Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, thuỷ sản đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm, ngành thuỷ sản nói chung và hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nói riêng đóng góp hàng tỷ USD vào GDP, góp phần thu hút và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Thuỷ sản vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây cũng đánh dấu rất nhiều những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ảnh hưở

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không nhỏ tới khả năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản Việt Nam đã chứng kiến và trực tiếp là bị đơn trong nhiều vụ kiện bán phá giá đồng thời đang phải đối mặt với rất nhiều diễn biến bất lợi trên rất nhiều thị trường. Bên cạnh đó, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật - thương mại, với các quy định về dư lượng kháng sinh, về nguồn gốc các sản phẩm thuỷ sản, về kiểm dịch... đang là những thách thức lớn đối với ngành thuỷ sản hiện nay. Vì vậy, để tìm hiểu thêm và đưa ra một số đề xuất về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU”. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản trọng điểm của Việt Nam, có tính chất tác động rất lớn đối với các thị trường xuất khẩu khác và trong tương lai có rất nhiều tiềm năng phát triển mạnh. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2000 đến nay. Xem xét những thành tựu đạt được, hạn chế, những quy định của EU và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU từ năm 2000 đến nay Phương pháp nghiên cứu Dựa vào phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn dịch... Đóng góp của đề tài Cho biết thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng hiện nay Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. Kết cấu của bài viết Bài viết được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Tổng quan chung về ngành thuỷ sản Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU hiện nay Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường EU Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng song vì kiến thức còn có nhiều hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi được những hạn chế và sai sót. Em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S.Đỗ Thị Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan chung về ngành thuỷ sản 1.1. Đặc điểm chung về ngành thuỷ sản xuất khẩu 1.1.1. Tận dụng lớn nguồn tài nguyên lãnh thổ quốc gia Nước là điều kiện sản xuất cơ bản cho sự phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tài nguyên nước của Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong phần tài nguyên lãnh thổ quốc gia. Việt nam với hệ thống sông ngòi dày đặc đi sâu vào lãnh thổ quốc gia nên rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản đến từng vùng. Mặc khác, phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản không những không chiếm dụng đất nông nghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Những năm gần đây, Việt Nam tăng cường phát triển môi trường kinh tế hộ gia đình, áp dụng cách thức “đào ao, cải tạo ruộng” ở nhiều vùng nông thôn để tiến hành khai thác tổng hợp. Việc làm này không phải lấn chiếm đất canh tác mà còn tạo ra đất canh tác, coi việc phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản làm động lực kéo theo các ngành khác cùng phát triển như: ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôi gia súc và phụ công nghiệp. Bên cạnh đó, trong nhiều năm gần đây những vùng ven biển vốn không có khă năng canh tác trồng trọt nay đã được chuyển hướng sang nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2. Hoạt động xuất khẩu thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngành thuỷ sản không cần phải đầu tư quá nhiều vào nơi sản xuất, tận dụng sự sẵn có về điều kiện tự nhiên như tại các vùng biển cạn, bãi bồi, diện tích mặt nước đất liền, đất phèn trũng... nếu biết khai thác tốt thì có thể phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, vừa có lợi trong việc xây dựng hợp lý hệ thống sinh thái, tăng nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp lại vừa tăng thêm thu nhập cho ngư dân và nông dân. Bên cạnh đó, lao động trong ngành thuỷ sản không đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao (chủ yếu là kinh nghiệm và cách học hỏi nhanh chóng) nên không mất thêm chi phí đào tạo. Thêm vào đó, đầu tư vào ngành thuỷ sản nhanh chóng đem lại nguồn lợi nhanh do thời gian quay vòng vốn nhanh mà giá các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu lại cao. 1.1.3. Hoạt động sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu mang tính chất phức tạp Ngành thuỷ sản mang nặng tính thời vụ. Do đối tượng của sản xuất nuôi trồng thuỷ sản là các loại động thực vật kinh tế thuỷ sinh nên phải thích ứng với điều kiện nhất định bên ngoài mới có thể thúc đẩt khả năng sinh trưởng và phát triển của nó. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất nuôi trồng chỉ khi nào phù hợp quy luật sinh trưởng phát triển và sinh sản của động thực vật mới có thể đạt được sản lượng cao. Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động ngoài trời, giữa các điều kiện tự nhiên như khí hậu, vùng nước....và sinh vật có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khó lường. Do đó, tác động không nhỏ tới việc khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Bởi do tính phức tạp và thời vụ ảnh hưởng rất đến khả năng đáp ứng các hợp đồng cung cấp thuỷ sản lớn và ổn định. 1.1.4. Ngành thuỷ sản là một ngành nghề sản xuất mang tính chuyên nghiệp hoá Điều này được thể hiện ở chỗ: kể từ khâu nuôi trồng, sản xuất đến chế biến và xuất khẩu phải tuân theo một quy trình xuyên suốt đảm bảo tính đồng bộ và đạt chất lượng cao. Bởi sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm tươi sống nên đảm bảo tính chuyên biệt cao qua mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất. Nếu như sản phẩm của ngành bị hỏng, biến chất thì coi như mất đi giá trị sử dụng. 1.1.5. Hàng thuỷ sản là mặt hàng được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao Hàng thuỷ sản là mặt hàng đựơc khắp nơi trên thế giới ưu thích tiêu dùng. Tại các nước phát triển, người tiêu dùng đặc biệt thích ăn thuỷ sản vì mặt hàng thuỷ sản đảm bảo tươi sống, bổ dưỡng, cách chế biến nhanh. Các mặt hàng thuỷ sản chế biến thường có gía bán cao hơn mặt hàng tươi sống, đem lại giá trị gia tăng nhanh hơn cho nhà xuất khẩu. Vì vậy, mà quốc gia nào có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản như Việt Nam thường nhanh chóng đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản để tạo kim ngạch xuất khẩu cao và thu ngoại tệ về để phát triển đất nước. 1.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam 1.2.1.Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Tính tới tháng 12/2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,5 tỷ USD, ngành thủy sản chiếm 21% GDP nông - lâm - ngư nghiệp và chiếm hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân (Nguồn: Sở thủy sản Hải Phòng ngày 4/12/2007). Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003) (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Năm 2006, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1.050.000 ha (Nguồn: Trích Trung Tâm Tin học Bộ Thủy sản ngày 18/1/2006). Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Đồng thời với sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003 ( Nguồn: Trung Tâm Tin hoc Bộ Thủy sản). Tính tới tháng 9/ 2007, tốc độ tăng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.02% (Nguồn: www.hoinhap.gov.vn ngày 5/2/2007). 1.2.2.Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2006, hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 105 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ( Nguồn: Trung Tâm Tin học Bộ Thủy sản). Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Tháng 7/2007, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Trung Quốc- Hồng Kông, Nga... (Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thủy sản). Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.2.3.Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn 17,1 kg/người và thịt gia cầm 3,9 kg/người ( Nguồn: Trung Tâm Tin học Bộ Thủy sản). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. 1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 1.3.1. Năng lực sản xuất hàng thuỷ sản của Việt Nam 1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên trong việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản Điều kiện địa lý: Việt Nam có diện tích đất liền rộng khoảng trên 330369 km2. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.... Do đó, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Điều kiện tự nhiên Đối với thủy sản, có nhiều nhân tố khí hậu như: gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn,… đã ảnh hưởng đến điều kiện sống khả năng sinh sản và sự di trú của đàn cá, do đó sản lượng đánh bắt cá cũng bị thay đổi theo. Do ảnh hưởng bão, lũ nên các cửa biển không ổn định làm ảnh hưởng đến môi trường của vùng đầm phá, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ. ENSO là hiện tượng có ảnh hưởng đến nghề cá ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu làm tăng thêm cường độ của hiện tượng này, do đó cũng sẽ góp phần đáng kể  đến sự thay đổi vị trí và mật độ các bãi cá thông qua cấu trúc các dòng hải lưu và vùng nước trồi, nước trụt. Nguồn tài nguyên thủy sản - Vùng biển Việt Nam được đánh giá là có chủng loại các động thực vật biển khá đa dạng và phong phú với khoảng 2000 loại cá biển( trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế), 1647 loại giáp xác (trong đó có hơn 70 loài tôm mang lại giá trị kinh tế cao và cho sản lượng khai thác 50-60 nghìn tấn/năm). Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hơn 2500 loài nhiễm thể như mực, bạch tuộc ... cho sản lượng khai thác từ 60-70 nghìn tấn/năm. Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ phong phú với những động thực vật biển có khả năng mang lại nguồn lợi kinh tế cao mà còn phong phú đa dạng không kém với những nguồn lợi trong vùng đất liền. - Nguồn lợi cá nước ngọt bao gồm 554 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống với thành phần giống loài hết sức phong phú - Nguồn lợi cá nước lợ, mặn bao gồm 186 loài chủ yếu với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá song, cá hồng, cá vược, cá măng, cá cam.... Lực lượng lao động trong ngành thuỷ sản Thực tế cho thấy, nguồn lao động trong ngành thuỷ sản khá dồi dào với số lượng ngày càng gia tăng và khả năng thu hút mạnh từ nguồn lao động của quốc gia. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 kể cả lao động thời vụ. Như vậy mỗi năm đã tăng thêm 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/ năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 2%/ năm. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, năm 2006 đã thu hút 1.400.000 lao động (Nguồn: Trung Tâm tin học Bộ Thủy sản). Đặc biệt, do việc sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực như nuôi trồng, khai thác chủ yếu là quy mô hộ gia đình nên ngành thuỷ sản trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động đáng kể do kết quả hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, lao động trong ngành thuỷ sản không ngừng được nâng cao tay nghề, hầu hết lao động trong ngành thuỷ sản đều thạo nghề và có kinh nghiệm lâu năm. Hệ thống cơ sở kỹ thuật Từ năm 1991 đến nay, đánh dấu những bước phát triển trong việc cung cấp hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác và đánh bắt thuỷ sản. Nếu như trong những năm đầu, chúng ta chủ yếu sử dụng những tàu thuyền thủ công thì hiện nay khối lượng tàu thuyền máy ngày càng được sử dụng nhiều. Năm 1991, tàu thuyền máy có 44.347 chiếc, chiếm 59,6%; thuyền thủ công 30.284 chiếc, chiếm 40,4%; đến năm 2003 tổng số thuyền máy là 83.123 chiếc, tổng công suất đã đạt tới 3.497.457 CV, gấp 5 lần so với năm 1991. Số tàu thuyền có công suất cao tăng khá nhanh, năm 1997- thời điểm bắt đầu triển khai chương trình vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ, cả nước có khoảng 5.000 tàu đánh cá xa bờ, đến năm 2000 đã có 5.896 chiếc, năm 2003 có 6.258 chiếc. Năm 2004, toàn ngành thuỷ sản Việt Nam có 85340 tàu thuyền máy chiếm 85% tổng số tàu thuyền các loại với tổng công suất 4721701 CV trong đó có trên 6075 tàu có công suất 90 CV trở lên. Tổng số tàu khai thác xa bờ là 6258 chiếc với tổng công suất trên 1 triệu CV. Do đó, tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ đã tăng nhanh chóng, năm 2003 đã đạt 38,8%. Năm 2005, tổng số tàu thuyền khai thác là 90.880 tàu nâng tổng sản lượng khai thác hải sản lên 1.995.400 tấn ( Nguồn: Báo cáo Tổng kết hàng năm Bộ Thủy sản). Thêm nữa, cơ sở dịch vụ cho việc khai thác thuỷ sản trong những năm gần đây đã có bước phát triển nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu cơ bản phát triển ngành trong giai đoạn đổi mới. Việc hình thành và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ cho việc khai thác thuỷ sản diễn biến trên 3 lĩnh vực đó là cơ khí đóng sửa tàu thuyền; bến cảng và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. 1.3.1.2. Năng lực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản Khai thác thuỷ sản Khai thác thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành thuỷ sản. Tổng sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm qua liên tục tăng. Năm 1990, tổng sản lượng khai thác mới chỉ đạt 790000 tấn thì đến năm 1997 sản lượng khai thác đã vượt con số 1 triệu tấn, năm 2000, sản lượng khai thác đạt 1280,6 nghìn tấn, gần gấp đôi sản lượng năm 1990 và kể từ đó tiếp tục tăng( Trích: Báo cáo Tổng kết hàng năm Bộ Thủy sản). Biểu đồ 1.1 : Tổng sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2000-2006 Đơn vị: nghìn tấn Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thuỷ sản Tính tới tháng 7/2007, tổng sản lượng của Ngành thủy sản đạt 2.165.485 tấn tăng 6,21% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó sản lượng khai thác tăng 2,21% đạt 1.247.900 tấn ( Nguồn: Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản). Nuôi trồng thuỷ sản Nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoà với các ngành kinh tế khác. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn theo các năm. Cụ thể, năm 1991 diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 520.000 ha, sản lượng đạt 335.910 tấn, đến năm 1996 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 585.000 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 411.000 tấn, năm 2000, diện tích nuôi là 652.000 ha, sản lượng đạt 723.110 tấn, năm 2003 sản lượng nuôi trồng đã đạt 1.110.138 tấn với diện tích nuôi trồng 902.900 ha ( Nguồn: Bộ Thủy sản- Tổng cục Thống kê). Năm 2006, toàn ngành thủy sản đã sử dụng 1.050.000 ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản nâng sản lượng nuôi trồng lên 3.695.927 tấn ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Bộ Thủy sản). Tính tới tháng 7/2007, sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 12,19% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 917.585 tấn ( Nguồn: Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản) Biểu đồ 1.2 : Tổng sản lượng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2000-2006 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân. Chế biến hàng thủy sản xuất khẩu Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới, được mở rộng ra khắp vùng miền và huy động được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đến tháng 11/2007, cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc...(Nguồn: Sở Thủy sản Hải Phòng). Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm. Bên cạnh đó, hiện nay ngành thuỷ sản đang từng bước áp dụng phương pháp quản lý an toàn chất lượng tiên tiến HACCP vào sản xuất. Đây là phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến của Mỹ và EU, Canada để nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản. 1.3.2. Hàng rào kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu Rào cản kỹ thuật là các yêu cầu hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, chất lượng, an toàn, vệ sinh, mức độ ô nhiễm, an toàn đối với người lao động, quy định về quản lý....Tùy theo tình hình kinh tế của từng quốc gia mà mỗi quốc gia lại áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau trong đó bao gồm: + Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: hàng hoá xuất khẩu khi muốn xâm nhập vào thị trường các nước đầu tiên cần đáp ứng được các chỉ tiêu quốc tế như: ISO, H ACCP... + Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Các biện pháp lý về vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng bao gồm tất cả các văn bản pháp quy có quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá cuối cùng, các thủ tục xét nghiệm và phương pháp sản xuất chế biến + Tiêu chuẩn về quy cách, bao bì, nhãn mác: Về quy cách sản phẩm, các quốc gia đưa ra những quy cách khác nhau liên quan đến kích thước, hình dạng thiết kế, chức năng sản phẩm, về bao bì và nhãn mác, các quốc gia yêu cầu ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm đồng thời quy định bao bì phải đảm bảo có khả năng tái sinh và không ô nhiễm môi trường 1.3.3. Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ: Hàng rào thuế quan Hàng rào phi thuế quan: Cấp giấy phép, hạn ngạch, các quy định về bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ người tiêu dùng, an toàn cho sản xuất cũng như những quy định về phân phối và tiêu dùng sản phẩm Ngoài ra, hệ thống luật pháp minh bạch, thông thoáng cũng như các chính sách điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết định tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. 1.3.4. Thị hiếu của người tiêu dùng Đối với các sản phẩm thuỷ sản, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là rất quan trọng. Tuỳ thuộc và từng thị trường mà nhu cầu và thị hiếu là khác nhau. Thông thường, đối với những sản phẩm thuỷ sản, người tiêu dùng ưu thích sử dụng những sản phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và thời gian chế biến nhanh. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trên thế giới năm 2006 là 16,3kg/ năm, trong đó mức tiêu thụ thủy sản của các nước EU đạt 23,4 kg/người/năm ( Nguồn: Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản). Do giá trị của thuỷ sản cao nên mức tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào mức sống của người dân trên thế giới. 1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - Thị trường EU là thị trường có nhu cầu lớn về hàng hóa thủy sản với sự đa dạng và phong phú về sản phẩm xuất khẩu. Đây là mặt hàng mà EU luôn phải nhập siêu vì sản xuất trong nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường nội địa. Số liệu của EC cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và thủy sản của EU năm 2005 là 33 tỷ USD nhưng nhập khẩu hai loại ngành này đến 51,6 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nông sản và thủy sản đạt 8%/năm, riêng cá tăng trưởng trung bình hàng năm từ 2000 - 2005 là 4,4% và thủy sản chế biến là 4,8%. Tính riêng 2005, EU nhập khoảng 1,3 tỷ Euro thủy sản. Xuất khẩu thủy sản vào EU là cơ hội của các nước phát triển trong đó có Việt Nam (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 20/6/2006). - Thủy sản đang trở thành món ăn lựa chọn ưu tiên của người Châu Âu. Khu vực Đông Nam Á là nhà cung cấp thủy sản lớn của EU với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ASEAN là 38%/năm. Chính vì vậy, hiện nay EC rất quan tâm đến khu vực xuất khẩu này và cả các nước đang phát triển khác có tiềm năng bán cá và thủy sản chế biến của EU. Bên cạnh đó, EC đang có những biện pháp để xúc tiến đưa con cá, con tôm của nước nghèo vào những nước giàu trong EU. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp mà EU đã và đang áp dụng để giúp các quốc gia trong đó có Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường này. Ngoài ra, với luật mới của Eu năm 2006 thì các nước xuất khẩu chỉ cần tiếp cận và thương lượng với một nhà nhập khẩu chính là EC nhưng lại được tiêu thị sản phẩm ở toàn EU. Do vậy, nó sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam khi tiếp cận vào thị trường EU trong thời gian tới. - Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đạt được nhiều thành tích đáng kể. Việt Nam luôn có mặt trong top 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Những kết quả đó đã tạo ra một vị thế mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu thủy sản trên các thị trường thì hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU thời gian gần đây đã có những bước khả quan. Đến 6/2007, EU hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản (Nguồn: Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản). Bên cạnh đó, xét về khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU thì ta thây: hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU có khả năng cạnh tranh với hàng của Thái Lan trên khía cạnh giá: hàng tôm của Việt Nam đưa vào Eu được hưởng mức thuế nhập khẩu là 4%, Thái Lan chịu mức 14% gấp 3,5 lần Việt Nam (Nguồn: Tạp chí Thương mại Thủy sản, số 2/2007). Do vậy, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU rộng lớn. Đồng với, với việc đầy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và đầy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU nói riêng sẽ tạo điều kiện phát triển các vùng kinh tế, đặc biệt là những vùng kinh tế ven biển theo hướng: tận dụng được nguồn tài nguyên thủy sản, giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo việc làm, phát triển con người và công nghiệp hóa ngành kinh tế mũi nhọn. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU hiện nay 2.1. Khái quát chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Kể từ năm 2000 trở lại đây, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của ngành thuỷ sản Việt Nam cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Thuỷ sản vươn lên trở thành một trong 3 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm qua Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Tổng hợp Tạp chí Thương mại thủy sản - www.fistenet.gov.vn) Năm 2000 là một năm đáng nhớ của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam với việc kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD (đạt 1,4786 tỷ USD về giá trị và 52,3% về tốc độ tăng). Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 tăng mạnh là do giá thuỷ sản trên thế giới tăng và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ tăng nhanh. Theo số liệu biểu đồ 2.1 cho thấy, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt 2,227 tỷ USD tăng 10,74% so với năm 2002. Năm 2004, giá trị kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD tăng 7,14% so với năm 2003. Năm 2005, mặc dù thủy sản Việt Nam tiếp tục chịu những ảnh hưởng sau các vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ, song kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành vẫn đạt 2,739 tỷ USD tăng 10,4% so với năm 2004. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt mức trên 3 tỷ USD, tăng 22,2% so với năm 2005. Tính tới tháng 7/2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt 1,987 tỷ USD. Bên cạnh đó, những năm vừa qua cũng nhìn nhận sự tăng lên của sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. Theo bảng số liệu 2.1 cho thấy, năm 2000 mức sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 291,92 nghìn tấn tăng 26,95% so với năm 1999; thì tới năm 2004 đạt sản lượng gần gấp đôi 518,747 nghìn tấn và tới năm 2006 sản lượng xuấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0415.doc