Chương I
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ
I. thanh toán Quốc tế nhiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại trong phục vụ kinh tế đối ngoại
1. Tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nước ta
Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm cho trao đổi hàng hoá trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hang hoá và dịch vụ giữa các nước phát triển.Xu hướng chung hiện nay là sự liên kết
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ và hình thành một thị trường thống nhất. Các quốc gia có vai trò như một chủ thể kinh tế trên thị trường và cạnh tranh nhau để phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh để phát triển tự nó lại phát sinh nhu cầu hợp tác và phân công lao động quốc tế nhằm giải quyết những nhu cầu về tiền vốn, công nghệ, nhân lực, tài nguyên và thị trường tiêu thụ...
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta thực chất là một nền kinh tế tự cung tự cấp, khép kín với thị trường thế giới và chia cắt giữa các địa phương trong nước. Cơ chế hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời kỳ này là kế hoạch hóa cứng nhắc theo Nghị định thư và nhà nước độc quyền ngoại thương cả về phươg diện quản lý nhà nước XHCN, dưới các hình thức: Viện trợ nhân đạo, hoặc giá cả tượng trưng, hữu nghị... Cho nên các được các đơn vị, các ngành sản xuất khẩu có chất lượng, nhập khẩu cũng không được chú trọng đúng mức. Với tính chất và đặc điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại như vậy, thực chất chúng ta đã duy trì quá lâu một hệ thống kinh tế lạc hậu cứng nhắc, trong đó có hệ thống thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
Để điều tiết lợi ích kinh tế, nhà nước áp dụng lấy thu bù chênh lệch ngoại thương trên cơ sở một tỷ gía được ấn định trong một thời gian dài, nếu chi phí thực tế thấp hơn hoặc cao hơn tỷ giá quy định sẽ được Ngân Hàng Nhà Nước cấp bù hoặc thu về. Do vậy cũng không khuyến khích được các công ty hạch toán theo đúng thực chất mà còn mang tính thụ động trông chờ vào Nhà Nước. Trong khi đó nền kinh tế hàng hoá tạo ra cái gọi là “ lợi thế so sánh ”, trong quan hệ buôn bán và hợp tác tái sản xuất giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Mỗi nước đều có thể tìm ra thế mạnh tương đối của mình trong phân công lao động quốc tế và mở rộng trao đổi với các nước khác trên phạm vi toàn cầu. Với quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước’, chiến lược ‘ cùng cất cánh ’ (Theo Kinh Tế-Xã Hội Việt Nam Năm 2000 : Mục tiêu, phương hướng và biện pháp chủ yếu - Uỷ ban khoa học nhà nước 12/1990), sự hoà nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới văn minh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Vì vậy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là một chiến lược không thể thiếu được trong thời kỳ đổi mới, là con đường thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát huy lợi thế của đất nước, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa, tổ chức tốt công tác thanh toán quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, không ngừng thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại.
2. Ngân Hàng Thương Mại quốc Doanh với Tăng Trưởng kinh Tế Đối Ngoại
Trong điều kiện nhà nước áp dụng chính sách mở cửa và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng của nước ta đã có nhiều vận hội để phát triển nhanh chóng và thu được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ xuất khẩu hàng năm trong những năm qua cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của những năm trước gấp nhiều lần. Tình trạng nhập siêu giảm dần, mối quan hệ thị trường trong nước và thị trường ngoài nước gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Không những thế chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta trong việc điều hành nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc đổi mơí hoạt động Ngân Hàng, trước hết là đổi mới hệ thống Ngân Hàng thương mại quốc doanh.
Ngân hàng với tư cách là một tổ chức kinh tế đặc biệt đảm nhận vai trò ba trung tâm lớn: trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng, và trung tâm thanh toán. Vì vậy, các tổ chức Ngân Hàng cũng là bạn hàng của các tổ chức sản xuất kinh doanh khác, là trợ thủ đắc lực của các nhà kinh doanh. Bản thân Ngân hàng cũng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển nên cũng cần tính đến việc mở rộng quan hệ đối ngoại, sử dụng có hiêụ quả công cụ thanh toán quốc tế góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế đối ngoại của đất nước.
Hiện nay, theo cơ chế thị trường các Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động trong bối cảnh có nhiều ngân hàng cổ phần, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phải vừa thực hiên tốt chính sách quản lý của Nhà Nước, vừa là cầu nối giữa vốn nước ngòai và vốn trong nước phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, cho hoạt của các đơn vị kinh tế, lại vừa phải kinh doanh có hiệu quả, rõ ràng không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy việc tăng cường quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế của các Ngân Hàng được đặt ra không chỉ cho những năm vừa qua mà còn nhiều năm tới. Mở rộng thêm quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, phục vụ yêu cầu đầu tư quốc tế vào đất nước ta ngày một tăng lên. Các ngân hàng đang rất quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới, đại lý của các Ngân Hàng nước ngoài, cải tiến công nghệ Ngân hàng, thực hiện tốt thanh toán quốc tế với phương châm: “ nhanh chóng - chính xác - an toàn ”. Bên cạnh đó nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quan hệ ngoại thương là một vấn đề hết sức cấp bách. Xử lý thuần thục kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thực hiện đúng đắn thông lệ quốc tế về thanh toán, thông thạo ngoại ngữ không những giúp cho việc thanh toán chính xác, nhanh chóng mà còn góp phần nâng cao uy tín của Ngân Hàng.
3. Thanh toán quốc tế với việc phục vụ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế.
Các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ không bao giờ tách rời nhau mà chúng thường có mối liên quan với nhau. Việc mua hàng xuất bán hàng nhập bằng nội tệ trên thị trường trong nước là khâu mở đầu và kết thúc cho việc bán hàng xuất và mua hàng nhập bằng ngoại tệ trên thị trường trong nước là khâu mở đầu và kết thúc cho việc bán hàng xuất và mua hàng nhập bằng ngoại tệ trên thị trường thế giới. Xuất khẩu là hành vi nội tệ biến thành hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ và nhập khẩu là hành vi ngoại tệ chuyển hóa thành hàng nhập khẩu. Toàn bộ xuất nhập khẩu của một nước ký kết với nhau trong một hu kỳ khép kín, chu kỳ có dạng “ Nội tệ- Hàng xuất khẩu- Ngoại tệ- Hàng nhập khẩu”. Đó là một quan hệ giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu, giữa giá ngoại tệ và giá ngoại tệ. Các quan hệ hàng hoá và tiền tệ nói trên chỉ có thể thực hiện được thông qua trao đổi quốc tế.
Trong chu kỳ này, khâu thu chi đối với xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, vì hàng hóa không thu được ngoại tệ và ngược lại chi ngoại tệ nhưng không nhập khẩu được hàng hoá đã dẫn đến thiệt hại trong hoạt động thương mại.
Để đảm bảo việc thu chi ngoại tệ có kết quả tốt, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải thành thạo công tác thanh toán quốc tế, thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền tệ giữa các đối tác thuộc các nước khác nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế, thực hiện theo đúng các điều kiện và phương thức thanh toán đã được các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng ngoại thương, được tiến hành thông qua Ngân hàng giữa các nước có liên quan có khách hàng buôn bán với nhau. Cụ thể các điều kiện đó là: Điều kiện về địa điểm, về tiền tệ, thơì gian, và về phương thức thanh toán. Trong đó phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất. Phương thức thanh toán là người áp dụng cách nào đó để thu tiền về, người mua dùng cách nào đó để trả tiền.
Trong buôn bán người ta có thể chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau nhưng xét cho đến cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người mua là nhận hàng kịp thời, đúng số lượng và chất lượng.Nhìn chung, các thể thức thanh toán quốc tế thường tách rời với sự di chuyển từ người bán tới người mua. Nó phản ánh sự vận dộng có tính chất độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hoá và tiền tệ của các quốc gia do sự không đồng thời giữa sản xuất và tiêu thụ, đầu tư tín dụng giữa các bên tại thời điểm nhất định. thanh toán quốc tế có quan hệ trực tiếp đén lợi ích cả bên mua và bên bán. Vì vậy nó thường là một trong những đối tượng quan trọng trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán thương mại. Nếu công tác thanh toán quốc tế làm tốt sẽ góp phần thúc đẩy thương mại phát triển, nếu làm không tốt sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thương mại
4. Sự cần thiết của thanh thanh toán quốc tế trong nền kinh tế thị trường
Trong hoạt động thương mại Quốc tế, việc thanh toán có thể diễn ra dưới các hình thức như hàng đổi hàng hay chi trả bằng tiền tệ. Khi chế độ tiền tệ, tín dụng phát triển thành một hệ thống thanh toán hoàn chỉnh và dựa trên cơ sở hệ thống các Ngân hàng thương mại thì các Ngân hàng thương mại đảm nhiệm toàn bộ quá trình thanh toán này.
Thanh toán Quốc tế phản ánh sự vận động có tính chất độc lập tương đối của giá trị hàng hoá trong quá trình chu chuyển Tư bản giữa các Quốc gia và sự không cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, đầu tư tín dụng giữa các bên tại một thời điểm nhất định.
5. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại ở Việt Nam
Với sự tham gia mạnh mẽ của giao lưu kinh tế Quốc tế, mối liên hệ giữa các Quốc gia ngày càng mật thiết và dần dần hình thành một thị trường thế giới thống nhất. Các Quốc gia có vai trò như một chủ thể kinh tế trên thị trường cạnh tranh với nhau để phát triển.
Tham gia vào quá trình phân công lao động Quốc tế các Quốc gia có điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế do khả năng tận dụng được các thành quả kỹ thuật công nghệ tiên tiến trên thế giới, giải quyết được những khó khăn về tiền vốn, nhân lực, tài nguyên và thị trường tiêu thụ hàng hoá. Thực tế cho thấy các nước phát triển đều là nước tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động Quốc tế.
Việt Nam xây dựng đất nước từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Để bổ sung những yếu kém đó, chúng ta phải tranh thủ nền khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển. Chúng ta đang trên con đường cải cách và mở cửa nền kinh tế với tinh thần muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi.
Chúng ta đang nỗ lực tạo lập một môi trường thuận lợi cho quá trình hợp tác và phân công lao động Quốc tế trong đó tập trung vào việc cải tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin, dịch vụ Ngân hàng và thanh toán Quốc tế.
Về hoạt động Ngân hàng sau khi có Pháp lệnh Ngân hàng và Công ty tài chính, Hợp tác xã tín dụng ra đời. Chúng ta có hệ thống Ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường, đáp ứng tốt hơn quá trình lưu thông tiền tệ tín dụng vì thông qua nó thì giá trị hàng hoá Xuất Nhập khẩu mới được thực hiện qua các khoản tín dụng, đầu tư hay mọi giao dịch đối ngoại.
Với chính sách mở cửa hướng ngoại đòi hỏi chúng ta phải tổ chức tốt hoạt động ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là khâu thanh toán Quốc tế để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác và phân công lao động Quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển.
Thanh toán Quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Do ảnh hưởng của các yếu tố tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán cũng như khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất cho đến việc lưu thông hàng hoá mà thanh toán Quốc tế còn gặp khó khăn và phức tạp. Nếu nghiệp vụ thanh toán không đáp ứng và theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
II/ Các phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng trong thanh toán Quốc tế.
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
a/ Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền.
Các bên tham gia:
- Người trả tiền (Người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền
(người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra ngoài nước) là người yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
- Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
- Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng ở nước Người chuyển tiền.
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
b./ Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
Ngân hàng
chuyển tiền
Ngân hàng đại lý
Người chuyển tiền
Người hưởng lợi
(3) (3)
(2) (4)
(1)
(1) Giao dịch thương mại
(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại Ngân hàng)
(3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua Ngân hàng
(4) Ngân hàng chuyển tiền cho Người hưởng lợi.
c. Trường hợp áp dụng:
* Trả tiền hàng nhập khẩu với nước ngoài cần chú ý:
+ Lúc nào thì chuyển tiền: thường là sau khi nhận xong hàng hoá hoặc là sau khi nhận được chứng từ gửi hàng.
+ Số tiền được chuyển dựa vào: Trị giá của hoá đơn thương mại hoặc kết quả của việc nhận hàng về số lượng và chất lượng để quy ra số tiền phải chuyển.
+ Chuyển tiền bằng thư chậm hơn chuyển tiền bằng điện.
+ Nên hạn chế áp dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu với nước ngoài vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn.
* Thanh toán trong lĩnh vực thương mại và các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá.
* Chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu phi thương mại.
Chuyển kiều hối.
d. Các yêu cầu về chuyển tiền :
* Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc bộ tài chính. Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có:
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Uỷ nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
+ Đơn xin chuyển tiền.
Trên đơn chuyển tiền gửi đến Vietcombank hoặc một ngân hàng thương mại được phép thanh toán Quốc tế cần ghi đủ:
- Tên, địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.
- Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ.
- Lý do chuyển tiền
- Những yêu cầu khác
- Ký tên đóng dấu.
2. Phương thức nhờ thu (Collecection of payment):
a. Khái niệm :
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
Các bên tham gia phương thức nhờ thu gồm có:
- Người bán tức là người hưởng lợi
- Ngân hàng bên bán tức là Ngân hàng nhận uỷ thác của người bán
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là Ngân hàng ở nước người mua
- Người mua tức là người trả tiền
b. Các loại nhờ thu:
b.1 Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua Ngân hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn phải trải qua các bước sau :
(1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu.
(2) Ngân hàng phục vụ bên bán gưỉ chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền.
(3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu).
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển giao lại cho người bán.
Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở nước người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên.
Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn
Ngân hàng phục vụ bên bán
(2)
(4)
Ngân hàng
phục vụ
bên mua
(1) (4) (4) (3)
Người bán
Gửi hàngvà chứng từ
Người mua
(1). Nhờ thu hối phiếu
(2,3) Đòi tiền người mua
(4) Người mua trả tiền cho người bán
* Phương thức nhờ thu phiếu trơn thường được áp dụng trong những trong những trường hợp sau:
- Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa các công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau;
- Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá vì việc thanh toán này không nhất thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường v.v...
* Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không bảo đảm quyền lợi cho người bán, việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ việc trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này có nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.
b.2/ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection):
Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ:
Ngân hàng
phục vụ
bên bán
(3)
(6)
Ngân hàng
phục vụ
bên mua
(7) (2) (5) (4)
Người bán
Gửi hàng
(1)
Người mua
Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ :
(1) Người bán giao hàng cho Người mua.
(2) lập một bộ chứng từ nhờ Ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo.
(3) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu và chứng từ cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền.
(4) Ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua khi người mua trả tiền (D/P) hoặc chấp nhân trả tiền hối phiếu (D/P) (nếu hối phiếu trả chậm)
(5) Người mua trả tiền nhờ thu (trả tiền ngay hoặc trả tiền khi đến hạn)
(6) Nhận được tiền từ Người mua, Ngân hàng đại lý phục vụ bên mua trả tiền cho Ngân hàng nhờ thu (Ngân hàng bên bán) theo chỉ thị của Ngân hàng này.
(7) Nhận được tiền từ Ngân hàng phục vụ bên mua Ngân hàng nhờ thu phục vụ bên bán trả tiền cho bên bán (Người hưởng lợi).
Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn có việc nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn. Với cách khống chế chứng từ này, quyền lợi người bán được bảo đảm hơn, tức là chỉ khi trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền mới được nhận chứng từ đi nhận hàng.
3. Phuơng thức thanh toán bằng séc
Hình thức thanh toán sec là hình thức trong đó người mua (nhập khẩu) phát hành một tờ séc cho người bán khi người bán (xuất khẩu) hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ
Tờ séc là một chỉ thị thanh toán bằng mẫu in sẵn của người phát hành cho ngân hàng của họđể thanh toán một số tiền như lệnh cho người hưởn dược chỉ định rõ tên trên sec hoặc người câm séc
Các bên tham gia thanh toán séc
- Người phát hành séc là người nhập khẩu hoặc người mắc nợ
Người thụ hưởng là nguời có tên trên tờ séc hoặc người cầm séc
Ngân hàng thanh toán séc là ngân hàng giữ tài khảon của người phát hành séc
Ngân hàng trung gian là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng và là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng thanh toán.
4. Phương thức tín dụng chứng từ
Là phương thức thanh toán thông dụng nhất hiện nay, khối lượng thanh toán ngày càng lớn, do đó phòng thương mại Quốc tế tại Paris đã ban hành quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ để các bên Xuất và Nhập khẩu, các Ngân hàng liên quan áp dụng, nhằm tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, do khác nhau về địa lý, tập quán, tiếng nói...
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ - chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khấu thanh toán tiâen hàng cho bên xuất khẩu đảmbảo cho bên xuất khẩu được khoản tiền tuơng ứng với hàng hoá mà họ cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền mà mình phải thanh toán.
III. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit)
Định nghĩa tín dụng chứng từ
Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ), trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp vớ nội dung cuả L/C.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi dược thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
a. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một Người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do Người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi Người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, hoặc là Người mua uỷ thác cho một người khác.
- Ngân hàng mở thư tín dụng là Ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu cấp tín dụng cho Người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
- Ngân hàng thương lượng là Ngân hàng được phép thương lượng bộ chứng từ do Người xuất khẩu xuất trình.
- Ngoài ra có thể có Ngân hàng hoàn trả tức là Ngân hàng được Ngân hàng mở L/C uỷ quyền trả tiền cho Ngân hàng thương lượng.
b. Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ :
Sơ đồ trình tự nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ :
Ngân hàng mở L/C
(2)
(6)
(8)
Ngân hàng
thông báo L/C
(7) (1) 6) (5) (3)
Người nhập khẩu
(4)
Người xuất khẩu
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng;
(2) Căn cứ vào lá đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
(3) Khi ngân hàng nhận được thư tín dụng từ ngân hàng mở, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thư tín dụng.
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung tín dụng cho phù hợp với hợp dồng;
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập một bộ chứng từ giao hàng theo các điều kiện quy định trong L/C, xuất trình bộ chứng từ đó tới ngân hàng thương lượng (Negotiationg - Bank) để yêu cầu thanh toán (Ngân hàng thương lượng có thể là Ngân hàng thông báo, cũng có thể là một Ngân hàng bất kỳ theo L/C quy định). Trên sơ đồ trên để đơn giản, Ngân hàng thương lượng chính là Ngân hàng thông báo.
(6) Ngân hàng thương lượng nhận được bộ chứng từ do Người bán (Người hưởng lợi xuất trình, kiểm tra sự phù hợp của chứng từ và gửi tới Ngân hàng mở L/C để đòi tiền và đòi tiền (Ngân hàng trả tiền có thể chính Ngân hàng mở L/C, có thể một Ngân hàng nào đó do Ngân hàng mở L/C uỷ quyền). Sơ đồ trên, Ngân hàng trả tiền cũng là Ngân hàng mở L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C nhận được chứng từ đòi tiền từ Ngân hàng thương lượng, tiến hành kiểm tra chứng từ so với các điều kiện của L/C. Nếu chứng từ phù hợp, tiến hành trả tiền cho Ngân hàng thương lượng, theo chỉ dẫn của họ.
- Nếu chứng từ không phù hợp phải báo cho ngân hàng thương lượng trong vòng 7 ngày làm việc về những sai sót của chứng từ và xin chỉ thị của Ngân hàng thương lượng về việc định đoạt của chứng từ và đồng thời giao chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng.
(8) Ngân hàng nhập khẩu trả tiền cho Ngân hàng thương lượng theo chỉ dẫn của Ngân hàng thương lượng.
(9) Nhận được tiền từ Ngân hàng trả tiền Ngân hàng thương lượng tiến hành trả tiền cho người hưởng lợi.
2. Những nội dung chủ yếu của L/C :
a. Số hiệu, địa điểm ngày mở L/C:
* Số hiệu: Tất cả các thư tín dụng đều phải phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C.
* Địa điểm mở L/C : Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.
* Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như trong hợp đồng không
b. Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C :
Những người có liên quan đến L/C nói chung được chia làm hai loại :
Các thương nhân : Bao gồm người nhập khẩu (người mở L/C), người xuất khẩu (người hưởng lợi)
Các Ngân hàng liên quan đến L/C : ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng chiết khấu.
1. Ngân hàng mở L/C (opening Bank):
Là ngân hàng thường được hai bên mua bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
+ Căn cứ vào đơn mở L/C của Người nhập khẩu để mở L/C và tìm cách thông báo nội dung L/C đó cho người xuất khẩu.
+ Sửa đổi, bổ xung những yêu cầu của người xin mở L/C, của người xuất khẩu đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ.
+ Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, nếu thấy các chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiền của. Việc từ chối phải thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc.
+ Khi kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, Ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra " bề ngoài " của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất Pháp lý của chứng từ, tính xác thực của chứng từ... Mọi tính chất về " Thực chất bên trong " của chứng từ là do người nhập và người xuất khẩu tự giải quyết.
+ Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng rơi vào đúng các trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn...
+ Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi có những quy định dự phòng.
+ Mọi hậu quả gây ra do lỗi của mình, Ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm, Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C tuỳ theo chế độ phí của Ngân hàng mình.
2. Ngân hàng thông báo(Advising Bank)
Thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C về nước người xuất khẩu. Quyền lợi và nghiữa vụ chủ yếu của Ngân hàng thông báo như sau:
+ Khi nhận được điện thông báo của Ngân hàng mở L/C về việc mở L/C, Ngân hàng nay sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản.
+ Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải, các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu Ngân hàng thông báo sai thì phải chịu trách nhiệm. Chính vì vậy cuối bức thư xác báo điện mở L/C thường có câu " Please note that we assume no responsibility for any error/or omission in the transmission/or translation of the cable ".Tức là : " xin lưu ý, chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ sự lỗi lầm hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện này".
3. Ngân hàng xác nhận :
Là Ngân hàng đứng ra xác nhận cho Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là Ngân hàng lớn, có uy tín lớn trên thị trường tín dụng và tài chính Quốc tế.
Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu một Ngân hàng khác xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của mình. Mặt khác muốn được xác nhận Ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí (Confirming cherges) rất cao và đôi khi phải đặt cọc trước (Cash cover), mức tiền đặt cọc có thể đạt tới 100% giá trị của thư tín dụng.
4. Ngân hàng thanh toán hay còn gọi là Ngân hàng thương lượng(Negotiating Bank):
- Ngân hàng này có thể là Ngân hàng thông báo, cũng có thể là Ngân hàn bbất kỳ nào đó do Ngân hàng mở L/C chỉ định trong L/C.
Người xuất khẩu chỉ được xuất trình chứng từ giao hàng thuộc L/C đó tới Ngân hàng chí định hoặc bất cứ một Ngân hàng nào. Ngân hàng đó khi đã nhận chứng từ phải kiểm tra một cách hợp lý trong vòng 7 ngày làm việc,kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ so với L/C, kiểm tra sự phù hợp giũa các chứngd từ với nhau Ngân hàng này phải có trách nhiệm phát hiện ra các sai sót để có thể báo người xuất khẩu chỉnh sửa. Nếu thấy có thể chiết khấu được, có thể mua bộ chứng từ của đon vị với tỷ suất chiết khấu khoản 90-95% trị giá hoá đơn -sau đó giành quyền tiền đòi Ngân hàng mở L/C. Nêu thấy không đảm boả chắc chắn việc đòi tiền, Ngân hàng này chỉ tuyên bố chứng hợp lệ hay không hợp lệ, chỉ thị cho Ngân hàng trả tiền - chứ không chiết khấu chứng từ.
5. Ngân hàng hoàn trả: (reimbursing Bank):
- Có thể là ngân hàng mở L/C, cũng có thể là Ngân hàng khác ngoài ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng này có trách nhiệm phải trả tiền khi bộ chứng từ hàng nhập hoàn hảo với L/C.
Có quyền từ chối trong vòng 7 ngày làm việc khi kiểm tra và phát hiện bộ chứng từ không hoàn hảo.
c. Số tiền của L/C :
- Số tiền của L/C phải được ghi bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau, không thể chấp nhận một L/C có số tiền ghi bằng chữ và bằng số mâu thuẫn với nhau.
- Tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng, vì cùng một tên gọi đôla nhưng trên thế giới có nhiều loại đôla khác nhau.
- Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì ghi như thế người xuất khó có thể giao hàng có giá trị hoàn toàn đúng như L/C quy định, đặc biệt là đối với những mặt hàng rời (Quặng, Than, Ngô,...) Một khi giá trị hàng giao không khớp với giá trị trên L/C thì không thể được thanh toán, vì Ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ thanh toán không phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C. Cách ghi tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được dù là giao hàng có tính chất là nguyên cái hay là cái rời.
d. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạ._.n giao hàng ghi trong L/C:
+ Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C.
- Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C (Date of issue) đến ngày hết hiệu lực (Date of expiry)
Thời hạn trả tiền trả tiền của L/C (date of payment)
Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy địnhở yêu cầu ký phát hối phiếu. Ví dụ "Available against presentation with you by draft at sight on bank Tokyo" (Thanh toán khi xuất trình hối phiếu trả tiền ngay tại các Ông, đòi tiền Ngân hàng Bank Tokyo).
Thời hạn trả có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn. Song có điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
+ Thời hạn giao hàng: (Date of delivery) Thời hạn này cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định, như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
Trong trường hợp vì lý do nào đó, hai bên thoả thuận phải kéo dài thời hạn giao hàng thêm x ngày mà không đề cập đến việc kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C, thì đương nhiên Ngân hàng mở L/C cũng phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực cũng mặc nhiên kéo dài thêm x ngày sau đó.
Song để tránh tranh chấp, trong điện đề nghị điều chỉnh thời hạn giao hàng, người xuất khẩu cũng đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C. Ngược lại nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C mà không nói đến kéo dài thời hạn giao hàng thì không được hiểu là thời hạn giao hàng cũng được tự động kéo dài.
e. Những nội dung về hàng hoá
Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi vào L/C.
g. Những nội dung về vận tải, giao hàng nhận hàng hoá
Như điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR), nơi gửi hàng và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng,... cũng được ghi vào L/C.
h. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là nội dung then chốt của L/C, bởi những bộ chứng từ thanh toán quy định trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu, chứng minh rằng Mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong L/C, do vậy Ngân hàng mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định trong L/C.
i. Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C:
là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của Ngân hàng mở L/C đối với L/C này.
Sự cam kết trả nổi bật trên 3 ý:
- Đây là cam kết thực sự (engagement) tức là Ngân hàng mở L/C cam kết sẽ trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng.
- Là sự cam kết có điều kiện (conditional engagement) tức là Ngân hàng chỉ thực hiện cam kết của mình với điều kiện là người xuất trình hối phiếu phải có bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung đã quy định của L/C.
- Là sự cam kết dự phòng (bảo lưu) tức là Ngân hàng chỉ cam kết tôn trọng các hối phiếu xuất trình đúng hạn và phù hợp với điều kiện của L/C, còn việc trả tiền hay không tuỳ thuộc vào việc xem xét bộ chứng từ thanh toán có phù hợp với L/C và không mâu thuẫn với nhau.
k. Những điều khoản đặc biệt khác :
Ngoài những nội dung kể trên khi cần thiết, Ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể có thêm nội dung khác : Ví dụ có thể hoàn trả tiền bằng điện chẳng hạn.
l. Chữ ký của các Ngân hàng mở thư tín dụng
L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy, người ký nó cũng phải là người có đấy đủ hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật.
Nếu mở L/C bằng thư, chữ ký trên ấn chỉ L/C phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho nhau hai Ngân hàng mở L/C và ngân hàng thông báo L/C trong thoả thuận đại lý giữa hai ngân hàng đó.
Nếu mở L/C bàng điện, thay vì chữ ký bằng test.
3/ Tính chất của L/C:
Điều 3 trong " Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ "Bản sửa đổi năm 1993 số 500 của Phòng thương mại Quốc tế quy định: "Các thư tín dụng về bản chất là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng này có thể làm cơ sở cho L/C,nhưng các Ngân hàng không hề có liên quan gì hoặc không hề bị ràng buộc bởi những hợp đồng đó, thậm chí ngay cả khi có bất kỳ một điều dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó được ghi vào L/C".
*Tính chất của thư tín dụng được hiểu như sau:
- Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Tính chất này cực kỳ quan trọng đối với việc sử dụng L/C trong thanh toán Quốc tế.
- Thư tín dụng là một văn bản thể hiện sự cam kết của Ngân hàng nước người nhập khẩu đối với người xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ trả tiền quy định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng thương mại. Do đó thư tín dụng phải dựa trên cơ sở của hợp đồng. Những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán như tên hàng, số lượng, giá cả, tổng giá trị hợp đồng quy cách phẩm chất, bao bì, thời hạn giao hàng địa điểm giao hàng, người trả tiền, người hưởng lợi... Là căn cứ duy nhất của người mua để dựa vào đó mở L/C cam kết trả tiền cho người bán. Khi nhận được thư tín dụng, người bán phải kiểm tra L/C đó. Hợp đồng mua bán là căn cứ để người bán kiểm tra L/C. Nếu L/C không mâu thuẫn với hợp đồng thì người bán sẽ giao hàng và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Ngược lại người bán đề nghị người mua sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp rồi mới giao hàng.
Nhưng vì L/C lại do Ngân hàng mở để cam kết trả tiền theo yêu cầu của người mua, cho nên sau khi L/C đã được mở tại Ngân hàng nhất định vào một thời gian nhất định thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.Tính chất độc lập của thư tín dụng thể hiện ở chỗ là nghĩa vụ của ngân hàng đối với người được hưởng lợi L/C (tứclà người bán) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ căn cứ vào các đơn yêu cầu mở L/C của người mua chứ không căn cứ vào hợp đồng và chỉ căn cứ vào nội dung L/C để trả tiền cho người bán, căn cứ vào những chứng từ mà người bán xuất trình. Việc thanh toán của ngân hàng không căn cứ vào thực trạng của hàng hoá. Nếu thực trạng của hàng hoá không đúng với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết không liên quan đến ngân hàng, không liên quan gì đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mà người mua không thanh toán tiền với Ngân hàng, thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho người bán và làm đầy đủ và đúng các điêù khoản của L/C.
Tính chất nêu trên của L/C đã tạo cho nó có những đặc thù riêng và những lợi thế mà các phương thức thanh toán khác không có được.
4/ Các loại thư tín dụng thương mại trong thanh toán Quốc tế:
a. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable letter of Credit):
Là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ xung hoặc huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thoả thuận của các bên tham gia L/C.
Một thư tín dụng không ghi chữ irrevocable thì vẫn được coi là không thể huỷ bỏ được.
L/C không thể huỷ bỏ dược áp dụng rộng rãi nhất trong Quốc tế vì nó là loại L/C cơ bản nhất.
b. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận
(Confirmed irrevocable L/C):
Là loại L/C không thể huỷ bỏ được, một ngân hàng khác bảo đảm trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Theo L/C nàynếu ngân hàn mở L/C vì lý do nào đó không trả được tiền L/C thì ngân hàng xác nhận phải trả thay cho các ngân hàn mở L/C.
Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải làm thủ tục phí xác nhận (full cash cover).
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, hơn nữa Confirming Bank là ngân hàng có uy tín về tài chính và tín dụng quốc tế. nên loại L/C này là loại L/C có đảm bảo nhất cho quyền lợi của người xuất khẩu.
c. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy đòi (Irrevocable without recourse Credit) :
Là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng trả tiền rồi nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người bán không hoàn lại số tiền họ đã nhận trong bất cứ trường hợp nào.
Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi lên hối phiếu câu: "Miễn truy đòi lại người ký phát " (Without recourse to drawers) và trong L/C cũng phải ghi như vậy.
Loại L/C này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán Quốc tế.
d. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable credit) :
Là thư tín dụng không thể huỷ bỏ trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, L/C chuyển nhượng chỉ đựoc chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường là do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
e. Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling Credit) :
Là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị được thực hiện.
Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu của mỗi lần đó.
Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi lần tuần hoàn cần ghi rõ:
Có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp theo hay không. Nếu không cho phép thì đó gọi là L/C tuần hoàn không tích luỹ (revoling non-cunulative credit).
Nếu có gọi là thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ (The irrevoling cumulative credit).
g. Thư tín dụng có thể huỷ bỏ:
Là loại thư tín dụng trên đó phải ghi rõ có thể huỷ bỏ (Revocable)và nó có thể huỷ bỏ bất cứ lúc nào không cầ biết đến sự đồng ý của người hưởng lợi và ngân hàng mỏ L/C, loại L/C này ít được áp dụng vì nó làm mất quyền chủ động của các bên - nhất là bên bán -vì hàng hoá bên xuất khẩu đã thu mua rồi sẽ bị lỗ hoặc không bán được -do vậy dẫn đến việc bị ứ đọng vốn.
h. Thư tín dụng thanh toán chậm: (Deferred payment Credit) :
Đây là L/C không huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ ràng trong L/C đó. Khi xuất trình chứng từ số tiền của L/C cũng có thể được thu như một khoản tiền ứng trước(nhưng phải trừ đi phần lãi suất). Loại này áp dụng cho hợp đồng giao hàng nhiều lần.
i. Thư tín dụng giáp lưng.(Bank-to-bank Credit) :
Là loại thư tín dụng mà bên xuất khẩu căn cứ vào một thư tín dụng của bên nhập khẩu đã mở, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một L/C cho người khác hưởng
j. Thư tín dụng dự phòng :
Là loại tín dụng được sử dụng phổ biến ở nước Mỹ. Sau khi ngân hàng phục vu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng cũng yêu cầu người xuất khẩu mở L/C dư phòng cho mình hưởng
k. Thư tín dụng đối ứng (The reciprocal credit) :
Là loại L/C không thể huỷ ngang này chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã được mở. L/C đối ứng được áp dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng hay thương mại gia công, nó đảm bảo quyền lợi cho người gia công hàng kém, bởi vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy địmh, nên nhìn chung chỉ có người đặt hàng tiêu thụ.
l. Thư tín dụng ứng trước: (Packing Credit) :
* Thư tín dụng ứng trước hay còn gọi là Anticipatory Credit là một tín dụng chứng từ trong đó quy định một khoản tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu và một thời điểm xác định trước khi chứng từ hàng hoá được xuất trình. Đối với khoản ứng trước này, người ta thường quy định trong một điều khoản đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong thư tín dụng thực hiện.
* Trong thực tế cần phân biệt điều khoản đỏ và điều khoản xanh:
- Đối với thư tín dụng có điều khoản đỏ được phân ra làm hai: Điều khoản đỏ được đảm bảo và điều khoản đỏ không được đảm bảo:
+ Đối với thư tín dụng điểu khoản đỏ có đảm bảo bên cạnh các giấy tờ nêu trên người hưởng còn phải xuất trình thêm chứng từ có giá trị như bảo lãnh của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu hoặc giấy nhập kho.
- Thư tín dụng điều khoản xanh giống như thư tín dụng điều khoản đỏ đảm bảo. Ngày nay loại tín dụng điều khoản xanh không còn tồn tại nữa.
5/. Những vấn đề có tính nguyên tắc khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ :
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ là công cụ để tiến hành kinh doanh, thường ở cấp Quốc tế, các tín dụng chứng từ phải có những định nghĩa và thuật ngữ tiêu chuẩn. Các nguyên tắc phải được định ra sao cho thích hợp với luật Quốc tế và định ra dưới hình thức nhuững quy tắc cơ bản ngắn gọn. Những quy tắc này phải phù hợp với tất cả mọi người sử dụng không gây cản trở gì.
Những quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ vẫn là một yếu tố đầy sức sống của buôn bán Quốc tế và nó ngày càng trở nên cần thiết hơn trong thanh toán Quốc tế. Đó là do thực tiễn buôn bán Quốc tế tiếp tục đòi hỏi phải có một tập hợp các quy phạm Quốc tế thừa nhận để điều chỉnh việc sử dụng tín dụng chứng từ. Từ khi ra đời đến nay quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) đã được điều chỉnh thường xuyên. mỗi lần sửa đổi điều chỉnh đều do những thay đổi lớn trong lĩnh vực thương mại Quốc tế nhất là những thay đổi lớn trong kỹ thuật vận tải và thủ tục chứng từ đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời.
UCP (Uniform Customs and practice for Documentary Credits) là văn bản pháp lý chứa đựng những nguyên tắc không có tính chất bắt buộc do vậy các bên sử dụng có quyền lựa chọn. Những quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ vẫn là một yếu tố đầy sức sống của buôn bán Quốc tế và nó ngày càng trở nên thân thiết hơn trong thanh toán Quốc tế. Đó là do thực tế buôn bán Quốc tế tiếp tục đòi hỏi phải có một tập hợp các quy phạm Quốc tế thừa nhận để điều chỉnh việc sử dụng chứng từ. Từ khi ra đời đến nay quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP đã được điều chỉnh thường xuyên. Mỗi lần sửa đổi điều chỉnh đều do những thay đổi trong lĩnh vực thương mại Quốc tế. Nhất là những thay đổi trong kỹ thuật vận tải và thủ tục chứng từ đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời.
UCP là văn bản pháp lý chứa đựng những nguyên tắc không có tính chất bắt buộc do vậy các bên sử dụng có quyền lựa chọn. Thanh toán Quốc tế được tiến hành giữa người mua và người bán hàng, gữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nên phải tôn trọng các luật lệ, tập quán của hai nước đang áp dụng có liên quan các quan hệ kinh tế đối ngoại của họ.
UCP không ràng buộc về mặt pháp lý với các nước trên thế giới cũng như không mang tính luật pháp Quốc tế. Việc các nước tham gia áp dụng quy tắc này là hoàn toàn tự nguyện. Các bên tham gia vào tin dụng chứng từ sẽ bị ràng buộc bởi UCP mỗi khi tín dụng chứng từ có dẫn chiếu đến việc áp dụng UCP để giải quyết.
Hiện nay UCP 1993 bản 500 được coi là hoàn chỉnh nhất và ngày càng nhiều Ngân hàng các nước khác nhau thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thanh toán Quốc tế. UCP này thực sự được coi là cẩm nang cho nghiệp vụ tín dụng chứng từ.
IV. Những ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trong chương này chúng ta nghiên cứu khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng trên thế giới hiện nay và đi sâu hơnvề phương thức thanh toán phổ biế nhất trong thương mại quốc tế mà tôi đã khẳng định.
1. Những ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trong giao dịch thương mại, thông thường người bán cho phép hàng hoá chuyển về phía người mua song vẫn có quyền định đoạt đôí vớ hàng bằng cách giữ chứng từ sở hữu hàng hoá cho đến khi ngươi mua khi mua hàng lạ muốn trả tièen cho người bán sau khi đã nhận được hàng đầy đủ đúng như đã ký kết trong hợp đồng. Do vậy, con đường hợp lý nhất để giải quyết mâu thuẫn này là sử dụng một bên thứ ba độc lập có thể đảm bảo cho quyên lợi cho cả hai bên, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phát trao đổi hàng hoá đáp ứng được quyền lợi cho cả hai bên, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình trao đổi hàng hoá đáp ứng được điều kiện sau: Người bán hàng giao hàng một cách dứt khoát và người mua hàng cũng trả tiền một cánh dứt khoát như vậy. Trong khi các phương thức thanh toán khác không giải quyết được mâu thuẫn này một cách trọn vẹn và cách hợp lý nhất để lựa chọn là thông qua phương thức tín dụng chứng từ. theo như phương thưc này tín dụng chứng từ là cam kết trìu tượng độc lập của ngân hàng mở đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay cả trong trường hợp ngưòi mua không muốn hoặc không có khả năng thanh toán thông qua phương thức này, quyền lợi của người nhập khẩu cũng dược bảo vệ vì nếu người xuất khẩu xuất trình đầy đủ giấy tờ, anh ta mới có thể được ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng đóng vai trò là người cầm cân nảy mực cho cả hai bên mua và bán. Thư tín dụng ràng buộc tất cả các bên tham gia, do vậy không bên nào có thể lợi dụng được trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đạt ra là cả hai bên không được mắc sai sót trong bộ tín dụng chứng từ, nếu không thiệt hại có thể xảy ra cho bất kỳ bên gây. Điều này sở dĩ có được là do người ta đã sử dụng các văn bản pháp quy được quy chế Quốc tế công nhận như các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ” “và luật điều chỉnh hối phiếu ” của phòng thương mại quốc tế.
Phương thưc tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Do vậy đây là một phương thức thanh toán an toàn và tiện lơị cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Trong phương thức tín dụng chứng từ có một hình thức tín dụng chứng từ được người nhập khẩu sử dụng là phương thức dùng L/C trả chậm. Theo phương thức này, người nhập khẩu vẫn có thể nhập được những loại hàng hoá có giá trị lớn hơn và thời gian hoàn vốn chậm mà chưa phải thanh toán ngay với người xuất khẩu. Trong khi đó, người bán vẫn được ngân hàng dảm bảo thanh toán sau một thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng và được ghi vào trong thư tín dụng trả chậm. Trong trường hợp người nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trả ngay, ngân hàng vẫn có thể đứng ra trả tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện khi có hàng người nhập khẩu phải thanh toán đầy đủ cho ngân hàng và khi đó người nhập khẩu mới có hàng.
Do tính chất an toàn cao mà phí để sử dụng cho phương thức tín dụng chứng từ lại không quá cao, do vậy phương thức này được cả bên xuất và nhập khẩu có thể chấp nhận được.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng đã tham gia vào thanh toán một cách chủ động vì vậy nếu người mua không muốn trả tiền cho người bán mà các chứng từ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho người bán Do đó trong phương thức này, sự cam kết thanh toán của ngân hàng dối với người bán là cơ sở khá chắc chắn để người bán giao hàng cho mua một cách dứt khoát.
Trong phương thúc tín dụng chứng từ, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận từ các thủ tục phí liên quan đến L/C và lãi suất từ việc cho vay để thanh toán hoặc từ cho vay ứng trước
2. Những nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm, phương thức này vẫn còn một số nhược điển sau
Phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu phải thực hiện đúng những nguyên tắc đã được nêu ra. Nhưng nếu do một lý do nào đó mà có sai lệch trong các bộ chứng từ, nhất là đối với các lô hàng động thực vật tươi sống.
Những sai sót trong các chứng từ của bộ tín dụng chứng từ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và uy tín của các công ty và cả ngân hàng.
Do thư tín dụng độc lập hoàn toàn với hợp đồng ngoại thương mà hai bên xuất và nhập khẩu đã ký kết. Trong trường hợp hàng hoá được chuyển giao cho người nhập khẩu, nếu đúng với thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền, nhưng nếu số hàng này lại không phù hợp với hợp đồng ngoaị thương đã dược ký kết thì người mua phải chịu và điều naỳ không nằm trong sự điều chỉnh của phương thức tín dụng chứng từ mà hai bên xuất và nhập khẩu sau đó sẽ phải làm việc với nhau.
Do phương thức tín dụng chứng từ quá phụ thuộc vào bộ chứng từ, nên trong một số trường hợp sai sót, nếu không thương lượng được, người ta lại đổi sang các phương thức thanh toán khác như phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đứng ra thanh toán trực tiếp, trong một số trường hợp ngân hàng bên mua chua giao tiền cho ngân hàng thông báo nhưng bộ chứng từ thanh toán L/C là một bộ chứng từ hoàn hảo. Nếu người hưởng lợi muốn có tièn ngay ngân hàng thông báo sẽ tuỳ theo yêu cầu của người hưởng lợi có thể cho người hưởng lợi chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho người hưởng lợi vay với điều kiện thế chấp bộ chứng từ. Như vậy, người hưởng lợi sẽ bị giảm sút lợi nhuận do vừa phải trả chi phí liên quan đến L/C và chi phí chiết khấu bộ chứng từ hoặc trả lãi vay ngân hàng. Thông thường người hưỏng lợi thường chọn phương thức vay thế chấp bộ chứng từ vì chi phí của nó thường thấp hơn so với chi phí chiết khấu. Như vậy để tránh được những điều bất lợi này người xuất khẩu, người nhập khẩu cũng như đối với ngân hàng đều phải rất cẩn thận trong các chứng từ đã được lập nhằm tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra đối với các bên và đồng thời sẽ làm tăng được tính tích cực của nó, có thể mở rộng thương mại quốc tế.
chương II
thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
_____
I/ khái quát hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 1/4/1963. Đây là một Ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Từ năm 1963 đến năm 1990 Vietcombank độc quyền kinh doanh đối ngoại. Cho tới năm 1990 sau pháp lệnh Ngân hàng Vietcombank trở thành Ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam là ngân hàng có uy tín nhất trong lĩnh vực tài trợ thanh toán xuát khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính ngân hàng quốc tế kể cả nghiệp vụ thẻ tín dụng Visa, Master Card.
- Qua quá trình phát triển và trưởng thành tới nay Vietcombank đã có quan hệ đại lý với 1.000 Ngân hàng tại 85 nước trên thế giới, được nối mạng quốc tế, được trang bị hệ thống hiện đại nhất trong các ngân hàng Việt Nam và nhất là có đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình và được đào tạo lành nghề.
2. Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ
a. Sơ đồ tổ chức.
Ban Tổng Giám Đốc
Trụ sở chính
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng vốn
Phòng đầu tư và chứng khoán
Phòng quản lý tín dụng
Phòng phân tích kinh tế
Phòng tổng hợp thanh toán
Phòng pháp chế
Phòng quản lý thẻ
Phòng báo chí
Văn Phòng
Phòng kế toán Quốc tế
P. Tín dụng Quốc tế
Phòng kế toán tài chính
P. Quản lý liên doanh
Phòng khách hgàng
Phòng quan hệ Quốc tế
Phòng công nợ
Phòng thông tin
Phòng thông tin tín dụng
Phòng quản lý các đề án công nghệ
Trung tâm tin học
Trung tâm thanh toán
Hội đồng
quản trị
Hội đồng tín dụng
Ban Kiểm soát
Sở giao dịch
Các chi nhánh
Mạng lưới ngoài nước
Các công ty con
b. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương
Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt mục tiêu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là duy trì vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam và trở thành một ngân hàng quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới. Ngân hàng Ngoại thương cam kết xây dựng mô hình tổ chức trên theo chuẩn mực quốc tế, đa dạng hoá đầu tư về ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp những dich vụ tài chính ngân hàng chất lượng co cho mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ giữ vững niềm tin với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nuớc. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương là áp dụng các thể thức thích hợp huy động vốn bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam nhà rỗi của dân cư, cho vay ngắn hạn và dài hạn bằng đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam cho cá tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện các dich vụ thanh toán quốc tế, chuyển tền, kinh doanh ngoại tệ vv... Mọi hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương đều phải tuân thủ theo luật pháp, pháp lệnh của Ngân hàng nhà nước và theo thông lệ quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và thanh toán quốc tế.
2. Hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Ngoại thương
- Tổng tài sản có; Kết thúc năm tài chính 1999 tổng tài sản có của Ngân hàng Ngoại thương là 45.269.564triệu VND tăng 34.40% so với năm 1998 với kết quả này Ngân hàng Ngoại thương trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Vốn chủ sở hữu: Ngân hàng Ngoại thương là một ngân hàng 100% sở hữu nhà nước nên vốn của ngân hàng được hình thành từ vốn nhà nước giao và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn điều lệ được tăng lên 1100 tỷ VND từ năm 1997. Tuy nhiên phải đến cuối quý II năm 1999 sau đợt giao vốn 300 tỷ VND cuối cùng thì số vốn điều lệ này mới đủ. Hiện nay quy tắc về mức độ đầy đủ vốn của ngân thanh toán quốc tế (BIS) chưa được áp dụng, tuy nhiên Ngân hàng Ngoại thương đã đáp ứng được các yêu cầu về vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tiền gửi của khách hàng : Khoảng 73.30% nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương được hình thành từ tiền gửi của của khách hàng, nguồn vốn này đạt 33.213.221 triệu VND trong năm 1999, tăng 44,93% so với năm 1998 một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ tiền gưỉ của Ngân hàng Ngoại thương là uy tín của ngành ngân hàng càng tăng tiền gửi VND và ngoại tệ, không kỳ hạn và có kỳ hạn đều đạt tốc độ tăng trưởng khá, tiền gửi không kỳ hạn tăng 64,10% có kỳ hạn tăng 38,14% tiền gửi ngoại tệ tăng 67,85% tiền gửi nội tệ tăng 18,89%.
- Cho vay và ứng trước cho khách hàng : Cuối năm 1999 tổng dư nợ cho vay và ứng trước của Ngân hàng Ngoại thương đạt 9.333.018 triệu VND chiếm 20,59% tổng tài sản do tốc độ tăng trưởng khá lớn và ổn định trong khi thị rường tín dụng tại Việt Nam vẫn chưa khới sắc (mặc dù trong nửa cuối năm 1999 Ngân hàng Ngoại thương đã ký được một số dự án cho vay với trị giá lớn nhưng tốc độ giải ngân hàng chậm) nên tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản tiếp tục giảm (năm 1997 34,52%, 1998 28,62%) Trong năm 1999 cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Ngoại thương về kỳ hạn, về khách hàng và ngành kinh tế vẫn tiép tục xu thế của các năm trước. Hoạt động của tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương trong năm 1999 tương đối an toàn, nợ quá hạn mới hầu như không có. Đến 31 tháng 12 năm 1999 nợ quá hạn của Ngân hàng Ngoại thương là 4 %, chủ yếu là các khoản cho vay trước năm 1997.
3. Kết quả họat động tài chính
- Thu lãi ròng: thu lãi ròng là phần chênh lệch giữa thu lãi từ tài sản có sinh lãi và trả lãi cho tài sản nợ chịu lãi. Thu lãi rong trên tài sản có sinh lãi giảm 0,12% còn 1,46% trong năm 1999. Các chỉ số khác như lãi suất bình quân trên tài sản có sinh lời giảm 0,61% còn 4,59% và lãi suất bình quân trên tài sản nợ chịu lãi giảm 0,54%.
Dự phòng tổn thất tín dụng: Dự phòng tổn thất tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương trong năm 1999 là 300.000 triệu VND tăng 17.860 triệu VND hay 6,33% so với năm 1998.
Thu nhập phi lãi suất : Thu nhập phi lãi suất trong năm 1999 là 195.623 triệu VND giảm 59630 triệu VND hay 23,36% so với năm 1998. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do thay đổi phương pháp tính lãi về kinh doanh ngoại tệ và sự khác nhau giưã cách tính thuế giá trị gia tăng. Các nguồn thu khác vẫn giữ được mức tương đối ổn định. so với năm 1998, đạt 184.60 triệu VND. trong điều kiện cạnh tranh ngày càng tăng giữa các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đây là một nỗ lực lớn của Ngân hàng Ngoại thương tuy nhiên khoản thu này mới chiếm một phần nhỏ trong các nguồn thu.
Chi phí phi lãi suất : Chi phí phi lãi suất trong năm 1999 là 591.316 triệu VND tăng 79 276 triệu VND hay 15% so với năm 1998. Phần tăng này chủ yếu do mua sắm tài sản cố định, thuê trụ sở.
Bảng thu nhập, chi phí lợi nhuận.
Đơn vị triệu USD
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tổngthu nhập
1.622.892
2.221.064
2.421.685
tổng chi phí
1.497.287
2.035.472
2.196.895
Lợi nhuận
125.605
185.592
224.790
Nguồn : báo cáo tài chính NHNT
II. Tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Giai từ năm 1997 đén tháng 6 năm 2000 là một giai đoạn có nhiều biến động ảnh hơởng đến nền kinh tế trong khu vực Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng các cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực, năm 1998 có dấu hiệu trở lại và khôi phục ổn định. Như một hệ quả tất yếu, hoạt động trúc tiếp trong điều kiện hết sức khó khăn của giai đoạn này. Tuy nhiên với lỗ lực và cố gắng của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, đã đạt được những con số đáng kể tính từ năm 1997 dến hết tháng 6 năm 2000 doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD chuyển tiền đạt 10,59 USD.
Với xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại để hoà nhập và bắt nhịp với văn minh thế giới đưa các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào lĩnh vực thanh toán đến nay Ngân hàng Ngoại thương đã phát hành và thanh toán 4 loaị thẻ, gồm 2 loại thẻ tín dụng quốc tế master card, Visa card và thẻ thông minh thanh toán trong nước (Vietcombank card). thẻ rút tiền tự động ATM doanh số thẻ tín dụng khoảng 278 triệu USD so với tổng số dịch vụ thanh toán và phí phát hành VCB thu được trong 3 năm 1997,1998,1999 là 3 triệu USD.
Với bề dày trong kinh nghiệm quản lý vốn cho các dự án, trong hơn 3 năm qua Ngân hàng Ngoại thương làm đại lý tiếp nhận và quản lý vốn của hơn 40 dự án vay nợ chính phủ và các tổ chức quốc tế với trị giá gần 3 tỷ USD và 950 triệu RUPI ấn độ và 17 khoản viện trợ trị giá khoảng 144 triệu USD. Thực hiện việc trả nợ khoản gần 1 tỷ USD trong đó trả bằng hàng là 371 triệu Rup/USD.
Vớí ưu thế của mình đến nay đã có hơn 100 ngân hàng mở tài khoản thanh toán, thực hiện hàng triệu giao dịch với độ chính xác an toàn cao. Ngân hàng Ngoại thương đã đàm phán miễn giảm và thanh toán cho nước ngoaì nhiều khoản nợ bảo lãnh quá hạn chủ yếu từ thời kỳ bao cấp vớí trị giá giảm từ 52,43 triệu USD trong năm 1997 xuống còn 19,5 tỷiêụ USD vào cuối tháng 6/2000. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1 :
Kim ngạch thanh toán XNK qua Ngân hàng Ngoại thương
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28192.doc