Tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289: LỜI MỞ ĐẦU
Đi cùng với những bước phát triển chung của đất nước trong những năm qua đó là ngành công nghiệp xây dựng, một ngành đã tạo ra những cơ sở vật chất hết sức to lớn cho xã hội. Trong bất cứ thời kỳ nào, ngành xây dựng được xác định là ngành phải luôn đi trước một bước nhằm tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất ban đầu, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ CNH- HĐH, vai trò này càng được nhấn mạnh, được giao nhiệm vụ là ngành tiên phong, mở đường, tạo ra những c... Ebook Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ cở vật chất, hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới, đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng. Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 cũng như nhiều các Công ty khác, để thích nghi và tồn tại trong môi trường kinh doanh mới đòi hỏi Công ty phải có nhiều sự thay đổi sau giai đoạn khó khăn ban đầu trong việc đổi mới tổ chức, cơ chế chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam nền kinh tế vẫn còn nằm trong giai đoạn đổi mới và từng bước được hoàn thiện, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn non trẻ, hạn chế về quy mô và các nguồn lực do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế là thấp do vị thế chưa cao, vì hiệu quả triển khai các loại hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp. Vậy việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty là cần thiết
Với những lý do như vậy trong đợt thực tập này em đã chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289”. Mục đích của em qua đợt thực tập này là mong muốn có thêm những hiểu biết nhiều hơn về công trình xây dựng và làm thế nào để việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả tốt nhất.
Đề tài của em bao gồm ba phần chính:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chương II: Phân tích tình trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289.
Do thời gian và kiến thức thực tế chưa đầy đủ nên bài viết này của em không thể tránh khỏi được những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo của thầy cô giáo. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương và cùng các cô chú trong Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em để hoàn thành đề tài của em có phần hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH.
1.1. Kinh doanh và đặc điểm của kinh doanh trong cơ chế thị trường.
a, Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Trong quá trình phát triển của hình thái kinh tế xã hội từ khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất con người luôn mong muốn tổ chức hoạt động của mình sao cho mang lại nhiều của cải nhất cho mình Kinh doanh cũng bắt đầu có từ đó. Kinh doanh không nhất thiết phải thực hiện toàn bộ các công đoạn từ việc đầu tư, nguyên vật liệu, sản xuất và bán hàng thì tiền về các doanh nghiệp nhiều khi chỉ thực hiện một trong số các công đoạn của quá trình đó mà thôi. Việc tham gia vào bao nhiêu công đoạn và tham gia vào công đoạn nào của quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội phụ thuộc vào kỹ năng tiềm lực cũng như các yếu tố khác như chính sách của chi phí, môi trường kinh doanh.. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội. Doanh nghiệp sản xuất sẽ thực hiện các công việc của nhà sản xuất còn các doanh nghiệp thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
b, Đặc điểm kinh doanh
Kinh doanh là một hoạt động kinh tế bởi kinh doanh và hoạt động kinh tế có chủ thể của nó và cả hai hoạt độnh đều có yếu tố kinh tế ở trong đó, tuy nhiên có thể phân biệt kinh doanh và các hoạt động kinh tế ở chỗ.
Kinh doanh phải gắn với thị trường, điều đó có nghĩa là khi các chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thì phải gắn hoạt động đó với thị trường. Phải tuân thủ quy luật phổ biến của thị trường, đó là “quy luật cung cầu”, “quy luật giá trị” “quy luật giá trị thặng dư”, phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường.
Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của vốn. Các chủ thể kinh doanh sử dụng vốn của mình để mua tư liệu sản xuất, hàng hoá để sản xuất kinh doanh kiếm lời. Quy trình vận động của vốn kinh doanh được biểu hiện dưới dạng sơ đồ sau: T – H - T’ – H’….
Chủ thể kinh doanh dùng tiền (T) để mua hàng (H) ở đây có thể là tư liệu sản xuất để người kinh doanh tổ chức quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới để tiêu thụ. Cũng có thể hàng hoá (H) ở đây là hàng tiêu dùng mà nhà thương mại mua của nhà sản xuất để đem tiêu thụ thu lại số tiền (T’) lớn hơn số tiền (T) ban đầu để kiếm lời. Sau đó chủ thể kinh doanh lại sử dụng số tiền (T’) để đầu tư tiếp tục mua hàng hoá (H’). Cứ như vậy chu trình chuyển hoá giữa tiền và hàng được diễn ra liên tục. Khi dùng tiền (T) để mua hàng hoá (H) doanh nghiệp luôn kỳ vọng sẽ thu về được một khoản tiền (T’) lớn hơn (T), đó là lúc doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Nhưng nhiều khi khoản tiền (T’) thu về lại không lớn hơn khoản tiền bỏ ra (T) đó là lúc doanh nghiệp không thu được lợi nhuận. Do vậy khi tham gia vào kinh doanh các doamh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để có thể thu được lợi nhuận trong cả kỳ kinh doanh của mình để có thể tồn tại và phát triển ngày càng một lớn mạnh. Như vậy từ những điểm khác biệt trên chúng ta có thể nhận thấy rằng nếu một cá nhân hay một tổ chức nào tham gia vào hoạt động kinh doanh nhưng không nhằm mục đích sinh lời thì đó không phải là kinh doanh.
1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh
1.2.1 Nghiên cứu thị trường và xác định ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh và đối tượng khách hàng.
Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào cũng phải nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết, đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh. Vì thị trường không phải là bất biến mà thị trường luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Do đó nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp thương mại. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng bán một loại mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Như vậy nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh đúng đắn, chỉ kinh doanh những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu.
Mỗi loại hàng hoá lại có nguồn sản xuất, nguồn cung ứng khác nhau, có đặc tính cơ, lý, hoá học khác nhau và phục vụ cho một nhu cầu tiêu dùng, sử dụng nhất định. Do đó, nó có tính chất đặc thù không giống nhau. Khi nghiên cứu thị trường hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh cần phân biệt ; thị trường nguồn hàng, nguồn sản xuất, người cung cấp ; đặc điểm của nguồn hàng sản xuất, tổ chức sản xuất, phương thức bán và chính sách tiêu thụ sản phẩm của người cung cấp, mối quan hệ bạn hàng; chi phí vận chuyển hàng hoá và những thoả thuận của người cung ứng với các hãng khác về cung cấp hàng hoá. Nhưng quan trọng hơn cả là thị trường bán hàng của doanh nghiệp. Bởi vậy chỉ có nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường mới có cơ sở tổ chức bộ máy kinh doanh, lựa chọn phạm vi và quy mô kinh doanh hợp lý để tổ chức các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh theo xu thế biến động của thị trường .
Chỉ có thông qua nghiên cứu thị trường mới giúp doanh nghiệp làm chủ đồng vốn, làm chủ diễn biến của thị trường kinh doanh có lãi.
Trên cơ sở những thông tin đầy đủ về thị trường giúp cho doanh nghiệp có được cách nhìn tổng quát về thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả thị trường, các chính sách của nhà nước, hiểu biết chi tiết về các đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra được cơ hội cũng như nguy cơ đe doạ của thị trường. Kết hợp với phân tích khả năng của doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược định hướng hoạt động, đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường và kinh doanh có lãi.
Khách hàng là người trả tiền cho công ty vì vậy mọi hoạt động của Công ty đều hướng vào phục vụ khách hàng. Hoạt động nghiên cứu thị trường là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xác định được thị trường trọng điểm và nhu cầu của khách hàng cùng với quá trình phát triển của Công ty, Công ty đã quan tâm đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này. Công ty chú trọng tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tập trung vào các chủng loại sản phẩm mà Công ty đang có thế mạnh như ( tư vấn xây dựng, thiết kế xây dựng, thực hiện xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết bị đồ điện……) nhằm tạo được sức cạnh tranh và có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng các biện pháp tìm kiếm khách hàng được Công ty sử dụng
- Tích cực tìm kiếm thông tin khách hàng đăng tải trên các trang web các thông tin mới về thị trường, khách hàng trên mạng Internet để phát triển thị trường.
- Đối với các khách hàng truyền thống phải tăng cường mối quan hệ hợp tác sẵn có, cải tiến hợp lý hoá sản xuất, đảm bảo chất lượng hàng hoá để đáp ứng các yêu cầu khách hàng, tăng cường đàm phán để tăng thêm các đơn hàng mới với số lượng cao hơn.
1.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
Ngày nay trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo ra muôn vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng đầy cạm bãy và rủi ro. Thực tế đã chứng minh rằng: quản trị kinh doanh theo chiến lược là biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển. Quản trị kinh doanh theo chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích hướng đi của mình, tận dụng được tối đa các cơ hội kinh doanh ngay khi chúng vừa xuất hiện giảm bớt được rủi ro.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng.
Tùy theo lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại, mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng của mình nhưng tất cả đều có nội dung cơ bản. Nội dung cơ bản chiến lược kinh doanh của thương mại gồm các nội dung cơ bản như sau:
a, tư tưởng, phương châm chiến lược của doanh nghoiệp.
Chiến lược kinh doanh trước hết là tư tưởng và phương châm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là định hướng kinh doanh trong lĩnh vực nào? loại sản phẩm dịch vụ nào? hướng phát triển kinh doanh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp ra sao? Dù môi trường thay đổi định hướng chiến lược từ thuở ban đầu của hãng không thể thay đổi.
b,Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệ
Sau khi xác định ý tưởng và định hướng phát triển kinh doanh, việc thiết lập mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược kinh doanh là biến các chức năng,nhiệm vụ chung của doanh nghiệp thành những mục tiêu cụ thể phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Kinh nghiệp rút ra từ nhiều doanh nghiệp kinh doanh công cho thấy ở những doanh các nhà quản trị xác định đúng đắn, chính xác mục tiêu nhiệm vụ chiến lược kinh doanh một cách cụ thể đối với từng lĩnh vực kinh doanh và quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cho được các mục tiêu đó sẽ thu được kết quả vượt mức mong đợi. Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược có vai trò quan trọng trong kinh doanh. Mục tiêu đúng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp khi soạn thảo, lập các kế hoạch nghiệp vụ kinh doanh phù hợp với môi trường.
Tối đa hoá lợi nhuận
Tăng trưởng thế lực
Bảo đảm an toàn
c, Các chính sách và biện pháp của biện pháp của chiến lược kinh doanh
Để đạt được các mục tiêu đề ra, doanh nghiệpcần có phương thức hoạt động phù hợp với bối cảnh của môi trường bởi vậy, bộ phận không thể thuế được đó là các chính sách và biện pháp của chiến lược kinh doanh.
Chính sách là toàn bộ những định hướng, những nguyên tắc hình thức, quy định được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo những mục tiêu đề ra.
Ø Xây dựng chiến lược kinh doanh
Việc xây dựng CLKD trải qua một số bước sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược.
Trong bước này doanh nghiệp cần phải xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lươc đó là:
+ Xác định ngành kinh doanh.
+ Công bố mục tiêu chính.
+ Đưa ra triết lý kinh doanh
Sau đó công bố mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận hay tăng trưởng thế lực hay đảm bảo an toàn
- Triết lý kinh doanh - từ tư tưởng chủ đạo, phương châm hoạt động dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặt kết quả cao, là một nội dung mới, khao học của quản trị theo chiến lược, việc đặt ra triết lý kinh doanh thường bị bỏ qua và xem nhẹ. Thực tế đã chứng minh các Công ty thành công thường xây dựng cho minh một triết lý kinh doanh.
Bước 2: Nhận diện cơ hội và nguy cơ từ môi trường kinh doanh ( MTKD).
Người ta thường phân tích tất cả các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp của MTKD để nhân biến nguy cơ và cơ hội kinh doanh gồm có các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường vi mô.
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô gồm có: yếu tố kinh tế yếu tố chính trị xã hội, văn hoá, yếu tố kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
Các yếu tố của môi trường vi mô gồm có khách hàng, người cung ứng và đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố vĩ mô và vi mô bên ngoài doanh nghiệp trên kết hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tác động đến hoạt động kinh doanh. Do vậy cần phải phân tích và lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố trên để đánh giá chính xác, ảnh hưởng một trong nhiều cách đánh giá là sủ dụng ma trận, đánh giá các yếu tố ngoại vi EFE Matrix qua 5 bước.
- Lập danh mục các yếu tố vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ( nên là từ 10 – 20 yếu tố tạo thành cơ hội hay nguy cơ)
- Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố thông qua cho điểm từ 0 - > 1
- Xác định hệ số ảnh hưởng của từng yếu tố tương ứng với hệ số từ 1- > 4.
- Tính điểm toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng, nếu thấy là 2,5 là trung bình, đạt 4 là tốt và 1 là yếu.
Bước 3: Phân tích thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Thế mạnh của doanh nghiệp là nhiều yếu tố thuộc về tiềm năng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh còn điểm yếu là những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp. Ta phân tích thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên một số mặt sau đây:
+ Sản phẩm là lĩnh vực kinh doanh tuy là sản phẩm là dịch vụ song vẫn hoàn toàn so sánh được với sản phẩm đối thủ cạnh tranh.
+ Hoạt động marketing của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm và thị trường
+ Quản trị nhân lực
+ Hệ thống thông tin của doanh nghiệp
+ Các yếu tố về tài chính kế toán
+ Nề nếp văn hoá của doanh nghiệp
Cũng giống như các yếu tố ngoại vi để đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp người ta sử dụng ma trận IFE Martrix gồm 5 bước tương tự như EFE Matrix.
Bước 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh.
Thực chất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là kết hợp thế mạnh điểm yếu với cơ hội và nguy cơ đe doạ doanh nghiệp. Trong tiếng anh gọi là ma trận SWOT.
S = Strengths – các thế mạnh.
O = Opportunities – các cơ hội.
W = Weaknesses – các điểm yếu.
T = Threats – các nguy cơ.
Quá trình kết hợp này tạo ra 4 nhóm chiến lược cơ bản.
SO : Kết hợp thế mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài hình thành chiến lược phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội.
WO : Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài hình thành chiến lược khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.
ST : Kết hợp thế mạnh bên trong với đe doạ bên ngoài hình thành chiến lược lợi dụng thế mạnh để đối phó với nguy cơ đe doạ từ bên ngoài.
WT: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài hình thành chiến lược tối thiểu hoá điểm yếu và phòng thủ trước mối đe doạ từ bên ngoà.
Bước 5: Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp.
Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp căn cứ vào:
- Sức mạnh của ngành và doanh nghiệ
- Mục tiêu
- Nguồn tài chính
- Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên
à Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh
Thứ nhất: môi trường kinh doanh hiện nay đã thay đổi cơ bản so với trước đây, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp cả về nội dung và phương thức như: khoa học kinh tế nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc nhanh chóng. Kỹ thuật công nghệ có vai trò ngày càng to lớn, tạo ra sức đột phá trong sự phát triển của tất cả các ngành các lĩnh vực, sự bùng nổ của thông tin đa chiều. Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc dân đối với các doanh nghiệp ngày càng lớn.
Thứ hai: đối với các doanh nghiệp, để tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cả về mức độ và phạm vi đòi hỏi phải đổi mới tư duy. Phải tìm kiếm phương thức kinh doanh mới.
Thứ ba: trên thế giới tư tưởng quản trị kinh doanh theo chiến lược đã có từ lâu và được khẳng định đó là quá trình phát triển tất yếu của quản trị doanh nghiệp, người ta chia thành các giai đoạn như sau:
- Khi mới thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh, đa số các doanh nghiệp không đủ thời gian, kinh nghiệm và căn cứ để xây dựng kế hoạch kinh doanh
- Giai đoạn tiếp theo, doanh nghiệp bắt đầu thiết lập kế hoạch ngân sách, giải quyết các hoạt động thu chi tài chính vì hoạt động kinh doanh chưa phát triển.
- Giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp bắt đầu lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh trung hạn và ngứn hạn
- Giai đoạn phát triển, doanh nghiệp bắt đầu xây dựng kế hoạch dài hạn, có điều chỉnh sau mỗi năm thực hiện
- Giai đoạn phát triển cao, ổn định doanh nghiệp mới hoạch định chiến lược để thích nghi và nắm bắt các cơ hội thị trường.
Thứ tư, theo các công trình nghiên cuus lớn trên thế giới cho thấy các công ty vận dụng quản trị chiến lược thường đạt kết quả kinh doanh tốt hơn trước đó và tốt hơn cả các doanh nghiệp cùng loại không vận dụng quản trị chiến lược
Ø Kế hoạch kinh doanh.
Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh thường phải lập kế hoạch kinh doanh, một kế hoạch hoạt động kinh doanh cơ bản nhất mà doanh ghiệp nào cũng phải lập kế hoạch và thực hiện là kế hoạch lưu chuyển hàng hoá. Đây là kế hoạch hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp kế hoạch này phản ánh chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhất, đặc trưng nhất của doanh nghiệp thương mại là lưu chuyển hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp mua vào, bán ra, dự trữ hàng hoá. Đây là mục tiêu vừa là điều kiện để doanh nghiệp thương mại đạt được mục đích của hoạt động kinh doanh.
1.2.3.Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
Ngay nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh. Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trong toàn bộ quá trình quản trị theo chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp. Các mục tiêu chiến lược kinh doanh không thể tự đạt được dù các mục tiêu ấy có đúng đắn đến đâu chăng nữa. Thông qua viẹc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh mới có thể khẳng định được tính đúng đắn của các mục tiêu, các phương án, các chính sách của doanh nghiệp như: xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn, cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp với các mục tiêu chiến lược, phân bố hợp lý các nguồn lực, hoạch định và thực hiện các chính sách kinh doanh phù hợp.
Việc thực hiện chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ trên xuống dưới. Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh doanh, hoạt động dịch vụ, các bộ phận chức năng, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và từng đơn vị riêng biệt. Tiến trình triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh bao gồm năm bước sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tiến trình triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh
Duyệt xét mục tiêu, điều kiện MT& CL đã chọn
Đánh giá, điều chỉnh & đảm bảo nguồn lực
Xây dựng cơ cấu tổ chức
Triển khai chiến lược
Tái đánh giá chiến lược
Bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh doanh. Các yếu tố chi phí dành cho bộ máy kinh doanh là bộ phận hợp thành chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí kinh doanh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh và tiền lương bảo hiểm xã hội .. cho cán bộ công nhân viên. Bộ máy cồng kềnh không những làm tăng chi phí cho doanh nghiệp mà còn hoạt động kém hiệu quả. Trong quá trình thực hiện chiến lược, các doanh nghiệp thương mại cần điều chỉnh lại cơ cấu tổ chưc bộ máy kinh doanh.
Tiến hành kinh doanh theo khách hàng: Đối với tiêu dùng sản xuất cũng như tiêu dùng cá nhân, nhu cầu hàng hoá bao giờ cũng cụ thể, nghĩa là nhu cầu về những chủng loại, quy cách, phẩm chất hàng hoá cụ thể. Việc nắm nhu cầu cụ thể của thị trường để từng bước đáp ứng những nhu cầu đó là khâu công tác quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Doanh nghiệp phải xác định được khách hàng là ai? Cách đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong nước như thế nào? Và phải khai thác khách hàng ngoài nước thế nào? Để bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải xác định cho được thị trường cần loại hàng hoá gì? số lượng là bao nhiêu? với giá bán mức nào?
1.3. Nhân tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
s Yếu tố chính trị và pháp luật.
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không tính đến vận may, chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp biết kết hợp hài hoà các yếu tố bên trong với các yếu tố và điều kiện của môi trường bên ngoài.
Chỉ có trên cơ sở nắm vững các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu quyết định của môi trường kinh doanh, sự am hiểu tính chất phức tạp và tính biến động của môi trường kinh doanh, tiến lượng đúng được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thương mại, cũng như xu hướng và tốc độ thay đổi của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp mới đề ra được chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn
Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, dự báo về chính trị và pháp luật, cùng với xu hướng vận động của nó bao gồm: Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chính sách ngoại thương. Hệ thống pháp luật, chính sách, sự hoàn thiện, minh bạch. Các luật về thuế, về bảo vệ môi trường sinh thái, ô nhiễm. Các quy định về bảo vệ quyền lợi của các Công ty, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ công chúng..
s Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và các yếu tố có liên quan đến sủ dụng nguồn lực của kinh doanh. Các yếu tố kinh tế có thể và phải được tính đến là: Tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái ; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh, cơ cấu kinh tế, tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư;…Các yếu tố kinh tế là máy đo “ máy đo nhiệt độ của nền kinh tê”.
s Yếu tố khoa học- công nghệ.
Yếu tố khao học- công nghệ là yếu tố mang đầy kịch tính nhất, có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. đây là yếu tố huỷ diệt mang tính sáng tạo của công nghệ mới. Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và bán hàng.
s Yếu tố văn hoá- xã hội.
Yếu tố văn hoá- xã hội là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất nhu cầu, hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hoá cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng những quy chế xã hội như luật pháp, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứ bậc tôn ti trật tự trong xã hội, tổ chức tôn giáo, nghề nghiệp, địa phương gia đình và ở cả hệ thống kinh doanh sản xuất dịch vụ. Các yếu tố văn hoá xã hội bao gồm các yếu tố: Đạo đức, quan niệm về thiện, ác, tốt xấu, vinh dự, thấp hèn.
s Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên.
Các yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, bến đỗ); hệ thống thông tin ( bưu điện, điện thoại, viễn thông ),.. Các nước có nền kinh tế phát triển thường có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, đó là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Ở những nước nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn, một số yếu tố có thể gây ra chi phí cao hoặc rủi ro.
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô của doanh nghiệp
s Khách hàng.
Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn.
Thị trường hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức độ thu nhập… Người ta chia khách hàng nói chung thành những nhóm khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng có đặc trưng riêng phản ảnh quá trình mua sắm của họ. Dưới đây là một số cách chia chủ yếu:
Theo mục đích mua sắm
Theo khối lượng hàng hoá mua sắm .
Theo phạm vi địa lý
Theo mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp
s Các nhà cung ứng của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải quan hệ với các nhà cung ứng khác nhau về hàng hoá và dịch vụ như các loại hàng hoá, sức lao động, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ như các loại hàng hoá, sức lao động, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận chuyển và tài chính. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn cung ứng với loại hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng, chất lượng hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng, chất lượng hàng hoá và khối lượng hàng hoá có khả năng đáp ứng trong từng thời gian cũng như giá cả hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về đến doanh nghiệp là vấn đề cần phải cân nhắc để bảo đảm hiệu quả kinh doanh.
s Sản phẩm hàng hoá thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm hàng hoá của đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng.
s Các đối thủ cạnh tranh.
Đó là các đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc của các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Người ta phân chia các đối thủ cạnh tranh như sau: Các doanh nghiệp khác đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở mức giá tương tự (đối thủ sản phẩm). Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số loại sản phẩm (đối thủ chủng loại sản phẩm)
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ TƯ VẤN XÂY DỰNG 289
2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1.Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 được xây dựng từ ngày 30/08/2001 là Công ty TNHH Tư vấn- Thương mại và Xây dựng 289. Địa chỉ : Tổ 3 phường Phùng Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn. Sau nhiều năm tháng hoạt động trên lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng và thương mại. Để phấn đấu cho Công ty được lớn mạnh và ngày càng phát triển Ban lãnh đạo Công ty đã đi đến một quyết định Xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289.
Tên đầy đủ công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289
Tên giao dịch: 289 Construction and Consusltant Invertment, Joint Stock Company
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 13.03.000028 Do sở KH Tỉnh Bắc Kạn cấp ngày 16/07/2004
Vốn điều lệ : 5.000.000.000 (Năm tỷ đồng Việt Nam)
Trụ sở chính: Tổ 3 - Phường Phùng Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn.
Điện thoại: (0281) 280289
Số đăng ký kinh doanh: 13.03.000028
Mã số thuế: 4700145576
Chi nhánh tại Sơn La : Ngõ 5 Đường Tô Hiệu - Phường Chiềng Lề - Thị Xã Sơn La - Tỉnh Sơn La
Điện Thoại : (022) 859105
Số đăng ký kinh doanh : 24.13.000038
Mã số thuế : 4700145576 – 001
Văn phòng tại Hà Nội : 615 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
Điện Thoại : (04) 7538461 Fax; (04) 7538461
Văn phòng tại Lào Cai : 419 Khánh Yên – Thành Phố Lào Cai
Tài khoản giao dịch : 1007.24452.630.0 tại NHTM Cp Quân đội – Hà Nội
: 431101.054005 tại NHNN và PT Nông Thôn Bắc HN.
: 395.1000000.1588 tại NH Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Kế thừa, phát triển các nguồn lực từ các xí nghiệp, các đội sản xuất và đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của nhiều Công ty giàu truyền thống trong và ngoài nước. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển, phù hợp với tình hình hiện nay, việc liên kết các thành phần riêng lể là một yếu tố tất yếu. Nhằm thoả mãn yêu cầu trên Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 được thành lập. Với nỗ lực vươn lên của mình, sự đầu tư đúng hướng, một tập thể đoàn kết. Công ty đã và sẽ mở rộng địa bàn hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, chú trọng đào tạo chuyên sâu cho cấn bộ công nhân viên, mở rộng địa bàn hoạt động liên doanh, liên kết hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, cùng với mô hình tổ chức quản lý tiên tiến, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề có tính kỷ luật cao, cùng với trang thiết bị thi công cơ giới đa dạng có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã và đang thâm gia xây dựng, tư vấn thiết kế các công trình thuộc nhiều lĩnh vực: Dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, đường dây trậm điện, bốc xúc vận chuyển san lấp mặt bằng,…, hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, máy thi công, vật tư khoan, thiết bị điện, điện lạnh... Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 cũng đầu tư vào các dự án công trình giao thông thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước…..sánh bước cùng các nhà đầu tư khác cùng với sự phát triển của đất nước, góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước. Đến nay Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã có một lực lượng công nhân viên 300 người và tham gia các dự án dải khắp miền đất nước.
Công ty cổ phần đầu tư – tư vấn và xây dựng 289 đã được khẳng định nhà đầu tư, nhà thầu chuyên nghiệp và là chỗ dựa tin cậy cho các đối tác. Công ty hoạt động dựa trên nguyên tắc thoả m._.ãn tốt nhu cầu khách hàng với phương châm “tiến độ - chất lượng - hiệu quả”.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 .
Cơ cấu của bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 được tổ chức theo mô hình tổ chức trực tuyến- chức năng. Quản lý thực hiện kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp, trong đó trực tiếp là chủ yếu, Sự phân công lao động và trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng. Theo cơ cấu tổ chức này người lãnh đạo Công ty được sự giúp sức của người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo Công ty vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi Công ty.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN THỊ
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.Giám Đốc tài chính
Phòng Thường trực
Phòng kế hoạch
Phòng Thường trực
Phòng Thường trực
Phòng Thiết kế kỹ thuật
Phòng Xe,
Máy
Phòng
Hành chính
Phòng Kế
toán
Bộ phận xây dựng
Phòng Thường trực
Bộ
phận TK lập dự án
Bộ
phận KD vận tải
Bộ
phận vật tư
Bộ
phận Marke ting
Bộ
phận Cơ giới
Các văn phòng đại diện
Ban CH các công trình
P.Giám Đốc kế hoạch
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực và trải rộng trên mọi miền đất nước. Trên cơ sở đó để cho việc quản trị cũng như thông tin được thông hành, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã hình thành nên nhóm và xây dựng bộ máy quản trị với các phòng ban chức năng.
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
ï Chủ tịch hội đồng quản trị : Là cơ quan quyền lực cao nhất được các cổ đông bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm tập thể trong công việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi pháp luật và điều lệ của Công ty qui định.
ïTổng giám đốc: Do hội đồng quản trị quyết định, là người trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
ïGiám đốc chi nhánh: Là người trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh chi nhánh của Công ty, quản lý phó giám đốc kế hoạch, phó giám đốc tài chính.
+ Phó giám đốc kế hoạnh: Có nhiệm vụ giúp việc giám đốc về các lĩnh vực : lĩnh vực lịch trình thực hiện kế hoạch, các thiết bị kỹ thuật và hướng phát triển của công ty về các mặt kỹ thuật ….
Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, dài hạn, ngắn hạn cho Công ty
Phòng thiết kế kỹ thuật: Có chức nămg lĩnh vực mang tính kỹ thuật như thiết kế, sơ bộ, thiết kế chi tiết, giám sát thi công công trình.
Phòng thường trực: Trực tiếp tiếp nhận như: nhân công và các công văn của Công ty gửi đến gửi đi.
+ Phó giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ giúp việc giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty, hạch toán tài vụ cũng như quá trình sản xuất kinh doanh trong Công ty.
Phòng kế toán:. Điều chỉnh cân đối các nguồn tài chính trong Công ty . Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi chính, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản, thu hồi nợ.
Phòng hành chính: Tổ chức nhân sự trong Công ty đáp ứng nhu cầu công việc quản lý chặt chẽ nhân sự Công ty
Phòng Xe, Máy: Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng vật tư cho các công trình theo kế hoạch
+ Ban CH các công trình: Có chức năng tiếp cận với các bộ phận xây dựng, bộ phận TK lập dự án, bộ phận KD vận tải có chức năng quản lý giám sát.
+ Các văn phòng đại diện: Đại diện cho các bộ phận cơ giới, bộ phận vật tư, bộ phận marketing
Như vậy, mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của ban giám đốc và hội đông quản trị Công ty, nhằm đạt lợi ích cao nhất cho Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Sau những năm đổi mới, cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước, nước ta thu được thành tựu đáng khích lệ như nâng cao đời sống của nhân dân, cơ sở hạ tầng như: đường xá, cầu cống, mạng lưới giao thông còn manh mún, nhỏ hẹp, nhiều nơi còn khó khăn, cầu cống còn nhỏ nhiều nơi trọng điểm thì xe trọng tải lớn không qua được, mạng lưới điện yếu và không ổn định… làm hạn chế rất lớn sự phát triển của đất nước, trước tình hình đó Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã góp phần cùng với các nhà đầu tư xây dựng trong và ngoài nước ngày càng nâng cao đời sống của nhân dân, vị thế của đất nước, góp phần tích cực thuận lợi cho sự hội nhập của đất nước. Việc ra đời của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của đất nước đó là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư vào Việt Nam hay không, sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao đời sống của nhân dân đặc biệt đồng bào ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Thu hẹp khoảng cách đời sống giữa các khu vực nông thôn – thành thị, đồng bằng với trung du miền núi.
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 ra đời góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Cùng với sự phát triển của đất nước là phát triển của công ty, nhằm thuận lợi năm trước cao hơn năm sau, đời sống của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, là môi trường lý tưởng cho cán bộ công nhân phát huy hết tài năng của mình.
Ngoài nhiệm vụ, kinh doanh chính của công ty, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ở nông thôn vùng sâu, vùng xa … tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá lưu thông giữa các vùng, các miền của đất nước, tạo cơ hội phát triển cho các vùng còn khó khăn.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289
2.2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 13.03.000028 Sở KH Tỉnh Bắc Kạn cấp ngày 16/07/2004.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Tư vấn khảo sát, lập dự án quy hoạch, thiết kế các công trình xây dựng, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san nền, đường dây và trạm biến áp điện đến 35 KV, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cơ điện lạnh (điều hoà không khí), tư vấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
- Tư vấn giám sát các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền, đường dây và trạm biến áp điện đến 35 KV, hệ thống cơ điện lạnh.
- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền tạo mặt bằng, đường dây và trạm biến áp điện đến 35 KV, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, điều hoà trung tâm.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh điện tử, điện lạnh, máy xây dựng.
- Vận tải hàng hoá liên tỉnh.
- Kinh doanh du lịch lữ hành.
Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật xây dựng, khảo sát thiết kế có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, lực lượng trang thiết bị xe, máy đủ đáp ứng các công việc được giao.
Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng khảo sát, tư vấn xây dựng và thi công xây lắp các công trình cho nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước. Các công trình do Công ty thực hiện luôn hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo chất lượng và được nhiều bản quản lý dự án và các chủ đầu tư tín nhiệm.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Tư vấn và xây dựng 289 là một công ty được xây dựng từ ngày 30/08/2001 là công ty : TNHH Tư vấn – Thương mại và Xây dựng 289. Địa chỉ : Tổ 3 Phường Phùng Chí Kiên - Thị Xã Bắc Kạn.
Sau nhiều năm tháng hoạt động trên mỗi lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng và thương mại công ty đã có bước tiến lớn trên đà “tăng trưởng vững chắc”
Để phấn đấu cho công ty được lớn mạnh và ngày càng phát triển Ban lãnh đạo công ty đã đi đến một quyết định Xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, cùng với mô hình tổ chức quản lý tiên tiến, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo.Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã và đang xây dựng nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền tạo mặt bằng, đường dây và trạm biến áp điện đến 35 kv, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, điều hoà trung tâm…làm nên công trình sống mãi với thời gian. Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 cũng đầu tư vào các dự án công trình giao thông thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước…..sánh bước cùng các nhà đầu tư khác cùng với sự phát triển của đất nước, góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước.
2.2.2.Nguồn nhân lực của Công ty
Yếu tố con người được Công ty coi trọng, luôn được bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ một cách thường xuyên. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, công ty rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ thuật chuyên sâu.
Bảng 2.1: Bảng số liệu nguồn nhân lực Công ty
STT
Trình độ
Tuổi TB
Số người
Chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu
1
Trên đại học
45
15
Quản trị kinh doanh, xây dựng kiến trúc
2
Đại học
30
57
Xây dựng , giao thông, thuỷ lợi, mỏ địa chất, kiến trúc sư, cơ khí, xây lắp điện, máy xây dựng, kinh tế, tài chính, tin học.
3
Cao đẳng, trung cấp
28
37
Xây dựng, địa chất , đo đạc, xây lắp điện, điện dân dụng, kinh tế tài chính, công đoàn, máy xây dựng……
4
Công nhân, lái xe, máy
38
43
Có tay nghề bậc 5 trở lên, trung bình trên 10 năm kinh nghiệm.
5
Các đội công nhân chuyên nghiệp trực tiếp sản xuất
32
100
Xây dựng dân dụng, điện, khai thác vật liệu cát, đá, sỏi, mộc, hoàn thiện, điện dân dụng, khảo sát địa hình, địa chất….
6
Cộng tác viên
48
48
Cộng tác từng lĩnh vực cụ thể
(Nguồn: phòng kế hoạch)
Theo tin từ phòng nhân sự cho biết tính đến 12/2006 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là : tăng 150 so với tháng 12/2004. Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng về sản xuất đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 cũng không ngừng lớn mạnh. Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đã được thử thách qua nhiều dự án và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vứi chuyên môn vững vàng có khả năng khai thác, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 còn đầu tư, đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công nhân lành nghề luôn sẵn sàng mọi nhiệm vụ được giao.
Năm 2004 số lao động của Công ty là 150 người, đến năm 2006 đã tăng lên là : 300 như vậy phản ánh phần nào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số người tăng lên như vậy có thể do Công ty đạt thêm nhiều hợp đồng, các công trình đi vào thi công, quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng .
Nhìn vào bảng số liệu trên, số cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp trực tiếp sản xuất chiếm lớn nhất trong tổng số lao động của Công ty bởi vậy việc tuyển chọn loại lao động này và quản lý không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình cũng như uy tín của Công ty, lực lượng lao động này với trình độ văn háo không cao, không đồng đều, ý thức kỷ luật không cao, không thực hiện chấp hành đúng quy trình không đảm bảo ảnh hưởng đến tiến bộ thi công công trình làm chất lượng công trình không đảm bảo ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty. Để khắc phục điểm yếu đó thì Công ty đặc biệt là cán bộ quản lý trực tiếp từng bộ phận phải thường xuyên nhắc nhở cũng như mở lớp nhận thức an toàn lao động nâng cao lực lượng lao động này.
Đội ngũ đại học và trên đại học, lực lượng này phần lớn làm việc ở các phòng ban, các dự án chi nhánh, bộ phận lãnh đạo, ở các bộ phận kiểm tra, giám sát ở các công trình. Có thể nói, sự phát triển của Công ty cần có chiến lược để đào tạo và đào tạo lại lực lượng này, tạo môi trường làm việc tốt nhất để cho lực lượng phát huy sở trường của mình.
2.2.3.Đặc điểm về tài chính của Công ty.
Tài chính là yếu tố mang tính quyết định đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án. Một nền tài chính chắc chắn đủ để đáp ứng hoàn thành kế hoạch sẽ được Công ty huy động từ các nguồn : Vốn tự có, vốn vay, ký các hợp đồng tín dụng với các công ty tài chính, các ngân hàng… với tổng giá trị từ 5 đến 15 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2004 - 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
I. Tài sản
7.120.875.634
9.356.794.341
10.681.130.857
1.Vốn cố định
2.531.006.640
35,54%
5.660.897.921
60,5%
4.722.785.984
44,21%
2.Vốn lưu động
4.589.868.994
64,45%
3.695.896.420
39,49%
5.958.344.866
55,78%
II.Nguồn vốn
7.120.875.634
9.356.794.341
10.681.130.857
1.Nợ phải trả
2.251.485.848
31,61%
3.329.125.065
35,57%
5.302.254.182
49,64%
2.Vốn chủ sở hữu
4.869.389.795
68,38%
6.027.669.276
64,42%
5.378.876.668
50,35%
( Nguồn: phòng kế toán tài chính)
Về tài sản, Công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản của mình, trong năm 2005 và 2006 vốn lưu động là có giảm đi so với năm trước từt 64,45% xuống 39,49% đến năm 2007 có tăng lên là 55,78% nhưng vẫn khiêm tốn so với năm trước đó. Vốn lưu động thấp chứng tỏ lượng tiền mặt trong Công ty là ít cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là thấp. Công ty cần có những biện pháp để tăng lượng vốn lưu động, hạn chế những rủi ro về khả năng thanh toán của Công ty.
Về nguồn vốn, phần nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá tương ứng, năm 2005 chiếm 68,38%, năm 2006 chiếm 64,42%, năm 2007 chiếm 50,35%, Công ty huy động vốn chủ yếu bằng vay nợ ngân hàng. Vay nợ nhiều là một mặt không tốt đối với Công ty do Công ty phải gánh khoản tiền lãi hàng năm. Tuy nhiên, Công ty lại có thể sử dụng khoản tiền vay đó để thực hiện những hoạt động khác mang lại lợi nhuận cho Công ty. Công ty nên cân đối khoản tiền vay này sao cho phù hợp để tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu Công ty când tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn của các cổ đông sáng lập và bộ công nhân viên trong công ty.
2.2.4. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Là một Công ty trong ngành xây dựng, sản phẩm của Công ty khá đa dạng : các công trình xây dựng, các loại nguyên vật liệu, các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng…chúng là hàng hoá có tính đặc thù, với các hàng hoá thông thường nếu căn cứ vào bản chất tự nhiên của sản phẩm cơ cấu ngành và quá trình sản xuất, những nhân tố quyết định nhu cầu phương thức xác định giá thì nhìn chung chúng có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm mang tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và chế tạo, sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư điều kiện địa lý nơi xây đựng công trình.
- Chịu ảnh hưởng những đặc điểm địa lý, văn hoá xã hội, sản phẩm xây lắp bao giờ cũng gắn liền trên m địa điểm địa phương nhất định nên nó phải thích ứng với mọi điều kiện cụ thể của địa phương đó về khí hậu, thời tiết khí hậu, thời tiết môi trường, phong tục tập quán của địa phương dẫn tới chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như khảo sát thiết kế…
- Là sản phẩm xây dựng sử dụng tại chỗ, vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Đặc biệt đối với công trình lớn, do thời gian thi công và chi phí sản xuất lớn nên vốn của chủ đầu tư và thiết bị ứ đọng tại công trình doanh nghiệp xây dựng dễ gặp rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian những biến động giá cả nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất.
- Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu và kiến trúc giống nhau chi phí sản phẩm cũng khác nhau.
- Sản phẩm liên quan đến ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào thiết kế chế tạo sản phẩm và cả về phương diện sử dụng công trình.
2.2.5. Đặc điểm về thiết bị- xe, máy ( thuộc sở hữu của Công ty )
Để đẩy nhanh việc tiến độ các hạng mục công trình, đồng thời nâng cao chất lượng của các sản phẩm, Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại, phù hợp với công nghệ mới, có hiệu quả cao cho công tác xử lý nền móng, sử dụng bê tông thương phẩm, đồng bộ với các loại máy đào, xúc, ủi, nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, nâng cao năng suất lao động, năng lực sản xuất.
Bảng 2.3. Danh sách máy móc thiết bị hiện có của Công ty
TT
Thiết bị
Công suất
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Chất lượng
1
Máy đào, máy xúc
(170cv)0,8m3- (200cv)1,2m3
Nhật
1993-2007
70%-80%
2
Máy ủi, san, cạp
(170cv)- (240cv)
Nhật
1990
70%
3
Máy đầm
16 tấn
Nhật
1994- 1997
80%-85%
4
Ôtô các loại
12tấn-15tấn
Hàn Quốc
1995-2000
80-85%
5
Phương tiện bốc dỡ
5-6tấn
Đức
1997
80%
6
Thiết bị trộn bê tông
10m3/ph
Tiệp
1998
80-85%
Nguồn : Phòng vật tư
Máy móc thiết bị tương đối đồng bộ và hiện đại, các máy móc đều được nhập từ các hãng của các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như Nga, Mỹ , Nhật, Hàn Quốc… Các thiết bị máy móc đều được nhập mới, với thiết bị hiện đại như vậy góp phần vào thành công của Công ty, giúp công ty thực hiện được mục tiêu đã đề ra trở thành “ Nhà thầu chuyên nghiệp”. Cùng với đội ngũ cán bộ trẻ công nhân viên, có trình độ và kinh nghiệm giúp cho Công ty thi công đúng tiến bộ, nâng cao năng suất lao động, làm giảm chi phí thiệt hại góp phần khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.6. Đặc điểm của thị trường
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Xu thế ngày nay, thị trường xây dựng càng ngày phát triển do nhu cầu phát triển của đất nước nói chung. Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 là một Công ty với thị trường không lớn Công ty đã tham gia vào ngành xây dựng hoạt động trên thị trường như sau:
Thị trường truyền thống : Phần lớn nằm ở các tỉnh phía Bắc, tiêu biểu như: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Quảng Ninh
Thị trường mới: Như các tỉnh Lào Cai, Sơn La
Thị trường mục tiêu: Các tỉnh miền trung và một số tỉnh phía Nam
Hoạt động trong nền kinh tế mở, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 cũng như bao công ty khác chịu một sức ép của sự cạnh tranh để có công ăn việc làm đảm bảo sự gia tăng trưởng của Công ty thì không những Công ty phải tìm thị trường thông qua đấu thầu mà còn phải chịu sức ép từ phía thị trường sức ép xu hướng giảm giá thầu và ngày càng khó khăn hơn khi xu hướng hội nhập mở cửa với kinh tế thế giới, sự hội nhập WTO sẽ là môi trường cạnh tranh quyết liệt.
2.3. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội; Đất nước bắt đầu giai đoạn mở cửa để hội nhập với thế giới, nhu cầu về đời sống ngày càng được nâng cao, đất nước ngày càng đổi mới từ thành phố lớn đến các tỉnh miền núi trung du, người dân có nhu cầu lớn về xây dựng nhà cửa, đường xá, giao thông , thuỷ lợi…Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ở các tỉnh miền núi phía bắc đã được đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện..Trên cơ sở phân tích chính xác về thời cơ kết hợp với điểm mạnh của mình, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã được khởi công xây dựng từ năm 2001, đồng thời hàng loạt các đơn vị trực thuộc khác cũng lần lượt hình thành: Chi nhánh tại Sơn La, văn phòng tại Hà Nội, văn phòng tại Lào Cai. Điều này dẫn đến việc đầu năm 2004, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã được thành lập thay thế cho Công ty TNHH Tư vấn thương mại & Xây dựng 289 cũ để phù hợp với đòi hỏi của thị trường và với mô hình sản xuất kinh doanh mới.
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 ngành nghề kinh doanh chủ yếu là Tư vấn khảo sát, lập kế hoạch, thiết kế các công trình xây dựng, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, tư vấn giám sát các công trình xây dựng công nghiệp. Thị trường của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 chủ yếu là ở trong nước tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Hiện đời sống của người dân được nâng cao đáng kể, nhu cầu được xây dựng ngày càng tăng cao là thị trường tiềm năng để Công ty khai thác.
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 do đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế và đúng tiến độ thi công nên tỉ lệ số công trình trúng thầu luôn tăng qua các năm.
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 được kế thừa từ đội ngũ cán bộ, công nhân viên đi trước giàu kinh nghiệp, dân dụng,dân dụng, giao thông, thuỷ lợi cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác từ những năm 90. Đây là một tài sản vô cùng quý giá tạo sức mạnh để công ty đạt được các kết quả khả quan trong lĩnh vực.
Bảng 2.4. Một số năm kinh nghiện của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 trong những năm qua.
STT
Tính chất công tác
Số năm kinh nghiệm
Ghi chú
1
Xây dựng các công ctrình dân dụng, giao thông thuỷ lợi
14
Từ năm 1992
2
Lắp đặt đường dây, trạm điện 35kv
9
Từ năm 1997
3
Đào đắp đất đá, hạ tầng cơ sở, công nghiệp
14
Từ năm 1992
4
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
11
Từ năm 1995
5
Kinh doanh máy xây dựng, động cơ nổ, vật tư khoan
8
Từ năm 1998
6
Khảo sát, thiết kế và tư vấn xây dựng
10
Từ năm 1996
(Nguồn: văn phòng Công ty )
Qua bảng trên với bề dày kinh nghiệm xây dựng và trưởng thành Công ty từng bước đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp. Cán bộ công nhân viên đang nỗ lực hơn nữa để đảm bảo chất lượng trong thi công tránh những tai nạn sai phạm không đáng có. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu trong toàn ngành xây dựng trong những năm qua.
Bảng 2.5: Một số công trình Công ty đã tham gia tư vấn thiết kế
Đơn vị : triệu đồng
STT
Tên công trình,dự án
Tổng giá trị
Tên cơ quan ký hợp đồng
Thời hạn
1
Thiết kế hệ thống đường, kè, cấp thoát nước, điện Đồi Đức Xuân II
1.000
BQL DA thị xã Bắc Kạn
2003-2003
2
Thiết kế hệ thống đường, điện cấp thoát nước, hệ thống giao thông CĐQL
20.000
BQL DA thị xã Bắc Kạn
2003-2003
3
Lập BCĐT, Khảo sát TKKT công trình trường trung học cơ sở Chợ Mới, Bắc Kạn
5.000
BQLDA XDCB SGD - ĐT
2003 -2004
4
Lập BCĐT, khảo sát TKKT công trình trường trung học cơ sở Chợ Mới, Bắc Kạn
3.800
BQLDA XDCB SGD- ĐT
2003-2004
5
Lập BCĐT, khảo sát TKKT công trình trường Trường Mầm Non Nam cường, Chợ Đồn
4.800
BQLDA XDCB SGD và ĐT
2003 -2004
6
Tư vấn, giám sát lắp đặt hệ thống điều hoà không khí trung tâm SVĐ Vĩnh Phúc
250
BQLDA sử VHTT tỉnh Vĩnh Phúc
2003-2003
7
Lập BCĐT, khảo sát TKKT – DT công trình trường tiểu học yên Đĩnh- Chợ Mới
500
QLDA XDCB SGD - ĐT
2003-2003
8
TKKT –DT công trình mở rộng ngã ba đoạn đường lên trụ sở Uỷ ban tỉnh Uỷ
120
BQLDA Thị xã Bắc Kạn
2003-2004
11
Khảo sát, TKKT – DT công trình sau nền Đài Phát thanh truyền hình tỉnh bắc kạn
30.0000
Công ty XD – PT nhà Mê Linh – Vĩnh Phúc
2004-2004
9
Lập báo cáo đầu tư, Khảo sát TKKT- DT công trình trường mầm non Liên cơ- Chợ Đồn
5.500
Ban quản lý xây dựng cơ bản -Sở Giáo dục đào tạo
2004-2004
10
Lập báo cáo đầu tư, khảo sát TKKT – DT công trình trường Tiểu học Sông Cầu – TX Bắc Kạn
2.000
BQLDA XDCB SGD - ĐT
2004-2004
11
Khảo sát, đo đạc đường QL 3B – Na Rì
5.000
Sở XD Tỉnh Bắc Kạn
2004-2004
12
Lập báo cáo đầu tư, KSĐCĐH, TKKT trường tiểu học Nông Hạ
2500
BQLDA XDCB SGD - ĐT
2004-2004
13
Lập báo cáo kỹ thuật, khảo sát, TKKT – DT công trình di chuyển tháp ăngten Đài Truyền Hình - Tỉnh Bắc Kạn
5500
Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn
2005-2005
14
Khảo sát địa chất trụ sở nhà làm việc và trường quay Studio công trình Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn
206,654
Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn
2005-2005
15
Tư vấn khảo sát ,lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình trường THCS Thuần mang Bắc Kạn
Sở giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn
2006-2006
16
Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình Trường THCS Thuần Mang Bắc Kạn
Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn
2006-2006
17
Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công + tổng dự toán 28 công trình thuộc dự án phát triển vì người nghèo miền núi phía Bắc(AIDCO/VN/2004/016 -828)
Ban QLDA phát triển vì người nghèo miền núi phía bứac (AIDCO/VN/2004/016 -828)
2007-2007
18
Tư vấn khảo sát, thiết kế KTTC và tổng dự toán công trình: TRường THPT Quảng khê
Sở giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn
2007-2007
19
Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình: Trung tâm xúc tiến tiêu thụ Huyện Ba Bể
Ban QLDA phát triển vì người nghèo miền núi phía Bắc (AIDCO/VN/2004/016 -828)
2007- 2007
(Nguồn văn phòng Công ty )
2.3.2. Công tác lập chiến lược kế hoạch kinh doanh.
Để xây dựng kế hoạch một cách cụ thể và chính xác Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 căn cứ vào các chỉ tiêu như sản phẩm, giá cả, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh và các chế độ của nhà nước có liên quan.
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 cũng cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Kết quả nghiên cứu thị trường là cơ sở để xác định sản phẩm triển khai sản xuát kinh doanh trong đó có mặt hàng chủ lực, quy mô cơ cấu mặt hàng, hệ thống tổ chức mặt hàng và tổ chức kinh doanh bán hàng, các thị trường có triển vọng. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của thời kỳ kế hoạch trước. Nội dung phân tích đánh giá Công ty chủ yếu tập trung vào hai yếu tố sau:
ü Kết quả thực hiện các chỉ tiêu và thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ kế hoạch trước.
ü Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Công ty trong đó đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ doanh lợi so với đồng vốn, chi phí doanh thu. Các chỉ tiêu quay vòng vốn và đánh giá hiệu xuất sử dụng vốn nói chung kết quả thực hiện huy động vốn.
Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của kỳ trước là căn cứ quan trọng bảo đảm xác định các chỉ tiêu kỳ này sát thực và có khả năng thực hiện hơn. Trong môi trường cạnh tranh, việc xác định đúng chiến lược kinh doanh và thực hiện kinh doanh theo chiến lược là một nội dung quan trọng để dẫn dắt Công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh và phát triển nhanh theo hướng đích đã chọn.
2.3.3. Huy động và sử dụng các nguồn lực vào kinh doanh của Công ty
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng phải huy động được các nguồn vốn, tài sản, con người và công nghệ.. đưa chúng vào hoạt động để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thảo mãn nhu cầu của xã hội và thu được lợi nhuân cho doanh nghiệp.
a, Tình hình sử dụng vốn của Công ty.
Những năm đầu mới thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 gặp nhiều khó khăn về vốn nhưng do Công ty cũng nắm bắt được những cơ hội phát triển kinh doanh trên thị trường nên Công ty đã phát triển kinh doanh tương đối nhanh chóng. Vốn là một trong vấn đề then chốt trong việc sản xuất và mở rộng hoạt đông kinh doanh của Công ty, nhờ có chiến lược sản xuất tốt nên vốn hàng năm của Công ty đều gia tăng qua các năm.
Bảng 2.6. Nguồn vốn huy động của Công ty trong 3 năm qua
Nguồn vốn
Năm 2006
Năm 2006
Năm 2007
Trđ
%
trđ
%
trđ
%
Vốn NSNN
266
3,7
373
3,9
326
3,1
Vốn vay
2.241
31,4
3.124
33,4
3.142
29,4
Vốn TNDN
1.483
20,8
1.697
18,1
2.341
21,9
Vốn tự có
1.673
23,5
1.917
20,5
1.661
15,6
Vốn huy động
1.457
20,5
2.245
23,9
3.211
30,1
Tổng số
7.120
9.356
10.681
(Nguồn: phòng kế toán Công ty )
Vốn tự huy động là nguồn vốn do đơn vị hoạt động từ nguồn khác nhau như huy động từ khách hàng từ các cán bộ nhân viên trong Công ty việc kêu gọi các Công ty, các tổ chức cá nhân khác tham gia đầu tư vốn huy động từ các thành phần kinh tế cá nhu cầu về nhà ở, chủ đầu tư có thể huy động vốn trước từ khi dự án được phê duyệt để tổ chức thực hiện đầu tư nguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào tâm lý và sự tin tưởng của khách hàng, do đó huy động vốn từ nguồn này thường không ổn định. Qua bảng số liệu trên vốn huy động ở đây tăng dần qua các năm năm 2005 là chiếm 20,5% đến năm 2006 chiếm 23,9% và đến năm 2007 chiếm 30,1%. Vốn vay thường chiếm gần 50% tổng nguồn vốn vay chủ yếu huy động từ các ngân hàng thương mại, vốn tín dụng đầu tư phát triển, các tổ chức hỗ trợ phát triển như quỹ phát triển vốn huy động. Vốn vay các năm giảm dần năm 2005 chiếm 31.4% đến năm 2007 chiếm 21,9% sau hai năm hoạt động kinh doanh vốn thu nhận tăng lên nên tỷ lệ vốn vay có phần giảm đi do vòng quay vốn của Công ty có hiệu quả.
- Tên và địa chỉ ngân hàng cung cấp tín dụng:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội STK: 1007-24452-630-0
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Kạn STK: 7302.04.04
Ngân hàng No&PTNT Bắc Hà Nội STK: 431101.054005
b, Tổ chức lao động trong Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 có tổng số cán bộ công nhân viên là gần 300 người. Có thể đánh giá đội ngũ lao động ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 trong những năm qua đã có sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Trước các biến động và đòi hỏi mới của thị trường cũng cần có các giải pháp mạnh và tăng cường hơn nữa để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động theo các mục tiêu và phương hướng xác định đến năm 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289.Trong những năm gần đây Công ty đã cử nhiều lượt cán bộ đi bồi dưỡng, học tập ở các trường trong và ngoài nước.
Bảng 2.7. Số cán bộ công nhân viên được bổ sung trong 3 năm 2005 – 2007 ở Công ty
Trình độ
Số lượng
Lĩnh vực nghiên cứu
Tiến sĩ
10
Quản trị kinh doanh, xây dựng, kiến trúc
Thạc sĩ
15
Kiến trúc sư
30
Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi,
Kỹ sư xây dựng
50
Kỹ sư cơ điện
10
Xây lắp điện, máy xây dựng, kinh tế
Kỹ sư thiết kế
50
Xây dựng, địa chất, đo đạc, thiết kế
Kỹ sư tin học
30
Tin học
Cử nhân kinh tế
5
Xây dựng, kinh tế
(Nguồn: phòng kế hoạch)
2.3.4. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289
Đối với Công ty hoạt động mua hàng được diễn ra thuận tiện do các chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty ở nhiều chỗ nên thuận tiện hơn trong việc đi lại vận chuyển. Từ trụ sở chính Bắc Kạn có thể dễ dàng thông qua chi nhánh tại Hà Nội thường mua hàng thông qua đơn đặt hàng và ký hợp đồng kinh tế trước.Khi lập đơn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11463.doc