Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

Tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam: ... Ebook Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ được coi là khâu cuối cùng và là khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tê toàn cầu, việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ giờ đây trở nên có ý nghĩa hơn lúc nào hết. Đó là liều thuốc để các doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thương trường. Apatit Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là khai thác và chế biến quặng apatit cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động trong nước. Những năm gần đây khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo cơ hội cho sản phẩm của công ty được tiếp cận với thị trường nước ngoài. Hoạt động tiêu thụ của công ty không chỉ dừng lại ở trong nước nữa mà ngày càng được mở rộng hơn, đặt ra những yêu cầu cao hơn. Trước cuộc suy thoái của nền kinh tế thế giới, việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ đã trở thành mục tiêu chiến lược của công ty. Xuất phát từ thực tiễn thực tập tại công ty, từ những kiến thức đã học và sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Nguyễn Đình Trung em mạnh dạn chọn đề tài: "Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam" Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về công ty Apatit Việt Nam Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ tại công ty Apatit Việt Nam Chương III: Một số giải pháp đẩy hoạt động tiêu thụ tại công ty Apatit Việt Nam trong thời gian tới Do còn hạn chế về kiến thức và thời gian vì vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và toàn thể các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Đình Trung cùng với sự giúp đỡ của các cô chú công tác trong công ty Apatit Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY APATIT VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Apatit Việt Nam CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM: - Tên đầy đủ của Công ty: Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam. Thành lập theo QĐ số: 116/ 2004/ QĐ-TTg, ngày 29/ 06/ 04 của Thủ tướng Chính phủ. - Tên rút gọn: Công ty Apatit Việt Nam. - Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Apatit Limited Company. - Tên viết tắt tiếng Anh: VINAAPACO. - Trụ sở giao dịch chính:  Phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. - Điện thoại:                         0203.852.252;           FAX:     0203.852.399 - E-mail:                               apaco@hn.vnn.vn - Web:                                  www.vinachem.com.vn - Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 2, Quan Thổ 1, Tôn Đức Thắng, Đống Đa,  Hà Nội. Điện thoại: 043. 5112238;  FAX: 0435112238 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Apatit Việt Nam Mỏ apatit Lào Cai nằm ở hữu ngạn Sông Hồng, với chiều dài khoảng 100km từ Lũng Pô- Bát Sát đến Bảo Hà - Lào Cai, chiều rộng từ 1- 4 km. Mỏ được phát hiện năm 1924, sau thời kỳ khai thác của tư bản Pháp và Nhật (từ năm 1940 đến năm 1944), khu mỏ bị dừng khai thác trong 10 năm (từ 1945 đến 1954) do chiến tranh. Sau ngày hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1955) Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập Mỏ Apatít trên cơ sở khu mỏ Aptít của thực dân Pháp đã khai thác trước đây. Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, sau ba năm khôi phục, Mỏ đã đi vào sản xuất. Ngày 23/9/1958, Bác Hồ lên thăm Mỏ, Bác khen ngợi CBCNV Mỏ đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng phục hồi sản xuất và ổn định đời sống. Bác căn dặn CBCN Mỏ cần đẩy mạnh phong trào thi đua “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” để làm giàu cho Tổ quốc. Bác nhắc nhở CBCN phải giữ gìn máy móc thật tốt. Đầu tháng 1/1959 Bác gửi thư khen: “Các cô các chú đã làm đúng lời hứa, đã thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%. Mong các cô, chú tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay”. Từ đó, ngày 23/9 trở thành ngày truyền thống của công nhân Apatít Việt Nam. Liên tiếp các năm sau đó, Mỏ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Nhiều tập thể và cá nhân được bầu là chiến sỹ thi đua, tổ lao động XHCN. Đỉnh cao là năm 1963, Mỏ đã khai thác được 900.000 tấn quặng loại I, bóc trên 2 triệu mét khối đất đá. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 -1975), CBCN Mỏ vừa sản xuất vừa chiến đấu, luôn sôi sục khí thế thi đua: “Tay búa, tay súng”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để chiến thắng”. Mỏ tiến hành song song hai nhiệm vụ. Một là, vừa khai thác quặng cung cấp cho Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao vừa xây dựng cơ bản để chuẩn bị phục hồi sản xuất sau chiến tranh. Hai là, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ khu Mỏ và chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Đã có 2 đoàn quân Apatít 1 và Apatít 2 với gần 500 CBCN bổ sung cho tỉnh Thủ Dầu Một - tỉnh kết nghĩa với Lào Cai, góp một phần vào thắng lợi vĩ đại 30/4/1975 của dân tộc ta. Những người ở lại hậu phương sản xuất, thì Mỏ Apatít là môi trường đào luyện nên nhiều cán bộ có năng lực và phẩm chất, nắm giữ vị trí trọng trách của ngành Hóa chất. Không ít cán bộ của Apatít được điều động bổ sung cho các Mỏ núi Hồng, Mỏ Làng Cẩm, Mỏ Phấn Mễ…Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, Mỏ luôn luôn cung cấp đầy đủ quặng cho các nhà máy sản xuất phân bón, góp phần làm nên năng suất nhiều cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ, ở hậu phương lớn miền Bắc XHCN. Tiếp theo mười năm (1976-1986), Mỏ vừa lo vượt khó đi lên trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lại phải lo khôi phục thiệt hại nặng nề do hậu quả chiến tranh biên giới (2/1979) để lại. Khi chiến tranh vừa kết thúc, hàng ngàn CBCN Mỏ đã nhanh chóng trở về khôi phục lại Mỏ trên đống tro tàn đổ nát. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cộng với sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Liên Xô, CBCN Mỏ đã khắc phục khó khăn, khôi phục lại cơ sở vật chất để đưa Mỏ sớm đi vào sản xuất. Điểm nhấn nổi bật của giai đoạn này là công trình xây dựng Nhà máy tuyển Tằng Loỏng với 3 dây chuyền tuyển nổi, công suất 900.000tấn/năm do Liên Xô giúp đỡ đã được khởi công xây dựng. Công trình thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về công nghiệp sản xuất phân bón để cung cấp cho nông nghiệp cả nước, nhất là khi Nghị quyết Đại hội Đảng IV(12/1976) là “ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng một cách hợp lý” và xác định “sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Nhưng do khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, mãi đến tháng thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986), Mỏ Apatít được tổ chức lại thành Xí nghiệp Liên hợp Apatít Lào Cai (1988) có 10 xí nghiệp thành viên và 20 phòng ban chức năng. Đến năm 1994 XNLH được chuyển thành Công ty Apatít Việt Nam (VINAAPACO) để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mười năm của giai đoạn đầu đổi mới, Công ty gặp không ít khó khăn bởi nguồn viện trợ của Liên Xô không còn, vật tư thiết bị thiếu đồng bộ, tư duy bao cấp còn nặng nề, lại chưa có tiền lệ một mô hình nào vận hành theo cơ chế thị trường trước đó để học tập. Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành, tập thể lãnh đạo công ty Apatít Việt Nam đã chủ động và sáng tạo đưa công ty vận hành theo cơ chế thị trường một cách hiệu quả, đảm bảo đầy đủ nguồn quặng cho các nhà máy sản xuất phân bón như Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, Long Thành, phát triển thêm sản phẩm mới như phân bón hỗn hợp NPK, phốt pho vàng (P4). Mười năm trở lại đây (1998 – 2008) công ty Apatit đã tích cực chủ động thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh CNH - HĐH, đưa nước ta hội nhập kinh tế quốc tế thành công như Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định. 1.2 Nhiệm vụ của công ty Apatit Việt Nam Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam  (VINAAPACO) thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất là quản lý và khai thác khu mỏ apatit Lào Cai nhằm cung cấp đầy đủ các loại quặng apatit cho các nhà máy sản xuất phân bón, góp phần vào an ninh lương thực và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công ty thực hiện khai thác và tuyển quặng apatit phục vụ cho các nhà máy sản xuất phân bón bao gồm supe lân, lân nung chảy và  trong tương lai là DAP và sản xuất phôtpho vàng. Ngoài sản xuất quặng apatit, VINAAPACO còn sản xuất một số sản phẩm khác với khối lượng tương đối lớn như phân NPK, quặng fenspat, caolin, phụ gia các loại, v.v...  Nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, gần đây Bộ Công nghiệp giao nhiệm vụ cho Công ty Hóa chất Mỏ - Incodemic phối hợp với VINAAPACO thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng giai đoạn từ nay đến năm 2020, có tính đến sau 2020. Một số nhiệm vụ chính về quy hoạch, khai thác như sau: Xác định sản lượng các loại quặng cần thiết; Các phương án và thứ tự khai thác các khai trường của phương án chọn lựa; Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình khai thác quặng đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác hại. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Apatit Là một doanh nghiệp khác thác tài nguyên thiên nhiên với những đặc thù riêng của ngành công ty Apatit áp dụng hình thức quản lý theo kiểu trực tuyến, chức năng mở rộng và được chia thành 02 cấp quản lý: Cấp công ty và dưới là các đơn vị xí nghiệp thành viên.(Sơ đồ tổ chức quản lý công ty Apatit VN-hình 1) Cấp công ty: gồm có Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban công ty, các xí nghiệp. Trong đó: + Tổng giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm chung các mặt hoạt động của công ty. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các lĩnh vực: tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ và nhân sự, pháp lý hành chính, chiến lược đầu tư phát triển dài hạn của công ty, an ninh trật tự, quân sự bảo vệ, đào tạo. Trực tiếp chỉ đạo: Phòng tổ chức lao động, trường TC nghề, văn phòng, văn phòng đại diện, ban quản lý các dự án. + Phó tổng giám đốc đầu tư phát triển: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các lĩnh vực: đầu tư và xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn các công trình kiến trúc, công trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở trong công ty, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phát sinh trong quá trình sản xuất. Trực tiếp chỉ đạo: Xí nghiệp xây dựng + Phó tổng giám đốc kinh tế đời sống: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các lĩnh vực: kế hoạch thị trường, hạch toán kinh tế, định mức kinh tế, lao động, tiền lương, tổ chức triển khai công tác mua bán vật tư theo qui định của tổng giám đốc. Chỉ đạo công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, các chế độ chính sách, các hoạt động thể thao văn hoá của công ty. Trực tiếp chỉ đạo: Phòng kế toán - thống kê - tài chính, phòng kế hoạch thị trường, phòng vật tư. + Phó tổng giám đốc kỹ thuật sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các lĩnh vực: Kỹ thuật và công nghệ khai thác, vận chuyển các loại khoáng sản, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh môi trường, các định mức kỹ thuật khai thác. Trực tiếp chỉ đạo: Phòng địa chất-trắc địa, phòng kỹ thuật sản xuất, xí nghiệp khai thác 1, 2, 3, xí nghiệp phân bón và hoá chất, xí nghiệp khai thác khoáng sản và hoá chất Phú Thọ. + Phó tổng giám đốc cơ điện - tuyển khoáng: Trực tiếp, chỉ đạo, điều hành, giải quyết các lĩnh vực: Tuyển quặng apatit, quản lý công tác cơ điện toàn công ty, kèm cặp nâng bậc công nhân, sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật, chất lượng mua bán vật tư. Trực tiếp chỉ đạo: Phòng cơ điện, NM tuyển Tằng loỏng, NM tuyển Cam đường, xí nghiệp cơ điện. Các phòng ban chức năng tham mưu, đề xuất và ra các biện pháp, định mức kinh tế, kỹ thuật. Theo yêu cầu của việc quản lý các hoạt động SXKD, các phòng ban tham mưu của công ty được tổ chức thành các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ sau: + Văn Phòng: Tham mưu giúp tổng giám đốc quản lý các lĩnh vực như: Công tác pháp lý, hành chính, thi đua khen thưởng, giữ và sử dụng con dấu của công ty, thông tin tuyên truyền hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT; Quản lý các phương tiện phục vụ, quan hệ giao dịch, tiếp khách. + Phòng Kế hoạch- thị trường: Tham mưu giúp lãnh đạo công ty quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (kể cả xuất khẩu) của công ty, nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm nguồn hàng phục vụ nhu cầu sản xuất; xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi các đơn vị trong công ty thực hiện kế hoạch. + Phòng kế toán- thống kê- tài chính: Tham mưu giúp tổng giám đốc quản lý các lĩnh vực về công tác kế toán- thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của nhà nước. Thực hiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, kiểm tra các nguồn vốn vay để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán các đơn vị thành viên. + Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp tổng giám đốc về công tác tổ chức lao trong công ty. Quản lý nhân sự, tham gia công tác bổ nhiệm cán bộ, ra các định mức đơn giá tiền lương; theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Tham gia hội đồng tuyển dụng của công ty + Phòng kỹ thuật - điều độ sản xuất: Tham mưu, đề xuất với giám đốc lập và duyệt biện pháp sản xuất các khai trường trên cơ sở tài liệu thiết kế mỏ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nhiệm vụ của công ty. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra chỉnh lý cho các xí nghiệp trong công ty tổ chức thực hiện biện pháp. + Phòng địa chất - trắc địa: Lập biện pháp kỹ thuật về địa chất-trắc địa, hướng dẫn, giám sát các đơn vị thành viên thực hiện các biện pháp kỹ thuật về địa chất- trắc địa. Đo vẽ tổng hợp các số liệu về địa chất-trắc địa phục vụ cho công tác nghiệm thu sản lượng của công ty. Quản lý, theo dõi toàn bộ lượng quặng còn tồn kho của công ty. + Phòng cơ điện: Tham mưu giúp tổng giám đốc về công tác máy móc thiết bị. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của công ty, ra các biện pháp kỹ thuật về công tác cơ điện. Theo dõi, nghiệm thu các thiết bị sửa chữa lớn. Theo dõi công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công ty. + Phòng vật tư: Có nhiệm vụ thu mua, giao nhận, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất. + Phòng KCS: Theo dõi, phân tích chất lượng sản phẩm xuất, nhập kho. + Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV toàn công ty. + Phòng quân sự bảo vệ: Có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự toàn công ty. + Ban quản lý các dự án: Phụ trách công tác đầu tư xây dựng mới, đền bù, giải phóng mặt bằng, mua sắm thiết bị mới, tham gia công tác đấu thầu. Cấp đơn vị, xí nghiệp: Bao gồm 12 đơn vị, xí nghiệp trực thuộc công ty. Các đơn vị này được công ty giao nhiệm vụ, giao chi phí hàng năm và được phân cấp quản lý nhằm chủ động trong SXKD của đơn vị mình. Được công ty giao vốn, tài sản, thiết bị, chủ động cân đối sử dụng lao động theo định biên, chủ động phân phối tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV . + Bộ phận sản xuất chính bao gồm các đơn vị: XN khai thác 1, 2,3; Nhà máy tuyển Tằng loỏng, NM tuyển Cam Đường, Xí nghiệp phân bón & hoá chất, XN Khai thác-dịch vụ khoáng sản Phú Thọ + Bộ phận phục vụ sản xuất bao gồm: XN vận tải đường sắt, XN bốc xúc tiêu thụ, xí nghiệp cơ điện, trường trung cấp nghề. 2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty Apatit Việt Nam 2.1 Sản phẩm của công ty Apatit Hiện nay, công ty đã và đang khai thác, chế biến, cung cấp cho nền kinh tế đất nước một số sản phẩm chính sau: + Quặng apatit các loại (quặng loại I, II và quặng tuyển) + Các sản phẩm khác như: phân bón hỗn hợp NPK, Fenspat, Cao Linh, phụ gia các loại. + Đá xây dựng các loại + Phốt pho vàng (P4) Các loại quặng apatit có chứa hàm lượng P205 cao và cung cấp chủ yếu cho các công ty sản xuất phân bón chứa lân. Các loại sản phẩm này chủ yếu ở dạng nguyên khai từ tài nguyên trong lòng đất và thông qua tuyển làm giàu quặng đáp ứng yêu cầu sản xuất phân bón khi tham gia vào thị trường. Loại sản phẩm này không đóng bao. Sản phẩm phốt pho vàng là loại hoá chất cơ bản, quan trọng cho sản chất các loại hoá chất khác. Nguyên liệu chính để sản xuất ra phốt pho vàng chính là tài nguyên apatit. Công ty xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động từ năm 2002. Đây là nhà máy đầu tiên của Việt Nam sản xuất ra phốt pho, nhằm phát huy nội lực sản xuất, thay thế sản phẩm nhập khẩu. Phốt pho là loại sản phẩm dễ gây cháy nổ nên khi tiêu thụ phải có bao bì và bảo quản theo điều kiện an toàn đặc biệt. Phân bón tổng hợp NPK do công ty sản xuất nhằm phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp các tỉnh miền núi phía bắc. Sản phẩm của công ty apatit có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia cũng như phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay công ty đã và đang tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu sang thị trường thế giới. 2.2 Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị của công ty Apatit 2.2.1 Đặc điểm về công nghệ Do đặc thù của ngành, hiện nay công ty sản xuất theo 2 loại hình đó là: khai thác lộ thiên và công nghệ tuyển nổi. + Quá trình sản xuất ra quặng apatit nguyên khai gồm: Dọn tuyến Khoan Gạt dọn tuyến Nổ mìn Xúc Vận tải ôtô về kho chứa Vận tải đường sắt Nơi tiêu thụ + Quá trình sản xuất ra quặng apatit tuyển V/c tới nơi tiêu thụ Quặng loại III Vận chuyển đường sắt Đập thô Nghiền Sấy khô Lọc Tuyển ( Nguồn dữ liệu: Phòng kĩ thuật sản xuất – công ty Apatit ) Quá trình khai thác quặng apatit nguyên khai và sản xuất quặng tuyển là tương đối chặt chẽ và khép kín. Việc khai thác quặng hiện nay chủ yếu là được tiến hành bằng cơ giới là chính. Thiết bị khai thác gồm máy khoan, máy xúc, máy gạt và phương tiện vận tải ôtô. Đối với khu vực đá và quặng tương đối mềm thì dùng máy khoan xoay CVB-2M đường kính 160mm, còn trong đá và quặng nửa cứng thì dùng máy khoan khoan xoay cầu CBU-100mm. Phương tiện bốc xúc chủ yếu là máy xúc tay gầu kiểu cấp EKG 4,6 và 5A phối hợp với ôtô tải trọng 12 đến 27 tấn. Đất đá được đổ ra bãi ngoài, quặng loại III nghèo đổ ra bãi chứa tạm. Quặng loại III giầu (hàm lượng từ 15% - 18% P2O5) được vận chuyển từ các khai trường về ga trung chuyển bằng ôtô, sau đó từ ga trung chuyển đưa về các nhà máy tuyển bằng đường sắt để tiếp tục quá trình sản xuất ra quặng apatit tuyển. 2.2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty Apatit Công ty Apatit được bố trí thành 11 xí nghiệp, nhà máy trực thuộc và 13 phòng chuyên môn, 01 trường đào tạo nghề, 01 ban quản lý dự án. Hoạt động trên 2 địa bàn là Lào Cai và Phú Thọ. Theo số liệu thu được từ phòng kỹ thuật sản xuất thì hiÖn nay, c«ng ty Apatit cã trªn 1.350 thiÕt bÞ m¸y mãc c¸c lo¹i. B¶NG 1: TRang ThIẾT BỊ CỦA CÔNG TY APATIT STT TRANG THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG 1 ThiÕt bÞ bèc xóc tõ 1 m3 ¸ 5 m3 39 c¸i 2 ThiÕt bÞ san g¹t c«ng suÊt 160 CV 34 c¸i 3 ThiÕt bÞ khoan cã ®­êng kÝnh lç khoan tõ 110 ¸ 160 mm 38 c¸i 4 ThiÕt bÞ vËn t¶i ®­êng s¾t: - §Çu m¸y - Toa xe 20 ®Çu m¸y 110 toa xe 5 HÖ thèng ®­êng bé phôc vô vËn t¶i néi bé c«ng ty GÇn 40 km 6 HÖ thèng ®­êng s¾t néi bé 70km ®­êng s¾t + 6 ga + 1 b·i xÕp hµng 7 HÖ thèng cung cÊp ®iÖn (®­êng d©y35 KV) 1 hÖ thèng 8 HÖ thèng thiÕt bÞ tuyÓn quÆng víi c«ng suÊt 760.000 tÊn/ n¨m 1 hÖ thèng ( Nguồn dữ liệu: Phòng kĩ thuật sản xuất - công ty Apatit) Những năm trở lại đây công ty đã đưa dây chuyền số 2 - Nhà máy tuyển Tằng Loỏng vào sản xuất, nâng công suất từ 350.000tấn/năm lên 600.000 tấn/năm (12/2007). Đến nay lại hoàn thành dây chuyền số 3, nâng công suất lên 900.000 tấn/năm (hết công suất thiết kế) – thoả mãn điều mong đợi của nhiều thế hệ CBCNV cũng như các chuyên gia Liên Xô trước đây. Công ty đã cải biến và di chuyển thành công Nhà máy Tuyển Pirít (Giáp Lai) từ Phú Thọ lên Lào Cai để tuyển Apatít, công suất 120.000tấn/năm. Nhà máy đã đi vào sản xuất và được gắn biển “Công trình chào mừng Đại hội Đảng X”. Về vận tải, công ty tiếp quản và khai thác hệ thống vận tải đường sắt dài trên 70km với 6 ga và 1 bãi tập kết hàng (trước đây phải thuê ngành đường sắt quốc gia). Công ty đã mạnh dạn tự thi công tuyến đường sắt đôi Pom Hán – Làng Vàng dài 11,6 km và tuyến đường sắt đơn Làng Dạ - Mỏ Cóc dài 4,5km để vận tải quặng. Hai tuyến đường sắt này đã tiết kiệm được 3,9 tỷ đồng, giảm định biên từ 852 người xuống còn 476 người, nâng năng suất từ 120 xe/ ngày (3.000 tấn) lên 200 xe/ngày (7.000 tấn). Công ty đang đẩy mạnh thi công dự án Bắc Nhạc Sơn, bao gồm 4,5 km đường ô tô trục mở, bóc xúc đất đá khai trường 20 -22 trên 1 triệu mét khối, chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn. Tiến hành đồng thời với dự án Bắc Nhạc Sơn là đẩy mạnh thăm dò, thiết kế khai thác quặng apatít phía nam thuộc huyện Văn Bàn đến năm 2020 và có tính đến các năm sau đó. 2.3 Đặc điểm về lao động, tiền lương Tính đến thời điểm cuối năm 2008, công ty Apatit có 2.911 lao động giảm 28 người so với năm trước. Trong đó có trên 80% lao động kỹ thuật, quản lý đã qua đào tạo và được rèn luyện qua thực tế, nhiều cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật giỏi ở nhiều lĩnh vực có thể đáp ứng được nhiệm vụ mới. Sau đây là bảng đánh giá tình hình lao động – công ty Apatit tính đến cuối năm 2008. BẢNG 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY APATIT TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2008 STT PHÂN LOẠI SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) 1 Lao động trực tiếp 2.239 76,92 2 Lao động gián tiếp 580 19,92 - Gián tiếp khối phòng ban công ty 175 6,01 - Gián tiếp các xí nghiệp 405 13,91 3 Bảo vệ 92 3,16 Tổng cộng: 2.911 Trong đó: - Nam 2.176 74,75 - Nữ 735 25,25 ( Nguồn số liệu: Phòng tổ chức lao động – công ty Apatit) Công ty Apatit có nguồn lao động trực tiếp là 2.239 (lao động) chiếm tới 76,92% tổng số lao động trong toàn công ty. Theo số liệu phòng tổ chức lao động – công ty apatit cung cấp, đến nay số lao động có trình độ văn hoá cơ sở là 645 (lao động) chiếm 22.15%, lao động có trình độ văn hoá trung học là 2.238 (lao động) chiếm 76,85%, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 1%. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong năm 2008 công ty đã tổ chức một số lớp nhằm nâng cao tay nghề, cử một số cán bộ đi học tại một số trường đại học, đồng thời thực hiện tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý. Trong năm 2008, công ty Apatit cũng thực hiện tuyển mới 71 lao động, trong đó lao động có trình độ đại học là 9 người, trung cấp là 4 người và công nhân kỹ thuật là 58 người, đồng thời thực hiện cắt giảm 99 lao động. Số thợ bậc 1 hiện tại là: 248 người, bậc 2 là 211, bậc 3 là 402, bậc 4 là 501, bậc 5 là 836, bậc 6 là 398 và bậc 7 là 316 người. Cơ bản nguồn lao động hiện có đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiệm vụ mới mà công ty đề ra. Về chế độ làm việc, hiện nay công ty thực hiện chế độ công tác theo quy định của Nhà nước. Chế độ công tác năm là gián đoạn (có ngày nghỉ trong tuần), còn chế độ công tác ngày đêm là 3 ca x 8 h. Chế độ công tác của từng bộ phận như sau: - Khối phòng ban làm việc theo giờ hành chính được nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật. - Khối trực tiếp làm việc theo chế độ liên tục 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ với lịch đảo ca 1 tuần 1 lần. Trong tuần được nghỉ lượt 1 ngày tuỳ theo đơn vị sắp xếp nghỉ, ngày nghỉ không cố định. Trong năm 2008, công ty Apatit đã thực hiện cải cách chế độ phân phối tiền lương, đổi mới phương án trả lương. Tiền lương được tách làm hai phần: trả theo đơn giá sản phẩm và trả theo đơn giá năng suất hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở xây dựng và ban hành hệ thống cấp bậc công việc và hệ số giãn cách tiền lương giữa các vị trí công việc trong công ty. Thu nhập bình quân trên đầu người là 5 triệu đồng/tháng. Công ty Apatit thường xuyên có những biện pháp động viên, khuyến khích kịp thời đội ngũ lao động, đặc biệt đối với cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao bằng các chính sách như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chức vụ trong công ty, tổ chức các buổi đi nghỉ mát, tổ chức thăm hỏi gia đình, bên cạnh đó còn quan tâm đến cả đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên. Công ty đã xây dựng công trình nhà thi đấu thể thao công nhân và trụ sở làm việc khá khang trang. Khánh thành và đưa vào sử dụng khách sạn Biển Mây đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Sa Pa để phục vụ nghỉ dưỡng cho CBCNV. Xây dựng tượng đài công nhân Apatít cao gần 13 mét bằng đá cẩm thạch. Sau 3 năm chuẩn bị và thi công, đến nay tượng đài đã hoàn thành. 2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Apatit Việt Nam Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm theo lịch sử dân tộc, đến nay, công ty Apatit Lào Cai đã có hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển. Quãng thời gian 10 năm đổi mới (1998-2008) là giai đoạn tích cực chủ động thực hiện chính sách đổi mới, đánh một dấu mốc quan trọng trong sự chuyển mình mạnh mẽ của công ty. Trong 10 năm này, giá trị tổng sản lượng của công ty tăng trên 3 lần; doanh thu tăng trên 5 lần; nộp ngân sách tăng 2 lần; Sản lượng quặng tăng trên 3 lần; thu nhận bình quân 1 lao động tăng trên 4 lần. Hiện công ty là đơn vị dẫn đầu Tổng công ty Hóa chất Việt Nam về khai thác và chế biến khoáng sản, đã có đóng góp to lớn và ý nghĩa vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2008 kết thúc đánh dấu tốc độ tăng trưởng đột biến (tăng trưởng 29%) của công ty Apatit Việt Nam. Đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay của công ty, là sự kiện thiết thực nhất chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ đến thăm Lào Cai và thăm mỏ Apatit (23/9/1958-23/9/2008). Để nhìn nhận chi tiết hơn về tình hình hoạt động em xin đi sâu vào phân tích một số kết quả hoạt động sau: Về tình hình tài chính BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY APATIT Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 CL tuyệt đối CL tương đối (%) Doanh thu thuần 636,689 1.751,562 1.114,873 175,1 Lọi nhuận sau thuế 11,960 229,347 217,387 1.817,62 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 579,516 803,644 224,128 38,68 Nợ phải trả 326,619 670,772 344,153 105,37 Tổng tài sản 906,135 1.474,416 568,281 62,71 Tổng nguồn vốn 906,135 1.474,416 568,281 62,71 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit) Tổng nguồn vốn của công ty Apatit trong năm 2008 tăng lên 568,281 tỷ đồng đạt 162,71% chứng tỏ trong năm 2008 công ty có nhiều cố gắng trong huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản nợ (tăng 344,153 tỷ đồng đạt 205,37%) và tăng nguồn vốn chủ sở hữu 224,128 tỷ đồng đạt 138,68% làm cơ cấu nguồn vốn của công ty thay đổi như sau: BẢNG 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY APATIT Cơ cấu Năm 2007 Năm 2008 Vốn chủ sở hữu 63.95% 54.51% Nợ phải trả 36.05% 45.49% ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit) Trong năm 2008 công ty Apatit tiếp tục ra tăng các khoản vay nhằm đầu tư xây dựng cho các cơ sở khai thác, tuyển quặng đặc biệt là vào dự án Bắc Nhạc Sơn và một số công trình thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Điều này làm mức độ độc lập về tài chính của công ty có sự giảm sút. Mức độ độc lập về tài chính = Vốn chủ sở hữu/Tổng NV Năm 2007, mức độ độc lập về tài chính là: 579,516/906,135 = 0.64 Nhưng đến năm 2008, chỉ là: 803,644/1.474,416 = 0.55 Như vậy mức độ độc lập về tài chính giảm 0.09 lần. Về doanh thu BẢNG 5: DOANH THU QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 372,105 466,665 636,689 1.751,562 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit Việt Nam) Ta thấy doanh thu của công ty Apatit tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tăng 94,56 tỷ đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng 25,41%. Năm 2007 tăng 170,024 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 36,43%. Năm 2008 tăng 1.114,873 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 175,1%. Năm 2008 đánh dấu mức tăng cao nhất về doanh thu của công ty apatit kể từ trước tới nay. Để thấy rõ hơn em xin đi sâu vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007 và 2008. BẢNG 6: CÁC CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2007 - 2008 CỦA CÔNG TY APATIT Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 CL tuyệt đối CL tương đối (%) 1. Doanh thu thuần 636,689 1.751,562 1.114,873 175,1 Trong đó: Doanh thu thuần về BH và CCDV Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác 633,656 0,887 2,146 1.741,633 4,741 5,188 1107,977 3,854 3,042 174,9 434,5 141,8 2. Giá vốn hàng bán 521,828 1.046,954 525,126 100,6 3. Chi phí sản xuất kinh doanh 84,642 368,104 283,462 334,9 4. Chi phí tài chính 12,463 17,706 5,243 42,1 5. Chi phí khác 1,145 0,261 -0,884 -77,2 6. Tổng lợi nhuận trước thuế 16,611 318,537 301,926 1.817,62 7. Chi phí thuế TNDN 4,651 89,190 84,539 1.817,7 8. Lợi nhuận sau thuế 11,960 229,347 217,387 1.817,62 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán công ty Apatit) Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của công ty Apatit năm 2008 tăng 301,926 tỷ đồng tăng 1.817,62% so với năm 2007, như vậy hoạt động kinh doanh đã mang lại lợi nhuận rất cao, có thể nói là cao nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Trong đó : Doanh thu thuần tăng 1.114,873 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 175,1% chủ yếu là tăng từ hoạt động tài chính, bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, doanh thu hoạt động tài chính tăng 3,854 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 434,5%, doanh thu thuần về BH và CCDV tăng 1107,977 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 174,9%. Thu nhập khác tăng 3,042 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 141,8%. Do chi phí đầu vào tăng nên giá vốn hàng bán cũng tăng, năm 2008 tăng 525,126 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 100,6 %. Chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng vọt do tác động của tình hình lạm phát và hoạt động đẩy manh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của công ty. Cụ thể, tăng 283,462 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 334,9%. Chí phí tài chính tăng 5,243 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng là 42,1% Sức sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản Sức sinh lợi của tài sản năm 2007 = 16,611/906,135 = 0,018 Sức sinh lợi của tài sản năm 2008 = 318,537/1.474,416 = 0.216 Như vậy, năm 2007, một đơn vị tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0.018 đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhưng năm 2008, 1 đơn vị tài sản tạo ra 0.216 đơn vị lợi nhuận. Sức sinh lợi của VCSH = Lợi nhuận sau thuế/ VCSH Sức sinh lợi của VCSH năm 2007=11,960 /579,516 = 0.021 Sức sinh lợi của VCSH năm 2008 = 229,347/803,644 = 0.285 Trong năm 2008, sức sinh lợi từ nguồn VCSH đã tăng lên rất nhiều với năm 2007. Điều này chứng tỏ VCSH được sử dụng hợp lý và đã mang lại hiệu quả kinh doanh rất cao cho công ty. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY APATIT VIỆT NAM 1. Tổng quan thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit Việt Nam Thị trường trong nước: Là công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý và khai thác khu mỏ apatit Lào Cai nhằm cung cấp đầy đủ các loại quặng apatit cho các nhà máy sản xuất phân bón, góp phần vào an ninh lương thực và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2694.doc