Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kem xốp của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

PHẦN MỞ ĐẦU Như đã biết Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO và chúnh tã đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC, điều này đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử, đánh dấu những sự phát triển của nền kinh tế của chúnh ta. Hình ảnh về một Việt Nam không chỉ anh hung, dũng cảm trong đấu tranh mà Việt Nam còn là một hình ảnh về một nền kinh tế đang rất phát triển ở Đông Nam Á. Hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam và sự tăng trưởng ấn tượng củ

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kem xốp của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nền kinh tế chúnh ta đã làm cho biên giới thương mại chúng ta kéo dài vô tận, đưa nền kinh tế thực sự hội nhập với nền kinh tế tiên tiến- hiện đại của các nước trên thế giới. Đây có thể coi là cơ hội để nền kinh tế chúng ta phát triển. Bên cạnh những lợi thế đó cũng phải kể đến những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế của chúng ta, chúng ta phải làm thế nào có thể cạnh tranh và theo kịp sự tiên tiến- hiện đại của nền kinh tế các nước trên thế giới? Đây cũng là câu hỏi mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải trả lời, khi chúng ta hội nhập các doanh nghiệp phải làm gì để có thể cạnh tranh được với những tập đoàn lớn mạnh đến từ nước ngoài. Trước khó khăn thử thách buộc các doanh nghiệp của chúng ta phải tỉm cho mình những hướng di, chiến lược đúng đắn cho riêng mình. Là một cá thể của nền kinh tế, cũng như bao nhiêu doanh nghiệp khác CTCP bánh kẹo Hải Châu không khỏi băn khoan đi tìm câu trả lời cho riêng mình. CTCP bánh kẹo Hải Châu là một Công ty đã có bề dày thành tích, đã trải qua bao thăng trầm đất nước, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đều đồng tâm hợp lực gắng sức giúp lớn mạnh Công ty như hiện nay, đứng trước cơ hội thách thức này mộn lần nữa Công ty phải gắng sức mình làm nên một Công ty lớn mạnh. Trong quá trình học tập tại trường kinh tế quốc dân và một thới gian dài thực tập tại CTCP bánh kẹo Hải Châu em nhận thấy những sản phẩm của Công ty có rất nhiều thế mạnh đáp ứng được những cầu của người tiêu dung, một trong những sản phẩm chủ yếu của Công ty đã là thế mạnh trong một vài năm trở lại đây đó là sản phẩm bánh kem xốp. Thiết nghĩ với những thế mạnh sẵn có của mình Công ty hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm này không chỉ trong và ngoài nước. Cũng với ý nghĩ đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kem xốp của CTCP bánh kẹo Hải Châu” đây cũng là đề tài em rất tâm huyết trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Đề tài được em chắt lọc từ những kiến thức lý thuyết cũng như thực tế tại Công ty, em cũng hy vọng đề tài này cũng là một giài pháp giúp ích cho CTCP bánh kẹo Hải Châu có thể phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Đề tài của em bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây: Phần 1: Giới thiệu khái quát về CTCP bánh kẹo Hải Châu Phần 2: Thực trạnh hoạt động tiêu thụ bánh kem xốp tại CTCP bánh kẹo Hải Châu. Phần 3: Những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm bánh kem xốp của CTCP bánh kẹo Hải Châu. Qua đề tài này em xin chân trọng cám ơn đến cô ThS. Nguyễn Thị Hoài Dung cô đã tận tuy hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, em cũng xin gửi lời cám ơn tới các cô, chú, anh, chị trong CTCP bánh kẹo Hải Châu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực tập tại Công ty. PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CTCP BÁNH KẸO HẢI CHÂU I. Sự hình thành và phát triển của CTCP bánh kẹo Hải Châu 1. Thông tin chung về CTCP bánh kẹo Hải Châu Tên Công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Tên giao dịch: hai chau confectionery joint stock company Tên viết tắt: hachaco.jsc 2. Địa chỉ giao dịch Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Điện thoại: (04) 8621664 Fax: (04) 8621520 Email: pkhpt@fpt.vn Web: http:// www.haichau.com.vn Tải khoản: 01110000001657- tại ngân hàng Đâu Tư và phát triển Việt Nam Địa chỉ: 4B Lê Thánh Tông- Hà Nội Mã số thuế: 01.001141184-1 Cơ quan thuế: Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2 Trong đó: Nhà xưởng : 23.000m2 Văn phòng: 3.000m2 Kho bãi: 5.000m2 Phục vụ công cộng: 24.000m2 3. Loại hình doanh nghiệp CTCP bánh kẹo Hải Châu trực thuộc Tổng Công Ty Mía Đường I- Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn. Công ty được thành lập ngày 02 tháng 09 năm 1965. 4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh - Trong giai đoạn trước Công ty thực hiện sản xuất, kinh doanh những loại mặt hàng chính sau đây: + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. + Sản xuất và kinh doanh bột gia vị các loại. + Sản xuất và kinh doanh mỳ ăn liền (trước đây) + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không cồn( trước đây) + kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì của ngành công nghiệp thực phẩm. + Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/9/1994) như: vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua ủy thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác. Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty không còn kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và mì ăn liền nữa mà thay vào đó là những mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm: + Bánh các loại: Bánh Hương thảo, Bánh Vani, Hướng Dương, Hải Châu hương cam, Hải Châu hương dừa, bánh quy kem, quy bơ, bánh chocobis, bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ sôcôla các loại, bánh trứng, bánh lương khô. + Các loại kẹo: Kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo Sôcôla sữa, kẹo Candy, kẹo xốp các loại, kẹo thảo hương, kẹo cứng các loại, kẹo sôcôla, các loại kẹo hộp… +Bột canh các loại: Bột canh iot, bột canh cao cấp, bột canh iot ngũ vị, bột canh i gà, tôm. 5. Những quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty *Quyền hạn CTCP bánh kẹo Hải Châu cũng như các Công ty khác hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều có được những quyền hạn sau đây: -Công ty có quyền lựa chọn ngành hàng, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh mà Công ty đã đăng ký kinh doanh. - Có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn. - Có quyền lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách. - Có quyền tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu SXKD của Công ty và theo đúng những quy định của nhà nước về lao động. - Có quyền sử dụng ngoại tệ thu được từ hoạt động SXKD của Công ty mình. *Nghĩa vụ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, CTCP bánh kẹo Hải Châu bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ sau đây: - Kinh doanh đúng ngành hàng ghi trong giấy phép kinh doanh. - Khai báo đúng đủ nguồn vốn, số vốn được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của Công ty. - Tuân thủ mọi quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường và trật tự an toàn xã hội. - Ghi chép sổ sách kế toán và quyết định theo quy định của phát luật về kế toàn- thống kê và chịu trách nhiệm của cơ quan tài chính. - Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của nhà nước và luất pháp. - Trính 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ của Công ty. II. Qúa trình hình thành và phát triển của CTCP bánh kẹo Hải Châu 1.Giai đoạn 1(1965- 1975) Được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải- Trung Quốc, vào ngày 16/11/1964, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 305/ QĐBT tách nhà máy bánh kẹo Hải Châu ra khỏi nhà máy Hoàng Mai. Quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải Châu. Khi thành lập nhà máy có 3 phân xưởng sản xuất bao gồm: - Phân xưởng mỳ sợi với 6 dây chuyền sản xuất, công suốt tử 2,5 – 3 tấn/ 1 ca. - Phân xưởng kẹo với 2 dây chuyền sản xuất, công suốt từ 1,5 tấn/ 1 ca - Phân xưởng bánh với 1 dây chuyền sản xuất, công suốt 2,5 tấn/ 1 ca Nhà máy bánh kẹo Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo sang nhà máy Tương Mai vào năm 1972 và sau này là nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Cũng trong giai đoạn này nhà máy có những dây chuyền sản xuất mỳ lương thực của Liên Xô, và xây dựng 1 dây chuyền thủ công sản xuất bánh kem xốp. Cũng trong giai đoạn này, nhà máy có nhiệm vụ là làm sao tạo ra sản phẩm phục vụ cho chiến tranh và các nhu cầu khác. 2. Giai đoạn 2 ( 1975- 1990) Năm 1976 Công ty đã sát nhập với nhà máy chế biến Mẫu Sơn( Lạng Sơn), lúc này nhà máy có thêm 2 phân xưởng sấy để sản xuất sữa đậu nành và sữa bột trẻ em, công suất sản xuất sữa đậu nành là 2 – 2.5 tấn/ ngày. Do hai loại sản xuất này kinh doanh không có hiệu quả nên nhà đã chuyển sang sản xuất bột canh- sản phẩm truyền thống của nhà máy. Năm 1978 nhà máy được điều động về 4 dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền công suất 2.5 tấn/ 1 ca tử công ty Sam Hoa( Thành Phố Hồ Chí Minh) của Bộ nông nghiệp và công nghiệp. Đây là thiết bị cũ của Nhật Bản cho nên hoạt động không hiệu quả và đến tháng 11- 1989 thì ngừng hẳn. Năm 1982 nhà máy thanh lý 6 dây chuyền sản xuất mỳ lương thực bổ sung hai lò thủ công sản xuất bánh kem xốp. Tron giai đoạn này nhà máy chủ yếu thực hiện kế hoạch được giao. Tuy được sự đảm bảo của Nhà nước nhưng nhà máy cũng gặp phải những khó khăn: + Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu. + Sự hạn chế vể trỉnh độ quản lý kinh doanh của cán bộ, công nhân viên. 3. Giai đoạn 3 (1990- 2000) Vào năm 1990 nhà máy đã lắp đặt them dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000lít/ ngày. Tuy nhiên do dây chuyền nhà máy tự lắp đặt nên tính đồng bộ, lạc hậu, hiệu quả thấp. Đến năm 1996 thì nhà máy ngừng hoạt động. Năm 1991: Công ty đã lắp đặt them dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan được nướng bằng lò điện với công suất 2.5 – 2.8 tấn/ ca. Sản phẩm này ra đời đã nhanh chóng đáp ứng được thị hiếu người tiêu dung. Năm 1993: Công ty mua them một dây chuyền sản xuất bánh kẹo của CHLB Đức với công suất 1tấn/ ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất ở Việt Nam trong thời kỳ này. Năm 1994: Công ty cung mua thêm dây chuyền phủ sôcôla cũng của CHLB Đức với công suất 500 kg/ ca. Dây chuyền này có thể phủ sôcôla cho các sản phẩm bánh. Năm 1996: Công ty mở rộng liên doanh với Bỉ thành lập một Công ty liên doanh sản xuất sôcôla, vốn lien doanh 200.000USD. Sản phẩm này được sản xuất chủ yếu để xuất khẩu (70%). Năm 1998 đã chuyển đổi thành 100% vông nươc ngoài. Cũng trong năm 1996, Công ty đã mua và lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất: + Dây chuyền sản xuất kẹo cứng( công suất 2400kg/ ca) +Dây chuyền sản xuất kẹo mềm( công suất 1200kg/ ca) Năm 1998: Công ty đã đầu tư và mở rộng dây chuyến sản xuất của Đài Loan lên gấp đôi với công suất thiết kế 4 tấn/ca. Năm 1998- 1999: Nâng công suất dây chuyền bánh quy tử 2.1 tấn/ ca – 3.2 tấn/ ca, đầu tư them dây chuyền in phun điện tử, 2 máy đóng kẹo và một số thiết bị khác nữa. 4. Giai đoạn 4( 2000- nay) Năm 2001: Công ty tiếp tục đẩu tư và mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp( CHLB Đức) với công suất thiết kế 1.6 tấn/ ca. Cuối năm 2001, Công ty đầu tư them một dây chuyền sản xuất sôcôla với công suất 200kg/ giờ, số tiền 7 tỷ đồng làm tài sản của Công ty tăng lên khoảng hơn 90 tỷ đồng. Năm 2002- 2003: Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp của Hà Lan với công suất 2.2 tấn/ ca. Từ 01/01/2005: CTCP bánh kẹo Hải Châu đã chính thức cổ phần hoá, chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phẩn, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. + Gía trị vốn thực hiện là 142.279.768.382 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 32 tỷ 225.259.774 đồng. Lao động của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá có 1.069 người, trong đó chuyển sang làm việc ở Công ty cổ phần là 852 người, số còn lại 217 người được giải quyết theo chính sách hiện nay của Nhà nước. + Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 30 tỷ đồng, tổng số vốn này được chia thành 300.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 100.000 đồng. Nhà nước giữ 58%, người lao động trong Công ty giữ 38.7% và cổ phần bán cho các đối tượng bên ngoài Công ty là 3,30% vốn điều lệ. Năm 2006: CTCP bánh kẹo Hải Châu đã chính thức hoạt động với quy mô hính của Công ty cổ phần. Công ty tự hoạch định, thu chi, tự tìm đẩu ra cho những sản phẩm của mình. Công ty đã thực sự phải dựa vào chính bản thân Công ty để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Một trong những mặt hàng mà Công ty đã đáp ứng được thị hiếu người tiêu dung và đủ sức cạnh tranh trên thị trường đó là sản phẩm bánh kem xốp. Năm 2007: Thực hiện theo chủ trương của thành phố CTCP bánh kẹo Hải Châu đang có dự định chuyển dần từng bộ phận sản xuất của nhà máy ra ngoai thành. Cũng trong năm nay CTCP bánh kẹo Hải Châu có dự định về đầu tư, tu bổ một số dây chuyền trang thiết bị. Trong khi đó CTCP bánh kẹo Hải Châu dự định mở rộng hoạt động đẩu tư sang lĩnh vực bất động sản. Theo chủ trương đó toàn bộ mặt bằng hiện tại của Công ty sẽ được xây dựng khu trung tâm thương mại của thành phố. Đây quả là những quyết định lớn ảnh hưởng hoạt động của Công ty, theo đó Công ty sẽ tạo được nhiều lợi nhuận, mở rộng qui mô sản xuất cũ như kinh doanh của CTCP bánh kẹo Hải Châu. Đây được coi là những chiến lược làm thành đổi bộ mặt của CTCP bánh kẹo Hải Châu, tạo dựng tên tuổi vững chắc của Công ty trong thời kỳ hội nhập. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KEM XỐP CỦA CTCP BÁNH KẸO HẢI CHÂU I. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị CTCP bánh kẹo Hải Châu CTCP bánh kẹo Hải Châu là một công ty có quy mô lớn, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên công ty phải quản lý với số lượng lớn các công nhân viên. Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được trôi chảy, công ty căn cứ theo trình độ học vấn, khả năng kinh nghiệm mà phân chia ra thành các phòng ban khác nhau. Vì vậy mà công ty lựa chọn hình thức quản trị theo kiểu trực tuyến – chức năng. Trong đó các phòng ban là cơ quant ham mưu, tư vấn trực tiếp cho ban lãnh đạo đưa ra những kế hoạch, chiến lược một cách chính xác và nhanh nhất. Sơ cấp quản lý của công ty được chia thành hai cấp: + Cấp công ty + Cấp phân xưởng Trong đó cấp phòng ban là cơ quan thực hiện và tham mưu cho cơ quan lãnh đạo. Để cho ban lãnh đạo của công ty có thể ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng cần có sự giúp đỡ rất nhiều từ các bộ phận phòng ban. Để cho hoạt động sản xuất diễn ra thông suốt, CTCP bánh kẹo Hải Châu đã chủ trương sắp xếp các bộ phận, phong ban theo cách sau đây: Hội đồng quản trị Đây là phòng ban có quyền quyết định cao nhất của công ty. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tổng giám đốc Thực hiện theo những kế hoạch, chiến lược của hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn bộ công ty Giám đốc kế hoạch vật tư Đây là giám đốc bộ phận trong công ty, phụ trách công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, kế hoạch sản xuất tác nghiệp, quản lý và chịu trách nhiệm về việc cung cấp các loại vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng. Giám đốc kỹ thuật Thực hiện quản lý và chịu trách nhiệm về mọi mặt trong kỹ thuật trong sản xuất của công ty. Thực hiện chỉ đạo nghiên cứu thiết kế sản phẩm, bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Đề xuất với ban lãnh đạo về những vấn đề kỹ thuật trong sản xuất của công ty. Giám đốc kinh doanh Phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của công ty giúp việc cho giám đốc các mặt sau: + Phụ trách về kế hoạch mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, theo dõi thực hiện các công việc xây dựng và sửa chữa cơ bản, qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thông báo cho giám đốc từ đó có quyết định điều chỉnh cơ cấu sản phấm và huy động, điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu đó. + Phụ trách công tác hành chính quản lý và bảo vệ của phòng hành chính đời sống và ban bảo vệ Cơ cấu tổ chức của công ty được cụ thể qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Bánh kẹo Hải Châu Đại Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban điều hành Phòng tổ chức Phòng hành chính bảo vệ Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng đầu tư XDCB Phòng kế hoach vật tư Phòng kinh doanh thị trường XN Quy kem xốp XN Bánh Cao cấp XN Gia vị TP XN Kẹo Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh -Phòng kỹ thuật Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mãu mã bao bì. Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng KHVT chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị cũng như cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất. Phòng kinh doanh thị trường Phòng kinh doanh thị trường là phòng tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Công ty, tổ chức thực hiện thương mại, chính sách thị trường giá cả sản phẩm, quản lý và tổ chức bán hàng trong và ngoài nước. Nhiệm vụ: + Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm + Triển khai công tác xây dựng, phát triển thị trường + Tham gia thiết kế mẫu mã, đặt in và cung ứng bao bì, đề xuất chất lượng sản phẩm để phù hợp với thị trường. + Xây dựng chính sách giá cả, chế độ tiêu thụ sản phẩm. + Quản lý công tác tiêu thụ + Xúc tiến thương mại Phòng tổ chức Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp Giám Đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức các khóa học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ quản lý. - Phòng kế toán tài chính Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư. - Phòng kế hoạch vật tư Xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị. - Phòng hành chính đời sống Quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khỏe, quản lý văn thư lưu trữ tài liệu. - Phòng bảo vệ Tổ chức công tác bảo vệ công ty, tham mưu cho giám đốc về: công tác nội bộ, tài sản, tuần tra canh gác ra vào công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Phòng đầu tư xây dựng cơ bản Thực hiện công tác thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận máy móc thiết bị mới hoặc để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị cũ, kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sửa chữa nhỏ. - Các phân xưởng Chịu trách nhiệm ở các phân xưởng đó là quản lý các phân xưởng, nhờ có các quản lý phân xưởng mà mọi hoạt động trong sản xuất được thực hiện một cách liền mạch. Các quản lý phân xưởng phân công, phối hợp với các đốc công, công nhân viên thực hiện sản xuất. Quản lý cũng chịu trách nhiệm báo cáo cho lãnh đạo cấp trên về hoạt động sản xuất. II. Những đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật của công ty 1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Với đặc thù là một công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nên có nhiều hoạt động so với các công ty khác. Sản phẩm bánh kẹo của công ty chủ yếu được sản xuất từ nguyên vật liệu là ngũ cốc, cùng những hương liệu khác nhau tạo nên nhiều loại bánh khác nhau. Bánh kẹo là một loại sản phẩm không thể để được lâu, nhất là chúng ta có khí hậu nóng ẩm nên những sản phẩm này thường mau hỏng. Vì vậy sản phẩm luôn cần được sản xuất với nguyên liệu tốt, cùng với việc đảm bảo những thông số kỹ thuật và đặc biệt phải được cất giữ ở những nơi có khí hậu thuận lợi. Cơ bản sản phẩm bánh kẹo của công ty thường phải được đảm bảo những yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật sau: + Đặc điểm kỹ thuật Do đặc tính của sản phẩm bánh kẹo được làm từ những nguyên liệu như: bột ngũ cốc, đường, sữa cùng những hương liệu khác nhau nên sản phẩm bánh kẹo rất dễ bị oxy hóa. Thời hạn sử dụng thường ngắn (thông thường là 90 ngày, riêng kẹo cà phê là 180 ngày), giảm phẩm cấp theo thời gian, gây nhiều khó khăn cho công tác hoạch định kế hoạch sản xuất và công tác tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu vệ sinh thực phẩm rất cao, do đó nguyên liệu phải đảm bảo về chất lượng, dây chuyền công nghệ hiện đại. + Đặc điểm về kinh tế - Sản phẩm có giá trị khá cao so với nguyên liệu cấu thành nó - Đặc biệt sản phẩm được tiêu thụ khá lớn theo từng vụ mùa như: tết, lễ. - Thu hút số lượng lao động khá lớn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, làm giảm đói nghèo, lành mạnh đời sống người dân. - Có tính cạnh tranh khá cao từ các công ty như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Hải Hà, Tràng An, cùng những sản phẩm gia công và những loại bánh Trung Quốc, Thái Lan khác. - Tuy nhiên duy nhất với sản phẩm muối bột canh iot CTCP bánh kẹo Hải Châu phân phối độc quyền trên thị trường, mặc dù về nguyên liệu chế biến rất đơn giản. Đối với sản phẩm bánh kem xốp của Công ty rất đa dạng có thể chia ra thành 12 chủng loại với nhiều mẫu mã khác nhau: Kem xốp 400, kem xốp 250, kem xốp 240, kem xốp 125, kem xốp 360, kem xốp 60, kem xốp chay 45, kem xốp canxi 45, kem xốp thỏi 115, kem xốp phủ sôcôla 170, kem xốp thỏi hộp 180, kem xốp hộp 500. Một đặc điểm quan trọng khác là sản phẩm bánh kẹo nói chung và kem xốp nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, sự đô thị hóa và mức sống của dân cư. Do đo, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một cao hơn, chính vì vậy mà sản phẩm bánh kem xốp phải đảm bảo chất lượng cao ngày một cao hơn, chủng loại mẫu mã phải ngày một phong phú hơn. 2. Đặc điểm về thị trường của công ty Đã lâu nay chúng ta vẫn thường xuyên nghe đến tên công ty bánh kẹo Hải Châu, những sản phẩm mà người tiêu dùng biết đến nhiều nhất trước đây đó là những sản phẩm như: Bánh lương khô, bánh quy, bột canh iot… Những sản phẩm của CTCP bánh kẹo Hải Châu đã ít nhiều được biết đến quan những sản phẩm truyền thống trên, tuy nhiên do khác biệt về vùng địa lý, phong tục tập quán, sở thích tiêu dùng mà sản phẩm của công ty chỉ được tập trung ở những một vài vùng chủ yếu. Về cơ bản thì sản phẩm của công ty có mặt trên khắp toàn quốc với hệ thống cửa hàng có bán sản phẩm của công ty khá nhiều, tuy nhiên sản phẩm của công ty vẫn chỉ chủ yếu được tiêu thụ ở Miền Bắc, Miền Trung. Có những thị trường vẫn còn bỏ ngỏ như thị trường Miền Nam, thị trường xuất nhập khẩu. Có thể nhìn thị trường sản phẩm của CTCP bánh kẹo Hải Châu qua bảng sơ đồ sau đây Sơ đồ 2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của CTCP bánh kẹo Hải Châu ( Nguồn: phòng KDTT) Sản phẩm của CTCP bánh kẹo Hải Châu có mặt ở cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam trong cả nước. Trong đó thị trường Miền Bắc là trọng điểm của công ty (đặc biệt là Hà Nội) và chiếm tỷ trọng tiêu thụ. * Thị trường miền Bắc: Miền Bắc là thị trường chủ yếu của CTCP bánh kẹo Hải Châu. Sản lượng tiêu thụ ở thị trường này năm 2006 là 22.475,420 tấn chiếm 64,25% sản lượng tiêu thụ toàn công ty. Do lợi thế thị trường này rất thuận tiện. Mặt khác cũng phải nói đến đó là do trụ sở chính của công ty ở đây nên công ty sẽ nắm rõ được thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán của vùng này so với các vùng khác. * Thị trường miền Trung: Là một thị trường đầy tiềm năng và trong một vài năm trở lại đây sản lượng tiêu thụ luôn ở mức cao nên công ty cũng chủ trương mở rộng hơn nữa việc tiêu thụ ở thị trường này. Minh chứng cho điều này vào tháng 2 năm 2006 Tổng giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh thị trường có chuyến công tác khảo sát khu vực Bắc Miền Trung. Trong năm 2006 thị trường Miền Trung đã tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hóa của công ty. Mức sản lượng tiêu thụ tại thị trường này là 8.577,38 tấn chiếm 25,15% tổng sản lượng. Sản phẩm chủ yếu là kẹo và bột canh được tiêu thụ nhiều tại Nghệ An, trong khi đó bánh lại tiêu thụ nhiều ở Thanh Hóa. Các tỉnh đạt doanh số cao như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. * Thị trường Miền Nam: Do sự cách xa về địa lý, khác biệt về phong tục tập quán và cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành. Các công ty như Kinh Đô, Hữu Nghị có nhiều năm thâm nhập thị trường này với tiềm lực vốn lớn, tạo được sự đa dạng chủng loại sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng ở đây. Chính vì vậy mà tổng sản lượng tiêu thụ tại thị trường này năm 2006 đạt trên 1000 tấn, chỉ chiếm 3.585,573 tấn. * Thị trường xuất khẩu: Bánh kẹo Hải Châu chủ yếu tiêu thụ trong nước, nên thị trường nước ngoài là rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 0,98% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Đây có thể thấy được là sự bỏ ngỏ thị trường của CTCP bánh kẹo Hải Châu trong những năm qua. Chúng ta vừa gia nhập WTO nên việc giao thương giữa các quốc gia ngày một dễ dàng hơn, đây chính là thị trường mà công ty cần có kế hoạch hướng đến trong tương lai. Thực tế trên thị trường sản phẩm bánh kẹo của CTCP bánh kẹo Hải Châu nói chung và sản phẩm bánh kem xốp nói riêng, công ty hoàn toàn có thể cạnh tranh và hướng sản phẩm của mình ra xuất khẩu. Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất sang các nước Châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc và một số nước Châu Âu. Giờ đây khi chúng ta hội nhập kinh tế thì công ty hoàn toàn có thể nghĩ đến việc xuất khẩu ra những thị trường xa hơn. Trong những năm qua CTCP bánh kẹo Hải Châu đã thực hiện ký hợp đồng lập đại lý với khoảng trên 260 cửa hàng. Điều này cho thấy được việc công ty luôn chú trọng để xây dựng các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bảng 1 : Số lượng đại lý của Hải Châu qua các năm Khu vực 2002 2003 2004 2005 2006 Miền Bắc 173 175 175 177 178 Miền Trung 48 50 55 56 60 Miền Nam 18 19 20 23 24 Cả nước 238 244 250 256 262 ( Nguồn: phòng KDTT) Với đặc tính của sản phẩm bánh kẹo, là sản phẩm được tiêu thụ thường xuyên nên đối với bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực này cũng đều phải chú trọng đến hệ thống tiêu thụ. CTCP bánh kẹo Hải Châu cũng không nằm ngoài những công ty đó, công ty cũng luôn xác định cho mình kế hoạch tiêu thụ một cách rõ ràng, luôn đảm bảo sự có mặt của sản phẩm trên khắp các cửa hàng. Tuy nhiên qua bảng số liệu và sơ đồ về sự phân bố thị trường tiêu thụ sản phẩm cho thấy thị trường của công ty đang quá tập trung vào thị trường Miền Bắc. Trong khi đó công ty vẫn chưa có những kế hoạch để có thể xâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường Miền Nam, và đồng thời đẩy mạnh việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Biết rằng việc thâm nhập mạnh hơn vào những thị trường này công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn, nhưng thiết nghĩ để có thể đón đầu xu hướng cùng việc tận dụng việc giao thương mở rộng công ty nhất thiết phải ngay từ bây giờ xây dựng cho mình kế hoạch tiêu thụ ở những thị trường này. 3. Đặc điểm về nguồn nhân sự Tùy vào từng loại hình kinh doanh và sản xuất mà nguồn nhân lực của đơn vị đó có những đặc thù riêng. Với đặc thù là một công ty sản xuất bánh kẹo với quy mô lớn nên có thể thấy rõ được lao động của CTCP bánh kẹo Hải Châu mang tính mùa vụ. Xuất phát từ đặc điểm trên nên nguồn nhân lực của CTCP bánh kẹo Hải Châu luôn biến động. Ngoài số cán bộ công nhân viên hợp đồng chính thức, vào mùa vụ (cuối năm, dịp lễ tết…) Công ty thường phải ký hợp đồng tuyển thêm lao động. Tuyên theo loại hình này tùy thuộc vào tình hình sản xuất của công ty và nhu cầu thị trường. Theo thống kê được của phòng nhân sự thì số lao động công ty biến động như sau: Bảng 2: Tổng số lao động trong Công ty Tổng số CBCNV + HĐ thời vụ Có đóng BHXH:660 Chưa đóng BHXH:142 Cộng: 802 Trong đó: ( Chỉ tính số đóng BHXH) Nam:192 Nữ:468 Trên Đại học: 0 Đại học:123 Cao Đẳng:22 Trung cấp:48 Công nhân kỹ thuật qua trường đào tạo:47 Tự đào tạo: 378 ( Nguồn: Phòng nhân sự) Do sự biến động khá lớn trong lao động của công ty, cùng với việc phân cấp về vị trí nhân công lao động nên cũng có những biến động về tiên lương và thu nhập của công ty. Xét về cơ bản thì nhân công làm cho CTCP bánh kẹo Hải Châu không có mức lương cao, tuy nhiên bù lại công nhân ở đây lại có được phúc lợi cao hơn, cùng với sự ổn định trong công việc. Bảng 3: Tiền lương và thu nhập Đv: đồng Năm 2005 Năm 2006 Tổng quỹ lương: KH 14.428.298.000 13.306.725 TH 12.709.645.000 12.296.916 Bình quân thu nhập đầu người toàn Công ty: 1.315.000 1.465.000 - Gián tiếp 1.650.000 1.750.000 - Trực tiếp 1.200.000 1.350.000 (Nguồn: Phòng tài vụ) Trong tổng số khoảng 802 công nhân viên toàn công ty, thì công nhân viên phân xưởng kem xốp có 130 công nhân, thu nhập bình quân đầu người: Năm 2005 là 1.200.000 đ/công nhân, năm 2006 là 1.450.000 đ/công nhân. Do sự biến động giá cả trong một năm qua là cho đồng tiền chúng ta mất giá, dẫn đến việc nhà nước phải điều chỉnh tiền lương cơ bản. Do đó CTCP bánh kẹo Hải Châucũng có những điều chỉnh tiền lương cho công nhân viên của mình cho hợp lý hơn so với mặt bằng chung, cùng với đó công ty cũng muốn khuyến khích công nhân viên bằng những hợp đồng lương mới. CTCP bánh kẹo Hải Châu sở hữu hơn 80% cán bộ quản lý và 75% cán bộ các phòng ban chuyên môn của công ty có trình độ đại học. Thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về lao động – công nhân viên chức, nên các cán bộ công nhân viên được nghỉ 5 ngày lễ 8 ngày/ năm và nghỉ phép 12 ngày/ năm, một tuần làm việc 5 ngày trừ thứ 7 và chủ nhật. Đồng thời thực hiện đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ theo quy định. 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị Với đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo nên công ty nhận thấy được việc đầu tư công nghệ cho sản xuất rất quan trọng. Máy móc trang thiết bị cho sản xuất bánh kẹo thường đầu tư những loại thiết bị lớn, thường xuyên biến đổi theo nhu cầu sản phẩm của thị trường. Trong khi đó đại đa số máy móc thiết bị của CTCP bánh kẹo Hải Châu được đầu tư từ khá lâu, phần nhiều trong đó đã lạc hậu và lỗi thời. Những thiết bị của công ty do quá lạc hậu nên không mang lại hiệu quả cao, năng suất thấp. Trong số những thiết bị của công ty thì chỉ có dây chuyền sản xuất bánh kem xốp mới được đầu tư, tuy nhiên cũng chỉ mới sử dụng được 80% công suất sản xuất. Lý do công ty chưa thể sử dụng hiệu quả của dây chuyền sản xuất phần là do những máy móc thiết bị mà công ty được chuyển giao chỉ đơn thuần là phần cứng, phần là do việc tiêu thụ sản phẩm bánh kem xốp của công ty chưa cao. + Dây chuyền bánh kem xốp c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31922.doc
Tài liệu liên quan