ty được đánh giá là dòng sản phẩm chủ lực, khẳng định lợi thế đi đầu của Công ty và chất lượng của nhóm sản phẩm. Các nhãn hiệu sản phẩm tiêu biểu cho nhóm hàng này là chuỗi sản phẩm kẹo Chew hoa quả: chew nho đen, chew dâu, chew đậu đỏ, chew coffee, chew taro, chew caramen, chew me cay, chew socolate… · Kẹo mềm, kẹo cứng Kẹo mềm và kẹo cứng là nhóm sản phẩm truyền thống của Công ty với 2 dây chuyền nhập khẩu trị giá 1,5 triệu USD, công suất 20 tấn/ngày. Sản phẩm được sản xuất liên tục với trên 40 nhãn hiệu để đáp ứng mọi nhu cầu tiêu thụ của khách hàng Nhãn hiệu tiêu biểu: kẹo Caramen Gold Bell, kẹo me, kẹo nhân dứa, kẹo cứng nhân socolate, kẹo xốp cam, kẹo xốp dâu, kẹo xốp chuối… · Kẹo Jelly Các nhãn hiệu được đăng ký độc quyền với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, kẹo Jelly được đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, mẫu mã phong phú, rất phù hợp với các đối tượng khách hàng trẻ trung, năng động Các loại kẹo Jelly mà công ty đang sản xuất: Jelly cốc, Jelly xốp, Jelly “Chíp Hải Hà” Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa quả vùng nhiềt đới như: nho đen, dâu, cam, chanh,… có những sản phẩm mang hương vị sang trọng như Chew caffe, Chew caramen, socola,… lại có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew taro, đậu đỏ, cốm, … Mặt khác, các sản phẩm bánh kẹo Hải Hà luôn luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng · Phân loại các nhóm sản phẩm kẹo Bảng 20: phân loại các nhóm mặt hàng kẹo của công ty CP bánh kẹo Hải Hà Theo nhóm mặt hàng kẹo cứng Kẹo cứng nhân cứng nhân tổng hợp cứng nhân hoa quả kẹo xốp cứng kẹo caramel kẹo cứng gói gối kẹo mềm kẹo cà phê mềm kẹo dừa kẹo hoa quả kẹo sữa mềm kẹo cốm mềm kẹo socola toffee kẹo xốp mềm kẹo dẻo chew gói gối chew nhân 3. kẹo jelly Theo giá trị và chất lượng Nhóm kẹo có giá trị chất lượng cao cứng nhân caramel chew jelly xốp nhóm kẹo có giá trị chất lượng trung bình kẹo dừa thủ công kẹo cân kẹo cà phê mềm kẹo gôm 5. kẹo xốp mềm Theo hương vị kẹo hoa quả kẹo cà phê kẹo tổng hợp kẹo socola kẹo caramel kẹo sữa kẹo cốm Nguồn: phòng kinh doanh Các mặt hàng kẹo của công ty CP bánh kẹo Hải Hà rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Trong tổng sản lượng sản xuất, sản phẩm kẹo chiếm 68%, các mặt hàng bánh chỉ chiếm 32% Sự phát triển của nền kinh tế làm cuộc sống vật chất của người dân được cải thiện dẫn đến các nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm được nâng cao. Thực tế, kiến thức tiêu dùng của xã hội được nâng cao, sự lựa chọn rất đa dạng nên chất lượng sản phẩm là một tiêu chí lựa chọn rõ nét Các sản phẩm bánh kẹo của Haihaco từ lâu đã tuân thủ và đáp ứng những quy định rất chặt chẽ của Bộ Y tế. Hơn nữa, nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo đảm chất lượng sản phẩm, Ban lãnh đạo công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và hệ thống xác định kiểm soát tới hạn Giá cả là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý tiêu dùng của người mua hàng. Hiện nay, giá các sản phẩm mặt hàng kẹo của Công ty bán ra thị trường như sau: Nhìn bảng giá trên ta thấy giá cả mặt hàng kẹo phù hợp với chất lượng sản phẩm. Nhưng để chọn mua, người tiêu dùng xem xét cả về các mặt: giá cả, chất lượng và so sánh giữa các hãng khác nhau Bảng 21: Bảng giá một số mặt hàng kẹo trên thị trường Miền Trung của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà STT Tên sản phẩm khối lượng thùng (kg) Giá 1 thùng (VNĐ) Gía 1gói (VNĐ) 1 Kẹo jelly 25g chipchip 4,50 180 000 1 000 2 kẹo jelly 500g chipchip 10 380 000 19 000 3 kẹo jelly pudding hộp 7,8 300 000 25 000 4 kẹo chew gói gối 125g 5 140 000 3 500 5 kẹo chew gói gối 400g 10 300 000 12 000 6 Chew nhân 10 350 000 14 000 7 Jelly cốc 3,82 90 000 5 000 8 kẹo chuối hộp nhựa 200g 3,2 160 000 10 000 9 kẹo caramel 150g 6,3 252 000 6 000 10 kẹo hoa quả mềm 175g 8,75 150 000 3 000 11 kẹo socola bạc hà 100g 5 140 000 2 800 Nguồn: phòng kinh doanh Cũng trên thị trường miền Trung chúng ta có giá bán một số mặt hàng kẹo của đối thủ cạnh tranh như sau: Bảng 22: So sánh giá bán một số mặt hàng kẹo của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà với giá đối thủ cạnh tranh trên thị trường miền Trung Nhóm sản phẩm Hải Hà Đối thủ cạnh tranh Cao cấp Kẹo jelly: 19000đ/ 500g Kẹo caramel: 6000đ/ 150g Kẹo chew nhân: 4000đ/ 125g Kẹo socola bạc hà: 3000đ/125g Tràng An (kẹo cốm): 3500đ/125g Hải Châu(kẹo socola): 3000đ/160g Kinh Đô(kẹo kocochoco): 6500/125g Perfetti(alpeliepe): 7800đ/125g Bình dân Kẹo dừa: 2500đ/125g Kẹo hoa quả mềm: 2800đ/125g Kẹo gôm: 2300đ/125g Hải Châu: kẹo hoa quả: 3200đ/125g kẹo sữa: 3500đ/125g Tràng An: kẹo lodi: 2800đ/125g Ta thấy, giá kẹo của các đối thủ cạnh tranh luôn cao hơn giá bán các sản phẩm kẹo cùng nhóm của Công ty, đó là do công ty đã có những biện pháp để giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm các chi phí không cần thiêt để giảm giá thành, vì vậy có thể có được mức giá cạnh tranh trên thị trường 2.1.2. Thương hiệu HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam Thương hiệu HAIHACO đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt Nam và một số nước Châu Á như: Lào, Campuchia, malaysia, Nga, Singapore… Nhiều sản phẩm của HAIHACO chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có hương vị thơm ngon đặc trưng như kẹo chew, kẹo mềm, kẹo jelly. Công ty đặc biệt chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các dòng sản phẩm như Chew Hải Hà, Haihapop, Miniwaf, Chiphaiha… 2.1.3. Đội ngũ nhân viên thị trường Nhân viên thị trường là những người quan trọng nhất có thể tác động đến hoạt động tiêu thụ. Họ là những người trực tiếp nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, họ thường xuyên đi thực tế để nghiên cứu thị trường. Do vậy, cần có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, có những biện pháp để “kích cầu” Phòng kế hoạch thị trường của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có trên 40 nhân viên, chủ yếu là nam giới, độ tuổi từ 25 đến 40, thường xuyên có các chuyến công tác thăm dò thực tế để tìm hiểu thị trường Công ty có 5 nhân viên thị trường phụ trách các hoạt động tiêu thụ ở thị trường miền Trung. Họ luôn có những chuyến công tác vào các tỉnh miền Trung nhưng nhìn chung các chuyến công tác mới chỉ mang tính chất kiểm tra giám sát hoạt động của các đại lý để nắm bắt tình hình tiêu thụ ở đây, thực tế chưa có những biện pháp để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng. 2.1.4. Hoạt động xúc tiến bán hàng Những năm trước đây với thương hiệu Bánh kẹo Hải Hà, Công ty chỉ tập trung sản xuất và phân phối chưa quan tâm đến các hoạt động marketing chuyên nghiệp. Sau khi chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần và trước sự thay đổi về nhu cầu thị trường, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, Công ty đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing. Các hoạt động marketing chính của Công ty được triển khai dưới nhiều hình thức: Hoạt động nghiên cứu thị trường Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị, đại lý bán hàng của Công ty và các Chi nhánh tại miền Trung, miền Nam, từ đó Công ty luôn nhận được những thông tin phản hồi để không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm và sản xuất ra các sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; Thống kê số liệu từng loại sản phẩm làm cơ sở đánh giá khả năng tiêu thụ để có các biện pháp giải quyết kịp thời. Hệ thống phân phối, bán hàng Mạng lưới phân phối bán hàng của Công ty chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống đại lý, hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng HAIHACO. Công ty duy trì một trụ sở tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đây là những đầu mối phân phối sản phẩm tới các đại lý cấp I của mỗi khu vực; Hệ thống đại lý: Công ty hiện duy trì một hệ thống hơn 100 đại lý và nhà phân phối từ đó chuyển xuống các cửa hàng bán lẻ. Mức tiêu thụ của các đại lý này khá đồng đều, chiếm trên 90% tổng số lượng sản phẩm được phân phối trên thị trường; Hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn, đặc biệt là thị trường các tỉnh phía Bắc, địa bàn hoạt động chính của Công ty, và tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống bán lẻ: Công ty hiện có dự án phát triển hệ thống bán lẻ, đầu tư đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng nhằm tới gần hơn và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Các sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà được tiêu thụ chủ yếu thông qua các đại lý (chiếm trên 90% tổng khối lượng sản phẩm được phân phối trên thị trường). Ở Miền Trung, các siêu thị còn ít, mặt khác Công ty khó có thể thực hiện hoạt động bán lẻ do điều kiện địa lý khá xa, bởi vậy hoạt động tiêu thụ qua các đại lý là chủ yếu Theo thống kê số lượng đại lý của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, số lượng các đại lý ở 3 khu vực như sau: Bảng 23 :Thống kê số lượng đại lý của Công ty bánh kẹo Hải Hà qua các năm Khu vực 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng (tấn) % số lượng (tấn) % số lượng (tấn) % số lượng (tấn) % số lượng (tấn) % Bắc 137 69,5 138 66,3 140 65,1 140 63,9 142 63,7 Trung 35 17,8 41 19,7 43 20 45 20,5 46 20,6 Nam 25 12,7 29 14 32 14,9 34 15,6 35 15,7 Tổng 197 100 208 100 215 100 219 100 223 100 Nguồn: phòng kinh doanh Miền Trung số lượng các đại lý chiếm khoảng 18 đến 21% và có xu hướng ngày càng tăng lên, nó chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều và kém ổn định hơn so với miền Bắc, tuy nhiên vẫn nhiều hơn Miền Nam do miền Nam có sự có mặt của Kinh Đô. Các đị lý ở Miền Trung tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà… Kênh phân phối: Sơ đồ 7: Các kênh phân phối chủ yếu của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Nhà bán lẻ Công ty Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Nguồn: phòng kinh doanh Công ty có 3 kênh phân phối Thứ nhất: Kênh phân phối trực tiếp: Công ty đưa sản phẩm của mình trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc các hội trợ triễn lãm. Thông qua kênh phân phối này Doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với khách hàng từđó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về chủng loại, mẫu mã, giá cả sản phẩm. Hiện nay, lượng tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm khoảng 10% Thứ hai: Kênh phân phối 1cấp: Thông qua nhà bán lẻ, công ty cung ứng sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Các n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7807.doc
Tài liệu liên quan