LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao.
Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi tỉ lệ nghèo vừa phức tạp vừa đa dạng. Hiểu được quan hệ này và những yếu tố xác định quan hệ đó là những yếu tố mấu chốt trong việc xây dựng chiến lược giảm nghèo thành công. Nếu tăng truởng kinh tế nhanh bao giờ cũng đi kèm với gi
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm nghèo nhanh thì chiến lược giảm nghèo chỉ cần tập trung vào việc tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc nỗ lực tăng trưởng vì người nghèo thông qua các cơ chế tái phân bổ nguồn lực và thu nhập trong nền kinh tế.
Đại hội 8 của Đảng ta đã xác định: “Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vùa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài”. Từ đó đã đề ra các chính sách, các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cần thiết để các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, cho đến nay tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực nhằm xoá đói giảm nghèo và lạc hậu góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước.
Mộc Châu là một huyện miền núi của Tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây Bắc Tổ Quốc, nơi đây là một vùng sinh thái nhân văn có nhiều đặc thù, là vùng có nguồn tài nguyên phong phú và có vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, huyện Mộc Châu đã có những bước tiến dài và thu được những thành tựu đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh quốc phòng được đảm bảo vững chắc, công bằng xã hội được duy trì ổn định…
Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kinh tế phát triển không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao…
Xoá đói giảm nghèo đang là vấn đề đặc biệt quan tâm của tất cả các cấp, các ngành của huyện. Đặc biệt, mới đây, UBND Tỉnh Sơn La đã cho thành lập Ban giảm nghèo chuyên trách huyện Mộc Châu nhằm tập trung mọi nguồn lực vào các hoạt động thông qua các hợp phần nhằm cải thiện các cơ hội phát triển sản xuất, mở rộng việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và thực hiện giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì huyện cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có của mình, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững - tạo tiền đề cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện, từng bước đưa Mộc Châu thoát khỏi huyện nghèo và trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của Tỉnh Sơn la nói riêng cũng như của vùng Tây Bắc nói chung.
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, em chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu nhằm tìm ra nguyên nhân, các yếu tố dẫn tới đói nghèo.
- Xem xét vấn đề tăng trưởng kinh tế có mức độ “lan toả” đến xoá đói giảm nghèo như thế nào.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo các yêu cầu của đề tài trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập, em áp dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự vật trong mối quan hệ phổ biến và đánh giá sự phát triển của sự vật trong điều kiện lịch sử cụ thể.
Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, phương pháp thống kê, mô hình toán…
1.4. Nội dung chi tiết của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo
Chương II: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệmTheo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 1997
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, thể hiện bằng mức tăng tuyệt đối: ΔYt = Yt – Yt-1. Còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ: gt =
Có thể nói, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả cao của quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí.
1.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.Khi một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội.
- Đối với các nước đang phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển trên thế giới.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
1.1.3. Các thước đo tăng trưởng kinh tế Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 1997
Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA). Các chỉ tiêu chủ yếu gồm có:
1.1.3.1. Tổng giá trị sản xuất (GO)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu này được tính bằng tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ, gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ.
1.1.3.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Có nhiều cách tính GDP tùy theo cách tiếp cận. Nếu tiếp cận trên góc độ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền lương và tiền công (W), thu nhập của người có đất cho thuê (R), thu nhập của người có tiền cho vay (In), thu nhập của người có vốn (Pr), khấu hao vốn cố định (Dp), và thuế kinh doanh(Ti).
1.1.3.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
Đây là chỉ tiêu được hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. GNI bằng GDP cộng thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài trừ đi khoản chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài.
1.1.3.4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI)
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp).
1.1.3.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định. Thực chất nó chính là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài.
1.1.3.6. Thu nhập bình quân đầu người
Phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, được tính bằng cách lấy GDP hoặc GNI ( giá cố định) chia cho tổng dân số. chỉ tiêu này được dùng để so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia, các địa phương với nhau.
1.1.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 1997
1.1.4.1. Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. được thể hiện qua hàm sản xuất tổng quát: Y = F (Xi)
Trong đó: Y là giá trị đầu ra, Xi là giá trị các biến số đầu vào.
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp.
* Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung:
Vốn (K): Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển, sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỉ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.
Lao động (L): Là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động). Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kĩ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.
Công nghệ kĩ thuật (T): Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện hiện tại. Yếu tố công nghệ kĩ thuật được hiểu theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm,quy trình công nghệ hay thiết bị kĩ thuật. Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Yếu tố công nghệ kĩ thuật được K.Marx xem như là “chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Còn Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kĩ thuật”.
Tài nguyên, đất đai (R): Được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu dược trong việc thực hiện các cơ sở kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp, dịch vụ. Các nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Hiện nay, các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định, còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác. Mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). Vì vậy, ba yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh là vốn, lao động và năng xuất yếu tố tổng hợp (TFP). TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng kinh tế, được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động.
Ở Việt Nam hiện nay, sự đóng góp của TPF ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng do tác động của thể chế, chính sách mở cửa, hội nhập và phát triển của vốn nhân lực đã giúp chúng ta tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cũng như các nước đang phát triển khác, ở nước ta, vốn vật chất đóng vai trò quyết định với tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2003 – 2008, đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng kinh tế là 52,73%, của lao động là 19,07% và của TFP là 28,02%.
Biểu 1.1: Sự đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Giai đoạn
1993 - 1997
1998 – 2002
2003 – 2008
Đóng góp của L (%)
16,02
20,00
19,07
Đóng góp của K (%)
68,98
57,42
52,73
Đóng góp của TFP (%)
15,00
22,58
28.02
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2008
* Các nhân tố tác động đến tổng cầu:
Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm:
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): Bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêu ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) được xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.
Chi tiêu của chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm các khoản thu chủ yếu từ thuế và lệ phí.
Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế. Bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động. Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư bù đắp giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX): Giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoản phải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị hàng hoá nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nước nên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế.
1.1.4.2. Nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các nhân tố chủ yếu sau:
Đặc điểm văn hoá – xã hội: Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nước. Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán… được xã hội thừa nhận. Trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế - xã hội. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn tới quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội: Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội là một nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng, phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Thể chế biểu hiện như là một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Một thể chế chính trị - xã hội ổn định, mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, xung đột chính trị, xã hội. Kìm hãm quá trình tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu dân tộc: Mỗi dân tộc có điều kiện sống, bản sắc văn hoá riêng, vì vậy, tạo ra sự khác nhau về trình độ văn minh, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và địa vị chính trị - xã hội trong cộng đồng. Tăng trưởng kinh tế có thể đem lại những biến đổi có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, tăng trưởng kinh tế phải dựa trên tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho các các dân tộc nhưng phải bảo tồn các bản sắc văn hoá riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục được các xung đột, mất ổn định trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng tiếp theo.
Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo đảm tính bền vững và động lực nội tại cho tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội. Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia vào việc xác định mục tiêu của các chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phương của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển. Đó chính là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tính hiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ được tiềm năng của mội cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế.
1.2. Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo
1.2.1. Những quan niệm về nghèo đói
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ phát triển sản xuất quy định. Bằng lao động sản xuất, con nguời khai thác tự nhiên để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng những nhu cầu của con người. Năng xuất lao động ngày càng tăng thì của cải ngày càng nhiều và các nhu cầu sống ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại, năng suất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển, mà trong thời đại ngày nay với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, với lực lượng sản xuất cao chưa từng thấy, trong từng quốc gia, kể cả các quốc gia đã phát triển nhất trên thế giới, đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên. Do đó, loài người luôn luôn phải tìm cách để nâng cao trình độ sản suất, cải thiện mức sống của mình.
Hiện nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau về nghèo đói.
Theo PGS.TS. Đỗ Nguyên Phương thì đói nghèo được định nghĩa như sau: “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu, cơ bản của của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.
Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổ chức Liên Hợp Quốc, Ngân Hàng Châu Á đã đánh giá về thực trạng nghèo đói và đưa ra hai khái niệm, đó là: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:
“Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp không đủ khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu chỉ để duy trì cuộc sống”.
“Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ở một thời điểm nào đó”.
Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan (1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của điạ phương”. Định nghĩa này hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam.
1.2.2. Các thước đo nghèo đói
Đói nghèo là một khái niệm động phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội, lịch sử, mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển con người. Ở một thời điểm, một vùng, một quốc gia là đói nghèo nhưng sang một thời điểm khác, vùng khác, quốc gia khác thì chỉ số đó mất ý nghĩa. Do đó, rất khó quy định hợp lý một chuẩn mực về đói nghèo cho mọi quốc gia, ngay cả trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, giữa các thời kì.
1.2.2.1. Phương pháp xác định nghèo đói của WB
Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đô la mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường được dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày (theo sức mua tương đương). Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100kcal/người/ngày.
Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp). Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những hàng hoá phi lương thực. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt đựơc 2100kcal/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”.
Ngoài ra, WB còn sử dụng 2 thước đo cơ bản là nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối.
Những người sống trong “nghèo khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chi tiêu của họ là giành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng, chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ, và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 tuổi.
Nghèo khổ tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc địa điểm dân cứ sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó. Sự nghèo khổ tương đối được hiểu như những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác.
1.2.2.2. Phương pháp của Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, có 2 phương pháp xác định nghèo đói như sau:
Phương pháp của Bộ lao động- thương binh- xã hội: (Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình). Phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia (chuẩn nghèo quốc gia).
Biểu 1.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn
(Đơn vị tính: nghìn đồng/người/tháng)
Giai đoạn
2001 – 2005
2006 - 2010
Khu vực nông thôn
80 – 100
200
Khu vực thành thị
150
260
Nguồn: Bộ LĐTBXH: Chiến lược Xoá đói giảm nghèo 2001 – 2010
Người được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm ở bên dưới các giới hạn đã được quy định nói trên.
Phương pháp của Tổng cục thống kê: (Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người). Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo:
- Ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm: là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng, tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm.
- Ngưỡng nghèo chung: bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực, tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.
1.2.3. Các chỉ số đánh giá nghèo đói
1.2.3.1. Nghèo khổ về thu nhập
Tỷ lệ nghèo (tỉ lệ đếm đầu – HCR):
Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ giữa số người sống dưới chuẩn nghèo ( chỉ số đếm đầu người – HC) so với tổng dân số. Tỷ lệ này cho biết quy mô đói nghèo ( hay diện nghèo) của một quốc gia. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người sống dưới chuẩn nghèo so với tổng dân số.
Việc sử dụng chỉ số này rất cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới.
Khoảng cách nghèo:
Là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một đụa phương, một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm, phản ánh tính chất gay gắt của nghèo đói và dể có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo.
Công thức tính: Khoảng cách nghèo =
Trong đó: C là ngưỡng nghèo, yi là thu nhập của người nghèo, HC là số người nghèo.
1.2.3.2. Nghèo khổ con người (nghèo khổ tổng hợp)
Để đánh giá nghèo khổ con người, Liên hợp quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ con người – HPI (Human Poor Index). HPI gồm ba bộ phận:
- Chỉ tiêu về tuổi thọ (H1): Tỷ lệ người mà chỉ sống ở dưới 40 tuổi.
- Chỉ tiêu về giáo dục (H2): Tỷ lệ mù chữ.
- Chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh y tế (H3): bao gồm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (H3.1); tỷ lệ dân số không được tiếp cận công trình vệ sinh theo tiêu chuẩn (số hộ không được dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh…- H3.2); Tỷ lệ dân cư không được tiếp cận dịch vụ y tế (H3.3).
Công thức tính: HPI =
1.2.4. Các nhân tố tác động đến nghèo đói và xoá đói giảm nghèoTheo nguồn từ bài giảng môn kinh tế phát triển của PGS.TS Ngô Thắng Lợi – giảng viên khoa Kế hoạch và phát triển
Để chống lại đói nghèo, giảm bớt sự đói nghèo cần phải xác định đúng các nhân tố tác động đến đói nghèo. Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến đói nghèo nhưng trên thực tế không có một nhân tố nào tác động riêng rẽ, độc lập dẫn tới đói nghèo. Ở đây, các nhân tố tác động đến đói nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau. Cả các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên lẫn các nhân tố thuộc về kinh tế xã hội và nhân tố về điều kiện nội tại của các hộ nghèo.
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
- Đất đai: Đất đai được coi là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nghèo đói và xóa đói giảm nghèo. Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít màu mỡ, phân tán… (như địa hình canh tác trên đồi núi ở vùng cao) dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân và các hộ gia đình.
- Khí hậu: nếu thời tiết, khí hậu không thuận lợi, thiên tai, hạn hán, bão lũ… thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống, vì thế nó là một nhân tố dẫn đến đói nghèo.
- Vị trí địa lý: ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, địa hình hiểm trở, núi cao, vực sâu… rất khó khăn trong giao thông, vận tải, thông tin liên lạc…, những vùng này gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, dẫn đến tình trạng đói nghèo phổ biến.
1.2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Những nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo như:
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (đất đai, tín dụng, việc làm, dịch vụ công, trợ cấp…), mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, sự quan tâm của chính quyền địa phương, tình trạng kinh tế của quốc gia, địa phương, đầu tư ban đầu trong viêc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm…) là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nghèo đói và XĐGN.
- Tình hình kinh tế chính trị của quốc gia, nếu bất ổn, lạm phát, thất nghiệp ở mức cao khiến sản xuất đình trệ, người lao động không có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp cũng là một nhân tố dẫn đến đói nghèo.
- Các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút… gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản của các gia đình nói riêng và của xã hội nói chung. Vì vậy, các biện pháp hành chính và giáo dục để hạn chế và xoá bỏ các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tạo niềm tin để người dân yên tâm sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN của mỗi quốc gia.
- Thị trường là một nhân tố tiềm tàng quan trọng, là cơ sở để khai thông nghèo đói, xoá đói giảm nghèo. Muốn giảm bớt tình trạng đói nghèo, tiến tới giàu có, thịnh vượng phải chuyển nền kinh tế tự nhiên – thuần nông thành nền kinh tế hàng hoá, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các loại hình ngành nghề, mở rộng thị trường trong nước, phát triển thương mại quốc tế.
- Số lượng, chất lượng lao động cũng tác động rất lớn đến thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc gia. Do đó, nó cũng tác động mạnh mẽ đến tình trạng nghèo đ._.ói và XĐGN.
1.2.4.3. Các nhân tố về điều kiện nội tại của các hộ đói nghèo
- Tiềm lực kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất), khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ đói nghèo là thấp. Người nghèo thiếu nhiều nguồn lực để phát triển, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói.
- Lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề thấp sẽ có ít cơ hội tìm được việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao và ổn định hơn. Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc tiếp cận khoa học công nghệ khó khăn, hạn chế. Mặt khác còn ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến việc giáo dục, sinh sản, nuôi dưỡng con cái…
- Quy mô hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ nghèo còn rất cao.
- Khả năng tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ sản xuất và đời sống (tín dụng, khuyến nông, phòng dịch, tiếp cận nguồn nước sạch, giống cây trồng mới, thủy lợi, phân bón…) của người nghèo còn rất hạn chế. Vì vậy, họ càng khó có khả năng thoát nghèo.
- Người nghèo dễ bị tổn thương, rủi ro cao trong sản xuất kinh doanh và đời sống. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi lại những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất việc làm, thiên tai, mất mùa, tai nạn, bệnh tật…)
1.2.5. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay
Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rất nhanh. Nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.
Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội, Nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội. Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.
Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để Nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng của Hồ Chủ Tịch: “Giúp đỡ người nghèo vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm”.
Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội. Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được nền tảng để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.
1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo
1.3.1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo
1.3.1.1. Nội dung
- Tăng trưởng kinh tế là cơ sở tạo nguồn lực vật chất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường kinh tế - xã hội, giúp các hộ nghèo tiếp cận được với các nhu cầu cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá tinh thần và các dịch vụ công.
- Tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực để thực hiện phân phối đất đai, vốn, khoa học công nghệ, từ đó giúp các hộ nghèo tiếp cận với các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến và khoa học, ổn định cuộc sống, giúp họ có động lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tiến tới giàu có.
- Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, tạo việc làm và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả hơn, nhờ đó người nghèo cũng có thêm cơ hội việc làm, có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề…
- Hiệu ứng “lan tỏa” của tăng trưởng kinh tế có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo. Sự phát triển các khu đô thị, các trung tâm kinh tế kéo theo những biến chuyển tích cực về mức sống và dân trí đối với người dân trên địa bàn và những xã, huyện lân cận.
- Trong những năm qua, thực tiễn nước ta đã cho thấy, nhờ tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước, các cấp Chính quyền có cơ sở vật chất để hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng. Không có tăng trưởng kinh tế thì không thể thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, lâu dài.
1.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá Theo nguồn: Hafiz A. Pasha và T. Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệm Châu Á
* Tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân của 40% dân số nghèo nhất với tốc độ tăng thu nhập bình quân chung
Theo mô hình Gillis – Perkins – Roemer – Snodgrass, thu nhập chung tăng thì thu nhập của 40% dân số nghèo nhất sẽ tăng. Mối quan hệ này được lượng hoá như sau:
LnY = a + bLnYp
Trong đó, Y là thu nhập trung bình trong năm của 40% dân số nghèo nhất của xã hội, Yp là thu nhập chung trong năm.
So sánh tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất với tốc độ tăng thu nhập chung cũng sẽ cho chúng ta biết mức độ tác động tăng trưởng tới giảm nghèo:
- Nếu tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất lớn hơn tốc độ tăng thu nhập chung thì tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến nhóm người nghèo nhất hay tác động tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo là mạnh, tăng kinh tế có lợi cho người nghèo hơn.
- Nếu tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ tăng thu nhập chung thì tăng trưởng có tác động đến giảm nghèo nhưng không nhiều, tăng trưởng kinh tế có lợi cho người giàu hơn.
* Tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo
Mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi nghèo đói được thể hiện qua mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo. Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người cao và tỷ lệ nghèo giảm nhiều thì chứng tỏ tăng trưởng kinh tế có mức độ “lan toả” tốt tới xoá đói giảm nghèo và ngược lại.
So sánh tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm tỷ lệ nghèo sẽ cho chúng ta biết chiều hướng và mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo.
- Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng là “ vì người nghèo”, tăng trưởng có lợi hơn cho người nghèo, tức là tác động đồng thuận tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo là mạnh.
- Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người lớn hơn tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng kinh tế có làm cho tỷ lệ nghèo giảm nhưng ít hơn, tăng trưởng có lợi hơn cho người giàu.
- Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người bằng tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng kinh tế có tác động đến giảm nghèo ở mức trung bình, thu nhập được phân phối đồng đều cho cả người giàu và nguời nghèo.
- Nếu tỷ lệ nghèo tăng thay vì giảm, tốc độ tăng trưởng thu nhập nình quân đầu người ở mức thấp thì tăng trưởng kinh tế đã “ bần cùng hoá” thêm người nghèo..
Biểu 1.3. Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo của một số nước Châu Á nghiên cứu trong các thập kỉ khác nhau
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)
Quốc gia
Thập kỉ 1970
Thập kỉ 1980
Thập kỉ 1990
Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người
Tốc độ thay đổi tỷ lệ nghèo
Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người
Tốc độ thay đổi tỷ lệ nghèo
Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người
Tốc độ thay đổi tỷ lệ nghèo
Trung Quốc
4,4
0,8
7,8
-9,8
9,0
-9,8
Ấn độ
0,8
-1,7
3,6
-2,2
3,6
-2,8
Indonesia
5,4
-7,2
4,5
-6,1
2,9
2,1
Malaysia
5,3
-6,7
3,1
-4,2
4,6
2,9
Pakistan
1,2
-4,1
3,5
-1,3
1,4
2,8
Philipphines
3,1
-0,2
-0,6
-4,5
0,6
-1,3
Thái Lan
4,1
-4,2
6,0
0,6
-3,7
2,3
Campuchia
-
-
-
-
2,4
5,5
Bangladesh
-
-
2,2
-0,6
3,0
-2,4
Việt Nam
-
-
-
-
5,8
-6,9
Nguồn: Hafiz A. Pasha và T. Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệm Châu Á
Qua bảng trên, quốc gia có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhanh nhất là Trung Quốc (trong thập kỉ 80 và 90) cũng có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, trong khi quốc gia có tăng trưỏng chậm là Pakistan (trong thập kỉ 90) thì có tốc độ gia tăng về nghèo đói là 2,8%.
Hai nhà nghiên cứu: Hafiz A. Pasha và T. Palanivel đã chỉ ra rằng ở 13 nước Châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh thì trung bình đói nghèo giảm hàng năm là 4,9%, còn ở các nước tăng trưởng chậm thì đói nghèo chỉ giảm khoảng 0,4%. Rõ ràng là về cơ bản tăng trưởng có quan hệ chặt chẽ với giảm nghèo. Trên cơ sở đó, trung bình mỗi quốc gia cần có tốc độ tăng trưởng khoảng 3,5%/năm trở lên là có thể giảm nghèo một cách đáng kể và chắc chắn.
* Độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng
Độ co giãn này thể hiện bằng phần trăm thay đổi tỷ lệ nghèo đói khi có 1% tăng trưởng thu nhập đầu người.
Một số nghiên cứu của Ravallion và Chen (1997), Ravallion, Bruno và Squive (1998) và Adams (2003) phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ giảm nghèo ở các nước qua các thời kỳ cho rằng, trung bình cứ tăng thêm 1% của tốc dộ tăng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo có thể giảm được tới 2%. Tuy nhiên bất bình đẳng lại diễn ra theo hướng khác, một số quốc gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi có thành tích tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, còn một số quốc gia khác lại có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng trưởng kinh tế là tương đối thấp.
Kinh nghiệm ở các nước Châu Á - theo nghiên cứu của Hafiz A. Pasha và T. Palanivel về vấn đề này là kinh nghiệm thực tiễn vô cùng giá trị.
Biểu 1.4: Độ co giãn của nghèo đói với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia qua các thập kỉ
(Đơn vị tính: tỷ lệ %)
Quốc gia
Thập kỉ 1970
Thập kỉ 1980
Thập kỉ 1990
Trung Quốc
-0,18
-1,26
-1,09
Ấn độ
-2,15
-0,60
-0,77
Indonesia
-1,26
-1,36
0,63
CHDCND Lào
-
-
-1,37
Malaysia
-1,26
-1,36
0,63
Nê pan
-
0,33
0,27
Pakistan
-2,73
-0,38
2,01
Philippines
-0,07
-
-2,25
Srilanka
-0,30
-2,28
1,24
Thái Lan
-1,02
0,10
-0,63
Bangladesh
-
-0,29
-0,81
Campuchia
-
-
2,31
Việt Nam
-
-
-1,18
Nguồn: Hafiz A. Pasha và T. Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệm Châu Á
Từ biểu trên, nhận thấy rằng: độ co giãn thay đổi mạnh giữa các nước, và độ co giãn cũng có thể là âm, cũng có thể là dương. Độ co giãn là dương trong trường hợp tăng trưởng chậm và đói nghèo gia tăng. Độ co giãn là âm trong trường hợp tăng trưởng nhanh, đói nghèo giảm. Ví dụ: khi tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc bùng nổ vào thập kỉ 80, 90 độ co giãn có giá trị âm lớn hơn so với thập kỉ 70. Giá trị âm của độ co giãn của đói nghèo đối với tăng trưởng cũng là một thước đo tốt để xác định mức độ vì người nghèo của tăng trưởng.
1.3.2. Vai trò của xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế
Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, làm thế nào để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Xoá đói giảm nghèo là làm sao để tăng được thu nhập cho người nghèo. Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng khó khăn mà còn là một nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển. Do đó, xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng đồng thời cũng là một điều kiện tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xoá đói giảm nghèo thì nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả của xoá đói giảm nghèo lại tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiều năm liền chúng ta đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế thị trường đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ những mặt trái tiêu cực đó là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, đói nghèo của một bộ phận dân cư kéo theo các tệ nạn xã hội.
Có thể nói không giải quyết thành công vấn đề xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đói nghèo về kinh tế thì sẽ không khắc phục được hậu quả nghiêm trọng của phân hoá giàu nghèo mà ở đó luôn tiềm tàng nguy cơ của phân hoá giai cấp, dân tộc, bần cùng hoá người nghèo. Nếu để tình trạng đó xảy ra sẽ gây nhiều điều nguy hiểm, gây mất ổn định chính trị, công bằng xã hội và làm cản trở tăng trưởng, phát triển kinh tế.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên
Tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Điện Biên trong những năm qua đạt được tốc độ khá cao (11,65% năm 2009) đã thực sự tác động tới xóa đói giảm nghèo, là vì địa phương đã tập trung đẩy mạnh tăng trưởng trong ngành nông nghiệp. Điều này là do hầu hết đói nghèo tập trung ở các xã huyện vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Vì thế tăng trưởng nông nghiệp tạo ra cú huých mạnh, tác động trực tiếp đến người nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.
Biểu 1.5: Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỉ lệ nghèo, độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Điện Biên
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)
Năm
Gia tăng tỷ lệ nghèo đói
Gia tăng thu nhập bình quân đầu người
Độ co giãn
2006
-5.29
17.16
-0.31
2007
-5.07
16.9
-0.3
2008
-3.16
28.02
-0.113
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2008
Từ bảng trên ta thấy: Độ co giãn âm liên tục qua các năm, chứng tỏ, cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ nghèo đói cũng được giảm xuống. Như vậy, tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến việc giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên.
Có được những thành công như vậy là nhờ:
+ Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
+ Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được cụ thể hóa thành các chính sách, cơ chế, dự án, kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực… Người nghèo đã bước đầu có nhận thức đúng để tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
+ Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, hỗ trợ pháp lý… Nhờ đó người nghèo ở các xã nghèo có thêm cơ hội và năng lực để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Tỉnh đã thực hiện xây dựng các mô hình gia đình, thôn bản, xã, huyện xóa đói giảm nghèo hiệu quả đã được nhân rộng. Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực, chủ động phát huy các nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, mở rộng hợp tác với các vùng trong cả nước và quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính cho xóa đói giảm nghèo.
Như vậy, kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho thấy rằng:
+ Tăng trưởng muốn bền vững thì trong quá trình tăng trưởng phải thực hiện tăng trưởng trong ngành nông nghiệp để có thể xóa đói giảm nghèo hiệu quả, đảm bảo cho người nghèo có thể tiến hành sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo.
+ Các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo cần phải có sư đồng bộ, mang tầm chiến lược, không chỉ tập trung vào việc nâng cao mức sống của người nghèo mà còn phải tạo cơ hội và hành lang pháp lý, nâng cao dân trí, ý thức pháp luật, giúp họ tham gia vào đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Chiến lược xóa đói giảm nghèo cần phải đa dạng và có mục tiêu trên cơ sở nhu cầu của người dân.
+ Hệ thống cơ chế chính sách cần linh hoạt, sát thực với điều kiện cụ thể của địa phương, cần có sư phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức…
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái
Trong 5 năm qua, kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,3%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 5,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 17,24%, dịch vụ tăng 14,28%; hàng năm tỉnh đã huy động được tổng vốn đầu tư cao hơn mức dự kiến; các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng; số lượng và chất lượng nguồn lao động đều được nâng lên Nguồn:
.
Trong những năm vừa qua, tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển biến nhận thức, hành động của các ngành, các cấp dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, UBND và nghị quyết của HĐND trong việc thực hiện chương trình 133- Chương trình xoá đói giảm nghèo và chương trình 135- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn.
Chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề đến hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt... Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21,31% (năm 2008) xuống còn 15,74% (năm 2009) Nguồn:
.
Tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh. Phong trào xóa đói giảm nghèo đã phát triển sâu rộng, ngày càng được xã hội hóa, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa.
Có được những thành quả như vậy là do:
+ Tỉnh Yên Bái đã xác định lấy công nghiệp làm khâu đột phá, tạo động lực để phát triển các ngành kinh tế, văn hoá xã hội, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất công nghiệp lớn. Mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành và phân bố tương đối hợp lý. Đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ. Yên Bái đã thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi miền núi có qui mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp như : Hệ thống thuỷ lợi Vân Hội – Mường Lò; Cụm công trình thuỷ lợi Bắc Văn Yên; Cụm công trình thuỷ lợi Đồng Khê – Thạch Lương...Vùng nguyên liệu được mở rộng tập trung phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo, tinh dầu quế, chè...
+ Qua nhiều năm thực hiện chương trình XĐGN, tỉnh đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chính quyền và nhân dân các cấp đời sống người nghèo đã có bước chuyển biến rõ rệt. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm y tế, nước sinh hoạt đã được xây dựng và nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó có hộ gia đình đói nghèo. Thông qua việc thực hiện các dự án đã tác động đến hộ nghèo cùng tham gia và để thoát khỏi đói nghèo.
+ Một số dự án thuộc khung chương trình xoá đói giảm nghèo như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án khuyến nông lâm đã giúp đỡ người nghèo cách làm ăn… đã thực hiện đạt tiến độ kế hoạch, đầu tư đúng địa chỉ phục vụ trực tiếp cho đối tượng là người nghèo, xã nghèo.
+ Các tổ chức đoàn thể, các ngành đã đưa nội dung công tác xoá đói giảm nghèo vào công tác lãnh đạo của mình. Các cơ quan thông tin đại chúng đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền xoá đói giảm nghèo. Các dịch vụ tín dụng như: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo, kho bạc Nhà nước, Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính đã tham gia tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo. Phong trào xoá đói giảm nghèo đạ và đang trở thành 1 cuộc vận động lớn, có tác dụng tích cực, làm giảm đáng kể số hộ đói nghèo, giúp cho hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Tỉnh đã giúp đồng bào dân tộc từng bước ổn định cuộc sống bằng các hình thức: Cứu đói, cung cấp các đồ dùng sinh hoạt.. tạo điều kiện cho đồng bào chuyển đổi dần tập quán lạc hậu, ăn ở vệ sinh, đẩy lùi bệnh tật. Đồng bào có công cụ sản xuất, từng bước xoá đói giảm nghèo củng cố lòng tin của đồng bào đói với các chính sách của Đảng và Nhà nước.
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây bắc với độ cao trung bình khoảng 1000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là: 202.513 ha, nằm ở toạ độ địa lý: 20°40’-21°07’vĩ độ Bắc, 104°26’-105°5’kinh độ Đông.
+ Phía Đông và Đông nam giáp Tỉnh Hoà Bình.
+ Phía Tây và Tây bắc giáp huyện Yên Châu.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào
+ Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên.
Huyện Mộc Châu từ xa xưa đã được coi là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và của vùng Tây bắc, nằm trên trục giao thông quốc lộ 6 - huyết mạch của vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ - Hà Nội - Lai Châu, huyện có trên 36 km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc gia Pa Háng.
2.1.1.2. Địa hình
Mộc Châu mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Được chia làm 3 tiểu vùng:
+ Vùng quốc lộ 6 và phụ cận: Có 17/29 xã, thị trấn, đây là vùng kinh tế chủ lực phát triển kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và Du lịch.
+ Vùng Sông Đà: Có 7/29 xã, thị trấn là vùng khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng hộ xung yếu vùng lòng hồ và ổn định tái định cư
+ Vùng cao biên giới: Có 5/29 xã, thị trấn là vùng ổn định định canh định cư, trồng mới rừng, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng, mở rộng diện tích vùng đệm rừng đặc dụng Xuân Nha.
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu:
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Khí hậu của huyện vùng cao nguyên rất phù hợp để phát triển cây trồng và con nuôi vùng ôn đới như cây công nghiệp, cây ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò sữa, bò thịt và phát triển du lịch nghỉ dưỡng; tuy nhiên trong những năm gần đây thời tiết khí hậu có khắc nghiệt hơn như khô hanh, lốc và mưa đá xuất hiện nhiều lần trong năm đã gây thiệt hại lớn về sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
b. Thuỷ văn:
Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tân... Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao. Nguồn nước ngầm ít nên chưa tận dụng khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Mộc Châu rất đa dạng và phong phú, là vùng đất có nhiều tiềm năng thế mạnh vẫn chưa được khơi dậy khai thác để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
a. Đất đai:
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 202.513 ha, gồm nhiều loại đất Feralit phát triển trên các loại đá mẹ, do nguồn gốc hình thành được chia thành 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất đỏ vàng: 53.545,0 ha chiếm 34,2%
Nhóm đất đen: 1.178,0 ha chiếm 0,75%
Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 851,0 ha chiếm 0,54%
Nhóm đất đỏ vàng trên núi: 100.969,0 ha chiếm 65,5%
Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ít chua...có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong đó: Đất nông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đầu người là 0,25 ha (trong đó: diện tích cho sản xuất lương thực là 0,09 ha), ruộng nước hiện có 2.103,54 ha; Đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm 2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên. Qua số liệu cho thấy phần diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Song diện tích có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp đều rất khó khăn như phân bố ở những địa bàn không thuận lợi đường giao thông, thiếu nguồn nước chỉ thích hợp với các cây lâu năm, hoặc chỉ có thể khai thác theo phương thức nông - lâm kết hợp. Đây là điều kiện để huyện Mộc Châu có thể khai thác, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp trong thời gian tới, tăng hiệu quả sử dụng đất cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
b. Tài nguyên rừng:
Mộc Châu có diện tích đất lâm nghiệp lớn cho nên công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng được đẩy mạnh. Tổng diện tích trồng rừng năm 2000 là 1000 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ là 98.520 ha; đến năm 2008, tổng diện tích trồng rừng tăng lên gần 2000 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ tăng lên 150.360 ha. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao, huyện Mộc Châu có khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 12.313,6 ha có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm cần được bảo vệ và đã được lập dự án bảo tồn giống gen. Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú có nhiều hang động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456 loại thực vật thuộc 4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài chim, thú quý hiếm. Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 42%, năm 2009 là 47,5%.
c. Tài nguyên khoáng sản:
Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ cụ thể:
+ Than: Có mỏ than Suối Bàng với trữ lượng 2,4 triệu tấn và Than bùn ở xã Tân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Bột Tan: Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hoà, với trữ lượng khoảng 2,3 triệu tấn, có thể khai thác để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Đất sét: Có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác phục vụ phát triển sản xuất gạch phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong huyện và ngoài huyện.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Cùng với yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Mộc Châu còn có nguồn lao động dồi dào quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Mộc Châu năm 2008 có 150.449 nhân khẩu gồm 9 dân tộc chủ yếu sống quần cư theo bản, tiểu khu ở 27 xã, 2 thị trấn, gồm: Dân tộc kinh chiếm 29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ Mú 0,3%…
Biểu 2.1: Dân số và nguồn lao động huyện Mộc Châu giai đoạn (2001- 2009)
Năm
Dân số toàn huyện (người)
Lao động (người)
Tỷ lệ tăng
dân số (%)
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
LĐ NN
2001
132.173
31.264
99.212
66.027
56.263
1,31
2002
133.589
32.408
101.181
65.437
55.649
1,07
2003
136.158
32.672
103.486
68.219
58.307
1.92
2004
139.405
33.049
106._.út vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Vốn FDI) với phương thức liên doanh với nước ngoài, trước hết vào khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, dịch vụ viễn thông khách sạn
3.3.1.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội phải thực sự dựa vào khoa học và công nghệ, nó là công cụ chủ yếu để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Các giải pháp nâng cao trình độ khoa học công nghệ bao gồm:
- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hoá thiết bị và công nghệ sản xuất, đặc biệt là thiết bị và công nghệ chế biến sữa, chế biến chè, kéo tơ, dệt lụa, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề thủ công truyền thống...
- Nhanh chóng xây dựng chính sách khoa học, công nghệ của huyện để đảm bảo phát triển khoa học gắn chặt với sản xuất, phát triển các loại công nghệ tiên tiến, không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
- Sản xuất gắn với chế biến, gắn với thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Nhập thiết bị hiện đại cho những khâu quyết định chất lượng sản phẩm, nhập một số giống cây trồng và vật nuôi cùng công nghệ bảo quản và chế biến của nước ngoài để có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.2.1.3. Giải pháp về chính sách và thị trường
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào nền sản xuất hàng hoá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Mở rộng phát triển mạng lưới đô thị từ các Trung tâm cụm xã, trung tâm xã và các tụ điểm dân cư, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống để thúc đẩy sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá. Phát triển giao thông vận tải và mạng lưới các chợ, các cơ sở thương nghiệp của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu còn khó khăn. Mở rộng quan hệ giao lưu với các huyện, tỉnh bạn đặc biệt với nước bạn Lào.
Nâng cao khả năng tiếp thị của các đơn vị kinh tế để gắn sản xuất với thị trường, từng bước tạo ra thị trường có tính chất truyền thống và ổn định. Phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước và thế giới có liên quan đến khả năng sản xuất, kinh doanh của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến thị trường Bắc Lào.
Mộc Châu cần nghiên cứu thị trường trong tỉnh, thị trường cả nước và thị trường nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá có ưu thế như: Chè, tơ tằm, sữa, cây ăn quả, lâm đặc sản…
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, đi đôi với việc tích cực tìm kiếm thị trường mới đối với các mặt hàng xuất khẩu. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nhằm nâng cao chất lượng, nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của huyện trên thị trường quốc tế.
3.3.1.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, vận động đồng bào thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo các điều kiện đi đôi với giải pháp về y tế giảm sự gia tăng dân số, nhằm ổn định dân số của huyện trong những năm tới.
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động, vừa là mục tiêu xã hội quan trọng, vừa là yếu tố cần thiết của sự phát triển. Tích cực đào tạo đội ngũ lao động có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao, năng động phù hợp cơ chế thị trường và với sản xuất hàng hoá. Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về huyện xây dựng kinh tế.
Hết sức chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng thường xuyên lực lượng lao động hiện đang làm việc để thích ứng với những yêu cầu mới về nhân lực. Tổ chức tốt việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn để đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi nền kinh tế ở nông thôn.
Huyện cần có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, mọi cá nhân đầu tư vào sản xuất, dịch vụ để tạo việc làm. Thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ việc làm trong xã hội.
3.3.2. Đảm bảo tăng trưởng trên diện rộng, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn
Vùng sâu, vùng khó khăn là nơi tập trung của người nghèo. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những vùng này sẽ có tác động trực tiếp tới người nghèo nhất.
Các giải pháp cần chú trọng đó là:
- Có các chính sách ưu tiên phát triển các vùng nông thôn, vùng khó khăn như chính sách về vốn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,…
- Chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng ngoài thu nhập từ nông nghiệp còn có thu nhập từ các nguồn khác.
- Tăng cường đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo ước tính của tập thể tác giả Shenggen Fan, Phạm Lan Hương và Trịnh Quang Long (năm 2003) khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ có kết quả như sau:
Đầu tư nghiên cứu nông nghiệp: 1 đồng vốn cho 7,91 đồng sản lượng. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng có 27 người thoát nghèo.
Đầu tư vào Giáo dục: 1 đồng vốn cho 2,66 đồng sản lượng. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng có 47 người thoát nghèo.
Đầu tư vào giao thông: 1 đồng vốn cho 4,82 đồng sản lượng. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng có 270 người thoát nghèo.
Đầu tư vào thuỷ lợi: 1 đồng vốn cho 0,62 đồng sản lượng. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng có 10,6 người thoát nghèo.
3.3.3. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá
Ở huyện Mộc Châu hiện nay nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế so với ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các ngành này lại đang ở mức độ thấp so với các ngành còn lại. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để tăng tốc độ tăng trưởng của các ngành này và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ là giải pháp quan trọng để nâng cao tốc độ tăng trưởng của kinh tế nói chung .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải được cân nhắc và triển khai đồng bộ dựa vào 2 căn cứ chính đó là lợi thế về sản xuất và khả năng thị trường của sản phẩm. Từ 2 căn cứ trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn được dựa vào các nguyên tắc sau:
* Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Cây, con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và môi trường, với khả năng canh tác của vùng.
- Những cây, con được lựa chọn phải có vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Tập đoàn cây, con được lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung, quy mô lớn, đủ sức cung cấp cho việc hình thành các khu công nghiệp chế biến tập trung trong tương lai.
- Các cây, con được chọn phải góp phần nâng cao hiệu quả chi phí nghiên cứu phát triển, đầu tư và chi phí Marketing.
* Đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá:
- Phát triển sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, ngành phải phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn của huyện phải tạo ra những điều kiện thuận lợi sử dụng có hiệu quả những yếu tố nguồn lực.
Từ những nguyên tắc và căn cứ vào khả năng và điều kiện của huyện Mộc Châu ta có thể lựa chọn cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp theo hướng sau: Mục tiêu trước mắt và lâu dài là cần tập trung vào sản xuất lâm nghiệp, từng bước nâng cao dần tỷ trọng phủ xanh đất trống đồi trọc. Có thể trồng rừng đặc dụng và rừng sản xuất kinh doanh với tập đoàn cây chủ lực như: luồng, tếch, sa nhân, hạnh nhân, quế, dổi… ở các xã Xuân Nha, Lóng Sập, Chiềng Khừa. Phát triển chăn nuôi cần tập trung vào chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn để lấy sức kéo và thịt ở các xã Suối Bàng, Tân Hợp, Mường Men, chăn nuôi dê, nhím, bò sữa ở thị trấn Nông Trường và thị trấn Mộc Châu. Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả cần tập trung ở tất cả các xã với các cây chủ lực như: cà phê, chè, mận hậu, xu xu… Đối với ngành TTCN thì cần tập trung sản xuất công cụ cải tiến, vật liệu xây dựng như: gạch, vôi, đá xây dựng và các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm chăn, đệm; nghề rèn, đúc. Đối với ngành thương mại dịch vụ cần hình thành các trung tâm thương mại ở hai thị trấn: Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu, các điểm du lịch ở các xã: Lóng Luông, Tân Lập, Mường Sang và thị trấn Mộc Châu. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, hộ gia đình.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cần chú trọng các giải pháp sau:
- Thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông, gắn với xoá đói giảm nghèo. Trước hết giúp đỡ hộ nghèo có kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, phù hợp điều kiện của hộ.
- Chú ý phát triển kinh tế VAC theo điều kiện của từng tiểu vùng, từng hộ gia đình. Từ đó có thể lựa chọn mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình theo các hướng khác nhau, khắc phục tình trạng vườn, ao, chuồng trống khá phổ biến ở một số xã như hiện nay.
- Phát triển TTCN, ngành nghề truyền thống với cả 3 mô hình:
+ Những hộ có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành hộ làm nghề TTCN
+ Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề khi hết mùa vụ
+ Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm nghề TTCN
3.3.4. Thực hiện thương mại hoá trong nông nghiệp để giảm nghèo
Thương mại hóa nông nghiệp là nói đến sự chuyển dịch từ việc “tự cung tự cấp” sang việc sản xuất phức ngày càng hợp hơn cùng với một hệ thống tiêu thụ dựa vào thị trường và những hình thức trao đổi khác giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó bao gồm sự chuyển đổi của nền kinh tế nông thôn sang một hệ thống mà ở đó các hoạt động phi đồng ruộng trở thành nguồn thu nhập và tạo việc làm chính. Trung tâm của quá trình này là sự hình thành của một ngành kinh doanh thay thế tầm quan trọng kinh tế của ngành nông nghiệp. Bước tiếp theo của công cuộc giảm nghèo sẽ phụ thuộc vào việc người dân rời bỏ những công việc trực tiếp trên đồng ruộng để chuyển sang các ngành dịch vụ và công nghiệp mà ở đó họ có đuợc mức lương cao hơn và việc làm ổn định hơn.
3.3.5. Tăng cường vai trò của rừng trong công cuộc giảm nghèo
Mối quan hệ giữa giảm nghèo và ngành rừng là gì? Có ba quan hệ chính được miêu tả như sau:
1. Đó là những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian.
2. Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các rừng tự nhiên.
3. Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phầm từ rừng khác lấy tiền làm vốn.
Rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các vùng cao ở Mộc Châu đã và đang sống trong rừng nhiều thế kỷ nay. Người dân ở các vùng này thường nghèo do khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất đai xấu và cũng do sự đối xử phân biệt do nguồn gốc dân tộc của họ. Nói cách khác, những người nghèo nhất trong số người nghèo thường ở các vùng cách xa các khu vực thành thị và đường giao phận khác của nền kinh tế có liên quan tới mức độ nghèo đói của họ. Người nghèo ở các vùng sâu vùng xa thường phải sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng; điều này không chỉ do mối liên kết về địa lý mà còn bởi các thuộc tính của tài nguyên rừng tự nhiên (đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ) làm chúng dễ bị người nghèo khai thác.
Rừng có vai trò rất lớn trong công cuộc giảm nghèo vì: Rừng đem lại giá trị gỗ thương mại và các lâm sản ngoài gỗ bao gồm: than củi, củi đốt, động vật trong rừng, hoa quả, hạt, dược thảo, cỏ cho gia súc và lá lợp mái nhà. Rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về môi trường cho những người dân sống gần rừng. Các dịch vụ này bao gồm: việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh; duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước; cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, thụ phấn cho thực vật, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông nghiệp. Rừng cũng mang lại các dịch vụ môi trường gián tiếp cho người dân sống xa rừng. Người nghèo sống gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập có được do những người sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này. Ngoài ra, rừng còn đem lại việc làm, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Mộc Châu là huyện miền núi với diện tích rừng khá lớn, tài nguyên rừng phong phú, song việc quy hoạch rừng để biến rừng thành lợi thế so sánh trong tăng trưởng phát triển kinh tế và XĐGN chưa được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm đúng mức. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa để nâng cao vai trò của rừng trong công cuộc XĐGN. Trước mắt cần thực hiện giao đất giao rừng cho nhân dân, gắn với việc định canh định cư đồng bào các dân tộc, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống dân cư. Thực hiện quy hoạch rừng tới từng xã và có những chính sách hỗ trợ đồng bào trong việc trồng rừng và phát triển nghề rừng.
3.3.6. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo.
3.3.6.1. Giải pháp về phía Nhà nước
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế dân chủ: cụ thể hóa phương thức, cơ chế giám sát của người dân để người dân có cơ sở thực hiện quyền lực của mình trong quá trình giám sát các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Nhất là giám sát các công trình hạ tầng, các hoạt động triển khai từ cấp trên. Cần nâng quy chế dân chủ cơ sở thành luật hoặc pháp lệnh để nội dung về dân chủ đi vào đời sống của người dân và các hoạt động của chính quyền địa phương thường trực hơn.
Nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư cho chương trình, khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc tham gia vào các dự án thực hiện ở địa phương mình.
Cần phân bổ nguồn ngân sách đến tận cấp xã/ bản vì hiện nay, nguồn vốn thường được phân bổ cấp huyện và cấp tỉnh trong khi đó các dự án, chương trình lại được thực hiện ở cấp thôn/bản, xã. Do vậy, tạo sự thiếu linh hoạt trong việc lập kế hoạch cho các dự án giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, song song với việc phân bổ ngân sách đồng đều thì nhà nước cũng phải tính tới các điều kiện khác để phân bổ nguồn vốn. Có như vậy mới đảm bảo tính công bằng giữa các hộ trong cùng một thôn/bản và giữa các thôn/bản trong một huyện. Phân bổ như vậy cũng góp phần tập trung nguồn vốn vào nơi cần nhất. Nhà nước cần thực hiện phân quyền thực sự tới tận thôn/bản, xã. Hạn chế phân vốn qua các cấp trung gian, cần đánh giá đúng vai trò của cán bộ thôn bản và của người dân trong các dự án giảm nghèo ở địa phương. Có như vậy mới có thể thu hút được sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án đó, đảm bảo tính minh bạch, ít thất thoát và bền vững của chương trình.
Nhà nước cần có những dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống. Cần có chính sách giúp địa phương đào tạo cán bộ khoa học, kĩ thuật tại chỗ hoặc chính sách thu hút nhân lực phục vụ cho nhu cầu các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những vùng gặp thiên tai, lũ lụt.
3.3.6.2. Giải pháp về phía địa phương
Để phát huy quyền làm chủ của người dân trong công tác XĐGN, ý kiến của người dân và đại diện của dân phải được tôn trọng. Các tổ chức đoàn thể, trưởng bản phải khẳng định được tiếng nói của mình. Các ý kiến đóng góp từ phía người dân phải được các cấp chính quyền quan tâm lắng nghe và nghiên cứu. Phải quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo cần phải lấy ý kiến từ nhân dân và tạo điều kiện cho người dân được tham gia phát biểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện của họ là các tổ chức đoàn thể hoặc trưởng thôn. Khi người dân tham gia, những ý kiến của họ được cán bộ, lãnh đạo quan tâm, chú ý thì họ sẽ thấy rằng ý kiến đóng góp của mình là quan trọng và họ sẽ tích cực tham gia nhiều hơn.
Đối với những vấn đề dân được bàn bạc và quyết định thì cần phải họp cộng đồng công khai và lấy ý kiến trực tiếp từ dân. Lãnh đạo cơ sở chỉ có chức năng tổng hợp mọi ý kiến của người dân và xây dựng thành bản kế hoạch dựa trên những quyết định có tính chất ưu tiên và được nhiều người lựa chọn nhất. Mọi quyết định lấy ý kiến của người dân phải được áp dụng theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số tuyệt đối.
Đối với những công trình đầu tư tại xã đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng từ khi lập kế hoạch cho tới khi phân bổ trách nhiệm quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình. Đối với những công trình đầu tư tại thôn/ bản cần phải thu hút được người dân tham gia cùng làm, cùng đóng góp ngày công. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm được nguồn lực do có sự dóng góp và quản lý chặt chẽ của người dân.
Cần nâng cao trình độ và nhận thức cho cán bộ các cấp: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý kinh tế xã hội của cán bộ cơ sở, hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý để phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện nay, đa số cán bộ cơ sở tại địa phương được lựa chọn từ những người có kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư. Năng lực của họ còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao nhận thức. Nhưng bù lại, họ là những người trực tiếp lao động sản xuất bên cạnh người dân. Do đó, cần phải đưa ra những nội dung thiết thực nhất để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở. Hiện tại, vẫn tập trung vào các lĩnh vực như tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, chăn nuôi, thú y và trồng trọt… Những nội dung này phải được hướng dẫn cụ thể cho cán bộ chuyên trách cấp xã, thôn, buôn; cán bộ cấp trên tăng cường về giúp xã; các thành viên ban giám sát chương trình 135.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền và nâng cao dân trí cần làm cho người dân thấy được rõ vai trò của họ và sự tham gia của người dân không chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân họ mà còn góp phần tăng cường sự đoàn kết cộng đồng. Từ đó phát huy sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Cần động viên tất cả mọi người nghèo, mọi hộ gia đình tham gia vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Để làm được việc này cần có cán bộ chuyên trách bám sát các hộ nghèo, quan tam gần gũi chia sẻ vói họ những trở ngại tâm lý người nghèo, giúp họ vượt qua sự mặc cảm. tự ti...
Một nội dung quan trọng khác là đào tạo nghề cho thanh niên từ 16 tuổi trở lên. Mở các lớp đào tạo nghề tại các huyện cho thanh niên thuộc các xã, bản đặc biệt khó khăn. Chương trình đầu tư, xây dựng được thực hiện ở địa phương nào thì ưu tiên cho lao động nhàn rỗi ở khu vực đó tham gia. Trong quá trình tham gia, lực lượng lao động này sẽ được hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề căn bản để có thể lao động trong lĩnh vực này sau đó sẽ tạo được việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Hiện nay, lao động trong lĩnh vực xây dựng ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gần như “trắng”. Tất cả mọi nhu cầu về xây dựng, từ xây chuồng heo, nhà vệ sinh đến nhà ở hoặc các công trình khác đều phải thuê thợ từ đồng bằng.
3.3.6.3. Giải pháp về phía người dân
Người dân cần tích cực tham gia chặt chẽ trong các khâu lập và xác định địa điểm và loại dự án xây dựng tại địa phương. Vì họ biết chính xác mình và địa phương mình cần gì nhất. Đối với những việc dân được phép tham gia thì người dân phải đóng góp ý kiến một cách khách quan. Để có thể tham gia tích cực và hiệu quả thì người dân cần có trình độ nhất định. Vì vậy, họ cần tập trung nâng cao kiến thức, tạo được lòng tin với cán bộ lãnh đạo để họ tin tưởng giao việc cho dân mà không lo sợ dân không biết cách làm.
Người dân cần chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập và thực hiện dự án đặc biệt là công tác kiểm tra và giám sát: công tác kiểm tra và giám sát là công đoạn rất quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình. Người dân thường không có hoặc thiếu kinh nghiệm vì vậy khâu này là khâu tham gia rất yếu của họ, mặt khác khi họ tham gia giám sát công trình thì họ ko được hưởng lợi trực tiếp nên ko ó nhiều động lực tham gia. Do đó, cần phải tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu được lợi ích của khâu này mang lại cho dự án, mà dự án lại mang lại lợi ích cho chính cộng đồng ở địa phương đó. Mặt khác, cần phải tổ chức huấn luyện những kĩ năng cơ bản về giám sát như kĩ thuật xây dựng cơ bản thì họ mới có thể tham gia và hiểu được họ giám sát cái gì. Đồng thời để nâng cao chất lượng của giám sát thì phải tổ chức được một đội ngũ giám sát và kiểm tra công trình từ khi ban đầu dến khi kết thúc dự án. Có như vậy mới đảm bảo sự theo dõi thuần nhất và đảm bảo chất lượng của công trình luôn cao.
Ngoài ra, người dân cần sử dụng hiệu quả và bảo vệ những công trình XĐGN đã đi vào vận hành. Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ những công trình đã đi vào sử dụng thì cán bộ lãnh đạo cần trao quyền quản lý thực sự cho dân. Khi đó họ sẽ chủ động bảo vệ các công trình đầu tư này một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mộc Châu là một huyện miền núi cao có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Sơn La, vùng Tây bắc và của cả nước. Đây là địa bàn có nhiều tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, rừng và khoáng sản và đặc biệt là lực lượng lao động để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình phát triển, Mộc Châu đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Mộc Châu vẫn là một huyện nghèo của cả nước, nền sản xuất tự cung tự cấp, thu nhập của người dân, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do đó dẫn đến hiện trạng đói nghèo của vùng cao hơn nhiều so với các vùng trong cả nước trong khi còn nhiều tiềm lực chưa được khai thác, sử dụng.
Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và từng bước nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
Để làm được điều đó thì trước mắt, Mộc Châu cần phải vươn lên khắc phục mọi khó khăn, phát huy nội lực, khai thác lợi thế, đồng thời tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh Sơn La, các Bộ, ngành TW, các tổ chức quốc tế và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện các chính sách dân tộc; bảo đảm quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường sinh thái, với bảo đảm công bằng xã hội.
2. Kiến nghị
- Cần tiến hành ra soát lại quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết của từng ngành, từng xã, đặc biệt là các xã nghèo để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sát với thực tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc.
- Chú trọng phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế và tiềm năng của địa phương và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
- Mạnh dạn nghiên cứu, ban hành một số chính sách có tính đặc thù của địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình giảm nghèo của địa phương. Đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi và công nhân có tay nghề cao là con em các dân tộc của huyện đã học xong ở các trường Đại học và công nhân kỹ thuật ở Trung ương quay trở lại phục vụ đồng bào.
- Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của huyện, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là người nghèo, thiếu việc làm, và kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
- Tạo điều kiện nâng cao năng lực và cơ hội cho người nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, để người nghèo được chung sức trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, và bản thân người nghèo có thêm cơ hội tự vươn lên thoát nghèo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên: Giáo trình kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà Nội – 1997.
GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng: Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
TS. Tô Đức Hạnh, TS. Phạm Văn Linh: Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000.
GS.TS Đường Hồng Dật: Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng miền núi – Uỷ ban dân tộc – 2004
PGS.TS Phạm Văn Khôi: Xu thế phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi đến 2020 – Uỷ ban dân tộc – 2003.
Hafiz A. Pasha và T. Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệm Châu Á – chương trình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về kinh tế vĩ mô của giảm nghèo.
Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hội nghị Toàn thể thường niên ISG: Tăng trưởng để giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội – 2004.
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba: Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam – Bản quyền của CIFOR – in năm 2005.
Tài liệu Thương mại hoá và giảm nghèo - Sử dụng trong phiên họp MARD ISG 2004 được lấy từ bài thuyết trình của Francesco Goletti, Công ty tư vấn Agrifood tại buổi họp “suy nghĩ và thảo luận” do dự án MMW4P hỗ trợ tổ chức vào ngày 21/10/2004.
PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh: Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và giảm nghèo – Chiến lược phát triển thành phố, Hà Nội – 2004.
Bộ LĐTBXH: Chiến lược Xoá đói giảm nghèo 2001 – 2010
UBND Tỉnh Sơn La: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2020
UBND Huyện Mộc Châu: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu đến năm 2010.
UBND huyện Mộc Châu: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu đến năm 2020.
UBND huyện Mộc Châu: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La.
Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2008
UBND huyện Mộc Châu: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu 2003, 2005, 2007, 2009.
18. website www.molisa.gov.vn
19. website www.vneconomic
20. website www.cema.gov.vn
21. website www.sonla.gov.vn
22. website www.dienbien.gov.vn
23. website www.yenbai.gov.vn
24. website www.iesd.gov.vn
25. website www.cpv.org.vn
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề đuợc thực hiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ tại Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Mộc Châu.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Phạm Thị Minh Thảo - giảng viên khoa Kế hoạch và Phát triển đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại đơn vị thực tập: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Mộc Châu đã nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt trong suốt thời gian em thực tập tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
:
Viết đầy đủ tiếng Việt
WB
:
Ngân hàng thế giới
LĐTBXH
:
Lao động – Thương binh – xã hội
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
CNH - HĐH
:
Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
CN - TTCN
:
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trđ
:
Triệu đồng
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
CT
:
Chương trình
KH
:
Kế hoạch
ĐBKK
:
Đặc biệt khó khăn
BQLDAĐT
:
Ban quản lý dự án đầu tư
XĐGN
:
Xoá đói giảm nghèo
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thị Thơm; Mã sinh viên: CQ484124
Lớp: Kinh tế phát triển 48A
Khoa: Kế hoạch & Phát triển
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La” là một công trình nghiên cứu độc lập, không sao chép của người khác. Đề tài là sản phẩm mà tôi nỗ lực nghiên cứu sau quá trình thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mộc Châu, có tham khảo một số sách báo và tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Ths. Phạm Thị Minh Thảo - Giảng viên khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2010
Người cam đoan:
Trần Thị Thơm
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU, HÌNH
Biểu 1.1: Sự đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 8
Biểu 1.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn 12
Biểu 1.3. Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo của một số nước Châu Á nghiên cứu trong các thập kỉ khác nhau 20
Biểu 1.4: Độ co giãn của nghèo đói với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia qua các thập kỉ 21
Biểu 1.5: Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỉ lệ nghèo, độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Điện Biên 23
Biểu 2.1: Dân số và nguồn lao động huyện Mộc Châu giai đoạn (2001- 2009) 30
Biểu 2.2 : Cơ sở hạ tầng của xã huyện Mộc Châu (tính đến ngày 1/7/2009) 33
Biểu 2.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Mộc Châu 44
Biểu 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu so với cả nước và của vùng 48
Biểu 2.5: Phân bố nghèo đói ở huyện Mộc Châu 49
Biểu 2.6: Tổng hợp hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo thuộc chương trình 134 53
Biểu 2.7: Doanh số cho vay hộ nghèo của ngân hàng qua các năm 53
Biểu 2.8: Hệ số co giãn của nghèo đói đối với thu nhập bình quân đầu người huyện Mộc Châu 59
Biểu 2.9: Hệ số co giãn của giảm nghèo theo GDP/ người ở Việt Nam 60
Biểu 2.10: Tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân của 40% dân số nghèo nhất với tốc độ tăng thu nhập bình quân chung 62
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001 – 2009 35
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu qua các năm 36
Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH) 47
Hình 2.4: Tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm nghèo của huyện Mộc Châu 61
Hình 2.5: Tương quan về tốc độ tăng GDP/người của huyện với tốc độ tăng GDP/người của 40% dân số nghèo nhất của huyện Mộc Châu 63
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25724.doc