Tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng Công ty thương mại Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới được hơn một năm nay( từ ngày 11/01/2007). Từ đó đến nay thì xu hướng tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu dường như là một tất yếu với các doanh nghiệp dù là bất cứ hình thức sở hữu nào thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào.
Nông nghiệp vẫn được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành hàng kinh tế trọng điểm và nông sản ngay từ đầu cũng... Ebook Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng Công ty thương mại Hà Nội
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng Công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được xác định là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các hoạt động, chính sách hỗ trợ có hiệu quả của Đảng và Nhà nước thì xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể đặc biệt là xuất khẩu nông sản. Và tổng công ty thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực cùng với các doanh nghiệp khác trong cả nước tổng công ty đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản, thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên với nền kinh tế mở, mức độ cạnh tranh chính là thước đo độ mở cửa của nền kinh tế như hiện nay thì hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và của tổng công ty thương mại Hà Nội nói riêng vẫn đang vấp phải sự cạnh tranh lớn, tồn tại không ít khó khăn, hạn chế. Do vậy làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản, giữ vững thị trường truyền thống, xâm nhập và mở rộng các thị trường mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu đang là câu hỏi mang tính cấp thiết cần được giải quyết.
Từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài “đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng công ty thương mại Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2, Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: phân tích từ cơ sở lý luận đến thực tế để thấy được thực trạng xuất khẩu nông sản của tổng công ty thương mại Hà Nội những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của tổng công ty từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty mẹ - tổng công ty thương mại Hà Nội(văn phòng tổng công ty) trong những năm gần đây( 2003-2007).
4. Kết cấu của chuyên đề: Chuyên đề tốt nghiệp của tôi gồm ba chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp .
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của tổng công ty thương mại Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của tổng công ty thương mại Hà Nội.
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
Các khái niệm.
*Xuất khẩu :Theo quy định của khoản 1, điều 28, luật thương mại Việt Nam năm 2005 thì “xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ việt nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Theo quan niệm của doanh nghiệp thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa, sản vật ra thị trường nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài dựa trên lợi thế sẵn có của mình nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ cho quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai quốc gia.
*Hàng hóa xuất khẩu :là hàng hóa được sản xuất để đưa ra thị trường, mua bán trao đổi trên thị trường nhưng là thị trường ngoài nước, hàng hóa này phải có sự di chuyển qua biên giới của quốc gia, đồng thời cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường nhập khẩu đòi hỏi. Như vậy so với hàng hóa để mua bán trên thị trường nội địa thì nó phức tạp hơn nhiều.
*Giá cả xuất khẩu: là mức giá của hàng hóa xuất khẩu. Nó được đưa ra dựa trên mức giá quốc tế và có sự chấp nhận của cả hai bên xuất nhập khẩu.
*Kim ngạch xuất khẩu: được hiểu là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
*Hạn ngạch xuất khẩu:là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng hay giá trị của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu sang một thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất khẩu ).
*Hợp đồng xuất nhập khẩu: là hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài . Các chủ thể của hợp đồng là người mua, người bán phải có trụ sở đăng kí kinh doanh tại các nước khác nhau thông thường có quốc tịch khác nhau .
2.Vai trò của xuất khẩu nông sản với doanh nghiệp.
Xuất khẩu là hoạt động khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong phân công lao động quốc tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Với xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế thì xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Xuất khẩu tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế làm giàu cho đất nước, xã hội. Có thể xem xét vai trò của xuất khẩu nông sản trên hai giác độ cả vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên trong giới hạn của chuyên đề chúng ta chỉ tìm hiểu vai trò của xuất khẩu nông sản ở tầm vi mô tức là vai trò của nó với doanh nghiệp.
+Mặc dù là một công ty hoạt động đa ngành đa lĩnh vực nhưng xuất khẩu vẫn được đánh giá là hoạt động chủ lực với tổng công ty thương mại Hà Nội. Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có đóng góp to lớn với sự phát triển của tổng công ty. Xuất khẩu nông sản có ý nghĩa quyết định với việc thực hiện mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Tổng công ty tiến hành rất nhiều hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên các hoạt động các lĩnh vực này có mối quan hệ nhất định. Việc thực hiện hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động khác trong đó xuất khẩu nông sản lại được coi là hoạt động chủ lực vì vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu, chiến lược kinh doanh của riêng lĩnh vực xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động khác, lĩnh vực khác của tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên, các đơn vị liên kết tự nguyện.
+Xuất khẩu nông sản là điều kiện tốt để tổng công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng các thị trường mới tiềm năng, ngoài ra xuất khẩu cũng thúc đẩy việc duy trì thiết lập các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển của tổng công ty.
+Xuất khẩu nông sản cũng giúp công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đổi mới hoàn thiện công tác quản trị sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm ,nâng cao kĩ năng quản lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
+ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để doanh nghịêp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như nhập khẩu máy móc thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến để tái đầu tư sản xuất mở rộng.
3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu .
3.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường.
Trước khi bước vào tiến hành các hoạt động xuất khẩu thì công việc đầu tiên không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp nào đó là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc tìm hiểu tiếp cận thị trường nhằm nắm rõ nhu cầu , nhận biết hàng hóa, lựa chọn bạn hàng, phương thức giao dịch, lập phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải đưa ra được dự báo về tổng cung và tổng cẩu của khách hàng hay nói cách khác chính là dung lượng của thị trường nhập khẩu. Phải có được các thông tin về hàng hóa như nhu cầu hàng hóa, giá cả hàng hóa, các dịch vụ xuất nhập khẩu.Tìm hiểu thị trường cũng đồng nghĩa với việc phải tìm hiểu luật pháp liên quan đến nhập khẩu, phong tục tập quán, văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng của các nước.
3.2. Lựa chọn đối tác.
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên và quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tuy nhiên trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào khách hàng. Trong cùng điều kiện như nhau thì việc giao dịch cụ thể với khách hàng này thì thành công nhưng với khách hàng khác lại thất bại. Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của tổng công ty là lựa chọn khách hàng. Để lựa chọn khách hàng Hapro không chỉ căn cứ vào những lời quảng cáo, tự giới thiệu mà còn tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị, khả năng tài chính, uy tín của đối tác trên thị trường, đặc biệt là các năng lực của đối tác: money, material supply, manufacture, manegement, manprover, marketing.
3.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu.
Phương án kinh doanh xuất khẩu được hiểu là kế hoạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, xây dựng để đạt được mục tiêu đặt ra trong kì kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường.Việc xây dựng phương án kinh doanh phải đánh giá được thị trường và các khách hàng từ đó lựa chọn mặt hàng kinh doanh các điều kiện và phương thức kinh doanh cho phù hợp với nguồn lực của tổng công ty. Trong phương án kinh doanh của mình tổng công ty cũng cần đề ra các mục tiêu từ các mục tiêu trước mắt mang tính ngắn hạn đến các mục tiêu lâu dài mang tính chiến lược cũng như các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Cần sơ bộ đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của phương án kinh doanh như chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hay chỉ tiêu hòa vốn. chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi…
3.4. Đàm phán, kí kết hợp đồng.
Đàm phán là quá trình đối thoại giữa Hapro và các đối tác nhằm đạt được những thỏa thuận về nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau quá trình đàm phán hai bên có thể đi đến kí kết hợp đồng.Trong quá trình đàm phán các bên không ngừng tự điều chỉnh các nhu cầu, lợi ích của mình hay nói cách khác nó là quá trình thống nhất các lợi ích trong khi vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên.
Tổng công ty có thể là đàm phán trực tiếp, đàm phán qua giao dịch thư tín điện tín, hoặc qua điện thoại.
Sau khi thỏa thuận các điều kiện cần thiết các bên đi đến kí kết hợp đồng. Khi kí kết hợp đồng phải đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp lý, các điều khoản chặt chẽ, tạo điều kịên để các bên thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất.
3.5. Tạo nguồn và sản xuất hàng hóa.
Nguồn hàng của doanh nghiệp là toàn bộ hàng hóa và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu khách hàng đã và có khả năng mua trong kì kế hoạch.Nhiệm vụ cơ bản của Hapro là tạo ra hàng hóa cần thiết đủ về số lượng, tốt về chất lượng kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và đáp ứng một cách thường xuyên liên tục và ổn định ở các nơi cung ứng đó chính là công tác tạo nguồn và mua hàng.
Trong công tác tạo nguồn và mua hàng doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra hàng hóa thông qua việc mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng hoặc có thể mua hàng không theo hợp đồng( mua đứt bán đoạn) khi nhận thấy trên thị trường có những loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ở những khu vực nguồn hàng nhỏ lẻ, không tập trung, không thường xuyên doanh nghiệp có thể mua hàng thông qua đại lý. Ngoài ra còn có các hình thức tạo nguồn khác như liên doanh, liên kết tạo nguồn, nhận hàng ủy thác và bán hàng kí gửi, gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm. hoặc có thể doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất khai thác hàng hóa.
3.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng.
Đạt được thỏa thuận giữa hai bên để đi đến ký kết hợp đồng là công việc rất phức tạp và khó khăn tuy nhiên sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được kí kết, doanh nghiệp với tư cách là một bên kí kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó đây là một công việc rất phức tạp không kém, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật lệ quốc gia và quốc tế đồng thời phải đảm bảo được uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
-Xin giấy phép xuất khẩu: đây là công việc đầu tiên và là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác. Thủ tục xin giấy xin giấy phép xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào cơ chế quản lý mặt hàng xuất khẩu.
- Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế.
-Chuẩn bị hàng hóa xuất nhập khẩu: nhằm có được hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu, điều khoản trong hợp đồng phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại,… công vịêc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu gồm ba khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì xuất khẩu, kẻ kí mã hiệu hàng hóa xuất khẩu
-Thuê phương tiện vận tải: Trong mua bán quốc tế thì hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển do đó phương tiện vận tải chủ yếu sẽ là tàu biển. .Trong vận tải đường biển có ba phương thức thuê tàu chủ yếu là phương thức thuê tàu chợ phương thức thuê tàu chuyến và phương thức thuê tàu định hạn.
-Mua bảo hiểm cho hàng hóa: hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường có khối lượng lớn, thời gian kéo dài, dễ ảnh hưởng của điều kiện thời tiết do vậy độ rủi ro là rất lớn một biện pháp tài trợ rủi ro thường được áp dụng là mua bảo hiểm cho hàng hóa. Người xuất khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện CIF, CIP và điều kiện của nhóm D tuy nhiên vì Hapro chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện FOB nên sẽ ít phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa: Để đảm bảo có được hàng hóa theo đúng yêu cầu của hợp đồng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng trước khi giao hàng người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp ở cơ sở và cửa khẩu.
-Làm thủ tục hải quan: theo quy định hàng hóa khi xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan. Đầu tiên doanh nghiệp phải tiến hành là khai báo hải quan, xuất trình các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan sau đó cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và đưa ra các quyết định như cho phép thông quan, cho hàng đi qua một cách có điều kiện, cho hàng đi sau khi chủ hàng đã nộp thuế, hoặc hàng không được phép xuất khẩu. Chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó.
-Giao hàng cho người vận tải : để giao hàng cho người vận tải chủ hàng cần lập bảng đăng ký chuyên chở, lấy sơ đồ xếp hàng, bố trí phương tiện vận tải đưa hàng vào cảng. Sau khi đã xếp hàng lên tàu chủ hàng sẽ lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.
-Làm thủ tục thanh toán:Tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mà có các hình thức thanh toán Hapro thường sử dụng 2 hình thức thanh toán là thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) hoặc hình thức nhờ thu.
-Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: tùy theo từng trường hợp mà có cách giải quyết các khiếu nại khác nhau sao cho hợp tình, hợp lý.
4. Các hình thức xuất khẩu:
Việc mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghịêp, điều kiện hàng hóa và các điều kiện khách quan khác mà doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu theo các hình thức khác nhau.
4.1. Xuất khẩu trực tiếp :
Đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu trong hoạt động mua bán quốc tế, là hình thức xuất khẩu trong đó việc tạo lập mối quan hệ và thỏa thuận các điều kiện mua bán do người mua và người bán trực tiếp thực hiện
4.2. Xuất khẩu qua trung gian.
Một hình thức cũng khá phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng là xuất khẩu qua trung gian tức là hoạt động xuất khẩu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người trung gian trong giao dịch quốc tế thường là đại lý và môi giới.
4.3. Buôn bán đối lưu: (hình thức xuất nhập khẩu liên kết)
Là hình thức xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Các hình thức xuất nhập khẩu đối lưu như hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, chuyển giao nghĩa vụ, giao dịch bồi hoàn, mua lại
4.4. Hình thức tái xuất khẩu :
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa được nhập khẩu nhưng không được qua chế biến ở thị trường nước tái xuất. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì “tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”. (Luật thương mại 2005)
Ngoài các hình thức trên thì xuất khẩu hàng hóa còn được thực hiện qua một số hình thức đặc biệt như gia công xuất khẩu, đấu giá quốc tế, giao dịch tại hội chợ triển lãm,…
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN.
Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu.
1.1. Đặc điểm chung của các mặt hàng nông sản:
- Các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên như các điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nước… Hay nói cách cụ thể hơn thì điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây trồng và ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ được phát triển tốt, cho năng suất cao và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lượng đều giảm.
-Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ: việc sản xuất, thu hoạch thường được tiến hành theo mùa vụ rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc của con người cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng do đó chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định với từng loại nông sản theo từng mùa vụ. Vào chính vụ thì chất lượng đồng đều, số lượng lớn, phong phú về chủng loại giá cả vì thế mà cũng sẽ rẻ hơn. Nếu trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì hàng nông sản khan hiếm chất lượng không đồng đều, giá bán sẽ cao hơn.
-Hàng nông sản mang tính phân tán: Mỗi loại cây khác nhau phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác nhau như cây chè thường phù hợp với điều kiện thời tiết đất đai của các tỉnh miền núi phía Bắc trong khi đó cây caphê lại thích hợp với môi trường đất đỏ bazan của các tỉnh Tây Nguyên như Đắc lắc, Đắc Nông…mặt khác hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân nhưng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghịêp tập trung. Phương thức lưu thông hàng nông sản là phân tán- tập trung, nông thôn- thành thị vì vậy việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
-Các mặt hàng nông sản có tính tươi sống: hàng nông sản phần lớn là các động thực vật tươi sống, dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất. Hơn nữa chủng loại, số lượng chất lượng cũng rất khác nhau khi thu mua cần đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp đặc điểm của từng loại .Thu mua, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời tránh hao tổn.
-Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, chất lượng của nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay chất lượng đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trường khó tính thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trường đó đặt ra.
-Hàng nông sản gồm nhiều chủng loại và chất lượng của từng mặt hàng thì cũng rất khác nhau. Mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau, sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện không giống nhau thu hoạch và chế biến theo những cách thức riêng nên chất lượng cũng khó đồng đều, ngay trong mỗi mặt hàng thì chất lượng cũng đã được quy định thành rất nhiều loại khác nhau.
Hàng nông sản có những nét đặc trưng riêng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và buôn bán. Tìm kiếm những đặc trưng của hàng nông sản từ đó đưa ra các phương thức kinh doanh cho phù hợp là một cách để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm để đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trường thế giới. Hàng nông sản rất phong phú, rất chú trọng chất lượng sản xuất tiêu thụ ở khắp mọi nơi, quan hệ cung cầu rất phức tạp vì vậy kinh doanh hàng nông sản cần nắm vững quy luật luân chuyển của chúng.
1.2.Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản chính và cách bảo quản.
Nông sản gồm rất nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng lại được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi mặt hàng có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau, tính chất, điều kiện bảo quản, bao gói khác nhau. Do đó cần nắm rõ đặc điểm của các mặt hàng để có cách thu mua, vận chuyển, bao gói, bảo quản cho phù hợp. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của một số hàng nông sản chủ yếu :
-Gạo: gạo là mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam, trong kim ngạch nông sản xuất khẩu thì gạo vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất( 23,8%). Gạo được hiểu là sản phẩm tạo ra sau khi đã bỏ đi phần vỏ của hạt thóc, sản phẩm của ngành nông nghiệp trồng lúa nước. Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà gạo được chia thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại gạo khác nhau có hai loại chủ yếu là gạo nếp và gạo tẻ. Trong đó gạo nếp lại có nếp hoa vàng, nếp Mỹ, nếp lai,.. gạo tẻ cũng gồm rất nhiều loại: gạo tám, gạo khang dân, gạo tạp giao, gạo quy…Trong xuất khẩu tùy theo thỏa thuận của hợp đồng người ta có thể chia gạo theo các tiêu thức như tỷ lệ tấm( loại 5% tấm, 10 % tấm, 15% tấm, 25% tấm,..) hay theo kích thước hạt gạo thì có hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn.
Gạo cần được đóng trong bao dứa có trọng lượng quy định là 3 lạng, mới bền chắc, khối lượng tịnh có thể là 50 đến 100 kg/ bao, trong mỗi hợp đồng thường quy định thêm 1% bao rỗng đi kèm, nhãn mác in trên bao được thỏa thuận theo hợp đồng do người mua chon lựa. Sau khi được đóng bao, gạo bảo quản trong kho nhiệt độ khoảng 18-25 độ là tốt nhất, được xếp thành lô trên bục thoáng, xếp theo kiểu so le, không xếp chung với gạo hỏng và các loại hàng hóa có mùi, hóa chất,.. kho phải chống mưa, chống thấm, khô ráo, thoáng mát, chống mốc, côn trùng.
-Chè:Là một quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài.
Các loại chè được uống trong dân gian Việt Nam như chè tươi, chè nụ, chè Bạng, chè mạn Hà Giang đã có từ rất lâu và khá phổ biến trong dân gian tuy nhiên từ khi người Pháp chiếm đóng Đông Dương làm thuộc địa, ở Việt Nam đã xuất hiện thêm hai loại chè đen, chè xanh
Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, Sau khi sàng sẩy, phân loại (trong quá trình tinh chế) chia ra nhiều loại như: OP, P, BOP, BP , FBOP, PS , F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè.
Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuát nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm
Theo quyết định số 43/QĐ-BNN ngày 16/5/2007 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về sản quy trình chế biến chè an toàn thì chè phải được chế biến theo quy trình được quy định cụ thể như sau:
- Héo nhẹ: Rải trên nong từ 2÷4cm. Thời gian héo chè đối với nguyên liệu giống chè Trung du tốt nhất là 3÷4 giờ, đối với giống chè LDP1 là 4÷6 giờ.
- Diệt men: Bằng thùng quay chế tạo bằng thép không gỉ. Lượng chè diệt men: 1,4- 1,6kg/mẻ, thời gian diệt men: 2,5-3 phút, nhiệt độ thùng sao: 250- 260 độ C, tốc độ quay thùng sao: 40-45 vòng/phút, thủy phần chè sau diệt men: 60-62%.
- Vò và rũ tơi: làm 2 lần (mẻ). Với thùng vò có đường kính 300mm : 3,5-3,8 kg chè diệt men/mẻ vò tương ứng 6-7kg chè tươi/mẻ. Với thùng vò có đường kính 400mm: 5-6,6 kg chè diệt men/ mẻ vò tương ứng 9-12 kg chè tươi/mẻ.
-Làm khô: gồm ba giai đoạn đầu tiên chè sau khi vò và làm tơi sấy sơ bộ ở máy sấy chuyên dụng nhiệt độ 100-110 độ C hàm lượng nước khoảng 33-35% thời gian 4-5 phút. Sau đó chè được sao định hình trong máy sao thùng quay ở nhiệt độ 150-170 độ C khi hàm lượng nước còn khoảng 8-10% thời gian sao khoảng 15-20 phút. Giai đoạn cuối là sấy bằng máy sấy chuyên dùng ở nhiệt độ 95÷100 độ C đến khi hàm lượng nước trong chè còn 3%, thời gian sấy khoảng 20÷25 phút.
Chè được đóng gói trong bao PE, PP không rách thủng, miệng khâu kín, khối lượng tịnh thường là 40kg/ bao bảo quản trong kho thoáng mát, khô ráo nhiệt độ trung bình 18-25 độ C, độ ẩm không quá 75%.
-Lạc: là cây công nghiệp thực phẩm quan trọng và có giá trị dinh dưỡng cao của nước ta, là nguồn nguyên liệu quan trọg của ngành thực phẩm chế biến và là món ăn hết sức quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Lạc là loại cây ngắn hạn thích hợp với thời tiết nắng nóng nhiệt độ trung bình từ 25-30 độ C. Lạc được chia thành hai loại là lạc quả và lạc nhân.
Lạc quả : lạc còn cả vỏ, phải đảm bảo các yêu cầu độ ẩm không quá 2% không được phép lẫn các loại khác, không được sâu mọt, mốc.
Lạc nhân: phải sạch, không sâu mọt, độ ẩm theo khối lượng không lớn hơn 70%, không được phép lẫn các loại hạt khác.
Lạc phải được bao gói cẩn thận, không rách thủng, bền chắc, miệng bao phải được khâu kín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát độ ẩm không khí khoảng 75 %
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp.
2.1.Các nhân tố khách quan.
-Yếu tố chính trị, luật pháp tạo nền tảng, hành lang pháp lý cho hoạt động doanh nghiệp. Với nền kinh tế, chính trị ổn định như Việt Nam , hệ thống pháp luật đang được hoàn thịên, sự hỗ trợ khuyến khích của Đảng và Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp có được cơ hội điều kiện phát triển, đồng thời cũng cần chú ý đến tình hình chính trị cũng như hệ thống các chính sách, hệ thống luật pháp của nước nhập khẩu.
- Yếu tố văn hóa xã hội: các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hưởng tới cơ cấu nhu cầu, hành vi mua sắm tiêu dùng của khách hàng. Hàng nông sản lại phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người, chất lượng của nó ảnh hưởng tới sức khỏe của con người do vậy yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần tìm hiểu nền văn hóa xã hội, các phong tục tập quán, dân số, xu hướng biến động của dân số, nhu cầu, thu nhập, thị hiếu, lối sống của thị trường nhập khẩu từ đó tiến hành các hoạt động một cách hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-Yếu tố kinh tế, công nghệ: các yếu tố kinh tế, công nghệ quy định cách thức doanh nghiệp sử dụng tiềm năng của mình qua đó tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Đăc biệt là tỉ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái của việt nam đồng so với các đồng ngoại tệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp. Kinh tế Việt Nam có tiềm năng lớn, tốc độ tăng trưởng khá cao xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là một điều kiện một cơ hội vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật đã giúp cho tất cả các khâu từ quá trình sản xuất đến thu hoạch, chế biến sản phẩm. Công nghệ trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian, đặc biệt công nghệ sinh học trong sản xuất góp phần tạo ra nhiều giống mới với năng suất và chất lượng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng. Ngay cả trong khâu thu hoạch và chế biến, sự góp phần của công nghệ cũng nâng cao chất lượng sản phẩm cả về hình thức và phẩm chất.Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch, giảm được chi phí giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở rộng quan hệ làm ăn với các khu vực thị trường khác nhau...
-Khách hàng: là tập thể, cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán mong muốn được đáp ứng thỏa mãn về hàng hóa của doanh nghiệp. Như vậy khách hàng chính là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Khách hàng mang lại thu nhập cho doanh nghiệp.Các hành vi mua sắm, sở thích thị hiếu của khách hàng sẽ quy định cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ưa thích, tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô hình của doanh nghiệp “ hãy giữ lấy khách hàng vì chính cuộc sống của doanh nghiệp ”. Với hoạt động xuất khẩu thì khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài vì vậy cần biết rõ phong tục tập quán, phong cách làm việc, sở thích thị hiếu của họ cũng như của thị trường nhập khẩu, làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán, kí kết tổ chức thực hiện hợp đồng.
-Đối thủ cạnh tranh: là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh có thể giành mất cơ hội kinh doanh , tạo ra nguy cơ thu hẹp thị trường , mất lợi nhuận. Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh: số lượng, điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ để đưa ra các biện pháp cạnh tranh lành mạnh.
Trong ngành Thương mại hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhưng có thể chia ra 3 thành phần cơ bản là:
+Doanh nghiệp Nhà nước: Gồm có Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội, Sài gòn Coop Mart, Tổng Công Ty thương mại Sài gòn, Haprosimex Hà Nội, công ty Thanh Hà ,Công ty XNK Intimex..
+Doanh nghiệp tư nhân: Công ty Nguyễn Kim, Công ty TNHH Minh Anh, Công ty TNHH Đại Lộc, Công ty TNHH Đại Thành. Công ty thương mại Thăng Long…
+ Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Công ty thương mại BigC, Công ty Thương mại Hà Nội Mertro, Công ty Thương mại Vincom, công ty thương mại Seiyu, Công ty thương mại và tiếp thị quốc tế…)
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là nhiều do vậy trong khi xây dựng chiến lược Tổng Công Ty cần phải lựa chọn các đối thủ cạnh tranh để còn phân tích và chia ra từng khu vực để xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mang tính đối kháng và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
2.2. Nhân tố chủ quan:
Tiềm lực của doanh nghiệp là các yếu tố mang tính chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Có thể kể đến các tiềm lực :
- Tiềm lực tài chính: Phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất._. kinh doanh của doanh nghiệp , các hoạt động tạo nguồn, mua hàng và các hoạt động phục vụ cho xuất khẩu
Bảng 1:Tình hình vốn của tổng công ty
Đơn vị tính: VND
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I. Nguồn vốn kinh doanh
27.550.499.532
30.586.779.456
35.990.812.320
A. Vốn cố định
9.567.344.780
10.340.267.120
12.760.234.187
Trong đó: - Ngân sách
7.879.556.990
8.870.190.347
9.550.478.391
- Tự bổ sung
1.687.787.790
1.470.076.773
3.209.755.789
B. Vốn lưu động
17.983.154.752
20.246.512.339
23.230.578.143
Trong đó: - Ngân sách
11.765.778.560
12.869.541.157
14.970.549.532
- Tự bổ sung
6.217.376.109
7.376.971.180
8.260.028.610
II. Nguồn vốn đầu tư XDCB
3.980.468.897
4.618.129.320
5.712.208.459
- Ngân sách
2.690.868.396
3.719.109.415
3.909.821.439
- Tự bổ sung
1.289.600.501
899.019.905
1.802.387.020
Nguồn: phòng kế toán tài chính.
Qua bảng trên ta thấy Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội có tiềm lực tài chính khá lớn vì là doanh nghiệp nhà nước nên nguồn vốn chủ yếu là do nhà nước cấp một phần khác là do tổng công ty tự huy động từ các nguồn khác như từ cán bộ công nhân viên, vốn vay,…
-Tiềm lực con người: Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Con người sẽ quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác (vốn, nguyên liệu, tài sản…) một cách có hiệu quả hay không.Sau những lần sáp nhập, tiếp nhận quản lý nhân sự của các công ty thành viên nhìn chung về độ tuổi cho thấy, lực lượng lao động tương đối trẻ và có xu hướng trẻ hóa qua các năm.Bên cạnh đó trình độ của cán bộ của tổng công ty cũng không ngừng được nâng cao.Số cán bộ có trình độ đại hoc và trên đại học, chủ yếu là người ở độ tuổi cao, có kinh nghiệm về chuyên môn cũng như khả năng lãnh đạo tốt, tổng công ty cũng luôn chú trọng tới sức khỏe người lao động, cải thiện tốt môi trường làm việc, điều kiện làm việc do vậy, cán bộ nhân viên luôn yên tâm làm việc, hoàn thành trách nhiệm của mình đối với tổng công ty.
Bảng 2: Báo cáo thống kê chất lượng đội ngũ CBCNV của công ty mẹ-Hapro (đến ngày 30/06/2007)
Tổng số lao động
Trình độ chuyên môn
Trình độ ngoại ngữ
Trình độ văn hóa
Trên
ĐH
Đại
học
CĐ,
trung cấp
CN kĩ
thuật
Khác
A
B
C
ĐH trở
lên
7/10
10/10
12/12
230
9
175
23
6
17
7
18
47
29
9
100
84
Nguồn : phòng tổ chức cán bộ
-Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp : Trong doanh nghiệp có rất nhiều bộ phận tiến hành các hoạt động khác nhau các bộ phận này có thể hoạt động độc lập với nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Xuất khẩu là một bộ phận trong tổng thể đó nó không chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của các bộ phận khác đồng thời nó cũng chịu sự tác động ngược trở lại của các bộ phận kia. Do vậy trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp cần có biện pháp tổ chức khoa học để các bộ phận thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời hỗ trợ giúp đỡ các bộ phận khác vì sư phát triển chung của doanh nghiệp .
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp : phản ánh các tiềm lực vật chất của doanh nghiệp như thiết bị, nhà xưởng, máy móc kĩ thuật … mà doanh nghiệp hiện có có thể sử dụng trong kinh doanh.
Nông sản là mặt hàng đòi hỏi điều kiện bảo quản, chế biến khá khắt khe cần có hệ thông kho bãi, máy móc thiết bị thỏa mãn những yêu cầu nhất định mới có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất kinh doanh đặc biệt là khi hàng vào chính vụ.
3. Khái quát về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm vừa qua.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là sự đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường, góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước . Tổng kim ngạch xuất khẩu ngày một gia tăng, cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa , thị trường ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu.
Bảng 3: Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.
STT
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
Đơn vị
1
Cà phê
976,2
912,7
980,9
1.170
Nghìn tấn
2
Cao su
513,4
554,1
708
700
Nghìn tấn
3
Gạo
4.063,1
5.254,8
4.643,4
4.500
Nghìn tấn
4
Tiêu
110,5
110
116,7
84
Nghìn tấn
5
Điều
104,6
109
126,8
150
Nghìn tấn
6
Lạc nhân
46
54,7
14,2
Nghìn tấn
7
Chè
104,3
91,7
105,6
113
Nghìn tấn
8
Rau quả
177,7
235,5
259,1
300
Triệu USD
Nguồn:Tổng cục hải quan.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung các mặt hàng nông sản của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu khá lớn và Việt Nam hiện nay đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng như đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu; thứ hai về gạo, cà phê, hạt điều; thứ 7, thứ 8 về cao su và chè.
Gạo:là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn. Với khí hậu, điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh nghiệm, lịch sử lâu đời về nghề trồng lúa nước thì Việt Nam hàng năm đã trồng, sản xuất ra sản lượng gạo khá lớn năm 2005 lượng gạo xuất khẩu đạt 5,2 triệu tấn mặc dù trong mấy năm gần đây lượng gạo xuất khẩu có xu hướng giảm do nguồn cung gặp kho khăn, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, diện tích gieo trồng cũng có xu hướng giảm nhưng đây vấn được coi là mặt hàng đang có lợi thế về giá và thị trường, giá gạo của Việt Nam so với Thái Lan đang thu hẹp khoảng cách và có thời điểm ngang giá. Lượng gạo xuất năm 2007 đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch 1,46 tỉ USD, so với năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Giá gạo XK bình quân năm 2007 đạt khoảng 300USD/tấn, tăng 17,5% so với năm trước.
. Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào năm 2007 với 1,17 triệu tấn, kim ngạch 1,8 tỉ USD. So với năm 2006, lượng tăng 20%, kim ngạch tăng 49%. So với kế hoạch năm, lượng cà phê xuất khẩu tăng 38%, giá trị tăng gần 2,3 lần. Cà phê là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng nông sản so với dự kiến kế hoạch năm. Năm 2007 đánh dấu mức kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt qua mặt hàng gạo và với khoảng cách 350 triệu USD. Cà phê tăng trưởng mạnh do giá cà phê năm nay được giá nhất trong 9 năm qua. Giá cà phê xuất khẩu bình quân tinh đến 2007 đạt khoảng 1.547 USD/tấn, tăng 25% so với năm trước. Các thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cà phê của Việt Nam là Đức: 177 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 135 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 96 nghìn tấn,...
c. Cao su: Nhìn chung thì cao su là mặt hàng có tốc độ tăng khá nhanh tuy nhiên năm 2007 lượng cao su xuất khẩu chỉ ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với năm trước. So với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su chỉ đạt khoảng 85% về lượng và 94% về kim ngạch, là một trong những mặt hàng không đạt được mục tiêu kế hoạch của năm . Giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1.944 USD/tấn, tăng so với năm trước 7%. Năm 2007, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 428 nghìn tấn, chiếm tới gần 59,9% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 37 nghìn tấn, Malaysia gần: 35 nghìn tấn, Đài Loan gần: 33 nghìn tấn,...
d. Chè: Chè là cây công nghiệp chủ yếu của ngành nhưng đến nay chè xuất khẩu chiếm tỉ trọng giá trị xuất khẩu rất thấp, gần như không đáng kể so với các mặt hàng khác. Xuất khẩu chè năm 2007 đạt khoảng 113 ngàn tấn, với kim ngạch hơn 129 triệu USD. So với năm trước, lượng tăng 7%, kim ngạch tăng 16,7%. So với kế hoạch, vượt khoảng 8% về lượng và 11% giá trị. Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1.140 USD/tấn, tăng so với năm trước 9%.
e. Hạt điều: là mặt hàng mà Việt Nam có lượng xuất khẩu lớn thứ hai thế giới và có tốc độ tăng cũng khá nhanh nếu như 2004 mới chỉ có 124 ngàn tấn thì năm 2007 đã đạt 150 ngàn tấn, kim ngạch 641 triệu USD, so với năm trước tăng 18% về lượng và 27% về giá trị. Để đạt mức xuất khẩu trên, ngành điều đã phải nhập lượng điều thô lớn để đáp ứng cho chế biến xuất khẩu điều. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 4.2740 USD/tấn cao hơn năm trước 8%.
f. Tiêu:Tiêu xuất khẩu là mặt hàng có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng nông sản trong năm 2007 và hiện nay Việt Nam đang là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới. Lượng tiêu xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 84 ngàn tấn, kim ngạch 278 triệu USD, so với năm 2006, lượng giảm 28%, kim ngạch tăng 46% do giá tiêu tăng gấp 2 .Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt 3.291USD/tấn.
g. Rau quả: Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2007 đạt gần 300 triệu USD, tăng 15% so với năm trước, nhưng thấp hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 15%
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN.
Như trên đã phân tích chúng ta thấy rõ được vai trò của xuất khẩu nông sản với toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng, vậy làm thế nào ta có thể biết được hoạt động xuất khẩu nông sản mang lại hiệu quả là bao nhiêu và như thế nào? Để đánh giá được kết quả và hiệu quả đó chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu :
Với tình trạng nền kinh tế như hiện nay Việt Nam cần rất nhiều ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh để có thể tiến hành các hoạt động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong xuất khẩu kết quả kinh doanh được tính bằng số ngoại tệ do xuất khẩu mang lại
Hxk =
Trong đó: Hxk là tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
DTxk: là doanh thu do xuất khẩu mang lại ( bằng ngoại tệ )
CPxk là chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu ( bằng nội tệ).
Tổng lợi nhuận:
Là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình kinh doanh. Nói cách khác tổng lợi nhuận của doanh nghiệp chính là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đi các chi phí cần thiết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Vậy kết quả của hoạt động xuất khẩu cũng đóng góp vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp .
Ttrong đó:
: là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thu được trong kì sản xuất kinh doanh.
: là tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kì.
: là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong kì.
3. Tỷ suất doanh lợi trên doanh số bán:
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào thị trường nào mang lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
Trong đó :P’1 là mức doanh lợi trên doanh số bán.
P: lợi nhuận của doanh nghiệp trong kì
DS: doanh số bán thực hiện được trong kì.
4. Tỷ suất doanh lợi trên vốn kinh doanh.
Căn cứ vào chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể biết cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình (một đồng vốn mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận)
Trong đó :P’2 là mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
P: là lợi nhuận của doanh nghiệp trong kì.
Vkd là số vốn kinh doanh cảu doanh nghiệp trong kì
5.Tỷ suất doanh lợi trên chi phí kinh doanh.
Khác với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí cho kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trong đó:P’3 là mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh.
P là lợi nhuận của doanh nghiệp trong kì.
CPkd là tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kì.
6. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp .
Có những chỉ tiêu thể hiện bằng con số mà qua đó ta có thể thấy ngay được kết quả, hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó là những chỉ tiêu định lượng đã trình bày ở trên, tuy nhiên còn có những chỉ tiêu mà chỉ nhận thấy được một cách cảm quan ( định tính) như sự lớn mạnh, phát triển về thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp , hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài được xây dựng ra sao. Thương hiệu có ý nghĩa chiến lược quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp sau này.
IV. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN.
Sự cần thiết của các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay việc bán hàng là rất khó, phải bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái chúng ta có, việc xuất khẩu cũng vậy không chỉ có đươc nguồn hàng là chúng ta có thể xuất khẩu mà còn phải xem xuất khẩu cho ai và xuất khẩu như thế nào. Để có thể thực hiện tốt các hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, đạt được kim ngạch xuất khẩu cao, thu lợi nhuận lớn nhất có thể chúng ta cần làm tốt tất cả các hoạt động từ điều tra nghiên cứu, nắm vững nhu cầu của khách hàng của thị trường, đến giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất. Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản để mang lại hiệu qảu xuất khẩu một cách cao nhất. Các biện pháp này có vai trò to lớn nó không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường một cách tốt nhất để có các phương thức thực hiện các hoạt động thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà còn quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp đến thị trường, khách hàng. Các giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ can bộ nghiệp vụ sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp
2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chủ yếu:
-Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm là nguồn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay nói cách khác khách hàng mua sản phẩm là để đáp ứng các nhu cầu của mình. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng có được sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng đó là một thành công lớn với doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm có thể là nâng cao tính năng, công dụng, tiện ích của sản phẩm, đổi mới sản phẩm về hình dáng mẫu mã, làm phong phú về chủng loại có thể là tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn hoặc đơn thuần chỉ là sự cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
-Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ ra thị trường nước ngoài vì vậy việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải được tiến hành một cách tỉ mỉ và phức tạp hơn rất nhiều so với hoạt động buôn bán nội địa. Nghiên cứu thị trường phải nắm bắt nhu cầu của thị trường, các phong tục tập quán của các nước, lối sống, văn hóa và tất cả các yếu tố chi phối hành vi mua sắm của người tiêu dùng. “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng” có nắm ró được thông tin về thị trường và cân đối các nguồn lực của doanh nghiệp để có các hoạt động xuất khẩu phù hợp mang lại hiệu quả cao.
-Các giải pháp về thu gom tạo nguồn hàng cho xuất khẩu : để có thể tiến hành hoạt động xuất khẩu thì công ty cần phải có nguồn hàng. Nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nguồn hàng xuất khẩu là hàng hóa của một công ty, một địa phương một vùng hoặc một đất nước có khả năng đảm bảo xuất khẩu.tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các hoạt động từ đầu tư, sản xuất đến nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng,vận chuyển bảo quản, sơ chế phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu.
Có được nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ là điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu thu lợi nhuận cao, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, góp phần tạo uy tín va hình ảnh của công ty đồng thời cũng năng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường cho công ty. Nguồn hàng có thể thu mua theo phương thức mua đứt bán đoạn nhưng vẫn phải xây dựng mối quan hệ với một số nguồn nhất định,phải có hệ thống chân hàng mạnh, hệ thống thu mua rộng khắp, hoạt động thường xuyên, theo sát thị trường để có thể chủ động khi tiến hành xuất khẩu .
-Các giải pháp về nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên: Con người là nguồn lực quan trọng nhất nó quyết định hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực khác. Cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu phải là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định, phải có đầu óc nhạy bén, linh hoạt và có khả năng phân tích.Muốn có được đội ngũ cán bộ tốt công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý thu hút lao động giỏi, có chính sách đào tạo và trao đổi kinh nghiệm thường xuyên tào điều kiện thuận lợi cho các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA HAPRO.
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO).
Quá trình hình thành, phát triển của Hapro.
Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước ra đời theo Quyết định số 129/2004/QĐ – TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và Quyết định số 125/2004/QĐ – UB ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
1.1. Tên công ty: tổng công ty Thương mại Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Trade Corporation
Tên viết tắt: HTC
1.2.. Địa chỉ trụ sở chính: số 38-40, phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.9285932/04.8267984
Fax: 8267983
Website: www.hapro-vn.com
E-mail: hapro@hapro-vn.com
ChÝnh s¸ch chÊt lîng:
Hapro ®¶m b¶o cung cÊp c¸c s¶n phÈm vµ dÞch vô ®¸p øng mäi yªu cÇu ®· cam kÕt víi kh¸ch hµng.
Hapro liªn tôc c¶i tiÕn n©ng cao chÊt lîng s¶n phÈm vµ dÞch vô, tháa m·n yªu cÇu ngµy cµng cao cña kh¸ch hµng.
Hapro lµ ngêi b¹n ®¸ng tin cËy vµ lµ ngêi ®ång hµnh thñy chung cña kh¸ch hµng.
2. Lịch sử hình thành, phát triển của công ty
.Để có được sự hình thành và phát triển như hiên nay công ty đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gặp không ít khó khăn và thử thách.
Công ty được thành lập từ tháng 07/1991 thuộc liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội trong điều kiện không có vốn, không có cơ sở và một ít cán bộ lấy tên là công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội , tên giao dịch là Hapro.
Ngày 14/08/1991 đã thành lập “ban đại diện” phía nam thuộc liên hiệp sản xuất –dịch vụ và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội .
Sau đó, ngày 06/02/1992 uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định 672/QĐ-UB quyết định về việc chuyển ban đại diện phía nam của liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội lấy tên đối ngoại là Haprosimex SaiGon,có trụ sở chính đặt tại 149, Lý Chính Thắng- Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh. Haprosimex là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng. Tính đến tháng 8/1998 chi nhánh đã có số cán bộ nhân viên là 120 người có thị trường xuất khẩu tại 36 nước.
Đến 02/01/1999 chi nhánh công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh được sáp nhập vào xí nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân thuộc liên hiệp xí nghiệp xe đạp, xe máy Hà Nội thành công ty sản xuất xuất nhập khẩu Nam Hà Nội dựa trên quyết định số 07/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Ngày 20/03/2002 để triển khai dự án xây dựng liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội uỷ ban nhân dân thành phố hn ra quyết định số 1757/ QĐ-UB của về việc chuyển giao nguyên trạng xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc công ty giống cây trồng Hà Nội sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn vào công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội thuộc sở thương mại Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay công ty đã ba lần nhận vốn nhà nước tại các công ty cổ phần : công ty cổ phần Simex(ngày 10/02/2002), công ty cổ phần sứ Bát Tràng ( ngày 22/07/2003) , công ty cổ phần Thăng Long (23/10/2003) sau khi sáp nhập và nhận vốn cơ cấu công ty đã có những thay đổi tích cực, lực lượng ngày càng lớn mạnh.
Theo quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/07/2004 của thủ tướng chính phủ và số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập tổng công ty thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
3. Chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty Thương Mại Hà Nội .
- Bằng các nguồn vốn có thể huy động được như ngân sách nhà nước cấp, vốn vay, vốn huy động của tổng công ty tổng công ty thực hiện lập, quản lý, tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như : nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản, hoá chất, vật tư, hàng hoá, và dịch vụ nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ kiện đa ngành phục vụ sản xuất , tiêu dùng, và xuất khẩu.
- Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân như các trung tâm thương mại, các siêu thị, và hệ thống cửa hàng lớn, tổ chức quản lý và kinh doanh một số chợ đầu mối, chợ buôn bán trọng điểm trên địa bàn thành phố thì Haprro có thể hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây dựng và tổ chức các mạng lưới kinh doanh
- Ngoài ra tổng công ty còn tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ thương mại, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, chè uống, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, kinh doanh khách sạn, du lịch, vận chuyển hàng hoá thương mại, kinh doanh xuát khẩu lao động và chuyên gia( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
-Đầu tư và kinh doanh tài chính, kinh doanh các loại dịch vụ khác.
-Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong và ngoài ngành phục vụ cho các nhu cầu nhân lực của tổng công ty, của xã hội và đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu lao động.
4. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
4.1. Tổ chức bộ máy.
Tổng công ty Thương Mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập. Công ty mẹ là hạt nhân, nòng cốt để một mặt tự tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, mặt khác có tác dụng lôi kéo thúc đẩy các doanh nghiệp thành viên cùng hợp tác phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp thươngmại khác. Tổ hợp của công ty mẹ không phải là một pháp nhân mà công ty mẹ và các công ty con là những pháp nhân kinh tế độc lập cùng bình đẳng trước pháp luật.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng
Các phó tổng giám đốc
Các phòng ban chức năng
Các đơn vị trực thuộc
Các công ty thành viên
Các công ty liên doanh, liên kết
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổng công ty Thương Mại Hà Nội
4.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
* Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu, trước pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, mọi hoạt động của tổng công ty và có các nhiệm vụ sau:
-Nhận, quản lý, sử dụng có hiẹu quả vốn, đất đai và các nguồn lực khác do đại diện chủ sở hữu đàu tư.
-Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của tổng công ty.
- Quyết định các dự án đầu tư, phương án thanh lý , nhượng bán các khoản đầu tư dài han, tài sản cố định của tổng công ty.
-Bổ nhiệm, miễn nhiêm, quyết định về mức lương, thưởng của các thành viên của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
Và một số nhiệm vụ khác.
*Ban kiểm soát : gồm trưởng ban là thành viên hội đồng quản trị và một số thành viên khác giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp , chính xác trung thực trong quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh.
*Ban điều hành: Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao. Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính, định hướng phát triển. Các phó tổng giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể
*Phòng tổ chức cán bộ:Tham mưu cho ban giám đốc về quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý;Xây dựng trình lãnh đạo về quy chế tiền lương, tiền thưởng; Xây dựng các kế hoạch tuyển dụng…
*Phòng kế toán, tài chính:Thực hiện công tác tài chính kế toán, xử lý các phát sinh về vay tín dụng, quản lý việc sử dụng vốn, phân tích đánh giá hoạt động tài chính..
*Phòng kế hoạch và phát triển: Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của tổng công ty, lập phương án sử dụng vốn, xây dựng phương án triển khai các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh…
Và một số phồng ban, trung tâm thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao theo điều lệ của tổng công ty.
5. Danh mục các mặt hàng.
Tổng công ty Thương Mại Hà Nội là doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh rộng lớn với rất nhiều mặt hàng khác nhau cụ thể là:
Nông sản thô và nông sản sơ chế: gạo, lạc, hạt tiêu, hạt điều, chè, cơm dừa sấy, cà phê, các loại gia vị….
Các sản phẩm thực phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm ( bò, lợn, gà…) và hải sản dưới dạng đông, đóng hộp.
Gỗ chế biến và các sản phẩm lâm sản khác.
Nông sản thực phẩm tinh chế dưới các dạng sấy khô, muối, dầm giấm, ngô bao tử, cà chua và các loại rau quả nhiệt đới.
Đồ uống các loại: rượu vodka, rượu vang…
Nhóm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ tạp phẩm từ gốm sứ, mây tre, mành trúc…
Nhóm các sản phẩm công nghiệp cơ, kim khí và các sản phẩm công nghiệp khác.
Các sản phẩm của ngành dệt may, da giày.
Các mặt hàng thời trang cao cấp như: vàng, bạc, đá quý, đồ da cao cấp, mỹ phẩm cao cấp…
Bao bì các loại
Tranh ảnh nghệ thuật, văn hoá phẩm được phép lưu hành
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HAPRO.
1. Những kết quả đạt được.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của tổng công ty Thương Mại Hà Nội
giai đoạn 2004-2006
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu
Tỉ đồng
3.779
4.050
4.890
5.755
Kim ngạch XNK
Triệu USD
149.258
155
160
206,5
Chi phí
Tỉ đồng
3.555
3.783
3.889
4.019
Thuế
Triệu đồng
202.5
234
245
258
Lợi nhuận sau thuế
Tỉ đồng
21
24
29.75
45
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
1,25
1,325
1,6
1,85
Nguồn : Phòng kế hoạch và phát triển.
Doanh thu của tổng công ty Thương Mại Hà Nội tăng liên tục qua các năm cho thấy được hiệu quả hoạt động của tổng công ty. Từ 3.779 tỉ đồng vào năm 2004 đã tăng lên 4.050 tỉ vào năm 2005 và 4.890 tỉ vào năm 2006. Như vậy doanh thu năm sau cao hơn năm trước năm 2005 tăng 1.07 lần so với 2004 và năm 2006 tăng 1.139 lần so với 2005 và đến năm 2007 đã đạt 5.755 tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể năm 2006 chỉ tiêu này gấp gần 3 lần so với năm 2002. Nguyên nhân là do giá cả mặt hàng tiêu, cà phê tăng mạnh ở quý 3, quý 4 nên giá trị xuất khẩu tăng lên rất nhiều. Mặt khác, do Thương hiệu HAPRO trên trường quốc tế ngày một nâng cao, cơ chế xuất nhập khẩu (thủ tục) thông thoáng hơn. Điều đó đã giúp Tổng công ty nhận được rất nhiều đơn hàng xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế của tổng công ty cũng tăng lần lượt từ 21 tỉ lên 24 tỉ và 28.5 tỉ trong các năm 2004, 2005, 2006. Điều quan trọng là thu nhập bình quân đầu người cũng tăng đáng kể từ 1.25 lên 1.6 triệu đồng.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của tổng công ty Thương Mại Hà Nội 2006-2007
TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
% 2007/2006
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
Tổng doanh thu
Tỉ đồng
4.616
4.890
5.210
5.755
113
117,7
2
Xuất khẩu
Triệu USD
80
86,91
98.0
115.0
122,5
129,6
3
Nộp ngân sách nhà nước
Tỉ đồng
249,2
279,2
310
360,5
124,4
129
4
Lợi nhuận
Tỉ đồng
29.5
45.25
153,4
Lợi nhuận trước thuế
Tỉ đồng
29.5
45.25
153,4
- Tỉ suất lợi nhuận thực hiện/vốn chủ sở hữu
%
10
11,80
118
5
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
1,6
1,85
115,6
6
Tổng số lao động
Người
6.031
6.689
Trong đó lao động mới tuyển
Người
302
469
155,3
7
Tổng đóng góp XH thực hiện
Triệu USD
710
985
138,7
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Ta thấy doanh thu của tổng công ty Thương Mại Hà Nội của 2 năm 2006-2007 đã thể hiện tình hình hoạt động của tổng công ty trong 2 năm vừa qua. Năm 2006 doanh thu của tổng công ty đạt 4890 tỉ đồng vượt mức kế hoạch là 4616 tỉ và đến 2007 doanh thực hiện đạt 5755 tỉ đồng và vượt mức kế hoạch là 5210 tỉ và so với 2006 thì doanh thu đã tăng 117.7 %đó là do hoạt động xuất khẩu năm 2007 đã gặt hái được rất nhiều thành công đạt 115 triệu USD tăng 29% so với năm 2006, ngoài ra, doanh thu tăng còn do sự nâng cấp mạng lưới kinh doanh, mở rộng hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích… lợi nhuận cũng tăng từ 29.5 tỉ lên 42.25 tỉ vào 2007. Tổng công ty đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động trong năm 2006 đã tuyển mới 302 người nhưng con số này đã là 469 người năm 2007 để đáp ứng nhu cầu về lao động của tổng công ty.
+ Tổng Kim ngạch XNK năm 2007 đạt 206,5 triệu USD/ kế hoạch giao 196,5 triệu USD, đạt 105% kế hoạch năm và so với 160 triệu USD của năm trước.Trong đó : Kim ngạch XK đạt 114,8 triệu USD, chiếm 56% tổng Kim ngạch XNK, đạt 117% kế hoạch năm, tăng 33% so cùng kỳ 2006.
Thị trường xuất khẩu được giữ vững và phát triển tại trên 60 nước và khu vực trên thế giới như : EU, Đông Âu, các nước Đông Nam Á, các nước Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Phi, Mỹ, ... và đã phát triển được thêm 02 thị trường mới là Mehico và Kenya.
Trong năm 2007 một số mặt hàng xuất khẩu chính là với các kết quả đạt được: trong đó phải kể đến là hàng nông sản, dược liệu đạt kim ngạch 81,05 triệu USD, chiếm 70,6% Kim ngạch XK. Một số mặt hàng có thế ổn định và phát triển của tổng công ty như Cafê xuất khẩu 13.043 tấn, trị giá 19,58 triệu USD, đạt 162% so với năm 2006 hạt Tiêu : 4.005 tấn, trị giá 12,36 triệu USD, đạt 120% so với năm 2006, rau quả chế biến đạt 210 cont’20’ và là một trong số các đơn vị dẫn đầu về Kim ngạch XK Rau, Quả vào thị trường Nga và Đông Âu. Một mặt hàng cũng đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty đó là hàng thủ công mĩ nghệ với kết quả 9,477 triệu USD và Tổng công ty tiếp tục là một trong số các đơn vị dẫn đầu cả nước về Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Biểu đồ 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Hapro năm 2007
Nguồn: www.haprogroup.vn
2. Những mặt cần khắc phục
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục:
1.Trong công tác tổ chức quản lý chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập việc phối hợp công tác giữa các các Phòng, Ban quản ._., thúc đẩy xuất khẩu nông sản như: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông; kiểm soát dịch bệnh, môi trường; an ninh lương thức, an toàn thực phẩm; chuyển dịch cơ cấu...Trợ cấp tiếp thị tiêu thụ nông sản; chi phí vận tải nội địa và các biện pháp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất vốn vay mua nông sản xuất khẩu khi giá thế giới không có lợi cho cho sản xuất trong nước; dự trữ nông sản chờ xuất khẩu; hỗ trợ tài chính có thời hạn một số nông sản xuất khẩu bị lỗ (thịt lợn sang Nga, dứa hộp sang Mỹ...). Thực hiện NQ 05/2002 đã tiến hành thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. Các chính sách đã góp phần làm giảm khó khăn tài chính cho nhiều doanh nghiệp, kích thích xuất khẩu, nông dân tiêu thụ được hầu hết nông sản hàng hoá với giá có lợi.
Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là việc cho vay vốn ngắn hạn dành cho các đơn vị trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thuộc diện được khuyến khích xuất khẩu .
Chính sách thuế :Ưu đãi hoạt động xuất khẩu, quy định một số không phải đối tượng chịu thuế. Ưu đãi các hoạt động xuất khẩu tại chỗ theo Thông tư 22/2000 thi hành NĐ số 24/2000: Thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác
Ngoài ra còn có một số chính sách khác như :Chính sách điều hành tỷ giá, chính sách về hỗ trợ xúc tiến thương mại, hoa hồng môi giới trong xuất khẩu từng bước đã có tác dụng tích cực đến xuất khẩu.
3. Mục tiêu phương hướng của Hapro.
Bảng 11:Các chỉ tiêu phát triển của tổng công ty Thương Mại Hà Nội
Chỉ tiêu
Đơn vị
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Tỉ đồng
1200
1650
2000
tổng doanh thu
Tỉ đồng
9000
12000
15000
-Bán buôn
Tỉ đồng
7000
9000
11000
- Bán lẻ
Tỉ đồng
2000
3000
4000
Kim ngạch XNK
Triệu USD
250
280
300
-Xuất khẩu
Triệu USD
100
120
130
-Nhập khẩu
Triệu USD
150
160
170
Lợi nhuận
Tỉ đồng
60
90
135
Nộp ngân sách
Tỉ đồng
400
500
600
Thu nhập bình quân
1000 đồng
2500
3000
4500
Nguồn: Kế hoạch phát tiển của công ty đến 2010.
Trong đó 2008 cần đạt một số chỉ tiêu cụ thể sau: tổng doanh thu đạt 6300 tỷ đồng tăng 145 so với thực hiện năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 222 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu 125 triệu USD tăng 16,2% so với thực hiện năm 2007, thu nhập bình quân tăng 11% so với thực hiện 2007.
Cụ thể về các mặt hàng nông sản xuất khẩu tổng công ty đề ra một số chỉ tiêu
Bảng 12: Chỉ tiêu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2008.
STT
Mặt hàng
Giá trị
Đơn vị
1
Chè
1.473
1000USD
2
Lạc nhân
12.550
1000USD
3
Gạo
19.870
1000USD
4
Dừa sấy
8.416
1000USD
5
Tiêu
15.130
1000USD
6
Điều
8.225
1000USD
7
Cà phê
25.434
1000USD
8
Hàng khác
7.175
1000USD
Tổng
98.243
1000USD
Ngoài những số liệu cụ thể như trên, dự tính Tổng công ty Thương mại Hà Nội sẽ đầu tư vào một số liên doanh, các công ty liên kết khác và một số dự án khác sẽ đem lại cho Tổng công ty hàng chục tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng sẽ có điều kiện mở rộng thị trường ở nước ngoài, từng bước đưa hàng hoá do Việt Nam sản xuất chiếm thị phần ngày càng cao trên thị trường khu vực và quốc tế, cụ thể.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất nhằm đảm bảo nguồn hàng phục vụ hoạt động kinh doanh mặt hàng chiến lược xuất khẩu đặc biệt là mặt hàng chủ lực nông sản xuất khẩu .
- Tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất trong nước, mua buôn nông sản thực phẩm, gạo, cà phê, lạc nhân, hạt tiêu, chè, ,... từ các cơ sở sản xuất chế biến, từ các thị trường địa phương để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, củng cố giữ vững thị trường xuất khẩu ở các nước thị trường lớn như: Nhật Bản, Nga, Mỹ, Inđônêxia, Philipin, các nước Châu Á khác, Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Nam Mỹ...
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:
“ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” trước khi xâm nhập vào một thị trường chúng ta cần hiểu rõ về các đặc điểm của thị trường đó rồi mới đi đến cân đối các nguồn lực của mình từ đó mới có được phương án kinh doanh có hiệu quả vì vậy hoạt động nghiên cứu thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Nó tạo ra cơ sở khoa học, chứa đựng các thông tin cần thiết hướng dẫn toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ trước những thay đổi của thị trường.
Hiện nay, do phạm vi thị trường rộng lớn thêm vào đó tình hình thị trường phức tạp trong khi nguồn vốn, nguồn nhân lực của Tổng công ty còn hạn chế, trình độ cán bộ chưa đồng đều, do vậy còn tồn tại nhiều hạn chế trong thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu tiếp cận, mở rộng thị trường và nâng cao thị phần trên thị trường hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn kém
Thông tin sau khi được thu thập dù sử dụng phương pháp trực tiếp hay phương pháp gián tiếp thì cũng đòi hỏi phải chính xác, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của Tổng công ty. Đối với bước xử lý thông tin, đòi hỏi cán bộ làm công tác phân tích phải có một số kiến thức nhất định về thị trường cần phân tích, có kinh nghiệm trong phân tích và xử lý thông tin.
Trong qua trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường cần tập trung đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề:
-Nghiên cứu thị trường tổng quan rồi đi đến phân đoạn thị trường tập trung vào thị trường mục tiêu của tổng công ty. Xác định dung lượng thị trường, tìm hiểu, phân loại nhóm khách hàng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, thu nhập trung bình, mức độ tiêu dùng, uy tín trên thị trường tài chính
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty cả về số lượng cũng như sức mạnh của các đối thủ: sức mạnh tài chính, thương hiệu, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp, nhu cầu đầu tư, chu kỳ đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, các bằng phát minh sáng chế hiện đang làm chủ, tần suất thành lập các đại lý tại các thị trường khác nhau, nhãn hiệu hàng hóa, uy tín, hệ thống tổ chức và quan điểm quản lý triết lý kinh doanh, trình độ quản lý.
- Tìm hiểu giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cũng như cung và cầu của từng loại hàng hóa mà tổng công ty đang kinh doanh cũng như các loại hàng hóa có thể cạnh tranh với sản phẩm của Tổng công ty.
- Tìm hiểu, xác định chu kỳ và xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để có các phương án đối phó cho phù hợp.
Để có thể nắm bắt được các thông tin đó cần :
-Có bộ phận nghiên cứu thị trường đảm bảo đủ về cả số lượng cũng như năng lực, trình độ của các cán bộ. Những người làm công tác nghiên cứu thị trường phải nhạy bén, có óc quan sát tốt, có khả năng phán đoán, tổng hợp, phân tích cao. Tổng công ty nên tuyển chọn thật kỹ những người có đủ năng lực, đồng thời thường xuyêntổng kết kinh nghiệm cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ của bộ phận này. Đồng thời đầu tư, trang bị những công cụ cần thiết để cho bộ phận nghiên cứu thị trường có thể thực hiện tốt công việc, theo kịp sự tiến bộ công nghệ của thời đại.
- Tiến hành thường xuyên công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước với các quy mô khác nhau ở các mức độ khác nhau sao cho có thể nắm bắt một cách kịp thời sự biến động ở thị trường hiện tại cũng như tìm hiểu được các đặc điểm của thị trường mới sắp xâm nhập. Xây dựng hệ thống khách hàng đối tác cho xuất khẩu, những nhà cung cấp hàng cho hệ thống bán buôn bán lẻ của Tổng công ty.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của hệ thống các Tham tán, Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các Tham tán, Sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Đẩy mạnh hoạt động của VPĐD tại Moscow và một số đại diện liên kết tại các thị trường nước ngoài.
-Xây dựng nhiều kênh tìm kiếm thông tin khác nhau. Hiện nay có rất nhiều kênh để thu thập tìm kiếm thông tin mỗi kênh có những thế mạnh và hạn chế khác nhau tổng công ty cần sử dụng một cách đồng bộ các kênh sao cho phù hợp trong từng trường hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Thông tin có thể có được từ chính khách hàng, nhà cung ứng, các đối tác và cả từ các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty. Bộ phận nghiên cứu thị trường của tổng công ty cần sử dụng triệt để các nguồn, phân tích tổng hợp để đưa ra các thông tin cần thiết. Hiện nay công cụ tìm kiếm thông tin được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là internet có thể thông quantrang web của các doanh nghiệp hay các trang quảng cáo, tìm kiếm mà doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tiếp tục phát triển quan hệ liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị lớn trong nước. Triệt để khai thác nguồn lực qua liên kết, coi đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của Tổng công ty.
-Thành lập một số văn phòng đại diện ở các thị trường lớn như Anh, Mĩ, Trung Quốc..để có thể xâm nhập nắm bắt thông tin cũng như biến động của thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời.
2. Tăng cường công tác thu gom tạo nguồn hàng xuất khẩu:
Hiệu quả của công tác thu mua tạo nguồn hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty cũng như khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Hàng nông sản lại là mặt hàng phân tán, không ổn định và tính tươi sống nên công tác thu mua, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Trong những năm tới, để đạt được hiệu quả tốt hơn trong công tác này, Tổng công ty có thể nghiên cứu từng bước áp dụng một số giải pháp sau:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thu mua và tạo nguồn hàng tạo điều kiện cho việc thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả đảm bảo có được nguồn hàng theo đúng tiến độ. Đầu tư mạnh vào việc mua sắm các phương tiện vận tải, các thiết bị xếp dỡ, hệ thống bến bãi, kho tàng nhằm tạo ra sự cơ động linh hoạt trước những biến động của nguồn hàng, của thị trường.
- Để đảm bảo có được nguồn hàng tốt và ổn định Hapro có thể tăng cường cung cấp tín dụng cho người sản xuất nuôi trồng và chế biến hàng nông sản. Đây thực chất là hình thức đầu tư tài chính của doanh nghiệp cho nhà cung cấp hàng hóa . Mặc dù phương pháp này không phải là mới nhưng nó vẫn phát huy được hiệu quả khá cao và được các doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến. Cung cấp tín dụng cho người sản xuất, nuôi trồng và chế biến hàng hóa nông sản xuất khẩu sẽ đảm bảo cho tổng công ty chủ động có được nguồn hàng ổn định, đảm bảo thu mua tận gốc, giảm chi phí đồng thời giành được ưu đãi từ phía cung cấp và thông qua họ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.
- Tiếp tục đầu tư phát triển, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu tạo nguồn hàng tập trung và có chất lượng cao.
-Đầu tư xây dựng các kho hàng, các phương tiện bảo quản, vận chuyển tiên tiến; giữ gìn phẩm chất nông sản xuất khẩu từ khâu thu gom, chọn mua, đến việc lưu kho, vận chuyển và xuất khẩu. Việc thu mua cần phải gắn kết với các phương án vận chuyển, phù hợp với điều kiện giao thông vận tải của địa phương. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển sẽ là cơ sở đảm bảo tiến độ thu mua và chất lượng hàng..
-Cải tạo hệ thống kho hàng dự trữ bảo quản hàng hóa. Nông sản là mặt hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, đặc biệt khí hậu nóng ẩm như nước ta nông sản rất dễ bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy hệ thống kho hàng của công ty cần được đầu tư đảm bảo các tiêu chuẩn để có thể dự trữ bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất.
- Thiết lập hệ thống thu mua, gồm các đại lý, chi nhánh, hệ thống kho hàng thu mua và chế biến tại chỗ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các vùng có ưu thế về sản xuất nông sản. khuyến khích các đại lý, chân hàng thông qua tỷ lệ hoa hồng phù hợp theo khối lượng và chất lượng hàng đồng thời cần xử lý nghiêm túc các trường hợp đại lý, chân hàng vi phạm, găm hàng, tráo hàng làm giảm chất lượng hàng
- Tăng cường hoạt động đào tạo đội ngũ đại diện thương mại, đại lý, trên cơ sở sử dụng triệt để các nhân viên đã được học tập nâng cao trình độ và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài kết hợp với sử dụng tư vấn và mời những chuyên gia trong lĩnh vực này đến trao đổi kinh nghiệm.
3. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm đã và đang trở thành công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các doanh nghiệp. Không chỉ có được nguồn hàng ổn định chất lượng tốt là doanh nghiệp đã có được hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý, sức cạnh tranh lớn. Để tạo được năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể có thể sử dụng một số biện pháp:
-Nghiên cứu, phát triển nguồn hàng tạo ra các mặt hàng không chỉ nâng cao về chất lượng mà còn đa dạng về chủng loại, kích cỡ, quy cách kiểu dáng, …sao cho có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng ngoài các nhu cầu chính, nhu cầu thiết yếu họ còn có thể có các nhu cầu bổ sung, các nhu cầu đi kèm, doanh nghiệp phải cố gắng làm sao thỏa mãn được đồng bộ các nhu cầu đó.
-Chú trọng đến công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các quy trình vận chuyển, bảo quản, chế biến hàng nông sản để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất có thể. Có được sản phẩm có chất lượng tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra được thương hiệu cho sản phẩm của mình, mới có hi vọng tồn tại trên thị trường cạnh tranh như hiện nay.
-Tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm: nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao doanh nghiệp sẽ đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng do đó việc thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến hàng hóa phải thực hiện theo những quy trình nhất định đảm bảo sản phẩm tạo ra phải thỏa mãn các tiêu chuẩn đó. Đề ra tiêu chuẩn sẽ đảm bảo cho hàng hóa có chất lượng tốt hơn và mức độ đồng đều cao hơn. Việc kiểm tra chất lượng phải được tiến hành một cách nghiêm túc trong từng khâu, từng bộ phận.
-Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm: khi mà chất lượng hàng hóa chưa cao thì chúng ta chỉ có thể xuất khẩu với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh đó là một thực tế đang buồn song chúng ta không thể không thừa nhận. Do đó cạnh tranh về giá hiện nay đang đựơc xem là một công cụ hữu hiệu. Giá thành thấp không chỉ giúp doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều hơn mà còn mang lại lợi nhuận cao hơn. Để có được giá thành thấp doanh nghiệp cần kiểm soát một cách chăt chẽ các khâu, các quá trình sản xuất, chế biến sao cho ở mức chi phí thấp nhất có thể hạch toán một cách cụ thể các khoản chi phí tiêu dùng hạn chế đến mức tối đa sự thất thoát láng phí, tận dụng các nguồn nguyên vật liệu thứa, những phế liệu phế phẩm trong quá trình sản xuất
4. Tiếp tục đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu các mặt hàng nông sản của Tổng công ty ra thị trường nước ngoài:
Quảng cáo là một hình thức truyền tin nhằm đem đến cho khách hàng những hiểu biết cần thiết về sản phẩm hàng hóa của tổng công ty thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm của tổng công ty. Vì vậy công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm cũng cần được Tổng công ty chú trọng và quan tâm khai thác hơn nữa bằng việc sử dụng các loại hình quảng cáo khác nhau trên cơ sở nghiên cứu thói quen và tâm lý của từng nhóm đối tượng khách hàng.
Hiện nay, việc xây dựng một kế hoạch quảng cáo lâu dài, phù hợp với khả năng tài chính và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty là rất cần thiết.
Ngoài các hình thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo qua báo chí, đài, ti vi tổng công ty có thể áp dụng một số hình thức khác đang được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Trước mắt có thể nghiên cứu một số hình thức quảng cáo sau:
- Quảng cáo thông qua hình thức gửi một số thư chào hàng có kèm theo catalogue giới thiệu hàng hóa. Hình thức này khá tốn kém và hạn chế về số lượng tuy nhiên mức độ tác động với những người nhận được catalogue là khá lớn.
- Quảng cáo bằng cách tham dự các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam ở nước ngoài. Nhằm mục đích giới thiệu một cách trực tiếp hàng nông sản của tổng công ty với thị trường, khách hàng nước ngoài có điều kiện xem xét, đo lường phản ứng của khách hàng với hàng của tổng công ty và hàng của các đối thủ, ngoài ra hội chợ cũng là nơi mà tổng công ty có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài.
- Quảng cáo thông qua mạng Internet. Là hình thức quảng cáo phù hợp với nhiều thị trường, đảm bảo liên hệ trực tiếp nhanh chóng và hiệu quả đặc biệt trong thời đại công nghệ như hiện nay thì internet đang là một công cụ được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hơn cả. Hiện nay tổng công ty cũng có trang web riêng nhưng mức độ hoạt động vẫn còn kém hiệu quả, số lượng cũng như chất lượng thông tin truyền đạt chưa thật sự tốt. Tổng công ty có thể quảng cáo thông qua một số trang web quảng cáo, một số trang web được nhiều người truy cập để nâng cao hiệu quả quảng cáo.
- Tài trợ cho các cuộc thi mà có khả năng nhiều đối tượng khách hàng của công ty sẽ theo dõi hay tham gia dự thi.
Khi tiến hành một chương trình quảng cáo, tổng công ty cần xác định được thị trường, nhóm khách hàng mà tổng công ty hướng tới và với mục đích là để làm gì? Có thể là tìm thị trường cho mặt hàng mới, phát triển thị phần cho hàng hóa đã có mặt ở thị trường, hoặc làm tăng khối lượng hàng hóa bán ra, thúc đẩy tiệu thụ hàng hóa.
Việc dự kiến ngân sách chi cho quảng cáo cũng rất quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành một chương trình quảng cáo sao cho chi phí cho việc quảng cáo là thỏa đáng và nằm trong ngân sách quảng cáo dự kiến. Một chương trình quảng cáo có tính hiện thực sẽ luôn nằm trong khuôn khổ khả năng tài chính của đơn vị.
Sau khi tiến hành quảng cáo, cần chú ý thu thập thông tin đánh giá kết quả hoạt động quảng cáo, so sánh chi phí quảng cáo bỏ ra với kết quả do việc quảng cáo mang lại. Nội dung phân tích đánh giá hiêu quả của quảng cáo nên tập trung vào khối lượng sản phẩm bán ra, lợi nhuận thu được, số lượng và giá trị các hợp đồng đặt hàng trước và sau quảng cáo.
5. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên:
Hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty. Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày càng thu được hiệu quả cao, tổng công ty cần không ngừng bồi dưỡng, ươm tạo một đội ngũ kinh doanh giỏi. Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác kinh doanh xuất khẩu , xúc tiến thương mại là phải giỏi nghiệp vụ ngoại thương, có đầu óc tư duy tốt, linh hoạt có khả năng phân tích, phán đoán và đưa ra các nhận xét chính xác, và phải thông thạo tiếng Anh để có thể hiểu rõ được nội dung của thư chào hàng, thư hỏi giá, nội dung hợp đồng và các giấy tờ giao dịch khác.
Trong những năm tới, chắc chắn quy mô hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty sẽ tăng lên các hoạt động ngày một phức tạp lên do đó việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty trở thành một yêu cầu khách quan cần được ưu tiên thực hiện ngay từ bây giờ thông qua:
- Tổ chức các cuộc hội thảo với sự tham gia của cán bộ, công nhân viên với các chuyên gia về lĩnh vực xuất khẩu nông sản và các lĩnh vực có liên quan, thường xuyên trao đổi tổng kết kinh nghiệm , giúp cho cán bộ nhân viên tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh xuất khẩu nông sản
- Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học tập nâng cao kỹ năng ở các viện nghiên cứu, trường đào tạo quản lý kinh doanh có uy tín trong nước và quốc tế cũng như đẩy mạnh việc đi tham quan thực tế thị trường vừa giúp họ có được kiến thức về mặt lý thuyết vừa thấy được các hoạt động thực tế, kết hợp “học đi đôi với hành”.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời cho những sáng kiến, giải pháp đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu, cho những cán bộ hoàn thành tốt công tác, đem lại lợi nhuận cho công ty…nhằm khuyến khích động viên họ thực hiện tốt hơn nữa công việc được giao, tạo động lực trong công việc.
- Đào tạo mới và đào tạo lại đảm bảo giúp cho người lao động nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc cũng như sự biến động của thị trường, theo kịp sự phát triển của thời đại. Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ công nhân viên.
- Cập nhật, bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ xuất khẩu nông sản cho cán bộ nghiệp vụ, nhanh chóng áp dụng các kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc tiên tiến, phát huy sáng kiến cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
- Đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ kế cận, tạo nguồn cán bộ bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của tổng công ty.
- Cũng cần phải trang bị cho các cán bộ nghiệp vụ các hiểu biết về văn hóa, tập quán thị trường và phương pháp nắm bắt thói quen của bạn hàng, tuân thủ các nguyên tắc cũng như thông lệ quốc tế về đàm phán, từng bước nâng cao khả năng ứng biến, sức thuyết phục trong đàm phán nhằm kí kết được hợp đồng và đưa ra được các thỏa thuận một cách có lợi nhất cho tổng công ty.
6. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh:
Vốn thể hiện sức mạnh tài chính của tổng công ty. Huy động và sử dụng vốn hiệu quả là một yếu tố quyết định thành công của tổng công ty. Trong thời gian qua, hoạt động huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn vốn, vẫn còn lãng phí trong việc sử dụng và sử dụng chưa hiệu quả vốn, một số mặt hàng nông sản đã được đầu tư khai thác nhưng đem lại hiệu quả thấp. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
Để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, Tổng công ty có thể nghiên cứu một số biện pháp sau:
- Về huy động vốn: cần chú trọng tận dụng triệt để các nguồn vốn sẵn có, huy động từ các nguồn khác nhau đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn tín dụng từ khách hàng, khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phần tạo ra nguồn vốn khá lớn cho tổng công ty.. Tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước, sự hợp tác, ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nước, thu hút đối tác đầu tư liên doanh, liên kết. Có thể phát hành cổ phiếu nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ở bên ngoài hoặc nâng mệnh giá cổ phiếu thông qua hình thức cộng cổ tức hàng năm.
- Về sử dụng vốn: Có kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học và rõ ràng, phân bổ vốn cho từng bộ phận, từng hoạt động một cách hợp lý. Tích cực đầu tư vào các mặt hàng tinh chế có giá trị thương phẩm cao trên thị trường. Cắt giảm mọi chi phí không cần thiết, hạch toán chi phí kinh doanh một cách nghiêm túc, tiến hành thực hiện phương châm tiết kiệm trong mọi hoạt động của từng khâu, từng bộ phận cũng như của cả quá trình kinh doanh. Thực hiện tốt công tác thanh toán với người mua dựa trên nguyên tắc: thu đủ về giá trị, nhanh về thời gian để đảm bảo quá trình thu hồi vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn điều này là đăc biệt quan trọng với các doanh nghiệp thương mại.
7. Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên, hàng hóa phải di chuyển qua biên giới quốc gia do đó rủi ro tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu là không tránh khỏi, thường gặp những rủi ro nhất định như: bạn hàng không đủ khả năng thanh toán hoặc thanh toán diễn ra chậm, hàng trong quá trình xuất khẩu bị mất mát, hư hại, việc chuẩn bị các loại chứng từ có thể có thiếu sót…
Để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cũng như để tránh những tranh chấp, khiếu nại đáng tiếc có thể có, Tổng công ty cần nghiên cứu theo hướng:
-Đa dạng hóa kinh doanh để chia sẻ rủi ro nghĩa là tổng công ty nên đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, mỗi lĩnh vực lại có nhiều mặt hàng. Đối với kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản tổng công ty có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau với các chủng loại, kích cỡ khác nhau. Cần khai thác, chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác có giá trị kinh tế cao hơn như: rau, củ, quả, thực phẩm chế biến, đồ hộp
- Tránh rủi ro: thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường, sự biến động của cung cầu để có thể nhận dạng, phân tích, đo lường các rủi ro, quyết định không bán hàng ở thị trường sẽ có nhiều rủi ro, không chấp nhận đơn hàng của khách hàng có nhiều nghi vấn về khâu tín dụng.
- Hạn chế rủi ro: Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu đến mức có thể chấp nhận được. Tổ chức thực hiện hợp đồng theo đúng quy trình nghiệp vụ, nâng cao trình độ của cán bộ nghiệp vụ
-“ Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” thông qua đảm bảo hàng xuất khẩu của công ty không tập trung tất cả vào một kênh phân phối duy nhất.
- Luôn tìm kiếm những thị trường mới và tìm cách đưa ra những sản phẩm mới.
-Thực hiện “chuyển giao rủi ro” thông qua việc mua nhanh, bán nhanh nhằm chuyển bớt một số rủi ro sang cho khách hàng. Tuỳ tình hình, rút ngắn thời gian bảo hành đối với các mặt hàng bán ở nước ngoài.
- Giải quyết rủi ro qua bảo hiểm: Thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra những rủi ro gây tổn thất cho tổng công ty. Thực chất của mua bảo hiểm cho hàng nông sản xuất khẩu là tổng công ty đã phân chia tổn thất sang cho công ty bảo hiểm
KẾT LUẬN
Xu thế toàn cầu hóa đã và đang mở ra cho chúng ta không ít những cơ hội mới với những thách thức mới. Trong đó các hoạt động thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng hình thành nên mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Chiếm giữ một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế, xuất khẩu càng tỏ rõ vai trò cần thiết của mình. Nhận thức được cơ hội trên cả thị trường trong nước và quốc tế, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã và đang tập trung từng bước hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu, mở rộng xuất khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy tốt các hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng về cả chất lượng cũng như số lượng. Với những thành tích nổi bật trong xuất khẩu về các mặt hàng nông sản, Hapro đã xây dựng được mạng lưới thị trường rộng lớn trên toàn quốc gia và thế giới, Thương hiệu Hapro đã được thừa nhận có uy tín và được đăng ký bảo hộ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc được thành lập và tổ chức quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con là một đòn bẩy quan trọng giúp Tổng công ty Thương mại Hà Nội nâng cao năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và tính năng động sáng tạo cho các đơn vị thành viên, tạo thành sức mạnh tổng hợp, hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói riêng.
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân- Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê-2003.
2. PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội- 2005.
3.TS Trần Hòe- Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê- 1998.
4.TS Trần Hòe – Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân- 2007.
5. GS.TS Bùi Xuân Lưu- Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội- 2006.
6. PGS.TS Nguyễn Xuân Quang – Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội -2005.
7. PGS.TS Hoàng Đức Thân – Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê- 2006.
8. Vũ Hữu Tửu - Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo Dục -2006.
9. Luật thương mại năm 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
10. Tạp chí thương mại - số 13 tháng 4 năm 2008.
11. Tạp chí thương mại - số 3+4+5 tháng 2 năm 2008.
12. Tạp chí thương mại - số 10 tháng năm 2007
13. Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty thương mại Hà Nội các năm 2004-2007.
14. Trang web của bộ công thương: www.mot.gov.vn
15. Trang web của tổng cục hải quan: www.customs.gov.vn
16. Trang web của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: www.agroviet.gov.vn
17. Trang web của Hapro: www.haprogroup.vn
18.Trang web: www.vinanet.com.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Chuyên đề tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng công ty thương mại Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Nhìn chung chuyên đề đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra thể hiện sự cố gắng nỗ lực tìm hiểu thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản ở tổng công ty thương mại Hà Nội dựa trên những kiến thức đã được học ở trường. Chuyên đề đã phân tích được cơ sở lý luận và thực tế hoạt động của Hapro để thấy được những thành tựu cũng như những hạn chế của công ty này từ đó đưa ra được các giải pháp để Hapro có thể khai thác, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xuất khẩu nông sản, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các giải pháp cần cụ thể hơn nữa phù hợp với điều kiện nguồn lực của Hapro.
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của tổng công ty Thương Mại Hà Nội 28
Bảng 1: Tình hình vốn của tổng công ty 16
Bảng 2: Báo cáo thống kê chất lượng đội ngũ CBCNV của công ty mẹ-Hapro (đến ngày 30/06/2007) 17
Bảng 3: Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam. 18
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2004-2006 30
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của tổng công ty Thương Mại Hà Nội 2006-2007 31
Bảng 6: Giá trị và tỉ trọng mặt hàng xuất khẩu của Hapro giai đoạn 2003-2007. 44
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Hapro. 47
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Hapro. 48
Bảng 9:Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Hapro. 50
Bảng 10: Kết quả xuất khẩu nông sản theo phương thức của Hapro. 51
Bảng 11:Các chỉ tiêu phát triển của tổng công ty Thương Mại Hà Nội 65
Bảng 12: Chỉ tiêu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2008. 66
Biểu đồ 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Hapro năm 2007 33
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của Hapro năm 2007. 44
Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Hapro qua các năm 46
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, cũng xin được cảm ơn các cô chú và anh chị tại phòng XNK 4 - Tổng công ty thương mại Hà Nội đã hướng dẫn và cung cấp các tài liệu cần thiết trong quá trình tôi thực tập.
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô và các bạn!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20489.doc