Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Xuất nhập khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex

Tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Xuất nhập khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex: ... Ebook Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Xuất nhập khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Xuất nhập khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chiến lược quan trọng nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với nền kinh tế Thế Giới và khu vực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Hoạt động xuất khẩu nông sản không chỉ mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp mà còn đóng góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, tích luỹ vốn từ nguồn ngoại tệ thu về đồng thời phát huy tính năng động và sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh. Ngoải ra, kinh doanh xuất khẩu còn là phương tiện khai thác triệt để những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Tuy nhiên xét về lâu dài, chúng ta vẫn có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển nông nghiệp cao hơn do xuất phát từ một nước nông nghiệp là chủ đạo với hơn 70% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu với những đặc sản nổi tiếng như chè Thái Nguyên, gạo trắng hạt dài - đứng thứ hai Thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Nói cách khác, chúng ta có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Từ những lợi thế trên, Đảng và nhà nước ta đã xác định lấy nông sản làm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, coi xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tạo ra những mặt hàng mũi nhọn chủ lực trên thị trường quốc tế, tái cơ cấu lại lực lượng lao động sao cho phù hợp với đòi hỏi của xu thế hiện nay - đặc biệt khi Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của đại gia đình WTO. Đây cũng mở ra nhưng cơ hội mới đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho Việt Nam. Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên XNK - Đầu Tư Hà Nội - Unimex là một trong những DNNN lớn với chức năng chính là xuất khẩu đã mạnh dạn tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản. Cho đến nay, Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về xuất khẩu và đã luôn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cả chủ quan lẫn khác quan mà Công ty cần phải khắc phục để vượt qua trong thời gian tới. Nói cách khác, những thành tựu trong thời gian qua chưa xứng đáng với tầm vóc năng lực của Công ty. Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex’’ Bố cục chuyên đề gồm 3 chuơng: ChươngI: Giới thiệu chung về Công ty Unimex. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩu mạnh xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Unimex. Em xin cảm ơn thầy giáo TS. Trần Việt Lâm, Ths. Vũ Trọng Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn và tập thể các cô chú anh chị cán bộ Công ty Unimex nói chung và phòng kinh doanh 7 nói riêng (đặc biệt là cô Hoàng Thị Vượng – trưởng phòng) đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY UNIMEX 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Thông tin chung về Công ty Công ty Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex được thành lập vào tháng 2 năm 1962. Lúc đầu là Công ty thu mua hàng xuất khẩu Hà Nội với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thu gom hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và bán hàng cho các Tổng Công ty xuất khẩu Trung Ương theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước. Công ty Unimex Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là: “HA NOI IMPORT - EXPORT AND INVESTMENT COPORATION” Tên điện tín: UNIMEX - HANOI Trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền - Hà Nội Telex: 8264159 - 8255875 Fax: (84 - 4)8259246 1.2. Quá trình hình thành Tháng 4 năm 1980 hoạt động ngoại thương của thành phố phát triển, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội là đơn vị kinh tế làm chức năng kinh doanh XNK tổng hợp, tổ chức sản xuất và kinh doanh trong nước. Năm 1987, Liên Hiệp Công ty được Nhà nước cho trực tiếp kinh doanh nhập khẩu với thị trường nước ngoài. Cuối năm 1991, UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 3310/QĐUB/TC, hoạt động của liên hiệp Công ty được tăng thêm chức năng đầu tư, kinh doanh với nước ngoài đã đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Hà Nội (Unimex Hà nội). Ngày 24/3/1993 UBND thành phố HN đã ra quyết định số 1023/QĐUB thành lập Công ty Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Hà Nội được nằm trong liên hiệp Công ty XNK & Đầu Tư Hà Nội (gọi tắt là Unimex - Hà nội). Tổng hợp vốn: + Vốn cố định: 5.385.494.661 VNĐ + Vốn lưu động: 45.800.495.86 VNĐ Từ năm 1995 Công ty bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ lẻ, chuyển dần xuất nhập khẩu uỷ thác sang tự doanh, triển khai kinh doanh gia công xuất nhập khẩu, khai thác nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt Nam công tác, lao động và học tập ở nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế, xây dựng kho chứa hàng XNK. Tháng 10/2004 Công ty Unimex sáp nhập vào Tổng Công ty Thương mại HN HAPRO, việc chuyển đổi đã tạo điều kiện để Công ty đổi mới, mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động để thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Tổng Công ty Thương Mại HN - tên giao dịch là HAPRO là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm Công ty mẹ - Tổng Công ty thương mại Hà Nội và 23 Công ty con là các Công ty TNHH một thành viên, các Công ty cổ phần và các Công ty liên doanh liên kết. Trong Công ty thương mại HN trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các Công ty con. Địa chỉ: 38-40 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN. Giám đốc: Nguyễn Hữu Thắng Website: 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty XNK và Đầu Tư HN - Unimex là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thương mại HN, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, điều lệ Tổng Công ty Thương Mại HN và điều lệ Công ty được UBND thành phố phê chuẩn, có chức năng: + Xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu: Hàng nông sản, thực phẩm, dược liệu, gia vị, lâm sản, thuỷ hải sản. Hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ. + Nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giao thông vận tải, bưu điện, hàng hải, y tế…lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. + Kinh doanh: Kinh doanh cho thuê nhà, dịch vụ du lịch - khách sạn. Bán hàng miễn thuế cho các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và khách du lịch nước ngoài. + Đầu tư, liên doanh: Với nước ngoài và doanh nghiệp trong nước trên các lĩnh vực: chế biến sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, mạng lưới cửa hàng bách hoá, cơ sở kinh doanh dịch vụ… + Nhận xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, đặc biệt là các công trình có sử dụng sản phẩm nhóm sản xuất công nghiệp. + Huy động vốn cho vay. Cho đến nay Công ty Unimex HN đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với 30 thị trường Châu Âu, Đông Âu và Trung Đông. Nguồn hàng nói chung là ổn định, có đủ khả năng cung ứng nhiều mặt hàng cho các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật…Công ty còn mở rộng quan hệ buôn bán trực tiếp với các nước Châu Âu, Mỹ…Ngoài ra, Công ty còn thông qua các tổng Công ty có chức năng làm đầu mối để xuất nhập khẩu uỷ thác với những thị trường khác. Hiện nay Công ty có văn phòng đại diện ở Nga, 2 chi nhánh ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức liên doanh liên kết để khai thác các mặt hàng nông sản công nghiệp và thủ công nghiệp trong và ngoài thành phố để xuất khẩu. Trong sản xuất và kinh doanh Công ty đã áp dụng việc đa dạng hoá sản phẩm, trong đó mặt hàng xuất khẩu chính là nông sản. Trong quản lý tài chính, với các biện pháp quản lý tài sản, tiền vốn khá năng động Công ty đã khắc phục được biến động của thị trường. 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Công ty là một Doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, được Nhà nước giao vốn để hoạt động, phát triển ngành nghề kinh doanh của mình. Từ bộ máy cồng kềnh, nhiều bộ phận đến nay Công ty đã có một bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên, mô hình chủ tịch Công ty nghĩa là người trực tiếp giúp chủ sở hữu Công ty, giám đốc do chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm. - Công ty XNK & Đầu Tư HN trực thuộc Tổng Công ty thương mại HN theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Chủ tịch Công ty Ban Tổng Giám Đốc Phòng TC-Cán bộ Phòng TC-KT Phòng KH-TH Các phòng KD&ĐT Các Trung tâm Các Xí nghiệp Các Chi nhánh Bộ phận KD Các phân xưởng SX Các cửa hàng Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: - Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty: là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty, quản lý chung khối văn phòng, kinh doanh, các chi nhánh và khối xí nghiệp, là người đại diện của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Công ty thương mại và tập thể lao động. - Công ty có hai phó tổng giám đốc giúp đỡ trong việc quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. - Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm), kịp thời phát hiện các hoạt động tài chính tiêu cực làm ảnh hưởng đến Công ty. Đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của các phòng kinh doanh trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được quay vòng nhanh và có hiệu quả nhất. Quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tàichính, ngân hàng àng năm. - Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của Công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý và hiệu quả nhất. Quy hoạch đào tạo, điều hành, bổ sung lao động nhằm phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Ngoài ra, phòng tổ chức cán bộ còn làm một số công việc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch của Công ty trong dài hạn, ngắn hạn, thu thập và nắm giữ toàn bộ thông tin về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo thông tin cho tổng giám đốc một cách chính xác, kịp thời nhằm giúp tổng giám đốc có quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. - Các phòng kinh doanh: + Phòng kinh doanh 1: Xuất khẩu hàng nông sản. Phòng có nhiệm vụ thu mua và xuất khẩu các mặt hàng nông sản đặc trưng và có thế mạnh của Việt Nam như hạt tiêu, gạo, quế, hoa hồi, chè. Với các mặt hàng xuất xứ từ các tỉnh phía nam như Hạt Tiêu và gạo, Công ty có ký hợp đồng thu mua với một số các đại lý lớn ở địa phương. Với các sản phẩm có xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc như Quế và Hoa hồi, Công ty tự đứng ra thu mua từ các hộ nông dân hoặc mua lại của các kho hàng lớn tại địa phương. + Phòng kinh doanh 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu các máy móc thiết bị. + Phòng kinh doanh 3: Xuất nhập khẩu tổng hợp. + Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu tổng hợp, nhập khẩu phương tiện vận tải. + Phòng kinh doanh 6: Xuất nhập khẩu tổng hợp. + Phòng kinh doanh 7: Xuất nhập khẩu tổng hợp. + Phòng kinh doanh 8: Xuất nhập khẩu tổng hợp - Ban đầu tư (trực thuộc phòng Tài chính - Kế toán): Có nhiệm vụ tham mưu giúp tổng giám đốc trong công tác đầu tư với các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Định hướng đầu tư, quy hoạch và quản lý xây dựng cơ bản của các đơn vị trực thuộc Công ty, đồng thời tổ chức và thực hiện việc xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc đầu tư xây dựng. - Ban công nợ (trực thuộc phòng Tài chính - Kế toán): Giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng trong và ngoài nước, xây dựng và đề xuất các phương án thu hồi công nợ trong các địa phương, trình duyệt Ban Giám đốc, đồng thời phối hợp với các phòng ban kinh doanh tổ chức đối chiếu sổ lưu cũ và kế toán tài vụ, đàm phán thương lượng với khách hàng trong và ngoài nước nhằm giải quyết tốt công tác thanh toán. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, phối hợp với các phòng ban, cá nhân liên quan, cung cấp các chứng từ cần thiết, tổng hợp các báo cáo định kỳ về tình hình thu hồi công nợ cho lãnh đạo Công ty và giúp thanh toán công nợ thuận lợi. - Chi nhánh: Gồm chi nhánh Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Hải Phòng: thực hiện các nghiệp vụ giao nhận liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Hải Phòng. Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Có nhiệm vụ liên hệ với các đại lý thu mua hàng ở các tỉnh phía Nam và làm nhiệm vụ giao nhận với các lô hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh. - Các trung tâm: Gồm trung tâm thương mại xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ (ARTEX Ha Noi); trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp HN (GENEXIM). Các trung tâm này thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp; hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, là các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên phải báo cáo với cấp trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Các xí nghiệp: • Xí nghiệp Chè Thủ Đô. Sản xuất và chế biến chè phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. • Xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn. Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu. • Xí nghiệp bao bì. Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các loại bao bì đóng gói phục vụ cho các xí nghiệp Chè Thủ Đô và xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn. Ngoài ra, xí nghiệp còn sản xuất phục vụ nhu cầu của các nhà máy và xí nghiệp ở các vùng phụ cận. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Unimex Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Unimex (2003 - 2006) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 971390 1122460 1250470 1382839 Chi phí 968947 1121019 1247870 1379989 Lợi nhuận 2443 1441 2600 2850 Thu nhập bình quân/ tháng 2,4 2,14 2,25 2,5 Tổng nộp ngân sách 60,978 95,808 158,000 176,000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng Kế Toán) - Về doanh thu: Doanh thu của Công ty tăng qua các năm. Năm 2003, Công ty có được doanh thu là 971390 (tr Đ) thì tới năm 2004, mức tăng doanh thu nhảy vọt lên tới 1122460 (tr Đ), tăng 151070 (Tr Đ) tương đương với tăng 15,6 %. Đây là mức tăng doanh thu nhanh nhất từ năm 2003 tới năm 2006. Ta có thể nhìn rõ hơn qua hình 1 bên dưới: Tuy doanh thu các năm tăng nhưng mà mức tăng doanh thu có xu hướng tăng giảm dần. Nếu như năm 2004 doanh thu tăng 15,6% thì qua các năm tiếp theo, doanh thu tăng giảm dần: 2005 tăng 11,4%, năm 2006 tăng 10,6%. - Về chi phí của Công ty: Chi phí của Công ty tăng qua các năm. Tốc độ tăng của chi phí gần giống tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2004 chi phí có tốc độ tăng nhanh nhất 15,7% (so với năm 2003), năm 2005 có tốc độ tăng là 11,3%, còn năm 2006 thì tốc độ tăng chỉ là 10,6%. - Về lợi nhuận: Chính vì năm 2004 doanh thu và chi phí của Công ty đều tăng nhanh nhất nên lợi nhuận năm đó giảm hẳn đi. Nếu năm 2003 lợi nhuận của Clà 2443 (tr Đ) thì năm 2004 lợi nhuận chỉ còn 1441 (tr Đ) giảm đi 1002 (tr Đ). Đó là 1 con số khá lớn, có nghĩa năm 2004 lợi nhuận giảm đi 41%. Điều này có thể lí giải do điều kiện biến động của môi trường: bão lũ, dịch bệnh...; chỉ số giá tăng. Nhưng đến năm 2005 lợi nhuận lại lên đến mức 2600 triệu đồng (cao hơn năm 2004) do Công ty sáp nhập với hai trung tâm thương mại là ARTEX và GENEXIM. Năm 2006 đạt 2850 triệu đồng nhưng so với các năm trước thì mức tăng này là không nhiều do chi phí tăng như: Giá các nguyên liệu đầu vào tăng, cước vận chuyển tăng… - Về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước: Công ty luôn thực hiện nghiêm túc, đúng hạn các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước, năm sau thường cao hơn năm trước đặc biệt từ năm 2005 tổng nộp ngân sách của Công ty tăng lên mức 158.000 ( triệu đồng) do Công ty nhập nhiều xe máy mặt hàng chịu thuế 100%. Tuy nhiên, theo dự báo khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới - WTO (11/2006) thì một số loại thuế sẽ được điều chỉnh lại và mức nộp ngân sách sẽ có thay đổi. - Thu nhập của cán bộ công nhân viên: Kết quả kinh doanh của Công ty ngày một ổn định, lợi nhuận tăng làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng ổn định và tăng lên. Năm 2003 là 2.4 triệu đồng riêng năm 2004 thu nhập bình quân có giảm xuống còn 2.1 triệu. Điều này cũng dễ dàng giải thích. Đó là do lợi nhuận năm 2004 bị giảm đi so với năm 2003. Và đến năm 2005 khi lợi nhuận được khôi phục thì lợi nhuận của Công ty lại tăng lên 2.25 triệu đồng. Một phần đóng góp quan trọng trong sự biến đổi tiền lương đó là do có sự thay đổi về chính sách lương tối thiểu của Chính phủ. Năm 2006 thu nhập của cán bộ nhân viên sẽ đạt 2.5 triệu đồng/ người, tuy nhiên xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển do mức sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI 1. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty 1.1. Các nhân tố chủ quan 1.1.1. Khả năng về vốn cho hoạt động xuất khẩu Vốn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh vì nó quyết định đến quy mô và năng lực của doanh nghiệp. Nói cách khác vốn là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh sản xuất, khả năng phân phối và đầu tư có hiệu quả nguồn vốn. Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Nếu thiếu vốn sẽ gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có khả năng về vốn sẽ có thể đổi mới công nghệ, thực hiện những hợp đồng có giá trị lớn. Chính vì vậy, việc đảm bảo đầy đủ vốn cho kinh doanh là rất quan trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục và đạt hiệu quả cao. Một số hình thức huy động vốn như: tự huy động vốn trong Công ty, vốn vay Ngân Hàng, vốn liên doanh liên kết, vốn vay bằng phát hành trái phiếu... Hiện nay, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn: - Vốn tự có trong quá trình kinh doanh: có được chủ yếu do phân chia lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm - Vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng: Đây là phương thức chủ yếu mà Công ty dùng để huy động vốn. Do đặc thù là doanh nghiệp xuất khẩu nên việc huy động vốn của Công ty có một số thuận lợi nhất định do chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước ta. Khi Công ty có hợp đồng xuất khẩu, Công ty có thể vay vốn ngắn hạn (thường là 4 tháng) từ ngân hàng để thu mua hàng hoá. Huy động vốn theo phương thức này sẽ được hưởng lãi xuất ưu đãi nếu so với phương thức vay thương mại thông thường. Vì là doanh nghiệp nhà nước nên Công ty được huy động vốn theo hình thức tín chấp với hạn mức lớn. Đây là thuận lợi rất lớn của Công ty so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay. - Vốn vay từ liên doanh, liên kết. Vì Công ty là công trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nên Công ty huy động nguồn vốn từ mối quan hệ này. Phương thức này có thể giúp cho Công ty chia sẻ rủi ro khi đầu tư. Ngược lại phải chia sẻ lợi nhuận. Nguồn vốn này Công ty rất ít sử dụng. - Vốn từ các khách hàng lớn trả trước. Với những khách hàng nước ngoài lớn thì Công ty có thể nhận những khoản tiền ứng trước. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng đối với Công ty. Có rất nhiều hình thức cung ứng vốn cho các doanh nghiệp nhưng Công ty sử dụng có 4 phương thức nêu trên. Chính vì không đa dạng được các nguồn cung ứng vốn nên khả năng về vốn của Công ty khó khăn. Nếu cứ sử dụng hình thức vay ngân hàng thì không có lợi khi mà việc thu mua, vận chuyển hàng nông sản mất nhiều thời gian. Còn chỉ sử dụng vốn tự có thì không đủ đáp ứng các đơn hàng, không tận dụng hết được hiệu quả của các nguồn vốn. Trong thời gian tới, theo xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp (đặc biệt là các DNNN) thì Công ty sau khi cổ phần sẽ huy động được vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường. Điều này khiến Công ty thuận lợi hơn trong việc huy động vốn để chuẩn bị thu mua đáp ứng kịp thời các đơn hàng nông sản xuất khẩu. 1.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu Con người là nhân tố quyết định của mọi hoạt động trong xã hội, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đảm bảo một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiệt huyết, tận tuỵ với công việc, có ý nghĩa sống còn đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý và buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước các biến cố sẽ giúp hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Ngược lại, với một đội ngũ cán bộ năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty không những không đạt hiệu quả mà còn làm giảm khả năng cũng như hạn chế mọi tiềm lực của Công ty. Như vậy, khả năng của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu muốn có kết quả tốt cần phải tuyển chọn quan tâm, đào tạo, và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực thực sự, đồng thời chú trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho lực lượng này làm việc có hiệu quả. Cơ cấu lao động của Công ty nếu chia theo giới tính thì số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam. Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ trong Công ty là 61.4%, tỷ lệ lao động nam là 38.6%. Năm 2006, tổng số lao động của Công ty là 754 người gồm có đội ngủ cán bộ và công nhân kỹ thuật. Số cán bộ là 273 người, chiếm 36,2%. Trong đố 210 người có trình độ đại học và trên đại học, còn lại có 63 người có trình độ cao đẳng, trung cấp. Điều đó cho thấy trình độ cán bộ trong Công ty là khá cao, chứng tỏ Công ty luôn chú trọng đến công tác tuyển chọn, đạo tạo đội ngủ cán bộ. Về độ tuổi, trên 70% tổng số cán bộ có độ tuổi trên 40. Như vậy, đội ngũ cán bộ trong Công ty đã có nhiều kinh nghiệm, có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý và kinh doanh. Số công nhân kỹ thuật là 481 người chiếm 63,6% có tay nghề phù hợp với công việc khác nhau trong Công ty. Công ty có các công nhân làm nhiệm vụ sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu ở các xí nghiệp, các kỹ thuật viên làm nhiệm vu liên quan đến đầu tư, xây lắp. 1.1.3. Uy tín của Công ty Trong hoạt động kinh doanh nói chung, xuất khẩu nói riêng thì uy tín có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là tài sản vô hình tạo nên sức mạnh của Công ty vì trên thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Công ty nào có uy tín cao sẽ được khách hàng tin cậy và lựa chọn. Uy tín của Công ty là thương hiệu của Công ty, nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm mà còn trong mọi hoạt động của Công ty, uy tín của Công ty còn được đo bằng những lá phiếu bình chọn của khách hàng cho sản phẩm mà Công ty làm ra. Tất cả những nhân tố trên đều phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, các dịch vụ….. Như vậy, uy tín thương hiệu của Công ty cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh và vị thế của Công ty trên thị trường xuất khẩu trong và ngoài nước. Nhận thức được điều đó, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Để phục vụ việc quảng bá sản phẩm của Công ty và giúp khách hàng có những thông tin liên tục, Công ty đã xây dựng website www.unimex-hanoi.com với giao diện thân thiện và có cung cấp thông tin của các sản phẩm mà Công ty đang có. Ngoài ra, thương hiệu của được biết đến trong thương hiệu bao trùm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, được đăng kí bảo hộ tại 17 quốc gia trên thế giới. Chính vì thương hiệu của Công ty được xác lập như vậy đã tạo lòng tin với khách hàng nước ngoài. Điều này tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản của CÔNG TY dễ dàng hơn, dễ được bạn hàng nước ngoài chấp nhận hơn. 1.1.4. Trình độ tổ chức quản lý Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên hệ chặt chẽ với nhau để hướng tới mục tiêu chung đó là hiệu quả kinh doanh. Để đạt được điều này thì khâu tổ chức quản lý có một vị trí hết sức quan trọng giúp giảm thiểu những sai sót, lãng phí, thất thoát…. Do đó, kết quả kinh doanh cũng phụ thuộc rất nhiều vào khâu tổ chức quản lý. Như trên đã trình bày, trong tổng số lao đọng của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2006, có 210 người có trình độ đại học và trên đại học, còn lại có 63 người có trình độ cao đẳng, trung cấp. Điều đó cho thấy trình độ cán bộ trong Công ty là khá cao và như vậy Công ty có thể thực dễ dàng hơn trong việc bố trí lao động vào các vị trí quản lý trung và cao cấp. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp cho Công ty đưa ra các kế hoạch, chiến lược thích ứng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, mở rộng thị trường,... và thực hiện chúng với kết quả tốt. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp cho Công ty đảm bảo lượng hàng, chất lượng, thời gian giao hàng nông sản xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, vạch ra được hướng đi đúng đắn trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. 1.2. Các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan bao gồm toàn bộ những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp. Các nhân tố này bao gồm: 1.2.1. Nhân tố thị trường Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn, nó chi phối hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp dựa trên một vài nhân tố sau: + Nhu cầu của thị trường về nông sản: như đã trình bày ở trên, nông sản là một mặt hàng thiết yếu của đời sống và cũng giống như mọi mặt hàng khác nó phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu…. Khi dân cư với thu nhập cao thì cầu về khối lượng nông sản giảm nhưng cầu về chất lượng nông sản lại cao và ngược lại. Ví dụ ở một số thị trường nông sản như Mỹ, Châu Âu thì cầu về chất lượng nông sản rất cao trong khi đó những thị trường nông sản của Châu Phi lại có cầu khối lượng cao. Nhu cầu về nông sản mỗi thị trường mỗi khác, vì vậy Công ty cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng về cầu thị trường, về đặc điểm phong tục tập quán, thói quen của người dân các nước. Từ đó xuất khẩu các mặt hàng nông sản phù hợp. + Cung nông sản: các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản cần đặc biệt quan tâm tới nhân tố này. Cụ thể cần tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại mặt hàng của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh để từ đó có những chiến lược hợp lý. Vì trên thị trường thế giới nông sản rất đa dạng và phong phú với nhiều nhà cung cấp do đó nếu lượng cung tăng quá nhanh sẽ dẫn tới khủng hoảng thừa. + Giá nông sản: giá là yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng giữa cung và cầu nông sản. Nếu cầu vượt quá cung sẽ làm cho giá tăng và ngược lại. Hiện tại giá nông sản ở các nước đang tăng cao. Tình hình xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, việc xác định giá cả hết sức quan trọng. Công ty phải chú ý tới các chiến lược về giá cả hợp lý, học hỏi các đối thủ cạnh tranh ở thị trường ngoài nước. Nếu để giá quá thấp thì Công ty mất đi lợi nhuận, còn đặt giá quá cao khiến cho hàng không xuất khẩu được, hoặc rơi vào tình trạng ép giá làm mất uy tín với khách hàng. 1.2.2. Nhân tố giá thành Đây là một trong những yếu tố quyết định đến giá của bất kỳ của một sản phẩm nào. Giá được hình thành bởi các yếu tố sau: giá đầu vào của nguyên liệu sản xuất, chi phí sản xuất, chi phí chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển...Khi chi phí cho những yếu tố này tăng lên sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên theo. Tuy nhiên, do nông sản là mặt hàng thiết yếu của đời sống xã hội nên được hưởng nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước như: trợ giá nguyên liệu, giảm thuế… nhằm ổn định thị trường xuất khẩu nông sản. Giá là 1 công cụ cạnh tranh hết sức hữu hiệu, quyết định lợi nhuận của Công ty. Vì vậy Công ty cần chú ý tới việc tìm mọi cách giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu. 1.2.3. Chính sách quản lý Nhà nước Trong quản lý nhà nước thường sử dụng các công cụ sau: + Công cụ hạn ngạch (Quota): Đây là biện pháp dùng để hạn chế về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thông thường là một năm). Chủ yếu áp dụng đối với mặt hàng chiến lược của Ngân Hàng như gạo. + Công cụ thuế quan: là loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu. Mỗi quốc gia có một biểu thuế quan riêng cho từng nhóm mặt hàng. Đối với những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, quốc phòng hay mang tính thiết yếu thường có mức thuế thấp. Ngược lại, đối với những mặt hàng xa xỉ như rượu, bia, thuốc lá…thường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức cao nhất 100% do đây là những mặt hàng không khuyến khích. + Trợ cấp xuất khẩu: là biện pháp của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm khuyến khích tăng số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch . Ví dụ như: trợ cấp nếu xuất khẩu đạt được một số lượng nào đó, trợ cấp giảm chi phí xuất khẩu, chi phí về giao nhận vận tải quốc tế đối với hàng xuất khẩu được ưu đãi hơn vận tải hàng nội địa… + Chính sách tỉ giá hối đoái: là quan hệ sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Chính phủ thường can thiệp nhằm ổn định tỉ giá giữa đồng tiền nước mình với đồng ngoại tệ vì nếu tỉ giá tăng sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu và ngược lại. + Hàng rào phi thuế quan: có rất nhiều khái niệm về hàng rào phi thuế quan. Theo định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế năm 1997: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu.” Có thể hiểu là những quy định hành chính phân biệt, đối xử với hàng hoá nước ngoài nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. + Hồ sơ, thủ tục hành chính xuất khẩu: đây là các văn bản mang tính chất bắt buộc, quyết định hàng hoá có được xuất khẩu sang nước ngoài hay không. Nhà nước có các chính sách thông thoáng bao nhiêu thì công tác xuất khẩu hàng nông sản dễ dàng bấy nhiêu, việc cạnh tranh bằng giá cả, dịch vụ cũng có thể thực hiện được. Với vai trò là doanh nghiệp nhà nước thì Công ty có điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng nông sản. Hơn nữa, hiện nay, chính phủ hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng nông sản, mức thuế suất xuất khẩu 0%. Đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường thế giới. 1.2.4. Nhân tố hợp tác quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nhiều hiệp định kinh tế song phương, đa phương được ký kết. Nhiều liên minh kinh tế, khối mậu dịch tự do được hình thành với mục đích dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các nước. Nếu quốc gia nào là thành viên của các liên minh kinh tế này hay tham gia ký kết các hiệp định kinh tế thì._. quốc gia đó sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, tránh được những rào cản lớn trong quá trình thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việt Nam đã chính thức vào tổ chức thương mại WTO, đây là 1 cơ hội cũng như 1 thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy Công ty cần phải có những giải pháp thích hợp có thể đẩy manh xuất khẩu hàng nông sản, có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài, nắm bắt những cơ hội, loại bỏ những nguy cơ. 1.2.5. Ảnh hưởng của các nền kinh tế trong và ngoài nước Sản xuất trong nước có ảnh hưởng đến lượng cung của hàng xuất khẩu, nếu nó phát triển thì khả năng cung ứng hàng xuất khẩu sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công tác thu mua và ngược lại. Nếu nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu trực tiếp hàng hoá của doanh nghiệp phát triển thì nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên, tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều đối thủ trong và ngoài nước. 1.2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý Các yếu tố địa lý, sinh thái luôn được nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng để có những quyết định đúng đắn về cách thức cũng như nội dung kinh doanh xuất khẩu vì chi phí vận tải là rất lớn. Ngoài ra, thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng đến khả năng cung ứng, chi phí bảo quản, chế biến hàng hoá ở nước xuất khẩu. Với mặt hàng là nông sản xuất khẩu thì Công ty càng cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn các yếu tố này. Các mặt hàng này cồng kềnh, có thể tích lớn, cần vận chuyển với lô hàng lớn. Vì vậy phí vận chuyển cao. Do đó cần phải có phương thức vận chuyển thích hợp. Hơn nữa, các mặt hàng nông sản lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu thời tiết. Nên Công ty phải chú ý tới điều kiện bảo quản hàng. 1.2.7. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và hệ thống tài chính ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì quan hệ thanh toán, nhu cầu huy động vốn lớn. Nếu hệ thống tài chính ngân hàng của cả nước xuất nhập khẩu phát triển thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn, đồng thời việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán sẽ đơn giản hơn với chi phí thấp hơn. Vì vậy Công ty cần chú ý tới phương thức thanh toán với các bạn hàng nước ngoài. Việc thanh toán hàng hoá nhanh chóng tiết kiệm chi phí giao dịch, giảm thời gian trả lãi vay ngân hàng,... 2. Thực trạng xuất khẩu nông sản tại Công ty Unimex Hà Nội Trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Trong sự phát triển chung ấy không thể không nhắc tới những kết quả mà nền sản xuất nông nghiệp đạt được đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và xuất khẩu hàng nông sản. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, phải nhập lương thực nay đã trở thành nước xuất khẩu hàng nông sản đứng thứ 3 thế giới. Có được thành tựu to lớn ấy là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, của mọi cấp mọi ngành. Trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam có phần đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản trong đó có Công ty Unimex Hà Nội. Mặc dù gặp khó khăn trong những năm đầu đổi mới kinh tế vừa qua như bị hạn chế về chức năng quyền hạn kinh doanh, cơ cấu tổ chức cồng kềnh cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế trong doanh nghiệp cứng nhắc, thiếu năng động trong cơ chế thị trường, khó có thể cạnh tranh các doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh, đặc biệt là trong kinh doanh ngoại thương. Trình độ chuyên môn của một số lãnh đạo còn trì trệ, yếu kém, hoạt động trong điều kiện cơ chế chính sách luôn thay đổi… Nhưng vượt lên trên những khó khăn đó, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, kinh nghiệm của Công ty đã đoàn kết nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi, tìm tòi sáng tạo để đạt được kết quả tốt trong kinh doanh. Trên thực tế trong thời gian qua Công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng lớn, các mặt hàng có đa dạng hơn. Khả năng thu mua, duy trì thị trường cũ, tiếp cận thị trường mới ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, hàng năm từ hoạt động xuất khẩu nông sản Công ty đã giải quyết công ăn việc làm mang lại thu nhập cho nhiều người lao động trong và ngoài Công ty, đồng thời đóng góp hàng chục tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Để đi sâu hơn nữa về kết quả kinh doanh hàng nông sản của Công ty Unimex trong thời gian qua, chúng ta hãy phân tích một số khía cạnh sau: 2.1. Quy mô và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nông sản 2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động rất phức tạp, giá một số loại hàng hoá biến động bất thường. Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Công ty XNK và Đầu tư HN vừa trải qua thời kỳ sáp nhập, giải thể theo quyết định 86/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của UBND thành phố Hà Nội, một loạt các cơ sở sản xuất kinh doanh, các phòng, ban quản lý, kinh doanh phải sắp xếp lại...Mặc dù những công tác này đã được tiến hành rất thận trọng song vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Tuy vậy, bằng sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty Unimex vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và thu được một số kết quả nhất định. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm qua đều có mức tăng trưởng khá, mức tăng trưởng hàng năm đều vượt kế hoạch, thường là năm sau cao hơn năm trước. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty Unimex từ năm 2003 – 2006 ĐVT:1000 USD Năm Kim ngạch xuất khẩu nông sản Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng xuất khẩu nông sản/Tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 2003 5565.1 24075 23.1 2004 11959.1 14441 82.8 2005 6198.2 19400 31.9 2006 7628.8 18500 41.2 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Unimex) Hàng nông sản luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số hàng hoá mà CÔNG TY đem xuất khẩu. Thậm chí năm 2004, tỷ trọng này lên tới 82.8% - đạt 11959.1 (nghìn USD). Năm 2004 xuất khẩu hàng nông sản tăng đột biến tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2003. Nhưng năm sau đó thì giảm xuống chỉ còn xuất khẩu được 6198.2 (nghìn USD), và chỉ chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong xuất khẩu. Tới năm 2006 thì mặt hàng xuất khẩu này có xu hướng tăng nhanh trở lại, xuất khẩu được 7628.8 (nghìn USD) chiếm tới 41.2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tóm lại, hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty trong 4 năm qua có tăng trưởng nhưng không đồng đều là do nguyên nhân sau: - Nguyên nhân chủ quan: Vấn đề bất cập hơn là do tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất và nguồn vốn chưa đủ cho hoạt động sản xuất dẫn đến tình trạng một số mặt hàng Công ty không có khả năng xuất khẩu. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như: trình độ chuyên môn của công nhân chưa cao, cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghệ lạc hậu… - Nguyên nhân khách quan: do thiên tai xảy ra liên tục (sóng thần, bão, lụt ...), thị trường xuất khẩu nông sản thế giới thời gian qua có nhiều biến động xấu làm cho giá nông sản xuất khẩu cũng thất thường. Ngoài ra, tỷ giá đồng Đô la biến động thất thường, dịch bệnh SARS, cúm gia cầm dẫn đến công tác kiểm dịch hàng hoá qua biên giới rất khắt khe, chưa kể chiến tranh xung đột ở một số khu vực như Trung Đông… 2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm đồng thời lợi nhuận cũng là mục tiêu của mọi hoạt động của Công ty. Đến nay, ngành nghề kinh doanh của Công ty đã được mở rộng và phong phú hơn, ngoài mặt hàng chính là nông sản Công ty còn mở rộng sang một số lĩnh vực: xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng như phôi thép… hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, lĩnh vực chủ yếu của Công ty vẫn là hàng nông sản xuất khẩu. B¶ng 3: T×nh h×nh xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng n«ng s¶n cña C«ng ty Unimex (2003 - 2006) Mặt hàng  2001 2002  2003 2004 2005 2006 Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá (USD)/tấn Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá (USD)/tấn Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá trị (USD)/tấn Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá trị (USD)/tấn Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá trị (USD)/tấn Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá trị (USD)/tấn Gạo 0 0 1248 222936 178,6 990 192060 194 500 82500 165 1050 178500 170 1567 391750 250 Chè 160,1 253249 1582,1 225,1 317399 1410,2 119.7 96166.98 803.4 303.3 439330 1448.5 855 1197000 1400 945 1275750 1350 Quế 260 381074 1465,5 278,7 285826 1025,5 370.7 377372.6 1018 240 247200 1030 300 301500 1005 326 374900 1150 Hồi 35,3 204660 5796,1 145,7 515731 3539,7 320.6 784444.1 2446.8 130 361530 2781 250 509250 2037 310 604500 1950 Hạt tiêu 143,1 600372 4196,1 106 162804 1536,5 150 893085 5953.9 190.9 476066 2493.8 125 675375 5403 280 1125600 4020 Tổng 119,8 1993118 2122,02 1731966 1951 2343129 1364.2 1606626 2580 2861625 3428 3772500 (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp Công ty Unimex) Nhìn vào bảng ta có thể thấy: - Quế, hoa hồi: Đây là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống của Công ty và đã mang lại cho Công ty rất nhiều lợi nhuận. Năm 2005 kim ngạch quế đạt 300.000 USD, tăng 50% so với năm 2004, tuy nhiên không cao bằng năm 2003 (377.404 USD). Về hoa hồi năm 2005 đạt 500.000, tăng hơn 2004 là 67%, nhưng chưa cao bằng năm 2003 với mức (784.430 USD). Nhìn chung, kim ngạch quế, hồi có lên xuống là do vụ mùa và giá thị trường quyết định (chủ yếu là xuất sang Trung Quốc với giá rẻ). Tuy nhiên, dù tăng giảm về số lượng, giá cả thì đây vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Công ty, năm nào cũng có. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu quế và hoa hồi lớn do nước này có nhu cầu về gia vị rất lớn. Điều này cho thấy Công ty cần phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho sản phẩm quế hồi của mình. - Hạt tiêu: Theo hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay Việt Nam nắm giữ một nửa thị trường hạt tiêu Thế giới. Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở 73 quốc gia, nhiều nhất là Mỹ, các nước EU, vùng Trung Đông. Theo thống kê, diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam hiện lên tới 52.500 ha, năng suất hạt tiêu ổn định ở mức 2,3 tấn/ha.Chất lượng hạt tiêu cũng được cải thiện đáng kể. Đây chính là thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Năm 2003, 2004 kim ngạch xuất khẩu tăng, đặc biệt là năm 2003 tăng 448,6% đạt 893.085 USD do Công ty ký được hợp đồng trị giá lớn đồng thời giá nông sản cũng phục hồi trở lại. Năm 2005 giá trị xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng đạt 675.375 USD. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2006 theo nguồn tin của Bộ Thương Mại cả nước đã xuất khẩu được khoảng 180.000 tấn hạt tiêu các loại, đạt kim ngạch 1.290.000 USD. Nguyên nhân là do nguồn cung từ xuất khẩu giảm mạnh trong khi nhu cầu trên thế giới lại tăng nên dự báo từ nay đến cuối năm tình hình xuất khẩu sẽ tiếp tục thuận lợi, nhất là về giá cả. - Chè: Đây là một mặt hàng có kim ngạch khá ổn định trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này năm 2004 là 439.330 tăng khá mạnh năm 2005: 1.197.000, tăng 120% so với năm 2003 do nhu cầu chè của những nước nhập khẩu chè chính của Công ty như ấn Độ, Irắc, CH Séc giảm do cuộc chiến tranh ở Irắc. Ngoài ra, chè của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nga và các nước Đông Âu, Pakistan, Đức, Anh, Hà Lan. Hiện nay, Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau với 33 tỉnh trồng chè, tổng diện tích hiện khoảng 125.000 ha, sản lượng chè nguyên liệu khoảng 577.000 tấn. Tuy nhiên xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%), còn lại là chè xanh và một số loại chè khác. Một số loại chè của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới là chè ô long, chè đen… Tuy nhiên, thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự ổn định, chất lượng chè chưa cao do có nhiều thuốc sâu, tạp chất và chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế thêm vào đó chủ yếu chỉ được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Việc xây dựng thương hiệu cho chè cũng chưa được quan tâm một cách thích đáng. Chỉ mới gần đây, chè của Việt Nam mới được các nhà nhập khẩu biết đến với biểu tượng chè ba lá - tên giao dịch là Vinatea. Ngoài ra, giá chè của Công ty thường thấp hơn so với giá chè thế giới, chủ yếu do khâu chế biến còn thủ công, sản phẩm chưa gây được ấn tượng với người tiêu dùng. - Gạo: gạo không phải là một mặt hàng đa dạng về cơ cấu, nhưng sản lượng xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của toàn Công ty. Năm 2003 xuất khẩu đạt 990 tấn với trị giá 192.060 USD nhưng đến năm 2004 giảm xuống chỉ còn 82.500 USD nhưng từ năm 2005 xuất khẩu lại tăng vọt với 1050 tấn với trị giá 178.500 USD do Công ty ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo sang Nga, Yemen… Xu hướng này tiếp tục tăng sang năm 2006 đạt khoảng 1567 tấn với trị giá 391750 USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh rầy nâu, lùn xoắn lá…ở vụ hè thu 2006. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và nhằm ổn định thị trường, ngày 12/11/2006 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ngừng ngay việc xuất khẩu gạo. Do đó, kế hoạch xuất khẩu gạo của Công ty năm 2006 đã phải điều chỉnh lại. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu gồm: + Gạo tẻ 5% tấm + Gạo tẻ 10& tấm + Gạo tẻ 25% tấm + Gạo jasmine - gạo thơm + Gạo nếp miền Nam 10% tấm Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty qua nhiều năm không có gì thay đổi, ít có sự biến động của các mặt hàng, chỉ có loại gạo tẻ 25% tấm có số lượng xuất khẩu ít đi và thay thế bằng sự gia tăng của tỷ trọng gạo tẻ 5% tấm và 10% tấm. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhìn vào tình hình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, khi đời sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về gạo là thực phẩm chính của các bữa ăn sẽ cũng tăng cao về chất lượng và giảm về số lượng do các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng hơn thay thế. Dự báo trong tương lai, các loại gạo tẻ 5% tấm và 10% tấm sẽ còn được xuất khẩu nhiều hơn nữa. Gạo jasmine của Việt Nam đang được khắc phục về chất lượng ngay từ khâu canh tác để đảm bảo được sức cạnh tranh càng cao với Thái Lan. Gạo nếp miền Nam 10% đặc biệt được ưa chuộng ở thị trường Singapore cũng ngày càng có thêm nhiều triển vọng. Đây là kết quả của sự tìm kiếm thị trường và bạn hàng. Phần vì Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nên đây cũng là thế mạnh của Công ty. Tuy nhiên, do ta chưa có thị trường ổn định nên giá gạo xuất khẩu của ta thường thấp hơn. Ví dụ, giá gạo xuất khẩu cùng loại so với Thái Lan thì giá gạo của ta thường thấp hơn từ 20 - 40 ngàn/tấn. Ngoài ra, các yếu tố như chất lượng, chủng loại, khả năng tiếp thị cũng có ảnh hưởng đến giá xuất khẩu. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Công ty Unimex Hà Nội (năm 2003 – 2006) Đơn vị tính: Nghìn USD Năm 2003 2004 2005 2006 KIM NGẠCH % KIM NGẠCH % KIM NGẠCH % KIM NGẠCH % Gạo tẻ 5% tấm 1836.5 33.0 5142.4 43.0 2788.8 45.0 3679.1 48.2 Gạo tẻ 10% tấm 1,280.0 23.0 2989.8 25.0 1302.4 21.0 1266.7 16.6 Gạo tẻ tấm 25% tấm 779.1 14.0 1195.9 10.0 681.7 11.0 766.1 10.0 Gạo jasmine 667.8 12.0 837.1 7.0 619.7 10.0 843.2 11.1 Nếp 10% tấm 1,001.7 18.0 1793.9 15.0 805.6 13.0 1073.7 14.1 Tổng 5,565.1 100 11959.1 100.0 6198.2 100.0 7628.8 100.0 (Nguồn: phòng kế hoạch Tổng hợp) Gạo là một loại thực phẩm chính và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Châu á nói chung. Dù đời sống kinh tế ngày càng cao và được cải thiện, nhu cầu về thành phần gạo trong mỗi bữa ăn đang dần được thay thế bằng các loại thực phẩm khác nhưng gạo vẫn là một loại thực phẩm thiết yếu và chủ lực. Để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, hiện nay Công ty Unimex đang nỗ lực tìm kiếm thăm dò thị trường mới, chủ động chào bán với nhiều nước. Tiếp tục khai thác thị trường truyền thống cụ thể như các nước Singapore, Philippine, Yêmen, Trung Quốc, Indonexia, Đài Loan, xây dựng các chân hàng mới, tăng cường khả năng chế biến nông sản, khắc phục khó khăn sao cho xứng đáng với bề dày truyền thống hơn 40 năm làm xuất khẩu. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty Unimex theo thị trường tiềm năng từ năm 2003 - 2006 Đơn vị tính:Nghìn USD Thị trường 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Singapore 1336 24 3109 26 1549 25 2386 26 Philippine 1057 19 1913 16 929.6 15 1560 17 Yemen 640 12 1076 9 743.7 12 917.8 10 Trung Quốc 640 12 1196 10 681.7 11 1056 11.5 Indonexia 1002 18 2392 20 1301 21 1744 19 Các thị trường khác 890 16 2272 19 991.6 16 1514 16.5 Tổng kim ngạch XUấT KHẩU 5565 100 11959 100 6197 100 9178 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp hợp Công ty Unimex) 2.2. Thị trường xuất khẩu 2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Thị trường chính là nơi quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó khai thông và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề then chốt đối với Công ty. Kể từ khi đất nước đi vào đổi mới, mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới, nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước, thâm nhập được những thị trường mới. Trước kia, Công ty Unimex HN chỉ xuất khẩu nông sản theo kế hoạch phân bổ của Bộ Thương Mại và UBND thành phố Hà Nội sang các nước XHCN như Liên Bang Nga, Bungari, Ba Lan, Cuba…Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với các tham tán nước ngoài… Chính vì vậy, thị trường xuắt khẩu nông sản của Công ty ngày càng được mở rộng, sản phẩm của Công ty từng bước thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như thị trường EU, Hoa Kỳ…Có thể nói bước đầu đã tạo được hình ảnh và uy tín trên các thị trường này. Có được những thành tựu này không phải là dễ, đó là một sự chuyển mình đi lên đầy chông gai. - Thị trường Châu Á: Đây là thị trường chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty trong những năm gần đây. Vì đây là thị trường gần gũi về địa lý, phong tục tập quán và có mối quan hệ làm ăn lâu dài và tương đối ổn định. Ví dụ như thị trường Trung Quốc chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, lạc nhân với chi phí vận chuyển thấp do hai nước có đường biên giới chung. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh có mặt hàng xuất khẩu giống Việt nam. + Malaysia: Việt Nam đặt quan hệ thương mại và đầu tư với Malaysia bắt đầu từ năm 1990 nhưng thực sự đang khởi sắc. Nhu cầu nhập khẩu lương thực thực phẩm với khối lượng lớn đặc biệt là gạo, cà phê…đây là nhóm hàng mà Công ty Unimex có thể đáp ứng cả về khối lượng và chất lượng. + Singapore: Là một nước có chính sách thương mại tự do, có thể không áp dụng thuế và hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng nội địa. Unimex xuất khẩu lạc, hoa hồi, hạt sen , long nhãn sang thị trường này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có giảm do Công ty không chủ động được chân hàng, chất lượng không đảm bảo nên số lượng khách mua cũng giảm sút. + Ấn Độ: Đây là một thị trường đầy tiềm năng với dân số trên 1tỷ người và có nhu cầu tiêu thụ gia vị vào loại cao nhất thế giới. Hàng năm, Công ty Unimex xuất khẩu một khối lượng lớn quế, hoa hồi, hạt sen, chè vào thị trường này. + Nhật Bản: Trong vài năm trở lại đây tuy nhu cầu nội địa của Nhật Bản có giảm nhưng sức tiêu thụ các mặt hàng cho sinh hoạt hàng ngày vẫn ổn định. Trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này hầu hết là những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày do đó Việt Nam vẫn có thể thâm nhập vào thị trường này. Unimex Hà Nội xuất khẩu sang thị trường này các mặt hàng như vừng, lạc, kê… + Philipine: là thị trường xuất khẩu gạo chính của Công ty với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tương đối lớn với kim ngạch 929.593,5 đạt 20% năm 2005. - Thị trường Nga: Đối với Việt Nam nói chung, trở ngại lớn nhất khi xuất hàng sang thị trường này là khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn kém trong khi thị trường này đã mở cửa, hàng hoá của nhiều nước khác đã tràn vào, có nhiều mặt hàng cung vượt quá cầu. Hàng xuất sang Nga thường phải qua một Công ty trung gian thêm vào đó đối với hàng xuất khách hàng thường yêu cầu thanh toán chậm từ 3 - 4 tháng. Công ty Unimex xuất sang thị trường này chủ yếu là gạo, chè… - Thị trường Châu Âu (EU): Là thị trường thống nhất hải quan, có mức thuế quan chung cho các nước thành viên. Có thể nói đây là thị trường khổng lồ với 15 quốc gia thành viên với dân số 367 triệu người có thu nhập vào loại cao nhất thế giới hiện nay. Thị trường này bao gồm các quốc gia phát triển có yêu cầu rất chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng. Unimex xuất khẩu chè sang Hà Lan, Đức, Anh. ..Tuy nhiên, vì đây là thị trường khó tính và có nhiều rào cản phi thuế quan nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này còn rất khiêm tốn nguyên nhân là do chất lượng hàng hoá còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, thông tin về thị trường còn hạn chế. - Thị trường Mỹ: Đây là một quốc gia có sức mua lớn với giá trị nhập khẩu khoảng 1200 tỷ USD/năm. Như chúng ta đều biết, Mỹ có cơ cấu dân cư đa sắc tộc, chủng loại màu da với số dân gần 280 triệu người với thị hiếu và thu nhập khác nhau. Chính vì đặc điểm này đã khiến Mỹ trở thành một nước có sức mua lớn nhất thế giới, với nhiều phân đoạn thị trường khác nhau, nhu cầu cũng khác nhau. Có thể nói đây là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu đối với nhiều nước. Tuy nhiên, thị trường này rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt là hệ thống luật thị trường của Mỹ rất phức tạp với sự tồn tại song song của luật pháp Liên Bang và luật pháp tiểu bang. Nhưng không phải vì thế mà Công ty Unimex không tham gia vào thị trường này. Trong mấy năm gần đây, nhờ sự khởi sắc trong quan hệ giữa hai nước, kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này tăng lên rõ rệt. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm. Điều này cho thấy Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Như đã nói ở trên Mỹ là thị trường rất khắt khe về chất lượng nên có những hợp đồng mà Công ty không đáp ứng được các yêu cầu. Ta có thể thấy qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua bảng dưới đây: Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Unimex (năm 2003 – 2006) ĐVT:1000 USD Năm 2003 2004 2005 2006 Giá trị 882 910 950 995 Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) - 22,8% 3.2% 4,4% 4,7% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Công ty Unimex) Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Unimex (năm 2003 – 2006) Đơn vị: 1000 USD Thị trường 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Châu Á 18779 78 11553 80 15908 82 15306 78 Nga 482 2 303 2,1 427 2,2 445 2,3 Mỹ 89 13,7 910 6,3 951 4,9 1052 5,4 Thị trường khác 3924 16,3 1675 11,6 2115 10,9 2698 14,3 Tổng 24075 100 14441 100 19400 100 19501 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Công ty Unimex) Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Unimex (năm 2003-2006) ĐVT: 1000USD 2.2.2. Giá nông sản xuất khẩu Bảng 8: Giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Công ty (năm 2003 – 2006) Đơn vị: USD/tấn Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Gạo 194 165 170 250 Chè 803,4 1448,5 1400 1350 Quế 1018 1030 1005 1150 Hoa hồi 2446,8 2781 2037 1950 Hạt tiêu 5953,9 2493,8 5403 4020 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và các phòng kinh doanh) Giá cả là một trong những nhân tố quyết định đến tổng kim ngạch xuất khẩu và kết quả của hoạt động kinh doanh của Công ty. Mỗi mặt hàng có một giá khác nhau tuỳ từng thời điểm từng thị trường. Trong vài năm qua, do chịu ảnh hưởng của thị trường và cơ cấu sản phẩm đã làm cho giá nông sản cũng biến động ít nhiều. Giá một số mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, chè, quế… tăng trong khi một số mặt hàng khác lại giảm tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu chung. 2.2.3. Tổ chức hoạt động xuất khẩu 2.2.3.1. Công tác nghiên cứu tìm kiếm khách hàng Hiện nay Công ty Unimex cũng như phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều áp dụng hình thức phản ứng lại thị trường tức là rất bị động trong việc thu thập thông tin về thị trường và khác hàng. Nguyên nhân chính là do lề lối làm ăn vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và dự báo thị trường. Trước đây, Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nước XHCN là Đông Âu và Liên Xô với mục đích trả nợ theo nghị định thư của Nhà nước nên công tác nghiên cứu và dự báo thị trường gần như không động đến. Nhưng từ đầu thập niên 90 trở lại đây do có nhiều biến động như khối XHCN tan rã đồng nghĩa với việc thị trường truyền thống bị thu hẹp trong khi đó các thị trường Tây Âu, Mỹ ngày càng lớn mạnh. Vì vậy công tác nghiên cứu dự báo thị trường đối với Công ty Unimex là rất quan trọng. Hiện nay công tác này được cán bộ nhân viên phòng Kế Hoạch Tổng Hợp đảm nhận. Việc tìm kiếm, thu thập thông tin chủ yếu thông qua các phương tiện: sách, báo, đài hay trên mạng Internet. Ngoài ra, Công ty còn thu thập thông tin qua Bộ có liên quan như Bộ Thương Mại, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư…nhờ đó Công ty đã thu được rất nhiều thông tin có giá trị. Hơn nữa, trong Công ty mỗi phòng đều được trang bị máy in, máy photo, máy tính nỗi mạng, máy fax để phục vụ cho công tác thu thập, nắm bắt thông tinh một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, các trang thiết bị này hầu hết đã cũ nên hiệu quả không cao do quá trình xử lâu nên không thể tránh khỏi tình trạng bỏ xót thông tin hay độ tin cậy của thông tin không cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị mất những cơ hội làm ăn lớn do thông tin không được cập nhật đúng lúc hoặc độ chính xác của thông tin không cao. 2.2.3.2. Công tác thu mua, tạo nguồn hàng Công tác thu mua tạo nguồn hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra suôn sẻ. Công tác này ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu từ số lượng, chất lượng, chi phí, giá cả hàng xuất khẩu. Trước đây, Công ty Unimex gần như độc quyền trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nên công tác thu mua hầu như không gặp khó khăn gì do không có đối thủ. Tuy nhiên, kể từ những năm 90 trở lại đây do Việt Nam mở cửa thị trường, kèm theo đó là nhiều chính sách mới thông thoáng hơn nên đã có nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào hoạt động này. Do đó, Công ty Unimex phải cạnh tranh về nhiều mặt như giá cả, khác hàng, thị trường. Hiện nay Công ty đã có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng nơi có hải cảng lớn thuận tiện cho việc thu mua và xuất khẩu. Bên cạnh đó Công ty còn khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực tìm nguồn hàng cho xuất khẩu và các hợp đồng có giá trị lớn đồng thời cũng có những chế độ khen thưởng thích hợp như trích một phần lợi nhuận từ hợp đồng mà cán bộ đó mang về. 2.2.3.3. Công tác đàm phán ký kết hợp đồng Hiện nay Công ty đã áp dụng nhiều hình thức đàm phán để ký kết hợp đồng rất có hiệu quả. Trước đây, Công ty thường thực hiện đàm phán chủ yếu là gặp mặt trực tiếp để thoả thuận và ký kết, vì vậy để ký được một hợp đồng các bên phải có nhiều lần gặp mặt đàm phán như vậy rất tốn kém chi phí đi lại, thời gian của các bên và quá trình này rất chậm và ít hiệu quả. Ngày nay khi khoa học công nghệ đã phát triển hình thức này cũng không còn được áp dụng nhiều. Đối với bạn hàng truyền thống, Công ty thường áp dụng hình thức đàm phán qua thư từ, điện tín, điện thoại, fax… như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều. Đối với bạn hàng mới, Công ty chỉ đàm phán lần đầu sau đó sẽ chuyển sang điện thoại, fax, liên hệ với thương vụ của Việt Nam ở các nước…Như vậy, Công ty sẽ có nhiều thời gian để phân tích, xem xét, đánh giá đối tác và lợi nhuận từ việc ký hợp đồng. Công ty thực hiện đàm phán, kí kết hợp đồng theo các bước sau: - Chào hàng: lời đề nghị kí kết hợp đồng. Trong bước này Công ty cung cấp cho khách hàng biết về mặt hàng nông sản, giá cả, chất lượng, số lượng có thể đáp ứng... - Chào hoàn giá: khi nhận lời chào hàng và không chấp nhận giá chào hàng và đưa ra đề nghị. Bước này xảy ra khi khách hàng muốn thoả thuận với mức giá khác. Công ty cân nhắc xem mức giá nào có thể bán được hoặc không. - Xác nhận: xác nhận lại điều kiện đã được thoả thuận - Chấp nhận: bước là sự đồng ý hoàn toàn tất cả điều kiện chào hàng mà Công ty đưa ra. - Kí kết hợp đồng 2.2.3.4. Các phương thức giao hàng và thanh toán Khi hợp đồng được kí kết thì Công ty tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo quy trình sau: Xin giấy phép XUấT KHẩU Thuê tàu Chuẩn bị hàng hoá Kiểm nghiệm hàng hoá Mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại Giao hàng lên tàu Công ty thường áp dụng ba phương thức giao hàng chủ yếu là CIF, CFR và FOB, trong đó phương thức CFR chiếm khoảng 60%. Đối với những hợp đồng Công ty thuê được phương tiện vận chuyển và mua được bảo hiểm với giá phù hợp thì Công ty áp dụng phương thức giao hàng với giá CIF. Còn với những hợp đồng hàng được giao tới nước mà Công ty không thuê phương tiện vận chuyển thì Công ty thực hiện phương thức giao hàng theo giá CFR hoặc FOB. Trong nghiệp vụ thanh toán, Công ty thường áp dụng phương thức thanh toán L/C và DP at sight. - Thủ tục thanh toán bằng L/C xuất khẩu: Ngân hàng phục vụ người mua theo yêu cầu của người mua sẽ phát hành một L/C và trình tự của L/C xuất khẩu được thực hiện qua các bước sau: + Nhận L/C Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng phát hành, ngân hàng Việt Nam sẽ thông báo L/C cho Công ty. + Kiểm tra L/C Công ty kiểm tra nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không có thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một quy định rất quan trọng). + Giao hàng và lập chứng từ giao hàng Sau khi Công ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0560.doc
Tài liệu liên quan