Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Xi Măng Sài Sơn

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam.Đất nước ta chuyển đổi sang cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế hành chính ,tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều được tự do phát triển,tự mình tìm thị trường kinh doanh,tự hạch toán kinh doanh,mở rộng thị trường của mình.Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lã

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Xi Măng Sài Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i,có chỗ đứng trên thị trường thì sẽ tồn tại,nếu doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ thì sễ bị đào thải khỏi thị trường. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thi trường,các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có một chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể,đúng đắn và có hiệu quả.Một trong những chiến lược phát triển mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cẩn phải chú trọng đó chính là chiến lược về tiêu thụ sản phẩm.Nêu doanh nghiệp không xác định được chiến lược tiêu thụ sản phẩm một cách đúng đắn thì sẽ gây ra sự tồn đọng hàng hoá,làm chậm vòng quay của vôn sản xuất dẫn đến sự kém hiệu quả sử dụng vốn,doanh nghiệp sẽ làm ăn không có lãi. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngày càng mang tính cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp nó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là các bộ phận phòng ban làm công tác tiêu thụ.Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi hội nhập nèn kinh tế trong bối cảnh như công ty cổ phần xi măng Sài Sơn cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn, em nhận thấy tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất được Công ty quan tâm, chính vì vậy em đã đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty và thực hiện với đề tài “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Sài Sơn” Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Sài Sơn: Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn: Chương 3: Biện pháp đảy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn: Do trình độ nhận thức còn có hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong đề tài này là điều không tránh khỏi.Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cùng các Cô, Chú trong công ty để em thực kiện đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Cô, Chú cán bộ công nhân viên công ty cổ phần xi măng Sài Sơn cùng Thạc sĩ Nguyễn Hoài Dung, giáo viên hướng dẫn, đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tốt nghiệp cũng như khi thực hiện đề tài: Hà Tây, ngày 20 tháng 07 năm 2008. (Sinh viên thực hiện) Lâm Tăng Tiến CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN I. Thông tin chung về công ty 1. Tên công ty - Tên thường gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN - Tên dao dịch SAI SON CEMENT JOINT STOOK COMPANY - Tên viết tắt SASOCO 2. Hình thức pháp lý Ngày 13.11.2003 uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây có quyết đinh số 2368QĐ.UP về việc chuyển công ty Xi Măng Sai Sơn thành công y cổ phần xi măng Sài Sơn có số vốn điều lệ là 27.742.000.000 đồng.Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đăng kí kinh doanh lần đầu ngày 25.14.2003 và đăng kí thay đổi lần thứ nhất ngày 08.03.2007 3. Trụ sở dao dich - Xã Sài Sơn-Huyện Quốc Oai-Tỉnh Hà Tây - Điện thoại: 0343679378-0343679375 - Fax 0343679379 - Email:SaiSon@ximangsaison.com - Vốn điều lệ: 27.742.000.000 đồng 4. Ngành và lĩnh vực hoạt động của công ty Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn sản xuất và kinh doanh xi măng để cung cấp cho thị trường xây dựng như: vật liệu xây dựng.phục vụ cho xây lắp công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp,….vv, liên doanh liến kết tạo việc làm mở rộng sản xuất và kinh doanh dịch vụ với các đối tác trong và ngoài nước mà pháp luật Việt Nam cho phép. II.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1. Lịch sử hình thành của công ty Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn tiền thân là xí nghiệp xi măng Sài Sơn được thành lập từ ngày 28/11/1958 tại xã Sài Sơn-Huyện Quốc Oai-Tinh Hà Tây.Ban đầu công ty chỉ là một phân xưởng nhỏ, được sự quản lý của tổng cục hậu cân quân đội nhân dân Việt Nam, cung vơi quá trình phát triển của đất nước công ty được tách ra và trực thuộc sở xây dựng Hà Tây. Từ ngày 12/1996 xí nghiệp xi măng Sai Sơn chính thức được đổi tên thành công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.Khi kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty cũng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên nhờ sự phấn đấu cố gắng hết mình của cán bộ công nhân viên công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được tốc độ phát triển vượt bậc 2. Quá trình phát triển của công ty Tháng 11/1998 công ty xi măng Sai Sơn đã đầu tư sang dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc với công suất thiết kế 60.000 tấn xi măng/năm tại xã Sài Sơn -Huyện Quốc Oai-Tỉnh Hà Tây.Ngay từ năm đầu tiên vận hành dây chuyền sản xuất mới công ty đã đạt 70.000 tấn/năm vượt công suất thiết kế.cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 nên chất lượng sản phẩm được ổn định và nâng cao có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng,nên nhu cầu đối với sản phẩm của công ty ngày càng tăng. Các danh hiệu mà công ty đã đạ được: Hai giai bạc chất lượng Việt Nam 1996-2004 Hai giải vàng chất lượng Việt Nam 1999-2002 Năm huân chương lao động hạng ba Hai huân chương lao động hạng nhì Một huân chương lao động hạnh nhất năm 2003 Danh hiệu anh hùng lao động 2000 Từ năm 2002-2003 công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất đồng bộ nâng tổng công suất thiết kế của hai dây chuyền lên 120.000 tấn/năm.Tổng vốn đầu tư của dây chuyền thứ hai bằng 1/3 tổng vốn đầu tư dây chuyền thứ nhất.nên chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý nhân công và quản lý phân xưởng giảm so với dây chuyền thứ nhất ví dụ như tiêu hao điện/tấn sản phẩm giảm 25% dẫn đến giá thành sản phẩm giảm Tháng 4/2006 công ty đã thuê trạm nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở Xuân Mai-Chương Mỹ-Hà Tây và thành lập chi nhánh Chương Mỹ.chi nhánh sản xuất xi măng hiệu Sài Sơn PCB30 và xi măng Nam Sơn PCB40.năm 2007 công ty đã sản xuất và tiêu thụ 257.000 tấn xi măng.Năm 2008 công ty dự kiến sản xuất và tiêu thụ 300.000 tấn xi măng các loại cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Tây, Hà Nội và các vùng lân cận. Để nâng cao năng lực sản xuất công ty đã quyết định đẩu tư xây dựng nhà máy xi măng Nam Sơn công suất 1000 tấn clinker/ngày tại xã Nam Phương Tiến-Huyện Chương Mỹ –Hà Tây.Dự án đa được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đầu tư số 02121000002 ngày 15/11/2006 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tây đã giao 163.156 m2 đất tại xã Nam Phương Tiến cho công ty thực hiện dự án theo quyết định số 11/QĐ UBND Tỉnh ngày 3/1/2007.Hiện nay dự án đã hoàn thành khâu san lấp mặt bằng xây tường bao và đã tiến hành tổ chức đầu thầu EPC xây dựng nhà máy. Ngày 13/11/2003 UBND Tỉnh Hà Tây có quyết định số 2368QĐ/UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển công ty xi măng Sài Sơn thành công ty cô phần xi măng Sài Sơn với số vốn điều lệ 11.742 triệu đồng.Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đã đăng kí kinh doanh lần đầu ngày 25/12/2003 và đăng kí thay đổi ngày 8/3/2007. Thực hiện nghị quyết đại hội cổ đông số 311/NQ/ĐHCĐ ngày 29/06/2006 công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 11.742 triệu đông lên 27.742 triệu đồng hục vụ dự án xi măng lò quay công suất 1000 tấn clinker/ngày tại xã Nam Phương Tiến Chương Mỹ-Hà Tây. III.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2004 - 2007: (đơn vị triệu đồng) Chỉ Tiêu 2004 2005 % tăng (giảm)năm 2005 so với năm 2004 2006 % tăng (giảm)năm 2006 so với năm 2005 2007 Tổng Giá Trị Tài Sản 45.084 62.419 39,45 93.301 49,48 150.244 Vốn chủ sở hữu 29.033 48.447 66,87 64.908 33,97 109.851 Doanh thu thuần 96.508 107.162 11,04 134.256 25,28 185.061 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 22.294 26.289 17,92 21.670 -17,57 37.740 Lợi nhuận khác -2,255 191 N/A 159 -16,75 7.520 Lợi nhuạn trước thuế 20,039 26.480 32,14 21.828 -17,57 33.733 Lợi nhuận sau thuế 20,039 26.482 32,14 18.772 -29,11 .29.010 Nộp ngân sách 10.500 Th nhập bình quân/tháng 3.7161000 3.800.000 Tỉ lệ lợi nhuện trả cổ tức (%) 14 10,64 -3,36 15 4,36 10 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn 2004 – 2007) Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh Quý 1/2008. (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu ĐVT Q1/2008 Q1/2007 KH2008 %So với Q1/2007 %So với KH 2008 1 2 3 4 5 6 7 Sản lượng Tấn 90.753 76.299 331.000 118,94 27,42 Doanh thu Tr đồng 53.643 39.269 190.618 136,60 28,14 Lợi nhuận trước thuế Tr đồng 9.390 7.180 25.853 130,78 36,32 (Nguồn công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Nhìn chung qua phấn tích các chỉ tiêu tài chính, các hệ số sinh lời va các yếu tố liên quan,có thể thấy Công Ty là doanh nghiệp tuy hoạt động với qui mô nhỏ nhưng tương đối hiệu quả.Các loại sản phẩm của Công Ty trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng với tốc độ bình quân từ 20% đến 30% năm và dự kiến trong. Với việc mở rộng sản xuất, Công Ty phải mua toàn bộ clinker lò quay về chế tạo xi măng PCB30, PCB40, do đó tăng trưởng về doanh thu của Công Ty năm 2006 rất cao, song lợi nhuận không tăng tương ứng. Qua kết quả thống kê cho thấy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển.Cụ thể năm 2004 doanh thu thuần là 96.508 triệu đồng, năm 2005 là107.162 triệu đồng, năm 2006 là 134.256 triệu đồng, năm 2007 là 185.061 triệu đồng.Riêng chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau thuế năm 2006 giảm đến năm 2007 đã cải thiện đáng kể. * Thu nhập bình quân đầu người trên một tháng. Về tiền lương thì Công Ty đảm bảo trả lương cơ bản hàng tháng cho người lao động theo qui định của nhà nước. - Tiền lương và tiền thưởng trả cho người lao động căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, chức danh công việc và chế độ tiền lương do nhà nước qui định.Do vậy, Công Ty nhằm khuyến khích cho người lao động phát huy tinh chủ động sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mức lương tối thiểu với người lao động có hợp đồng từ 1 năm trở lên la 874.000 đông/người/tháng.Còn với mức lương bình quân của người lao động mà Công Ty chi trả cho người lao động là 3.7163000 đồng/người/tháng.Căn cứ theo điều lệ của Công Ty tỉ lệ cổ tức hàng năm do hội đồng quản trị dề suất và do Đại Hội Cổ Đông quyết định như sau: - Công Ty chi trả cổ tức cho các cổ đông khi kinh doanh có lãi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác qui định theo pháp luật. - Công Ty phải đảm bảo sau khi đã trả hết số cổ tức đã định, Công Ty vẫn phải thanh toán đủ các khoản nợ và các khoản nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. - Cổ đông được chia cổ tức theo tỉ lệ góp vốn, tỉ lệ cổ tức sẽ được Đại Hội Cổ Đông quyết định dựa trên đề suất của hội đồng quản trị căn cứ trên kết quả hoạt đông kinh doanh của năm tài chính và kế hoạch kinh doanh của các năm tới. - Chính sách cổ tức của Công Ty đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và khả năng mở rộng sản xuất và tăng trưởng trong tương lai, tỉ lệ cổ tức năm 2006 là 24% mệnh giá cổ phếu.Trong 2007-2009 tương ứng giữ ổn định là 24%. Bảng 3: Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2004 – 2007: (đơn vị triệu đồng) Chi Phí 2004 2005 2006 2007 Giá trị %/chi phí Giá trị %/chi phí Giá trị %/chi phí Giá trị %/chi phí Giá vốn hàng bán 47.285 90,66 75.080 91,92 104.836 92,93 146.910 94,15 Chi phí bán hàng 2.658 3,58 2.663 3,26 3.018 2,68 4.629 2,97 Chi phí quản lý 4.271 5,75 3.935 4,82 4.954 4,39 4.505 2,88 Tổng chi phi hoạt động kinh doanh 74.214 100 81.678 100 112.808 100 156.044 100 ( nguồn: báo cáo tài chính của Công ty năm 2004 – 2007) Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty, chiếm 90,66% tổng chi phí trong năm 2004, 91,92% trong năm 2005, 92,93% trong năm 2006, 94,15% trong năm 2007.Trong thời kì 2004 – 2007 tỉ trọng giá vốn bán hàng /tổng chi phí có su hướng tăng do giá các yếu tố đâu vào như chi phí nguyên vật liệu, giá điện tăng.Ngoài ra tại chi nhánh Chương Mỹ Công ty mua 100% clinker lò quay để sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho thị trường và xây dựg thương hiệu sản phẩm mới cho nên giá vốn đầu vào cao.Tuy nhiên Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp tiét kiệm, cải tiến trong sản xuất nên mức tăng này không lớn.Chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong giai đoạn 2004 – 2007 có xu hướng giảm nhẹ.Chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của Công ty do Công ty đã co nền móng khách hàng tương đối ổn định nên chi phí bán hang cũng duy trì ở mức ổn định. 2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty 2.1 Ưu điểm Với sự nỗ lực của công ty và lịch sử tồn tại lâu dài của công ty, cho nên công ty cổ phần xi măng sài sơn đã tạo được uy tín cho sản phẩm của mình.Nhãn hiệu Xi Măng Sài Sơn đã gắn bó với khách hàng từ nhiều năm nay, việc công ty sản xuất vượt công suất thiết kế nhiều năm nay đã chứng minh cho điều này.Công ty đã, đang và sẽ không ngừng khẳng định nhãn hiệu của mình, luôn tạo được lòng tin vững chắc đối với khách hàng.đó cũng là tiêu chí hoạt động của công ty. Đây cũng là lợi thế của công ty trước các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, làm giảm bớt sự đe doạ thâm nhập vào ngành của các đối thủ tiềm ẩn, cho họ biết rằng việc phá vỡ sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty là khó khăn và tốn kém rất nhiều về tài chính. Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn có được các ưu thế về chi phí cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cao . Đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô, việc công ty luôn sản xuất vượt công suất thiết kế đã tạo được những hiệu quả kinh tế theo qui mô như: giảm các chi phí quản lý, chi phi cố định. - Chi phí cho các nguyên liệu đầu vào thấp do quản lý tốt các nguyên liệu đầu vào.Công ty đã kí hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào như đá vôi, quặng sắt, các phụ gia khác.Nguồn nguyên liệu đầu vào gần với nơi sản xuất cho nên yếu tố về vận chuyển có nhiều thuận lợi lền giảm rất nhiều chi phí cho công ty - Công ty có nguồn vốn kinh doanh ổn định cho nên hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm sản xuất ra cũng ít rủi ro.Đặc biệt là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với công ty đang hoạt động . - yếu tố chi phí thấp của công ty cũng do qui mô sản xuất theo dây chuyền, các đầu ra được tiêu chuẩn hoá.Giảm giá cho việc mua các nguyên vật liệu đầu vào và các bộ phận máy móc thiết bị với khối lượng lớn, cho nên chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm.Tính hiệu quả của sản xuất lớn trong quảng cáo. Ngày nay khi mà phong trào bảo vệ môi trường đang lên cao thì việc công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002 về quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường là một thành công rất lớn của công ty.Tuy nhiên do đặc điểm công nghệ lò đứng lò sản sinh rất nhiều bụi và khí thải độc hại nên trong nỗ lực này của công ty đã phải bỏ ra một chi phí khá lớn như các điểm phát sinh bụi đều phải có máy hút bụi.Khi sấy có máy lọc bụi tĩnh điện, đặc biệt khi lò nung clinker được lắp đặt một hệ thống lọc lắng bụi hỗn hợp hiệu quả cao (lớn hơn 95%) mà chưa có dây chuyền xi măng lò đứng nào có.Xung quanh khu vực xản xuất được trồng nhiều cây xanh, biến chế đầy đủ lực lượng làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường công nghiệp sạch sẽ ở tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuát. Điều này làm cho chi phí tăng lên làm cho lợi thế về lợi nhuận của công ty giảm đi.Tuy nhiên việc đáp ứng được các quy định về bảo vệ môi trường là hướng đi đúng của công ty. 2.2 Nhược điểm Do đặc thù của sản phẩm của công ty là xi măng cho nên cũng bị ảnh hưỏng về thời tiết như mưa kéo dài làm cho khâu chuẩn bị cho nguyên vật liệu đầu vào như Than, Đá và những nguyên vật liệu khác, phục vụ cho sản xuất sản phẩm gặp rất nhiều kho khăn, điều này cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cua công ty. Các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm như phòng Marketing chưa được thành lập, cho nên mọi khâu chuẩn bị cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đều tiến hành bởi phòng Kinh Doanh và phòng Tiêu thụ-Thị trường, cho nên việc nghiên cứu và mở rộng thị trường của công ty chưa được tốt. Việc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được hoàn chỉnh.Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong công tác tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế về trình độ nên việc thực hiện các nghiệp vụ về phân chia và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế chưa đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Do dây chuyền sản xuất của công ty còn hạn chế về công suất,mà nhu cầu của thị trường ngày càng cao, cho nên việc chưa đáp ứng đủ nhu cầu xi măng cho thị trường, vì thế dây chuyền sản xuất hết công suất thậm chí còn vượt công suất thiết kế mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu thị trường. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN I.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 1. Đăc điểm quy trình sản xuất Quy trình sản xuất sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp tại Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn được mô tả tóm tắt qua sơ đồ sau.- Sơ đồ1: Quy trình sản xuất sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hơp . Than Đất sét phụ gia điều chinh Đá vôi sấy, cán sấy sấy Đập Silô chứa đất đất SiLô chứa đá đá đâ silô chứa phụ gía Silô chứa than t jkhj Đóng bao xi măng rời Nghiền Hệ thống cân bằng định hướng (điều khiển bằng hệ thống vi tính) Nghiền Silô đồng nhất Lò nung Clinker Silô chứa Clinker Hệ thống cân bằng định hướng (điều khiển bằng hệ thống vi tính) Thạch cao Silô chứa thạch cao Phụ gia Silô chứa Phụ gia xuất xưởng xuất xưởng (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Toàn bộ quá trình (dây chuyền) sản xuất của công ty được tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát và quản lý bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Tất cả các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu như đã vôi, đất sét, than, thạch cao, đá xanh, xỉ lò cao và các phụ gia điều chỉnh thành phần hoá (quặng sắt, cát non) trước khi đưa vào sản xuất đều phải được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật theo qui định. Đá vôi, quặng sắt vận chuyển về công ty có kích thước ≤ 300mm chứa vào kho sau đó được hệ thống máy kẹp hàm và máy đập búa đập nhỏ tới kích thước ≤ 10mm được gầu tải đưa vào silô chứa đá vôi và silô chứa quặng sắt. Đất sét vận chuyển về kho công ty được đổ riêng từng lô theo các loại khác nhau.Khi đưa vào sản xuất được phơi sơ bộ, sau đó được máy thái đất thái nhỏ đến kích thước ≤ 20mm được băng tải cao su đưa vào máy sấy thùng quay.Máy sấy được cung cấp nhiệt nhờ buồng đốt tầng sôi, nhiệt độ được duy trì 700 – 800oC. Độ ẩm ra khỏi máy sấy thùng quay ≤ 5% sau khi ra khỏi máy sấy đất được vít tải đưa vào gầu tải để chuyển vào silô chứa đất.Than được vận chuyển về kho công ty với kích thước ≤ 15mm được đổ theo từng lô riêng biệt, quá trình sấy than cũng như sấy đất, nhiệt độ 400 – 500oC, độ ẩm qui định ≤ 6% được đưa vào silô chứa than.Quá trình sấy cát non cũng tương tự, độ ẩm ≤5% được đưa vào silô chứa cát non. Các nguyên liệu được hệ thống cấp liệu và cân băng điện tử nhờ sự điều khiển của máy vi tính cân chính xác theo đơn phối liệu và theo năng xuất của máy nghiền được cấp vào máy nghiền bi chu trình kin.Tại đây phối liệu được nghiền mịn đến độ mịn < 12%trên sàng 0,08mm2 và qua máy phân ly để loại các hạt chưa đạt tiêu chuẩn quay trở lại máy nghiền.Hạt đạt tiêu chuẩn được gầu tải và vít tải đưa vào các silô chứa bột liệu.Hệ thống gầu tải và vít tải đảo trộn bột liệu để bột liệu đồng đều và được chứa vào silô đồng nhất.Việc đảo chôn và loại bột liệu khác nhau phải căn cứ vào yêu cầu của thành phần hoá học của phối liệu đảm bảo trước khi lên lò nung bột phối liệu phải đồng nhất và ổn định. Bột liệu từ silô đã được đồng nhất được đưa vào vít tải rồi gầu tải vận chuyển đổ vào bunke chứa,qua hệ thống định lượng bột liệu được vận chuyển đến vít trộn 2 trục.Tại đây bột liệu được trộn ẩm đến độ ẩm 13,5%-15,5% và được đưa xuống đĩa vê viên.Trường hợp độ ẩm chưa đạt yêu cầu thì ở máy vê viên có thể bổ sung lượng nước để viên liệu đạt được độ ẩm và kích thước theo yêu cầu(độ ẩm 13,5%-15,5%,kích thước 5-8mm đạt >95%).Sau đó nhiên liệu được băng tải cao su vận chuyển vào máng dải liệu,viên liệu được máy dải liệu thoe hình lòng chảo.Gió được quạt root cấp vào lò để đốt cháy than và cung cấp ôxy cho các phản ứng cháy xảy ra,nhiệt độ của zôn nung đạt 1400-14500C kết luyện các vật phản ứng nóng chảy tạo thành clinker,sau đó qua zôn làm nguội và quay xuống băng tải xích.kích thước clinkerra lò <100mm được kẹp hàm đập nhỏ đến kích thước <30mm rơi xuống gầu tải vận chuyển lên băng cào đổ vào xilô chứa. Thạch cao vận chuyển về công ty có kích thước < 300mm chứa vào kho sau đó được máy kẹp hàm đập tới kích thước < 2mm được gầu tải vận chuyển đổ vào silô chứa thạch cao.Phụ gia(đá xanh, xỉ lò cao) được trộ đều theo một tỉ lệ nhất định, được gầu tải vận chuyển đổ vào silô chứa phụ gia. Clinker,thạch cao và phụ gia được hệ thống cấp liệu và cân bằng điện tử nhờ sự điều khiển của máy vi tính cân chính xác theo đơn phối liệu và theo năng xuất của máy nghiền được cấp vào máy nghiền bi chu trìng kín.Tại đây phối liệu được nghiền mịn đến độ mịn ≤10% trên sàng 0,08mmvà qua máy phân ly đẻ loại các hạt chưa đạt tiêu chuẩn quay trở lại máy nghiền,hạt đạt tiêu chuẩn được gầu tải và vìt tải đưa vào các silô chứa xi măng sau đó được hệ thống gầu tải và vít tải đảo trộn để xi măng đồng đều,xi măng được cấp liệu cánh cấp liệu vào vít tải lên bunke,qua sàng quay và đóng bao,qua máy đóng bao xi măng được đóng chính xác với khối lượng 50 ± 1kg sau đó qua máy xếp bao xếp thành chồng 8-10 bao được xếp trong kho. Qui trình sản xuất xi măng tại công ty Cổ Phần xi măng Sài Sơn từ công đoạn chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu đến công đoạn xi măng xuất kho, trong tất cả các công đoạn khi hoạt động những khu vực phát sinh bụi đều được các hệ thống thu hồi bụi hiệu quả, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám Đốc Phó giám đốc sản xuât Phó gígm đốc kinh doanh PX HSơn PX lò PX xi măng tổ cơ điện phòng kế hoạch kĩ thuật chi nhanh chương mĩ phòng kế toán tài chính Ban kcs tổ vỏ bao phòng bảo vệ phòng tổ chức hành chính tổng họp phòng thông tin tuyên truyền (nguồn: Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Đại hội cổ đông Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.Đại hội cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định định hưóng phát triển của công ty, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội Đồng Quản Trị, thành viên ban kiểm soát. Hội Đồng Quản Trị Đây là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị do Đại Hội Đồng Cổ Đông đưa ra. Ban Giám Đốc Ban Giám Đốc bao gồm Giám Đốc và Phó Giám Đốc, do Hội Đồng Quản Trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.Giám Đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hang ngày của Công ty. Ban kiêm soát Ban Kiêm Soát do Hội Đồng Cổ Đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Phòng tổ chức hành chính Quản lý nhân sự, tuyển dung đào tạo Quản lý hồ sơ sử dung đất, đăng kí kinh doanh, sổ bảo hiểm xã hội, con dấu, văn thư. Đề suất mua sắm, cấp phát, quản lý trang thiết bị văn phòng. Thiết kế, giám sát, nghiệm thu các hoạt động xây dựng cơ bản của công ty. Tổ chức tiếp khách, xét và giải quyết khiếu nại tố cáo. Lập kế hoạch và thanh toán tiền lương, thưởng. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 14001. Phòng kế hoạch kĩ thuật Đảm bảo chất lượng xi măng PCB30, PCB 40 theo TCVN 6260-97 Đề suất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất. Kiểm tra giám sát kĩ thuật, chất lượng sản phẩm. Xây dựng, điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua sắm trang bị bảo hộ lao động, đôn đốc kiểm tra việc thể hiện các phương án an toàn lao động trong công ty. Xây dựng, quản lý qui trình kĩ thuật, qui trình vận hành, bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị. Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hồ sơ kĩ thuật về thiết bị máy móc. lập kế hoạch, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng. Phòng tiêu thụ - thị trường tham mưu Giám Đốc kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Quản lý công tác bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Quản lý điều hành các đại lý tiêu thụ xi măng. Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Phòng tài chính - kế toán Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụnh tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty. Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán, quyết toán của công ty. Lập phương án nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi nhuận. Tính toán, trích nộp các khoản nộp ngân sách nhà nước, các loại quỹ, phân phối lợi nhuận. Quản lý tiền mặt, chi lương, chi thưởng. Chi nhánh Chương Mỹ Sản xuất xi măng PCB 30, PCB 40 theo kế hoạch sản xuất của chi nhánh mà công ty giao. Tham mưu Giám Đốc kí hợp đồng và tổ chức tiêu thụ sản phảm của chi nhánh. Quản lý, điều hành sản xuất tại chi nhánh và các đại lý tiêu thụ xi măng. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm của chi nhánh được Giám Đốc công ty giao. Thực hiện các ngiệp vụ cụ thể khác được Giám Đốc công ty giao. 3. Đặc điểm về nhân sự Về số lao động tại thời điểm 31/03/2007 tổng số lao động trong Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn là 628 CBCNV. Công ty luôn quan tâm đến đời sống từ vật chất đến tinh thần cán bộ công nhân viên.Với số lượng cán bộ đông nhưng công ty chưa bao giờ để tình trạng trả lương cho cán bộ công nhân viên chậm quá 2 tháng.Bộ phận công đoàn công ty còn lập một quĩ riêng nhằm giúp đỡ những cán bộ nào có hoàn cảnh khó khăn cấn sự giúp đỡ toàn thể công ty. Công ty thực hiện chế độ làm việc 5 ngày /tuần ,giờ làm việc là 8 giờ/ngày,các phòng ban chức năng làm việc theo giờ hàng chính.Riêng tại nhà máy công nhân làm việc 3 ca/ngày,mỗi ca 8 tiếng,công ty thực hiện chế độ làm việc theo đúng luật lao động,người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động rõ ràng , được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đúng theo quy định. Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm2004-2007 năm Tổng Trên Đại Học Đại Học Cao Đẳng Trung Cấp CN Kĩ Thuật LĐ Phổ Thông LĐ Nữ LĐ Trực Tiếp Phụ Trợ Quản Lý 2007 628 0 61 15 29 184 339 175 503 79 46 2006 603 0 56 14 25 183 325 171 545 13 45 2005 557 0 50 10 10 184 303 168 480 35 42 2004 509 0 45 9 9 180 266 169 430 36 43 (nguồn: công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) 4. Đặc điểm về tài chính Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.Báo cáo tài chính của công ty được thành lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Trong các năm qua kể từ nam 2007 công ty trả nợ xong toần bộ các khoản vay ngắn hạn, dại hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.Đến nay dư nợ ngắn hạn trên báo cáo tài chính của công ty là khoản huy động vốn nhàn dỗi có thời hạn dưới 1 năm, công ty huy động của toàn bộ nhân viên. Bảng 5: Các chỉ tiêu về tài chính của công ty các năm 2004-2007. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Chỉ tiêu khẳ năng thanh toán -Hệ số thanh toán ngắn hạn =TSLĐ/Nợ ngắn hạn 1,65 3,28 2,43 2,92 -Hệ số thanh toán nhanh =(TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 1,36 2,81 2,22 2,75 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn -Hệ số nợ /Tổng tài sản 0,36 0,22 0,30 0,27 -Hệ số nợ /Vốn chủ sở hữu 0,61 0,31 0,44 0,36 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động -Doanh thu thuần /Tổng tài sản 2,14 1,72 1,44 1,23 Chỉ tiêu về khẳ năng sinh lời -Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 0,21 0,25 0,14 0,16 -Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 0,77 0,58 0,29 0,26 -Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 0,45 0,42 0,20 0,19 -Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 0,23 0,25 0,16 0,18 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Xi Măng Sài Sơn 2004-2007) Nhìn chung các khoản thanh toán ngăn hạn ,và các khoản nợ khác của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên .số nợ năm 2006 so với năm 2007giảm tư 0,30 xuống còn 0,27. Cũng với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của năm 2007 so với năm 2006 giảm từ 0,44 xuống còn 0,36 .Điều này chứng tỏ rằng khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty là tương đối tốt . Nhìn vào khả năng sinh lời cho ta thấy ,lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần năm 2006 so với năm 2007 tăng 0,02 .Hê số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu năm 2007 không tăng ,mà còn giảm so với năm 2006 là 0,03 .Tuy nhiên lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần ,của năm 2007 có tăng nhưng không đang kể .Chính các yếu tố sinh lời cho ta thấy năm 2007 giam hơn so vơi năm 2006,điều này do trong năm 2007 giá nguyên vật liệu đâu vào tăng cao .Ngược lai gia bán của sản phẩm không tăng , Điều này làm cho khả năng sinh lời cũng như lợi nhuận của công ty không đạt chỉ tiêu công ty đề ra . 5.Đặc điểm về sản phẩm Hiện nay công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đang sản xuất các sản phẩm chính là xi măng pooclang hỗn hợp PCB30 và PCB40 Nam Sơn theo tiêu chuẩn Việt Nam 6206-1997.Công ty cung cấp cho thị trường xi măng bao PCB30 và PCB40, còn xi măng rời PCB10và PCB40 chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ không đáng kể.Sản phẩm chính Pooclang hỗn hợp PCB30 Sài Sơn và PCB40 Nam Sơn của công ty là sản phẩm rất mịn, chế tạo vữa có độ dẻo cao, luôn ổn định về thể tích có thời gian đông kết tối ưu đạt cường độ chịu nén cao nên thích hợ cho việc xây dựng công trình dân dụng, cầu cảng, đường xá, các toà nhà cao tầng, các công trình ngầm….vv là kêt câú chịu lực chính của các công trình lớn.Ưu điểm đối với sảp phẩm chính của công ty ở ngoài thị trường là giá sản phẩm mang tinh cạnh tranh, ví dụ giá 1 tấn PCB30 đóng bao của công ty hiện nay là 590.000 đồng, trong ._.khi giá bình quân thị trường là 755.000 đồng. * Nguyên liệu chính để sản xuất Bảng 6: Nhuyên vật liệu chính TT Nguyên liệu chính Tỉ lệ %tổng giá vốn bán hàng 1 Đá vôi chiếm 9,237 2 Đất sét chiếm 0,668 3 Than cám chiếm 16,658 4 Thạch cao chiếm 3,449 (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Nguyên liệu chính trong sản xuất là nguyên liệu trong nước, dù có loại nguyên liệu thạch cao thì ở Việt Nam không có mỏ khai thác nên phải nhạp khẩu từ nươc ngoài, qua một số công ty dịch vụ.Hiện nay công ty cổ phàn xi măng Sài Sơn đang sử dụng thạch cao có xuất sứ từ Trung Quốc + Đá vôi lấy từ mỏ đá phương nam có địa chỉ tại Liên Sơn-Lương Sơn-Hoà Bình và một số mỏ đá khác đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kĩ thuật + Đất sét khai thác tại Huyện Quốc Oai và Huyện lân cận + Than chủng loại than cám 4A-VĐ lấy từ Quảnh Ninh Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty đều là những nhà cung ứng truyền thống,đã cung cấp cho công ty nhiều năm qua. Bảng 7: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chinh cho công ty STT Nhà cung cấp Địa chỉ 1 Nhà cung cấp đá vôi -Công ty TNHH Thành Bắc Thị trấn Quốc Oai-Hà Tây -Công ty TNHH Phương Nam Liên Sơn-Lương Sơn-Hoà Bình -Ông Nguyễn Thanh Cường Sài Sơn-Quốc Oai-Hà Tây -Ông Phạm Quang Khoản Sài Sơn-Quốc Oai-Hà Tây -Ông Nguyễn Tuấn Anh Hoà Thạch-Quốc Oai-Hà Tây -Ông Bùi Văn Thắng Thị trấn Quốc Oai-Hà Tây 2 Nhà cung cắp Than -Tâp Đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Sô 226-Đường Lê Duẩn-Hà Nội 3 Nhà cung câp Đất Sét -Ông Nguyễn Đức Thuyên Sài Sơn-Quốc Oai-Hà Tây 4 Nhà cung cấp Thạch Cao -Công ty TNHH Vật tư Tây Bắc Số 2.Ngỗ 91.Trần Duy Hưng-Cầu Giấy-Hà Nội -Xí nghiệp Dịch vụ Đường sắt Hà Thái Khối 2B.Thị trấn Đông Anh-Hà Nội (Nguồn: Công ty cô phần Xi Măng Sài Sơn) * Nguồn nguyên vật liệu phụ Dùng để làm phụ gia điều chỉnh hoặc là phụ gia khoáng hoá nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật hoặc nâng cao chất lượng, nguồn nguyên liệu phụ chủ yếu lấy từ trong nứơc như: + Quặng sắt khai thác tại mỏ quặng sát Nghi Sơn thuộc Huyện Thanh Sơn-Phú Thọ + Cát non khai thác tại các huyện vùng ven sông Đáy tinh Hà Tây + Đá xanh lấy tại mỏ đá Sunway Hà Tây thuộc huyện Hào Thạch tỉnh Hà Tây Các nhà cung ứng vật liệu phụ cho công ty đều là những nhà cung ứng truyền thống đã cung cấp cho công ty nhiều năm qua. 6.Đặc điểm về công nghệ Sau nhiều lần thay đổi công nghệ từ ngày thành lập Công Ty cho đến nay, công nghệ sản xuất của công ty có thể được xem là bán khô lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc. + Năm 1998 sau quá trình đầu tư hiện đại hoá lần thứ nhất với công nghệ lò đứng cơ giới hoá, dây truyền thứ nhất đi vào hoạt động với các thiết bị chủ yếu của Trung Quốc, các thiết bị tự động hoá của các nước G7 với công suất clinker 60.000 tấn/năm và công suất xi măng là 60.000 tấn/năm. + Năm 2000 để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng công ty đã mở rộng từ lò nung clinker Φ2,5 x 10m lên thành Φ2,7 x 10 m, nâng công suất sản phẩm clinker từ 60.000 tấn/năm lên tới 75.000 tấn/năm. Đầu năm 2001 công ty cũng lắp thêm một nhà nghiền công suất 9 tấn xi măng /1giờ, do đó nâng cao năng lực nghiền cho xi măng 120.000 tấn /năm + Năm 2003 công ty liên tục đấu tư thêm một lò nung clinker Φ2,5x10m công suất 60.000 tấn clinker/năm như dây chuyền 1 đồng bộ với hệ thống nghiền và cung cấp nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc với thiết kế mới của năm 2002 có nhiều cải tiến nhằm tiết kiệm nhiên liệu và nguyên liệu. Đã có kinh nghiệm tự dây chuyền thứ nhất ,công ty đã cải tiến của lò nung từ 2,5 lên 2,7m và nâng công suất lên 75000 tấn cinker/năm với cải tiến này công ty đã có đươc hai dây chuyền là sản xuất cliker ,vơi tổng công suất của hai dây chuyền là150.000 tấn clinker/năm .Sau đó để hoàn thiện quá trình sản xuất đồng bộ khép kín tại nhà máy .Công ty đầu tư thêm một dây chuyền lò sâý thùng quay của Trung Quốc thế hệ mới sản xuất năm 2002 đã thay thế lò sấy cũ , đồng thời đáp ứng năng suất của cả hai hệ thống lò nung clinker.Cuối năm 2004 công ty mua sắm và lắp thêm một dây chuyền nghiền xi măng với hệ thống điều kiển tự động hoá hiện đaị của Trung Quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả về sản lượng sản xuất,tăng lợi nhuận cho công ty.Với tổng công suất nghiền xi măng là 180.000 tấn/năm. + Hiện nay thiết bị chính trong công ty bao gồm một hệ thống đập đá, hai hệ thống lò sấy thùng quay, hai lò nung clinker, năm máy nghiền vi loạiΦ1,83 x 7 m( 2 máy nghiền và 3 máy nghiền bi) đều có suất sứ của Trung Quốc sản xuất từ năm 1998 đến 2003,các thiết bị đều có hệ thống điều khiển tự động hóa, điều khiển trên máy vi tính, chủ yếu của các nước nằm trong nhóm G7 (nhật, Đức)và một số thiết bị hỗ trợ khác của Trung Quốc và trong nước sản xuất. + Tháng 4 năm 2006 công ty đã thuê mặt bằng toàn bộ thiết bị dây chuyền nghiền xi măng có công suất 150.000 tân/năm, suất sứ từ Trung Quốc được sản xuất và lắp đật năm 2001và thuộc sở hữu của công ty cổ phần Bê Tông Xuân Mai (Vinaconex Xuân Mai) địa điểm tại xã Thuỷ Xuân Tiên-Chương Mỹ-Hà Tây và thành lập chi nhánh Chương Mỹ để sản xuất xi măng PCB30, PCB40 cung cấp cho thị trường. Để phù hợp với qui mô phát triển của công ty và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước thời kì hội nhập, ngay từ đầu năm 2006 công ty đã triển khai lập dự án xây dựng một nhà máy xi măng lò quay với công suất 1000 tấn clinker/ngày.Hiện nay công ty đa xây dựng cho mình một chiến lược thị trường linh hoạt để có khả năng tiêu thụ sản phẩm khi nhà máy đi vào sản xuất, khai thác tối đa công suất thiết kế của nhà máy Bảng 8: Một số tải sản chính của công ty tại thời điểm 31/12/2007: (đơn vị tấn/năm) TT Tài sản Nguyên Giá Khấu Hao Luỹ Kế (đồng) Giá Trị Còn Lại (đồng) Tỉ Lệ Còn Lại (%) 1 Nhà cửa vật kiến trúc 17.963.166.278 15.613.591.083 2.349.575.195 13,07 2 Máy móc thiết bị 21.941.700.484 17.845.428.302 4.096.272.182 18,67 3 Phương tiện vận tải 4.409.759.467 2.613.058.547 1.796.700.920 40,74 4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 81.843.053 36.651.388 45.191.665 52,22 5 Tài sản cố định khác 394.313.704 381.143.023 13.170.681 3,34 6 Tổng 44.790.782.986 36.489.872.343 8.300.910.643 18,53 ( Nguồn: công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Tỉ lệ khấu hao tái sản cố định của công ty hiện đang áp dụng thời gian khấu hao cụ thể Nhà xưởng, vật kiến trúc 06 – 25 năm Máy móc, thiết bị 05 – 10 năm Phương tiện vận tải 06 – 10 năm Thiết bị văn phòng 03 – 08 năm Các tài sản khác 05 -08 năm Phần mềm quản lý 03 – 08 năm II.Công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm tại Công ty 1. Kế hoạch * Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ xi măng của công ty năm 2008 Bảng 9: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ xi măng PCB30 tại công ty Sài Sơn năm 2008. (Đơn vị: tấn) Tháng SLSX xi măng PCB30 Tiêu thụ xi măng PCB30 1 18.700 18.700 2 12.100 12.100 3 18.900 18.900 4 18.400 18.400 5 18.700 18.700 6 17.000 17.000 7 14.900 8 14.900 9 16.900 10 18.800 11 19.000 12 18.700 Tổng 207.000 103.800 (Nguồn: công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Bảng 10: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ xi măng PCB30 và PCB40 tại xí nghiệp Nam Sơn.năm 2008. (Đơn vị:tấn) Tháng SLSX PCB30 PCB40 Tiêu thụ 1 12.000 8.650 3.350 12.000 2 5.000 3.290 1.710 5.000 3 11.900 8.400 3.500 11.900 4 12.800 8.900 3.900 12.800 5 12.700 9.430 3.270 12.700 6 8.900 6.020 2.800 8.900 7 8.400 5.650 2.750 8 8.400 5.650 2.750 9 8.600 5.850 2.750 10 9.700 6.850 2.850 11 12.700 9.450 3.250 12 12.900 9.400 3.500 Tổng 124.000 87.540 36.460 63.300 (Nguồn: công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) 1.1. Chính sách sản phẩm Để chính sách sản phẩm của công ty ngày càng hoàn thiện, các nội dung chủ yếu của chính sách này là nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm cần được quan tâm hơn nữa . Chính sách sản phẩm do công ty xây dựng phải thảo mãn các yếu tố. Chất lượng ngày càng tốt và ổn định. Sản phẩm phải có mầu phù hợp với thị hiếu. Bao bì, tem nhãn đẹp và rễ nhận thấy trên thị trường. Giá bán phải thấp hơn sản phẩm cùng loại. Để sản phẩm đạt được tiêu chí như trên, từ năm 2000, công ty đã tổ chức xây dựng,soạn thảo và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000. Hàng năm công ty đã xây dựng, công bố và triển khai thực hiện các mục tiêu chất lượng cụ thể.Đối với sản phẩm truyền thống xi măng Sài Sơn PCB30, mục tiêu chất lượng năm 2008 là: Phấn đấu 100% mẫu thử đạt TCVN 6260:1997,trong đó 100% mẫu thử có R28n 35N/mm2, 85% mẫu thử có R28n≥ 36,5N/mm2(mục tiêu này cao hơn mức tiêu chuẩn Viêt Nam quy định là R28n ≥30N/mm2). Phấn đấu không có khiếu nại của khách hàng . Duy trì có hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000. Đối với sản phẩm xi măng PCB40, ngoài những mục tiêu chất lượng như của sản phẩm truyền thống xi măng PCB 30 thì mục tiêu về cường độ nén sau 28 ngày là 100%, mẫu thử xi măng Nam Sơn đạt TCVN 6260:1997, trong đó 90% mẫu thử có R28n ≥ 43N/mm2 (mục tiêu này cao hơn mức tiêu chuẩn Việt Nam quy định là 28n ≥ 40N/mm2). Đây là sản phẩm chiến lược của công ty, để sản phẩm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm,cạnh tranh về gia bán,Công ty phải áp dụng chính sách tiếp thị tăng cường tăng cường khuyếch trương quảng bá và có chính sách chăm sóc hậu mãi khách hàng. Nhờ những chính sách sản phẩm đúng đắn mà sản phẩm của công ty (kể cả sản phẩm mới) đã tạo được uy tín lớn trên thị trường,được nhiều khách hàng lựa chọn.Thị trường của công ty không ngừng tăng trưởng, mức tăng bình quân từ 25-30%/năm. 1.2. Chính sách gía cả Để có thể thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các công việc đa dạng trong đó công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm.Công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm bao gồm những nội dung, đó là chính sách về sản phẩm và chính sách về giá cả của sản phẩm. Những năm gần đây, công nghiệp xi măng nói chung và xi măng vừa và nhỏ nói riêng phát triển rất mạnh, sự cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt. Để tồn tại và phát triển ngoài việc phải đưa ra loại sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty phải tập trung tìm mọi cách để giá bán sản phẩm phải thấp hơn sản phẩm cùng loại tạo nên sức cạnh tranh lớn . Để có gia cạnh tranh ,Công ty phải áp dụng mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.Ngoài việc duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO:9001 và hệ thống nội quy,quy chế nhằm kiểm soát chặt chẽ giá cả,số lượng,chất lượng nguyên,nhiên vật liệu đầu vào,lãnh đạo công ty còn đặc biệt quan tâm đến việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp,phát động và khuyến khích phong trào sang kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất máy móc thiêt bị,tiết kiệm nhiên liệu và chi phí động lực,có chính sách tiền lương,tiền thưởng hợp lý dể tạo đòn bẩy kích thích người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.Vì vậy giá bán của sản phẩm được khách hàng chấp nhận và mang tính chất cạnh tranh. 1.3. Chính sách khuyếch trương sản phẩm Hàng năm công ty đều lập và đưa vào kế hoạch một khoản chi phí thoả đáng cho công tác quảng cáo khuyếch trương sản phẩm . Để có thêm khách hàng mới,Công ty có bộ phận tiêu thụ thị trường thường xuyên phát hiện và tạo dựng thêm các đại lý lơn trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khu vực thành phố,thị xã ,mở rộng các khách hàng là các cơ sở sản xuất,cải tiên các chính sách gia cả,chiết khấu,có chế độ khuyến khích thoả đáng cho các khách hàng tiêu thụ tốt.Công ty cũng tiến hành quảng cáo qua một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình và báo chí, tham gia các hội chợ triển lãm ,các cuộc thi về chất lượng sản phẩm,phát hành các loại tờ rơi cấp cho các đại lý và khach hàng. Đây cũng là một trong những chính sách quan trọng về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Mỗi khi có một sản phẩm mới ra đời,doanh nghiệp cần phải có một chính sách khuyếch trương quảng cáo cho sản phẩm một cách có hiệu quả để sản phẩm có thể đến được tay người tiêu dung .Một sản phẩm có thể tiêu thụ một cách có hiệu quả là sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng cảm giác quen thuộc và khi khách hàng có nhu cầu thì sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm đó.Chính sách khuyếch trương sản phẩm chính là các chính sách giới thiệu về sản phẩm.Do vậy khi bất kỳ có một sản phẩm mới nào bắt đầu được tung ra thi trường thì ngoài việc xây dựng các chính sách về giá,chính sách phân phối,chính sách về sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác và tồn tại trên thị trường thì các nhà quản trị cũng cần phải xây dựng một chính sách khuyếch trương sản phẩm,cho sản phẩm đến được với người tiêu dùng. 1.4. Chính sách phân phối Phân phối là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng có nhu cầu đảm bảo chất lượng thời gian,số lượng,chủng loại mà người tiêu dùng mong muốn. Kênh phân phối là con đường hàng hoá được lưu thông từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng, nhờ nó mà khác phục được những ngăn cách dài về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất. Với người tiêu dùng.Do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra kênh phân phối hiệu quả nhất cho mình . Sơđồ 3: Các kênh phân phối. Nhà SX Ngươi TD Người TD Người bán lẻ Nhà SX Người TD Người bán lẻ Nhà phân phôi cấp 1 Nhà SX Ngươi tiêu dùng Người bán lẻ Nhà phân phối câp 2 Nhà phân phối cấp 1 Nhà SX Các kênh phân phối được phân loại theo sơ cấp cáu thành chúng. Kênh không cấp (kênh tiêu thụ trực tiếp): Gồm các nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.Phương thức bán hàng là bán tại công ty,bán lưu động. Kênh một cấp: Bao gồm một người trung gian.Trên các thị trường người tiêu dùng người trung gian này thường là người bán lẻ.Còn trên thị trường hàng hàng tư liệu sản xuất thì người trung gian là người đại lý tiêu thụ hay là người môi giới. Kênh ba cấp: Gồm ba nhà trung gian. Đối với kênh tiêu thụ trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng và thị trường nên dễ nắm bắt được thị hiếu,tình hình tiêu thụ hàng hoá từ đó dễ tạo uy tín với khách hàng.Phương thức phân phối trực tiếp diễn ra chậm,công tác thanh toán phức tạp,doanh nghiệp là người chịu rủi ro. Đối với kênh tiêu thụ gián tiếp thì việc phân phối diễn ra nhanh chóng, công tác thanh toán đơn giản.Nếu xảy ra rủi ro thì sau khi dao hàng các tổ chức trung gian phải chịu trách nhiệm.Mặc dù vậy ở kênh gián tiếp này công ty không quan hệ trực tiếp với thị trường, với người tiêu dùng nên rất khó kiểm tra đánh giá phản hồi từ phía khách hàng. Trên thực tế doanh nghiệp thường sử dụng cả kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp.Doanh nghiệp vừa bán sản phẩm của mình cho trung gian vừa mở cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng phát huy được ưu điểm của cả hai phương thức trên. Đặc điểm thị trường của sản phẩm. Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm. Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh. 1.5. Đầu tư mở rộng sản xuất Trong điều kiện hiện nay, việc tiến hành đâu tư để mở rộng sản xuất nhằm nâng cao nâng lực của công ty là rất cần thiết, Công ty có thể đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hay xây dựng thêm nhà xưởng,tăng thêm số vốn lưu động để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của mình. Thực tế công ty đã mở rộng và đầu tư thêm nhà máy xi măng Nam Sơn được đàu tư mới tại Xã Nam Phương Tiến-Chương Mỹ-Hà Tây theo phương thức tổng thầu EPC.Dự án xi măng Nam Sơn thuộc nhóm B.Công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay theo phương pháp khô,có tháp trao đổi nhiệt một nhánh,5 tầng xyclon trao đổi nhiệt và có độ phân giải (calciner) đốt hoàn toàn 100% bằng than cám chất bốc thấp.tuy nhiên quy mô công suất chỉ ở mức 1000 tấn clanhke/ngày,tương đương 315000 tấn/năm nhưng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào ngành công nghiệp xi măng , được áp dụng cho nhà máy này như.Các thiết bị công nghệ,hệ thống bảo vệ môi trường, điều khiển tự động hoá và kiểm tra đo lường ở mức độ tiến.Với dây chuyền công nghệ như trên cho phép sủ dụng nguyên vật liệu ở dải rộng,tiết kiệm năng lượng,tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định,bảo đảm các chỉ tiêu an toàn trong quá trình vận hành sản xuất, đảm bảo vệ sinh công nghiêp và vệ sinh môi trường. 1.6. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động Trình độ của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng trong quyết định năng suất cung như chất lượng sản phẩm của công ty, chính vì vậy việc cần thiết là phải luôn chú trọng nâng cao tay nghề cho công nhân.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, công ty đã chú trọng nâng cao trình độ cảu đội ngũ lao động bằng việc tổ chức thi nâng bậc thợ,thi thợ giỏi hàng năm ,mở các lớp đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân. Để thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của mình, công ty có thể áp dụng thêm các biện pháp như. Giúp đơ về mặt tài chính tạo điều kiện cho đi học. Tổ chức các hội thảo rút kinh nghiệm trong phạm vi của công ty. Bên cạnh những biện pháp trên công ty cần sử dụng tốt các đòn bẩy về tài chính đê khuyến khích người lao động, thực hiện hình thức trả lương theo trình độ bậc thợ,khen thưởng kịp thời các công nhân có nỗ lực phấn đấu hay có sang kiến trong sản xuất. 1.7. Quản lý tốt hoạt động sản xuất Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp phải luôn đảm bảo tính liên tục nhằm tiết kiệm thời gian lao động,tránh những lãng phí không cần thiết,sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị,góp phần đảm bảo cho sản xuất cân đối,nhịp nhàng.Để thực hiện được tính liên tục của sản xuất, công ty cần thực hiện những biện pháp sau. +Cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất liên tục. +Xây dựng kế hoạch cụ thể về bảo dưỡng và sử dụng thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. +Bố trí hợp lý các ca,kíp làm việc để tảo ra hiệu suất làm việc cao nhất và tiết kiệm chi phí sản xuất,công ty cần bố trí sản xuất vào 3 ca để được hưởng giá điện sản xuất thấp nhằm tiết kiệm chi phí. +Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trìng độ nghiệp vụ cho nhân viên quản lý và nhân viên kỹ thuật. 2. Thực hiện Việc thực hiện công tác kế hoach hoa tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối vơi công tác tiêu thụ sản phẩm, hoạt động này làm tăng khả năng hiểu biết của khách hàng về hàng hoá và dịch vụ từ đó tăng uy tín của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó kích thích và thuyết phục người mua hình thành và mở rộng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của doanh nghiệp. 2.1. Sản lượng tiêu thụ Đối với doanh nghiêp sản xuất kinh doanh, lượng sản phẩm tiêu thụ là những sản phẩm đã xuất kho thành phẩm để giao cho khách hàng và đã nhận được tiền. Xác định lượng sản phẩm trong năm phải căn cứ vào sản luợng sản xuất của sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng và nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm trước. Lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch của doanh nghiệp được xác định theo công thức. Qkh = Q – Q1 – Q2 Trong đó Qkh : Lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ kế hoạch. Q : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch. Q1 : Lượng sản phẩm sản xuất tồn kho đầu kỳ. Q2 : Lượng sản phẩm sản xuất tồn kho cuối kỳ. Bảng 11: Sản lượng sản phẩm qua các năm 2004 -2007. (Đơn vị: tấn) TT Sản phẩm 2004 2005 2006 2007 GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng 1 XM PCB 30 182.121 100 205.965 100 243.122 94,45 273.693 84,49 2 XM PCB 40 14.285 5,55 49.235 15,51 Tổng 182.121 100 20.965 100 257.407 100 323.928 100 (Nguồn : Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) 2.2: Doanh thu: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có khoản thu nhập lớn nhất và thường xuyên là doanh thu bán hàng và dịch vụ hay còn gọi là doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với doanh nghiệp là bán được hàng hoá, thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng được thị trường, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, cho phép tăng được số lượng hàng hoá và dịch vụ bán ra. Doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo công thức: TR=∑ Qi × Pi TR: Doanh thu của doanh nghiệp. Qi : Khối lượng hàng hoá dịch vụ thứ i. Pi : Giá cả hàng hoá dịch vụ thứ i. Doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá và dịch vụ bán ra và phụ thuộc vào giá cả hàng hoá và dịch vụ đó.Trong cơ chế thị trường nếu khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra càng nhiều thì giá cả hàng hoá dịch vụ sẽ hạ xuống và ngược lại theo quy luật cung cầu.Vì vậy đối với mỗi loại hàng hoá dịch vụ trên thị trường cần phải tính toán doanh thu biên (MR) bằng chi phí cận biên (MC). MR=MC. Từ đó mới quyết định lượng cung hàng hoá, khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp nhiều hay ít, giá cả cao hay thấp còn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phảm nhu cầu của khách hàng dung lượng thị trường, địa điểm bán hàng, phương thức phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Bảng 12: Doanh thu các năm 2004-2007. (Đơn vị:tỷ đồng) TT Tên sản phẩm 2004 2005 2006 2007 GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng 1 XM PCB30 96,50 100 107,16 100 124,92 93,51 159,06 85,95 2 XM PCB40 8,86 6,49 27,0 14,1 Tổng 96,5 100 107,16 100 133,60 100 185,06 100 (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) Năm 2006 Công ty sản xuất và tiêu thụ 257.407 tấn xi măng,năm 2007 sản xuất và tiêu thụ 323.928 tấn, và năm 2008 dự kiến sản xuất và tiêu thụ 331.000 tấn xi măng các loại chủ yếu trên địa bàn tỉnh hà tây và các tỉnh lân cận. 2.3: Lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh . Đây chính là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là phần dôi ra, ngoài những chi phí mà doanh nghiêp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất. LN=TR-TC= (P-ATC)×Q. LN: Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. TR: Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. TC: Tổng chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có gắng nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuộn,Các doanh nghiệp chỉ đạt được lợi nhuận tối đa khi MR=MC. Khi xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài giá trị tuyệt đối lợi nhuận ta còn sử dụng chỉ tiêu mức doanh lợi.Có ba cách tính mức doanh lợi khác nhau. + Tính trên vốn kinh doanh: Mức doanh lợi =Tổng lợi nhuận /Vốn kinh doanh. +Tính trên doanh số bán hàng thực hiện: Mức doanh lợi =Tổng lợi nhuận /Doanh thu. + Tính trên chi phí kinh doanh. Mức doanh lợi =Tổng lợi nhuận /Tổng chi phí kinh doanh. Bảng 13: Lợi nhuận sau thuế các năm 2004-2007. (Đơn vi:tỷ đồng) TT Tên sản phẩm 2004 2005 2006 2007 GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng 1 XM PCB 30 20,093 100 26,480 100 18,136 96,61 23,31 80,35 2 XM PCB40 0,636 3,39 5,7 19,65 Tổng 20,093 100 26,480 100 18,772 100 29,010 100 (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn) 2.4. Năng suất lao động Năng suất lao động là một chỉ tiêu cơ bản của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động cao hay thấp là một yếu tố quyết định đến gí thành sản phẩm và đặc biệt nó ảnh hưởng hai chiều đến công tác tiêu thụ snản phẩmn Năng suất lao động cao góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó có khẳ năng hạ thấp giá thành sản phẩm trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt có điều kiện để kích thích sản xuất phát triển, có những biện pháp động viên thực tế đến sản xuất nhờ đó mà nằng suất lao động được năng cao. Năng suất lao động được xác định bằng hệ số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một cá nhân hay tập thể. Năng suất lao động của cả nhân =Q/T. Q: Là số lượng sản phẩm cá nhân sản xuất trong kỳ kế hoạch. T: Thời gian kỳ kế hoạch (1tháng, 3tháng ) Năng suất lao động bình quân =Q/T× số người lao động. Q: Số lượng sản phẩm của đơn vị cả một dây chuyền sản xuất trong kỳ kế hoạch T: Thời gian kỳ kế hoạch. 2.5. Thực hiện các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn cố đinh và lưu động Vốn cố định là một khoản tiền đầu tư vào các tài sản cố đinh.nhằm phực vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vốn này sẽ tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu hao dần theo sự hao mòn của tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong việc bảo toàn vốn cố định . Để thực hiện điều này doanh nghiệp đã thực hiện quản lý chặt chẽ không để mất mát tài sản cố định thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa, mua sắm tài sản cố định nhằm duy trì và năng cao năng lực của tài sản cố định, đông thời công ty đã chủ động đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất. Vốn lưu động của công ty đã sử dụng một cách hơp lý,nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên và liên tục. Vốn lưu động tham gia toàn bộ quá trình sản xuất nó được thu hồi về sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vòng quay của vốn lưu động nhanh hay chậm hay nói cách khác một chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hay ngắn thể hiện rõ hiệu suất của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trực tiếp đánh gía hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm. III.Những biện pháp công ty đã áp dụng nhằm tiêu thụ sản phẩm 1. Biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm Công ty luôn ý thức được rằng chất lượng và môi trường là hai yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Công ty đã áp dụng và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO14001:2004.Hàng năm công ty cung cấp cho thị trường hơn 200.000 tấn xi măng chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm của công ty được kiểm tra chất lượng chặt chẽ theo ba công đoạn do ban KCS và tổ quản lý công nghệ thuộc phồng kế hoạch kỹ thuật thực hiện. + Kiểm tra đầu vào do ban KCS đảm nhiệm:bao gồm kiểm tra toàn bộ nguyên vật liệu,nhiên liệu,vật liệu,các loại vật tư đầu vào.Với mỗi loại đối tượng,ban KCS phải thực hiện đúng chế độ kiểm tra,phải đủ các loại chỉ tiêu quy định tương ứng với mức yêu cầu đã định,ghi chép đầy đủ kết quả kiểm tra,xử lý các loại vật tư không đạt yêu cầu theo đúng hướng dẫn và chỉ được phép đưa vào sản xuất những vật tư đảm bảo chất lượng theo quy định. + Kiểm tra trong quá trình sản xuất do tổ quản lý công nghệ đảm nhiệm.Tổ này làm việc theo 3 ca lien tục,kiểm tra kiển soát 24/24 giờ, đảm bảo quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu,nghiền liệu,nung clinker,nghiền xi măng và đóng bao theo đúng quy trình kỹ thuật và các quy định của hệ thốnh quản lý chấ lượng.Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo kiểm tra đúng chế độ, đúng đối tượng dủ chỉ tiêu và đúng các điểm kiểm tra mà quy trình dã quy định. Đối với những nguyên vật liệu bán thành phẩm không đạt yêu cầu,tổ quản lý công nghệ phải xử lý theo đúng quy định và chỉ được phép đưa tiếp vào khâu sản xuất những nguyên vật liệu bán thành phẩm đã kiểm tra đạt chất lượng ở những khâu trước đó. + Kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng do ban KCS và tô quản lý công nghệ thực hiện.Quy trình kiểm tra sản phẩm xuất xưởng đã quy định rõ chế độ kiểm tra,các chỉ tiêu và các điểm kiểm tra đối với xi măng trước khi nhập kho.Các nhân viên KCS và nhân viên quản lý công nghệ phải thực hiện đúng quy định về kiểm tra đảm bảo 100% số lượng xi măng xuất xưởng đạt và vượt TCVN6260:1997. 2. Biện pháp quảng cáo sản phẩm Công ty cũng đã đưa Quảng cáo vào công tác giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty.Để gây sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của công ty làm cho khách hàng quen biết, có thiện cảm và ngày càng để ý đến sản phẩm khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm xi măng của công ty .Như vậy mục đích quảng cáo là thu hút, lôi cuốn khách hàng bằng các biện pháp giới thiệu,truyền tin thích hợp.Để lôi cuốn khách hàng, chức năng hướng dẫn sử dụng cũng phải được chú ý ở các hình thức quảng cáo thích hợp (nhãn bao bì) Quảng cáo vừa đi trước và vừa tiến hành song song với công tác bán hàng. Các phương tiện quảng cáo rất đa dạng,phong phú.Tuỳ đặc điểm của sản phẩm hàng hoá,cũng như đạc điểm của doanh nghiệp mà lựa chọ và kết hợp các phương tiện khác nhau để quảng cáo như báo chí , áp phích,truyền thanh,truyền hình……Bên cạnh việc lựa chọn phương tiện,việc lựa chọn thời điểm và địa điểm quảng cáo cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả hoạt động quảng cáo.Chẳng hạn quảng cáo trên ti vi phải lựa chọn thời điểm mà khẳ năng dối tượng càn truyền đạt thông tin đang giành thời gian xem nhiều nhất. Các yêu cầu quan trọng nhất của công tác quảng cáo là . + Dung lượng thông tin phải cao.Muốn vậy thông tin quảng cáo phải ngắn gọn, cụ thể,rõ ràng và tập trung theo nguyên tắc chỉ đưa vào quảng cáo những thông tin mà khách hàng quan tâm như chất lượng giá cả + Phải đảm bảo tính nghệ thuật để thu hút sự quan tâm của khách hàng.Muốn thế những thông tin cần truyền đạt nhất phải hấp dẫn,gây được sự chú ý đối với người nhận tin. + Độ tin cậy của thông tin.Hiệu quả của quảng cáo có được là nhờ độ tin cậy của thông tin quảng cáo.Nguyên tắc là thông tin phải chính xác, đảm bảo tính trung thực và đặc biệt về chất lượng sản phẩm. Tiến hành quảng cáo luôn gây ra chi phí kinh doanh cho hoạt động này lớn.Vì vậy xác định chi phí kinh doanh cho hoạt động quảng cáo là một vấn đề quan trọng mà bộ phạn tiến hành quảng cáo không được phép không chú ý tới . 3. Biện pháp bán hàng * Công ty luôn củng cố và phát triển ở thị trường cũ bằng các biện pháp như. + Giữ vững mối quan hệ tốt với khách hàng,tạo độ tin cậy với các khách hàng truyền thống bằng các biện pháp như khi khách hàng cần đến sản phẩm,thì bằng mọi biện pháp công ty cũng sẽ phải đáp ứng kịp thời, đúng nơi, đúng thời gian khách hàng yêu cầu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng.Để kích thích họ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. + Đưa sản phẩm vào các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.Các nhà cung ứng, để khẳng định chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu của sản phẩm đó. + Đưa sản phẩm vào các công trình lớn, để quảng bá sản phẩm và khẳng định vị thế về chất lượng sản phẩm. + Áp dụng biện pháp mở thêm các đại lý ở các tỉnh phía Bắc để quảng bá sản phẩm. * Công ty Cổ Phân Xi Măng Sài Sơn phân chia khách hàng thành các nhóm chính trong khâu tiêu thụ sản phẩm như sau: + Các cơ sở sản xuất. + Các đại lý lớn. + Đại lý nhỏ . + Người tiêu dung. * Đặc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7770.doc
Tài liệu liên quan