Đẩy mạnh tiêu thụ má phanh xe gắn máy tại Công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Doanh thu thuần của công ty các năm 2002-2006 9 Bảng 2. Tình hình thu nhập bình quân lao động ở công ty trong các năm 2002đến năm 2006 10 Bảng 3.Nộp ngân sách nhà nước các năm 2002-2006 10 Bảng 4: Giá trị đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 16 Bảng 5. Cơ cấu lao động trong công ty theo trình độ chuyên môn 19 Bảng 6. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2002-2006 21 Bảng 7.Sản lượng bán má phanh xe gắn máy của công ty từ năm 2002-2006 24 Bảng 8

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ má phanh xe gắn máy tại Công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Doanh thu của mặt hàng má phanh năm 2005 25 Bảng 9:Doanh thu mặt hàng má phanh năm 2006 26 Bảng 10.Mạng lưới bán hàng của công ty 27 Bảng 11.Sản lượng bán của công ty phân theo địa bàn từ năm 2002 đến năm 2006 27 Bảng 12.Sản lượng bán má phanh năm 2005 33 Bảng 13.Sản lượng bán má phanh năm 2006 34 Bảng 14. Thị phần cả năm 2004 của công ty 35 Bảng 15.Thị phẩn năm 2005 của công ty 35 Bảng 16:Thị phần năm 2006 của công ty 36 Bảng 17.Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007-2011 43 LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất-kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của mình.Do đó, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường các doanh nghiệp phải tự nỗ lực tìm kiếm thị trường cho mình, khách hàng của mình để từ đó cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của họ.Chỉ khi doanh nghiệp làm được như vậy mới tồn tại và phát triển được trên thị trường.Công tác tiêu thụ sản phẩm được coi như cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, là yếu tố quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp,sức tiêu thụ thể hiện uy tín chất lượng của sản phẩm, thể hiện sự thích ứng nhanh với thị trường của doanh nghiệp.Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của mình nhằm đứng vững trên thị trường và đem lại doanh thu, lợi nhuận tối đa cho mình. Trên cơ sở đã được học lý thuyết tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi. Với mong muốn nâng cao khả năng về chuyên môn và đóng góp những hiểu biết của mình đối với công ty em đã chọn đề tài “Đẩy mạnh tiêu thụ má phanh xe gắn máy tại công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi” để viết cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG PHI I.Quá trình hình thành và phát triển công ty 1.Giới thiệu chung Công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi có trụ sở giao dịch chính tại Thôn La Dương xã Dương Nội thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây - Số đăng ký kinh doanh: 0302000220 - Mã số thuế: 0500410170 Hình thức pháp lý: là công ty TNHH hai thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập,có tài khoản ngân hàng , và có con dấu riêng để giao dịch. Lĩnh vực hoạt động của công ty: công ty chuyên sản xuất phụ tùng xe gắn máy và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân tỉnh Hà Tây đồng thời mở rộng đối tượng phục vụ ở các vùng giáp gianh tiến tới toàn quốc. 2.Các giai doạn phát triển Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về phương tiên đi lại của nhân dân. Từ nhu cầu đầy tiềm năng đó hộ sản xuất kinh doanh phụ tùng xe gắn máy Hồng Phi đã ra đời theo quyết định của phòng kế hoạch và đầu tư huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây năm 1998. Qua 3 năm hoạt động hộ sản xuất kinh doanh phụ tùng xe gắn máy Hồng Phi đã đi đến quyết định thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. Năm 1998 hộ gia đình sản xuất kinh doanh phụ tùng xe gắn máy Hồng phi thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là thương mại phụ tùng xe gắn máy. Qua 3 năm hoạt động từ năm 1998 đến năm 2001, nhận thấy tốc độ tăng nhanh của các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe gắn máy tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, kéo theo các dịch vụ đi kèm như bảo hiểm, xửa chữa, thay thế phụ tùng cũng tăng theo. Xét thấy hộ gia đình có kinh nghiệm kinh doanh trong ngành phụ tùng xe gắn máy, lại sắn có tiềm năng tài chính, đội ngũ lao động, những khách hàng quen thuộc,… Hộ gia đình sản xuất kinh doanh xe gắn máy Hồng Phi đã đi đến quyết định thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo quyết định số 096/2001/QĐ của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây, công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001. Ngành kinh doanh chủ yếu lúc bấy giờ là sản xuất má phanh xe gắn máy. Sau hai năm hoạt động, Công ty vào ổn định dần, nhưng nhận thấy nhu cầu của thị trường về các sản phẩm cơ khí là rất nhiều mà công ty lại có kinh nghiệm và tiềm lực sản xuất chế tạo các sản phẩm đúc áp lực cao. Đến năm 2003, Công ty quyết định kinh doanh thêm nghành mới là sản xuất, chế tạo và cung cấp ra thị trường các sản phẩm đúc áp lực cao như đúc các linh kiện cho đồ điện cơ, gia công hoàn thiện bộ Mayơ trước sau của xe mô tô hai bánh. Cũng vào năm 2003 này, Công ty còn quyết định mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực khác là kinh doanh thương mại xăng dầu, bao gồm dầu mỡ chính và dầu mỡ phụ trơ cho tất cả các loại xe hiện có trên thị trường. Mặc dù lĩnh vực kinh doanh thương mại xăng dầu mới bắt đầu từ nửa cuối năm 2003 nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh, đang dần chiếm vị trí quan trọng trong các ngành nghề kinh doanh của Công ty. Đến cuối năm 2005, thương mại xăng dầu đã mang lại cho Công ty gần ba tỷ đồng tiền doanh thu, chiếm hơn 40% doanh thu thuần của Công ty. Do tình hình thị trường có nhiều biến động, Công ty lại vừa phát triển vừa thay đổi lai cơ cấu ngành nghề kinh doanh của mình cho phù hợp với môi trường và tiềm năng của Công ty để tối đa hoá lợi nhuận lên những năm trước 2005, hầu như Công ty chưa có được lợi nhuận, thậm chí năm 2004 còn bị lỗ hơn 40 triệu. Nhưng từ năm 2005 trở đi, Công ty đã dần đi và ổn định và bước đầu đã có lợi nhuận, mặc dù không nhiều (khoảng gần 2 triệu đồng) nhưng đang mở ra một thời kì phát triển đầy hứa hẹn. Công ty dự tính trong những năm tiếp theo sẽ đầu tư nhiều hơn cho phát triển thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.Ngành nghề kinh doanh - Theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi thì mặt hàng chính của công ty bao gồm sản xuất các linh kiên phụ tùng xe gắn máy đặc biệt mặt hàng chủ chốt của công ty là má phanh cho xe mô tô 2 bánh(má phanh là phần ma sát cho xe đI chậm lại khi người điều khiển đạp cần phanh sau hay bóp tay phanh trước của xe), sau đó gia công chế tạo đồ kim khí và các ngành nghề khác như là thương mại xăng dầu chính.Nhìn chung, hiện nay các mặt hàng kinh doanh của công ty khá phong phú và đa dạng do đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của người dân. * Về mặt hàng chính của công ty Là má phanh xe gắn máy mà chủ đạo là má phanh liên doanh cho xe liên doanh của các hãng lắp giáp tại Hà Nội. Mặt khác công ty sản xuất các loại má phanh cho các loại xe đang hiện có trên thị trường như: Honda, Suzuki, Yamaha… * Về các ngành nghề gia công chế tạo đồ kim khí Công ty nhận tất cả các đơn đặt hàng về các sản phẩm đúc áp lực cao như:Đúc má phanh mới 100%, đúc các linh kiện phụ cho đồ điện cơ(Ví dụ: cổ góp, vỏ động cơ của máy bơm nước…) Hiện nay công ty đang nhận đơn đặt hàng gia công hoàn thiện bộ mayơ trước sau của xe môtô 2 bánh. * Phần thương mại xăng dầu: Gồm tất cả các loại xăng dầu chính và dầu mỡ phụ cho tất cả các loại xe hiện có trên thị trường. Hiện Công ty chỉ có một cửa hàng xăng dầu và đang hoạt động rất tốt, nhưng những năm tới Công ty sẽ mở thêm nhiều cửa hàng xăng dầu khác trên địa bàn tỉnh, cũng như các địa bàn khác. Trong những mặt hàng kể trên thì mặt hàng má phanh xe gắn máy là nguồn kinh doanh chủ yếu của công ty, chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty. Đặc điểm của mặt hàng này là tái sử dụng rất cao, dễ chế tạo và ít hao hụt. Mặt hàng gia công đúc Mayơ vẫn chưa tìm được thị trường tương ứng với tiềm năng của công ty nên chưa tạo được nhiều doanh thu cho công ty. Kinh doanh thương mại xăng dầu tuy bắt đầu muộn nhưng lại đang dần chiếm vị trí quan trọng trong công ty. II.KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh *Tổng doanh thu các năm của công ty Bảng 1. Doanh thu thuần của công ty các năm 2002-2006 Đơn vị tính: đồng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 843.210.000 1.233.643.106 3.253.035.325 6.902.169.879 9.123.209.000 (Nguồn: báo cáo tài chính cuối năm các năm_ phòng kinh doanh) Do sản lượng bán tăng đã dấn đến doanh thu của công ty ngày càng tăng đây là một nhân tố quan trọng để công ty có thể mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ của mình . Từ bảng trên ta có thể thấy doanh thu hàng năm đều tăng qua các năm phản ánh qua số tuyệt đối và tương đối sau: Doanh thu năm sau-doanh thu năm trước Tỷ lệ tăng doanh thu = x100 Doanh thu năm trước Năm 2003 tăng 390.433.106 đ bằng 46,3 % so với năm 2002 Năm 2004 tăng 2.019.392.219 đ bằng 163,69% so với năm 2003 Năm 2005 tăng 3.649.134.554đ bằng 112,18% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 2.221.039.121đ bằng 32,18% so với năm 2005 *Thu nhập người lao động Bảng 2. Tình hình thu nhập bình quân lao động ở công ty trong các năm 2002đến năm 2006 Năm chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Lao động (người) 95 95 102 120 128 Thu nhập bq (nghìn đồng) 900 900 950 1.300 1.500 (Nguồn:Tổng hợp tình hình thực hiện cuối năm các năm_ phòng kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người đã dần được cải thiện tuy nhiên có thể thấy rằng thu nhập bình quân người lao động ở đây còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. *Nộp ngân sách nhà nước Bảng 3.Nộp ngân sách nhà nước các năm 2002-2006 Đơn vị tính:Triệu đồng Năm đánh giá 2003 2004 2005 2006 Nộp Ngân sách 39 47 65 138 (Nguồn:Báo cáo tài chính cuối năm các năm-Phòng kinh doanh) 2.Kết quả các hoạt động khác Qua 6 năm hoạt động, ngoài những thành tựu về kinh doanh, các kết quả khác mà Công ty đạt được cũng rất khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình sản xuất. Đó là các kết quả đạt được như: có được mối quan hệ với các nhà cung ứng trong thị trường nguyên vật liệu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo dựng hình ảnh Công ty trong mắt người tiêu dùng và kinh nghiệm quản lý cũng lao động của đội ngũ công nhân viên. Nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty chủ yếu là loại vật liệu tái sử dụng mà nguồn vật liệu này lại được thu mua từ các đại lý. Có một mối quan hệ rất sâu sắc tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong cả công doạn thu mua nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá, đó là mối quan hệ với các đại lý tại địa bàn mà Công ty phân phối sản phẩm. Công ty giao hàng mới cho các đại lý và nhận, thu mua lại các hàng cũ, đã qua sử dụng. Do vậy không những tiết kiệm được về mặt chi phí vận chuyển mà cái mối quan hệ qua lại ấy tạo ra sự vững bền trên cả hai thị trường mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Qua mấy năm hoạt động, mặc dù lợi nhuận chưa cao song nhiều người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm của Công ty, và điều này là tiền đề cho sự phát triển của Công ty sau này. Về phía kinh nghiệm của người lao động cũng tăng lên rất rõ rệt, trình độ lao động có tay nghề cao năm 2005 tăng lên gấp đôi so với năm 2001, và số lao động bậc 1 cũng chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong Công ty. Trong khi đó cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty cũng được đầu tư thêm dần qua các năm, đi liền đó là trình độ lao động của đội công nhiên viên cũng tăng dần theo thời gian làm việc. Là một công ty nhỏ nhưng Công ty cũng đã góp được một phần vào quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, giải quyết cho hơn 100 lao động và đóng góp gần bẩy tỷ đồng cho tổng thu nhập Quốc dân. CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG TIÊU THỤ MÁ PHANH XE GẮN MÁY CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG PHI I.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ má phanh xe gắn máy tại công ty 1.Cơ cấu sản xuất Hiện nay công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng đúc, ép: chuyên sản xuất phôi sản phẩm má phanh và sản phẩm mayơ Phân xưởng gia công sau đúc: chỉnh sửa lại sản phẩm theo đúng thông số kỹ thuật Phân xưởng hoàn thiện và đóng gói: Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm, tiến hành công đoạn bao gói, bảo quản và đưa vào nhập kho Ngoài ra công ty còn có một cửa hàng xăng dầu 2.Bộ máy quản trị Sơ đồ: cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc Phòng quản lý kỹ thuật Phòng Kinh Doanh P.kế toán và tiền lương Cửa hàng giao dịch khách hàng và giới thiệu sản phẩm cơ khí Phân xưởng đúc và ép Phân xưởng gia công sau khi đúc Phân xưởng hoàn thiện và đóng gói Phòng quản lý nhân sự P.giám đốc Kỹ thuật P.giám đốc K.Doanh Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Trong đó mỗi bộ phận của công ty có những chức năng khác nhau: Giám đốc công ty: là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Các phó giám đốc công ty: là người giúp việc cho giám đốc công ty.Phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, trước pháp luật về các lĩnh vực được phân công. Kế toán trưởng công ty: là người giúp giám đốc công ty quản lý công tác kế toán tài chính theo pháp lệnh kế toán thống kê và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ kế toán trưởng. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: có chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc trong quản lý điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các lĩnh vực công tác được giao. Cấp trưởng các phòng ban và phân xưởng trong công ty: là người tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của giám đốc công ty giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về mọi hoạt động. + phòng kinh doanh:có chức năng tham mưu cho giám đốc trong qúa trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty tiếp cận thị trường,tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh cho đơn vị, điều độ hàng hóa, trực tiếp theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị cơ sở, phân tích nhu cầu thị trường, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. + Phòng kế toán và tiền lương:có chức năng tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, lập và phân tích báo cáo quyết toán của công ty đúng quy định hiện hành, tham gia cùng phòng quản lý nhân sự trong việc lập sổ lương cho cán bộ công nhân viên. + Phòng quản lý kỹ thuật: có chức năng tổ chức hướng dẫn , kiểm tra việc quản lý chất lượng hàng hóa xây dựng triển khai và giám sát việc thực hiện các định mức kỹ thuật ở tất cả các khâu của quá trình kinh doanh,theo dõi giám sát các phân xưởng thực hiện. + Phòng quản lý nhân sự: có chức năng là chủ động lập quy hoạch cán bộ trong từng thời kỳ theo quy định của công ty, có nhận xét, đánh giá bổ sung hàng năm báo cáo công ty duyệt để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Phòng tổ chức hành chính cũng có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động. Theo dõi thi đua, thanh tra pháp chế, phòng cháy chữa cháy an toàn và một số công tác khác. Sắp xếp nơi làm việc, trang thiết bị hành chính cho các phòng ban quản lý hộ khẩu, điều động xe... 3.Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, hiện tại công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi có một cửa hàng bán lẻ xăng dầu và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm cơ khí, kế sau đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng nhà xưởng rộng 1,2ha với hai khu xưởng tách biệt độc lập. Hiện tại co sở vật chất kỹ thuật của công ty vẫn đang được tiếp tục phát triển và hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu chung của đất nước là tiến tới thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong 5 năm qua, công ty đã đầu tư 2,5 tỷ đồng vào việc sửa chữa, nâng cấp các thiết bị, và thay thế bằng các máy móc công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của người dân. Bảng 4: Giá trị đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Năm đánh giá 2002 2003 2004 2005 2006 Đầu tư cơ sở VCKT (tr.đồng) 1.350 1.750 2.350 3.200 3850 (Nguồn:Tổng hợp tình hình thực hiện cuối năm các năm-Phòng kinh doanh) *Tiền vốn của công ty:Tổng mức vốn kinh doanh hiện có của công ty tính đến thời điểm 31/12/2006 là 6.475.800.000đồng. Trong đó: +Vốn ban đầu là : 2.500 triệu đồng +Vốn tự bổ sung là:2.650 triệu đồng +Vốn khác :1.325,8 triệu đồng 4.Đặc điểm về nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một phần lớn trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, cho nên có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện kế hoạch tiêu thụ. Mặt khác nguyên vật liệu còn ảnh huởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Do đó công tác thu mua và sử dụng nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. . Hiện nay vật tư chủ yếu được sử dụng ở công ty là: Nhôm các loại:Nhôm thỏi, nhôm lá được sử dụng chủ yếu để sản xuất má phanh xe gắn máy. Tùy chất lượng từng loại nhôm mà được sử dụng vào việc sản xuất các loại má phanh cao cấp hay má phanh thông dụng. Ngoài ra còn có một số nguyên vật liệu phụ khác như:đồng tấm, sắt, thép, nhựa, dầu bảo quản…dùng cho công tác hoàn thiện và bảo quản thành phẩm. Công tác thu mua nguyên vật liệu được công ty tiến hành theo định kỳ.Phần lớn được thu mua theo nhứng nguồn sau đây: +Về ngành hàng cơ khí: công ty hiện tại vẫn đang nhập hàng chủ đạo từ nguồn hàng thu mua phế liệu để tái sử dụng các đôi má phanh cũ đã qua sử dụng. Đối với công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi, căn cứ vào đơn đặt hàng của các công ty lắp giáp xe gắn máy trên địa bàn Hà Nội, mà từ đó công ty lập kế hoạch thu mua hàng đầu vào đã qua sử dụng để tái tạo sử dụng hay là nhập nhôm thỏi về gia công đúc thành má phanh mới 100% đáp ứng nhu cầu trong hợp đồng đã thỏa thuận. Hiện nay nguồn hàng đầu vào của công ty vẫn là nhập từ việc trao đổi hàng hóa, mình mang hàng mới đi và lấy hàng cũ về từ các đại lý mà mình đã ký kết bán hàng. Nguồn hàng chủ đạo vẫn được nhập từ các địa bàn lân cận như Phú Thọ, Bắc Ninh, Nghệ An… +Về ngành hàng thương mại xăng dầu: công ty nhập hàng từ nguồn hàng từ công ty xăng dầu khu vực I thông qua tổng đại lý là công ty xăng dầu Thịnh Vượng. Nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, tránh gián đoạn trong sản xuất kinh doanh công tác thu mua nguyên vật liệu ở công ty được tiến hành theo định kỳ. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu được phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của từng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng, tình hình thực tế sản xuất kinh doanh...để đưa xuống các phân xưởng. Tuy nhiên do máy móc thiết bị còn cũ kỹ, không đồng bộ, tay nghề, ý thức của công nhân còn chưa cao nên hao phí nguyên vật liệu còn lớn,bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khách quan như giá cả vật tư tăng, giảm liên tục, số lượng lúc khan hiếm lúc dư thừa trên thị trường, hay nguyên nhân chủ quan như chưa sử dụng tiết kiệm, làm sai hỏng nhiều dẫn đến lãng phí...điều này làm hạn chế công tác hạ giá thành làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ. 5.Đặc điểm về lao động Số lao động hiện có của công ty đã lên tới hơn 100 người trong đó số người có trình độ đại học chiếm gần 20%, công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật hiện nay công ty đã có một lực lượng lao động trẻ năng động, khả năng thích ứng nhanh với thị trường, tuy nhiên chất lượng của đội ngũ lao động chưa cao. Bảng 5. Cơ cấu lao động trong công ty theo trình độ chuyên môn Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Lao động trực tiếp 74 72 80 98 112 bậc 1 27 20 13 14 12 bậc 2 19 23 27 33 34 bậc 3 13 13 22 27 30 bậc 4 11 9 10 13 14 bậc 5 6 7 8 11 12 bậc 6 0 0 0 0 0 bậc 7 0 0 0 0 0 Lao động gián tiếp 19 23 22 22 26 *Trung cấp, sơ cấp 15 19 17 17 20 *Cao đẳng, đại học 4 4 5 5 6 Tổng 95 95 102 120 128 Qua các năm lao động liên tục tăng cả về lượng và chất, số công nhân có tay nghề đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất chiếm đa số trong công ty, lại luôn luôn có lực lượng dự bị. Số công nhân có tay nghề cao có ở tất cả các tổ sản xuất trong các phân xưởng, đảm bảo được chất lượng làm việc cho cả tổ. Về mặt bằng chung trình độ của các công nhân là chưa cao, số công nhân bậc 4, bậc 5 còn ít, chưa có công nhân bậc 6, bậc 7 nhưng trong một vài năm tới, khi kinh nghiệm của các công nhân càng nhiều thi trình độ sản xuất càng tăng. 6.Đặc điểm về tình hình tài chính Tình hình tài chính không những cho thấy việc sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả hay không mà còn thể hiện sức mạnh của một công ty về nhiều mặt nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Có được tài chính vững mạnh thì công ty mới có khả năng thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, vay vốn, cải thiện phương thức thanh toán hoặc là đầu tư vào các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng tăng số lượng tiêu thụ.. Bảng 6. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2002-2006 Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 I. TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 1.222.395.931 836.791.038 595.946.032 1.449.672.728 902.189.100 1. Tiền mặt 951.096.819 593.408.045 66.153.917 227.927.243 348.659.000 2. Thuế GTGT được khấu trừ 1.846.087 Phải thu khác 14.894.072 4. Hàng tồn 271.299.112 243.382.993 512.751.956 1.221.745.485 558.306.944 II. TSCĐ & đầu tư dài hạn 1.497.065.900 1.877.606.585 2.075.474.785 1.273.510.912 1.471.999.246 1. TSCĐ 1.491.468.900 1.869.259.585 1.969.165.680 1.167.173.472 1.459.148.846 + Nguyên giá 1.579.680.000 2.051.731.885 2.249.809.280 1.552.540.949 1.748.467.027 + Hao mòn (88.211.100) (182.471.600) (280.643.600) (385.367.477) (302.168.581) 2. CP trả trước dài hạn 5.597.000 8.347.000 8.347.000 10.633.747 12.850.400 3.XDCB dở dang 97.960.105 Tổng 2.719.461.831 2.714.397.623 2.671.420.817 2.723.183.670 3.281.154.290 III. Nợ phải trả 5.902.122 2.163.831 0 121.472.723 257.325.900 IV. Vốn CSH 2.713.559.709 2.712.233.792 2.671.420.817 2.601.710.947 3.023.828.390 Tổng 2.719.461.831 2.714.397.623 2.671.420.817 2.723.183.670 3.281.154.290 (Nguồn:Báo cáo tài chính cuối năm các năm-Phòng kinh doanh) Một số chỉ tiêu đánh giá tài chính: *Năm 2005: Chỉ số VLĐ = VLĐ/Nợ ngắn hạn = 1449672728/121472723 = 11,9 Chỉ số thanh toán nhanh = (VLĐ - hàng tồn) / Nợ ngắn hạn = (1449672728 – 1221745485)/121472723 = 1,9 Số vòng quay hàng tồn = DT / hàng tồn = 6902169879 / 1221745485 = 5,6 Số vòng quay TSCĐ = DT / GTCL = 6902169879/1167173472 = 5,9 Số vòng quay tổng vốn kinh doanh = 6902169879/2723183670 = 2,5 Tỷ lệ nợ = Tổng nợ / tổng vốn = 121472723/2723183670 = 0,05 *Năm 2006: Chỉ số VLĐ = VLĐ/Nợ ngắn hạn =902.189.100/257.325.900 =3,5 Chỉ số thanh toán nhanh = (VLĐ - hàng tồn) / Nợ ngắn hạn =(902.189.100-558.306.944)/257.325.900 =1,34 Số vòng quay hàng tồn = DT / hàng tồn =9.123.209.000/558.306.944=16,34 Số vòng quay TSCĐ = DT / GTCL =9.123.209.000/1.459.148.846=6,25 Số vòng quay tổng vốn kinh doanh =9.123.209.000/3.281.154.290=2,78 Tỷ lệ nợ = Tổng nợ / tổng vốn = 257.325.900/3.281.154.290=0,08 Qua một số chỉ tiêu đánh giá trên ta thấy Năm 2006 có sự giảm về lượng đầu tư ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh giảm so với năm 2005(Chỉ số thanh toán nhanh hơn năm 2005 lớn hơn năm 2006), khả năng quay vòng vốn kinh doanh đã tăng lên điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tuy nhiên ta thấy công ty kinh doanh chủ yếu là dựa vào vốn chủ sở hữu, không có nợ dài hạn và số nợ ngắn hạn cũng là rất nhỏ lên khả năng chi trả ngắn hạn là rất cao, hầu như không có vấn đề gì trong thanh toán. Lượng hàng tồn kho cũng giảm đáng kể trong khi đó vẫn đủ để đáp ứng những nhu cầu phát sinh. Tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt nhưng chưa phải là tối ưu, hoạt động kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Cũng cùng số vốn đó nhưng công ty sử dụng linh hoạt hơn, biết sử dụng hình thức tín dụng vốn của người khác và rút ngắn thời gian quay vòng vốn thì quy mô kinh doanh của công ty được tăng lên rất đáng kể. II.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm má phanh xe gắn máy của công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và thương mại nói chung và của công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi nói riêng có hai giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn sản xuất và giai đoạn bán hàng. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hóa, nó có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng nên ngay từ khi mới thành lập công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi đã rất chú trọng đến mạng lưới bán hàng sao cho số lượng bán ra được nhiều nhất, có hiệu quả nhất đồng thời phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi kinh doanh trên tất cả các địa bàn toàn miền bắc và một số tỉnh miền trung từ Nghệ An trở ra. Đặc điểm của các tỉnh này là tỷ lệ đi xe máy còn rất nhiều vì xe gắn máy đối với con người Việt Nam vẫn là sự di chuyển hữu hiệu, bởi do thu nhập của người dân chưa cao đặc biệt là hệ thống đường giao thông chưa phát triển. Tuy nhiên nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng cao do đó nhu cầu con người tăng theo, nên công ty từ khi thành lập đến nay ngoài việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu trên địa bàn kinh doanh của mình công ty còn luôn mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài vùng như Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh…nhằm nâng cao sản lượng bán mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới.Thực tế cho thấy rằng trong những năm gần đây do tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, có một mạng lưới bán hàng hợp lý mà sản lượng bán của công ty đã tăng lên rõ rệt. Kết quả được phản ánh qua bảng sau: Bảng 7.Sản lượng bán má phanh xe gắn máy của công ty từ năm 2002-2006 Năm Mặt hàng đvt 2002 2003 2004 2005 2006 Má phanh honda đôi 6.600 7400 7.800 8000 8.900 Má phanh Suzuki đôi 3.000 4.000 5.000 6.000 6.300 Má phanh liên doanh đôi 216.000 270.000 342.000 432.000 437.800 Tổng đôi 285.000 281.400 354.800 446.000 453.000 Qua bảng số liệu ta thấy rằng hầu hết mặt hàng đều tăng qua các năm . Chẳng hạn như mặt hàng má phanh liên doanh : sản lượng năm sau- sản lượng năm trước Tỷ lệ tăng sản lượng= x 100 sản lượng năm trước - Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (03/02) =25% - Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (04/03) = 26,67% Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (05/04) = 26,32% Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (06/05) =1,34% Trong các mặt hàng công ty đang kinh doanh thì má phanh liên doanh là mặt hàng chủ đạo , nó chiểm khoản 70% doanh thu của công ty. Bảng 8: Doanh thu của mặt hàng má phanh năm 2005 Tên hàng Đơn vị (đôi) Doanh thu (đồng) I.Má phanh liên doanh 432.000 3.174.000.000 1.Loại cao cấp 300.000 2.250.000.000 2.Loại thông dụng 132.000 924.000.000 II.Má phanh honda 8.000 54.750.000 1.Má phanh xe Dream II 5.500 38.500.000 2.Má phanh xe Wave 2.500 16.250.000 III.Má phanh xe Suzuki 6.000 48.000.000 1.Má phanh xe viva 5.000 40.000.000 2.Má phanh xe Best 1.000 8.000.000 Tổng số 3276750000 (Nguồn: Báo cáo xuất bán kinh doanh –phòng kinh doanh) Bảng 9:Doanh thu mặt hàng má phanh năm 2006 Tên hàng Đơn vị (đôi) Tiền (đồng) I.Má phanh liên doanh 437.800 3.222.100.000 1.Loại cao cấp 315.000 2.362.500.000 2.Loại thông dụng 122.800 859.600.000 II.Má phanh honda 8.900 61.000.000 1.Má phanh xe Dream II 6.300 44.100.000 2.Má phanh xe Wave 2.600 16.900.000 III.Má phanh xe Suzuki 6.300 50.400.000 1.Má phanh xe viva 5.150 41.200.000 2.Má phanh xe Best 1.150 9.200.000 Tổng số 453.000 3.333.500.000 (Nguồn: Báo cáo xuất bán kinh doanh –phòng kinh doanh) Do tiềm lực công ty còn yếu, nhân viên và các văn phòng đại diện ở các tỉnh xa chưa có, mạng lưới bán hàng vẫn quản lý theo chế độ trực tiếp. Do đó địa bàn bán hàng của công ty chủ yếu vẫn là thành phố Hà Nội, còn thị trường các tỉnh lân cận như: các tỉnh phía bắc,các tỉnh miền trung còn thưa thớt. Bảng 10.Mạng lưới bán hàng của công ty Đơn vị tính: Điểm bán Khu vực Cửa hàng Đại lý I.Hà Nội 3 12 II.Hà Tây 1 10 III.Thanh Hóa 1 06 IV.Thái Nguyên 0 03 (Nguồn:Công tác quản lý thị trường -phòng kinh doanh) Tại thị trường các tỉnh này thu nhập của người dân còn thấp. Do đó sản lượng bán ra tại các thị trường mới này chưa được cao. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11.Sản lượng bán của công ty phân theo địa bàn từ năm 2002 đến năm 2006 đơn vị tính:đôi Năm Hà Tây Hà Nội Thanh Hóa Vinh 2001 2002 2003 2004 2005 2006 20.000 25.600 27.000 30.142 37.500 411.100 128.000 212.155 204.118 270.113 347.283 346.492 22.130 27.245 29.150 32.245 34.675 36.315 17.870 20.000 21.132 22.300 26.542 29.093 (Nguồn: Tổng kết tình hình thực hiện năm 2007-phòng kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy sản lượng bán tại địa bàn Hà Nội là cao nhất. Khách hàng tại địa bàn này thường có nhu cầu cao hơn so với các địa bàn còn lại. Do Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước có mức phát triển kinh tế cao hơn các tỉnh còn lai, thu nhập người dân cũng cao hơn nên số lượng xe gắn máy nhiều hơn nhu cầu thay thế bảo trì xe cũng nhiều hơn. 2.Các giải pháp công ty đã áp dụng 2.1. Công tác nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường Do thiếu về nhân lực và các thông tin chính xác về thị trường sản phẩm nên việc thực hiện công việc này đang là một vấn đề khó khăn cần được giải quyết trong công ty. Các thông tin được thu thập về phòng chủ yếu từ các nguồn sau: - Từ các nhân viên tiếp thị bán hàng, họ chịu trách nhiệm đi tiếp thị và bán hàng ở các tỉnh phía Bắc, mỗi người phụ trách một số khu vực nhất định, ngoài lương ra họ có được hưởng một tỷ lệ phần trăm thưởng trên doanh số bán ra, do đó họ là nguời hiểu và nắm rõ nhất khách hàng của mình. Những thông tin mà họ cung cấp về đối thủ cạnh tranh, về nhu cầu thị hiếu , về phong tục tập quán khách hàng, thời điểm tiêu dùng...có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra các chính sách khuyến mại theo từng khu vực. Nhưng trên thực tế, có trường hợp thông tin đưa về sai lệch, thiếu chính xác do những nhân viên này làm việc chưa có tính chuyên môn hoá, chưa được đào tạo tốt, cũng như chưa có ý thức trách nhiệm về công việc nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường hết sức quan trọng này. - Thông qua hệ thống các nhà phân phối trung gian để thu thập các thông tin về các phản hồi sau mỗi đợt khuyến mại, tăng, giảm giá, tình hình đối thủ cạnh tranh... - Từ những đơn đặt hàng lớn trực tiếp tới công ty, nhân viên phòng t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31931.doc