LỜI NÓI ĐẦU
Tín dụng trong ngân hàng chính sách xã hộị (NHCSXH) hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết, đã được Chính Phủ yêu cầu thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng, thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, thiết lập nguồn vốn cho
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHCSXH huyện Tuần Giáo - Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay tín dụng, Ngân hàng Trung ương yêu cầu các chi nhánh ở các Tỉnh tích cực thực hiện các yêu cầu và chỉ tiêu đã đề ra. Chương trình tín dụng đang giữ vai trò hết sức quan trọng và có hiệu quả trong việc hộ trợ từng bước cho người dân trong quá trình phát triển kinh tế và gải quyết nhiều việc làm khác. Tích cực thực hiện các phương thức và các chương trình cho vay để tăng cường đẩy mạnh cho quá trình hoạt đông tín dụng của ngân hang.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng thực hiện việc hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tương chính sách xã hội, nhưng phạm vi còn hẹp và hiệu quả tín dụng chưa cao. Thực tế đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải đẩy mạnh hoạt đông tín dụng, đặc biệt là NHCSXH phải có những giải pháp tăng cường đẩy mạnh hoạt động tín dụng, không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mơi và phát triển nguồn tín dụng trong NHCSXH.
Qua quá trình thực tập tại NHCSXH huyện Tuần Giáo, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của minh là “Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo - Điện Biên" nghiên cứu việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng, phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận cơ bản về đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH
Chương 2: Thực trạng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự đóng góp ý kiến, hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Minh Huệ và cac co chu trong PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo đã cung cấp số liệu, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
Em xin trân thành cảm ơn
Chương I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Ngân hàng chính sách xã hội ( NHCSXH )
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thực hiện lộ trình ra nhập WTO đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước rảnh tay vươn ra nắm giữ thị trường.
Yêu cầu tập chung nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dành cho các đối tượng chính sách xã hội đang do nhiều cơ quan hành chính nhà nước và các ngân hàng thương mại thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của đất nước bị phân tán, cho vay chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau vào một kênh duy nhất để thống nhất quản lý cho vay.
Theo ngân hàng Thế giới (WB) thì tỷ lệ đói nghèo của nước ta có đến 60% vào thời điểm thập niên 90 của thế kỷ XX. Ở những bản vùng cao, vùng xa Tây Bắc, Tây Nguyên, cái đói cái nghèo, nạn đói vẫn đeo đẳng bám quanh người Mông, người Dao...
Trước thực tế ấy, những năm qua, Đảng và nhà nước đã đề ra rất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp tín dụng ưu đãi hộ nghèo trở thành động lực thúc đẩy chương trình Xóa đói giảm nghèo phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu trên, ngày 04/10/2002, chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/ND-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
NHCSXH là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt đọng vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triẻn kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn diều lệ ban đầu là 5000 tỷ đòng, hoạt động là 99 năm.
NHCSXH có bộ máy điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấp, giao vốn và bảo đam khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiển tiền gửi, được miến thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ sau:
+ Huy động vốn
+ Cho vay các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Tiếp nhận, quảng lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của chíng phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo các chương trình khác.
+ Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án ở địa phương.
Ngân hàng Chính sách xã hội, viết tắt là NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. (chương trình 135). Đây thật sự là tin vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề những thành công 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Trong Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ xác định: Đây là Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn, cán bộ nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy tiền đề vững chắc đã có, đồng thời thực hiện tốt các chức năng mở rộng để xây dựng một kênh tín dụng mới tiếp tục phục vụ có hiệu quả các đối tượng chính sách trong cả nước. Chính thức đi vào hoạt động từ 11 tháng 3 năm 2003 nhưng đến nay Ngân hang Chính sách xã hội đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức mạng lưới. Tính đến nay, Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
Bộ máy điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập ở cả 3 cấp đang tập trung chỉ đạo triển khai việc huy động vốn và cho vay vốn người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến nay, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm Hội sở chính ở Trung ương, Sở giao dịch, 64 chi nhánh cấp tỉnh,thành phố và 608 Phòng giao dịch cấp huyện, hơn 8.500 Điểm giao dịch tại xã, phường. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai nhiều giải pháp, phát huy kết quả bước đầu, khắc phục một số tồn tại, vướng mắc, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thật sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu trên mặt trận xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng chính sách
Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, thực hiện lộ trình gia nhập WTO đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước “rảnh tay” vươn ra nắm giữ thị trường. Yêu cầu tập chung nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các đối tượng chính sách xã hội đang do nhiều cơ quan hành chính nhà nước và ngân hàng thương mại thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn nhân lực của nhà nước bị phân tán, cho vay chồng chéo, trùng lặp, thậm chí cản trở lẫn nhau vào một kênh duy nhất để thống nhất quản lý cho vay.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng dối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày Thủ tướng Chính phủ kí ban hanh quyết định số131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ổn định xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
NHCSXH là một pháp nhân có con dấu có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5000 tỉ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm.
NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
1.1.2. vai trò và chức năng của ngân hàng chính sách
Vai trò và chức năng của NHCS là rất quang trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của NHCS, có vai trò hổ chợ giúp đỡ các họ nghèo, các đối tượng chính sách, là nguồn cung cấp vốn cần thiết cho người dân làm kinh tế xoá doái giảm nghèo, từ đó tạo điều kiệm trong việc đẩy mạnh và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chức năng và vai trò của NHCSXH là không thể thiếu trong quá trình hoạt động và triển kinh tế xã hội của nước ta.
1.1.2.1. Vai trò của NHCSXH
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của Chính phủ có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay. Từ khi NHCSXH được thành lập, việc thực thi những chính sách tín dụng ưu đãi đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao tỷ lệ nông dân được sử dụng nước sạch, môi trường nông thôn được cải thiện, tạo điều kiện cho sinh viên nghèo yên tâm học tập.
Trong Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ xác định: Đây là Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Có vai trò quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn, cán bộ nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy tiền đề vững chắc đã có, đồng thời thực hiện tốt các chức năng mở rộng để xây dựng một kênh tín dụng mới tiếp tục phục vụ có hiệu quả các đối tượng chính sách trong cả nước.
Sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội chính là nhiệm vụ xuyên suốt cuả Ngân hàng chính sách xã hội
1.1.2.2. Chức năng của NHCSXH
Một số chức năng cơ bản của Ngân hàng chính sách xã hội;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:
Cung ứng các phương tiện thanh toán.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.
Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.
Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác
1.2. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH
Là phải tích cực nâng cao các hoạt động tín dụng bằng cách nâng cao các chương trình cho vay và các phương thức cho vay, mở rộng và tăng cường thêm các hoạt động cho vay, tăng cường thêm nguồn vốn cho NH, tăng số lượng vốn cho vay, tăng tổng dư nợ để phục vụ cho quá trình hoạt động và phát triển của NH.
1.2.1. Hoạt động tín dụng của NHCSXH
Với đặc thù là một định chế tài chính hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho các đối tượng xã hội, do vậy, cơ cấu nguồn vốn hoạt động của chi nhánh bao gồm vốn nhận từ NHCSXH Việt Nam và từ ngân sách địa phương để giải ngân cho vay các chương trình GQVL, cho hộ nghèo vay theo quy định chuẩn hộ nghèo Quốc gia và chuẩn hộ nghèo của địa phương, cho vay XKLĐ, hỗ trợ HSSV, cho vay chương trình NS&VSMTNT, cho đồng bào DTTSĐBKK vay cải thiện đời sống…
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHCSXH luôn gắn liền với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là của các tổ chức hội, đoàn thể từ cấp tỉnh, cấp huyện đến tận cơ sở xã, phường, thị trấn. Chi nhánh thực hiện phương thức “ủy thác” qua các tổ chức hội, đoàn thể để cho vay, quản lý vốn bằng việc ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa các bên. Đây là cách làm được người dân đồng tình, bởi các tổ chức đoàn thể có mạng lưới sâu rộng trong thôn ấp, xóm làng; có thể nắm bắt được nhu cầu của hộ nghèo là hội viên, hoặc đối tượng trợ giúp của đoàn thể cần vay vốn làm ăn. Qua đó, cán bộ hội, đoàn thể hướng dẫn người vay lập hồ sơ vay vốn, bình xét đề nghị cho vay vốn kịp thời và theo dõi, nhắc nhở hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả. hiện nay NHCS đã và đang thực hiện các hoạt động tín dụng theo nhiều phương thức tín dụng và chương trình cho vay tín dụng khác nhau, cho người dân ở các địa phương với các phương thức và chương trình tín dụng cụ thể như sau:
1.2.1.1. Các phương thức cho vay tín dụng
Hiện nay NHCSXH đang thực hiện phương thức cho vay chủ yếu là: Uỷ thác từng phần và cho vai trực tiếp
- Uỷ thác từng phần: Uỷ thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị xã hội là Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, với các chương trình cho vay đến đối tượng là :
+ Hộ gia đình
+ Thông qua việc thành lập tổ tiêt kiệm và vay vốn (TK &VV)
* Qui trình cho vay các chương trình này dược chia thành 9 công đoạn gồm :
(1). Hướng dẫn việc thành lập tổ và tổ chức họp để thành lập tổ TK & VV theo qui chế qui định, giám sát và duy trì các hoạt động của tổ TK & VV.
(2). Tổ chức họp tổ đẻ bình xép cho vay, lập danh sách hộ gia đình xin vay vốn NHCSXH ( mẫu số 03 ) trình Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã xét duyệt để gửi ngân hàng chính sách.
(3). Thông báo kết quả xét duyệt danh sách 03/cho vay hộ nghèo (CVHN ) đến từng hộ gia đình.
(4). Thực hiện việc giải ngân đến từng hộ gia đình trong tổ TK & VV.
(5). Kiểm tra, gián sát quá trình sử dụng vố vay và đôn dốc người vay trả nợ gốc và lãi tiền vay theo kỳ hạn thoả thuận.
(6). Hướng dẫn người vay lập hồ sơ nợ đề nghị xử lý rủi ro ( nếu có )
(7). Thực hiện việc thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm ( nếu có ) của các thành viên theop định kỳ dã thoả thuận khi dược NHCSXH uỷ nhiệm.
(8). Tổ chức thu nợ gốc và trực tiếp thu lãi của từng hộ thuộc các tổ TK & VV không được uỷ nhiệm vay thu lãi.
(9). Tổ chức hạch toán kế toán và lưu chữ hồ sơ cho vay, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo chế độ hiện hành.
Trong 9 công đoạn của quá thình cho vay, NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Chính trị xã hội 6 cồng đoạn ( gồm : 1, 2, 3, 5, 6 và 7 ). NHCSXH trực tiếp quản lý các cong đoạn còn lại ( gồm : 4,8 và 9 ), gọi tắt là ‘‘Uỷ thác cho vay từng phần’’.
Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội được ác dụng trong các Chương trình tín dụng sau:
+ Cho vay hộ nghèo
+ Cho vay học sinh sinh viên co hoàng cảnh khó khăn
+ Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Cho vay hộ đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Đối với mức cho vay tới 30 triệu đồng /hộ)
+ Cho vay hộ gia đình thiểu số đặc biệt khó khăn
+ Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung (có thể)
+ Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư thực hiện định canh giai đoạn 2007-2010 (có thể)
+ Dự án tài chính nông thôn cho người nghèo (vay vốn quỹ phát thiển OPEC).
+ Cho vay giải quyết việc làm
+ Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Cho vay trực tiếp: Người vay trực tiếp làm thủ tục, thanh toán nhận tiền vay, trả nợ gốc lãi với NHCSXH.
Phưong thức cho vay trực tiếp được áp dụng trong các Chương trình tín dụng sau:
+ Cho vay hộ đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Đối với mức cho vay tới 30 triệu đồng /hộ)
+ cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiệm ma tuý
+ Cho vay trả chậm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư thực hiện định canh giai đoạn 2007-2010 (có thể)
+ Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung (có thể)
+ Cho vsy doanh nghiệp vừa và nhỏ (dự án KFW)
1.2.1.2. Các chương trình cho vay tín dụng
Hiện nay NHCSXH đang thực hiện 14 chương trình cho vay, tóm tắc các chương trình cho vay cụ thể như sau:
1. Cho vay hộ nghèo
NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Đối tượng vay là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, được Tổ TK & VV bình xét và được UBND xã xác nhận vào danh sách đề nghị vay vốn.
Hộ nghèo được vay vốn để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập tiến tới thoát khỏi đói nghèo, ngoài ra hộ nghèo còn được vay vốn để thanh toán các chi phí cần thiết cho đời sống như: điện sinh hoạt, nước sạch và sửa chữa nhà ở, chi phí về học tập cho con em đi học phổ thông.
Hiện nay NHCSXH đầu tư chủ yếu cho hộ nghèo vào mục đích sản xuất kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đến 31/07/2007 là 22.147 tỷ đồng với 4,03 triệu hộ.
2. Cho vay học sinh sinh viên có HCKK thông qua hộ gia đình:
Trước khi thành lập NHCSXH vào năm 2003, chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ Quỹ tín dụng đào tạo được thành lập theo quyết định 51/1998 QĐ – TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, và giao cho Ngân hàng Công thương thực hiện, sau này bàn giao cho NHCSXH. Theo chương trình này, NHCSXH tiếp tục cho vay trực tiếp đối với học sinh sinh viên tại địa bàn nới sinh viên theo học. Sau này NHCSXH có thực hiện cho vay thí điểm học sinh sinh viên thông qua hộ gia đình kể từ ngày 13/1/2006 và đến ngày 19/9/2006 thực hiện quyết định 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH thực hiện cho vay học sinh sinh viên thông qua hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc.
Theo chương trình này, sinh viên được vay vốn với mức 300.000 đ/tháng thời hạn vay đến hết thời gian học và trong thời gian vay chưa phải trả gốc, lãi. Sau khi ra trường người vay mới phải thanh toán tiền gốc và lãi theo định kỳ hạn thoả thuận.
Dư nợ cho vay học sinh sinh viên đến 31/7/2007 là 279 tỷ với 97.523 khách hàng.
Ngày 21/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề. Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt việc cho vay học sinh sinh viên theo quyết định 107, đảm bảo không có sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí và tiền trang trải các chi phí tối thiểu (ăn ở, đi lại, tài liệu học tập).
Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5095/VPCP-KG ngày 10/09/2007 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội và NHCSXH, phối hợp UBND rà soát danh sách học viên trúng tuyến, xây dựng phương án về mức vay cho sinh viên.
Ngày 12/9/2007, NHCSXH đã gửi công điện số 176/NHCS-TD tới các chi nhánh trên toàn quốc thực hiện chỉ thị 21.
Đến nay NHCSXH đã phối hợp với Bộ ngành liên quan để thống nhất mức cho vay. Dự kiến học sinh sinh viên sẽ được vay ở mức tối đa 900.000 đ/tháng.
3. Cho vay giải quyết việc làm theo quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của NHCSXH theo quyết định 71/2005/QĐ-TTg là giai đoạn tiếp theo của chương trình cho vay giải quyết việc làm NHCSXH nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước. Xuất phát điểm của chương trình này là chính sách cho vay đối với dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Chương trình cho vay này nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, cụ thể trong giai đoạn hiện nay là năm 2006 – 2010. Mục tiêu đến năm 2010 là tạo việc làm cho 2 – 2,2 triệu lao động. Trong đó tạo việc làm cho 1,7 – 1,8 triệu lao động trong nước theo các dự án vay vốn tạo việc làm; tạo việc làm cho 40 – 50 vạn lao động qua xuất khẩu lao động và Quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài.
Theo quyết định này NHCSXH cho các cơ sở sản xuất thực hiện dự án đảm bảo thu hút tạo việc làm cho một số lượng lao động theo quy định.
Đối tượng được vay vốn bao gồm: Hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh như: tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp nhở và vừa, chủ trang trại. Trung tâm Giáo dục lao động - xã hội.
Mức cho vay tối đa với hộ gia đình : 20 triệu đồng/01 hộ gia đình
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: 500 triệu đồng/dự án
Dư nợ đến 31/7/2007: 2.874 tỷ với 326.000 dự án
4. Cho vay các hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn
Chương trình này có thể được xem là cho vay vùng nghèo của NHCSXH. Theo nghị định 78.NHCSXH cho vay hộ gia đình, tổ chức kinh tế tại các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135. Tuy nhiên đến tháng năm 2007, NHCSXH mới triển khai chương trình cho vay này theo quyết định 31/2007/QĐ/TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quyết định này NHCSXH thực hiện cho vay đối với hộ gia đình không phải là hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh thuộc các xã theo danh mục trong quyết định 30/2007/TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Hộ vay đến 30 triệu đồng tham gia tổ TK &VV, không phải đảm bảo tiền vay. Với hộ vay trên 30 triệu đồng mới phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Dư nợ đến 31/7/2007 là 1.156 tỷ đồng với 72.430 hộ.
5. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu sổ đặc biệt khó khăn.
Theo quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, Hộ gia đình dân tộc thiểu sổ đặc biệt khó khăn với mức thu nhập dưới 60.000đ/tháng, tài sản không quá 3 triệu đồng thuộc các xã theo quyết định 30/2007/TTg được vay vốn chương trình này với mức vay tối đa 5 triệu đồng, hộ vay không phải trả lãi, chỉ trả gốc khi đến hạn.
6. Cho vay chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Chương trình này được thực hiện theo quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm cung cấp tín dụng cho hộ gia đình ở nông thôn nơi có dự án (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo) được vay vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Mục tiêu đến cuối năm 2010 là 85% dân số nông thôn được sử dụng được sinh hoạt hợp vệ sinh; 70% số hộ gia đình ở nông thôn, số hộ nông dân chăn nuôi, có nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh….
Hộ vay sử dụng vốn vay để đầu tư xây mới cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (hố xí hoặc hố xi kèm bể biogaz, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm: xử lý nước thải, rác thải khu vực làng nghề nông thôn)
Từ tháng 8/2004 thực hiện tại 10 tỉnh, gồm: Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hoà, Bình Thuận, ĐăkLăk, Tiền Giang và Kiên Giang. Từ năm 2006 thực hiện mở rộng ra các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Dư nợ đến 31/7/2007 là 1.444 tỷ đồng với 401.147 hộ.
7. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
NHSCXH cho người lao động vay vốn thông qua hộ gia đình có người là đối tượng chính sách theo quy định và Người lao động thuộc hộ nghèo theo quy định của Chính phủ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài để trang trải chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để được đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/01 lao động đi nước ngoài.
Dư nợ đến 31/7/2007 là 1.444 tỷ đồng với 39.885 khách hàng.
8. Cho vay đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động và người sau cai nghiện ma tuý.
Theo quyết định 21/2/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và tín dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma tuý, những cơ sở nói trên thực hiện đề án thí điểm: “Tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” của UBND cấp tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được vay vốn của NHCSXH. Với cơ sở là hộ gia đình được vay tối đa 20 triệu đồng, doanh nghiệp được vay tối đa 500 triệu đồng không phải thế chấp tài sản.
9. Cho vay các hộ dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh định cư giai đoạn 2007 – 2010.
Các hộ dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh định cư thuộc địa bàn được uỷ ban nhân dân xác nhận, được vay vốn của NHCSXH tuỷ thuộc đối tượng và địa bàn nơi hộ đó định canh định cư theo quy định cho vay của từng chương trình.
10. Chương trình cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối tượng được vay vốn là: Hộ dân hiện đang sinh sống tại những khu vực không đảm bảo an toàn khi có lũ, phải di dời vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn bao gồm và doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho các hộ dân (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).
Mức cho vay tối đa 9 triệu đồng /1 hộ
Dư nợ đến 31/7/2007 là 414 tỷ đồng với 49.770 khách hàng.
11. Cho vay dự án phát triển ngành Lâm nghiệp tại 4 tỉnh miền Trung
Dự án được thực hiện tại 4 tỉnh: TT Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo Hiệp định tín dụng phát triển ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ngày 4/4/2005 và Hiệp định vay phụ giữa NHCSXH và Bộ Tài chính ngày 28/4/2005.
Mục tiêu của dự án là phát triển lâm nghiệp bền vững bằng việc giao đất rừng và hướng dẫn trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia : phủ xanh đất trồng, đồi chọc và trổng từng đạt mục tiêu 6 triệu ha rừng.
Tổng số vốn tín dụng 22,79 triệu SDR (tương đương 34 triệu USD, khoảng 500 tỷ đồng Việt Nam).
Dư nợ đến 31/7/2007: 44 tỷ với 2.753 hộ
12. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Hiệp định vay vốn cho dự án – Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, ký ngày 8/4/2005 giữa Chính phủ Việt Nam và ngân hàng tái thiết Đức (KFW)
Dự án được thực hiện ở 15 tỉnh: Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Điện Biên, Hà Tĩnh, TP. Đả Nẵng, Quảng Bình, Gia Lai, Long An, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh.
Đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng đối với một doanh nghiệp và phải đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. Lãi suất cho vay 0,8% /tháng.
Dư nợ : 116 tỷ với 378 khách hàng
13. Chương trình tín dụng của Dự án toàn dân tham gia quản lý nguồn lực tỉnh Tuyên Quang (IFAD Tuyên Quang)
Chương trình tín dụng là một hợp phần của Dự án Tăng cường nguồn lực tỉnh Tuyên Quang. NHCSXH vay vốn từ Quỹ phát triển quốc tế IFAD, tổng số vốn vay IFAD tương đương 47 tỷ từ năm 1993, trả nợ trong thời hạn 40 năm (2003 – 2043). Đối tượng vay là hộ nghèo theo tiêu chí đánh giá của cộng đồng được sở nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.
Quy trình thủ tục cho vay như cho vay hộ nghèo
Tuy nhiên lãi suất cho vay đến hộ vay như lãi suất của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn, đảm bảo chi phí hoạt động của NHCSXH, thanh toán lãi cho Bộ Tài chính, trích lập quỹ rủi ro và Quỹ quay vòng phát triển vốn theo mô hình tín dụng quay vòng bền vững.
Dư nợ : 47,8tỷ với 12.239 hộ
14. Dự án Tài chính nông thôn cho người nghèo (vay vốn Quỹ phát triển quốc tế OPEC):
Dự án được thực hiện ở 20 tỉnh, trong đó có 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, Đăk Nông và 17 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (trừ tỉnh Tuyên Quang). Thời hạn dự án là 17 năm (1999 – 2015) trong đó có 5 năm ân hạn. Số tiền gốc của dự án được thanh toán thành 24 bán niên. Do đó dư nợ của dự án giảm dần từ năm 2004, hoàn trả hết vào năm 2015.
NHCSXH sử dụng nguồn vốn này để cho vay hộ nghèo theo quy định của NHCSXH.
Tổng dư nợ đến 31/7/2007 là 81 tỷ với số hộ 20.000 hộ.
Mở rộng các hoạt động cho vay
Năm 2008 , mặc dù kinh tế - xã hội nước ta chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới; trong nước chính phủ phải thực hiện các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế tăng trưởng tín dụng… để kiềm chế lạm phát; thiên tai, dịch bệnh lien tiếp xảy ra, đời sống nhân dan gặp nhiều khó khăn nhất là người nghèo, nhưng vói sự quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước trong việc thực thi các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, cùng với sự nỗ lực của toàn dân ngành NHCSXH đã dành nguồn vốn từ trước đến nay cho người nghèo các đối tượng chính sách khác, tăng 50% so với 2007 phục vụ 6,7 triệu khách hang trong đóhộ là 3,9 triệu hộ, trên 1,2 triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học.
Tổ chức thành công hội nghỉ tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống NHCSXH; được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao những đóng góp của hệ thống NHCSXH vào thành công chung trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam.
Thực hiện các giải pháp nhằn nâng cao chất lượng tín dụng trong đó nội dung củng cố hoạt động của các tổ chức TK&VV, hoàn thiện quy trình giao dịch lưu động tại xã ._.được chú trọng; nghiêm cưu và xây dựng phương án thực hiện đơn giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín dụng.
Công tác tin hoc đã được hoàn thiện một bước gồn cả mạng lưới tổ chức và công tác cán bộ, tuyển dụng được đội ngũ cán bộ tin học trẻ, được đào tạo chính quy.
Công tác thong tin tuyên truyền cũng từng bước được đổi mới theo sự phát triển chung của NHCSXH. Số bài đang tại trên các báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình với số lượng nhiều. Năm 2008 là năm có số lượng ấn phẩm phát hành nhiều nhất so với năm trước đây.
1.2.2. Đặc điểm hoạt đông tín dụng của NHCSXH
Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đánh giá tổng quát như sau: Kết quả đạt được trong 3 năm qua về tổ chức chỉ đạo triển khai Nghị định 78 của Chính phủ là to lớn, nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi khách quan, phù hợp với ý Đảng lòng dân, tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận dễ dàng với dịch vụ tín dụng ngân hàng. Đồng thời cũng khẳng định chủ trương tập trung kênh tín dụng chính sách vào một đầu mối và chủ trương huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội hướng về mục tiêu xoá đói giảm nghèo là đúng. Mặt khác, tách tín dụng chính sách ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại đã tạo cơ hội cho cả hai Ngân hàng Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Chính sách xã hội điều kiện phát triển đúng bản chất riêng có, phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH
Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu với nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước tiếp tục phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức, thiên tai bão lụt xảy ra liên tiếp trên diện rộng với thời gian kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, tình hình huy động nguồn vốn trên thị trường gặp nhiều khó khăn do lãi suất biến động và diễn biến rất phức tạp. Song được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của HĐQT, Ban điều hành và sự nỗ lực cố gắng, tinh thần quyết tâm cao của toàn hệ thống, nên năm 2008, NHCSXH đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao, công tác kế hoạch tín dụng của NHCSXH đã bám sát mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua đó, đóng góp tích cực vào chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm, góp phần thực hiện đảm bảo an sinh xã hội.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, ngoài các thành phần dự họp thường kỳ, Chính phủ mời Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự phần về các nội dung điều hành kinh tế - xã hội thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến kết nối với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện những giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảp kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Theo đó, Chính phủ giao NHNN Việt Nam chỉ đạo NHCSXH trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2009 phương án điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đã có thay đổi cơ bản về cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn
Do được Chính phủ, các Bộ, ngành bố trí nguồn vốn từ NSNN, nguồn vay lãi suất thấp, ứng trước vốn từ KBNN do vậy, cơ cấu nguồn vốn trong năm 2008 có sự thay đổi theo hướng tích cực, ổn định hơn. Tỷ trọng nguồn vốn NSNN cấp trực tiếp và vốn vay lãi suất thấp, không lãi chiếm 64% tổng nguồn vốn của NHCSXH; nguồn vốn huy động lãi suất cao trên thị trường còn chiếm 36% (Năm 2007 là 57% và 43%) do đó giảm nguồn cấp bù từ NSNN khoảng 400 tỷ đồng.
Trong năm 2008, các địa phương cũng quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tăng thêm là 224 tỷ đồng. Những chi nhánh có nguồn vốn địa phương tăng cao trong năm như: TP. Hà Nội tăng 43 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh 19 tỷ đồng, Khánh Hòa 16 tỷ đồng, Hà Tây 15 tỷ đồng, Thanh Hoá 13 tỷ đồng, Đăk Lăk 10 tỷ đồng, Đồng Nai, An Giang 10 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 8 tỷ đồng…
Về thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2008
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐQT, ngay từ đầu năm, Tổng giám đốc đã giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, đồng thời yêu cầu các chi nhánh NHCSXH báo cáo Chủ tịch UBND và trình Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các huyện, các xã để tổ chức triển khai thực hiện.
Vốn tín dụng tăng trưởng được ưu tiên cho các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, số hộ nghèo theo tiêu chí mới có tỷ lệ cao, các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên. Đặc biệt trong năm đã tập trung ưu tiên vốn cho 19 tỉnh, nơi có huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm trên 50% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Hà Giang tăng 66%, Đăk Nông 56%, Đăk Lăk 49,7%, Yên Bái 47%, Lào Cai 44%, Thanh Hóa 42%, Quảng Ninh 42%, Lạng Sơn 42%, Quảng Nam 41%, Cao Bằng 41%, Sơn La 40%,... Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của các tỉnh này có cao hơn mặt bằng chung của toàn quốc (mức tăng trưởng chung không tính đến tăng trưởng cho vay HSSV là 32,2%).
Đến cuối năm 2008, 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% đã có dư nợ bình quân đạt 64 tỷ đồng/huyện (dư nợ bình quân của một huyện trên cả nước là 86 tỷ đồng).
Trong năm 2008, NHCSXH đã dành khoảng 500 tỷ đồng để cho vay khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, dịch bệnh.
Thông qua việc phân bổ vốn tín dụng ưu đãi tập trung cho các VKK, đã góp phần nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng thời, cũng chú trọng đến việc phân bổ vốn đầu tư cho vay theo dự án nằm trong quy hoạch của địa phương như dự án chăn nuôi đại gia súc và thuỷ sản ở một số tỉnh và các dự án theo mô hình điểm của Hội CCB, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...
Kế hoạch tín dụng ưu đãi tiếp tục gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Công tác kế hoạch tín dụng đã được lãnh đạo NHCSXH các cấp quan tâm, chỉ đạo từ khâu tổ chức xây dựng kế hoạch, thông báo chỉ tiêu kế hoạch, điều chuyển vốn trong hệ thống đến sơ kết, quyết toán kế hoạch tín dụng. Qua đó, nâng cao hiệu quả vốn tín dụng XĐGN, thực hiện công khai hóa, dân chủ hoá, xã hội hoá trong công tác kế hoạch tín dụng của NHCSXH.
Để triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng ngay từ đầu năm, từ Hội sở chính đến các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố đã bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, Nghị quyết HĐQT, chỉ đạo của Tổng giám đốc, chủ động báo cáo UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp. Đến hết năm 2008, tổng dư nợ NHCSXH ước đạt 52.510 tỷ đồng, tăng 17.569 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Đặc biệt trong năm 2008, các chi nhánh trong hệ thống đã tập trung triển khai cho vay chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm đã giải ngân tăng 7.000 tỷ đồng đưa dư nợ cho vay HSSV đạt 9.807 tỷ đồng.
Chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ đã giải ngân đạt 99% nguồn vốn do Bộ Tài chính chuyển với dư nợ đạt 210 tỷ đồng.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chấp hành quỹ dự trữ thanh toán một cách linh hoạt, chuyển vốn kịp thời cho các chi nhánh để cho vay theo kế hoạch. Đồng thời, rất coi trọng duy trì sự đảm bảo cân đối thường xuyên giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Trong điều hành kế hoạch năm 2008, đã thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện định mức Quỹ an toàn chi trả do Bộ Tài chính quy định. Năm 2008, mức dự trữ bình quân cả năm đạt 5% so với tổng nguồn vốn bình quân (theo quy định của Bộ Tài chính là 7%) hệ số sử dụng vốn toàn ngành bình quân đạt 95%.
Như vậy, có thể thấy năm 2008 là năm có tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ cao nhất kể từ khi NHCSXH đi vào hoạt động (năm 2003 tăng 3.326 tỷ đồng, năm 2004 tăng 3.955 tỷ đồng, năm 2005 tăng 4.123 tỷ đồng, năm 2006 tăng 5.714 tỷ đồng, năm 2007 tăng 10.800 tỷ đồng, năm 2008 tăng 17.900 tỷ đồng).
Chủ động chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho kế hoạch tín dụng năm 2009
Bảo vệ thành công kế hoạch tín dụng năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch tín dụng cho NHCSXH theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ là 25% trong đó tăng trưởng cho vay hộ nghèo là 16% (chưa bao gồm các chương trình cho vay GQVL, cho vay chương trình nhà trả chậm vùng ngập lũ ĐBSCL, cho vay đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn và một số dự án nhận uỷ thác khác) và Bộ Tài chính cấp bù chênh lệch lãi suất theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ. Với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho cấp bù chênh lệch lãi suất theo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH trong việc chủ động triển khai kế hoạch tín dụng năm 2008 ngay từ đầu năm.
Ban điều hành NHCSXH đã chủ động trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ để bổ sung vốn điều lệ cho năm 2009 tăng thêm là 1.000 tỷ đồng, số vốn này sẽ được NSNN chuyển trong kế hoạch năm 2009.
Xây dựng phương án phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh để chủ động có nguồn vốn giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.2.3.1. Quan niệm về đẩy mạnh
Đẩy mạnh: Là việc thực hiện các hành động nhằm nâng cao và làm tăng thêm hiệu quả quá trình hoạt động của một tổ chức hay một cơ quan nào đó trong quá trình hoạt động và phát triển.
1.2.3.2. Nội dung đẩy mạnh hoạt độmg tín dụng củaNHCSXH
Toàn hệ thống tập trung nỗ lực quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao cho NHCSXH năm 2009 tăng 25% so với năm 2008.
Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 19/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2009 tăng 25% (về số tuyệt đối là 13.000 tỷ đồng) chưa bao gồm cho vay GQVL, cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, trong đó cho vay hộ nghèo tăng 16% so với năm 2008.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐQT, năm 2009 tiếp tục ưu tiên phân bổ vốn cho các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo, vùng biên giới và hải đảo, nơi có nhiều hộ nghèo chưa được vay vốn, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Đặc biệt tập trung ưu tiên đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 50%) của 20 tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời, trong công tác phân bổ vốn tiếp tục thực hiện việc công khai hoá, dân chủ hoá. Theo đó, chi nhánh NHCSXH các cấp khi nhận được thông báo vốn, phải nhanh chóng báo cáo Chủ tịch UBND và trình Trưởng ban đại diện HĐQT các cấp, phê duyệt chỉ tiêu vốn trong số vốn được NHCSXH TƯ thông báo cho những huyện, xã trong tỉnh theo định hướng của HĐQT NHCSXH.
Về nguồn vốn: Để thực hiện được tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch năm 2009 là 13.000 tỷ đồng thì cần phải có nguồn vốn tăng thêm so với năm 2008 là 14.000 tỷ đồng (trong đó dự phòng thanh toán khoảng 1.000 tỷ đồng) dự kiến cụ thể tăng từ các nguồn sau đây:
+ Xin cấp bổ sung vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn cho vay HSSV: 7.000 tỷ đồng.
+ Ngoài ra, nhận vốn cấp thực hiện các chương trình: 473 tỷ đồng (Vốn cho vay GQVL: 313 tỷ đồng; Vốn cho vay hộ đồng bào DTTSĐBKK: 160 tỷ đồng).
Phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh trong năm 2009 khoảng: 5.000 tỷ đồng.
Nhận vốn tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước theo lãi suất thoả thuận khoảng 1.000 tỷ đồng.
Tiếp tục chỉ đạo 3 đơn vị: Sở giao dịch, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh TP. Hà Nội duy trì số dư nguồn vốn huy động trên thị trường từ các tổ chức, cá nhân đến cuối năm 2008 khoảng 7.000 tỷ đồng.
Về thu nợ, thu lãi: Coi trọng công tác thu nợ để cho vay quay vòng vốn, tập trung thu các khoản nợ đến hạn và kể cả những món đến hạn phân kỳ hạn đối với cho vay trung hạn. Phấn đấu thu đủ nợ đến hạn theo quy định, tỷ lệ thu lãi đạt trên 90%, nợ quá hạn dưới 5%/tổng dư nợ.
Hệ số sử dụng vốn: Toàn hệ thống phấn đấu hệ số sử dụng vốn năm 2009 đạt trên 96%, các chi nhánh tỉnh, thành phố đạt trên 97%.
Chi nhánh NHCSXH các cấp sử dụng triệt để các loại nguồn vốn, vốn nhàn rỗi như thu lãi, thu nợ, nguồn vốn thanh toán, nguồn vốn địa phương chưa sử dụng để cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Điều hành quản lý nguồn vốn thật sự triệt để có hiệu quả. Thông qua công tác thống kê, điện báo tín dụng, Hội sở chính sẽ rút vốn đối với những chi nhánh để vượt quá định mức Quỹ an toàn chi trả theo quy định và chỉ tiêu này trừ vào chỉ tiêu kế hoạch dư nợ của đơn vị.
Giải pháp: Đối với chuyên đề kế hoạch tại Hội sở chính: Có Tờ trình NHNN xin chuyển vốn cho vay HSSV, trước mắt khoảng 4.000 tỷ đồng để cho vay học kỳ II năm học 2008 - 2009 theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Có Công văn trình Thủ tướng và các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện về nguồn vốn không lãi hoặc lãi suất thấp để có nguồn triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Làm việc với các Bộ, ngành liên quan sớm được cấp 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện thành công phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh để có vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Làm việc với các Bộ, ngành liên quan để tiếp nhận các nguồn vốn có lãi suất thấp, ổn định; quyết toán tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề kế hoạch nguồn vốn từ TƯ đến địa phương nhằm phát hiện các vi phạm trong thực hiện kế hoạch tín dụng như việc phân bổ, việc chấp hành các chỉ tiêu về nguồn vốn, về chỉ tiêu dư nợ, không phân bổ vốn, quản lý và điều hành kế hoạch của chi nhánh các cấp, việc chấp hành định mức dự phòng thanh toán. Hội sở chính phấn đấu kiểm tra khoảng 20 - 25 chi nhánh, tập trung vào những chi nhánh còn nhiều tồn tại trong công tác kế hoạch tín dụng năm 2008.
Tiếp tục đổi mới công tác thông tin báo cáo theo hướng vi tính hoá, nâng cao tính chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban điều hành và công tác điều hành kế hoạch.
Đối với chuyên đề kế hoạch tại địa phương: Tập trung chỉ đạo sát sao công tác quản lý điều hành kế hoạch tín dụng theo chỉ đạo của HĐQT và Ban điều hành từ khâu phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chấp hành nghiêm túc định mức dự phòng thanh toán, hệ số sử dụng vốn, không được để đọng vốn.
Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu với HĐND, UBND các cấp tiếp tục dành một phần vốn cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Chú trọng khai thác nguồn vốn nhận uỷ thác của các chủ đầu tư, tổ chức kinh tế
- xã hội, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo các chương trình chỉ định của chủ đầu tư trên địa bàn.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH
Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2005 đạt 18.426 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004 và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm (giai đoạn 2000 - 2005) đạt 31,9%/năm. Kết cấu dư nợ từng chương trình cho vay như sau:
Dư nợ cho vay hộ nghèo 14.891 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,82%;
Dư nợ cho vay giải quyết việc làm 2.569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,94%;
Dư nợ cho vay học sinh, sinh viên 157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,85%;
Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động 252 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,37%;
Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 328 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,78%;
Dư nợ cho vay mua trả chậm nhà ở 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,97%;
Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,16%;
Dư nợ cho vay phát triển ngành lâm nghiệp 0,03%;
Dư nợ cho vay khác 21 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,08%
Năm 2008, NHCSXH đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch tín dụng.
Để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2008, ngay từ đầu năm, HĐQT, Ban điều hành đã chủ động có nhiều Văn bản và trực tiếp làm việc, báo cáo với Chính phủ, các Bộ, ngành để có nguồn vốn và cơ chế tạo lập nguồn vốn phù hợp với đặc thù của NHCSXH, với nhiệm vụ được giao trong năm 2008. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành quan tâm giải quyết tạo nguồn vốn lãi suất thấp, ổn định, bền vững cho NHCSXH, từ các nguồn vốn tồn ngân KBNN tăng 8.500 tỷ đồng; NHNN tăng 2.974 tỷ đồng; nhận vốn cho vay của các chương trình tăng 370 tỷ đồng. Đặc biệt là Chính phủ đã bố trí nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn vốn không lãi và lãi suất thấp. NHCSXH cũng đã chủ động huy động vốn từ các NHTM, huy động trên thị trường để đáp ứng nhu cầu cho vay.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong việc khai thác huy động vốn trên thị trường do lãi suất trên thị trường tăng cao, diễn biến phức tạp song NHCSXH đã nỗ lực tập trung huy động mọi nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt đã đáp ứng kịp thời đủ nhu cầu vốn cho vay học HSSV theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn đạt 54.610 tỷ đồng, tăng 18.559 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 51%. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ, là một năm tăng trưởng cao nhất kể từ khi thành lập NHCSXH, đạt 102% kế hoạch năm 2008 Thủ tướng Chính phủ giao.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động tín dụng của
NHCSXH
Nhân tố khách quan
- Môi trường tự nhiên: Do đa số hộ nghèo và các đối tượng chính sách phần lớn hoạt động sản xuất trong nghành nông nghiệp, với 90% hộ nghèo ở Việt Nam sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nên môi trường tự nhiên là nhân tố quan trọng tác động tới những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và sẽ góp phần đẩy mạnh được quá trình hoạt động tín dụng. Nếu môi trường tự nhiên khong thuận lợi sẽ tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, từ đó tác động xấu đến hiệu quả vốn vay ưu đãi và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Quá trình hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, sẽ dẫn tới chất lượng các khoản tín dụng ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Môi trường kinh tế lành mạnh tạo điều kiện cho ngân hàng có thể huy động được nhiều hơn các nguồn vốn khác ngoài nguồn từ ngân sách Nhà nước bổ sung vào nguồn tín dụng ưu đãi của mình. Mặt khác môi trường kinh tế lành mạnh là thuận lợi cho quá trình thực hiện các chương trình tín dụng, các nguồn vốn sẽ thu hồi nhanh không gặp nhiều rủi ro trong tín dụng.
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Hình thức tín dụng chính sách xã hội, của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng tác động mạnh tới hoạt động cho vay ưu đãi. Khi Đảng và Nhà nước có những quyết định và chủ trương đúng đắn, phù hợp giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của ngân hàng sẽ được hỗ trợ tích cực, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, việc hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều thuân lợi còn ngưa lại sẽ khiến quá trình đẩy mạnh hoạt tín dụng gặp nhiều rủi ro.
- Về pháp lý: Là nền tảng để cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung.các đối tượng cho vay nhận thức chung về pháp luật còn hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thống pháp luật về hoạt động của ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cùng với chế tài phù hợp để răn đe là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động tín dụng được thực hiện hiệu quả.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Về phía ngân hàng
Việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng phải thích ứng với điều kiện hoạt động tín dụng, có như vậy việc đưa vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng cho vay mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra của Chính Phủ . Nếu ngân hàng không có một mô hình tổ chức hợp lý, việc giải ngân sẽ gặp nhiều khó khăn, quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không phát huy được tác dụng. Mặt khác nếu ngân hàng không giám sát được việc sử dụng vốn, vốn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí gây mất vốn, thất thoát ngân sách Nhà nước.
- Chiến lược hoạt động của ngân hàng: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động không co định hướng cụ thể thì việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không đảm bảo về cá mặt hoạt động.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với các đối tượng vay vốn , kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các khoảng cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng…. chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Vì vậy chính sách tín dụng hợp lý phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ và đảm bảo bình dẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.
- Cơ sở vật chất của ngân hàng: Cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng của ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính có rất nhiều lọai hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt đông, tăng uy tín với khách hàng.
- Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngữ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: Phẩm chất đạo đức và trình độ của nhân viên là điều cần thiêt cho quá trình hoạt động tín dung, do đó đòi hỏi cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn cao, phẩm chất tốt mới có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng.
về phía khách hàng.
- Trình độ nhận thức của khách hàng: Nhận thức của khác hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay. Nếu người nghèo nhận thức sai về các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến hộ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ cao bị sử dụng sai mực đích, thất thoát không đem lại hiệu quả cao, hoạt động tín dung sẽ gặp rui ro.
- Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng: Là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì người dân sẽ không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng,Về phía ngân hàng, khi các đối tượng vay vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng và cho ngân sách Nhà nước.
Chương II : THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT TÍN DỤNG
TẠI PGD NHCSXH HUYỆN TUẦN GIÁO
2.1. Giới thiệu chung về PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo
Sơ lược về PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên
- Tên đơn vị: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
- Tên giao dịch: NHCSXH Huyện Tuần Giáo
- Địa chỉ trụ sở chính: Khối Tân Tiến - Huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
- Đặc trưng của đơn vị:
+ Là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận
+ Là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch .
+ Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửI, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.
- Vốn điều lệ ban đầu là :
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị :
Chức danh : Giám đốc Ngân hàng chính sách huyện Tuần Giáo
Họ và tên: Bạc Cầm Chung
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHCSXH huyện Tuần Giáo
Để đáp ứng yêu cầu về sự phát triển của nước ta hiện nay, ngày 04/10/2002, chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/ND-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ đây Ngân hàng chính sách xã hội được khai trương hoạt động vào mùa xuân năm 2003 theo quyết định của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Không chỉ đánh dấu sự ra đời một định chế tài chính đặc thù của nền kinh tế với vai trò thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ngay sau khi có quyết định của chính phủ cho ra đời hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tại các địa phương vào 8/2003 , Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách tỉnh Điện Biên đã sớm được thành lập do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban, cơ cấu thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan theo đúng quy định của Trung ương.Tháng 10/ 2003 Ngân hàng phục vụ người nghèo đã tách khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo và thành lập lên Ngân sách xã hội Huyện Tuần Giáo – Tỉnh Điện Biên.
Hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương chính sách mới đầu tư cho miền núi, trong đó có Tuần Giáo. Trong một thời gian ngắn đi vào hoạt động mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Chính sách huyện Tuần Giáo đã phủ kín 100% số xã, với 14 điểm giao dịch, 32 tổ Tiết kiệm và vay vốn, đồng vốn tín dụng thực sự tạo ra phong trào thi đua phát triển kinh tế Xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong toàn huyện. Đời sống nhân dân nói chung từng bước ổn định và cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của PGD NHSCXH huyện tuần Giáo
- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện quy chế điều hành thống nhất toàn hệ thống, đứng đầu là Giám Đốc sau đó là các bộ phận trực thuộc trong đó có phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ và phòng Kế Toán Ngân Quỹ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo:
Giám đốc ngân hàng
Phó giám đốc
Các bộ phận trực thuộc
Kế hoạch nghiệp vụ
Kế toán ngân quỹ
=> Nhận xét về tổ chức bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo.
Để phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo,PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo đã xây dựng được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý và khoa học. Các bộ phận quản lý hỗ trợ có hiệu quả cho các trưởng phòng trong công tác tổ chức và hoạt động. Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng chính sách huyện đã ổn định, hoạt động có hiệu quả được các cơ quan, chính quyền, tổ chức đoàn thể đánh giá cao. Ngân hàng chính sách xã hội thực sự là công cụ điều hành hữu ích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội ở các xã, là người bạn đồng hành của các tổ chức Chính trị -xã hội, địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách, Bộ máy quản lý tốt đảm bảo hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, quá trình hoạt động của NHCS ngày càng phát triển đi lên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo
Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội thực hiên quy chế điều hành thống nhất toàn hệ thống.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo là một bộ phận trong tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch . Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấ p, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.
Tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo trong 5 năm ( 2003-2008)
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đất nước đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, chúng ta đang gặp phải một thách thức to lớn, phức tạp đang diễn ra trên toàn cầu, đó là vòng xoáy suy thoái kinh tế, tiền tệ lạm phát, giá cả leo thang, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp, các vùng có điều kiện khó khăn càng khó khăn hơn. Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ, cả nước ta đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện chính sách tín dụng xóa đói giảm nghèo và 5 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là một việc làm hết sức có ý nghĩa.
Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, mô hình quản lý và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuần Giáo trong 5 năm qua. Từ chỗ chỉ có 3 chương trình với dư nợ hơn 7 tỷ đồng (năm 2003) đến na._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21823.doc