Đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu ở Công ty Hoá chất - Bộ Thương mại

Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động nhập khẩu 1.1. Hoạt động nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các mối quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong và bên ngoài của quốc gia. Thực chất của việc nhập khẩu hàng hoá là mua bán hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nộ

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu ở Công ty Hoá chất - Bộ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i địa và tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng gữa các quốc gia với nhau. Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là việc sử dụng có hiệu quả ngoại tệ, việc tiết kiệm để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tá sản xuất mở rộng và đời sống nhân dân trong nước, giải quyết sự khan hiếm của thị trường nội địa. Bên cạnh đó thông qua thị trường nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định những nghành kinh tế mũi nhọn mà khả năng trong nước chưa có thể đáp ứng được. Nhập khẩu tạo ra năng lực mới trong sản xuất, khai thác lợi thế so sánh của đất nước nhằm mục đíc kết hợp hài hoà giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Tiêu chuẩn hiệu quả là thực hiện sự đổi mới có trọng điểm về trình độ công nghệ của nền sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước được phát triển góp phần tích luỹ, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung và đảm bảo lợi ích cho mỗi doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ khác nhau, từ khâu nghiên cứu điều tra tiếp cận thị trường nước ngoài, lựa chọ bạn hàng, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và hoàn thành thủ tục thanh toán. Mỗi khâu nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầy đủ và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả cao phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu sản xuất trong nước. Nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng nó phải phù hợp với mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, vừa đảm bảo lợi ích xã hội vừa tạo ra lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp đồng thời nhập khẩu phải đảm bảo đổi mới công nghệ, vừa bảo hộ sản xuất nội địa đưa sản xuất trong nước ngày càng lại gần với tiêu chuẩn quốc tế. 1.1.2. Các hình thức và nội dung của hoạt động nhập khẩu 1.1.2.1. Các hình thức nhập khẩu a. Căn cứ vào phương thức nhập khẩu * Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng Là phương thức giao dịch trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu doanh nghiệp vừa là người mua đồng thời là người bán, lượng hàng hoá trao đổi với nhau có giá trị tương đương với nhau Phương thức này không những nhập khẩu mà còn xuất khẩu được hàng hoá. Do đó, mang lại lợi ích và thoã mãn nhu cầu cho tất cảc các bên tham gia. * Nhập khẩu theo phương thức mua bán thông thường Là việc bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau dựa trên quan hệ mua bán tiền - hàng, việc mua và việc bán không ràng buộc nhau. Bên mua có thể chỉ mua mà không bán và ngược lại bên bán chỉ bán mà không mua. Để có thể tiến tới ký kết hợp đồng với nhau hai bên mua và bán thường phải qua một quá trình giao dịch, đàm phán thương lượng với nhau về các điều kiện buôn bán. Hiện nay, phương thức này được sử dụng phổ biến rộng rãi ở hầu hết các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới. b. Căn cứ vào quan hệ trong hoạt động nhập khẩu * Nhập khẩu trực tiếp: Là phương thức nhập khẩu trực tiếp giao dịch và nhập hàng từ bên xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước và tính toán các vấn đề liên quan như: Chi phí, bảo hiểm, luật pháp quốc gia cũng như quốc tế. * Nhập khẩu uỷ thác: Là hoạt động kinh doanh hìng thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu một số hàng hoá và dịch vụ nhưng không có quyền tham gia vào quan hệ nhập khẩu trực tiếp. Do đó, họ uỷ thác cho các doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài, làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao nhất định gọi là phí uỷ thác. * Nhập khẩu gián tiếp: Là phương thức nhập khẩu thông qua các trung tâm thương mại trung tâm môi giới nhập khẩu. c. Căn cứ vào khối lượng nhập khẩu * Nhập khẩu tiểu ngạch: Thường áp dụng với hàng hoá không chịu sự quản lý của nhà nước về thủ tục hành chính, hàng hoá nhập khẩu tiểu nghạch phải làm thủ tục khai báo hải quan và đóng thuế tiểu nghạch do bộ tài chinh quy định và ban hành thống nhất trong cả nước. * Nhập khẩu chính nghạch: Là phương thức nhập khẩu chịu sự quản lý của nhà nước thông qua bộ thương mại, nhập khẩu chính nghạch mang tính chất kinh doanh lớn và có thị truờng ổn định. 1.1.2.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu a. Lập phương án kinh doanh * Lựa chọn bạn hàng: Việc lựa chọn bạn hàng tuân theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thông thường, khi lựa chọn bạn hàng các doanh nghiệp ưu tiên với các đối tác có mối quan hệ cũ, những đối tác truyền thống của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn đối tác để buôn bán quốc tế có thể khai thác được những lợi thế của các Quốc gia đối tác. * Lựa chọn phương thức giao dịch. Giao dịch thông thường: Là phương thức buôn bán phổ biến nhất, nó có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia. Giao dịch thông thường có thể giao dịch trực tiếp giữa các bên bán và bên mua, cũng có thể buôn bán thông thường qua trung gian. Giao dịch thông thường trực tiếp. Các bước tiến hành giao dịch gồm: - Hỏi giá: Là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện mua hàng khác, hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giá. - Chào hàng: là lời đề nghị bán hàng xuất phát từ phía người bán cho một số hàng hoá nhất định nào đó. - Đặc tính: Thường chào hàng có hai loại: chào hàng cố định và chào hàng tự do. Chào hàng cố định: Khi có hàng cụ thể thực sự Chào hàng tự do: Chưa có hàng thực sự, nhưng có khả năng cung cấp đặc biệt vứi những hàng hoá có thời gian bảo quản ngắn. - Đặt hàng: Là lời đề nghị mua hàng xuất phát từ phía người mua về một số hàng hoá nhất định nào đó. - Đặc tính: Có sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với lời người đề nghị. Vì vậy, thông thường chỉ đặt hàng cho những mặt hàng đã từng mua, các bạn hàng và các đối tác đã giao dịch. - Hoàn giá: Là sự thương thảo mặc cả về giá và các điều kiện mua bán. Thông thường hoàn giá gồm nhiều sự trả giá. - Đặc tính: Hoàn giá mang tính ràng buộc trách nhiêm pháp lý. - Chấp nhận: là sự bày tỏ tính thống nhất và đồng ý hoàn toàn vô điều kiện đối với bản hoàn giá hay chào hàng. - Đặc tính: Mang tính ràng buộc trách nhiệm phap lý rất cao đối với người phát ra nó. Tuy nhiên, để mang tính pháp lý tực sự phải có 4 điều kiện sau: + Bản chấp nhận phải được gửi tới người phát ra bản chào hàng và hoàn giá. + Bản chấp nhận hoàn toàn vô điều kiện đối với bản hoàn giá hoặc chào hàng. + Chấp nhận phải trong hiệu lực chào hàng hoặc hoàn giá. + Do chính người chào hàng hoặc hoàn giá ký. Giao dịch qua trung gian: Là việc người mua hoặc người bán quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán hàng hoá và nhờ tới sự giúp đỡ của người thứ 3 để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng. Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường là các đại lý và môi giới. - Buôn bán đối lưu: Là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Người bán đồng thời là người mua. Lượng hàng giao đi có giá trị tương đương lượng hàng nhận về. - Đấu giá quốc tế: Là pương thức giao dịch đặc biệt được tổ chức công khai tại một nơi để những người mua tự do cạnh tranh mua, trả giá và hàng hoá sẽ bán cho người trả giá cao nhất. Các hình thức: - Hình thức đấu giá thương nghiệp: Là hình thức đấu giá mà hàng hoá đườc phân lô, phân loại để bán cho các nhà buôn. Sau đó hàng hoá này lại được mua bán trên thị trường. Mục đích của đấu giá thương nghiệp là bán sản phẩm hàng hoá có giá trị thương mại và những người đấu giá có điều kiện để tiếp tục tiến hành kinh doanh. - Hình thức đấu giá phi thương nghiệp: Là hình thức bán những sản hàng hoá theo đúng nguyên trạng để người tham gia đấu giá được toàn quyền sử dụng vào mục đích riêng của mình. Đấu thầu quốc tế: Là hình thức giao dịch đặc biệt mà người mua công bố trước các điều kiện mua bán trước và hàng hoá cần mua để người bán báo giá và các điều kiện thương mại để người mua lựa chọn. b. Tổ chức điều tra và nghiên cứu thị trường. Thị trường ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Việc nghiên cứu kinh doanh nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong thành công của các doanh nghiệp. Để có thể nghiên cứu thị trường một cách khoa học thì nội dung cần nắm vững: Luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tín dụng, tỷ giá hối đoái, điều kiện vận tải và tính cước phí bảo hiểm. Bên cạnh những vấn đề cơ bản trên các doanh nghiệp kinh doanh cần nắm vững những đều kiện liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường, dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả... c. Đàm phán ký kết hợp đồng. Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể nhằm đi tới thốnh nhất cách nhận định, thống nhất quan điểm, thống nhất cách sử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ nảy sinh giữa hai hay nhiều bên. Trong quá trình đàm phán những vấn đề mà các bên tham gia đàm phán quan tâm là: Tên hàng, phẩm chất, số lượng bao bì và đóng, điều kiện giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán, bảo hiểm, khiếu nại bồi thường, các trường hợp bất khả kháng. Quá trình đàm phán chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị dàm phán, giai đoạn đàm phán và giai đoạn kết thúc đàm phán. Đàm phán có các hình thức sau: Đàm phán giao dịch qua thư: Là phương thức mà các bên gửi cho nhau những văn bản thoả thuận những điều kiện mua bán. Hiện nay, hình thức này được phổ biến vì nó có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, có thể giao dịch với nhiều đối tác cùng một lúc. Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là mất thời gian chờ đợi nên dễ mất các cơ hội kinh doanh. Đàm phán qua điện thoại: Là phương thức nhanh nhất giúp hai bên có thể nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh.Tuy nhiên, phương thức này lại có chi phí cao, hạn chế về mặt không gian và thời gian, trao đổi bằng miệng nên không có gì là bằng chứng cho những thoả thuận. Đàm phán gặp mặt trực tiếp: Giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết mọi quan hệ trong quá trình giao dịch. Hình thức này thể hiện được thiện chí của các bên tham gia, tạo sự hiểu biết thông cảm lẫn nhau. Do đó, dễ đi đến thành công và làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, hình thức đàm phán này rất tốn kém nên chỉ phù hợp với những lô hàng lớn hoặc làm ăn buôn bán lần đầu. Ký kết hợp đồng: Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về các điều kiện mua bán. Bên bán có nhiệm vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua. Bên mua có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng. Sau khi hai bên đã thoả thuận tất cả các điều khoản trong hợp đồng thì tiến hành ký hợp đồng, hợp đồng chỉ được ký kết với những người đại diện có đủ tư cách pháp nhân. Khi soạn thảo hợp đồng cần tuân thủ theo nguyên tắc: rõ ràng, đầy đủ và hoàn chỉng, ngắn gọn và xúc tích, chính xác chính tả và thông tin, lịch sự. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu. + Số hợp đồng, ký hiệu (Nếu có) + Ngày, tháng, năm, nơi ký hợp đồng. + Những căn cứ để ký kết. + Những thông tin liên quan đến các bên: Tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện (nếu có ) của các bên tham gia. + Những điều khoản hợp đồng. + Nhần kết thúc nêu rõ số bản hợp đồng, nguồn sử dụng để kí kết hợp đồng, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. + Chữ kí và dấu của các bên tham gia d. Thực hiện hợp đồng Sau khi hợp đồng mau bán được ký kết thì các bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Việc thự hiện hợp đồng đòi hỏi phải tuân thủ luật pháp quốc gia, quốc tế và đảm bảo uy tín của các bên. Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu đơn vị kinh doanh phải thực hiện các công việc sau: Xin giấy phép nhập khẩu, mở LC, thuê tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và giao nhận với chủ tàu, tổ chức thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có). e. Tổ chức bán hàng ở các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá. Đây là công việc cuối cùng trong việc thực hiện nhập khẩu nhưng lại là khâu quyết định cho thành công của công tác nhập khẩu. Công tác bán hàng đạt hiệu quả khi các doanh nghiệp phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, an toàn và giảm tới mức tối đa chi phí bán hàng, thưc hiện xúc tiến bán hàng hay các dịch vụ sau bán hàng. 1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động nhập khẩu 1.1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu. Đối với bất cứ quốc gia nào, dù có khả năng lớn về tài nguyên thì cũng không thể đáp ứng được cho nhu cầu cho một nền sản xuất lớn ở trong nước. Nếu chỉ tự mình khai thác tiềm năng của đất nước mình thì khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào dù giàu hay nghèo tài nguyên lại chỉ độc lập về tài nguyên của mình để phát triển kinh tế mà phải nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nước khác. vì vậy, với mỗi quốc gia để có nền sản xuất hiện đại và phát triển, sản xuất được đầy đủ hàng hoá đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ cho quá trình xuất khẩu thì cần phải nhập khẩu những nguyên liệu mà quốc gia đó không có hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Mặt khác, xuất phát từ điều kiện tài nguyên và lao động của mỗi quôc gia có lợi thế so sánh khác nhau. Do đó, để khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thì việc tham gia vào phân công lao động bằng cách tiến hành chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng cụ thể mà nước đó có lợi thế so sánh là điều quan trọng. Để có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi quốc gia thì cần phải có khao học công nghệ tiên tiến. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì các quốc gia có thể tự nghiên cứu hoặc nhập khẩu công nghệ tiên tiến. Đối với nước ta, là một nước đang phát triển, lạc hậu về kỹ thuật, khoa học còn yếu kém nên việc nhập khẩu công nghệ hiện đại là hết sức cần thiết. Kết hơp nguồn lực sẵn có trong nước và tận dụng có hiệu quả các thành tựu kinh tế khoa học công nghệ trên thế giới để công nghiệp hoá đất nước. Việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến cho phép ta vừa có những kỹ thuật công nghệ hiện đại trong một thời gian ngắn mà không mất thời gian nghiên cứu và tiết kiệm được tiền bạc. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất của ước ta còn nhiều hạn chế nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị cho sản xuất trong nước cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước. Đồng thời cần phải xác định rõ đối với nghành nghề nào thì nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến và nghàng nghề nào thì cần tự nghiên cứu để đảm bảo cho đất nước phát triển hiệu quả và ổn định. Nhu cầu của con người ngày càng được hoàn thiện nên hàng hoá ngày càng phải đảm bảo chất lượng cao hơn, tiện lợi hơn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, mỗi nước không thể chỉ dựa vào hàng hoá sản xuất trong nước mà phải nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia khác. Nếu như sản xuất trong nước không nỗ lực trong việc tạo ra những sản phẩn mới có chất lượng tốt hơn, rẻ hơn thì việc nhập khẩu sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng cải tiến sản phẩm hoặc dẫn đến phá sản. Điều đó cho thấy việc nhập khẩu có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng hàng hoá trong nước, làm cho nền sản xuất trong nước ngày phát triển hiện đại. 1.1.3.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu là một bộ phận không thể tách rời của thương mại quốc tế nó tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống mỗi quốc gia. Nhập khẩu tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong xu thế hiện nay, các quốc gia không ngừng hợp tác quan hệ buôn bán với nhau do đó, mức độ phụ thuộc giữa các nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng trở nên mật thiết. Khi đó vai trò của hoạt động nhập khẩu ngày càng trở nên mật thiết. Khi đó vai trò của hoạt động nhập khẩu càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế giữa các quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Xuất phát từ những vấn đề trên ta có thể thấy vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện cụ thể như sau: Nhập khẩu là cơ sở để bổ sung hàng hoá trong nước không sản suất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu còn làm đa dạng hoá chủng loại, chất lượng cho phép thoả mãn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu khai thác đưịơc lợi thế só sánh của các quốc gia, tạo ra sự phát triển vượt bậc trong sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí, thời gian và tạo ra sự phát triển đồng đều về sự phát triển đồng đều về trình độ xã hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh trong nước, phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiêị cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia và cạnh tranh trên thị trường. Nhập khẩu sẽ tạo ra năng lực mới trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống xã hội, han chế tệ nạn xã hội, tạo thu nhập và ổn định phát triển kinh tế xã hội. Nhập khẩu tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Nhập khẩu tạo ra mối liên kết giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới. Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty hoá chất - Bộ thương mại 2.1. Tổng quan về Công ty hoá chất - Bộ thương mại 2.1.1. Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty hoá chất - Bộ thương mại 2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty. Công ty hoá chất- Bộ thương mại với tên giao dịch quốc tế là CHEM CO có nguồn gốc ban đầu là trạm hoá chất ,trực thuộc Công ty Ngũ kim –Bộ Nội Thương được thành lập vào tháng 6 năm 1958. năm 1963 Công ty thuộc quyền quản lý của cục Ngũ Kim - Bộ Nội Thương. Năm 1968 cục điện máy hoá chất trực tiếp quản lý Công ty. Ngày 22 tháng 12 năm 1971 theo quyết định số 821- VT/QA thành lập Công ty hoá chất trực thuộc Công ty hoá chất vật liệu – Bộ vật tư. Tháng 7 năm 1985 đến 30 thâng10 năm 1990 sau khi giải thể tổ chức liên hiệp. Công ty hoá chất thuộc tổng Công ty hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí - Bộ vật tư. 9 năm 1991 đến 9 năm 1994 Công ty hoá chất trực thuộc tổng Công ty hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí –Bộ thương mại.Tháng 10 năm 1994 đến nay Công ty hoá chất trực thuộc Bộ thương mại Hiện nay Công ty hoá chất có trụ sở tại 135 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội. 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty hoá chất. Thực hiện chức năng hoạt động kinh tế của Bộ thương mại giao Công ty có nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với các phòng ban chức năng của ngành chủ quản để nhận thông tin và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các kế hoạch tác nghiệp theo sự hướng dẫn của các nghành nghề và giám Đốc Công ty theo cơ chế quản lý mới để có căn cứ lập kế hoạch phát triển lâu dài của Công ty. Liên hệ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để khai thác mở rộng thông tin tiêu thụ và phát triển nguồn hàng, có nghĩa vụ sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, tránh để khách hàng chiếm dụng vốn, làm thất thoát vốn, đồng thời đẩy nhanh vòng quay của vốn. Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong nghành hoặc cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của nhà nước, các quy định của pháp luật. Đóng góp kịp thời, đầy đủ ngân sách cho nhà nước. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. Công ty hoá chất thực hiện chế độ quản lý theo chế độ của thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể, của toàn cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Giám đốc Công ty là người đại diện tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quản lý sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Dưới giám đốc có ba phó giám đốc phụ trách ba mảng hoạt động của Công ty. Một phó giám đốc phụ trách công tác xuất nhập khẩu, phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh nội địa, phụ trách các cửa hàng của các trung tâm. Mỗi phó giám đốc phụ trách công tác liên doanh liên kết. 2.1.1.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty a. Phòng tổ chức hành chính. Các tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ, theo dõi trả lương công nhân viên, đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công ty, điều hành toàn bộ hoạt động chung của Công ty. b. Phòng kế hoạch tổng hợp. Có nhiệm vụ xây dựng của Công ty, đăng ký với cấp trên và giao kế hoạch cho các bộ phận trong Công ty. Thống kê theo dõi dự thảo các phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. Tập hợp kế hoạch thực hiện chung của toàn Công ty. Về mặt pháp chế theo dõi mặt thực hiện các hợp đồng. c. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Có chức năng tạo nguồn, mua các vật tư hoá chất và một số vật tư khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Có nhiệm vụ tập hợp các nhu cầu của các cửa hàng và khách hàng, dự toán và xác định nhu cầu vật tư mỗi loại, quan hệ cung cầu ở từng thời điểm để lên đơn hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu. Nắm bắt và xử lý thông tin về nguồn hàng và giá cả, nhu cầu để kịp thời điều chỉnh lượng hàng mua vào bán ra nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đáp ứng vật tư cho sản xuất và nhu cầu xã hội. d. Phòng kế toán tài chính. Hoạch toán đánh giá toàn bộ kết quả của Công ty trong từng tháng, từng quý, từng năm, xác định giá hợp lý trên cơ sở tập chi phí quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ thương mại) và các cơ quan hữu quan (Ngân hàng, các tổ chức tài chính…) có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ tài sản là hàng hoá, nguồn vốn tự có, nguồn vốn bổ sung, nguồn vốn vay…tính toán các thương vụ kinh doanh của các cửa hàng trung tâm, đưa ra các phương án kinh doanh khả thi để bảo lãnh vay ngân hàng trong hoạt động kinh doanh có lợi, quản lý chi phí hợp lý và có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. e. Tổng kho Đức Giang. Có nhiệm vụ bốc xếp dự trữ hàng hoá, xuất nhập khẩu và bảo quản hàng hoá phục vụ cho công tác của toàn Công ty. Xưởng sản xuất phụ làm nhiệm vụ sản xuất bao bì can nhựa phục vụ cho sản xuất kinh doanh axit sunphuric…nghiên cứu sản xuất kinh doanh một số hoá chất như phèn tép. Hai cửa hàng chủ yếu là bán hàng trong nước, mỗi cửa hàng được phân công bán một mặt hàng chủ yếu do Công ty quy định. Những mặt hàng xuất khẩu chưa về, thiếu hoặc không mua được thì các cửa hàng có thể thu mua trong nước. Mô hình tổ chức bộ máy Công ty hoá chất GIáM Đốc Phó GĐ phụ trách XNK Phó GĐ KD nội địa Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Tổng kho Đức Giang P .GĐ liên doanh liên kết Phòng Kinh doanh XNK Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Cửa hàng hoá chất VLĐ Trung tâm kinh doanh hoá chất TTKD chất dẻo vật tư TBĐ Phòng kế hoạch tổng hợp 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của Công ty hoá chất _Bộ thương mại. 2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế Công ty hoá chất - Bộ thương mại là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng nhà nước việt nam. Công ty hoá chất – Bộ thương mại chuyên kinh doanh cung ứng các mặt hàng hoá chất công nghiệp phùc vụ cho tát cả các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức kinh tế trong cả nước. 2.1.2.2. Đặc điểm về nguồn lao động. CHEMCO là Công ty có quy mô kinh doanh tương đối lớn. Tính đến năm 2003 Công ty có 340 cán bộ công nhân viên trong đó 59% là cán bộ công nhân viên nam, 41% là cán bộ công nhân viên nữ. Tuổi đời trung bình của cán bộ công nhân viên là 35 tuổi, trong đó trình độ đại học chiếm 36%, công nhân bậc cao chiếm 26,4%. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tại của Công ty với sự phân công bố trí tương đối hợp lý của ban lãnh đạo đã cho phép Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển. Song bên cạnh đó cũng có những vấn đề đặt ra đối với Công ty trong quá trình hoạt động như: Do sự chuyển nghành và đi học nâng cao trình độ của một số cán bộ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của Công ty. Vì thiếu những cán bộ có năng lực, những thợ lành nghề nên đã gây ra sự trì trệ trong công việc cũng như giải quyết những công việc phát sinh. Thêm vào đó, trong Công ty còn một số cán bộ công nhân viên là những người được chuyển sang từ chế độ bao cấp nên còn nặng tính bảo thủ trì trệ, không năng động sáng tạo nên rất khó cho việc bắt kịp với tốc độ công nghiệp hoá hiện nay. 2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật. Công ty hoá chất - Bộ thương mại có trung tâm giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước tại 135 Nguyễn văn cừ - Gia lâm - Hà Nội. Từ năm 1990 - 1992, được sự cấp vốn của Bộ thương mại Công ty đã chú ý đầu tư cơ sở vật chất. Từ năm 1997, Công ty đã phối hợp với viện khoa học nhiệt đới nghiên cứu về đề tài lớp sơn phủ bề mặt bồn thép đựng axit sun phu ric cho ắc quy, nghiên cứu này đã thành công và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản các mặt hàng hoá chất công nghiệp. Hệ thống kho tàng (Tổng kho Đức giang) được bảo quản và tổ chức một cách có hệ thống, tổng kho Đức giang có 23 nhà kho, mỗi nhà kho được trang bị một hệ thống thiết bị phương tiện bảo quản phòng cháy chữa cháy, hầu hết các mặt hàng hoá chất của Công ty đều là những chất dễ cháy, dễ nổ. Vì vậy, hệ thống kho tàng và công tác bảo quản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo quản hàng hoá. Mỗi loại hoá chất lại có nhà kho, phương tiện bảo quản riêng. Đây chính là khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty . Hiện nay, Công ty có hai trung tâm kinh doanh hoá chất và thương mại tổng họp (Đuôi cá_Hà Nội), trung tâm kinh doanh chất dẻo vật tư thiết bị điện (Hàng bún_Hà Nội) Hai cửa hàng: cửa hàng hoá chất vật liệu điện Hà Nội, cửa hàng kinh doanh tổng hợp số 2. Một xưởng sản xuất phụ. Ngoài ra, Công ty có đội ngũ xe vận tải sẵn sàng vận chuyển mặt hàng hoá chất mọi lúc, mọi nơi cho khách hàng, nhưng hầu như những mặt hàng có khối lượng lớn Công ty giao thẳng trực tiếp tại các cảng như: Hải Phòng, TP. HCM… 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty hoá chất - Bộ thương mại 2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu. Mặc dù Công ty được hạch toán hoạt động kinh doanh độc lập nhưng Công ty vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ thương mại. Do vậy, Công ty nhập khẩu phải theo hạng ngạch của Bộ thương mại giao. Bảng 1: Đơn vị:Tỷ VND Năm Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu % xuất khẩu trên nhập khẩu 2001 185 11,3 6 2002 170 18,6 10,8 2003 217 9,3 4,3 2004 231 8,7 3,7 Báo cáo tổng kết hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty 2001- 2004 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Bảng 2: Tổng giá trị mua và bán năm 2001 của Công ty hóa chất Stt Diễn giải ĐVT Thực hiện So với KH Cty (%) Stt Diễn giải ĐVT Thực hiện So với KH Cty (%) A Tổng giá trị mua Tr.đ 222.656 98,7 B Tổng giá trị bán Tr.đ 257.840 117,2 Nhập khẩu Tr.đ 182.015 99,7 Xuất khẩu Tr.đ 9.332 46,7 Mua nội Tr.đ 13.315 85 Bán trong nước Tr.đ 248.508 124 Mua ngoại 16.447 124,6 Hàng ODA Tr.đ 8.886 101 Một số mặt hàng chủ yếu Một số mặt hàng chủ yếu Xút Tấn 5.243 119 1 Xút Tấn 4.252 85 Sô đa Tấn 15.072 92,5 2 Sô đa Tấn 9.586 80 Nhựa PVC Tấn 1.771 93,2 3 Nhựa PVC Tấn 990 76,2 Nhựa PE Tấn 1.227 87,1 4 Nhựa PE Tấn 1.715 171,5 Dỗu Dop Tấn 768 118,2 5 Dầu Dop Tấn 428 85,6 Parafin Tấn 2.463 122,5 6 Parafin Tấn 1.443 58 Axit Sunfuric Tấn 1.779 90 7 Axit Sunfuric Tấn 1.543 106,8 Natrinitơrat Tấn 740 108,8 8 Natrinitơrat Tấn 630 114,5 Natrisunphat Tấn 3.273 87,5 9 Natrisunphat Tấn 445 134,8 Natriphotphat Tấn 1.117 82,4 10 Natriphotphat Tấn 1.174 234,8 Amôn Nitơrat Tấn 1.442 72,1 11 Amôn Nitơrat Tấn 1.190 340 Amôn SunPhat Tấn 2.264 71,3 12 Amôn SunPhat Tấn 10.800 63,5 Axit phôtPhoric Tấn 774 101,9 13 Axit phôtPhoric Tấn 3.067 102,2 Fero các loại Tấn 457 97,2 14 Fero các loại Tấn 1.920 48 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hóa chất năm 2001 Bảng 3: Tổng giá trị mua và bán năm 2002 của Công ty hóa chất Stt Diễn giải ĐVT Thực hiện So với KH Cty (%) Stt Diễn giải ĐVT Thực hiện So với KH Cty (%) A Tổng giá trị mua Tr.đ 214.071 104,4 B Tổng giá trị bán Tr.đ 250.000 107 Nhập khẩu Tr.đ 169.261 104,5 Xuất khẩu Tr.đ 18.600 116,6 Mua nội Tr.đ 20.670 106 Bán trong nước Tr.đ 227.466 106,3 Mua ngoại Tr.đ 11.800 105,8 Hàng nội ODA Tr.đ 12.296 100 Một số mặt hàng chủ yếu Một số mặt hàng chủ yếu Xút Tấn 4.507 104,8 1 Xút Tấn 1.786 101,8 Sô đa Tấn 13.673 96,3 2 Sô đa Tấn 14.327 99,5 Nhựa PVC Tấn 1.185 94 3 Nhựa PVC Tấn 1.339 89,3 Nhựa PE Tấn 1.035 86,3 4 Nhựa PE Tấn 1.250 104,2 Dầu DOP Tấn 552 81,6 5 Dầu DOP Tấn 528 88 Axit Sunfuric Tấn 1435 102,5 6 Axit Sunfuric Tấn 1.438 102,7 Parafin Tấn 2.243 87 7 Parafin Tấn 2.227 89 Natri Nitơrat Tấn 8 Natri Nitơrat Tấn Natri Sunphát Tấn 2.982 85,2 9 Natri Sunphát Tấn 3.008 86 Natri phốt phát Tấn 10 Natri phốt phát Tấn Amôn Nitrơrat Tấn 2.162 108 11 Amôn Nitrơrat Tấn 2.162 108 Amôn Sunphát Tấn 12 Axít Phốtphoric Tấn Axít Phốtphoric Tấn 13 Quặng các loại Tấn Fero các loại Tấn 14 Phèn Tấn 1.214 86,7 Quặng các loại Tấn 15 Kẽm thỏi Tấn 574 114,8 Phèn Tấn 1.233 89,3 16 Fero các loại Tấn Kẽm thỏi Tấn 590 113,5 17 Quặng Crômit Tấn 16.692 109 Quặng Crômit Tấn 16.692 109 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hóa chất năm 2002 Bảng 4: Tổng giá trị mua và bán năm 2003 của Công ty hóa chất Stt Diễn giải ĐVT Thực hiện So với KH Cty (%) Stt Diễn giải ĐVT Thực hiện So với KH Cty (%) A Tổng giá trị mua Tr.đ 247.755 123,88 B Tổng giá trị bán Tr.đ 246.000 98,4 Nhập khẩu Tr.đ 217.601 129,5 Xuất khẩu Tr.đ 11.300 94,4 Mua nội Tr.đ 14.168 123,2 Bán trong nước Tr.đ 234.618 98,7 Hàng ODA Tr.đ 8.887 101 Một số mặt hàng chủ yếu Một số mặt hàng chủ yếu Xút Tấn 4.388 90 1 Xút Tấn 5.027 11,7 Sô đa Tấn 13.455 112 2 Sô đa Tấn 14.600 91,3 Nhựa PVC Tấn 824 67,8 3 Nhựa P._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0486.doc
Tài liệu liên quan